Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2024

Hungary nói châu Âu 'cần thay đổi chính sách Ukraine' nếu Trump đắc cử

Thủ tướng Hungary cho rằng châu Âu nên cân nhắc lại chính sách hỗ trợ Ukraine tiếp tục xung đột với Nga nếu Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ.

"Tôi tin rằng Mỹ sắp có một tổng thống ủng hộ hòa bình, những số liệu tôi đọc được đều cho thấy điều đó. Chúng ta cần nhận ra rằng châu Âu không thể duy trì quan điểm ủng hộ chiến sự nếu Mỹ trở thành quốc gia ủng hộ hòa bình", Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết hôm nay.

Phát biểu ám chỉ kịch bản ứng viên Cộng hòa Donald Trump giành chiến thắng trong bầu cử tổng thống Mỹ. Thủ tướng Orban từng nhiều lần phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine, khẳng định cựu tổng thống Trump cũng có quan điểm tương tự và sẽ đàm phán thỏa thuận hòa bình, chấm dứt xung đột Ukraine nếu trở lại Nhà Trắng.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tại buổi hội thảo về chủ đề Hòa bình cho châu Âu tại Vienna, Áo hôm 31/10. Ảnh: AFP

Thủ tướng Orban tại buổi hội thảo về chủ đề "Hòa bình cho châu Âu" tại Vienna, Áo hôm 31/10. Ảnh: AFP

Ông Orban cho biết tình hình Ukraine sẽ là chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự khi các lãnh đạo châu Âu gặp nhau tại thủ đô Budapest của Hungary vào tuần tới, đề cập cuộc họp Cộng đồng Chính trị Châu Âu và một hội nghị không chính thức của các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU).

"Châu Âu không thể một mình chịu đựng gánh nặng của cuộc chiến. Chúng ta cũng cần phải thích nghi nếu Mỹ chuyển sang ủng hộ hòa bình. Đây là điều chúng tôi sẽ thảo luận ở Budapest", ông cho hay.

Cộng đồng Chính trị Châu Âu là diễn đàn liên chính phủ nhằm tiến hành các cuộc thảo luận mang tính chiến lược và chính trị về tương lai của châu lục, được thành lập năm 2022 sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát.

Các quốc gia đồng minh của Mỹ ở châu Âu đã ủng hộ mạnh mẽ Ukraine kể từ đầu xung đột. Nhiều nước đã bày tỏ lo ngại kết quả bầu cử tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng tới xung đột Ukraine và an ninh châu Âu, do hai ứng cử viên Cộng hòa và Dân chủ có nhiều khác biệt về chính sách đối ngoại.

Phó tổng thống Kamala Harris cam kết tiếp tục hậu thuẫn Ukraine và củng cố NATO, trong khi ông Trump dọa rút Mỹ ra khỏi liên minh quân sự và ngừng viện trợ vô điều kiện cho Ukraine, muốn thực hiện dưới hình thức cho vay. Cựu tổng thống Mỹ từng nhiều lần tuyên bố có thể chấm dứt chiến sự Ukraine trong 24 giờ, song không nêu phương pháp cụ thể.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trong sự kiện vận động tranh cử ở Las Vegas, Nevada ngày 24/10. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Trump trong sự kiện vận động tranh cử ở Las Vegas, Nevada, ngày 24/10. Ảnh: AFP

Theo kết quả khảo sát tại 7 bang chiến trường do báo Wall Street Journal công bố hôm 11/10, cử tri Mỹ tin ông Trump sẽ xử lý xung đột Ukraine và Israel - Hamas tốt hơn bà Harris nếu trở thành tổng thống.

Thủ tướng Orban được xem là người có lập trường thân thiện với Nga nhất trong giới lãnh đạo các nước thành viên NATO. Ông nhiều lần kêu gọi liên minh hạn chế can thiệp vào xung đột Ukraine, ủng hộ thúc đẩy Kiev và Moskva đàm phán thay vì viện trợ vũ khí cho Ukraine và kéo dài xung đột.

Thủ tướng Hungary cũng liên tục phản đối Ukraine gia nhập NATO.

Phạm Giang (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét