Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Đi bộ hàng trăm km về quê giữa lệnh phong toả

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)

Bác sĩ Mỹ đấu tranh để được đeo khẩu trang

Vài hôm trước, bác sĩ gây mê Nikicicz bước ra khỏi thang máy lúc 6h30 sáng, sau khi đặt nội khí quản cho một bệnh nhân ngoài 70 tuổi bị bệnh về đường hô hấp. Nhìn thấy một nhóm người đang tiến về phía mình dọc hành lang bệnh viện, Nikicicz kéo khẩu trang lên che kín mũi và miệng để cố gắng tự bảo vệ mình cũng như những người kia khỏi bị lây nhiễm nCoV.

Vài ngày sau, Nikicicz được thông báo rằng ông có thể bị đình chỉ công tác, vì Trung tâm Y tế Đại học ở El Paso, bang Texas, nơi ông làm việc, quy định cấm sử dụng khẩu trang tại hành lang bệnh viện.

"Đeo khẩu trang là điều cần thiết đối với tôi", Nikicicz, 60 tuổi, người mắc chứng hen suyễn và tăng huyết áp, nói trong một cuộc phỏng vấn. Sau khi từ chối tuân thủ quy định của bệnh viện, Nikicicz bị loại khỏi các ca trực. Ông bị đình chỉ công tác và không được nhận lương.

Không riêng gì Nikicicz, nhân viên y tế và ban quản trị của một số bệnh viện khác cũng đang nổ ra tranh cãi xung quanh chiếc khẩu trang, về việc liệu họ có nên đeo nó bên ngoài phòng điều trị hay không? Nếu có, họ nên sử dụng loại nào, khẩu trang y tế loại mỏng hay khẩu trang N95.

Nhiều bệnh viện cho phép đeo khẩu trang bên ngoài phòng điều trị, thậm chí bắt buộc nhân viên làm theo. Nhưng số khác lại cho rằng các y bác sĩ không cần thiết phải luôn đeo khẩu trang và cấm họ sử dụng chúng bên ngoài khu vực điều trị.

Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã vài lần thay đổi hướng dẫn cho các cơ sở y tế. Theo hướng dẫn mới nhất, nhân viên y tế không cần phải đeo khẩu trang mọi lúc. Mặt khác, vì tình trạng thiếu trang thiết bị, nhân viên y tế có thể sử dụng những vật dụng tự chế như khăn quàng thay cho khẩu trang.

Hôm 31/3, bác sĩ Anthony S. Fauci, thành viên cấp cao nhóm ứng phó Covid-19 của chính quyền liên bang, cho hay CDC còn đang cân nhắc những hướng dẫn liên quan đến việc liệu người dân bình thường có nên đeo khẩu trang không.

Giữa lúc rối ren và trong tâm trạng sợ hãi, các bác sĩ và y tá nói họ buộc phải dựa vào đánh giá của chính mình. Trong khi đó, các nhà quản lý phản bác rằng y bác sĩ vì quá sợ hãi nên đang tìm cách phá luật để làm theo cách riêng.

Một số bác sĩ tin rằng ban quản lý bệnh viện cấm y bác sĩ đeo khẩu trang bởi họ chỉ đơn giản là đang tìm cách bảo vệ hình ảnh. Họ không muốn bị nhìn nhận như một cơ sở nguy hiểm với đầy rẫy vi khuẩn.

Khi bác sĩ Nikicicz nhất quyết đòi đeo khẩu trang, ông nhận được tin nhắn từ trưởng khoa gây mê, cáo buộc ông phản ứng thái quá.

Hôm 30/3, bệnh viện xác nhận trong một thông báo rằng "bác sĩ Nikicicz đã bị loại khỏi lịch trình làm việc vì không tuân thủ quy định". Nhưng một ngày sau, Nikicicz cho hay ông lại được cấp trên khôi phục công tác và giờ đây có thể đeo khẩu trang y tế quanh bệnh viện cũng như đeo khẩu trang N95 khi làm thủ thuật.

Ming Lin, một bác sĩ phòng cấp cứu, viết trên Facebook rằng hôm 27/3, ông đã bị cho thôi việc tại Trung tâm Y tế PeaceHealth St. Joseph ở Bellingham, Washington, vì công khai bày tỏ quan ngại về tình trạng thiếu đồ bảo hộ và dụng cụ xét nghiệm của bệnh viện.

Tại Seattle, ban quản lý cơ sở Cherry Hill của Trung tâm Y tế Thụy Điển, đã đe dọa sẽ đình chỉ vô thời hạn bác sĩ gây mê Oliver Small vì đeo khẩu trang khi không trực tiếp tham gia chăm sóc bệnh nhân, ví dụ như đi bộ ở hành lang.

"Anh ấy bị gọi vào họp với ban quản lý bệnh viện vì họ không muốn khiến nhân viên hoảng loạn vì nghĩ rằng họ cần đeo khẩu trang bảo vệ", Jessica Green, vợ bác sĩ Small, tuần trước viết trên Facebook. "Chồng tôi đeo khẩu trang để phòng trường hợp anh ấy là người nhiễm nCoV không biểu hiện triệu chứng, như bao người khác, và anh ấy không muốn lây bệnh cho những bệnh nhân chưa bị nhiễm".

Nhân viên y tế Mỹ di chuyển bệnh nhân Covid-19 lên cáng cứu thương ở bang Washington đầu tháng này. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế Mỹ di chuyển bệnh nhân Covid-19 lên cáng cứu thương ở bang Washington đầu tháng này. Ảnh: Reuters.

Ban quản trị yêu cầu Small ngừng đeo khẩu trang, nếu không ông không cần tới bệnh viện nữa. "Hệ thống y tế của chúng ta gặp vấn đề gì vậy???!!!", Green viết.

Small xác nhận câu chuyện trên nhưng thêm rằng bệnh viện sau đó đã thay đổi quan điểm về khẩu trang và ông cảm thấy "rất hài lòng" với kết quả đạt được. Bệnh viện giờ đây cho phép y bác sĩ đeo khẩu trang bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào.

Những tranh cãi về việc đeo khẩu trang đang cho thấy một vấn đề của hệ thống y tế Mỹ, theo giới chuyên gia. Những năm gần đây, y bác sĩ đang ngày càng giống những công nhân làm việc cho các công ty luôn tìm cách cắt giảm chi phí, coi lợi nhuận lên trước việc điều trị. Covid-19 giống như mồi lửa khiến những bất cập bùng phát.

"Vài thập kỷ qua, chúng tôi đang bị mất đi quyền tự chủ", Christopher Garofalo, bác sĩ gia đình ở Bắc Attleboro, Massachusetts, từng giữ vai trò đại diện bang tại Hiệp hội Y khoa Mỹ, cho biết.

Theo ông, hơn một nửa bác sĩ hiện nay là người làm thuê cho những hệ thống bệnh viện hay các tập đoàn lớn. Thay đổi mang tính hệ thống này khiến các bác sĩ cảm thấy họ ít được trao quyền.

Jim Merlino, quản lý tại Phòng khám Cleveland, cho hay ông biết việc một số bác sĩ tại bệnh viện của mình cũng như trên cả nước đang hoang mang, nhưng ông cho rằng đây không phải đa số.

"Mọi người đang lo lắng và việc chúng ta cần làm là truyền đi thông điệp rõ ràng: Không vấn đề gì khi ta lo lắng, nhưng hãy chấp nhận rằng chúng tôi đang đưa ra những quyết định đúng đắn", Merlino nói. "Chúng ta phải kìm nỗi sợ hãi xuống, nếu không chúng ta không thể sống sót qua đại dịch này".

Phòng khám Cleveland cũng yêu cầu các y bác sĩ không đeo khẩu trang bên ngoài phòng điều trị.

Tuy nhiên, nhiều quản lý bệnh viện khác lại không đồng quan điểm với ông. Bệnh viện Đại học Stony Brook ở Long Island vừa thay đổi hướng dẫn, yêu cầu tất cả nhân viên đeo khẩu trang.

"Chúng tôi khuyên các y bác sĩ đeo khẩu trang khi làm việc. Việc làm này nên được áp dụng ở cả những không gian mở của bệnh viện", bản hướng dẫn mới lưu ý.

Vũ Hoàng (Theo New York Times)

Let's block ads! (Why?)

CLB Đà Nẵng: 'V-League 2020 nên bỏ xuống hạng'

Chủ tịch CLB Đà Nẵng Bùi Xuân Hoà cho rằng V-League 2020 cần thay đổi thể thức, chuyển sang đá một lượt và không có xuống hạng để thích ứng với Covid-19.

- Covid-19 khiến V-League bị . Theo ông, giải cần điều chỉnh gì để thích ứng?

Với diễn biến Covid-19 phức tạp như hiện tại, chúng ta đều thấy còn lâu nữa V-League mới có thể diễn ra. Như vậy, thể thức cũ - đấu lượt đi - lượt về trên sân nhà và sân khách chắc chắn không còn đủ thời gian để thực hiện. Trong buổi họp với VFF, VPF và các CLB hôm 31/3, tôi đề xuất chỉ đá một lượt và bỏ chuyện xuống hạng. Đây là cách tốt nhất.

- Vì sao lại bỏ xuống hạng?

Nhiều người nói tôi đưa ra phương án này là vì Đà Nẵng đang đứng cuối bảng, sợ xuống hạng. Nói như vậy buồn cười quá, giải mới qua được có hai vòng. Đà Nẵng cũng đâu có tệ thế, họ quên chúng tôi thể hiện thế nào trong những năm qua. Chúng tôi không sợ xuống hạng. Tôi đưa ra đề xuất như vậy vì cái chung cho bóng đá Việt Nam. Lúc này, các CLB cần đưa ra ý kiến thay vì ngồi im.

Tôi cho rằng bỏ chuyện xuống hạng mang lại hai cái lợi lớn. Thứ nhất, đá trong thời gian ngắn, cường độ cao nếu cộng thêm áp lực đua tranh xuống hạng sẽ khiến rất nhiều cầu thủ dễ dính chấn thương. Hiện tại, rất nhiều tuyển thủ đang trong giai đoạn điều trị chấn thương. Nếu thêm người người bị, sẽ khó cho HLV Park Hang-seo khi tập trung đội tuyển. Thứ hai, giải quyết vấn đề tài chính cho các CLB. Khi không áp lực xuống hạng, các đội sẽ không phải tính ngoại binh, giảm được rất nhiều vấn đề tài chính.

Chúng ta phải hiểu lên xuống hạng để làm gì? Để tăng tính cạnh tranh, chất lượng giải lên để lôi kéo khán giả, tăng tài trợ. Nhưng giờ đá không khán giả, chuẩn bị kém, doanh nghiệp khó khăn không vào tài trợ thêm, vậy lên xuống hạng không còn nhiều ý nghĩa.

Ngoài Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Hà Tĩnh cũng đề xuất V-League 2020 không có đội xuống hạng. Ảnh: VPF

Ngoài Đà Nẵng, Sài Gòn, Nam Định, Hà Tĩnh cũng đề xuất V-League 2020 không có đội xuống hạng. Ảnh: VPF

- Nếu không có xuống hạng, Ban tổ chức sẽ xử lý sao về vé lên hạng cho các đội ở giải Hạng nhất Quốc gia?

Theo tôi, năm nay các giải dưới như hạng Nhất cũng nên giảm thời gian thi đấu. Các giải không thực sự quan trọng như hạng Nhì, hạng Ba... thì nên bỏ.

Về chuyện vé lên hạng, tôi cho rằng vẫn để xuất cho các đội hạng Nhất lên. Mùa sau chúng ta sẽ đá V-League nhiều đội hơn, 16 thay vì 14 như hiện tại chẳng hạn.

- Không thể đá đủ, không vé xuống hạng, không khán giả... Vậy tại sao các đội không huỷ luôn V-League 2020, chờ năm sau thi đấu?

Bỏ thì rất khó. Thứ nhất, năm nay vòng loại World Cup 2022 và AFF Cup vẫn diễn ra. Nếu V-League không đá, cầu thủ không duy trì được phong độ để chơi tốt ở tuyển. Không có giải vô địch quốc gia, HLV Park Hang-seo lấy đâu cơ sở để chọn người. Thứ hai, khi huỷ giải, các cầu thủ sẽ không có tiền, bị ảnh hưởng đời sống rất lớn. Các CLB cũng gặp khó khăn về tài chính, không quyết toán được, không trả được quyền lợi cho các nhà tài trợ.

Chúng ta vẫn nên chuẩn bị các phương án để thi đấu. Tất nhiên, chỉ khi Covid-19 ổn, các đội mới đá trở lại.

Lâm Thoả

Let's block ads! (Why?)

Ảnh nổi bật tháng 3

083.888.0123 - 082.233.3555

Chia sẻ bài viết qua email

Tải ứng dụng
QRCode
  • Đường dây nóng
  • Liên hệ tòa soạn
  • 083.888.0123 - 082.233.3555

Let's block ads! (Why?)

Hiến lô đất 300 triệu đồng vào quỹ chống Covid-19

Quảng TrịÔng Hà Khoa, 58 tuổi, hiến mảnh đất mặt tiền đường Hồ Chí Minh rộng gần 700 m2, trị giá 300 triệu đồng vào quỹ phòng chống Covid-19.

Ông Hà Khoa bên mảnh đất mặt tiền đường Hồ Chí Minh hiến tặng gây quỹ phòng chống Covid-19. Ảnh: Quang Hà

Ông Hà Khoa bên mảnh đất mặt tiền đường Hồ Chí Minh hiến tặng gây quỹ phòng chống Covid-19. Ảnh: Quang Hà

Một tuần trước, ông Khoa làm đơn tặng mảnh đất mặt tiền 15 m, sâu 45 m ở xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa. Mảnh đất này do vợ chồng ông khai hoang năm 1992 khi di dân lên huyện miền núi Hướng Hóa. "Phải cày xới lên bao bom đạn, lau lách, vất vả lắm vợ chồng mới khai hoang được", ông Khoa kể.

Vợ chồng ông có bốn người con, trong đó ba người vẫn đang ăn học. Thu nhập chính của gia đình trông vào sắn ngô, hoa màu trên chính mảnh đất khai hoang. Dù thế khi hay tin Nhà nước kêu gọi cộng đồng cùng chung sức phòng chống Covid-19, vợ chồng ông đồng lòng hiến tặng mảnh đất.

"Tôi muốn ủng hộ cái gì đó cho có ý nghĩa, những nhìn mãi, suy nghĩ mãi mà gia đình không có tài sản gì đáng giá, ngoài mảnh đất vườn", ông Khoa trăn trở, cho hay định bán đất rồi mang tiền ủng hộ. Tuy nhiên, đất chưa tách thửa, chưa cấp Giấy chứng nhận sử dụng nên đợi thủ tục sẽ tốn thời gian. 

Ông Khoa tươi cười bên lá đơn hiến tặng mảnh đất rộng gần 700m2. Ảnh: Quang Hà

Ông Hà Khoa bên lá đơn hiến tặng mảnh đất rộng gần 700 m2. Ảnh: Quang Hà

Ông Hồ Ngọc Tình, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hướng Hóa, cho hay đang phối hợp với nhiều ban ngành và gia đình ông Hà Khoa hoàn thành các thủ tục tách thửa, cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất để sớm đấu giá, đưa số tiền thu được vào quỹ phòng chống Covid-19. "Món quà của ông Khoa khiến anh em rất bất ngờ. Đây là hành động ý nghĩa, đầy trách nhiệm với cộng đồng", ông Tình nói.

Theo nhà chức trách, mảnh đất này hiện có giá thị trường 300 triệu đồng. Đến nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị đã quyên góp được 800 triệu đồng, 42,5 tấn gạo và nhiều mặt hàng khác cho công cuộc phòng chống dịch Covid-19. 

Let's block ads! (Why?)

Thủ tướng giải thích về 'cách ly toàn xã hội'

Lãnh đạo Chính phủ nói cách ly toàn xã hội mang ý nghĩa giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh. 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết như trên khi phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, sáng 1/4. "Cách ly xã hội còn nhằm giữ khoảng cách người với người, không phải là ngăm cấm giao thông, chưa phải phong toả xã hội. Đây là một tình huống pháp lý không trái pháp luật để bảo vệ sức khoẻ, tính mạng của nhân dân", ông nói. 

Theo Thủ tướng, lúc này vẫn phải duy trì hàng hoá lưu thông, sản xuất an toàn, nhất là hàng thiết yếu, vật tư y tế, hàng hoá xuất khẩu; đặc biệt xuất khẩu bằng đường biển, đường bộ vẫn bình thường; đảm bảo làm việc tại nhà bình thường. 

Về thời gian cách ly toàn xã hội trong 15 ngày, ông giải thích "đây là khoảng thời gian vàng để hạn chế tối đa việc lây nhiễm ra cộng đồng. Một số nước đã vấp phải vấn đề này (không tận dụng được thời gian vàng)".

Thủ tướng nêu rõ, nếu quyết liệt cách ly xã hội, cách ly người với người thì Việt Nam sẽ hạn chế được tổn thất. Ngược lại, "nếu chúng ta không cương quyết việc này thì hậu quả khôn lường đối với sức khoẻ, tính mạng của nhân dân".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, sáng 1/4. Ảnh: VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Chính phủ thường kỳ tháng 3, sáng 1/4. Ảnh: VGP

Lãnh đạo Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm các chủ trương, biện pháp đã đề ra; không để dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. 

"Người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật cần thiết, thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người nơi công cộng; chấp hành khai báo y tế tự nguyện, tự bảo vệ bản thân, gia đình và các hoạt động chống dịch", ông nhắc lại.

Thủ tướng cũng yêu cầu người đứng đầu doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm áp dụng biện pháp phòng, chống dịch tại cơ sở mình, bảo đảm sức khoẻ, an toàn cho người dân. 

Khẳng định "Việt Nam chủ động kiểm soát mọi tình hình", Thủ tướng dẫn lại đánh giá của Ngân hàng Thế giới (trong Báo cáo Đông Á và Thái Bình Dương thời Covid-19 được công bố chiều 31/3), nhìn nhận "nền kinh tế Việt Nam vẫn đứng vững trước các cú sốc bên ngoài trong mấy tháng đầu năm 2020, không gục ngã, đặt mức tăng trưởng cao nhất".

Theo đó, quý I/2020, Việt Nam đạt tăng trưởng 3,82%, mức thấp nhất trong 11 năm qua nhưng cao nhất trong số các nước có được số liệu đến thời điểm này. 

Thực hiện cách ly xã hội, phiên họp Chính phủ được tổ chức trực tuyến, kết nối với 21 bộ, cơ quan ngang bộ; 7 cơ quan thuộc Chính phủ; Hà Nội; TP HCM. 

Sáng 31/3, Thủ tướng ban hành chỉ thị yêu cầu cách ly trên toàn quốc, áp dụng từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày. Cách ly toàn xã hội được thực hiện theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh". 

Let's block ads! (Why?)

Phong tỏa Vũ Hán có thể giúp ngăn 700.000 ca nCoV

Chuyên gia nhận định lệnh phong tỏa Vũ Hán, nơi khởi phát Covid-19, có thể đã giúp Trung Quốc giảm hơn 700.000 người nhiễm nCoV.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, Mỹ và Anh trên tạp chí Science, những biện pháp kiểm soát quyết liệt của Trung Quốc tại Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, trong 50 ngày đầu tiên bùng phát Covid-19 đã giúp các tỉnh thành khác trên cả nước có thêm thời gian quý báu để chuẩn bị và thiết lập các hạn chế của riêng mình nhằm ngăn nCoV lây lan.

"Phân tích của chúng tôi cho thấy nếu không có lệnh cấm đi lại ở Vũ Hán cùng những phản ứng khẩn cấp quốc gia, sẽ có hơn 700.000 trường dương tính nCoV được xác nhận bên ngoài Vũ Hán khi ấy", Christopher Dye, nhà khoa học thuộc đại học Oxford, Anh, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Dye nhận xét các biện pháp kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc đã có hiệu quả khi phá vỡ chuỗi lây nhiễm của nCoV bằng cách ngăn tiếp xúc giữa những người người mắc bệnh và những người có nguy cơ lây nhiễm.

Phân tích được các nhà nghiên cứu đưa ra sau khi sử dụng kết hợp những báo cáo về số ca nhiễm nCoV, thông tin y tế công cộng và dữ liệu định vị điện thoại di động để điều tra sự lây lan của dịch bệnh.

Người dân Vũ Hán mặc đồ bảo hộ khi đi trên đường phố hôm 31/3. Ảnh: AFP.

Người dân Vũ Hán mặc đồ bảo hộ khi đi trên đường phố hôm 31/3. Ảnh: AFP. 

Ottar Bjornstad, giáo sư sinh học tại đại học bang Pennsylvania, Mỹ, một tác giả của nghiên cứu, cho biết công nghệ định vị điện thoại đã cung cấp nguồn dữ liệu mới "rất thú vị".

"Phân tích cho thấy mọi người giảm di chuyển bất thường kể từ sau lệnh cấm đi lại hôm 23/1. Dựa trên dữ liệu này, chúng tôi cũng có thể tính toán các ca nhiễm nCoV liên quan đến Vũ Hán đã giảm mạnh tại các tỉnh thành khác trên khắp Trung Quốc", Bjornstad nói thêm.

Quyết định phong tỏa Vũ Hán đã làm chậm sự lây lan của dịch bệnh ở những khu vực khác trên cả nước, giúp chính quyền các địa phương có thêm thời gian chuẩn bị bằng cách cấm tụ tập nơi công cộng, đóng cửa các địa điểm giải trí, đề nghị người dân hạn chế di chuyển không cần thiết.

Khi Bắc Kinh lần đầu tiên phong tỏa Vũ Hán hơn hai tháng trước, quyết định này đã được xem là "quá mạnh tay". Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước đang áp dụng biện pháp tương tự để ngăn nCoV lây lan, khiến gần một nửa dân số thế giới hiện chịu các hình thức hạn chế đi lại khác nhau.

Khi những hạn chế tại Vũ Hán đang dần được dỡ bỏ và nhịp sống dần trở lại bình thường, câu hỏi đặt ra cho Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới là điều gì sẽ xảy ra khi hoạt động di chuyển được nối lại.

"Chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng các ca nhiễm nCoV nội địa hoặc ngoại nhập đều có thể khiến dịch bệnh tiếp tục lây lan", Huaiyu Tian, phó giáo sư dịch tễ học tại Đại học Sư phạm Bắc Kinh, cho biết.

Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 854.000 ca nhiễm, hơn 42.000 người chết và gần 177.000 trường hợp bình phục. Mỹ và châu Âu đang là tâm dịch của thế giới, trong khi Trung Quốc, nơi khởi phát nCoV, dần khống chế được tình hình.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Let's block ads! (Why?)

Bệnh viện New York không còn chỗ chứa xác chết

Y bác sĩ mặc đồ bảo hộ đưa thi thể bệnh nhân Covid-19 vào xe đông lạnh đang trở thành hình ảnh quen thuộc ở các bệnh viện New York.

Số người chết vì Covid-19 tại thành phố New York, tâm dịch Covid-19 tại Mỹ, tăng vọt lên gần 1.000 khiến các nhà xác bệnh viện bị quá tải, buộc giới chức phải tìm những chỗ trống để bảo quản thi thể. Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA) đã phải điều 85 xe đông lạnh tới New York để làm nhà xác dã chiến.

Tình trạng này diễn ra tại Bệnh viện Trung tâm Brooklyn (BHC) suốt nhiều ngày qua. Các y tá đẩy xe với thi thể đựng trong túi nhựa trắng ra ngoài và dùng xe nâng để đưa vào khoang đông lạnh, thi thể sẽ nằm đó đến khi được nhân viên nhà tang lễ đưa đi.

Nhà xác bệnh viện New York quá tải

Nhân viên y tế đưa thi thể bệnh nhân vào xe đông lạnh tại New York. Video: AP.

"Khủng hoảng chưa từng có buộc chúng tôi áp dụng các biện pháp đặc biệt. Hiện chúng tôi cần thêm nơi lưu trữ để tiếp nhận số ca tử vong tăng vọt, vốn đã gây quá tải hệ thống chăm sóc từ bệnh viện đến nhà tang lễ", BHC ra thông cáo cho biết.

Văn phòng pháp y thành phố cũng mở một nhà xác dã chiến giống thời điểm sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 để tăng khả năng xử lý thi thể.

"Các gia đình không thể nhanh chóng chuẩn bị tang lễ. Bệnh nhân qua đời vẫn phải giữ tại bệnh viện và cần có thêm không gian bảo quản", thông cáo của BHC có đoạn viết.

Số người chết tại thành phố New York đã tăng gấp đôi trong 4 ngày qua, từ 450 hôm 27/3 lên 932 vào sáng 31/3. Phần lớn bệnh nhân chỉ có triệu chứng nhẹ như sốt và ho khan. Tuy nhiên, những người cao tuổi và người có bệnh lý nền có thể gặp những biến chứng nặng như viêm phổi dẫn đến tử vong.

Mỹ đến nay ghi nhận 188.172 ca nhiễm và 3.873 người chết, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins. Số ca tử vong vì nCoV tại Mỹ đã vượt Trung Quốc, nơi đang ghi nhận 3.305 người chết. Bang New York là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19. Thống đốc Andrew Cuomo phải lên tiếng kêu gọi hỗ trợ y tế khẩn cấp trong bối cảnh số người chết do nCoV tại đây đã vượt 1.500.

"Nhìn thấy những xe đông lạnh và tác dụng của chúng, không ai có thể tin nổi", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói hôm qua.

Tại một số bệnh viện như Lenox Hill ở Manhattan, các xe đông lạnh đỗ ngay trên phố, dọc vỉa hè phía trước các chung cư. Ôtô và xe buýt vẫn đi qua trong lúc thi thể bệnh nhân được đưa vào trong.

"Thật khó tin nhưng đây là sự thật. Cầu Chúa cứu giúp chúng ta, đây là sự thật", một người dân nói trong video đăng trên mạng xã hội hôm qua.

Vũ Anh (Theo AP)

Let's block ads! (Why?)

Trump có thể đàm phán giá dầu với Nga, Arab Saudi

Trump cho biết có thể bàn tình hình giá dầu sụt giảm mạnh với Nga và Arab Saudi, hai quốc gia đang đối đầu trong vấn đề xuất khẩu dầu.

"Hai nước đang thảo luận và tôi sẽ tham gia đối thoại vào thời điểm thích hợp nếu cần thiết", Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 31/3, thêm rằng ông đã có các cuộc nói chuyện "tuyệt vời" với Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman và Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 31/3. Ảnh: AFP.

Trump trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng hôm 31/3. Ảnh: AFP.

Arab Saudi, thành viên quyền lực của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), hồi đầu tháng 3 đề xuất cắt giảm sản lượng trong bối cảnh nhu cầu thế giới suy giảm do Covid-19. Tuy nhiên, Nga, quốc gia không nằm trong OPEC, đã khước từ. Tình trạng bế tắc giữa hai nước đã châm ngòi cuộc chiến giá dầu, khiến giá dầu thô lao dốc hồi giữa tháng 3 sau khi Riyadh hạ giá bán chính thức với các sản phẩm và công bố kế hoạch tăng sản lượng.

Giới phân tích cho rằng phản ứng của Riyadh nhằm trừng phạt Nga vì từ bỏ liên minh OPEC+ (gồm OPEC và các đồng minh không thuộc tổ chức). Một nguyên nhân khác là Arab Saudi muốn củng cố vị trí là nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, khiến họ sẵn sàng thách thức Nga và các nước sản xuất dầu chi phí cao khác.

Giới chuyên gia cảnh báo giá dầu giảm mạnh sẽ làm tổn thương các nhà sản xuất trên toàn thế giới, đặc biệt là Venezuela và Iran, những nền kinh tế đã chịu áp lực từ lệnh trừng phạt của Mỹ. Các nước đang phát triển phụ thuộc vào dầu mỏ như Nigeria, Angola và Brazil có thể bị suy thoái kinh tế đáng kể.

Giá giảm cũng sẽ gây thêm áp lực tài chính cho các công ty dầu của Mỹ, hàng chục trong số đó đã ngừng hoạt động trong những năm gần đây. Nhiều công ty dầu mỏ đã sa thải công nhân ở Texas và các bang chuyên về sản xuất dầu khác.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Kẻ gian bịt camera

Quảng NamĐạo chích dùng chổi che camera khi đột nhập vào nhà dân lấy gần 300 triệu đồng và nhiều tài sản.

Kẻ gian bịt camera

Hình ảnh đạo chích dùng chổi bịt camera.

Anh Nguyễn Ngọc Học (33 tuổi, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành) trình báo, tối 27/3, anh cùng vợ rời nhà ra ao nuôi tôm ngoài đồng để trông coi. Gần 2h ngày 28/3, anh Học trở về nhà thì phát hiện cửa sau bị mở, đồ đạc bị lục tung.

Đồ đạc trong nhà anh Học bị lục tung. Ảnh: Đ.T.

Hiện trạng nhà anh Học khi trình báo công an.

Qua kiểm tra, anh Học phát hiện 280 triệu đồng, một sổ tiết kiệm và một điện thoại di động để trong tủ bị mất.

Dữ liệu camera tại nhà anh Học cho thấy thể hiện, một nam thanh niên bịt kín mặt đã dùng chổi che camera lại trước khi vào nhà. Trong lúc này, một số người đứng phía ngoài.

Công an huyện Núi Thành đã khám nghiệm hiện trường, đang truy tìm thủ phạm.

Let's block ads! (Why?)