Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Thanh niên Hà Nội ngâm mình trong nước lạnh thi bắt vịt

[unable to retrieve full-text content]


Trò chơi dân gian được làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội) tổ chức mỗi dịp đầu xuân mang lại tiếng cường sảng khoái cho mọi người.

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3

Thuê bao di động trả trước bị dừng khuyến mại 50% thẻ nạp 

28/2 là ngày cuối cùng các nhà mạng khuyến mãi 50% thẻ nạp nên nhiều người đã mua cả chục thẻ cào để nạp tiền. Ảnh: Phương Sơn

28/2 là ngày cuối cùng các nhà mạng khuyến mãi 50% thẻ nạp nên nhiều người đã mua cả chục thẻ cào để nạp tiền. Ảnh: Phương Sơn

Có hiệu lực từ 1/3, thông tư 47/2017 của Bộ Thông tin truyền thông quy định về hạn mức khuyến mại đối với dịch vụ thông tin di động mặt đất như sau: Đối với tổng giá trị của dịch vụ thông tin di động (mức khuyến mại hiện nay là 50%).

Đối với thuê bao di động trả sau không được vượt quá 50% tổng giá trị của dịch vụ thông tin di động (giữ nguyên mức khuyến mại hiện hành.).

Quy định này được đưa ra trong bối cảnh gần đây, các nhà mạng đua nhau áp dụng gói khuyến mãi lên tới 50%, 100% giá trị dịch vụ. Theo lý giải của đại diện Bộ Thông tin & Truyền thông, các nội dung trong Thông tư 47 nhằm bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông; bảo đảm quyền lợi và thúc đẩy phát triển thuê bao trả sau, hạn chế các cuộc gọi rác, tin nhắn rác.

12 loại giấy tờ để kiểm tra chất lượng một ôtô nhập khẩu mới

Cũng có hiệu lực từ 1/3, thông tư 03/2018 của Bộ Giao thông Vận tải về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ôtô nhập khẩu chưa qua sử dụng cần có 12 loại giấy tờ như: Bản đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ôtô nhập khẩu theo mẫu; Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô nước ngoài cấp cho từng ôtô; Bản thông tin xe cơ giới nhập khẩu theo mẫu; Báo cáo thử nghiệm khí thải; Báo cáo thử nghiệm an toàn...

Thông tư này cũng quy định về các trường hợp ôtô thuộc diện phải triệu hồi gồm: Ôtô triệu hồi theo công bố của nhà sản xuất; Ôtô triệu hồi theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra.

Việc yêu cầu triệu hồi của cơ quan kiểm tra được thực hiện trên cơ sở bằng chứng cụ thể, kết quả xác minh các thông tin phản ánh về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường ôtô nhập khẩu.

Những trường hợp thu hồi chứng chỉ bồi dưỡng của cán bộ, công chức

Thông tư 01/2018 của Bộ Nội vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức có hiệu lực từ 1/3.

Theo thông tư này, cán bộ, công chức, viên chức sau khi hoàn thành các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc bị thu hồi chứng chỉ bồi dưỡng trong các trường hợp sau: Có sự gian lận trong việc chiêu sinh, học tập; Cấp cho người không đủ điều kiện; Cấp không đúng thẩm quyền; Chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa; Để cho người khác sử dụng.

Ngoài ra, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm về in, cấp, quản lý và sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị kỷ luật theo quy định của Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức; bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu tội phạm.

Mua thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi, bố mẹ phải khai chứng minh nhân dân

Thông tư 52/2017 của Bộ Y tế quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú có hiệu lực từ 1/3 nêu rõ, khi kê đơn thuốc, bác sĩ phải ghi đủ, rõ ràng và chính xác các mục in trong đơn thuốc hoặc trong sổ khám bệnh của người bệnh.

Ghi địa chỉ nơi người bệnh thường trú hoặc tạm trú: số nhà, đường phố, tổ dân phố hoặc thôn/ấp/bản, xã/phường/thị trấn, quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh, tỉnh/thành phố.

Trong trường hợp mua thuốc cho trẻ dưới 6 tuổi, bố mẹ phải ghi số tháng tuổi, ghi tên và số chứng minh nhân dân hoặc sổ căn cước công dân của bố mẹ hoặc người giám hộ của trẻ vào đơn thuốc.

Nộp phí trước bạ ôtô, xe máy qua mạng

Từ 1/3, khi mua bán ôtô, xe máy ở Hà Nội, TP HCM sẽ bắt đầu thí điểm nộp thuế trước bạ qua mạng. Ảnh minh họa: Phương Sơn

Từ 1/3, khi mua bán ôtô, xe máy ở Hà Nội, TP HCM sẽ bắt đầu thí điểm nộp thuế trước bạ qua mạng. Ảnh minh họa: Phương Sơn

Có hiệu lực từ ngày 16/3, Thông tư 05/2018 hướng dẫn thí điểm về khai, nộp lệ phí trước bạ điện tử với ôtô, xe máy và trao đổi dữ liệu điện tử thu nộp lệ phí trước bạ với ôtô, xe máy quy định như sau:

Tại Hà Nội và TP HCM sẽ , cụ thể là qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Để kê khai, nộp thuế trước bạ qua mạng, chủ ôtô, xe máy chưa qua sử dụng khai số Giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường hoặc số Giấy chứng nhận chất lượng, kiểu loại khai nhận tại Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế, sau đó nhận mã hồ sơ và nộp thuế vào ngân sách nhà nước trực tuyến tại Cổng thông tin.

Let's block ads! (Why?)

Nhiều chuyên gia lo ngại về đề xuất tăng phí đậu ôtô ở Sài Gòn

[unable to retrieve full-text content]


Nhiều chuyên gia giao thông đồng tình với việc tăng phí đậu ôtô, song cũng chỉ ra nhiều điểm chưa phù hợp.

Mạo nhận nhân viên sứ quán lừa cả gia đình tám người

Ngày 28/2, Công an Hà Nội đã khởi tố, tạm giam Lê Anh Tuấn (43 tuổi, ở quận Hoàng Mai) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bị can Tuấn từng có một tiền án về tội danh này, cũng bằng thủ đoạn lừa đi xuất khẩu lao động để chiếm đoạt tiền.   

Theo nhà chức trách, khi quen với anh Hữu, Tuấn tự giới thiệu làm tại Phòng visa của Đại sứ quán Hàn Quốc, có khả năng xin đi xuất khẩu lao động.

Sau nhiều lần gặp nhau, tin tưởng Tuấn, trong nửa năm (từ tháng 12/2015 đến tháng 1/2016), anh Hữu gom hơn một tỷ đồng của tám người thân trong gia đình, đưa cho Tuấn lo xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.

Tuấn hứa hẹn, làm các bản cam kết cho những người thân của anh Hữu xem visa ngay trong ngày, và sau một tháng sẽ được xuất ngoại. Để các bị hại tin tưởng hơn, Tuấn thường hẹn mọi người ở một quán cà phê sang trọng gần Đại sứ quán Hàn Quốc.

Những tháng sau đó, không ai được đi xuất khẩu lao động như lời hứa hẹn. Bị đòi tiền, Tuấn lảng tránh. Các nạn nhân đã tố cáo Tuấn và cơ quan công an đã phát lệnh truy nã.

Theo cảnh sát, Tuấn không phải là nhân viên của Đại sứ quán như anh ta khoe với các nạn nhân. Hiện, gia đình bị can mới khắc phục thay Tuấn được hơn 100 triệu đồng.

Nghi ngờ còn có các nạn nhân khác bị Tuấn lừa đảo, cơ quan chức năng đề nghị những người bị hại tới trình báo.

Let's block ads! (Why?)

Sự thật về clip cháu bé bị “xích cổ” ở Thanh Hóa

ĐƯỜNG DẪN BẠN VỪA GÕ SAI: http://ift.tt/2FFknNs

Mời bạn bấm vào link bên cạnh để vào trang:

Hoặc tham khảo các trang tương tự dưới đây:

Let's block ads! (Why?)

Trung Quốc tính đóng tàu sân bay hạt nhân

Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc ở xưởng đóng tàu Đại Liên. Ảnh: Xinhua.

Tàu sân bay tự đóng đầu tiên của Trung Quốc ở xưởng đóng tàu Đại Liên. Ảnh: Xinhua.

Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC) hôm qua hé lộ tham vọng trong một danh sách phát triển công nghệ công ty này hy vọng đạt được để nâng cấp khí tài quân sự cho hải quân nước này đến năm 2025, theo Global Times.

Tuyên bố của CSIC dường như được biên tập lại sau đó trên trang web tập đoàn để bỏ đoạn đề cập đến các tàu hạt nhân, nhưng nó vẫn xuất hiện trên mạng Internet Trung Quốc. 

"Chúng ta phải thúc đẩy những đột phá then chốt như hiện thực hoá tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, các tàu ngầm hạt nhân kiểu mới, các tàu ngầm phát ít tiếng ồn, và các hệ thống phòng vệ không người lái thông minh dưới biển", tài liệu gốc viết. 

CSIC từ chối bình luận về bài báo của Global Times. Tập đoàn từng cho biết về việc đang làm việc để cho ra tàu sân bay thứ ba. Nó sẽ được thiết kế, đóng và trang bị công nghệ hoàn toàn của tập đoàn.  

Tập đoàn này đóng tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Nó được hạ thuỷ hồi tháng 4/2017 và dự kiến tham gia phục vụ năm 2020, sau khi được trang bị vũ khí. Tàu được thiết kế dựa trên tàu Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, được mua lại từ Ukraine năm 1998 và tân trang lại cho nước này. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tháng 10 năm ngoái cam kết biến quân đội nước này thành lực lượng tác chiến đẳng cấp thế giới cho đến năm 2050. Ông đặt mục tiêu phát triển công nghệ là trụ cột chính sách mới, đầu tư vào chiến đấu cơ tàng hình, tàu sân bay và tên lửa. 

Trọng Giáp

Let's block ads! (Why?)

Sếp Navibank kêu oan trước cáo buộc để Huyền Như lừa 200 tỷ

Chiều 28/2, phiên xử ông Lê Quang Trí (cựu Tổng giám đốc Navibank) và đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bước sang phần xét hỏi.

Là người đầu tiên bị thẩm vấn, ông Đoàn Đăng Luật (cựu Trưởng phòng nguồn vốn Navibank) nói bị oan. Cáo trạng quy kết ông là cầu nối trong việc mang tiền của ngân hàng sang Vietinbank gửi với lãi suất cao là không đúng.

Về lãi suất, ông Luật cho rằng không đề xuất và thỏa thuận với Võ Anh Tuấn (Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) mà chỉ nhận thông tin từ Tuấn. Bị cáo sau đó gọi điện thoại trao đổi với nhân viên phòng tín dụng, lãnh đạo phòng này đồng ý nên báo lại cho Vietinbank.

"Võ Anh Tuấn điện thoại cho bị cáo, nói là đại diện Vietinbank chi nhánh Nhà Bè có nhu cầu huy động vốn của các cá nhân, tổ chức. Bị cáo tiếp nhận, báo cáo cho Hội đồng quản lý tài sản – nợ (Alco), gồm lãnh đạo cũng như các trưởng phòng. Còn cụ thể gồm những người nào thì bị cáo không nhớ", ông Luật khai. 

Lãnh đạo và cán bộ Navibank kêu oan. Ảnh: Hải Duyên.

Lãnh đạo và cán bộ Navibank kêu oan. Ảnh: Hải Duyên.

Việc nhận tiền lãi suất ngoài, ông Luật khai do Tố Quyên (người giúp việc của Huyền Như) mang qua hội sở. Khi đó bà này mặc đồ màu xanh, đeo bảng tên Vietinbank. Nhận tiền từ Quyên xong, ông nộp lại ngân quỹ của ngân hàng mà trực tiếp là Hội đồng Alco.

"Tiền lãi suất ngoài đã nhận là bao nhiêu tôi không nhớ rõ. Khi cơ quan điều tra vào cuộc thì bị cáo mới biết", ông này nói.

Nguyên Trưởng phòng nguồn vốn của Navibank cũng khẳng định, không chỉ riêng bản thân mình mà tất cả các bị cáo không ai được hưởng lợi.

"Thời điểm đó ngân hàng đang gặp khó khăn, tất cả nhân viên làm việc chỉ với mong muốn vì ngân hàng. Kết quả điều tra nói bị cáo bị Huyền Như dẫn dụ khiến bị cáo thấy rất oan ức. Từ trước đến giờ bị cáo chỉ liên lạc với Võ Anh Tuấn. Trong điện thoại của bị cáo chưa từng nhận cuộc gọi, hay làm việc gì với Huyền Như", ông Luật cho biết.

HĐXX truy vấn về bản chất các hợp đồng Navibank cho nhân viên vay tiền, sau đó mang sang Vietinbank gửi có phải là hợp đồng tín dụng không? Bị cáo Luật tỏ ra lúng túng khiến chủ toạ phải nhiều lần đặt câu hỏi.

"Nếu tòa không cho bị cáo giải thích bị cáo rất khó trả lời. Một nhân viên của ngân hàng không thể biết hết các nghiệp vụ. Bị cáo chỉ nắm về vấn đề thị trường, doanh nghiệp, còn nghiệp vụ cho vay không rõ", ông Luật trả lời và cho biết "bị cáo học ở nước ngoài nên có nhiều hạn chế về luật pháp của Việt Nam".

Được gọi thẩm vấn cuối buổi làm việc, Võ Anh Tuấn cho biết, ban đầu liên hệ với Luật nhưng sau nhiều lần đến gửi tiền thì người này chủ động liên hệ lại. Theo Tuấn, Luật là người đưa ra yêu cầu về mức lãi suất.

Được đối chất, bị cáo Luật khẳng định: "Lời khai của Tuấn không đúng sự thật. Vietinbank đứng ra chào mời lãi suất chứ một cá nhân khách hàng nhỏ không có quyền đề xuất. Đó là quy luật của việc gửi tiền", ông này nói.

Võ Anh Tuấn và Huyền Như được triệu tập đến tòa với tư cách người liên quan, làm chứng. Ảnh: Hải Duyên. 

Võ Anh Tuấn và Huyền Như được triệu tập đến tòa với tư cách người liên quan, làm chứng. Ảnh: Hải Duyên. 

Tương tự, cựu Tổng giám đốc Lê Quang Trí cũng cho là bị oan. Ông thừa nhận quá trình điều hành ngân hàng có thiếu sót, nhưng không cố ý làm trái quy định nhà nước. Khi cho nhân viên vay tiền thì thông qua các hợp đồng tiền gửi. Luật tín dụng không cấm việc cá nhân vay tiền ngân hàng đi gửi ngân hàng khác.

Chủ toạ hỏi: "Có khi nào khách hàng vay tiêu dùng với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng không?". Ông Trí đáp: "Luật cũng không cấm hay có hạn mức trong việc cho vay tiêu dùng. Các hợp đồng vay được đảm bảo bằng chính các sổ tiết kiệm tiền gửi tại vietinbank".

Chủ tọa dẫn chứng, lãi suất tiền gửi tại Vietinbank ghi trên hợp đồng là 14%, cộng thêm lãi suất ngoài là 22,5%; nhưng tiền lãi cho nhân viên vay cũng là 22,5%... "Lãi suất tiền gửi bằng lãi suất đi vay, vậy vay để làm gì? Bản bản chất ở đây là, các nhân viên vay tiền của Navibank gửi Vietinbank, sau đó mang lãi về cho Navibank", chủ tọa nói.

Ông Trí im lặng. 

Theo cáo buộc, từ năm 2010 đến 2011, ông Trí đã chủ trì cuộc họp Hội đồng tín dụng, thống nhất chủ trương lách luật, cấp tín dụng tổng cộng 1.543 tỷ đồng cho nhân viên đứng tên hợp đồng tiền gửi vào Vietinbank với lãi suất lên đến 22,5% một năm.

Do cần tiền trả nợ vì làm ăn thua lỗ, Như đã làm giả các chứng từ hồ sơ, chữ ký chiếm đoạt tiền của Navibank. Đến thời điểm tất toán hợp đồng, Như còn nợ Navibank 200 tỷ đồng. 

Năm 2015, TAND Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm, tuyên phạt Huyền Như án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sảnLàm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

Tòa cũng tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm, điều tra xét xử lại nhằm làm rõ hành vi Tham ô tài sản của Như và vai trò của Tuấn trong việc chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng của 5 công ty liên quan. Trước Tết, Huyền Như đã bị TAND TP HCM đưa ra xét xử giai đoạn hai và tuyên phạt mức án , Võ Anh Tuấn nhận 7 năm tù.

Quá trình điều tra lại, VKSND Tối cao truy tố thêm 10 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Navibank (hiện là Ngân hàng TMCP Nam Việt).

Hải Duyên

Let's block ads! (Why?)

Thêm giám đốc điện lực đi lễ đền Trần giờ hành chính

ĐƯỜNG DẪN BẠN VỪA GÕ SAI: http://ift.tt/2oE0yhp

Mời bạn bấm vào link bên cạnh để vào trang:

Hoặc tham khảo các trang tương tự dưới đây:

Let's block ads! (Why?)

Sếp Navibank kêu oan cáo buộc để Huyền Như lừa 200 tỷ đồng

Chiều 28/2, phiên xử ông Lê Quang Trí (cựu Tổng giám đốc Navibank) và đồng phạm về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bước sang phần xét hỏi.

Là người đầu tiên bị thẩm vấn, ông Đoàn Đăng Luật (cựu Trưởng phòng nguồn vốn Navibank) nói bị oan. Cáo trạng quy kết ông là cầu nối trong việc mang tiền của ngân hàng sang Vietinbank gửi với lãi suất cao là không đúng.

Về lãi suất, ông Luật cho rằng không đề xuất và thỏa thuận với Võ Anh Tuấn (Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) mà chỉ nhận thông tin từ Tuấn. Bị cáo sau đó gọi điện thoại trao đổi với nhân viên phòng tín dụng, lãnh đạo phòng này đồng ý nên báo lại cho Vietinbank.

"Võ Anh Tuấn điện thoại cho bị cáo, nói là đại diện Vietinbank chi nhánh Nhà Bè có nhu cầu huy động vốn của các cá nhân, tổ chức. Bị cáo tiếp nhận, báo cáo cho Hội đồng quản lý tài sản – nợ (Alco), gồm lãnh đạo cũng như các trưởng phòng. Còn cụ thể gồm những người nào thì bị cáo không nhớ", ông Luật khai. 

Lãnh đạo và cán bộ Navibank kêu oan. Ảnh: Hải Duyên.

Lãnh đạo và cán bộ Navibank kêu oan. Ảnh: Hải Duyên.

Việc nhận tiền lãi suất ngoài, ông Luật khai do Tố Quyên (người giúp việc của Huyền Như) mang qua hội sở. Khi đó bà này mặc đồ màu xanh, đeo bảng tên Vietinbank. Nhận tiền từ Quyên xong, ông nộp lại ngân quỹ của ngân hàng mà trực tiếp là Hội đồng Alco.

"Tiền lãi suất ngoài đã nhận là bao nhiêu tôi không nhớ rõ. Khi cơ quan điều tra vào cuộc thì bị cáo mới biết", ông này nói.

Nguyên Trưởng phòng nguồn vốn của Navibank cũng khẳng định, không chỉ riêng bản thân mình mà tất cả các bị cáo không ai được hưởng lợi.

"Thời điểm đó ngân hàng đang gặp khó khăn, tất cả nhân viên làm việc chỉ với mong muốn vì ngân hàng. Kết quả điều tra nói bị cáo bị Huyền Như dẫn dụ khiến bị cáo thấy rất oan ức. Từ trước đến giờ bị cáo chỉ liên lạc với Võ Anh Tuấn. Trong điện thoại của bị cáo chưa từng nhận cuộc gọi, hay làm việc gì với Huyền Như", ông Luật cho biết.

HĐXX truy vấn về bản chất các hợp đồng Navibank cho nhân viên vay tiền, sau đó mang sang Vietinbank gửi có phải là hợp đồng tín dụng không? Bị cáo Luật tỏ ra lúng túng khiến chủ toạ phải nhiều lần đặt câu hỏi.

"Nếu tòa không cho bị cáo giải thích bị cáo rất khó trả lời. Một nhân viên của ngân hàng không thể biết hết các nghiệp vụ. Bị cáo chỉ nắm về vấn đề thị trường, doanh nghiệp, còn nghiệp vụ cho vay không rõ", ông Luật trả lời và cho biết "bị cáo học ở nước ngoài nên có nhiều hạn chế về luật pháp của Việt Nam".

Được gọi thẩm vấn cuối buổi làm việc, Võ Anh Tuấn cho biết, ban đầu liên hệ với Luật nhưng sau nhiều lần đến gửi tiền thì người này chủ động liên hệ lại. Theo Tuấn, Luật là người đưa ra yêu cầu về mức lãi suất.

Được đối chất, bị cáo Luật khẳng định: "Lời khai của Tuấn không đúng sự thật. Vietinbank đứng ra chào mời lãi suất chứ một cá nhân khách hàng nhỏ không có quyền đề xuất. Đó là quy luật của việc gửi tiền", ông này nói.

Võ Anh Tuấn và Huyền Như được triệu tập đến tòa với tư cách người liên quan, làm chứng. Ảnh: Hải Duyên. 

Võ Anh Tuấn và Huyền Như được triệu tập đến tòa với tư cách người liên quan, làm chứng. Ảnh: Hải Duyên. 

Tương tự, cựu Tổng giám đốc Lê Quang Trí cũng cho là bị oan. Ông thừa nhận quá trình điều hành ngân hàng có thiếu sót, nhưng không cố ý làm trái quy định nhà nước. Khi cho nhân viên vay tiền thì thông qua các hợp đồng tiền gửi. Luật tín dụng không cấm việc cá nhân vay tiền ngân hàng đi gửi ngân hàng khác.

Chủ toạ hỏi: "Có khi nào khách hàng vay tiêu dùng với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng không?". Ông Trí đáp: "Luật cũng không cấm hay có hạn mức trong việc cho vay tiêu dùng. Các hợp đồng vay được đảm bảo bằng chính các sổ tiết kiệm tiền gửi tại vietinbank".

Chủ tọa dẫn chứng, lãi suất tiền gửi tại Vietinbank ghi trên hợp đồng là 14%, cộng thêm lãi suất ngoài là 22,5%; nhưng tiền lãi cho nhân viên vay cũng là 22,5%... "Lãi suất tiền gửi bằng lãi suất đi vay, vậy vay để làm gì? Bản bản chất ở đây là, các nhân viên vay tiền của Navibank gửi Vietinbank, sau đó mang lãi về cho Navibank", chủ tọa nói.

Ông Trí im lặng. 

Theo cáo buộc, từ năm 2010 đến 2011, ông Trí đã chủ trì cuộc họp Hội đồng tín dụng, thống nhất chủ trương lách luật, cấp tín dụng tổng cộng 1.543 tỷ đồng cho nhân viên đứng tên hợp đồng tiền gửi vào Vietinbank với lãi suất lên đến 22,5% một năm.

Do cần tiền trả nợ vì làm ăn thua lỗ, Như đã làm giả các chứng từ hồ sơ, chữ ký chiếm đoạt tiền của Navibank. Đến thời điểm tất toán hợp đồng, Như còn nợ Navibank 200 tỷ đồng. 

Năm 2015, TAND Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm, tuyên phạt Huyền Như án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sảnLàm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

Tòa cũng tuyên hủy một phần bản án sơ thẩm, điều tra xét xử lại nhằm làm rõ hành vi Tham ô tài sản của Như và vai trò của Tuấn trong việc chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng của 5 công ty liên quan. Trước Tết, Huyền Như đã bị TAND TP HCM đưa ra xét xử giai đoạn hai và tuyên phạt mức án , Võ Anh Tuấn nhận 7 năm tù.

Quá trình điều tra lại, VKSND Tối cao truy tố thêm 10 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Navibank (hiện là Ngân hàng TMCP Nam Việt).

Hải Duyên

Let's block ads! (Why?)

Duterte mệt mỏi, muốn thôi chức tổng thống Philippines sớm

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Rappler.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Rappler.

"Tôi sẽ từ chức năm 2020, tôi sẽ không chờ tới 2022", Reuters dẫn lời ông Rodrigo Duterte, 72 tuổi, hôm nay nói. "Tôi già rồi. Tôi không còn tham vọng nữa. Tôi thực sự muốn nghỉ ngơi".

Trước đó, Harry Roque, phát ngôn viên của ông Duterte, cho biết Tổng thống có thể từ chức sớm nếu hiến pháp cho phép. Ông Duterte cho biết ông muốn đạt mục tiêu đưa ra chế độ liên bang để sớm thôi chức. 

Một uỷ ban 19 thành viên do ông Duterte thiết lập cách đây một tháng bao gồm các chuyên gia luật hiến pháp và do một thẩm phán toà án tối cao đã nghỉ hưu dẫn đầu đề xuất mô hình liên bang tương tự Mỹ. 

Cựu thị trưởng thành phố từ lâu đã ủng hộ chế độ liên bang để đối phó với khoảng cách giàu nghèo lớn, trao quyền cho chính quyền địa phương. Nhưng một số người chỉ trích tin rằng động thái nhằm thay đổi hiến pháp sẽ mang tới điều kiện để ông Duterte tiếp tục giữ chức sau năm 2022, khi một nhiệm kỳ 6 năm của ông kết thúc.

Ông Duterte năm 2016 được bầu làm tổng thống thứ 16 của Philippines sau hơn 22 năm làm thị trưởng thành phố Davao. 

Trọng Giáp

Let's block ads! (Why?)

Lần thứ ba đối thoại với dân vùng ô nhiễm, lãnh đạo Đà Nẵng lại hứa

Có việc làm nhưng môi trường ô nhiễm

Năm 2006, người dân thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) "tiếp nhận" hai nhà máy Thành Lợi và Thái Bình Dương. Hai nhà máy nằm cạnh nhau và tường rào sát ngay khu dân cư.

"Năm đó ông Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư Thành ủy, còn ông Trần Văn Minh là Chủ tịch UBND thành phố. Với tên gọi đó, ban đầu không ai nghĩ đó là nhà máy thép nên không phản đối. Nhiều người địa phương được vào làm việc tại nhà máy", ông Hồ Văn Mỹ, người sống lâu năm ở thôn Vân Dương 1 nhớ lại.

Hàng tấn phế liệu ngay cạnh tường rào nhà máy thép giáp với khu dân cư. Ảnh: Nguyễn Đông.

Hàng tấn phế liệu ngay cạnh tường rào nhà máy thép giáp với khu dân cư. Ảnh: Nguyễn Đông.

Nhà máy Thành Lợi sau đó đổi tên thành Dana Ý, còn Thái Bình Dương đổi thành Dana Úc và dần mở rộng quy mô xây dựng. Theo giới thiệu trên website, nhà máy thép Dana Ý có diện tích 170.000 m2, vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, trên 1.000 lao động và được giới thiệu sản lượng 400.000 tấn/năm. Còn Dana Úc có vốn đầu tư ban đầu 500 tỷ đồng, trên quy mô diện tích 50.000 m2, hàng năm cho ra đời 300.000 tấn sản phẩm thép xây dựng các loại và khoảng 300.000 tấn phôi tương.

Người dân bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi tiếng ồn, khói bụi từ khoảng 6 năm trở lại đây. Cuộc sống dần bị đảo lộn. Nhiều nhà đóng cửa cả ngày nhưng khi về nhà thì nền nhà, đồ đạc đều đen kịt bụi sắt. "Chịu không nổi người dân kéo ra dựng lán trại phản đối để mong chính quyền can thiệp", ông Mỹ nói thêm.

Người dân nói họ đã quá mệt mỏi với việc phải nhiều lần dựng lán ở lại qua đêm trước cửa nhà máy để phản đối ô nhiễm. Ông Huỳnh Văn Tân, Tổng giám đốc Nhà máy thép Dana Ý cho hay mỗi lần người dân bao vây là hai nhà máy phải đóng cửa. Thiệt hại về tiền chưa nói, nhưng hàng nghìn lao động mất việc.

Mong dừng nhà máy thép đến khi di dời xong dân

Cuộc đối thoại chiều 28/2 là lần thứ 3 trong vòng 14 tháng qua. Ông Hồ Kỳ Minh – Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì. Một lán tạm lợp tôn rộng chừng 300  m2 được dựng từ sáng đến trưa nay cạnh nhà văn hóa thôn. Ghế nhựa xếp dày đặc phía trước nhưng nhiều người dân không muốn ngồi. Họ đứng thành từng nhóm, trật tự chờ đợi.

Đúng 14h, chính quyền địa phương giới thiệu ngắn gọn rồi mời người dân nêu ý kiến. Cụ Phan Nhạn với mái tóc bạc, hỏi thẳng: "Các anh lãnh đạo sống vì dân hay vì nhá máy?". Cụ Nhạn nói nhà máy hoạt động lâu nay, dân kêu cứu nhiều lần nhưng không giải quyết hết ô nhiễm. Nếu di dời dân lên tái định ở Hòa Liên mà không di dời nhà máy thép thì vẫn không thoát khỏi ô nhiễm vì mùi hôi.

Cụ Phan Nhạn nêu phản ánh tại buổi đối thoại. Ảnh: Nguyễn Đông.

Cụ Phan Nhạn nêu phản ánh tại buổi đối thoại. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Ngô Chấu thì nói Phó chủ tịch Hồ Kỳ Minh từng về đối thoại từ cuối năm 2016 nhưng không thấy hiệu quả. "Phó chủ tịch về đây có giải quyết được ô nhiễm khói bụi không? Nếu giải quyết không được thì phải di dời nhà máy", ông Châu nói. Còn cụ Nguyễn Ngộ cho rằng có nhà máy thì bà con có việc làm, nhưng bây giờ phải xác định ăn để sống hay sống để ăn. "Chúng tôi chọn sống để ăn", cụ nói.

Nhiều người dân cho rằng vì quá bức xúc mới tập trung trước cổng hai nhà máy, làm mất an ninh trật tự. “Nhưng hai nhà máy này mọc không phải ngẫu nhiên mà đó là sự chấp thuận của thành phố, có giấy phép. Chúng tôi đề nghị thành phố đừng hứa nữa, đừng đổ thừa nữa”, ông Phạm Mai nói, phía dưới hàng trăm người vỗ tay đồng tình.

Nhà máy thép phải hoạt động “để có tiền giải tỏa đền bù”

Ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thép Dana Ý, nói rằng đã nhiều lần tiếp xúc với người dân. Người dân đồng ý đến nơi ở mới. Nhà máy theo lộ trình cũng phải di dời. Tuy nhiên ông Tân cho rằng vấn đề ô nhiễm đã được cải thiện. Tết dương lịch vừa qua nhà máy dừng sản xuất để khói bụi không xảy ra. Nước thải đã không xả ra ngoài. Tuy nhiên phương án trồng cây xanh chống bụi và làm cách âm chống ồn bị người dân không ưng.

Ông Tân giải thích với người dân. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Tân giải thích với người dân. Ảnh: Nguyễn Đông.

Đại diện doanh nghiệp nói vấn đề giải tỏa chậm là vì nhiều quy trình thủ tục. Phải đấu giá, làm đất tái định cư. “Ngân sách của thành phố không đủ, chỉ lo được tái định cư cho dân, còn giải tỏa phía doanh nghiệp lo, sau này thành phố trả lại tiền. Bây giờ bà con yêu cầu không cho hoạt động thì tiền đâu chúng tôi giải tỏa đền bù”, ông Tân nói, phía dưới nhiều người dân la ó phản ứng.

“Chúng ta hãy tháo gỡ vấn đề, phải chấp nhận giải pháp. Nhưng nếu bà con kiên quyết không cho sản xuất thì doanh nghiệp cũng phải đóng cửa. Đó là tất nhiên”, ông Tân giãi bày.

Chính quyền lúng túng

Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng không trả lời những câu hỏi người dân đặt cho mình. Ông nói bài toán di dời dân hay di dời nhà máy đến nay lãnh đạo thành phố vẫn đang "lúng túng" chưa đưa ra được lời giải, dù giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp đã thống nhất phương án.

"Ở đây cả hai phương án di dời nhà máy hay di dời dân đều không tối ưu. Đầu tiên định di dời hai nhà máy nhưng các cơ cơ quan của thành phố rà soát vẫn không tìm được vị trí di dời. Còn di dời dân thì đối mặt với áp lực tái định cư. Còn di dời nhà máy thì phải đền bù", ông Minh phân trần.

Vị lãnh đạo thành phố nói muốn lựa chọn phương án có lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp và chính quyền. "Lần trước người dân đều đồng ý là di dời dân trước, di dời nhà máy sau. Lần này đa số có ý kiến đóng cửa nhà máy và không di dời dân. Hôm nay chúng tôi xin ghi nhận và sẽ báo cáo lại lãnh đạo thành phố", ông Minh nói để kết thúc phần trả lời hơn 6 phút của mình.

Ông Hồ Kỳ Minh tiếp tục hứa đến thứ 2 tuần sau sẽ trả lời dứt khoát với người dân. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Hồ Kỳ Minh tiếp tục hứa đến thứ 2 tuần sau sẽ trả lời dứt khoát với người dân. Ảnh: Nguyễn Đông.

Phía dưới nhiều người dân cho rằng phần trả lời của lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp đều không thuyết phục. "Dân thống nhất đóng cửa nhà máy đến khi di dời xong dân mới được hoạt động lại", cụ Phan Nhạn đại diện nói và nhiều người dân vỗ tay.

Ông Hồ Kỳ Minh hứa đến thứ Hai tuần tới sẽ báo cáo lại cho người dân. Hàng trăm người dân ra về với vẻ mặt không vui. Buổi đối thoại nhiều người dân chờ đợi kết thúc sau chừng 50 phút. 

Let's block ads! (Why?)

Bản tin Thể thao tối 28/2: Courtois khó hiểu với quyết định của Conte

Chelsea từ chối lương khủng cho Enrique

Cựu HLV Barca từng nhận mức lương sau thuế 13,5 triệu đôla ngày làm việc tại Nou Camp, nhưng Chelsea từ chối trả con số này cho Luis Enrique, nếu bổ nhiệm. Theo AS, đội chủ sân Stamford Bridge chỉ đồng ý mức lương khởi điểm cho Enrique là 9 triệu đôla, ngang bằng với Antonio Conte ngày bổ nhiệm hè 2016.

1519799328-812382-1519799563-n-4887-5242

Let's block ads! (Why?)

Lần thứ 3 đối thoại với dân vùng ô nhiễm, lãnh đạo Đà Nẵng lại hứa

Có việc làm nhưng môi trường ô nhiễm

Năm 2006, người dân thôn Vân Dương 1 và Vân Dương 2 (xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) "tiếp nhận" hai nhà máy Thành Lợi và Thái Bình Dương. Hai nhà máy nằm cạnh nhau và tường rào sát ngay khu dân cư.

"Năm đó ông Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư Thành ủy, còn ông Trần Văn Minh là Chủ tịch UBND thành phố. Với tên gọi đó, ban đầu không ai nghĩ đó là nhà máy thép nên không phản đối. Nhiều người địa phương được vào làm việc tại nhà máy", ông Hồ Văn Mỹ, người sống lâu năm ở thôn Vân Dương 1 nhớ lại.

Hàng tấn phế liệu ngay cạnh tường rào nhà máy thép giáp với khu dân cư. Ảnh: Nguyễn Đông.

Hàng tấn phế liệu ngay cạnh tường rào nhà máy thép giáp với khu dân cư. Ảnh: Nguyễn Đông.

Nhà máy Thành Lợi sau đó đổi tên thành Dana Ý, còn Thái Bình Dương đổi thành Dana Úc và dần mở rộng quy mô xây dựng. Theo giới thiệu trên website, nhà máy thép Dana Ý có diện tích 170.000 m2, vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, trên 1.000 lao động và được giới thiệu sản lượng 400.000 tấn/năm. Còn Dana Úc có vốn đầu tư ban đầu 500 tỷ đồng, trên quy mô diện tích 50.000 m2, hàng năm cho ra đời 300.000 tấn sản phẩm thép xây dựng các loại và khoảng 300.000 tấn phôi tương.

Người dân bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi tiếng ồn, khói bụi từ khoảng 6 năm trở lại đây. Cuộc sống dần bị đảo lộn. Nhiều nhà đóng cửa cả ngày nhưng khi về nhà thì nền nhà, đồ đạc đều đen kịt bụi sắt. "Chịu không nổi người dân kéo ra dựng lán trại phản đối để mong chính quyền can thiệp", ông Mỹ nói thêm.

Người dân nói họ đã quá mệt mỏi với việc phải nhiều lần dựng lán ở lại qua đêm trước cửa nhà máy để phản đối ô nhiễm. Ông Huỳnh Văn Tân, Tổng giám đốc Nhà máy thép Dana Ý cho hay mỗi lần người dân bao vây là hai nhà máy phải đóng cửa. Thiệt hại về tiền chưa nói, nhưng hàng nghìn lao động mất việc.

Mong dừng nhà máy thép đến khi di dời xong dân

Cuộc đối thoại chiều 28/2 là lần thứ 3 trong vòng 14 tháng qua. Ông Hồ Kỳ Minh – Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chủ trì. Một lán tạm lợp tôn rộng chừng 300  m2 được dựng từ sáng đến trưa nay cạnh nhà văn hóa thôn. Ghế nhựa xếp dày đặc phía trước nhưng nhiều người dân không muốn ngồi. Họ đứng thành từng nhóm, trật tự chờ đợi.

Đúng 14h, chính quyền địa phương giới thiệu ngắn gọn rồi mời người dân nêu ý kiến. Cụ Phan Nhạn với mái tóc bạc, hỏi thẳng: "Các anh lãnh đạo sống vì dân hay vì nhá máy?". Cụ Nhạn nói nhà máy hoạt động lâu nay, dân kêu cứu nhiều lần nhưng không giải quyết hết ô nhiễm. Nếu di dời dân lên tái định ở Hòa Liên mà không di dời nhà máy thép thì vẫn không thoát khỏi ô nhiễm vì mùi hôi.

Cụ Phan Nhạn nêu phản ánh tại buổi đối thoại. Ảnh: Nguyễn Đông.

Cụ Phan Nhạn nêu phản ánh tại buổi đối thoại. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Ngô Chấu thì nói Phó chủ tịch Hồ Kỳ Minh từng về đối thoại từ cuối năm 2016 nhưng không thấy hiệu quả. "Phó chủ tịch về đây có giải quyết được ô nhiễm khói bụi không? Nếu giải quyết không được thì phải di dời nhà máy", ông Châu nói. Còn cụ Nguyễn Ngộ cho rằng có nhà máy thì bà con có việc làm, nhưng bây giờ phải xác định ăn để sống hay sống để ăn. "Chúng tôi chọn sống để ăn", cụ nói.

Nhiều người dân cho rằng vì quá bức xúc mới tập trung trước cổng hai nhà máy, làm mất an ninh trật tự. “Nhưng hai nhà máy này mọc không phải ngẫu nhiên mà đó là sự chấp thuận của thành phố, có giấy phép. Chúng tôi đề nghị thành phố đừng hứa nữa, đừng đổ thừa nữa”, ông Phạm Mai nói, phía dưới hàng trăm người vỗ tay đồng tình.

Nhà máy thép phải hoạt động “để có tiền giải tỏa đền bù”

Ông Huỳnh Văn Tân, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thép Dana Ý, nói rằng đã nhiều lần tiếp xúc với người dân. Người dân đồng ý đến nơi ở mới. Nhà máy theo lộ trình cũng phải di dời. Tuy nhiên ông Tân cho rằng vấn đề ô nhiễm đã được cải thiện. Tết dương lịch vừa qua nhà máy dừng sản xuất để khói bụi không xảy ra. Nước thải đã không xả ra ngoài. Tuy nhiên phương án trồng cây xanh chống bụi và làm cách âm chống ồn bị người dân không ưng.

Ông Tân giải thích với người dân. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Tân giải thích với người dân. Ảnh: Nguyễn Đông.

Đại diện doanh nghiệp nói vấn đề giải tỏa chậm là vì nhiều quy trình thủ tục. Phải đấu giá, làm đất tái định cư. “Ngân sách của thành phố không đủ, chỉ lo được tái định cư cho dân, còn giải tỏa phía doanh nghiệp lo, sau này thành phố trả lại tiền. Bây giờ bà con yêu cầu không cho hoạt động thì tiền đâu chúng tôi giải tỏa đền bù”, ông Tân nói, phía dưới nhiều người dân la ó phản ứng.

“Chúng ta hãy tháo gỡ vấn đề, phải chấp nhận giải pháp. Nhưng nếu bà con kiên quyết không cho sản xuất thì doanh nghiệp cũng phải đóng cửa. Đó là tất nhiên”, ông Tân giãi bày.

Chính quyền lúng túng

Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng không trả lời những câu hỏi người dân đặt cho mình. Ông nói bài toán di dời dân hay di dời nhà máy đến nay lãnh đạo thành phố vẫn đang "lúng túng" chưa đưa ra được lời giải, dù giữa chính quyền, người dân và doanh nghiệp đã thống nhất phương án.

"Ở đây cả hai phương án di dời nhà máy hay di dời dân đều không tối ưu. Đầu tiên định di dời hai nhà máy nhưng các cơ cơ quan của thành phố rà soát vẫn không tìm được vị trí di dời. Còn di dời dân thì đối mặt với áp lực tái định cư. Còn di dời nhà máy thì phải đền bù", ông Minh phân trần.

Vị lãnh đạo thành phố nói muốn lựa chọn phương án có lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp và chính quyền. "Lần trước người dân đều đồng ý là di dời dân trước, di dời nhà máy sau. Lần này đa số có ý kiến đóng cửa nhà máy và không di dời dân. Hôm nay chúng tôi xin ghi nhận và sẽ báo cáo lại lãnh đạo thành phố", ông Minh nói để kết thúc phần trả lời hơn 6 phút của mình.

Ông Hồ Kỳ Minh tiếp tục hứa đến thứ 2 tuần sau sẽ trả lời dứt khoát với người dân. Ảnh: Nguyễn Đông.

Ông Hồ Kỳ Minh tiếp tục hứa đến thứ 2 tuần sau sẽ trả lời dứt khoát với người dân. Ảnh: Nguyễn Đông.

Phía dưới nhiều người dân cho rằng phần trả lời của lãnh đạo thành phố và doanh nghiệp đều không thuyết phục. "Dân thống nhất đóng cửa nhà máy đến khi di dời xong dân mới được hoạt động lại", cụ Phan Nhạn đại diện nói và nhiều người dân vỗ tay.

Ông Hồ Kỳ Minh hứa đến thứ Hai tuần tới sẽ báo cáo lại cho người dân. Hàng trăm người dân ra về với vẻ mặt không vui. Buổi đối thoại nhiều người dân chờ đợi kết thúc sau chừng 50 phút. 

Let's block ads! (Why?)

Linh mục Ethiopia leo vách đá dựng đứng tới nhà thờ mỗi ngày

Cán bộ công an liên quan vụ tai nạn chết người lái ôtô biển giả

Chiều 28/2, Đại tá Trần Sinh Tố, Trưởng công an huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) cho biết, liên quan vụ tai nạn ở xã Phú Lộc khiến ông Nguyễn Sỹ Ngụ (74 tuổi, trú xã Phú Lộc) tử vong, bước đầu cơ quan điều tra đã xác định, lỗi thuộc về nạn nhân.

Theo hồ sơ, khoảng 12h ngày 16/2, anh Phạm Cao Hoàng (cán bộ Công an Hà Tĩnh) đi ôtô 5 chỗ biển Hà Tĩnh chạy trên quốc lộ 15A. Khi qua xã Phú Lộc (Can Lộc) thì xảy ra tai nạn với ông Nguyễn Sỹ Ngụ (74 tuổi) đang đạp xe từ đường làng ra.

Tai nạn khiến ông Ngụ ngã xuống đường, tử vong sau vài ngày do tụ máu não. Đèn trước ôtô vỡ, xe đạp hư hỏng.

Xe ôtô mà tài xế Hoàng điều khiển hôm xảy ra tai nạn. Ảnh: Đ.H

Xe ôtô mà tài xế Hoàng điều khiển hôm xảy ra tai nạn. Ảnh: Đ.H

Sau tai nạn, tài xế Hoàng lái xe đi vài trăm mét, một vài người đi đường đã đuổi theo, yêu cầu dừng lại. Giữa anh Hoàng và người dân xảy ra mâu thuẫn. Công an huyện Can Lộc sau đó lập biên bản, đưa người và phương tiện về trụ sở làm việc.

Sau buổi thực nghiệm hiện trường vào chiều 18/2, nhiều người dân đã phản đối, không đồng tình với cách ứng xử của tài xế Hoàng vì thấy đưa ôtô tới đã thay biển số khác, đặt không đúng vị trí gây tai nạn.

9h sáng 19/2, trong buổi làm việc tiếp theo tại hiện trường, người nhà ông Ngụ yêu cầu công an huyện Can Lộc đưa tài xế Hoàng tới. Khi không được đáp ứng, họ cho xe chở cọc sắt đến dựng rạp giữa quốc lộ 15A, đặt bàn ghế trong rạp và đưa nhà tang bằng giấy đến.

Chỉ khi tài xế Hoàng được đưa đến một nhà dân bên cạnh hiện trường để viết biên bản, người dân mới hợp tác với nhà chức trách. 11h20 cùng ngày, họ mới gỡ rạp, giao thông trở lại bình thường.

Theo Trưởng công an huyện Can Lộc, quá trình thực nghiệm hiện trường cho thấy, ông Ngụ đi từ trong đường làng ra đã rẽ trái, loạng choạng đâm vào ôtô của tài xế Hoàng điều khiển. Xét theo khía cạnh này, ông Ngụ rẽ trái là sai làn, nếu rẽ phải thì mới đúng luật.

Cơ quan điều tra xác định, ôtô do tài xế Hoàng điều khiển không phải chính chủ, đã hết hạn kiểm định từ tháng 3/2017 và sử dụng biển số giả. Hôm xảy ra tai nạn, anh Hoàng được bạn nhờ đưa xe vào TP Hà Tĩnh sửa chữa, song không biết phương tiện gắn biển số giả.

Người nhà nạn nhân dựng rạp, yêu cầu nhà chức trách đưa tài xế Hoàng đến hiện trường hôm 19/2. Ảnh: Đức Hùng

Người nhà nạn nhân dựng rạp, yêu cầu nhà chức trách đưa tài xế Hoàng đến hiện trường hôm 19/2. Ảnh: Đức Hùng

"Lúc xảy ra tai nạn, anh Hoàng gọi cho lãnh đạo công an huyện đến hiện trường. Phát hiện ra xe đang gắn biển số giả, cấp dưới đã nói với anh này. Khi đưa xe về, anh Hoàng thấy biển số thật đang cất trong ôtô nên tháo biển giả ra để lắp lại. Quá trình thực nghiệm hiện trường dùng biển số thật khiến người dân hiểu sai", đại tá Tố nói.

Công an huyện Can Lộc nhận định, tài xế Hoàng phạm hai lỗi là điều khiển ôtô mang biển số giả, và điều khiển ôtô đã hết hạn kiểm định. Hai lỗi này sẽ căn cứ theo nghị định 46 để xử phạt hành chính. Do người được xác định có lỗi trong vụ tai nạn đã chết, cơ quan điều tra sẽ không truy cứu khía cạnh này.

"Giữa tài xế Hoàng và người nhà nạn đã thỏa thuận bồi thường về mặt dân sự. Họ đã có đơn xin giảm nhẹ án phạt hành chính cho anh Hoàng", đại tá Tố cho hay.

Việc nhiều người dân tụ tập dựng rạp ngày 19/2, nhà chức trách đánh giá hành động này là sai, khuyến cáo không nên tái diễn, nếu không sẽ bị xử lý về mặt pháp luật.

Người nhà nạn nhân Nguyễn Sỹ Ngụ thông tin, sau khi xảy ra vụ việc, tài xế Hoàng đã đến gặp gia đình, có hỗ trợ tiền và xin được đi lại. Mọi người cũng đồng ý với thiện chí này.

Tài xế Hoàng là cán bộ Trung tâm huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ Công an Hà Tĩnh, cấp hàm thượng úy.

Dựng rạp giữa quốc lộ yêu cầu làm rõ vụ tai nạn chết người

Người nhà nạn nhân dựng rạp giữa quốc lộ hôm 19/2.

Nghị định 46 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng); Điều khiển xe gắn biển số không đúng với giấy đăng ký xe hoặc biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Let's block ads! (Why?)

HLV người Argentina ngợi khen Phan Văn Đức

Văn Đức (trái) ăn mừng bàn thắng vào lưới Johor Darul Tazim. Ảnh: Quang Minh

Văn Đức (trái) mừng bàn thắng vào lưới Johor Darul Ta'zim. Ảnh: Quang Minh.

“Tôi đặc biệt ấn tượng với Phan Văn Đức. Cậu ấy có kỹ thuật cá nhân tốt, lại linh hoạt trong lối chơi tập thể”, HLV Raul Longhi chia sẻ sau thất bại 0-2 trên sân Vinh.

Văn Đức là tác giả bàn mở tỷ số cho SLNA ở phút 22. Cầu thủ mới giành HC bạc giải châu Á cùng U23 Việt Nam khôn khéo thoát xuống giữa hai hậu vệ đội khách, nhảy lên khống chế bóng tinh tế làm lỡ đà lao ra của thủ môn Farizal rồi sút sệt đưa bóng từ từ lăn vào lưới.

Pha lập công của Văn Đức khiến Johor Darul Ta’zim buộc phải đẩy cao đội hình tấn công, giúp SLNA dễ dàng triển khai lối chơi phòng ngự - phản công. Phút bù giờ thứ tư của trận đấu, đội bóng xứ Nghệ có bàn ấn định tỷ số 2-0 nhờ công của Xuân Mạnh, một thành viên khác của đội U23 Việt Nam.

Nhận được lời khen ngợi của HLV Raul Longhi nhưng Văn Đức lại khiêm tốn cho rằng anh chỉ chơi bình thường. “May mắn giúp tôi có được bàn thắng. Tôi thực sự rất vui", anh chia sẻ. "Trước trận HLV Đức Thắng căn dặn riêng tôi cứ thoải mái thi đấu. Johor Darul Ta’zim là đội bóng mạnh, việc được đối đầu với họ giúp tôi học được nhiều điều".

Cách đây không lâu, tiền vệ họ Phan cho biết sau khi cùng U23 Việt Nam lập kỳ tích ở vòng chung kết giải U23 châu Á, anh nhận được sự quan tâm lớn nên luôn phải suy nghĩ thi đấu sao cho xứng đáng với sự kỳ vọng của người hâm mộ. Cầu thủ sinh năm 1996 cùng các đồng đội ở SLNA đang thi đấu rất hay tại giải châu Á. Đội bóng xứ Nghệ lần lượt đánh bại Tampines Rovers (Singapore) và Johor Darul Ta’zim (Malaysia) cùng với tỷ số 2-0 để vững vàng ở đầu bảng H.

Lâm Thỏa

Let's block ads! (Why?)

Ukraine: 30 năm bí mật sống cùng xác ướp của mẹ

ĐƯỜNG DẪN BẠN VỪA GÕ SAI: http://ift.tt/2FF9Amq

Mời bạn bấm vào link bên cạnh để vào trang:

Hoặc tham khảo các trang tương tự dưới đây:

Let's block ads! (Why?)

Nóng 24h qua: Xuất hiện tỉ phú Vietlott đầu tiên của năm Mậu Tuất

ĐƯỜNG DẪN BẠN VỪA GÕ SAI: http://ift.tt/2F0ybFi

Mời bạn bấm vào link bên cạnh để vào trang:

Hoặc tham khảo các trang tương tự dưới đây:

Let's block ads! (Why?)

Hỗn chiến tại quán KTV karaoke ở Hải Dương, một người chết

Quán KTV karaoke 379, khu đô thị mới Thanh Quang, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách (Hải Dương), nơi xảy ra vụ 2 nhóm thanh niên vào hát, dẫn đến xô xát khiến 3 người thương vong.

Quán KTV karaoke 379, khu đô thị mới Thanh Quang, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách (Hải Dương), nơi xảy ra vụ 2 nhóm thanh niên vào hát, dẫn đến xô xát khiến 3 người thương vong.

Ngày 28/2, CSĐT công an Hải Dương đã tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Phương (22 tuổi) để điều tra về hành vi giết người tại quán KTV karaoke 379, khu đô thị mới Thanh Quang, xã Quốc Tuấn (huyện Nam Sách).

Khoảng 0h15 ngày 27/2, tại quán 379, nhóm hát của Phương va trạm với nhóm của Đỗ Văn Quyết (30 tuổi). Hai bên lao vào xô xát. Anh Quyết bị Phương dùng dao nhọn đâm thấu ngực, hai người bạn anh Quyết là Vũ Văn Cường (28 tuổi) và Lương Quang Kiên (29 tuổi) cũng bị nhóm Phương đánh chém gây thương tích nặng.

Gây án xong, nhóm Phương bỏ trốn; 3 nạn nhân được đưa đến cấp cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương. Anh Quyết tử vong lúc 4h20 sáng cùng ngày.

Phòng cảnh sát hình sự (Công an Hải Dương) phối hợp với công an huyện Nam Sách đã bắt nghi can Nguyễn Văn Phương ngay sau đó.

Bước đầu, Phương khai nhận đã dùng dao đâm chết anh Quyết.

Let's block ads! (Why?)

Trung Quốc phủ nhận máy bay quân sự vào ADIZ Hàn Quốc trái phép

Máy bay F-15K của Hàn Quốc. Ảnh: AP.

Máy bay F-15K của Hàn Quốc. Ảnh: AP.

"Tôi phải nhấn mạnh rằng Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) không tương đương với không phận của một quốc gia. Khiếu nại của phía Hàn Quốc là hoàn toàn vô lý", Xinhua dẫn lời Lục Khảng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm nay nói. 

Ông Lục trả lời khi được yêu cầu bình luận về thông tin Hàn Quốc triệu đại sứ Trung Quốc để phản đối. Phía Trung Quốc cho rằng đường bay của phi cơ trong cuộc diễn tập quân sự tại khu vực tuân thủ luật và thông lệ quốc tế. 

Phi cơ quân sự Trung Quốc sáng 27/2 bay vào ADIZ của Hàn Quốc, gần đảo Ulleungdo, phía đông Hàn Quốc, và rời đi sau đó 4 giờ. Hàn Quốc phải triển khai hơn 10 máy bay, bao gồm F-15K và F-16 để giám sát. Đường bay của phi cơ "bất thường" bởi máy bay Trung Quốc trước đó vào ADIZ Hàn Quốc từ phía nam bán đảo. 

Đại sứ Trung Quốc Qiu Guohong trong cùng ngày được triệu tập để thông báo về vụ việc "không may". Hàn Quốc kêu gọi Trung Quốc tránh để xảy ra tình trạng tương tự, Bộ Ngoại giao nước này ngày 28/2 cho hay.

Trọng Giáp

Let's block ads! (Why?)

"Quái vật phương Đông" giết 10 người châu Âu: Từ đâu mà đến?

ĐƯỜNG DẪN BẠN VỪA GÕ SAI: http://ift.tt/2EYQH0D

Mời bạn bấm vào link bên cạnh để vào trang:

Hoặc tham khảo các trang tương tự dưới đây:

Let's block ads! (Why?)

Chuyến trở lại Việt Nam sau gần nửa thế kỷ của 15 cựu binh Mỹ

Hầu hết những người trong đoàn chưa bao giờ gặp nhau trước đây, nhưng họ có một mối gắn kết mà ít ai hiểu được. Là các cựu binh của một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử Mỹ, họ đang quay trở lại chiến trường mà họ từng tham chiến gần 50 năm trước. Mỗi người có những lý do khác nhau và phức tạp để thực hiện chuyến đi này. 

Đặt chân xuống Đà Nẵng

Các cựu binh Mỹ Jorge Azpeita (trái) và Steven Haas ngồi trên xe Jeep đi thăm Đà Nẵng hôm 25/2. Ảnh: Stars and Stripes

Các cựu binh Mỹ Jorge Azpeita (trái) và Steven Haas ngồi trên xe Jeep đi thăm Đà Nẵng hôm 25/2. Ảnh: Stars and Stripes

Trên đoàn xe Jeep màu olive mang biển số Đà Nẵng, 15 cựu binh từng phục vụ ở đây hoặc quanh thành phố biển này dạo qua những con phố ngày chủ nhật, thu hút sự chào đón từ người dân địa phương. 

Theo Stars and Stripes, chuyến đi Việt Nam của 14 lính thủy đánh bộ và một sĩ quan bệnh viện Hải quân này do tổ chức phi lợi nhuận mang tên The Greatest Generations Foundation tổ chức.

"Mọi người thật tuyệt vời. Những người đứng dọc đường và vẫy chào khi chúng tôi đi qua, tất cả đều mỉm cười, vẫy tay và vui mừng. Thật tuyệt khi được chứng kiến cảnh đó", ông Steven Berntson, người đóng quân ở Đà Nẵng và nhiều nơi thuộc miền trung Việt Nam giai đoạn 1967-1968 , nói về ấn tượng đầu tiên của chuyến đi.

50 năm sau ngày Berntson rời khỏi đây, Đà Nẵng đã lột xác. Từ địa bàn đóng quân của hàng loạt căn cứ quân sự Mỹ, Đà Nẵng ngày nay đã vươn mình trở thành một đô thị hiện đại với hơn 1,3 triệu dân, những đường phố tấp nập xe cộ và các tòa nhà cao tầng. Tuy nhiên, một số nơi là chiến trường cũ của ông vẫn còn rõ nét, Berntson, người được sơ tán khỏi Việt Nam vì lý do y tế khi đang là một trung sĩ, cho hay.

"Tôi rất ngạc nhiên khi họ thân thiện như thế", Jorge Azpeitia, một lính thủy đánh bộ nghỉ hưu, từng phục vụ ở Đà Nẵng năm 1968-1970, nói. "Đã 50 năm trôi qua và tôi nghĩ họ rất vui khi chúng tôi đến đây".

Azpeitia cho biết cảm xúc đã trào dâng trong ông khi nhận ra những địa điểm quen thuộc quanh Đà Nẵng, nhưng ông thậm chí xúc động hơn trước sự chào đón mà các cựu binh nhận được. "Những gì tôi thấy từ người Việt Nam hôm nay là những gì chúng tôi không hề nhận được khi trở về nước, mọi người đã gọi chúng tôi là những kẻ giết người và đó là tất cả", ông nói. 

Đồi 55 và Trại Reasoner

Đoàn cựu binh Mỹ chụp ảnh trước cổng vào Trại Reasoner cũ ở Đà Nẵng. Ảnh: Stars and Stripes

Đoàn cựu binh Mỹ chụp ảnh trước dấu tích cổng vào Trại Reasoner ở Đà Nẵng. Ảnh: Stars and Stripes

Còn rất ít dấu tích cho thấy hàng nghìn lính Mỹ từng đóng quân ở Đà Nẵng hàng chục năm trước, nhưng với đoàn cựu binh, việc tìm thấy biểu tượng hình đại bàng, quả cầu và mỏ neo của Lính thủy Đánh bộ trong ngày thứ hai ở Việt Nam vẫn là một khoảnh khắc đáng giá. 

Dù đã bị mờ, biểu tượng nổi tiếng nằm trên một khối đá ở ngọn đồi nhìn ra Đà Nẵng, thuộc một căn cứ trinh sát cũ, vẫn ngay lập tức thu hút sự chú ý của Joe Silva. 

"Đó là thứ đầu tiên tôi nhìn thấy khi chúng tôi lái xe đến đây", ông Silva, người từng giữ vai trò quan sát viên của Lính thủy Đánh bộ Mỹ năm 1968, nói. Ông nhớ lại thời gian mình từng ở Trại Reasoner trước khi được điều ra chiến trường phía bắc. 

Biểu tượng và một bảng hiệu gần đó đánh dấu cổng vào Trại Reasoner, nơi các tiểu đoàn Lực lượng Trinh sát số 1 và 3 của Mỹ đóng quân. Đây là một trong số ít những tàn tích còn sót lại cho thấy sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Việt Nam. Khu trại giờ đây là một mỏ khai thác đá. 

Trên Đồi 55, nơi lính thủy đánh bộ Mỹ từng xây dựng một cứ điểm và một tiểu đoàn pháo binh, dấu hiệu duy nhất của cuộc chiến là một tượng đài lớn vinh danh những người lính giải phóng của Việt Nam.

Ngày nay, quan hệ giữa quân đội hai nước đang ngày càng được cải thiện. Tàu bệnh viện của Hải quân Mỹ USNS Mercy sẽ đến thăm Việt Nam khi tham gia cuộc diễn tập cứu trợ nhân đạo và thiên tai thường niên ở Thái Bình Dương. Sự kiện này đã khai màn hôm 23/2 và sẽ kéo dài đến tháng 6.

Chuyến thăm của tàu USNS Mercy dự kiến diễn ra sau chuyến thăm tàu sân bay  USS Carl Vinson đến Đà Nẵng vào đầu tháng 3. Đây là tàu sân bay Mỹ đầu tiên ghé thăm cảng Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc.

An Hòa 

Ông Paul Baviello đứng giữa đường băng chạy xuyên qua căn cứ An Hoa trước kia. Ảnh: Stars and Stripes

Ông Paul Baviello đứng giữa đường băng chạy xuyên qua căn cứ An Hòa trước kia. Ảnh: Stars and Stripes

Gần 49 năm kể từ khi đến căn cứ An Hòa vào ngày đầu tiên ở Việt Nam, ông Paul Baviello đứng giữa đường băng chạy xuyên qua khu trại, mở những bức ảnh cũ trên chiếc iPad cho thấy căn cứ lính thủy đánh bộ này xưa kia trông như như thế nào. Bây giờ, đường băng trải nhựa nứt nẻ là tất cả những gì còn lại của căn cứ từng là nơi nghỉ dưỡng cho Baviello và hàng nghìn sĩ quan Mỹ khác tham chiến ở chiến trường Quảng Nam.

"Thật quá khác thường. Chúa ơi", cựu binh 70 tuổi nói khi chỉ về phía nơi có những ngôi nhà và một bãi đỗ trực thăng ngày xưa. 

Dù những công trình của quân đội Mỹ đã được thay thế bằng một rừng cây rậm rạp và các nhà dân, ông vẫn cảm thấy khu vực này thân thuộc và nhận ra hình dạng 'không thể nhầm lẫn" của dãy núi mà lính Mỹ từng gọi là Charlie ở đằng xa.

"Đây là một nơi đặc biệt, nơi để đến, nghỉ ngơi một chút, ăn một bữa nóng sốt. Vì thế chúng tôi không dành nhiều thời gian ở đây. Hầu hết chúng tôi hoạt động ở giữa nơi này những dãy núi được gọi là Arizona", ông Baviello kể về căn cứ An Hòa. 

Ông Steven Berntson thắp hương ở một nghĩa trang của liệt sĩ Việt Nam. Ảnh: Stars and Stripes

Ông Steven Berntson thắp hương ở một nghĩa trang liệt sĩ Việt Nam. Ảnh: Stars and Stripes

Ông Baviello phục vụ ở Việt Nam năm 1969-1970 và cảm thấy ngạc nhiên với chính quyết định quay lại đất nước này của mình. Ông không dám chắc mình có muốn gia nhập đoàn cựu binh hay không nhưng nhờ sự động viên của vợ, ông nhận ra chuyến đi này có giá trị như thế nào.

Ông xem đây là cách để tưởng nhớ về những binh lính Mỹ mà ông từng làm việc, chiến đấu cùng trên chiến trường. "Đó cơ bản là những gì tôi đang làm ở đây. Tôi hy vọng điều đó giúp họ khép lại những gì mà họ đã trải qua", ông nói.

Chuyến thăm Việt Nam của 15 cựu binh Mỹ sẽ kéo dài đến ngày 7/3. 

Anh Ngọc

Let's block ads! (Why?)

Tin mới vụ đập phá bệnh viện sau khi hay tin 2 người bạn tử vong

ĐƯỜNG DẪN BẠN VỪA GÕ SAI: http://ift.tt/2F9bptT

Mời bạn bấm vào link bên cạnh để vào trang:

Hoặc tham khảo các trang tương tự dưới đây:

Let's block ads! (Why?)

Tượng Bà Chúa Xứ cao 20 m xây trái phép trên đỉnh núi Sam

Chủ đầu tư cam kết tháo dỡ tượng Bà Chúa Xứ phiên bản hai trên đỉnh núi Sam trong tuần này. Ảnh: An Phú

Chủ đầu tư cam kết tháo dỡ tượng Bà Chúa Xứ phiên bản hai trên đỉnh núi Sam. Ảnh: An Phú.

Ngày 28/2, lãnh đạo UBND TP Châu Đốc và UBND tỉnh An Giang cùng các ngành liên quan làm việc với Công ty TNHH MGA Việt Nam - chủ đầu tư xây dựng tượng Bà Chúa Xứ phiên bản hai trái phép trên đỉnh núi Sam.

Theo cơ quan chức năng, công trình này là hạng mục nằm trong đồ án quy hoạch chi tiết của Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ - cáp treo Núi Sam với tỷ lệ 1/500, đã được tỉnh và Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chấp thuận.

Đến ngày 13/2, UBND tỉnh An Giang có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm ngưng xây dựng công trình này vì chưa hoàn chỉnh hồ sơ để lập thủ tục trình cấp thẩm quyền cho ý kiến cấp phép xây dựng. Ngoài ra, công trình cũng chưa được tham khảo ý kiến người dân địa phương nhằm tạo sự đồng thuận. 

Tuy nhiên, một tuần trước, chủ đầu tư bị phát hiện lén lút xây dựng tượng Bà vào ban đêm. Tượng sắp hoàn thành, cao khoảng 20 m, rộng 4-6 m, được xây trên diện tích 50 m2. Đoàn kiểm tra TP Châu Đốc đã lập biên bản yêu cầu ngưng thi công, chờ UBND tỉnh cùng các ngành chức năng xử lý.

Tại cuộc họp hôm nay, ông Nguyễn Phi Tiến - Giám đốc Công ty TNHH MGA Việt Nam - đã xin lỗi lãnh đạo UBND tỉnh An Giang, UBND TP Châu Đốc cùng người dân địa phương về việc xây dựng tượng Bà Chúa Xứ trên núi Sam không đúng quy trình.

Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện việc tháo dỡ pho tượng trong tuần này. Đồng thời, đơn vị này cũng mong muốn tận dụng phần đế đã xây để đặt pho tượng Phật ngọc.

Chủ tịch UBND An Giang Vương Bình Thạnh đánh giá cao việc chủ đầu tư cầu thị, tôn trọng tâm tư nguyện vọng của người dân. Người đứng đầu chính quyền tỉnh giao các ngành chức năng hỗ trợ theo nguyện vọng của doanh nghiệp về thủ tục cần thiết cho việc xây dựng tượng Phật ngọc trên đỉnh núi Sam.

Theo truyền thuyết, đầu thế kỷ 18, khi nhìn thấy sự linh ứng của Bà Chúa Xứ (tọa trên đỉnh núi Sam), người dân địa phương đã quyết định thỉnh tượng Bà xuống chân núi để tiện việc thờ cúng.

Nhưng mấy chục thanh niên cường tráng không thể lay chuyển được tượng Bà. Đúng lúc đó, có tin báo rằng, chỉ cần 9 cô gái đồng trinh sẽ khiêng được tượng. Như linh ứng, tượng Bà được đưa xuống núi khá dễ dàng. Nhưng khi đi đến chân núi thì tượng Bà bất ngờ nặng trịch, không thể di chuyển thêm nữa.

Lúc này, các bậc cao niên nghĩ rằng Bà đã chọn nơi đây để an vị. Miếu thờ Bà Chúa Xứ được đặt từ đó đến nay. Mỗi năm nơi đây thu hút hàng triệu khách hành hương đến thăm viếng trong mùa lễ hội Vía Bà.

Cửu Long

Let's block ads! (Why?)

Clip: Hỗn chiến kinh hoàng dưới bùn đen ở hội cướp phết Hiền Quan

ĐƯỜNG DẪN BẠN VỪA GÕ SAI: http://ift.tt/2GMLo0A

Mời bạn bấm vào link bên cạnh để vào trang:

Hoặc tham khảo các trang tương tự dưới đây:

Let's block ads! (Why?)

Hai tàu hỏa suýt đâm nhau ở Đồng Nai như thế nào?

[unable to retrieve full-text content]


Tàu khách và tàu hàng chạy ngược chiều đang lao vào nhau và kịp dừng lại khi chỉ cách nhau 10 m.

Nhiều thanh niên cầm gậy trầm bùn cướp phết Hiền Quan

[unable to retrieve full-text content]


Chiều 28/2, tại hội phết Hiền Quan (Phú Thọ), một số thanh niên cầm gậy tham gia tranh cướp dù ban tổ chức đã có nhiều phương án chuẩn bị.

Barca coi chừng mất ngôi đầu La Liga: Lo ngại "bộ đôi nhạc rock"

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Tel: (84-24) 73 00 24 24 hoặc (84-24) 3512 1806 - Fax: (84-24) 3512 1804. Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Việt Úc, 402 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Tel: (84-28) 7300 2424 / Giấy phép số 332/GP – TT ĐT ngày cấp 22/01/2018 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm. HOTLINE: 0965 08 24 24

Let's block ads! (Why?)

MU – Mourinho nâng cấp hàng công: Hất cẳng Rashford, mua SAO Serie A

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Quảng cáo Trực tuyến 24H Trụ sở: Tầng 12, Tòa nhà Geleximco, 36 Hoàng Cầu, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP Hà Nội Tel: (84-24) 73 00 24 24 hoặc (84-24) 3512 1806 - Fax: (84-24) 3512 1804. Chi nhánh: Tầng 7, Tòa nhà Việt Úc, 402 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh. Tel: (84-28) 7300 2424 / Giấy phép số 332/GP – TT ĐT ngày cấp 22/01/2018 SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ NỘI. Chịu trách nhiệm xuất bản: Phan Minh Tâm. HOTLINE: 0965 08 24 24

Let's block ads! (Why?)

Xem máy bay sải cánh dài hơn sân bóng đá lao vút trên đường băng

[unable to retrieve full-text content]

Xem máy bay sải cánh dài hơn sân bóng đá lao vút trên đường băng
Máy bay lớn nhất thế giới với sải cánh dài hơn cả sân bóng đá (dài 117 mét) mới đây đã lần đầu lăn bánh với công suất lớn nhất.

Loạt tướng lĩnh Arab Saudi mất chức có thể do thất bại muối mặt ở Yemen

Thái tử Mohammad bin Salman, Bộ trưởng Quốc phòng Arab Saudi. Ảnh: NPR.

Thái tử Mohammad bin Salman, Bộ trưởng Quốc phòng Arab Saudi. Ảnh: NPR.

Truyền thông Arab Saudi ngày 26/2 đưa tin vua Arab Saudi Salman đã ra hàng loạt sắc lệnh hoàng gia để sa thải Tổng tham mưu trưởng Abdul Rahman bin Saleh al-Bunyan cùng nhiều tướng lĩnh quân đội.

Việc Riyadh không tuyên bố lý do sa thải các tướng lĩnh gây ra nhiều đồn đoán. Giới phân tích quân sự cho rằng quyết định này bắt nguồn những thất bại muối mặt của Arab Saudi trong chiến dịch quân sự ở Yemen, cũng như nhằm nâng cao khả năng tác chiến cho quân đội ở nước ngoài, theo NPR.

"Arab Saudi đang tiến hành dự án lớn nhằm cải cách quân đội. Những điểm yếu trong cuộc chiến ở Yemen đã giúp họ nhận ra nhiều vấn đề", ông Bernard Heykel, chuyên gia về Trung Đông ở Đại học Princeton của Mỹ, nhận định.

Trong ba năm qua, Arab Saudi đã dẫn đầu liên quân tiến hành chiến dịch quân sự chống phiến quân Houthi ở Yemen. Đây là lực lượng nhận được sự ủng hộ từ Iran, đối thủ chính của Arab Saudi tại khu vực Trung Đông.

Arab Saudi cũng đã chi hàng tỷ USD để mua các khí tài quân sự hiện đại nhất, chủ yếu từ Mỹ, Anh và Pháp phục vụ cho cuộc chiến. Tuy nhiên, dù sở hữu những vũ khí hiện đại, liên quân do Arab Saudi dẫn đầu chưa thể đánh bại phiến quân Houthi được trang bị thua kém.

Họ thậm chí còn phải chịu nhiều thiệt hại nặng về con người và khí tài trong các trận đánh và phục kích của Houthi tại Yemen. Hàng loạt xe tăng, thiết giáp của Arab Saudi bị phiến quân phá hủy, nhiều binh sĩ cũng thiệt mạng trong các trận tập kích của Houthi.

Nhiều video trên mạng xã hội cho thấy lính Arab Saudi được trang bị vũ khí hiện đại hoàn toàn thất thế trước phiến quân Houthi trong các trận giao tranh, thậm chí phải bỏ lại khí tài để tháo chạy.

Chiến dịch quân sự này còn khiến Riyadh phải nhận nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế do can dự vào cuộc xung đột chưa có hồi kết, khiến gần 6.000 dân thường thiệt mạng và 22,2 triệu người cần viện trợ nhân đạo.

Binh sĩ quân đội Arab Saudi tham gia duyệt binh. Ảnh: USNI.

Binh sĩ quân đội Arab Saudi tham gia duyệt binh. Ảnh: USNI.

Thái tử Mohammad bin Salman, Bộ trưởng Quốc phòng Arab Saudi, đã thúc đẩy việc cải cách quân đội, bao gồm cả quá trình xây dựng ngành công nghiệp quốc phòng, sau khi nhận ra hàng loạt điểm yếu của quân đội nước này. Ông đã thay đổi phương thức mua sắm trang bị quân đội và đấu thầu ngay trước chuyến thăm London và Washington, dự kiến diễn ra trong tháng 3.

"Đây là thời điểm quan trọng với Riyadh. Hàng loạt thay đổi sẽ khiến Bộ Quốc phòng Arab Saudi hoạt động hiệu quả hơn, cũng như thay đổi vị trí của Riyadh trong quá trình đàm phán quốc phòng và vũ khí trang bị ở Mỹ và Anh", chuyên gia Theodore Karasik thuộc Nhóm Phân tích Vùng Vịnh ở Washington nêu quan điểm.

Ông Karasik cho rằng đây là dấu hiệu thể hiện sự thay đổi thế hệ lãnh đạo ở Arab Saudi, từ khi Vua Salman đi ngược lại truyền thống kế vị ngai vàng và phong con trai làm Thái tử hồi tháng 6 năm ngoái. Thái tử Mohammed bin Salman đã củng cố quyền lực và tăng cường cải cách quân đội Arab Saudi, trong đó thất bại ở Yemen chính là chất xúc tác đẩy nhanh quá trình này.

Duy Sơn

Let's block ads! (Why?)

Trai tráng dìm nhau xuống bùn, chen nhau ngất xỉu chỉ để cướp phết lấy may

ĐƯỜNG DẪN BẠN VỪA GÕ SAI: http://ift.tt/2oBLT6v

Mời bạn bấm vào link bên cạnh để vào trang:

Hoặc tham khảo các trang tương tự dưới đây:

Let's block ads! (Why?)

Hội phết hỗn loạn khi trai làng lội bùn, cầm gậy tranh cướp

Trong hai ngày 27 và 28/2, lễ hội Phết đã diễn ra tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Đây là lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và tôn vinh công lao của nữ tướng Thiều Hoa công chúa - Đức Thánh Mẫu Đại Vương, người giúp Hai Bà Trưng đánh giặc cứu nước. Cướp phết bắt nguồn từ một trò chơi dân gian nhằm rèn luyện sức khỏe cho binh sĩ xưa. Quả phết và quả chúi (nhỏ hơn) được làm từ gốc tre sơn son thếp vàng. Mỗi hội phết thường ném ra 3 quả phết và 3 quả chúi.

Let's block ads! (Why?)

Đình chỉ công tác 7 cán bộ Kho bạc đi lễ giờ hành chính

ĐƯỜNG DẪN BẠN VỪA GÕ SAI: http://ift.tt/2sYGwnm

Mời bạn bấm vào link bên cạnh để vào trang:

Hoặc tham khảo các trang tương tự dưới đây:

Let's block ads! (Why?)

Hai tuyển thủ U23 Việt Nam lập công, SLNA chiến thắng tại AFC Cup

Bàn thắng: Văn Đức 22', Xuân Mạnh 90'+4

Văn Đức và Xuân Mạnh là hai cầu thủ thi đấu nổi bật, góp công giúp U23 Việt Nam gây bất ngờ lớn với chiến tích giành HC bạc giải U23 châu Á tháng 1 vừa qua. Trở về CLB, bộ đôi này lập tức được HLV Đức Thắng trọng dụng, thường xuyên cho đá chính. Họ đã đền đáp bằng hai pha lập công giúp SLNA đánh bại Johor Darul Ta’zim, đội bóng nhà giàu thuộc quyền sở hữu của Hoàng tử kiêm Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Malaysia - Tunku Ismail Sultan Ibrahim.

Văn Đức (áo vàng) mở tỷ số cho SLNA.

Văn Đức (áo vàng) là tác giả bàn mở tỷ số cho SLNA.

SLNA có lợi thế sân nhà với sự cổ vũ nhiệt tình của hàng nghìn khán giả nhưng thua thiệt về lực lượng. Đội bóng xứ Nghệ chỉ có một ngoại binh là Olaha, đồng thời mất sự phục vụ của thủ môn đội trưởng Nguyên Mạnh vì chấn thương. Vì vậy, HLV Đức Thắng quyết định cho đội nhà thi đấu với đội hình thấp, chủ trương đá phòng ngự phản công. Hàng thủ của đội chủ nhà đã chơi tốt trong hiệp một khi phong toả hoàn toàn các mũi tấn công của Johor Darul Ta’zim, chỉ để đối thủ có một cú sút hướng vào khung gỗ nhưng không đủ khó để hạ thủ môn Văn Hùng.

Không những vậy, SLNA còn rất sắc sảo trong các đường phản công. Bàn mở tỷ số ở phút 22 đến từ tình huống đội chủ nhà cướp bóng ở khu vực giữa sân. Khắc Ngọc chuyền bổng vào vòng cấm, trong khi Văn Đức thoát xuống, khống chế bóng trên không tinh tế làm lỡ đà thủ môn Farizal rồi đưa bóng từ từ lăn vào lưới. Trong hiệp một, Tuấn Tài và Olaha còn có thêm hai pha bóng uy hiếp khung thành đội khách, nhưng cả hai đều khống chế không tốt dẫn tới bất lợi khi dứt điểm, để thủ thành Farizal kịp lao ra hoá giải.

Sông Lam Nghệ An 2-0 Johor Darul Ta'zim

Bước sang hiệp hai Johor Darul Ta’zim đẩy cao đội hình tấn công. “Tuyển Malaysia thu nhỏ” vượt trội về thời gian kiểm soát bóng nhưng không thể phá vỡ hệ thống phòng ngự của SLNA. Tình huống sóng gió đáng kể nhất họ tạo được ở phút 67, khi Văn Hùng bắt không dính bóng sau quả đá phạt góc, nhưng các đồng đội đã kịp lao vào phá bóng giải nguy.

Về cuối trận các cầu thủ Johor Darul Ta’zim nôn nóng dẫn đến tình huống thiếu fair-play ở phút 82. Khi Ngọc Đức nằm sân vì chấn thương, Kunanlan đã đẩy hậu vệ của đội chủ nhà ra biên để tiếp tục đá và ngay lập tức trọng tài dành cho cầu thủ số 12 này một chiếc thẻ vàng.

Tận dụng tâm lý không ổn và thường xuyên dâng cao của Johor Darul Ta’zim, SLNA tung ra được liên tiếp những pha bóng nguy hiểm cuối trận. Phút 87, Văn Đức đánh bại được thủ thành Farizal bằng một pha tâng bóng tinh tế nhưng hậu vệ đối phương kịp lao về đánh đầu hoá giải. Ở phút thi đấu chính thức cuối cùng, Phúc Tịnh lại sút bóng trúng người thủ thành Farizal trong tình huống đối mặt. Trong khi hai cầu thủ tấn công bở lỡ cơ hội ngon ăn thì hậu vệ Xuân Mạnh lại rất biết tận dụng. Phút bù giờ thứ tư, tuyển thủ U23 Việt Nam có pha băng lên rất nhanh trong tình huống phản công, dứt điểm chìm quyết đoán ấn định tỷ số 2-0.

Chiến thắng này giúp SLNA dẫn đầu bảng H với sáu điểm tuyệt đối sau hai trận. Ở trận ra quân, thầy trò HLV Đức Thắng cũng thắng với tỷ số tương tự khi tới Singapore làm khách của Tampines Rovers.

Lâm Thỏa

Let's block ads! (Why?)