Ông trùm truyền thông Hong Kong Jimmy Lai cùng 6 nhà cựu lập pháp bị kết tội tổ chức và tham gia biểu tình trái phép năm 2019.
Thẩm phán Amanda Woodcock hôm nay kết luận trùm truyền thông Hong Kong Jimmy Lai và 6 nhà cựu lập pháp hôm 18/8/2019 đã biến một cuộc hội họp được cấp phép ở Công viên Victoria thành một cuộc tuần hành chống chính quyền bất hợp pháp tới khu Central, với lý do "kiểm soát đám đông".
"Bên công tố có thể chứng minh rõ ràng rằng tất cả các bị cáo đã tổ chức một cuộc tụ họp trái phép vào ngày 18/8/2019", thẩm phán Woodcock nói trong phiên tòa.
Ngoài trùm truyền thông Hong Kong, 6 nhà cựu lập pháp khác bị kết tội gồm Martin Lee Chu-ming, Leung Kwok-hung, Lee Cheuk-yan, Albert Ho Chun-yan, Cyd Ho Sau-lan và Margaret Ng Ngoi-yee. Hai nhà cựu lập pháp Au Nok-hin và Leung Yiu-chung trước đó đã thừa nhận tội danh này.
Nhóm luật sư bào chữa cho rằng Jimmy Lai không tổ chức biểu tình trái phép mà chỉ dẫn đám đông ra khỏi khu vực Công viên Victoria để giảm bớt tình trạng quá tải. Luật sư của hai nhà cựu lập pháp Au Nok-hin và Leung Yiu-chung đang đưa ra tình tiết giảm nhẹ.
Jimmy Lai, 73 tuổi, một trong những người có ảnh hưởng nhất tại Hong Kong, đã bị giam nhiều tháng và phải đối mặt với loạt cáo buộc liên quan tới luật an ninh quốc gia và các cuộc biểu tình năm 2019.
Giới chuyên gia nhận định quân đội Trung Quốc điều máy bay áp sát Đài Loan nhằm thể hiện "khả năng cô lập hòn đảo" khi xảy ra xung đột.
10 máy bay quân sự Trung Quốc, gồm tiêm kích và trinh sát cơ, hôm 29/3 bay vào vùng nhận dạng phòng không (AIDZ) của đảo Đài Loan. Một quan chức cấp cao của cơ quan phòng vệ Đài Loan cho rằng đợt áp sát của máy bay Trung Quốc "mang tư thế tấn công".
Giới chuyên gia nhận định hướng di chuyển của máy bay quân sự Trung Quốc cho thấy đảo Đài Loan "bị bao vây cả ba phía". Việc quân đội Trung Quốc cho máy bay quân sự di chuyển về phía đông Đài Loan cho thấy lực lượng này đủ khả năng tấn công các mục tiêu ở khu vực này của hòn đảo.
"Quân đội Trung Quốc đang tiếp tục tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu bằng cách biến các cuộc diễn tập thường lệ trở nên phức tạp và thực tế hơn, đồng thời xem xét các biện pháp can thiệp có thể diễn ra của Mỹ và Nhật Bản", tờ Global Times đưa tin ngày 30/3.
Tô Tử Vân, chuyên gia an ninh cao cấp của Viện Nghiên cứu An ninh Quốc phòng có trụ sở tại Đài Loan, cho biết cuộc tập trận trùng với chuyến thăm hòn đảo của một quan chức ngoại giao Mỹ. Sau khi Đài Bắc và Washington ký hiệp ước hợp tác giữa cảnh sát biển Đài Loan và tuần duyên Mỹ, Trung Quốc "biểu lộ sự giận dữ bằng cách điều 20 máy bay quân sự" áp sát hòn đảo.
Chuyên gia Tô nói cách quân đội Trung Quốc triển khai các cuộc diễn tập nhằm thể hiện "khả năng cô lập đảo Đài Loan nếu Mỹ và Nhật Bản có kế hoạch hỗ trợ" hòn đảo trong trường hợp bị tấn công. Chính quyền Tổng thống Joe Biden gần đây bác bỏ yêu cầu của Bắc Kinh nhằm thay đổi chính sách với Đài Loan, dấu hiệu cho thấy tình hình ở khu vực leo thang.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Mỹ phải nỗ lực thực sự để rút lại "hành vi nguy hiểm" của chính quyền Donald Trump khi thể hiện ủng hộ rõ ràng với đảo Đài Loan. Ông Vương nói Trung Quốc "hoàn toàn không chấp nhận thỏa hiệp" về vấn đề Đài Loan.
Trong phiên họp gần đây của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đô đốc Phil Davidson, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, được các nghị sĩ chất vấn về khả năng Mỹ ngăn chặn một cuộc tấn công của Trung Quốc nhằm vào đảo Đài Loan.
"Tác dụng từ hoạt động răn đe thông thường của chúng tôi trong khu vực đang bị xói mòn. Đó là những bước tiến lớn và Trung Quốc đã đạt được", Davidson nói.
Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc nhiều lần điều máy bay áp sát đảo Đài Loan và đợt triển khai lớn nhất diễn ra hôm 26/3 với 20 máy bay các loại tham gia, đánh dấu leo thang căng thẳng đáng kể trong khu vực eo biển Đài Loan.
Dù máy bay quân sự Trung Quốc không bay qua Đài Loan, các đợt áp sát gia tăng áp lực về tài chính và trang thiết bị lên lực lượng phòng vệ của hòn đảo, khi họ phải đảm bảo tiêm kích luôn sẵn sàng xuất kích để đối phó. Các quan chức phòng vệ Đài Loan mô tả những đợt áp sát của máy bay quân sự Trung Quốc là "chiến tranh tiêu hao".
Giới chuyên gia nhận định phòng vệ trên không của Đài Loan được đào tại bài bản, thậm chí trội hơn không quân Trung Quốc ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, áp lực đến từ tần suất áp sát dày đặc của máy bay quân sự Trung Quốc và tiêm kích của phòng vệ Đài Loan đã nhiều tuổi khiến chi phí bảo dưỡng bị đội lên rất nhiều.
Biden công bố kế hoạch 2,3 nghìn tỷ USD tập trung nâng cấp cơ sở hạ tầng và số tiền này sẽ được lấy từ tăng thuế doanh nghiệp.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 31/3 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng gồm 621 tỷ USD để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, 400 tỷ USD giúp chăm sóc người già và người khuyết tật, 300 tỷ USD thúc đẩy sản xuất, 213 tỷ USD trang bị thêm và xây dựng nhà ở giá cả phải chăng, 100 tỷ USD để mở rộng truy cập băng thông rộng, cùng các khoản đầu tư khác.
Kế hoạch, cần được quốc hội chấp thuận, yêu cầu hiện đại hóa hơn 32.000 km đường bộ, xây dựng 500.000 trạm sạc xe điện, thay thế các đường ống dẫn và dây chuyền dịch vụ hiện có của đất nước, sửa chữa trường học cũ, mở rộng dịch vụ chăm sóc tại nhà cho người già, người tàn tật, và đầu tư hàng tỷ USD vào sản xuất chất bán dẫn trong nước. Biden cũng đề xuất bắt buộc sản xuất nhiều điện hơn từ các nguồn carbon thấp nhằm loại bỏ khí thải carbon khỏi lưới điện vào năm 2035.
Kế hoạch cũng nhấn mạnh sự công bằng trong khả năng tiếp cận việc làm và các lựa chọn giao thông, gồm 20 tỷ USD cho chương trình mới nhằm kết nối lại các khu vực lân cận bị cắt đứt bởi các khoản đầu tư giao thông trước đây, cũng như tài trợ nghiên cứu cho các cơ sở giáo dục đại học dành cho cộng đồng người Mỹ gốc Phi.
"Đó không phải kế hoạch vụn vặt", Biden nói tại Pittsburgh, Pennsylvania, nơi ông từng bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống. "Đó là khoản đầu tư một lần ở Mỹ".
Tổng thống Mỹ xem kế hoạch này là sự thay đổi cơ bản trong tư tưởng kinh tế khỏi cách tiếp cận cắt giảm thuế được áp dụng nhiều thập kỷ trước dưới thời Ronald Reagan, một tổng thống đảng Cộng hòa.
"Đây là sự thật: Tất cả chúng ta sẽ làm tốt hơn khi tất cả chúng ta đều làm tốt", Biden nói, cho rằng đại dịch Covid-19 đã bộc lộ sự bất bình đẳng lâu đời trong nước. "Đã đến lúc xây dựng nền kinh tế của chúng ta từ dưới và từ giữa lên, không phải từ trên xuống".
Kế hoạch cơ sở hạ tầng sẽ tiêu tốn khoảng 2,3 nghìn tỷ USD trong 8 năm và được rót tiền trong hơn 15 năm bằng cách tăng thuế suất doanh nghiệp từ 21% lên 28% và tăng thuế đối với thu nhập từ nước ngoài của các doanh nghiệp. Những thay đổi về thuế sẽ sửa đổi hoặc thay thế phần lớn cấu trúc thuế quốc tế mà đảng Cộng hòa thiết lập cách đây 4 năm trong đạo luật do cựu tổng thống Donald Trump ký.
Tuy nhiên, Biden cho rằng kế hoạch của ông không phải cuộc tấn công vào những người Mỹ giàu có. "Điều này không nhằm vào những người đã làm nên nền kinh tế, cũng không phải để tìm kiếm sự đáp trả. Đây chỉ là mở ra cơ hội cho mọi người", Biden cho hay.
Biện pháp này được đưa ra sau khi Biden ký ban hành luật cứu trợ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD, gói đầu tiên trong kế hoạch kinh tế gồm hai phần mà ông hy vọng sẽ được quốc hội thông qua trong những tháng tới. Kế hoạch thứ hai tập trung vào chăm sóc trẻ em, chăm sóc y tế và giáo dục, sẽ được công bố trong tháng 4. Tổng cộng, các đề xuất kinh tế của Biden dự kiến tiêu tốn từ 3 nghìn tỷ đến 4 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ.
Đề xuất cơ sở hạ tầng của Biden phải đối mặt với những trở ngại, gồm sự phản đối của đảng Cộng hòa về tăng thuế, bất đồng trong đảng Dân chủ về nguồn tiền cho kế hoạch và lo ngại của những người tiến bộ rằng nó không đủ tham vọng.
Việc triển khai kế hoạch sẽ khởi động nhiều tháng đàm phán giữa Nhà Trắng và quốc hội, cũng như làn sóng vận động hành lang của các nhóm doanh nghiệp và ngành. Quan chức Nhà Trắng thừa nhận kế hoạch có thể thay đổi khi các nghị sĩ đưa ra đề xuất của riêng họ. Các cố vấn của Biden hy vọng quốc hội sẽ thông qua kế hoạch vào mùa hè này.
"Tôi cởi mở với những ý tưởng khác, miễn là họ không áp đặt bất kỳ khoản tăng thuế nào đối với những người thu nhập dưới 400.000 USD/năm", Tổng thống Mỹ nói.
Maddie Lambert sinh con khi mới 13 tuổi. Những áp lực đè nặng lên vai cô bé non nớt thời điểm đó chắc nhiều người khó có thể tưởng tượng được.
Maddie Lambert, năm nay đã 17 tuổi, đến từ Fort Worth, Texas (Mỹ) từng khiến dư luận xôn xao khi sinh con ở tuổi 13. Chia sẻ với tờ Truly, "bà mẹ nhí" cho biết: "Tôi mang thai khi mới 13 tuổi. Tôi nghĩ về việc phá thai, tôi nghĩ nếu không còn khả năng mang thai sau đó thì sẽ nhận con nuôi." Cô bé cho biết thời điểm đó chỉ nghĩ đến việc phá bỏ cái thai trong bụng. Khi nhìn vào hình ảnh siêu âm, cô mới quyết định giữ lại đứa con bé bỏng của mình.
"Nói thật, tôi đã từng rất coi thường những bà mẹ tuổi teen, việc làm mẹ quá sớm là do thiếu hiểu biết", Maddie nói.
Maddie Lambert sinh con khi mới 13 tuổi khiến nhiều người ngỡ ngàng
Cô bé tuổi ăn tuổi học bắt buộc phải "chín ép" để làm mẹ, chăm sóc cô con gái nhỏ của mình
Bà mẹ 17 tuổi trải lòng, khi biết tin mình mang thai, nhiều người ác ý gửi cho cô địa chỉ phá thai, những tin nhắn cay nghiệt, nguyền rủa rằng cô sẽ bị chết trên bàn đẻ: "Tôi đã rất sợ hãi về phản ứng mà mình sẽ nhận được, những sự ghét bỏ, ánh nhìn kì thị. Tôi đã phải vật lộn với chứng trầm cảm, tôi từng có ý định tự tử năm 13 tuổi trước khi mang thai. Tôi không hiểu mình tồn tại trên đời này vì lý do gì?"
Hình ảnh khi mang bầu ở tuổi 13 của Maddie
Nhưng ở độ tuổi 13, cô bé quyết định sẽ không để những lời dị nghị ảnh hưởng, phá hoại cuộc sống riêng của mình. Cô bé khẳng định chính con gái là thứ đã cứu sống mình chứ không phải bất kỳ điều gì khác. Ai cũng nói rằng đứa trẻ như Maddie sẽ không thể nuôi dạy một em bé nhưng cô gái cố gắng chứng minh điều ngược lại. Cô ấy nói: "Everly không chỉ thay đổi cuộc sống của tôi, cô bé đã cứu cuộc sống của tôi."
Maddie cho hay chính con gái là người đã cứu sống mình
Được biết, bạn trai của Maddie là Isaac hồi đó chỉ mới 15 tuổi khi biết rằng mình sắp trở thành bố. Isaac từ chối gặp con gái trong 10 tháng đầu tiên, nhất quyết đòi kiểm tra huyết thống trước khi nhận con vì không tin đó là con mình. Anh nói: "Khi Maddie nói rằng cô ấy có thai, tôi nghĩ đó là một trò đùa. Tôi cảm thấy sợ hãi, tôi thực sự sợ hãi."
Tuy nhiên, ông bố trẻ cuối cùng cũng chấp nhận sự thật rằng mình phải chịu trách nhiệm với một đứa trẻ. Anh chàng hiện đang cùng Maddie chăm sóc cô bé Everly. Cặp đôi còn quay một số video chia sẻ cách nuôi dạy con cái trên YouTube. Ngoại hình xinh xắn của bé Everly cũng là yếu tố gây thu hút người xem.
Issac mới 15 tuổi khi biết mình sắp làm bố
Hình ảnh hạnh phúc của gia đình họ sau hơn 3 năm sóng gió
Maddie cho biết thêm: "Nhiều người nói tôi là một bà mẹ tồi chỉ vì tôi còn ở tuổi vị thành niên. Nhưng tôi sẽ làm bất cứ điều gì miễn tốt cho con mình, cô bé là cả thế giới của tôi."
Các cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - Philippines cùng thảo luận, chia sẻ quan ngại về các hoạt động của hơn 200 tàu Trung Quốc ở Biển Đông.
Theo thông cáo từ Nhà Trắng về cuộc thảo luận chung giữa cố vấn an ninh quốc gia hai nước hôm 31/3, Philippines đã mô tả sự hiện diện của hơn 200 tàu Trung Quốc tại bãi đá ngầm gần đảo Sinh Tồn Đông của Việt Nam gần đây là động thái "mang tính bầy đàn và đe dọa".
Philippines cho rằng đội tàu này do dân quân biển Trung Quốc điều khiển. Giới chức ngoại giao Trung Quốc trước đó biện hộ rằng đội tàu này đang trú ẩn tại bãi đá ngầm "do biển động" và "không có dân quân nào trên tàu", trong khi cảnh sát biển Philippines khẳng định tàu Trung Quốc đậu thành đội hình lớn, bật đèn suốt đêm và không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi.
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan và người đồng cấp Philippines Hermogenes Esperon đã "nhất trí rằng Mỹ và Philippines sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để ứng phó với các thách thức ở Biển Đông", Nhà Trắng nhấn mạnh.
"Sullivan khẳng định rằng Mỹ luôn sát cánh với đồng minh Philippines trong việc duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật pháp và tái khẳng định khả năng áp dụng Hiệp ước Phòng thủ Tương hỗ (MDT) ở Biển Đông", thông cáo cho biết thêm.
Hiệp ước MDT được hai nước ký năm 1951, quy định Mỹ có nghĩa vụ ra tay tương trợ nếu Philippines bị tấn công vũ trang và ngược lại.
Sau hơn ba tuần neo đậu trái phép gần đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và vấp phải phản ứng mạnh mẽ của các bên liên quan, khoảng 210 tàu Trung Quốc đã tỏa đi các bãi đá ngầm và đảo khác trong khu vực.
Trước đó, Philippines đã điều tàu chiến, tàu cảnh sát biển, máy bay tuần tra giám sát đội tàu Trung Quốc. Canada, Australia, Nhật Bản và nhiều nước khác cũng đã lên tiếng quan ngại trước tình hình căng thẳng mới ở khu vực.
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã yêu cầu các tàu Trung Quốc chấm dứt hành vi vi phạm lãnh hải đảo Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hộ vệ hạm Calgary của Canada đi qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong khi Trung Quốc điều tàu bám đuôi.
Bộ Quốc phòng Canada ngày 31/3 cho biết hộ vệ hạm HMCS Calgary đi qua vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam hôm 29-30/3, khi thực hiện hải trình từ Brunei qua Biển Đông. Đây là khu vực Trung Quốc chiếm giữ, bồi đắp và quân sự hóa trái phép một số đảo nhân tạo nhằm phục vụ cho yêu sách chủ quyền phi pháp, vốn bị các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế bác bỏ.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Canada Daniel Le Bouthillier cho biết tuyến đường qua Biển Đông là "phù hợp nhất" cho hộ vệ hạm Calgary. Một quan chức quốc phòng Canada cho biết phía Trung Quốc đã điều một chiến hạm bám đuôi hộ vệ hạm Calgary.
Chuyến đi của hộ vệ hạm Calgary diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc điều đội tàu hơn 200 chiếc tới neo đậu trái phép gần đảo Sinh Tồn Đông, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam từ hôm 7/3. Các tàu này trong nhiều ngày không đánh bắt dù thời tiết thuận lợi, sau đó chúng tỏa đi các khu vực khác trong quần đảo Trường Sa.
Cộng đồng quốc tế đang gia tăng quan ngại trước trước sự hiện diện mà Philippines mô tả là "mang tính đe dọa" của đội tàu Trung Quốc. Nhiều nước, trong đó có Mỹ và Australia, bày tỏ lo ngại trước tình hình căng thẳng mới ở khu vực.
Trong cuộc họp báo ngày 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải của Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
"Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là nghĩa vụ kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, tạo thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC, đóng góp vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Hằng nói.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cho hay các lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam đang thực hiện nghĩa vụ được quy định trong các luật của Việt Nam và luật pháp quốc tế.
Chuyến đi của chiến hạm Calgary có thể làm gia tăng căng thẳng giữa Canada và Trung Quốc, vốn xấu đi sau vụ Giám đốc Tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu bị bắt tại sân bay Vancouver vào tháng 12/2018. Trung Quốc sau đó bắt hai công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor, động thái được cho nhằm trả đũa vụ bắt Mạnh Vãn Chu.
Đây không phải lần đầu tiên Canada điều tàu chiến tới hoạt động ở Biển Đông, nhưng giới chức nước này thường phủ nhận các chuyến đi như vậy là nhằm phát đi bất cứ thông điệp nào. Tuy nhiên, các tài liệu nội bộ được tờ Canadian Press tiết lộ năm ngoái cho thấy hoạt động triển khai tàu chiến tới Biển Đông thường được thảo luận ở cấp cao nhất trong chính phủ Canada trước khi được phê chuẩn.
Canada năm ngoái cho hộ vệ hạm HMCS Ottawa đi qua eo biển Đài Loan nhằm "thể hiện ủng hộ với các đối tác và đồng minh thân cận nhất, an ninh khu vực và trật tự quốc tế dựa trên luật pháp".
Các quan chức quốc phòng Canada được yêu cầu giữ kín về chuyến đi của hộ vệ hạm Ottawa hồi tháng 9/2019, sau khi ba tiêm kích Trung Quốc áp sát hai chiến hạm Canada khác quá cảnh eo biển Đài Loan.
Hộ vệ hạm Calgary và Ottawa thuộc lớp Halifax với lượng giãn nước 4.770 tấn, dài 134 m và có thể đạt tốc độ tối đa 54 km/h. Chiến hạm được trang bị 8 tên lửa diệt hạm Harpoon, 16 tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM, một tổ hợp phòng thủ tầm cực gần Phalanx Block 1B, một pháo hải quân 57 mm, 24 ngư lôi Mk. 46 323 mm và một trực thăng CH-148.
Biên phòng Mỹ công bố video những kẻ buôn người thả hai bé 3-5 tuổi rơi tự do từ hàng rào cao hơn 4 mét vào lãnh thổ ở Texas.
Đoạn video do Gloria Chavez, đội trưởng Biên phòng Khu vực El Paso, bang Texas, đăng lên Twitter hôm 31/3 cho thấy hai kẻ buôn người trèo lên tường rào cao hơn 4,2 m ở biên giới phía nam với Mexico trong đêm tối. Một tên ngồi trên đỉnh tường rào, lần lượt thả hai bé gái 3 và 5 tuổi xuống đất, trước khi ném một số đồ đạc còn lại sang.
Hình ảnh từ camera giám sát hồng ngoại cho thấy sau khi bị thả từ trên cao xuống đất, một bé gái ngã úp mặt xuống đất, dường như bị choáng váng và phải mất một lúc lâu mới ngồi dậy được. Hai kẻ buôn người sau đó nhanh chóng lẩn vào sâu trong biên giới Mexico.
Đội trưởng Chavez cho biết hai bé gái đã bị rơi ở địa điểm cách nhà dân gần nhất vài km. May mắn là các sĩ quan biên phòng Mỹ đã phát hiện và tìm thấy hai bé thông qua công nghệ giám sát.
"Tôi cảm thấy kinh hoàng trước cách đám buôn người này tàn nhẫn thả những đứa trẻ từ hàng rào biên giới cao hơn 4 mét. Nếu biên phòng Mỹ không có công nghệ giám sát hồng ngoại, hai em nhỏ này sẽ phải phơi mình trên sa mạc khắc nghiệt suốt nhiều giờ", Chavez nói.
Đội trưởng Biên phòng Khu vực El Paso khẳng định đang làm việc với các đồng nghiệp của Mexico để truy tìm hai kẻ buôn người và buộc chúng phải chịu trách nhiệm pháp luật nghiêm khắc nhất.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đối mặt với làn sóng trẻ em nhập cư không có người lớn đi kèm ngày một tăng, do cam kết không trục xuất các em nhỏ trong diện này. Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ (CBP) đang giữ hơn 5.000 trẻ em di cư, trong khi Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (HHS) giữ hơn 11.000 em nhỏ.
Từ lâu, ngày Cá tháng Tư (1/4) đã trở thành một ngày hội nói dối khiến mọi người vui vẻ và thú vị hơn trong cuộc sống.
Ngày 1 tháng Tư Dương lịch hàng năm được gọi là ngày Cá tháng Tư, tên tiếng Anh là April Fool's Day. Đây là ngày mà mọi người được phép nói dối hay đánh lừa người khác với mục đích mang lại tiếng cười và khiến cuộc sống trở nên vui vẻ, thú vị hơn.
Ngày Cá tháng Tư bắt nguồn từ nước Pháp, về sau đây trở thành truyền thống không thể thiếu cho người dân nước này. Lâu dần, ngày này trở nên phổ biến và lan dần sang nhiều quốc gia trên thế giới.
1. Phần Lan
Không giống như hầu hết các nước khác, ngày Cá tháng Tư không được đánh dấu trên lịch của Phần Lan. Đây có lẽ là một cách để khiến ngày này mang đến nhiều bất ngờ hơn. Tại đây, các trò đùa được thực hiện vào buổi sáng, trước khi mọi người nhận ra đó là ngày gì.
2. Hy Lạp
Ở Hy Lạp, người ta tin rằng nếu một người lừa người khác thành công thì người đó sẽ gặp may mắn trong suốt thời gian còn lại của năm. Tại một số khu vực của đất nước này thì cho rằng, người lừa thành công sẽ có mùa màng bội thu và nước mưa vào ngày này có thể chữa được bệnh.
3. Scotland
Người Scotland rất coi trọng ngày Cá tháng Tư, thậm chí vào thế kỷ 18 thì ngày này được tổ chức kéo dài 2 ngày. Dịp này, những người dân có thể "chơi xỏ" hay lừa lẫn nhau để tận hưởng niềm vui trọn vẹn.
4. Pháp
Ngày Cá tháng Tư ở Pháp được gọi là Poisson d'Avril. Trò chơi khăm nổi tiếng nhất của người dân Pháp trong ngày là dán một con cá giấy hoặc tờ giấy có hình cá lên lưng người khác.
5. Anh
Ở Vương quốc Anh , ngày Cá tháng Tư chỉ diễn ra trong nửa ngày. Những trò đùa chỉ có thể được thực hiện cho đến khoảng giữa trưa, nếu không sẽ bị coi là kẻ ngốc. Vì vậy, nếu bạn muốn tham gia vào cuộc vui tháng 4, hãy nhớ dậy sớm nhé! Trong ngày ngày, ngoài việc mọi người có thể lừa lẫn nhau thì tin tức giả mạo trên truyền thông cũng nhiều vô số.
6. Bồ Đào Nha
Tại Bồ Đào Nha, người dân thường thực hiện trò đùa "độc nhất vô nhị" đó là ném bột vào nhau và hầu hết họ đều ném vào mặt.
7. Brazil
Giống như ở nhiều quốc gia khác vào ngày Cá tháng Tư, các tờ báo sẽ đưa ra những tiêu đề "giật gân" với những tuyên bố sai sự thật, và nhiều cá nhân sẽ nói những lời dối trắng trợn với nhau để đánh lừa hoặc "chơi khăm" bạn bè của họ.
8. Ấn Độ
Ảnh hưởng của phương Tây, giới trẻ Ấn Độ cũng nhiệt tình lừa nhau trong ngày Cá tháng Tư. Với trẻ em, khi lừa được ai đó thì tỏ rất vui vẻ và hét lên: "Ngốc nghếch, ngày Cá tháng Tư!". Mọi người cũng thường chơi trò đùa gọi điện thoại báo tin giả cho bạn bè.
9. Iceland
Ở Ireland, ngày Cá tháng Tư được tổ chức theo nhiều cách. Giống như ở Anh, những trò đùa trong ngày này dự kiến sẽ kết thúc vào buổi trưa, những người tiếp tục đùa cợt vào buổi chiều sẽ bị cho là ngu ngốc. Các phương tiện truyền thông có thể đăng tải những trò lừa bịp vào ngày 1/4 và một số tài xế sẽ lái xe bên phải đường trong khi theo luật là họ phải lái bên trái.
10. Ý
Giống như ở Pháp, nhiều người ở Ý kỷ niệm ngày Cá tháng Tư bằng cách dán một con cá giấy vào lưng người khác. Truyền thống đặc biệt này thường chủ yếu được thực hiện bởi trẻ em, còn người lớn thì tìm cách đánh lừa càng nhiều càng tốt bằng những trò đùa phức tạp hơn.
11. Ba Lan
“Prima Aprilis, uważaj, bo się pomylisz!” là cụm từ thường xuyên được nói vào ngày 1/4 ở Ba Lan . Điều này có nghĩa là: "Ngày Cá tháng Tư, hãy cẩn thận - bạn có thể sai!". Nói chung, hãy cảnh giác với bất kỳ sự thay đổi cuộc hẹn hay bản tin nào trong ngày này nếu bạn không muốn trở thành nạn nhân của những kẻ lừa.
12. Mỹ
Ở Mỹ, ngày Cá tháng Tư được tổ chức cả ngày và nhiều người hào hứng chờ đợi ngày mà bạn có thể chơi khăm bạn bè của mình. Bạn có thể sẽ nghe thấy những tin tức giả từ báo đài, bạn bè và gia đình...
Trung Quốc mời ngoại trưởng Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines và Hàn Quốc tới hội đàm khi khủng hoảng Myanmar và căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm 31/3 tiếp đón và hội đàm với Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tại tỉnh Phúc Kiến, phía nam Trung Quốc, nguồn cội của nhiều người gốc Hoa đang sinh sống tại Đông Nam Á.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Singapore sau cuộc gặp, hai bộ trưởng đã "trao đổi quan điểm về các diễn biến trong khu vực và quốc tế". Về cuộc khủng hoảng Myanmar, hai bên "kêu gọi giảm leo thang tình hình, ngừng sử dụng bạo lực và bắt đầu đối thoại mang tính xây dựng giữa các bên".
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo riêng xác nhận hai bộ trưởng đã thảo luận về Myanmar.
Ông Vương mô tả Myanmar là thành viên quan trọng trong gia đình Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông nói rất vui khi nhận thấy và ủng hộ nỗ lực của khối để duy trì nguyên tắc không can thiệp, đóng vai trò tích cực thúc đẩy sự ổn định của tình hình Myanmar thông qua "cách tiếp cận ASEAN", thông cáo nêu.
Ông Vương cũng cho rằng hai bên nên phối hợp để "cải thiện mức độ quan hệ Trung Quốc - ASEAN", đồng thời khẳng định Bắc Kinh ủng hộ khuôn khổ hợp tác khu vực lấy ASEAN làm trung tâm.
Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein sẽ thăm Trung Quốc trong hai ngày 1-2/4 để thảo luận với ông Vương về "loạt vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm", theo phía Malaysia. Hishammuddin hôm 31/3 đăng Twitter cho biết ông vừa điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken để "thảo luận các vấn đề quốc tế và khu vực", gồm Myanmar và Biển Đông.
Hiện chưa rõ thời điểm Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi và Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin tới Trung Quốc, song Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định họ cũng sẽ đến thăm trong tuần này theo lời mời của ông Vương. Nhiều khả năng ông Vương sẽ hội đàm riêng với ngoại trưởng mỗi nước.
Trong khi đó, Hàn Quốc thông báo Ngoại trưởng Chung Eui-yong sẽ thăm Trung Quốc ngày 2-3/4.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đầu tuần này nói rằng Trung Quốc "hy vọng tăng cường giao thiệp với các nước ASEAN" về các vấn đề khu vực và quốc tế, củng cố "lòng tin chiến lược lẫn nhau", làm sâu sắc thêm các nỗ lực chung chống lại đại dịch và thúc đẩy hợp tác Vành đai và Con đường.
Chuyến thăm của các ngoại trưởng châu Á tới Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang đối đầu với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden, cũng như áp lực của Bộ Tứ, gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia, đối với các hoạt động của nước này tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ngoại trưởng Trung Quốc hồi tháng 1 thăm loạt các nước Đông Nam Á gồm Myanmar, Indonesia, Brunei và Philippines. Tháng 10 năm ngoái, ông Vương cũng tới thăm Malaysia và Thái Lan.
Lượng lớn khí tài hạng nặng của Nga được chuyển về khu vực biên giới với Ukraine gần đây, khiến quân đội Mỹ lo ngại về căng thẳng leo thang.
Các khí tài Nga được chở bằng tàu hỏa tới khu vực biên giới với Ukraine gồm xe tăng, pháo và thiết giáp hạng nặng. Chưa rõ thời gian đợt điều động vũ khí này bắt đầu, song video về các đoàn tàu quân sự tiến về miền tây nam nước Nga xuất hiện trên mạng xã hội từ hôm 27/3.
Trong số này, ít nhất một video cho thấy đoàn tàu chở pháo tự hành MSTA-S 152 mm, xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cùng nhiều khí tài khác băng qua cây cầu nối bán đảo Crimea với Nga. Chưa rõ Nga chuyển bao nhiêu khí tài và quân nhân tới khu vực biên giới với Ukraine, một số nguồn tin cho biết quy mô lực lượng này đủ lớn để làm gián đoạn hoạt động vận tải đường sắt dân sự.
Quân đội Mỹ ngày 30/3 bày tỏ lo ngại trước việc Nga gia tăng lực lượng quân sự gần biên giới Ukraine, dù nhận định đây nhiều khả năng là hoạt động chuẩn bị cho một đợt diễn tập huấn luyện.
John Kirby, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết họ đã nhận được thông tin của quân đội Ukraine về các hoạt động chuyển quân của Nga gần biên giới nước này. "Chúng tôi đang thảo luận với các đồng minh NATO về những lo ngại với sự gia tăng căng thẳng này", Kirby nói.
Nga hồi đầu tháng 3 điều động lực lượng tới khu vực tham gia một cuộc diễn tập đã báo trước. Tuy nhiên, các lực lượng Nga vẫn được triển khai ở khu vực phía tây nam đất nước sau khi diễn tập kết thúc hôm 23/3. Một số đơn vị ở lại được cho là không tham gia cuộc diễn tập, số khác tiến ra ngoài khu vực diễn tập được thông báo trước đó.
Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin trên.
Đại tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã liên hệ với đại tướng Valery Gerasimov, tổng tham mưu trưởng Các lực lượng vũ trang Nga, để hỏi về việc chuyển quân, song chưa rõ thông tin về phản ứng của Nga.
Ukraine thường xuyên cho rằng Nga đang hỗ trợ lực lượng ly khai ở vùng Donbass, miền đông nước này, cáo buộc mà Moskva bác bỏ. Chiến sự từ phong trào ly khai ở Donbass đã kéo dài nhiều năm và chỉ lắng dịu gần đây sau thỏa thuận ngừng bắn được Nhóm Liên lạc Ba bên gồm Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) xúc tiến.
Giới chuyên gia nhận định đợt điều chuyển lực lượng của Nga có thể "là một thông điệp dành cho chính quyền Ukraine", song chưa rõ về kế hoạch chính xác của Điện Kremlin. Nhóm Liên lạc Ba bên được cho là đang bất đồng về gia hạn thỏa thuận ngừng bắn ở Donbass sau ngày 1/4.
Một số báo cáo cho biết phía Ukraine đổ lỗi cho Nga về đổ vỡ trong các cuộc đàm phán. Lực lượng chính phủ Ukraine và dân quân Donbass cáo buộc lẫn nhau về vi phạm lệnh ngừng bắn hiện tại. Ukraine cho biết 26 binh sĩ nước này thiệt mạng trong các cuộc giao tranh năm 2020 ở khu vực miền đông.
Tổng thống Mỹ bị hụt chân trên cầu thang lên chuyên cơ Không lực Một, nhưng ông giữ được thăng bằng và không bị ngã.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 31/3 lên chuyên cơ Không lực Một để tới Pittsburgh, bang Pennsylvania thúc đẩy kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá 2.000 tỷ USD.
Đoạn video quay tại sân bay cho thấy Tổng thống 78 tuổi mặc áo khoác dài, xách theo chiếc túi và cầm ô bước lên chuyên cơ Không lực Một trong cơn mưa tầm tã. Ông tỏ ra cẩn thận, bước đi chậm rãi trên thang nhưng có khoảnh khắc bị vấp vào một bậc thang.
Khác với sự cố vài tuần trước đó, Biden giữ được thăng bằng và tiếp tục lên chuyên cơ thuận lợi.
Sức khỏe của Tổng thống Mỹ gây chú ý khi ông hôm 19/3 lên chuyên cơ Không lực Một tại căn cứ không quân Andrews để tới Atlanta và bị trượt chân, song vẫn bám tay vào lan can của cầu thang. Biden đứng dậy bước tiếp và lại trượt chân, sau đó ông đứng thẳng dậy và bước vào máy bay.
Nhà Trắng sau đó cho biết Tổng thống vẫn ổn và không bị thương, đồng thời giải thích sự cố xảy ra do thang chuyên cơ thi thoảng "khó đi".
Ai Cập ước tính chi phí của chiến dịch giải cứu tàu hàng Ever Given chắn ngang kênh Suez suốt một tuần lên tới khoảng một tỷ USD.
"Chúng tôi vẫn đang tính toán, kiểm kê toàn bộ ngân sách được sử dụng từ ngày đầu sự cố, chi phí triển khai tàu kéo và phương tiện nạo vét làm việc liên tục không nghỉ. Đây là số tiền rất lớn, vào khoảng một tỷ USD", Chủ tịch Cơ quan Quản lý Kênh đào Suez (SCA) Osama Rabia nói trên truyền hình hôm 31/3.
Quan chức Ai Cập cho biết nước này thất thu khoảng 14 triệu USD mỗi ngày vì giao thông qua kênh đào Suez bị đình trệ suốt một tuần, thêm rằng thủy thủ đoàn tàu hàng Ever Given chưa giao nộp hộp đen và tài liệu hành trình cho giới chức để phục vụ công tác điều tra nguyên nhân sự cố.
Ever Given, một trong những tàu container lớn nhất thế giới với tổng trọng tải hơn 200.000 tấn, đâm chéo vào bờ kênh đào Suez và mắc cạn sáng 24/3 khi di chuyển từ Biển Đỏ tới Địa Trung Hải. Con tàu gần như xoay ngang, bịt kín tuyến hàng hải qua kênh đào Suez, khiến mọi hoạt động di chuyển qua kênh đào bị tê liệt.
SCA sau đó huy động nhiều tàu kéo, phương tiện nạo vét, máy xúc làm việc liên tục để múc đất đá, cứu kéo Ever Given khỏi mắc cạn. Nỗ lực này thành công vào hôm 29/3, khi thủy triều đạt đỉnh, giúp siêu tàu hàng nổi lên và tiếp tục di chuyển.
Sau khi được giải cứu, tàu Ever Given đang neo đậu tại Hồ Great Bitter gần đó để kiểm tra kỹ thuật cũng như phục vụ công tác điều tra. Giới chức Ai Cập cho biết kênh đào không bị hư hại và hoạt động giao thông được nối lại ngay lập tức.
Các chuyên gia ước tính số hàng hóa mắc kẹt tại kênh đào có thể lên tới 9,6 tỷ USD, trong khi công ty bảo hiểm Đức Allianz nhận định thương mại toàn cầu có thể thiệt hại khoảng 6-10 tỷ USD trong một tuần Ever Given mắc kẹt. Một cố vấn của Tổng thống Ai Cập cho biết Cairo có thể yêu cầu chủ tàu Ever Given đền bù thiệt hại và buộc thuyền trưởng chịu trách nhiệm vì sự cố này.
Nhân viên cứu hỏa Hansen khi chứng kiến cảnh George Floyd bị cảnh sát ghì gáy đã đề nghị hỗ trợ anh ngay lập tức, song không được cho phép.
"Có một người đàn ông đang chết dần lúc đó. Tôi có thể hỗ trợ chăm sóc y tế tốt nhất trong khả năng của mình, song bị từ chối", Genevieve Hansen, nhân viên sở cứu hỏa Minneapolis, trình bày trước phiên tòa ngày 30/3, bật khóc khi không thể làm gì để cứu người đàn ông da màu George Floyd bị cảnh sát ghì gáy tới chết.
Hansen là một trong những người đã chứng kiến cái chết ngày 25/5/2020 của Floyd khi cô đang đi bộ trên đường phố. Các nhân chứng khi ấy đều thể hiện sự thất vọng và phẫn nộ khi đã cố gắng cầu xin sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin bỏ chân khỏi cổ Floyd song không thành.
Hansen cho biết khi cô cố tiến lại gần nơi Floyd bị nhóm cảnh sát ghì xuống đất, cô rất lo lắng khi thấy một người đàn ông bị còng tay không thể cử động và bị các sĩ quan đè lên người, trong khi đám đông xung quanh tỏ ra lo sợ.
Tuy nhiên, khi Hansen đề nghị được hỗ trợ y tế cho người đàn ông da màu, sĩ quan cảnh sát đã nói với cô rằng: "Nếu cô thật sự là nhân viên cứu hỏa, cô tốt nhất không nên can dự".
Khi được hỏi liệu cô có thất vọng vì không được cảnh sát cho phép hỗ trợ y tế cho Floyd hay không, Hansen bắt đầu khóc. "Tôi đã cố thử nhiều cách và nhiều lý lẽ khác nhau. Tôi cố tỏ ra quyết đoán, nhưng không thành", Hansen nói.
Cảnh tượng sĩ quan cảnh sát Chauvin ghì gáy Floyd hơn 9 phút, trong khi người đàn ông da màu kêu lên thảm thiết "tôi không thể thở" trước khi qua đời, đã thổi bùng làn sóng biểu tình khắp nước Mỹ. Hàng nghìn người đã đổ xuống đường kêu gọi chấm dứt bạo lực của cảnh sát và phân biệt chủng tộc.
Chauvin, 45 tuổi, bị truy tố tội giết người. Nếu bị kết tội, cựu sĩ quan cảnh sát này có thể phải ngồi tù tới 40 năm.
Đặc phái viên LHQ về Myanmar kêu gọi Hội đồng Bảo an hành động, cảnh báo nguy cơ nội chiến và một cuộc "tắm máu" sắp xảy ra ở Myanmar.
"Tôi kêu gọi Hội đồng xem xét tất cả công cụ hiện có để thực hiện hành động tập thể, làm những gì đúng đắn, những gì người dân Myanmar xứng đáng được nhận và ngăn chặn một thảm họa đa chiều", đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Myanmar Christine Schraner Burgener phát biểu tại phiên họp kín của Hội đồng Bảo an hôm 31/3.
Bà cho biết vẫn rất cởi mở trong đối thoại với quân đội Myanmar, nhưng nhấn mạnh: "Nếu chúng ta cứ chờ đến khi họ sẵn sàng đối thoại, tình hình sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn. Một cuộc tắm máu sắp xảy ra".
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), ít nhất 520 người đã chết trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Myanmar hai tháng qua.
Đại diện thường trực Anh tại Liên Hợp Quốc Barbara Woodward, người đề xuất cuộc họp, nói với phóng viên rằng Hội đồng Bảo an "thống nhất lên án" và đang thảo luận "một loạt biện pháp". Tuy nhiên, Trung Quốc phản đối áp lệnh trừng phạt Myanmar.
"Áp lực một phía và kêu gọi biện pháp trừng phạt hoặc cưỡng chế sẽ chỉ làm trầm trọng thêm căng thẳng, đối đầu và làm phức tạp thêm tình hình, điều này hoàn toàn không mang tính xây dựng", đại sứ Trung Quốc Trương Quân nói tại cuộc họp.
Đặc phái viên Burgener cho rằng quân đội Myanmar đang gia tăng hành động trấn áp biểu tình, trong khi các nhóm dân tộc vũ trang ngày càng có quan điểm chống đối rõ ràng, làm tăng nguy cơ "xảy ra nội chiến quy mô chưa từng có". Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Linda Thomas Greenfield cũng nêu khả năng hành động nếu quân đội Myanmar không từ bỏ quyền lực.
Trước đó, một nhóm nghị sĩ thuộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi cho biết sẽ thành lập "chính phủ dân sự mới" vào tuần đầu tiên của tháng 4, song không cho biết thêm chi tiết.
Một số trong khoảng 20 nhóm dân tộc vũ trang ở Myanmar, kiểm soát các khu vực lãnh thổ rộng lớn ở biên giới, tỏ ra bất bình với các cuộc trấn áp của quân đội. Quân Giải phóng Quốc gia Ta'ang (TNLA), Quân đội Liên minh Dân chủ Dân tộc Myanmar và Quân đội Arakan tuyên bố chấm dứt lệnh ngừng bắn với quân đội và nhiều khả năng đứng về phía người biểu tình.
Hai lực lượng khác là Liên minh Quốc gia Karen (KNU) và Quân đội Độc lập Kachin (KIA) tăng cường các cuộc tấn công vào quân đội và cảnh sát trong những ngày gần đây.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ra lệnh đóng cửa các trường học trên toàn quốc từ tuần sau, siết chặt các hạn chế Covid-19.
Tổng thống Macron hôm 31/1 ra lệnh đóng cửa trường học, hạn chế đi lại khắp nước Pháp, đóng cửa những cửa hàng không thiết yếu trên toàn quốc. Tuy nhiên, ông không yêu cầu mọi người ở trong nhà hay tránh hoàn toàn giao tiếp xã hội, cho phép người dân đi lại giữa các khu vực với nhau bởi lễ Phục sinh sắp đến vào cuối tuần tới.
"Chúng tôi đã áp dụng một chiến lược từ đầu năm nay nhằm mục đích kiểm soát dịch bệnh mà không phải đóng cửa", ông nói trong bài phát biểu trước toàn quốc. Không phong tỏa vào tháng một nghĩa là "chúng ta đã có được những tuần tự do đáng quý, những tuần cho con cái học tập, cho phép hàng trăm nghìn người lao động tiếp tục đi làm, mà không mất kiểm soát đại dịch".
Macron cho hay những nỗ lực hiện tại nhằm kiềm chế virus "là quá hạn chế vào thời điểm dịch bệnh gia tăng", cảnh báo biến chủng Anh dễ lây nhiễm có thể khiến Pháp mất kiểm soát.
Tổng thống Pháp tuyên bố từ 5/4, các nhà trẻ, mẫu giáo và tiểu học sẽ đóng cửa trong ba tuần, còn trường trung học sẽ đóng cửa trong 4 tuần, bao gồm hai tuần nghỉ xuân.
Từ đêm 3/4 và trong 4 tuần tới, hạn chế đi lại sẽ áp dụng trên toàn quốc, cửa hàng không thiết yếu sẽ đóng cửa theo những biện pháp đã được ban hành tại các điểm nóng về Covid-19 như Paris.
Tuy nhiên, một số địa điểm văn hóa và quán cà phê mở sẽ được phép hoạt động lại vào giữa tháng 5 "theo quy định nghiêm ngặt". Tổng thống cũng ủng hộ triển khai tiêm chủng, theo đuổi mục tiêu tiêm chủng cho tất cả những người trên 18 tuổi có nhu cầu vào cuối mùa mè. Người trên 60 tuổi sẽ tiêm chủng từ 16/4, còn những người trên 50 sẽ tiêm từ ngày 15/5.
"Nhờ vaccine, con đường thoát khỏi khủng hoảng đang xuất hiện", Macron nói. "Chúng tôi sẽ làm mọi cách để tiêm chủng, tiêm chủng, tiêm chủng! Không nghỉ ngơi, không nghỉ lễ. Làm việc cả thứ bảy và chủ nhật giống ngày thường".
Câu hỏi đặt ra là những biện pháp mới có đủ để đảo ngược số ca nhiễm đang gia tăng mạnh với tốc độ hơn 40.000 ca mỗi ngày, gấp đôi mức đầu tháng hay không.
Pháp ghi nhận 53.000 ca nhiễm mới hôm 31/3 nhưng đây là con số tổng hợp trong hai ngày vì hôm 30/3 họ không cập nhật dữ liệu. Pháp báo cáo 304 ca tử vong mới, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên hơn 95.660 người.
Với thời tiết ấm áp và có nắng hôm 31/3, các nhóm thanh niên đã tụ tập nơi công cộng khắp Paris, phớt lờ quy định cấm uống rượu bên ngoài. Trước bài phát biểu của Macron, Liên đoàn Bệnh viện Pháp (FHF) đã kêu gọi ông ban lệnh "phong tỏa nghiêm ngặt ngay lập tức".
Mối đe dọa trong cuộc khủng hoảng hiện nay của Pháp là sức khỏe của 70 triệu người, số phận của nền kinh tế lớn thứ hai khu vực sử dụng đồng EUR và cả tương lai chính trị của Macron bởi còn một năm nữa là tới bầu cử tổng thống.
Các nhà phân tích cho rằng cách Macron xử lý khủng hoảng sức khỏe và kinh tế do đại dịch gây ra sẽ là điều quan trọng nhất với cử tri vào tháng 4 và tháng 5 tới. Tổng thống Pháp ghi nhận những chỉ trích từ phe đối thủ, bày tỏ "ở mỗi giai đoạn của đại dịch, chúng tôi đã tự nhủ có thể làm tốt hơn, rằng chúng tôi đã từng mắc sai lầm. Tất cả đều đúng".
Stephane Zumsteeg, người đứng đầu khảo sát thăm dò của Iposos ở Pháp, cho hay các cử tri sẽ đánh giá Macron bằng cách so sánh Pháp với các nước láng giềng EU.
"Tất nhiên có rất nhiều điều có thể xảy ra trong năm tới nhưng tại thời điểm này, Emmanuel Macron vẫn là người được ưa thích nhất trong cuộc bầu cử năm tới. Không phải vì ông ấy là người giỏi nhất hay là người được yêu mến nhất, mà vì không còn ứng viên sáng giá nào khác ngoài Marine Le Pen", Zumsteeg nói.
Khoảng 15 triệu liều vaccine Covid-19 một mũi do Johnson & Johnson sản xuất đã hỏng do lỗi nhà máy ở Mỹ - đòn giáng mạnh vào nỗ lực thúc đẩy sản xuất của công ty.
Công ty dược phẩm Johnson & Johnson nói với AFP ngày 31/3 rằng họ đã xác định được một lô tại nhà máy ở Baltimore do công ty Emergent BioSolutions điều hành "không đạt tiêu chuẩn chất lượng" nhưng không xác nhận con số cụ thể bị ảnh hưởng.
Công ty cho biết lô này "chưa bao giờ được chuyển sang giai đoạn chiết rót và hoàn thiện trong quy trình sản xuất của chúng tôi", nhấn mạnh chất lượng và an toàn là ưu tiên hàng đầu.
Tuy nhiên, New York Times nói rằng các vấn đề về kiểm soát chất lượng có thể ảnh hưởng đến sản lượng trong tương lai và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm sẽ điều tra sự việc.
Johnson & Johnson cho biết họ sẽ cử nhiều chuyên gia hơn đến nhà máy để "giám sát, chỉ đạo và hỗ trợ tất cả quá trình sản xuất vaccine", điều này sẽ giúp hãng có thể cung cấp thêm 24 triệu mũi cho đến hết tháng 4.
Vaccine Johnson & Johnson được ca ngợi vì chỉ cần tiêm một liều duy nhất và không cần phải đông lạnh như vaccine Moderna và Pfizer, khiến việc phân phối trở nên đơn giản hơn nhiều. Johnson & Johnson nhắm mục tiêu cung cấp hơn một tỷ liều trước cuối năm 2021.
Trung Quốc tuyên bố muốn "quá trình chuyển đổi dân chủ" ở Myanmar nhưng không đồng ý trừng phạt chính quyền quân sự tại cuộc họp Hội đồng Bảo an LHQ.
"Trung Quốc hy vọng Myanmar sẽ khôi phục hòa bình, ổn định và trật tự càng sớm càng tốt, tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi dân chủ một cách ổn định", Trương Quân, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, phát biểu trong cuộc họp kín tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hôm 31/3.
"Duy trì hòa bình và ổn định ở Myanmar là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Nếu Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn kéo dài, đó sẽ là thảm họa cho cả Myamnar và toàn khu vực", ông nói thêm.
Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường phản đối gây sức ép kinh tế lên chính phủ do quân đội Myanmar nắm giữ, trong khi các nước phương Tây thảo luận về các bước tiếp theo.
"Gây áp lực một phía, kêu gọi trừng phạt hoặc sử dụng các biện pháp cưỡng chế khác chỉ làm nghiêm trọng hơn căng thẳng và tình trạng đối đầu, mà không hề có tính xây dựng", ông Trương nói.
Đại sứ Trung Quốc kêu gọi bảo vệ doanh nghiệp nước ngoài, mối quan tâm chính của Trung Quốc khi chứng kiến hàng chục nhà máy do người Trung Quốc làm chủ bị thiêu cháy trong các cuộc xung đột giữa lực lượng an ninh Myanmar và người biểu tình. "Chúng tôi hy vọng các bên ở Myanmar có thể giữ bình tĩnh, kiềm chế và hành động với thái độ xây dựng để giảm leo thang và hạ nhiệt tình hình", ông nói.
"Mạng sống và tài sản của người dân Myanmar cũng như công dân nước ngoài và doanh nghiệp cần được bảo vệ, bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào họ đều không thể chấp nhận được".
Đặc phái viên Trung Quốc đánh giá cao nỗ lực của ASEAN, ủng hộ ý tưởng của hiệp hội về tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt, cũng như ủng hộ đề xuất "tiến hành hòa giải theo cách thức của ASEAN và đóng vai trò tích cực trong xoa dịu tình hình ở Myanmar".
Quân đội Myanmar hôm 1/2 tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức chính quyền dân sự với cáo buộc xảy ra gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái. Hàng trăm nghìn người Myanmar biểu tình gần như mỗi ngày kể từ đó để phản đối đảo chính, yêu cầu thả bà Suu Kyi và kêu gọi quân đội tôn trọng kết quả bầu cử.
Lực lượng an ninh Myanmar đã mạnh tay trấn áp biểu tình, sử dụng vòi rồng, hơi cay, thậm chí cả đạn thật để đối phó, khiến nhiều dân thường thiệt mạng. Ít nhất 510 dân thường đã chết, gần 3.000 người bị bắt, buộc tội hay xét xử.
Mỹ và các nước phương Tây đang gây áp lực ngày càng lớn lên chính quyền quân sự Myanmar. Liên minh châu Âu (EU) đầu tuần này ra lệnh đóng băng tài sản và cấm nhập cảnh với thống tướng Min Aung Hlaing, tư lệnh quân đội và lãnh đạo chính quyền quân sự Myanmar. Biện pháp trừng phạt tương tự cũng được áp dụng với 11 quan chức chính quyền quân sự Myanmar.
Thế giới ghi nhận hơn 129 triệu người nhiễm, hơn 2,8 triệu người chết do nCoV, chuyên gia WHO nói rằng vaccine Trung Quốc an toàn nhưng cần thêm dữ liệu thử nghiệm.
Thế giới đã ghi nhận 129.424.658 ca nhiễm nCoV và 2.826.566 ca tử vong, tăng lần lượt 609.092 và 11.380, trong khi 104.356.010 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Các chuyên gia vaccine của WHO cho biết một phân tích lâm thời về dữ liệu thử nghiệm lâm sàng hai loại vaccine Trung Quốc do Sinovac và Sinopharm sản xuất cho thấy chúng an toàn và có "hiệu quả tốt", nhưng còn thiếu dữ liệu với nhóm người cao tuổi và người có bệnh nền.
Các chuyên gia không đưa ra lời khuyên về cách sử dụng vaccine Trung Quốc, nói rằng họ sẽ đợi cho đến khi có quyết định về việc có cấp phép khẩn cấp chúng hay không.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 31.160.349 ca nhiễm và 565.078 ca tử vong do nCoV, tăng 62.761 ca nhiễm và 937 ca tử vong "so với một ngày trước đó".
Tỷ lệ lây nhiễm ở Mỹ đã giảm trong vài tuần, nhưng hiện tăng trở lại, với dữ liệu gần nhất cho thấy mức trung bình 7 ngày qua là gần 60.000 ca nhiễm mới mỗi ngày. Antony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Mỹ, cho rằng tốc độ lây nhiễm không giảm nhiều khả năng do các bang đã nới lỏng biện pháp kiểm soát phòng dịch quá sớm, cùng sự xuất hiện của nhiều biến chủng nCoV mới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/3 công bố loạt động thái mới nhằm mở rộng chiến dịch tiêm chủng và đảm bảo 90% người lớn đủ điều kiện tiêm vaccine Covid-19 trước ngày 19/4. Tuy nhiên, ông cảnh báo người Mỹ cuộc chiến đánh bại Covid-19 "còn lâu mới thắng" và kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng bệnh khi đất nước trên bờ vực sóng lây nhiễm thứ tư.
Biden cũng kêu gọi các bang đã nới lỏng quy định đeo khẩu trang và hạn chế với các doanh nghiệp nên đảo ngược động thái này. Hiện 6 bang ở Mỹ đã dỡ bỏ quy định về khẩu trang và một số bang khác có kế hoạch tương tự vào nửa đầu tháng 4.
BioNTech-Pfizer cho biết vaccine của họ hiệu quả 100% ở trẻ 12 -15 và họ đang thúc đẩy để được phép tiêm vaccine cho thiếu niên trước năm học tới.
Brazil là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 12.748.747 ca nhiễm và 321.515 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 84.689 và 3.579 ca.
Tháng ba là tháng ghi nhận nhiều ca tử vong vì nCoV cao nhất ở Brazil kể từ khi đại dịch bùng phát. Với 57.606 ca tử vong từ 1/3 đến 30/3, Bộ Y tế ghi nhận số người chết nhiều hơn 75% so với tháng chết chóc thứ hai trong đại dịch ở Brazil là tháng 7/2020.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro hôm 30/3 ký sắc lệnh giải ngân 918 triệu USD vốn vay để đối phó đại dịch Covid-19, trong bối cảnh nước này ghi nhận số người chết vì đại dịch trong một ngày cao chưa từng có. Các khoản vay sẽ được chuyển cho Bộ Y tế Brazil để sử dụng trên 2.600 phòng khám công và bổ sung giường bệnh, giúp củng cố hệ thống y tế Brazil.
Áp lực đang ngày càng gia tăng với Tổng thống Jair Bolsonaro, khiến ông thay đổi thái độ về nỗ lực phòng chống Covid-19 và triển khai vaccine. Giới chức y tế nước này tuần trước công bố chiến dịch phát triển hai loại vaccine nội địa nhằm kiểm soát dịch bệnh, trong đó một loại dự kiến được bắt đầu sử dụng vào tháng 7.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 12.220.669 ca nhiễm và 162.960 ca tử vong, tăng lần lượt 72.182 và 458.
Ấn Độ bắt đầu tiêm chủng cho tất cả những người trên 45 tuổi kể từ 1/4. Trước đó, chỉ những nhân viên tuyến đầu trong lĩnh vực y tế và các lĩnh vực khác, cùng với người trên 60 tuổi và người trên 45 tuổi có bệnh nền mới đủ điều kiện để tiêm vaccine AstraZeneca hoặc vaccine nội địa Bharat Biotech.
Pháp, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận 4.644.423 ca nhiễm và 95.640 ca tử vong.
Tổng thống Emmanuel Macron hôm 31/3 ra lệnh phong tỏa toàn quốc lần thứ ba, đóng cửa các trường học trong ba tuần. Thông báo của ông có nghĩa là các hạn chế di chuyển đã được áp dụng trong hơn một tuần ở Paris và một số miền bắc và miền nam, giờ sẽ áp dụng cho cả nước trong ít nhất một tháng, kể từ ngày 3/4.
Macron đã cố tránh áp đặt phong tỏa quy mô lớn lần ba kể từ đầu năm, cho rằng nếu ông có thể đưa nước Pháp thoát khỏi đại dịch mà không đóng cửa đất nước một lần nữa, nền kinh tế sẽ có cơ hội phục hồi.
Tuy nhiên, Macron giờ đây không còn lựa chọn nào khi các biển chủng nCoV dễ lây lan hơn lan rộng ở Pháp và phần lớn châu Âu. Pháp tụt hậu so với nhiều nước phương Tây về số lượng người được tiêm chủng khi mới tiêm được 10,7 triệu liều vaccine, so với gần 35 triệu ở Anh và hơn 13 triệu ở Đức. Xu hướng tiêm chủng tăng nhanh những tuần gần đây, song ca nhiễm cũng tăng đột biến.
Anh, báo cáo 4.345.788 người nhiễm và 126.713 người chết, tăng lần lượt 4.052 và 43 trường hợp.
Anh nới lỏng biện pháp phòng dịch từ 29/3, cho phép các nhóm lên đến 6 người gặp nhau ngoài trời. Chính phủ cũng có kế hoạch cho phép uống rượu ngoài trời và mở lại dịch vụ không cần thiết như tiệm làm tóc kể từ ngày 12/4.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cuối tuần trước tuyên bố chiến dịch tiêm chủng đại trà và các chính sách ủng hộ doanh nghiệp của chính phủ sẽ thúc đẩy phục hồi kinh tế. Johnson thừa nhận sóng Covid-19 thứ ba đang càn quét châu Âu và có thể tấn công Anh trong khoảng ba tuần, nhưng điểm khác biệt chính so với năm ngoái là sự gia tăng ca nhiễm và nhập viện đều được giảm thiểu nhờ việc triển khai vaccine.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.511.712 ca nhiễm, tăng 5.937, trong đó 40.858 người chết, tăng 104.
Indonesia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng một và đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 181,5 triệu người trong vòng một năm. Khoảng 10,7 triệu người đã được tiêm vaccine.
Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 747.288 ca nhiễm và 13.297 ca tử vong, tăng lần lượt 6.128 và 106 ca.
Philippines bắt đầu lệnh phong tỏa với hơn 24 triệu người tại Vùng thủ đô Manila và 4 tỉnh lân cận từ ngày 29/3. Người dân sẽ phải làm việc tại nhà trừ khi được coi là lao động thiết yếu, phương tiện giao thông công cộng sẽ dừng hoạt động. Tất cả cuộc tụ tập đông người đều bị cấm, lệnh giới nghiêm từ 18h đến 5h được thực thi và các cơ sở kinh doanh không thiết yếu sẽ bị đóng cửa.
Phó tổng thống Harris hứng chỉ trích vì bật cười khi được phóng viên hỏi về dự định thăm biên giới phía nam với Mexico.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris khi đáp xuống sân bay quốc tế Jacksonville, bang Florida, tuần qua đã được phóng viên hỏi về dự định đến thăm khu vực biên giới phía nam với Mexico.
"Không phải hôm nay", bà Harris trả lời câu hỏi nghiêm túc của phóng viên, trước khi phá lên cười. Bà ngay sau đó đưa tay chỉnh khẩu trang, lấy lại giọng bình thường và nói tiếp: "Nhưng tôi từng tới đó rồi và chắc chắn sẽ thăm lại".
Phản ứng của Phó tổng thống Mỹ lập tức hứng chỉ trích gay gắt từ nhà bình luận bảo thủ Katie Pavlich. Xuất hiện trên Fox News hôm 30/3, Pavlich tố Harris thiếu nghiêm túc khi thảo luận về các vấn đề quan trọng.
"Đáng lẽ nên có người nói với Phó tổng thống rằng bà nên nhịn cười khi được hỏi những vấn đề nghiêm túc. Phản ứng như vậy khiến bà trông thật kém cỏi. Đó là điều bà ấy cần khắc phục", Pavlich nhận định.
Phó tổng thống Mỹ cũng hứng chỉ trích gay gắt trên mạng xã hội, trong đó nhiều người phản đối thái độ không phù hợp và thiếu chuyên nghiệp của bà. "Hóa ra mọi người đều là trò đùa với bà ấy", một tài khoản Twitter bình luận.
Nhiều người dùng mạng xã hội khác còn cho rằng Harris có thể không quan tâm tới hoàn cảnh của người di cư ở khu vực biên giới.
Sau khi nắm quyền, tân Tổng thống Mỹ Biden đã đảo ngược một số chính sách biên giới của Trump, đình chỉ dự án xây tường biên giới và lên kế hoạch cho người nhập cư trở thành công dân Mỹ.
Sự thay đổi chính sách này đã khiến dòng người nhập cư kéo về biên giới phía nam ngày một tăng, trong đó có rất nhiều trẻ em không có bố mẹ đi cùng. Theo CBS, số trẻ nhập cư đang bị giữ ở Mỹ đã vượt 15.000. Tổng thống Joe Biden và nhiều quan chức cấp cao trong chính quyền đã phải kêu gọi người di cư "đừng đến Mỹ" vào lúc này.
Thái Lan truy tố 5 người với cáo buộc âm mưu có hành vi bạo lực nhằm vào Hoàng hậu Suthida khi chặn đoàn xe chở bà năm ngoái.
Poonsuk Poonsukcharoen, luật sư của nhóm người biểu tình, cho biết công tố viên truy tố 5 người này theo điều khoản luật có mức án tối thiểu 16 năm tù vì có hành vi bạo lực hoặc âm mưu gây bạo lực với hoàng hậu, người kế vị hoặc nhiếp chính. Cũng theo luật này, người có hành vi đe dọa tính mạng những người trên có thể bị tù chung thân hoặc tử hình.
"Tôi không có ý định như vậy, và cũng không cố làm như vậy. Tôi đã khẳng định những thực tế này suốt vài tháng qua", Bunkueanun" Francis "Paothong, 21 tuổi, một trong những người bị truy tố, nói.
Những người khác bị truy tố gồm Suranat Panprasert, 35 tuổi, Ekachai Hongkangwan, 45 tuổi và hai người khác.
Tất cả họ đều phủ nhận cáo buộc và đang xin tại ngoại. "Chúng tôi chỉ mong được tại ngoại vì chúng tôi không làm điều gì sai trái. Chúng tôi không biết đoàn xe hoàng gia sẽ đi qua", Ekachai Hongkangwan, 45 tuổi, nói.
Trong cuộc biểu tình ở thủ đô Bangkok ngày 14/10/2020, hàng chục người chạm trán đoàn xe chở Hoàng hậu Suthida. Video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Thái Lan cho thấy cảnh sát chống bạo động đẩy lùi người biểu tình để dọn đường cho đoàn xe hoàng gia. Chiếc xe Rolls-Royce màu vàng sau đó chậm chạp lách qua đám đông một cách khó khăn, dưới sự hộ tống của xe cảnh sát.
Thủ tướng Prayuth Chan-ocha sau đó đã yêu cầu cảnh sát truy tố "những người biểu tình cản trở đoàn xe hoàng gia".
Phong trào biểu tình bùng phát từ năm ngoái ở Thái Lan, yêu cầu Thủ tướng Prayuth từ chức và công khai kêu gọi cải cách chế độ quân chủ, nói rằng hiến pháp do quân đội soạn thảo trao cho nhà vua quá nhiều quyền lực. Hoàng gia Thái Lan chưa từng bình luận trực tiếp về biểu tình.
Hiện có 19 nhà hoạt động thanh niên Thái Lan đang ngồi tù đã bị từ chối bảo lãnh. Họ phải đối mặt với nhiều tội danh, gồm gây rối. 12 người trong số họ bị buộc tội khi quân với hình phạt tối đa 15 năm tù.
Một trong những luật sư của Cố vấn Nhà nước Myanmar Suu Kyi được triệu tập đến trò chuyện với bà qua video và cho biết bà dường như có sức khỏe tốt.
Min Min Soe, thành viên nhóm luật sư biện hộ của bà Aung San Suu Kyi, hôm nay được triệu tập đến đồn cảnh sát ở thủ đô Naypyidaw để trò chuyện qua video với bà. Bà Suu Kyi bị quân đội bắt giam từ sau cuộc đảo chính ngày 1/2.
"Tình hình thế chất của bà Suu Kiy có vẻ ổn theo những gì tôi thấy qua video. Bà ấy trông khỏe mạnh, da dẻ cũng tốt", luật sư Min Min Soe cho biết sau cuộc trò chuyện.
Luật sư cũng nói rằng bà muốn trực tiếp các luật sư và không đồng ý tiến hành các cuộc thảo luận qua video, trước sự chứng kiến của cảnh sát. Bà cũng đặt câu hỏi liệu có đúng luật khi cảnh sát giám sát luật sư và quản giáo giám sát bà trong suốt cuộc trò chuyện.
Bà Suu Kyi, 75 tuổi, xuất hiện lần gần nhất qua video tại phiên tòa ngày 1/3. Phiên tòa ngày 15/3 và 24/3 đều bị hoãn do vấn đề mạng. Phiên điều trần tiếp theo của bà Suu Kyi dự kiến diễn ra ngày mai.
Quân đội Myanmar cáo buộc bà Suu Kyi nhận hối lộ hơn 600.000 USD tiền mặt cùng 11,2 kg vàng. Ngoài cáo buộc tham nhũng, Cố vấn Nhà nước Myanmar còn bị buộc tội nhập khẩu trái phép thiết bị liên lạc và vi phạm quy tắc chống Covid-19. Bà có thể bị cấm tham gia chính trị nếu bị kết tội.
Quân đội Myanmar tuần trước công bố video cựu thủ hiến vùng Yangon Phyo Min Thein thừa nhận nhiều lần đưa hối lộ cho bà Suu Kyi. Chính quyền quân đội còn công bố lời khai của một thị trưởng ở vùng Naypyidaw, cáo buộc đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi có hành vi gian lận bầu cử bằng cách "độn" số lượng cử tri, thậm chí lên gấp ba lần ở một thị trấn.
Luật sư đại diện cho bà Suu Kyi và một số chính phủ phương Tây tuyên bố những cáo buộc này là bịa đặt.
Hiện không rõ bà Suu Kyi bị giam tại đâu. Có thông tin cho rằng bà bị quản thúc tại gia trước khi bị chuyển đến một địa điểm bí mật cuối tháng trước.
Cảnh sát tỉnh Okinawa sẽ lập bộ phận đặc biệt ngăn người xâm phạm nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Các nguồn tin ngày 28/3 cho biết đơn vị cảnh sát đặc biệt phụ trách nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư sẽ ra mắt vào tháng 4, trực thuộc bộ phận an ninh công cộng. Đơn vị này sẽ thu thập thông tin về những cá nhân và tổ chức Nhật Bản cố gắng đổ bộ trái phép lên các đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư.
Cảnh sát tỉnh Okinawa sẽ mở rộng phòng an ninh trong tiến trình tái cơ cấu, dự kiến diễn ra ngày 1/4. Đơn vị đặc trách nhóm đảo tranh chấp được thành lập trên cơ sở mở rộng bộ phận điều tra của phòng xử lý phần tử cực đoan và nhóm cực hữu.
Nhật Bản thành lập đơn vị cảnh sát đặc trách Senkaku/Điếu Ngư trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại biển Hoa Đông do tranh chấp chủ quyền nhóm đảo với Trung Quốc. Các tàu hải cảnh Trung Quốc 11 lần đi vào vùng biển quanh nhóm đảo tranh chấp từ đầu năm, lần gần nhất là vào hôm 29/3.
Một số nhà hoạt động Nhật Bản chuẩn bị đi thuyền tới các đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư để bày tỏ thái độ phản đối. Tuy nhiên, họ có thể bị buộc tội nhẹ nếu đổ bộ trái phép lên nhóm đảo theo luật pháp Nhật Bản. Cảnh sát tỉnh Okinawa coi đây là thách thức an ninh mới nổi và cần thành lập đơn vị đặc biệt để giải quyết vấn đề.
Cảnh sát Nhật Bản năm ngoái thành lập một đơn vị tuần tra đặc biệt để ngăn các nhà hoạt động Trung Quốc "đổ bộ trái phép" lên các hòn đảo ở khu vực xa xôi, bao gồm nhóm đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.
Luật Hải cảnh Trung Quốc có hiệu lực từ ngày 1/2 cho phép lực lượng này nổ súng vào tàu thuyền nước ngoài mà Bắc Kinh cho là "hoạt động trái phép" trong vùng biển nước này tuyên bố chủ quyền.
Động thái này khiến các nghị sĩ đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền của Nhật Bản bất an, đề nghị chính phủ Nhật Bản diễn giải luật cảnh sát biển hiện hành như một động thái đáp trả luật hải cảnh Trung Quốc.
Trong phiên họp ngày 25/2, chính phủ Nhật Bản xác nhận cách diễn giải luật cảnh sát biển khẳng định lực lượng này được quyền nổ súng vào các tàu công vụ nước ngoài gần nhóm đảo tranh chấp "nếu họ tin rằng chúng sắp sửa thực hiện hành vi bạo lực".
Một quan chức Nhật Bản cho biết lực lượng phòng vệ nước này và quân đội Mỹ đang chuẩn bị kịch bản diễn tập tình huống khẩn cấp tại nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trước áp lực ngày càng lớn từ Trung Quốc. Theo kịch bản, phòng vệ Nhật Bản sẽ bảo vệ nhóm đảo và quân đội Mỹ đảm bảo sự hỗ trợ phù hợp.
Trước sự cố trên kênh Suez, Imabari, tập đoàn chế tạo tàu hàng Ever Given, đã "sa lầy" trong tình trạng suy thoái chung của ngành công nghiệp này.
Tập đoàn Imabari được đặt tại thành phố cùng tên của Nhật Bản, có tuổi đời hơn một thế kỷ. Ever Given, một trong những tàu hàng lớn nhất thế giới với trọng tải 220.000 tấn và chiều dài 400 m, được tập đoàn này đóng ba năm trước và trao quyền sở hữu cho Shoei Kisen, công ty liên kết với Imabari.
Hôm 24/3, trong hành trình đi qua kênh đào Suez của Ai Cập, tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới nối Biển Đỏ với Địa Trung Hải, để tới cảng Rotterdam của Hà Lan, Ever Given gặp một trận bão cát rồi đâm vào bờ và mắc cạn suốt gần một tuần, khiến 422 tàu bị dồn lại ở hai đầu kênh Suez cũng như dọc tuyến hàng hải.
Sau khi kênh đào được khai thông, công việc đầu tiên của tập đoàn Imabari là xác định các thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm. Theo Shoei Kisen, các công ty bảo hiểm Nhật Bản sẽ chi trả cho thiệt hại của con tàu. Một chương trình bảo hiểm bồi thường trong ngành mà họ đã tham gia còn giúp bảo vệ công ty khỏi những khiếu nại bồi thường khác, như từ các hãng vận tải bị ảnh hưởng vì vụ tắc nghẽn.
"Bảo hiểm dự kiến chi trả cho tất cả. Khoản duy nhất chúng tôi có lẽ phải trả thêm là phí bảo hiểm gia tăng vào năm tới", Ryu Murakoshi, người phụ trách tài chính của công ty Shoei Kisen, cho biết hôm 30/3.
Tuy nhiên, vấn đề lớn hơn đối với họ là tiếp tục tồn tại giữa cuộc suy thoái của ngành công nghiệp đóng tàu, từng "bùng nổ" vào giữa những năm 2000 và chưa bao giờ hồi phục hoàn toàn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009. Cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đều chứng kiến số đơn đặt hàng đóng tàu sụt giảm trong những năm gần đây.
Tháng 3/2020, Imabari, với vị thế tập đoàn đóng tàu hàng đầu tại Nhật Bản, phải chịu lỗ năm lần đầu tiên trong thời kỳ hiện đại.
"Covid-19 còn làm trầm trọng thêm tình trạng đình trệ kéo dài về nhu cầu mới trong ngành công nghiệp đóng tàu", chủ tịch tập đoàn Imabari Yukito Higaki cho biết trong thông điệp năm mới năm nay, thêm rằng một số hãng vận tải đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra với các quy định về môi trường trước khi đặt hàng. "Mọi công ty đều đang chật vật để tồn tại", ông nói.
Ever Given là một minh chứng cho nỗ lực sinh tồn của Imabari, bằng cách đóng những con tàu lớn hơn. Các quan chức trong ngành giải thích rằng phương án này sẽ giúp tiết kiệm chi phí. Một con tàu chở được gấp đôi số container không nhất thiết phải có thủy thủ đoàn lớn gấp đôi, hoặc tăng gấp đôi nhiên liệu.
Hiromasa Goto, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Hàng hải Nhật Bản, cho biết bằng cách vận hành những siêu tàu lớn hơn, các hãng vận tải "có thể giảm chi phí cho mỗi container, cũng như có thể đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng".
Vài năm trước, Imabari đã chi hàng trăm triệu USD vào xưởng đóng tàu Marugame, cách trụ sở tập đoàn khoảng hai giờ lái xe, để xây dựng một bến tàu mới với ba cần cẩu, có thể nâng khối lượng tương đương 1.000 chiếc ô tô cùng lúc. Tàu Ever Given được hoàn thành tại xưởng đóng tàu này vào năm 2018.
Kenji Watanabe, giám đốc điều hành Imabari, cho biết cuộc chạy đua về kích cỡ tàu gần như đã đạt đến cực hạn, trừ khi các bến cảng và kênh đào khắp thế giới được làm sâu hơn và lắp đặt các cần trục cao hơn. Bên cạnh đó, ông cho hay các hãng vận tải có thể mất rất nhiều thời gian để tập kết hàng hóa.
"Với một con tàu có khả năng chở 100.000 container, chúng ta sẽ cần 6 tháng để tập hợp số container đó. Điều này không có ích lợi gì về mặt thương mại", ông giải thích.
Trụ sở của Imabari nằm trên một bán đảo có rất nhiều công xưởng và xưởng đóng tàu. Tập đoàn chưa được niêm yết, nằm dưới sự điều hành của gia đình Higaki và được thành lập từ năm 1901. Các thương vụ mua bán và sáp nhập đã giúp Imabari duy trì được quy mô dù ngành công nghiệp Nhật Bản bị thu hẹp, với doanh thu hàng năm khoảng 3,5 tỷ USD.
Hôm 1/1, Imabari bắt đầu liên kết với công ty đóng tàu Japan Marine United để cùng nhau thiết kế và bán tàu. Những thương vụ tương tự cũng diễn ra tại Hàn Quốc và Trung Quốc. Nhờ mang lại hàng trăm nghìn việc làm và thúc đẩy niềm tự hào dân tộc, ngành công nghiệp đóng tàu từ lâu đã được chính phủ các nước này ủng hộ.
Chính phủ Nhật tháng trước đệ trình lên quốc hội dự luật nhằm giúp các công ty đóng tàu trong nước được giảm thuế và trợ cấp nghiên cứu, một quan chức Bộ Giao thông nước này cho hay. Chủ tịch Imabari Higaki năm ngoái cũng kêu gọi chính phủ hỗ trợ, chỉ ra sức cạnh tranh của các đối thủ Hàn Quốc.
"Nếu chúng ta tiếp tục như thế này, ngành công nghiệp đóng tàu Nhật Bản sẽ không thể trụ vững được nữa", ông nói.
Cảnh sát New York bắt Brandon Elliot rạng sáng nay, vài ngày sau khi gã vô cớ đạp ngã và liên tiếp đá vào đầu một phụ nữ gốc Á.
Elliot, 38 tuổi, bị cáo buộc một số tội danh, trong đó có hành hung vì tội thù ghét, cảnh sát New York cho biết. Elliot hiện bị giam tại đồn cảnh sát Midtown, trong lúc các điều tra viên hoàn thiện hồ sơ để truy tố.
Elliot được xác định là nghi phạm hành hung người phụ nữ gốc Á 65 tuổi ngay trên đường phố Manhattan, New York hôm 29/3. Anh ta sống ngay tại một khách sạn được dùng làm nơi cư trú cho người vô gia cư gần hiện trường vụ tấn công.
Video ghi lại sự việc cho thấy người đàn ông da màu cao to này đột nhiên đạp vào bụng người phụ nữ gốc Á, khiến bà ngã gục xuống đất. Anh ta còn tiếp tục đá mạnh vào đầu và liên tục nói những điều xúc phạm người châu Á.
Khi người phụ nữ bị tấn công, có ít nhất ba người chứng kiến cảnh tượng này nhưng không ai giúp đỡ bà. Thậm chí có người còn vội vàng đóng cửa khi kẻ tấn công rời đi, bỏ mặc người phụ nữ gốc Á nằm đau đớn trên mặt đất.
Thị trưởng New York Bill de Blasio gọi vụ tấn công là "kinh tởm, vô nhân đạo" và "hoàn toàn không thể chấp nhận được" khi các nhân chứng không can thiệp. "Tôi không quan tâm bạn là ai, bạn làm gì, bạn phải giúp người dân New York của mình", de Blasio nói.
Tập đoàn Brodsky, chủ quản tòa nhà xảy ra vụ tấn công, hôm 30/3 ra tuyên bố "lên án mọi hình thức bạo lực, phân biệt chủng tộc, bài ngoại với cộng đồng gốc Á". Công ty cũng quyết định đình chỉ các nhân viên chứng kiến vụ tấn công mà không giúp đỡ người phụ nữ gốc Á.
Luca, bạn trai của con gái nạn nhân, nói rằng kẻ tấn công đã "nhìn chằm chằm" vào nạn nhân trước khi đánh bà dã man.
"Bà kể rằng hắn đi về phía bà và nhìn chằm chằm vào bà. Bà cố tránh hắn, như cách mọi người thường làm khi đi dạo ở New York, nhưng hắn vẫn lao đến. Sau cú đánh đầu tiên, bà không còn biết gì. Tôi không thể hiểu bà đã đứng dậy bằng cách nào", Luca nói.
Nạn nhân được đưa tới bệnh viện sau vụ tấn công và hiện trong tình trạng ổn định.
Sự việc ngày 29/3 đánh dấu vụ tấn công bạo lực mới nhất nhằm vào người gốc Á tại Mỹ. Một phân tích về số liệu thống kê của Sở cảnh sát New York cho biết tội phạm thù ghét chống người gốc Á đã tăng đáng kể ở khắp 16 thành phố Mỹ trong năm qua.
Trung tâm Nghiên cứu về Chủ nghĩa thù hận và Cực đoan tại Đại học bang California cũng công bố dữ liệu cho thấy tội ác chống người gốc Á ở Mỹ đã tăng 150% trong năm qua.
Tiêm kích F-15 Arab Saudi phóng tên lửa AMRAAM đắt tiền để chặn UAV giá rẻ của phiến quân, dù có phương án tiết kiệm chi phí hơn.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội hôm 30/3 cho thấy tiêm kích hạng nặng F-15 Arab Saudi phóng tên lửa hạ máy bay không người lái (UAV) Qasef-2K của phiến quân Houthi, Yemen.
Thời điểm diễn ra sự việc không được công bố, nhưng quân phục của lực lượng trong hình cho thấy họ là lính biên phòng Arab Saudi, nhiều khả năng video được quay ở biên giới Arab Saudi với Yemen.
Trong video, lính biên phòng Arab Saudi quan sát chiếc Qasef-2K bay phía trên đầu. Một tên lửa không đối không lao đến ngay sau đó và phát nổ bên dưới UAV, khiến nó bị hư hại và rơi xuống đất. Một tiêm kích F-15 xuất hiện trong hình ở độ cao khá nhỏ, dường như là phi cơ đã phóng đạn bắn hạ chiếc Qasef-2K.
Hình ảnh trong video cho thấy nhiều khả năng tiêm kích Arab Saudi đã phóng tên lửa đối không tầm trung AIM-120 AMRAAM với giá hơn một triệu USD/quả. Giới chuyên gia quân sự tỏ ra khó hiểu khi phi công chọn khai hỏa tên lửa AIM-120 đắt tiền, thay vì phóng đạn tầm nhiệt AIM-9 Sidewinder có giá rẻ hơn và phù hợp cho mục tiêu tầm gần như trường hợp này.
Phiến quân Houthi ở Yemen gần đây liên tục phóng tên lửa và UAV vào lãnh thổ Arab Saudi. Quân đội Arab Saudi bắn hạ phần lớn mục tiêu, nhưng chi phí cho hoạt động đánh chặn là rất lớn và không hiệu quả về kinh tế, nhất là khi mục tiêu là những phi cơ không người lái có giá ước tính chỉ vài nghìn USD.
Lực lượng Houthi đã tự sản xuất được hàng loạt UAV, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo đủ sức tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Arab Saudi, bất chấp nhiều năm đối phó với chiến dịch quân sự và đòn không kích của liên quân do Riyadh dẫn đầu.
Sự phổ biến của UAV cũng mang tới nhiều mối đe dọa, trong khi chưa có phương án đối phó thật sự hiệu quả. Chúng thường có giá tương đối rẻ và mang được lượng thuốc nổ đủ lớn để gây thiệt hại cho các cơ sở quân sự quan trọng. Tầm bay và độ chính xác của UAV giá rẻ cũng ngày càng được nâng cao.
Đây được coi là kịch bản ác mộng với mọi quốc gia, khi hàng chục đầu đạn giá rẻ cùng lao tới mục tiêu từ nhiều hướng, trong đó có những khí tài chuyên gây nhiễu radar và số khác có nhiệm vụ gây quá tải hệ thống phòng không đối phương.
"Chi phí đầu tư luôn có lợi cho bên tấn công. Arab Saudi phải bỏ ra nhiều tiền của hơn đối thủ nếu muốn bảo vệ đất nước khỏi những đợt tấn công", Justin Bronk, chuyên gia ở Viện Quân sự Hoàng gia Anh, nhận định.