Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Tài công chạy sà lan đâm sập cầu Ghềnh được tại ngoại

Sáng 29/3, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) đã trả hồ sơ, điều tra bổ sung vụ án Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn và Vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường thủy sau hai ngày xét xử.

Đồng thời, Chánh án TAND TP Biên Hòa quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn, cho phép hai bị cáo Phan Thế Thượng (63 tuổi) và Trần Văn Giang (36 tuổi) được tại ngoại, giao chính quyền địa phương quản lý.

Hai bị cáo được tại ngoại sau 2 năm bị tạm giam để điều tra, xét xử. Ảnh: Phước Tuấn

Hai bị cáo được tại ngoại sau hai năm bị tạm giam để điều tra, xét xử. Ảnh: Phước Tuấn.

Đây là lần thứ ba Hội đồng xét xử tuyên hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung liên quan đến chứng cứ đánh giá tài sản thiệt hại của vụ án. "Yêu cầu công ty quản lý cầu Ghềnh cần xác định lại số năm tồn tại của cầu, giá trị sử dụng còn lại bao nhiêu, thiệt hại của từng nhịp cầu khi tai nạn xảy ra...", chủ tọa nói.

Theo cáo trạng, Thượng giao cho Giang lái tàu kéo sà lan chở cát từ Trà Vinh lên Đồng Nai. Trưa 20/3/2016, tàu đi trên sông Đồng Nai thì bị tắt máy, sà lan trôi tự do sau đó đâm sập mố cầu Ghềnh khiến hai nhịp cầu sập xuống sông. Vụ tai nạn khiến đường sắt Bắc - Nam tê liệt hơn 3 tháng, thiệt hại về kinh tế được đánh giá rất nghiêm trọng. Hai tài công sau đó bị bắt giữ. 

Trong phiên xử đầu tiên hồi cuối năm ngoái, VKSND TP Biên Hòa nhận định, Thượng biết rõ tàu kéo không đảm bảo an toàn kỹ thuật; biết Giang không có bằng thuyền trưởng nhưng vẫn giao điều khiển tàu kéo. Hai bị cáo cũng thừa nhận hành vi sai phạm, song cho rằng lỗi một phần do nhà quản lý vì không có thanh chắn chống va đập bảo vệ mố cầu.

Công ty cổ phần đường sắt Sài Gòn phủ nhận có thanh chắn bảo vệ, yêu cầu chủ tàu kéo đền bù 23 tỷ đồng thiệt hại hư hỏng cầu Ghềnh và trễ giờ chạy tàu.

Tại phiên tòa lần này, HĐXX chủ yếu làm rõ phần định giá tài sản thiệt hại của vụ án. Hội đồng định giá tài sản thiệt hại và điều tra viên được mời đến tòa nhưng nhiều vấn đề chưa được làm rõ nên phiên xử phải tạm dừng.

Sập cầu Ghềnh, nhiều người rơi xuống sông (NEW)

Cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai, được Pháp thiết kế và xây dựng năm 1901, hoàn thành sau 4 năm. Cầu có tuyến đường sắt này không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, mà từ lâu đã trở thành biểu tượng của TP Biên Hòa.

Ba tháng sau khi cầu bị sà lan đâm sập, cầu mới 300 tỷ đồng được xây trên vị trí cũ với 3 nhịp, cùng một phần đường cho xe máy và người đi bộ.

Phước Tuấn

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét