Thứ Hai, 31 tháng 3, 2025

Người nhập cư nói bị Mỹ trục xuất vì 'hình xăm Real Madrid'

Chính quyền Trump bị cáo buộc dựa vào hình xăm để kết luận dân nhập cư Venezuela là thành viên băng đảng cần trục xuất, trong đó có người xăm vương miện Real Madrid.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 3 viện dẫn Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài để ra lệnh trục xuất hơn 100 người nhập cư Venezuela bị cáo buộc là thành viên băng đảng Tren de Aragua (TDA), đưa họ tới siêu nhà tù CECOT ở El Salvador mà không qua bất kỳ quy trình tố tụng nào.

Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) đại diện cho một số người nhập cư trong nhóm này cuối tuần trước nộp đơn kiện lên tòa án, cáo buộc chính quyền Tổng thống Trump đã ban hành tài liệu "Hướng dẫn Xác định Kẻ thù Nước ngoài" quy định những dấu hiệu để nhân viên hành pháp xác định người nhập cư là thành viên băng đảng TDA.

Cảnh sát El Salvador cạo đầu những người bị cáo buộc là thành viên băng đảng, ngày 16/3. Ảnh: Reuters

Cảnh sát El Salvador ngày 16/3 cạo đầu những người bị cáo buộc là thành viên băng đảng bị Mỹ trục xuất. Ảnh: Reuters

Oscar Sarabia Roman, luật sư đại diện cho ACLU, cho hay tài liệu trên đặt ra ngưỡng rất thấp để xác định người nhập cư là thành viên băng đảng, chủ yếu chấm điểm họ dựa trên các dấu hiệu như quần áo, hình xăm.

Đơn kiện viện dẫn trường hợp một người nhập cư giấu tên từ Venezuela đã bị giới chức Mỹ bắt và trục xuất đến nhà tù CECOT vì có hình xăm vương miện trên người, được coi là dấu hiệu của thành viên TDA. Tuy nhiên, luật sư của người này khẳng định anh này xăm hình vương miện lên người để thể hiện lòng hâm mộ với đội bóng Real Madrid.

Một người nhập cư khác cũng xăm hình vương miện lên người để tưởng niệm người bà đã mất, nhưng rốt cuộc bị giới chức Mỹ quy kết là thành viên băng đảng TDA và ra quyết định trục xuất.

Các luật sư cho hay tài liệu "Hướng dẫn Xác định Kẻ thù Nước ngoài" thiết lập cơ chế tính điểm để quyết định xem người nhập cư có phải thành viên băng đảng hay không. Những người bị chấm 8 điểm sẽ bị coi là thành viên TDA và bị trục xuất.

Các quan chức Mỹ có thể tính 4 điểm với những người "có hình xăm tượng trưng hoặc thể hiện trung thành với TDA", thêm 4 điểm nữa nếu các quan chức xác định rằng người đó "mang logo, phù hiệu, hình vẽ hoặc có cách ăn mặc thể hiện lòng trung thành" với băng đảng.

Nhân viên nhà tù chuyển những người bị trục xuất khỏi Mỹ tới nhà tù CECOT tại Tecoluca, El Salvador ngày 16/3. Ảnh: AP

Nhân viên nhà tù chuyển những người bị trục xuất khỏi Mỹ tới nhà tù CECOT tại Tecoluca, El Salvador ngày 16/3. Ảnh: AP

Tài liệu chỉ rõ các quan chức có thể xác định một người là thành viên băng đảng chỉ dựa vào "cách ăn mặc kiểu đường phố bụi bặm", đặc biệt là những người mặc áo đấu của đội bóng rổ Chicago Bulls hoặc của cựu huyền thoại Michael Jordan.

Các quan chức chính quyền Trump chưa bình luận về thông tin này. Nhà Trắng khẳng định việc trục xuất các thành viên băng đảng TDA là cần thiết để đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ.

Đạo luật Kẻ thù Nước ngoài năm 1798 trao cho chính phủ Mỹ quyền trục xuất nhanh chóng những người bị coi là "kẻ thù" và đe dọa an ninh quốc gia mà không phải trải qua quy trình tố tụng như bình thường.

Thẩm phán liên bang James E. Boasberg ngày 15/3 ban hành lệnh tạm thời ngăn chặn Nhà Trắng sử dụng đạo luật này để trục xuất người Venezuela. Chính quyền Trump đã yêu cầu Tòa án Tối cao đóng băng lệnh của thẩm phán trong quá trình xem xét tính hợp lý của lệnh.

Đức Trung (Theo Reuters, Washington Post, AP)

Adblock test (Why?)

Châu Âu sẵn sàng tăng áp lực với Nga bằng lệnh trừng phạt

Ngoại trưởng các nước châu Âu cho biết sẽ tiếp tục viện trợ cho Ukraine và sẵn sàng áp thêm lệnh trừng phạt với Nga để tăng áp lực với Moskva.

Trong tuyên bố chung sau hội nghị tại Madrid ngày 31/1, các ngoại trưởng nhóm G5+ gồm Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Italy, Anh và Ba Lan, cùng Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Kaja Kallas đã kêu gọi Nga đồng ý "ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện trên cơ sở bình đẳng và thực hiện đầy đủ".

Họ tuyên bố sẵn sàng gây thêm áp lực lên Moskva, trong đó có việc áp dụng các lệnh trừng phạt mới, nhằm đảm bảo Kiev ở "vị thế tốt nhất hướng tới một nền hòa bình công bằng và lâu dài".

Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Bắc Cực Quốc tế ở thành phố Murmansk, tây bắc Nga, hôm 27/3. Ảnh: AP

Tổng thống Vladimir Putin phát biểu tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Bắc Cực Quốc tế ở thành phố Murmansk, tây bắc Nga, hôm 27/3. Ảnh: AP

Các nước này cũng cho biết họ sẽ tăng cường tài trợ quân sự, chính trị và nhân đạo cho Ukraine trong nỗ lực đối đầu Nga, song không cung cấp thêm thông tin chi tiết.

Tuyên bố chung của các ngoại trưởng nhóm G5+ nhấn mạnh mọi thỏa thuận hòa bình phải có các bảo đảm an ninh đáng tin cậy cho Ukraine và "chúng tôi sẵn sàng đi đầu trong vấn đề này".

Các nước đồng thời lưu ý họ sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào hạn chế ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine hoặc ngăn các nước đối tác hiện diện quân sự trên lãnh thổ Ukraine.

Điện Kremlin cùng ngày cho biết Nga và Mỹ đang cùng nhau thảo luận các ý tưởng về một giải pháp hòa bình khả thi cho Ukraine và xây dựng quan hệ song phương, mặc dù Tổng thống Donald Trump trước đó bày tỏ không hài lòng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Trump hôm 30/3 nói với kênh NBC News rằng ông "tức giận" khi lãnh đạo Nga nói về tính chính danh của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và cảnh báo áp thuế với các bên mua dầu Nga nếu thấy Moskva cản trở nỗ lực chấm dứt xung đột.

Tuyên bố được đưa ra sau khi Tổng thống Putin hôm 27/3 cho rằng Ukraine cần lập chính quyền lâm thời, do Liên Hợp Quốc kiểm soát, để ký thỏa thuận hòa bình vì ông Zelensky "đã hết nhiệm kỳ hợp pháp" từ tháng 5/2024. Theo ông Trump, phát biểu này của ông Putin có thể làm trì hoãn thỏa thuận hòa bình.

Vũ Hoàng (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

'Chính quyền Tổng thống Trump mong muốn tăng hợp tác với Việt Nam'

Đại sứ Knapper khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và chính quyền Tổng thống Trump mong muốn tăng hợp tác song phương.

Tổng Bí thư Tô Lâm ngày 31/3 tiếp Đại sứ Mỹ Marc Knapper tại trụ sở Trung ương Đảng và trao đổi về những tiến triển trong quan hệ hai nước trên mọi lĩnh vực với nhiều kết quả tích cực, trong đó nổi bật là duy trì đà phát triển ổn định của quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Đại sứ Knapper cho biết các doanh nghiệp và đối tác Mỹ rất coi trọng hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư với Việt Nam. Ông nói Mỹ nhìn nhận Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và thị trường Việt Nam đang mở ra nhiều cơ hội cho các sản phẩm và dịch vụ của Mỹ.

Đại sứ Knapper cũng khẳng định chính quyền Tổng thống Donald Trump rất coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam và mong muốn hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác.

Ông đánh giá cao Việt Nam đã có loạt biện pháp thiết thực trong thúc đẩy quan hệ thương mại song phương hài hòa và bền vững, cảm ơn việc các lãnh đạo Việt Nam đã chỉ đạo giải quyết những mối quan tâm của chính quyền Tổng thống Trump.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Mỹ Marc Knapper tại trụ sở Trung ương Đảng ngày 31/3. Ảnh: Nhân Dân

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Mỹ Marc Knapper tại trụ sở Trung ương Đảng ngày 31/3. Ảnh: Nhân Dân

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam nhất quán coi Mỹ là đối tác chiến lược hàng đầu và mong muốn hợp tác chặt chẽ để quan hệ hai nước ngày càng phát triển thực chất, đi vào chiều sâu trong khuôn khổ Đối tác Chiến lược Toàn diện, vì lợi ích chung của hai nước và vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.

Tổng Bí thư cho biết các bộ, ngành, cơ quan tại Việt Nam đang tích cực giải quyết những quan tâm hiện nay của Mỹ về kinh tế - thương mại - đầu tư trên tinh thần khuyến khích gia tăng nhập khẩu các sản phẩm thế mạnh của Mỹ mà Việt Nam có nhu cầu, đặc biệt là nông sản, khí hóa lỏng và sản phẩm công nghệ cao.

Việt Nam luôn quan tâm, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có Mỹ, mở rộng hợp tác và đầu tư tại Việt Nam, duy trì đà phát triển quan hệ kinh tế cân bằng, hài hòa, tăng trưởng bền vững và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân hai nước.

Thanh Danh

Adblock test (Why?)

Israel yêu cầu toàn bộ dân thành phố phía nam Gaza sơ tán

Quân đội Israel yêu cầu toàn bộ người dân tại Rafah sơ tán trước khi mở đợt tấn công quy mô lớn vào thành phố phía nam Dải Gaza.

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 31/3 phát cảnh báo sơ tán đối với toàn bộ người dân Palestine tại thành phố Rafah và khu vực lân cận, tuyên bố "sắp nối lại giao tranh hỏa lực mạnh" tại khu vực phía nam Dải Gaza.

Đây là lệnh sơ tán có quy mô lớn nhất do IDF đưa ra kể từ khi nối lại chiến dịch tấn công tại Dải Gaza vào ngày 18/3, chấm dứt gần hai tháng ngừng bắn và trao đổi con tin với Hamas. Cảnh báo được phát đúng vào ngày lễ Eid al-Fitr kết thúc tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo.

Bản đồ do người phát ngôn IDF Avichay Adraee công bố cho thấy khu vực sơ tán bao phủ một dải đất rộng trải dài từ Rafah đến Khan Younis, khu vực chưa chứng kiến giao tranh trên bộ trong hai tuần qua.

Nhân viên cứu hộ Palestine thiệt mạng tại thành phố Rafah, sau khi lính Israel nổ súng vào xe cứu thương ngày 23/3. Ảnh: AFP

Nhân viên cứu hộ Palestine thiệt mạng tại thành phố Rafah, sau khi lính Israel nổ súng vào xe cứu thương ngày 23/3. Ảnh: AFP

IDF hôm 29/3 thông báo mở rộng phạm vi tác chiến ở miền nam Gaza, với các đơn vị bắt đầu tiến vào Rafah để thiết lập "vùng đệm" dọc biên giới Ai Cập và phá hủy cơ sở hạ tầng các nhóm vũ trang chống Israel.

Một ngày sau, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ gia tăng áp lực quân sự lên Hamas nhưng sẵn sàng tiếp tục đàm phán "dưới làn đạn", khẳng định đây là cách hiệu quả nhất để đưa các con tin trở về. Ông Netanyahu cũng nhắc lại yêu cầu Hamas từ bỏ vũ khí, nói rằng lãnh đạo Hamas có thể rời khỏi Dải Gaza theo thỏa thuận mới, kết hợp đề xuất từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về "di cư tự nguyện".

Kể từ khi nối lại chiến dịch tại Dải Gaza, IDF tuyên bố sẽ tiếp tục truy tìm các thủ lĩnh chính trị cấp cao và chỉ huy quân sự cấp trung của Hamas, cũng như hạ tầng quân sự của tổ chức này gồm kho vũ khí và bệ phóng rocket. Các thành viên của tổ chức Jihad Hồi giáo Palestine (PIJ) và những nhóm vũ trang đồng minh khác với Hamas cũng bị nhắm mục tiêu.

Vị trí Rafah và Khan Younis. Đồ họa: BBC

Vị trí Rafah và Khan Younis. Đồ họa: BBC

Trong bốn tuần qua, Israel chặn toàn bộ nguồn cung thực phẩm, nhiên liệu, thuốc men và hàng hóa vào Gaza, với lý do Hamas từ chối gia hạn thỏa thuận ngừng bắn giai đoạn đầu và không thả thêm con tin.

921 người đã thiệt mạng tại kể từ khi Israel nối lại các cuộc không kích quy mô lớn ở Gaza, nâng tổng số người chết kể từ khi chiến sự bắt đầu lên hơn 50.200, theo thống kê từ cơ quan y tế Dải Gaza ngày 29/3.

Liên Hợp Quốc cảnh báo Gaza sắp rơi vào khủng hoảng lương thực. Các cơ quan cứu trợ buộc phải cắt giảm một nửa khẩu phần thực phẩm cho người tị nạn, nhiều tổ chức nhân đạo không thể làm việc vì các cuộc không kích liên tục của Israel.

Thanh Danh (Theo Reuters, Times of Israel)

Adblock test (Why?)

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2025

Ông Trump nói Ukraine muốn rút khỏi thỏa thuận khoáng sản

Tổng thống Trump nói người đồng cấp Ukraine muốn rút khỏi thỏa thuận khoáng sản quan trọng với Mỹ, cảnh báo Kiev đối mặt vấn đề lớn.

"Ông ấy đang cố rút khỏi thỏa thuận đất hiếm và nếu làm như vậy, ông ấy sẽ gặp một số vấn đề rất lớn", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ngày 30/3, đề cập tới Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.

Ông Trump nói thêm Tổng thống Zelensky muốn Ukraine trở thành thành viên của NATO, song nhấn mạnh mục tiêu này không bao giờ đạt được. "Ông ấy sẽ không bao giờ có thể đưa đất nước trở thành thành viên NATO. Ông ấy hiểu điều đó", ông Trump nói.

Bình luận mới của ông Trump đảo ngược so với tuyên bố "sắp ký" hơn tuần trước. Ông chủ Nhà Trắng hôm 20/3 tuyên bố "đang làm rất tốt các vấn đề liên quan tới Nga và Ukraine, trong đó có sớm ký thỏa thuận về đất hiếm với Ukraine, nơi có trữ lượng lớn".

Tổng thống Donald Trump trả lời họp báo tại Nhà Trắng ngày 26/3. Ảnh: AFP

Tổng thống Donald Trump trả lời họp báo tại Nhà Trắng ngày 26/3. Ảnh: AFP

Ông Zelensky ngày 28/3 tuyên bố Ukraine sẽ không ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ nếu điều này đe dọa nỗ lực Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU). "Hiến pháp Ukraine nêu rõ rằng lộ trình của chúng tôi là vào EU. Không có điều gì có thể đe dọa việc chấp thuận Ukraine gia nhập liên minh", ông nói.

Tổng thống Ukraine cho hay Kiev cùng ngày nhận được văn kiện mới của thỏa thuận khoáng sản từ Mỹ. Ông sẽ xem xét thỏa thuận để đảm bảo "không có mối đe dọa lập pháp nào liên quan", đồng thời yêu cầu các luật sư so sánh tất cả các phiên bản của thỏa thuận, đưa ra đánh giá.

"Có rất nhiều điều trong văn kiện mới chưa được thảo luận trước đó. Và cũng có một số điều mà các bên từng từ chối đưa vào thỏa thuận", ông Zelensky nói.

Tổng thống Trump gần đây gia tăng sức ép để ký thỏa thuận khoáng sản mà ông coi như phần đền bù cho Mỹ vì đã hỗ trợ Ukraine trong suốt xung đột, cũng như để đảm bảo hỗ trợ của Washington với nước này trong tương lai.

Ban đầu, Washington và Kiev dự định ký thỏa thuận ngày 28/2, nhưng nỗ lực đổ bể sau cuộc đấu khẩu giữa Tổng thống Trump, Phó tổng thống JD Vance với lãnh đạo Ukraine tại Nhà Trắng. Ông Zelensky ngày 25/3 cho hay Mỹ đã đề xuất thỏa thuận khoáng sản "lớn" mới dựa trên khung thỏa thuận trước đó, nhưng không nêu thời gian ký kết.

Vị trí các khu vực có khoáng sản ở Ukraine. Đồ họa: Guardian

Vị trí các khu vực có khoáng sản ở Ukraine. Đồ họa: Guardian

Theo phiên bản đầu tiên, thỏa thuận sẽ cho phép Mỹ tiếp cận doanh thu từ khai thác tài nguyên thiên nhiên của Ukraine, song không đi kèm các đảm bảo an ninh rõ ràng mà Kiev tìm kiếm. Chính phủ Ukraine được yêu cầu đóng góp 50% số tiền thu được vào quỹ đầu tư tái thiết đất nước do Washington và Kiev cùng quản lý.

Ukraine xếp thứ 40 trong số các quốc gia khai thác khoáng sản và sở hữu khoảng 5% trữ lượng khoáng sản của thế giới, theo Dữ liệu Khai khoáng Thế giới (WMD) năm 2024. Forbes Ukraine tháng 4/2023 ước tính Ukraine có trữ lượng tài nguyên 111 tỷ tấn, trị giá 14,8 nghìn tỷ USD. Tuy nhiên, 70% số này nằm ở Donetsk và Lugansk, hai trong 4 tỉnh Nga tuyên bố sáp nhập cuối tháng 9/2022.

Thùy Lâm (Theo Reuters, Kyiv Independent)

Adblock test (Why?)

Tổng thống Trump tuyên bố nghiêm túc về nắm quyền nhiệm kỳ ba

Ông Trump không loại trừ khả năng nắm quyền thêm một nhiệm kỳ, khẳng định "không đùa" với ý tưởng này và có một số cách để làm điều đó.

Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại với NBC News hôm 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng "tôi không đùa" khi được hỏi về khả năng tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, nhưng nhấn mạnh còn quá sớm để nói về điều này. "Nhiều người muốn tôi làm như vậy, nhưng tôi nói với họ rằng chúng ta còn cả chặng đường dài phía trước, nhiệm kỳ này mới chỉ bắt đầu", ông nói.

Phóng viên sau đó nêu kịch bản Phó tổng thống Mỹ JD Vance chạy đua vào Nhà Trắng và đắc cử, rồi chuyển lại vai trò lãnh đạo cho ông Trump. "Đó là một cách, nhưng còn các cách khác", ông Trump phản hồi.

"Ngài có thể nêu một cách khác không?", phóng viên hỏi.

"Không", ông chủ Nhà Trắng đáp lại.

Tổng thống Trump tại khuôn viên Nhà Trắng hôm 25/3. Ảnh: Reuters

Tổng thống Trump tại khuôn viên Nhà Trắng hôm 25/3. Ảnh: Reuters

Ông Trump nhậm chức ngày 20/1, trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên nắm giữ hai nhiệm kỳ không liên tục trong hơn 100 năm qua. Điều này cũng đồng nghĩa ông đã đạt số nhiệm kỳ tối đa quy định tại Tu chính án thứ 22 trong Hiến pháp Mỹ và không thể tranh cử lần nữa.

Hạ nghị sĩ Cộng hòa Andy Ogles ngày 23/1 đã đề xuất sửa đổi hiến pháp để Tổng thống Trump đảm nhận nhiệm kỳ ba và duy trì đường lối lãnh đạo táo bạo của ông.

Theo giới chuyên gia, đảo ngược Tu chính án thứ 22 là điều cực kỳ khó, vì sẽ vấp phải sự phản đối từ phe Dân chủ. Quy trình này đòi hỏi thông qua một Tu chính án mới, cần ít nhất 2/3 số phiếu ủng hộ tại cả Hạ viện và Thượng viện hoặc do nghị viện 34 bang họp đề xuất. Tu chính án mới cũng cần được ít nhất 38 bang thông qua để có hiệu lực.

Về lý thuyết, Tu chính án thứ 22 không cấm một cựu tổng thống từng nắm quyền hai nhiệm kỳ tiếp tục giữ vị trí phó tổng thống trong chính quyền kế nhiệm. Phó tổng thống có thể lên nắm quyền trong trường hợp tổng thống đương nhiệm từ chức.

Như Tâm (Theo AFP, Reuters, AP)

Adblock test (Why?)

Hàn Quốc điều tra người bị nghi gây cháy rừng khi tảo mộ

Hàn Quốc mở cuộc điều tra đối với người đàn ông bị nghi vô tình gây vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất lịch sử khi tảo mộ.

Bộ Nội vụ Hàn Quốc cho biết gió lớn kết hợp thời tiết hanh khô đã dẫn đến hơn chục đám cháy rừng, bắt đầu từ huyện Uiseong, tỉnh Bắc Gyeongsang, kể từ ngày 22/3, khiến 30 người thiệt mạng và thiêu rụi hơn 48.000 ha rừng. Đây là vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất từng được ghi nhận ở Hàn Quốc.

Ngọn lửa bùng lên từ huyện Uiseong, sau đó lan sang các khu vực lân cận. Uiseong cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 12.800 ha rừng bị thiêu rụi.

Giới chức nghi ngờ đám cháy tại Uiseong do người đàn ông 56 tuổi gây ra vào khoảng 11h25 ngày 22/3 trong lúc chăm sóc phần mộ của ông bà trên đồi.

"Chúng tôi đã đặt lịch hẹn để yêu cầu ông ấy đến cung cấp lời khai mà không cần phải tạm giữ, vì nghi ngờ ông ấy có thể đã vô tình gây ra vụ cháy", một điều tra viên Hàn Quốc ngày 30/3 cho hay.

Cháy rừng ở huyện Uiseong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc ngày 24/3. Ảnh: AFP

Cháy rừng ở huyện Uiseong, tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn Quốc ngày 24/3. Ảnh: AFP

Các nhà điều tra sẽ triệu tập ông để thẩm vấn sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra thực địa, có thể mất hơn một tháng.

Yonhap đưa tin con gái của nghi phạm khai với các nhà điều tra rằng bố cô dùng bật lửa để cố đốt những cành cây vướng trên các ngôi mộ. Gió lớn khiến ngọn lửa lan nhanh và cuối cùng gây ra cháy rừng. Tuy nhiên, người đàn ông phủ nhận cáo buộc.

Hỏa hoạn bùng phát khi khu vực này đã chứng kiến lượng mưa dưới trung bình suốt nhiều tháng. Ngọn lửa phá hủy một số di tích lịch sử, trong đó có quần thể chùa Gounsa ở Uiseong, được xây dựng vào thế kỷ thứ 7. Nhiều nhà cửa, nhà máy và các cơ sở khác cũng bị phá hủy.

Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc thông báo các đám cháy rừng ở Bắc Gyeongsang được kiểm soát hoàn toàn tính đến 17h ngày 28/3, song đã bùng phát trở lại vào đêm 29/3.

Cảnh sát có kế hoạch tiến hành cuộc điều tra chung, sớm nhất vào tuần tới, phối hợp với Viện Khoa học Lâm nghiệp Quốc gia, Cơ quan Pháp y Quốc gia và các cơ quan cứu hỏa, về nguyên nhân vụ cháy rừng.

Huyền Lê (Theo AFP, Yonhap)

Adblock test (Why?)

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2025

Yếu tố khiến động đất ở Myanmar gây thương vong lớn

Thiệt hại nghiêm trọng do động đất ở Myanmar và Thái Lan cho thấy vấn đề tiêu chuẩn xây dựng để chống chọi rung chấn chưa được quan tâm đúng mức.

Trận động đất 7,7 độ ngày 28/3 đã phá hủy nhiều con đường, gây hư hại các công trình tôn giáo có niên đại hàng thế kỷ và làm sập các tòa nhà cao tầng ở Myanmar và Thái Lan, khiến ít nhất 1.654 người thiệt mạng ở hai quốc gia.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ngày 28/3 công bố đánh giá sơ bộ về trận động đất, ước tính có 35% khả năng số người thiệt mạng là 10.000-100.000 và 36% là từ 100.000 trở lên. Giới chuyên gia cho hay thương vong trong trận động đất sẽ rất lớn do tâm chấn nằm ở gần Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, nơi có mật độ dân số đông và nhiều công trình dễ bị phá hủy.

USGS cho hay khoảng 3,7 triệu người Myanmar sống ở những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và thêm 2,9 triệu người sống ở nơi bị rung lắc nghiêm trọng.

"Mandalay có một số công trình có khả năng chống chịu động đất, nhưng phần lớn người dân tại đây sống trong những ngôi nhà rất dễ bị hư hại vì rung chấn", USGS cho hay.

Tòa nhà biến thành đống đổ nát ở Mandalay, Myanmar ngày 28/3. Ảnh: AFP

Tòa nhà biến thành đống đổ nát ở Mandalay, Myanmar ngày 28/3. Ảnh: AFP

Các chuyên gia địa chất cho hay trận động đất bắt nguồn từ đường đứt gãy Sagaing kéo dài từ bắc xuống nam Myanmar, gây ra các chuyển động ngang trên mặt đất. Đây là khu vực thường xuyên xảy ra động đất ở Myanmar, với 6 trận động đất mạnh 7 độ trở lên được ghi nhận trong giai đoạn 1930-1956.

"Trận động đất làm dịch chuyển vết đứt gãy, giống như nhát dao cứa sâu vào Trái Đất", nhà địa chấn học James Jackson thuộc Đại học Cambridge ở Anh nói.

Năng lượng giải phóng từ trận động đất ở Myanmar tương đương với năng lượng của hàng trăm vụ nổ vũ khí hạt nhân, theo chuyên gia.

"Chúng ta không thể dự báo động đất. Tuy nhiên, trận động đất này sớm hay muộn sẽ xảy ra, vì nó xảy ra trên một phần của đường đứt gãy đã không hoạt động trong một thời gian khá dài, hay được gọi là khe hở địa chấn", Bill McGuire, giáo sư danh dự về các mối nguy hiểm địa vật lý và khí hậu tại Đại học College London ở Anh, nói.

Tiến sĩ Roger Musson, nghiên cứu viên danh dự tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh, cho biết trận động đất mạnh tương tự gần đây nhất xảy ra trong khu vực là vào năm 1956, khiến 38 người thiệt mạng.

Động đất gần Mandalay xảy ra trên đứt gãy Sagaing giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu. Đồ họa: BBC

Động đất gần Mandalay xảy ra trên đứt gãy Sagaing giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu. Đồ họa: BBC

"Trận động đất mạnh 7,1 độ đó đã xảy ra quá lâu và gần như bị lãng quên", ông nói. "Điều này đồng nghĩa các tòa nhà dọc đường đứt gãy Sagaing không còn được thiết kế để chống lại địa chấn và do đó dễ bị hư hại hơn trước một trận động đất như thế này, dẫn đến thiệt hại và thương vong lớn hơn".

Nhiều chuyên gia đồng tình với nhận định này. Họ cho rằng có nhiều yếu tố kết hợp để biến trận động đất tại Myanmar thành thảm họa, nhưng một trong số đó là người dân không áp dụng các biện pháp chống động đất khi xây dựng nhà cửa trên khắp khu vực.

"Trận động đất này xảy ra ở một khu vực hầu như không có tòa nhà nào chống chịu được động đất và không đảm bảo quy định xây dựng", Amilcar Carrera-Cevallos, nhà nghiên cứu về động đất tại Đại học Vicente Rocafuerte Secular ở Guayaquil, Ecuador, nói.

Bị ảnh hưởng nặng nề sau cuộc nội chiến kéo dài 4 năm, cơ sở hạ tầng của Myanmar đã không được chuẩn bị để đối phó với trận động đất mạnh như vậy, theo giới quan sát. Cơ sở hạ tầng xuống cấp, quy hoạch đô thị kém cũng khiến các khu vực đông dân nhất ở đất nước này dễ bị ảnh hưởng trước động đất và thảm họa khác.

"Nhiều yếu tố kết hợp ở đây, nhưng điểm mấu chốt là chúng ta đang nói về tiêu chuẩn xây dựng trong khu vực", Daniel Aldrich, giáo sư Đại học Northeastern kiêm giám đốc Chương trình Nghiên cứu Khả năng phục hồi thuộc Viện Khả năng Phục hồi Toàn cầu, nói.

Ngay cả ở Thái Lan, quốc gia phát triển hơn rất nhiều, trận động đất cũng gây hậu quả nặng nề. Hình ảnh tòa nhà Tổng Kiểm toán Nhà nước hơn 30 tầng đang thi công ở Bangkok sụp đổ dù nằm cách tâm chấn gần 1.000 km, đã khiến người dân Thái Lan bị sốc.

Công trình 30 tầng đổ sập ở Bangkok

Tòa nhà cao tầng đang thi công đổ sập do rung chấn ở Bangkok. Video: Phoenix TV

Suriyachai Rawiwan, giám đốc Sở Cứu hỏa và Cứu nạn Bangkok, cho hay tòa nhà này bị sập do "cấu trúc không ổn định" trong quá trình thi công, cho thấy nhà thầu đã không chú trọng đúng mức đến khả năng chống chịu động đất của công trình ngay từ đầu.

Giáo sư Aldrich cho rằng vụ tòa nhà Tổng Kiểm toán Nhà nước bị sập cho thấy khác biệt trong cách đề phòng động đất ở Thái Lan và các nước thường xuyên hứng chịu thiên tai như Nhật Bản.

Tại Nhật Bản, các tòa nhà cao tầng ngay từ khi xây dựng thường được thiết kế đặc biệt để có thể chống chịu rung lắc. Những công trình cũ hơn cũng có thể được cải tạo để trở nên kiên cố hơn trước động đất, không dễ đổ sập khi rung chấn xảy ra, đe dọa tính mạng những người bên trong.

"Ở Nhật, một trận động đất có cường độ như thế này chưa bao giờ khiến một tòa nhà đang xây bị sập. Người Nhật đối mặt với động đất thường xuyên tới mức họ buộc phải hành động", giáo sư này nói.

Cảnh hoảng loạn khi các tòa nhà bị sập ở Myanmar

Người dân ở Mandalay tháo chạy ra đường khi động đất xảy ra. Video: X/AZ Intel

Giáo sư Aldrich dẫn một báo cáo gần đây của Cơ quan Giảm nhẹ Thiên tai Liên Hợp Quốc (UNDRR) cho thấy Myanmar phải hứng chịu nhiều loại thảm họa như động đất, hỏa hoạn, hạn hán, lũ lụt, lở đất, lốc xoáy và cả sóng thần. Báo cáo nhấn mạnh Myanmar thiếu hệ thống cảnh báo sớm đáng tin cậy và "có ít kinh nghiệm về ứng phó động đất lớn so với các thảm họa khác như lũ lụt, lốc xoáy và hỏa hoạn".

"Nhà ở điển hình tại khu vực thành thị và nông thôn ở Myanmar chủ yếu được xây bằng gạch, bê tông, thép và gỗ, không áp dụng các loại vật liệu chống động đất chuyên biệt. Các tòa nhà cao tới 10 tầng được xây chủ yếu bằng bê tông và gạch, nhưng thiết kế của chúng không áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống động đất", báo cáo của UNDRR có đoạn.

"Một phần vấn đề là ngân sách hạn chế, khiến các nhà hoạch định ở Myanmar khó có khả năng ưu tiên ứng phó động đất", Aldrich nói.

Ilan Kelman, giáo sư về thảm họa và sức khỏe tại Đại học College London, cho hay động đất dù có cường độ lớn đến đâu cũng thường không trực tiếp gây chết người, mà thương vong chủ yếu xảy ra khi các công trình sụp đổ.

"Thảm họa đã phơi bày những gì Myanmar và Thái Lan chưa thực hiện một cách đầy đủ để ứng phó nguy cơ động đất, những điều lẽ ra đã có thể cứu sống nhiều người khi rung chấn xảy ra", Kelman nói.

Thùy Lâm (Theo Northeastern Global News, Scientific American, Guardian)

Adblock test (Why?)

Nước từ bể bơi vô cực trút như thác, cuốn phăng người đi đường

Trung QuốcVideo cho thấy rung chấn từ trận động đất Myanmar 7,7 độ hôm 28/3 đã khiến nước từ một bể bơi trên cao ở Vân Nam trút xuống đường, cuốn phăng nhiều người.

Rung chấn từ trận động đất 7,7 độ ngày 28/3 ở Mandalay, Myanmar, lan sang Vân Nam, tây nam Trung Quốc, cách tâm chấn gần 760 km. Chấn động khiến nước từ bể bơi vô cực trên một tòa nhà cao tầng ở địa phương trút xuống như thác đổ. Video ghi lại sự việc cho thấy nhiều người đi bộ ở con phố phía dưới vội vàng tháo chạy khi phát hiện nước trào từ trên cao, song khối nước ập xuống chỉ trong tích tắc, cuốn phăng nhiều người.

Nước bể bơi vô cực trút 'như thác đổ' cuốn phăng người đi đường

Nước bể bơi từ trên cao trút xuống do động đất, cuốn phăng người đi đường ở Vân Nam. Video: Newsflare

Hình ảnh sau sự cố cho thấy tuyến phố ngổn ngang. Một số người ngồi trên mặt đường, dựa vào cột đèn khi nhân viên y tế đang chăm sóc, chuẩn bị đưa lên cáng. Chưa có thông tin về thiệt hại trong sự việc.

Rung chấn cũng khiến nhiều công trình ở Thái Lan rung lắc dữ dội, làm trào nước từ các bể bơi vô cực ở thủ đô Bangkok. Giới chức nước này đang kiểm tra toàn diện các công trình sau động đất.

Nhân viên y tế chăm sóc người phụ nữ bị thương trong vụ trào nước bể bơi do động đất ở Vân Nam. Ảnh: Newsflare

Nhân viên y tế chăm sóc người phụ nữ bị thương trong vụ trào nước bể bơi do động đất ở Vân Nam. Ảnh: Newsflare

Trận động đất 7,7 độ xảy ra trưa 28/3, với tâm chấn nằm ở độ sâu 10 km cách thành phố Mandalay lớn thứ hai Myanmar 20 km. Chính quyền Myanmar đêm 29/3 thống kê hơn 1.600 người đã thiệt mạng, khoảng 3.400 người bị thương.

Nhiều quốc gia và tổ chức đã chuyển nhân sự, vật tư đến hỗ trợ Myanmar. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã điện đàm với lãnh đạo Myanmar, thông báo viện trợ số hàng hóa trị giá 13,77 triệu USD, gồm lều, chăn, bộ dụng cụ y tế khẩn cấp. Hàn Quốc cung cấp khoản viện trợ nhân đạo 2 triệu USD thông qua các tổ chức quốc tế.

Nga, Malaysia và Singapore cũng gửi hàng loạt máy bay chở hàng cứu trợ và nhân sự. Quân đội Việt Nam dự kiến cử 80 quân nhân, chủ yếu là công binh, quân y và lực lượng chó nghiệp vụ sang Myanmar tham gia cứu trợ.

Tại Thái Lan, giới chức ghi nhận 10 người thiệt mạng, hàng chục người mất tích sau vụ sập tòa nhà hơn 30 tầng đang thi công ở Bangkok. Giới chức đã tìm thấy dấu hiệu sinh tồn của 15 người mắc kẹt trong đống đổ nát, làm dấy lên hy vọng lực lượng cứu nạn có thể giải thoát họ trong 72 tiếng.

Giới chuyên gia lo ngại tác động của trận động đất là "rất nghiêm trọng". Theo đánh giá sơ bộ của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS), có 35% khả năng số người thiệt mạng là 10.000-100.000 và 36% là từ 100.000 trở lên.

Đức Trung (Theo Mirror, FPJ, Xinhua)

Adblock test (Why?)

Tình thế khiến ông Trump phải rút đề cử đại sứ Mỹ tại LHQ

Với thế đa số sít sao chưa từng có tại Hạ viện, ông Trump buộc phải rút đề cử đại sứ Mỹ tại LHQ nhằm giữ lợi thế của đảng Cộng hòa.

Ngay sau khi nhậm chức ngày 20/1, Tổng thống Donald Trump đã đề cử Elise Stefanik, nghị sĩ Cộng hòa đại diện bang New York, vào vị trí đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc. Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn chức vụ của bà Stefanik hôm 30/1, đồng nghĩa bà dễ dàng nhận được Thượng viện chấp thuận trong phiên điều trần toàn thể vào ngày 2/4.

Bà Stefanik cũng đã gửi lời tạm biệt cử tri và đăng loạt bài viết về kỷ niệm tại quốc hội. Nhưng đến ngày 27/3, ông Trump bất ngờ rút lại đề cử, cho biết đã đề nghị bà tiếp tục ở lại Hạ viện.

"Vẫn còn những người khác có thể làm tốt công việc ở Liên Hợp Quốc", ông Trump viết trên mạng xã hội Truth Social. "Do đó, Elise sẽ ở lại quốc hội, tham gia hàng ngũ lãnh đạo Hạ viện, và tiếp tục cuộc chiến vì người dân Mỹ của chúng ta".

Với Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson, đây là điều đáng mừng. "Đảng Cộng hòa đang giữ thế đa số mong manh tại Hạ viện và bà Elise đồng ý ở lại giúp chúng tôi có một trong những thành viên cứng rắn, quyết đoán nhất, góp phần thúc đẩy nghị trình 'Nước Mỹ trên hết' của Tổng thống Trump", ông Johnson cho biết.

Nghị sĩ New York Elise Stefanik tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện ngày 21/1. Ảnh: AP

Nghị sĩ New York Elise Stefanik tại phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện ngày 21/1. Ảnh: AP

Sau cuộc bầu cử tháng 11/2024, đảng Cộng hòa giữ thế đa số tại Hạ viện với 220 ghế, trong khi đảng Dân chủ nắm 215 ghế, mức sít sao chưa từng thấy. Lợi thế này thêm bấp bênh khi ông Trump đề cử một số nghị sĩ vào chính quyền, như hai nghị sĩ đại diện bang Florida là Matt Gaetz, làm ứng viên Bộ trưởng Tư pháp, và Mike Waltz, làm cố vấn an ninh quốc gia.

Hai người này đều từ chức nghị sĩ sau khi được Tổng thống đề cử. Tuy nhiên, Gaetz sau đó đã phải rút lui do những bê bối đời tư và không trở lại Hạ viện khóa mới ngày 3/1.

Bang Florida sẽ tổ chức bầu cử đặc biệt tìm hai nghị sĩ thay thế Gaetz và Waltz vào ngày 1/4. Đảng Dân chủ đang có hai ghế trống ở Texas và Arizona do nghị sĩ đương nhiệm qua đời. Bang Texas chưa ấn định ngày bầu cử đặc biệt, còn Arizona dự kiến tổ chức bầu nghị sĩ thay thế vào tháng 9.

Với thế đa số chỉ còn 218-213, đảng Cộng hòa gặp khó khăn đáng kể nếu muốn thông qua nghị trình của ông Trump, vì không được phép có quá hai phiếu phản đối trong nội bộ. Họ càng không muốn để mất phiếu bầu từ Stefanik, một người ủng hộ ông Trump mạnh mẽ.

Nỗi lo lắng trong đảng Cộng hòa về vấn đề này ngày càng tăng, trở thành chủ đề thường xuyên được nêu ra trong các trao đổi với ông Trump, một quan chức Nhà Trắng nói với NBC News. Không có nhiều cách để giải quyết tình trạng này. Ông Trump nhiều lần đã phải lên tiếng, đích thân gọi điện cho một số nghị sĩ trước những cuộc bỏ phiếu quan trọng để thuyết phục họ ủng hộ đảng.

Sự bất an càng tăng khi ứng viên Dân chủ James Andrew Malone ngày 27/3 đánh bại đối thủ Cộng hòa Josh Parsons trong cuộc bầu cử đặc biệt để lấp một ghế trống thượng viện bang Pennsylvania. Ghế này trước đó do các thành viên đảng Cộng hòa nắm giữ suốt 136 năm.

Đây là lần thứ hai phe Dân chủ "đổi màu" khu vực vốn có truyền thống ủng hộ đảng Cộng hòa. Lần đầu tiên là ở bang Iowa hồi tháng 1, tại khu vực bầu cử mà ông Trump từng đánh bại bà Kamala Harris với chênh lệch 21 điểm phần trăm trong cuộc bầu cử tháng 11/2024.

Kịch bản này hoàn toàn có thể lặp lại ở Khu vực bầu cử số 6 bang Florida mà ông Waltz từng đại diện. Đây là được coi "sân nhà" của đảng Cộng hòa, nơi ông Trump thắng bà Harris với chênh lệch 30 điểm, nhưng ứng viên Randy Fine lại bị đối thủ Dân chủ Josh Weil vượt xa về khoản tiền gây quỹ.

Thăm dò gần đây cho thấy cuộc đua này đã trở nên sít sao, khi Fine chỉ dẫn trước đối thủ với khoảng cách một chữ số. Trong khi đó, ông Waltz còn là tiêu điểm vụ lộ nhóm chat tác chiến Nhà Trắng, bê bối nghiêm trọng nhất từ đầu nhiệm kỳ hai của Tổng thống Trump.

Đảng Cộng hòa tự tin sẽ thắng trong cuộc đua ở Florida, nhưng các lãnh đạo phe này vẫn phải vào cuộc. Ông Trump xuất hiện trực tuyến tại cuộc vận động của Fine tối 27/3. Ông cũng có động thái tương tự để ủng hộ Jimmy Patronis làm người kế nhiệm Gaetz ở Khu vực bầu cử số 1 bang Florida trước đối thủ Dân chủ Gay Valimont.

Trong bối cảnh này, các chiến lược gia đảng Cộng hòa nói việc mạo hiểm với ghế nghị sĩ New York của bà Stefanik như vậy là không đáng. Bà đại diện cho Khu vực bầu cử số 21, vùng rộng lớn phía bắc New York, nơi ông Trump đã thắng bà Harris với cách biệt 20 điểm.

"Họ có thể bảo vệ được ghế của Stefanik không? Có thể. Nhưng tại sao phải làm vậy vào lúc này?", Charlie Harper, trợ lý hàng đầu của một cựu hạ nghị sĩ Cộng hòa, nói với Politico.

"Nếu chúng ta thể hiện kém ở những khu vực Tổng thống Trump thắng với chênh lệch 30 điểm, vậy thì rõ ràng phải lo ngại về ghế nghị sĩ ở khu vực ông ấy thắng với chênh lệch thấp hơn", một chiến lược gia Cộng hòa lưu ý. "Được chẳng bao nhiêu, mất thì nhiều".

Rút đề cử Stefanik lúc này không phải điều đáng tự hào với đảng Cộng hòa. Nếu làm vậy trong tuần tới, sau khi có kết quả bầu cử đặc biệt ở Florida, hành động này chỉ càng chứng tỏ nỗi lo ngại của đảng Cộng hòa, Washington Post bình luận.

Phe Cộng hòa nhìn chung ủng hộ quyết định rút đề cử của Tổng thống Trump. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện John Thune nói bà Stefanik "sẽ làm một đại sứ tuyệt vời ở Liên Hợp Quốc", và ông hiểu tình hình hiện tại ở Hạ viện. "Tôi nghĩ họ đang đối mặt một số thực tế chính trị ở Hạ viện và mọi phiếu bầu hiện nay đều quan trọng", ông Thune nói.

Tổng thống Donald Trump tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 26/3. Ảnh: AFP

Tổng thống Donald Trump tại cuộc họp báo tại Nhà Trắng ngày 26/3. Ảnh: AFP

Hiện chưa rõ ông Trump sẽ chọn ai thay bà Stefanik. Nhà ngoại giao kỳ cựu Mỹ Dorothy Shea đang là quyền đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, sau khi đại sứ của chính quyền tiền nhiệm Linda Thomas-Greenfield từ chức hồi tháng 1.

Chủ tịch Hạ viện Johnson nói sẽ tìm một vị trí lãnh đạo phù hợp cho bà Stefanik tại Hạ viện. Sau khi được ông Trump đề cử làm đại sứ tại LHQ, Stefanik đã rút khỏi ghế chủ tịch đoàn nghị sĩ Cộng hòa, vị trí số 4 của đảng tại Hạ viện. Lisa McClain đang đảm nhiệm vị trí này và một nguồn thạo tin nói với CNN rằng bà không có ý định nhường lại nó cho Stefanik.

Phe Dân chủ nhanh chóng công kích đối thủ, dù họ ngầm hiểu việc giành ghế của bà Stefanik là điều khó thực hiện. "Đảng Cộng hòa đang sợ. Chuyện gì xảy ra với cái họ gọi là sự ủy thác từ người dân vậy?", lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries đặt câu hỏi.

Siêu ủy ban hành động chính trị House Majority, chuyên tập trung vào giúp ứng viên Dân chủ đắc cử hạ nghị sĩ, cho rằng đảng Cộng hòa đang bất an về cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ sẽ diễn ra vào năm 2026, thời điểm các ghế nghị sĩ sẽ được bầu lại.

"Phe Cộng hòa hoảng loạn trước thế đa số sít sao, lo sợ giữ ghế ở nơi ông Trump từng thắng. Họ biết họ sẽ ở thế khó vào năm 2026", Katarina Flicker, phát ngôn viên House Majority, nói.

Như Tâm (Theo Washington Post, NBC News, CNN)

Adblock test (Why?)

Hình xăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gây tranh cãi

Bộ trưởng Hegseth xăm dòng "kẻ ngoại đạo" bằng tiếng Arab lên cánh tay, bị chỉ trích có thể xúc phạm người Hồi giáo.

Bộ trưởng Quốc phòng mỹ Pete Hegseth gần đây đăng ảnh mặc quân phục lên mạng xã hội, lộ các hình xăm trên cánh tay phải. Phía sau bắp tay, ông Hegseth xăm dòng "kafir", thuật ngữ tiếng Arab trong Hồi giáo chỉ người ngoại đạo.

Hình ảnh này nhận nhiều phản ứng trái chiều. Một số người chỉ trích ông vì xăm dòng chữ có thể bị coi là xúc phạm đến người Hồi giáo, trong bối cảnh quân đội Mỹ hướng đến sự đa dạng tôn giáo. Có khoảng 5.000-6.000 quân nhân Mỹ theo đạo Hồi.

"Đây không đơn thuần là lựa chọn cá nhân, đây là biểu tượng của chứng bài Hồi giáo từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ", Nerdeen Kiswani, nhà hoạt động ủng hộ Palestine ở New York, viết.

Hình xăm kafir trên cánh tay phải của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth. Ảnh: X/Secretary of Defense Pete Hegseth

Hình xăm "kafir" trên cánh tay phải của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth. Ảnh: X/Secretary of Defense Pete Hegseth

"Những kẻ cực hữu bài Hồi giáo đã vũ khí hóa thuật ngữ 'kafir' để chế giễu và bôi nhọ tôn giáo này. Vấn đề không nằm ở niềm tin cá nhân của ông Hegseth, mà ở chỗ niềm tin này ảnh hưởng thế nào đến các chính sách quân sự đối với các nước Hồi giáo", bà nói thêm.

"Xăm dòng 'kafir' lên cơ thể là hành động thể hiện sự thù địch với người Hồi giáo và cả vấn đề tâm lý cá nhân", Nihad Awad, lãnh đạo Hội đồng Quan hệ Mỹ - Hồi giáo (CAIR), nói với Newsweek.

Các hình xăm liên quan đến Thập tự chinh gây tranh cãi của ông Hegseth. Ảnh: Daily Beast

Các hình xăm liên quan đến Thập tự chinh gây tranh cãi của ông Hegseth. Ảnh: Daily Beast

Đây không phải lần đầu tiên hình xăm của ông Hegseth gây tranh cãi. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đây khoe các hình xăm liên quan đến "Thập tự chinh", vốn đang bị lạm dụng trong các phong trào cực hữu hiện đại.

Các hình xăm này gồm dòng "Deus Vult" (Ý Chúa), vốn là tiếng hô xung trận của các chiến binh Thập tự chinh, ngay trên hình xăm "kafir" trên cánh tay phải. Ông Hegseth còn xăm thánh giá Jerusalem lên ngực, còn gọi là thập giá Thập tự, biểu tượng của các cuộc Thập tự chinh của Cơ đốc giáo.

Những bình luận chỉ trích loạt hình xăm xuất hiện khi ông Hegseth đang chịu giám sát chặt chẽ hơn. Một số nghị sĩ đang kêu gọi điều tra ông và các quan chức khác liên quan vụ lộ nhóm chat kế hoạch tác chiến ở Yemen của Mỹ. Một số đã kêu gọi ông Hegseth từ chức.

Đức Trung (Theo Guardian, Newsweek, AP)

Adblock test (Why?)

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2025

Sắc lệnh của ông Trump có thể ngăn hàng triệu người Mỹ bầu cử

Việc ông Trump yêu cầu cử tri chứng minh quốc tịch được cho là sẽ khiến nhiều người Mỹ ngừng đi bầu vì họ không có giấy tờ xác nhận thông tin này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 25/3 ký sắc lệnh kiểm soát chặt chẽ hơn các cuộc bầu cử liên bang, trong đó có yêu cầu người dân chứng minh mình mang quốc tịch Mỹ khi đăng ký bỏ phiếu.

Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người dân có thể dễ dàng chứng minh danh tính và quốc tịch bằng căn cước công dân hoặc chứng minh thư. Tuy nhiên, Mỹ không cấp giấy tờ kiểu căn cước công dân như vậy trên toàn quốc, mà người dân thường sử dụng thẻ nhận dạng hoặc bằng lái xe do chính quyền bang cấp trong các trường hợp cần chứng minh nhân thân.

Theo sắc lệnh của ông Trump, khi đăng ký bỏ phiếu tại bang cư trú, người dân giờ đây sẽ phải xuất trình bằng chứng về quốc tịch, thông qua các giấy tờ như hộ chiếu, Real ID, chứng minh thư quân đội hoặc một loại tài liệu nào đó do chính phủ cấp.

Tổng thống Donald Trump tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, ngày 26/3. Ảnh: AFP

Tổng thống Donald Trump tại Phòng Bầu dục, Nhà Trắng, ngày 26/3. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, các chuyên gia về quyền bầu cử cho hay một bộ phận lớn người Mỹ không có những loại giấy tờ trên, khiến việc chứng minh quốc tịch đối với họ trở nên vô cùng khó khăn.

Chi phí cao hay thủ tục hành chính rườm rà là hai trong những rào cản khiến nhiều người Mỹ không thể có những loại giấy tờ tùy thân được liệt kê. Các chuyên gia cho hay điều này đồng nghĩa sắc lệnh từ Tổng thống Trump sẽ khiến công dân khó tiếp cận hòm phiếu hơn.

"Nó sẽ tác động đến hàng triệu người", Ron Hayduk, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học bang San Francisco, bình luận. "Nó sẽ đảo lộn hoàn toàn việc đăng ký cử tri".

Loại giấy tờ tùy thân phổ biến nhất ở Mỹ là Real ID, được các bang cấp cho người dân theo Đạo luật REAL ID năm 2005. Đạo luật này đặt ra các tiêu chuẩn bảo mật tối thiểu cho bằng lái xe và thẻ nhận dạng do bang cấp, nhằm ngăn chặn tình trạng làm giấy tờ giả.

Tuy nhiên, Real ID ở nhiều bang không chứa thông tin về quốc tịch của người sở hữu. Hiện tại, chỉ có 5 bang cung cấp "giấy phép lái xe nâng cao" nêu rõ quốc tịch và mẫu Real ID đang được triển khai ở nhiều bang không có thông tin này sẽ không đủ điều kiện để cử tri chứng minh mình là công dân Mỹ.

Điều này có nghĩa hộ chiếu sẽ là lựa chọn thực tế nhất, nếu không muốn nói là duy nhất, đối với đại đa số người Mỹ khi họ được yêu cầu chứng minh quốc tịch. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, chỉ có khoảng 170 triệu người dân nước này sở hữu hộ chiếu hợp lệ, tức gần 50% dân số.

"Nhiều người không làm hộ chiếu vì họ không có nhu cầu ra nước ngoài", Hayduk nói. "Những người làm hộ chiếu cũng phải mất rất nhiều thời gian, cần vô số giấy tờ chứng minh".

Và chi phí làm hộ chiếu cũng không rẻ. Mức phí cấp mới hộ chiếu Mỹ là 160 USD và thêm 60 USD nếu muốn sử dụng dịch vụ nhanh.

"Lý do chính khiến mọi người muốn có hộ chiếu là để đi du lịch quốc tế, nhưng đây không phải điều mà nhiều người Mỹ làm vì họ không đủ khả năng chi trả hoặc có lẽ không quan tâm đến việc đó", Greta Bedekovics, phó giám đốc chính sách dân chủ tại Trung tâm Tiến bộ Mỹ, giải thích. "Sắc lệnh hành pháp của ông Trump về cơ bản nói rằng nếu bạn không phải người đi du lịch hoặc không đủ khả năng chi trả cho việc đi nước ngoài thì giờ đây, bạn cũng có thể bị ngăn bỏ phiếu".

Theo Ceridwen Cherry, giám đốc pháp lý tại nhóm vận động VoteRiders, việc xin hộ chiếu cũng đòi hỏi người dân phải đến các cơ quan liên quan để nộp hồ sơ. Nhiều cơ quan trong số đó chỉ mở cửa vào giờ làm việc và có thể cách rất xa nơi ở của công dân, tạo ra một rào cản khác.

"Người ta phải mất nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, trải qua quy trình tốn kém mới có được hộ chiếu", Cherry nói, thêm rằng không ít người có thể bỏ lỡ thời hạn đăng ký cử tri vì quá trình xin hộ chiếu quá lâu.

Theo đánh giá của giới học thuật và tòa án, trường hợp người không phải công dân Mỹ đi bỏ phiếu là rất hiếm.

Nhiều thập kỷ qua, đảng Cộng hòa đã tìm cách yêu cầu cử tri xuất trình giấy tờ tùy thân tại các điểm bỏ phiếu và sắc lệnh từ Tổng thống Trump đánh dấu một bước tiến mới trong nỗ lực đó. Nó phản ánh nỗi ám ảnh về việc quản lý bầu cử cũng như những tuyên bố vô căn cứ của ông rằng cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và 2020 đầy rẫy gian lận, đặc biệt là tình trạng những người không phải công dân Mỹ bỏ phiếu bất hợp pháp.

Một số chuyên gia bầu cử nhận định Tổng thống Trump không có thẩm quyền ban hành lệnh này. Hiến pháp Mỹ trao cho các bang khả năng điều chỉnh "thời gian, địa điểm, cách thức" tổ chức bầu cử, cho phép quốc hội phủ quyết những điều kiện này, song không trao cho tổng thống quyền làm như vậy.

Trong khi đó, Hạ viện Mỹ chuẩn bị thông qua luật yêu cầu phải có bằng chứng về quốc tịch để đăng ký bỏ phiếu. Chưa rõ luật có được Thượng viện phê chuẩn hay không.

Luật này sẽ cho phép cử tri dùng giấy khai sinh làm bằng chứng về quốc tịch. Nhà Trắng chưa nêu lý do Tổng thống Trump loại trừ giấy khai sinh khỏi sắc lệnh của mình.

Cử tri xếp hàng đi bỏ phiếu sớm ở Marion, Bắc Carolina, hồi tháng 10/2024. Ảnh: Reuters

Cử tri xếp hàng đi bỏ phiếu sớm ở Marion, Bắc Carolina, hồi tháng 10/2024. Ảnh: Reuters

Sean Morales-Doyle, giám đốc chương trình quyền bỏ phiếu thuộc Trung tâm Brennan, là một trong số nhiều học giả pháp lý tin rằng Tổng thống Trump không có thẩm quyền áp đặt các yêu cầu như vậy. Nhưng nếu sắc lệnh hành pháp vẫn có hiệu lực, "hậu quả sẽ khá nghiêm trọng", ông nhấn mạnh.

"Các bang có nhiều hệ thống để đảm bảo rằng chỉ những công dân đủ điều kiện mới được phép bỏ phiếu", Morales-Doyle nói. "Chúng ta không cần yêu cầu mọi người phải xuất trình hộ chiếu để thực thi các luật đó, chúng vốn đã được thực thi thành công rồi".

Morales-Doyle cho hay ông tin rằng nếu được áp dụng, sắc lệnh chứng minh quốc tịch khi đi bầu sẽ ảnh hưởng đến cả cử tri Cộng hòa lẫn Dân chủ.

"Nó sẽ tác động đến mọi người thuộc mọi chủng tộc, mọi dân tộc, mọi nhóm tuổi, bất kể bạn phân chia nhân khẩu học như thế nào", ông nói.

Vũ Hoàng (Theo Washington Post, AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Ukraine tuyên bố phá hủy gần 100 tên lửa tại căn cứ chiến lược Nga

Quân đội Ukraine nói đòn tập kích UAV vào căn cứ chiến lược Engels của Nga hồi tuần trước đã phá hủy 96 tên lửa hành trình lưu trữ tại đây.

"Thông tin cập nhật cho thấy đối phương đã mất 96 tên lửa hành trình phóng từ máy bay sau vụ tập kích của lực lượng Ukraine nhằm vào căn cứ Engels của không quân Nga hôm 20/3", Bộ tư lệnh quân đội Ukraine ngày 27/3 thông báo, đề cập căn cứ chiến lược của Nga ở tỉnh Saratov.

Cơ quan này cho biết Nga dự tính sử dụng số tên lửa trên để tiến hành ba cuộc tập kích Ukraine trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 4. Phần lớn số tên lửa này bị phá hủy do vụ nổ thứ cấp trong đòn tấn công.

"Ngoài ra, đòn tập kích vào các kho chứa đã khiến lượng lớn nhiên liệu máy bay bị phá hủy, gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng duy trì hoạt động chiến đấu của Nga", Bộ tư lệnh quân đội Ukraine cho biết, song không nêu rõ thời điểm và địa điểm diễn ra các cuộc tập kích này.

Vụ nổ tại căn cứ Engels tại tỉnh Saratov của Nga hôm 20/3. Ảnh: Reuters

Vụ nổ tại căn cứ Engels tại tỉnh Saratov của Nga hôm 20/3. Ảnh: Reuters

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.

Biên tập viên Mia Jankowicz của trang Business Insider nhận định việc phá hủy 96 tên lửa hành trình là "thành tích ấn tượng" nếu được xác thực. Theo ước tính của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Mỹ, tên lửa hành trình phóng từ máy bay của Nga có giá 500.000-1.000.000 USD mỗi quả tùy chủng loại.

Hình ảnh vệ tinh chụp căn cứ Engels trước và sau cuộc tập kích hôm 20/3 cho thấy thiệt hại lớn tại kho đạn và nhiều công trình bị phá hủy.

Tỉnh trưởng Saratov Roman Busargin khi đó cho biết vùng này đã hứng chịu cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) lớn nhất kể từ đầu xung đột. Ông không nêu tổng số lượng UAV Ukraine phóng, song nói 54 chiếc đã bị bắn hạ.

Ukraine không cho biết đã dùng loại UAV nào trong cuộc tập kích, song chuyên trang quân sự War Zone nhận định đó là dòng AN-196 Liutyi có tầm bay 1.000-2.000 km hoặc PD-2.

Căn cứ không quân Engels là nơi đóng quân duy nhất của phi đội oanh tạc cơ chiến lược Tu-160, cùng hàng chục máy bay Tu-22M3 và Tu-95MS. Sân bay này nằm cách tiền tuyến khoảng 700 km.

Đây là nơi không quân Nga triển khai những đợt tấn công bằng tên lửa hành trình tầm xa nhằm vào lãnh thổ Ukraine. Các oanh tạc cơ chiến lược ở Engels cũng có khả năng mang vũ khí hạt nhân, đóng vai trò là một trong ba trụ cột răn đe hạt nhân của Nga.

Vị trí căn cứ không quân Engels (chấm đỏ). Đồ họa: Google Earth

Vị trí căn cứ không quân Engels (chấm đỏ). Đồ họa: Google Earth

Ukraine đã nhiều lần tập kích căn cứ này kể từ đầu xung đột. Kiev hồi tháng 1 tuyên bố tiến hành cuộc tập kích lớn chưa từng thấy vào hạ tầng quân sự của đối phương, trong đó đánh trúng kho dầu chuyên cung cấp nhiên liệu cho máy bay tại căn cứ Engels. Đây là cuộc tấn công thứ hai liên quan căn cứ này trong một tuần.

Tuy Ukraine khẳng định vụ tập kích mới nhất vào Engels đã làm suy giảm đáng kể hỏa lực của Nga, giới quan sát lâu nay cho rằng Moskva không gặp nhiều khó khăn để sản xuất tên lửa bổ sung, kể cả khi đang bị phương Tây áp lệnh trừng phạt.

Phạm Giang (Theo Ukrainska Pravda, Business Insider)

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2025

Thủ tướng Singapore chọn 'Bắc Bling' làm nhạc nền video chuyến thăm Việt Nam

Tài khoản TikTok của Thủ tướng Singapore đăng video chuyến thăm Việt Nam và dùng nhạc nền "Bắc Bling", thu hút hàng triệu lượt xem.

Tài khoản TikTok có tick xanh của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong hôm 26/3 đăng video lồng nhạc ca khúc Bắc Bling, trong đó ghi lại những hình ảnh lễ đón chính thức do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì tại Phủ Chủ tịch và cuộc hội đàm giữa hai lãnh đạo tại trụ sở chính phủ cùng ngày.

Video thu hút sự chú ý của nhiều người dùng mạng xã hội Việt Nam, với hơn 3,7 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận.

Thủ tướng Singapore chọn Bắc Bling làm nhạc nền video chuyến thăm Việt Nam

Thủ tướng Lawrence Wong chia sẻ hình ảnh về lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch hôm 26/3. Video: TikTok/@lawrencewongst

Trong video thứ hai với gần 500.000 lượt xem, Thủ tướng Singapore chia sẻ hình ảnh về các hoạt động ông tham dự khi ở Hà Nội. "Vừa đến Hà Nội, cảm ơn Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tổ chức bữa tối thân mật với những màn trình diễn văn hóa tuyệt vời", phần mô tả video có đoạn.

Hai video về Việt Nam là những bài đăng có lượng tương tác tốt nhất trên tài khoản TikTok của Thủ tướng Lawrence Wong trong thời gian gần đây.

Thủ tướng Singapore đăng video về chuyến thăm Việt Nam lên TikTok

Hoạt động của Thủ tướng Lawrence Wong tại Việt Nam trong video đăng hôm 26/3. Video: TikTok/@lawrencewongst

Thủ tướng Singapore Lawrence Wong thăm chính thức Việt Nam ngày 25-26/3. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam của ông với tư cách là Thủ tướng Singapore. Chuyến thăm của Thủ tướng Lawrence Wong diễn ra sau hơn một tuần kể từ khi Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Singapore và nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Việt Nam - Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 1/8/1973. Việt Nam là quốc gia thành viên ASEAN đầu tiên mà Singapore thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Bắc Bling ra mắt ngày 1/3, là MV nhạc Việt tạo hiệu ứng tốt nhất từ đầu năm. Video giới thiệu những di tích mang đậm dấu ấn của Bắc Ninh gồm đền Đô, chùa Dâu, làng gốm Phù Lãng, nét sinh hoạt văn hóa đẹp ở đây là ăn trầu, hát quan họ, các lễ hội quanh năm. Tên bài hát cách điệu chữ ''Ninh'' thành ''Bling'' (lấp lánh), mong muốn thể hiện hình ảnh Bắc Ninh tỏa sáng, vươn xa hơn trong tương lai.

Từ bài hát về một địa phương, ca khúc nhanh chóng được đón nhận rộng rãi. Trên YouTube, lượt xem của Bắc Bling vượt xa nhiều sản phẩm ra cùng thời điểm của một số ngôi sao quốc tế như Earthquake (Jisoo, 56 triệu views), Born Again (Lisa, 73 triệu views). Ca khúc có lúc vươn lên dẫn đầu mục MV ra mắt ấn tượng toàn cầu của YouTube Charts.

Vũ Hoàng

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2025

Ông Trump: 'Houthi muốn hòa bình vì đang hứng đòn dữ dội'

Tổng thống Trump nói rằng nhóm vũ trang Houthi đang muốn hòa bình sau khi chịu thiệt hại nặng vì những trận không kích dữ dội của Mỹ.

"Lực lượng Houthi đang muốn làm điều gì đó, họ muốn biết làm thế nào để mọi chuyện ngừng lại và có được hòa bình. Houthi muốn hòa bình vì họ đang hứng đòn dữ dội", Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hôm 26/3.

Ông chủ Nhà Trắng cho rằng nhóm vũ trang Yemen "rất muốn Mỹ dừng không kích", song khẳng định quân đội Mỹ sẽ tiếp tục chiến dịch này trong một thời gian dài. "Các cuộc không kích diễn ra suốt ngày đêm đã thành công ngoài mong đợi của chúng tôi", ông Trump nói.

Tiêm kích F/A-18F di chuyển trên sàn tàu sân bay USS Harry S. Truman ngày 24/3. Ảnh: US Navy

Tiêm kích F/A-18F trên tàu sân bay USS Harry S. Truman ngày 24/3. Ảnh: US Navy

Tổng thống Mỹ cho biết chiến dịch tập kích tàu thuyền đi qua Biển Đỏ do Houthi tiến hành đã khiến các phương tiện phải vòng tránh khu vực, làm thời gian di chuyển tăng thêm vài tuần và ảnh hưởng tới hoạt động thương mại. Lượng tàu thuyền đi qua kênh đào Suez giảm xuống còn khoảng 20% so với trước.

"Lực lượng Houthi bị tấn công dữ dội và họ muốn hòa bình. Houthi đã gây ra những điều khủng khiếp, làm chết người, phá hủy nhiều tàu thuyền, máy bay và nhiều thứ khác. Họ đang bị tấn công dữ dội hơn bao giờ hết", ông cho hay.

Houthi chưa bình luận về tuyên bố của ông Trump.

Yahya Saree, phát ngôn viên Houthi, cùng ngày thông báo lực lượng này đang tiếp tục "nhắm mục tiêu vào chiến hạm đối phương, dẫn đầu bởi nhóm tác chiến tàu sân bay Harry S. Truman của Mỹ, tại Biển Đỏ".

Phát ngôn viên Saree cho biết trận giao tranh diễn ra trong nhiều giờ, song không công bố thêm chi tiết. Ông khẳng định Houthi sẽ tiếp tục đối đầu với lực lượng Mỹ và ngăn tàu thuyền có liên hệ với Israel đi qua khu vực.

Các đơn vị truyền thông của Houthi cho biết Mỹ đã tiến hành 19 đợt không kích vào lãnh thổ do lực lượng này kiểm soát trong ngày 26/3, khiến ít nhất hai người bị thương. Một trong số mục tiêu là tòa nhà tại bệnh viện ung thư ở Saada, cơ sở từng trúng đòn không kích hồi tuần trước.

Khu vực lực lượng Houthi kiểm soát tại Yemen. Đồ họa: AFP

Khu vực lực lượng Houthi kiểm soát tại Yemen. Đồ họa: AFP

Lực lượng Houthi đã hơn 100 lần tập kích tàu thuyền mà họ cho là có liên hệ với Israel kể từ tháng 11/2023, nhằm thể hiện ủng hộ với người Palestine trong xung đột Israel - Hamas. Nhóm vũ trang Hamas ở Dải Gaza là đồng minh của Houthi trong "trục kháng chiến" do Iran hậu thuẫn tại Trung Đông.

Houthi không tập kích tàu thuyền nào đi qua Biển Đỏ và Vịnh Aden từ ngày 19/1, khi lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza có hiệu lực. Tuy nhiên, nhóm vũ trang Yemen hôm 11/3 thông báo sẽ tiếp tục tấn công tàu hàng liên quan đến Israel vì nước này chặn viện trợ nhân đạo cho Dải Gaza.

Mỹ ngày 15/3 phát động chiến dịch không kích Houthi, tuyên bố sẽ dùng vũ lực áp đảo cho đến khi lực lượng này ngừng tấn công tàu thuyền trên Biển Đỏ và Vịnh Aden. Các khu vực mà Houthi kiểm soát tại Yemen gần đây bị tấn công gần như mỗi ngày.

Nguyễn Tiến (Theo AP, AFP, Times of Israel)

Adblock test (Why?)

Một tuần cháy rừng tàn phá Hàn Quốc

Hàng loạt ngôi nhà ở Yeongyang trở thành đống đổ nát do cháy rừng tàn phá.

Lãnh đạo cơ quan ứng phó thảm họa Hàn Quốc cho biết vụ cháy rừng đã "phơi bày thực tế khắc nghiệt của cuộc khủng hoảng khí hậu", thêm rằng các khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất chỉ ghi nhận một nửa lượng mưa trung bình trong mùa.

Dự báo thời tiết ngày 27/3 cho biết ở khu vực Daegu và Gyeongbuk sẽ có mưa dưới 5 mm, nhưng lượng mưa này quá ít để có thể dập cháy rừng. Cơ quan Lâm nghiệp Hàn Quốc đã nâng cảnh báo cháy rừng lên mức cao nhất, yêu cầu các địa phương phân bổ thêm nguồn lực để ứng phó.

Adblock test (Why?)

Ông Trump: Mỹ phải có được Greenland

Tổng thống Trump tái khẳng định Mỹ cần phải kiểm soát Greenland, ngay trước thềm chuyến thăm của Phó tổng thống Vance tới hòn đảo tự trị thuộc Đan Mạch.

"Chúng ta cần Greenland vì an ninh và an toàn quốc tế. Chúng ta cần hòn đảo và phải có được nó. Tôi ghét phải nói như vậy nhưng chúng ta sẽ phải sở hữu nó", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với người dẫn chương trình podcast Vince Coglianese ngày 26/3.

Bình luận của ông Trump đưa ra một ngày sau khi Phó tổng thống Mỹ JD Vance nói rằng sẽ cùng Đệ nhị phu nhân Usha Vance tới Căn cứ Vũ trụ Pituffik ở Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới thuộc Đan Mạch, nằm gần Bắc Mỹ, giữa Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện ở Washington hồi tháng 2. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện ở Washington hồi tháng 2. Ảnh: Reuters

Nhà Trắng ban đầu thông báo Đệ nhị phu nhân Usha Vance, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Mike Waltz và phái đoàn Mỹ sẽ đến Greenland ngày 27-29/3 để tham quan di tích lịch sử, tìm hiểu về di sản của hòn đảo và theo dõi cuộc đua xe trượt tuyết do chó kéo Avannaata Qimussersu.

Tuy nhiên, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và Thủ hiến Greenland Mute Egede chỉ trích gay gắt kế hoạch thăm hòn đảo của bà Usha và ông Waltz. Ông Egede coi chuyến thăm này là "nỗ lực can thiệp của nước ngoài", lưu ý rằng chính quyền sắp mãn nhiệm của hòn đảo không gửi bất kỳ lời mời nào dù riêng tư hay chính thức tới phái đoàn Mỹ.

"Chúng tôi yêu cầu tất cả các quốc gia tôn trọng quy trình này", ông Egede đăng trên Facebook.

Bà Frederiksen lên án chuyến thăm là "hình thức gây áp lực không thể chấp nhận được" đối với Greenland và Đan Mạch, nhấn mạnh sẽ "phản kháng".

Sau phản ứng từ giới chức Đan Mạch và Greenland, Phó tổng thống Vance trong thông báo ngày 25/3 nói ông và vợ sẽ chỉ thăm căn cứ Pituffik và "kiểm tra tình hình an ninh" ở Greenland.

"Tôi nghĩ việc người Mỹ hủy chuyến thăm tới cộng đồng Greenland là động thái tích cực. Họ sẽ chỉ đến căn cứ Pituffik và chúng tôi không phản đối điều đó", Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen nói ngày 26/3.

Vị trí của Greenland so với Mỹ và Đan Mạch. Đồ họa: DW

Vị trí của đảo Greenland so với Mỹ và Đan Mạch. Đồ họa: DW

Greenland, hòn đảo có dân số 57.000 người và diện tích khoảng 2,16 triệu km2, nằm trên tuyến đường ngắn nhất từ Bắc Mỹ tới châu Âu, khiến nó trở thành địa điểm chiến lược quan trọng với Washington. Greenland cũng có nguồn khoáng sản dồi dào, phần lớn chưa được khai thác.

Từ khi đắc cử cuối năm ngoái, Tổng thống Trump nhiều lần nhấn mạnh ông muốn Mỹ mua lại đảo Greenland từ Đan Mạch, không loại trừ khả năng dùng vũ lực để đạt mục tiêu. Tuy nhiên, cả người dân Greenland và Đan Mạch đều khẳng định hòn đảo "không phải để bán".

Thùy Lâm (Theo AFP, AP)

Adblock test (Why?)