Thứ Sáu, 12 tháng 2, 2021

Giận dữ bao trùm Myanmar

Người dân Myanmar hôm nay tiếp tục ngày biểu tình thứ 8, phản đối cuộc đảo chính và các vụ bắt bớ người chỉ trích quân đội.

Hàng nghìn người tập trung tại Yangon, trung tâm kinh tế tài chính của Myanmar, trong khi tại thủ đô Naypyitaw, thành phố lớn thứ hai đất nước Mandalay và các thành phố khác, người biểu tình tiếp tục xuống đường.

"Hãy chấm dứt bắt bớ vào ban đêm" là một trong những biểu ngữ được người biểu tình ở Yangon giương cao hôm nay, nhằm phản đối các cuộc bắt giữ của quân đội trong những ngày gần đây.

Người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ ở Mawlamyine hôm 12/2. Ảnh: Reuters

Người biểu tình bị cảnh sát bắt giữ ở Mawlamyine hôm 12/2. Ảnh: Reuters

Văn phòng Nhân quyền Liên Hợp Quốc hôm 12/2 cho hay hơn 350 người, bao gồm quan chức, các nhà hoạt động và nhà sư, đã bị bắt tại Myanmar sau cuộc đảo chính hôm 1/2. Một số người bị cáo buộc hình sự "với lý do không rõ ràng".

Sự tức giận ở Myanmar bị đẩy lên cao hơn do các video cho thấy nhiều người chỉ trích chính phủ bị bắt, bao gồm một bác sĩ tham gia phong trào bất tuân dân sự. Một số vụ bắt giữ diễn ra lúc trời tối. "Ban đêm tại đất nước chúng ta không còn an toàn nữa" là câu khẩu hiệu đang được chia sẻ khắp Internet.

Chính quyền do quân đội nắm giữ không trả lời yêu cầu bình luận về các vụ bắt bớ. Nhóm quan sát Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị bày tỏ quan ngại. "Người nhà không biết người thân phạm tội gì, đang bị giam ở đâu, tình trạng sức khỏe thế nào. Đây không phải những trường hợp cá biệt, các cuộc đột kích ban đêm đang nhằm vào những người bất đồng chính kiến. Tình trạng này đang diễn ra khắp cả nước", tổ chức này tuyên bố.

Quân đội Myanmar tuyên bố nắm chính quyền vì cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái. Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử đó.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc gồm 47 thành viên hôm 12/2 thông qua nghị quyết kêu gọi Myanmar trả tự do cho bà Suu Kyi và những quan chức khác đang bị giữ sau cuộc đảo chính, đồng thời kêu gọi chính quyền Myanmar kiềm chế sử dụng bạo lực với người biểu tình.

Thomas Andrews, thanh tra của Liên Hợp Quốc tại Myanmar, cho rằng Hội đồng Bảo an nên xem xét áp đặt trừng phạt và cấm vận vũ khí lên Myanmar. Còn Myint Thu, đại sứ Myanmar tại Liên Hợp Quốc, tuyên bố Myanmar không muốn "làm chậm quá trình chuyển đổi dân chủ non trẻ trong nước", bày tỏ sẵn sàng hợp tác với quốc tế.

Bộ Tài chính Mỹ ngày 11/2 thông báo các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Thống tướng Min Aung Hlaing và những quan chức quân sự hàng đầu Myanmar sau vụ đảo chính hôm 1/2. Trước đó, Tổng thống Joe Biden cũng ký một sắc lệnh hành pháp cho phép Bộ Tài chính Mỹ nhắm vào cả con cái hoặc vợ/chồng của những người bị trừng phạt.

Hồng Hạnh (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét