Thứ Năm, 30 tháng 6, 2022

Thổ Nhĩ Kỳ lại cảnh báo chặn Phần Lan, Thụy Điển vào NATO

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo vẫn có thể chặn tiến trình gia nhập NATO của Phần Lan, Thụy Điển nếu họ không đáp ứng kỳ vọng của Ankara.

Phát biểu tại ngày cuối hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha hôm 30/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói rằng thỏa thuận 10 điều khoản với hai quốc gia Bắc Âu là chiến thắng đối với Ankara và giải quyết tất cả những vấn đề "nhạy cảm" giữa họ.

Tuy nhiên, ông cảnh báo nếu hai quốc gia Bắc Âu không thực hiện cam kết, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có thể từ chối phê chuẩn thỏa thuận.

"Thỏa thuận này sẽ không có hiệu lực nếu chúng tôi không thông qua tại quốc hội", ông Erdogan nói. "Trước hết, Thụy ĐiểnPhần Lan phải hoàn thành nhiệm vụ của họ và những nhiệm vụ đó đã được ghi trong văn bản thỏa thuận. Nếu họ không thực hiện cam kết, tất nhiên chúng tôi cũng không đời nào trình lên quốc hội".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại ngày cuối hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nga hôm 30/6. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nga hôm 30/6. Ảnh: Reuters.

Việc gia nhập NATO phải được sự chấp thuận chính thức của toàn bộ 30 quốc gia thành viên, đồng nghĩa mỗi thành viên đều có quyền chặn kết nạp thành viên mới.

Ông Erdogan đặc biệt nhấn mạnh việc Thụy Điển và Phần Lan phải đáp ứng yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về dẫn độ 33 nghi phạm khủng bố liên kết với đảng Công nhân người Kurd (PKK) hoặc là thành viên nhóm của giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen.

PKK là tổ chức nổi dậy chống lại nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ năm 1984 và bị Thổ Nhĩ Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) cùng Mỹ đưa vào danh sách đen. Trong khi đó, Ankara cáo buộc giáo sĩ Gulen tham gia âm mưu đảo chính bất thành vào năm 2016, nhưng giáo sĩ này bác bỏ và sống lưu vong tại Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ hôm 28/6 rút lại việc phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sau thỏa thuận ba bên và sau cuộc gặp giữa ông Erdogan với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Hai nước Bắc Âu cũng nhất trí dỡ bỏ lệnh cấm vận chuyển giao vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ, vốn được áp đặt để đáp trả cuộc tấn công quân sự của Ankara vào Syria năm 2019.

Thụy Điển và Phần Lan hồi tháng 5 nộp đơn gia nhập NATO, động thái được đánh giá là bước ngoặt khi kết thúc nhiều thập kỷ duy trì vị thế trung lập của hai quốc gia Bắc Âu.

Tổng thống Erdogan khi đó kiên quyết từ chối bật đèn xanh cho đơn xin gia nhập của hai nước Bắc Âu, bất chấp lời kêu gọi từ các đồng minh NATO, do Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc Phần Lan, và đặc biệt là Thụy Điển, cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho các nhóm người Kurd bị Ankara xem là khủng bố.

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Đồ họa: Statista

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Đồ họa: Statista.

Huyền Lê (Theo Guardian, CNN)

Adblock test (Why?)

NATO nỗ lực phát thông điệp đối đầu Nga

Tăng cường lực lượng ở sườn đông và thúc đẩy kết nạp Phần Lan, Thụy Điển, NATO muốn gửi thông điệp rằng liên minh vẫn thống nhất trong mặt trận chống Nga.

Đối mặt áp lực tìm cách mới để đối đầu với Nga giữa khủng hoảng Ukraine, Tổng thống Mỹ Joe Biden và đồng minh NATO hôm 29/6 thông báo tăng cường hiện diện mạnh mẽ ở sườn đông châu Âu và chào đón Phần Lan, Thụy Điển sớm trở thành thành viên liên minh.

"Khi Tổng thống Nga Vladimir Putin phá vỡ hòa bình ở châu Âu và tấn công trật tự dựa trên nguyên tắc, Mỹ và các đồng minh sẽ đứng lên. Chúng tôi đang cho thấy NATO cần thiết hơn bao giờ hết và liên minh vẫn quan trọng như trước đây", ông Biden nói.

Tổng thư ký Jens Stoltenberg cho biết sự hồi sinh và mở rộng của NATO sau nhiều năm trở nên mờ nhạt cho thấy chiến dịch quân sự ở Ukraine đang đi ngược lại mục tiêu mà ông Putin tìm kiếm là làm suy giảm sức mạnh của liên minh.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid ngày 30/6. Ảnh: AFP.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid ngày 30/6. Ảnh: AFP.

Mỹ và đồng minh đang tìm kiếm những cách mới để chứng tỏ quyết tâm hỗ trợ Ukraine và đối đầu với Nga sẽ không suy yếu, bất chấp đà tiến gần đây của Moskva trên chiến trường và sức ép kinh tế trong nước ngày càng tăng với Washington cùng các nước phương Tây. Họ nhận thức rõ rằng chiến tranh có thể kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm và tác động địa chính trị cuối cùng của nó chưa rõ ràng.

Các động thái quân sự mới của Mỹ gồm thiết lập sở chỉ huy thường trực cho Quân đoàn 5 ở Ba Lan, động thái mà ông Putin từ lâu phản đối, cũng như bổ sung các lữ đoàn trực chiến luân phiên đến Romania, tăng cường triển khai lực lượng đến khu vực Baltic, tăng số lượng tàu khu trục tại Rota, Tây Ban Nha từ 4 lên 6, bổ sung hai phi đội F-35 cho Anh.

Liên minh cũng lần đầu tiên công bố khái niệm chiến lược mới kể từ năm 2010. Khái niệm chiến lược trước đây gọi Nga là "đối tác chiến lược" và hoàn toàn không đề cập tới Trung Quốc, trong khi khái niệm hiện tại đề cập tới cả hai.

Quan chức Nhà Trắng cho biết việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO sau nhiều năm trung lập cũng như liên minh tăng cường sức mạnh ở châu Âu nhấn mạnh quyết tâm và ảnh hưởng ngày càng lớn của khối.

Chỉ vài năm trước, nhiều thành viên NATO, trong đó có những nước giàu như Đức, từ chối chi 2% GDP cho quốc phòng như nhiều đồng minh khác. Một số người, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và cựu tổng thống Mỹ Donald Trump, đã bày tỏ hoài nghi về sức mạnh và mục đích của NATO. Nhưng xung đột Ukraine đã thay đổi tất cả.

Các thông báo hôm 29/6 cũng được xem là khoảng nghỉ sau những căng thẳng, lục đục gần đây giữa các đồng minh NATO. Tại hội nghị thượng đỉnh G7 đầu tuần này, các lãnh đạo không thể thống nhất về chi tiết thỏa thuận áp đặt trần giá dầu Nga. Bất đồng cũng đã xuất hiện giữa một số nước NATO về cách chấm dứt xung đột Ukraine và cách hỗ trợ những quốc gia khó khăn giữa lúc nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn.

Phát biểu qua video gửi tới lãnh đạo NATO tại thượng đỉnh G7 hôm 27/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky yêu cầu hỗ trợ thêm về kinh tế và quân sự, cũng như kêu gọi chấm dứt xung đột vào mùa đông, khi lo ngại thời tiết có thể dẫn tới tình trạng bế tắc kéo dài trên chiến trường.

Bước đột phá lớn xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh NATO là việc Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý cho Phần Lan và Thụy Điển bắt đầu tiến trình gia nhập liên minh. Giống tất cả đồng minh NATO, Thổ Nhĩ Kỳ có quyền phủ quyết kết nạp thành viên mới và từng phản đối hai nước Bắc Âu gia nhập.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid hôm 29/6. Ảnh: NY Times.

Từ trái qua phải: Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid hôm 29/6. Ảnh: NY Times.

Tuy nhiên, không rõ Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được những nhượng bộ nào để đồng ý cho Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh. Trả lời báo giới ngày 28/6, một quan chức cấp cao cho biết Thổ Nhĩ Kỳ không yêu cầu Mỹ thực hiện bất kỳ hành động cụ thể nào.

"Tôi muốn cảm ơn những gì các bạn đã làm để thống nhất về vấn đề Phần Lan và Thụy Điển, cũng như những nỗ lực đáng ngạc nhiên để cố gắng giải phóng ngũ cốc Ukraine và Nga", ông Biden nói với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan.

Quan chức Nhà Trắng cho biết dù ông Biden không cố gắng can thiệp sâu vào cuộc đàm phán giữa Thổ Nhĩ Kỳ và hai nước Bắc Âu, ông đã nỗ lực phía sau hậu trường để thúc đẩy thỏa thuận cuối cùng.

Trong cuộc điện đàm sáng 28/6 với ông Erdogan trước cuộc gặp trực tiếp của lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ với Phần Lan và Thụy Điển, ông Biden nói với Tổng thống Erdogan rằng việc hoàn tất thỏa thuận với hai nước Bắc Âu trước khai mạc thượng đỉnh NATO sẽ tạo ra "cơ hội rất tốt" cho hai lãnh đạo khi gặp mặt trực tiếp.

Giới chức Mỹ lưu ý ông Biden đã nhận ra môi trường an ninh châu Âu thay đổi ngay khi Moskva tập trung quân dọc biên giới Nga. Vào tháng 12 năm ngoái, Tổng thống Mỹ đã liên hệ với Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto để bắt đầu các cuộc thảo luận về khả năng hai nước Bắc Âu gia nhập NATO.

Bất chấp phản đối gay gắt của ông Putin về ý tưởng này, Tổng thống Mỹ và Phần Lan tiếp tục thảo luận vào tháng 1 năm nay. Sau đó, ông Biden mời lãnh đạo Phần Lan tới Nhà Trắng để thảo luận chi tiết hơn. Trong cuộc trao đổi ở Phòng Bầu dục, hai lãnh đạo gọi điện cho Thủ tướng Thụy Điển Magdalena Andersson để tiếp tục thảo luận cùng bà.

"Đây rõ ràng là một phát súng mạnh mẽ về quan điểm đoàn kết của đồng minh và cũng là thời khắc lịch sử đối với liên minh. Hai quốc gia trung lập lựa chọn gia nhập NATO và được liên minh hoan nghênh", một quan chức cấp cao Mỹ cho hay.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Madrid hôm 29/6. Ảnh: Yonhap.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa gặp Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Madrid hôm 29/6. Ảnh: Yonhap.

Hội nghị thượng đỉnh ở Madrid cũng đánh dấu lần đầu tiên các lãnh đạo của 4 nước châu Á, gồm Australia, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc, tham gia sự kiện, báo hiệu liên minh vẫn chú trọng tới vấn đề châu Á giữa khủng hoảng Ukraine.

Tổng thống Mỹ, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã gặp riêng bên lề hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về Triều Tiên, theo Nhà Trắng. Hai lãnh đạo châu Á cũng tham gia các cuộc thảo luận rộng hơn về xung đột Ukraine với an ninh toàn cầu, gồm cả khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Nhiều quốc gia châu Á lo ngại nếu Nga kiểm soát thành công Ukraine, Moskva có thể khuyến khích Bắc Kinh có những hành động quyết liệt hơn trong khu vực, đặc biệt là với đảo Đài Loan.

"Nhật Bản rất lo ngại với những gì đang diễn ra ở Ukraine. Và nó không chỉ là vấn đề của các nước châu Âu", Koichiro Matsumoto, phó thư ký nội các Nhật Bản, nói.

Quan chức Nhật Bản thêm rằng Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ xung đột Ukraine và nghiên cứu tác động của nó.

"Chúng tôi đã nói rõ ràng trong hội nghị thượng đỉnh G7 rằng không nên để bất kỳ nước nào rút ra bài học sai lầm từ xung đột Ukraine", Matsumoto nói. "Chúng tôi phải giữ vững lập trường và áp đặt mức trừng phạt tối đa mà chúng tôi có thể nhất trí".

Thanh Tâm (Theo Washington Post)

Adblock test (Why?)

Thái Lan điều tiêm kích chặn máy bay Myanmar

Thái Lan điều động hai chiến đấu cơ F-16 xuất kích sau khi một máy bay phản lực của Myanmar xâm nhập không phận.

Không quân Hoàng gia Thái Lan hôm nay cho biết hai tiêm kích F-16 được triển khai sau khi "một máy bay không xác định xâm nhập không phận" ở tỉnh Tak, miền tây nước này, giáp biên giới Myamnar. Máy bay Myanmar sau đó biến mất khỏi màn hình radar giám sát của không quân Thái Lan.

Tùy viên quân sự Thái Lan tại Yangon đã được yêu cầu phối hợp cùng các cơ quan liên quan của Myanmar để gửi cảnh báo và tìm biện pháp ngăn chặn những sự cố tương tự trong tương lai.

Một quan chức ở tỉnh Tak nói rằng "một số viên đạn" đã được bắn qua biên giới và rơi trên lãnh thổ Thái Lan trong cuộc giao tranh ở Myanmar hôm 29/6. "Chúng tôi đã gửi một thông điệp cảnh báo tới Myanmar hôm qua và hôm nay", quan chức giấu tên cho hay.

Một máy bay của Myanmar xuất hiện ở huyện Phop Phra, tỉnh Tak, Thái Lan hôm 30/4. Ảnh: Reuters.

Máy bay của Myanmar xuất hiện ở huyện Phop Phra, tỉnh Tak, Thái Lan hôm 30/6. Ảnh: Reuters.

Kể từ khi chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi bị lật đổ, hàng nghìn người Myanmar đã chạy sang Thái Lan để tị nạn. Giới chức tỉnh Tak đã cung cấp chỗ ở và thực phẩm cơ bản cho khoảng 300 người Myanmar chạy qua biên giới.

Quân đội Myanmar gần đây đã tiến hành các cuộc không kích và pháo kích trong 5 ngày "giao tranh ác liệt" ở bang Kayin, giáp tỉnh Tak, theo Saw Nerdah Mya, thành viên Tổ chức Phòng vệ Quốc gia Karen, một trong số các nhóm vũ trang chống lại lực lượng an ninh nước này.

Các cuộc đụng độ xảy ra trong bối cảnh Ngoại trưởng Cambodia kiêm đặc phái viên ASEAN Prak Sokhonn tới thăm Myanmar trong 5 ngày nhằm nỗ lực khôi phục quan hệ ngoại giao đang bị đình trệ giữa quân đội chính phủ và phe nổi dậy. Không có thông tin chi tiết về việc ông gặp ai, nhưng chính quyền quân sự cho biết ông không được phép tiếp xúc với bà Suu Kyi, người vừa bị chuyển từ hình thức quản thúc tại gia sang biệt giam vào tuần trước.

Gần 700.000 người đã buộc phải sơ tán kể từ khi chính quyền của bà Suu Kyi bị lật đổ vào năm ngoái, theo thống kê của Liên Hợp Quốc hồi tháng 5.

Thanh Tâm (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Ukraine cắt quan hệ ngoại giao với Syria

Ukraine thông báo cắt quan hệ ngoại giao với Syria sau khi Damascus công nhận độc lập của hai vùng ly khai Donetsk và Lugansk.

Bộ Ngoại giao Ukraine hôm nay "lên án mạnh mẽ" quyết định của Syria công nhận độc lập của hai khu vực ly khai ở Donetsk và Lugansk, thuộc vùng Donbass, miền đông nước này.

"Chúng tôi coi quyết định này là hành động không thân thiện chống lại Ukraine, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước chúng tôi, vi phạm nghiêm trọng luật pháp Ukraine, Hiến chương Liên Hợp Quốc, cũng như các chuẩn mực và nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế", thông báo của Bộ Ngoại giao Ukraine có đoạn.

Syria chưa bình luận về tuyên bố này.

Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kiev, Ukraine hôm 25/2. Ảnh: AP.

Tổng thống Volodymyr Zelensky phát biểu tại Kiev, Ukraine hôm 25/2. Ảnh: AP.

Syria, một đồng minh thân cận của Nga, tới nay là quốc gia duy nhất ngoài Moskva công nhận độc lập của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng.

Đây không phải lần đầu chính phủ Syria công nhận các quốc gia ly khai được Nga hậu thuẫn. Nước này hồi năm 2018 công nhận Nam Ossetia và Abkhazia độc lập khỏi Gruzia, khiến Tbilisi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Damascus.

DPR và LPR tuyên bố độc lập vào tháng 4/2014, sau khi người dân ở đây đòi tăng quyền tự trị bất thành và tổ chức phong trào vũ trang chống lại chính quyền Kiev. Nga công nhận độc lập hai vùng này hôm 22/2, hai ngày trước khi mở chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Khu vực Dobass và bán đảo Crimea. Đồ họa: Washington Post.

Khu vực Dobass và bán đảo Crimea. Đồ họa: Washington Post.

Thanh Tâm (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Mỹ viện trợ thêm 800 triệu USD vũ khí cho Ukraine

Tổng thống Biden cho biết Washington sẽ công bố khoản viện trợ vũ khí bổ sung trị giá 800 triệu USD cho Ukraine trong những ngày tới.

"Chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine tới khi nào còn có thể", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trong cuộc họp báo bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid ngày 30/6, khi thông báo về gói viện trợ bổ sung cho Ukraine.

Ông Biden cho biết gói viện trợ mới trị giá 800 triệu USD, dự kiến gồm hệ thống phòng không, pháo, hệ thống phản pháo và các loại vũ khí khác.

Mỹ trước đó đã viện trợ cho Ukraine nhiều loại vũ khí, gồm pháo phản lực phóng loạt HIMARS, hệ thống phòng thủ bờ sử dụng tên lửa chống hạm Harpoon, tên lửa phòng không Stinger, tên lửa chống tăng Javelin, lựu pháo M777, trực thăng Mi-17 và nhiều khí tài bộ binh.

"Chúng tôi sẽ gắn bó với Ukraine và tất cả liên minh cũng vậy, nhằm đảm bảo họ không bị Nga đánh bại", ông nói. "Ukraine đã giáng một đòn nặng nề vào Nga và tôi không biết cuộc chiến sẽ kết thúc thế nào, nhưng chắc chắn không phải với kịch bản Ukraine thất bại".

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp báo bên lề thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 30/6. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Joe Biden họp báo bên lề thượng đỉnh NATO ở Madrid, Tây Ban Nha ngày 30/6. Ảnh: AFP.

Trước khi rời châu Âu sau hai hội nghị thượng đỉnh NATO và G7, ông Biden mô tả liên minh xuyên Đại Tây Dương đang đoàn kết hơn bao giờ hết.

"Tôi từng nói với ông Putin rằng nếu ông ấy tấn công Ukraine, NATO sẽ không chỉ mạnh lên mà còn đoàn kết hơn", Tổng thống Mỹ nói, đề cập tới Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Ông chủ Nhà Trắng khẳng định Mỹ đang làm chính xác những gì ông từng nói và tăng cường sức mạnh của họ ở châu Âu. Ông khẳng định Nga sẽ không giành được chiến thắng ở Ukraine.

"Ông Putin nghĩ rằng có thể phá vỡ liên minh xuyên Đại Tây Dương. Ông ấy cố gắng làm suy yếu chúng tôi, mong đợi chúng tôi bị rạn nứt, nhưng ông chỉ nhận được những điều mình không muốn", ông Biden nói.

Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra trong bối cảnh Nga đang giành được lợi thế ở miền đông Ukraine nhờ hỏa lực pháo binh vượt trội. Mỹ và các đồng minh phương Tây đang nỗ lực cung cấp cho Ukraine những khí tài hiện đại nhằm san bằng cách biệt về hỏa lực, với hy vọng sẽ đảo ngược tình thế trên chiến trường.

Thanh Tâm (Theo AFP, Reuters, CNN)

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2022

Ông Putin phủ nhận Nga tập kích trung tâm thương mại Ukraine

Ông Putin khẳng định Nga không tấn công hạ tầng dân sự Ukraine, phủ nhận cáo buộc nước này tập kích tên lửa vào trung tâm thương mại ở Kremenchuk.

"Quân đội Nga không tấn công các khu vực hạ tầng dân sự, chúng tôi có đủ khả năng xác định ở đó có gì. Không ai bắn phá một cách bừa bãi như vậy", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp báo tại thủ đô Ashgabat của Turkmenistan hôm 29/6.

Ông chủ Điện Kremlin cho biết những cuộc tấn công của lực lượng Nga tại Ukraine được thực hiện dựa trên dữ liệu tình báo về mục tiêu và sử dụng vũ khí chính xác cao. "Tôi tin rằng mọi thứ được thực hiện đúng như vậy trong lần này", Tổng thống Putin nói thêm.

Tổng thống Putin tham gia hội nghị thượng đỉnh khối BRICS hôm 24/6. Ảnh: AFP.

Tổng thống Putin tham gia hội nghị thượng đỉnh khối BRICS hôm 24/6. Ảnh: AFP.

Phát biểu được đưa ra hai ngày sau khi Ukraine cáo buộc Nga phóng tên lửa vào trung tâm thương mại Amstor ở thành phố Kremenchuk ở tỉnh miền trung Poltava khiến 18 người thiệt mạng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói hơn 1.000 người có mặt tại trung tâm thương mại vào thời điểm cơ sở này "bị tấn công".

Bộ Quốc phòng Nga sau đó tuyên bố dùng vũ khí chính xác cao "phá hủy kho chứa vũ khí, đạn dược" trong khuôn viên Nhà máy chế tạo máy móc đường bộ Kremenchuk, khẳng định đây là số vũ khí phương Tây chuyển cho Ukraine và được tập kết trong kho trước khi chuyển tới các đơn vị ở vùng Donbass.

"Đạn dược tại đây phát nổ, gây ra đám cháy tại trung tâm mua sắm không còn hoạt động nằm cạnh nhà máy", thông cáo của quân đội Nga có đoạn.

Giới chức Ukraine hôm 29/6 công bố video dài khoảng 4 giây về vụ tấn công, cho thấy một vụ nổ lớn, khói bốc lên và các mảnh vỡ văng ra, không cho thấy công trình cụ thể bị hư hại. Chưa rõ loại tên lửa được sử dụng, song một số chuyên gia cho rằng đó là tên lửa diệt hạm Kh-22 với tầm bắn 600 km và mang theo đầu đạn nặng một tấn.

Khoánh khắc tên lửa Nga lao xuống thành phố miền trung Ukraine

Tên lửa Nga lao xuống mục tiêu ở Kremenchuk ngày 27/6. Video: BQP Ukraine.

Hãng CNN của Mỹ nhận định video ghi lại cảnh tên lửa Nga "lao xuống rìa công viên thành phố, gần nhà máy sản xuất thiết bị công trình đường bộ". Vị trí tên lửa lao xuống cách trung tâm thương mại Amstor khoảng 500 m.

Từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt hồi cuối tháng 2, quân đội Nga thường xuyên sử dụng tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo tấn công vị trí của lực lượng vũ trang Ukraine, cũng như nhà máy quốc phòng, cơ sở công nghiệp và kho vũ khí phương Tây chuyển cho nước này.

Các cuộc tập kích gần đây được giới chuyên gia phương Tây nhận định là bằng chứng cho thấy Nga có khả năng tấn công bất kỳ phần nào của Ukraine, ngay cả khi Moskva đã chuyển trọng tâm sang chiến trường ở phía đông Ukraine.

Vũ Anh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Syria công nhận độc lập hai vùng ly khai Ukraine

Syria công nhận độc lập hai nước cộng hòa tự xưng ở miền đông Ukraine, khiến Kiev thông báo cắt đứt quan hệ với Damascus.

"Cộng hòa Arab Syria quyết định công nhận độc lập và chủ quyền của Cộng hòa Nhân dân Lugansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk. Chúng tôi sẽ liên lạc với cả hai nước để thống nhất khuôn khổ tăng cường quan hệ, bao gồm thiết lập quan hệ ngoại giao phù hợp với quy định hiện hành", hãng thông tấn nhà nước Syria SANA dẫn lời nguồn tin tại Bộ Ngoại giao nước này cho biết hôm 29/6.

Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, Moskva, hồi tháng 10/2015. Ảnh: AP

Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) gặp Tổng thống Vladimir Putin tại Moskva hồi tháng 10/2015. Ảnh: AP

Syria, đồng minh của Nga, trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới công nhận độc lập hai vùng ly khai Lugansk và Donetsk ở vùng Donbass, miền đông Ukraine.

Chính quyền Ukraine lập tức chỉ trích quyết định này. "Chúng tôi sẽ cắt đứt quan hệ với Syria", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky viết trên Telegram, đồng thời cảnh báo trừng phạt lên Syria "sẽ nặng nề hơn" và gọi động thái của Damascus là "vô giá trị".

Đây không phải lần đầu chính phủ Syria công nhận các quốc gia ly khai được Nga hậu thuẫn. Syria hồi năm 2018 công nhận Nam Ossetia và Abkhazia độc lập khỏi Gruzia, khiến Tbilisi cắt đứt quan hệ ngoại giao với Damascus.

Cục diện chiến sự Ukraine sau hơn bốn tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post

Cục diện chiến sự Ukraine sau hơn bốn tháng giao tranh. Đồ họa: Washington Post

Hồng Hạnh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Tăng tập kích tên lửa vào Ukraine, Nga răn đe phương Tây

Sau nhiều tuần yên tĩnh, Nga tập kích tên lửa vào Ukraine với mật độ lớn bất thường, dường như nhằm gửi thông điệp "dằn mặt" tới phương Tây.

Quân đội Nga hôm 26/6 bất ngờ phóng tên lửa từ ba hướng, tập kích hàng loạt mục tiêu ở miền bắc và miền tây Ukraine, trong đó có thủ đô Kiev. Đây là đợt tập kích với quy mô lớn nhất mà Kiev ghi nhận từ tháng 4. Trong những ngày tiếp theo, Nga tăng cường phóng tên lửa vào hàng loạt mục tiêu của Ukraine.

Theo đánh giá ngày 28/6 của cơ quan tình báo quốc phòng Anh, trong những ngày cuối tuần qua, Nga triển khai "hàng loạt đợt tập kích quyết liệt bất thường khắp Ukraine bằng tên lửa tầm xa".

"Nga muốn gửi thông điệp: Chúng tôi có thể phóng tên lửa suốt ngày và các người không đủ sức ngăn cản", Ben Hodges, cựu tư lệnh lực lượng Mỹ đồn trú tại châu Âu, nhận định về động thái của Moskva. "Nga đang muốn răn đe và làm bẽ mặt giới lãnh đạo phương Tây".

Loạt vụ tập kích diễn ra sau khi một số quan chức phương Tây cho rằng Nga đang cạn kho tên lửa tầm xa sau hơn 4 tháng giao tranh với Ukraine và hứng chịu loạt lệnh trừng phạt chưa từng có, khiến nguồn cung vật tư cho ngành công nghiệp quốc phòng nước này bị tổn hại.

Nhân viên cứu hộ tại hiện trường vụ không kích trung tâm thương mại ở Kremenchuk, tỉnh Poltava, Ukraine ngày 28/6. Ảnh: Reuters.

Nhân viên cứu hộ tại hiện trường vụ không kích trung tâm thương mại ở Kremenchuk, tỉnh Poltava, Ukraine ngày 28/6. Ảnh: Reuters.

Theo các nguồn tin chính phủ Ukraine, trong đợt không kích ngày 26/6 ở Kiev, quân đội Nga đã sử dụng tên lửa hành trình Kh-101 phóng từ oanh tạc cơ Tu-95 và Tu-160 trên biển Caspi, cách mục tiêu khoảng 1.500 km. Giới quan sát cho rằng cách Nga triển khai các khí tài và vũ khí giá trị cao cho chiến dịch tập kích thể hiện ý định "phô diễn sức mạnh" trước những hoài nghi của phương Tây về năng lực tên lửa của Moskva.

Trong loạt đòn tấn công mang tính "dằn mặt" này, lực lượng Nga chủ yếu sử dụng tên lửa diệt hạm Kh-22, vũ khí được phát triển từ thời Liên Xô, và mẫu hiện đại hơn là Kh-101, biến thể mới của tên lửa hành trình mặt đất Kh-55 mang đầu đạn thông thường. Đây là những vũ khí thường được dùng cho các mục tiêu có giá trị chiến lược quan trọng.

Thông điệp của Nga còn được thể hiện rõ hơn bởi loạt vụ tập kích này diễn ra trong bối cảnh các lãnh đạo phương Tây tổ chức nhiều cuộc gặp cấp cao, mở đầu là hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU), nơi các lãnh đạo khối trao tư cách ứng viên cho Ukraine, rồi tiếp nối là hội nghị thượng đỉnh G7. Hội nghị thượng đỉnh NATO cũng sắp khai mạc ở Tây Ban Nha, nơi các lãnh đạo của khối nhiều khả năng sẽ thảo luận về phương án tăng sức ép với Moskva và hỗ trợ vũ khí cho Kiev.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW), trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ, cho rằng đây là những "đòn đánh mang tính biểu tượng" của Nga, nhằm khiến phương Tây hiểu rằng "Moskva sẽ không khuất phục trước các lệnh trừng phạt".

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của không quân Nga bay qua vùng trời ngoại ô Moskva trong buổi tổng duyệt cho lễ duyệt binh tháng 4/2021. Ảnh: RIA.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 của không quân Nga bay qua vùng trời ngoại ô Moskva trong buổi tổng duyệt cho lễ duyệt binh tháng 4/2021. Ảnh: RIA.

Giới chức Lầu Năm Góc cũng cho rằng ngoài gửi thông điệp tới các lãnh đạo phương Tây, Nga còn muốn răn đe Mỹ và Ukraine sau khi Washington chuyển cho Kiev các tổ hợp pháo phản lực tầm trung HIMARS. Những khẩu HIMARS đầu tiên đã bắt đầu tham chiến và được kỳ vọng sẽ giúp Ukraine san bằng cách biệt về hỏa lực pháo binh với Nga.

Bộ Quốc phòng Nga từng đe dọa sẽ tấn công "các mục tiêu chưa từng bị tập kích" nếu Mỹ chuyển cho Ukraine các khí tài tiên tiến. Những đòn tập kích tên lửa này dường như là cách để Moskva chứng minh rằng mình "không nói suông" trên chiến trường Ukraine.

Tuy nhiên, Ben Hodges nhận định ngay cả khi Nga có rất nhiều tên lửa, kho dự trữ của họ không phải là vô tận. Các đòn tập kích tên lửa có thể giúp Moskva phát đi thông điệp răn đe, nhưng dường như không phát huy hiệu quả như mong đợi.

Bất chấp các cuộc tập kích tên lửa dày đặc, Tổng thống Indonesia Joko Widodo hôm nay vẫn đến Kiev trong nỗ lực thực hiện "sứ mệnh hòa bình". Giới quan sát cho rằng sự xuất hiện của lãnh đạo nước chủ tịch G20 ở Kiev cho thấy tác dụng răn đe của tên lửa Nga không được như Moskva mong đợi.

"Nga phải chấp nhận chi phí cao khi sử dụng những tên lửa hiện đại", một quan chức Lầu Năm Góc nói. "Câu hỏi hiện nay là Nga có thể duy trì chiến thuật tập kích tên lửa này trong bao lâu".

Thanh Danh (Theo AP, ISW, CNN)

Adblock test (Why?)

Chủ tịch Quốc hội thăm Anh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu đoàn đại biểu thăm Anh ngày 28-30/6, theo lời mời của Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Anh.

Chủ tịch Hạ viện Anh Linsay Hoyle hôm 29/6 chủ trì lễ đón và tiến hành hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại tòa nhà quốc hội Anh, Văn phòng Quốc hội cho biết trong thông cáo cùng ngày.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh Anh là cường quốc phát triển toàn cầu, có vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Chủ tịch Hạ viện Anh trong khi đó cho rằng Việt Nam là một quốc gia ASEAN đang phát triển năng động, bày tỏ mong muốn Việt Nam phát huy vai trò, tiếng nói quan trọng tại các diễn đàn đa phương và trong các vấn đề có ý nghĩa toàn cầu.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (trái) và Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle tại tòa nhà quốc hội Anh hôm 29/6. Ảnh: TTXVN.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (trái) và Chủ tịch Hạ viện Anh Lindsay Hoyle tại tòa nhà quốc hội Anh hôm 29/6. Ảnh: TTXVN.

Hai bên cho rằng thương mại - đầu tư phát triển năng động nhờ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA). Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện Hiệp định UKVFTA nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp Anh mở rộng đầu tư ở Việt Nam.

Hai nước nhất trí giáo dục là lĩnh vực đã hợp tác hiệu quả trong những năm qua và cần ưu tiên thúc đẩy. Hiện 12.000 sinh viên Việt Nam theo học ở Anh. Chủ tịch Quốc hội đề nghị phía Anh tăng học bổng chính phủ cho sinh viên Việt Nam, tăng cường các chương trình liên kết đào tạo, trao đổi. Ông cũng khuyến khích các đại học lớn của Anh mở phân hiệu, xây dựng cơ sở ở Việt Nam.

Chủ tịch Hạ viện Anh trong khi đó bày tỏ ủng hộ Việt Nam tăng sinh viên học tập ở Anh và mong rằng sinh viên Anh cũng sẽ đến Việt Nam học tập.

Anh đứng thứ 15/139 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hơn 460 dự án cùng tổng vốn đăng ký hơn 4,1 tỷ USD. Anh hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam tại châu Âu, là thị trường xuất khẩu lớn thứ chín của Việt Nam trên thế giới.

Ngọc Ánh

Adblock test (Why?)

Ngày thứ 126 chiến sự: Crimea mở tuyến tàu, xe đến nam Ukraine

Crimea, bên sáp nhập Nga năm 2014, thông báo triển khai dịch vụ xe buýt và tàu hỏa nối bán đảo với hai tỉnh Kherson và Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine.

"Kể từ ngày 1/7, các dịch vụ xe buýt và tàu hỏa thường xuyên nối Crimea và các tỉnh Kherson, Zaporizhzhia sẽ được triển khai", lãnh đạo Crimea Sergey Aksyonov cho biết trên Telegram hôm 29/6, thêm rằng các thành viên thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga sẽ tham gia đảm bảo an toàn cho các tuyến di chuyển này.

Chính quyền thân Nga ở tỉnh Kherson cùng ngày thông báo khai trương chi nhánh của Quỹ Hưu trí Nga trong khu vực. Giới chức cũng thành lập một văn phòng của Nga để xử lý các giấy tờ đăng ký khai sinh, khai tử và kết hôn. Hộ chiếu Nga đã bắt đầu được cấp ở Kherson đầu tháng này.

Cục diện chiến sự miền đông và miền nam Ukraine sau hơn 4 tháng giao tranh. Đồ họa: BBC.

Vị trí của Kherson, Zaporizhzhia và Crimea. Đồ họa: BBC.

Kirill Stremousov, quan chức chính quyền tỉnh Kherson do Nga kiểm soát tại miền nam Ukraine, cho biết giới chức địa phương đang chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý về sáp nhập vào Nga. "Đúng vậy, chúng tôi sẽ tổ chức nó", Stremousov đăng trên Telegram.

Stremousov nói với Reuters rằng họ chưa ấn định ngày trưng cầu dân ý, nhưng ông dự kiến cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra trong "nửa năm tới".

Các tỉnh miền nam Ukraine Kherson và Zaporizhzhia phần lớn nằm dưới sự kiểm soát của Nga kể từ những tuần đầu tiên xung đột và ngày càng liên kết chặt chẽ vào nền kinh tế Nga.

Oleksandr Senkevych, thị trưởng thành phố tây nam Mykolaiv, nơi vẫn do Ukraine kiểm soát, cáo buộc lực lượng Nga phóng 8 tên lửa trong cuộc tập kích hôm 28/6. Senkevych nói rằng một tòa chung cư đã trúng tên lửa hành trình Kh-55, khiến ít nhất ba người thiệt mạng và 5 người bị thương.

Ukraine tố Nga tập kích tên lửa chung cư ở thành phố tây nam

Hiện trường chung cư ở Mykolaiv nghi bị tên lửa Nga tập kích ngày 28/6. Video: DSNSU.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/6 thông báo lực lượng không quân nước này dùng tên lửa với độ chính xác cao phá hủy "một căn cứ huấn luyện lính đánh thuê nước ngoài gần thành phố Mykolaiv", cùng một kho xăng dầu và hai kho đạn ở tỉnh cùng tên.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin chung cư ở thành phố Mykolaiv bị trúng tên lửa.

Cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos hôm 28/6 công bố ảnh vệ tinh và tọa độ của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc, trụ sở NATO và nhiều cơ quan đầu não phương Tây để "đề phòng".

Binh sĩ Ukraine điều khiển xe quân sự trên đường phố Donbass, miền đông đất nước, hôm 21/6. Ảnh: AFP.

Binh sĩ Ukraine điều khiển xe quân sự trên đường phố Donbass, miền đông đất nước, hôm 21/6. Ảnh: AFP.

Xung đột ở Ukraine vẫn khốc liệt nhất ở mặt trận phía đông. Tỉnh trưởng Lugansk Seriy Gaiday hôm 29/6 cáo buộc các binh sĩ Nga ở thành phố Lysychansk đang gài mìn chống người (được thiết kế, sử dụng để chống lại con người, khác với mìn chống tăng dùng để chống lại các xe tăng, thiết giáp).

"Những quả mìn này được đặt ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ trẻ nhỏ hay dân thường nào đi ra ngoài để nhận đồ viện trợ nhân đạo đều có nguy cơ dẫm lên mìn, đối mặt khả năng tử vong hay mất một chi", ông Gaiday nói.

Tỉnh trưởng Lugansk nói thêm các cuộc tấn công vào thành phố Lysychansk đang diễn ra với tần suất liên tục, cả ngày lẫn đêm. Giới chức Lysychansk cho biết còn khoảng 15.000 người trong thành phố và phần lớn trong số họ là những người "từ chối rời đi, dù liên tục được thúc giục".

Ông Gaiday cho biết rất khó để đưa ra báo cáo thiệt hại ở Lysychansk do "các cuộc pháo kích trên nhiều mặt trận của quân đội Nga". Ông cũng nhắc lại rằng Lysychansk là tiền đồn cuối cùng của tỉnh Lugansk.

Cục diện chiến sự gần thành phố Severodonetsk và Lysychansk. Đồ họa: BBC.

Lực lượng Nga kiểm soát hoàn toàn thành phố Severodonetsk và đang tìm cách bao vây Lysychansk. Đồ họa: BBC.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 29/6 phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh NATO qua hình thức trực tuyến, nhấn mạnh đất nước của ông cần vũ khí hiện đại và thêm hỗ trợ tài chính để đối đầu với lực lượng Nga.

"Nga vẫn thu về hàng tỷ USD mỗi ngày và dành chúng cho chiến sự. Chúng tôi thiệt hại hàng tỷ USD và không có dầu hay khí đốt để trang trải", ông Zelensky nói, thêm rằng Ukraine cần khoảng 5 tỷ USD mỗi tháng cho quốc phòng.

Na Uy cùng ngày thông báo sẽ hỗ trợ Ukraine ba hệ thống pháo phản lực phóng loạt, tương tự quyết định trước đó của Anh, Đức và Mỹ. "Chúng ta phải duy trì hỗ trợ Ukraine để họ có thể tiếp tục chiến đấu vì tự do và độc lập của mình", Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjorn Arild Gram nói.

Na Uy cũng sẽ gửi thêm 5.000 quả lựu đạn cho Ukraine, sau khi đã gửi 5.000 quả trước đó.

Bộ Quốc phòng Nga trong khi đó thông báo quân đội nước này đã phá hủy 39 sở chỉ huy, 6 kho đạn, nhiều khẩu pháo và súng cối tại 68 khu vực, trong đó có một đơn vị pháo tự hành CAESAR do Pháp chuyển giao đóng trên đảo Kubansky.

Nga đăng video phá hủy pháo tự hành Pháp chuyển cho Ukraine

Lựu pháo tự hành CAESAR của Ukraine trên đảo Kubansky bị lực lượng Nga phá hủy trong video công bố ngày 29/6. Video: BQP Nga.

Cơ quan Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine hôm 29/6 thông báo đã tiến hành trao đổi tù binh với Nga, giúp đưa 144 binh sĩ Ukraine trở về, trong đó có 95 người từng cố thủ trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol. 43 quân nhân trong số này thuộc tiểu đoàn Azov.

Phía Ukraine nói thêm hầu hết binh sĩ được trao đổi đều bị thương nặng và đã được nhận chăm sóc y tế khẩn cấp, phù hợp.

Denis Pushilin, lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng, cũng xác nhận Ukraine đã trao trả số tù binh tương đương. "Hôm nay, 144 binh sĩ của DPR và liên bang Nga đã được trở về nhà", ông Pushilin cho biết.

Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) ghi nhận gần 4.800 dân thường thiệt mạng và 5.900 người bị thương sau hơn 4 tháng chiến sự ở Ukraine. Con số thực tế có thể cao hơn do tình hình chiến sự gây cản trở quá trình xác minh và thống kê.

Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR) cho biết hơn 8 triệu người đã rời Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra, trong khi hơn 7 triệu người trong nước phải rời bỏ nhà cửa.

Ngọc Ánh (Theo AFP/Reuters/CNN)

Adblock test (Why?)

NATO chỉ trích Nga, Trung Quốc trong tài liệu chiến lược

"Tham vọng và các chính sách cưỡng ép của Trung Quốc thách thức lợi ích, an ninh cùng giá trị của chúng ta. Họ cố gắng phá vỡ trật tự quốc tế được thiết lập dựa trên luật lệ, trong cả lĩnh vực không gian, mạng và hàng hải", NATO nêu trong Khái niệm Chiến lược mới, được công bố tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, Tây Ban Nha, hôm 29/6.

Khái niệm Chiến lược là tài liệu được cập nhật một thập kỷ một lần để tái khẳng định các giá trị và mục đích của NATO, đánh giá chung về môi trường an ninh, định hướng cho sự phát triển chính trị và quân sự trong tương lai.

NATO còn cáo buộc Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các thành viên trong liên minh bằng các "hoạt động không gian mạng độc hại và luận điệu đối đầu". "Trung Quốc sử dụng một loạt công cụ chính trị, kinh tế và quân sự để tăng cường hiện diện và phô diễn sức mạnh toàn cầu, trong khi mập mờ về chiến lược, ý định và các hoạt động tăng cường quân đội", tài liệu có đoạn viết.

Đây là lần đầu tiên NATO mô tả Trung Quốc là "thách thức" trong tài liệu chiến lược. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước đó nói rằng liên minh không coi Trung Quốc là đối thủ, nhưng thất vọng vì Bắc Kinh không lên án Nga trong xung đột Ukraine.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, Tây Ban Nha, hôm 29/6. Ảnh: AFP.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tại hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, Tây Ban Nha, hôm 29/6. Ảnh: AFP.

Khái niệm Chiến lược của NATO coi Nga là "mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của các nước trong khối, cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực châu Âu - Đại Tây Dương" sau chiến dịch quân sự tại Ukraine.

"Nga đã vi phạm các tiêu chuẩn và các nguyên tắc tạo nên trật tự an ninh châu Âu ổn định. Chúng tôi không thể loại trừ khả năng xảy ra một cuộc tấn công chống lại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước trong liên minh", tài liệu có đoạn viết.

NATO nói thêm mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa Moskva và Bắc Kinh "đi ngược lại các giá trị và lợi ích" của khối. Tuy nhiên, liên minh cũng nhấn mạnh để mở các kênh liên lạc và sẵn sàng đối thoại với hai nước này.

NATO và Nga gần đây gia tăng căng thẳng vì vấn đề chiến sự Ukraine cũng như việc liên minh này mở rộng. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev cảnh báo sẽ xảy ra Thế chiến III nếu NATO tấn công Crimea, thêm rằng nước này cũng "sẵn sàng cho các bước trả đũa" và củng cố biên giới khi Phần Lan, Thụy Điển gia nhập khối.

"Hội nghị thượng đỉnh ở Madrid cho thấy chính sách kiềm chế quyết liệt Nga của NATO", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov ngày 29/6 nói với các phóng viên. "Chúng tôi coi việc mở rộng liên minh Bắc Đại Tây Dương là yếu tố hoàn toàn gây bất ổn trong các vấn đề quốc tế".

Nga và Trung Quốc thời gian qua đã xích lại gần nhau hơn trong các lĩnh vực chính trị, thương mại, quân sự và khẳng định tình hữu nghị "không giới hạn". Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, với lượng giao dịch năm ngoái đạt 147 tỷ USD, tăng hơn 30% so với năm 2019.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2022

Anh muốn NATO tăng chi tiêu quốc phòng

Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết ông Johnson sẽ thúc giục các đồng minh NATO tăng chi tiêu quốc phòng nhằm đối phó với xung đột Nga - Ukraine.

"Chúng ta cần các đồng minh, tất cả đồng minh, đào sâu để khôi phục khả năng răn đe và đảm bảo khả năng phòng thủ trong thập kỷ tới", Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ phát biểu như vậy tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở thủ đô Madrid, Tây Ban Nha, vào ngày 29/6, văn phòng của ông thông báo. "Hai phần trăm luôn được coi là một mức sàn, không phải mức trần và các đồng minh phải tiếp tục đẩy mạnh nó trong thời điểm khủng hoảng này".

Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev hôm 17/6. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Anh Boris Johnson phát biểu trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev hôm 17/6. Ảnh: Reuters.

Sau khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ năm 2014, các nước thành viên NATO đã cam kết chi ít nhất 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cho quốc phòng để đảm bảo khả năng sẵn sàng ứng phó của liên minh tới năm 2024.

Chỉ 8 trong 30 thành viên NATO đạt hoặc vượt mục tiêu này vào năm 2021, nhưng một số quốc gia như Đức và Italy đã quyết định tăng chi tiêu quốc phòng trong năm nay do cuộc xung đột ở Ukraine.

Trên chuyến bay tới Madrid, Thủ tướng Anh cho hay cần có "một cuộc đối thoại trong NATO" về mục tiêu đầu tư quốc phòng mới sau năm 2024.

NATO "phải thích ứng để đối phó với các mối đe dọa mới và đang gia tăng" bằng cách "đầu tư dài hạn" cũng như sẵn sàng "tăng chi tiêu quốc phòng để thích ứng với các cuộc khủng hoảng và những nhu cầu cấp thiết khác", chính phủ Anh cho biết trong một tuyên bố.

Thủ tướng Johnson dự kiến cũng thông báo tại hội nghị thượng đỉnh rằng Anh sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở Estonia, quốc gia nhỏ bé giáp Nga, với nhiều vũ khí và hệ thống phòng không mạnh mẽ hơn.

Anh đã cung cấp hỗ trợ quân sự trị giá gần 1,6 tỷ USD cho Ukraine kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước này.

Tuy nhiên, Thủ tướng Johnson bị phe đối lập và một số nhà lập pháp trong đảng của ông chỉ trích vì đã không giữ lời hứa tăng chi tiêu quân sự vào năm 2022 vượt qua tỷ lệ lạm phát, được dự báo lên tới 10%.

Theo truyền thông địa phương, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace đã vận động để nâng ngân sách quốc phòng lên mức bằng 2,5% sản lượng kinh tế của Anh vào năm 2028.

Vũ Hoàng (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Đám cưới con gái "ông trùm" Hyundai, tiểu thư nhà Samsung lần đầu xuất hiện bên cha với trang phục gây chú ý

Vào ngày hôm qua 27/6, Chủ tịch Hyundai đã tổ chức lễ cưới cho con gái lớn. Sự kiện có "Thái tử Samsung" Lee Jae-yong và tiểu thư Lee Won Ju tham dự.

Các gương mặt tầm cỡ của những tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc đã tề tựu tại đám cưới con gái lớn của Chủ tịch Tập đoàn Hyundai Chung Eui Sun vào hôm qua 27/6. Đáng chú ý, danh sách khách VIP bao gồm "Thái tử Samsung" Lee Jae-yong và con gái Lee Won Ju.

Sự xuất hiện của "tiểu thư" Tập đoàn Samsung bên cha gây chú ý vì đây là lần đầu tiên 2 cha con cùng xuất hiện trước công chúng, sau đám tang cố Chủ tịch Lee Kun-hee năm 2020. Theo các nguồn tin, cô gái 18 tuổi đã trở về từ Mỹ để tham dự đám cưới này.

Đám cưới con gái ông trùm Hyundai, tiểu thư nhà Samsung lần đầu xuất hiện bên cha với trang phục gây chú ý-1

Lee Won Ju xuất hiện bên cha - Thái tử Samsung.

Trang phục của con gái "Thái tử Samsung" đặc biệt gây chú ý của công chúng, khi những người sành sỏi lập tức phát hiện ra đó là một bộ váy từ nhà Versace có giá 2 triệu won (khoảng 36 triệu đồng). 

Lee Won Ju sinh năm 2004, được đánh giá là xinh đẹp, có thành tích học tập xuất sắc và đã đỗ vào 2 đại học danh tiếng của Mỹ là Harvard và Brown. Hiện cô cũng đang du học tại xứ sở cờ hoa.

Trong số các khách mời VIP đáng chú ý khác có Chủ tịch SK Group Chey Tae-won và em trai Chey Jae-won, Phó Chủ tịch cấp cao của SK Group. Chủ tịch Tập đoàn LG Koo Kwang-mo cũng tham dự buổi lễ. Ngoài ra còn có khách mời từ Tập đoàn Hyundai và các công ty con.

Đám cưới con gái ông trùm Hyundai, tiểu thư nhà Samsung lần đầu xuất hiện bên cha với trang phục gây chú ý-2

Chủ tịch Hyundai (ngoài cùng bên trái) cùng phu nhân (thứ 2 từ phải sang) cùng các con tại lễ cưới hôm qua 27/6.

Đám cưới giữa Chung Jin-hee, con gái ông Chung, và Kim Ji-ho, cháu trai của cựu Bộ trưởng Giáo dục Kim Duk-choong, đã diễn ra tại Nhà thờ Giám lý Chungdong ở trung tâm Seoul. Chủ tịch Hyundai Motor và phu nhân đã kết hôn tại cùng một nhà thờ cách đây 27 năm. 

Cặp đôi gặp nhau khi cùng đi du học tại Mỹ.

Cô dâu tốt nghiệp Đại học Wellesley, từng làm việc tại Roland Berger, một công ty tư vấn có trụ sở chính ở Munich, Đức trước khi chuyển sang vị trí hiện tại trong một chi nhánh ở nước ngoài của Hyundai Motor.

Chú rể lấy bằng cử nhân của Đại học Georgetown và nhận bằng thạc sĩ về chính sách giáo dục của Đại học Harvard. Ông nội của anh, anh trai của cố sáng lập Tập đoàn Daewoo Kim Woo-choong, từng là hiệu trưởng của Đại học Ajou ở Suwon, tỉnh Gyeonggi, trước khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng giáo dục vào năm 1999 dưới thời chính quyền Tổng thống Kim Dae-jung.

Theo Phụ nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/7J0iQKT

Adblock test (Why?)

Phương Tây đặt niềm tin vào kịch bản Ukraine lật ngược tình thế

Dù lực lượng Nga duy trì đà tiến ở Donbass, phương Tây cho rằng Ukraine sẽ khiến đối phương cạn kiệt nguồn lực, từ đó phản công để lấy lại lợi thế.

"Sẽ đến lúc những bước tiến nhỏ bé mà Nga đạt được bị lung lay trước chi phí bỏ ra và họ sẽ cần một khoảng dừng đáng kể để xây dựng lại năng lực", một quan chức tình báo cấp cao phương Tây giấu tên chia sẻ với Washington Post về tình hình chiến trường Ukraine.

Đánh giá lạc quan này được tình báo phương Tây đưa ra bất chấp những bước tiến liên tục của Nga ở miền đông Ukraine, trong đó có việc kiểm soát thành công Severodonetsk, thành phố lớn nhất ở Donbass mà lực lượng Nga chiếm được kể từ khi dồn trọng tâm vào khu vực này cách đây ba tháng.

Lực lượng Nga hiện áp sát và bắt đầu thọc sâu vào phòng tuyến Ukraine ở thành phố Lysychansk, nằm đối diện với Severodonetsk qua sông Donets. Chiếm được Lysychansk sẽ cho phép Nga kiểm soát hoàn toàn tỉnh Lugansk, một trong hai tỉnh tạo nên vùng Donbass. "Giải phóng Donbass" là mục tiêu hàng đầu được Nga công bố trong giai đoạn hai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Nỗ lực tiến vào Lysychansk từ phía đông gặp nhiều thách thức vì thành phố này nằm ở vùng đất cao hơn và bị sông Donets chắn ngang. Do đó, lực lượng Nga dường như có ý định bao vây thành phố từ phía tây, bằng cách tạo gọng kìm từ Izyum ở tây bắc và Popasna ở tây nam.

Vị trí Lysychansk và Severodonetsk ở tỉnh Lugansk, miền đông Ukraine. Đồ họa: Washington Post.

Các mũi tiến quân từ Izyum và Popasna có thể tạo thế gọng kìm giúp lực lượng Nga bao vây Lysychansk. Đồ họa: Washington Post.

Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Anna Malyar cho biết quân đội Nga đang chịu áp lực phải kiểm soát toàn bộ khu vực Lugansk trong thời gian sớm nhất. Đây dường như là lý do Nga tăng cường giao tranh với mức độ ác liệt như vậy ở Severodonetsk trong tuần qua, nơi pháo binh Nga trút hỏa lực không ngừng nghỉ để buộc quân đội Ukraine rút lui.

Nhưng những bước tiến gần đây của lực lượng Nga gần như phụ thuộc hoàn toàn vào hỏa lực pháo binh. Để chiếm được Severodonetsk, họ phải sử dụng một lượng đạn pháo khổng lồ để phá hủy gần như mọi công trình trong thành phố, với mật độ hỏa lực mà gần như không có quân đội nào trên thế giới có thể duy trì lâu, theo giới chức phương Tây.

Trong khi đó, nỗ lực phản công của quân đội Ukraine khiến Nga tiếp tục hứng chịu tổn thất về thiết bị và nhân lực, đặt ra câu hỏi liệu họ có thể duy trì đà tiến này trong bao lâu.

Giới chức phương Tây từ chối đưa ra dự đoán về thời điểm đà tiến của Moskva chững lại, nhưng Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần trước cho rằng lực lượng Nga sẽ chỉ có thể tiếp tục chiến đấu trong vài tháng tới. Sau đó, "Nga có thể đạt tới điểm mà họ không còn động lực tiến quân vì cạn kiệt nguồn lực", ông nói với báo Đức Suddeutsche Zeitung.

Các nhà bình luận Nga cũng lưu ý tới những thách thức mà quân đội nước này phải đối mặt, đặc biệt là tình trạng thiếu hụt binh lực.

"Nga không có đủ nguồn nhân lực trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine", Yuri Kotyenok, blogger quân sự Nga, viết trên Telegram. Kotyenok ước tính Nga sẽ cần ít nhất 500.000 quân để đạt được các mục tiêu đề ra và chỉ có thể huy động được lượng quân như vậy thông qua một cuộc tổng động viên, điều mà Tổng thống Vladimir Putin tới nay từ chối thực hiện.

Giới chức Ukraine cho biết nhờ tích cực tuyển mộ quân nhân chuyên nghiệp theo diện ký hợp đồng và huy động quân dự bị, Nga đã có thêm 40.000-50.000 quân cho chiến dịch ở Ukraine. Quân đội nước này cũng đã đưa những chiếc xe tăng T-62M ra khỏi kho niêm cất để triển khai tới chiến trường Ukraine, nhằm tăng cường lực lượng thiết giáp.

Lực lượng Nga vẫn có lợi thế hơn Ukraine về mọi mặt. Giới chức Ukraine cho biết quân đội của họ đang mất khoảng 200 lính mỗi ngày. Ukraine cũng gần như cạn kiệt hoàn toàn kho đạn dược thời Liên Xô và đang làm quen với khí tài hạng nặng do phương Tây cung cấp.

Nhưng giới chức và chuyên gia phương Tây tin rằng quân Ukraine có thể dần cải thiện năng lực của mình và tăng sức mạnh để có thể đảo ngược tình thế khi ngày càng nhiều vũ khí hiện đại của phương Tây được chuyển đến, trong khi Nga có thể phải sử dụng nhiều hơn những khí tài cũ, theo tướng về hưu Ben Hodges, cựu chỉ huy lực lượng Mỹ ở châu Âu và hiện là thành viên Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu.

Ông Hodges cho rằng vào thời điểm nào đó trong những tháng tới, quân đội Ukraine sẽ nhận đủ vũ khí từ phương Tây để có thể thực hiện các đợt phản công và đẩy lùi đà tiến quân của Nga.

Xe tăng quân đội Ukraine di chuyển trên một con đường ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine ngày 21/6. Ảnh: AFP.

Xe tăng quân đội Ukraine di chuyển trên một con đường ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine ngày 21/6. Ảnh: AFP.

"Tôi vẫn lạc quan rằng Ukraine sẽ chiến thắng và tới cuối năm nay, Nga sẽ bị đẩy lùi về ranh giới trước ngày 24/2", ông Hodges nói, đề cập tới thời điểm Nga bắt đầu chiến dịch quân sự. "Tình hình hiện tại rất tệ khi hỏa lực pháo binh của Nga liên tục trút xuống. Nhưng tôi tin mọi thứ sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine trong vài tuần tới".

Giới quan sát cho biết có những dấu hiệu phương Tây đang tăng tốc chuyển vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Lựu pháo Caesar của Pháp đã bắt đầu tham chiến trên chiến trường, trước khi lựu pháo Panzerhaubitze 2000 của Đức được triển khai tuần trước.

Hôm 24/6, Bộ Quốc phòng Ukraine xác nhận hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS của Mỹ khai hỏa lần đầu tiên trên chiến trường. Ukraine đã gây sức ép để Mỹ đồng ý cung cấp hệ thống vũ khí uy lực này, cho phép họ tấn công các mục tiêu Nga ở khoảng cách hơn 80 km.

Mattia Nelles, nhà phân tích chính trị Đức, cho hay một trong những ẩn số khiến việc dự đoán cục diện chiến trường Ukraine gặp nhiều khó khăn là kho dự trữ đạn pháo của Nga.

Các cơ quan tình báo phương Tây ban đầu đánh giá thấp uy lực pháo binh Nga, nhưng những gì đã diễn ra ở Severodonetsk cho thấy đạn pháo có thể bẻ gãy ý chí của lực lượng phòng ngự ở đô thị như thế nào. Mật độ hỏa lực mà pháo binh Nga tạo ra ở Severodonetsk cũng khiến nhiều chuyên gia quân sự ngạc nhiên.

Tuy nhiên, giới quan sát tin rằng với tốc độ khai hỏa như hiện nay, kho dự trữ đạn pháo của Nga đang cạn dần. Ngành công nghiệp quốc phòng Nga không tăng cường sản xuất đạn pháo trước cuộc chiến, khi cho rằng họ có thể nhanh chóng kết thúc chiến dịch trong vài tuần.

Nếu bắt đầu tăng cường sản xuất từ bây giờ, các nhà máy quốc phòng Nga cũng không thể bắt kịp tốc độ "đốt đạn" như hiện tại của lực lượng ở tiền tuyến. "Nguồn cung của họ không phải là vô tận", Nelles nói.

Dù đang trải qua thời gian khó khăn nhất từ đầu chiến dịch, quân đội Ukraine không có khả năng sụp đổ, theo Michael Kofman, giám đốc các chương trình nghiên cứu Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân (CNA) của Mỹ. Lực lượng phòng thủ Ukraine đã được rèn luyện qua 8 năm xung đột ở miền đông và được "thử lửa" nhiều hơn qua 4 tháng giao tranh với Nga.

Người Ukraine đang tiếp tục phản công ở phía bắc thành phố Kharkov và đạt được kết quả nhất định trong các đợt tấn công nhỏ ở ngoại ô Kherson, phía nam Ukraine, khiến Nga không thể tập trung mọi nguồn lực cho chiến trường Donbass.

Những phần lãnh thổ nhỏ mà Nga chiếm được thời gian qua không quan trọng bằng cán cân sức mạnh tổng thể trên chiến trường, theo Kofman.

"Phần quan trọng nhất của cuộc chiến không phải những thành phố đó, bởi chiến sự hiện nay không chỉ là cuộc đấu về ý chí, mà còn là cuộc đua vật chất, xem ai sẽ hết thiết bị, đạn dược và các lực lượng tinh nhuệ trước. Cả hai bên đều có khả năng cạn kiệt nguồn lực trong mùa hè này và sau đó sẽ phải tạm dừng các hoạt động tác chiến", ông nói.

Giới chức Ukraine hy vọng vào thời điểm đó, vũ khí và đạn dược hỗ trợ từ phương Tây sẽ tiếp tục chảy tới, đủ để giúp quân đội nước này mở chiến dịch phản công, đẩy lùi lực lượng Nga. Nếu Kiev không tận dụng được thời cơ này, tình thế bế tắc sẽ xảy ra, khi cả hai bên quyết không nhượng bộ, làm lu mờ triển vọng về bước đột phá ngoại giao, theo quan chức phương Tây.

"Trong tình huống đó, hai bên sẽ không còn tìm kiếm lợi thế về lãnh thổ, mà tập trung vào tiếp tế cho tiền tuyến để duy trì chiến tranh tiêu hao. Đó là lúc bạn rơi vào một cuộc xung đột kéo dài", chuyên gia Kofman nhận định.

Thanh Tâm (Theo Washington Post)

Adblock test (Why?)

Nam diễn viên hài Trung Quốc khỏa thân đột nhập vào nhà dân, quấy rối phụ nữ

Nam diễn viên hài Trần Tiêu Hoa đã bị bắt sau khi đột nhập nhà dân, quấy rối phụ nữ trong tình trạng say xỉn và không mảnh vải che thân.

Tối ngày 27/6, Công an quận Triều Dương thuộc Sở Công an Bắc Kinh (Trung Quốc) đã cập nhật thông tin mới nhất về vụ án liên quan đến nam diễn viên hài Trần Tiêu Hoa trên trang Weibo chính thức.

Nam diễn viên hài Trung Quốc khỏa thân đột nhập vào nhà dân, quấy rối phụ nữ-1
Nam diễn viên hài Trần Tiêu Hoa bị bắt vì đột nhập nhà dân, quấy rối phụ nữ.

Theo đó, Trần Tiêu Hoa (nam, 32 tuổi) sau khi uống rượu đã lột bỏ quần áo ở lối vào thang máy tầng một tại tòa nhà đang sống ở quận Triều Dương (Bắc Kinh) vào sáng sớm ngày 25/6. Sau đó, Trần đi thang máy lên tầng 5, đột nhập vào nhà dân quên khóa cửa rồi đi vào phòng ngủ đánh thức nữ chủ nhà đang nghỉ ngơi, quấy rối tình dục người này bằng những lời lẽ tục tĩu. Nạn nhân sau đó đã gọi điện báo cảnh sát và Trần Tiêu Hoa bị bắt.

Nam diễn viên hài Trung Quốc khỏa thân đột nhập vào nhà dân, quấy rối phụ nữ-2
Trần Tiêu Hoa đột nhập vào một nhà dân quên đóng cửa ở tòa nhà nơi nam diễn viên hài đang sống.

Hiện tại, Công an quận Triều Dương đang tạm giữ hình sự Trần Tiêu Hoa theo quy định của pháp luật và tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.

Cùng ngày, trang mạng xã hội chính thức của Đức Vân Xã đưa ra tuyên bố đáp lại vụ việc nghệ sĩ của họ là Trần Tiêu Hoa bị cáo buộc đột nhập vào nhà người khác.

Trong thông báo, Đức Vân Xã cho biết không liên lạc được với nam diễn viên hài 32 tuổi từ ngày 25/6. Đến chiều ngày 26/6, họ nhận được cuộc gọi từ cảnh sát yêu cầu hỗ trợ xác minh danh tính của Trần Tiêu Hoa.

Phía Đức Vân Xã khẳng định đã sa thải Trần Tiêu Hoa vào tối cùng ngày, yêu cầu anh Trần không được thực hiện bất kỳ hoạt động nào dưới danh nghĩa câu lạc bộ, cũng như không biểu diễn hoặc sử dụng các tác phẩm thuộc bản quyền của Đức Vân Xã và không được sử dụng nghệ danh được đặt khi còn là nghệ sĩ của câu lạc bộ.

Đức Vân Xã nhấn mạnh không dung thứ cho bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội và đạo đức nghề nghiệp nào. Câu lạc bộ cũng gửi lời xin lỗi đến nạn nhân và cam kết sẽ tiếp tục hợp tác điều tra với cảnh sát.

Nam diễn viên hài Trung Quốc khỏa thân đột nhập vào nhà dân, quấy rối phụ nữ-3
Trần Tiêu Hoa bị sa thải sau vụ việc.

Trên truyền thông Trung Quốc, một người bạn xác nhận đã uống rượu với Trần Tiêu Hoa vào hôm trước khi xảy ra vụ việc. Người này cho biết, Trần Tiêu Hoa như trở thành một người khác sau khi uống rượu, hoàn toàn rơi vào trạng thái “vô thức”.

Người này từng nhiều lần thấy Trần Tiêu Hoa cởi quần áo sau khi uống rượu, thậm chí còn đi vệ sinh vào tủ quần áo trong phòng kí túc xá ở Đức Vân Xã. “Anh ấy biết mình có tửu lượng kém nhưng vẫn tiếp tục uống rượu. Chúng tôi đều biết rằng sớm muộn gì anh ấy cũng phải lãnh hậu quả”, người bạn nói.

Theo Tiền Phong

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/xA6EUDG

Adblock test (Why?)

Ngày thứ 125 chiến sự: Nga siết vòng vây Lysychansk từ nhiều hướng

Giới chức Ukraine nói rằng Lysychansk, tiền đồn cuối cùng ở tỉnh Lugansk, đang bị tấn công từ nhiều hướng và "cực kỳ nguy hiểm" cho người dân ở lại.

"Tiền đồn cuối cùng của tỉnh Lugansk đang bị tấn công từ nhiều hướng khác nhau. Mục tiêu bây giờ là bám trụ lâu nhất có thể", tỉnh trưởng Lugansk Serhiy Gaidai hôm nay thông báo qua Telegram.

Theo quan chức này, Lysychansk đang "bị phá hủy hàng ngày và cực kỳ nguy hiểm cho người dân ở lại", nhưng cho biết thành phố có đủ lương thực và thuốc men để tồn tại trong "vài tuần".

Lysychansk là đô thị lớn cuối cùng do Ukraine kiểm soát tại tỉnh miền đông Lugansk, sau khi các đơn vị nước này rút khỏi thành phố Severodonetsk bên kia sông Severskyi Donets hồi tuần trước. Nếu Lysychansk thất thủ, đồng nghĩa lực lượng Nga kiểm soát toàn bộ Lugansk, một trong hai tỉnh tạo thành vùng Donbass.

Thị trưởng Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, nói rằng lực lượng Nga đang không ngừng oanh tạc đô thị này.

"Các cuộc bắn phá diễn ra vào buổi sáng, ban ngày và cả ban đêm ở thành phố Kharkov. Tất cả những cuộc tấn công này đều xuất phát từ vùng Belgorod của Nga", thị trưởng Ihor Terekhov nói, thêm rằng mục tiêu của họ là "tiêu diệt đất nước chúng tôi".

Hình ảnh một ngôi nhà và xe tăng bị phá hủy sau trận pháo kích gần đây ở làng Mala Rohan, tỉnh Kharkov, Ukraine ngày 27/6. Ảnh: Anadolu Agency.

Hình ảnh một ngôi nhà và xe tăng bị phá hủy sau trận pháo kích gần đây ở làng Mala Rohan, tỉnh Kharkov, Ukraine ngày 27/6. Ảnh: Anadolu Agency.

Ông Terekhov cho biết cường độ pháo kích tăng lên những ngày gần đây, nhắm vào các khu công nghiệp và cơ sở không liên quan đến quân đội, phá hủy một trường học. Pháo kích khiến 5 người bị thương nhẹ và một người nhập viện vì vết thương nặng.

Tướng Valeriy Zaluzhniy, tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Ukraine, nói rằng trong vài ngày qua, Nga tăng cường sử dụng nhiều loại tên lửa nhằm vào các mục tiêu trên khắp Ukraine, dẫn đến thương vong dân sự ở một số nơi, đáng chú ý nhất là vụ tập kích tên lửa vào trung tâm mua sắm ở thành phố Kremenchuk, tỉnh Poltava hôm 27/6.

"Bốn ngày trước, đối phương phóng 53 tên lửa hành trình từ các bệ phóng khác nhau, ba ngày trước là 26 tên lửa, hai ngày trước là gần 40 và 12 tên lửa trong 24 giờ qua", Zaluzhniy nói.

Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Denys Moosystemrskyi cũng nói rằng Nga đã phóng hơn 100 tên lửa vào Ukraine trong vài ngày qua. Ít nhất 18 người thiệt mạng trong vụ tập kích ở Kremenchuk.

"Các loại vũ khí mà Nga sử dụng vô cùng đa dạng. Ukraine đã trở thành bãi thử nghiệm của Nga", phát ngôn viên không quân Ukraine Yurii Ihnat cho biết hôm 26/6.

Theo Ihnat, trước đó Nga sử dụng oanh tạc cơ Tu-22M3 từ các căn cứ ở khu vực Rostov và Biển Đen, miền nam nước Nga để phóng tên lửa. "Hiện Nga đã di chuyển các máy bay này lên phía bắc, bay vào không phận của Belarus, tiến hành các cuộc không kích vào miền bắc Ukraine", quan chức này cho hay.

Ông mô tả tên lửa Kh-22, mà quan chức Ukraine nói đã được sử dụng trong cuộc tấn công ở Kremenchuk, là "một trong những tên lửa có sức hủy diệt khủng khiếp nhất", có thể mang theo đầu đạn nặng 1.000 kg.

Một số nhà phân tích cho rằng việc Nga sử dụng ngày càng nhiều tên lửa Kh-22 bắt nguồn từ việc thiếu hụt các loại tên lửa chính xác hiện đại hơn.

Ngày thứ 125 chiến sự: Nga siết vòng vây Lysychansk từ nhiều hướng

Lực lượng cứu hộ tại hiện trường trung tâm mua sắm ở thành phố Kremenchuk bị tập kích tên lửa ngày 28/6. Video: Guardian.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi đưa Nga vào danh sách " nhà nước bảo trợ khủng bố" sau vụ tấn công ở Kremenchuk.

"Chỉ những kẻ khủng bố mới có thể tấn công tên lửa vào các đối tượng dân sự", ông Zelensky đăng trên Telegram, đồng thời cáo buộc Nga thực hiện "các cuộc tấn công có tính toán" vào cơ sở hạ tầng dân sự. "Nga phải bị đưa vào danh sách nhà nước bảo trợ chủ nghĩa khủng bố. Thế giới phải ngăn chặn".

Tuy nhiên, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bác đề xuất này, cho biết ông sẽ không sử dụng cụm từ "nhà nước bảo trợ khủng bố" đối với Nga.

Bulgaria thông báo trục xuất 70 nhà ngoại giao Nga. Nhóm nhà ngoại giao này được yêu cầu rời đi trước nửa đêm ngày 3/7.

"Các cơ quan của chúng tôi xác định họ là những người làm việc chống lại lợi ích của Bulgaria", Thủ tướng Kiril Petkov nói với phóng viên. "Tất cả những ai làm việc chống lại lợi ích của Bulgaria sẽ bị yêu cầu trở về đất nước của họ".

Bulgaria dự đoán Nga sẽ đóng cửa tổng lãnh sự quán ở Ruse, phía bắc Bulgaria, trong khi Bulgaria đóng lãnh sự quán ở thành phố Yekaterinburg của Nga. Bulgaria đã trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga hồi tháng 3 vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.

17 người Ukraine, hầu hết là quân nhân, đã được trả tự do trong cuộc trao đổi tù nhân mới nhất giữa Kiev và Moskva, tình báo Ukraine cho hay. Năm người trong số họ bị thương và cần được điều trị khẩn cấp. Đổi lại, Ukraine đã thả 15 tù binh Nga.

Một số cuộc trao đổi tù binh đã diễn ra từ khi Nga mở chiến dịch quân sự. Lần trao đổi gần nhất diễn ra đầu tháng 5, với 41 tù nhân được trả tự do. Hồi giữa tháng này, hai nước đã trao đổi thi thể binh sĩ thiệt mạng, trong đó Ukraine tiếp nhận thi thể của 64 lính ở nhà máy thép Azovstal, thành phố Mariupol.

Sau hơn 4 tháng chiến sự Nga - Ukraine, ít nhất gần 11.000 dân thường thương vong, trong đó gần 4.800 người thiệt mạng, theo Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR). Con số thực tế có thể cao hơn do tình hình chiến sự gây cản trở quá trình xác minh và thống kê.

Cao ủy LHQ về Người tị nạn (UNHCR) cho biết hơn 8 triệu người đã rời Ukraine kể từ khi xung đột nổ ra, trong khi hơn 7 triệu người trong nước phải rời bỏ nhà cửa.

Giao tranh diễn ra ở Vovchoiarivka, khi lực lượng Nga tìm cách kiểm soát cao tốc 1302 nhằm bao vây Lysychansk. Đồ họa: BBC.

Giao tranh diễn ra ở Vovchoiarivka, khi lực lượng Nga tìm cách kiểm soát cao tốc 1302 nhằm bao vây Lysychansk. Đồ họa: BBC.

Huyền Lê (Theo CNN, AFP, Guardian)

Adblock test (Why?)

Nửa đêm dậy đi vệ sinh, vợ sững sờ thấy chồng 'vui vẻ' với bảo mẫu, danh tính thật của cô ta còn sốc hơn

Ngỡ tưởng chồng thương vợ vất vả một mình vì con nhỏ nên mới thuê bảo mẫu về đỡ đần. Ai ngờ cô bảo mẫu trẻ trung xinh đẹp kia lại có một "danh tính" đặc biệt khác.

Mới đây, một người phụ nữ họ Lin ở Trung Quốc đã chia sẻ trên trang Sohu về câu chuyện hôn nhân tan vỡ của mình thu hút sự chú ý đông đảo của dư luận.  

Lin cho biết, cô và chồng quen biết nhau qua mai mối. Anh là người có năng lực và là chủ của một công ty. Hai người chạc tuổi và hoàn cảnh gia đình đều tương xứng nên cả hai nhanh chóng tiến tới hôn nhân.  

Chồng Lin là một người khá lãnh đạm, trầm tính, nhiều khi Lin cảm thấy anh không dành nhiều sự quan tâm đến cô. Nhưng anh nói chuyện tình cảm có thể từ từ vun đắp, thời gian cho 2 người còn rất nhiều.  

Nửa đêm dậy đi vệ sinh, vợ sững sờ thấy chồng vui vẻ với bảo mẫu, danh tính thật của cô ta còn sốc hơn-1Hình minh họa.

Sau một năm kết hôn Lin mang thai rồi sinh em bé đầu lòng. Lúc này mẹ chồng lại mắc bệnh nặng, mẹ đẻ của cô cũng bận rộn công việc nên không thể chăm sóc cho Lin mới sinh em bé. 

Chồng Lin vì công việc mà bận bịu suốt ngày, anh thường xuyên không về nhà. Khoảng thời gian này chỉ mình Lin vật lộn với con cái nên rất vất vả. Thấy Lin than vãn, căng thẳng rồi dẫn đến cãi nhau suốt ngày, chồng nói rằng hãy thuê bảo mẫu để đỡ đần cô.  

Thấy chồng quan tâm, Lin đã rất xúc động biết ơn vì điều đó. Ngày hôm sau anh thuê một người bảo mẫu về nhà. Theo Lin biết thì cô ấy là vốn là thư ký ký của chồng, còn trẻ và khá xinh đẹp.  Lúc đầu Lin khá lo lắng sợ cô ấy không có kinh nghiệm chăm sóc bà đẻ và trẻ con. Nhưng dần dần mọi việc đều suôn sẻ, cô ấy chăm sóc Lin và con rất chu đáo. Lin càng có thiện cảm với cô bảo mẫu này hơn.  

Có điều, từ ngày đưa bảo mẫu về nhà, bỗng chồng Lin lại chăm về nhà hơn hẳn, tối nào anh ấy cũng có mặt đúng giờ ở nhà chứ không như trước đây.  Thực ra Lin cũng chẳng để tâm điều đấy lắm cho đến một đêm. Cô Lin thức dậy lúc nửa đêm đi vệ sinh thì không thấy chồng nằm ngủ bên cạnh.  

Nửa đêm dậy đi vệ sinh, vợ sững sờ thấy chồng vui vẻ với bảo mẫu, danh tính thật của cô ta còn sốc hơn-2Ảnh minh họa

Bỗng trong lòng chột dạ, Lin thận trọng lò mò đi ra phòng khách. Cô nghe thất tiếng động phát ra từ phòng của bảo mẫu. Trí tò mò khiến Lin không thể chịu được nên đã tiến tới để xem cô ấy đang làm gì lúc nửa đêm.  

Khi đến gần, cô Lin đã hoàn toàn ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh tượng bảo mẫu và chồng cô đang "tằng tịu" với nhau trên giường. Bức xúc và không làm chủ được bản thân, Lin lao thẳng vào phòng bắt gian ngay tại trận.  

Sau nhiều lần tra hỏi, Lin phát hiện ra một sự thật "động trời" hơn, hóa ra cô bảo mẫu này vốn là nhân tình lâu nay chồng cô "cặp kè" ở bên ngoài. Anh ta suốt ngày kiếm cớ bận công việc không về chỉ vì phải ở cạnh người tình. Cũng phải cô ta vốn cũng là thư ký của chồng Lin nữa.  

Rất tức giận vào thời điểm đó, Lin đã sốc đến độ ngất xỉu tại chỗ. Sau khi tỉnh dậy, cô nhất quyết đòi ly hôn chồng, nhưng anh ta quỳ xuống khóc lóc van xin tha thứ vì con. Nhưng với Lin thì mọi thứ đã trở nên quá muộn.

Theo Saostar

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/EixF7BU

Adblock test (Why?)

Mỹ trừng phạt công nghiệp quốc phòng Nga

Mỹ công bố lệnh trừng phạt mới với Nga theo thỏa thuận của các lãnh đạo G7, nhắm vào ngành công nghiệp quốc phòng và xuất khẩu vàng của Moskva.

"Các động thái mới nhất đánh vào trọng tâm khả năng phát triển và triển khai vũ khí, công nghệ được sử dụng trong cuộc chiến của Vladimir Putin chống lại Ukraine", Bộ Tài chính Mỹ hôm nay cho biết trong một tuyên bố, sau hội nghị thượng đỉnh G7 ở Bavaria, Đức.

Các biện pháp trừng phạt nhắm vào tập đoàn vũ khí nhà nước Nga Rostec và các công ty khác đóng vai trò quan trọng với ngành công nghiệp quốc phòng Nga, cũng như các đơn vị quân đội và sĩ quan liên quan cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Ukraine, theo tuyên bố của Bộ Tài chính Mỹ.

"Chúng tôi một lần nữa tái khẳng định cam kết phối hợp cùng đối tác và đồng minh để áp đặt biện pháp trừng phạt nghiêm khắc mới nhằm đáp trả cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho hay. "Các cam kết và hành động đa phương quy mô lớn của G7 trong tuần này tiếp tục cắt đứt quyền tiếp cận của Nga với công nghệ quan trọng cho quân đội của họ, làm suy giảm năng lực của Nga và tiếp tục cản trở cuộc chiến chống Ukraine".

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu trước Thượng viện đầu tháng này. Ảnh: AFP.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen phát biểu trước Thượng viện đầu tháng này. Ảnh: AFP.

Động thái của Bộ Tài chính Mỹ đưa 70 thực thể và 29 cá nhân ở Nga vào danh sách đen, đóng băng bất kỳ tài sản nào do Mỹ nắm giữ và cấm họ kinh doanh hoặc thực hiện giao dịch tài chính với các tổ chức Mỹ.

Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng Nga UAC cũng bị trừng phạt, khi Mỹ đặt mục tiêu "làm suy yếu khả năng tiếp tục tấn công trên không của Nga nhằm vào Ukraine".

Ngoài ra, Mỹ đang tìm cách xử phạt những người Nga tìm cách lách lệnh trừng phạt hiện nay bằng cách "ngấm ngầm" mua lại linh kiện khí tài của Mỹ, Nhật Bản và châu Âu.

Theo các lệnh trừng phạt mà G7 đã thống nhất, Mỹ cũng cấm nhập khẩu vàng từ Nga. Tuy nhiên, động thái này không bao gồm vàng đã được lưu trữ bên ngoài nước Nga.

Trong năm 2021, xuất khẩu vàng, một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của Nga, đạt 15,5 tỷ USD. Tầm quan trọng của ngành này tăng lên từ khi Tổng thống Putin phát động chiến dịch quân sự, trong bối cảnh giới tài phiệt Nga đổ xô mua vàng để tránh tác động của lệnh trừng phạt.

Huyền Lê (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2022

Mỹ đàm phán thương mại với đảo Đài Loan

Các quan chức Mỹ và đảo Đài Loan tổ chức vòng đàm phán thương mại đầu tiên theo sáng kiến được công bố hồi đầu tháng 6.

Phó đại diện Thương mại Mỹ Sarah Bianchi và quan chức cao cấp phụ trách thương mại của Đài Loan Đặng Chấn Trung ngày 27/6 tổ chức cuộc họp khai mạc Sáng kiến Mỹ - Đài Loan về Thương mại Thể kỷ 21, được công bố hồi đầu tháng này, với mục đích làm sâu sắc hơn quan hệ giữa hai nền kinh tế.

"Sáng kiến này sẽ mở ra các cơ hội thị trường, thúc đẩy đổi mới và tạo ra tăng trưởng kinh tế toàn diện cho doanh nghiệp và người lao động của chúng tôi", bà Bianchi cho biết trong thông cáo. Mỹ khẳng định phạm vi của các cuộc đàm phán có giới hạn và "phù hợp quan hệ không chính thức" với đảo Đài Loan.

Trong cuộc họp đầu tiên, các quan chức Mỹ và đảo Đài Loan "đã thảo luận về xây dựng lộ trình đàm phán đầy tham vọng để đạt được những thỏa thuận với cam kết tiêu chuẩn cao cũng như kết quả có ý nghĩa kinh tế", thông cáo có đoạn.

Tàu container neo đậu tại cảng ở Cơ Long, đảo Đài Loan ngày 7/1. Ảnh: Reuters.

Tàu container neo đậu tại cảng ở Cơ Long, đảo Đài Loan ngày 7/1. Ảnh: Reuters.

Trung Quốc chỉ trích sáng kiến của Mỹ và hòn đảo khi nó được công bố hồi đầu tháng 6. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần.

"Trung Quốc luôn phản đối bất cứ hình thức trao đổi chính thức giữa bất kỳ quốc gia nào với đảo Đài Loan thuộc Trung Quốc, bao gồm đàm phán hoặc ký kết bất cứ thỏa thuận kinh tế và thương mại nào mang ý nghĩa chủ quyền lẫn bản chất chính thức", phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong cho biết.

Sáng kiến trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố thỏa thuận với 12 nền kinh tế châu Á, trong đó không có đảo Đài Loan. Các cuộc đàm phán với đảo Đài Loan dự kiến không liên quan tới thuế quan hoặc tiếp cận thị trường, các lĩnh vực cần có sự chấp thuận của quốc hội Mỹ.

Đài Loan là thị trường xuất khẩu lớn thứ 10 của Mỹ, đồng thời là nguồn cung cấp chất bán dẫn quan trọng. Tình trạng thiếu hụt chip toàn cầu đang ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp phụ thuộc vào mặt hàng này, từ chế tạo ôtô đến điện thoại thông minh, khiến lạm phát tăng cao.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Rơi bồn khí độc, ít nhất 12 người chết

JordanÍt nhất 12 người chết và 251 người bị thương sau khi cần cẩu làm rơi bồn chứa khí độc chlorine trong lúc bốc xếp hàng tại cảng Aqaba.

Giới chức Jordan cho biết sự cố xảy ra hôm 27/6 tại Aqaba, cảng biển duy nhất của nước này, khi cần cẩu đang bốc xếp các bồn chứa khí độc chlorine lên tàu hàng để chuyển đến Djibouti. Một bồn chứa 25 tấn chlorine bị rơi từ cần cẩu và hư hỏng, khiến khí độc phát tán ra xung quanh.

Video được truyền hình quốc gia Jordan chia sẻ cho thấy khoảnh khắc bồn chứa rơi và đập mạnh xuống boong tàu hàng, tạo ra đám mây khí độc màu vàng bao trùm tàu hàng và cầu cảng, trong khi nhiều người tìm cách bỏ chạy.

Cần cẩu đánh rơi bồn khí độc, ít nhất 12 người chết

Khoảnh khắc bồn chứa chlorine bị rơi và gây rò rỉ khí độc tại cảng Aqaba, Jordan, hôm 27/6. Video: Twitter/Harry_Boone.

Cơ quan y tế Jordan cho biết chỉ có số ít trong 251 người bị thương phải nằm viện.

Giới chức cảng Aqaba đã đình chỉ hoạt động tại các bể chứa ngũ cốc để kiểm tra dấu hiệu nhiễm độc, nhưng giao thông hàng hải đến và đi từ khu vực này vẫn được duy trì. Không có tàu hàng nào bốc dỡ ngũ cốc vào thời điểm xảy ra sự cố.

Thủ tướng Jordan Bisher al-Khasawneh đã tới thăm các nạn nhân và thành lập nhóm điều tra, đứng đầu là Bộ trưởng Nội vụ.

Chlorine là khí độc có màu vàng, thường được sử dụng để khử trùng nước. Nó có thể tạo ra acid hydrochloric trong cơ thể người hít phải, dẫn tới tình trạng bỏng rát và kích ứng màng nhầy trong phổi, khiến nạn nhân không thể thở như người đuối nước và tử vong.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

NATO tăng quân số trực chiến lên 300.000 ứng phó Nga

NATO tăng lực lượng phản ứng nhanh lên 300.000 người và triển khai thêm vũ khí hạng nặng tới sườn đông nhằm ứng phó chiến dịch quân sự của Nga.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 27/6 thông báo các nước thành viên liên minh sẽ mở rộng một số đội hình chiến đấu dọc sườn đông của khối từ cấp tiểu đoàn hoặc trung đoàn lên cấp lữ đoàn với 3.000-5.000 quân, đồng thời NATO sẽ tăng quân số lực lượng phản ứng nhanh, các đơn vị luôn được đặt trong trạng thái trực chiến của khối, lên hơn 300.000 người.

Ngoài ra, nhiều vũ khí hạng nặng, trong đó có các tổ hợp phòng không, sẽ được triển khai để bảo vệ một số nước thành viên ở rìa phía đông NATO.

"Đây là đợt đại tu năng lực phòng thủ và răn đe tập thể lớn nhất của chúng tôi từ sau Chiến tranh Lạnh", ông Stoltenberg nói và cho biết động thái nhằm ứng phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.

NATO trước đây có lực lượng phản ứng nhanh khoảng 40.000 quân. Quyết định nâng quân số lên 300.000 cho phép liên minh có thể điều động nhân lực lớn hơn trong trường hợp khẩn cấp.

Trực thăng AH-60D của Mỹ và xe tăng Leopard 2E của Tây Ban Nha tham gia diễn tập do NATO tổ chức ở Latvia ngày 11/3. Ảnh: US Army.

Trực thăng Mỹ và xe tăng Tây Ban Nha tham gia diễn tập ở Latvia ngày 11/3. Ảnh: US Army.

NATO đang triển khai 8 nhóm tác chiến ở các quốc gia thành viên rìa phía đông liên minh. Ông Stoltenberg cho biết vài nhóm trong số này, có thể ở các quốc gia vùng Baltic và Ba Lan, sẽ được nâng lên cấp lữ đoàn.

Đức cho biết họ sẽ dẫn đầu một lữ đoàn mới ở Litva, song hầu hết binh sĩ thuộc đơn vị này sẽ đóng quân trong nước. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cho biết có thể đề xuất thành lập đơn vị tương tự tại Estonia, nơi Anh chỉ huy một nhóm tác chiến.

Tổng thư ký Stoltenberg cho biết mong đợi các thành viên NATO khác công bố lực lượng chuyên trách bảo vệ thành viên cụ thể tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm ở Madrid, Tây Ban Nha, ngày 28-30/6.

Một quan chức NATO cho biết hệ thống mới sẽ được áp dụng trong năm 2023 và "cải thiện khả năng phản ứng trong thời gian rất ngắn của liên minh trước bất cứ tình huống nào xảy ra" với các tài sản trên bộ, trên biển, trên không lẫn trên không gian mạng.

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Đồ họa: Statista.

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Đồ họa: Statista.

NATO tăng quân số ở sườn đông của liên minh sau khi Nga sáp nhập bán đảo Ukraine năm 2014. Liên minh điều thêm hàng chục nghìn binh sĩ tới khu vực sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 nhằm "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine".

Tổng thư ký Stoltenberg cho biết lãnh đạo các nước thành viên NATO sẽ đồng ý tăng cường hỗ trợ thiết yếu cho Ukraine. Các hỗ trợ dự kiến bao gồm cung cấp thiết bị bảo mật thông tin liên lạc, hệ thống chống máy bay không người lái (UAV), nhiêu liệu và hỗ trợ Ukraine chuyển sang dùng vũ khí tiên tiến hơn theo chuẩn NATO.

Gói hỗ trợ này khác những lô vũ khí mà các thành viên NATO, đứng đầu là Mỹ, đang chuyển cho Ukraine, trong đó có tên lửa chống tăng, pháo và hệ thống phòng không, để giúp quốc gia Đông Âu đối phó với chiến dịch quân sự của Nga.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Bi kịch 21 thiếu niên tử vong trong bữa tiệc ở quán rượu mừng kết thúc kỳ thi

Uống rượu khi chưa đủ tuổi được cho là nguyên nhân dẫn tới bi kịch 21 thiếu niên tử vong sau đêm tiệc ở quán rượu địa phương.

Ít nhất 21 thiếu niên đã tử vong vào cuối tuần qua sau đêm tiệc diễn ra ở một quán rượu nằm ở thị trấn ven biển tại Nam Phi.

Nguyên nhân dẫn tới cái chết hiện vẫn chưa thể xác định. Song các quan chức và chính trị gia địa phương cho biết họ nghi ngờ thảm kịch xảy ra do các thiếu niên uống rượu khi chưa đủ tuổi.

Bi kịch 21 thiếu niên tử vong trong bữa tiệc ở quán rượu mừng kết thúc kỳ thi-1

Một phụ huynh đau buồn khi hay tin tại hiện trường. (Ảnh: Reuters)

Chính quyền tỉnh Đông Cape thông báo 8 nữ sinh và 13 nam sinh đã tử vong tại quán rượu ở khu vực Scenery Park. Trong đó, 17 thiếu niên được xác định chết ngay tại hiện trường, và số còn lại qua đời tại bệnh viện.

Ông Unathi Binqose, một quan chức chính phủ có mặt tại hiện trường vào lúc rạng sáng, cho biết nhiều chai rượu rỗng, bộ tóc giả và cả dải ruy băng 'Chúc mừng sinh nhật' nằm rải rác trên con đường đầy bụi bên ngoài tòa nhà hai tầng Enyobeni Tavern.

Nhiều nạn nhân được cho là học sinh tham gia buổi tiệc kết thúc kỳ thi cấp 3 vào đêm ngày 25/6. Tuy nhiên, lực lượng chức năng không phát hiện vết thương trên thi thể các nạn nhân. Do đó, nhân viên pháp y sẽ tiến hành mổ tử thi để xác định liệu các nạn nhân có chết vì bị trúng độc hay không.

Trong số những quan chức chính phủ cấp cao có mặt ở hiện trường sớm nhất có Bộ trưởng Công an Bheki Cele.

Ông Cele đã bật khóc sau khi có mặt ở một nhà tang lễ, nơi đang cất giữ thi thể của các nạn nhân.

'Đây đúng là cảnh tượng khủng khiếp. Các nạn nhân còn quá trẻ. Khi các bạn biết nạn nhân chỉ mới 13, 14 tuổi, bạn tới hiện trường và nhìn thấy cảnh tượng. Điều đó làm bạn suy sụp', ông Cele chia sẻ.

Theo quy định của luật pháp Nam Phi, độ tuổi đủ điều kiện để uống rượu là trên 18. Tuy nhiên, vấn đề thực hiện đúng các quy định an toàn và độ tuổi uống rượu tại những quán rượu ở địa phương thường bị buông lỏng.

'Con của chúng tôi cũng ở đây, con bé đã qua đời ngay tại hiện trường', phụ huynh của một nữ sinh 17 tuổi nói.

'Chúng tôi không thể nghĩ được con gái sẽ chết theo cách này. Con bé là người khiêm tốn và lễ phép', bà Ntombizonke Mgangala, mẹ của nữ sinh 17 tuổi qua đời tại quán rượu, nói khi đứng cạnh chồng tại nhà tang lễ.

Bi kịch 21 thiếu niên tử vong trong bữa tiệc ở quán rượu mừng kết thúc kỳ thi-2Quang cảnh ngoài quán rượu có 21 thiếu niên tử vong. (Ảnh: EPA-EFE)

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, người đang tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Đức, đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới thân nhân của các nạn nhân trẻ tuổi.

Nam Phi hiện nằm trong số các quốc gia tiêu thụ rượu nhiều nhất ở khu vực châu Phi. Cơ quan quản lý cấp phép rượu của khu vực cho biết đang cân nhắc tịch thu giấy phép kinh doanh của quán rượu để xảy ra thảm kịch, đồng thời đưa ra cáo buộc hình sự với chủ sở hữu cơ sở kinh doanh vì vi phạm quy định cấm bán rượu cho người dưới 18 tuổi.

Tờ báo địa phương DispatchLive cho biết, thi thể các nạn nhân 'nằm rải rác trên bàn, trên ghế và trên nền nhà, nhưng nhìn bằng mắt thường không có dấu hiệu cho thấy họ bị thương'. Một số nạn nhân tử vong đang tổ chức tiệc 'hạ bút' sau khi kết thúc đợt thi giữa kỳ.

Theo Infonets

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/tp9nJGm

Adblock test (Why?)