Thứ Ba, 25 tháng 2, 2020

Những người 'dụng tâm kháng dịch' Covid-19

Erjing Cui, nhà trị liệu tâm lý tại Seattles, Mỹ, là tình nguyện viên của một hotline chuyên tư vấn cho các nhân viên y tế đang chống nCoV.

Một nữ y tá gọi đến để phàn nàn về cơn đau đầu thường trực. Một bác sĩ nói anh cảm thấy mình bị công chúng tẩy chay ngay cả khi anh đang nỗ lực để cứu các bệnh nhân khỏi dịch bệnh. Một người khác gọi đến kể về việc cô muốn tự tử.

Erjing Cui, nhà trị liệu tâm lý tại Seattles, Mỹ, tình nguyện viên của đường dây nóng Yong Xin Kang Yi. Ảnh: NYTimes.

Erjing Cui, nhà trị liệu tâm lý tại Seattles, Mỹ, tình nguyện viên của đường dây nóng Dụng tâm Kháng dịch. Ảnh: NYTimes.

Các tình nguyện viên tại Yong Xin Kang Yi (Dụng tâm Kháng dịch - Dùng trái tim để chống lại dịch bệnh), đường dây nóng dành cho những nhân viên y tế đang làm việc quá sức và quá căng thẳng trên tuyến đầu chống nCoV ở Trung Quốc, lắng nghe tất cả.

"Nguyên tắc của chúng tôi là luôn chia sẻ mọi cảm xúc với họ", Erjing Cui, 28 tuổi, cho biết. "Điều quan trọng nhất chúng tôi cố gắng làm là mang đến cho họ không gian để chia sẻ, lắng nghe mọi tâm tư và thấu hiểu, đồng cảm với họ".

Cui chỉ là một trong rất nhiều chuyên gia sức khỏe tâm thần đang nỗ lực san sẻ gánh nặng cảm xúc, áp lực tâm lý với những bác sĩ, y tá đang từng ngày chiến đấu với dịch bệnh.

Chỉ riêng ở Trung Quốc, hàng trăm đường dây nóng đã được các trường đại học, chính quyền địa phương và tổ chức sức khỏe tâm thần thành lập nhằm mang đến sự giúp đỡ cho đội ngũ y bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch.

Tuy nhiên, Trung Quốc hiện thiếu trầm trọng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần chất lượng cao, khi chỉ có trung bình 2,2 bác sĩ tâm thần trên 100.000 người, bằng 1/5 Mỹ, theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới.

Cui, người sinh ra và lớn lên tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, không phải nhà trị liệu duy nhất đến từ Bắc Mỹ làm tình nguyện viên cho Dụng tâm Kháng dịch.

Dụng tâm Kháng dịch được thành lập hồi cuối tháng một sau khi Bo Zhu, bác sĩ tại một bệnh viện ở Vũ Hán, tâm dịch Covid-19, và Hui Cao, giáo sư tâm lý ở Bắc Kinh, nảy sinh cùng mối lo lắng về sức khỏe tinh thần của các nhân viên y tế chống dịch. Tổ chức hiện có khoảng 300 tình nguyện viên, bao gồm các nhà trị liệu, bác sĩ và cả những người liên quan tới công việc tiếp cận cộng đồng.

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán trò chuyện vào ngày 16/2. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế tại Bệnh viện Chữ thập Đỏ Vũ Hán trò chuyện vào ngày 16/2. Ảnh: AFP.

Thông thường, Dụng tâm Kháng dịch sẽ kết nối người gọi với một chuyên gia trị liệu tâm lý. Họ cũng có chức năng nhắn tin trên nền tảng WeChat. Trong các nhóm chat với hàng trăm người tham gia, chuyên gia trị liệu sẽ chia sẻ các bài tập thiền, câu chuyện và những đoạn nhạc êm dịu, chẳng hạn bản "Sonata Ánh trăng" của Beethoven.

Mỗi ngày Dụng tâm Kháng dịch nhận được 15-20 cuộc gọi, khoảng 40% trong số này đến từ các nhân viên y tế. Ban đầu, họ chủ yếu nhận được cuộc gọi từ những người cảm thấy lo lắng về virus. Giờ đây, sau vài tuần, các chuyên gia trị liệu lại thường nghe được chia sẻ từ các bác sĩ và y tá, nói rằng họ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi và bất lực.

Thời gian làm việc quá dài, bị chia cách với gia đình và tình trạng thiếu vật tư y tế càng chồng chất thêm những áp lực mà họ phải chịu. Thậm chí việc mặc trang phục bảo hộ cũng bắt đầu trở thành gánh nặng đối với một số người.

Các nhân viên y tế cho hay bệnh nhân đôi khi còn la mắng, nổi giận với họ. Ở bên ngoài, nhiều người xa lánh họ vì sợ lây nhiễm virus.

"Chúng tôi nhận thấy các y bác sĩ đang ngày càng kiệt quệ về mặt tâm lý", Cui nói. "Họ làm mọi việc có thể nhưng lại không cảm thấy được tôn trọng".

Khi Cui nhận điện thoại, cô luôn để người gọi thể hiện mọi cảm xúc họ đang chất chứa. Cô có thể đưa ra những gợi ý cụ thể nếu người ở đầu dây bên kia chấp nhận. Nhưng theo Cui, các cuộc nói chuyện như thế này không thể thay thế những buổi trị liệu tâm lý chuyên môn.

Cui, người đã sống ở Mỹ hơn 10 năm, luôn cảm thấy mình phải có trách nhiệm giúp đỡ quê nhà Trung Quốc đối phó với dịch bệnh ngay từ những ngày đầu. Cô đã nghĩ tới việc ủng hộ khẩu trang khi nhìn thấy lời kêu gọi trên mạng xã hội WeChat.

Sau mỗi cuộc gọi, các nhà trị liệu có nhiệm vụ viết báo cáo. Các cuộc họp video thường xuyên mang đến cho họ cơ hội trao đổi thông tin, kinh nghiệm với những đồng nghiệp khác.

Trong những thời khắc đặc biệt đau buồn, như cái chết của Lý Văn Lượng, bác sĩ đầu tiên cảnh báo về nCoV, các tình nguyện viên lại cùng họp trực tuyến để động viên lẫn nhau.

"Nếu không ở trong nhóm này, tôi sẽ rất khó tự mình đối phó", Cui nói. "Tôi nghĩ đây là việc tôi nên làm".


Vũ Hoàng (Theo New York Times)

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét