Từ xa xưa, loại thịt này đã có mặt trong sách “Thực liệu thảo mộc” từ thời nhà Đường, người Trung Quốc xưa ví nó bổ gấp 9 lần thịt gà, là thứ “thuốc bổ hạng thượng phẩm”, ăn một lần là nhớ mãi.
Theo sự phát triển của xã hội, con người ngày càng có yêu cầu cao hơn trong chuyện ăn uống. Ngày nay, chúng ta không chỉ cần ăn ngon mà còn phải tốt cho sức khỏe.
Trong nhiều năm gần đây, chim bồ câu dần trở thành món quen thuộc trên bàn ăn của nhiều gia đình, người ta mê mệt cái vị mềm, thơm, ngọt của thịt chim và cũng bởi đây là loại thịt trắng rất tốt cho sức khỏe.
Từ xa xưa, loại thịt này đã có mặt trong sách "Thực liệu thảo mộc" ở thời nhà Đường, người Trung Quốc xưa ví 1 con chim bồ câu bổ gấp 9 lần thịt gà, là thứ "thuốc bổ hạng thượng phẩm", ăn một lần là nhớ mãi. Tại Việt Nam, loại vật này cũng được sử dụng như một món ngon bổ dưỡng nhưng rất nhiều người lại thấy sợ, không dám ăn nó.
Người Trung Quốc xưa ví 1 con chim bồ câu bổ gấp 9 lần thịt gà, là thứ "thuốc bổ hạng thượng phẩm", ăn một lần là nhớ mãi.
Giá trị dinh dưỡng của thịt bồ câu
Theo dược sĩ lâm sàng Phương Giang, bệnh viện Nhân dân huyện Hoa Đô, Quảng Châu, thịt chim bồ câu rất mềm. vị ngon ngọt và có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao.
Theo thống kê, hàm lượng protein trong thịt bồ câu cao tới 22% -24%, trong khi đó hàm lượng chất béo thấp, chỉ khoảng 1%, vì vậy nó đặc biệt phù hợp với người trung niên và người cao tuổi, béo phì, người bị tăng lipid máu, bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, thịt chim bồ câu cũng chứa nhiều loại vitamin tan trong chất béo như vitamin A, vitamin E, vitamin B và vitamin D… với hàm lượng cap gấp 2-3 lần so với các loại thịt gia cầm khác.
Có nhiều cách để chế biến thịt bồ câu, chúng ta có thể nấu súp, chiên, hấp hoặc nấu cháo…
Tác dụng trị bệnh của thịt bồ câu
Bên cạnh việc sở hữu hàm lượng dinh dưỡng phong phú, thịt chim bồ câu còn là loại dược phẩm quý có tác dụng bảo vệ sức khỏe và phòng chống, hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.
Theo Trung y, thịt bồ câu có vị mặn, tính bình, có công dụng bổ âm, tráng dương, bổ gan thận, ích khí huyết, khử phong, giải độc… Đây cũng là nguyên liệu không thể thiếu trong các bài thuốc chủ trị tiêu khát, tắc kinh, khí hư bất thường ở phụ nữ.
Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giúp nâng cao trí nhớ, hạ huyết áp, điều hòa tuần hoàn máu, dưỡng nhan, kéo dài tuổi thọ.
Một số cách chữa bệnh từ thịt chim bồ câu do dược sĩ lâm sàng Phương Giang chia sẻ:
- Bổ sung dinh dưỡng
Thịt chim bồ câu vừa là thuốc, vừa là thực phẩm, nó chứa các chất dinh dưỡng phong phú cần thiết cho cơ thể nhưng lại có hàm lượng chất béo thấp, không gây ra lipit máu. Đặc biệt thích hợp cho người suy dinh dưỡng, người già, bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não.
- Tăng cường sức đề kháng và phục hồi thể chất
Vì thịt chim bồ câu rất giàu chất dinh dưỡng và protein cao nên sẽ rất tốt nếu nó được dùng để nấu cháo cho bệnh nhân đang mắc bệnh hoặc mới phẫu thuật. Nó có tác dụng làm đầy máu tốt, có thể hỗ trợ tình trạng thiếu máu hoặc phục hồi vết thương của bệnh nhân sau phẫu thuật.
- Tăng cường trí nhớ và trì hoãn lão hóa
Thịt chim bồ câu giàu chất dinh dưỡng và có tác dụng tăng cường trí não. Chăm chỉ ăn nhiều loại thịt này, bạn có thể tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, thúc đẩy lưu thông máu, đồng thời tăng sức sống tế bào da, tăng cường độ đàn hồi cho da, do đó có tác dụng trì hoãn lão hóa và làm đẹp.
- Dưỡng gan, bổ thận
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng thịt chim bồ câu có chức năng nuôi dưỡng gan và tăng cường thận, bổ sung khí, nuôi dưỡng máu, giải nhiệt, giải độc. Ngoài ra, món ăn này còn hỗ trợ giải quyết chứng kinh nguyệt không đều hoặc vô kinh ở chị em phụ nữ.
Lưu ý:
Mặc dù thịt chim bồ câu rất ngon và có nhiều tác dụng chăm sóc sức khỏe, nhưng điều đáng lưu ý là bạn cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc với chim bồ câu sống, đặc biệt là ở những khu vực có virus cúm lây lan. Rửa tay thường xuyên để tránh virus cúm gia cầm. Thịt chim bồ câu nấu chín sẽ không phải lo lắng về việc lây lan virus nữa.
Ngoài ra, khi ăn thịt bồ câu cần tránh ăn cùng với nấm đầu khỉ, gan lợn, thịt lợn vì dễ gây đầy, chướng bụng.
Theo Helino