Thứ Hai, 10 tháng 5, 2021

WHO chỉ trích ngoại giao vaccine trong chống Covid-19

Tổng giám đốc WHO lên án "ngoại giao vaccine", chỉ trích các nước sử dụng vaccine để đạt lợi thế cạnh tranh thay vì hợp tác chấm dứt đại dịch.

"Ngoại giao vaccine không phải là hợp tác", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với phóng viên tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10/5.

Tuyên bố được đưa ra khi ông Tedros trả lời câu hỏi về cáo buộc các quốc gia như Trung Quốc, Nga tài trợ lượng lớn vaccine Covid-19 sản xuất trong nước cho các nước đang cấp thiết tiêm chủng, đổi lấy quyền tiếp cận thị trường và ảnh hưởng.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus họ báo tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10/5. Ảnh: Reuters.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus họ báo tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ hôm 10/5. Ảnh: Reuters.

Tedros chỉ trích động thái ông gọi là "thủ đoạn địa chính trị" vào thời điểm chỉ có "hợp tác minh bạch và trong sạch mới có thể giúp ích". "Chúng ta không thể đánh bại đại dịch này thông qua cạnh tranh. Nếu bạn cạnh tranh về tài nguyên hoặc lợi thế địa chính trị, virus sẽ có lợi thế", ông nói.

Đại dịch đã giết chết hơn 3,3 triệu người kể từ khi virus corona mới xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, phá hủy cuộc sống bình thường và tàn phá kinh tế toàn cầu. Theo ông Tedros, thế giới đang chứng kiến ca nhiễm mới chững lại, nhưng vẫn ở mức cao "không thể chấp nhận được".

Ông chỉ ra rằng thế giới ghi nhận hơn 5,4 triệu ca nhiễm mới và gần 90.000 ca tử vong chỉ trong tuần trước, với con số vẫn tăng vọt, đặc biệt ở Ấn Độ.

Chương trình tiêm chủng nhanh chóng cho phép một số quốc gia giàu có bắt đầu thực hiện các bước hướng tới bình thường, nhưng virus vẫn gia tăng ở nhiều quốc gia và mối lo ngại bất bình đẳng vaccine toàn cầu ngày càng tăng.

Tedros lưu ý "các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp chiếm 47% dân số thế giới, nhưng chỉ nhận được 17% lượng vaccine trên thế giới". "Giảm bớt sự mất cân bằng toàn cầu là một phần thiết yếu của giải pháp", ông cho hay.

Người đứng đầu WHO cũng nhấn mạnh rằng ngay cả các quốc gia có khả năng tiếp cận vaccine rộng rãi và dịch bệnh dường như đang giảm cũng cần phải cảnh giác.

"Chúng ta từng trải qua điều này. Trong năm qua, nhiều quốc gia trải qua xu hướng giảm ca nhiễm và tử vong nên nới lỏng các biện pháp xã hội và y tế công cộng quá nhanh, người dân đã mất cảnh giác và đánh mất những thắng lợi mà chúng ta khó khăn lắm mới giành được", ông nói.

Huyền Lê (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét