Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

Thụy Sĩ ngăn chuyển thiết giáp, đạn pháo cho Ukraine

Thụy Sĩ chặn đề xuất của Đức và Đan Mạch nhằm chuyển đạn pháo phòng không cùng thiết giáp Piranha III cho Ukraine vì lý do trung lập.

Giới chức Thụy Sĩ ngày 3/6 thông báo họ đã nhận được yêu cầu của Đức và Đan Mạch về chuyển giao vũ khí cùng vật tư quân sự cho Ukraine. Yêu cầu của Đan Mạch liên quan đến 22 thiết giáp Piranha III do Thụy Sĩ sản xuất.

Yêu cầu của Đức liên quan đến khoảng 12.400 viên đạn pháo 35 mm được Thụy Sĩ sản xuất cho tổ hợp pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard cùng thiết giáp Piranha III, vốn được niêm cất tại Đức sau khi Đan Mạch ngừng sử dụng.

"Nguyên tắc đối xử bình đẳng của luật trung lập và các quy định của Đạo luật Vật tư Chiến tranh cấm xuất khẩu các mặt hàng này từ Thụy Sĩ sang Ukraine, do đó chúng tôi không đồng ý để Đức và Đan Mạch chuyển vật tư quân sự do Thụy Sĩ sản xuất tới Ukraine", chính phủ Thụy Sĩ cho biết.

Thiết giáp Piranha III của Đan Mạch tại căn cứ không quân Karup năm 2007. Ảnh: Joint Forces.

Thiết giáp Piranha III của Đan Mạch tại căn cứ không quân

Đạo luật Vật tư Chiến tranh quy định Thụy Sĩ không được phép xuất khẩu vũ khí, đạn dược do nước này sản xuất sang một quốc gia đang liên quan tới xung đột vũ trang trong nước hoặc quốc tế.

Trong bất cứ hợp đồng bán vũ khí và vật tư quân sự nào, Thụy Sĩ đều yêu cầu đối tác không chuyển giao chúng cho nước thứ ba nếu không có sự đồng ý trước của Bern. Đây là thông lệ được quốc tế công nhận rộng rãi.

Chính phủ Thụy Sĩ ngày 3/6 chấp thuận yêu cầu của hai công ty nước này về xuất khẩu các bộ phận và gói lắp ráp cho các doanh nghiệp quốc phòng ở Đức và Italy. Yêu cầu này liên quan tới các thành phần của vũ khí chống tăng và phòng không cá nhân.

Đạo luật Vật tư Chiến tranh cho phép các công ty Thụy Sĩ tham gia chuỗi giá trị quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng. Chính phủ Thụy Sĩ thường chỉ cho phép xuất khẩu các bộ phận và gói lắp ráp nếu tỷ trọng của chúng trong giá trị thành phẩm dưới mức nhất định, trong trường hợp của Đức và Italy là dưới 50%.

Xe phòng không Gepard khi còn trong biên chế quân đội Đức. Ảnh: Wikipedia.

Xe phòng không Gepard khi còn trong biên chế quân đội Đức. Ảnh: Wikipedia.

Trạng thái trung lập của Thụy Sĩ được nhận định không chỉ liên quan đến chính sách an ninh mà còn là bản sắc của nước này. Thụy Sĩ thực thi những lệnh cấm vận của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga, song nhiều lần từ chối cung cấp hoặc cấp phép tái xuất khẩu vật tư quân sự tới Ukraine.

Thụy Sĩ từng hai lần từ chối yêu cầu chuyển đạn pháo cho Ukraine do Đức đưa ra. Lần thứ nhất liên quan đến đạn pháo dùng trên xe chiến đấu bộ binh Marder, lần thứ hai liên quan đến đạn pháo phòng không 35 mm và đạn súng máy 12,7 mm.

Nguyễn Tiến (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét