Thứ Hai, 31 tháng 1, 2022

Chuyên gia phong thủy dự đoán vận mệnh năm Dần

Các chuyên gia phong thủy Hong Kong dự đoán Canh Dần là năm may mắn với người tuổi Sửu, Mão, còn người tuổi Dần, Thìn, Tỵ, có thể gặp một số khó khăn.

Tuổi Tý

John Choi Wai-hung, chuyên gia phong thủy và siêu hình học Hong Kong, cho rằng 2022 là một năm "may mắn ở mức trung bình" với người tuổi Tý. Họ sẽ có cơ hội phát triển trong sự nghiệp hay công việc khác vào nửa cuối năm.

Tasha Tse Lau-yu (trái), chuyên gia tử vi Hong Kong và John Choi Wai-hung (phải), chuyên gia phong thủy và siêu hình học Hong Kong. Ảnh: Xiaomei Chen/Jonathan Wong

Tasha Tse Lau-yu (trái), chuyên gia tử vi và John Choi Wai-hung (phải), chuyên gia phong thủy và siêu hình học Hong Kong. Ảnh: Xiaomei Chen/Jonathan Wong

Người tuổi Tý năm nay có cơ hội trở thành học sinh, sinh viên giỏi, được công nhận tài năng đặc biệt, bắt đầu một công việc mới hoặc thậm chí mở doanh nghiệp vào cuối năm. Tuy nhiên, họ nên chú ý sức khỏe và thận trọng trước mọi hoạt động cường độ cao, bởi một số sao xấu cho thấy người tuổi Tý có thể bị chấn thương.

Về tình duyên, theo chuyên gia tử vi Tasha Tse Lau-yu, người tuổi Tý có thể thiếu một chút may mắn trong các mối quan hệ năm nay. Người độc thân có thể vẫn chưa tìm được tình yêu, còn người đang yêu bị ảnh hưởng bởi sao Điếu Khách (sao dễ làm nảy sinh cảm xúc tiêu cực) nên dễ bị người yêu gây khó chịu. Người tuổi Tý năm nay cũng khó kết bạn vì lịch trình quá bận rộn.

Tuổi Sửu

Với người tuổi Sửu, 2022 là một năm tốt lành nhờ được sao may mắn chiếu mệnh. Người tuổi Sửu sẽ được chào đón, có cơ hội xây dựng mối quan hệ mới. Tuy nhiên, nếu quyết định đổi công việc mới trong năm nay, họ cần đề phòng bất trắc. Người tuổi Sửu có thể không thuận lợi nhưng hãy kiên trì và kết quả sẽ tốt hơn vào cuối năm.

2022 là năm hoàn hảo cho người tuổi Sửu độc thân. Trong 12 con giáp, tuổi Sửu năm nay là con giáp có vận đào hoa (may mắn trong tình cảm) nhất. Quan hệ bạn bè lẫn tình duyên của người tuổi Sửu năm nay đều được cải thiện. Người đang yêu sẽ có cơ hội kết hôn hoặc sinh con. Họ cũng có cơ hội kết bạn mới và được bạn giúp đỡ. Quan hệ trong gia đình cũng gặp nhiều tốt đẹp.

Tuổi Dần

Người tuổi Dần có thể đối mặt quãng thời gian khó khăn năm nay vì phạm Thái Tuế. Tuy nhiên, người tuổi Dần vẫn có cơ hội nếu biết nắm bắt. Nếu là học sinh, sinh viên, họ sẽ có cơ hội cải thiện kỹ năng học tập và phân tích, còn người lao động có cơ hội thăng tiến. Họ cần hết sức cẩn thận khi ký văn bản hay hợp đồng và thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để tránh bất trắc.

Còn theo Tse, điều đáng buồn là năm nay người tuổi Dần sẽ không gặp may mắn trong các mối quan hệ. Người độc thân không dễ tìm bạn đời phù hợp và cần kiên nhẫn, nhưng họ cũng có cơ hội giải quyết mâu thuẫn và hiểu lầm với người nhà. Họ cũng có nhiều cơ hội gặp gỡ bạn bè nước ngoài, những người khơi gợi cho họ ý tưởng mới và hiểu biết mới về cuộc đời.

Tuổi Mão

Với người tuổi Mão, Nhâm Dần là một năm may mắn, theo Choi. Họ có vài sao tốt chiếu mệnh, nghĩa là có cơ hội làm ăn, có thể là được sếp hỗ trợ, kiếm được thêm từ thương mại quốc tế hoặc được truyền cảm hứng nâng cao hiệu suất. Choi khuyên người tuổi Mão tận dụng cơ hội trong năm nay, vì 2023 sẽ là năm tuổi và phạm Thái Tuế nên có thể vận may không còn nữa.

Chuyên gia Tse cho rằng 2022 là một năm tốt lành với người tuổi Mão, đặc biệt trong đường tình duyên. Bà khuyên họ tích cực sử dụng ứng dụng hẹn hò, chịu khó gặp gỡ tiệc tùng để có thêm cơ hội gặp được người phù hợp. Tuy nhiên, với người tuổi Mão đã có người yêu, cần hết sức thận trọng vì vận đào hoa có thể trở thành gánh nặng.

Năm nay, người tuổi Mão có cơ hội nhận hỗ trợ về cả tiền bạc lẫn tình cảm từ người thân lớn tuổi. Nhờ họ, người tuổi Mão có thể có cơ hội bắt đầu kinh doanh riêng hoặc đạt được mơ ước. Tuy nhiên, họ cần thận trọng khi kết bạn vì có thể gặp tổn thất tài chính khi làm ăn.

Tuổi Thìn

Người tuổi Thìn sẽ đối mặt một năm khó khăn bởi không có sao cát chiếu mệnh. Theo Choi, họ cần thận trọng trong sự nghiệp, làm ăn và sức khỏe cho tới sang năm. Nên mua bảo hiểm và chú ý tới quan hệ xã hội, sức khỏe bản thân cũng như người thân.

Chuyên gia Tse cho rằng tình cảm và các mối quan hệ của người tuổi Thìn năm nay không biến động. Người tuổi Thìn sẽ đối mặt với nhiều nguồn năng lượng tiêu cực, nhưng cần ít phàn nàn thì mới có thêm cơ hội tình ái. Tin tốt là họ sẽ có cơ hội gặp gỡ lại bạn bè hay đồng nghiệp cũ, những người mang tới cho họ nhiều cơ hội việc làm hơn.

Tuổi Tỵ

Tương tự người tuổi Dần, người tuổi Tỵ năm nay sẽ đối mặt vận rủi vì phạm Thái Tuế, nên Choi khuyên họ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý đối mặt tin đồn nơi công sở và giao dịch làm ăn. Tuy nhiên, họ vẫn có sao may mắn phù hộ và sẽ nhận được hậu thuẫn từ phụ nữ lớn tuổi.

Đàn ông tuổi Tỵ năm nay sẽ có nhiều cơ hội gặp gỡ những phụ nữ xuất sắc trong công việc, Tse nhận định. Họ cũng sẽ có cơ hội liên lạc với người yêu cũ, nhưng người tuổi Tỵ đang trong mối quan hệ mới cần thận trọng về vấn đề này. Người tuổi Tỵ có thể phát sinh tranh chấp với người nhà trong năm nay và cần học cách kiềm chế nóng nảy.

Tuổi Ngọ

2022 sẽ là một năm tốt đẹp với người tuổi Ngọ, theo Choi. Nhiều sao cát chiếu mệnh đồng nghĩa họ có cơ hội thăng tiến trong công việc, cải thiện điểm số ở trường học, cũng như tăng cường kỹ năng quản lý và tài chính với người là chủ doanh nghiệp.

Về tình duyên, người tuổi Ngọ không gặp may trong năm nay. Họ nên tập trung hơn vào công việc kinh doanh và kế hoạch tương lai. Người tuổi Ngọ có thể được nhiều bạn mới quen giúp đỡ trong sự nghiệp, theo Tse.

Tuổi Mùi

Vận mệnh người tuổi Mùi năm nay sẽ cải thiện sau một năm Tân Sửu đầy khó khăn. Họ có thể gặp sóng gió ban đầu nếu quyết định thực hiện thay đổi lớn, nhưng nếu kiên trì sẽ tìm được cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Họ cũng tìm được cơ hội xây dựng quan hệ cá nhân tốt và tham dự nhiều sự kiện xã hội hơn. Vận may của người tuổi Mùi năm nay ổn định hơn nhưng nên tránh mạo hiểm tài chính, theo Choi.

Về tình duyên, người tuổi Mùi độc thân sẽ có cơ hội hẹn hò. 2022 là năm thích hợp cho người tuổi Mùi đã lập gia đình sinh con hay chuyển tới cơ ngơi mới. Họ sẽ được bạn bè giúp đỡ nhiều. Người muốn tìm việc mới có thể hỏi bạn bè kinh nghiệm và xin trợ giúp.

Tuổi Thân

2022 được dự báo là năm hạn có nhiều biến động với người tuổi Thân vì phạm Thái Tuế, nên họ cần làm mọi thứ thận trọng. Tuy nhiên, họ có cơ hội mở rộng kinh doanh và thu hút thêm khách hàng ở khu vực khác.

Chuyên gia phong thủy Choi khuyên người tuổi Thân đặt một đài phun nước hay ngọn đèn nhiều màu sắc ở phía đông bắc nhà, điều có thể giúp cải thiện tài vận.

Theo Tse, người tuổi Thân không gặp nhiều may mắn trong tình duyên năm nay, thậm chí đối mặt hiểu lầm dẫn tới chia tay. Người độc thân có thể hẹn hò đối tượng mới nhưng không kéo dài. Họ cũng không có cơ hội kết bạn mới nhưng quan hệ với người nhà sẽ bình yên trong năm nay.

Tuổi Dậu

2022 sẽ là một năm tuyệt vời với người tuổi Dậu vì họ được hai trong số các ngôi sao may mắn nhất chiếu mệnh. Người tuổi Dậu năm nay sẽ đạt được thành công trong mọi mặt, từ thăng tiến công việc tới cải thiện quan hệ xã hội, được thưởng thức nhiều thức ăn ngon và rượu quý. Họ nên tự do khám phá và tận dụng mọi cơ hội kinh doanh trước khi vận may kết thúc vào Giáng sinh.

Về tình duyên, người tuổi Dậu độc thân năm nay khó tìm được bạn đời phù hợp vì họ rất kén chọn. Những người đã có người yêu hay vợ chồng cần chú ý trong giao tiếp, nếu không sẽ rất dễ phát sinh tranh cãi, thậm chí ly hôn. Tuy nhiên, người tuổi Dậu năm nay có khả năng được quý nhân phù trợ, gặp nhiều cơ hội trong nghề nghiệp.

Tuổi Tuất

Vận may của người tuổi Tuất ở mức trung bình. Về công việc, tài năng của họ sẽ nở rộ, đặc biệt trong các lĩnh vực đòi hỏi sáng tạo. Họ cũng sẽ được nhiều người giúp đỡ. Người tuổi Tuất hoặc thân nhân của họ có thể bị bệnh tật ảnh hưởng và nên dựa vào bạn bè giúp đỡ.

Tuy nhiên, năm nay người tuổi Tuất sẽ không gặp suôn sẻ về tình duyên do ít tâm sự, chia sẻ, nhưng sẽ không chia tay. Họ cần cho gia đình và người yêu thấy được sự quan tâm. Người tuổi Tuất cũng nên tránh chung vốn làm ăn với bạn bè trong năm nay.

Tuổi Hợi

Tuổi Hợi cũng phạm Thái Tuế trong năm nay dù không bị ảnh hưởng nghiêm trọng như những tuổi khác. Một số sao cát sẽ tạo cho họ nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp như tăng lương và thăng chức. Nếu chọn con đường sự nghiệp khác, phẩm chất và tài năng của họ sẽ được công nhận.

Nếu tự làm doanh nghiệp, người tuổi Hợi sẽ có nhiều cơ hội hợp tác hơn, nhưng nên cảnh giác với đối tác lạ vì có thể đối thủ cạnh tranh của họ đang cố cướp đi cơ hội này.

Về tình duyên, người tuổi Hợi năm nay sẽ hay phát sinh cãi vã với người yêu, thậm chí có nguy cơ chia tay. Họ sẽ kết bạn mới nhưng cần suy nghĩ kỹ trước khi chấp nhận lời mời hợp tác kinh doanh. Người tuổi Hợi đã lập gia đình có thể gặp chuyện không thuận lợi trong tình cảm năm nay.

Hồng Hạnh (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)

Sét dài gần 770 km

Tia sét đơn dài 768 km trên bầu trời Mỹ gần hai năm trước lập kỷ lục thế giới mới, theo cơ quan khí tượng của LHQ.

Tia sét dài nhất thế giới được nhìn thấy ở miền nam nước Mỹ ngày 29/4/2020, trải dài qua các bang Mississippi, Louisiana và Texas, vượt 60 km so với kỷ lục thiết lập trước đó ở phía nam Brazil vào tháng 10/2018.

Chiều dài tia sét tương đương khoảng cách giữa thành phố New York và Columbus, hoặc giữa thủ đô London của Anh và thành phố Hamburg, Đức, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp Quốc ngày 31/1 cho biết.

Ủy ban gồm chuyên gia thời tiết và khí hậu khắc nghiệt của WMO còn báo cáo về tia sét kéo dài lâu kỷ lục trong cơn giông ở Uruguay và phía bắc Argentina ngày 18/6/2021. Tia sét đơn khi đó kéo dài 17,1 giây, lâu hơn 0,37 giây so với kỷ lục thiết lập ngày 4/3/2019 ở phía bắc Argentina.

"Đây là những kỷ lục phi thường của các tia sét đơn", báo cáo viên WMO Randall Cerveny nói. "Các hiện tượng môi trường cực đoan là phép đo sống động về sức mạnh của tự nhiên và tiến bộ khoa học để đưa ra những đánh giá như vậy".

Sét đánh trong một cơn giông ở bang Mississippi, Mỹ tháng 3/2021. Ảnh: Storyful/Brittney Sesti.

Sét đánh trong một cơn giông ở bang Mississippi, Mỹ tháng 3/2021. Ảnh: Bloomberg Quicktake.

Công nghệ được dùng để phát hiện độ dài và thời gian của các tia sét được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây, cho phép ghi lại nhiều kỷ lục hơn so với những gì từng được coi là tiêu chuẩn. Các bản ghi năm 2018-2019 lần đầu dùng công nghệ ảnh vệ tinh chụp sét với thông số cao gấp đôi so với dữ liệu thu thập từ công nghệ trên mặt đất.

WMO cho biết các kỷ lục về tia sét mới xảy ra ở khu vực Đại Bình nguyên Bắc Mỹ và vùng trũng La Plata tại Nam Mỹ, những địa danh là điểm nóng về giông bão thường xuất hiện những tia sét siêu lớn. WMO cảnh báo các tia sét lập kỷ lục không phải sự kiện riêng lẻ mà diễn ra trong những cơn giông quy mô lớn, khiến chúng trở nên nguy hiểm hơn.

"Sét đánh nguy cơ cướp đi sinh mạng của nhiều người mỗi năm", lãnh đạo Petteri Taalas cho biết trong thông cáo. WMO khuyến cáo các vị trí an toàn duy nhất khi xảy ra sét là những tòa nhà lớn có hệ thống dây diện và ống nước hoặc bên trong phương tiện kín với vỏ kim loại.

Năm 1975, 21 người ở Zimbabwe chết vì bị sét đánh trực tiếp khi họ trú ẩn dưới một túp lều. Năm 1994, sét đánh vào một bể chứa và dầu cháy tràn ra thị trấn Dronka, Ai Cập khiến 469 người thiệt mạng. Đây là vụ sét đánh khiến nhiều người chết vì nguyên nhân gián tiếp nhất trong lịch sử.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Đan Mạch chuẩn bị gửi thiết bị quân sự cho Ukraine

Đan Mạch ngày 31/1 cho biết nước này chuẩn bị gửi thiết bị quân sự tới Ukraine xong khẳng định không có kế hoạch triển khai quân đội.

"Tôi sẵn sàng gửi các trang thiết bị quân sự tới Ukraine. Chúng tôi vẫn duy trì tham vấn", Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói trong một cuộc họp báo.

Tuy nhiên, Frederiksen thêm rằng phương án điều quân tới Ukraine "chưa được đưa ra thảo luận". "Như những nước khác, chúng tôi muốn giúp đỡ. Chúng tôi đã nhất trí ở cấp độ quốc tế sẽ dùng đến các biện pháp trừng phạt nếu Nga tấn công Ukraine".

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tại một cuộc họp báo ở Berlin, Đức, hồi năm 2019. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen tại một cuộc họp báo ở Berlin, Đức, hồi năm 2019. Ảnh: Reuters.

Đan Mạch, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), tuần trước cam kết cấp cung cấp cho Ukraine khoản viện trợ hàng năm trị giá gần 90 triệu USD khi Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba thăm Copenhagen. Khoản tiền này nằm ngoài chương trình hỗ trợ trị giá 24,7 triệu USD mà Đan Mạch công bố hồi giữa tháng một.

Căng thẳng leo thang sau khi Mỹ và NATO cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân sát biên giới và lên kế hoạch tiến đánh nước láng giềng. Nga nhiều lần bác bỏ thông tin này và tuyên bố chúng "vô căn cứ", khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ.

Nga cũng yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine, bên cạnh loạt yêu cầu an ninh gửi tới phương Tây. Mỹ và NATO đã gửi phản hồi về các yêu cầu an ninh này, nhưng Điện Kremlin chưa đưa ra câu trả lời cuối cùng.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/1 tuyên bố Nga không muốn chiến tranh nhưng không cho phép ai "vùi dập hay phớt lờ lợi ích của mình". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexey Zaytsev khẳng định Nga nhiều lần tuyên bố không có ý định tấn công bất cứ ai và không chấp nhận chiến tranh với Ukraine.

Vũ Hoàng (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Mỹ, Nga đấu khẩu tại LHQ về Ukraine

Đại sứ Mỹ nói Moskva định tăng 6 lần quân số tại Belarus, còn đại sứ Nga bác cáo buộc và cho rằng Washington làm leo thang căng thẳng.

Tranh cãi trong phiên họp bắt đầu khi đại sứ Mỹ Linda Thomas-Greenfield ngày 31/1 nói với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc rằng Nga đang có kế hoạch tăng gấp 6 lần lực lượng tại Belarus trong vài ngày tới.

"Chúng tôi đã thấy bằng chứng cho thấy Nga có ý định tăng đến hơn 30.000 quân đóng gần biên giới Belarus - Ukraine, cách Kiev chưa đầy hai giờ bay về phía bắc, vào đầu tháng 2", Thomas-Greenfield nói.

Đại sứ Mỹ cho rằng đợt điều quân trên là lớn nhất tại châu Âu trong nhiều thập kỷ. "Nếu Nga tiếp tục xâm lược Ukraine, không ai trong chúng ta có thể nói rằng không thấy điều này sắp xảy ra và hậu quả sẽ rất khủng khiếp", Thomas-Greenfield cảnh báo.

Đại sứ Nga tại LHQ Vassily Nebenzia bác cáo buộc của Thomas-Greenfield và nói rằng Mỹ "đang tham gia vào những cơn cuồng loạn" bằng cách triệu tập cuộc họp của Hội đồng Bảo an về Ukraine.

Nebenzia nói không một quan chức nào đe dọa tấn công Ukraine và người dân nước này "đang bị tẩy não bởi hội chứng sợ Nga của phương Tây".

Đại diện các nước trong phiên họp ngày 31/1 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP.

Đại diện các nước trong phiên họp ngày 31/1 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: AP.

Nebenzia cho biết quân đội Nga tới Belarus để diễn tập chung, đồng thời cho rằng "Mỹ đang khơi dậy căng thẳng, ra tuyên bố và kích động leo thang". "Các cuộc thảo luận về một mối đe dọa chiến tranh là hành động khiêu khích. Các vị đang kêu gọi điều này và muốn nó xảy ra", đại sứ Nebenzia nói.

Trong khi đó, đại sứ Ukraine tại LHQ Sergiy Kyslytsya kêu gọi giảm leo thang để có thể tiếp tục các cuộc đàm phán về xung đột giữa quân chính phủ và phe ly khai ở vùng Donbass. "Tổng thống Ukraine gần đây nhắc lại rằng ông sẵn sàng gặp người đồng cấp Nga", Kyslytsya nói.

"Nếu Nga có bất cứ câu hỏi nào với Ukraine, tốt hơn là nên gặp và nói chuyện, không nên đưa quân đến biên giới và đe dọa dân Ukraine", Kyslytsya cho biết. "Đối với Ukraine, ưu tiên hàng đầu hiện nay là đạt được lệnh ngừng bắn bền vững và vô điều kiện ở Donbass".

Nga bài binh bố trận quanh Ukraine. Bấm để xem chi tiết.

Nga bài binh bố trận quanh Ukraine. Bấm để xem chi tiết.

Căng thẳng leo thang sau khi Mỹ và NATO cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân sát biên giới và lên kế hoạch tiến đánh nước láng giềng. Nga nhiều lần bác bỏ thông tin này và tuyên bố chúng "vô căn cứ", khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ.

Nga cũng yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine, bên cạnh loạt yêu cầu an ninh gửi tới phương Tây. Mỹ và NATO đã gửi phản hồi về các yêu cầu an ninh này, nhưng Điện Kremlin chưa đưa ra câu trả lời cuối cùng.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/1 tuyên bố Nga không muốn chiến tranh nhưng không cho phép ai "vùi dập hay phớt lờ lợi ích của mình". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexey Zaytsev khẳng định Nga nhiều lần tuyên bố không có ý định tấn công bất cứ ai và không chấp nhận chiến tranh với Ukraine.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Không khí đón Tết Nhâm Dần khắp châu Á

Đền Ma Zhu Miao tại China Town ở thành phố Yokohama, Nhật Bản, được trang hoàng rực rỡ đêm giao thừa.

Trang CGTN đưa tin không khí sôi động đã quay trở lại các khu China Town ở nhiều nước trên thế giới vào dịp Tết Nguyên đán, sau khoảng thời gian bị ảnh hưởng vì Covid-19 năm ngoái.

Adblock test (Why?)

Biden cảnh báo Nga đối mặt 'hậu quả nghiêm trọng'

Biden tuyên bố Nga sẽ hứng chịu nhiều hậu quả nếu tấn công Ukraine, nhấn mạnh vẫn mở rộng con đường ngoại giao với Moskva.

"Mỹ và các đồng minh sẽ duy trì thiện chí nếu Nga thực lòng muốn giải quyết lo ngại an ninh của chúng tôi thông qua đối thoại. Nếu họ chọn từ bỏ biện pháp ngoại giao và tấn công Ukraine, Nga sẽ phải chịu mọi trách nhiệm, đồng thời đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng và chớp nhoáng", Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong thông cáo được Nhà Trắng công bố hôm nay.

Biden phát biểu tại một nhà máy ở bang Pennsylvania hôm 28/1. Ảnh: AFP.

Biden phát biểu tại một nhà máy ở bang Pennsylvania hôm 28/1. Ảnh: AFP.

Phát biểu được đưa ra sau khi quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington và đồng minh đã chuẩn bị danh sách những người Nga phải chịu cấm vận nếu Moskva tấn công quốc gia láng giềng.

"Những cá nhân được chúng tôi xác định đều thân cận hoặc nằm trong giới điều hành Điện Kremlin và có vai trò với quá trình ra quyết định của chính phủ Nga, hoặc ít nhất cũng ủng hộ những động thái gây bất ổn của Moskva", quan chức Mỹ giấu tên hôm nay cho biết.

Người này tiết lộ Mỹ đã chuẩn bị loạt biện pháp cấm vận cho một số người trong giới tinh hoa Nga và gia đình của họ. "Nội dung danh sách không được công bố vì nguy cơ tẩu tán tài sản", quan chức giấu tên nói, cho biết một số mục tiêu được lấy từ danh sách chính trị gia và tài phiệt được liệt kê trong báo cáo gửi quốc hội Mỹ năm 2018.

Tổng thống Biden hôm 25/1 cho biết đang cân nhắc áp đặt các biện pháp trừng phạt trực tiếp với người đồng cấp Vladimir Putin nếu Nga tấn công Ukraine. Giới phân tích cho rằng Mỹ nắm trong tay nhiều vũ khí trừng phạt, từ cấm vận diện rộng nhằm vào nước Nga cho đến những phương án nhắm trực tiếp tới ông chủ Điện Kremlin.

Truyền thông Mỹ hôm 28/1 dẫn nguồn thạo tin cho biết Bộ Tài chính nước này đang lên kế hoạch áp trừng phạt chưa từng thấy với các tổ chức tài chính lớn nhất Nga nếu nước này tiến đánh Ukraine.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss hôm 30/1 cho biết nước này sắp công bố luật trừng phạt mới nhằm ngăn Nga động binh với Ukraine, trong đó mở rộng công cụ cấm vận để "bất kỳ mục tiêu nào liên quan lợi ích với Điện Kremlin hay chính quyền Nga" đều có thể trở thành mục tiêu.

Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Chủ quyền quốc gia thuộc Thượng viện Nga Andrey Klimov sau đó cho biết Điện Kremlin đã nhiều lần cảnh báo giới tài phiệt Nga về những rủi ro có thể gặp phải khi gửi tài sản ở nước ngoài, trong bối cảnh quan hệ Nga - phương Tây ngày càng xấu đi.

Quan hệ giữa Moskva và phương Tây rơi xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh sau khi Nga bị nghi điều 100.000 binh sĩ tới sát biên giới Ukraine. Động thái triển khai quân làm dấy lên lo ngại rằng Nga đang lên kế hoạch tấn công quốc gia láng giềng, điều Moskva liên tục phủ nhận.

Quân đội Ukraine hồi giữa tháng nhận định Nga đang duy trì 127.000 binh sĩ và nhiều lữ đoàn tên lửa đạn đạo Iskander ở biên giới, lưu ý nhiều khu vực trọng yếu của nước này, trong đó có thủ đô Kiev, đều nằm trong tầm bắn tên lửa Nga.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/1 tuyên bố Nga không muốn chiến tranh nhưng không cho phép ai "vùi dập hay phớt lờ lợi ích của mình", trong khi đại sứ quán Nga cáo buộc những đợt viện trợ vũ khí từ Mỹ đang tạo động lực cho chính phủ Ukraine "phiêu lưu quân sự" ở vùng Donbass ở miền đông.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Tiêm kích Nhật Bản lao xuống biển

Tiêm kích F-15 với hai thành viên tổ lái mất tích trên biển sau khi cất cánh ở miền trung Nhật Bản, chưa rõ số phận phi công.

Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản (JASDF) cho biết tiêm kích hạng nặng F-15 biến mất khỏi màn hình radar lúc 17h30 hôm nay, không lâu sau khi xuất phát từ căn cứ Komatsu ở tỉnh Ishikawa, miền trung đất nước. Vị trí mất tín hiệu ở vùng biển cách sân bay khoảng 5 km về phía tây bắc.

Tiêm kích F-15DJ thuộc Phi đoàn Huấn luyện Tiêm kích Chiến thuật bay hồi năm 2018. Ảnh: JASDF.

Tiêm kích F-15DJ thuộc Phi đoàn Huấn luyện Tiêm kích Chiến thuật bay hồi năm 2018. Ảnh: JASDF.

Trên máy bay có hai thành viên tổ lái, cho thấy đây là biến thể F-15DJ được sử dụng rộng rãi trong biên chế JASDF. Quan chức quốc phòng Nhật Bản cho biết tiêm kích thuộc biên chế Phi đoàn Huấn luyện Tiêm kích Chiến thuật, chuyên đóng vai quân địch trong hoạt động huấn luyện và diễn tập của JASDF.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã triển khai lực lượng tìm kiếm cứu nạn và mở cuộc điều tra nguyên nhân sự cố, nhưng chưa cho biết tình trạng các phi công.

Lực lượng cứu hộ đã phát hiện một số mảnh vỡ ở khu vực máy bay mất tích, trong khi Văn phòng Cảnh sát biển thành phố Kanazawa nhận được cuộc gọi của người dân, thông báo phát hiện vật thể phát ánh sáng đỏ ở vùng biển ngoài khơi sân bay Komatsu.

F-15 là tiêm kích hạng nặng được tập đoàn McDonnell Douglas phát triển năm 1967, bắt đầu biên chế cho không quân Mỹ từ năm 1976. Đây là một trong những dòng chiến đấu cơ chủ lực của Mỹ, được tối ưu cho nhiệm vụ chiếm ưu thế và làm chủ không phận.

JASDF đang biên chế khoảng 200 tiêm kích hạng nặng F-15J một chỗ ngồi và F-15DJ hai chỗ ngồi, phần lớn do nước này tự lắp ráp theo giấy phép từ Mỹ. Chúng đóng vai trò xương sống, bảo đảm khả năng tuần tra và đánh chặn tầm xa của Tokyo. Gần một nửa trong số này đã được đại tu và nâng cấp hệ thống điện tử, giúp tăng đáng kể uy lực tác chiến.

Vũ Anh (Theo Kyodo)

Adblock test (Why?)

32 năm ngủ say như chết ]]>

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2022

Canada cơ động lực lượng ở Ukraine

Canada di chuyển các đơn vị quân đội đóng tại Ukraine về phía tây và tạm rút tất cả nhân viên không thiết yếu khỏi đại sứ quán ở Kiev.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa cần thiết để đảm bảo an toàn cho Lực lượng vũ trang Canada", Bộ trưởng Quốc phòng Canada Anita Anand cho biết tại cuộc họp báo ở Kiev hôm 30/1.

Theo bà, các lực lượng Canada "đã di chuyển về phía tây sông Dnepr", con sông chảy qua trung tâm Ukraine.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada Anita Anand phát biểu trong cuộc họp báo ở Ottawa tháng 10/2021. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada Anita Anand phát biểu trong cuộc họp báo ở Ottawa tháng 10/2021. Ảnh: AFP.

Anand đến Kiev hôm qua để nhận báo cáo mới từ các lãnh đạo chiến dịch quân sự UNIFIER. Đây là chiến dịch do chính phủ và quân đội Canada phát động năm 2015 để hỗ trợ, huấn luyện quân đội Ukraine.

"Thông tin tình báo chúng tôi đang sử dụng nhất quán với các đồng minh trong liên minh NATO. Đánh giá chung của chúng tôi là Nga gây hấn ở biên giới với Ukraine và ở Belarus", bà nói thêm.

Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân sát biên giới và lên kế hoạch tiến đánh Ukraine. Nga nhiều lần bác bỏ thông tin này và tuyên bố chúng "vô căn cứ", khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ.

Bà Anand cảnh báo Moskva sẽ phải đối mặt "các lệnh trừng phạt và hậu quả nghiêm trọng" nếu không giảm leo thang hoạt động triển khai quân đội. Canada hiện duy trì 900 quân nhân hỗ trợ sứ mệnh của NATO tại Ukraine thông qua "đường bộ, đường không và đường biển", bà nói.

Ottawa cũng thông báo sẽ rút tất cả các nhà ngoại giao không thiết yếu tại đại sứ quán ở Kiev, vài ngày sau khi người thân của họ được hồi hương.

Canada sẽ củng cố đội ngũ nhân viên đại sứ quán với "quan chức có chuyên môn trong các lĩnh vực như cải cách an ninh, quản lý xung đột, cải cách dân chủ, dịch vụ lãnh sự và ngoại giao", theo tuyên bố của chính phủ.

Đại sứ quán ở Kiev vẫn mở, song chính phủ Canada khuyến cáo công dân không nên đến Ukraine do "các mối đe dọa liên tục và hoạt động triển khai quân đội từ Nga".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong khi đó kêu gọi phương Tây tránh khuấy động "hoảng loạn" về động thái triển khai quân của Nga. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nói rằng điều quan trọng là phải "giữ vững" lập trường trong các cuộc đàm phán với Moskva.

Huyền Lê (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Biden yêu cầu Taliban lập tức thả con tin Mỹ

Biden kêu gọi Taliban lập tức thả người được cho là con tin Mỹ cuối cùng, ngụ ý Washington không công nhận Taliban cho đến khi người này được thả.

"Taliban phải trả tự do ngay lập tức cho Mark Frerichs trước khi họ có thể mong đợi bất kỳ sự cân nhắc nào về nguyện vọng hợp pháp của họ. Đây là điều không thể thương lượng", Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong một tuyên bố hôm 30/1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp với nội các tại Nhà Trắng hôm 24/1. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp với nội các tại Nhà Trắng hôm 24/1. Ảnh: AFP.

Thông điệp được đưa ra vào ngày tròn hai năm Frerichs, cựu binh Hải quân Mỹ làm kỹ sư dân dụng ở Afghanistan suốt một thập kỷ, bị Taliban bắt.

"Đe dọa sự an toàn của người Mỹ hoặc bất kỳ thường dân vô tội nào là điều không thể chấp nhận được, và bắt con tin là hành động đặc biệt tàn ác, hèn nhát", Tổng thống Mỹ nhấn mạnh.

Mỹ hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 8 năm ngoái, khép lại hơn hai thập kỷ tham chiến tại quốc gia này. Taliban trở lại nắm quyền và thành lập chính phủ mới kể từ đó. Mỹ nhiều lần nói với Taliban rằng họ sẽ phải "có được" tính hợp pháp trước khi được cộng đồng quốc tế công nhận.

Các nhà đàm phán Taliban trước đó được cho là đề nghị trao đổi tù nhân, đổi Frerichs lấy Bashir Noorzai, thủ lĩnh bộ tộc Afghanistan bị cáo buộc là cộng sự của Taliban và hiện thụ án tù chung thân tại Mỹ vì buôn lậu heroin vào nước này. Tuy nhiên, Mỹ tỏ ra không mấy quan tâm đến thỏa thuận này.

Trong bài đăng trên Washington Post tuần trước, em gái của Frerichs, Charlene Cakora, cầu xin Tổng thống Biden đưa anh trai trở về.

"Nếu chính phủ Mỹ không thực hiện trao đổi này, sẽ không cứu được tính mạng anh tôi. Mỗi ngày chúng ta không đưa Mark về là một ngày anh ấy vẫn gặp nguy hiểm", Cakora cho hay.

Khi Mỹ hoàn tất rút quân, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Bộ Ngoại giao và các quan chức đã tham gia thúc đẩy việc thả Frerichs.

Mark Frerichs, con tin Mỹ bị Taliban giữ từ tháng 1/2020. Ảnh: Sun Times.

Mark Frerichs, con tin Mỹ bị Taliban giữ từ tháng 1/2020. Ảnh: Sun Times.

Huyền Lê (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Châu Á chuẩn bị đón Tết Nhâm Dần

Hành khách chờ lên tàu về quê ăn Tết tại ga tàu thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc hôm 29/1.

Mỗi năm, hàng trăm triệu lao động xa quê ở Trung Quốc lại đổ lên những chuyến tàu hỏa, xe buýt, máy bay để hồi hương trong kỳ "xuân vận" kéo dài hàng tuần. Tuy nhiên vài năm gần đây, do đại dịch Covid-19, chính quyền thường kêu gọi người dân hạn chế đi lại trong dịp này.

Adblock test (Why?)

Ukraine yêu cầu Nga rút quân

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhấn mạnh Nga cần rút lực lượng đang tập trung gần biên giới để chứng tỏ không có ý định chiến tranh.

"Ngoại giao là con đường khả dĩ duy nhất", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba hôm qua đăng Twitter, đề cập cuộc khủng hoảng biên giới với Nga.

Ông cho rằng "nếu thật sự nghiêm túc về tuyên bố không muốn chiến tranh", Moskva cần kiên trì với hướng tiếp cận ngoại giao trong tìm kiếm giải pháp cho căng thẳng. Theo đó, Nga cần rút lực lượng quân sự đang tập trung dọc theo biên giới Ukraine.

Kiev nhiều năm qua cáo buộc quân đội Nga can thiệp phong trào ly khai vùng Donbass ở phía đông Ukraine, trong khi Điện Kremlin kiên quyết phủ nhận. Quan hệ song phương xấu đi nghiêm trọng sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014 dựa trên kết quả trưng cầu dân ý ở bán đảo này.

Quân nhân Ukraine huấn luyện tình nguyện viên tại Kiev cách cầm súng tại một nhà máy bỏ hoang, ngày 30/1. Ảnh: AFP.

Quân nhân Ukraine huấn luyện tình nguyện viêncách cầm súng tại một nhà máy bỏ hoang tại Kiev ngày 30/1. Ảnh: AFP.

Phương Tây cáo buộc Nga đang tập trung hơn 100.000 quân dọc biên giới Ukrain, trong đó có lực lượng quân sự từ nhiều quân khu và hạ tầng quan trọng như ngân hàng máu. Đợt triển khai quân đội với quy mô chưa từng có tiền lệ khiến NATO lo ngại viễn cảnh Nga mở cuộc tấn công vào Ukraine.

Trong khi đó, Moskva nhiều lần khẳng định chuyển động quân sự mang tính chất phòng vệ thuần túy và bác bỏ mọi cáo buộc về ý định tấn công nước láng giềng. Điện Kremlin chỉ trích Mỹ cùng đồng minh phương Tây đang thổi phồng mối đe dọa nhằm mục tiêu chính trị, cùng lúc đó gửi vũ khí cho Ukraine để kích động phiêu lưu quân sự ở phía đông.

Nikolai Patrushev, người đứng đầu Hội đồng An ninh Nga, ngày 30/1 nhấn mạnh Nga không muốn và không cần chiến tranh. Tuy nhiên, Moskva không muốn rơi vào tình thế an ninh quốc gia bị xâm phạm mỗi ngày.

Nga yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine, bên cạnh loạt yêu cầu an ninh gửi tới phương Tây, trong đó có đề nghị Mỹ không thiết lập căn cứ quân sự mới ở những nước thuộc Liên Xô cũ và rút lực lượng NATO khỏi một số quốc gia Đông Âu. Mỹ và NATO đã gửi phản hồi về các yêu cầu an ninh từ Moskva, nhưng Điện Kremlin chưa đưa ra câu trả lời cuối cùng.

Trung Nhân (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Triều Tiên xác nhận thử tên lửa mạnh nhất trong gần 5 năm

Triều Tiên xác nhận đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12, đánh dấu vụ thử nghiệm vũ khí mạnh nhất kể từ năm 2017.

"Cuộc thử nghiệm đánh giá tên lửa đạn đạo tầm trung đất đối đất Hwasong-12 và tên lửa đạn đạo tầm xa đã được tiến hành hôm 30/1", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay đưa tin. "Vụ thử nghiệm đã xác nhận tính chính xác, đảm bảo và hiệu quả của hệ thống vũ khí đang được sản xuất Hwasong-12".

Theo KCNA, vụ thử nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng "góc phóng cao nhất" để đảm bảo an toàn cho các quốc gia láng giềng và đầu đạn mang theo một camera để chụp ảnh khi nó ở trong không gian. Triều Tiên trước đó nói rằng Hwasong-12 có thể mang "đầu đạn hạt nhân hạng nặng cỡ lớn".

KCNA cũng công bố những hình ảnh ngoài không gian của Triều Tiên và các khu vực lân cận qua camera gắn trên đầu đạn. Các nhà phân tích cho biết Triều Tiên lần đầu chụp những bức ảnh như vậy vào năm 2017.

Hình ảnh kết hợp cho thấy vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa Hwasong-12 của Triều Tiên, cùng các hình ảnh được chụp tử ngoài không gian bằng camera gắn trên đầu đạn của tên lửa hôm 30/1. Ảnh: KCNA.

Hình ảnh kết hợp cho thấy vụ thử tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa Hwasong-12 của Triều Tiên, cùng các hình ảnh được chụp tử ngoài không gian bằng camera gắn trên đầu đạn của tên lửa hôm 30/1. Ảnh: KCNA.

Lần gần nhất Triều Tiên phóng thử tên lửa tầm trung Hwasong-12 vào năm 2017. Các nhà phân tích khi đó cho rằng nó đủ mạnh để đưa lãnh thổ Guam của Mỹ vào tầm bắn.

Đây là lần phóng tên lửa thứ bảy của Triều Tiên chỉ trong một tháng đầu năm 2022 và là đợt thử nghiệm vũ khí lớn nhất của nước này từ khi tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào tháng 11/2017.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhận định vụ phóng tên lửa đưa Triều Tiên "tiến gần hơn đến lằn ranh vô hiệu hóa tuyên bố ngưng thử nghiệm" ICBM, do lãnh đạo Kim Jong-un đặt ra vào tháng 4/2018 để khởi động đàm phán hoà bình liên Triều và đối thoại phi hạt nhân hóa với Mỹ.

Ông cho rằng Triều Tiên dường như đi theo "mô hình tương tự" năm 2017, khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm ở bán đảo. Tổng thống cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sớm khởi động lại các vụ thử hạt nhân và ICBM.

Bình Nhưỡng đầu tháng này tuyên bố khả năng tái khởi động các hoạt động tương tự do Mỹ và đồng minh không chịu từ bỏ "chính sách thù địch" nhắm vào Triều Tiên. Ngày 20/1, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố lệnh ngưng thử nghiệm ICBM không còn tính ràng buộc.

Ông Moon chỉ trích vụ phóng tên lửa vi phạm các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tuy nhiên không gọi hành động của Triều Tiên là động thái khiêu khích.

Một số chuyên gia đánh giá đợt thử nghiệm này của Triều Tiên phục vụ nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên, với mục tiêu cuối cùng là đặt Guam và lãnh thổ đất liền của Mỹ vào tầm ngắm.

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Triều Tiên xác nhận thử tên lửa mạnh nhất sau gần 5 năm

Triều Tiên xác nhận đã phóng một tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12, đánh dấu vụ thử nghiệm vũ khí mạnh nhất kể từ năm 2017.

"Cuộc thử nghiệm đánh giá tên lửa đạn đạo tầm trung đất đối đất Hwasong-12 và tên lửa đạn đạo tầm xa đã được tiến hành hôm 30/1", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay đưa tin. "Vụ thử nghiệm đã xác nhận tính chính xác, đảm bảo và hiệu quả của hệ thống vũ khí đang được sản xuất Hwasong-12".

Theo KCNA, vụ thử nghiệm được thực hiện bằng cách sử dụng "bệ phóng góc cao nhất" để đảm bảo an toàn cho các quốc gia láng giềng và đầu đạn mang theo một camera để chụp ảnh khi nó ở trong không gian.

Lần gần nhất Triều Tiên phóng thử tên lửa tầm trung Hwasong-12 vào năm 2017. Các nhà phân tích khi đó cho rằng nó đủ mạnh để đưa lãnh thổ Guam của Mỹ vào tầm bắn.

Một tên lửa mang đầu đạn siêu vượt âm trong ảnh được Triều Tiên công bố hôm 5/1. Ảnh: KCNA.

Một tên lửa mang đầu đạn siêu vượt âm trong ảnh được Triều Tiên công bố hôm 5/1. Ảnh: KCNA.

Đây là lần phóng tên lửa thứ bảy của Triều Tiên chỉ trong một tháng đầu năm 2022 và là đợt thử nghiệm vũ khí lớn nhất của nước này từ khi tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào tháng 11/2017.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in nhận định vụ phóng tên lửa đưa Triều Tiên "tiến gần hơn đến lằn ranh vô hiệu hóa tuyên bố ngưng thử nghiệm" ICBM, do lãnh đạo Kim Jong-un đặt ra vào tháng 4/2018 để khởi động đàm phán hoà bình liên Triều và đối thoại phi hạt nhân hóa với Mỹ.

Ông cho rằng Triều Tiên dường như đi theo "mô hình tương tự" năm 2017, khi căng thẳng lên đến đỉnh điểm ở bán đảo. Tổng thống cảnh báo Bình Nhưỡng có thể sớm khởi động lại các vụ thử hạt nhân và ICBM.

Bình Nhưỡng đầu tháng này tuyên bố khả năng tái khởi động các hoạt động tương tự do Mỹ và đồng minh không chịu từ bỏ "chính sách thù địch" nhắm vào Triều Tiên. Ngày 20/1, Bình Nhưỡng cũng tuyên bố lệnh ngưng thử nghiệm ICBM không còn tính ràng buộc.

Ông Moon chỉ trích vụ phóng tên lửa vi phạm các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, tuy nhiên không gọi hành động của Triều Tiên là động thái khiêu khích.

Một số chuyên gia đánh giá đợt thử nghiệm này của Triều Tiên phục vụ nỗ lực phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên, với mục tiêu cuối cùng là đặt Guam và lãnh thổ đất liền của Mỹ vào tầm ngắm.

Huyền Lê (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Thứ Bảy, 29 tháng 1, 2022

Triều Tiên có thể tiếp tục phóng tên lửa đạn đạo

Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết Triều Tiên sáng nay phóng một quả đạn, nghi là tên lửa đạn đạo, về phía vùng biển phía đông bán đảo.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo quả đạn được Triều Tiên khai hỏa vào sáng sớm 30/1, song chưa thông báo thêm chi tiết về vụ thử nghiệm.

Cảnh sát biển Nhật Bản nhận định đây có thể là một tên lửa đạn đạo được phóng ra biển. Lực lượng này cảnh báo tàu thuyền không tới gần khu vực tên lửa rơi. Triều Tiên chưa đưa ra thông báo về vụ thử.

Đây là vụ thử nghiệm vũ khí thứ 7 của Triều Tiên chỉ trong tháng 1. Nước này trước đó liên tiếp phóng tên lửa siêu vượt âm, tên lửa đạn đạo trên tàu hỏa, tên lửa đạn đạo chiến thuật và tên lửa hành trình.

Lần gần nhất Triều Tiên dồn dập thử vũ khí trong một tháng là vào năm 2019, sau khi các cuộc đàm phán giữa lãnh đạo Kim Jong-un và tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump rơi vào bế tắc.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Triều Tiên rời bệ phóng trong thử nghiệm ngày 17/1. Ảnh: KCNA.

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Triều Tiên rời bệ phóng trong thử nghiệm ngày 17/1. Ảnh: KCNA.

Trong cuộc họp Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên ngày 19/1, lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố củng cố khả năng phòng thủ của Triều Triên và xem xét "tái khởi động những hoạt động tạm đình chỉ" để đối phó Mỹ, ám chỉ khả năng nối lại thử nghiệm hạt nhân và tên lửa tầm xa.

Các đợt thử tên lửa của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Mùa đông vào tháng 2 và Hàn Quốc sắp tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng 3.

Động thái của Triều Tiên được cho nhằm thể hiện rằng họ sẽ không im lặng trước cuộc bầu cử Tổng thống Hàn Quốc, hoặc không thể hiện hình ảnh yếu đuối khi Trung Quốc chuyển hàng hỗ trợ qua biên giới.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Anh muốn tăng gấp đôi quân ở Đông Âu răn đe Nga

Anh sẽ đề xuất với NATO tăng gấp đôi binh sĩ và điều thêm khí tài tới Đông Âu nhằm đáp trả "thái độ thù địch của Nga với Ukraine".

Văn phòng Thủ tướng Boris Johnson ngày 29/1 cho biết đề xuất sẽ được nêu ra với các chỉ huy NATO vào tuần tới, theo đó Anh có thể tăng quân số nước này đồn trú tại Đông Âu lên hơn 2.200 người và chuyển vũ khí phòng thủ tới Estonia. Anh hiện triển khai khoảng 1.150 quân tại các nước Đông Âu.

"Điều này sẽ gửi thông điệp rõ ràng tới Điện Kremlin rằng chúng tôi không dung thứ cho hoạt động gây bất ổn của họ và chúng tôi luôn sát cánh cùng các đồng minh NATO khi đối mặt thái độ thù địch của Nga", Thủ tướng Johnson cho biết.

Johnson thông báo đã ra lệnh cho quân đội Anh sẵn sàng triển khai lực lượng trên khắp châu Âu vào tuần tới để có thể "hỗ trợ các đồng minh NATO trên bộ, trên biển và trên không". Thủ tướng Anh cảnh báo nếu Tổng thống Nga Vladimir Putin chọn "đổ máu và hủy diệt ở Ukraine, đó sẽ làm thảm kịch cho châu Âu".

Xe tăng chủ lực Challenger 2 của lục quân Anh tham gia diễn tập tại Latvia tháng 10/2020. Ảnh: NATPOP

Xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 của lục quân Anh tham gia diễn tập tại Latvia tháng 10/2020. Ảnh: NATPOP

Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết động thái triển khai tiêm kích, chiến hạm, binh sĩ này sẽ củng cố khả năng phòng thủ của NATO và nhấn mạnh khả năng hỗ trợ của Anh với các các đối tác Bắc Âu và Baltic. Khoảng 900 binh sĩ Anh đang đồn trú tại Estonia, hơn 100 người tại Ukraine làm công tác huấn luyện và một đội bộ binh cơ giới khoảng 150 người tại Ba Lan.

Tàu sân bay HMS Prince of Wales của Anh đang hoạt động tại khu vực Bắc Cực thuộc châu Âu và được đặt trong chế độ sẵn sàng lên đường nếu căng thẳng gia tăng.

Các động thái quân sự này được tiến hành song song với hoạt động ngoại giao. Ngoại trưởng Anh Liz Truss và Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace sẽ tới Moskva hội đàm với những người đồng cấp trong vài ngày tới. "Họ sẽ đề nghị cải thiện quan hệ với chính phủ của Tổng thống Putin và khuyến khích giảm căng thẳng", văn phòng Thủ tướng Anh cho hay.

Anh là nước đang dẫn đầu nỗ lực ở châu Âu nhằm gây sức ép với Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Căng thẳng leo thang sau khi Mỹ và NATO cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân sát biên giới và lên kế hoạch tiến đánh nước láng giềng. Nga nhiều lần bác bỏ thông tin này và tuyên bố chúng "vô căn cứ", khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ.

Nga cũng yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine, bên cạnh loạt yêu cầu an ninh gửi tới phương Tây. Mỹ và NATO đã gửi phản hồi về các yêu cầu an ninh này, nhưng Điện Kremlin chưa đưa ra câu trả lời cuối cùng.

Các thành viên NATO ở phía đông được kết nạp sau năm 1997. Đồ họa: BBC.

Các thành viên NATO ở phía đông được kết nạp sau năm 1997. Đồ họa: BBC.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/1 tuyên bố Nga không muốn chiến tranh nhưng không cho phép ai "vùi dập hay phớt lờ lợi ích của mình". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexey Zaytsev khẳng định Nga nhiều lần tuyên bố không có ý định tấn công bất cứ ai và không chấp nhận chiến tranh với Ukraine.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Lý do Đức không gửi vũ khí cho Ukraine

Đức từ chối gửi vũ khí cho Ukraine khiến đồng minh tức giận, nhưng Berlin có lý do riêng về lịch sử cũng như chính sách đối ngoại.

Một đồng cỏ rộng lớn ở phía đông Berlin ẩn giấu những câu chuyện khủng khiếp. Khi canh tác, nông dân ở đây vẫn thường phát hiện những mảnh xương người, vũ khí hoặc những vật dụng còn sót lại của một trong những trận chiến tàn khốc nhất Thế chiến II.

Mùa xuân năm 1945, Hitler ẩn nấp trong một boongke ở Berlin, khi quân đội Đức Quốc xã dần rút lui sau những thất bại liên tiếp. Hồng quân Liên Xô tiến đánh từ phía đông thông qua đồng cỏ này, nhưng trên ngọn đồi Seelow Heights gần đó, quân Đức đã chiếm lĩnh một trận địa phòng ngự.

Một trận chiến đẫm máu đã xảy ra trên cánh đồng lầy lội. Hồng quân Liên Xô cuối cùng cũng chiếm được ngọn đồi và mở tung cánh cửa vào Berlin, nhưng khoảng 30.000 chiến sĩ đã tử trận tại đây.

Đài tưởng niệm ở Seelow Heights là nơi có thể cho thấy lịch sử chiến tranh đã hằn sâu như thế nào trong tâm trí người Đức. Cho đến nay, nỗi ám ảnh kinh hoàng từ cuộc chiến trong thế kỷ 20 vẫn ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Đức. Đây được coi là một trong những lý do khiến Đức từ chối gửi vũ khí cho Ukraine, động thái khiến các chính trị gia đồng minh và đối tác phản ứng gay gắt.

Tượng lính Hồng quân tại khu tưởng niệm trận đánh Seelow Heights ở Đức năm 1945. Ảnh: NY Times.

Tượng lính Hồng quân tại khu tưởng niệm trận đánh Seelow Heights ở Đức năm 1945. Ảnh: NY Times.

Sau Thế chiến II, Đức nhìn chung là một quốc gia theo chủ nghĩa hòa bình. Một cuộc khảo sát hàng năm cho thấy hầu hết người Đức tin đàm phán ngoại giao là cách tốt nhất để giải quyết xung đột. Quân đội Đức hiếm khi tham gia vào bất kỳ chiến dịch nào ngoài nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, dù có một số ngoại lệ gây tranh cãi như cuộc chiến ở Afghanistan.

Tuy nhiên, Đức cũng là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và Nga. Berlin luôn có những quy định rất nghiêm ngặt về chuyển giao vũ khí, ngay cả khi chính quyền cựu thủ tướng Angela Merkel đôi khi bị cáo buộc "phá lệ".

"Đức từ lâu có chính sách kiềm chế khi có xung đột quân sự xảy ra, đồng thời coi xuất khẩu vũ khí là động thái thúc đẩy hơn là kiềm chế xung đột. Chính sách lâu đời này quy định Đức không xuất khẩu vũ khí tới các vùng xung đột", Thomas Kleine-Brockhoff, thành viên Quỹ German Marshall, nói.

Đức từng phá quy tắc đó khi trang bị vũ khí cho các tay súng dân quân người Kurd chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở miền bắc Iraq. Tuy nhiên, tình hình ở Ukraine khác hẳn, theo Kleine-Brockhoff, bởi trong Thế chiến II, Đức Quốc xã đã khiến hàng triệu người Ukraine và Nga thiệt mạng.

"Xuất khẩu vũ khí tới khu vực mà Đức từng gieo đau thương chiến tranh, cung cấp vũ khí cho một bên trong vùng đất này chống lại bên còn lại là vấn đề nan giải trong cuộc tranh luận chính trị ở Đức", Kleine-Brockhoff nói.

Căng thẳng biên giới Ukraine được xem là thử thách đối với chính phủ liên minh mới của Đức. Thủ tướng Olaf Scholz, người có lẽ cho rằng Covid-19 là thách thức lớn nhất của ông, giờ đang đối mặt áp lực từ đồng minh quốc tế để thay đổi lập trường cũ.

Chính quyền liên minh ba đảng của Thủ tướng Scholz đã cam kết thực hiện chính sách đối ngoại dựa trên giá trị và thậm chí kiểm soát chặt chẽ hơn về xuất khẩu vũ khí.

Phản đối lời kêu gọi gửi vũ khí tới Kiev, thậm chí từ cả một số người trong chính phủ, Thủ tướng Scholz thay vào đó cấp ngân sách viện trợ cho Ukraine một bệnh viện dã chiến và 5.000 mũ sắt. Một thị trưởng Ukraine đã mỉa mai rằng gói viện trợ mũ sắt này của Đức là "trò đùa".

Một lý do khác khiến Berlin ngần ngại gửi vũ khí cho Ukraine là nhiều người Đức không tin rằng điều này giúp giải quyết cuộc khủng hoảng với Nga hiện nay. Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, chính trị gia đảng Xanh, cho rằng hỗ trợ tài chính hiệu quả hơn gửi vũ khí.

"Thật không thực tế khi tin rằng viện trợ vũ khí có thể xoay chuyển trạng thái mất cân bằng quân sự. Biện pháp bảo vệ tốt nhất là ngăn chặn căng thẳng leo thang. Vũ khí mạnh nhất sẽ là chúng tôi nêu quan điểm rõ ràng rằng mọi hành động gây hấn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, thống nhất với lập trường của các thành viên NATO, của Liên minh châu Âu (EU) và nhóm G7", Baerbock nói.

Thủ tướng Scholz ủng hộ cách tiếp cận dựa trên đối thoại mà người tiền nhiệm của ông theo đuổi. Bà Angela Merkel cùng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thiết lập "Bộ tứ Normandy", trong đó Đức, Pháp, Ukraine và Nga nhất trí đưa ra lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine. Berlin hy vọng một khung thỏa thuận tương tự được đưa ra với tình hình hiện tại.

Nils Schmidt, người phát ngôn của đảng Dân chủ Xã hội trong liên minh cầm quyền của Thủ tướng Scholz, nói "Pháp và Đức là những bên hòa giải và sẽ không phù hợp để một quốc gia hòa giải gửi vũ khí tới Ukraine, bởi chúng tôi đang thúc đẩy các biện pháp ngoại giao".

Lính Ukraine tham gia diễn tập ở vùng Zhytomyr, Ukraine hồi tháng 11/2021. Ảnh: Reuters.

Lính Ukraine tham gia diễn tập ở vùng Zhytomyr, Ukraine hồi tháng 11/2021. Ảnh: Reuters.

Đức có những lợi thế để theo đuổi chính sách ngoại giao như vậy. Thủ tướng Scholz có thể không có tầm ảnh hưởng với Tổng thống Nga Vladimir Putin như bà Merkel, nhưng nhờ lịch sử, mối quan hệ giữa Berlin và Moskva không giống nhiều nước phương Tây khác.

Hàng nghìn công ty của Đức đang hoạt động ở Nga. Nhiều người Đức, gồm cả thủ tướng Merkel, từng lớn ở Đông Đức và học tiếng Nga ở trường. Bà Merkel có thể thường xuyên liên lạc với Tổng thống Putin, được cho là do cả hai từng có những trải nghiệm chung về cuộc sống ở Đông Đức. Đây là điều mà các lãnh đạo khác khó có thể làm được.

Mối quan hệ kinh tế giữa hai nước có lẽ là điều gây tranh cãi nhất, đặc biệt liên quan tới đường ống dẫn Nord Stream 2, dự án có thể giúp tăng gấp đôi lượng khí đốt của Nga vào châu Âu thông qua Đức nếu nó được phê chuẩn.

Thủ tướng Scholz đang chịu áp lực hủy bỏ dự án Nord Stream 2, như một biện pháp trừng phạt với Nga. Nhiều nhà chỉ trích cho rằng Scholz không làm như vậy vì tính toán lợi ích riêng của Đức.

Đây được xem là vấn đề khó xử với chính phủ của ông Scholz. Các thành viên đảng Dân chủ Xã hội cho rằng Nord Stream 2 là dự án kinh tế tư nhân, trong khi các thành viên đảng Dân chủ Tự do trong liên minh cầm quyền nói rằng đây là vấn đề chính trị, còn đảng Xanh mong muốn từ bỏ đường ống này.

Scholz nói rằng nếu Nga động binh với Ukraine, tất cả các lựa chọn sẽ được cân nhắc, bao gồm cả dự án Nord Stream 2, nhưng không công khai đưa ra cam kết cụ thể nào.

"Sẽ khôn ngoan hơn khi thể hiện một mức độ mơ hồ chiến lược để Putin không thể tính toán được cái giá mà ông ấy phải trả nếu làm điều gì đó", Nils Schmidt, phát ngôn viên của đảng Dân chủ Xã hội, nói. "Đó là lý do tất cả lựa chọn đều được xem xét".

Khi Putin thách thức kiên nhẫn của phương Tây, Đức phải đối mặt với câu hỏi về chính sách đối ngoại né tránh xung đột của họ. Ngay từ cuối nhiệm kỳ của bà Merkel, ngày càng có nhiều lời kêu gọi Đức đảm nhận vai trò quan trọng hơn về quân sự trên trường quốc tế.

Với những du khách đến thăm Seelow Heights, tưởng tượng về trận pháo kích kinh hoàng trong trận chiến cách đây gần 80 năm, họ sẽ hiểu rằng Đức biết rõ điều gì đang bị đe dọa và cái giá của quyết định sai lầm.

Thanh Tâm (Theo BBC)

Adblock test (Why?)

Cô gái bị kẻ lạ mặt theo về tận cửa và cố tình bắn chết, cảnh sát bàng hoàng khi xem camera 30 phút trước của cả 2 ở siêu thị

Vụ án khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng khi biết lý do thật sự khiến nghi phạm đuổi theo nạn nhân và bắn nhiều phát đạn hòng lấy mạng của cô.

Theo Mirror, vụ xả súng máu lạnh diễn ra tại thành phố Coatesville, bang Pennsylvania của Mỹ khiến dư luận xôn xao. Nạn nhân là một phụ nữ (giấu danh tính) đã bị kẻ lạ mặt bám theo và bắn ngay trước cửa nhà. Sở cảnh sát Coatesville tiết lộ nghi phạm là Moenell Coleman, 26 tuổi.

Cô gái bị kẻ lạ mặt theo về tận cửa và cố tình bắn chết, cảnh sát bàng hoàng khi xem camera 30 phút trước của cả 2 ở siêu thị-1Moenell Coleman, 26 tuổi là nghi phạm trong vụ xả súng

Sau quá trình điều tra, cảnh sát xác định, thực chất cả hai có chạm mặt nhau ngẫu nhiên chỉ khoảng nửa tiếng trước khi vụ xả súng xảy ra. Camera bên trong siêu thị cho thấy cảnh nạn nhân - trong lúc không để ý - đã bị va vào Moenell Coleman, lúc ấy cũng đang mua sắm tại đó. Cô lịch sự xin lỗi anh rồi rời đi.

Tuy nhiên, dù chỉ bị va nhẹ vào người, gã đàn ông máu lạnh bắt đầu nổi đoá, chửi bới cô gái. Cảnh sát cho biết nạn nhân đã rời khỏi siêu thị nhưng hắn ta tiếp tục bám theo và buông lời chì chiết khi cô quay trở lại xe của mình.

Cô gái bị kẻ lạ mặt theo về tận cửa và cố tình bắn chết, cảnh sát bàng hoàng khi xem camera 30 phút trước của cả 2 ở siêu thị-2Cô gái bị kẻ lạ mặt theo về tận cửa và cố tình bắn chết, cảnh sát bàng hoàng khi xem camera 30 phút trước của cả 2 ở siêu thị-3
Cô lái xe chỉ một đoạn ngắn để trở về nhà nhưng nghi phạm đã nhìn thấy chỗ ở của cô, liền đi theo. Khi cô tra khóa để mở cửa, gã đàn ông này đã điên cuồng bắn nhiều phát súng hòng lấy mạng đối phương. Cảnh sát cho biết nạn nhân bị một viên đạn bắn sượt qua chân. Anh trai cô vô tình xuất hiện tại hiện trường xả súng cũng không may bị trúng đạn. Anh lập tức được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Paoli trong khi em gái được sơ cứu tại chỗ. Không ngờ chỉ vì va vào người lạ trong siêu thị, cô gái đã phải trải qua thảm cảnh kinh hoàng như vậy.

Sở cảnh sát Coatesville cho biết: "Theo kết quả của cuộc điều tra, Moenell Coleman được xác định là kẻ xả súng trong vụ phạm tội này. Hắn bị cáo buộc với hai tội danh cố ý giết người và hành hung. Nơi ở cuối cùng của Coleman ở thành phố Coatesville đã được khám xét và thu thập bằng chứng phạm tội, Coleman đã chạy trốn". Hiện cuộc săn lùng nghi phạm vẫn đang tiếp tục.

Cô gái bị kẻ lạ mặt theo về tận cửa và cố tình bắn chết, cảnh sát bàng hoàng khi xem camera 30 phút trước của cả 2 ở siêu thị-4

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/Kt19ZGSn6

Adblock test (Why?)

'Thành viên mới' của Nhà Trắng

Người phát ngôn của Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden hôm 28/1 thông báo gia đình tổng thống đã chính thức chào đón con mèo cái 2 tuổi lông ngắn có tên Willow tới Nhà Trắng.

Thành viên mới của Nhà Trắng-1Willow thuộc giống mèo trang trại, có đôi mắt màu xanh lá cây và bộ lông xám trắng. Willow lần đầu tiên lọt vào mắt xanh của đệ nhất phu nhân khi cô mèo này nhảy lên sân khấu và cắt ngang lời phát biểu của bà Jill Biden. Lúc đó, đệ nhất phu nhân dừng chân tại Pennsylvania để vận động tranh cử, theo lời người phát ngôn Michael LaRosa.

Thành viên mới của Nhà Trắng-2"Willow gây ấn tượng mạnh với tiến sĩ Biden", ông LaRosa nói. "Nhìn thấy sợi dây liên kết giữa hai bên, chủ trang trại biết rằng Willow sẽ thuộc về tiến sĩ Biden".

Thành viên mới của Nhà Trắng-3Người chủ đã đồng ý đưa cho đệ nhất phu nhân con mèo, và Willow vẫn ở với chủ cũ để đợi đến thời điểm thích hợp chuyển vào Nhà Trắng. Hồi tháng 11/2020, bà Jill Biden thông báo sau khi chồng bà, Tổng thống Joe Biden đắc cử, họ sẽ nuôi một con mèo con tại Nhà Trắng. Nhiều tháng chờ đợi trôi qua cho đến khi vào tháng 12/2021, Nhà Trắng cho biết thành viên mới sẽ đến vào tháng một.

Thành viên mới của Nhà Trắng-4Willow được đặt tên theo quê hương của đệ nhất phu nhân là Willow Grove, Pennsylvania.

Thành viên mới của Nhà Trắng-5Willow đang dần ổn định với cuộc sống mới bên trong Nhà Trắng, "với những món đồ chơi, món ăn yêu thích, cùng thật nhiều không gian để ngửi và khám phá", người phát ngôn cho hay. Thậm chí, trang NPR đánh giá Willow có phong thái rất hợp với Nhà Trắng.

Thành viên mới của Nhà Trắng-6Mèo đã không xuất hiện tại Nhà Trắng kể từ khi India, con mèo của Tổng thống George W. Bush, qua đời vào tháng 1/2009, ngay trước khi nhiệm kỳ của ông kết thúc. Trước đó, Tổng thống Bill Clinton cũng từng nuôi con mèo tên Socks tại Nhà Trắng.

Thành viên mới của Nhà Trắng-7

Stacy Cordery, giảng viên lịch sử tại Đại học Dickinson State, cho biết sở hữu chó và mèo có thể giúp tổng thống gia tăng sức hút từ công chúng vào thời điểm ông gặp khó khăn về mặt chính trị. Bà chỉ ra sự tương phản giữa ông Biden và người tiền nhiệm Donald Trump - người không nuôi thú cưng ở Nhà Trắng trong nhiệm kỳ tổng thống. “Tôi nghĩ một phần mục tiêu của họ là thể hiện hình ảnh thân thiện của Nhà Trắng", bà Cordery đề cập tới gia đình Biden.

Thành viên mới của Nhà Trắng-8

Willow nằm nghỉ trên chiếc ghế dài sau khi lang thang khắp các phòng của Nhà Trắng vào hôm 27/1. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki đùa rằng một ngày nào đó, có khả năng Willow sẽ xuất hiện tại cuộc họp giao ban hàng ngày của bà. "Cô ấy (Willow) sẽ nhận lời mời liên tục", Psaki viết trên Twitter.

Thành viên mới của Nhà Trắng-9
Hồi tháng 12/2021, Tổng thống Biden thông báo trên Twitter rằng gia đình ông đã nhận món quà Giáng sinh từ người anh trai và vợ của ông là một chú chó chăn cừu Đức. Tổng thống đặt tên cho chú chó 3 tháng tuổi này là Commander.

Thành viên mới của Nhà Trắng-10Trước đó, Tổng thống Biden có hai chú chó chăn cừu Đức khác là Major (đi phía trước) và Champ. Tuy nhiên, Champ đã qua đời vào ngày 19/6/2021 ở tuổi 13, trong khi Major từng bị gửi về quê Delaware của ông Biden để đào tạo sau hai vụ cắn người tại Nhà Trắng.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/0g7nXrbia

Adblock test (Why?)

Được cầu hôn, cô gái thử Google tên bạn trai cho vui nào ngờ đau đớn phát hiện sự thật về chiếc nhẫn, quyết trả lại tất cả

Không ngờ, chỉ vì Google tên vị hôn phu cho vui, cô gái này đã vô tình biết được sự thật động trời về anh.

Khi đã hẹn hò với một ai đó quá lâu, ta có xu hướng suy nghĩ rằng mình đã hiểu hết mọi điều về họ. Tuy nhiên, chuyện không phải lúc nào cũng đơn giản như thế. Điển hình như trong trường hợp của TikToker @hreb dưới đây. Mọi thứ xảy đến rất ngẫu nhiên, đúng như câu nói "cái kim trong bọc đến ngày cũng phải lòi ra". Nếu đâu đó vẫn còn những bí mật bị che giấu thì một lúc nào đó, bằng cách này hay cách kia, nó cũng sẽ bị lộ tẩy mà thôi.

Trong video TikTok đầy nước mắt do nữ chính đăng tải, cô chia sẻ rằng mình vừa mới được bạn trai cầu hôn. Điều ấy khiến @hreb vui mừng khôn xiết vì trước nay đối với cô, anh chính là mảnh ghép mà cô vẫn đi tìm. Tuy nhiên, niềm vui còn chưa kéo dài được bao lâu thì bị phá hoại bằng một sự việc hết sức ngẫu nhiên.

Được cầu hôn, cô gái thử Google tên bạn trai cho vui nào ngờ đau đớn phát hiện sự thật về chiếc nhẫn, quyết trả lại tất cả-1

Được cầu hôn, cô gái thử Google tên bạn trai cho vui nào ngờ đau đớn phát hiện sự thật về chiếc nhẫn, quyết trả lại tất cả-2

Cô gái khóc rưng rức khi nhớ lại câu chuyện đau lòng của mình

Hôm ấy, chỉ vì muốn giải trí và cũng có đôi chút tò mò, cô gái này đã thử Google tên bạn trai mình trên mạng. Tuy nhiên, xuất hiện trước mắt cô không phải là profile Tinder hay những bức ảnh cũ phản cảm của anh, mà là sự thật đau lòng về chiếc nhẫn cầu hôn cô vừa được nhận ít hôm trước.

Google ngẫu nhiên gợi ý một đường link dẫn tới một bài đánh giá trên mạng về chiếc nhẫn định mệnh. "Khi tôi ngẫu nhiên quyết định Google tên vị hôn phu của mình thì không ngờ thấy một bài đánh giá của một tiệm kim hoàn cho chiếc nhẫn đính hôn của tôi. Nó được viết trước khi chúng tôi gặp nhau". Khi đọc kĩ bài viết, nữ chính mới bàng hoàng phát hiện ra rằng người yêu mình thực chất đã mua chiếc nhẫn đó chỉ vài tháng trước khi hai người gặp được nhau, và người con gái đầu tiên anh định dành tặng tín vật ấy không phải là cô, mà là bạn gái cũ. Không hiểu vì lý do gì, sau khi chia tay, anh vẫn giữ lại chiếc nhẫn và rồi dùng nó để cầu hôn người yêu kế tiếp.

Trong đoạn video kể lại câu chuyện đau lòng, cô khóc rưng rức. Không quá khó hiểu cảm giác của @hreb ngay lúc này, chắc chắn nó là vết thương lòng mà rất khó để cô có thể quên được. Trong phần bình luận, cô còn nói rằng chiếc nhẫn cầu hôn - tưởng là tín vật tình yêu quý giá của họ - giờ đã không còn nữa, ẩn ý cô đã trả lại nó cho người bạn trai.

Cô gái đau lòng kể lại câu chuyện trớ trêu của mình khi Google tên vị hôn phu

Dưới phần bình luận, netizen ra sức an ủi và thể hiện sự cảm thông của với hoàn cảnh "tiến thoái lưỡng nan" mà nữ chính đang rơi vào. Đang ở trên đỉnh hạnh phúc thì giờ đây, cô bỗng phải là người đưa ra quyết định tiếp tục hay kết thúc mối quan hệ với vị hôn phu, và nếu tiếp tục liệu cô có thể tha thứ hay lại luôn bị ám ảnh về mọi chuyện?

"Chiếc nhẫn được mua cho người khác, vì vậy nếu là tôi tôi cũng có phản ứng giống bạn thôi", "Nghĩ thoáng ra đi cô gái, chiếc nhẫn cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn là tình cảm mà anh ta dành cho bạn thế nào", "Đọc được câu chuyện của bạn, tôi cũng tò mò thử Google tên bạn trai tôi, may mắn tôi không rơi vào tình huống trớ trêu như bạn", trích một số bình luận của người dùng mạng.

THEO DOANH NGHIỆP VÀ TIẾP THỊ 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/09BodICkD

Adblock test (Why?)

Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022

Trung Quốc cảnh báo nguy cơ xung đột quân sự với Mỹ vì Đài Loan

Đại sứ Trung Quốc cáo buộc Mỹ xúi giục Đài Loan đòi độc lập và cảnh báo động thái này làm tăng nguy cơ xung đột quân sự.

"Vấn đề Đài Loan là điểm nóng quan trọng nhất giữa Trung Quốc và Mỹ. Nếu chính quyền Đài Loan dưới sự xúi giục của Mỹ tiếp tục theo đuổi con đường tìm kiếm độc lập, rất có khả năng hai cường quốc Trung Quốc và Mỹ rơi vào xung đột quân sự", đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương trả lời phỏng vấn hôm 28/1.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương phát biểu ở Washington hồi tháng 8/2021. Ảnh: Xinhua.

Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương phát biểu ở Washington hồi tháng 8/2021. Ảnh: Xinhua.

Bình luận của ông Tần được đưa ra sau một loạt động thái thân mật giữa Washington và Đài Bắc. Phó lãnh đạo Đài Loan Lại Thanh Đức hôm 25/1 trò chuyện với ít nhất 17 nghị sĩ Mỹ khi quá cảnh ở nước này trên đường đến Honduras, bất chấp cảnh báo trước đó của Bắc Kinh rằng quyết định quá cảnh ở Mỹ của ông Lại sẽ vi phạm chính sách "Một Trung Quốc".

Hai ngày sau, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết bà đã trao đổi với ông Lại "về mối quan tâm chung trong khu vực". Hai người đều đến Honduras để dự lễ nhậm chức của tân Tổng thống Xiomara Castro. Đây là lần đầu tiên bà Harris và ông Lại công khai trò chuyện.

Chỉ trong tháng 11/2021, hai nhóm nghị sĩ Mỹ đã tới thăm Đài Loan, động thái mà Xavier Chang, phát ngôn viên của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, cho rằng "phản ánh tình hữu nghị vững chắc giữa Đài Loan và Mỹ". Hồi tháng 6/2021, ba thượng nghị sĩ Mỹ cũng bất ngờ thăm hòn đảo, khiến Bắc Kinh tức giận cảnh báo những hậu quả nghiêm trọng đối với cả Đài Bắc và Washington. Hồi tháng 4/2021, một cựu thượng nghị sĩ Mỹ và hai cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ hội đàm với bà Thái.

Mỹ công nhận chính sách "Một Trung Quốc", trong đó Bắc Kinh coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Tuy nhiên, Washington vẫn cam kết giúp hòn đảo duy trì quyền tự chủ, theo Đạo luật Quan hệ với Đài Loan năm 1979, và là nhà cung cấp vũ khí chính.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 28/1, đại sứ Tần Cương cho biết Trung Quốc sẽ cố gắng hết sức để "thống nhất trong hòa bình", nhưng cáo buộc giới chức Đài Loan "đang hướng đến độc lập dưới sự xúi giục của Mỹ". "Vì vậy, Trung Quốc sẽ không cam kết từ bỏ các công cụ không hòa bình để thống nhất", ông nói.

Ánh Ngọc (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)

Mỹ điều thêm quân tới Đông Âu

Tổng thống Biden cho biết sẽ sớm điều lượng nhỏ binh sĩ Mỹ tới Đông Âu để tăng cường hiện diện của NATO tại đây.

"Tôi sẽ điều quân tới Đông Âu và các nước NATO trong thời gian tới, không quá nhiều", Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết trong bài phát biểu tại thủ đô Washington ngày 28/1 sau chuyến thăm bang Philadelphia.

Mỹ đã triển khai hành chục nghìn binh sĩ ở Tây Âu, song Lầu Năm Góc đang thảo luận về khả năng điều một lượng nhỏ quân tiếp viện tới sườn phía đông của NATO trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby cho biết 8.500 binh sĩ Mỹ đang trong tình trạng báo động cao độ và sẵn sàng triển khai để hỗ trợ NATO.

Lầu Năm Góc ngày 27/1 cho biết 5 căn cứ phát báo động và sẵn sàng triển khai đến châu Âu để đối phó đợt điều quân của Nga. Các căn cứ này bao gồm Fort Bragg, Fort Campbell, Fort Hood, Fort Carson và căn cứ hỗn hợp Lewis-McChord, Kirby nói.

Xe tăng Mỹ tham gia diễn tập với lực lượng Ba Lan tại thao trường Bemowo Piskie tháng 7/2019. Ảnh: US Army.

Xe tăng Mỹ tham gia diễn tập với lực lượng Ba Lan tại thao trường Bemowo Piskie tháng 7/2019. Ảnh: US Army.

Trong cuộc họp báo hồi tuần trước, Biden cảnh báo chiến dịch tiến đánh Ukraine sẽ gây ra hậu quả ngược lại với mục tiêu của Nga, đồng thời cho biết Mỹ khi đó sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở các nước thành viên NATO như Ba Lan và Romania.

Căng thẳng leo thang sau khi Mỹ và NATO cáo buộc Nga tập trung hơn 100.000 quân sát biên giới và lên kế hoạch tiến đánh nước láng giềng. Nga nhiều lần bác bỏ thông tin này và tuyên bố chúng "vô căn cứ", khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ. Nga cũng yêu cầu NATO không kết nạp Ukraine.

Phái đoàn Nga và Ukraine hội đàm tại Paris, Pháp ngày 26/1 cùng đại diện của nước sở tại và Đức. Sau cuộc hội đàm, hai bên thống nhất duy trì lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine, nơi các lực lượng chính phủ đối đầu phe ly khai từ năm 2014. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi kết quả của cuộc hội đàm và ý định tiếp tục đàm phán trong hai tuần tới ở Berlin, Đức.

Các quốc gia ở sườn đông NATO gia nhập sau năm 1997. Đồ họa: BBC.

Các quốc gia ở sườn đông NATO gia nhập sau năm 1997. Đồ họa: BBC.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/1 tuyên bố Nga không muốn chiến tranh nhưng không cho phép ai "vùi dập hay phớt lờ lợi ích của mình". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexey Zaytsev khẳng định Nga nhiều lần tuyên bố không có ý định tấn công bất cứ ai và không chấp nhận chiến tranh với Ukraine.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Quân đội Ukraine tập luyện với vũ khí Anh

Các binh sĩ Ukraine tập luyện với vũ khí chống tăng Anh vừa chuyển giao, một phần trong nỗ lực hỗ trợ Kiev phòng thủ trước Moskva.

"Chỉ cần bắn một lượt là đủ để tiêu diệt hoàn toàn phương tiện của đối phương", binh sĩ Ukraine Zinovy Luzhansky, trong trang phục lông vũ màu đen trắng để ngụy trang vào mùa đông, đề cập đến các tên lửa chống tăng do Anh cung cấp trong buổi tập tại khu huấn luyện quân sự phía tây đất nước hôm 28/1.

"Nhiệm vụ chiến đấu chống lại Nga sẽ bớt khó khăn hơn nhiều, bởi vũ khí này có thể dễ dàng tiêu diệt mọi loại phương tiện quân sự bọc thép của đối phương", Luzhansky đánh giá.

Một binh sĩ Ukraine vác vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo (NLAW) do Anh cung cấp trong cuộc diễn tập tại vùng Lviv hôm 28/1. Ảnh: Reuters.

Một binh sĩ Ukraine vác vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo (NLAW) do Anh cung cấp trong cuộc diễn tập tại vùng Lviv hôm 28/1. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace gần đây cho biết họ đã cung cấp "những hệ thống vũ khí hạng nhẹ, chuyên chống tăng thiết giáp và mang tính phòng thủ" để giúp Ukraine tự vệ trong trường hợp bị Nga tấn công. Giới chuyên gia cũng đánh giá lô hàng gồm khoảng 2.000 tên lửa chống tăng mà Anh chuyển cho Ukraine sẽ gây thêm khó khăn đáng kể cho Nga.

Những năm qua, Anh cũng đã giúp Ukraine củng cố quân đội thông qua chương trình huấn luyện có tên Chiến dịch Orbital, bắt đầu từ năm 2015 và đã huấn luyện khoảng 22.000 binh sĩ Ukraine về các kỹ năng y tế, tháo gỡ mìn và chiến thuật bộ binh, trong đó có ứng phó lính bắn tỉa.

Anh và Mỹ trong tháng này đã tăng cường giao vũ khí cho Ukraine, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang. Phương Tây cáo buộc Nga điều khoảng 100.000 binh sĩ tiến sát biên giới Ukraine với kế hoạch tiến đánh nước này, trong khi Moskva nhiều lần phủ nhận và khẳng định họ chỉ nhằm mục đích tự vệ.

Tuy nhiên, Anh và Mỹ cũng khiến Ukraine bất bình khi rút bớt nhân viên ngoại giao tại nước này, động thái mà Kiev cho rằng quá vội vàng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 28/1 cho biết ông không loại trừ khả năng bùng phát cuộc chiến toàn diện với Nga, nhưng cáo buộc Mỹ và truyền thông gây ra hoảng loạn và tổn hại nền kinh tế, trong khi "không có xe tăng nào trên đường phố".

Bình luận của Zelensky đưa ra sau khi người đồng cấp Nga Vladimir Putin cho biết Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chưa giải quyết những yêu cầu an ninh của Điện Kremlin, trong đó có ngăn Ukraine gia nhập NATO. Tuy nhiên, Putin cho biết Moskva sẵn sàng tiếp tục đối thoại.

Ánh Ngọc (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Ukraine kêu gọi phương Tây tránh tạo ra hoảng loạn về Nga

Tổng thống Zelensky kêu gọi phương Tây tránh tạo ra cơn hoảng loạn khi đối mặt đợt tăng cường lực lượng của quân đội Nga gần biên giới Ukraine.

"Chúng tôi không cần cơn hoảng loạn này", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói trong cuộc họp báo ngày 28/1. Zelensky cho biết ổn định nền kinh tế vốn bị suy thoái của Ukraine là điều cần thiết, đồng thời khẳng định không thấy hiện tại có mối đe dọa nào lớn hơn đợt Nga điều lực lượng đến gần biên giới vào mùa xuân năm ngoái.

"Thậm chí có những tín hiệu từ lãnh đạo đáng kính của các quốc gia, họ nói rằng ngày mai xảy ra chiến tranh. Đó là cơn hoảng loạn, đất nước chúng ta sẽ phải trả giá bao nhiêu cho nó?", Tổng thống Zelensky cho biết. "Rủi ro lớn nhất với Ukraine là bất ổn trong nước".

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ở thủ đô Kiev ngày 28/1. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo ở thủ đô Kiev ngày 28/1. Ảnh: Reuters.

Lời kêu gọi của Zelensky được cho là nỗ lực xoa dịu căng thẳng trong bối cảnh một số đồng minh phương Tây, đứng đầu là Mỹ, cảnh báo Nga có thể lên kế hoạch tiến đánh Ukraine. Phương Tây cho rằng Nga đã triển khai hơn 100.000 lính và thiết giáp hạng nặng dọc theo biên giới với Ukraine, đồng thời de dọa trừng phạt nặng nếu Moskva phát động tấn công.

Phái đoàn Nga và Ukraine hội đàm tại Paris, Pháp ngày 26/1 cùng đại diện của nước sở tại và Đức. Sau cuộc hội đàm, hai bên thống nhất duy trì lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine, nơi các lực lượng chính phủ đối đầu phe ly khai từ năm 2014. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi kết quả của cuộc hội đàm và ý định tiếp tục đàm phán trong hai tuần tới ở Berlin, Đức.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov ngày 28/1 tuyên bố Nga không muốn chiến tranh nhưng không cho phép ai "vùi dập hay phớt lờ lợi ích của mình". Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Alexey Zaytsev khẳng định Nga nhiều lần tuyên bố không có ý định tấn công bất cứ ai và không chấp nhận chiến tranh với Ukraine.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Trung Quốc trước nguy cơ quá tự tin

Dư luận Trung Quốc đang tràn đầy tự tin về sức mạnh quốc gia, nhưng giới chuyên gia cảnh báo tự tin thái quá sẽ ảnh hưởng tới phát triển.

Ủy ban Thống kế Quốc gia Trung Quốc đầu tháng 1 công bố báo cáo cho thấy GDP nước này tăng trưởng 8,1% trong năm 2021, tương đương 80% nền kinh tế Mỹ nếu tính theo đồng đôla.

Số liệu này dường như củng cố nhận định của Jin Canrong, giáo sư Đại học Nhân dân Trung Quốc kiêm phó hiệu trưởng Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc đại học này, rằng Trung Quốc sẽ bắt kịp Mỹ về GDP vào năm 2025, sau đó vượt vào năm 2035 về năng lực công nghệ và khoa học.

Nhưng một báo cáo khác gần đây hơn cho thấy GDP Trung Quốc chỉ tăng trưởng 4% trong quý IV năm 2021. "Với tốc độ suy giảm kinh tế nghiêm trọng mà chúng ta đang thấy, ngày Trung Quốc vượt Mỹ càng xa vời hơn", Yan Xuetong, giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Đại học Thanh Hoa, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo trong một bài giảng gần đây về những định kiến của sinh viên ngày nay.

Yan cho rằng những sinh viên Trung Quốc sinh sau năm 2000 "thường có xu hướng tự tin thái quá, cho rằng các quốc gia khác yếu kém hơn, nhìn nhận quan hệ quốc tế qua lăng kính mơ mộng và tin rằng mục tiêu chính sách đối ngoại của nước nhà có thể đạt được một cách dễ dàng".

"Họ nghĩ các giá trị phổ quát của nhân loại như hòa bình, đạo đức, công bằng và công lý đều là truyền thống vốn có của Trung Quốc. Họ cho rằng chỉ có Trung Quốc là chính nghĩa, còn các nước khác, đặc biệt là phương Tây, đều xấu xa", Yan nói.

Cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Học giả Đại học Thanh Hoa cho rằng tác động của những ý kiến cực đoan này rất nghiêm trọng, khiến sinh viên tin vào cả những "thuyết âm mưu" vô căn cứ mà người nổi tiếng trên mạng chia sẻ.

Yan là học giả hàng đầu về chủ nghĩa hiện thực của Trung Quốc. Cách đây một thập kỷ, ông từng tuyên bố nguyên tắc "giấu mình chờ thời" trong chính sách đối ngoại của Đặng Tiểu Bình đã lỗi thời và dự đoán đúng căng thẳng ngày càng tăng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Chủ tịch Tập Cận Bình khi đó vừa trở thành lãnh đạo Trung Quốc. Với nhận định của mình, Yan nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Nhưng ngay cả người từng ủng hộ lập trường cứng rắn với Mỹ như Yan giờ cũng tin rằng xu hướng tự tin hiện tại của Trung Quốc hơi quá mức.

Chỉ một năm trước, thái độ tự tin mới hình thành của Trung Quốc được xem là điều tích cực. Trung Quốc đã quảng bá họ là quốc gia duy nhất có thể ngăn chặn thành công Covid-19 và phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Giáo sư Jin Canrong thậm chí còn dự đoán rằng không chỉ bắt kịp Mỹ về GDP và năng lực khoa học công nghệ, Trung Quốc cũng có thể thể hiện rõ rệt sức mạnh quân sự ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương vào năm 2035.

Theo Jin, Mỹ sẽ không thể bắt kịp Trung Quốc về năng lực sản xuất và Bắc Kinh sẽ vượt Washington về sức mạnh quốc gia toàn diện, kéo theo ảnh hưởng quốc tế lớn hơn. Những nhận định này được đưa ra khoảng một tháng trước khi các nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ và Trung Quốc gặp nhau ở Alaska hồi tháng 3/2021.

Cơ sở cho sự tự tin của Jin là nền kinh tế Mỹ bị đình trệ, với một số nhà phân tích cho rằng Washington đã thất bại trong ứng phó đại dịch. Một số khác cho rằng sức mạnh quốc gia Mỹ cũng đang suy giảm. Ông Tập nhiều lần nhấn mạnh "tự tin" vào mô hình điều hành hiện nay của Trung Quốc ưu việt hơn phương Tây.

Sau thất bại trong phản ứng đầu tiên với Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc áp dụng chiến lược "Không Covid" nghiêm ngặt. Vào nửa cuối năm 2020, Trung Quốc tin rằng đã ngăn chặn virus thành công.

Khi nền kinh tế phục hồi nhanh chóng cho đến nửa đầu năm 2021, còn các nền kinh tế phương Tây sa sút, Trung Quốc càng trở nên tự tin hơn. Nghị quyết lịch sử được đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua hồi tháng 11/2021, "kinh nghiệm và thành công" trong chiến lược Không Covid được coi là thành tựu chính trị của ông Tập.

Nhưng tháng này, tình hình dường như trở nên tồi tệ hơn. Ngày 15/1, thủ đô Bắc Kinh lần đầu ghi nhận ca nhiễm Omicron đầu tiên. Ngày 17/1, truyền thông cho biết tỷ lệ sinh ở Trung Quốc giảm năm thứ năm liên tiếp và xuống mức thấp nhất kể từ năm 1949.

Áp lực lớn sẽ đè nặng lên nền kinh tế Trung Quốc bắt đầu từ quý đầu tiên năm 2022. Một số chuyên gia kinh tế cho rằng dù họ hy vọng tình hình sẽ khởi sắc trong nửa cuối năm nay, nền kinh tế Trung Quốc sẽ khó đạt được mức tăng trưởng 5%.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng 5/2019. Ảnh: Reuters.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh hồi tháng 5/2019. Ảnh: Reuters.

Hồi cuối năm 2021, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản (JCER) dự đoán GDP Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2033, muộn hơn 5 năm so với dự báo trước đó. Chỉ một năm trước, JCER dự đoán Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2028.

JCER viện dẫn hai yếu tố: tăng trưởng năng suất giảm do quy định khắt khe hơn của chính phủ Trung Quốc đối với các công ty tư nhân và tình trạng thiếu lao động do dân số giảm trong thời gian dài.

Katsuji Nakazawa, nhà phân tích của Nikkei Asia, cho rằng các quan chức cấp cao và cả người dân bình thường của Trung Quốc đang rơi vào tình trạng quá tự tin, làm lu mờ những nhận định khách quan.

Thông tin về suy giảm kinh tế của Trung Quốc trong quý IV năm 2021 được đưa ra cùng ngày Chủ tịch Tập Cận Bình có bài phát biểu qua video tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

"Thay đổi trong môi trường kinh tế nội địa và quốc tế đã mang tới áp lực to lớn, nhưng chúng tôi tin tưởng vào nền kinh tế tương lai của Trung Quốc", ông Tập nói.

"Niềm tin của ông Tập liệu có khác với thái độ tự tin thái quá hay không? Liệu nó có dẫn tới những điều chính chính sách linh hoạt không? Còn quá sớm để trả lời", Nakazawa viết.

Thanh Tâm (Theo Nikkei Asia)

Adblock test (Why?)

Kiên quyết ly hôn chồng vũ phu sau 14 năm chịu đựng, vợ trở về nhà dọn đồ không ngờ rơi vào bẫy chết người không thể ngờ

Nạn nhân sợ hãi đến nỗi phải khóa tất cả các tài khoản mạng xã hội để không bị theo dõi.

Theo Daily Star, vụ việc kinh hoàng diễn ra tại khu phố Rio do Ouro thuộc thành phố Sao Goncalo, bang Rio de Janeiro, Brazil. Nạn nhân là cô Bruna Araujo de Souza (31 tuổi), còn hung thủ chính là gã chồng bạc ác Haroldo da Silva Amorim (41 tuổi).

Gia đình của Bruna Araujo de Souza cho rằng người chồng 41 tuổi của cô là đã dụ cô vào "cái bẫy" thâm độc trước khi lấy mạng cô.

Kiên quyết ly hôn chồng vũ phu sau 14 năm chịu đựng, vợ trở về nhà dọn đồ không ngờ rơi vào bẫy chết người không thể ngờ-1Bruna Araujo de Souza bị chồng đánh bằng búa tạ và sau đó bị bắn chết.

Được biết, cặp đôi đã kết hôn được 14 năm và có với nhau 2 cô con gái 12 tuổi, 17 tuổi. Gần đây, Bruna quyết định rời bỏ cuộc hôn nhân đầy bạo lực vì thường xuyên bị chồng hành hung và thậm chí dùng dao đe dọa giết chết. Sau thời gian dài chịu đựng, cô quyết định trở về với gia đình mẹ đẻ ở Inoa, Marcia, Brazil, trước khi đệ đơn ly hôn lên tòa án.

Bruna kể với gia đình rằng cô sợ chồng sẽ giết chết mình và đứa con gái 17 tuổi. Chồng của nạn nhân cũng đã nhiều lần đe dọa bắn chết vợ và con gái. Nạn nhân sợ hãi đến nỗi phải khóa tất cả các tài khoản mạng xã hội để không bị theo dõi.

Kiên quyết ly hôn chồng vũ phu sau 14 năm chịu đựng, vợ trở về nhà dọn đồ không ngờ rơi vào bẫy chết người không thể ngờ-2Hung khí gây án.

Vào ngày 13 tháng 1 gần đây, tên Haroldo được cho là đã yêu cầu vợ phải về nhà riêng của họ ở khu phố Rio do Ouro của thành phố Sao Goncalo ở Rio de Janeiro, để mang hết đồ của cô đi. Anh ta nói với vợ rằng anh ta sẽ ra ngoài đi làm khi cô trở về nhà. Gia đình của nạn nhân nói với lực lượng cảnh sát Pragmatismo Politico rằng người đàn ông đã giăng bẫy để giết bằng được Bruna.

Khi Bruna về đến nhà, Haroldo đã chờ sẵn ở đó và còn thủ sẵn vũ khí. Gia đình nạn nhân cho rằng người đàn ông đã bán xe để có tiền mua 2 khẩu súng làm hung khí giết người.

Daily Star đưa tin, Haroldo tấn công Bruna bằng một cái búa. Sau khi đánh vợ đến bất tỉnh, hắn tiếp tục dùng súng bắn chết vợ. 

Sau khi thực hiện hành vi giết người, tên này đã trộm một chiếc ô tô và lái đến cầu Rio-Niteroi. Hắn dừng lại trên cây cầu bắc qua Vịnh Guanabara nối liền Rio de Janeiro và Niteroi, và nhảy từ trên cầu xuống.

Kiên quyết ly hôn chồng vũ phu sau 14 năm chịu đựng, vợ trở về nhà dọn đồ không ngờ rơi vào bẫy chết người không thể ngờ-3
Gia đình nạn nhân nói với truyền thông địa phương rằng cô đã trải qua những ngày hạnh phúc nhất sau khi ly thân với người bạn đời vũ phu.

Khi được cứu lên khỏi mặt nước, hắn vẫn còn dấu hiệu sự sống. Tuy nhiên, sau khi được đưa đến bệnh viện, hắn đã tử vong vì vết thương quá nặng.

Nạn nhân Bruna từng là cố vấn giao thông tại Sở Giao thông Maricá trước khi qua đời, để lại 2 con gái còn đang tuổi lớn. Gia đình cô nói với truyền thông địa phương rằng cô đã trải qua những ngày hạnh phúc nhất sau khi ly thân với người bạn đời vũ phu.

Cảnh sát dân sự Brazil đã tiến hành một cuộc điều tra về vụ việc.

Theo Pháp luật và bạn đọc
 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3u9wcqf

Adblock test (Why?)