Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2025

Philippines bắt khoảng 100 nghi phạm lừa đảo qua mạng

Giới chức Philippines đột kích hang ổ lừa đảo trực tuyến ở vùng thủ đô Manila, bắt khoảng 100 nghi phạm, liên quan việc cho vay nặng lãi và lăng mạ, đe dọa.

Các đặc vụ từ Ủy ban chống tội phạm có tổ chức của Tổng thống Philippines (PAOCC) và Cơ quan Điều tra Quốc gia Philippines, được trang bị súng trường, ngày 31/1 đột kích hai văn phòng của một công ty cho vay ở thành phố Makati, vùng thủ đô Manila, bắt khoảng 100 nghi phạm đang làm việc trên máy tính.

Các nghi phạm, trong đó có nhiều người là thanh niên Philippines, bị cáo buộc tìm kiếm nạn nhân thông qua TikTok và các mạng xã hội khác, mời gọi những khoản vay không thế chấp lên tới 25.000 peso (428 USD).

Người vay bị tính lãi suất 35% hàng tuần và những người chậm thanh toán sẽ bị quấy rối, lăng mạ và đe dọa phát tán thông tin cá nhân lên mạng, theo giám đốc PAOCC Gilberto Cruz.

"Một số người bị quấy rối đã mắc các vấn đề tâm thần, nhiều người bị trầm cảm và thậm chí còn có người tự tử", ông Cruz nói.

Các nghi phạm lừa đảo trực tuyến bị bắt ở Manila, Philippines, ngày 31/1. Ảnh: AFP

Các nghi phạm lừa đảo trực tuyến bị bắt ở Manila, Philippines, ngày 31/1. Ảnh: AFP

Theo giám đốc PAOCC, các nghi phạm có thể bị truy tố tội lừa đảo và các hành vi vi phạm khác theo luật tội phạm mạng của Philippines. Ông cho biết các nghi phạm đã yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân và ảnh gia đình, sau đó dùng những thông tin này để đe dọa. Một số nạn nhân còn bị gửi quan tài, vòng hoa tang đến tận nhà.

Theo ông Cruz, giới chức đang kiểm tra quốc tịch của những người chủ công ty. Ông nói thêm trong các chiến dịch đột kích trước đó, giới chức từng bắt các nghi phạm người Trung Quốc. Ông nghi ngờ những người chủ của trung tâm lừa đảo này là tàn dư từ nhóm lừa đảo game trực tuyến đã bị Tổng thống Ferdinand Marcos cấm từ năm ngoái.

"Điều đáng sợ là người Philippines đang quấy rối và lừa đảo chính người Philippines", ông Cruz nói.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2025

Chi phí trục xuất bằng vận tải cơ Mỹ đắt hơn vé hạng thương gia

Mỹ tốn hàng nghìn USD để trục xuất một người nhập cư bất hợp pháp bằng vận tải cơ đến Guatemala, đắt hơn cả vé máy bay hạng thương gia.

Reuters dẫn lời quan chức chính phủ Mỹ tiết lộ quân đội nước này tốn khoảng 28.500 USD cho mỗi giờ vận hành một vận tải cơ C-17. Trong tuần qua, mỗi chuyến bay trục xuất đến Guatemala rồi quay về Mỹ bằng vận tải cơ C-17, không tính thời gian lưu lại sân bay và dịch vụ hậu cần trước khi cất cánh, mất khoảng 10,5 tiếng.

Kể từ khi chính quyền Tổng thống Donald Trump khởi động chiến dịch trục xuất bằng C-17, Lầu Năm Góc đã thực hiện 4 chuyến bay tới Guatemala. Quan chức quốc gia Nam Mỹ cho biết chiếc gần nhất hạ cánh vào ngày 27/1, chở 64 người bị trục xuất.

Reuters ước tính Mỹ tốn trung bình 4.675 USD cho mỗi người nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất đến Guatemala trong bốn chuyến bay vừa qua. Con số này cao gấp 5 lần giá vé hạng thương gia của American Airlines là 853 USD, áp dụng cho chuyến bay một chiều từ Texas đi Guatemala.

Vận tải cơ C-17 Mỹ chuẩn bị cất cánh từ căn cứ Fort Bliss, bang Texas, vào ngày 23/1, chở người nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất về Guatemala. Ảnh: BQP Mỹ

Vận tải cơ C-17 Mỹ chuẩn bị cất cánh từ căn cứ Fort Bliss, bang Texas, vào ngày 23/1, chở người nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất về Guatemala. Ảnh: BQP Mỹ

Số tiền này cũng cao hơn các chuyến bay theo hợp đồng mà Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) từng dùng để đưa người nhập cư bất hợp pháp hồi hương.

Theo dữ liệu được ICE công bố vào năm 2021, mỗi chuyến bay trục xuất tốn khoảng 8.577 USD cho một giờ bay, sử dụng mẫu máy bay Boeing 737 hoặc MD-80 McDonnell Douglas.

Đến tháng 4/2023, quyền Giám đốc ICE Tae Johnson cho biết các chuyến bay trục xuất tốn khoảng 17.000 USD cho mỗi giờ bay, chở theo 135 người trên hành trình kéo dài khoảng 5 tiếng, tức khoảng 630 USD mỗi người.

Tuần trước, Lầu Năm Góc thông báo quân đội sẽ hỗ trợ ICE tổ chức các chuyến bay trục xuất hơn 5.000 người nhập cư trái phép đang bị tạm giữ ở Texas và California. Cơ quan này chưa bình luận về kinh phí cho các chuyến bay.

Tổng thống Trump ngày 27/1 khẳng định những chuyến bay trục xuất bằng máy bay quân sự đang giúp nước Mỹ "được tôn trọng trở lại, sau nhiều năm đất nước bị cười nhạo như những kẻ ngốc". Ông nhấn mạnh những nước nào từ chối nhận lại người nhập cư bất hợp pháp sẽ "trả giá đắt về phương diện kinh tế".

Thanh Danh (Theo Reuters, AP)

Adblock test (Why?)

Va chạm máy bay tại Mỹ: Chưa thấy dấu hiệu về người sống sót

Liên quan đến vụ va chạm máy bay gần Sân bay Quốc gia Reagan Washington, Thị trưởng thành phố Washington D.C vừa xác nhận số người trên máy bay và trực thăng.

Phát biểu tại cuộc họp báo tổ chức vào sáng nay (theo giờ địa phương), Thị trưởng thành phố Washington D.C. Muriel Bowser cho biết: “Tất cả những gì chúng tôi có thể xác nhận là có 64 người trên máy bay American Airlines và 3 người trên trực thăng Black Hawk của Quân đội Mỹ. Chúng tôi không thể cung cấp thêm thông tin nào về các nỗ lực cứu hộ. Trọng tâm hiện nay là tìm kiếm và cứu hộ. Đó là điều mà tất cả nhân viên của chúng tôi đều tập trung vào".
 

Va chạm máy bay tại Mỹ: Chưa thấy dấu hiệu về người sống sót-1

Mảnh vỡ máy bay trên sông Potomac ngày 29/1. (Ảnh: CNN)

Trong khi đó, lực lượng cứu hộ thông báo vẫn chưa có xác nhận nào về những người sống sót.

Mặc dù nhà chức trách chưa công bố số người thiệt mạng, Thượng nghị sĩ Mỹ Roger Marshall của tiểu bang Kansas, nơi chuyến bay của American Airlines khởi hành, cho rằng trong điều kiện thời tiết khó khăn tại hiện trường, khả năng sống sót của các nạn nhân là rất thấp.

Vụ việc xảy ra khi máy bay chở khách của American Airlines đang trên đường từ Wichita, Kansas đến gần Sân bay Quốc gia Reagan Washington để hạ cánh. Theo thông tin ban đầu, liên lạc vô tuyến giữa tháp kiểm soát không lưu và trực thăng Black Hawk của Quân đội Mỹ cho thấy phi hành đoàn trực thăng đã biết về chiếc máy bay American Airlines ở gần đó.

Theo Báo điện tử VOV

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/ibFmjAE

Adblock test (Why?)

Va chạm máy bay ở Mỹ: Ít nhất 18 người thiệt mạng

Lực lượng cứu hộ đã vớt được 18 thi thể trong vụ va chạm giữa máy bay trực thăng quân sự với máy bay thương mại.

Tính đến 12h30 ngày 30/1 (giờ Việt Nam), lực lượng cứu hộ đã hoàn thành công tác trục vớt 18 thi thể dưới sông Potomac trong vụ va chạm trên không giữa trực thăng quân sự thuộc Lục quân Mỹ và máy bay thương mại thuộc hãng American gần sân bay quốc gia Washington Reagan.

Hiện tại, đội cứu hộ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm những người sống sót. Tuy nhiên, thông tin sơ bộ về số lượng thương vong trong vụ việc này vẫn chưa công bố.

Va chạm máy bay ở Mỹ: Ít nhất 18 người thiệt mạng-1

Hoạt động cứu hộ trong vụ rơi máy bay gần thủ đô Washington D.C đang tiến hành. (Ảnh: Getty)

Tối 29/1 (giờ Washington D.C), máy bay phản lực khu vực của PSA Airlines va chạm giữa không trung với một trực thăng Black Hawk khi đang tiếp cận sân bay Reagan. Cả hai chiếc rơi xuống sông Potomac, ranh giới tự nhiên giữa thủ đô Washington D.C và bang Virginia.

Trên chiếc trực thăng quân sự có 3 binh sĩ lục quân, không có ai là sĩ quan cấp cao. Hiện tại, vẫn chưa rõ tình hình của 3 người này.

Theo đoạn ghi âm cuộc trao đổi giữa nhân viên kiểm soát không lưu và phi công trực thăng quân sự UH-60 Black Hawk do Đài CNN công bố, kiểm soát không lưu gọi hỏi trực thăng: "PAT 2-5, bạn có thấy chiếc CRJ (Bombardier CRJ700) không?".

Khoảng vài giây sau, kiểm soát không lưu ra lệnh: "PAT 2-5, bay phía sau chiếc CRJ". Ngay sau đó, đoạn băng ghi âm xuất hiện nhiều tiếng thở gấp, bao gồm tiếng "Oh" lớn từ trong đài không lưu vào thời điểm hai máy bay va chạm.

"Tôi không biết bạn có chứng kiến điều gì vừa xảy ra không, nhưng vừa xảy ra vụ va chạm ở đầu đường băng 3-3. Chúng tôi sẽ ngừng hoạt động trong khoảng thời gian chưa xác định", nhân viên không lưu đưa ra báo động cho máy bay bay hoạt động gần đó.

Hiện tại, sân bay Reagan tạm dừng toàn bộ hoạt động cất và hạ cánh. Cơ quan cứu hỏa và cứu hộ D.C. đang phối hợp với cảnh sát thủ đô triển khai tàu cứu hộ đến khu vực sông Potomac.

Trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ Donald bày tỏ sự phẫn nộ đối với sự cố va chạm máy bay lần này. 

"Thời điểm ấy bầu trời quang đãng, đèn trên máy bay rọi sáng rõ ràng. Tại sao trực thăng không bay cao hơn, hạ thấp hơn hoặc đổi hướng? Tại sao đài không lưu chỉ hỏi trực thăng có nhìn thấy máy bay hay không, thay vì chỉ dẫn phi công trực thăng phải làm gì? Đây là trường hợp xấu, nhưng có vẻ như vẫn có thể tránh được. Không tốt", ông Donald Trump nhấn mạnh.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/GTaxFLB

Adblock test (Why?)

Máy bay chở 60 hành khách rơi gần Washington DC

Quan chức Mỹ cho biết trực thăng quân đội va chạm với máy bay chở khách loại nhỏ chở 60 hành khách gần sân bay quốc gia Washington Reagan (DCA).

Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), máy bay phản lực khu vực của PSA Airlines va chạm giữa không trung với một trực thăng Black Hawk khi đang tiếp cận Reagan. Quan chức Quân đội Mỹ cũng xác nhận một trong những trực thăng của họ có liên quan đến vụ tai nạn.

Trên chiếc trực thăng quân sự có 3 binh sĩ lục quân, không có ai là sĩ quan cấp cao. Hiện tại, vẫn chưa rõ tình hình của 3 người này. 

Máy bay chở 60 hành khách rơi gần Washington DC-1

Lực lượng chức năng có mặt để tiến hành công tác tìm kiếm và cứu hộ. (Ảnh: Reuters)

"Chúng tôi biết có người tử vong", Thượng nghị sĩ tiểu bang Texas, ông Ted Cruz cho biết. Tuy nhiên, ông Ted Cruz không nói rõ con số cụ thể. Tổng thống Donald Trump đã nhận báo cáo tường tận về tình hình.

Địa điểm diễn ra vụ va chạm ngay trên sông Potomac - ranh giới giữa Thủ đô Washington D.C và bang Virginia. Sân bay Ronald Reagan nằm ngay trên bờ sông này.

Để tập trung cho công tác ứng phó, sân bay Reagan tạm dừng toàn bộ hoạt động cất và hạ cánh. Cơ quan cứu hỏa và cứu hộ D.C. đang phối hợp với cảnh sát thủ đô triển khai tàu cứu hộ đến khu vực sông Potomac.

"Tôi có thể khẳng định toàn bộ chính quyền hướng suy nghĩ và lời cầu nguyện về phía tất cả những ai liên quan đến vụ việc", Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt nói.

Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (NTSB) sẽ dẫn đầu cuộc điều tra, phối hợp với FAA để làm rõ nguyên nhân tai nạn. Phía FAA cũng đưa ra cảnh báo thông tin hiện tại chỉ là sơ bộ và có thể thay đổi khi cuộc điều tra tiến triển. NTSB đang thu thập thêm thông tin về vụ việc.

American Airlines cho biết đã nhận được báo cáo chuyến bay do PSA khai thác bay từ Wichita, Kansas (ICT) đến sân bay quốc gia Washington Reagan gặp sự cố.

Kể từ tháng 2/2009 đến nay, chưa có vụ tai nạn máy bay chở khách nào gây tử vong ở Mỹ, nhưng một loạt sự cố suýt xảy ra trong những năm gần đây làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về an toàn trong lĩnh vực hàng không.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/HxK9WAo

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 29 tháng 1, 2025

Lãnh đạo Việt - Nga trao đổi thư mừng nhân 75 năm thiết lập quan hệ

Lãnh đạo Việt - Nga trao đổi thư mừng nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, nhấn mạnh tình hữu nghị hai nước đã vượt qua thử thách của lịch sử.

Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường đã trao đổi thư mừng với Tổng thống Nga Vladimir Putin, còn Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi thư mừng với người đồng cấp Nga Mikhail Mishustin nhân kỷ niệm ngày hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao 30/1/1950, theo thông cáo hôm nay của Bộ Ngoại giao.

Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cũng trao đổi thư mừng với Chủ tịch Hội đồng liên bang Nga Valentina Matvienko và Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 14/1. Ảnh: Giang Huy

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin ngày 14/1. Ảnh: Giang Huy

Trong thư, lãnh đạo Việt Nam và Nga nhấn mạnh tình hữu nghị giữa hai nước đã vượt qua thử thách của lịch sử, khẳng định sức sống mạnh mẽ và ngày càng phát triển. Trong 75 năm qua, nhân dân Nga luôn kề vai sát cánh, ủng hộ Việt Nam làm nên nhiều kỳ tích trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng, phát triển đất nước.

Lãnh đạo Việt Nam khẳng định tình cảm, sự gắn bó, đoàn kết của nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước là tài sản vô giá mà hai bên có trách nhiệm gìn giữ, phát huy.

Lãnh đạo Nga đánh giá với những nỗ lực chung của hai nước, quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt - Nga sẽ không ngừng phát triển, đáp ứng lợi ích cơ bản của hai bên, phù hợp với việc tăng cường an ninh và ổn định tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Hợp tác Việt - Nga được thúc đẩy trong các lĩnh vực như kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, nhân văn và các lĩnh vực khác. Các dự án chung lớn cũng đang được triển khai trong lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông, đáp ứng đầy đủ lợi ích của cả hai bên.

Việt Nam và Nga có quan hệ truyền thống lâu đời. Liên Xô là một trong những bên đầu tiên trên thế giới công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập ngày 2/9/1945. Hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 30/1/1950.

Sau khi Liên Xô tan rã cuối năm 1991, Nga được công nhận là quốc gia kế tục. Việt Nam và Nga tháng 6/1994 ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị, đặt nền móng và cơ sở pháp lý cho quan hệ trong giai đoạn phát triển mới.

Trong chuyến thăm Việt Nam gần đây, Thủ tướng Mishustin khẳng định Nga sẵn sàng tham gia xây dựng ngành công nghiệp điện hạt nhân của Việt Nam. Ông cũng đề nghị hai nước thúc đẩy hợp tác thêm trong các lĩnh vực y tế, lao động và hóa dược.

Thùy Lâm

Adblock test (Why?)

Ấn Độ: Giẫm đạp tại lễ hội, ít nhất 15 người thiệt mạng

Ít nhất 15 người chết và hàng chục người bị thương do giẫm đạp khi đám đông đổ về tắm sông Hằng nhân dịp lễ hội Maha Kumbh Mela ở Ấn Độ

Theo Hindustan Times, vụ giẫm đạp xảy ra tại TP Prayagraj, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ hôm 29/1. Hàng triệu người đã đổ về khu vực này cho nghi lễ tắm ở sông Hằng nhân dịp Mauni Amavasya, một trong những ngày quan trọng nhất của lễ hội Maha Kumbh Mela.

Kumbh Mela vốn đã là lễ hội tôn giáo lớn nhất thế giới, Maha Kumbh Mela năm 2025 lại là một lễ hội Kumbh Mela đặc biệt, 144 năm mới có một lần nên lượng người tham gia càng đông đảo.

Theo một nguồn tin giấu tên nói với Hindustan Times, ít nhất 15 thi thể đã được chở đến bệnh viện sau vụ giẫm đạp xảy ra vào sáng sớm.

Trong khi đó, những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện trung tâm bên trong khuôn viên tổ chức lễ hội để điều trị. Hàng chục xe cứu thương đã được điều động đến hiện trường, cùng nhiều nhân viên y tế, cứu hộ.
 

Ấn Độ: Giẫm đạp tại lễ hội, ít nhất 15 người thiệt mạng-1

Đám đông khổng lồ đổ về TP Prayagraj, bang Uttar Pradesh - Ấn Độ sáng sớm 29/1. (Ảnh: YONHAP)

Trước đó vào sáng sớm, khi đám đông tụ tập tắm ở sông Hằng ngày càng lớn, ban quản lý lễ hội đã yêu cầu mọi người trở về.

Hệ thống loa phát thanh cũng liên tục phát đi thông báo yêu cầu các tín đồ rời khỏi các bậc thang để nhường chỗ cho những người khác sau khi tắm.

Đây không phải lần đầu tiên thảm họa giẫm đạp xảy ra tại lễ hội này cũng như các lễ hội lớn khác của Ấn Độ.

Hơn 400 người đã thiệt mạng sau khi bị giẫm đạp hoặc chết đuối tại Kumbh Mela năm 1954, được coi là một trong những thảm họa liên quan đến đám đông gây thương vong lớn nhất trên toàn cầu.

Vào năm 2013, lần gần nhất lễ hội này được tổ chức ở TP Prayagraj, 36 người khác đã thiệt mạng do cùng nguyên nhân.

Trong khi đó, vụ giẫm đạp tại một sự kiện khác vào tháng 7 năm ngoái, cũng tại bang Uttar Pradesh, đã khiến 116 người tử vong.

Maha Kumbh Mela đã khai mạc tại TP Prayagraj vào ngày 13/1, dự kiến kéo dài trong 45 ngày, tức đến 26/2.

Theo Người Lao Động

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/Q6qReDW

Adblock test (Why?)

Phi công F-35 Mỹ thoát nạn trong gang tấc khi máy bay rơi

Một phi công không quân Mỹ nhảy dù an toàn sau khi máy bay chiến đấu F-35 bị rơi hôm 28/1 trong cuộc tập trận tại căn cứ ở Alaska.

Phi công gặp phải "sự cố trong khi bay" nhưng may mắn thoát nạn, đại tá Paul Townsend, chỉ huy phi đoàn tiêm kích 354 của Mỹ cho biết trong một cuộc họp báo. Ông thông tin máy bay bị rơi khi chuẩn bị hạ cánh tại căn cứ không quân Eielson.

Phi công F-35 Mỹ thoát nạn trong gang tấc khi máy bay rơi-1

Tiêm kích F-35. (Ảnh: ABC News)

Phi công đã thông báo tình trạng khẩn cấp khi ở trên máy bay, trước lúc vụ tai nạn xảy ra. Người này đang trong tình trạng ổn định và được chăm sóc tại một cơ sở y tế.

Không quân Mỹ công bố vụ tai nạn xảy ra vào đầu giờ chiều thứ Ba (28/1) khiến máy bay bị thiệt hại nặng.

Căn cứ Không quân Eielson cách Fairbanks khoảng 25 dặm (40 km) về phía nam.

Ông Townsend cũng cho biết không quân Mỹ sẽ tiến hành "cuộc điều tra kỹ lưỡng với hy vọng giảm thiểu khả năng những sự việc như vậy xảy ra lần nữa".

Căn cứ Eielson nhận nhiệm vụ lưu trữ 54 chiếc F-35 từ năm 2016, tiêu tốn hơn nửa tỷ USD để xây dựng 36 tòa nhà mới và hàng chục khu tập thể, phục vụ khoảng 3.500 phi công tại ngũ và gia đình.

Với khả năng bay hơn 12 giờ liên tục, F-35 có thể tiếp cận hầu hết mọi nơi ở phía bắc bán cầu chỉ trong một nhiệm vụ.

Tháng 5/2024, một máy bay chiến đấu F-35 trên đường từ Texas đến Căn cứ Không quân Edwards gần Los Angeles cũng bị rơi sau khi phi công dừng lại để tiếp nhiên liệu ở New Mexico. Phi công được đưa đến bệnh viện, bị thương nặng.

Hồi tháng 10 năm ngoái, cuộc điều tra của thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ lỗi cho phi công của một chiếc F-35 vì đã phóng ra khỏi máy bay khi không cần thiết, khiến chiếc máy bay chiến đấu này bay không người lái trong 11 phút trước khi bị rơi ở vùng nông thôn Nam Carolina năm 2023.

Theo VTC News

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/D5PnoAE

Adblock test (Why?)

Chân dung Koo Kwang Mo, Chủ tịch tuổi Tỵ của đế chế LG

Koo Kwang Mo là Chủ tịch LG Group, kiêm CEO LG. Trong số các tập đoàn gia đình trị lớn nhất Hàn Quốc, LG là chaebol hiếm hoi do con trai nuôi của Chủ tịch quá cố điều hành.

LG cùng Samsung, Hyundai và SK là bốn chaebol chi phối kinh tế Hàn Quốc trong hàng thập kỷ.

Vốn kín tiếng trước công chúng, Koo Kwang Mo lần đầu “bước ra sân khấu” vào năm 2018 khi Koo Bon Moo - Chủ tịch bấy giờ của LG Group – qua đời ở tuổi 73. Cố Chủ tịch Koo chỉ có hai người con gái (người con trai duy nhất mất do đau tim vào năm 1994).

Theo truyền thống gia đình, chỉ con trai cả mới được thâu tóm quyền lực và tài sản. Việc kế vị đã được sắp đặt 14 năm trước đó, khi ông nhận cháu trai, Koo Kwang Mo, làm con nuôi.

Gia tộc Koo điều hành LG từ khi sáng lập năm 1947. Chủ tịch Koo ra đi mà không để lại di chúc, dẫn đến cuộc chiến quyền lực nội bộ. Thời điểm ấy, Koo Kwang Mo – 40 tuổi - là cổ đông lớn thứ ba của LG với 6,24% cổ phần.

Ông theo học tại Viện công nghệ Rochester ở Mỹ và làm việc tại LG Electronics từ năm 2006. Sau một năm, ông nghỉ việc để tiếp tục việc học tại Đại học Stanford rồi làm cho hai startup trong hai năm.

Ông trở về văn phòng LG Electronics tại New Jersey năm 2009, kinh qua nhiều vị trí tại bộ phận gia dụng.

Chân dung Koo Kwang Mo, Chủ tịch tuổi Tỵ của đế chế LG-1Chủ tịch LG Group Koo Kwang Mo (ngồi giữa) trong một cuộc họp. Ảnh: LG

Năm 2014, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành LG Electronics. Năm 2018, thời điểm Chủ tịch Koo nhập viện, ông được ban quản trị xướng tên Giám đốc nội bộ. Cùng năm đó, ông chính thức trở thành Chủ tịch LG.

Dưới sự lãnh đạo của ông Koo Kwang Mo, doanh số tại 7 công ty niêm yết thuộc tập đoàn LG đã tăng 37,7%, từ 138 nghìn tỷ won năm 2019 lên 190 nghìn tỷ won năm 2023.

Lợi nhuận hoạt động tăng 77,4%, từ 4,6 nghìn tỷ won lên 8,22 nghìn tỷ won trong cùng kỳ. Việc tập trung vào mảng pin và điện tử giúp LG Energy Solutions – công ty sản xuất pin xe điện – ghi nhận doanh thu kỷ lục 25 nghìn tỷ won và lợi nhuận hoạt động 1 nghìn tỷ won năm 2022.

Ông Koo được biết đến với triết lý quản trị thực dụng. Ông chú trọng đầu tư vào “ABC”, bao gồm A (AI), B (bio – sinh học) và C (clean tech – công nghệ sạch) và xác định đây là động lực tăng trưởng mới của tập đoàn.

Tháng 3/2023, LG thông báo rót gần 54 nghìn tỷ won vào các doanh nghiệp ABC đến năm 2027.

Một trong những thành tựu lớn của ông là tinh gọn danh mục kinh doanh. Lý do ông có thể tập trung vào ABC là vì đã giải phóng các bộ phận kém hiệu quả.

Chẳng hạn, năm 2021, LG Electronics rút khỏi thị trường smartphone theo chỉ đạo của Chủ tịch. Năm 2019, bộ phận OLED cho chiếu sáng của LG Display và mảng thanh toán số của LG bị giải thể.

Năm 2020, LG Chem bán mảng LCD cho Trung Quốc. Như vậy, LG hoàn tất tái cấu trúc kinh doanh và chuyển hướng sang các động lực tăng trưởng mới như pin, xe điện.

Dù vậy, Chủ tịch Koo đối mặt nhiều thách thức trong bối cảnh vĩ mô không ổn định. Đầu tiên, các khủng hoảng địa chính trị như tranh chấp thương mại Mỹ - Trung, cuộc xung đột Nga – Ukraine vẫn tiếp diễn.

Tiếp theo, mảng pin xe điện cần đầu tư khổng lồ, dẫn đến vào tháng 6/2023, LG Energy Solutions lần đầu phát hành 500 tỷ won trái phiếu doanh nghiệp để mở rộng năng lực sản xuất pin và đầu tư vào R&D cho thế hệ pin tiếp theo.

Ông Koo cũng đang trong tranh chấp pháp lý liên quan đến thừa kế. Tháng 9/2022, ông cùng mẹ và hai em gái nộp đơn kiện văn phòng thuế Yongsan để hủy bỏ án phạt thuế thừa kế.

Năm 2023, vợ của cố Chủ tịch Koo cùng hai con gái kiện ông Koo với cáo buộc ông và các lãnh đạo LG lừa dối, hòng đánh cắp tài sản thừa kế hợp pháp của họ.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/VYN8uiS

Adblock test (Why?)

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2025

Thẩm phán chặn lệnh đóng băng tài trợ liên bang của ông Trump

Một thẩm phán yêu cầu chặn lệnh đóng băng các khoản viện trợ liên bang của Tổng thống Trump với giá trị có thể lên tới hàng nghìn tỷ USD.

"Tôi nghĩ có nguy cơ gây ra tổn hại không thể khắc phục được", thẩm phán liên bang Loren AliKhan ngày 28/1 phát biểu tại một phiên điều trần khẩn cấp. Bà đã lên lịch một phiên điều trần khác vào ngày 3/2 và chặn việc thực hiện lệnh đóng băng tài trợ liên bang cho đến 17h cùng ngày.

Thẩm phán AliKhan cho biết bà sẽ đình chỉ lệnh trong khi xem xét lập luận từ chính phủ Mỹ và các nguyên đơn, những người đã nộp đơn kiện yêu cầu tòa án ban hành lệnh chặn việc đóng băng tài trợ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm trên tay một sắc lệnh hành pháp đã ký tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, hôm 23/1. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm trên tay một sắc lệnh hành pháp đã ký tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, hôm 23/1. Ảnh: Reuters

Động thái trên được đưa ra sau khi Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB) tối 27/1 công bố bản ghi nhớ về đóng băng chi tiêu viện trợ liên bang trước 17h ngày 28/1.

Trong tài liệu dài hai trang, quyền giám đốc OMB Matthew J. Vaeth chỉ thị cho các cơ quan liên bang "dừng mọi hoạt động liên quan đến nghĩa vụ hoặc giải ngân mọi khoản hỗ trợ tài chính".

Bản ghi nhớ cũng kêu gọi mỗi cơ quan thực hiện "phân tích toàn diện" để đảm bảo những chương trình tài trợ và cho vay của mình phù hợp với các sắc lệnh hành pháp từ Tổng thống Donald Trump về lược bỏ các sáng kiến đa dạng, công bằng, hòa nhập (DEI) và hạn chế chi tiêu cho năng lượng sạch, cùng các biện pháp khác.

Nếu được thực hiện, lệnh đóng băng có thể gây ra những tác động sâu rộng, ảnh hưởng đến viện trợ cho các tổ chức phi lợi nhuận, trường đại học, khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và các khoản tài trợ của chính quyền bang cũng như địa phương. Nhà Trắng lưu ý ba nghìn tỷ USD đã được chi vào năm 2024 cho các chương trình hỗ trợ liên bang.

Chiều 28/1, một liên minh phi lợi nhuận, trong đó có Hội đồng Phi lợi nhuận Quốc gia và Hiệp hội Y tế Công cộng Mỹ, đã đệ đơn kiện yêu cầu thẩm phán liên bang ban hành lệnh khẩn cấp để chặn bản ghi nhớ.

"Vì chỉ còn vài giờ nữa trước khi các bên nhận tài trợ liên bang rơi vào tình trạng hỗn loạn, nguyên đơn đã nộp đơn khiếu nại này và yêu cầu lệnh cấm tạm thời để duy trì nguyên trạng cho đến khi tòa án có cơ hội xem xét đầy đủ hơn về tính bất hợp pháp của các hành động đến từ chính quyền Trump", liên minh phi lợi nhuận viết.

Thẩm phán Loren AliKhan tại Washington hồi năm 2020. Ảnh: AP

Thẩm phán Loren AliKhan tại Washington hồi năm 2020. Ảnh: AP

Một liên minh khác gồm các tổng chưởng lý từ 23 bang do đảng Dân chủ lãnh đạo và Washington cùng ngày cho biết họ có kế hoạch đệ đơn kiện để ngăn chặn lệnh đóng băng, với lý do nó vi hiến.

Những người chỉ trích cho rằng động thái giữ lại tiền liên bang của OMB vi phạm Đạo luật Kiểm soát Tịch thu, đạo luật năm 1974 nêu rõ khuôn khổ khả năng của tổng thống trong việc đóng băng một số khoản tiền nhất định do quốc hội phân bổ.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt giải thích quyết định đóng băng này là một phần trong nỗ lực mà Tổng thống Trump theo đuổi nhằm biến chính phủ thành "nơi quản lý tốt tiền thuế của người dân".

Theo bà, lệnh đóng băng không phải là lệnh dừng chi tiêu toàn diện mà là công cụ để kiểm tra xem "mỗi đồng tiền chi ra có xung đột với các sắc lệnh và động thái hành pháp mà Tổng thống đã thực hiện hay không".

Vũ Hoàng (Theo AFP, Washington Post, CBS News)

Adblock test (Why?)

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2025

Đi thuê nhà, chàng trai 20 tuổi "cưa đổ" luôn bà chủ 40 tuổi

Câu chuyện tình yêu "đũa lệch" giữa chàng trai trẻ và nữ chủ nhà lớn hơn 20 tuổi đã thu hút sự chú ý lớn từ cư dân mạng. Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh mối quan hệ này, từ những lời chúc phúc đến những nghi ngờ về động cơ thực sự.

Cách đây không lâu, câu chuyện chàng trai đổi đời sau khi cưới vợ đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng Trung Quốc.

Rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng chàng thanh niên đó hiện giờ đang có khối tài sản cực khủng khiến nhiều người ao ước.

Câu chuyện xảy ra vào năm 2018, một chàng trai trẻ tên Đông Sâm đã đến thành phố Thâm Quyến (Trung Quốc) để lập nghiệp.

Để tiện cho việc đi làm, anh chàng quyết định thuê nhà và được giới thiệu cho căn hộ của chị Vũ.

Khi đó, Đông Sâm chỉ mới 20 tuổi, còn chị Vũ đã trải qua một lần đổ vỡ hôn nhân và đang nuôi dạy 2 con nhỏ. Chị Vũ sở hữu nhiều căn hộ cho thuê tại Thâm Quyến. Đông Sâm vừa ý với một căn hộ của chị Vũ nên đã nhanh chóng ký hợp đồng thuê nhà.

Sau đó, vì những vấn đề liên quan đến việc đóng tiền thuê nhà và sử dụng căn hộ, cả hai đều không tránh khỏi việc phải trao đổi, trò chuyện với nhau. Đông Sâm là người rất lịch sự, còn chị Vũ là một chủ nhà tốt bụng, luôn nhiệt tình giúp đỡ Đông Sâm giải quyết mọi vấn đề phát sinh. Chính sự thấu hiểu và những lần trò chuyện gần gũi đã giúp tình cảm giữa hai người dần dần nảy nở.

Đi thuê nhà, chàng trai 20 tuổi cưa đổ luôn bà chủ 40 tuổi-1

Sau một thời gian quen biết, chị Vũ thỉnh thoảng lại đến thăm Đông Sâm với lý do xem xét tình trạng căn hộ cho thuê. Mỗi lần về quê, Đông Sâm cũng đều mua đặc sản địa phương làm quà cho chị Vũ.

Để tỏ lòng cảm ơn, chị Vũ mời Đông Sâm đi ăn, sau đó, anh chàng lại mời ngược lại chị đi xem phim. 

Cứ như vậy, tình cảm mà Đông Sâm dành cho người phụ nữ hơn mình 20 tuổi ngày càng lớn.

Ban đầu, Đông Sâm thổ lộ tình cảm với Vũ nhưng chị kiên quyết từ chối vì chênh lệch tuổi tác quá lớn. 

Cuối cùng, nhờ kiên trì theo đuổi, Đông Sâm đã chiếm trọn trái tim chị chủ nhà.

Khi biết chuyện, bạn bè của chàng trai khuyên anh không nên yêu chị Vũ nhưng anh gạt đi. "Khoảng cách thế hệ, tuổi tác không phải là vấn đề", Đông Sâm nói. Chị Vũ cũng cho rằng, tình yêu có thể vượt qua mọi khác biệt giữa hai người.

Đi thuê nhà, chàng trai 20 tuổi cưa đổ luôn bà chủ 40 tuổi-2

Đến năm 2021, cặp đôi chính thức công khai hẹn hò. Khi biết chị Vũ chưa có ảnh cưới từ cuộc hôn nhân cũ, Đông Sâm đã đưa chị đến hiệu ảnh, hai người chụp ảnh cưới dù chưa kết hôn khiến Vũ cảm động. Hai người chính thức làm đám cưới và đăng ký kết hôn vào đầu năm 2024.

Ngoài vấn đề chênh lệch tuổi tác, chuyện tình giữa Đông Sâm và Vũ còn gây tranh cãi vì mối quan hệ chuyển từ thuê nhà sang chồng của chủ nhà.

Sau khi chia sẻ chuyện tình yêu lên trang Douyin, cặp vợ chồng nhanh chóng nổi tiếng và thu hút nhiều ý kiến trái chiều.

Nhiều người gửi lời chúc mừng cho cặp đôi, thế nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng Đông Sâm chỉ nhắm đến tài sản của chị Vũ. Trong khi chị chủ nhà là người phụ nữ thành đạt với bất động sản trải nhiều nơi thì Đông Sâm lại chỉ biết khoe khoang về tình yêu dành cho người vợ lớn hơn 20 tuổi. Cũng có người cho rằng chuyện tình cảm này chưa chắc đã bền lâu vì khoảng cách tuổi tác quá lớn.

Theo Nguoiduatin

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/L0JtkSp

Adblock test (Why?)

Biên phòng Mỹ đấu súng qua biên giới với băng đảng buôn người

Biên phòng Mỹ nổ súng bắn trả băng đảng Mexico đưa người nhập cư trái phép vượt sông biên giới ở Texas.

Biên phòng Mỹ trưa 27/1 phát hiện một nhóm người nhập cư trái phép đang tìm cách vượt qua sông biên giới Rio Grande gần Fronton, bang Texas, người phát ngôn Cơ quan An ninh Công cộng Texas (DPS) Chris Olivarez cho biết.

Các thành viên băng đảng buôn người nổ súng từ lãnh thổ Mexico vào các sĩ quan biên phòng Mỹ đang tuần tra, buộc họ khai hỏa đáp trả qua biên giới. Không ai bị thương trong vụ đấu súng và không có thành viên nào trong nhóm vượt biên chạy được vào lãnh thổ Mỹ.

DPS, lực lượng chịu trách nhiệm tuần tra ở khu vực Rio Grande, cho biết xe quân sự Mexico đã xuất hiện ở phía bên kia biên giới sau khi có nổ súng. Nổ súng qua biên giới là động thái rất nhạy cảm, có thể gây căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước liên quan.

NewsNation tường thuật rằng cảnh sát Hạt Starr, cảnh sát bang Texas và các đặc vụ biên phòng đã được triển khai đến khu vực sau vụ đấu súng.

Biên phòng Mỹ tuần tra trên sông Rio Grande vào ngày 24/1. Ảnh: AFP

Biên phòng Mỹ tuần tra trên sông Rio Grande vào ngày 24/1. Ảnh: AFP

Trong một thông báo cùng ngày trên mạng xã hội X, Thống đốc Texas Greg Abbott nói Lực lượng Đặc nhiệm Biên giới Texas đã được triển khai đến thung lũng Rio Grande hỗ trợ biên phòng đảm bảo an ninh, song không đề cập đến vụ đấu súng. Bộ An ninh Nội địa Mỹ chưa bình luận về sự việc.

Vụ đấu súng diễn ra gần đảo Fronton, nằm trong thung lũng Rio Grande, còn có biệt danh là "đảo băng đảng" vì các hoạt động thường xuyên của băng đảng tội phạm trong khu vực.

Năm 2023, Dawn Buckingham, lãnh đạo Cơ quan Quản lý Đất đai Texas, tuyên bố hòn đảo là lãnh thổ thuộc bang Texas bất chấp phản đối từ Mexico. Bà lý giải quyết định này nhằm trao thẩm quyền tuần tra cho lực lượng hành pháp Texas, chống lại tội phạm đang lợi dụng khu vực.

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 tuyên bố nhập cư trái phép qua biên giới phía Mexico đã trở thành tình trạng khẩn cấp quốc gia, giao quân đội hỗ trợ đảm bảo an ninh biên giới.

Lầu Năm Góc vào tuần trước đã triển khai thêm khoảng 1.500 binh sĩ đến biên giới Mỹ - Mexico, nhận nhiệm vụ tuần tra biên giới bằng trực thăng và hỗ trợ tổ chức các chuyến bay trục xuất.

Thanh Danh (Theo Fox, Newsweek, NewsNation)

Adblock test (Why?)

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2025

Ông Trump trừng phạt Colombia vì từ chối chuyến bay trục xuất

Tổng thống Trump tuyên bố áp trừng phạt Colombia, trong đó có tăng thuế nhập khẩu, sau khi Bogota từ chối nhận hai chuyến bay trục xuất người di cư.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/1 tuyên bố áp thuế 25% đối với các mặt hàng Colombia và mức thuế này sẽ tăng lên 50% trong vòng một tuần. Ông cũng sẽ áp lệnh cấm đi lại, lập tức thu hồi thị thực của quan chức chính phủ Colombia và "những người ủng hộ" Tổng thống Gustavo Petro, đồng thời tăng cường giám sát công dân Colombia tại các sân bay.

"Những biện pháp này chỉ là khởi đầu. Chúng tôi sẽ không để chính phủ Colombia vi phạm nghĩa vụ pháp lý của họ liên quan tới tiếp nhận và trả lại những tên tội phạm mà họ ép vào Mỹ", ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social.

Tổng thống Mỹ đồng thời công bố các lệnh trừng phạt khẩn cấp đối với kho bạc, ngân hàng và ngành tài chính Colombia. Ông cũng sẽ chỉ đạo tăng cường kiểm soát biên giới đối với công dân và hàng hóa Colombia.

Phản ứng trước động thái của Mỹ, Tổng thống Colombia Gustavo Petro ban đầu tuyên bố sẽ áp thuế 50% với các hàng hóa của Mỹ, nhưng sau đó nói rằng ông đã chỉ thị Bộ trưởng Ngoại thương tăng thuế hàng nhập khẩu từ Mỹ lên 25%.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Las Vegas, Nevada ngày 25/1. Ảnh: AFP

Tổng thống Donald Trump tại Las Vegas, Nevada ngày 25/1. Ảnh: AFP

Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Colombia, chủ yếu nhờ hiệp định thương mại tự do năm 2006, với giá trị thương mại hai chiều là 33,8 tỷ USD vào năm 2023, trong đó Mỹ đạt thặng dư thương mại 1,6 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu lớn nhất của Mỹ từ Colombia trong năm là dầu thô, vàng, cà phê và cành hoa hồng.

Colombia là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ và là đối tác thương mại lớn thứ ba của nước này ở khu vực Mỹ Latin.

Động thái của ông Trump diễn ra sau khi Tổng thống Petro phản đối Mỹ huy động máy bay quân sự để trục xuất người di cư, từ chối cho những chuyến bay như vậy vào không phận Colombia.

"Mỹ không thể đối xử với người di cư Colombia như tội phạm", Tổng thống Petro ngày 26/1 viết trên mạng xã hội X, thêm rằng các chuyến bay sẽ chỉ được chấp nhận sau khi Washington tạo ra một quy trình đảm bảo "đối xử tôn trọng" với người di cư.

Một quan chức Mỹ cho hay Colombia đã từ chối hai máy bay quân sự chở khoảng 160 người. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tuyên bố nước Mỹ sẽ "không bị lừa dối hay lợi dụng nữa", nói rằng Tổng thống Petro đã cấp phép cho các chuyến bay nhưng sau đó hủy giấy phép khi phi cơ đang trong hành trình đến Colombia.

Ông Petro nói sẵn sàng tiếp nhận các chuyến bay dân sự Mỹ chở những người di cư bị trục xuất, miễn là họ không bị đối xử "như tội phạm". Chính phủ Colombia cũng tuyên bố sẽ đưa chuyên cơ tổng thống đến Mỹ để tiếp nhận "một cách tôn trọng" những người di cư trên chuyến bay bị Bogota từ chối.

Người nhập cư bất hợp pháp bị còng, xích cố định trước khi lên vận tải cơ C-17 ở bang Texas, Mỹ, hôm 23/1. Ảnh: USAF

Người nhập cư bất hợp pháp bị còng, xích cố định trước khi lên vận tải cơ C-17 ở bang Texas, Mỹ, hôm 23/1. Ảnh: USAF

Ngay từ trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024, ông Trump nhiều lần tuyên bố sẽ trục xuất người di cư bất hợp pháp. Tổng thống Mỹ gần đây cho hay sẽ trục xuất những người có tiền án trước và tuyên bố chiến dịch đang diễn ra tốt đẹp.

Ít nhất ba chuyến bay trục xuất của Mỹ đã hạ cánh tại Guatemala. Chính quyền Trump hiện sử dụng cả máy bay thương mại và quân sự cho hoạt động này. Hình ảnh được công bố tuần trước cho thấy nhiều người bị còng chân tay và xích cố định quanh bụng trước khi lên máy bay trục xuất.

Bộ ngoại giao Brazil cho biết sẽ yêu cầu chính phủ Mỹ giải thích về "cách đối xử tàn tệ" với công dân nước này. Mexico cũng từ chối cho chuyến bay như vậy hạ cánh hôm 24/1.

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Tỷ phú Elon Musk sở hữu tài sản lớn nhất mọi thời đại

Khối tài sản của tỷ phú Elon Musk lên tới 474 tỷ USD, lớn nhất mọi thời đại.

Năm 2024 được xem là năm đáng nhớ đối với tỷ phú Elon Musk khi ông dẫn đầu danh sách 10 tỷ phú có khối tài sản tăng mạnh nhất thế giới.

Hiện tại, tỷ phú gốc Nam Phi đang nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành của SpaceX và Tesla, đồng thời là chủ sở hữu của trang mạng xã hội X (trước đây mang tên Twitter).

Theo thống kê của Forbes, người đàn ông này tiếp tục làm nên lịch sử khi trở thành người đầu tiên trên thế giới sở hữu khối tài sản vượt mốc 400 tỷ USD. So với năm 2023, tài sản của ông Elon Musk tăng thêm 245 tỷ USD, đạt mức 474 tỷ USD.

Tỷ phú Elon Musk sở hữu tài sản lớn nhất mọi thời đại-1

Tỷ phú Elon Musk sở hữu khối tài sản 474 tỷ USD.

Được biết, khối tài sản của ông chủ mạng xã hội X gia tăng mạnh mẽ kể từ khi SpaceX và nhiều nhà đầu tư của công ty đồng ý mua lại cổ phần nội bộ trị giá 1,25 tỷ USD. Giao dịch định giá công ty tên lửa và vệ tinh này rơi vào khoảng 350 tỷ USD, đưa tài sản cá nhân của vị tỷ phú gốc Nam Phi tăng thêm khoảng 50 tỷ USD, lên tới 440 tỷ USD.

Hiện tại, ông Elon Musk nắm giữ 42% cổ phần trong công ty khai phá vũ trụ SpaceX. Hồi tháng 6, công ty này được định giá ở mức 210 tỷ USD, đồng nghĩa với việc cổ phần của ông Elon Musk có trị giá 88 tỷ USD.

Chưa dừng lại ở đó, phần lớn khối tài sản của ông Elon Musk còn nằm ở cổ phần 13% ông nắm giữ trong Tesla với giá trị 145 tỷ USD và nắm lượng chứng quyền tương đương cổ phần 9% đang bị treo trong một vụ kiện chưa được giải quyết.

Tờ Bloomberg Billionaires Index thông tin thêm, tài sản của ông Elon Musk đã vượt xa người giàu thứ hai thế giới là nhà sáng lập Amazon, ông Jeff Bezos với cách biệt lên đến 140 tỷ USD. Đánh dấu sự thống trị vững chắc của vị tỷ phú này trong danh sách những người giàu nhất hành tinh.

Ngoài lĩnh vực kinh doanh, sức ảnh hưởng của vị tỷ phú Elon Musk còn lan sang lĩnh vực chính trị khi trở thành người ủng hộ nhiệt thành của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và dự kiến sớm trở thành đồng Bộ trưởng Bộ hiệu quả chính phủ tương lai.

Suốt chiến dịch tranh cử của thành viên đảng Cộng hòa, ông Elon Musk hỗ trợ số tiền lên đến 270 triệu USD. Bù lại, từ sau khi ông Donald Trump thắng cử, tài sản của vị tỷ phú 53 tuổi tăng mạnh.

Theo Bloomberg, giá trị tài sản ròng của ông Elon Musk tăng 77% kể từ khi ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống vào tháng 11. Đồng thời, giá cổ phiếu Tesla tăng thêm 40% và mức định giá của công ty trí tuệ nhân tạo xAI cũng nhân đôi, khiến tài sản của ông chủ mạng xã hội X tăng trưởng với tốc độ kỷ lục.

Việc ông Donald Trump trở lại lãnh đạo Nhà Trắng được xem là yếu tố có lợi cho Tesla - hãng xe điện mà ông Elon Musk đang giữ vai trò CEO và là cổ đông lớn nhất. Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng quy chế giám sát đối với xe điện sẽ được nới lỏng trong nhiệm của ông Donald Trump.

Thậm chí, Tổng thống Donald Trump hứa xóa bỏ khoản tín dụng thuế xe điện trị giá 7.500 USD và được ông Elon Musk bày tỏ sự ủng hộ. Với khối tài sản khổng lồ và tầm ảnh hưởng ngày càng lớn, tỷ phủ Elon Musk tiếp tục là nhân vật nổi bật không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà còn trên chính trường và kinh tế toàn cầu.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/lXfsBHz

Adblock test (Why?)

Cảnh khuyển Corgi mất thưởng Tết vì ngủ gật

Trung QuốcFu Zai, chó Corgi cảnh khuyển nổi tiếng, bị cắt thưởng cuối năm vì ngủ trong giờ làm việc, tiểu vào bát ăn của chính mình.

Cảnh sát Duy Phương, tỉnh Sơn Đông, tuần này đăng nội dung đánh giá tổng kết cuối năm công việc của chó Fu Zai, cảnh khuyển Corgi nổi tiếng trên mạng xã hội nước này. Cấp trên cho biết Fu Zai đã thể hiện tốt trong năm 2024, hoàn thành nhiều nhiệm vụ an ninh, nâng cao đáng kể hình ảnh của lực lượng cảnh khuyển Duy Phương. Với những thành tích này, Fu Zai được thưởng Tết một bông hoa đỏ, cùng một số đồ chơi, đồ ăn vặt.

"Tuy nhiên, những hành vi gần đây của 'đồng chí', như ngủ gật ở nơi làm việc, tè vào bát ăn, khiến chúng tôi buộc phải khiển trách và phạt cắt đồ ăn vặt, 'đồng chí' sẽ chỉ được giữ lại bông hoa đỏ", viên cảnh sát nói.

Fu Zai trong cuộc họp đánh giá cuối năm. Ảnh: Cảnh sát Duy Phương

Fu Zai trong cuộc họp đánh giá cuối năm. Ảnh: Cảnh sát Duy Phương

Cuộc họp đánh giá tổng kết cuối năm của chó Fu Zai gây sốt trên mạng xã hội Trung Quốc. "Fu Zai tội nghiệp làm việc chăm chỉ cả năm rồi mất thưởng Tết cuối năm. Tôi hiểu cảm giác này", một người bình luận.

"Nó tè vào bát ăn của nó chứ có phải bát của cấp trên đâu. Hãy để tôi chịu phạt thay, để nó được nhận thưởng", người khác đùa.

Nhằm "trấn an", cảnh sát Duy Phương cho biết dù bị cắt thưởng Tết, Fu Zai đã nhận được một gói quà Tết hậu hĩnh thay thế, gồm cá trích Thái Bình Dương, súp bí ngô, thịt viên, sủi cảo và món Phật nhảy tường, được chế biến theo phong cách phù hợp với chó cưng.

Chó Fu Zai sinh ngày 28/8/2023, được chủ sở hữu tặng cho trại huấn luyện cảnh khuyển Duy Phương lúc hai tháng tuổi. Con chó nhanh chóng tỏ ra vượt trội so với bạn đồng lứa. Tiềm năng của nó được một huấn luyện viên phát hiện.

Tháng 10/2024, Fu Zai tốt nghiệp khóa huấn luyện dự bị, trở thành chó chuyên phát hiện chất nổ. Fu Zai là hiện tượng Internet ở Trung Quốc vì "nụ cười" đáng yêu, đôi chân ngắn đặc trưng và thành tích trong nghiệp vụ.

Đức Trung (Theo CNA, Global Times, CNN)

Adblock test (Why?)

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2025

Chính quyền Trump tìm thêm máy bay cho chiến dịch trục xuất

Ngoài phi cơ quân sự, chính quyền Trump đang tìm cách huy động thêm máy bay dân sự để đẩy nhanh nỗ lực trục xuất người nhập cư trái phép.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump trong tuần này bắt đầu trục xuất người nhập cư trái phép bằng vận tải cơ quân sự. Phó chánh văn phòng Nhà Trắng Stephen Miller ngày 24/1 cho biết ông Trump sẵn sàng mạnh tay hơn nữa, có thể triển khai máy bay từ các nguồn khác để tăng tốc chiến dịch.

"Rõ ràng là còn có nguồn lực từ Bộ An ninh Nội địa, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao Mỹ, phi cơ thương mại, máy bay cho thuê, đều có thể dùng cho hoạt động trục xuất hợp pháp", ông Miller nói.

Giới quan sát cho rằng ông Trump có thể kích hoạt Đội bay Dự bị Quân sự (CRAF), buộc các hãng hàng không thương mại phải hỗ trợ nguồn lực cho quân đội trong trường hợp khẩn cấp. CRAF từng được kích hoạt trong chiến dịch sơ tán binh sĩ, công dân Mỹ khỏi Afghanistan năm 2021.

Khi được hỏi về nhu cầu thêm máy bay, Karoline Leavitt, thư ký báo chí Nhà Trắng, nói họ đang sử dụng cả phi cơ quân sự và dân sự để hoàn thành nhiệm vụ.

"Trong vòng một tuần, chính quyền đã sắp xếp số chuyến bay trục xuất người nhập cư trái phép nhiều kỷ lục", bà Leavitt trả lời Fox News. "Ông Joe Biden đã cho phép hàng chục triệu tội phạm trái phép vào đất nước. Để bắt và trục xuất nhiều người nhất có thể, quốc hội phải thông qua một dự luật cấp kinh phí cho lực lượng hành pháp tại biên giới, các trung tâm giam giữ và nỗ lực trục xuất".

Vận tải cơ C-17 Mỹ chuẩn bị cất cánh từ căn cứ Fort Bliss ngày 23/1, chở theo 80 người nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất về Guatemala.

Vận tải cơ C-17 Mỹ chuẩn bị cất cánh từ căn cứ Fort Bliss ngày 23/1, chở theo 80 người nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất về Guatemala. Ảnh: BQP Mỹ

Ông Trump khi tranh cử đã cam kết giải quyết tình trạng nhập cư bất hợp pháp bằng loạt biện pháp cứng rắn. Sau khi nhậm chức ngày 20/1, ông đã ban bố tình trạng khẩn cấp ở biên giới phía nam và yêu cầu tiến hành các biện pháp cứng rắn để trục xuất người nhập cư trái phép có hành vi phạm tội.

Chính quyền ông Trump ngày 23/1 thông báo bắt đầu chiến dịch trục xuất, công bố hình ảnh cho thấy người nhập cư bất hợp pháp xếp hàng lên vận tải cơ quân sự C-17 ở căn cứ Fort Bliss, bang Texas. Tất cả đều bị còng tay chân và buộc xích cố định quanh hông.

Lầu Năm Góc được lệnh hỗ trợ Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) tổ chức các chuyến bay để trục xuất người nhập cư bất hợp pháp. Tom Homan, cựu lãnh đạo ICE được ông Trump bổ nhiệm phụ trách chiến dịch trục xuất hàng loạt, xác nhận những chuyến bay quân sự như vậy sẽ diễn ra hàng ngày.

Như Tâm (Theo Fox News, Axios)

Adblock test (Why?)

Xu hướng 'tiệc tất niên cho thú cưng' tại Thượng Hải

Trung QuốcHàng loạt nhà hàng ở Thượng Hải bắt đầu phục vụ tiệc tất niên với thực đơn riêng cho thú cưng đi cùng khách hàng.

Bữa cơm tất niên là dịp để các gia đình đoàn tụ, cùng nhau tạm biệt năm cũ và chào đón năm mới. Tuy nhiên, nhiều người ở Trung Quốc đang có xu hướng nuôi thú cưng thay vì sinh con, khiến các nhà hàng bắt đầu cung cấp dịch vụ tiệc cuối năm mang phong cách như bữa cơm tất niên dành cho thú cưng.

Momo Ni, 27 tuổi, là một trong 10 người đem thú cưng tới tụ tập trong bữa tiệc cuối năm ở nhà hàng Kongshan Yunnan ở Thượng Hải. Tại đây, những con cún được cung cấp suất ăn riêng và cùng dùng bữa với chủ.

"Nó là bạn tâm giao của tôi, hỗ trợ tôi rất nhiều về mặt tinh thần. Giờ là thời điểm cho bữa cơm đoàn viên, tôi muốn ăn cùng người bạn thân thiết của mình để nó có thể cảm nhận không khí Tết", Ni nói về chó cưng Yakult.

Khi gõ từ khóa "tiệc tất niên cho thú cưng" trên mạng xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc, sẽ xuất hiện hàng loạt kết quả từ bữa cơm đến những món quà đóng hộp dành cho thú cưng. Một số người bán còn chuẩn bị các món ăn truyền thống Trung Quốc nhưng được chế biến theo khẩu vị của chó.

Những người chủ mang theo thú cưng dùng bữa tất niên tại nhà hàng ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 25/1. Ảnh: Reuters

Những người chủ mang theo thú cưng dùng bữa tất niên tại nhà hàng ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 25/1. Ảnh: Reuters

Gu Jiayu, đồng sở hữu nhà hàng Kongshan Yunnan, cho biết họ mong muốn giúp khách hàng có thể dùng bữa tối cuối năm cùng thú cưng. Người chủ có thể dùng các món như gà hầm, trong khi chó cưng được phục vụ ức gà xé, rau luộc kèm đồ ăn vặt.

"Rất nhiều người làm việc chăm chỉ và chịu áp lực lớn, đặc biệt là ở các thành phố. Họ coi thú cưng như bạn đồng hành và thậm chí là con của mình", Jiayu nói.

Daisy Xu, 28 tuổi, thực khách tại nhà hàng, cho biết gia đình cô sẽ nấu ăn cho chó cưng, bố mẹ cô còn chuẩn bị lì xì cho nó trong dịp Tết này.

Thị trường chăm sóc thú cưng của Trung Quốc đã tăng trưởng gần 40% kể từ năm 2020, đạt giá trị 94,6 tỷ nhân dân tệ (13,6 tỷ USD) trong năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu Euromonitor có trụ sở tại Anh.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Campuchia soạn luật phạt tù người phủ nhận tội ác của chế độ Pol Pot

Chính phủ Campuchia thông qua dự luật phạt tối đa 5 năm tù với người phủ nhận các tội ác, trong đó có tội diệt chủng, của chế độ Pol Pot.

Dự luật được phê duyệt trong cuộc họp nội các do Thủ tướng Campuchia Hun Manet chủ trì sáng 25/1, nhằm ngăn chặn tội ác của chế độ Pol Pot tái diễn và đem lại công lý cho các nạn nhân, phát ngôn viên chính phủ Campuchia Pen Bona cho biết.

Theo dự luật, bất kỳ người nào phủ nhận các hành vi tàn bạo của chế độ Pol Pot sẽ bị truy tố. Định nghĩa về những hành vi này trong dự luật bao gồm diệt chủng, tội ác chống lại loài người và tội ác chiến tranh. Đây những tội danh mà các thủ lĩnh của chế độ Pol Pot đã bị Tòa án Đặc biệt Tư pháp Campuchia (ECCC), cơ quan do Campuchia và Liên Hợp Quốc phối hợp thành lập, truy tố và xét xử.

Dự luật có 7 điều này quy định những người "phủ nhận sự thật về quá khứ đau thương" sẽ đối diện án tù 1-5 năm và mức phạt 2.500-125.000 USD. Phát ngôn viên Bona cho biết sau khi được chính phủ thông qua, dự luật sẽ sớm được trình lên quốc hội Campuchia để phê duyệt.

Nuon Chea, cánh tay phải của Pol Pot, tại tòa án do Liên Hợp Quốc bảo trợ năm 2016. Ảnh: AFP

Nuon Chea, cánh tay phải của Pol Pot, tại phiên xét xử của Tòa án Đặc biệt Tư pháp Campuchia năm 2016. Ảnh: AFP

Dự luật được soạn thảo theo đề xuất của Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ông Hun Sen hồi tháng 5/2024 cho rằng một số chính trị gia Campuchia vẫn từ chối công nhận tội ác diệt chủng của chế độ Pol Pot và kêu gọi chính phủ trừng phạt họ bằng pháp luật.

Dự luật này dự kiến thay thế một điều luật tương tự do ông Hun Sen khởi xướng và được ban hành vào năm 2013, trong đó cấm đưa ra phát ngôn phủ nhận tội ác của chế độ Pol Pot và áp dụng mức phạt tù tối đa hai năm với những người vi phạm.

Theo phán quyết năm 2018 của ECCC, chế độ Pol Pot đã phạm "tội ác diệt chủng và tội ác chống lại nhân loại" đối với cộng đồng gốc Chăm và cộng đồng gốc Việt tại Campuchia trong giai đoạn 1975-1979. Những tội ác này được thể hiện qua các chính sách sát hại, thanh trừng, trục xuất và bắt tù dựa trên yếu tố sắc tộc.

Farina So, cựu lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Giới tính và Sắc tộc thuộc Trung tâm Tổng hợp Tư liệu Campuchia (DC-Cam), ước tính 36% dân số Chăm theo Hồi giáo, tương đương hơn 300.000 người, đã thiệt mạng trong hơn ba năm chế độ Pol Pot nắm quyền.

Khoảng 90% trong cộng đồng 200.000 người gốc Việt tại Campuchia giai đoạn đó bị trục xuất. ECCC cũng thống kê nhiều vụ sát hại tập thể người gốc Việt tại Campuchia giai đoạn 1977-1978.

Phạm Giang (Theo AFP, Khmer Times)

Adblock test (Why?)

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2025

Ông Putin: Nga luôn sẵn sàng đàm phán về Ukraine

Tổng thống Putin cho biết Nga luôn sẵn sàng đối thoại về xung đột Ukraine, nhưng cho rằng nỗ lực này đang bị Kiev cản trở.

"Chúng tôi luôn nói, và tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa, rằng Nga luôn sẵn sàng đối thoại về vấn đề Ukraine. Dù vậy, có một số vấn đề cần phải đặc biệt chú ý. Ví dụ, người đứng đầu chính quyền Ukraine hiện nay từng ban hành lệnh cấm đàm phán khi ông ấy vẫn còn là nguyên thủ hợp pháp", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc phỏng vấn công bố hôm nay.

Ông chủ Điện Kremlin đưa ra phát biểu khi được hỏi về thông tin Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn thảo luận với lãnh đạo Nga về xung đột tại Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn, Tổng thống Putin cũng thể hiện tán thành quan điểm của ông Trump rằng xung đột Nga - Ukraine có thể sẽ không bùng phát nếu chính trị gia đảng Cộng hòa giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020.

"Tôi không thể không đồng ý rằng khủng hoảng tại Ukraine có thể đã không xảy trong năm 2022 nếu ông Trump khi đó là tổng thống, tức là chiến thắng của ông ấy không bị đánh cắp vào năm 2020", Tổng thống Putin cho hay.

Ông Putin trong sự kiện tại thủ đô Moskva hôm 17/1. Ảnh: Reuters

Ông Putin trong sự kiện tại thủ đô Moskva hôm 17/1. Ảnh: Reuters

Ông chủ Điện Kremlin gọi Tổng thống Trump là người "thực dụng" và "thông minh". Ông bày tỏ tin tưởng người đồng cấp Mỹ sẽ không ép giá dầu thế giới xuống thấp để làm tổn hại nền kinh tế Nga, thêm rằng giá dầu "quá cao hay quá thấp" đều gây ảnh hưởng tới nền kinh tế hai nước.

Andriy Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, khẳng định Moskva và Washington không thể đàm phán về xung đột Ukraine mà thiếu sự góp mặt của Kiev cũng như các nước châu Âu. "Điều đó sẽ không xảy ra. Ông Putin cần phải quay lại với thực tế. Đây không phải cách mà thế giới hiện đại vận hành", ông Yermak nói.

Ông Trump chưa bình luận về thông tin.

Tổng thống Mỹ hôm 23/1 kêu gọi người đồng cấp Putin đạt thỏa thuận "ngay bây giờ" để chấm dứt chiến sự Ukraine, hoặc Nga sẽ bị áp thuế và lệnh trừng phạt. Dù vậy, ông chủ Nhà Trắng cho biết "không muốn làm tổn thương nước Nga và có quan hệ rất tốt với Tổng thống Putin".

Tổng thống Trump cũng cho rằng giá dầu thô hiện tại vẫn ở mức cao và sẽ yêu cầu OPEC hạ giá để chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine. Phương Tây nhiều năm qua tìm cách siết nguồn thu từ dầu mỏ của Nga vì cho rằng đây là nguồn tài chính cho chiến sự tại Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hồi tháng 10/2022 ký sắc lệnh cấm đàm phán trực tiếp với Nga chừng nào Tổng thống Putin còn tại nhiệm. Trong cuộc phỏng vấn đăng ngày 15/1, Ngoại trưởng Ukraine Andrey Sibiga xác nhận lệnh cấm vẫn còn hiệu lực.

Giới chức Nga cho rằng ông Zelensky không còn là tổng thống hợp pháp của Ukraine từ tháng 5/2024, thời điểm ông kết thúc nhiệm kỳ 5 năm. Trong khi đó, Tổng thống Zelensky yêu cầu không tổ chức bầu cử trước khi xung đột kết thúc.

Phạm Giang (Theo AFP, TASS)

Adblock test (Why?)

Người Việt ở Mỹ kỳ vọng về chính quyền ông Trump

Một số người Việt ở Mỹ kỳ vọng chính sách siết nhập cư, tăng khoan dầu của ông Trump sẽ giúp cải thiện công bằng xã hội và nền kinh tế.

Ngày 20/1, ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 của Mỹ sau 4 năm rời Nhà Trắng. Trong phát biểu nhậm chức, ông đã vạch tầm nhìn chính sách cho nhiệm kỳ mới, từ kiểm soát nhập cư, giảm giá sinh hoạt, cho tới tăng cường khai thác dầu khí và đầu tư cho tham vọng đưa người lên sao Hỏa.

Khoảng 200 sắc lệnh, chỉ thị đã được ông Trump ký ngay trong ngày đầu ở Nhà Trắng, trong đó có nhiều cam kết mà ông đưa ra trong suốt chiến dịch tranh cử, nhằm "đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại". Ông áp đặt những hạn chế nghiêm ngặt mới về nhập cư và tị nạn tại Mỹ, trong khi đẩy nhanh cấp phép và mở rộng đáng kể hoạt động khoan dầu.

"Tôi thấy ông Trump lên làm Tổng thống nhiều điềm lành hơn dữ. Điềm lành mà tôi muốn nói đến ở đây là xử lý tình trạng nhập cư bất hợp pháp và triển khai các chính sách kinh tế vì nước Mỹ", Phuc Ngo, kỹ sư gốc Việt ở quận Cam, bang California, nói với VnExpress.

Ông Trump đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia ở biên giới phía nam và yêu cầu triển khai quân đội để siết nhập cư. Ông cũng chỉ thị đóng ứng dụng CBP One đang hỗ trợ hàng trăm nghìn người nhập cư, tạm ngưng tiếp nhận người tị nạn.

Tổng thống Mỹ từng nhiều lần nói về kế hoạch trục xuất người nhập cư trái phép, đặc biệt là tội phạm, cũng như chấm dứt chính sách cấp quyền công dân cho người sinh trên đất Mỹ.

Tổng thống Donald Trump tại Đồi Capitol ngày 20/1. Ảnh: AFP

Tổng thống Donald Trump tại Đồi Capitol ngày 20/1. Ảnh: AFP

Tu chính án thứ 14 của hiến pháp Mỹ nêu rõ "tất cả những người sinh ra hoặc nhập tịch vào Mỹ, chịu sự quản lý của Mỹ, đều là công dân Mỹ và bang nơi họ cư trú". Chính sách này nhằm đảm bảo rằng con cái của những nô lệ được đưa tới Mỹ trái với ý muốn của họ đều được công nhận là công dân Mỹ.

Phuong Nguyen, nhân viên bảo hiểm ở Texas, cho rằng chính sách này tồn tại những lỗ hổng mà người nhập cư bất hợp pháp đang tận dụng, khi họ sinh ra em bé mang quốc tịch Mỹ, sau đó tìm cách bảo lãnh cả gia đình sang Mỹ.

Phuong Nguyen thêm rằng những người đi làm như anh nộp thuế rất nhiều và không muốn tiền thuế được dùng để trợ cấp cho những người không đóng thuế.

"Có thể mọi người sẽ nghĩ đây là ích kỷ, nhưng tôi muốn một xã hội công bằng", anh nói. "Việc người nhập cư bất hợp pháp lợi dụng chính sách này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của mọi người. Họ sẽ cạnh tranh việc làm, khiến giá lao động giảm và tăng tỷ lệ tội phạm".

Ngay trong ngày đầu nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh bãi bỏ quyền công dân cho người sinh ra tại Mỹ, trong đó chính quyền liên bang sẽ không cấp hộ chiếu, giấy chứng nhận quốc tịch hoặc các giấy tờ khác cho trẻ em có mẹ đang ở Mỹ bất hợp pháp hoặc tạm thời, và có cha không phải là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân.

Phuc Ngo cho hay việc được công nhận là công dân Mỹ sẽ đi kèm "rất nhiều quyền lợi" và anh ủng hộ chấm dứt chính sách cấp quốc tịch theo nơi sinh. Tuy nhiên, kỹ sư gốc Việt cho rằng cần cẩn trọng để giải quyết "đúng người, đúng việc", không ảnh hưởng tới những người sinh sống hợp pháp khác.

Joseph Nguyen, giảng viên Sắc tộc học tại Đại học California State University Long Beach, có cái nhìn đa chiều hơn.

"Một mặt tôi thấy thật vô lý khi một người ngoại quốc đi tới Mỹ du lịch hay nhập cư không giấy tờ sinh con ở đây và đứa trẻ đó liền được công nhận là công dân Mỹ. Nhưng mặt khác quyền này thể hiện bản sắc của Mỹ là quốc gia nhập cư và khiến Mỹ khác biệt với các nước khác", anh nói.

Tổng chưởng lý 22 bang ngày 21/1 đệ đơn kiện ông Trump lên tòa án liên bang ở Boston và Seattle, nhằm chặn kế hoạch xóa bỏ quyền công dân cho người sinh ra tại Mỹ. Thẩm phán liên bang John Coughenour ngày 23/1 ra phán quyết hoãn thực thi sắc lệnh của Tổng thống Trump trong 14 ngày, cho rằng nó "vi hiến một cách trắng trợn", nhưng chính quyền ông Trump tuyên bố sẽ kháng cáo.

Ngoài vấn đề nhập cư và quyền công dân theo nơi sinh, ông Trump cũng muốn giảm giá sinh hoạt, giảm thuế và giá năng lượng cho người dân Mỹ.

"Tôi tin rằng chi phí sinh hoạt dưới thời ông Trump sẽ giảm, đặc biệt về năng lượng, nhờ chính sách cắt giảm chi phí bảo vệ môi trường và tăng sản lượng khai thác dầu khí", Huy Pham, 33 tuổi, người gốc Việt đang kinh doanh một tiệm làm móng ở California, cho hay.

Sang Mỹ năm 2008, Huy Pham cho biết các chính sách của ông Trump khá quen thuộc với đường lối của đảng Cộng hòa nói chung. "Họ luôn muốn giảm thuế và cắt giảm các quy định, tạo thuận lợi cho những người làm kinh doanh", anh nói.

Ông Trump tới phát biểu tại cuộc mít tinh mừng chiến thắng của phong trào MAGA tại Nhà thi đấu Capital One ở Washington hôm 19/1. Ảnh: AFP

Ông Trump tới phát biểu tại cuộc mít tinh mừng chiến thắng của phong trào MAGA tại Nhà thi đấu Capital One ở Washington hôm 19/1. Ảnh: AFP

Trong diễn văn nhậm chức ngày 20/1, ông Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng quốc gia, khẳng định Mỹ sẽ tăng cường khai thác dầu khí. "Chúng tôi sẽ giảm giá thành, làm đầy các kho dự trữ chiến lược một lần nữa và trên hết là xuất khẩu năng lượng Mỹ khắp thế giới. Chúng ta sẽ lại là quốc gia giàu có và chính nguồn vàng đen dưới chân sẽ giúp chúng ta làm điều đó", ông nói.

Ông cũng tuyên bố chấm dứt Thỏa thuận Xanh Mới và hủy bỏ "quy định bắt buộc về xe điện", cứu ngành ôtô và "giữ đúng lời hứa thiêng liêng của tôi với công nhân ngành ôtô vĩ đại của Mỹ".

"Xe điện và biến đổi khí hậu cũng quan trọng, nhưng với người dân bình thường, thật khó để nghĩ về biến đổi khí hậu trong khi giá cả leo thang", Joseph Nguyen nói, cho biết giá xăng ở California thậm chí có thể gấp đôi một số bang khác.

Phuong Nguyen cho hay giá xăng dầu ở nơi anh sống tại bang Texas thuộc nhóm thấp nhất nước Mỹ, nên đây không phải gánh nặng. "Nhưng nếu chính quyền Tổng thống Trump cho phép tăng khai thác và xuất khẩu dầu khí, giá hàng hóa nội địa có thể giảm và giúp cuộc sống của mọi người tốt hơn", anh nói.

Dù khá lạc quan về cuộc sống trong 4 năm nhiệm kỳ ông Trump, nhiều người Việt ở Mỹ vẫn phải thừa nhận còn quá sớm để nói về tương lai.

"Với một người khó lường như ông Trump, thật khó có thể đoán trước tương lai. Chúng ta phải chờ xem thôi", Joseph Nguyen nói.

Đức Trung - Thùy Lâm

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2025

Mỹ nói các nước NATO phải đóng góp công bằng nếu muốn kết nạp Ukraine

Phái viên của Tổng thống Trump nói các nước thành viên NATO phải đóng góp công bằng về quốc phòng trước khi xem xét mở rộng liên minh, như kết nạp Ukraine.

"Các ngài sẽ gặp vấn đề rất lớn ở Mỹ nếu để Tổng thư ký NATO nói về việc kết nạp Ukraine vào liên minh quân sự", Richard Grenell, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nói ngày 23/1.

Phát biểu của ông Grenell được đưa ra sau khi Tổng thư ký NATO Mark Rutte, người từng là thủ tướng Hà Lan, nói rằng việc trở thành thành viên chính thức của NATO sẽ là "kết quả dễ dàng nhất" đối với Ukraine nếu nền hòa bình "bền vững" được đảm bảo.

"Các ngài không thể yêu cầu người dân Mỹ mở rộng phạm vi bảo vệ của NATO khi các thành viên hiện tại không đóng góp công bằng, trong đó có Hà Lan. Hà Lan cũng cần tăng khoản đóng góp", ông Grenell nói.

Richard Grenell tại Wisconsin, Mỹ hồi tháng 7/2024. Ảnh: Reuters

Richard Grenell tại Wisconsin, Mỹ hồi tháng 7/2024. Ảnh: Reuters

Grenell lặp lại lời kêu gọi của Tổng thống Trump rằng các thành viên NATO phải chi nhiều hơn cho quốc phòng. "Chúng ta cần đảm bảo những lãnh đạo đó sẽ chi ra khoản tiền phù hợp", ông nói.

Grenell chỉ trích cựu tổng thống Joe Biden vì đã không tiếp xúc với Tổng thống Nga Vladimir Putin từ khi chiến sự ở Ukraine bùng phát và cho biết ông Trump đang gây sức ép để buộc Moskva và Kiev "ngồi vào bàn đàm phán'.

"Người Mỹ vô cùng thất vọng vì chúng tôi đang chi ra hàng trăm tỷ USD, trong khi các lãnh đạo của chúng ta không trao đổi với nhau nhằm cố gắng giải quyết vấn đề", Grenell nhấn mạnh.

Năm 2023, 32 quốc gia thành viên NATO đặt mức tối thiểu chi tiêu quốc phòng là 2% GDP. Ông Trump đề xuất tăng mức này lên 5%. Ông Rutte thừa nhận cần tăng mức chi tiêu quốc phòng. "Chúng ta sẽ quyết định con số chính xác vào cuối năm nay, nhưng sẽ cao hơn đáng kể so với mức 2%", Tổng thư ký Rutte nói.

Ông cũng cho rằng châu Âu sẽ phải đóng góp nhiều hơn để tiếp tục được Mỹ hỗ trợ quốc phòng. "Chúng ta phải sẵn sàng làm điều đó, vì hiện tại Mỹ đang đóng góp nhiều hơn châu Âu. Ông Trump nói đúng về vấn đề này", ông Rutte nói.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ ngày 23/1. Ảnh: AFP

Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Thụy Sĩ ngày 23/1. Ảnh: AFP

Sau phát biểu của phái viên Grenell, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo nhắc rằng Nga mới là đối thủ của liên minh. "Tôi thấy các đối tác đang chỉ trích lẫn nhau rất nhiều. Điều đó chẳng ích gì", ông cho hay.

Ông Trump hồi đầu tháng này nói rằng người tiền nhiệm Biden đã quyết định cho phép Ukraine gia nhập NATO, ám chỉ đây là nguyên nhân khiến Nga mở chiến dịch tại quốc gia láng giềng. Trên thực tế, các nước NATO hồi năm 2008 từng đồng ý về khả năng Ukraine gia nhập khối. Tuy nhiên, Mỹ và Đức gần đây không còn ủng hộ động thái này do lo ngại nguy cơ NATO bị kéo vào xung đột với Nga.

Huyền Lê (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2025

Đại sứ nhóm G4 hát chúc Tết bằng tiếng Việt

Đại sứ các nước Canada, New Zealand, Na Uy và Thụy Sỹ hát bằng tiếng Việt ca khúc "Năm qua đã làm gì" cùng dàn hợp xướng Gió Xanh để mừng năm mới Ất Tỵ.

Đại sứ quán bốn nước New Zealand, Canada, Na Uy và Thụy Sĩ (nhóm G4) hôm nay công bố video các đại sứ biểu diễn cùng dàn hợp xướng Gió Xanh trước di tích Cổng Bắc Hoàng thành Thăng Long để truyền tải thông điệp chúc mừng năm mới.

Trong video, Đại sứ New Zealand Caroline Beresford, Đại sứ Canada Shawn Steil, Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken và Đại sứ Thụy Sỹ Thomas Gass lần lượt hát bằng tiếng Việt ca khúc Năm qua đã làm gì của nhạc sĩ Bùi Công Nam.

Đại sứ 4 nước hát chúc Tết bằng tiếng Việt

Đại sứ New Zealand Caroline Beresford, Đại sứ Canada Shawn Steil, Đại sứ Na Uy Hilde Solbakken và Đại sứ Thụy Sỹ Thomas Gass lần lượt hát chúc Tết bằng tiếng Việt. Video: Nhóm G4

"Chúng tôi hy vọng giai điệu và cảm xúc trong món quà âm nhạc này sẽ truyền cảm hứng cho các bạn tìm kiếm sự hòa hợp trong đa dạng", các đại sứ chia sẻ trong thông điệp mừng năm mới Ất Tỵ 2025.

Vào dịp Tết Nguyên đán, các đại sứ và đại biện lâm thời Nhóm G4 đều cùng nhau gửi tới người dân Việt Nam một thông điệp chúc Tết. Năm ngoái, họ đã cùng nhau chúc tết những cô lao công, người bán hàng rong trên phố Hà Nội, chúc người dân Việt Nam năm mới thịnh vượng.

Thanh Danh

Adblock test (Why?)

Thủ lĩnh nhóm cực hữu được tự do nhờ lệnh ân xá của ông Trump

Thủ lĩnh hai nhóm cực hữu Proud Boys và Oath Keepers, đang ngồi tù vì tham gia bạo loạn Đồi Capitol, được phóng thích theo lệnh ân xá của Tổng thống Trump.

Ngay khi trở thành Tổng thống Mỹ hôm 20/1, ông Donald Trump ban lệnh ân xá "hoàn toàn và vô điều kiện" cho gần 1.600 người bị buộc tội tham gia cuộc bạo loạn Đồi Capitol năm 2021. Lệnh ân xá giúp hàng trăm người ủng hộ ông Trump được thả tự do, một số trong đó đã bị kết án nhiều năm tù vì tấn công các sĩ quan cảnh sát.

Cựu thủ lĩnh Proud Boys Henry Tarrio, người đang thụ án 22 năm tù vì âm mưu kích động bạo loạn trong sự kiện ngày 6/1/2021, đã được trả tự do sau lệnh ân xá của Tổng thống. Tarrio, người lĩnh bản án nặng nhất vì tham gia bạo loạn Đồi Capitol, trước đó cũng viết thư xin ông Trump ân xá.

Enrique Tarrio tại Orlando, bang Florida, hồi thàng 2/2021. Ảnh: AFP

Enrique Tarrio tại Orlando, bang Florida, hồi tháng 2/2021. Ảnh: AFP

Elmer Stewart Rhodes, thủ lĩnh nhóm cực hữu Oath Keepers, người lĩnh án 18 năm tù, cũng được tự do nhờ lệnh ân xá của tân Tổng thống. Rhodes bị kết tội nổi loạn vì chỉ thị các thành viên gây náo loạn Đồi Capitol ngày 6/1/2021.

Ngoài hai cựu thủ lĩnh, nhiều thành viên hai nhóm cực hữu Proud Boys và Oath Keepers cũng được trả tự do dù đang thụ án 10-18 năm tù.

Ông Trump từ lâu tuyên bố ân xá cho những người bị kết án liên quan vụ bạo loạn Đồi Capitol sẽ là ưu tiên sau khi nhậm chức. Ông gọi họ là "con tin", "người yêu nước" và "tù nhân chính trị".

Theo Tổng thống Mỹ, nhiều người trong số gần 1.600 người bị buộc tội đã bị pháp luật đối xử bất công. Phát biểu trước người ủng hộ tại Đồi Capitol sau khi tuyên thệ nhậm chức, ông một lần nữa mô tả họ là "con tin".

Ngọc Ánh (Theo Hill, AP)

Adblock test (Why?)