Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2020

Phong trào dừng đăng ảnh nghi phạm

MỹTrong hơn một thế kỷ, cảnh sát đã công khai ảnh nghi phạm nhưng việc làm này có thể sắp chấm dứt.

Ngày 1/7, William Scott, Giám đốc phòng cảnh sát thành phố San Francisco, bang California, thông báo sẽ không còn công khai ảnh của người bị bắt giữ vì tình nghi phạm tội, trừ khi có lý do an ninh khẩn cấp. Đây có thể là lần đầu tiên một phòng cảnh sát tại Mỹ có động thái như trên, theo tiến sĩ Jack Glaser, giáo sư khoa chính sách công Đại học California Berkeley.

Tại Mỹ, người bị bắt giữ vì tình nghi phạm tội sẽ bị chụp ảnh chân dung, gọi là mugshot. Ảnh: Erasemugshots.

Tại Mỹ, người bị bắt giữ vì tình nghi phạm tội sẽ bị chụp ảnh chân dung, gọi là "mugshot". Ảnh: Erasemugshots.

Chính sách mới được dựa trên nghiên cứu cho thấy việc phát tán rộng rãi ảnh của người vừa bị bắt giữ sẽ làm phóng đại nguy cơ phạm tội của người da màu và củng cố thái độ phân biệt chủng tộc. "Ví dụ, nếu thấy ảnh của người gốc Phi và La-tinh, người xem có thể bị tác động, nghĩ tiêu cực và điều này sẽ ảnh hưởng tới những người gốc Phi và La-tinh khác", Jennifer Eberhardt, giáo sư tâm lý học tại Đại học Standford, giải thích.

Dựa vào căn cứ trên, hàng chục tờ báo vào tháng 6 đã bắt đầu loại bỏ kho chân dung nghi phạm vì những ảnh này có giá trị tin tức hạn chế và có thể củng cố định kiến tiêu cực nếu không được đưa tin kèm bối cảnh cụ thể.

Keri Blakinger, phóng viên của The Marshall Project, tờ báo chuyên về vấn đề tư pháp hình sự, cho biết sự thay đổi trên thể hiện xu hướng tạo điều kiện cho người bị bắt giữ được bỏ lại quá khứ ở phía sau.

Các phòng cảnh sát tại Mỹ bắt đầu chụp ảnh người vừa bị bắt giữ trong khoảng thập niên 1850, theo Jennifer Tucker, giáo sư lịch sử Đại học Wesleyan. Không lâu sau, những bức ảnh này được công khai trước công chúng. Người dân có thể tới đồn cảnh sát để xem ảnh của người từng bị bắt.

Với sự phát triển của công nghệ trong thế kỷ 20, ảnh chụp nghi phạm được sử dụng rộng rãi hơn trong báo chí. Tới nay, mạng xã hội khiến ảnh chụp nghi phạm trở nên dễ tiếp cận hơn bao giờ hết, thậm chí còn làm phát sinh ngành công nghiệp kiếm tiền từ việc phát tán ảnh và yêu nhân vật trong ảnh trả tiền để gỡ xuống.

Quốc Đạt (Theo The New York Times)

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét