Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021

Hoa hậu Philippines lấy nghị sĩ hơn 29 tuổi

Hoa hậu Sharifa Akeel, 24 tuổi, kết hôn với nghị sĩ Esmael "Toto" Mangudadatu, 53 tuổi, sau khi bị đồn có quan hệ tình cảm dù Mangudadatu đã có vợ.

Nghị sĩ Mangudadatu, một chính trị gia ở tỉnh Maguindanao phía nam, nơi có vùng Bangsamoro đa số dân theo đạo Hồi, và hoa hậu Akeel từ lâu bị đồn có quan hệ tình cảm dù Mangudadatu đã có vợ.

Mylene, vợ của nghị sĩ Mangudadatu, trong tháng này đăng loạt cáo buộc trên Facebook, mô tả chồng là kẻ lăng nhăng.

Hoa khôi Sharifa Akeel và nghị sĩ Esmael Toto Mangudadatu. Ảnh: Pageant Talk.

Hoa khôi Sharifa Akeel (phải) và nghị sĩ Esmael "Toto" Mangudadatu. Ảnh: Pageant Talk.

Cô cũng xuất hiện trên chương trình trò chuyện Wanted sa Radyo của kênh TV5 để nói về cuộc sống riêng tư. "Theo luật Hồi giáo, một người đàn ông có thể cưới tới 4 vợ, nhưng ông ấy cũng đã lấy đủ số vợ rồi", Mylene nói. "Chồng cũng phải xin phép các bà vợ trước khi kết hôn với người phụ nữ khác".

Sharifa, người từng là Hoa hậu châu Á Thái Bình Dương 2018, cũng lên tiếng bảo vệ cuộc hôn nhân của mình trên mạng xã hội. Cô thách thức Mylene "ra tòa và trưng tất cả bằng chứng", đồng thời cảnh báo Mylene không nên dẫn quy định của đạo Hồi.

Người dùng mạng Philippines nhanh chóng bàn luận về đám cưới. "Chẳng phải Akeel đã phủ nhận tất cả những cáo buộc này một năm trước rồi sao? Bây giờ thì cô ấy lại kết hôn", một người dùng Facebook bình luận.

"Tiền có thể mua được bất cứ thứ gì", một người khác cho hay.

Công giáo là tôn giáo chính ở Philippines, nhưng Hồi giáo cũng có lịch sử lâu đời và là tôn giáo lớn thứ hai của đất nước. Có khoảng 6 triệu người Hồi giáo ở Philippines và 93% trong số họ sống trên đảo Mindanao, nơi có tỉnh Maguindanao.

Sharifa đăng quang hoa khôi Châu Á Thái Bình Dương Quốc tế năm 2018. Ảnh: Twitter/Sharifa Akeel.

Sharifa đăng quang hoa hậu châu Á Thái Bình Dương năm 2018. Ảnh: Twitter/Sharifa Akeel.

Sharifa xuất thân bình thường, từng là giáo viên và hiện làm việc trong văn phòng nghị viện của tỉnh. Trong khi đó, Mangudadatu thuộc gia tộc có ảnh hưởng chính trị lớn.

Năm 2009, gia đình ông đã bị nhắm mục tiêu trong vụ thảm sát Maguindanao, khiến 58 người thiệt mạng, trong đó có vợ ông và 34 nhà báo. Ông từng là thống đốc Maguindanao từ năm 2010 đến 2019, trước khi được bầu làm nghị sĩ.

Huyền Lê (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét