Thứ Tư, 31 tháng 7, 2024

Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Thái Lan yêu cầu các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp nhà nước treo cờ rủ trong ngày 1-2/8 để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Chai Wachirang, phát ngôn viên Văn phòng Thủ tướng Thái Lan, cho biết quyết định treo cờ rủ trong hai ngày để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Thủ tướng Settha Thavisin thông qua hôm 31/7.

Thủ tướng Thavisin hôm 20/7 gửi lời chia buồn sâu sắc, bày tỏ khâm phục về những đóng góp quan trọng, mẫu mực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như trong việc tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan, đặc biệt là Tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược năm 2013.

Thủ tướng Thái Lan ghi sổ tang tại đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok hôm 25/7. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Thái Lan ghi sổ tang tại đại sứ quán Việt Nam ở Bangkok hôm 25/7. Ảnh: TTXVN

Ông Thavisin cùng đại diện nhiều bộ, ngành Thái Lan hôm 25/7 đến đại sứ quán Việt Nam tại Bangkok để dâng vòng hoa, viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ghi sổ tang. Thái Lan cũng cử đoàn đến viếng Tổng Bí thư tại Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội ngày 26/7.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/7 do tuổi cao bệnh nặng, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc tang trong ngày 25-26/7, sau đó ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Bộ Ngoại giao cho biết lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế, chính đảng và bạn bè quốc tế từ 103 nước, vùng lãnh thổ cùng 32 tổ chức quốc tế đã gửi gần 500 thư, điện, thông điệp chia buồn tới các lãnh đạo cùng nhân dân Việt Nam và gia quyến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

100 đoàn khách quốc tế đã tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia ở Hà Nội và tại Hội trường Thống nhất, TP HCM. Hơn 3.500 đoàn đến viếng Tổng Bí thư tại các cơ quan đại diện Việt Nam trên khắp thế giới. Cuba và Lào cũng tổ chức quốc tang để tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Vũ Anh (Theo Matichon)

Adblock test (Why?)

Cho bạn trai mượn 3,5 tỷ đồng, cô gái nhận lại toàn niềm đau

Cô gái cho bạn trai mượn 140.000 USD (hơn 3,5 tỷ đồng) để kinh doanh. Khi cô nói chia tay, anh không đồng ý và dàn dựng vụ tai nạn để vừa níu kéo bạn gái, vừa muốn trốn nợ.

Cho bạn trai mượn 3,5 tỷ đồng, cô gái nhận lại toàn niềm đau-1Rao dàn dựng vụ tai nạn để níu kéo bạn gái và trốn nợ. Ảnh: SCMP

Cô Ke, hiện hơn 20 tuổi và bạn trai Rao đến từ Quảng Đông, Trung Quốc. Họ đã ở bên nhau 4 năm, trước khi xảy ra vụ việc đau lòng.

Ke tin tưởng Rao nên cho Rao vay 140.000 USD (hơn 3,5 tỷ đồng) để kinh doanh. Thậm chí, hai người đã đính hôn với nhau.

Khi phát hiện bạn trai lừa dối, Ke đã nói lời chia tay và đòi Rao trả lại số tiền. Rao không đồng ý chia tay, còn dọa sẽ không trả nợ.

Sau đó, anh ta nói dối sẽ bán cửa hàng, ô tô và cả căn hộ để trả lại tiền cho Ke. Anh ta hẹn cô đến nhà để thảo luận chi tiết. 

Khi Ke và bố đang trên đường đến nhà Rao thì bất ngờ bị một chiếc ô tô đâm trúng. Ke bị thương nhẹ, nhưng bố cô bị thương nghiêm trọng.

Ke đã gọi nhiều cuộc điện thoại nhờ Rao tới cứu, nhưng Rao không trả lời.

Một lúc sau, anh ta mới nghe máy và nói đang ngủ nên không biết. Khi đến bệnh viện, Rao đã chăm sóc bố Ke và trả tiền viện phí giúp Ke.

Ke cho biết đã rất xúc động. Nhưng lúc sau, cô cố gắng liên lạc thì Rao đã biến mất.

Cô chỉ biết sự thật khi công ty bảo hiểm thông báo rằng, Ke không được bồi thường vì tai nạn thực ra là một vụ án hình sự. Rao là kẻ đứng sau vụ việc.

Cảnh sát cũng cho biết, Rao chính là kẻ lái chiếc ô tô và gây tai nạn. Sau khi gây án, anh ta bỏ trốn và để người bạn đi cùng giả làm tài xế. 

Công tố viên đã đề nghị mức án 3 năm 2 tháng tù đối với Rao và 1 năm 10 tháng tù đối với bạn của Rao.

Ke cho biết cô hối hận vì đã tin tưởng Rao. Cô vô cùng đau khổ vì vừa mất tiền, vừa khiến bố mình phải chịu đau đớn, sức khỏe bị tổn hại.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/zkNFwIc

Adblock test (Why?)

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2024

Bị bạn gái 'đá', chàng trai gen Z già như ông chú 50 tuổi sau nửa năm

Sau nửa năm thất tình, bỏ nhà đi sống kiểu bờ bụi ở vệ rừng, chàng trai sinh năm 2000 trông già như người 50 tuổi, trán hói, da nhăn, râu cũng có nhiều sợi bạc...

Câu chuyện đáng kinh ngạc về sự biến đổi ngoại hình của một chàng trai trẻ sau khi trải qua thời gian dài trong rừng đã thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng mạng Trung Quốc.

Theo chia sẻ của một nhóm bạn trẻ, trên cung đường du lịch từ Tứ Xuyên đến Tây Tạng, họ gặp một "người đàn ông lớn tuổi" đang dựng lều bên vệ rừng. Với vẻ ngoài phong trần, râu tóc bạc phơ và trán hói, anh mang dáng vẻ của một người trung niên. Tuy nhiên, khi được hỏi về tuổi tác, "ông chú" này gây sốc khi tiết lộ mình sinh năm 2000, nghĩa là chỉ mới 24 tuổi.

Khi thấy tất cả mọi người kinh ngạc, tỏ vẻ không tin, anh đành đưa thẻ căn cước ra để chứng minh mình đích thực là chàng trai gen Z.

Bị bạn gái đá, chàng trai gen Z già như ông chú 50 tuổi sau nửa năm-1Chàng trai sinh năm 2000 khiến mọi người choáng váng vì sự thay đổi ngoại hình sau nửa năm sống lang bạt trong rừng.

Sau đó, anh chàng chia sẻ rằng sau khi bị bạn gái bỏ, anh rơi vào trạng thái chán nản cùng cực nên quyết định vào rừng, đi bộ và sống lang thang để tĩnh tâm. Sau nửa năm, chàng trai nhận ra mình đã thay đổi rõ rệt, tóc rụng nhiều, râu mọc dài, da đen đi. Mới đầu, anh khá lo lắng trước những thay đổi tiêu cực, nhưng thời gian trôi qua, hiện tại anh đã chấp nhận điều này và không còn quan tâm đến ngoại hình nữa.

Câu chuyện của chàng trai được nhóm bạn chia sẻ trên mạng xã hội lập tức gây chú ý rất lớn. Tác động quá lớn của điều kiện, môi trường sống khắc nghiệt và nỗi buồn thất tình đối với ngoại hình chàng trai khiến nhiều người sốc: "Tình yêu tan vỡ thực sự có thể khiến người ta già đi nhanh chóng", "Sao lại đau khổ đến mức này, anh ấy vốn trông cũng đẹp trai mà", "Không đáng đâu, không đáng để đau khổ vì tình yêu đến thế"...

Một chuyên gia tâm lý học ở Thành Đô, Tứ Xuyên nhận định, câu chuyện này không chỉ là một ví dụ về tác động của môi trường và tâm lý đối với ngoại hình, mà còn là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

"Trải nghiệm khó khăn và môi trường khắc nghiệt có thể tác động mạnh mẽ đến cả tâm lý lẫn ngoại hình của con người. Tuy nhiên, điều quan trọng là cách chúng ta đối mặt và vượt qua những thử thách trong cuộc sống", chuyên gia này chia sẻ.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/ReyFYNi

Adblock test (Why?)

Bị bạn gái 'đá', chàng trai gen Z già như ông chú 50 tuổi sau nửa năm

Sau nửa năm thất tình, bỏ nhà đi sống kiểu bờ bụi ở vệ rừng, chàng trai sinh năm 2000 trông già như người 50 tuổi, trán hói, da nhăn, râu cũng có nhiều sợi bạc...

Câu chuyện đáng kinh ngạc về sự biến đổi ngoại hình của một chàng trai trẻ sau khi trải qua thời gian dài trong rừng đã thu hút sự chú ý lớn của cộng đồng mạng Trung Quốc.

Theo chia sẻ của một nhóm bạn trẻ, trên cung đường du lịch từ Tứ Xuyên đến Tây Tạng, họ gặp một "người đàn ông lớn tuổi" đang dựng lều bên vệ rừng. Với vẻ ngoài phong trần, râu tóc bạc phơ và trán hói, anh mang dáng vẻ của một người trung niên. Tuy nhiên, khi được hỏi về tuổi tác, "ông chú" này gây sốc khi tiết lộ mình sinh năm 2000, nghĩa là chỉ mới 24 tuổi.

Khi thấy tất cả mọi người kinh ngạc, tỏ vẻ không tin, anh đành đưa thẻ căn cước ra để chứng minh mình đích thực là chàng trai gen Z.

Bị bạn gái đá, chàng trai gen Z già như ông chú 50 tuổi sau nửa năm-1Chàng trai sinh năm 2000 khiến mọi người choáng váng vì sự thay đổi ngoại hình sau nửa năm sống lang bạt trong rừng.

Sau đó, anh chàng chia sẻ rằng sau khi bị bạn gái bỏ, anh rơi vào trạng thái chán nản cùng cực nên quyết định vào rừng, đi bộ và sống lang thang để tĩnh tâm. Sau nửa năm, chàng trai nhận ra mình đã thay đổi rõ rệt, tóc rụng nhiều, râu mọc dài, da đen đi. Mới đầu, anh khá lo lắng trước những thay đổi tiêu cực, nhưng thời gian trôi qua, hiện tại anh đã chấp nhận điều này và không còn quan tâm đến ngoại hình nữa.

Câu chuyện của chàng trai được nhóm bạn chia sẻ trên mạng xã hội lập tức gây chú ý rất lớn. Tác động quá lớn của điều kiện, môi trường sống khắc nghiệt và nỗi buồn thất tình đối với ngoại hình chàng trai khiến nhiều người sốc: "Tình yêu tan vỡ thực sự có thể khiến người ta già đi nhanh chóng", "Sao lại đau khổ đến mức này, anh ấy vốn trông cũng đẹp trai mà", "Không đáng đâu, không đáng để đau khổ vì tình yêu đến thế"...

Một chuyên gia tâm lý học ở Thành Đô, Tứ Xuyên nhận định, câu chuyện này không chỉ là một ví dụ về tác động của môi trường và tâm lý đối với ngoại hình, mà còn là lời cảnh tỉnh về tầm quan trọng của việc chăm sóc bản thân, cả về mặt thể chất lẫn tinh thần, trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống.

"Trải nghiệm khó khăn và môi trường khắc nghiệt có thể tác động mạnh mẽ đến cả tâm lý lẫn ngoại hình của con người. Tuy nhiên, điều quan trọng là cách chúng ta đối mặt và vượt qua những thử thách trong cuộc sống", chuyên gia này chia sẻ.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/ReyFYNi

Adblock test (Why?)

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024

Bùng nổ dịch vụ bán nụ hôn ngoài chợ với giá 35 nghìn đồng ở Trung Quốc

Nhiều cô gái dựng quầy trên phố, chợ để bán những cái ôm giá 1 tệ, nụ hôn giá 10 tệ; đây là dịch vụ "bạn gái đường phố" không tình dục đang gây lo ngại ở Trung Quốc

Áp lực công việc và trách nhiệm gia đình góp phần tạo nên một xu hướng mới ở giới trẻ Trung Quốc: Mua mối liên hệ tình cảm ở các quầy hàng trong chợ. Nhiều cô gái trẻ sẵn sàng bán những cái ôm, nụ hôn và các hành vi biểu hiện tình cảm khác cho những chàng trai không có thời gian hay hứng thú bước vào mối quan hệ nghiêm túc. Dịch vụ này dễ tiếp cận và có giá rẻ.

Tháng 4/2023, tờ Southern Weekly lần đầu tiên đưa tin về hiện tượng “bạn gái đường phố” nhưng không mấy được quan tâm chú ý, thông tin này chỉ nhận được chưa đến 1.000 lượt thích trên Weibo.

Theo NetEase News, gần đây, dịch vụ này xuất hiện trên những con phố đông đúc ở Thâm Quyến. Nhiều cô gái trẻ được nhìn thấy đang bán những cái ôm, nụ hôn tại quầy hàng rong, thực tế này làm bùng nổ cuộc thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội về "nền kinh tế bạn tình" được trả tiền.

Bùng nổ dịch vụ bán nụ hôn ngoài chợ với giá 35 nghìn đồng ở Trung Quốc-1Xu hướng mua bán "bạn gái đường phố" gây lo ngại ở Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)

Tại một ga tàu điện ngầm ở Thâm Quyến, một cô gái trẻ dựng quầy hàng với tấm biển ghi dòng chữ: “Một nhân dân tệ (gần 3,5 nghìn đồng) cho một cái ôm, 10 nhân dân tệ (gần 35 nghìn đồng) cho một nụ hôn, 15 nhân dân tệ (53 nghìn đồng) để cùng nhau xem phim”.

Hai phụ nữ khác dựng quầy hàng ở quảng trường phố đi bộ, trên biển có dòng chữ: “20 nhân dân tệ (70 nghìn đồng) để giúp việc nhà, 40 nhân dân tệ (140 nghìn đồng) một giờ uống rượu cùng”. Các bài báo Trung Quốc cho biết một số người có thể kiếm được 100 nhân dân tệ (gần 350 nghìn đồng) chỉ trong một lần đi chơi.

Sự bùng nổ xu hướng này gây tranh cãi trên không gian mạng. Một số ý kiến ủng hộ xu hướng này, coi đây là một cách giao lưu và giải tỏa căng thẳng cho những người trẻ đang đối mặt với cuộc sống nhiều áp lực đến mức không còn đủ sức lực, thời gian cho mối quan hệ yêu đương nghiêm túc: "Những cô gái này có thể giết thời gian vào cuối tuần và cũng có thể gặp gỡ nhiều người thú vị. Tôi rất muốn thử trò chuyện với họ"; “Hoạt động 'bạn gái đường phố' là hoạt động tự nguyện của cả khách hàng và các cô gái. Ngoài ra, đây cũng có thể được coi là cách để giải tỏa căng thẳng và giao lưu”...

Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến phản đối: “Việc định giá cho sự đồng hành của phụ nữ là thiếu tôn trọng và làm giảm phẩm giá của họ”; “Điều này có thể là bất hợp pháp, các cô gái cần phải bảo vệ sự an toàn của mình”...

Bùng nổ dịch vụ bán nụ hôn ngoài chợ với giá 35 nghìn đồng ở Trung Quốc-2Cô gái trẻ quảng cáo một loạt các dịch vụ bầu bạn không liên quan đến tình dục trên phố. (Ảnh: Baidu)

Bùng nổ dịch vụ bán nụ hôn ngoài chợ với giá 35 nghìn đồng ở Trung Quốc-3Cô gái mặc trang phục truyền thống và cầm bảng ghi tìm bạn đồng hành. (Ảnh: Baidu)

He Bo, một luật sư của Công ty luật Sichuan Hongqi, nói với tờ Post: “Dịch vụ 'bạn gái đường phố' đang hoạt động ngoài khuôn khổ quản lý của luật hiện hành và có nguy cơ chuyển thành hoạt động mại dâm hoặc giao dịch tình dục. Chúng ta có thể hướng dẫn người trẻ tìm kiếm những cách lành mạnh hơn để tham gia tương tác xã hội bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và tình cảm của họ".

Có nhiều báo cáo khác về các dịch vụ tương tự ở Trung Quốc. Vào tháng 1, có người chia sẻ một bức ảnh trên Xiaohongshu, cho thấy một phụ nữ trẻ đang dựng gian hàng cung cấp dịch vụ "người tình một ngày" ở thành phố cổ Đại Lý, một điểm du lịch ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Trong bức ảnh, cô gái ngồi cạnh một tấm biển ghi: “Người tình một ngày, giá 600 nhân dân tệ (2 triệu đồng). Tôi có thể cung cấp cho bạn sự chăm sóc ấm áp nhất, bao gồm cả bữa ăn cùng nhau, cái ôm, nụ hôn, nhưng không có tình dục".

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/DP9Vq0Z

Adblock test (Why?)

Bùng nổ dịch vụ bán nụ hôn ngoài chợ với giá 35 nghìn đồng ở Trung Quốc

Nhiều cô gái dựng quầy trên phố, chợ để bán những cái ôm giá 1 tệ, nụ hôn giá 10 tệ; đây là dịch vụ "bạn gái đường phố" không tình dục đang gây lo ngại ở Trung Quốc

Áp lực công việc và trách nhiệm gia đình góp phần tạo nên một xu hướng mới ở giới trẻ Trung Quốc: Mua mối liên hệ tình cảm ở các quầy hàng trong chợ. Nhiều cô gái trẻ sẵn sàng bán những cái ôm, nụ hôn và các hành vi biểu hiện tình cảm khác cho những chàng trai không có thời gian hay hứng thú bước vào mối quan hệ nghiêm túc. Dịch vụ này dễ tiếp cận và có giá rẻ.

Tháng 4/2023, tờ Southern Weekly lần đầu tiên đưa tin về hiện tượng “bạn gái đường phố” nhưng không mấy được quan tâm chú ý, thông tin này chỉ nhận được chưa đến 1.000 lượt thích trên Weibo.

Theo NetEase News, gần đây, dịch vụ này xuất hiện trên những con phố đông đúc ở Thâm Quyến. Nhiều cô gái trẻ được nhìn thấy đang bán những cái ôm, nụ hôn tại quầy hàng rong, thực tế này làm bùng nổ cuộc thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội về "nền kinh tế bạn tình" được trả tiền.

Bùng nổ dịch vụ bán nụ hôn ngoài chợ với giá 35 nghìn đồng ở Trung Quốc-1Xu hướng mua bán "bạn gái đường phố" gây lo ngại ở Trung Quốc. (Ảnh: SCMP)

Tại một ga tàu điện ngầm ở Thâm Quyến, một cô gái trẻ dựng quầy hàng với tấm biển ghi dòng chữ: “Một nhân dân tệ (gần 3,5 nghìn đồng) cho một cái ôm, 10 nhân dân tệ (gần 35 nghìn đồng) cho một nụ hôn, 15 nhân dân tệ (53 nghìn đồng) để cùng nhau xem phim”.

Hai phụ nữ khác dựng quầy hàng ở quảng trường phố đi bộ, trên biển có dòng chữ: “20 nhân dân tệ (70 nghìn đồng) để giúp việc nhà, 40 nhân dân tệ (140 nghìn đồng) một giờ uống rượu cùng”. Các bài báo Trung Quốc cho biết một số người có thể kiếm được 100 nhân dân tệ (gần 350 nghìn đồng) chỉ trong một lần đi chơi.

Sự bùng nổ xu hướng này gây tranh cãi trên không gian mạng. Một số ý kiến ủng hộ xu hướng này, coi đây là một cách giao lưu và giải tỏa căng thẳng cho những người trẻ đang đối mặt với cuộc sống nhiều áp lực đến mức không còn đủ sức lực, thời gian cho mối quan hệ yêu đương nghiêm túc: "Những cô gái này có thể giết thời gian vào cuối tuần và cũng có thể gặp gỡ nhiều người thú vị. Tôi rất muốn thử trò chuyện với họ"; “Hoạt động 'bạn gái đường phố' là hoạt động tự nguyện của cả khách hàng và các cô gái. Ngoài ra, đây cũng có thể được coi là cách để giải tỏa căng thẳng và giao lưu”...

Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến phản đối: “Việc định giá cho sự đồng hành của phụ nữ là thiếu tôn trọng và làm giảm phẩm giá của họ”; “Điều này có thể là bất hợp pháp, các cô gái cần phải bảo vệ sự an toàn của mình”...

Bùng nổ dịch vụ bán nụ hôn ngoài chợ với giá 35 nghìn đồng ở Trung Quốc-2Cô gái trẻ quảng cáo một loạt các dịch vụ bầu bạn không liên quan đến tình dục trên phố. (Ảnh: Baidu)

Bùng nổ dịch vụ bán nụ hôn ngoài chợ với giá 35 nghìn đồng ở Trung Quốc-3Cô gái mặc trang phục truyền thống và cầm bảng ghi tìm bạn đồng hành. (Ảnh: Baidu)

He Bo, một luật sư của Công ty luật Sichuan Hongqi, nói với tờ Post: “Dịch vụ 'bạn gái đường phố' đang hoạt động ngoài khuôn khổ quản lý của luật hiện hành và có nguy cơ chuyển thành hoạt động mại dâm hoặc giao dịch tình dục. Chúng ta có thể hướng dẫn người trẻ tìm kiếm những cách lành mạnh hơn để tham gia tương tác xã hội bình thường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và tình cảm của họ".

Có nhiều báo cáo khác về các dịch vụ tương tự ở Trung Quốc. Vào tháng 1, có người chia sẻ một bức ảnh trên Xiaohongshu, cho thấy một phụ nữ trẻ đang dựng gian hàng cung cấp dịch vụ "người tình một ngày" ở thành phố cổ Đại Lý, một điểm du lịch ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Trong bức ảnh, cô gái ngồi cạnh một tấm biển ghi: “Người tình một ngày, giá 600 nhân dân tệ (2 triệu đồng). Tôi có thể cung cấp cho bạn sự chăm sóc ấm áp nhất, bao gồm cả bữa ăn cùng nhau, cái ôm, nụ hôn, nhưng không có tình dục".

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/DP9Vq0Z

Adblock test (Why?)

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2024

Bà Harris quyên được số tiền kỷ lục trong tuần đầu tranh cử

Bà Harris quyên được hơn 200 triệu USD trong tuần qua, mức tiền tài trợ cao chưa từng có với một ứng viên vừa tham gia tranh cử.

"Phó tổng thống Kamala Harris thật sự đang tạo ra sức bật và nguồn năng lượng mới", Michael Tyler, giám đốc truyền thông trong ủy ban tranh cử của bà Harris, ngày 28/7 cho hay, khi thông báo về số tiền mà chiến dịch quyên được trong tuần qua.

Ủy ban tranh cử tổng thống của bà Harris cho hay đã nhận được hơn 200 triệu USD tiền quyên góp và khoảng 170.000 tình nguyện viên mới đăng ký trong chưa đầy một tuần qua. Tyler cho hay số tiền tài trợ này "phá vỡ kỷ lục quyên góp" trong tuần đầu tranh cử của các ứng viên.

Khoảng 66% tổng số tiền này đến từ những cử tri lần đầu quyên góp kể từ khi mùa bầu cử tổng thống năm 2024 bắt đầu. Hầu hết những khoản quyên góp mới này đều được ghi nhận sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố ngừng tranh cử vào hôm 21/7 và ủng hộ Phó tổng thống Harris làm ứng viên đảng Dân chủ.

"Cuộc bầu cử năm nay rất gay cấn, phần thắng có lẽ sẽ được định đoạt bởi cách biệt rất hẹp ở vài bang", Tyler nhận định.

Vice President Kamala Harris delivers remarks at a campaign event in Pittsfield, Mass., Saturday, July 27, 2024. (AP Photo/Stephanie Scarbrough)

Bà Harris phát biểu tại cuộc vận động ở Pittsfield, bang Massachusetts, ngày 27/7. Ảnh: AP

Thông tin được công bố sau khi bà Harris tổ chức cuộc vận động tài trợ đầu tiên trong mùa bầu cử năm nay ở Pittsfield, bang Massachusetts, hôm 27/7. Sự kiện được lên lịch từ trước ngày ông Biden rút khỏi cuộc đua, nhưng không giảm sức hút khi bà Harris thế chỗ. Ban tổ chức ban đầu dự kiến thu về 400.000 USD, nhưng số tiền họ nhận được lên tới hơn 1,4 triệu USD.

Dù vậy, khi phát biểu tại sự kiện, bà Harris vẫn cho rằng mình là "ứng viên chiếu dưới" trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay. Nhưng bà tự tin mình đang gia tăng áp lực đáng kể lên cựu tổng thống Donald Trump, đồng thời chỉ trích đối thủ đã bắt đầu dùng đến "những lời nói dối hoang đường" nhằm hạ uy tín của bà.

"Số tiền và sự hào hứng của cử tri Dân chủ với bà Harris tăng đột biến đang định hình lại cuộc đua năm nay, đẩy Trump khỏi vị thế ung dung tự tại mà ông đã duy trì suốt vài tháng qua, đặc biệt là tại các bang chiến trường với nhiều khảo sát cho thấy ông giữ ưu thế so với Tổng thống Biden", Washington Post nhận định.

Khảo sát của Wall Street Journal tuần này ghi nhận mức ủng hộ của cử tri dành cho ông Trump là 49%, còn bà Harris là 47%. Các khảo sát của Fox cho thấy ông Trump và bà Harris "ngang cơ" ở ba bang chiến trường Michigan, Pennsylvania và Wisconsin, trong khi bà Harris đang dẫn trước ông Trump khoảng 6 điểm ở Minnesota.

Thanh Danh (Theo Reuters, AP, Washington Post)

Adblock test (Why?)

Bà Harris thừa nhận “yếu thế”, ông Trump tuyên bố đanh thép

Phó Tổng thống Kamala Harris ngày 27-7 tự nhận mình là “người thất thế” trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2024 với cựu Tổng thống Donald Trump.

Phát biểu tại sự kiện gây quỹ ở TP Pittsfield, bang Massachusetts, Phó Tổng thống Harris còn khẳng định phần lớn phát biểu của ông Trump nhằm vào bà là "kỳ quặc".

Phó Tổng thống Harris nhấn mạnh trong khi chiến dịch tranh cử của bà hướng về tương lai, chiến dịch của cựu Tổng thống Trump muốn đưa Mỹ trở lại "quá khứ đen tối".

Theo Reuters, việc Phó Tổng thống Harris dùng chữ "kỳ quặc" để mô tả đối thủ của bà là một phần trong chiến lược mới của Đảng Dân chủ.

Chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Harris mô tả cựu Tổng thống Trump là "lớn tuổi và kỳ quặc" sau khi ông xuất hiện trên Fox News vào ngày 25-7, khi một người trong đám đông giương cao biểu ngữ "ông Trump kỳ quặc".

Cựu Tổng thống Trump vận động tranh cử tại TP St Cloud, bang Minnesota, vào ngày 27-7 sau khi tham dự hội nghị tiền mã hóa ở TP Nashville, bang Tennessee.

Đảng Cộng hòa cam kết nới lỏng quy định đối với tiền mã hóa, trong khi ông Trump chỉ trích nỗ lực của Đảng Dân chủ nhằm kiểm soát lĩnh vực này.


Bà Harris thừa nhận yếu thế”, ông Trump tuyên bố đanh thép-1Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris ngày 27-7 đối chiếu lý lịch công tố viên của bà với hồ sơ phạm tội bị kết tội của cựu Tổng thống Donald Trump. Ảnh: Reuters

Cũng trong ngày 27-7, cựu Tổng thống Trump tuyên bố trên mạng xã hội Truth Social của ông rằng ông sẽ tiếp tục tổ chức các sự kiện vận động ngoài trời, bất chấp lời khuyên từ Mật vụ Mỹ sau vụ ám sát hụt cách đây 2 tuần.

Cựu Tổng thống Trump nhấn mạnh ông tin Mật vụ Mỹ đủ khả năng bảo vệ ông.

"Không ai được phép ngăn chặn hoặc cản trở quyền tự do ngôn luận hoặc vận động tranh cử ngoài trời" - ông nói.

Sau khi Tổng thống Joe Biden bất ngờ thông báo ngừng nỗ lực tranh cử vào ngày 21-7, Phó Tổng thống Harris được đề cử và nhanh chóng nhận được sự ủng hộ Đảng Dân chủ.

Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy tỉ lệ ủng hộ của người dân dành cho bà Harris và ông Trump là sít sao.

Bà Harris gây quỹ được hơn 100 triệu USD 36 giờ sau khi Tổng thống Biden thông báo rời cuộc đua vào Nhà Trắng 2024.

Một sự kiện gây quỹ ngày 27-7 thu về được hơn 1,4 triệu USD từ khoảng 800 người tham gia, chiến dịch tranh cử của bà thông báo.

Bà Harris thừa nhận yếu thế”, ông Trump tuyên bố đanh thép-2Mật vụ Mỹ chạy lên sâu khấu ngay khi cựu Tổng thống Donald Trump trúng đạn tại sự kiện vận động tranh cử hôm 13-7 ở TP Butler. Ảnh: Reuters

Theo Nld

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/LviPckf

Adblock test (Why?)

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2024

Harry không muốn đưa Meghan Markle về Anh

Harry cho rằng việc đưa Meghan Markle về Anh là điều mạo hiểm. Công tước xứ Sussex thấy lo lắng với những lời đe dọa, chỉ trích trên mạng xã hội.

Ngày 25/7, trong cuộc phỏng vấn cho bộ phim tài liệu Tabloids on Trial, Harry nói anh chưa muốn đưa Meghan Markle về Anh. Công tước xứ Sussex lo ngại Meghan gặp nguy hiểm vì những lời đe dọa trên mạng xã hội.

"Điều đó rất nguy hiểm. Tôi chỉ sợ họ hành động giống những lời đe dọa tấn công vợ tôi bằng dao, acid... Bất kể đó là thứ gì, nó luôn khiến tôi lo lắng và không muốn đưa Meghan về Anh", Harry nói.

Gần đây, Harry thua kiện khi đâm đơn kiện chính phủ Anh. Công tước đệ đơn kiện vì bị từ chối yêu cầu "cử đội cảnh sát hoàng gia bảo vệ khi chúng tôi về thăm nước Anh".

"Vương quốc Anh là quê hương tôi, cái nôi của các con tôi. Tôi muốn các con cảm giác như được ở nhà khi về Anh, thoải mái như đang ở Mỹ. Điều đó không thể xảy ra nếu tôi và các con không được đảm bảo an toàn", Harry nói vào lúc đó.

Harry không muốn đưa Meghan Markle về Anh-1

Harry và Meghan đang sống ở Mỹ cùng hai người con.

Theo Harry, lo ngại về an ninh là nguyên nhân chính khiến anh từ bỏ vai trò hoàng gia. Công tước xứ Sussex đồng thời cho rằng anh không muốn gây chú ý khi liên tục đệ đơn kiện, chống lại các tổ chức truyền thông.

"Tôi và vợ đã có đủ sự chú ý rồi. Tôi hành động vì truyền thông đẩy mọi thứ quá xa. Dù thông tin chưa đúng, gia đình tôi vẫn bị nguyền rủa. Ai hiểu được cảm giác của tôi?", Harry nói thêm.

Công tước xứ Sussex đồng thời cho rằng cuộc chiến với truyền thông là điểm mấu chốt khiến anh rạn nứt mối quan hệ với Hoàng gia Anh .

"Mọi câu hỏi về Hoàng gia Anh đều khó trả lời. Bất kỳ điều gì tôi nói về gia đình đều bị truyền thông thêu dệt , công chúng chỉ trích", Harry nói thêm.

Harry đồng thời nói Nữ hoàng Elizabeth II là người duy nhất ủng hộ anh chống lại truyền thông. "Trước khi bà mất, chúng tôi có nhiều cuộc trò chuyện. Bà ủng hộ tôi nhiều vì biết điều đó có ý nghĩa lớn với tôi. Bà còn động viên tôi đi đến cùng, chống lại thông tin thêu dệt", Harry nói trong buổi phỏng vấn.

Theo Tiền phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/egNxpu1

Adblock test (Why?)

Ngoại trưởng Mỹ thắp hương, chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hà NộiNgoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến nhà riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để thắp hương và chia buồn với gia đình.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cùng phái đoàn do Tổng thống Joe Biden cử đến đã tới nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở phố Thiền Quang, Hà Nội tối 27/7 để thắp hương viếng Tổng Bí thư và chia buồn với Phu nhân Ngô Thị Mận cùng gia quyến, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao.

Ngoại trưởng Blinken chuyển lời chia buồn của Tổng thống Biden tới Phu nhân Ngô Thị Mận và gia đình trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông nhấn mạnh các lãnh đạo, quan chức chính quyền Mỹ cũng như cá nhân Tổng thống Biden luôn coi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một người bạn, là đối tác tin cậy.

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken thắp hương tại nhà riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken thắp hương tại nhà riêng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Với tầm nhìn và dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư, tình hữu nghị và quan hệ giữa hai nước đã được vun đắp và phát triển vượt bậc, đạt tầm mức cao nhất là quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện như ngày nay, Ngoại trưởng Mỹ nói.

Nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hình mẫu trong việc hàn gắn giữa hai nước cũng như là người góp phần xây dựng cầu nối giữa nhân dân hai nước, Ngoại trưởng Blinken khẳng định Tổng thống Biden, chính phủ và nhân dân Mỹ sẽ luôn ghi nhớ và tôn vinh di sản của Tổng Bí thư, với những tình cảm và kỷ niệm tốt đẹp về một người đã tạo nên những dấu ấn lịch sử cho mối quan hệ hợp tác song phương.

Thay mặt gia quyến, Phu nhân Ngô Thị Mận bày tỏ xúc động trước tình cảm tốt đẹp của phía Mỹ, cá nhân Tổng thống Biden và Ngoại trưởng Blinken đã dành cho Tổng Bí thư.

Phu nhân chia sẻ, khi còn sống, Tổng Bí thư đã dành sự quan tâm, vun đắp cho mối quan hệ Việt - Mỹ, đã cùng Tổng thống Biden ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vào tháng 9/2023.

Phu nhân tin tưởng hai bên sẽ tiếp tục thực hiện hiệu quả Tuyên bố chung Việt - Mỹ để thúc đẩy và đưa quan hệ hợp tác hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp, thực chất và đi vào chiều sâu vì lợi ích nhân dân hai nước.

Phu nhân Ngô Thị Mận gửi lời cảm ơn chân thành và lời chúc sức khỏe tới Tổng thống Biden, Phu nhân và gia đình.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/7 do tuổi cao bệnh nặng, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc tang trong ngày 25-26/7. Ông được an táng chiều 26/7 tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Ngoại trưởng Blinken chia buồn cùng Phu nhân Ngô Thị Mận. Ảnh: TTXVN

Ngoại trưởng Blinken chia buồn cùng Phu nhân Ngô Thị Mận. Ảnh: TTXVN

Ngoại trưởng Blinken hôm nay cũng gặp Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phủ Chủ tịch, chuyển lá thư chia buồn của Tổng thống Biden tới Chủ tịch nước trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trong thư, Tổng thống Biden nhắc lại những kỷ niệm và ấn tượng sâu sắc về lần đầu tiên gặp Tổng Bí thư tại Washington năm 2015 và tự hào được đứng cùng Tổng Bí thư trong chuyến thăm tới Hà Nội năm ngoái và cùng nhau mở ra kỷ nguyên hợp tác mới giữa hai nước.

Tổng thống Biden nhấn mạnh sự kiện đó là "minh chứng cho khao khát chung của nhân dân hai nước chúng ta về hòa bình và thịnh vượng cho tất cả". Đó cũng là minh chứng của sự quyết tâm của Tổng Bí thư trong đưa quan hệ hai nước lên mức cao nhất.

"Mỹ hoàn toàn ủng hộ một Việt Nam hùng mạnh, tự cường, và độc lập mà Tổng Bí thư đã cống hiến trọn cuộc đời của mình. Như đại thi hào Nguyễn Du đã viết: 'Trời còn để có hôm nay, vén sương đầu ngõ tan mây giữa trời', Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đóng vai trò không thể thiếu trong việc xua đi những đám mây từng có lúc che phủ quan hệ hai nước trong 50 năm qua. Chúng ta cùng tưởng nhớ ký ức về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bằng việc tiếp nối di sản của Ngài và duy trì mối quan hệ hợp tác quan trọng này", bức thư có đoạn.

Chủ tịch nước Tô Lâm chuyển lời cảm ơn tới Tổng thống Biden vì những tình cảm tốt đẹp và thông điệp chia buồn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Chủ tịch nước cảm ơn Ngoại trưởng Blinken đã sang Việt Nam để chia buồn cùng gia quyến Tổng Bí thư trong thời khắc đau thương này.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: TTXVN

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Ngoại trưởng Mỹ Blinken tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: TTXVN

Ngoại trưởng Blinken khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam và mong muốn hai bên hợp tác chặt chẽ để làm sâu sắc hơn mối quan hệ song phương quan trọng này.

Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam coi Mỹ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược hàng đầu và hoan nghênh nước này tiếp tục cam kết ủng hộ một Việt Nam "mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng", mong muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ thực hiện cam kết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Biden nhằm đưa khuôn khổ quan hệ mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và ổn định.

Tối 27/7, tại trụ sở chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp và cảm ơn Ngoại trưởng Blinken thay mặt Tổng thống Biden tới viếng và thăm hỏi gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Thủ tướng nhấn mạnh nhờ tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng như Tổng thống Biden, quan hệ Việt - Mỹ đã bước sang giai đoạn phát triển quan trọng mới.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Blinken tại trụ sở chính phủ. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Blinken tại trụ sở chính phủ. Ảnh: TTXVN

Thủ tướng và Ngoại trưởng Blinken nhất trí hai bên cần tăng cường tiếp xúc, trao đổi giữa các cấp, nhất là ở cấp cao, tập trung đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư, công nghệ cao, hợp tác bán dẫn, phát huy tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, coi đây tiếp tục là trọng tâm và là động lực cho quan hệ song phương.

Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần tăng cường hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đề nghị Mỹ đẩy nhanh tiến độ rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại, tẩy độc dioxin tại các điểm nóng, hỗ trợ người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi hậu quả chiến tranh. Ông cho hay Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác đầy đủ và hiệu quả trong vấn đề tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh (MIA).

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh Mỹ tăng cường hợp tác toàn diện, trách nhiệm với khu vực khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, tiếp tục ủng hộ đồng thuận, vai trò trung tâm của ASEAN và lập trường nguyên tắc của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông.

Phạm Giang

Adblock test (Why?)

Chiến dịch của Harris mỉa mai ông Trump 'trốn tranh luận'

Chiến dịch tranh cử của bà Harris gửi email cho người ủng hộ, mỉa mai ông Trump "sợ tranh luận", "rút lui" và "trốn trong Mar-a-Lago".

Ủy ban vận động tranh cử của Phó tổng thống Kamala Harris, người gần như chắc chắn sẽ được đảng Dân chủ đề cử ứng viên tổng thống thay ông Joe Biden, ngày 26/7 gửi email đến cử tri với thông điệp: "Nhiều người đang nói ông Donald Trump sợ tranh luận với bà Kamala Harris".

Các trợ lý của Phó tổng thống Mỹ còn chỉ trích ứng viên đảng Cộng hòa "đang tìm cách rút lui, hủy lịch, từ chối tham gia, trốn trong Mar-a-Lago" để không phải tranh luận trên đài ABC vào ngày 10/9.

Email dẫn lời Thống đốc Pennsylvania Josh Shapiro nói ông Trump "sợ đối đầu" với bà Harris, còn Bộ trưởng Giao thông Pete Buttigieg nói ông Trump "lộ tâm lý yếu đuối bất ngờ".

Tổng thống Joe Biden và cựu tổng thống Donald Trump hồi đầu năm đã đồng ý cùng tranh luận hai lần, một lần vào ngày 27/6 trên đài CNN và lần còn lại vào ngày 10/9 trên đài ABC.

Sau khi ông Joe Biden ngày 21/7 tuyên bố rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng và ủng hộ bà Harris làm ứng viên đảng Dân chủ, vị trí của ông Biden trong buổi tranh luận tháng 9 cũng dự kiến được giao lại cho bà Harris.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc vận động tranh cử ở Michigan ngày 20/7. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc vận động tranh cử ở Michigan ngày 20/7. Ảnh: AFP

Đài ABC ngày 26/7 nêu điều kiện tham gia tranh luận là ông Trump lẫn bà Harris cần nhận được mức ủng hộ trên 15% ở bốn cuộc khảo sát toàn quốc. Ngoài ra, hai ứng viên cần thỏa điều kiện tranh cử tổng thống theo hiến pháp Mỹ và đã gửi hồ sơ ứng viên cho Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC).

Cựu tổng thống Trump vào đầu tuần này nói thỏa thuận tranh luận trước đây của ông là với Tổng thống Joe Biden, không phải với Phó tổng thống Harris.

"Tôi cũng muốn tranh luận với bà ấy. Đối thủ này cũng không khác mấy vì cả hai người họ có cùng chính sách. Tôi thật sự nghĩ rằng tranh luận là yếu tố quan trọng trong cuộc đua tổng thống. Ứng viên có nghĩa vụ tranh luận", ông nói.

Nhưng đến ngày 25/7, Steven Cheung, giám đốc truyền thông cho ủy ban tranh cử của ông Trump, cho hay việc xếp lịch tranh luận với bà Harris vào thời điểm này là "không hợp lý", khi đảng Dân chủ chưa tổ chức đại hội toàn quốc và chính thức đề cử bà làm ứng viên tổng thống.

"Phe Dân chủ vẫn có thể đổi ý", Cheung nói, dù không nhắc đến thực tế rằng ông Trump cũng chấp nhận tranh luận với ông Biden trước khi đảng Dân chủ tiến hành đại hội. Sau tuyên bố này, hiện chưa rõ cuộc tranh luận ngày 10/9 có thể diễn ra hay không.

"Tôi đã nhất trí tham gia cuộc tranh luận đã được lên lịch đó, và ông Trump cũng từng đồng ý tham gia", bà Harris nói hôm 25/7. "Giờ có vẻ như ông ấy đang đổi ý. Nhưng tôi đã sẵn sàng. Cử tri xứng đáng được chứng kiến cuộc đối mặt trên sân khấu tranh luận".

Thanh Danh (Theo CNN, USA Today, Hill)

Adblock test (Why?)

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2024

Bom lượn ba tấn của Nga khiến Ukraine 'tiến thoái lưỡng nan'

Ukraine cần triển khai Patriot gần tiền tuyến hơn để đối phó bom lượn ba tấn của Nga, song sẽ khiến các hệ thống quý giá này gặp nguy hiểm.

Bom lượn đã gây ra nhiều khó khăn cho lực lượng Ukraine trong phần lớn thời gian của cuộc xung đột. Số lượng các cuộc tấn công bằng bom dẫn đường của quân đội Nga gần đây gia tăng, đặc biệt là xung quanh mặt trận đông bắc Kharkov.

Bộ Quốc phòng Nga hồi tháng 3 thông báo khởi động dây chuyền sản xuất hàng loạt bom ba tấn FAB-3000 có chứa 1.400 kg thuốc nổ mạnh. Loại bom này có thể chuyển đổi thành bom lượn bằng cách gắn Mô-đun Dẫn đường và Cánh nâng Hợp nhất (UMPK), giúp nó có thêm hệ thống dẫn đường GPS và cánh nâng gấp gọn, qua đó tăng độ chính xác và tầm bay.

Bom lượn FAB-3000 lần đầu thực chiến hồi tháng 6 và được quân đội Nga sử dụng thường xuyên trên chiến trường kể từ đó. Các video chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy loại bom được thả từ tiêm kích bom Su-34 này có sức công phá khủng khiếp và bán kính nổ lớn, đủ sức phá hủy mọi thứ trong tầm ảnh hưởng.

Khoảnh khắc Nga 'thả bom lượn ba tấn' xuống trung tâm chỉ huy Ukraine

Khoảnh khắc quân đội Nga thả bom FAB-3000 xuống sở chỉ huy Ukraine ở làng New York thuộc tỉnh Donetsk trong video đăng ngày 30/6. Video: Telegram/The_Wrong_Side

Viện nghiên cứu Chiến tranh (ISW), có trụ sở tại Mỹ, tháng trước cảnh báo sự xuất hiện của bom lượn FAB-3000 trên chiến trường là "thay đổi quan trọng", có thể khiến Ukraine hứng chịu thiệt hại lớn về quân sự cũng như cơ sở hạ tầng dân sự.

Đánh chặn bom lượn FAB-3000 là nhiệm vụ không dễ dàng. Justin Bronk, chuyên gia về công nghệ và không quân tại Viện nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh (RUSI), cho biết Nga đã chỉnh sửa bộ kit dẫn đường của bom lượn FAB-3000 để giúp nó có khả năng kháng nhiễu GPS rất cao, khiến Ukraine gần như không thể đối phó bằng tác chiến điện tử.

Ngay cả khi không "miễn nhiễm" với thiết bị gây nhiễu, bom lượn như FAB-3000 vẫn rất đáng sợ. Sau khi được thả từ máy bay, loại bom này sẽ bay rất nhanh, khó bị phát hiện bằng radar và di chuyển theo quỹ đạo khó lường, khiến nó khó bị đánh chặn bằng vũ khí phòng không.

Quân đội Ukraine không thể lãng phí tên lửa phòng không vốn chỉ có số lượng hạn chế để thử đánh chặn bom lượn khi nó đang bay, vốn có tỷ lệ thành công thấp.

Do đó, lựa chọn duy nhất của Kiev là bắn hạ tiêm kích bom Su-34 của đối phương trước khi quả bom được thả, hoặc tập kích khi chúng vẫn còn chưa kịp cất cánh.

Bom FAB-3000. Ảnh: BQP Nga

Bom FAB-3000. Ảnh: BQP Nga

Để có thể hạ phi cơ Su-34 ở trên không, quân đội Ukraine sẽ phải đưa các hệ thống phòng không hiện đại nhất của nước này đến gần tiền tuyến hơn.

Tổ hợp MIM-104 Patriot do Mỹ sản xuất được đánh giá là vũ khí tốt nhất cho nhiệm vụ này. Patriot có giá khoảng 1,1 tỷ USD mỗi tổ hợp, phiên bản PAC-2 sử dụng tên lửa đánh chặn có đầu đạn nổ mảnh, còn đạn của biến thể mới nhất PAC-3 được trang bị công nghệ va chạm - tiêu diệt tiên tiến hơn. Radar của Patriot có tầm hoạt động khoảng 150 km.

Patriot đã chứng minh được hiệu quả thực chiến trong xung đột Ukraine. Kiev đầu tháng 7 tuyên bố toàn bộ tên lửa siêu vượt âm Kinzhal do Nga phóng vào thủ đô nước này đều bị đánh chặn kể từ khi các hệ thống phòng không Patriot được triển khai tại đây.

Một sĩ quan Mỹ trước đó cũng xác nhận tổ hợp này đã được quân đội Ukraine sử dụng hồi tháng 1 để bắn hạ máy bay cảnh báo sớm A-50U, khí tài có biệt danh "mắt thần trên không" của Nga với mức giá 350 triệu USD.

Tuy nhiên, Ukraine chỉ sở hữu một vài khẩu đội Patriot và cũng không có nhiều đạn tên lửa cho chúng. "Đây là những tài sản quý giá và không được phép lãng phí, nên triển khai chúng gần tiền tuyến hơn và gần phạm vi hỏa lực của Nga là canh bạc lớn", bình luận viên Jake Epstein của Business Insider nhận định.

George Barros, chuyên gia về Nga tại ISW, cho biết có quy định ngầm rằng quân đội Ukraine phải phá hủy được pháo của Nga, vũ khí có thể đe dọa hệ thống Patriot, trước khi đưa các tổ hợp này lên phía trước. "Triển khai khí tài hiện đại như vậy gần tiền tuyến là điều hết sức mạo hiểm", Barros cho hay.

Tổng thống Zelensky đứng cạnh một tổ hợp phòng không Patriot tại căn cứ ở Đức hồi tháng 6. Ảnh: AFP

Tổng thống Zelensky đứng cạnh một tổ hợp phòng không Patriot tại căn cứ ở Đức hồi tháng 6. Ảnh: AFP

Phương án khả dĩ còn lại với Ukraine là tấn công phủ đầu các căn cứ không quân nằm trong lãnh thổ Nga, nơi tiêm kích bom Su-34 đồn trú, qua đó ngăn chặn những cuộc tập kích bằng bom lượn FAB-3000 của đối phương "từ trứng nước".

Trên thực tế, quân đội Ukraine đã áp dụng chiến thuật này từ lâu, song chỉ giới hạn ở các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) tự sát tầm xa nội địa, vốn có khả năng gây sát thương không lớn. Chiến thuật trên sẽ hiệu quả hơn nếu các hạn chế về việc sử dụng vũ khí phương Tây đối với Ukraine được dỡ bỏ, theo giới chuyên gia.

Cụ thể, họ cho rằng Mỹ đang "cản đường" khi từ chối cho Ukraine khai hỏa tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS nhằm vào lãnh thổ Nga. Washington tới nay mới chỉ cho phép Kiev dùng vũ khí có tầm bắn ngắn hơn để tập kích lực lượng của Moskva ở gần biên giới hai nước.

Sử dụng tên lửa ATACMS có tầm bắn 300 km để "tập kích căn cứ không quân Nga sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn mối đe dọa, song có thể buộc các chiến đấu cơ Nga phải cất cánh từ những cơ sở ở xa hơn nữa, qua đó làm giảm hiệu quả của các cuộc tập kích", Bronk cho hay.

Lữ đoàn Pháo binh Dã chiến số 17 Mỹ khai hỏa tên lửa ATACMS từ pháo HIMARS vào tháng 7/2023. Ảnh: Lục quân Mỹ

Lữ đoàn Pháo binh Dã chiến số 17 Mỹ khai hỏa tên lửa ATACMS từ pháo HIMARS vào tháng 7/2023. Ảnh: Lục quân Mỹ

Tổng thống Ukraine Volodymy Zelensky cũng đã nhiều lần kêu gọi Mỹ dỡ bỏ toàn bộ các hạn chế với Kiev về việc sử dụng những vũ khí tầm xa như tên lửa ATACMS để tập kích lãnh thổ Nga, cho rằng đây là điều cần thiết để hạn chế mối đe dọa từ bom dẫn đường của Moskva.

Trong bối cảnh bom lượn FAB-3000 với sức công phá lớn đang ngày càng được sử dụng phổ biến trên chiến trường, lời kêu gọi của ông Zelensky hiện trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

"Không quân Nga đang thả hơn 100 quả bom dẫn đường vào các thành phố, làng mạc cùng vị trí trên tiền tuyến của Ukraine mỗi ngày và chúng tôi cần có sự bảo vệ đáng tin cậy để chống lại chúng", ông Zelensky nói hôm 21/7. Ukraine cần phải "phá hủy các phương tiện mang những quả bom đó, bất kể chúng ở đâu".

Phạm Giang (Theo Business Insider)

Adblock test (Why?)

FBI muốn lấy lời khai ông Trump về vụ ám sát hụt

FBI đề nghị ông Trump cung cấp lời khai và đang tiếp tục khám nghiệm các mảnh đạn trong vụ ám sát hụt nhằm vào ông tại bang Pennsylvania.

CNN dẫn lời quan chức Mỹ giấu tên hôm nay cho biết Cục Điều tra Liên bang (FBI) đang đề nghị lấy lời khai của cựu tổng thống Donald Trump về vụ ám sát hụt tại bang Pennsylvania ngày 13/7, nhằm thu thập thêm thông tin về sự việc và xác định mức độ thương tích cụ thể của ông.

Quan chức giấu tên thêm rằng đây là một phần trong quy trình điều tra thông thường vì ông Trump là người bị hại trong sự việc.

Cựu tổng thống Trump tại Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa ở bang Wisconsin hôm 15/7. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Trump tại Đại hội Toàn quốc đảng Cộng hòa ở bang Wisconsin hôm 15/7. Ảnh: AFP

FBI cũng thông báo đang tiếp tục khám nghiệm mảnh đạn và bằng chứng tại hiện trường, nhằm xác định cựu tổng thống Mỹ bị thương do đạn bắn trực tiếp hay trúng mảnh vỡ hoặc vật thể nào khác.

Trong cuộc điều trần trước Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ hôm 24/7, giám đốc FBI Christopher Wray cũng nói rằng "còn một số câu hỏi" về vật thể làm ông Trump bị thương ở tai phải.

Điều này khiến FBI hứng chịu nhiều phản đối, buộc họ lên tiếng khẳng định các nhà điều tra luôn coi vụ nổ súng nhằm vào cựu tổng thống Mỹ là âm mưu ám sát bất thành.

Cựu tổng thống Donald Trump bị thương ở tai phải khi nghi phạm Thomas Matthew Crooks bắn 8 phát đạn về nơi ông phát biểu trước đám đông ủng hộ ở Butler, bang Pennsylvania, ngày 13/7. Crooks bị bắn hạ trong vòng chưa đầy 30 giây sau khi nổ súng. Một khán giả thiệt mạng và hai người khác bị thương trong sự việc.

Giám đốc Wray nói với Ủy ban Tư pháp Hạ viện rằng các nhà điều tra hiện chưa xác định được động cơ của vụ nổ súng, nhưng khẳng định FBI "đang điều tra kỹ lưỡng vì đây là một trong những vấn đề trọng tâm". Cơ quan này cho biết đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy Crooks có đồng phạm.

Vũ Anh (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Truyền thông quốc tế đề cao 'ngoại giao cây tre' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông thế giới đưa tin đậm nét về Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đề cao chính sách "ngoại giao cây tre" được ông thúc đẩy.

Nhiều phái đoàn đại diện lãnh đạo các nước và tổ chức quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những ngày diễn ra Quốc tang cấp nhà nước. "Sự đa dạng của các phái đoàn đến viếng là minh chứng cho chính sách 'ngoại giao cây tre' cân bằng và linh hoạt mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thúc đẩy", Nikkei Asia bình luận trong bài viết ngày 26/7 về quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bài viết cho rằng chính sách "ngoại giao cây tre" đã giúp Việt Nam đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Xinhua đăng bài viết chi tiết về lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 25/7 với sự có mặt của nhiều lãnh đạo và chính khách quốc tế, trong đó có Vương Hộ Ninh, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, đại diện đặc biệt của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Vương Hộ Ninh dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Giang Huy

Ông Vương Hộ Ninh dẫn đầu đoàn đại biểu Trung Quốc vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Giang Huy

Xinhua cho biết ông Vương đã bày tỏ "đau buồn sâu sắc về sự ra đi của đồng chí Nguyễn Phú Trọng", khẳng định "đảng và nhân dân Trung Quốc đoàn kết với đảng và nhân dân Việt Nam trong thời khắc đặc biệt này".

Ông nhấn mạnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà Marxist kiên định, lãnh đạo kiệt xuất của Việt Nam, là người đồng chí thân thiết, người bạn vĩ đại của Trung Quốc, đã có nhiều đóng góp to lớn, đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của quan hệ hai Đảng, hai nước.

Hãng thông tấn AP của Mỹ đăng bài tường thuật về tang lễ, cho biết hàng nghìn người, trong đó có nhiều người đến từ những tỉnh thành xa xôi, đã xếp hàng đến tận khuya tại Hà Nội vào ngày 25/7 để thắp hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Hãng tin Mỹ cũng đề cập đến chính sách đối ngoại "ngoại giao cây tre" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ xuyên suốt những năm qua, đồng thời giải thích về tinh thần của đường lối ngoại giao này "tương tự sự mềm dẻo của cây tre, nương theo chứ không gãy đổ trước những cơn gió ngược không ngừng biến động của bối cảnh địa chính trị".

AP nhắc lại rằng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "là lãnh đạo đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Nhà Trắng" năm 2015. Hãng cũng dẫn lại điện chia buồn từ Tổng thống Mỹ Joe Biden gọi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "người đi đầu trong xây dựng mối quan hệ sâu sắc giữa nhân dân Việt Nam và Mỹ". Tổng thống Nga Vladimir Putin trong điện chia buồn với Việt Nam đã ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "người bạn thật sự" của nước Nga, đã có những đóng góp to lớn trực tiếp cho phát triển quan hệ song phương.

Trong bài viết trên website Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á Gregory Poling nhận định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lãnh đạo "điềm đạm, tài năng và quan trọng nhất là không thể sa ngã", là "chính trị gia quan trọng nhất Việt Nam trong thế hệ".

Ông đánh giá di sản có ý nghĩa to lớn mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho Việt Nam là củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, chiến dịch chống tham nhũng và thắt chặt kỷ luật Đảng, cùng với sự cân bằng quan hệ với mọi cường quốc.

Về chính sách đối ngoại, Poling nhận định Việt Nam sẽ nối tiếp di sản "vừa hợp tác khéo léo với Trung Quốc, cường quốc láng giềng, vừa duy trì quan hệ tốt đẹp với những nước khác như Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ" mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thúc đẩy những năm qua.

Hãng tin Reuters của Anh cũng ghi nhận sự có mặt của nhiều phái đoàn và chính khách quốc tế trong lễ viếng ngày 25/7 tại Hà Nội. "Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dẫn dắt Việt Nam thúc đẩy quan hệ với mọi cường quốc, trong đó có Mỹ lẫn Trung Quốc, trong đường lối 'ngoại giao cây tre', lèo lái đất nước giữa những cạnh tranh toàn cầu gia tăng và duy trì tăng trưởng kinh tế", bản tin có đoạn.

Dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm là 5,79%, một trong những mức tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á, theo Reuters.

Tạp chí TIME của Mỹ có bài viết về hai ngày Quốc tang của Việt Nam, trong đó điểm lại di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là "đưa Việt Nam trỗi dậy với vị thế nhà cung cấp điện tử toàn cầu và dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng những năm qua".

Đoàn Liên minh châu Âu (EU) do ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Đoàn Liên minh châu Âu (EU) do ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại và an ninh, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, dẫn đầu vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Hãng tin AFP của Pháp dẫn bình luận của chuyên gia Viện ISEAS-Yusof Ishak, tại Singapore, nhận định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "đã duy trì chính sách đối ngoại cân bằng với mọi cường quốc". Nhờ chính sách này, Việt Nam đã đạt được "những bước phát triển kinh tế đáng chú ý và đang hướng đến trở thành nền kinh tế thu nhập trung bình cao vào năm 2030".

Reuters và AFP đều phỏng vấn người dân đến dự lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thể hiện tình cảm, tấm lòng của người dân dành cho cố lãnh đạo.

Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ đưa tin phái đoàn do Cố vấn An ninh Quốc gia Ajit Doval dẫn đầu đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng thời ghi lại loạt thông điệp chia buồn từ lãnh đạo các cấp của Ấn Độ dành cho Việt Nam trước mất mát này.

Hãng thông tấn TASS của Nga có bài viết ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người chiến sĩ Cộng sản kiên trung, cống hiến cuộc đời và sự nghiệp vì nhân dân lao động, bảo vệ chủ quyền, danh dự và lợi ích của tổ quốc, được yêu mến cả trong và ngoài nước.

Bài viết dẫn lời Gennady Ziuganov, chủ tịch đảng Cộng sản Nga, nhận định Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tận lực nhằm đảm bảo người dân Việt Nam "sống trong danh dự" và đất nước đạt được những kết quả xuất sắc.

"Tôi tin rằng với một nền tảng tốt và vững chắc đã được thiết lập, các lãnh đạo Việt Nam sẽ tiếp tục con đường vẻ vang mà đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã theo đuổi, đường lối xây dựng xã hội chủ nghĩa", ông Ziuganov bình luận.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/7 do tuổi cao bệnh nặng, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc tang trong ngày 25-26/7. Ông được an táng chiều 26/7 tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thanh Danh

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2024

Ông Trump và bà Harris bày tỏ quan điểm trái ngược tại sự kiện vận động

Cuộc đua tới Nhà Trắng giữa ông Trump và bà Harris đã cho thấy sự quyết liệt ngay từ đầu, khi hai ứng viên không ngại công kích lẫn nhau tại các sự kiện vận động.

Theo New York Times, trong ngày 24/7, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có sự kiện vận động tranh cử ở bang North Carolina. Tại đây, ứng viên đảng Cộng hòa đã có những công kích mạnh mẽ nhắm vào bà Kamala Harris.

"Bà Harris là một nhân vật thiên tả cực đoan, và chúng ta không muốn một người như vậy lãnh đạo đất nước. Bà ấy là người đứng sau mọi thảm họa của chính quyền Tổng thống Biden", ông Trump cho biết.

Trong bài phát biểu của mình, ông Trump cũng chỉ trích quan điểm của bà Harris về vấn đề nạo phá thai, nhấn mạnh việc phá thai vào tháng thứ 8 hoặc 9 của thai kỳ là "quá mức".

Ông Trump và bà Harris bày tỏ quan điểm trái ngược tại sự kiện vận động-1Bà Kamala Harris và ông Donald Trump. Ảnh: CNN

Trước sự kiện ở North Carolina, ông Trump nói rằng bà Harris là người phải chịu trách nhiệm về vấn đề nhập cư trái phép. Đội ngũ tranh cử của ông Trump còn đăng tải một thống kê chỉ ra rằng bà Harris là Phó Tổng thống ít được biết đến nhất ở Mỹ, và kết quả khảo sát gần đây của truyền thông chỉ là "hiệu ứng tuần trăng mật".

Ở chiều ngược lại, bà Harris cũng không ngần ngại chỉ trích ông Trump trong sự kiện vận động đầu tiên dưới tư cách ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ.

"Cuộc bầu cử tháng 11 là nơi đưa ra lựa chọn giữa quá khứ và tương lai. Ông Donald Trump là người muốn kéo lùi nước Mỹ, liệu chúng ta có muốn sống ở một đất nước hỗn loạn và tràn đầy sự thù ghét?", bà Harris nói.

Trong bài phát biểu kéo dài hơn 15 phút, ứng viên tổng thống đảng Dân chủ khẳng định bà sẽ ưu tiên tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ nạo phá thai cho phụ nữ, ngăn chặn bạo lực súng đạn, và tập trung xây dựng tầng lớp trung lưu. Hầu hết những chính sách này đều trái ngược với quan điểm của ông Trump.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/9acn3Dm

Adblock test (Why?)

Nga để ngỏ khả năng đàm phán với Tổng thống Zelensky

Moskva báo hiệu sẵn sàng đàm phán với Kiev để chấm dứt xung đột khi Tổng thống Zelensky đương nhiệm, dù nghi ngờ tính hợp pháp trong vai trò của ông.

"Nhìn chung Nga cởi mở với quá trình đàm phán, nhưng trước tiên chúng tôi phải hiểu phía Ukraine sẵn sàng như thế nào và được những bên bảo trợ của họ cho phép đến mức nào đối với việc này", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói trong cuộc họp báo tại Moskva ngày 25/7, khi được hỏi liệu Nga có sẵn sàng đàm phán với Ukraine khi Tổng thống Volodymyr Zelensky vẫn nắm quyền hay không.

Tuyên bố được ông Peskov đưa ra sau khi Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba trong chuyến thăm Trung Quốc hôm 24/7 cho biết Kiev đã chuẩn bị cho các cuộc đàm phán với Nga, với điều kiện chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine được tôn trọng đầy đủ. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh Ukraine chưa thấy có dấu hiệu nào về điều đó.

Điện Kremlin nhiều lần báo hiệu sẵn sàng đàm phán theo các điều kiện riêng của mình, nhưng cũng công khai bày tỏ hoài nghi về tính hợp pháp trong vai trò Tổng thống của ông Zelensky. Theo Moskva, nhiệm kỳ 5 năm của Tổng thống Ukraine đã kết thúc hồi tháng 5 và lẽ ra ông Zelensky nên tiến hành bầu cử.

Ông Zelensky đã quyết định hoãn tổ chức bầu cử, cho rằng cần tạm ngừng quy tắc chính trị thông thường trong bối cảnh chiến sự. Ông cũng ký sắc lệnh cấm đàm phán với Nga khi Tổng thống Vladimir Putin còn nắm quyền.

"Ukraine đưa ra rất nhiều tuyên bố khác nhau và vẫn chưa rõ ràng lắm. Ngoài tính hợp pháp trong vai trò Tổng thống của ông Zelensky, vấn đề còn nằm ở chỗ Ukraine đã ban hành lệnh cấm liên hệ và đàm phán với phía Nga. Do đó, vẫn còn nhiều việc cần được làm rõ", ông Peskov nói trong cuộc họp báo.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tại Moskva hồi tháng 12/2023. Ảnh: AFP

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov tại Moskva hồi tháng 12/2023. Ảnh: AFP

Khi được hỏi liệu Điện Kremlin muốn đàm phán với ông Zelensky hay dứt khoát loại trừ khả năng đó, Peskov cho rằng đây không phải câu hỏi dễ trả lời.

"Từ quan điểm pháp lý, vấn đề tính hợp pháp của ông ấy đã được tính đến, nhưng từ quan điểm thực tế, chúng tôi sẵn sàng đạt được mục tiêu của mình thông qua đàm phán. Do đó, có thể có nhiều lựa chọn", phát ngôn viên Điện Kremlin cho hay.

Reuters hồi tháng 5 đưa tin Tổng thống Putin sẵn sàng tạm dừng cuộc chiến ở Ukraine bằng lệnh ngừng bắn thông qua đàm phán, nhưng sẵn sàng tiếp tục cuộc chiến nếu Kiev và phương Tây không phản hồi.

Đến tháng 6, ông Putin cho biết Nga sẽ chỉ chấm dứt chiến sự ở Ukraine khi Kiev từ bỏ tham vọng gia nhập NATO và công nhận 4 tỉnh mà Moskva đã sáp nhập. Ukraine bác bỏ yêu cầu này, vì cho rằng động thái đó không khác nào đầu hàng.

Huyền Lê (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2024

Ngoại trưởng các nước ASEAN mặc niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các nước ASEAN dành một phút mặc niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong khi bắt đầu Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 tại Lào.

Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN ngày 24/7 tham dự Hội nghị Ủy ban Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và đối thoại với Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR). Đây là hoạt động đầu tiên trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các hội nghị liên quan tại thủ đô Vientiane, Lào.

Mở đầu hội nghị, các nước ASEAN đã dành một phút mặc niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN chia buồn sâu sắc với chính phủ và nhân dân Việt Nam, cũng như gia quyến của Tổng bí thư.

Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN mặc niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị ở Vientiane, Lào ngày 24/7. Ảnh: BNG

Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN mặc niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại hội nghị ở Vientiane, Lào ngày 24/7. Ảnh: BNG

Các Bộ trưởng Ngoại giao cũng bày tỏ ngưỡng mộ và trân trọng đối với cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến to lớn của Tổng bí thư đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hữu nghị, hợp tác ở khu vực và trên thế giới.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt bày tỏ xúc động và cảm ơn các nước đã chia buồn và dành tình cảm chân thành đối với chính phủ, nhân dân Việt Nam.

Tại cuộc họp Ủy ban SEANWFZ, các nước khẳng định tầm quan trọng của Hiệp ước SEANWFZ đối với hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, nhất trí cần nỗ lực triển khai toàn diện Kế hoạch Hành động Hiệp ước giai đoạn 2023-2027, nhất là tuân thủ cam kết Hiệp ước, thúc đẩy các nước có vũ khí hạt nhân ký Nghị định thư Hiệp ước SEANWFZ.

Các nước ủng hộ thúc đẩy giá trị của Hiệp ước ở tầm toàn cầu, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược diễn ra gay gắt và nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân.

Tại phiên Đối thoại với các Đại diện AICHR, các nước đánh giá cao nỗ lực của AICHR thúc đẩy hợp tác về quyền con người, kể cả quyền của người khuyết tật, quyền trẻ em.

Lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN cùng ngày ra tuyên bố chung chia buồn về việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, đề cao đóng góp của ông cho hợp tác khu vực và quốc tế. Tuyên bố chung khẳng định sự nghiệp lãnh đạo và cống hiến suốt đời của Tổng bí thư cho nhân dân, đất nước Việt Nam sẽ luôn được ghi nhớ.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/7 do tuổi cao bệnh nặng, hưởng thọ 80 tuổi. Tang lễ sẽ được tổ chức trọng thể theo nghi thức quốc tang ngày 25-26/7, sau đó ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch.

Sổ tang Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thùy Lâm

Adblock test (Why?)

Bà Harris sẽ dùng chiến lược gì để đối đầu với ông Trump?

Kamala Harris đã trải qua phần lớn cuộc đời làm công tố viên hơn là thượng nghị sĩ hay phó tổng thống. Điều đó sẽ hé lộ cách bà đối phó với cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Trong các phiên họp diễn ra lặng lẽ tại Đài quan sát Hải quân trước cả cuộc tranh luận trực tiếp trên truyền hình giữa Tổng thống Biden và đối thủ Cộng hòa hôm 27/6, Phó Tổng thống Harris cùng những người thân cận đã lên kế hoạch xem xét bất kỳ ai được ông Trump chọn làm “phó tướng” đồng hành tranh cử và hầu như chỉ tập trung vào cựu tổng thống.

Bà Harris sẽ dùng chiến lược gì để đối đầu với ông Trump?-1Phó Tổng thống Kamala Harris (phải) tuyên bố sẽ nỗ lực đánh bại cựu Tổng thống Donald Trump nếu giành được sự đề cử chính thức của đảng Dân chủ. Ảnh: New York Times

Theo CNN, bà Harris từng kỳ vọng một phần vai trò của mình là bảo vệ ông Biden. Song, trong tháng vừa qua, mọi chuyện ngày càng trở nên rõ ràng rằng bà có thể là “át chủ bài” của đảng Dân chủ và tự chứng minh mình là lựa chọn tốt nhất.

Hiện tại, khi ông Biden đã quyết định dừng chiến dịch tái tranh cử và ủng hộ “nữ phó tướng” thay ông “đấu chung kết” với ông Trump trong tổng tuyển cử ngày 5/11, ngày càng nhiều thành viên cấp cao của đảng Dân chủ cũng dự định tán thành điều đó.

Hơn một chục cố vấn và đồng minh thân cận nhận định, chiến lược tranh cử của bà Harris sẽ dựa nhiều vào kinh nghiệm làm công tố viên quận, tổng chưởng lý bang California và thẩm phán chéo trong các phiên điều trần tại Thượng viện. Nói một cách đơn giản, cách bà Harris ứng phó với cựu Tổng thống Trump cũng giống như “cuộc đối đầu giữa một công tố viên và người mang trọng tội”.

Chiến lược này sẽ gợi nhắc nỗ lực tranh cử của bà năm 2020, trong đó khẩu hiệu “Kamala Harris vì người dân” được lấy từ những ngày bà còn đứng trước tòa với tư cách trợ lý công tố viên quận.

Bốn năm trước, đội ngũ tranh cử của bà hầu như chỉ dựa vào các lời hùng biện. Tuy nhiên, năm nay, ông Trump, ứng viên tổng thống đại diện đảng Cộng hòa đã bị kết tội hình sự trong một phiên tòa xét xử các cáo buộc làm giả hồ sơ kinh doanh để chi tiền che giấu mối quan hệ với một ngôi sao phim người lớn ở bang New York, phải bồi thường vì tội lạm dụng tình dục và phỉ báng một cựu nữ nhà báo trong một vụ án dân sự. Ông cũng đã đối mặt với 2 vụ án hình sự khác liên quan đến những nỗ lực can thiệp và đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020.

Các cố vấn và những người ủng hộ như Thượng nghị sĩ bang Massachusetts Elizabeth Warren tin, đây không chỉ là cách để nêu lên câu chuyện cuộc đời của chính bà Harris, mà còn giúp bà trở thành chính khách đang đấu tranh cho người dân Mỹ, đối lập với ông Trump chỉ đang cố gắng phục vụ lợi ích bản thân. Đó cũng là chiến lược nhằm phát huy các ưu điểm như sức mạnh, trí tuệ, sự cứng rắn vốn có của một công tố viên và cũng có thể là của một tổng tư lệnh đất nước.

“Đó là một sự kết hợp tuyệt vời. Trong toàn bộ sự nghiệp của mình, bà Harris đã đảm nhận những vụ án khó khăn và chống lại những nhân vật sừng sỏ như Donald Trump. Danh tiếng của bà ấy ngày càng lớn nhờ thành công trong việc trừng trị kẻ xấu...”, Mini Timmaraju, Chủ tịch tổ chức Tự do sinh sản cho mọi người bình luận.

Giới quan sát nhận định, trong lần dừng chân ở Fayetteville, bang Bắc Carolina tuần trước, khi bà Harris vẫn đang công khai bảo vệ việc tái tranh cử của ông Biden với tư cách “phó tướng”, bà đã thử nghiệm cách lập luận như trên.

“Như nhiều bạn đã biết, tôi là cựu công tố viên. Vì vậy, tôi nói, chúng ta nên nhìn vào sự thật, phải không?”, bà Harris cho biết khi so sánh thành tích của ông Biden với ông Trump trong việc thúc đẩy hoạt động sản xuất, trợ giúp người cao tuổi, giảm giá hàng hóa và bảo vệ chương trình bảo hiểm sức khỏe bắt buộc của chính phủ liên bang Mỹ dành cho những gia đình, cá nhân có thu nhập thấp (Obamacare).

Bà Harris cũng từng tuyên bố, cách tiếp cận đó bao gồm cả đổ lỗi trực tiếp cho ông Trump về việc đảo ngược phán quyết lịch sử “Roe kiện Wade” về quyền tự do nạo phá thai của phụ nữ cũng như các hạn chế ở cấp tiểu bang sau đó.

“Cách tiếp cận của công tố viên thực sự chỉ là giải mã một vấn đề. Nó nhắc nhở mọi người về bằng chứng thực nghiệm, cho thấy chính xác việc chúng ta đi đến thời điểm này như thế nào… Ông ta (Trump) không thể trốn tránh những thứ như vậy”, bà Harris từng giải thích trong một cuộc phỏng vấn khi vận động tranh cử ở Las Vegas hồi tháng 4.

Theo nhiều nhà phân tích, ngoài kỷ lục là người phụ nữ đầu tiên từng giữ chức Phó Tổng thống Mỹ, bà Harris có thể tạo nên lịch sử bằng việc tranh cử lãnh đạo Nhà Trắng. Nữ chính khách này là người mang nửa dòng máu Jamaica, nửa dòng máu Ấn Độ và tự nhận thấy mình gắn bó với cộng đồng người Mỹ da màu mạnh mẽ đến mức chọn Đại học Howard, nơi đào tạo nhiều tiến sĩ gốc Phi nhất ở xứ sở cờ hoa, để theo học. Chồng bà là người Do Thái.

Những người thân cận hy vọng, nếu chính thức được chọn là ứng viên tổng thống đại diện đảng Dân chủ, bà Harris có thể thu hút thêm sự ủng hộ của các nhóm cử tri da màu, phụ nữ, người gốc Do Thái... Song, họ cũng cảnh báo bà nên có biện pháp phòng ngừa các vụ công kích ác ý hoặc chống đối xuất phát từ sự phân biệt sắc tộc và giới tính tiềm ẩn.

Thượng nghị sĩ đại diện bang California Laphonza Butler, một người bạn lâu năm của bà Harris, tin các kinh nghiệm làm phó tổng thống của nữ chính khách này cùng các rắc rối pháp lý của ông Trump đã tạo nên một tình huống rất khác so với chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020. “Giống như một công tố viên, bà ấy sẽ biết rõ vụ việc của mình từ trong ra ngoài. Bà ấy sẽ sắp xếp các chứng cứ và các nhân chứng của mình để thuyết phục bồi thẩm đoàn - người dân Mỹ”, bà Butler bày tỏ.

Trong khi đó, một hạ nghị sĩ Dân chủ kêu gọi bà Harris không nhượng bộ trước một số suy nghĩ “thức tỉnh” đã thống trị đảng trong những năm gần đây. Nhà lập pháp này nhấn mạnh: “Harris không thể chiến thắng nếu tranh cử với tư cách là luật sư từ bang California. Bà ấy phải thực hiện điều này với tư cách một người làm điều đúng đắn, ngay cả khi việc đó khiến phe cấp tiến khó chịu, một người chống lại tội phạm cho dù đó là tội phạm cổ cồn trắng hay tội phạm đường phố”.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/PY1mGCF

Adblock test (Why?)

Nhóm biểu tình xông vào nhà quốc hội Mỹ phản đối chiến sự Gaza

Nhóm nhà hoạt động Do Thái xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ, phản đối Washington viện trợ cho Tel Aviv trong cuộc xung đột ở Dải Gaza.

Đám đông biểu tình, thuộc nhóm hoạt động Tiếng nói vì hòa bình của người Do Thái (JVP), ngày 23/7 mặc áo phông đỏ in khẩu hiệu "đừng nhân danh chúng tôi", "người Do Thái đề nghị ngừng cấp vũ khí cho Israel", xông vào bên trong mái vòm Rotunda của Tòa nhà Cannon, nơi có văn phòng của các nghị sĩ Hạ viện Mỹ.

Một số người còn đem theo biểu ngữ với nội dung "ngừng bắn ngay lập tức" và "hãy để Dải Gaza được sống" nhằm phản đối cuộc xung đột tại dải đất.

Cuộc biểu tình diễn ra cùng lúc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang có chuyến thăm Mỹ, trong đó ông dự định gặp Tổng thống Joe Biden, Phó tổng thống Kamala Harris và ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump.

"400 người Do Thái ở Mỹ bày tỏ thái độ về chuyến thăm của ông Netanyahu bằng cách từ chối rời tòa nhà quốc hội cho đến khi chính phủ lắng nghe ý nguyện người dân và ngừng cấp vũ khí cho Israel", JVP đăng trên mạng xã hội, kèm ảnh đám đông tập trung trong tòa nhà.

Các nhà hoạt động Do Thái biểu tình trong tòa nhà quốc hội Mỹ ngày 23/7. Ảnh: AP

Các nhà hoạt động Do Thái biểu tình trong mái vòm Rotunda của Tòa nhà Cannon ở quốc hội Mỹ ngày 23/7. Ảnh: AP

Nhóm hoạt động này nói trong 9 tháng qua, họ đã chứng kiến "vô vàn nỗi kinh hoàng ở Dải Gaza", được thực hiện dưới danh nghĩa người Do Thái và được chính phủ Mỹ tài trợ. Theo nhóm này, kể từ tháng 10/2023, quốc hội Mỹ đã chuyển hơn 14 tỷ USD cho quân đội Israel, bên cạnh khoản viện trợ 3,8 tỷ USD hàng năm.

JVP cho biết hơn 250 người tham gia biểu tình trong tòa nhà quốc hội đã bị bắt. Cảnh sát cho biết con số này là 200 người.

"Nhóm người này tiến vào tòa nhà quốc hội hợp pháp, nhưng sau đó không dừng lại theo yêu cầu của chúng tôi. Hành động biểu tình bên trong tòa nhà quốc hội là vi phạm pháp luật", cảnh sát thủ đô Washington ra tuyên bố.

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2024

Ván cược sai của đảng Dân chủ vào Tổng thống Biden

Đảng Dân chủ ban đầu tin Tổng thống Biden là lựa chọn tốt nhất để chiến thắng bầu cử năm nay, nhưng những gì diễn ra sau đó cho thấy họ đã sai.

Một ngày tháng 10/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden có mặt tại Đồi Capitol để thuyết phục nhóm nghị sĩ đảng Dân chủ đồng ý thông qua dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 1.000 tỷ USD. Theo những người có mặt, bài phát biểu 30 phút của ông Biden khá rời rạc và không đưa ra được yêu cầu cụ thể đối với các nghị sĩ.

Sau khi ông Biden rời đi, bà Nancy Pelosi, khi đó là chủ tịch Hạ viện, lộ rõ vẻ mặt thất vọng và nói với các nghị sĩ rằng bà sẽ diễn giải lại một cách rõ ràng hơn những gì Tổng thống muốn nói. Đó cũng là lần cuối cùng ông Biden gặp các nghị sĩ Dân chủ tại Hạ viện để thảo luận về vấn đề lập pháp.

"Đây là lần đầu tiên tôi thấy mọi người tỏ ra khó chịu với những gì họ thấy" ở Tổng thống Biden, nghị sĩ Dân chủ Dean Phillips nói. Phillips sau đó đã tìm cách thách thức Tổng thống Biden trong vòng bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ nhưng không thành công.

Gần ba năm sau, những lo ngại về tuổi tác và sự nhạy bén của Tổng thống Biden, 81 tuổi, đã đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị kéo dài nửa thế kỷ của ông. Buổi tranh luận của ông trước đối thủ Cộng hòa Donald Trump cuối tháng trước làm dấy lên làn sóng thất vọng và yêu cầu ông từ bỏ chiến dịch tranh cử.

Ông Biden ngày 21/7 bất ngờ thông báo chấm dứt nỗ lực tái tranh cử, sau nhiều lần khẳng định sẽ không rời đường đua. Tổng thống Mỹ tuyên bố ủng hộ Phó tổng thống Kamala Harris trở thành ứng viên đảng Dân chủ để chạy đua trong cuộc bầu cử năm nay.

Diễn biến này được cho là hệ quả từ ván cược sai lầm của đảng Dân chủ trong những năm qua, khiến họ giờ phải chạy đua khởi động chiến dịch với ứng viên mới khi cuộc bầu cử chỉ còn cách 4 tháng.

Cử tri đã thấy rõ những hạn chế về tuổi tác của ông Biden, khi nhiều cuộc khảo sát năm ngoái cho thấy 3/4 số người được hỏi nói rằng ông đã quá lớn tuổi để đảm nhận thêm một nhiệm kỳ tổng thống. Tuy nhiên, các quan chức Nhà Trắng và giới lãnh đạo đảng Dân chủ dường như cố phớt lờ điều này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại sự kiện bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington ngày 11/7. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại sự kiện bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở Washington ngày 11/7. Ảnh: AP

Suốt nhiều tháng trước cuộc tranh luận, các cố vấn của ông Biden thường đáp trả gay gắt những ý kiến chỉ trích Tổng thống, cho rằng mối lo ngại về sức khỏe của ông đã bị thổi phồng quá mức. Một số trợ lý cấp cao nói với những người hoài nghi rằng Tổng thống vẫn có sức khỏe tốt và không có dấu hiệu sa sút.

Trong cuộc phỏng vấn với WSJ hồi mùa xuân, các trợ lý cấp cao Nhà Trắng và nghị sĩ Dân chủ đã được hỏi rằng liệu có phải khả năng nhạy bén của Tổng thống Biden đã suy giảm hay không.

"Tôi gặp Tổng thống mỗi ngày trong hai năm qua và tôi có thể nói với bạn rằng ông rất nhạy bén và ghi nhớ tốt những sự kiện và thông tin", Ron Klain, cựu chánh văn phòng Nhà Trắng, nói hồi tháng 4.

Các quan chức chính quyền mô tả Tổng thống Biden tràn đầy năng lượng và phát biểu lưu loát trong cuộc họp 3 tiếng tại hội nghị thượng đỉnh NATO tháng này. Hồi mùa xuân, ông cũng đã thực hiện nhiều cuộc gọi dài 30 phút để giải quyết vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore, trong đó các quan chức bị ấn tượng trước kiến thức và khả năng chỉ đạo của Tổng thống.

Tuy nhiên, những người khác nhận ra rằng họ có lẽ đang cố bỏ qua vấn đề. Một nhà tài trợ lâu năm nhớ lại ba lần gần nhất ông gặp Tổng thống, ông Biden liên tục mất tập trung và không nói trôi chảy. Song nhà tài trợ này khi đó không để ý quá nhiều.

"Tôi dường như đã cố xem đó là điều bình thường. Trong tiềm thức, bạn sẽ nghĩa là có lựa chọn nào khác sao? Không có ai khác tranh cử", ông nói.

Khi ông Biden tiếp quản Nhà Trắng năm 2021 sau cuộc bạo loạn Đồi Capitol, nhiều quan chức chính phủ Mỹ và nước ngoài thở phào nhẹ nhõm, mong muốn có một chính quyền bớt hỗn loạn.

Lúc đầu, những vấp váp của ông Biden dường như chỉ được xem là sự cố hy hữu, như khi ông nói sai tên quốc gia, tỏ ra bối rối khi phát biểu hoặc vấp chân ba lần khi bước lên cầu thang chuyên cơ Không lực Một. Những người quen biết ông đều nói rằng Tổng thống chưa bao giờ là nhà hùng biện mạnh mẽ như cựu tổng thống Barack Obama và những chính trị gia khác.

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Anh hồi tháng 6/2021, ông Biden đã liên tục nhầm giữa Syria và Libya trong cuộc họp báo. Sai sót này ít được chú ý, khi các lãnh đạo thế giới tập trung chào mừng sự xuất hiện của tân Tổng thống Mỹ khi đó.

Tới mùa xuân năm 2022, một số quan chức châu Âu bắt đầu nhận thấy có điều gì đó không ổn. Trong cuộc họp trực tuyến về Ukraine của các lãnh đạo G7 do Mỹ chủ trì, ông Biden đã quên tắt micro khi các lãnh đạo khác phát biểu, mất tập trung và dường như không biết ai sẽ phát biểu tiếp theo. Ông thậm chí định kết thúc buổi họp mà không mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu, trước khi được Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhắc.

Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sulivan ngày 21/7 nói rằng ông Biden đã tập hợp được một liên minh toàn cầu đối phó với Nga và "kết quả đã nói lên tất cả". Ông nhấn mạnh câu chuyện về cuộc họp trực tuyến của ông Biden là "vớ vẩn".

Mùa hè năm 2022, một số quan chức ở Washington bắt đầu bình luận về tình trạng sức khỏe của Tổng thống. Một số quan chức chính quyền nhận thấy ông Biden khó có thể mang lại không khí tràn đầy năng lượng cho các sự kiện của Nhà Trắng và tỏ ra khó khăn với việc đọc theo máy nhắc chữ.

Mùa thu năm đó, một cựu quan chức nội các cấp cao nói với các cộng sự rằng ông Biden không nên tái tranh cử, tin rằng lãnh đạo cao tuổi này khó có thể trở thành ứng viên mạnh của đảng.

Tháng 11/2022, các thành viên Dân chủ chuẩn bị tinh thần đón nhận làn sóng đỏ của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ. Tuy nhiên, đảng Dân chủ đã đạt thành tích vượt mong đợi, mở rộng thế đa số ở Thượng viện và khiến đảng Cộng hòa chỉ giành được thế đa số mong manh ở Hạ viện.

Trước thời điểm này, một số nghị sĩ và nhà tài trợ thân cận với Tổng thống cho rằng ông sẽ không tái tranh cử. Ông từng nói trong chiến dịch năm 2020 rằng sẽ trở thành cầu nối cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, thành công của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ đã khiến ông tăng niềm tin vào khả năng tiếp tục chạy đua vào Nhà Trắng, theo các cố vấn. Nhiều nhà tài trợ lâu năm đã rất ngạc nhiên khi có nhiều thông tin rõ ràng hơn rằng Tổng thống sẽ làm điều đó.

Tổng thống Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh Thịnh vượng 2024 ở Las Vegas, bang Nevada ngày 16/7. Ảnh: AP

Tổng thống Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh Thịnh vượng 2024 ở Las Vegas, bang Nevada ngày 16/7. Ảnh: AP

Sau cuộc bầu cử giữa kỳ, nghị sĩ Adam Smith cho biết đã nói chuyện với một số thượng nghị sĩ và quan chức Nhà Trắng, hỏi rằng "có ai nên tranh đề cử với Joe không?", đề cập tới Tổng thống Biden.

Smith cũng đã nói với một người được xem là ứng viên tổng thống tiềm năng của đảng Dân chủ, nhưng người này nói rằng "chúng ta phải đoàn kết với Joe". Người này lập luận đảng Dân chủ đã chiến thắng năm 2020 nhờ liên minh này và "quá rủi ro khi cố thiết lập liên minh mới hoặc hậu thuẫn ứng viên khác".

Ngày 25/3/2023, Tổng thống Biden thông báo tái tranh cử. Vài ngày trước đó, cuộc khảo sát của NBC News chỉ ra 70% cử tri, trong đó hơn 1/2 theo đảng Dân chủ, không muốn ông Biden làm thêm nhiệm kỳ mới. Khoảng 1/2 trong số đó bày tỏ lo ngại về vấn đề tuổi tác của ông.

Philips, nghị sĩ bang Minnesota, đã gọi điện cho các thành viên Dân chủ khác để xem liệu họ có cân nhắc tranh cử hay không. Ông nói Thống đốc Michigan Gretchen Whitmer và Thống đốc Illinois J.B. Pritzker không nhận điện thoại.

Phillips đã tuyên bố tranh cử vào tháng 10 năm ngoái. Tuy nhiên, việc xây dựng chiến dịch đối mặt nhiều vấn đề, khi một số nhà hoạt động đảng Dân chủ được cảnh báo rằng họ sẽ gánh chịu hậu quả nếu hợp tác với ứng viên nào khác ngoài Tổng thống Biden.

Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ (DNC) cùng với các tổ chức của đảng ở mỗi bang đều dựng rào chắn nhằm ngăn những ứng viên tiềm năng khác cạnh tranh với ông Biden trong vòng bầu cử sơ bộ.

Đảng Dân chủ ở bang Florida chỉ đưa tên của ông Biden vào danh sách ứng viên nộp cho quan chức bầu cử. Tại Wisconsin, đảng cũng có động thái tương tự trước khi bị Tòa Thượng thẩm của bang can thiệp. Nhiều thành viên Dân chủ chỉ trích gay gắt bất kỳ ai đề xuất cái tên nào khác ngoài ông Biden hay nêu ra lo ngại về tuổi tác của Tổng thống.

Tới cuối năm 2023, những lời bàn tán về sức khỏe thể chất và tinh thần của Tổng thống Biden gia tăng. Các nhà tài trợ từng gặp ông Biden kể rằng Tổng thống đôi khi tỏ ra bối rối và mất phương hướng. Một nhà gây quỹ cho biết ông Biden đã kể một câu chuyện hai lần. Tại bữa tiệc Giáng sinh tại Nhà Trắng, một số nhà lập pháp tham dự lo ngại tình trạng sức khỏe của ông Biden đang giảm sút.

Bước sang năm 2024, tình hình trở nên đáng lo ngại hơn. Các nghị sĩ hàng đầu của đảng Cộng hòa và Dân chủ hồi tháng 1 gặp ông Biden tại Nhà Trắng để thảo luận về gói viện trợ cho Ukraine. Họ cho biết Tổng thống phát biểu nhỏ tới mức mọi người khó nghe được những gì ông nói, đôi khi nhắm mắt quá lâu khiến mọi người tự hỏi liệu ông còn tập trung vào vấn đề đang thảo luận hay không.

"Ông ấy bắt đầu xuất hiện vấn đề về thể chất và tinh thần nhiều hơn, có thể từ cuối năm ngoái. Điều đó khiến tôi hơi lo lắng", Smith nói.

Ông Biden hồi tháng 2 tiếp tục phạm một số sai sót, làm dấy lên làn sóng đồn đoán về sức khỏe của Tổng thống. Tại cuộc vận động tranh cử ngày 4/2, ông Biden gọi Tổng thống Macron thành François Mitterrand, lãnh đạo tiền nhiệm đã qua đời năm 1996. Tại buổi gây quỹ ngày 7/2, ông nhầm lẫn cựu thủ tướng Đức Angela Merkel với cựu thủ tướng Helmut Kohl, người đã qua đời năm 2017.

Hồi tháng 3, ông Biden đã xoa dịu những lo ngại về tuổi tác khi đọc Thông điệp Liên bang dài một giờ 7 phút một cách hùng hồn, mạch lạc. Sau màn phát biểu ấn tượng, nhiều thành viên đảng Dân chủ đã chúc mừng ông. Nghị sĩ New York Jerrold Nadler nói "bây giờ sẽ không ai có thể nói Tổng thống suy giảm nhận thức".

Đầu tháng 6, Tổng thống Biden tới Pháp dự lễ kỷ niệm 80 năm cuộc đổ bộ của quân Đồng minh lên bờ biển Pháp trong Thế chiến II. Cuối tháng đó, ông tiếp tục công du châu Âu, dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại Italy.

Sau khi rời Italy, ông tới California tham gia sự kiện vận động gây quỹ do diễn viên George Clooney và nhiều ngôi sao Hollywood khác tổ chức. Xuất hiện bên cạnh cựu tổng thống Obama, ông Biden đôi khi gặp khó khăn trong lúc trả lời hoặc không theo kịp cuộc trò chuyện.

Tổng thống Mỹ sau đó tới Trại David, nơi ông dành gần một tuần chuẩn bị cho cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên với Trump trong mùa bầu cử năm nay. Những người thân cận cho biết Tổng thống Biden đã có những sai sót trong quá trình luyện tập, nhưng chưa bao giờ thấy ông thể hiện tệ đến vậy trong đêm tranh luận.

Trong cuộc tranh luận ngày 27/6, ông Biden nói vấp, tỏ ra mất tập trung, phát biểu với giọng khàn yếu, một số thông tin bị lẫn lộn và không rõ ý. Nhà Trắng cố giải thích rằng ông bị cảm trước buổi tranh luận. Tổng thống thì cho rằng lịch trình công du dày đặc hồi đầu tháng 6 đã ảnh hưởng đến sức khỏe của ông.

Ông Biden phát biểu thiếu mạch lạc

Ông Biden phát biểu thiếu mạch lạc khi đang nói về nợ quốc gia trong cuộc tranh luận với Trump. Video: WSJ

Nhưng những điều đó không xoa dịu được dư luận. Đảng Dân chủ lâm vào khủng hoảng khi ngày càng nhiều người, kể cả những nghị sĩ nổi bật trong đảng, dường như nhận ra sai lầm trong ván cược của mình và công khai kêu gọi Tổng thống Biden rời cuộc đua. Dù Nhà Trắng, đội ngũ chiến dịch và các đồng minh thân cận cố gắng tìm cách trấn an cử tri và cùng ông Biden cứu vớt nỗ lực tranh cử, tình hình không được cải thiện.

Tổng thống Biden liên tục khẳng định sẽ tiếp tục cuộc đua vào Nhà Trắng, nhưng không ít đồng minh thân cận và giới lãnh đạo đảng Dân chủ lo ngại về triển vọng giành chiến thắng của ông, đặc biệt là khi chứng kiến mức độ ủng hộ Trump tăng vọt sau vụ ám sát hụt ở Pennsylvania.

Sau gần một tháng cứu vãn chiến dịch không thành công, ông Biden cuối cùng quyết định rút lui. "Dù tôi muốn tái tranh cử, tôi tin việc rút lui là điều tốt nhất cho lợi ích của đảng và đất nước", ông Biden viết trong thư thông báo trên mạng xã hội X.

Thùy Lâm (Theo WSJ, AFP)

Adblock test (Why?)

Anh báo động về 'đại dịch' bạo lực với phụ nữ và bé gái

Báo cáo của lực lượng hành pháp Anh cho thấy tình trạng bạo lực phụ nữ và trẻ em gái tại nước này đang ở mức báo động quốc gia với gần 3.000 ca mỗi ngày.

Nghiên cứu do hai cơ quan thực thi pháp luật công bố ngày 23/7 cho thấy cứ 12 phụ nữ ở Anh lại có một người là nạn nhân của bạo lực và con số chính xác có thể cao hơn nhiều.

"Tình trạng bạo lực phụ nữ và bé gái đang ở mức báo động quốc gia", cảnh sát trưởng Maggie Blyth cho hay.

Biểu tình phản đối bạo lực giới ở Manchester, Anh, ngày 29/11/2023. Ảnh: Reuters

Biểu tình phản đối bạo lực giới ở Manchester, Anh, ngày 29/11/2023. Ảnh: Reuters

Nghiên cứu ghi nhận hơn một triệu vụ phạm tội bạo lực đối với phụ nữ và bé gái, chiếm gần 1/5 tổng số vụ phạm tội ở Anh và Xứ Wales trong thời gian từ tháng 4/2022 tới tháng 3/2023.

Báo cáo cho thấy bạo lực với phụ nữ và bé gái tăng 37% trong giai đoạn 2018-2019 và năm ngoái, trong đó bạo hành gia đình là vấn đề nổi trội nhất. Theo nghiên cứu, cứ 20 người trưởng thành ở Anh và Xứ Wales lại có một người là thủ phạm gây tội ác với phụ nữ và bé gái mỗi năm, tương đương 2,3 triệu người.

"Đây chỉ là ước tính đưa ra một cách tương đối thận trọng, bởi chúng tôi biết nhiều vụ không được trình báo và chúng ta chỉ nhìn thấy phần nổi của tảng băng chìm", Blyth nói.

Bà cảnh báo tình trạng bạo lực phụ nữ ở Anh và Xứ Wales đã "ở cấp độ đại dịch" và kêu gọi chính quyền có biện pháp điều chỉnh hệ thống tư pháp hình sự đang "quá tải".

Tội phạm lạm dụng tình dục và bóc lột trẻ em cũng tăng 435% từ năm 2013 tới 2022, từ hơn 20.000 ca lên gần 107.000 ca, theo báo cáo. Những kẻ phạm tội đang trẻ hơn, với độ tuổi trung bình là 15. Hành vi rình rập và quấy rối chiếm 85% các vụ bạo hành liên quan đến trực tuyến.

Bộ Nội vụ Anh hồi tháng 2 năm ngoái tuyên bố bạo lực với phụ nữ và trẻ em đang là mối đe dọa cấp quốc gia đối với an ninh công cộng.

Theo báo cáo, hơn 4.500 sĩ quan mới đang được đào tạo để điều tra các vụ hiếp dâm và tội phạm tình dục nghiêm trọng trong năm qua. Số vụ cưỡng hiếp ở người lớn tăng 38% từ tháng 12/2022 tới tháng 12/2023.

Hồng Hạnh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)