Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

Vừa hết 'đại hồng thủy', Trịnh Châu phát hiện cụm dịch Covid-19 lớn

Trung QuốcTrịnh Châu ghi nhận cụm dịch mới với 27 ca nhiễm nCoV sau khi vừa trải qua đợt lũ lụt nghiêm trọng.

Thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, hôm qua ghi nhận số ca nhiễm nCoV tăng vọt với 27 ca nhiễm nCoV, trong đó 16 trường hợp không triệu chứng, chỉ một ngày sau khi ghi nhận ca nhiễm đầu tiên.

Wang Songqiang, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Trịnh Châu, cho biết hầu hết ca nhiễm được ghi nhận tại Bệnh viện Nhân dân số 6, gồm nhân viên dọn vệ sinh, nhân viên y tế và bệnh nhân điều trị nội trú. Đây là cơ sở chỉ định điều trị cho các ca nhiễm ngoại nhập không triệu chứng.

Ông thêm rằng những người nhiễm có tải lượng virus cao khiến cụm dịch ở Trịnh Châu đang lây lan nhanh so với các đợt bùng phát ở Nam Kinh, Trương Gia Giới và Thành Đô.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Ảnh: AFP.

Trịnh Châu hiện có một khu vực nguy cơ cao và ba khu vực nguy cơ trung bình. Giới chức thành phố đã tiến hành chiến dịch xét nghiệm toàn bộ cư dân. Giám đốc Ủy ban y tế Trịnh Châu đã bị sa thải sau khi thành phố này ghi nhận ca nhiễm không triệu chứng và nhiều ca nghi nhiễm hôm 30/7.

Bí thư tỉnh Hà Nam Lou Yangsheng hôm 31/7 thúc giục triển khai các biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế Covid-19 lây lan, đồng thời yêu cầu điều tra toàn diện và kỹ lưỡng về nguồn gốc của đợt bùng phát nhanh nhất có thể. Không ai được rời tỉnh Hà Nam trừ trường hợp cần thiết.

Bí thư tỉnh cũng yêu cầu hủy bỏ các sự kiện đông người, tăng tốc tiêm chủng và công bố thông tin dịch bệnh cho cộng đồng một cách kịp thời, công khai và minh bạch.

Trước khi cụm dịch xuất hiện, Trịnh Châu đã trải qua đợt lũ lụt nghiêm trọng được ví như "đại hồng thủy", khiến ít nhất 51 người thiệt mạng. Toàn tỉnh Hà Nam ghi nhận 99 người chết trong đợt mưa lũ tháng này.

Thanh Tâm (Theo Global Times)

Adblock test (Why?)

Vứt thi thể vào thùng rác vì nhầm tưởng là hình nộm

CanadaCảnh sát, cứu hỏa thành phố Sherbrooke phải xin lỗi vì bỏ thi thể một phụ nữ chết cháy vào thùng rác vì tưởng đó là hình nộm.

Sự cố hy hữu xảy ra khoảng hai tuần trước nhưng chỉ được Cảnh sát trưởng thành phố Sherbrooke Danny McConnell thừa nhận hôm 29/7. Các sĩ quan cảnh sát không biết đã vứt nhầm thi thể của một phụ nữ vào thùng rác, cho tới khi chồng của nạn nhân báo tin tìm vợ mất tích.

"Khi cảnh sát và lính cứu hỏa tới nơi, các nhân chứng cho biết có người châm lửa đốt một hình nộm làm bằng silicon. Sau khi thảo luận, họ đồng ý đem 'thứ này' vứt vào thùng rác phía sau đồn cảnh sát", cảnh sát trưởng McConnell nói.

Thùng rác nơi các sĩ quan cảnh sát và lính cứu hỏa vứt nhầm thi thể chết cháy ở Sherbrooke, tỉnh Quebec, Canada. Ảnh: Radio-Canada.

Thùng rác nơi chứa thi thể bị vứt nhầm ở Sherbrooke, tỉnh Quebec, Canada. Ảnh: Radio-Canada.

Tuy nhiên, khoảng 4 tiếng sau đó, một người đàn ông liên lạc với đồn cảnh sát để trình báo vợ mất tích. Sau khi tìm thông tin dựa theo điện thoại di động của nạn nhân, cảnh sát phát hiện "hình nộm" bị họ vứt vào thùng rác chính là thi thể người phụ nữ mất tích.

"Khi cảnh sát lấy 'hình nộm' ra khỏi thùng rác, họ vô cùng kinh hoàng khi biết đó là thi thể cháy đen của người phụ nữ. Chúng tôi rất lấy làm tiếc về sự việc này. Gia đình nạn nhân đã được thông báo mọi chi tiết của cuộc điều tra", McConnell nói thêm.

Lãnh đạo cơ quan cứu hỏa thành phố Sherbrooke Stephane Simoneau cho biết các thành viên lực lượng đang bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau sự cố. Giới chức đang tiến hành hai cuộc điều tra độc lập về lỗi của cảnh sát và cái chết đáng ngờ của người phụ nữ.

Robert Nicholson, bác sĩ giải phẫu tại Bệnh viện Granby, cho biết sai lầm của cảnh sát và lính cứu hỏa không phải vô lý, vì cơ thể người đa phần là nước nên thi thể sẽ rất khác biệt khi chết cháy. "Khi ấy một người nặng tới 68 kg trông cũng như 27 kg", ông nói.

Ngọc Ánh (Theo CBC)

Adblock test (Why?)

Tàu sân bay Mỹ hộ tống tàu dầu Israel bị tấn công

Mỹ điều tàu sân bay USS Ronald Reagan hộ tống tàu chở dầu Mercer Street bị tấn công ngoài khơi Oman và hỗ trợ cuộc điều tra.

"Các chuyên gia chất nổ hải quân Mỹ đã có mặt trên tàu để đảm bảo không có thêm nguy hiểm nào đối với thủy thủ đoàn và sẵn sàng hỗ trợ điều tra vụ tấn công", Bộ chỉ huy Trung tâm (CENTCOM) thuộc quân đội Mỹ ra thông cáo cho biết hôm 31/7, thêm rằng hải quân Mỹ đã điều động tàu sân bay USS Ronald Reagan hộ tống tàu chở dầu Mercer Street của Israel.

Tàu Mercer Street mang cờ Liberia do công ty Zodiac Maritime của Israel điều hành bị tấn công ngoài khơi Oman hôm 29/7, khiến hai thành viên thủy thủ đoàn thiệt mạng. Quân đội Mỹ nhận định vụ tấn công được tiến hành bởi máy bay không người lái (UAV).

Đơn vị cơ động xử lý vật liệu nổ của quân đội Mỹ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan hôm 30/7. Ảnh: Reuters.

Đơn vị xử lý vật liệu nổ trên tàu sân bay USS Ronald Reagan hôm 30/7. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Israel Yair Lapid ngày 30/7 cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn công và cho rằng cần có biện pháp đáp trả hành động này. Tuy nhiên, Tehran chưa có phản ứng nào về cáo buộc của Tel Aviv.

Các nguồn tin tình báo của Mỹ và châu Âu cũng cho rằng Iran là nghi phạm hàng đầu trong vụ tấn công hôm 29/7. Al Alam TV, đài truyền hình của chính phủ Iran, dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết cuộc tấn công để đáp trả đòn không kích của Israel nhằm vào sân bay Dabaa ở Syria.

Iran và Israel từng nhiều lần cáo buộc qua lại về các vụ tấn công tàu của nhau trong những tháng gần đây. Căng thẳng leo thang ở Vùng Vịnh kể từ khi Mỹ tái áp đặt biện pháp trừng phạt Tehran năm 2018, sau khi cựu tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân được Iran với với các cường quốc năm 2015.

Thanh Tâm (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Harry có thể bị ruồng bỏ ở Anh vì hồi ký

Hồi ký của Harry có thể phá hỏng quan hệ với hoàng gia Anh tới mức không thể hàn gắn và khiến anh bị "ruồng bỏ", theo giới chuyên gia.

Chuyên gia quản lý thương hiệu và hình ảnh Eric Schiffer hôm 31/7 cho biết nếu Harry quyết tâm xuất bản cuốn hồi ký và tiết lộ thêm bí mật của hoàng gia Anh, anh sẽ gây tổn hại cho chính hình ảnh của mình và trở thành "kẻ bị ruồng bỏ" khi rũ bỏ trách nhiệm và gia tộc.

Schiffer nói thêm cuốn hồi ký kể về những "thăng trầm, sai lầm và bài học" của Harry có thể khiến quan hệ giữa anh và các thành viên hoàng gia Anh tổn hại tới mức không thể hàn gắn.

Harry cầm một cuốn sách trong buổi chụp ảnh hồi tháng 1/2020. Ảnh: AP.

Harry cầm một cuốn sách trong buổi chụp ảnh hồi tháng 1/2020. Ảnh: AP.

Harry hôm 19/7 thông báo đạt thỏa thuận viết hồi ký do nhà xuất bản Mỹ Penguin Random House phát hành vào năm 2022, lợi nhuận sẽ được quyên góp cho tổ chức từ thiện. Công tước xứ Sussex nói thêm anh rất biết ơn vì có cơ hội chia sẻ những câu chuyện đời mình "chính xác và hoàn toàn trung thực".

Các nguồn thạo tin sau đó tiết lộ thành viên hoàng gia Anh đều ngạc nhiên trước thông tin Harry sắp xuất bản hồi ký. Điện Buckingham còn lo sợ cuốn hồi ký của Harry sẽ có những thông tin bất lợi cho Thái tử Charles và gây tổn hại chế độ quân chủ.

Cuộc khảo sát của YouGov công bố hôm 21/7 cho thấy chỉ có khoảng 14% số người được hỏi ở Anh cho biết họ "rất quan tâm" hoặc "tương đối quan tâm" tới hồi ký sắp xuất bản của Harry, trong khi 80% cho biết "không hứng thú" hoặc "không để ý" tới cuốn hồi ký.

Ngọc Ánh (Theo Sputnik)

Adblock test (Why?)

Clip kinh hoàng: Ngôi nhà 2 tầng bị sóng đánh sập rồi chìm nghỉm xuống biển trong phút chốc

Đoạn video cho thấy sức mạnh kinh hoàng của thiên nhiên được quay tại thành phố Buenos Aires vào ngày 28 tháng 7.

Mới đây, một đoạn video cho thấy một ngôi nhà ở Argentina đã đổ sập xuống biển sau khi móng của nó bị suy yếu do mực nước biển dâng. Video được quay tại thành phố Buenos Aires vào ngày 28 tháng 7.

Đoạn video bắt đầu với cảnh những con sóng dữ dội ập vào nền móng của ngôi nhà hai tầng. Nhưng có lẽ do thời gian cũng như lực tác động của sóng, mà ngôi nhà đã không thể trụ vững trong cơn bão.

Clip sóng biển cuốn trôi ngôi nhà yếu đuối

Ngay khi được đăng tải, đoạn video đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ CĐM nước này. Nhiều người cho biết việc xây nhà gần biển là cực kì nguy hiểm, vì bạn sẽ không bao giờ biết biển động có thể đáng sợ như thế nào.

Đặc biệt là khi thủy triều lên cùng biển động, nó có đủ sức cuốn trôi một ngôi làng chứ ngôi nhà này thực sự chưa là gì!

Clip kinh hoàng: Ngôi nhà 2 tầng bị sóng đánh sập rồi chìm nghỉm xuống biển trong phút chốc - Ảnh 2.
Hình ảnh ngôi nhà đổ sập xuống biển

Theo báo cáo của địa phương, không có thương tích nào được báo cáo vì chủ sở hữu tài sản không ở bên trong khi vụ việc xảy ra.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/2VqZ1PC

Adblock test (Why?)

Haiti truy bắt cựu thẩm phán tối cao vì vụ ám sát tổng thống

Haiti phát lệnh bắt cựu thẩm phán tối cao Wendelle Coq-Thelot vì nghi ngờ liên quan tới vụ ám sát của Tổng thống Jovenel Moise hồi đầu tháng.

Theo cáo buộc được cảnh sát Haiti công bố hôm 30/7, cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Wendelle Coq-Thelot từng gặp một số lính đánh thuê Colombia tham gia vụ ám sát Tổng thống Moise.

"Một số nghi phạm cho biết đã tới nhà Wendelle hai lần. Họ đã cung cấp cho cảnh sát chi tiết về các tài liệu được ký trong những cuộc họp tại nhà riêng của bà Wendelle", phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Haiti Marie Michelle Verrier cho biết.

Verrier nói thêm lực lượng cảnh sát đã đột kích căn nhà chính của Wendelle cùng những nơi cư trú khác của cựu thẩm phán ở vùng nông thôn. Thông báo truy nã bà cũng được dán khắp nơi.

Nữ cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Haiti Wendelle Coq-Thelot. Ảnh: Haiti News.

Nữ cựu thẩm phán Tòa án Tối cao Haiti Wendelle Coq-Thelot. Ảnh: Haiti News.

Cảnh sát Haiti trước đó cho biết Wendelle cùng hai thẩm phán khác đã bị sa thải hồi tháng 2 sau khi Tổng thống Moise nghi ngờ những người này đang lên kế hoạch đảo chính.

Hiện chưa rõ tung tích của cựu thẩm phán.

Giới chức Haiti cho biết đã xác định 28 nghi phạm và bắt được 26 người, trong đó gồm 18 lính đánh thuê Calombia, liên quan tới kế hoạch ám sát Tổng thống Moise tại nhà riêng hôm 7/7. Haiti vẫn chưa thể kết luận người đứng sau vụ ám sát và làm cách nào nhóm sát thủ có thể dễ dàng vào nhà riêng của Tổng thống.

Đệ nhất phu nhân Haiti Martine Moise đã tiếp tục tới Mỹ để điều trị vết thương sau khi hoàn tất tang lễ cho chồng. Góa phụ của Tổng thống Haiti dự kiến khuấy động chính trường nước này khi tiết lộ đang xem xét nghiêm túc về việc ra tranh cử để tiếp nối các nguyện vọng dang dở của chồng.

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Số ca Covid-19 mới ở Mỹ cao nhất trong 6 tháng

Mỹ ghi nhận hơn 100.000 ca nhiễm nCoV mới trong ngày 30/7, mức cao nhất trong gần 6 tháng qua kể từ ngày 6/2, do biến thể Delta hoành hành.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 31/7 cho biết nước này ghi nhận 101.171 ca nhiễm nCoV trong 24 giờ qua. Lần gần nhất Mỹ ghi nhận số ca nhiễm vượt ngưỡng 100.000 là gần 6 tháng trước. Tổng số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 của Mỹ hiện tại lần lượt là 35.733.967 và 629.290 trường hợp.

Dữ liệu mới cho thấy tổng số ca nhiễm mới trong tuần tính đến 30/7 ở Mỹ cao hơn năm lần so với một tháng trước và cao nhất từ tháng 2, với 544.569 ca, theo Đại học Johns Hopkins và Bloomberg. Trong đó, bang Florida chiếm 1/5 tổng số ca nhiễm với hơn 110.000 trường hợp.

Tỷ lệ nhập viện ở Mỹ, dù thấp hơn nhiều đợt đỉnh điểm tháng 1, đã tăng hơn 46% trong một tuần. Tỷ lệ tử vong cũng tăng hơn 30%, theo CDC.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng của Mỹ tăng mạnh trong thời gian gần đây. Hơn 4,7 triệu người Mỹ đã tiêm vaccine Covid-19 trong hai tuần qua và hơn 856.000 liều được tiêm trong ngày 30/7, mức cao nhất kể từ ngày 3/7.

Tỷ lệ tiêm chủng ở các bang Mỹ từng ngần ngại vaccine đã tăng mạnh, như Louisiana tăng 114%, Arkansas 96%, Alabama 65% và Missouri 49%, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC). Texas tuần trước báo cáo số lượng tiêm chủng trong ngày cao nhất một tháng, tăng 25% so với tháng trước.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại hạt Miami-Dade, bang Florida hôm 26/7. Ảnh: AP.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 tại hạt Miami-Dade, bang Florida hôm 26/7. Ảnh: AP.

Thế giới đã ghi nhận 198.488.462 ca nhiễm nCoV và 4.232.046 ca tử vong, tăng lần lượt 520.602 và 8.537, trong khi 179.252.286 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Tại châu Âu, làn sóng biểu tình phản đối "hộ chiếu vaccine" và các biện pháp hạn chế Covid-19 lan rộng ở Đức và Pháp, trong khi Anh kêu gọi người dân tiếp tục tiêm vaccine.

Pháp, vùng dịch thứ 5 thế giới với 6.127.019 ca nhiễm và 111.867 ca tử vong, đã trải qua tuần biểu tình thứ ba liên tiếp, để phản đối kế hoạch "cấm cửa" người chưa tiêm chủng hoặc không có kết quả xét nghiệm Covid-19 tại các địa điểm công cộng.

Bộ trưởng Nội Vụ Gerald Darmanin cho biết hơn 204.000 người đã biểu tình trên khắp nước Pháp, trong đó riêng Paris là hơn 14.000 người. 19 người biểu tình đã bị bắt và 3 sĩ quan cảnh sát bị thương.

Tại Đức, nơi đã ghi nhận 3.776 ca nhiễm và 92.171 ca tử vong, nhiều cuộc biểu tình chống các biện pháp đóng cửa cũng diễn ra ở Berlin và nhiều địa điểm khác.

Anh, báo cáo 5.856.528 người nhiễm và 129.654 người chết, tăng lần lượt 26.144 và 71 trường hợp.

Một số quan chức y tế hàng đầu của Anh kêu gọi phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine Covid-19. Họ chỉ ra dữ liệu mới cho thấy 98% số phụ nữ mang thai nhập viện vì Covid-19 tại Anh kể từ tháng 5 đều chưa tiêm chủng.

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc Covid-19 nghiêm trọng hơn những phụ nữ cùng độ tuổi khác. Nhiều người lo ngại mối đe dọa với phụ nữ mang thai thậm chí lớn hơn với Delta, biến thể có khả năng lây lan mạnh và gây bệnh nặng hơn các chủng virus nCoV khác.

Tại châu Á, biến thể Delta khiến nhiều nước phải siết biện pháp hạn chế, trong khi WHO kêu gọi thế giới nhanh chóng tìm cách ngăn chặn chủng virus này trước khi chúng đột biến nguy hiểm hơn.

Đợt bùng phát Covid-19 nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc trong nhiều tháng qua đã lan sang hai khu vực mới vào ngày 31/7, gồm tỉnh Phúc Kiến và thành phố Trùng Khánh.

Trung Quốc ghi nhận 328 ca nhiễm có triệu chứng trong tháng 7, gần bằng tổng số ca nhiễm trong nước từ tháng 2 đến tháng 6. Đợt bùng phát bắt đầu từ thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, hiện lan sang 14 tỉnh. Hơn một triệu người Trung Quốc phải quay lại tình trạng phong tỏa, trong khi các chiến dịch xét nghiệm hàng loạt được khởi động.

Trung Quốc đã báo cáo 92.930 ca nhiễm và 4.636 ca tử vong vì Covid-19 kể từ khi dịch bùng phát tại thành phố Vũ Hán cuối năm 2019.

Tại Australia, nơi có khoảng 14% dân số đã tiêm chủng, Brisbane, thành phố lớn thứ ba ở Queensland và nhiều khu vực khác đã ban hành lệnh phong tỏa ngắn ba ngày khi ghi nhận thêm 6 trường hợp nhiễm mới từ một cụm dịch biến chủng Delta.

"Cách duy nhất để đánh bại Delta là hành động nhanh và mạnh mẽ", Phó thủ hiến Queensland Steven Miles nói. "Cuộc chiến đã thay đổi".

34.130 ca nhiễm và 924 ca tử vong đã được báo cáo ở Australia kể từ khi dịch bùng phát.

Tại Đông Nam Á, các điểm nóng như Indonesia, Thái Lan vẫn tiếp tục ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục, khi biến thể Delta lây lan mạnh..

Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 3.409.658 ca nhiễm, tăng 37.284, trong đó 94.119 người chết, tăng 1.808.

Thái Lan ngày 31/7 ghi nhận số ca Covid-19 hàng ngày kỷ lục với 18. 912 người nhiễm và 178 người chết, nâng tổng số lên lần lượt 597.287 và 4.857. Nhiều bệnh viện ở thủ đô Bangkok rơi vào tình trạng quá tải và buộc phải chuyển những ca nhiễm nhẹ về các tỉnh.

Thanh Tâm (Theo AFP, CNN, ABC News, Guardian)

Adblock test (Why?)

Thơm má có nguy cơ biến mất ở Pháp

Covid-19 khiến thơm má trở thành kiểu chào hỏi hiếm hoi ở Pháp và thăm dò cho thấy nó có thể biến mất mãi mãi.

Mỗi năm hai lần, Louise Al-Hakkak sẽ ngồi trước hiên nhà ở Burgundy đợi chị gái Flora và phát sợ khi nghĩ đến khoảnh khắc hai chị em "la bise", tức thơm má kiểu Pháp. Trong gia đình người Pháp - Iraq này, chỉ Flora thích truyền thống thơm má kiểu Pháp. Còn đối với Al-Hakkak và bố, "nó chỉ là việc cỏn con".

Nhưng thời thế đã thay đổi. "Covid khiến chúng tôi dừng thơm má. Tôi không cần phải tự hỏi mình cần làm thế hay không nữa", Al-Hakkak, 23 tuổi, nói.

Cựu thủ tướng Anh David Cameron và phu nhân Samantha Cameron chào hỏi cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và phu nhân Carla Bruni-Sarkoz bằng cách thơm má năm 2010 ở London. Ảnh: AFP.

Cựu thủ tướng Anh David Cameron và phu nhân Samantha Cameron chào hỏi cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và phu nhân Carla Bruni-Sarkoz bằng cách thơm má năm 2010 ở London. Ảnh: AFP.

Tại Pháp, thơm má là một truyền thống lâu đời dành để chào hỏi người thân yêu, thậm chí người lạ, nay biến mất do Covid-19. Suốt đại dịch, chính quyền khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc cơ thể để ngăn virus lây lan.

Nhưng bây giờ, với hơn một nửa dân số Pháp đã tiêm chủng ít nhất một mũi, đa số quy định hạn chế đã dỡ bỏ, người ta đang chia rẽ quan điểm về việc liệu có nên quay lại cách chào hỏi trước hay không.

"Đại dịch khiến chúng tôi nhận ra mình có quyền thơm má hoặc không", Karine Boutin, nhà phân tâm học ở thành phố Poitiers, miền tây nước Pháp, nói. "Câu hỏi đặt ra là thơm má ngày mai có giống ngày hôm qua không, cường độ và tính tự phát có giống nhau không. Chúng ta không biết liệu ký ức đau buồn ấy có còn tồn tại hay không".

Số lượng nụ hôn thơm má còn tùy thuộc từng vùng miền ở Pháp. Có lúc tiêu chuẩn là hai, nhưng ở Montpellier, thành phố phía nam, lại là ba, còn ở vùng tây bắc Brittany chỉ là một. Thậm chí người ta còn có "bản đồ thơm má" để giúp người mới đến hiểu rõ đặc thù vùng miền.

Thơm má cũng trở thành công cụ chính trị, tượng trưng cho sự gần gũi của quan chức đắc cử với người ủng hộ. François Hollande, cựu tổng thống đảng Xã hội, tự gọi mình là "tổng thống của những nụ hôn".

"Vận động tranh cử mà không thể tới gần người khác chính là giết chết tâm trạng", Rachida Dati, một ứng viên bảo thủ, nói trong cuộc tranh cử thị trưởng Paris năm ngoái.

Nhưng khi đại dịch hoành hành khắp đất nước, thơm má lại làm dấy lên nỗi sợ về mối nguy tiềm ẩn. Trong một video nâng cao nhận thức hồi tháng 9 năm ngoái, chính phủ Pháp đã sử dụng âm nhạc rùng rợn để nhấn mạnh rủi ro của những hành động theo thói quen trước đây, bao gồm chào hỏi đồng nghiệp trước máy pha cà phê.

"Tôi mong các bạn làm theo hướng dẫn, đặc biệt là những cử chỉ thường làm này, để chống lại virus", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu trước toàn quốc trên truyền hình những ngày đầu dịch bùng phát. "Đừng thơm hay bắt tay khi chào hỏi để tránh lây virus".

Người ta bắt đầu sử dụng cách chào hỏi mới như "chạm khuỷu tay" hay "bắt chân", những xu hướng làm mưa làm gió trên TikTok một thời, nay truyền cảm hứng cho các bộ trưởng Pháp làm theo.

Không phải ai cũng nhớ nhung cách thơm má chào hỏi. Một nửa số người trong cuộc khảo sát hồi tháng 5 của IFOP cho hay họ sẽ ngừng chào hỏi người thân yêu bằng cách thơm má trong tương lai, còn 78% nói rằng sẽ không chào hỏi người lạ theo cách này nữa.

Adrien Beaujean, 26 tuổi, nói rằng những cách chào hỏi mới thay thế thơm má rất hợp với anh. "Cách thay thế tốt nhất là cười", Beaujean, người sống ở thành phố Strasbourg, phía đông nước Pháp, nói. "Chẳng có gì đẹp hơn là một nụ cười".

Nhưng sau nhiều tháng phong tỏa và liên tục được kêu gọi tuân thủ giãn cách xã hội, việc thiếu tiếp xúc cơ thể khiến một số người suy sụp.

"Con người đang phải chịu đựng chứng đói khát da thịt", Gautier Jardon, một người tham gia khảo sát của IFOP bày tỏ, thêm rằng tỷ lệ người vẫn ôm hôn người lạ giảm nhiều hơn so với ôm hôn người nhà, bạn bè và đồng nghiệp.

Việc chào nhau bằng một nụ hôn nghĩa là bạn đã hòa nhập vào không gian cá nhân của người đó, theo nhà phân tâm học Boutin.

"Việc cấm tiếp xúc thân thể giống như chúng ta đã tiêu diệt toàn bộ con người của mình, như thể chúng ta không còn tồn tại nữa. Chúng ta cần tiếp xúc với con người để tồn tại", cô nói.

Dịch bệnh từng làm gián đoạn truyền thống ôm hôn. Giữa những năm 1300, châu Âu bị "Cái chết đen" tấn công, khi bệnh dịch hạch giết chết 25 tới 30 triệu người, tương đương một phần ba dân số. Thời điểm này, ôm hôn không phải là hình thức chào hỏi có hệ thống, theo Alian Montandon, nhà triết học từng viết quyền "Thơm má". Nhưng nó có tầm quan trọng chính trị xã hội đáng kể.

"Nó có giá trị như một hợp đồng hoặc một hiệp ước", Montandon nói.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chào hỏi người dân hồi tháng 6 tại Château-Thierry bằng cách chạm nắm đấm. Ảnh: AFP.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chào hỏi người dân hồi tháng 6 tại Château-Thierry bằng cách chạm nắm đấm. Ảnh: AFP.

Khi mùa hè năm nay đang tới, quy định đeo khẩu trang được bãi bỏ, một số người bắt đầu bồn chồn vì thiếu những cái thơm má, bao gồm cả Tổng thống Macron, người đã đeo khẩu trang và thơm má hai cựu binh Thế chiến II hồi tháng 6.

Nhưng Pauline Gardet, 24 tuổi, hy vọng Covid-19 sẽ chấm dứt kỷ nguyên thơm má, cũng như chấm dứt những nụ hôn không mong muốn.

"Điển hình là hai ngày trước, một anh chàng tới gần tôi, không cho tôi lựa chọn nào khác ngoài việc thơm má anh ta", cô nói. "Tôi thấy hành động này rất thô lỗ, Covid-19 vẫn nhởn nhơ ngoài kia".

Valérie Camus, 47 tuổi, giám đốc nhân lực sống ở Paris, cho hay việc bỏ thơm má với đồng nghiệp không thành vấn đề. "Nhưng tôi nghĩ sẽ rất buồn nếu thực sự từ bỏ nó, ít nhất là với gia đình và bạn bè", cô nói.

Hồng Hạnh (Theo New York Times)

Adblock test (Why?)

Một ngày của hoàng đế xưa kia trải qua như thế nào? Càn Long dậy lúc 3h sáng, 7h tối lật thẻ bài, mỗi ngày lặp lại vô vị

Cuộc sống của hoàng đế có thực sự vui vẻ, cả ngày chỉ ăn chơi hưởng lạc như chúng ta vẫn nghĩ?

Nhịp sống trong xã hội hiện đại ngày càng nhanh, dù điều kiện vật chất ngày một nâng cao nhưng cũng kéo theo đó là vô vàn áp lực. Nhiều người mơ ước trở về thời cổ đại, sống một cuộc đời vô ưu.

Nhưng thật ra cuộc sống thời cổ đại cũng không hề đẹp đẽ như trong tưởng tượng. Cơ sở vật chất lạc hậu, tư tưởng con người chìm trong lễ giáo phong kiến cổ hủ, áp lực không hề nhỏ hơn chúng ta ở hiện tại. Ngay cả hoàng đế cũng không ngoại lệ.

Một ngày của hoàng đế xưa kia trải qua như thế nào? Càn Long dậy lúc 3h sáng, 7h tối lật thẻ bài, mỗi ngày lặp lại vô vị-1
Vậy công việc thường ngày của các hoàng đế thời cổ đại là gì?

Lấy Hoàng đế Càn Long của nhà Thanh làm ví dụ, có thể nói ông là vị hoàng đế có cuộc sống thoải mái, an nhàn nhất thời phong kiến. Ông nội Khang Hy đã giúp ông dẹp tan mọi mối đe dọa đến từ các khu vực lân cận, cha là Ung Chính để lại cho một nguồn quốc khố dư dả. Nhiều người nghĩ Càn Long đế rất nhàn hạ nhưng thật ra mỗi ngày đều rất bận rộn. Ông dậy từ 3h sáng và lật thẻ bài thị tẩm lúc 7 giờ tối. Cuộc sống xa hoa mà nhàm chán cứ thế lặp đi lặp lại trong suốt 63 năm 4 tháng.

Thời kỳ Càn Long là thời kỳ nhà Thanh có diện tích lãnh thổ lớn nhất, lên tới 13,1 triệu km vuông với dân số trên 300 triệu người. Hơn nữa, vào thời nhà Thanh, quyền lực của triều đình tập trung ở mức tối đa, hoàng đế cần xử lý những việc trọng đại trong cả nước. Ngay cả khi Khang Hy và Ung Chính đã xây dựng cho Càn Long một nền móng vững chắc thì cũng khó mà quản lý được khối lượng công việc của một quốc gia lớn như vậy.

Một ngày của hoàng đế xưa kia trải qua như thế nào? Càn Long dậy lúc 3h sáng, 7h tối lật thẻ bài, mỗi ngày lặp lại vô vị-2


Trong mắt nhiều người, Càn Long là một vị hoàng đế rất lười biếng, cả ngày chỉ biết du sơn ngoạn thủy, 6 lần đến Giang Nam thăm thú. Nhưng trên thực tế, Càn Long vẫn khá chăm chỉ, ít nhất là hơn một số người ở hiện tại vì khi mọi người còn đang say giấc, ông đã bắt đầu làm việc.

Dưới triều đại của Càn Long, nhà Thanh đạt đến đỉnh cao, đời sống bách tính ấm no hạnh phúc. Tuy nhiên, Càn Long đế vẫn phải thượng triều mỗi ngày bàn chuyện chính sự vì Khang Hy đã đặt ra quy định này. Càn Long luôn một lòng ngưỡng mộ ông nội của mình, đương nhiên ở phương diện này càng không dám có chút sơ hở. Cho nên, dù có vất vả đến đâu đi chăng nữa, ông cũng duy trì đều đặn việc lên triều từ rất sớm.

Vào thời cổ đại, đi lại khó khăn, các quan đại thần để có thể vào cung lâm triều từ sớm chỉ có thể ngồi xe ngựa. Để không chậm trễ việc lâm triều vào sáng sớm, các quan đại thần mỗi ngày từ 3h sáng đã phải thức dậy chuẩn bị, cho nên lâm triều vào sáng sớm đối với các quan đại thần mà nói, thật ra cũng là một việc khá vất vả.

Một ngày của hoàng đế xưa kia trải qua như thế nào? Càn Long dậy lúc 3h sáng, 7h tối lật thẻ bài, mỗi ngày lặp lại vô vị-3


Hoàng đế Càn Long sống trong hoàng cung, mặc dù mỗi ngày không phải vất vả bôn ba, chạy đôn chạy đáo nhưng đều phải dậy từ 3h sáng. Bởi trước khi lâm triều, hoàng đế thường vào giờ Dần (tức là khoảng từ 3 - 5h) bàn việc quân cơ với các đại thần, nắm trước một chút về chính sự, sau đó mới tiếp các quan cấp dưới. Như vậy, thời gian lâm triều sẽ vào khoảng từ 5 - 7h.

Sau khi lâm triều, hoàng thượng sẽ quay về Dưỡng Tâm điện nghỉ ngơi một chút, bổ sung năng lượng với các loại bánh trái điểm tâm. Dưỡng Tâm điện còn là nơi các hoàng đế triều Thanh phê chuẩn tấu chương. Tấu chương trong cả nước đều tập trung tại đây chờ phê chuẩn. Trong chuyện phê chuẩn tấu chương, cả Càn Long, Ung Chính hay Khang Hy đều giống nhau, chính tay mình phê chuẩn chứ tuyệt đối không nhờ người khác.

Nhà Thanh có lãnh thổ rộng lớn, dân số đông, mọi việc đều do một mình Càn Long giải quyết, khối lượng công việc mỗi ngày lớn đến chừng nào có thể hình dung được. Khi xem tấu chương, thường chỉ những sự việc đặc biệt quan trọng mới thu hút sự chú ý của Càn Long. Những tấu chương như vậy sẽ để đến ngày hôm sau cùng các quan lâm triều cùng thảo luận. Hầu hết các tấu chương đều báo cáo những việc bình thường ở mức tầm thường. Sau khi đọc chúng, Càn Long đế thường chỉ viết mấy chữ có lệ như: “Đã xem” hoặc “Đọc được rất vui” biểu thị bản thân đã biết chuyện này.

Một ngày của hoàng đế xưa kia trải qua như thế nào? Càn Long dậy lúc 3h sáng, 7h tối lật thẻ bài, mỗi ngày lặp lại vô vị-4


Một số người có thể thắc mắc, chẳng nhẽ hoàng đế không ăn sáng sao? Tại sao sau khi lâm triều xong lại đến thẳng Dưỡng Tâm điện? Thực ra, chế độ ăn uống của hoàng đế nhà Thanh rất đơn giản. Càn Long chỉ ăn 2 bữa mỗi ngày là bữa sáng và bữa trưa. Bữa sáng điểm tâm bình thường sẽ vào khoảng từ 6 - 8h sáng, bữa trưa sẽ vào khoảng từ 1 - 2h trưa. Nếu như vào mùa hạ thu thì sẽ ăn trước khoảng 1 tiếng.

Bữa sáng của Càn Long đế khá đơn giản, sau khi thượng triều ông sẽ ăn một chút ở Dưỡng Tâm điện. Bữa tối thì phong phú hơn rất nhiều. Bình thường sẽ có hàng chục đến hàng trăm món. Với số lượng món ăn lớn như vậy, không ăn hết thì sẽ làm cách nào? Ăn không hết chỉ có thể đổ đi, thỉnh thoảng cũng sẽ ban thưởng cho các quan đại thần. Các quan đại thần bất kể có thích ăn hay không, có đói hay không, một khi hoàng thượng đã ban thưởng thì chỉ có thể ăn sạch sẽ, hơn nữa còn phải khen: “Hương vị này quả nhiên đỉnh của chóp.”

Càn Long ăn mỗi ngày hai bữa, nếu những lúc khác đói bụng thì phải làm thế nào? Đối với hoàng đế thì đây không phải vấn đề lớn. Chỉ cần liếc mắt một cái, kẻ hầu cận sẽ lập tức biết ý dâng lên rất nhiều điểm tâm. Đôi khi những tấu chương cần phê duyệt phải đến nửa đêm mới có thể xong hết, nếu như đói thì có thể gọi trù phòng làm thêm bữa ăn đêm, nhưng điều này hiếm khi xảy ra.

Một ngày của hoàng đế xưa kia trải qua như thế nào? Càn Long dậy lúc 3h sáng, 7h tối lật thẻ bài, mỗi ngày lặp lại vô vị-5


Sau khi ăn trưa, nếu việc triều chính còn chưa xử lý xong, Càn Long sẽ trở về Dưỡng Tâm điện làm nốt. Nhưng nếu đã hoàn thành chính sự thì có thể cùng cung tần dạo chơi vườn thượng uyển hoặc làm một số việc mình yêu thích. Với Càn Long mà nói, có một việc mà ngày ngày, bất kể có bận đến đâu ông cũng phải làm, chính là làm thơ. Cả đời Càn Long đã viết đến hơn 40.000 bài thơ, chưa bàn đến hay dở thế nào thì số lượng tác phẩm này cũng khiến người ta nể phục.

Công việc trong ngày gần xong thì sắc trời cũng ngả tối. 7h tối mỗi ngày là lúc Càn Long lật thẻ bài. Nhà Thanh vẫn luôn kiểm soát chặt chẽ các hành vi sắc dục của hoàng đế, đến giờ sẽ có người gọi cửa nhắc nhở. Đây là giáo huấn mà tổ tiên để lại, Càn Long dù có là hoàng đế cũng phải nghiêm túc tuân theo.

Một ngày của hoàng đế xưa kia trải qua như thế nào? Càn Long dậy lúc 3h sáng, 7h tối lật thẻ bài, mỗi ngày lặp lại vô vị-6


Dù là hoàng đế nhưng Càn Long mỗi ngày đều rất bận rộn, không hề nhàn nhã như mọi người vẫn tưởng. Vì vậy, làm hoàng đế xưa nay không phải là một chuyện dễ dàng gì. Ngay cả Vạn Lịch đế, dù có ăn chơi vô độ, 20 năm không thiết triều thì cũng gặp khó khăn cùng quẫn khi không thể lựa chọn được người thừa kế theo ý nguyện.

So với thời cổ đại, xã hội hiện đại đã tốt đẹp hơn rất nhiều. Thay vì cứ mãi ôm hận uất ức cuộc sống, hãy biến áp lực thành động lực, hướng tới ngày mai tươi sáng hơn.


Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3yjp9dQ

Adblock test (Why?)

Những tiếp viên hàng không làm phục vụ quán karaoke ở Singapore

Trong quán karaoke, các cô gái có nguồn gốc tiếp viên hàng không được xem như những món hàng quý giá và nhận mức lương hấp dẫn, theo AsiaOne.

Amy (không phải tên thật, người Singapore), nữ tiếp viên KTV (quán karaoke) trong độ tuổi 30, cho biết hiện có nhiều nhân viên hãng hàng không Singapore Airlines (SIA) làm cùng lúc hai công việc: tiếp viên hàng không và tiếp viên KTV.

Được bạn giới thiệu vào ngành này từ tháng 1, điều ngay lập tức đập vào mắt Amy là sự hiện diện của "các cô gái SIA" trong phòng chờ dành cho nhân viên quán.

Những cô gái này được cả chủ quán và khách xem như những món hàng quý giá và nhận đãi ngộ hấp dẫn. Đầu tiên, họ không ở chung khu vực chờ với các nhân viên khác.

"Bên trong KTV có hai khu vực chờ, một dành cho các cô gái Singapore 'bình thường' và một dành cho các cô gái 'Singapore Airlines'. Đi kèm với đãi ngộ hấp dẫn, họ cũng nhận được kỳ vọng cao hơn bình thường", cô nói với AsiaOne.

"Ví dụ, nếu một tiếp viên SIA được khách chọn, cô ấy sẽ phải duy trì 'chất lượng' của mình, tương tự những gì cô ấy thường làm với tư cách là một tiếp viên hàng không".

Những tiếp viên hàng không làm phục vụ quán karaoke ở Singapore-1
Nhiều tiếp viên hàng không ở Singapore làm việc tại các quán karaoke. Ảnh minh họa: Unplash.


Những nhân viên cao cấp này còn được cho sẽ uống rượu giỏi hơn các nữ tiếp viên bình thường. AsiaOne chưa thể xác minh các nữ nhân viên KTV có phải là tiếp viên hàng không của Singapore Airlines hay không.

Con đường kiếm tiền nhanh chóng

Amy cho biết phụ nữ làm việc trong các phòng KTV đến từ rất nhiều quốc gia bao gồm cả Singapore; song các cô gái Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam từ 18 đến 40 tuổi chiếm phần lớn. Số tiếp viên là người bản địa cũng ngày càng tăng tính từ đầu năm, từ 0 lên hơn 100 người.

Theo Amy, tình trạng này có thể do mức thu nhập hấp dẫn trong thời gian ngắn của công việc tiếp viên. Một nữ tiếp viên có thể kiếm được 300-500 SGD mỗi đêm từ việc uống rượu với khách hàng trong 3-4 giờ.

"Tùy thuộc vào độ chịu chi của khách hàng, nữ tiếp viên có thể cho phép một số hành vi đụng chạm từ ôm, hôn, thậm chí thân mật hơn cho đến thoát y. Thu nhập của cô ấy có thể lên đến 1.000 SGD nếu cô ấy muốn đi xa hơn để kiếm tiền boa từ các 'dịch vụ kín đáo' bên ngoài", Amy chia sẻ.

Một cách kiếm tiền nhanh khác là nữ tiếp viên cố gắng đi đến nhiều quán karaoke, tiếp đãi nhiều khách hàng nhất có thể trong một đêm.


tiep vien hang khong lam tiep vien karaoke anh 2

Một quán karaoke ở Singapore phải đóng cửa sau khi nhiều ổ dịch được phát hiện liên quan đến các tiếp viên KTV. Ảnh: Straits Times.

Về phần Amy, cô có hai con nhỏ cần chăm sóc. Vì vậy, công việc này được xem là "tốt" đối với cô vì thời gian làm việc ngắn, linh hoạt.

Nữ tiếp viên tiết lộ các khách quen đến quán karaoke thường là giám đốc các công ty hay ông chủ kinh doanh, thường chi ít nhất 800 SGD, có thể lên tới 7.000 SGD cho một phòng hát.

Số khác thường là nam giới không gặp hạnh phúc trong hôn nhân hay những thanh niên giàu có muốn "trải mùi đời".

Khi các tụ điểm giải trí về đêm phải đóng cửa từ tháng 3 năm ngoái do dịch bệnh, nhiều nơi đã lách luật để hoạt động bằng cách chuyển hình thức kinh doanh sang phục vụ đồ ăn uống.

"Các chủ sở hữu biến KTV thành quán rượu nhỏ. Khi khách đến, ngoài việc phải chọn 2 món ăn từ thực đơn, các dịch vụ vẫn cung cấp như cũ", Amy nói.

Cuối tháng 7, nhiều ổ dịch mới bùng phát liên quan tới tiếp viên tại các quán karaoke ở Singapore khiến đối tượng này trở thành nhóm bị đổ lỗi. Tuy nhiên, theo Amy, điều này không công bằng.

"Mọi người, bao gồm cả tiếp viên và khách hàng, đều phải chịu trách nhiệm cho các cụm dịch lây nhiễm. Tôi vẫn cảm thấy rằng đây là điều có thể xảy ra ở bất cứ đâu và không chỉ ở KTV".

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3rMqqrJ

Adblock test (Why?)

Vaccine dạng viên - vũ khí tiềm năng chống Covid-19

Cầm trên tay một vỉ thuốc, Sean Tucker, giám đốc khoa học hãng công nghệ sinh học Mỹ Vaxart, nói: "Đây là dạng vaccine Covid-19 của chúng tôi".

Nhằm kiềm chế tình trạng nCoV lây lan chóng mặt với các biến chủng nguy hiểm, thế giới đang cố gắng đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng Covid-19. Tuy nhiên, trở ngại đã xuất hiện tại nhiều nơi, không chỉ bởi nguồn cung vaccine hạn chế, mà còn do không có dây chuyền bảo quản lạnh hay đủ nhân lực để tiêm cho người dân.

Trong nỗ lực khắc phục thách thức đối với việc bảo quản và vận chuyển vaccine, công ty Vaxart, trụ sở tại San Francisco, hy vọng giải quyết được vấn đề bằng vaccine Covid-19 dạng viên, có thể được sử dụng trên toàn thế giới mà không vấp phải những hạn chế của vaccine dạng tiêm.

"Bạn có thể gửi vaccine qua đường bưu điện hoặc thiết bị bay không người lái. Đó là điểm tuyệt vời của vaccine dạng viên. Lợi thế nằm ở chỗ không cần những điều kiện y tế đủ tiêu chuẩn để tiếp nhận, không cần dây chuyền bảo quản lạnh", tiến sĩ Tucker tuần trước cho biết. Vaccine Covid-19 dạng viên tiềm năng của Vaxart đang được thử nghiệm Giai đoạn Hai.

Những loại vaccine Covid-19 dạng tiêm hiện nay đòi hỏi một số hình thức bảo quản lạnh để duy trì hiệu quả, như vaccine của AstraZeneca phải được giữ trong điều kiện 2-8 độ C, hay vaccine của Pfizer cần bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C.

Yêu cầu này đặt ra thách thức đối với các quốc gia thu nhập thấp và trung bình. Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy 59% cơ sở y tế ở những nước này thiếu nguồn điện ổn định để duy trì điều kiện bảo quản lạnh. Ngoài những khu vực tại châu Phi hay Ấn Độ, vấn đề bảo quản còn gây trở ngại đối với các vùng nông thôn của Mỹ hay những nơi hẻo lánh ở Australia.

Một vỉ đựng vaccine Covid-19 dạng viên tiềm năng của hãng công nghệ sinh học Mỹ Vaxart. Ảnh: Vaxart.

Một vỉ đựng vaccine Covid-19 dạng viên tiềm năng của hãng công nghệ sinh học Mỹ Vaxart. Ảnh: Vaxart.

Những "vaccine ấm" đang được phát triển sẽ giúp việc bảo quản và phân phối dễ dàng hơn nhiều, tạo ra một cuộc cách mạng trong ứng phó đại dịch, đặc biệt tại những nơi khí hậu nóng và điều kiện hạn chế hơn, theo bình luận viên Debarshi Dasgupta của Straits Times.

Một loại vaccine do Viện Khoa học Ấn Độ (IISc) và startup công nghệ sinh học Mynvax phát triển đã tạo ra bước tiến đáng chú ý trong hướng đi này. Các nhà nghiên cứu, bao gồm cơ quan khoa học quốc gia Australia, ghi nhận vaccine này vẫn ổn định ở 37 độ C trong tối đa một tháng và 100 độ C trong tối đa 90 phút. Kết quả thử nghiệm trên chuột hồi tháng trước cho thấy vaccine có thể tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ với Covid-19, vô hiệu hóa được 4 biến chủng nCoV, bao gồm Delta.

Tiến sĩ Raghavan Varadarajan, giáo sư tại IISc và là người đồng sáng lập Mynvax, cho biết vaccine của họ rất có thể sẽ ở dạng bột đông khô, đi kèm một loại chất lỏng hỗ trợ đựng trong lọ riêng. Chất lỏng này là một thành phần được sử dụng trong vaccine để tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn.

Cả bột và chất lỏng đi kèm đều có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng và vận chuyển dễ dàng. Chúng sẽ phải được trộn với nhau, tạo thành dung dịch vaccine để tiêm. Các thử nghiệm lâm sàng dự kiến bắt đầu trong vòng 6 tháng tới và sản phẩm sẽ có giá rẻ hơn những vaccine hiện nay, được kỳ vọng tạo ra bước ngoặt tiêm chủng cho Ấn Độ, nơi chưa đến 10% dân số được tiêm đầy đủ.

Tuy nhiên, phương án sản xuất "vaccine ấm" không được nghiên cứu nhiều trên toàn cầu. Theo một bài bình luận đăng trên tạp chí y khoa Lancet hồi tháng 3, các nước phát triển "không thực sự quan tâm" đến việc phát triển những vaccine chịu nhiệt, bởi họ không phải lo lắng về khả năng bảo quản lạnh. Vì vậy, những "vaccine ấm" không được các nhà phát triển và tổ chức tài trợ ưu tiên, bất chấp nhu cầu từ các nước thu nhập thấp và trung bình.

Nhằm đáp ứng nhu cầu bị bỏ qua này, tiến sĩ Tucker quyết định theo đuổi phương án sản xuất vaccine dạng viên, chiến lược mà Vaxart đang tập trung. Hồi tháng 5, ứng viên vaccine của họ đạt kết quả thử nghiệm Giai đoạn Một đầy hứa hẹn, cho thấy phản ứng của tế bào CD8+ T mạnh hơn so với các vaccine của Pfizer và Moderna. Đây là một loại tế bào bạch cầu chịu trách nhiệm tạo ra phản ứng miễn dịch.

Nếu mọi thứ suôn sẻ, Vaxart hy vọng có thể nộp đơn xin phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine dạng viên của mình trong vòng một năm tới, đồng thời hướng đến sản xuất hàng triệu, thậm chí hàng tỷ liều vaccine mỗi năm với giá cả hợp lý.

Vaccine dạng viên còn có thể giúp giải quyết vấn đề ngần ngại tiêm chủng. Theo kết quả khảo sát hồi đầu năm của Vaxart, gần 19 triệu người Mỹ trưởng thành cho biết họ sẽ sử dụng vaccine nếu nó ở dạng viên, thay vì dung dịch tiêm.

Mặc dù vậy, việc phát triển công thức vaccine dạng viên là một thách thức lớn, bởi không phải lúc nào cũng hiệu quả với người như thử nghiệm trên động vật. Do đó, nhóm nghiên cứu tại Vaxart phải tập trung vào việc đảm bảo hiệu quả tốt nhất ở người.

Ngoài Vaxart, công ty dược phẩm Oramed của Israel cũng đang theo đuổi việc sản xuất vaccine Covid-19 dạng viên nang, dự kiến bắt đầu thử nghiệm lâm sàng trên người vào tháng tới, ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt cuối cùng từ Bộ Y tế Israel.

Oramed, công ty chuyên bào chế phiên bản dùng qua đường uống đối với các loại thuốc tiêm, hồi tháng 3 cho biết ứng viên vaccine Covid-19 dạng viên nang, được công ty hợp tác phát triển cùng hãng Premas Biotech của Ấn Độ, đã sản sinh kháng thể khi được thử nghiệm trên lợn.

Nadav Kidron, giám đốc điều hành Oramed, cho biết loại viên nang của họ còn có thể được sử dụng như một liều vaccine tăng cường, trong bối cảnh một số quốc gia đang xem xét phương án tăng liều tiêm trước thách thức từ biến chủng Delta. Israel đã bắt đầu tiêm liều vaccine Covid-19 thứ ba cho những người bị suy giảm miễn dịch và nhóm từ 60 tuổi trở lên.

"Vaccine dạng uống của chúng tôi không cần giữ lạnh sâu như những vaccine Covid-19 khác. Đặc biệt tại những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19 nhưng chiến dịch tiêm chủng bị đình trệ, vaccine dạng uống có thể thay đổi cuộc chơi", Kidron nhận định.

Ánh Ngọc (Theo Straits Times, Times of Israel)

Adblock test (Why?)

Thái Lan dùng container lạnh trữ thi thể Covid-19

Một nhà xác bệnh viện Thái Lan buộc phải dùng container lạnh trữ người chết do Covid-19 vì quá tải, biện pháp từng sử dụng sau sóng thần năm 2004.

Thái Lan hôm nay báo ca nhiễm hàng ngày cao kỷ lục, với 18.912 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 597.287. Quốc gia này cũng ghi nhận 178 ca tử vong mới. Chính phủ Thái Lan cho hay biến chủng Delta chiếm hơn 60% ca nhiễm cộng đồng và 80% ca nhiễm ở Bangkok.

Nhân viên y tế hôm 31/7 chuyển thi thể vào container trữ lạnh sau khi một bệnh viện ở Pathum Thani, gần thủ đô Bangkok, quá tải vì ca tử vong do Covid-19. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế Thái Lan chuyển thi thể vào container hôm nay sau khi một bệnh viện ở Pathum Thani quá tải vì ca tử vong do Covid-19. Ảnh: Reuters.

Nhà xác bệnh viện đại học Thammasat gần thủ đô Bangkok có 10 tủ đông, xử lý khoảng 7 ca tử vong mỗi ngày. Nhưng đợt bùng phát Covid-19 hiện nay khiến nhà xác phải xử lý hơn 10 thi thể mỗi ngày.

"Chúng tôi không đủ chỗ nên phải mua hai container trữ thi thể", Pharuhat Tor-udom, giám đốc bệnh viện, hôm nay cho biết.

Mỗi container giá 7.601 USD. Ông nói thêm gần 20% thi thể không xác định được nguyên nhân tử vong sau đó phát hiện dương tính nCoV, khiến nhà xác và nhân viên y tế quá tải.

"Trong thảm họa sóng thần 2004, chúng tôi từng sử dụng container để trữ xác chờ khám nghiệm tử thi xác định danh tính. Nhưng chúng tôi chưa từng lặp lại điều này cho tới nay", Pharuhat nói.

Ông cho hay một số thi thể đang được lưu trữ trong container hôm nay, chờ người thân tới nhận. "Điều khiến chúng tôi cực kỳ đau khổ là không thể giúp điều trị cho những bệnh nhân này", ông nói. Các bệnh viện ở Bangkok và tỉnh lân cận đang hoạt động hết công suất do số ca nhiễm tăng vọt.

Indonesia vẫn là vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với 37.284 ca nhiễm mới hôm nay, nâng tổng số ca Covid-19 lên 3.409.65, đồng thời ghi nhận 1.808 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong vì Covid-19 lên 94.119.

Chính phủ Indonesia đang lên kế hoạch hạn chế hoạt động cộng đồng nhiều tầng, được gọi là PPKM, nhằm mục tiêu giảm số ca nhiễm mới. Tính đến 31/7, ít nhất 20.53 triệu người Indonesia đã tiêm hai mũi vaccine, 47,22 triệu người đã tiêm một mũi, theo Bộ Y tế Indonesia.

Malaysia, một điểm nóng Covid-19 khác ở Đông Nam Á, ghi nhận 17.786 ca nhiễm mới hôm nay, con số cao kỷ lục. Chính quyền buộc phải gia hạn tình trạng khẩn cấp ở bang Sarawak, miền đông đất nước, tới tháng 2/2022 để ngừng các cuộc bầu cử trong khu vực giữa đại dịch.

Malaysia đang áp dụng tình trạng khẩn cấp toàn quốc nhưng tình trạng này sẽ hết hạn vào 1/8. Quốc vương Al-Sultan Abdullah đã ra sắc lệnh tuyên bố tình trạng khẩn cấp dừng bầu cử bang để ngăn chặn Covid-19 lây lan.

Hơn 100 người hôm nay tập trung ở thủ đô Kuala Lumpur, bày tỏ bất bình trước cách xử lý đại dịch của chính phủ và kêu gọi Thủ tướng Myhyddin Yassin từ chức.

Hồng Hạnh (Theo Reuters/Xinhua)

Adblock test (Why?)

Vợ Thủ tướng Anh mang thai lần hai

Carrie Johnson, vợ của Thủ tướng Anh Boris Johnson, xác nhận đang mang thai lần thứ hai, sau khi sinh con trai đầu lòng hồi tháng 4 năm ngoái.

Carrie Johnson xác nhận trên tài khoản Instagram hôm nay rằng vợ chồng cô đang chờ đón "em bé cầu vồng" vào dịp Giáng sinh năm nay. Cụm từ "em bé cầu vồng" được dùng để chỉ những đứa trẻ được sinh ra sau lần người mẹ sẩy thai, thai chết lưu hoặc con tử vong sau khi chào đời.

"Tôi bị sẩy thai hồi đầu năm và việc đó khiến tôi rất đau lòng", cô Johnson viết, thêm rằng cô cảm thấy "may mắn khi mang thai lần nữa" nhưng cũng rất căng thẳng, lo lắng.

Vợ chồng Thủ tướng Anh Boris Johnson tại số 10 phố Downing, London sau đám cưới hồi tháng 5. Ảnh: PA.

Vợ chồng Thủ tướng Anh Boris Johnson tại số 10 phố Downing, London sau đám cưới hồi tháng 5. Ảnh: PA.

"Vấn đề sinh đẻ có thể thực sự khó khăn đối với nhiều người, đặc biệt khi trên các nền tảng như Instagram, mọi thứ có thể trông như toàn diễn ra tốt đẹp. Tôi cảm thấy thật an ủi khi được lắng nghe từ những người cũng từng trải qua mất mát, vì vậy tôi hy vọng bằng cách rất nhỏ nào đó chia sẻ điều này để giúp ích những người khác", vợ Thủ tướng Anh nêu thêm.

Vợ chồng Thủ tướng Anh đón con trai đầu lòng Wilfred tháng 4 năm ngoái. Họ tổ chức đám cưới nhỏ tại nhà thờ Westminster hồi tháng 5, đưa ông Johnson trở thành thủ tướng đầu tiên kết hôn khi còn đương chức trong gần 200 năm qua.

Đây là cuộc hôn nhân thứ ba của Thủ tướng Anh. Ông Johnson đã có 4 con với người vợ thứ hai Marina Wheeler. Hai người ly hôn sau 25 năm chung sống. Trước đó, Thủ tướng Anh có cuộc hôn nhân đầu kéo dài 6 năm với Allegra Mostyn-Owen. Ngoài ra, ông cũng bị đồn có một con gái ngoài giá thú.

Huyền Lê (Theo BBC)

Adblock test (Why?)

Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau

Năm 2008, chàng trai trẻ này đã xuất sắc mang về chiếc huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh.

Những ngày gần đây, khi không khí thể thao cuồng nhiệt tại Olympic Tokyo 2020 vẫn đang "nóng" từng giờ, cư dân mạng lan truyền những bức ảnh cho thấy tinh thần chiến đấu quả cảm, nỗ lực hết mình của các VĐV trong từng cuộc đấu. Trong đó, có bức ảnh cho thấy bàn chân của một VĐV bơi lội trông nhăn nheo đáng sợ vì ngâm dưới nước quá lâu.

Thực chất, bức ảnh này không được chụp trong Thế vận hội mùa hè 2020 đang diễn ra tại thủ đô Tokyo (Nhật Bản) nhưng câu chuyện phía sau bức ảnh bàn chân này đáng để mọi người dành vài phút đọc, bởi nó thực sự là một câu chuyện truyền cảm hứng đáng ghi nhớ, đáng học hỏi của một VĐV từng đạt tấm huy chương vàng Olympic Bắc kinh 2008.

Vượt lên chính mình

Đó là bàn chân của kình ngư người Hà Lan Maarten van der Weijden (sinh năm 1981). Maarten sinh ra tại thành phố Alkmaar, nơi nổi tiếng với những khu chợ phô mai và những điểm đến văn hóa nổi tiếng ở phía Bắc Hà Lan.

Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-1

Maarten vốn là một tài năng bơi lội được phát hiện sớm. Những tưởng cuộc đời của anh cứ thế mà đi lên với những thành tích hay kỷ lục ở đường đua mặt nước. Thế nhưng, năm 2000, khi ấy Maarten mới 19 tuổi, "án tử" bất ngờ đến với anh. Anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư máu hay còn gọi là bạch cầu (leukemia).

Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-2

Đây quả thực là tin "động trời" với một VĐV bơi lội như anh, nhưng Maarten vốn là một người thích chinh phục kỷ lục và anh đã biến bại thành thắng bằng cách chống chọi với bệnh tật, chứng minh những gì mà các bác sĩ nói về căn bệnh của anh là hoàn toàn sai.

Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-3

Maarten được ví như một tượng đài về tấm gương nghị lực phi thường.

Vậy là, chỉ sau 2 năm phát hiện bệnh, chàng trai trẻ năm ấy, với nghị lực sống mãnh liệt, không những vượt qua căn bệnh ung thư máu mà còn thể quay lại đường đua xanh. Kinh ngạc hơn, năm 2008, anh đã xuất sắc mang về chiếc huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic Bắc Kinh. Cũng trong năm này, anh đã tuyên bố kết thúc sự nghiệp bơi lội chuyên nghiệp của mình trong bài phát biểu nhận danh hiệu Vận động viên thể thao người Hà Lan của năm.

Những kỷ lục không tin nổi

Người ta thường nói điều tự hào nhất của những vận động viên đó là họ luôn đưa mình ra khỏi giới hạn hiện tại của bản thân để tìm ra những giới hạn mới. Và tinh thần ấy cũng không ngoại lệ trong con người của Maarten.

Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-4Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-5Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-6Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-7

Ngày 22 và 23 tháng 5 năm 2017, tại Amsterdam, Maarten đã cố gắng phá kỷ lục thế giới về bơi lội trong 24 giờ. Anh đã hoàn thành chặng bơi nhưng không phá được kỷ lục thế giới 102km. Maarten đã bơi được 99,5km trong 24 giờ. Với thành tích này, anh đã thu được 8.500 Euro (hơn 200 triệu đồng theo tỷ giá hiện tại) quyên góp cho quỹ nghiên cứu ung thư. Vào tháng 3 năm 2018, Maarten lại cố gắng phá kỷ lục thế giới và thành công bơi được 102,8km trong 24 giờ.

Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-8Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-9

Tháng 8 năm 2018, Maarten một mình thực hiện đường bơi dài 200km trên một dòng sông ở Hà Lan. Kế hoạch dự kiến ban đầu, anh sẽ hoàn thành thử thách này trong vòng 3 ngày, bao gồm cả thời gian nghỉ giữa đường. Tuy nhiên, do gặp phải vấn đề về sức khỏe trong quá trình thực hiện, thêm vào đó là nguồn nước bị ô nhiễm, kình ngư trẻ tuổi này đã phải dừng lại ở vạch đích "bất đắc dĩ" 163km với tổng thời gian thực hiện là 55 giờ.

Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-10Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-11

Hình ảnh Maarten khi được đưa lên cáng khiến nhiều người không khỏi xót xa nhưng cũng nể phục ý của anh.

Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-12Không ai có thể tưởng tượng đây là bàn chân của VĐV bơi lội Olympic cùng câu chuyện nhói lòng đằng sau-13

Dù không thể hoàn thành mục tiêu 200km nhưng chiến dịch gây quỹ của Maarten đã đạt được thành công ngoài mong đợi với tổng số tiền vận động được là 4 triệu USD (hơn 91 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại).

Sau khi kết thúc đường bơi trong thời gian dài, toàn bộ phần da tay và da chân của Maarten bị nhăn nheo và đổi màu do ngâm dưới nước quá lâu. Hình ảnh ấy không khiến người khác nhìn anh bằng ánh mắt sợ hãi mà đã tôn vinh anh như một huyền thoại. Đến hiện tại, bức ảnh này vẫn thường xuyên được người ta nhớ lại mỗi khi nhắc đến những tấm gương về nghị lực, tinh thần sống lạc quan và chiến đấu vượt lên hoàn cảnh nghiệt ngã.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Adblock test (Why?)

Taliban bao vây ba thành phố lớn Afghanistan

Giao tranh dữ dội diễn ra quanh ba thành phố lớn ở miền nam và miền tây Afghanistan, khi các tay súng Taliban tìm cách chiếm đóng từ chính phủ.

Taliban đã tiến vào các khu vực của ba thành phố Herat, Lashkar Gah và Kandahar. Nghị sĩ Gul Ahmad Kamin ở Kandahar hôm nay nói rằng thành phố nguy cơ cao bị thất thủ, với hàng chục nghìn người đã phải sơ tán và thảm họa nhân đạo đang rình rập.

Theo Kamin, tình hình đang trở nên tồi tệ hơn từng giờ và đây là cuộc giao tranh dữ dội nhất ở thành phố trong 20 năm qua. Taliban hiện coi Kandahar là mũi nhọn trọng tâm bởi nhóm muốn biến thành phố này thành thủ đô tạm thời. Nếu Kandahar thất thủ, 5 hoặc 6 tỉnh khác trong khu vực cũng sẽ chung số phận.

Nghị sĩ này cho biết các tay súng Taliban đang tiến vào từ nhiều phía của thành phố và do dân cư đông đúc nên lực lượng chính phủ không thể sử dụng vũ khí hạng nặng nếu các tay súng tiến hoàn toàn vào thành phố.

Tại thành phố Herat, tỉnh Herat, một phóng viên Tolo News cho biết đụng độ ngày càng gia tăng, khi các tay súng Taliban tiến vào khu vực phía nam của thành phố đóng vai trò quan trọng về kinh tế. Truyền thông đưa tin xảy ra giao tranh tại ít nhất 5 địa điểm.

Dân quân Afghanistan chiến đấu chống lại Taliban ở huyện Enjil, tỉnh Herat hôm 30/7. Ảnh: AFP.

Dân quân Afghanistan chiến đấu chống lại Taliban ở huyện Enjil, tỉnh Herat hôm 30/7. Ảnh: AFP.

Mỹ đang tiến hành các cuộc không kích để hỗ trợ lực lượng Afghanistan, những người đã tái chiếm một quận xung quanh sân bay thành phố. Một lính gác bên ngoài khu nhà của Liên Hợp Quốc gần sân bay bị giết hôm 30/7. Liên Hợp Quốc mô tả đây là cuộc tấn công có chủ ý của Taliban.

Người dân nói rằng một số nơi trong thành phố an toàn và nhiều người đang dùng vũ khí để tự vệ. Ismail Khan, một cựu chỉ huy, đã phát động phong trào vũ trang để cố gắng bảo vệ thành phố.

Tại Lashkar Gah, thủ phủ tỉnh Helmand, lực lượng phiến quân được cho là vẫn cách trung tâm thành phố 2 km, dù quân chính phủ đã ngăn chặn được một cuộc tiến công chỉ trong một đêm. Chỉ huy các lực lượng Afghanistan cho biết phía Taliban chịu thương vong đáng kể.

Các nguồn tin địa phương nói rằng Taliban đã tiến gần văn phòng thống đốc hôm 30/7 trước khi bị buộc rút lui.

Chiến sự tại Afghanistan leo thang khiến tình trạng mất an ninh ngày càng tăng, sau khi liên quân do Mỹ dẫn đầu hoàn thành phần lớn tiến trình rút quân khỏi nước này. Ngay khi Mỹ rút quân, Taliban tổ chức các cuộc tiến công quy mô lớn, đánh chiếm nhiều huyện và cửa khẩu biên giới từ tay quân đội chính phủ Afghanistan.

Taliban được cho là đã chiếm tới một nửa lãnh thổ Afghanistan, bao gồm các cửa khẩu biên giới với Iran và Pakistan. Tomas Niklasson, đặc phái viên Liên minh châu Âu (EU) về Afghanistan, tin rằng cuộc chiến sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Huyền Lê (Theo BBC)

Adblock test (Why?)

Bố lao vào biển lửa cứu hai con gái sinh đôi

MỹRay Lucas đi mua sữa về thì thấy ngọn lửa đang nuốt chửng ngôi nhà, bên trong là hai con gái sinh đôi, còn mẹ anh hoảng loạn đứng ngoài.

"Tôi không kịp nói gì, theo bản năng lập tức lao vào nhà cứu con", Lucas, 23 tuổi, nhớ lại. "Tôi đã hành động như cách bất kỳ người bố nào cũng sẽ làm".

Lucas cùng bạn gái Shi'Ann Brown đi mua sữa về hôm 17/7 thì thấy hỏa hoạn lan khắp ba tầng ngôi nhà ở Eastpointe, bang Michigan. Malaysia và Milan, hai con gái sinh đôi 18 tháng tuổi của Lucas, đang nằm trong nôi ở tầng hầm. Mẹ anh ở bên ngoài, hoảng loạn tìm người giúp đỡ. Lucas không chắc lực lượng cứu hỏa có đến kịp hay không.

Lucas bế hai bé sinh đôi Malaysia và Milan. Ảnh: Ray Lucas.

Lucas bế hai bé sinh đôi Malaysia và Milan. Ảnh: Ray Lucas.

Anh lao vào ngôi nhà đang cháy rừng rực, mắt cay xè, không nhìn thấy gì vì lửa, nhưng vẫn nhớ rõ lối xuống tầng hầm. Anh tới bên nôi, chạm vào con, hạnh phúc khi thấy các con phản ứng lại.

Một bé đang đứng trong cũi, bé còn lại nằm xuống, nhưng đều im lặng. Lucas cho rằng các con đang bị sốc vì khói và lửa xung quanh. Anh ôm lấy hai con, đi giật lùi trong khói mù mịt.

Lucas đưa con cho mẹ, rồi nhận ra cháu gái cũng đang mắc kẹt trên tầng hai. Anh chạy ngược vào trong nhà, không tìm thấy cô bé, vì vậy lại chạy ra sân sau và thấy cháu gái đang đứng bên cửa sổ. Lucas bảo cô bé nhảy xuống, đỡ lấy cháu.

"Tôi rất ngạc nhiên vì hai con vẫn ổn, ai cũng đủ sức thoát khỏi hỏa hoạn. Chúng tôi không mất đi người thân nào", Lucas nói.

Hai cánh tay của Lucas, tai, sườn mặt bên phải, cổ, đều bị bỏng. Anh bị bỏng độ hai và ba, không nhìn thấy gì suốt ba ngày vì tổn thương giác mạc do tiếp xúc với khói. Có lúc bác sĩ nói rằng có thể Lucas sẽ mất thị lực hoàn toàn.

"Bây giờ tôi cảm thấy thị lực đã bình thường trở lại", anh nói, dù mắt vẫn còn sưng.

Hai bé Malaysia và Milan cũng bị bỏng nghiêm trọng. Hai cháu đang điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện nhi thành phố Detroit. Milan bị bỏng độ hai và độ ba ở mu bàn chân và bàn chân. Malaysia bị bỏng độ hai và độ ba ở mắt, má và cánh tay. Malaysia cần tập vật lý trị liệu để phục hồi tay và khớp.

Lucas trả lời phỏng vấn hôm 25/7. Ảnh: Fox 2 Detroit.

Lucas trả lời phỏng vấn hôm 25/7. Ảnh: Fox 2 Detroit.

Cả Lucas và hai con đều nằm phòng chăm sóc đặc biệt suốt 5 ngày. Tuy nhiên, Lucas cho hay bác sĩ nói rằng vết bỏng sẽ khỏi dần miễn là chăm sóc phù hợp. Ngoài đau đớn về thể chất, vụ hỏa hoạn cũng ảnh hưởng nhiều tới tinh thần của anh.

Nguyên nhân hỏa hoạn đang được điều tra. Lucas cho hay sở cứu hỏa thông báo toàn bộ móng của ngôi nhà đã bị phá hủy. "Nhà không cháy trụi nhưng hư hỏng nặng. Tài sản của mọi người đều bị hỏng do khói và lửa", Lucas nói.

Hóa đơn viện phí cũng rất đắt đỏ. Cộng đồng đã cùng nhau giúp đỡ gia đình Lucas. Dì của anh lập một trang gây quỹ, với mục tiêu quyên góp 40.000 USD giúp gia đình Lucas xây dựng lại cuộc sống. Trang web đã thu hút hơn 8.000 nhà hảo tâm, gây quỹ hơn 286.000 USD.

Hồng Hạnh (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Người phụ nữ miệng rộng nhất thế giới

Một sao Tiktok quốc tịch Mỹ có 1,7 triệu người theo dõi đã lập kỷ lục Guinness là người phụ nữ có khuôn miệng rộng nhất thế giới.

Samantha Ramsdell, 31 tuổi, đến từ bang Connecticut, Mỹ từng gây chú ý trên mạng với khuôn miệng khi mở hết cỡ có thể rộng tới 6,5 cm. Samantha cho biết cô cảm thấy "tuyệt vời" khi được chú ý, dù khuôn miệng rộng từng khiến cô rất thiếu tự tin.

Samantha gần như có thể đặt vừa một quả táo trong miệng, cắn hoàn toàn qua 4 chiếc bánh mì kẹp pho mát xếp chồng lên nhau hay ăn vừa một phần khoai tây chiên cỡ lớn.

Samantha Ramsdell khoe khuôn miệng rộng trong một video đăng trên kênh Tiktok của cô. Ảnh: NY Post.

Samantha Ramsdell khoe khuôn miệng rộng trong một video đăng trên kênh Tiktok của cô. Ảnh: NY Post.

"31 tuổi và có thể đạt kỷ lục cho thứ từng khiến tôi rất thiếu tự tin. Thật tuyệt vời bởi bây giờ nó như một trong những điều đáng chú ý nhất, tốt nhất về tôi", cô nói. "Nếu dành lời khuyên cho ai có bộ phận cơ thể lớn hoặc thứ gì đó thực sự độc đáo và muốn giành kỷ lục Guinness, tôi sẽ bảo họ hãy làm việc đó. Hãy làm một cách tự hào và biến nó thành tài sản lớn nhất của bạn. Đó là siêu năng lực của bạn. Đó là điều khiến bạn trở nên đặc biệt và khác mọi người".

Đại diện tổ chức Kỷ lục Thế giới Guinness gặp Samantha tại phòng khám nha khoa của cô và tiến sĩ Elke Cheung đã sử dụng thước cặp kỹ thuật số để tính toán chiều dài và chiều rộng của miệng Samantha nhằm xác định độ giãn tối đa.

Ngay cả trong những bức ảnh thời thơ ấu cũng có thể nhìn thấy khuôn miệng lớn của cô. Samantha tiết lộ khi còn nhỏ cô bị trêu chọc, bắt nạt chỉ vì khuôn miệng ngoại cỡ này. Nhưng giờ đây, cô hy vọng có thể truyền cảm hứng cho những người có bộ phận cơ thể lớn hoặc khác thường.

Ban đầu, Samantha dùng các tài khoản mạng xã hội để thể hiện kỹ năng biểu diễn với khuôn miệng. Năm 2019, Samantha chỉ có khoảng 300.000 người theo dõi trên mạng xã hội, nhưng con số này hiện là 1,7 triệu.

Samantha tiết lộ hiện cô có thể kiếm được tới 14.500 USD cho mỗi video chia sẻ trên TikTok.

"Hai năm trước, tôi giảm hơn 50 kg và lấy lại tự tin. Tôi bắt đầu học hát, sau đó đăng video ca hát lên Instagram. Tôi tạo tài khoản TikTok mùa thu năm 2019, nhưng mãi khi Covid-19 lây lan rộng tháng 4/2020 tôi mới bắt đầu đăng video liên tục. Các video liên quan đến khuôn miệng và khuôn mặt luôn được lan truyền mạnh mẽ", cô chia sẻ.

Samantha Ramsdell tuần này được trao danh hiệu kỷ lục Guinness về người phụ nữ có khuôn miệng rộng nhất thế giới. Ảnh: Guinness.

Samantha Ramsdell tuần này được trao danh hiệu kỷ lục Guinness về người phụ nữ có khuôn miệng rộng nhất thế giới. Ảnh: Guinness.

Huyền Lê (Theo Sun)

Adblock test (Why?)

Khiếp sợ Delta, người Mỹ chạy đua tiêm vaccine

"Mỗi lần tới thăm, bố mẹ đều hỏi 'con đã tiêm vaccine chưa?'. Đó là lý do tôi đi tiêm", Medina nói sau khi tiêm xong mũi vaccine thứ hai tại điểm tiêm chủng lưu động ở Hollywood, thành phố Los Angeles.

Anador Velazco, 66 tuổi và vợ Marta Silva, 67 tuổi, vui vẻ rời điểm tiêm chủng sau khi hoàn thành mũi vaccine thứ hai. Điều đó đồng nghĩa họ đã đến gần hơn cơ hội được thăm gia đình ở Mexico và El Salvador. Ba con trai của Silva ở El Salvador đều may mắn sống sót sau khi nhiễm virus, trong khi em trai của Velazco cũng bị nhiễm dù là một người rất khỏe mạnh.

Velazco cho biết vợ chồng ông từng trì hoãn tiêm chủng vì nghe bạn bè phàn nàn nhiều về nguy cơ bị ốm sau tiêm. "Chúng tôi hơi khó chịu vì điều đó, nên đã cố chờ tới tận bây giờ", ông nói.

Shanuan Alcantar, 12 tuổi, từng lo ngại tiêm vaccine khiến cơ thể có từ tính như trong các video được chia sẻ trên TikTok. "Cháu thực sự sợ hãi khi nhìn thấy những chiếc thìa kim loại hoặc nam châm dính trên cánh tay mọi người", Alcantar nói.

Tuy nhiên, giờ Alcantar cảm thấy thực sự vui vẻ vì đã quyết định tiêm vaccine, bởi có thể được trở lại trường học, gặp bạn bè và làm những điều mình yêu thích. "Thật khó khăn khi không được gặp bạn bè và không biết nói chuyện cùng ai", Alcantar chia sẻ.

Một điểm tiêm chủng ở thành phố New York, Mỹ hôm 27/7. Ảnh: NYTimes.

Một điểm tiêm chủng ở thành phố New York, Mỹ hôm 27/7. Ảnh: NYTimes.

Khi quyết định thông báo về việc tiêm vaccine với bạn bè trên Facebook tuần này, Tyler Sprenkle, 18 tuổi ở bang Missouri, đã phải kèm theo lời trấn an rằng anh vẫn là một người đảng Cộng hòa.

"Tôi từng sợ rằng mọi người sẽ coi thường và nói tôi đã biến thành một người theo phe Dân chủ. Nhưng tôi vẫn nắm lấy cơ hội tiêm, còn hơn phải nhập viện thở máy hoặc chết vì virus", anh nói.

Một số người bạn tỏ ra khó chịu với quyết định của Sprenkle, nhưng không ít người khác đã được truyền cảm hứng. Bố mẹ và em trai của Sprenkle, cùng một người bạn phổ thông đã tiêm vaccine chỉ một ngày sau đó.

Tỷ lệ tiêm chủng ở tây nam Missouri dao động từ 20-40%, nhưng nhu cầu đang tăng lên. Sprenkle cho biết anh tin tưởng vaccine nhưng lúc đầu chần chừ vì cảm thấy vaccine Covid-19 được phát triển quá gấp rút.

Sprenkle thêm rằng một trong những điều thúc đẩy anh tiêm chủng là vì sức khỏe của ông bà. "Tôi sẽ cảm thấy thật tệ nếu mình lây virus cho ông bà. Tôi cuối cùng vẫn quyết định tiêm nó, dù từng là kẻ khá cứng đầu trong việc này", anh nói.

Tại thị trấn Neosho với dân số khoảng 11.000 người, khoảng 100 người xếp hàng mỗi ngày tại một hiệu thuốc địa phương để chờ đợi tiêm vaccine. Tim Booyer, thợ hàn 57 tuổi, là một trong số đó, sau nhiều tháng phân vân với tác dụng phụ của vaccine.

Dù bác bỏ giả thuyết vaccine được gắn chip để theo dõi người dân, ông từng băn khoăn với tác dụng phụ của nó. Nhưng ba tuần trước, biến chủng Delta đã giết chết một người bạn thân thiết từ thời thơ ấu của Booyer.

"Chuyện này thật khó chấp nhận. Sau đó tôi đã quyết định mình phải tiêm vaccine", ông nói.

Booyer cho biết ông cũng chia sẻ những suy nghĩ của mình với vài người bạn chưa tiêm vaccine. "Nếu không có nhiều người cứng đầu như tôi, tôi nghĩ chúng ta có thể cứu thêm được nhiều mạng sống", ông nói.

Thanh Tâm (Theo Washington Post)

Adblock test (Why?)

Lời trăn trối quặn lòng của ông bố trẻ từ chối tiêm chủng Covid, để rồi đánh mất tất cả

Những giờ phút cuối cùng, người đàn ông ấy chỉ ước mình đã tiêm chủng, để căn bệnh không diễn tiến nhanh đến như vậy, và để có thể trở về với vợ cùng các con.

Michael Freed, cha của 5 đứa trẻ đã chết sau khi nhiễm Covid-19.

"Anh ấy mới 39 tuổi, và giờ con của chúng tôi không còn cha nữa," - vợ anh, Jessica DuPreez nói trong 2 làn nước mắt. "Bạn không thể khẳng định vì 'tôi còn trẻ nên nó (dịch bệnh) sẽ không thể lây được. Vì nó sẽ lây."

Cách đây chỉ 2 tuần, cuộc sống của DuPreez vẫn rất tuyệt. Cô và "Big Mike" (biệt danh của Michael) đi nghỉ dưỡng tại khu resort nơi anh làm việc cùng 5 đứa trẻ của mình. Đứa nhỏ nhất mới chỉ 17 tháng tuổi.

Lời trăn trối quặn lòng của ông bố trẻ từ chối tiêm chủng Covid, để rồi đánh mất tất cả-1Lời trăn trối quặn lòng của ông bố trẻ từ chối tiêm chủng Covid, để rồi đánh mất tất cả-2

Mike Freedy bên gia đình trước khi tai họa ập đến

"Chúng tôi ra bãi biển, không bôi kem chống nắng nên da ai cũng bị cháy hết," - cô kể lại. "Nhưng Mike bị cháy nắng rất tệ."

"Rất tệ" ở đây không phải là nói quá. Nó nghiêm trọng đến mức khiến Mike buộc phải đi cấp cứu khi trở về Las Vegas (Mỹ). Tại đây, xét nghiệm cho thấy anh dương tính với Covid-19, nhưng Mike quyết định trở về nhà tự cách ly.

"Sáng hôm 27/7, có lẽ là khoảng 3 - 4h sáng gì đó, anh đánh thức tôi dậy trong hoảng loạn," - DuPreez nhớ lại. "Anh ấy kiểu 'Anh không thở được, có gì đó không ổn rồi.'"

Mike lúc đó thậm chí không thể đứng lên được, và DuPreez phải đưa anh quay trở lại bệnh viện. Các bác sĩ xác định anh bị viêm ở cả hai phổi, và buộc phải chuyển đến một bệnh viện khác cho phép DuPreez vào thăm chồng.

"Tôi chỉ còn biết nói 'Anh sẽ vượt qua chuyện này. Anh phải về nhà với em, với con.'"

Nhưng nhiều ngày sau đó, mọi chuyện dần trở nên tệ hơn. Người ta buộc phải chuyển Mike vào buồng ICU (chăm sóc tích cực).

Lời trăn trối quặn lòng của ông bố trẻ từ chối tiêm chủng Covid, để rồi đánh mất tất cả-3

Big Mike hôn mê trong buồng ICU

"Tôi đã gọi cho anh ngay trước khi anh phải nhập máy. Tôi bảo rằng 'Hãy cố gắng chiến đấu, đừng bỏ cuộc.' Anh đáp rằng 'Anh đang cố đây, nhưng họ sắp đặt nội khí quản và đưa anh vào máy thở."

DuPreez vội vã tới viện. Và ở đây, cô phải chứng kiến khoảnh khắc cuối cùng của chồng.

"Cỗ máy như thế trở nên điên loạn. Mạch của anh ấy biến mất," - cô nhớ lại. Có 5 y bác sĩ lao vào phòng. Họ ép ngực cho anh trong suốt nửa tiếng đồng hồ.

"Vì chúng tôi đã kết hôn, bác sĩ đến và bảo tôi gọi cho mẹ anh," - DuPreez nói trong đau đớn. "Tôi lúc đó đã nghĩ 'Ôi chuyện gì thế này.' Mẹ nhấc máy, họ bảo mẹ rằng họ đã cố gắng hết sức, và mọi chuyện chấm dứt rồi."

Bác sĩ nói với cô rằng họ tìm thấy những cục máu đông trong cơ thể của Mike. "Mọi chuyện vượt quá sức chịu đựng. Tôi không còn biết phải làm gì nữa." - DuPreez nói tiếp.

Lời trăn trối của người trì hoãn tiêm chủng

Mike chưa tiêm vaccine Covid. "Chúng tôi muốn chờ thêm một năm nữa, để xem có tác dụng phụ gì không. Nhưng dự định ấy chẳng thể thực hiện được nữa."

Với DuPreez, quyết định không tiêm chủng là nỗi hối hận cô sẽ mang theo suốt cả đời. Hiện tại, cô và con cả đã được tiêm mũi đầu tiên.

"Một trong những tin nhắn cuối cùng anh gửi cho tôi là về việc anh ước rằng mình đã tiêm, vì mũi tiêm ấy sẽ chặn được phần nào các triệu chứng, sẽ chặn được bệnh tiến triển quá nhanh."

Nội dung của tin nhắn ấy là: "Anh đáng lẽ nên tiêm mũi vaccine chết tiệt đó."

Tai họa đã xảy ra và cướp đi người cha của gia đình trẻ. Giờ đây, những người ở lại chỉ còn có thể bước tiếp, và thúc giục những người khác tiêm chủng để ngăn ngừa những câu chuyện thương tâm tương tự có thể xảy ra.

"Tôi đã nghĩ mình sẽ sống cùng anh ấy ít nhất là 30 năm nữa. Tôi không thể ngờ mình mất anh mãi mãi," - DuPreez thổn thức.

"Bố là người cha tuyệt vời nhất trên đời," - một đứa trẻ nhà DuPreez cho hay.

Thời điểm hiện tại, biến chủng Delta - biến chủng mạnh mẽ nhất của Covid-19  đang tiếp tục lây lan tại Mỹ trong bối cảnh tốc độ tiêm chủng đang dần chậm lại. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) gần đây đã thay đổi bản hướng dẫn phòng dịch, tiếp tục thúc giục ngay cả những người đã tiêm vaccine cần phải đeo khẩu trang khi tụ tập trong nhà.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3j4FzAB

Adblock test (Why?)

Tiết lộ mới gây sốc: Meghan Markle từng thích Hoàng tử William, dán ảnh anh chồng khắp phòng

Sự việc đã được bạn cũ của Meghan Markle chia sẻ trên truyền thông Mỹ, thu hút sự chú ý của dư luận.

Mối quan hệ giữa Meghan Markle với anh chồng William từ lâu đã dính nghi án lạnh nhạt. Công tước xứ Cambridge được cho là đã từng khuyên em trai Harry nên suy nghĩ thấu đáo về mối quan hệ với Meghan, đừng vội vàng kết hôn.

Hoàng tử William cũng từng để lộ khoảnh khắc phớt lờ em dâu khi Meghan quay sang nói chuyện vào thời điểm hai cặp đôi hoàng gia đi lễ nhà thờ nhân dịp Giáng sinh 2018. Vậy với Meghan, cô nghĩ sao về anh chồng?

Mới đây, một tạp chí Mỹ đã đăng tải thông tin bất ngờ về việc một bạn học cũ của Meghan ở trường đại học cho hay, cô từng thích mê Hoàng tử William, chứ không phải Hoàng tử Harry, người chồng hiện tại của cô.

Tiết lộ mới gây sốc: Meghan Markle từng thích Hoàng tử William, dán ảnh anh chồng khắp phòng-1

Báo Mỹ tuyên bố Meghan từng thích William khi còn là sinh viên.

Theo nguồn tin từ bạn học cũ, Meghan còn dán ảnh Hoàng tử William ở trong phòng ký túc xá. Meghan là một trong những cô gái trẻ dành tình cảm hâm mộ đến hoàng tử nước Anh, người sẽ lên làm Vua trong tương lai không xa. Trước đó nhiều người bạn của Meghan cũng khẳng định rằng, cựu diễn viên người Mỹ đã luôn muốn làm công chúa, trở thành một phần của gia đình hoàng gia.

Trên thực tế, Meghan từng có một bài viết trên blog cũ nhắc đến hôn lễ như mơ của Hoàng tử William và Công nương Kate. Thậm chí, Meghan cũng từng chụp ảnh trước Cung điện Buckingham khi du lịch đến London.

Thông tin trên cũng một lần nữa cho thấy Meghan không nói đúng sự thật trong cuộc phỏng vấn bom tấn với Oprah trước đây. Nữ công tước xứ Sussex từng nói với Oprah rằng cô không biết nhiều về hoàng gia, thậm chí là chưa từng tìm hiểu chồng ở trên mạng. Cô bước vào hoàng gia vô cùng ngây thơ và trong sáng. 

Tiết lộ mới gây sốc: Meghan Markle từng thích Hoàng tử William, dán ảnh anh chồng khắp phòng-2

Hoàng tử William chưa bao giờ có tình cảm gần gũi với Meghan.

Rõ ràng Meghan từng hâm mộ Hoàng tử William và đám cưới của anh nên thật khó tin khi nữ công tước chưa bao giờ tìm hiểu về gia đình hoàng gia. Hiện tại, mối quan hệ giữa William và em trai Harry vẫn vô cùng căng thẳng sau những rạn nứt, mâu thuẫn chất chồng chưa được tháo gỡ.

Hoàng tử William cũng không bao giờ nhắc đến tên Meghan trên truyền thông nhưng nhiều nguồn tin cho hay, anh vô cùng tức giận với em dâu khi cô đã động chạm đến Công nương Kate, nhắc tên nữ công tước trong cuộc phỏng vấn bom tấn về việc Kate mới là người khiến Meghan bật khóc.

Hiện phía Meghan và Hoàng tử William chưa có phản hồi nào về những thông tin mới được đăng tải này. Nhà Sussex vẫn chưa lộ diện trên truyền thông kể từ khi con gái thứ hai của họ chào đời. Meghan gần như ở ẩn trong khi đó Hoàng tử Harry hoạt động tích cực hơn cả. Harry vừa về Anh khánh thành tượng Công nương Diana cùng anh trai và mới ra thông báo viết hồi ký, sẽ ra mắt vào cuối năm sau.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Adblock test (Why?)

Tổng thống Pháp lại "gây bão" MXH với khoảnh khắc cưng nựng trẻ con rồi nhận về cái kết đắng lòng

Tổng thống Pháp tiếp tục gây ấn tượng mạnh mẽ trong chuyến đi mới nhất của mình.

Mới đây, Tổng thống Emmanuel Macron có chuyến thăm tới quần đảo Polynesia thuộc Pháp. Chuyến đi dài ngày này của Tổng thống Pháp đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trên truyền thông và dư luận.

Hiện mạng xã hội Twitter đang chia sẻ đoạn video mới của Tổng thống Pháp trong chuyến đi này cho thấy ông vô cùng thân thiện với người dân địa phương, còn trổ tài cưng nựng trẻ nhỏ. Trong đoạn video ngắn được chia sẻ trên mạng xã hội, ông Emmanuel Macron mặc sơ mi trắng và đeo cà vạt lịch lãm, bế một em bé bầu bĩnh, đáng yêu.

Dù ra sức cưng nựng đứa trẻ nhưng rất tiếc ông không được em bé hưởng ứng cho lắm. Đứa trẻ ngơ ngác nhìn mọi người và cố gắng đẩy ông Emmanuel Macron ra xa. Dù được Tổng thống Pháp tặng một nụ hôn ấm áp nhưng đứa trẻ cũng chẳng mảy may tỏ ra cảm động hay thích gần gũi với ông.

Tổng thống Pháp lại gây bão MXH với khoảnh khắc cưng nựng trẻ con rồi nhận về cái kết đắng lòng-1

Tổng thống Pháp, cưng nựng một em bé nhưng đứa trẻ chẳng mặn mà hưởng ứng và tìm cách tránh xa.

Trong một khoảnh khắc khác, Tổng thống Pháp lại bế một em bé khác nhưng đứa trẻ ngay lập tức bật khóc nức nở. Dù ông Emmanuel Macron ra sức dỗ dành nhưng đứa trẻ vẫn tỏ ra không thoải mái khi ở trong vòng tay của người đàn ông quyền lực. Cuối cùng Tổng thống Pháp phải nhanh chóng trả lại đứa trẻ cho người thân của em.

Tổng thống Pháp lại gây bão MXH với khoảnh khắc cưng nựng trẻ con rồi nhận về cái kết đắng lòng-2

Một em bé khác bật khóc khi được Tổng thống Pháp bế.

Có thể thấy rằng dù Tổng thống Pháp rất thân thiện với các em nhỏ nhưng dường như chúng không mặn mà lắm với điều này khiến ông Emmanuel Macron nhận về cái kết đắng lòng. Tổng thống Pháp là một người yêu trẻ con nhưng ông từng tuyên bố rằng sẽ không sinh con sau khi kết hôn với người vợ hơn ông 24 tuổi.

Tổng thống Pháp đã lên tiếng giải thích cho lựa chọn này: "Quyết định không sinh con của chúng tôi không phải vì ích kỷ cá nhân. Tôi còn rất trẻ, nên việc sinh con đơn giản lắm. Nhưng mọi người biết đấy, tôi không quan trọng việc những đứa con và cháu của Brigitte không phải ruột thịt của tôi. Tôi chỉ biết rằng tôi yêu thương họ bằng cả trái tim mình và sẽ làm bất cứ điều gì cho họ, trong toàn bộ khả năng của tôi".

Tổng thống Pháp lại gây bão MXH với khoảnh khắc cưng nựng trẻ con rồi nhận về cái kết đắng lòng-3

Vợ chồng Tổng thống Pháp.

Nghe xong câu trả lời của Tổng thống Pháp, người ta có thể cảm nhận được tình yêu vô điều kiện mà ông dành cho người phụ nữ của cuộc đời mình dù cặp đôi nhận về nhiều dị nghị do khoảng cách tuổi tác. Dù đó không phải là con ruột hay con chung, thế nhưng Tổng thống Pháp vẫn yêu thương họ bằng tất cả sự chân thành.

Trước đó, cũng trong chuyến đi tới Polynesia, ông Emmanuel Macron đã gây bão cộng đồng mạng với hình ảnh ông đeo vô số vòng hoa và "ngộp thở" trong đó khi được người dân địa phương chào đón nồng nhiệt. Dù phải nhận rất nhiều vòng hoa che kín cả cổ nhưng Tổng thống Pháp vẫn nở nụ cười tươi rạng rỡ.

Nguồn: Tổng hợp

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3xjTR5o

Adblock test (Why?)

Mánh khóe lừa đảo "xưa như Trái đất" mà vẫn nhiều người mắc bẫy, mất cả gia tài vì cái mác hoàng tử lắm tiền nhiều của

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người sập bẫy, cảnh sát kêu gọi mọi người đề cao cảnh giác.

Lừa đảo thì thời nào cũng có, chỉ khác ở chỗ lừa nhiều hay ít, thủ đoạn tinh vi hay đơn giản và bao nhiêu người đã mắc bẫy. Nhân vụ một cô gái người Anh "đánh liều" yêu qua mạng nào ngờ yêu "trúng" một vị hoàng tử Nigeria đang gây gôn xao dân mạng những ngày gần đây, người ta lại nhớ đến mánh khóe lừa đảo mang tên "Hoàng tử Nigeria" (Nigerian Prince scam). 

Dù cảnh sát đã can thiệp nhưng dường như chưa bao giờ có thể "diệt tận gốc" những kẻ thích ăn không ngồi rồi tiêu tiền của người khác!

Thủ đoạn cũ rích mà nhiều người vẫn sập bẫy

Cuối tháng 12 năm 2017, cảnh sát Mỹ đã bắt giữ người đàn ông tên Michael Neu (67 tuổi), người tự xưng là Hoàng tử Nigeria để thực hiện các vụ lừa đảo email và khiến hàng trăm người sập bẫy. Tên này bị cáo buộc 269 tội danh liên quan đến lừa đảo và rửa tiền đồng thời bị nghi ngờ là đã thành lập hàng trăm email để thực hiện chiêu trò gian lận thư phổ biến. 

Mánh khóe lừa đảo xưa như Trái đất mà vẫn nhiều người mắc bẫy, mất cả gia tài vì cái mác hoàng tử lắm tiền nhiều của-1

Hình ảnh tên Michael Neu, 67 tuổi.

Kịch bản lừa thì vô cùng đơn giản. Theo đó, kẻ xấu gửi email cho nạn nhân và tự nhận mình là hoàng tử Nigeria bị phế truất và sống lưu vong. Trong thư, hắn kể một câu chuyện cảm động và cho biết mình sở hữu số tiền lớn nhưng "bị kẹt" vì đảo chính hoặc lý do nào đó. 

Người gửi thư muốn nạn nhân ứng trước một khoản phí rút tiền nhỏ để giúp họ mang tiền ra ngoài Nigeria. Nạn nhân được hứa thưởng tiền công hậu hĩnh, đi kèm thư còn có cả nhiều giấy tờ để tăng thêm độ tin tưởng.

Đấy, một câu chuyện lấy nước mắt kèm một con số "khổng lồ" mà chẳng ai biết nó khổng lồ đến mức nào, nghe chừng quá vô lý mà nhiều người vẫn sập bẫy chỉ cái gọi là "lòng tham".

Mánh khóe lừa đảo xưa như Trái đất mà vẫn nhiều người mắc bẫy, mất cả gia tài vì cái mác hoàng tử lắm tiền nhiều của-2

Ảnh minh họa.

Chiêu lừa đảo "Hoàng tử Nigeria" (Nigerian Prince scam) này được xem là một trong những mánh khóe lâu đời nhất, cũ rích rồi mà vẫn dụ dỗ được nhiều "con mồi". Nữ diễn viên Anne Hathaway thậm chí còn nói đùa về cái sự "cũ rích" đó trong đoạn độc thoại của cô trên bộ phim "Saturday Night Live” từ hơn một thập kỷ trước.

Theo một báo cáo của Công ty ADT (một công ty cung cấp các dịch vụ an ninh điện tử, phòng cháy chữa cháy, và các dịch vụ giám sát báo động liên quan đến khu dân cư, doanh nghiệp nhỏ và lớn trên khắp nước Mỹ), sử dụng dữ liệu từ Bộ theo dõi lừa đảo của Cục Kinh doanh, năm 2018, người Mỹ đã mất 703.000 USD (hơn 16 tỷ đồng) cho kiểu gian lận này. 

Anja Solum, giám đốc dự án của ADT, nói với CNBC: "Chừng nào vẫn còn những kẻ lừa đảo theo hình thức này, mọi người vẫn sẽ bị lừa".

Trong 3 năm, ADT tính toán rằng các trò gian lận kiểu "Hoàng tử Nigeria" đã khiến các nạn nhân thiệt hại trung bình khoảng 2.133 USD.

Bản chất của trò lừa đảo tưởng ghê gớm

Trò lừa đảo "Hoàng tử Nigeria" còn được gọi là "trò lừa Nigerian 419". Cái tên này bắt nguồn làn sóng lừa đảo xuất hiện ở Nigeria, còn số 419 là điều khoản của Bộ luật Hình sự Nigeria nghiêm cấm hành vi lừa đảo dạng này. Thế nhưng, nó không chỉ xuất hiện ở Nigeria mà ở nhiều nơi trên thế giới.

Mánh khóe lừa đảo xưa như Trái đất mà vẫn nhiều người mắc bẫy, mất cả gia tài vì cái mác hoàng tử lắm tiền nhiều của-3

Đầu tiên, kẻ xấu bắt đầu đề nghị nạn nhân cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng. Đây được coi là "phép thử" để đánh giá mức độ "ngây thơ" của nạn nhân. Bước này cũng được coi là bước sàng lọc để chúng biết nên tiếp tục nhắm vào ai.

Khi có số tài khoản của nạn nhân trong tay, để chiếm được niềm tin, kẻ xấu chưa động tới tài khoản ấy. Một thời gian sau khi phi vụ lừa đảo thành công, khi túi tiền nạn nhân phần nào "hồi phục", chúng bán thông tin cho các băng nhóm tội phạm khác chuyên tấn công tài khoản ngân hàng. Người nào nhiều tiền có khi mất trắng tiền trong tài khoản.

Tại sao biết mà vẫn dính bẫy?

Lý do mà mánh khóe lừa đảo này vẫn khiến nạn nhân mắc bẫy là vì chúng đánh vào tâm lý gọi là "cơn bão cám dỗ hoàn hảo", Tiến sĩ Frank McAndrew, nhà tâm lý học xã hội đồng thời là giáo sư tại Đại học Knox có trụ sở tại Illinois, nói với CNBC.

Kẻ xấu còn đánh vào tâm lý "đâm lao phải theo lao" của nhiều người. Chúng thường viện hết lý do này tới lý do khác để tạo ra ảo tưởng chỉ cần "một lần chuyển khoản nữa thôi" là tiền sẽ tới tay nạn nhân. Cho rằng đã "đầu tư" quá nhiều vào đây, nạn nhân sẽ tiếp tục chi trả cho tới khi quá muộn.

Mánh khóe lừa đảo xưa như Trái đất mà vẫn nhiều người mắc bẫy, mất cả gia tài vì cái mác hoàng tử lắm tiền nhiều của-4

Hậu quả của chiêu lừa này không chỉ dừng lại ở mặt kinh tế. Nhiều người rơi vào tình cảnh hạnh phúc gia đình tan vỡ, bị bạn bè và người thân xa cách vì trót vay tiền đưa cho kẻ xấu. Người già đặc biệt dễ trở thành nạn nhân.

McAndrew nói: “Chúng ta có cơ hội để cảm thấy hài lòng về bản thân bằng cách giúp đỡ một người khác đang cần. Rốt cuộc, điều gì có thể cao quý hơn việc giúp đỡ một đứa trẻ mồ côi đang gặp khó khăn hoặc giúp một số người nghèo khó lấy lại số tiền mà ngay từ đầu đã thuộc về họ?”.

Cách tốt nhất để không rơi vào bẫy là nhận ra bản chất của chúng. Các chuyên gia cho biết những loại email này thường được gửi từ một người không rõ danh tính. Một số nhà cung cấp dịch vụ email thậm chí có thể tự động gửi chúng vào thư mục thư rác của bạn.

Tuy nhiên, nếu loại email này xuất hiện trong hộp thư đến của bạn, đừng gửi tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân của bạn cho người lạ, cho dù câu chuyện buồn hay hấp dẫn như thế nào đi chăng nữa.

McAndrew cho biết thêm, nếu bạn mắc phải những trò gian lận như thế này thì cũng đừng quá buồn mà phải tỉnh táo để tránh có lần sau: Hãy nhớ rằng rất nhiều người khác cũng đã mắc phải sai lầm tương tự. 

“Những kẻ lừa đảo cũng rất giỏi trong việc dụ chúng ta vào một mối quan hệ trước khi xảy ra sự cố, điều này đồng thời xây dựng cảm giác tin tưởng, sau đó khiến chúng ta gần như cảm thấy có nghĩa vụ phải giúp đỡ chúng khi có nhu cầu", McAndrew nói. 

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều người sập bẫy, cảnh sát trưởng thành phố Slidell, bang Louisiana (Mỹ), ông Randy Fandal, kêu gọi mọi người đề cao cảnh giác. "Nếu bạn nhận được lời đề nghị tuyệt vời đến mức khó tin, hãy cẩn thận. Đừng cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, email… hay chuyển tiền cho người lạ. 99,9% là lừa đảo", ông Fandal khẳng định.

Nguồn: CNBC

Theo Pháp luật và bạn đọc 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/37aDEF3

Adblock test (Why?)