Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2021

Việt Nam 'đi đầu khu vực trong thúc đẩy liên kết kinh tế quốc tế'

Hội nhập kinh tế đưa Việt Nam trở thành một trong những nước "đi đầu trong tham gia liên kết kinh tế quốc tế", theo Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.

Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến quan trọng, là điểm sáng trong công tác đối ngoại, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết trong bài phỏng vấn hôm 4/1 về hội nhập kinh tế năm 2020. Ông đánh giá "Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đi đầu khu vực trong thúc đẩy và tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho phát triển đất nước".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao RCEP hôm 15/11/2020. Ảnh: Báo Chính phủ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị Cấp cao RCEP hôm 15/11/2020. Ảnh: Báo Chính phủ.

Ngay từ đầu năm, Việt Nam đã phối hợp với Liên minh châu Âu (EU) hoàn thành phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU, đưa vào thực thi từ ngày 1/8. Hiệp định đã cho thấy lợi ích quan trọng, giúp kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tiếp tục tăng trong năm nay, đạt mức hơn 540 tỷ USD, trong đó xuất siêu hơn 19 tỷ USD.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Anh cũng được ký vào những ngày cuối năm 2020, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với Anh sau khi nước này rời EU từ ngày 31/12.

Việt Nam trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 đã phối hợp chặt chẽ với các thành viên ASEAN và đối tác, thúc đẩy ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội.

Hiệp định RCEP, với quy mô 30% GDP toàn cầu, cho thấy quyết tâm của các nước tiếp tục giữ đà hợp tác và liên kết, tạo động lực phục hồi kinh tế khu vực. Với thành công này, vai trò trung tâm của ASEAN, trong đó vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam, được đặc biệt đề cao, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho hay.

Việt Nam cũng thúc đẩy nhiều sáng kiến quan trọng trong ASEAN về ứng phó Covid-19, phục hồi chuỗi cung ứng khu vực, liên kết nội khối gắn với phát triển bền vững, đẩy mạnh các khuôn khổ hợp tác Mekong, triển khai thành công ý tưởng do Việt Nam khởi xướng từ năm APEC 2017 và đạt kết quả có ý nghĩa chiến lược là thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040.

Cũng trong năm 2020, Việt Nam đã cơ bản định hình mạng lưới gồm 17 hiệp định thương mại tự do và các khuôn khổ hợp tác kinh tế, thương mại với nhiều trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới. Vị thế này đang và sẽ tạo ra động lực giúp Việt Nam thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, hiện thực hóa những tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới, Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết.

Vũ Anh

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét