Thứ Bảy, 1 tháng 1, 2022

Người Hàn Quốc vượt biên sang Triều Tiên

Quân đội Hàn Quốc cho biết một người vượt giới tuyến sang Triều Tiên, song chưa rõ danh tính và tình trạng của người này.

"Chúng tôi xác nhận người này vượt đường DMZ vào khoảng 22h40 (20h40 giờ Hà Nội) và đào tẩu về miền bắc", Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) Hàn Quốc ngày 2/1 cho biết.

Các binh sĩ Hàn Quốc tham gia chiến dịch truy lùng sau khi phát hiện người này ở khu vực DMZ vào 21h20 (19h20 giờ Hà Nội), không thể ngăn vụ vượt giới tuyến.

JCS chưa thể xác định được danh tính và tình trạng của công dân vượt giới tuyến, cho biết đã thông báo qua đường dây nóng và đề nghị Triều Tiên bảo đảm an toàn cho người này.

Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra dọc đường giới tuyến chạy qua Khu phi quân sự ở huyện Hwacheon, tháng 8/2015. Ảnh: AFP.

Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra dọc đường giới tuyến chạy qua Khu phi quân sự ở huyện Hwacheon, tháng 8/2015. Ảnh: AFP.

Vụ vượt giới tuyến xảy ra bất chấp quân đội Hàn Quốc cam kết đại tu hệ thống phòng thủ dọc theo giới tuyến với các thiết bị giám sát mạnh mẽ hơn để ngăn chặn những người muốn vượt qua nơi này. Luật pháp Hàn Quốc coi vượt giới tuyến với Triều Tiên là hành vi bất hợp pháp.

Sự việc cũng xảy ra trong bối cảnh Triều Tiên thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt nhằm chống Covid-19 từ đầu năm 2020. Lính Triều Tiên hồi tháng 9/2020 bắn chết một quan chức ngư nghiệp Hàn Quốc.

Bình Nhưỡng sau đó cho biết vụ nổ súng là hậu quả khi Seoul "không kiểm soát được công dân ở những điểm nóng nhạy cảm, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng do đại dịch Covid-19".

Triều Tiên cũng xin lỗi về vụ nổ súng, cam kết đưa ra các biện pháp nhằm ngăn sự cố tương tự tái diễn song không đáp lại kêu gọi điều tra chung từ Hàn Quốc.

Vị trí Khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên. Đồ họa: Al Jazeera.

Vị trí Khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên. Đồ họa: Al Jazeera.

Quan hệ giữa hai miền xấu đi sau khi đàm phán phi hạt nhân hóa giữa Triều Tiên và Mỹ bị đình trệ. Hàn Quốc và lực lượng do Mỹ lãnh đạo đồn trú tại đây vẫn trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên, do các bên chỉ mới ký hiệp định đình chiến thay sau cuộc chiến năm 1950-1953 vì hiệp ước hòa bình.

Nguyến Tiến (Theo Reuters, Yonhap)

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét