Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Lượng nước xả ra từ đập Tam Hiệp đạt mức kỷ lục

Vùng thượng lưu sông Dương Tử đang trải qua đợt lũ thứ ba trong năm nay, dẫn đến lượng nước kỷ lục xả ra từ đập Tam Hiệp.

Theo đài CGTN hôm 29-7, đập Tam Hiệp đang góp phần giảm lượng nước lũ tới 37%. Kỹ sư Gao Yulei của Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc cho biết việc con đập điều tiết lũ có thể giữ mực nước tại các trạm quan sát thủy văn lớn ở hạ lưu trong mức an toàn. Đồng thời, nó cũng có thể giảm bớt áp lực ở khu vực trung và hạ lưu sông Dương Tử.

Kỹ sư Gao lưu ý nước lũ bắt đầu rút hôm 28-7 và đập Tam Hiệp tăng xả lũ thêm 2.000m3/giây sau khi mực nước ở hạ lưu giảm xuống. Tuy nhiên, quá trình điều tiết lũ lần này gặp nhiều khó khăn hơn.

Các trận mưa lớn liên tục kể từ tháng 6 tàn phá phần lớn miền Nam Trung Quốc. Nước ở nhiều sông hồ đạt mức cao nguy hiểm, trong khi mưa lớn hơn và mưa bão dự kiến xảy ra trong những ngày tới. Kỹ sư Gao nói đập Tam Hiệp sẽ tiếp tục xả lũ để đảm bảo có đủ sức chứa cho các đợt lũ mới. Ước tính đợt lũ thứ ba kể trên sẽ kết thúc vào cuối tháng 7 này và tất cả nhánh sông Dương Tử đều bị ảnh hưởng.

Lượng nước xả ra từ đập Tam Hiệp đạt mức kỷ lục-1Đập Tam Hiệp xả lũ sau khi tiếp nhận đợt lũ thứ ba trên sông Dương Tử. Ảnh: CGTN

Lượng nước xả ra từ đập Tam Hiệp đạt mức kỷ lục-2Theo đài CGTN hôm 29-7, đập Tam Hiệp đang góp phần giảm lượng nước lũ tới 37%. Ảnh: AP

Trước đó, tối 27-7, nước đổ vào hồ chứa đập Tam Hiệp với lưu lượng 60 triệu lít/giây. Đến sáng 28-7, ban quản lý đập Tam Hiệp cho hay lưu lượng nước đổ vào hồ chứa dao động từ 50-60 triệu lít/giây. Ngoài ra, lưu lượng dòng chảy cực đại không giảm và đổ thêm hơn 10 ngàn tỉ lít nước vào đập Tam Hiệp chỉ trong 10 ngày.

Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc tuyên bố kế hoạch giữ càng nhiều nước tại con đập càng tốt để các thành phố ở hạ lưu có thêm thời gian gia cố hệ thống bảo vệ.

Trong bối cảnh lũ lụt tiếp tục tàn phá nhiều vùng của Trung Quốc, các chuyên gia cho biết các thành phố ở hạ lưu bị ngập úng "do mưa lớn gây quá tải hệ thống thoát nước" chứ không phải do nước lũ trên sông, theo CGTN.

Theo Người lao động

Xem link gốcẨn link gốc https://ift.tt/3fdCCcQ

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét