Thế giới ghi nhận gần 127 triệu ca Covid-19, ca mới tuần qua gia tăng ở khắp nơi trên thế giới nhưng vẫn thấp so với mức kỷ lục hồi cuối tháng một.
Thế giới đã ghi nhận 126.663.534 ca nhiễm nCoV và 2.778.462 ca tử vong, trong khi 102.137.905 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Trung bình ca Covid-19 mới mỗi ngày tăng 13% tuần qua, lên khoảng 523.800, theo thống kê của AFP. Xu hướng tăng nhẹ này đã bắt đầu từ một tháng trước nhưng số ca nhiễm mới hiện nay vẫn kém xa kỷ lục 743.600 ca mới mỗi ngày trong tuần từ 5-11/1.
Ca mới đã tăng trong hơn một tháng qua, sau khi giảm rất mạnh hồi đầu năm. Bất chấp sự gia tăng trong những tuần qua. Dù vậy, số liệu hiện tại vẫn kém xa kỷ lục 743.600 ca mới mỗi ngày trong tuần từ 5-11/1.
Chỉ Mỹ và Canada ghi nhận ca mới giảm 8% trong tuần qua, trong khi số liệu ở Trung Đông không có nhiều thay đổi so với tuần trước.Tất cả khu vực khác trên thế giới đều ghi nhận ca mới tăng, bao gồm tăng 50% ở châu Á, 15% ở châu Âu, 9% ở Mỹ Latinh và Caribe và 7% ở châu Phi.
Ca mới tăng gấp ba lần ở châu Đại Dương, do đợt bùng phát ở Papua New Guinea, nơi ghi nhận trung bình 300 ca mỗi ngày. Số liệu này cũng có thể không phản ánh đúng thực tế do thiếu xét nghiệm.
Tuần thứ hai liên tiếp, Bangladesh là nước ghi nhận tốc độ gia tăng dịch bệnh nhanh nhất trong số các quốc gia báo cáo hơn 1.000 trường hợp hàng ngày trong tuần qua, khi ca mới tăng 80% lên 2.800 ca mỗi ngày. Theo sau là Ấn Độ (66%, 44.700 ca), Philippines (53%, 7.400 ca), Azerbaijan (49%, 1.100 ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (48%, 4.200 ca).
Mức giảm lớn nhất trong tuần này được ghi nhận ở Israel, một trong những quốc gia có chiến dịch tiêm chủng nhanh nhất thế giới. Ca mới đã giảm 52% xuống còn 800 ca một ngày. Cứ 10 người Israel thì có 6 người đã tiêm ít nhất một liều vacine và một nửa dân số đã tiêm hai liều. Theo sau Israel là Cộng hòa Czech (giảm 23%, 8.000 ca), Slovakia (15%, 1.600 ca), Bờ Tây (12%, 1.600 ca) và Mỹ (10%, 58.200 ca).
Brazil vẫn là quốc gia ghi nhận ca nhiễm và ca tử vong mới cao nhất tuần qua, với trung bình 77.050 ca mới một ngày, tăng 7%. Mỹ ghi nhận trung bình 58.200 ca mới một ngày, giảm 10%. Theo sau là Ấn Độ (44.700 ca, tăng 66%), Pháp (34.600 ca, tăng 27%) và Ba Lan (24.400 ca, tăng 27%).
Brazil ghi nhận trung bình 2.280 ca tử vong một ngày, theo sau là Mỹ (1.004 ca), Mexico (515 ca), Italy (421 ca) và Nga (398 ca).
Tổng thống Jair Bolsonaro hôm 24/3 thông báo sẽ thành lập ủy ban chống khủng hoảng với 27 thống đốc để đối phó đợt sóng Covid-19 đang tàn phá đất nước, đánh dấu sự thay đổi trong cách tiếp cận khi ông đang chịu thêm nhiều áp lực. Bolsonaro đã bị chỉ trích vì hạ thấp mức nghiêm trọng của đại dịch, phản đối các biện pháp phong tỏa của địa phương và lên tiếng chống lại vaccine.
Tại Đông Nam Á, Philippines ngày 26/3 ghi nhận mức tăng ca nhiễm kỷ lục 9.838 ca, nâng tổng ca nhiễm lên 702.856 ca. Họ báo cáo thêm 54 người chết, nâng số ca tử vong lên 13.149. Khu vực thủ đô, khu đô thị đông đúc gồm 16 thành phố với ít nhất 13 triệu dân, chiếm hơn 2/5 số ca nhiễm.
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Philippines cảnh báo rằng Philippines có thể ghi nhận lên tới 10.000-11.000 ca mỗi ngày vào cuối tháng ba. Tuy nhiên, cứ 10 người Philippines thì có 6 người không muốn tiêm chủng do lo ngại về an toàn, theo cuộc khảo sát của Pulse Asia với 2.400 người được hỏi trong khoảng thời gian ngày 22/2 - 3/3. Trong một cuộc thăm dò tương tự vào tháng 11/2020, chỉ 47% nói rằng họ sẽ từ chối tiêm chủng.
Philippines bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ ngày 1/3. Họ đã tiêm cho 508.000, chưa bằng 1% mục tiêu tiêm cho 70 triệu người trong năm nay.
Phương Vũ (Theo AFP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét