Thứ Ba, 31 tháng 8, 2021

Siết văn hóa thần tượng, Trung Quốc phát động cuộc chiến mới

Trò chơi điện tử và não trạng tôn thờ quá mức người nổi tiếng trở thành những mục tiêu mới trong "cuộc chiến văn hóa" ở Trung Quốc.

Cơ quan quản lý Trung Quốc hồi tháng 8 mạnh tay dẹp loạn ngành giải trí và văn hóa thần tượng ở giới trẻ. Hành vi trên mạng của người hâm mộ showbiz bị xem là biến tướng. Một số người nổi tiếng trong giới, liên quan đến hành vi trốn thuế hay lạm dụng sức ảnh hưởng gây hại đến người khác, bị "phong sát" trên mọi nền tảng trực tuyến lẫn xử lý thực tế bằng quy định pháp luật.

Không chỉ dừng lại ở "văn hóa thần tượng", giới chức Trung Quốc đang mạnh tay chấn chỉnh các lĩnh vực văn hóa khác. Kể từ ngày 1/9, các trò chơi điện tử trực tuyến ở Trung Quốc phải giới hạn thời gian chơi cho người dùng vị thành niên còn 40 phút đến ba tiếng mỗi tuần. Trong thông báo về lệnh hạn chế này, Cục Xuất bản và Phát hành Quốc gia Trung Quốc (NPPA) nhấn mạnh thông điệp "Thanh thiếu niên là tương lai tổ quốc".

Biện pháp siết chặt này đã được giới chức Trung Quốc đánh tiếng từ trước. Nhật báo Thông tin Kinh tế, trang thuộc hãng thông tấn nhà nước Xinhua, hồi đầu tháng 8 kịch liệt phê phán trò chơi điện tử là "thuốc phiện tinh thần" và đề xuất siết chặt quản lý với người dùng thanh thiếu niên. Bài đăng sau đó bị gỡ trong vài tiếng rồi xuất hiện trở lại, nhưng lược bỏ phần ví von được cho là "nặng nề".

Người hâm mộ theo dõi giải World Championship 2020 của trò chơi League of Legends, do Tencent tổ chức tại Thượng Hải vào tháng 10/2020. Ảnh: AP.

Người hâm mộ theo dõi giải World Championship 2020 của trò chơi League of Legends, do Tencent tổ chức tại Thượng Hải vào tháng 10/2020. Ảnh: AP.

"Cách dùng từ thuốc phiện tinh thần là đặc biệt nghiêm trọng. Không có gì bất ngờ nếu các nhà quản lý hành động", Ke Yan, chuyên viên phân tích cho hãng nghiên cứu thị trường DZT, nhận định.

Giới lãnh đạo Trung Quốc nhiều lần công khai lo ngại trẻ em chịu tác động tiêu cực đến học hành và phát triển lối sống nếu dành quá nhiều thời gian cho trò chơi điện tử.

Hai năm trước, Trung Quốc từng ban hành chính sách giới hạn thời gian chơi điện tử cho trẻ em. Hạn mức được áp dụng vào năm 2019 đối với người dùng thanh thiếu niên là 1,5 tiếng mỗi ngày, tương đương 10,5 tiếng mỗi tuần.

NPPA khi đó giải thích đây là biện pháp nhằm định hướng các công ty trò chơi điện tử ưu tiên lợi ích xã hội, "bao gồm hạn chế một cách hiệu quả thực trạng nghiện game, lạm dụng quá mức trò chơi điện tử và những hành vi khác", đồng thời bảo vệ sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của thanh thiếu niên, vốn được đề ra trong các chỉ đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Theo giới quan sát, quyết định hạn chế thời gian chơi game của trẻ em xuất phát từ các lãnh đạo cao nhất ở Bắc Kinh. Quy định giảm thời gian chơi game của trẻ vị thành niên xuống ba tiếng mỗi tuần chỉ là bước tiến mới nhất trong chính sách đã được Trung Quốc định hình trong vài năm qua.

"Những diễn biến vừa qua ở Trung Quốc dường như là một phần nỗ lực đặt chính phủ vào vị trí tiên phong và trung tâm trong mọi khía cạnh đời sống người dân", Paul Haswell, giám đốc mảng công nghệ, truyền thông và thông tin liên lạc khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho hãng luật Pinsent Masons, nhận định.

Khách thăm bảo tàng tượng sáp Madame Tussaud ở Bắc Kinh vào ngày 31/8 chụp ảnh cùng mô hình ca sĩ Thái Trương Vĩ. Ảnh: AP.

Khách thăm bảo tàng tượng sáp Madame Tussaud ở Bắc Kinh vào ngày 31/8 chụp ảnh cùng mô hình ca sĩ Thái Trương Vĩ. Ảnh: AP.

Nỗ lực "điều chỉnh văn hóa" của chính phủ Trung Quốc đang diễn ra nhanh và quyết liệt hơn trên hàng loạt phương diện. Khoảng một tháng trước, Bắc Kinh đã "khai tử" ngành dạy thêm trực tuyến trị giá hàng tỷ USD. Chính phủ quy định mọi dịch vụ thuộc nhóm này phải hoạt động phi lợi nhuận. Hồi đầu năm, ông Tập từng cảnh báo ngành dạy thêm trực tuyến có xu hướng trục lợi tâm lý lo âu ở phụ huynh về thành tích học tập của con cái.

Hàng loạt vấn đề xã hội khác đang được cơ quan quản lý Trung Quốc nhắm đến như bất bình đẳng, tình trạng thu nhập "cao quá mức" hay giá bất động sản nhảy vọt.

Tài khoản WeChat Li Guangman gần đây đăng bài bình luận gọi chiến dịch "dẹp loạn" này là một "cuộc cách mạng sâu rộng" trên toàn quốc, cảnh báo bất cứ ai chống lại cũng sẽ bị trừng phạt.

"Đây là cuộc chuyển đổi từ việc lấy tư bản làm trung tâm sang lấy con người làm trung tâm", Li Guangman, người tự nhận là cựu biên tập viên một đơn vị xuất bản nhà nước, tuyên bố. "Bởi vậy, đây là một sự thay đổi chính trị, với người dân trở thành bộ phận chính, còn những kẻ cản đường sẽ bị gạt sang một bên".

Li nhận định Trung Quốc đang trở về với "bản chất của chủ nghĩa xã hội" và thị trường nước này sẽ không còn là "thiên đường cho giới tư bản muốn giàu lên sau một đêm". Tác giả còn cho rằng thị trường văn hóa không phải vùng đặc cách cho giới sao giải trí, đồng thời công chúng không thể tiếp tục "tôn thờ" văn hóa phương Tây.

"Chúng ta cần kiểm soát tình trạng hỗn mang văn hóa và xây dựng một nền văn hóa sinh động, lành mạnh, mạnh mẽ và vị nhân sinh", người này nhấn mạnh.

Một loạt cơ quan truyền thông nhà nước như People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, hãng thông tấn Xinhua, CCTV, Nhật báo Quân giải phóng... đều dẫn lại bài đăng này.

Sạp báo ở Bắc Kinh ngày 1/8 với nhiều tạp chí dùng hình ảnh ngôi sao giới giải trí làm trang bìa. Ảnh: AP.

Sạp báo ở Bắc Kinh ngày 1/8 với nhiều tạp chí dùng hình ảnh ngôi sao giới giải trí làm trang bìa. Ảnh: AP.

Theo giới quan sát, phía sau cuộc chiến văn hóa mới ở Trung Quốc là những nỗi lo thực tế hơn của giới hoạch định chính sách, như tương lai nguồn lao động, bức tranh kinh tế và kiểm soát xã hội.

Giới lãnh đạo ở Bắc Kinh muốn đảm bảo lực lượng lao động kỹ thuật cao cho tương lai. Lực lượng lao động trẻ trong thập niên qua có dấu hiệu thu hẹp vì tình trạng dân số già. Chính phủ Trung Quốc có thể lo ngại xu hướng này cộng hưởng với tình trạng người trẻ Trung Quốc dành quá nhiều thời gian cho giải trí và tiêu dùng, tác động tiêu cực đến năng lực sản xuất chế tạo và những ngành công nghệ cao trong diện ưu tiên chiến lược.

Thông báo ngày 30/8 của NPPA đề cập cụ thể mục tiêu "nuôi dưỡng thế hệ mới cho kỷ nguyên chấn hưng quốc gia". Theo bình luận viên Tim Culpan của Bloomberg, những bước can thiệp tiếp theo vào đời sống và giáo dục thanh thiếu niên Trung Quốc sẽ hướng đến thể thao, giải trí, năng lực thể chất và hoạt động hội nhóm. Mọi hình thức giáo dục ngoài học đường hay trò chơi điện tử có thể được tái quy hoạch xoay quanh tinh thần yêu nước và lợi ích chung toàn xã hội.

Paul Haswell cũng cho rằng cơ quan quản lý Trung Quốc nhìn nhận trò chơi điện tử cũng tiềm ẩn những vấn đề phức tạp, khi các cuộc trao đổi trực tuyến giữa người chơi khó giám sát hơn nền tảng mạng xã hội.

Từ năm 2018, Trung Quốc đã thành lập một ủy ban chuyên trách đánh giá "các vấn đề đạo đức" của trò chơi điện tử trực tuyến. Ủy ban này tập trung yêu cầu các nhà phát hành và cung cấp dịch vụ game tuân thủ lập trường chính thức của Trung Quốc trong nhiều vấn đề chính trị, nhân quyền và đối ngoại.

Chiến dịch chấn chỉnh "văn hóa thần tượng" và người nổi tiếng của Trung Quốc gần đây trái ngược với quan điểm của Bắc Kinh cách đây một năm. Truyền thông nhà nước hồi năm ngoái từng ca ngợi "văn hóa thần tượng" đã giúp lan tỏa "năng lượng tích cực", với dẫn chứng là một câu lạc bộ người hâm mộ được thành lập năm 2019 liên quan đến một nhân vật hư cấu chuyên bảo vệ chính sách của Bắc Kinh đối với vấn đề Hong Kong.

Tuy nhiên, Hung Huang, một blogger nổi tiếng ở Bắc Kinh, cho rằng giới chức gần đây nhận ra rằng một số thứ đã vượt tầm kiểm soát, với sự tham gia của công nghệ, và họ cần có biện pháp hành động.

"Tôi cho rằng những vấn đề mà Trung Quốc và các nước khác đối mặt đều như nhau, đó là tiến bộ công nghệ đã vượt qua biện pháp quản lý", Hung nói. "Cơ quan chức năng khó bắt kịp với những thay đổi trong công nghệ mới. Các câu lạc bộ thần tượng về cơ bản là một công nghệ mới và là một 'quái vật nhỏ' được mạng xã hội tạo ra".

Lời cảnh báo này được nhắc lại trong bài xã luận trên People's Daily cuối tuần trước, nhắm đến các nghệ sĩ nổi tiếng. "Nếu bạn muốn theo đuổi nghề diễn, bạn phải luôn tuân thủ luật pháp và giữ đạo đức nghề nghiệp", bài viết có đoạn. "Nếu không, một khi chạm vào lằn ranh đỏ của luật pháp và đạo đức, bạn cũng sẽ chạm tới đoạn kết sự nghiệp của mình".

Trung Nhân (Theo Bloomberg/AP/Financial Times/NYTimes)

Adblock test (Why?)

Ca Covid-19 New Zealand liên tục giảm nhờ phong tỏa

Chính phủ New Zealand thông báo số ca Covid-19 mới giảm ngày thứ hai liên tiếp, sau hai tuần siết chặt phong tỏa.

New Zealand hôm 31/8 ghi nhận 49 ca nhiễm mới, giảm so với hôm trước. Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho hay số ca nhiễm mới giảm báo hiệu các biện pháp hạn chế xã hội có tác dụng làm giảm sự lây lan của biến chủng Delta.

"Chúng ta ghi nhận ngày thứ hai liên tục số ca mới suy giảm. Chúng ta muốn phần 'đuôi' của đợt bùng phát lần này càng ngắn càng tốt", bà nói.

Người dân đeo khẩu trang tập thể dục trong thời gian phong tỏa ở Auckland, New Zealand, ngày 26/8. Ảnh: Reuters

Người dân đeo khẩu trang tập thể dục trong thời gian phong tỏa ở Auckland, New Zealand, ngày 26/8. Ảnh: Reuters

Trừ lượng ca nhiễm nhỏ ghi nhận hồi tháng hai, New Zealand đa phần không ghi nhận ca Covid-19 nào suốt nhiều tháng, cho tới khi bùng phát cụm Covid-19 do một ca nhiễm biến chủng Delta ngoại nhập từ Australia. Bà Ardern ra lệnh phong tỏa toàn quốc từ 17/8. Tổng số ca nhiễm trong đợt bùng phát lần này là 612 ca, với 597 ca ở Auckland, thành phố lớn nhất New Zealand và 15 ca ở thủ đô Wellington.

Khoảng 1,7 triệu người Auckland tiếp tục sống trong lệnh phong tỏa cấp độ 4 trong hai tuần nữa, trong khi các lệnh hạn chế với những khu vực khác sẽ nới lỏng từ 1/9.

Cảnh sát đã thiết lập các trạm kiểm soát ở ngoại ô Auckland, nhằm đảm bảo không có hoạt động di chuyển phi thiết yếu nào được vào thành phố. Cảnh sát cũng bắt 19 người hôm 31/8 sau cuộc biểu tình chống phong tỏa trên toàn quốc.

Tổng giám đốc Y tế New Zealand Ashley Bloomfield cho hay 33 ca Covid-19 đang nằm viện, bao gồm 8 ca nằm phòng chăm sóc đặc biệt trong tình trạng ổn định.

"Thật đau lòng khi 6 ca trong đợt bùng phát lần này là trẻ em dưới một tuổi", ông nói. Bloomfield cho hay các biện pháp y tế được áp dụng đang làm chậm sự lây lan của virus và số ca nhiễm sẽ tiếp tục giảm.

Chính sách phong tỏa của bà Ardern, cùng lệnh đóng cửa biên giới từ tháng 4/2020, được đánh giá là hiệu quả trong phòng chống Covid-19. Tuy nhiên, chính phủ của bà đang đối mặt với những câu hỏi về chậm triển khai vaccine, cũng như vật giá gia tăng tại quốc gia phụ thuộc nhiều vào lao động nhập cư.

Hồng Hạnh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Bị đâm chết trên phố vì không chịu cưới anh họ

IraqCô gái Nourzan Al-Shammari bị sát hại trên đường phố thủ đô Baghdad sau khi từ chối cuộc hôn nhân sắp đặt với anh họ.

Nourzan Al-Shammari, 30 tuổi, bị ba gã đàn ông đeo khăn trùm đầu liên tiếp đâm dao vào người trên đường phố Baghdad tuần qua, sau khi đi làm về. Theo hãng tin địa phương Alsumaria News, vụ sát hại Al-Shammari là hành vi "giết người vì danh dự", do cô trước đó đã từ chối cưới anh họ theo sắp đặt của gia đình.

Cảnh sát Iraq đã bắt anh trai của Al-Shammari vì nghi ngờ tham gia vụ sát hại, trong khi hai người em họ khác bị tình nghi đã bỏ trốn. Giám đốc Thông tin và Quan hệ của Bộ Nội vụ Iraq Saad Maan cũng xác nhận đã bắt một số nghi phạm, song chưa nêu danh tính.

"Một nhóm gồm các chuyên gia và điều tra viên đã được chỉ định để tìm ra thủ phạm gây án", ông Maan nói.

Nourzan Al-Shammari. Ảnh: Instagram/n_oora.80.

Nourzan Al-Shammari. Ảnh: Instagram/n_oora.80.

Theo các nguồn tin, đây không phải cuộc hôn nhân sắp đặt đầu tiên Al-Shammari phải trải qua. Cô từng bị ép lấy bác mình khi mới 13 tuổi. Sau khi "ly dị", cô lại bị ép lấy con trai ông này và cũng là anh họ của mình.

Do cương quyết từ chối, Al-Shammari, người làm việc tại một tiệm bánh ngọt, nhiều lần bị hăm dọa. Người thân cho biết cô gần đây thường xuyên chia sẻ các bài đăng lên mạng xã hội, nói rằng cô cảm thấy không an toàn.

Vụ sát hại Al-Shammari đã dấy lên làn sóng phẫn nộ ở Iraq. Người dùng mạng xã hội liên tục chia sẻ tên của cô như một từ khóa phản đối bạo lực và hủ tục với phụ nữ.

Ngọc Ánh (Theo Mirror)

Adblock test (Why?)

Không quân Trung Quốc tuyên bố 'không sợ chết' trước Mỹ

Phát ngôn viên không quân Trung Quốc tuyên bố lực lượng này "không sợ khổ, không sợ chết" ngay cả khi Mỹ phát triển công nghệ tiên tiến.

"Lực lượng không quân Trung Quốc luôn giữ vững phương châm của mình, thứ nhất là không sợ khổ, thứ hai là không sợ chết", phát ngôn viên không quân Trung Quốc Thẩm Kim Khoa ngày 31/8 cho biết tại cuộc họp báo trước thềm Triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc tế của Trung Quốc.

Ông Thẩm đưa ra tuyên bố này khi được đề nghị bình luận về phát biểu của Bộ trưởng Không quân Mỹ Frank Kendall rằng Mỹ sẽ đầu tư vào các công nghệ mang tính đột phá và "sẽ khiến các kẻ thù trong tương lai khiếp sợ".

Phát ngôn viên không quân Trung Quốc nói rằng quân đội nước này không sợ thử thách, lấy dẫn chứng từ cuộc chiến ở bán đảo Triều Tiên năm 1953, khi chí nguyện quân Trung Quốc đối đầu với lực lượng Mỹ.

Oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc chuẩn bị cất cánh trong cuộc diễn tập ngày 9/8. Ảnh: PLA.

Oanh tạc cơ H-6 của Trung Quốc chuẩn bị cất cánh trong cuộc diễn tập ngày 9/8. Ảnh: PLA.

Ông Thẩm còn nhắc đến những lần chạm mặt giữa không quân Mỹ và Trung Quốc tại vùng trời trên các khu vực biển xung quanh nước này, cùng 5 lần bắn hạ trinh sát cơ chiến lược U-2 giai đoạn 1962-1967. Ông tuyên bố không quân Trung Quốc "sẽ kiên quyết bảo vệ an ninh trên không của đất nước".

Trung Quốc và Mỹ được nhận định đang chạy đua cải tiến công nghệ quân sự để vượt mặt đối thủ cạnh tranh. Trung Quốc hồi tháng 8 cho biết đã thử nghiệm hai tên lửa tầm ngắn được thiết kế để hạ gục hệ thống liên lạc của đối phương.

Bộ trưởng Không quân Kendall ngày 13/8 nhận định việc Trung Quốc hiện đại hóa quân đội tác động đến an ninh của Mỹ, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh đang tiến nhanh hơn những gì Washington có thể dự đoán.

"Không quân Mỹ đang bị kìm hãm quá mức", Kendall nói. "Chúng tôi không được phép làm những việc cần làm để giải phóng tài nguyên cho những thứ có mức độ ưu tiên cao hơn. Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn khi đề nghị quốc hội Mỹ cho loại biên các loại máy bay cũ".

Kendall liệt kê những chương trình vũ khí tiên tiến của Mỹ, trong đó có oanh tạc cơ B-21 và tiêm kích tàng hình F-35. "Tôi cho rằng chúng mang tính răn đe và rất có năng lực", ông nói.

Trung Quốc dự kiến tổ chức Triển lãm Hàng không Vũ trụ Quốc tế tại thành phố Chu Hải từ ngày 28/9 đến 3/10. Triển lãm là sự kiện trưng bày công nghệ hàng không dân dụng và quân sự của Trung Quốc, được tổ chức hai năm một lần.

Nguyễn Tiến (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)

Dàn máy bay bị Mỹ phá hủy trước khi rút khỏi Afghanistan

Tướng Kenneth McKenzie, tư lệnh Bộ Tư lệnh Trung tâm quân đội Mỹ, cho biết vận tải cơ C-17 thực hiện chuyến bay cuối cùng cất cánh từ sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul của Afghanistan lúc 11h59 ngày 30/8, đánh dấu chấm dứt sự hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia Trung Á.

Trước khi rút quân, lực lượng Mỹ đã phá hủy hoặc vô hiệu hóa 73 máy bay tại sân bay Hamid Karzai. Trong ảnh, cường kích A-29 Super Tucano nằm trong nhà chứa khi các tay súng Taliban tiến vào kiểm soát sân bay.

Adblock test (Why?)

Người Afghanistan bị đẩy đi đuổi lại giữa rừng châu Âu

Nhóm 32 người Afghanistan mắc kẹt ba tuần trong khu rừng giữa biên giới, khi bị Ba Lan đẩy lại, trong khi biên phòng Belarus không cho họ trở về.

Các nhà hoạt động địa phương cho biết nhóm người Afghanistan này đang lâm vào tình cảnh thiếu lương thực, một số bị ốm nặng, song bị an ninh Ba Lan ngăn tiến vào lãnh thổ, trong khi lực lượng biên phòng Belarus không cho họ quay lại.

Nhóm người Afghanistan mắc kẹt tại khu rừng biên giới trong bối cảnh căng thẳng giữa Belarus và phương Tây chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, khi Liên minh châu Âu (EU) ủng hộ phe đối lập ở Belarus.

Hơn 4.000 người, chủ yếu từ Iraq và Afghanistan, vượt biên từ Belarus sang Litva, gấp 50 lần so với năm 2020. Ba Lan ghi nhận hơn 3.000 người vượt biên trái phép từ Belarus kể từ đầu tháng 8.

Chính phủ Ba Lan và Litva cho biết họ không thể tiếp nhận dòng người tị nạn này, đồng thời gấp rút triển khai nhân viên an ninh và dựng hàng rào mới tại biên giới. Chính phủ Ba Lan ngày 31/8 cho biết đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu vực biên giới.

Sau khi bị phía Ba Lan ngăn chặn, nhóm người quay trở lại biên giới Belarus, nhưng bị các nhân viên an ninh Belarus mặc trang phục chống bạo động đẩy trở lại.

Một phụ nữ đứng trước nhóm người được cho là di dân Afghanistan cố gắng nói chuyện với biên phòng Ba Lan tại khu vực biên giới gần làng Usnarz Gorny ngày 20/8. Ảnh: AFP.

Một phụ nữ đứng trước nhóm người tị nạn cố gắng nói chuyện với biên phòng Ba Lan tại khu vực biên giới gần làng Usnarz Gorny ngày 20/8. Ảnh: AFP.

Fundacja Ocalenie, một tổ chức từ thiện của Ba Lan, cùng một nghị sĩ phe đối lập nước này hồi tuần trước chuyển cho 32 người Afghanistan lều, thực phẩm và quần áo. Tuy nhiên, biên phòng Ba Lan sau đó ngăn họ tiếp cận nhóm này.

Marianna Warteska, phát ngôn viên của Fundacja Ocalenie, cho biết nhóm người Afghanistan nói trên đang ở trong điều kiện tồi tệ. "Họ không nhận được bất cứ hình thức hỗ trợ y tế nào, sức khỏe của họ đang xấu đi", Warteska nói.

Warteska cho biết 32 người Afghanistan phải lấy nước từ một con suối gần đó và sống bằng bánh mỳ do lính biên phòng Belarus chuyển tới mỗi ngày một lần. Các tình nguyện viên Ba Lan cố gắng liên lạc với nhóm người Afghanistan bằng loa, song biên phòng Ba Lan bật còi hú và cho động cơ xe gầm rú để át tiếng của họ.

8 người Afghanistan trong số này mắc vấn đề về thận và 5 người khác bị tiêu chảy. Warteska cho biết một người đàn ông 26 tuổi bất tỉnh trong 20 phút hôm 26/8, song biên phòng Ba Lan và Belarus từ chối gọi xe cấp cứu. Một phụ nữ khoảng 50 tuổi khác không thể rời khỏi lều của mình trong vài ngày.

Phát ngôn viên biên phòng Ba Lan ngày 31/8 từ chối bình luận về nhóm người Afghanistan bị mắc kẹt ở biên giới.

Warteska cho biết toàn bộ 32 người Afghanistan bày tỏ mong muốn được cộng đồng quốc tế bảo vệ ở Ba Lan và có đại diện hợp pháp ở tổ chức Fundacja Ocalenie. Phát ngôn viên của tổ chức cho biết giới chức Ba Lan không có lý do nào để không đưa nhóm này vào quy trình xét duyệt tiêu chuẩn nhằm đánh giá họ có được phép tị nạn hay phải quay về Afghanistan.

"Để họ rơi vào tình trạng mắc kẹt là vấn đề mang tính chính trị, điều này thực sự tàn nhẫn và về cơ bản chẳng vì mục đích gì cả", Warteska nói. "Đó là 32 người chứ không phải ba triệu người, họ có thể xử lý. Chúng tôi không yêu cầu họ được đi qua một cách tự do, chúng tôi muốn chính quyền và biên phòng Ba Lan hành xử đúng pháp luật".

Biên phòng Ba Lan đứng trước nhóm di dân được cho tới từ Afghanistan gần làng Usnarz Gorny ngày 20/8. Ảnh: AFP.

Biên phòng Ba Lan đứng trước nhóm di dân Afghanistan gần làng Usnarz Gorny ngày 20/8. Ảnh: AFP.

Chính phủ Ba Lan ngày 31/8 cho biết họ đang chờ Tổng thống Andrzej Duda chấp thuận đề xuất áp tình trạng khẩn cấp trên một đoạn biên giới trong 30 ngày để đối phó với người di cư. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cáo buộc Belarus gây ra cuộc khủng hoảng bằng cách nhận người di cư từ Trung Đông đến nước này, sau đó đẩy họ qua Ba Lan, Litva và Latvia để gây bất ổn.

Đề xuất áp tình trạng khẩn cấp ở biên giới Ba Lan sẽ ảnh hưởng tới 183 thị trấn biên giới. Phe đối lập và các nhóm nhân quyền Ba Lan chỉ trích đề xuất này, cho rằng tình trạng khẩn cấp không cản được dòng người di cư mà thay vào đó nhằm ngăn các nhà hoạt động và truyền thông tới khu vực biên giới.

Litva đã ban bố tình trạng khẩn cấp về tình hình biên giới và đề xuất EU áp các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Belarus. Tòa án Nhân quyền châu Âu hồi tuần trước cho biết chính phủ Ba Lan phải cung cấp thực phẩm, quần áo, chăm sóc y tế và có thể nơi ở tạm thời cho nhóm người Afghanistan, song chưa ra phán quyết rằng Ba Lan phải để những người này vào lãnh thổ của mình hay không.

Nguyễn Tiến (Theo ABC News)

Adblock test (Why?)

Bị ôtô đè chết khi trộm phụ tùng dưới gầm

WalesNgười đàn ông ở thị trấn Blaenavon bị ôtô đè chết khi đang chui dưới gầm xe để đánh cắp bộ lọc khí thải.

Thi thể Daniel Stephens, 25 tuổi, được tìm thấy bên dưới chiếc BMW trong một bãi đỗ xe sáng 12/8. Stephens chết sau khi chiếc kích mà anh ta sử dụng để giữ xe bị sập.

Russel Seldon, chủ sở hữu chiếc BMW, nói với các nhà điều tra rằng ông phát hiện chân của Stephens nhô ra từ gầm xe. Sau khi nhận thấy Stephens không có dấu hiệu sự sống, ông đã gọi cấp cứu.

Bãi đỗ xe ở Rhondda Cynon Taf, Xứ Wales, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: WalesOnline.

Bãi đỗ xe ở Rhondda Cynon Taf, Xứ Wales, nơi xảy ra sự việc. Ảnh: WalesOnline.

Cảnh sát Leah Jeffries, người có mặt tại hiện trường, cho biết Stephens "lạnh cứng" và phần ngực đã bị đè nát khi xe được nâng lên. Chiếc kích nâng ôtô và đèn pin nằm cạnh thi thể.

Aron Godfrey, người bạn đã sống cùng Stephens vài tuần trước sự việc, nói với các nhà điều tra rằng Stephens "rất tuyệt vọng và căng thẳng" vì cần tiền cho một phiên tòa để được gặp các con nhiều hơn.

Godfrey khuyên bạn "đừng làm điều gì ngu ngốc", nhưng Stephens đã lên kế hoạch đánh cắp bộ lọc khí của xe BMW để kiếm tiền. Vào khoảng 1h ngày 12/8, Godfrey nghe thấy tiếng xe ôtô của bàn mình rời đi.

Sau khi thức dậy lúc 5h và thấy Stephens vẫn chưa về, Godfrey lái xe đến Cymmer đi tìm và thấy nhiều người đứng xung quanh chiếc xe trong khi xe cấp cứu đến. "Tôi biết đó là Daniel", anh nói.

Qua khám nghiệm tử thi, nguyên nhân tử vong được xác định là "ngạt do đè nén". Nồng độ thấp thuốc giảm đau Tramadol và rượu cũng được tìm thấy trong máu của Daniel Stephens.

Huyền Lê (Theo BBC)

Adblock test (Why?)

Trung Quốc kỷ luật gần 180.000 cán bộ

Gần 180.000 người, trong đó có nhiều cán bộ tư pháp, hành pháp Trung Quốc, bị truy tố hoặc khiển trách vì "vi phạm kỷ luật đảng và pháp luật".

Trong số cán bộ bị kỷ luật, khoảng 1.985 người làm việc trong tòa án, viện kiểm sát, nhà tù, cảnh sát và cơ quan an ninh quốc gia đã bị buộc tội tính đến cuối tháng 7, nhóm phụ trách chiến dịch "chỉnh đốn" của đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 30/8 cho biết. 3.466 người khác bị kỷ luật trong đảng, hầu hết những người khác bị khiển trách.

Những cán bộ này bị nhắm mục tiêu trong chiến dịch "chỉnh đốn" bắt đầu hồi tháng hai, sau khi thử nghiệm cuối năm 2020, và sẽ tiếp tục cho đến ít nhất cuối năm nay.

Cảnh sát Trung Quốc làm nhiệm vụ tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh hồi tháng 6. Ảnh: AP.

Cảnh sát Trung Quốc làm nhiệm vụ tại Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh hồi tháng 6. Ảnh: AP.

Nhóm phụ trách chiến dịch "chỉnh đốn" cho biết hơn 90% người bị khiển trách thuộc nhóm công chức ở vị trí lãnh đạo thấp nhất trong bộ máy chính quyền. Tuy nhiên, số cán bộ ở các cơ quan cấp thành phố, quận, huyện "vi phạm nghiêm trọng" kỷ luật đảng và pháp luật cũng chiếm tỷ lệ cao hơn.

Chen Yixin, Tổng thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, cơ quan hàng đầu phụ trách lĩnh vực hành pháp Trung Quốc, cho biết những vi phạm như vậy của nhiều cán bộ cấp cao hơn "thường liên quan đến sự kết hợp giữa tham nhũng tư pháp, tham nhũng chính trị và tham nhũng kinh tế".

Chen cũng nói rằng các hành vi sai phạm khác bao gồm "tham nhũng vặt" như chạy án, tiệc tùng với người liên quan vụ án và cho "chìm xuồng" hồ sơ vụ án.

Huyền Lê (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)

Taliban hộ tống công dân Mỹ theo thỏa thuận ngầm

Taliban cử các tay súng tháp tùng công dân Mỹ tới cổng sân bay Kabul theo một thỏa thuận ngầm với quân đội nước này.

Hai quan chức Mỹ ngày 31/8 cho biết trong chiến dịch di tản khỏi Afghanistan vừa qua, các công dân nước này được thông báo về các điểm tập trung gần sân bay quốc tế Hamid Karzai ở thủ đô Kabul, sau đó các tay súng Taliban kiểm tra thông tin cá nhân và hộ tống hộ một đoạn ngắn tới cánh cổng nơi binh sĩ Mỹ túc trực.

Trong suốt tiến trình, các quan chức Mỹ nhấn mạnh Taliban đang hợp tác và cam kết mở lối đi an toàn cho công dân nước này. Một quan chức cho biết nhiệm vụ hộ tống do Taliban đảm nhận diễn ra vài lần mỗi ngày.

Một trong các điểm tập trung quan trọng là một tòa nhà của Bộ Nội vụ Afghanistan bên ngoài sân bay Kabul, nơi các lực lượng Mỹ có thể dễ dàng quan sát các công dân nước này đang đi tới nơi. "Thỏa thuận rất hiệu quả", một quan chức Mỹ cho biết.

Không rõ Taliban có quay lưng lại với bất cứ công dân Mỹ nào trong lúc kiểm tra thông tin hay không. Các nguồn tin cho biết một số công dân Mỹ bị Taliban từ chối cho vào sân bay dù có hộ chiếu và thẻ xanh, thậm chí bị đánh đập.

Các tay súng thuộc lực lượng đặc nhiệm Bardi 313 của Taliban tại sân bay Kabul ngày 31/8. Ảnh: AFP.

Các tay súng thuộc lực lượng đặc nhiệm Bardi 313 của Taliban tại sân bay Kabul ngày 31/8. Ảnh: AFP.

Các binh sĩ Mỹ thuộc Bộ Chỉ huy Tác chiến Đặc biệt và các đơn vị đặc nhiệm khác cũng có mặt tại Kabul để hỗ trợ công dân nước này tìm đường tới sân bay. Họ mở một cánh cổng bí mật, thiết lập "trung tâm hỗ trợ qua điện thoại" để hướng dẫn công dân Mỹ đi tới địa điểm này.

Cổng bí mật cho phép quân đội Mỹ bảo vệ công dân nước này bằng cách tránh để họ đi qua những lối vào thông thường, nơi hàng nghìn người Afghanistan tập trung và ẩn chứa nguy cơ bị tấn công.

Trong cuộc họp báo ngày 30/8, đại tướng Frank McKenzie, chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung tâm của Mỹ, cho biết đặc nhiệm Mỹ đã đưa 1.064 công dân nước này, 2.017 người Afghanistan gặp rủi ro và 127 công dân nước khác vào sân bay Kabul. Tướng McKenzie không tiết lộ đơn vị đặc nhiệm nào tham gia hoạt động nói trên.

Các quan chức Mỹ cho biết thỏa thuận ngầm với Taliban mang tính nhạy cảm nên không được tiết lộ trong suốt hai tuần triển khai chiến dịch di tản. Mỹ lo ngại về phản ứng của Taliban khi công khai thỏa thuận này, cũng như nguy cơ nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K) tấn công nếu phát hiện các nhóm công dân Mỹ được hộ tống.

IS-K, nhánh Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và kẻ thù không đội trời chung của Taliban, nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom tự sát ở cổng Abbey của sân bay Kabul hôm 26/8, khiến 13 binh sĩ Mỹ và hơn 170 người Afghanistan thiệt mạng, trong đó có nhiều tay súng Taliban.

Mỹ nhiều năm qua tiếp xúc quân sự và ngoại giao với Taliban trong các cuộc đàm phán chính trị cùng nỗ lực chấm dứt xung đột, song thỏa thuận ngầm giữa quân đội Mỹ và Taliban được nhận định là hành động phối hợp chiến thuật chưa từng có.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) William Burns hồi tuần trước có chuyến đi bất thường tới thủ đô Kabul và gặp phó thủ lĩnh Taliban Abdul Ghani Baradar. Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Joe Biden tìm cách đảm bảo chiến dịch di tản đường không diễn ra suôn sẻ, song chưa rõ liên quan đến thỏa thuận ngầm giữa quân đội Mỹ và Taliban hay không.

Tính đến thời điểm Mỹ rút toàn bộ lực lượng khỏi Afghanistan ngày 30/8, tổng cộng hơn 122.000 người được di tản bằng hàng không từ sân bay Kabul, gồm hơn 6.000 dân thường Mỹ.

Nguyễn Tiến (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Pháp sẽ tiêm mũi tăng cường cho 18 triệu dân

Pháp đặt mục tiêu tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba cho khoảng 18 triệu dân vào đầu năm 2022, sau khi xem xét hiệu quả của mũi tiêm tăng cường.

"Những người đủ điều kiện tiêm mũi tăng cường có thể đặt lịch tiêm ngay từ ngày 30/8. Chúng tôi coi đây là yêu cầu y tế để mở rộng sự bảo vệ cho người dân, như một số nghiên cứu đã chỉ ra", quan chức Bộ Y tế Pháp cho biết hôm 31/8.

Quan chức này nói thêm khoảng 18 triệu người dân Pháp hiện đủ điều kiện tiêm mũi vaccine Covid-19 thứ ba. Giới chức Pháp kỳ vọng tiêm đủ mũi tăng cường cho khoảng 12,4 triệu dân vào cuối năm và hoàn tất tiêm cho số còn lại vào đầu năm 2022.

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một người dân ở Nantes, Pháp, hôm 3/6. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho một người dân ở Nantes, Pháp, hôm 3/6. Ảnh: Reuters.

Cơ quan y tế Pháp từ tuần trước khuyến nghị tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường cho người từ 65 tuổi trở lên và người có bệnh lý nền, có nguy cơ cao hơn nếu nhiễm nCoV. Dữ liệu từ chính phủ Pháp cho thấy gần 72% dân số nước này đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine Covid-19 tính tới ngày 30/8.

Tiêm mũi vaccine Covid-19 tăng cường vẫn là vấn đề gây tranh cãi vì chưa rõ bao nhiêu người cần tiêm và tần suất ra sao. Một số nhà khoa học cũng đặt câu hỏi liệu có đủ bằng chứng cho thấy mũi tiêm tăng cường là cần thiết, đặc biệt là đối với người trẻ khỏe.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hồi đầu tháng tuyên bố chưa có dữ liệu cho thấy cần phải tiêm mũi vaccine tăng cường. WHO còn cảnh báo tiêm mũi vaccine thứ ba sẽ gia tăng bất bình đẳng về vaccine giữa các nước giàu và các nước thu nhập thấp.

Tuy nhiên, giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge nói rằng mũi vaccine Covid-19 thứ ba không phải "thứ xa xỉ", mà là để bảo vệ người dễ bị tổn thương.

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Johnson nói Anh 'mắc nợ lớn' người tị nạn Afghanistan

Thủ tướng Boris Johnson cho hay Anh mắc "món nợ lớn" với người Afghanistan làm việc cho lực lượng NATO, khi công bố về gói hỗ trợ người tị nạn.

"Chúng ta mắc món nợ lớn với những người đã làm việc cho lực lượng vũ trang ở Afghanistan. Tôi quyết tâm rằng chúng ta sẽ trao cho họ và gia đình sự hỗ trợ cần thiết để xây dựng lại cuộc sống ở Anh", Thủ tướng Johnson đề cập đến chính sách hỗ trợ người tị nạn Afghanistan có tên "Chiến dịch Chào đón Nồng nhiệt" hôm 25/8.

"Tôi hiểu đây sẽ là khoảng thời gian vô cùng khó khăn, nhưng hy vọng họ sẽ ấm lòng nhờ sự ủng hộ và hào phóng mà người dân Anh bày tỏ", ông nói thêm.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab (trái) và Thủ tướng Anh Boris Johnson (phải) trong chuyến thăm Trung tâm Văn phòng Khủng hoảng về Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển ở London, ngày 27/8. Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab (trái) và Thủ tướng Anh Boris Johnson (phải) xem xét cách hỗ trợ và giám sát cuộc di tản ở Afghanistan trong chuyến thăm Trung tâm Văn phòng Khủng hoảng về Đối ngoại, Khối thịnh vượng chung và Phát triển ở London, ngày 27/8. Ảnh: AFP

Chính phủ Johnson cho hay những biện pháp này "sẽ mang lại cho người Afghanistan sự vững chắc và ổn định để xây dựng lại cuộc sống với các quyền làm việc không bị hạn chế và lựa chọn nộp đơn xin nhập tịch Anh trong tương lai".

Hơn 8.000 người đã được di tản thành công. Chính phủ tuần trước tuyên bố họ sẽ được nghỉ phép vô thời hạn ngay lập tức và gói hỗ trợ 15 triệu bảng Anh (hơn 20,6 triệu USD) sẽ được tung ra, nhằm hỗ trợ người tị nạn tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục.

Tuy nhiên, chính phủ Johnson đang bị chỉ trích, sau khi hàng nghìn người Afghanistan từng làm việc cho NATO và đủ điều kiện tới Anh theo "Chính sách hỗ trợ và tái định cư" được cho là vẫn mắc kẹt ở Afghanistan, nơi đang nằm dưới quyền kiểm soát của Taliban.

Một số quan chức và cựu quan chức Anh cho rằng đáng lẽ có thể giải cứu nhiều người hơn. Tờ Observer hôm 29/8 dẫn lời một nguồn tin cho hay hàng nghìn email từ các nghị sĩ và tổ chức từ thiện gửi tới Bộ Ngoại giao Anh, nêu rõ tên người Afghanistan cụ thể đang gặp nguy hiểm sau khi Taliban tiếp quản đất nước, đã không được mở ra.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab bị chỉ trích mạnh mẽ vì không kết thúc sớm kỳ nghỉ bên bãi biển sau khi Taliban kiểm soát Afghanistan. Một bộ trưởng giấu tên khác bay tỏ "tôi cho rằng chúng ta đáng lẽ có thể giải cứu thêm 800 - 1.000 người nữa".

Raab sẽ phải đối mặt phiên điều trần trước Ủy ban Đối ngoại vào 1/9, nơi ông có khả năng bị các nghị sĩ lên án vì cuộc rút quân đầy hỗn loạn. Thông báo trước phiên điều trần, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Tom Tugendhat cho hay "hai tuần qua thật khó khăn với nhiều người trong chúng ta, bao phủ bởi sự tức giận, xấu hổ, thậm chí hoài nghi".

"Chúng ta không ngờ rằng có ngày các lực lượng NATO do Mỹ dẫn đầu lại quay lưng với người dân Afghanistan", ông nói. "Chúng ta sẽ đối phó với Taliban thế nào? Afghanistan sẽ định hình chiến lược khu vực như thế nào? Chính phủ sẽ giữ lập trường nào với Taliban để giải quyết vấn đề nhân quyền?"

"Những câu hỏi này, và nhiều câu hỏi nữa, sẽ được đưa ra cho Ngoại trưởng", Tugendhat bày tỏ.

Hồng Hạnh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Biden ca ngợi cuộc sơ tán tại Afghanistan 'thành công phi thường'

Biden cho biết chiến dịch sơ tán đưa hơn 120.000 người rời Afghanistan là "thành công phi thường" và bảo vệ quyết định rút quân.

"Chưa quốc gia nào từng làm được bất kỳ điều gì tương tự như vậy trong lịch sử. Chỉ Mỹ mới đủ năng lực và ý chí để thực hiện", Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu hôm 31/8, đề cập đến quá trình sơ tán tại Afghanistan sau khi Taliban lên nắm quyền do Mỹ và các đồng minh tiến hành.

Biden cũng bảo vệ việc rút toàn bộ lực lượng Mỹ khỏi Afghanistan, gọi đây là quyết định đúng đắn, sáng suốt và "tốt nhất cho nước Mỹ". Ông chủ Nhà Trắng cho rằng lựa chọn duy nhất tại Afghanistan là "rời đi hoặc làm leo thang" tình hình.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 31/8. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng hôm 31/8. Ảnh: AFP.

Mỹ bắt đầu chiến dịch sơ tán trong bối cảnh Taliban càn quét khắp Afghanistan và giành quyền kiểm soát thủ đô Kabul vào ngày 15/8. Cuộc không vận khẩn trương trước thời hạn 31/8 kết thúc với khoảng 123.000 công dân nước ngoài và người Afghanistan được đưa khỏi quốc gia Trung Á.

Một vụ đánh bom liều chết tại khu vực sân bay Kabul tuần trước, giữa lúc chiến dịch sơ tán đang diễn ra gấp rút, đã khiến hơn 100 người thiệt mạng, bao gồm 13 lính Mỹ. Nhóm Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K), nhánh tại Afghanistan của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhận trách nhiệm. Trong khi đó, Biden tuyên bố Mỹ sẽ tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố tại Afghanistan và các nước khác, đồng thời cảnh báo "chưa xong chuyện" với IS.

Sau khi vận tải cơ C-17 cuối cùng của Mỹ cất cánh rời Afghanistan, tiếng súng ăn mừng đã vang lên ở thủ đô Kabul. "Xin chúc mừng Afghanistan, chiến thắng này thuộc về tất cả chúng ta", phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid phát biểu vài giờ sau đó. Tại thành phố Kandahar, nơi khởi nguồn của phong trào Taliban, hàng nghìn người ủng hộ lực lượng này đã đổ ra đường ăn mừng.

Giờ đây, sự chú ý tập trung vào cách Taliban điều hành đất nước, sau khi họ nhiều lần cam kết sẽ làm khác so với thời kỳ nắm quyền hà khắc trước đây. "Chúng tôi muốn có quan hệ tốt với Mỹ và thế giới. Chúng tôi hoan nghênh các quan hệ ngoại giao tốt đẹp với tất cả", Mujahid cho hay.

Tuy nhiên, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres vẫn bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng trước cuộc khủng hoảng kinh tế và nhân đạo ngày càng sâu sắc" tại Afghanistan, nói thêm rằng những dịch vụ cơ bản có nguy cơ sụp đổ "hoàn toàn" và kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ.

Ánh Ngọc (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Cách Italy sống chung với Covid-19

Từng là tâm dịch của châu Âu khi Covid-19 bắt đầu tấn công phương Tây năm ngoái, Italy giờ dần chuyển sang cuộc sống bình thường mới giữa đại dịch.

Vào đầu năm 2020, khi nhiều vùng của Italy bị nhấn chìm trong đại dịch, chính phủ nước này bị chỉ trích quá chậm trễ áp đặt các biện pháp hạn chế chống Covid-19.

Nhưng Italy đã rút ra một số bài học sau lần phong tỏa toàn quốc đầu tiên vào tháng 3 năm ngoái và giờ đây, hơn một năm rưỡi sau, quốc gia này đang thực hiện cách tiếp cận nghiêm ngặt hơn nhiều quốc gia khác, trong đó có Mỹ.

Với nhiều quy định mới được áp dụng, đặc biệt là chứng nhận tình trạng sức khỏe được xem như giấy thông hành, cuộc sống hàng ngày ở Italy đang từng bước tiến tới trạng thái bình thường mới thường được nhắc tới trong đại dịch.

Bất chấp một số phản đối, hầu hết người dân Italy ủng hộ các biện pháp này, ngay cả khi chúng mang lại một số bất tiện.

Nhân viên kiểm tra thẻ xanh tại lối vào Đấu trường La Mã ở thủ đô Rome hôm 6/8. Ảnh: AP.

Nhân viên kiểm tra thẻ xanh tại lối vào Đấu trường La Mã ở thủ đô Rome hôm 6/8. Ảnh: AP.

Từ ngày 6/8, chính phủ Italy đã yêu cầu người dân phải xuất trình "thẻ xanh", một loại chứng nhận tình trạng sức khỏe kỹ thuật số, khi tham gia các sự kiện lớn, tới nhà hàng, phòng gym và nhiều địa điểm công cộng khác.

Thẻ xanh về cơ bản là hộ chiếu vaccine. Đây có thể là chứng nhận kỹ thuật số hoặc giấy in, chứng minh chủ sở hữu đã tiêm đủ mũi vaccine hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trong vòng 48 tiếng, hoặc từng nhiễm nCoV và đã phục hồi hoàn toàn.

Theo khảo sát do SWG Research thực hiện, hơn 50% người dân Italy ủng hộ thẻ xanh để quản lý các hoạt động khác ngoài việc đi lại. Các chủ doanh nghiệp cũng hưởng ứng sử dụng thẻ xanh như công cụ để tránh các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn hoặc một lệnh phong tỏa khác.

Đối mặt nguy cơ về biến thể Delta dễ lây lan, chính phủ Italy kêu gọi người dân tăng cường tiêm chủng và yêu cầu sử dụng thẻ xanh dường như trở thành lý do thúc đẩy nhiều người tiêm vaccine. Ngay khi Thủ tướng Mario Draghi thông báo về yêu cầu thẻ xanh hôm 22/7, một số vùng đã ghi nhận số lượng đăng ký tiêm chủng kỷ lục, như Abbruzzo, Lazio, Lombardia, Piemonte và Toscana.

Tính đến ngày 29/8, Italy đã vượt Mỹ về tỷ lệ tiêm chủng, với 70% dân số đã tiêm ít nhất một liều vaccine, trong đó 60% tiêm đủ mũi. Trong khi đó, Mỹ có 61% dân số tiêm ít nhất một liều, trong đó 52% hoàn thành chương trình tiêm chủng.

Tướng Francesco Paolo Figliuolo, thuộc Ủy ban Khẩn cấp về Covid-19 của Italy, đặt mục tiêu tiêm chủng cho 80% người đủ điều kiện trước cuối tháng 9. Theo Giovanni Rezza, giám đốc cơ quan y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế Italy, mục tiêu trên sẽ cho phép đất nước trở lại cuộc sống bình thường trong những tháng đầu năm 2022.

Với tỷ lệ nhập viện thấp, đặc biệt là khu chăm sóc đặc biệt và tỷ lệ tiêm chủng tăng, Bộ Y tế Italy đã sửa đổi cách sử dụng thang màu cảnh báo dịch dựa trên tình hình Covid-19 của từng khu vực.

Trong hơn một năm qua, Bộ Y tế Italy quy định thang màu gồm trắng, vàng, cam và đỏ theo cấp độ khẩn cấp dựa trên số ca Covid-19 của vùng. Nhưng theo chỉ thị mới của Thủ tướng Draghi hôm 22/7, màu sắc cảnh báo của từng vùng được điều chỉnh hàng tuần, dựa trên tỷ lệ lây nhiễm và tỷ lệ nhập viện trên mỗi 100.000 dân.

Một khu vực được coi là vùng đỏ nếu tỷ lệ nhiễm hàng tuần vượt 150 ca/100.000 dân, tỷ lệ bệnh nhân phải điều trị đặc biệt chạm ngưỡng 30% và tỷ lệ nhập viện chung là 40%.

Các thống đốc ủng hộ mạnh mẽ những thay đổi mới nhất về hệ thống thang màu cảnh báo, vì chúng không chỉ dựa vào tổng ca nhiễm hoặc nhập viện, mà còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đại dịch trong vùng.

Ngoài thẻ xanh, thang màu, chính phủ Italy còn đưa ra một số quy định khác để phòng ngừa dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Nếu người dân không thể duy trì khoảng cách an toàn khi ở ngoài trời, việc đeo khẩu trang là bắt buộc.

Quy định đeo khẩu trang bắt buộc chỉ được miễn trừ cho trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật và người chăm sóc nếu đeo khẩu trang làm cản trở giao tiếp hoặc chăm sóc.

Điểm du lịch ven biển đã được mở cửa trong mùa hè này, với các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng và quán bar phải đảm bảo quy định giãn cách và đeo khẩu trang khi cần thiết hoặc tuân theo yêu cầu của chính phủ. Dịch vụ ăn uống trong nhà cũng được mở lại ở Italy.

Quy định đeo khẩu trang ngoài trời hiện được giới hạn trong những trường hợp không thể duy trì giãn cách xã hội, như tại các sự kiện thể thao hoặc xếp hàng vào bảo tàng. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người Italy chọn đeo khẩu trang khi đi trên phố hoặc trong các không gian trong nhà, dù không bắt buộc.

Ngành du lịch đã hưởng ứng quyết định mở cửa trở lại cho khách nước ngoài của chính phủ. Du khách tới Italy từ một số quốc gia, trong đó có Mỹ, được yêu cầu xuất trình chứng nhận tiêm chủng, kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 hoặc đã phục hồi sau nhiễm do các cơ sở chăm sóc y tế cung cấp.

Một quán bar ở Capri, thuộc vùng Campania hồi tháng 5. Ảnh: NYTimes.

Một quán bar ở Capri, thuộc vùng Campania hồi tháng 5. Ảnh: NYTimes.

Các cơ quan văn phòng ở Italy vẫn cho phép nhân viên được tùy chọn làm việc từ xa, đặc biệt là những người có nguy cơ nhiễm cao. Với những nhân viên làm việc tại văn phòng, họ thường chia ca để giảm lượng người xuất hiện cùng lúc trong một không gian làm việc.

Một số công ty, bao gồm các công ty quốc tế có văn phòng ở Italy, cũng có những động thái để đảm bảo tuân thủ quy định phòng ngừa dịch mới nhất. Ferrari, công ty từng đóng cửa nhà máy sản xuất chính ở Maranello ba ngày trước khi lệnh phong tỏa toàn quốc lần đầu tiên có hiệu lực, đã thiết lập một nhóm chuyên trách đảm bảo toàn bộ nhân viên tuân thủ các khuyến nghị và quy định của chính phủ.

Năm học mới ở Italy thường bắt đầu từ ngày 13/9, nhưng chính phủ hiện chưa đưa ra chính sách chính thức cho việc mở cửa trường học trở lại. Một số yếu tố ảnh hưởng tới điều này gồm tốc độ tiêm chủng cho nhóm tuổi từ 12-19, cũng như xem liệu các trường học có thể duy trì tốt giãn cách xã hội giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với nhau hay không.

Tuy nhiên, quy định về giấy chứng nhận tiêm chủng bắt đầu được triển khai trong ngành giáo dục. Kể từ tháng 9, giáo viên, nhân viên nhà trường và sinh viên đại học phải xuất trình thẻ xanh để ra vào trường.

Thanh Tâm (Theo Channel News Asia)

Adblock test (Why?)

Câu chuyện rợn người về bé gái 4 tuổi nhớ về chồng kiếp trước: Tiết lộ chết sau 10 ngày sinh con trai và cuộc gặp gỡ ngoài sức tưởng tượng!

Sau khi gặp chồng tiền kiếp, cô bé thậm chí còn hỏi anh ta vì sao không giữ lời hứa lúc xưa mà lại quyết định tái hôn sau khi vợ qua đời!

Câu chuyện về kiếp trước, kiếp này luôn khiến người ta phải kinh ngạc. Trên thế giới, có không ít trường hợp nhớ về quá khứ ở kiếp trước để rồi tạo nên những câu chuyện rùng rợn. Chuyện xoay quanh cô bé Shanti Devi ở Ấn Độ cũng như thế.

Đến cuối cùng, chuyện tiền kiếp cũng là thứ khiến người ta chẳng thể nào lí giải. Và đôi khi quên đi được tất cả những quá khứ trong một kiếp sống khác cũng là một điều thật sự may mắn!


Cô bé 4 tuổi nhớ chồng kiếp trước

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3kASlaK

Adblock test (Why?)

Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị "bóc phốt" sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?

Nhìn cuộc sống trên video của Lý Tử Thất có vẻ nhẹ nhàng, bình yên nhưng ai ngờ đời thực lại không như mơ!

Gần đây, thông tin Lý Tử Thất tuyên bố tạm dừng hoạt động YouTube khiến không ít cư dân mạng ngỡ ngàng, ngơ ngác và… bật ngửa. Theo đó, trợ lý của cô tiết lộ vì quá bỏ bê việc học cũng như nhiều mục đích khác, thế nên nữ vlogger 31 tuổi đành tạm dừng đăng video một thời gian để cân bằng lại cuộc sống.

Dù mệnh danh là "tiên nữ đồng quê", được trao kỷ lục Guinness thế giới và có nguồn thu nhập đáng mơ ước, thế nhưng con đường sự nghiệp của Lý Tử Thất cũng trải qua lắm chông gai thì mới có được thành công như ngày hôm nay. Trước đó, cô từng dính không ít lùm xùm xoay quanh con đường sự nghiệp. 

Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-1
Lý Tử Thất từ lâu đã là cái tên cực nổi tiếng trong lĩnh vực YouTube

Dùng kim chi để nấu ăn nhưng lại ghi là "ẩm thực Trung Quốc" khiến netizen xứ Hàn phẫn nộ
Ai cũng biết từ lâu món kim chi đã gắn liền với Hàn Quốc, vì vậy mà người ta mới gọi quốc gia này là "xứ sở kim chi". Chính vì vậy, trong một video nọ, Lý Tử Thất bày cách làm kim chi nhưng lại ghi thông tin là "ẩm thực Trung Quốc" khiến rất nhiều cư dân mạng xứ Hàn tỏ ra phẫn nộ.

Theo YTN Plus, nhiều người xem tại Hàn Quốc cho rằng việc nữ YouTuber để hàng loạt hashtag như: ẩm thực Trung Quốc, văn hóa truyền thống Trung Quốc, món ăn Trung Quốc... dễ khiến nhiều khán giả quốc tế có nhận định sai, cho rằng kim chi thực chất là món ăn của xứ Trung.

Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-2Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-3Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-4Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-5

Bị "bóc phốt" vì bán sản phẩm bẩn, không như quảng cáo

Bên cạnh làm YouTuber, Lý Tử Thất còn thành lập một thương hiệu mang chính tên mình, chuyên kinh doanh các mặt hàng đồ ăn đóng gói, nông sản. Dù vậy, có vẻ như việc buôn bán của cô không "thuận buồm xuôi gió" cho lắm.

Đáng nói nhất chắc là vụ việc có xác kiến xuất hiện trong bún ốc Liễu Châu. Sản phẩm này có giá 42k/gói ở Trung Quốc và khoảng 60k/gói ở Việt Nam. Hình ảnh "bóc phốt" bún ốc Lý Tử Thất không hợp vệ sinh được 1 tài khoản Weibo đăng tải, ngay lập tức khiến netizen xứ Trung lẫn quốc tế xôn xao.

Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-6Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-7

Nhiều sản phẩm khác của cô cũng nhận về ý kiến trái chiều từ người dùng. Ví dụ như món sốt trộn thịt kiểu Tô Châu cung đình từng bị nhận xét là gây thất vọng vì tên sang chảnh nhưng… không có miếng thịt bò nào, hương vị cũng hết sức bình thường. Món thịt cừu khâu nhục thì bị chê dù có ngoại hình bắt mắt, thịt thật, mùi thơm nhưng khẩu phần quá ít và ăn quá dở.

Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-8Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-9

Bị khán giả nước nhà quay lưng vì "xuất khẩu văn hóa nông thôn" Trung Quốc

Chuyện là một tài khoản Weibo tên Lei Silin với hơn 1 triệu follows đăng bài với tiêu đề "Tại sao Lý Tử Thất không xuất khẩu văn hóa?". Trong bài viết này, Lei Silin cho rằng Lý Tử Thất đang có sức ảnh hưởng ngang những trang tin tức toàn cầu như CNN, thế nhưng cô lại luôn phơi bày các khía cạnh kém phát triển của Trung Quốc, trong khi đó "người Trung Quốc không hề sống khổ sở thế này".

Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-10

Không ít cư dân mạng xứ Trung cũng đồng tình với ý kiến trong bài viết và cho rằng "tiên nữ đồng quê" đang đưa ra nước ngoài những hình ảnh lỗi thời, tiêu cực của đất nước họ, thậm chí còn coi các video của cô là "ấn phẩm văn hoá tiêu cực".

Đạt kỷ lục thế giới nhưng lại khiến dân mạng quốc tế phẫn nộ

Lập kênh từ 22/8/2017, vào đầu năm nay, Lý Tử Thất chính thức được xác kỷ lục Guinness thế giới cho "Kênh YouTube Trung Quốc được đăng ký nhiều nhất" với 14.100.000 subs (tính tới ngày 25/1/2021). Tuy nhiên, thông tin này ngay lập tức gây tranh cãi dữ dội bởi cư dân mạng nước ngoài. Họ cho rằng danh hiệu kia là quá vô lý vì vốn dĩ Trung Quốc cấm sử dụng nền tảng YouTube.

"Trung Quốc muốn dành thành tích nhưng không muốn bị bắt bẻ nên mới có kỷ lục này" - một người gay gắt nhận xét về kỷ lục Guinness do Lý Tử Thất xác lập.

Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-11

Lùm xùm xoay quanh chuyện ekip và nguồn thu nhập "khủng"

Lý Tử Thất từng tiết lộ để sản xuất các video, cô một mình làm hết mọi khâu từ chuẩn bị, nấu nướng, tự quay cho đến tự dựng các clip... Tuy nhiên, cộng đồng mạng nhanh chóng phát hiện ra cô không hề tự mình làm mà còn có cả ekip riêng. Sau đó, nữ vlogger nhà ta mới giải thích rằng thời gian đầu cô thật sự tự làm một mình, mãi đến sau này mới có thêm sự giúp đỡ của các thành viên trong ekip.

Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị bóc phốt sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?-12

Vào tháng 1/2020, một blogger công nghệ đã công bố thu nhập trung bình của "thần tiên tỷ tỷ" trên Weibo khiến dân mạng nước này cực xôn xao. Theo đó, nhân vật này cho rằng Weinian (công ty quản lý của Lý Tử Thất) kiếm được 6,7 triệu NDT thông qua kênh video cá nhân và 336 triệu NDT từ kênh thương mại trực tuyến Tmall. Lý Tử Thất có 49% cổ phần trong công ty, suy ra cô kiếm được khoảng 168 triệu NDT (tương đương hơn 556 tỷ đồng) - một con số cao khủng khiếp khiến ai cũng kinh ngạc. Dù vậy, ngay sau đó nam blogger này đã phải lên tiếng xin lỗi vì thông tin sai lệch, chưa kiểm chứng.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/2WFZKxy

Adblock test (Why?)

Singapore: Bắt người giúp việc uống nước bồn cầu, cặp vợ chồng nhận án tù

Một cặp vợ chồng Singapore đã phải nhận án tù vì liên tục hành hạ người giúp việc.

Vào ngày 30-8, bị cáo Ooi Wei Voen, 37 tuổi, bị kết án 20 tháng tù giam sau khi bà ta nhận 4 tội hành hung. Chồng của bà này, Pang Chen Yong, 37 tuổi, cũng nhận 3 tội hành hung và phải ngồi tù 4 tháng.

Cả 2 bị cáo là kĩ sư công nghệ thông tin. Vào thời điểm phạm tội, họ có 1 con trai 2 tuổi và 1 con gái 9 tháng tuổi.

Được biết, bà Ooi thuê cô Sri Rahayu (33 tuổi) vào ngày 19-4-2017. Nữ giúp việc không được phép có ngày nghỉ và cũng không có điện thoại. Cô thường bắt đầu làm việc từ 6 giờ 30 phút và đến 1 giờ mới hoàn thành công việc.

Singapore: Bắt người giúp việc uống nước bồn cầu, cặp vợ chồng nhận án tù-1Một cặp vợ chồng người Singapore bị phạt tù vì hành hạ người giúp việc. Hình minh họa. Ảnh: Singapore News Live

Vợ chồng bà Ooi bắt đầu hành hạ cô Sri khoảng 3 tháng sau khi thuê vì cảm thấy cô làm việc không đạt yêu cầu. Mỗi khi ông Pang không hài lòng, ông ta sẽ đánh vào đầu và bắp tay của người giúp việc đến bầm tím.

Phó Công tố viên Goh Qi Shuen cho biết: "Khi Ooi bực tức, bà ta sẽ tát vào hai má nạn nhân cho đỏ lên, đấm vào trán nạn nhân hoặc đánh vào tay nạn nhân bằng một cái thước kim loại". Trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 11-2017, bà Ooi chà tã bẩn lên mặt cô Sri và bắt cô uống nước bồn cầu.

Vào khoảng 1 giờ (giờ địa phương) ngày 1-1-2018, ông Pang tức giận vì cô Sri không thông báo con gái ông ta bị sốt nên lấy muỗng nhựa tạt nước lạnh và đánh liên tiếp vào đầu cô Sri. Sau đó, bà Ooi cũng tham gia đấm đá người giúp việc cùng chồng. Cuối cùng, cô Sri bỏ chạy ra khỏi căn hộ và được 1 người qua đường giúp đỡ đưa đến đồn cảnh sát.

Khi được kiểm tra sức khỏe, các bác sĩ phát hiện vành tai trái của nạn nhân bị biến dạng và đây có thể là tổn thương vĩnh viễn. Cô cũng bị mất thính lực từ nhẹ đến trung bình.

Theo bà Goh, cả Ooi và Pang đều bị phát hiện mắc chứng rối loạn trầm cảm nghiêm trọng vào thời điểm phạm tội. "Tuy nhiên, chứng rối loạn của Ooi không khiến bà ấy hoàn toàn thiếu tự chủ và kiềm chế hành vi của mình tại thời điểm phạm tội. Một bác sĩ cho rằng chứng rối loạn của Pang có thể dẫn đến tình trạng tăng tính bốc đồng trong việc phản ứng với các tình huống căng thẳng".

Ông Pang bắt đầu thụ án vào ngày 30-8. Trong khi đó, mức bảo lãnh của bà Ooi là 5.000 USD và bà ta sẽ thụ án sau khi chồng ra tù vì phải chăm sóc 2 con. Bị cáo được yêu cầu tự trình diện tại tòa vào ngày 3-1-2022 để bắt đầu thụ án.

Theo Người Lao Động

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3yvFr2Q

Adblock test (Why?)

Sức ép tị nạn Afghanistan bủa vây Biden

Mỹ đã rút hết quân khỏi Kabul, nhưng hàng nghìn người tị nạn mà họ di tản khỏi Afghanistan khiến Biden đối mặt làn sóng chỉ trích mới.

Tổng thống Joe Biden những ngày qua phải đương đầu với làn sóng chỉ trích bỏ mặc đồng minh Afghanistan, khiến chính phủ thân phương Tây nhanh chóng sụp đổ trước Taliban. Giờ đây, sau khi sơ tán hàng nghìn người Afghanistan có nguy cơ bị đe dọa dưới chính quyền Taliban, ông tiếp tục chịu sức ép chính trị khi mở đường cho họ tái định cư trên đất Mỹ.

Các chính trị gia đảng Cộng hòa, dẫn đầu bởi cựu tổng thống Donald Trump, trong tuần qua liên tục chỉ trích Biden về vấn đề này. Siết quy định nhập cư từng chiếm vị trí trọng yếu trong chính sách suốt nhiệm kỳ của Trump, trong khi nhiều thành viên đảng Cộng hòa phản đối ý tưởng đưa người tị nạn Afghanistan tới Mỹ vì lo ngại nguy cơ an ninh và xáo trộn xã hội.

Phe Cộng hòa đang lên kế hoạch biến vấn đề người tị nạn Afghanistan thành một chủ đề tranh luận cho cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022. Chiến dịch rút quân nhiều tranh cãi của Biden trong những tháng qua cũng có thể trở thành mục tiêu công kích chính trị.

Nghị sĩ Cộng hòa Matt Rosendale cho rằng hỗn loạn ở Afghanistan không thể tạo cớ cho "cơn lũ nhập cư" vào Mỹ. Ông muốn vận động Thống đốc Greg Gianforte, một người cùng đảng Cộng hòa, từ chối tiếp nhận mọi trường hợp chưa được kiểm tra lý lịch xin tị nạn ở bang Montana.

Lính thủy quân lục chiến Mỹ hướng dẫn người tị nạn qua cổng sân bay Kabul vào ngày 25/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

Lính thủy quân lục chiến Mỹ hướng dẫn người tị nạn qua cổng sân bay Kabul vào ngày 25/8. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.

"Chúng ta cần đảm bảo những ai được đặt chân đến đây thật sự mong mỏi góp sức, chứ không tấn công đất nước", Rosendale tuyên bố.

Nhà Trắng đang khẩn trương đối phó với sức ép công kích này. Tổng thống Biden không muốn vướng phải những thách thức mà ông từng gặp phải với chương trình tái định cư người tị nạn Syria vào năm 2015. Phe Cộng hòa thời điểm đó quyết liệt chính trị hóa vấn đề, thúc đẩy bất bình trong dư luận Mỹ, tương tự cách họ đang tiếp cận vấn đề Afghanistan.

Quan chức chính quyền Biden đã trao đổi từ trước với lãnh đạo các bang và địa phương về mức độ nghiêm ngặt trong thẩm tra lý lịch người xin tị nạn. Tương tự, chiến lược vận động ở cấp cộng đồng đang được một số tổ chức bảo vệ quyền lợi người tị nạn tiến hành. Họ kỳ vọng những nỗ lực này sẽ giải tỏa nỗi hoài nghi nhắm vào chương trình tái định cư liên bang.

Bộ An ninh Nội địa Mỹ được chỉ định điều phối phân bổ người tị nạn Afghanistan về các bang. Một quan chức cấp cao tiết lộ những người xin tị nạn sẽ trải qua quy trình thẩm tra an ninh gắt gao, gồm đối chiếu dữ liệu sinh trắc học lẫn lý lịch, với sự tham gia của các chuyên viên tình báo, hành pháp và chống khủng bố. Trong thời gian thẩm tra, người tị nạn sẽ được lưu lại nước thứ ba như Qatar hoặc Kuwait.

Theo một số nguồn tin chính phủ, nhiều trường hợp người tị nạn Afghanistan được di tản khi đang trong giai đoạn xét duyệt thị thực. Nhóm này đã rất gần bước kiểm tra an ninh. Quy trình đánh giá lý lịch có thể mất trung bình 12 - 24 tháng.

Hàng nghìn người tị nạn Afghanistan đã được định cư tại Mỹ, tập trung ở các bang có đông đồng hương là California, Texas và Virginia. Nghiên cứu về người tị nạn nhập cư vào Mỹ trong vài thập niên gần đây cho thấy đây là nhóm dân số có tỷ lệ phạm tội thấp và chưa từng liên quan tới mối đe dọa nội địa nào.

Dù vậy, chia rẽ chính trị vẫn là rào cản lớn cho chương trình tái định cư người tị nạn Afghanistan. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong số 19 thành phố sẵn sàng đón nhận người tị nạn Afghanistan, chỉ một thành phố có thị trưởng là thành viên đảng Cộng hòa.

Từ ngày 14/8, Mỹ đã sơ tán hơn 114.000 người khỏi Afghanistan, trong đó khoảng 5.000 người là công dân Mỹ. Giới chức Nhà Trắng ước tính khoảng 80.000 người đáp ứng các điều kiện nhập cảnh. Con số này đặt phe bảo thủ tại Mỹ vào tình trạng báo động.

Steve Cortes, cựu cố vấn của Trump, cho rằng nước Mỹ đã "trả giá ngoài sức tưởng tượng vì chủ nghĩa toàn cầu trong chính quyền Bush và Obama". Tucker Carlson, người dẫn chương trình Fox News và ủng hộ nhiệt thành cựu tổng thống, còn cho rằng nước Mỹ "sẽ bị xâm lược".

Tổng thống Joe Biden ngày 29/8 dự lễ đón linh cữu 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ khủng bố sân bay Kabul vào tuần trước. Ảnh: AP.

Tổng thống Joe Biden ngày 29/8 dự lễ đón linh cữu 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ khủng bố sân bay Kabul vào tuần trước. Ảnh: AP.

Thượng nghị sĩ Texas Ted Cruz viết trên Twitter rằng ông ủng hộ sơ tán người Afghanistan có công với Mỹ, nhưng không chấp nhận tình trạng "nhập cư mất kiểm soát".

Trong thông cáo tuần qua, Trump lo ngại rằng "hàng nghìn phần tử khủng bố" đã trà trộn vào dòng người sơ tán bằng đường hàng không rời Kabul. "Không có bước thẩm tra nào. Joe Biden đã đưa bao nhiêu khủng bố vào nước Mỹ? Chúng ta sẽ không bao giờ biết rõ được", cựu tổng thống Mỹ viết.

Nhà Trắng cũng thừa nhận những thách thức chính trị rất lớn mà họ phải đối mặt trong nỗ lực tiếp nhận người tị nạn Afghanistan. "Một bộ phận người Mỹ, thậm chí một số người ở quốc hội, không muốn người nước khác đến tị nạn ở đây", thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói. Tuy nhiên, bà khẳng định chính quyền Biden cam kết tiếp tục truyền tải rõ thông điệp người nhập cư là một phần bản sắc Mỹ và Tổng thống sẽ không thay đổi chính sách.

Giới chuyên gia cũng cho rằng thách thức chính trị lần này của Biden không nghiêm trọng như cuộc khủng hoảng tị nạn Syria năm 2015. Phần lớn người được di tản lần này từng hỗ trợ quân đội Mỹ hoặc đồng minh trong suốt hai thập kỷ qua, điều tạo ra thiện cảm để các thành phố Mỹ chấp nhận tiếp nhận họ.

"Lòng trung thành là phẩm chất vô cùng quan trọng", Bill Canny, giám đốc Cơ quan Di trú và Tị nạn thuộc Hội nghị Giám mục Công giáo Mỹ, chia sẻ.

Dự luật tăng cường thị thực đặc cách cho công dân Afghanistan được thông qua vào giữa tháng 8 phần nào phản ánh rõ tâm lý cử tri, khi chỉ có 16 nghị sĩ đảng Cộng hòa phản đối. Thống đốc một số bang Cộng hòa như Arkansas, Utah và Oklahoma cũng đánh tiếng sẵn sàng chào đón người Afghanistan. Ít nhất 65 nghị sĩ Dân chủ còn yêu cần chính phủ nhận tối thiểu 200.000 hồ sơ tị nạn trong năm tài khóa 2022.

Lầu Năm Góc đã bố trí 4 căn cứ quân sự ở Virginia, New Jersey, Texas và Wisconsin làm nơi lưu trú và xét duyệt người di tản từ Afghanistan. Tại đây, người tị nạn sẽ được hỗ trợ thủ tục và định hướng văn hóa, trong thời gian các tổ chức bảo trợ tìm nơi định cư cho họ trên đất Mỹ.

Trước khi hòa nhập vào cộng đồng mới, người Afghanistan phải xét nghiệm Covid-19 và cách ly nếu dương tính. Một số cơ sở tập trung đã bắt đầu tiêm vaccine.

"Việc chủ động bảo vệ những người yếu thế, trong đó có người tị nạn, sẽ mang lại nhiều lợi ích quốc gia cho chính nước Mỹ, khi vừa thúc đẩy động lực kinh tế tron nước, vừa củng cố hình ảnh toàn cầu, tăng cường quyền lực mềm và góp phần ổn định khu vực Trung Đông", chuyên gia Kemal Kirişci và Fulya Memisoglu nhận định trong bài viết trên website của Viện Brookings.

Trung Nhân (Theo Politico)

Adblock test (Why?)

Bang Mỹ hoang tàn sau siêu bão Ida

Một cửa hàng bị phá hủy hoàn toàn sau khi bão Ida càn quét New Orleans hôm 30/8.

Sau khi quét qua Louisiana, bão Ida tiến sâu vào nội địa Mỹ, hướng tới thành phố Jackson, bang Mississippi với tốc độ gió khoảng 64 km/h. Bão Ida sẽ quét qua khu vực phía tây và trung tâm Mississippi, dự kiến di chuyển tới giữa Đại Tây Dương và nguy cơ gây ra lũ quét trên đường đi.

Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ phát cảnh báo triều cường và lũ quét trên các khu vực đông nam Louisiana, nam Mississippi và nam Alabama khi bão Ida di chuyển về phía đông bắc.

Adblock test (Why?)

Phát hiện cô bạn thân "mây mưa" với chồng sắp cưới của mình, người phụ nữ gửi đến "kẻ thứ 3" món quà sâu cay nhớ mãi không quên

Người phụ nữ đã có cách giải quyết khiến cộng đồng mạng bái phục, độc đáo chưa từng thấy.

Việc vị hôn phu âm thầm ngoại tình sau lưng mình chẳng phải là chuyện vui vẻ gì và nó càng đau đớn hơn khi "kẻ thứ 3" lại là người bạn thân nhất. Một cô gái trẻ đã phải trải qua nỗi đau như vậy khi bị chồng sắp cưới và cô bạn thân phản bội mình.

Tuy nhiên, thay vì gặm nhấm nỗi buồn cho mối tình sai lầm, cô gái này lại có cách trả thù đặc biệt. Cô gái đã quyết định nhờ một thợ kim hoàn tạo cho cô một chiếc vòng cổ có 1-0-2 để gửi đến "kẻ thứ 3".

Mới đây, nhà kim hoàn Liv Portillo, người nổi tiếng làm ra những chiếc vòng cổ cá nhân độc đáo đã chia sẻ câu chuyện về nữ khách hàng đặc biệt trên tài khoản TikTok @dbljewelry. Trong đoạn clip, người thợ kim hoàn đã chia sẻ tin nhắn mà cô gái bị phản bội gửi đến.

Phát hiện cô bạn thân mây mưa với chồng sắp cưới của mình, người phụ nữ gửi đến kẻ thứ 3 món quà sâu cay nhớ mãi không quên-1Nhà kim hoàn Liv Portillo.

Nội dung tin nhắn như sau: "Tôi vừa phát hiện chồng chưa cưới của tôi đang mây mưa với người bạn tốt nhất của tôi. Sinh nhật của cô ta là vào ngày 11/7 và tôi sẽ tặng cho cô ta sợi dây chuyền này trước mặt mọi người. Tôi sẽ dùng tiền của gã đàn ông ấy để trả món quà đặc biệt này".

Ở mặt trước của sợi dây chuyền có khắc chữ "Valentina", tên biệt danh của cô bạn thân nhất. Tuy nhiên, nội dung ở mặt phía sau sợi dây chuyền khiến "kẻ thứ 3" khi đọc được phải tái mặt. Đó là dòng chữ: "Chén lại đồ ăn thừa của tôi đi cưng!".

"Đồ ăn thừa" ở đây không ai khác chính là gã hôn phu bội bạc của cô gái trẻ. Cô gái muốn nói với "kẻ thứ 3" rằng cô ta chỉ đang dùng lại đồ ăn thừa từ người khác, không có gì là vẻ vang hay đáng tự hào. Đây quả đúng là một cách trả thù cao tay và đầy thâm sâu.

Phát hiện cô bạn thân mây mưa với chồng sắp cưới của mình, người phụ nữ gửi đến kẻ thứ 3 món quà sâu cay nhớ mãi không quên-2Sợi dây chuyền đặc biệt gửi đến "kẻ thứ 3".

Liv Portillo còn tiết lộ rằng, cô còn đính kèm thêm một chiếc vòng cổ khác hình con rắn rồi đóng gói món quà theo yêu cầu của khách hàng để gửi đến "kẻ thứ 3". Con rắn thường tượng trưng cho những điều xấu xa và cái ác. Đoạn video đã nhận được 1,2 triệu lượt xem với hơn 198.000 lượt thích.

Đa phần các ý kiến đều bày tỏ sự thích thú về cách trả thù này. Một số bình luận của người dùng mạng: "Tôi ước giá như mình có thể xử lý tình huống cao tay như vậy"; "Tôi mà nhận được chiếc vòng cổ đó sẽ cảm thấy tức ói máu"; "Một cách trả thù khiến đối thủ nhớ mãi không quên"...

Trong khi đó, một số ý kiến khác thì cho rằng việc làm này quả thật lãng phí. Một người dùng mạng bình luận: "Tôi sẽ chẳng bao giờ phung phí tiền bạc cho kẻ không xứng đáng, tôi thà mua thứ gì đó đẹp đẽ cho mình". Dù thế nào đi chăng nữa thì chắc chắn đây sẽ là một sinh nhật không thể nào quên của Valentina.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3mIYJ2p

Adblock test (Why?)

Con trai 2 tuổi kể mình từng là một phụ nữ bị chết cháy, mẹ nghĩ đứa trẻ giỏi tưởng tượng rồi "khiếp vía" khi thấy tấm ảnh trên mạng

Một đứa trẻ mới chập chững biết đi lại có thể nói ra những lời khiến người lớn phải rùng mình. Chuyện kỳ quái gì đã xảy ra?

Khi cậu con trai nhỏ tên Luke Ruehlman (lúc đó mới 2 tuổi) bắt đầu kể về người phụ nữ lạ hoắc nào đó tên "Pam", cô Erica cho rằng đó chỉ là một người bạn tưởng tượng của con mình và nó chẳng đáng bận tâm. Thế nhưng, khi cái tên ấy được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng những chi tiết kỳ lạ, Erica không thể không chú ý và tìm hiểu, để rồi cô phát hiện ra một sự thật kỳ quái, con trai cô là hiện thân của một người phụ nữ 30 tuổi đã chết?

Con trai 2 tuổi kể mình từng là một phụ nữ bị chết cháy, mẹ nghĩ đứa trẻ giỏi tưởng tượng rồi khiếp vía khi thấy tấm ảnh trên mạng-1Cậu bé Luke Ruehlman có những ký ức kỳ lạ về một người phụ nữ không quen biết.

Erica, đến từ bang Ohio (Mỹ), cho biết ban đầu cô không nghĩ việc con trai mình liên tục nhắc đến cái tên Pam nào đó là điều kỳ lạ, bởi trẻ con mà, chúng luôn có trí tưởng tượng phong phú. Thế nhưng, dù là tưởng tượng thì cũng phải liên quan đến những điều đứa trẻ đã từng được nhắc đến hoặc quen biết, mà gia đình của Erica thì chẳng có ai tên Pam cả.

Chuyện bắt đầu trở nên nghiêm trọng khi Erica chú ý và quyết định dò hỏi con trai xem cậu bé lấy cái tên đó từ đâu, tại sao lại thích cái tên ấy.

Con trai 2 tuổi kể mình từng là một phụ nữ bị chết cháy, mẹ nghĩ đứa trẻ giỏi tưởng tượng rồi khiếp vía khi thấy tấm ảnh trên mạng-2Erica Ruehlman cho biết con trai cô liên tục nhắc đến cái tên Pam khi mới 2 tuổi.

Rồi Erica bị sốc khi cậu con trai 2 tuổi nói với rằng mình từng là Pam, một cô gái có mái tóc đen.

“Tôi không hiểu và hỏi lại thằng bé rằng 'Ý con là gì?'. Thằng bé nói rằng 'Con đã từng như vậy, nhưng con đã chết và con đã lên thiên đường, cuối cùng con lại rơi xuống đây. Khi con tỉnh dậy, con thấy mình là một đứa trẻ và mẹ đặt tên con là Luke'", Erica Ruehlman kể với kênh truyền hình Fox 2. Quá đỗi ngạc nhiên, Erica lại tiếp tục hỏi con trai thêm rằng Pam đã chết như thế nào.

Cô kể lại giây phút ấy: “Thằng bé nhìn thẳng vào tôi và nói 'Đúng là lửa'. Và tại thời điểm đó, thằng bé thực hiện một chuyển động giống như đang nhảy khỏi một tòa nhà”.

Luke tiếp tục giải thích rằng Pam đã chết trong một vụ cháy tại tòa nhà cao tầng và đi trên tàu ở Chicago.

Đến đây thì Erica đã vô cùng bối rối rồi vì gia đình cô chưa bao giờ đến thăm thành phố Chicago và cũng chưa từng kể câu chuyện tương tự với cậu bé.

Erica lập tức tìm kiếm trên Internet và quả thực cô tìm thấy thông tin về một vụ hỏa hoạn đã giết chết 19 người vào năm 1993 tại khách sạn Paxton ở thành phố Chicago, trong đó có một phụ nữ khoảng 30 tuổi tên là Pam Robinson.

Con trai 2 tuổi kể mình từng là một phụ nữ bị chết cháy, mẹ nghĩ đứa trẻ giỏi tưởng tượng rồi khiếp vía khi thấy tấm ảnh trên mạng-3Hình ảnh cậu bé Luke và cô gái tên Pam mà em liên tục nhắc đến.

Thế là, tất cả mọi người trong gia đình Ruehlman, bao gồm cả bà nội của Luke, Lisa Trump, tin rằng câu chuyện có nhiều điều kỳ lạ hơn là sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Sau đó, khi Luke 5 tuổi, gia đình cậu bé xuất hiện trong một chương trình mang tên "Ghost Inside My Child" để kiểm tra những điều cậu bé đã kể. Chương trình đã đưa ra một loạt ảnh và yêu cầu cậu bé 5 tuổi chọn ra bức ảnh của Pam. Không mất quá nhiều thời gian, Luke chọn đúng bức ảnh Pam.

Con trai 2 tuổi kể mình từng là một phụ nữ bị chết cháy, mẹ nghĩ đứa trẻ giỏi tưởng tượng rồi khiếp vía khi thấy tấm ảnh trên mạng-4Tên cô gái Pamela Robinson có trong danh sách những nạn nhân chết trong vụ cháy ở Chicago.

“Thằng bé nói rằng 'Chà, con không nhận ra những người khác. Nhưng, con nhớ thời điểm bức ảnh này được chụp'. Thằng bé đã chỉ chính xác bức ảnh cô gái tên Pam", Erica kể.

Sau đó, chương trình "Ghost Inside My Child" đã giúp Erica liên lạc với gia đình Pamela Robinson. Dựa trên những thông tin có được khi chuyện trò với gia đình nhà Robinson về Pam, Erica cho biết Luke và Pam có rất nhiều điểm tương đồng trong tính cách và sở thích âm nhạc.

Gia đình Ruehlman cho biết họ không nhận được bất kỳ khoản tiền nào từ câu chuyện của mình và họ cũng không theo bất kỳ tôn giáo nào. Sau một thời gian, cậu bé Luke bỗng quên hẳn nhân vật tên Pam và sống một cuộc sống bình thường như những đứa trẻ khác.

Với nhiều người, câu chuyện này chứa đầy yếu tố hoang đường nhưng theo Jim Tucker, giám đốc y tế của Phòng khám Tâm thần Trẻ em và Gia đình, đồng thời là Phó Giáo sư Khoa Tâm thần và Thần kinh tại Đại học Virginia, những câu chuyện kỳ lạ về các đứa trẻ nói rằng chúng sống trong quá khứ không phải là hiếm. 

Giáo sư Tucker, người nổi tiếng với công trình nghiên cứu về những đứa trẻ nhớ lại tiền kiếp, đã phát hành một cuốn sách có tên Return to Life vào năm 2013, kể về những câu chuyện phi thường của những đứa trẻ trên khắp thế giới.

Trong số đó có cậu bé Ryan (5 tuổi) nhớ được cuộc sống ở Hollywood vào thế kỷ 20 và cái chết của chính mình trên giường bệnh vào năm 1963. Trong cuốn sách còn có hình ảnh một thần đồng chơi golf 3 tuổi. Cậu bé tự nhận mình là hóa thân của ngôi sao Bobby Jones những năm 1930. 

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3BwQpHj

Adblock test (Why?)

Mỹ sắp đi vào vết xe đổ của "địa ngục Covid" Ấn Độ: Bệnh viện quá tải, oxy cạn kiệt, "thảm họa kép" xuất hiện

Và vết xe đổ ấy xảy ra dù phân nửa dân số đã tiêm chủng Covid-19. Bởi lẽ, nửa còn lại vẫn chưa chịu tiêm.

Các bệnh viện tại một số khu vực miền Nam nước Mỹ đang rơi vào tình trạng thiếu hụt oxy y tế, sau khi số ca nhiễm Covid-19 phải nhập viện gia tăng liên tục. Nguyên nhân là do một lượng lớn người dân vẫn đang không chịu tiêm chủng, trong khi biến chủng Delta đã lây lan cho hàng triệu người.

Các bệnh viện tại Florida, South Carolina, Texas và Louisiana hiện đang rơi vào tình trạng giống như Ấn Độ ngày trước, đó là khan hiếm oxy. Một số phải sử dụng oxy dự trữ, và có khả năng sớm cạn kiệt nếu không có gì tiến triển.

Mỹ sắp đi vào vết xe đổ của địa ngục Covid Ấn Độ: Bệnh viện quá tải, oxy cạn kiệt, thảm họa kép xuất hiện-1Số ca Covid ngày một nhiều lên, nhu cầu oxy y tế cũng tăng theo, vượt quá ngưỡng đáp ứng của các bệnh viện. Đó là lời nhận xét của Donna Cross - giám đốc công ty cải thiện chăm sóc y tế Premier.

"Thông thường, bể oxy sẽ đầy khoảng 90%, sau đó sẽ được bơm đầy khi xuống còn 30% - 40%, giúp họ có thêm 3 đến 4 ngày dự trữ. Còn hiện tại, các bệnh viện đang phải dùng oxy ở mức 10 - 20%, nghĩa là chỉ đáp ứng được 1 - 2 ngày trước khi cạn kiệt."

Nhưng thậm chí ngay cả khi được bơm, bể chứa cũng chỉ đầy lên được khoảng 50%. "Đây thực sự là tình huống khẩn cấp," - Cross cho biết.

Ngày 28/8, Florida chứng kiến tỉ lệ nhập viện vì Covid-19 cao nhất cả nước - với 75 bệnh nhân trên 100.000 người nhiễm bệnh. Tỉ lệ nhiễm mới mỗi ngày ghi nhận hôm 27/8 cũng đã chạm mức kỷ lục - lên tới 690,5 ca trên 100.000 dân trong giai đoạn 20 - 26/8.

Bác sĩ Ahmed Elhaddad thuộc đơn vị chăm sóc tích cực tại Florida cho biết, ông cảm thấy hết sức kiệt quệ "khi phải chứng kiến người ta chết dần hoặc khổ sở, chỉ vì không chịu tiêm vaccine". Theo Elhaddad, biến chủng Delta gần như "ăn mòn" phổi của con người theo đúng nghĩa đen, khiến bộ phận này sụp đổ sau đó.

Mỹ sắp đi vào vết xe đổ của địa ngục Covid Ấn Độ: Bệnh viện quá tải, oxy cạn kiệt, thảm họa kép xuất hiện-2"Chúng tôi phải thấy bệnh nhân chết nhanh hơn với Delta," - Elhaddad đau đớn nói. "Lần này, bệnh nhân đều trẻ hơn trước - từ 30 đến 50 tuổi, và họ đang bị đày đọa. Họ khát oxy, họ đang chết dần, và chết nhanh hơn trước."

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia chống dịch hàng đầu của Hoa Kỳ thì dự đoán sẽ có thêm 100.000 ca tử vong vì Covid-19 vào thời điểm tháng 12 năm nay, dựa trên mô hình của ĐH Washington.

"Những gì đang xảy ra là dễ đoán, nhưng cũng có thể ngăn chặn. Và chúng ta đều biết vaccine có thể làm xoay chuyển tình thế này," - ông Fauci nhận định. 

Quan điểm này được Elhaddad đồng tình, dựa trên số liệu thực tế là khu ICU tại bệnh viện ông làm việc không có bất kỳ ca nhiễm nào là người đã tiêm chủng. Bản thân Elhaddad cũng chưa từng thấy ai đã tiêm mà chết sau khi nhiễm bệnh - ít nhất là theo trải nghiệm của cá nhân ông.

"Không có phương thuốc màu nhiệm nào cả. Thứ chúng ta chắc chắn được là vaccine có thể ngăn ngừa tử vong. Nó giúp bệnh nhân không cần phải vào ICU."

Mỹ sắp đi vào vết xe đổ của địa ngục Covid Ấn Độ: Bệnh viện quá tải, oxy cạn kiệt, thảm họa kép xuất hiện-3Hiện tại, nước Mỹ có khoảng 80 triệu người đủ điều kiện tiêm vaccine nhưng chưa tiêm. "Tình hình có thể xoay chuyển một cách hiệu quả và nhanh chóng, bằng cách cho những người này tiêm chủng."

Bang Florida hiện có khoảng 52,4% dân số được tiêm đủ 2 mũi. Tỉ lệ này thậm chí còn thấp hơn ở một số tiểu bang, như South Carolina, Louisiana và Texas là dưới 50%. Tính trên tỉ lệ cả nước vào ngày 28/8, có khoảng 52,1% dân số nước Mỹ đã được tiêm chủng - theo số liệu từ CDC.

Thảm họa kép ập tới
Tỉ lệ tiêm chủng tổng thể của Louisiana đang ở mức thấp nhất cả nước - chỉ 41,2%. Các bệnh viện hiện đang phải đối mặt với làn sóng bệnh nhân lên tới cả trăm người. Và chuyện tồi tệ nhất vẫn còn ở phía trước, bởi cơn bão Ida đang tràn đến khu vực này.

Hiện tại có khoảng 2450 người đang nhập viện vì Covid tại tiểu bang này - giảm 20% so với thời điểm cách đây 10 ngày. Tuy nhiên, đó vẫn là con số rất lớn mà tiểu bang này phải đối mặt kể từ đầu dịch bệnh. Trong đó, gần 500 người phải sử dụng máy thở.

Mỹ sắp đi vào vết xe đổ của địa ngục Covid Ấn Độ: Bệnh viện quá tải, oxy cạn kiệt, thảm họa kép xuất hiện-4Cơn bão Ida dự tính sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ

Cơn bão Ida ập tới như để khiến tình hình trở nên u ám hơn. Hôm 29/8, cơn bão đã tới cảng Fourchon (Louisiana), với mức nguy hiểm cấp 4. Những người bị thương vì cơn bão có thể khiến các bệnh viện thêm phần quá tải, khi các ca Covid vốn đã chiếm gần hết chỗ trống bên trong.

"Sơ tán các bệnh viện là không khả thi, vì chẳng còn chỗ nào đưa bệnh nhân đi cả," - Edwards cảm thán. "Rồi người dân có thể bị thương vì cơn bão, và chúng ta phải chuẩn bị chỗ cho họ nữa. Đây là tình huống cực xấu đối với toàn Louisiana."

Một lo ngại nữa mà Edwards đưa ra, đó là năng lượng. Hiện tại, tiểu bang này có khoảng 10.000 công nhân điện và 20.000 nhân lực dự trữ đề phòng tình huống khẩn cấp. "Khôi phục năng lượng là yếu tố hết sức quan trọng để giúp các bệnh viện duy trì hoạt động."

Nỗi ám ảnh của người trẻ
Việc các trường học mở cửa trở lại đã khiến hàng ngàn học sinh, sinh viên phải đi cách ly trên toàn nước Mỹ. Số ca nhiễm ở trẻ em cũng tăng lên, ở mức độ còn cao hơn so với đợt dịch mùa đông năm 2020. Vấn đề là con số trẻ em nhập viện vì Covid được dự báo sẽ còn gia tăng hơn nữa, khi mùa tựu trường tới gần.

Mỹ sắp đi vào vết xe đổ của địa ngục Covid Ấn Độ: Bệnh viện quá tải, oxy cạn kiệt, thảm họa kép xuất hiện-5"Không còn nghi ngờ gì nữa, đây sẽ là giai đoạn khó khăn đối với giới trẻ," - Bác sĩ Esther Choo, giáo sư ĐH Khoa học Y tế Oregon nhân định, đồng thời cho biết cách đây 1 năm tình hình đã không nghiêm trọng đến như vậy.

"Các trường học đã mở cửa, quy định khẩu trang bắt buộc cũng được dỡ bỏ."

Vấn đề là trẻ em dưới 12 tuổi tại Mỹ vẫn chưa đủ điều kiện để được tiêm chủng Covid-19.

Hiện tại, không phải tất cả các trường đều mở cửa, nhưng dự tính đều sẽ hoàn tất sau ngày lễ Lao động 9/6 của Mỹ. Theo Choo, số ca trẻ em phải nhập viện vì thế sẽ gia tăng.

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/38oYjGb

Adblock test (Why?)

Câu chuyện đẫm nước mắt của cô gái bị lạm dụng tình dục từ nhỏ, mẹ hành nghề mại dâm: "Máu và tóc vương vãi khắp nơi trong nhà"

Quá khứ của người phụ nữ ấy chỉ nhuốm đầy máu và nước mắt, những năm tháng ám ảnh đến cùng cực.

Emma Lewis, một người phụ nữ Anh mới đây đã chia sẻ tuổi thơ cùng cực và đầy ám ảnh của mình khi bà phải sống với một người mẹ hành nghề mại dâm. Cứ ngỡ địa ngục thời ấu thơ ấy sẽ nhấn chìm cuộc đời của Emma Lewis trong vũng bùn nhầy nhụa nhưng bằng ý chí và nghị lực phi thường của mình bà đã chiến thắng định mệnh.

Tuổi thơ ám ảnh
Emma Lewis (41 tuổi) có một tuổi thơ thiếu thốn và chìm ngập hình ảnh đen tối về người mẹ cũng có số phận không thể bất hạnh hơn. Emma Lewis từ nhỏ đã không được học hành đến nơi đến chốn còn người mẹ Betty là gái mại dâm và nghiện rượu nặng. 

Thật xót xa cho Emma khi bà từng bị lạm dụng tình dục. Mẹ của bà cũng chịu chung số phận như vậy khi còn nhỏ, sự việc xảy ra trong một ngôi trường dành cho những đứa trẻ câm điếc hoặc bị khuyết tật khác. Chính quá khứ bị lạm dụng ấy đã đẩy mẹ của Emma vào con đường mại dâm.

"Khi còn nhỏ, tôi thường bị mẹ bỏ lại ở nhà một mình rất nhiều lần để bà đi uống rượu. Khi lớn hơn, tôi phải tự mình đi trộm đồ ăn hay xin thức ăn thừa từ cửa hàng đồ ăn nhanh. Mẹ tôi bị điếc nặng và cũng không biết nhiều chữ", người phụ nữ 41 tuổi chia sẻ.

Câu chuyện đẫm nước mắt của cô gái bị lạm dụng tình dục từ nhỏ, mẹ hành nghề mại dâm: Máu và tóc vương vãi khắp nơi trong nhà-1Bà Emma hồi nhỏ chụp ảnh cùng với mẹ.

Ngay từ khi còn thơ bé, Emma Lewis biết rõ mẹ mình là một gái mại dâm. Bà kể lại ký ức đau buồn: "Những người đàn ông sẽ đến trước cửa nhà và mẹ sẽ bảo tôi hãy đi ra ngoài. Tôi thấy mẹ yêu cầu bọn họ đưa tiền trước rồi mới được vào nhà. Mẹ tôi luôn có một bóng đèn đỏ ở trong phòng ngủ. Mỗi lần bà ấy tiếp khách hàng, sẽ có máu và những sợi tóc bết ở khắp mọi nơi trong nhà".

Bi kịch chất chồng
Bà Emma nói rằng vào thời điểm đó mọi thứ đã trở nên vô cùng tuyệt vọng, nhiều lần mẹ bà từng nghĩ rằng nên kết thúc số phận của cả 2 người tại đây, thoát khỏi bể khổ cuộc đời.

"Tôi nhớ mẹ từng cầm dao hướng về phía tôi. Đã rất nhiều lần như vậy, những lúc ấy mẹ tôi đang đau đớn rất nhiều", Emma chia sẻ.

Mùi rượu nồng nặc, những gã đàn ông dơ bẩn, những âm thanh ồn ào hỗn tạp đó là những gì mà bà Emma phải chứng kiến khi còn thơ bé. Nhiều lúc mẹ bà ngủ quên vì say rượu, không biết con gái nhỏ đang ở đâu. 

Emma nói: "Tôi từng ước mẹ đừng uống rượu nữa và hãy chăm sóc quan tâm đến tôi nhưng điều đó không bao giờ xảy ra".

Câu chuyện đẫm nước mắt của cô gái bị lạm dụng tình dục từ nhỏ, mẹ hành nghề mại dâm: Máu và tóc vương vãi khắp nơi trong nhà-2Bà Emma hiện tại.

Bà Emma sau đó được một gia đình khác nhận nuôi vào năm 1992 nhưng cuộc sống của bà cũng không khá hơn là bao. 7 năm sau bà đoàn tụ với mẹ, khi ấy mẹ bà đã kết hôn với một người đàn ông khác.

"Cha dượng của tôi bị xuất huyết dạ dày và qua đời ở tuổi 36. Điều đó càng khiến mối quan hệ giữa tôi và mẹ xa cách. Tôi phải bỏ học giữa chừng vào năm 1999 và cố gắng sống tự lập hơn", bà Emma chia sẻ.

Nhưng nỗi bi kịch vẫn chưa dừng lại. Bà Emma đã phải gánh chịu nỗi đau mất mẹ trong hoàn cảnh bi thương nhất. "Vào tháng 3/2000, bà ấy tự đánh rơi que diêm và thiêu sống chính mình. Mẹ tôi bị bỏng 78% và được chuyển đến bệnh viện Morriston, 2 ngày sau bà trút hơi thở cuối cùng", Emma kể lại sự ra đi ám ảnh của mẹ.

Đi tìm ánh sáng
Kể từ đó, bà Emma cố gắng hòa nhập xã hội bằng cách làm việc cho các nhóm cộng đồng ở Swansea. Tại đây bà đã gặp gỡ chồng, ông Craig hiện 52 tuổi. Cặp đôi có với nhau một người con tên Harry, năm nay 20 tuổi.

Bà Emma đã trở thành người sáng lập Quỹ Roots Wales chuyên hỗ trợ những người trẻ tuổi gặp khó khăn, đa phần trong số họ là những nạn nhân của các vụ lạm dụng. Nơi đây cung cấp các hoạt động đào tạo, kỹ năng, trải nghiệm với mục đích xây dựng sự tự tin và tạo ra cơ hội học hỏi cho người trẻ.

Câu chuyện đẫm nước mắt của cô gái bị lạm dụng tình dục từ nhỏ, mẹ hành nghề mại dâm: Máu và tóc vương vãi khắp nơi trong nhà-3Bà Emma trò chuyện với bà Camilla, vợ Thái tử Charles (bìa phải) trong một hoạt động từ thiện.

Người phụ nữ 41 tuổi chia sẻ: "Có sự lạm dụng và bỏ bê trẻ em ở khắp mọi nơi. Covid-19 đã càng chỉ ra mức độ không an toàn của nhiều gia đình, nơi trẻ em bị lạm dụng khủng khiếp trên khắp Vương quốc Anh năm này qua năm khác. Các nạn nhân chỉ biết im lặng, không có nơi nào để đi hay không có ai để trò chuyện".

Với những trải nghiệm đau thương trong quá khứ, bà Emma hiểu rất rõ các nạn nhân đều cảm thấy mình yếu đuối, vô dụng và thảm hại, câm lặng chịu đựng những tổn thương mỗi ngày. Bà hy vọng rằng với câu chuyện của mình cùng các hoạt động vì cộng đồng, bà sẽ giúp được nhiều nạn nhân thoát ra khỏi nỗi đau trong quá khứ và hướng về tương lai tốt đẹp hơn.

Câu chuyện đẫm nước mắt của cô gái bị lạm dụng tình dục từ nhỏ, mẹ hành nghề mại dâm: Máu và tóc vương vãi khắp nơi trong nhà-4Bà Emma nhận bằng danh dự.

Câu chuyện đẫm nước mắt của cô gái bị lạm dụng tình dục từ nhỏ, mẹ hành nghề mại dâm: Máu và tóc vương vãi khắp nơi trong nhà-5Bà Emma hạnh phúc bên chồng.

Bằng những nỗ lực không ngừng nghỉ, bà Emma đã nhận được học bổng danh dự tại Đại học Wales Trinity Saint David và vinh dự nhận được một giải thưởng vì cộng đồng của Nữ hoàng Anh. Điều bà Emma cảm thấy hạnh phúc hơn cả là chồng và con trai luôn ủng hộ và ở bên cạnh cổ vũ bà.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/2V1zUmV

Adblock test (Why?)