Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Trung Quốc đổi tên Viện Khổng Tử

Bắc Kinh từ bỏ thương hiệu Viện Khổng Tử sau khi vấp phải làn sóng phản đối, đổi tên thành Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ.

Chỉ thị mới nhất của Bộ Giáo dục Trung Quốc cho biết trụ sở của Viện Khổng Tử, còn gọi là Hán Biện, đã đổi tên thành Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ của bộ này. Chỉ thị lan truyền trên mạng xã hội hôm 4/7 và được xác nhận bởi một nguồn tin trong ngành giáo dục Trung Quốc, người được thông báo về việc đổi tên viện. Trụ sở viện và các văn phòng đại diện tại châu Á chưa phản hồi thông tin.

Hàng loạt Viện Khổng Tử đã được thành lập trên khắp thế giới trong hơn một thập niên qua để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc, thông qua các lớp học và sách giáo khoa do viện này cấp. Cơ sở đầu tiên được thành lập tại Seoul, Hàn Quốc, năm 2004. Tính đến 2018, Trung Quốc đã thành lập 548 viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, phần lớn các cơ sở nằm trong khuôn viên các trường đại học hoặc các tổ chức ở nước ngoài.

Học viên tham gia lớp học viết thư pháp tại một Viện Khổng Tử. Ảnh: Xinhua.

Học viên tham gia lớp học viết thư pháp tại một Viện Khổng Tử. Ảnh: Xinhua.

Nhiều quốc gia cho rằng mạng lưới các viện Khổng Tử là "công cụ quan trọng để Trung Quốc quảng bá hình ảnh và sức mạnh mềm của mình". Một loạt các trường đại học Mỹ đã Viện Khổng Tử trong những năm gần đây, trong bối cảnh cảnh lo ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền giáo dục Mỹ. Các nước Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp, Thụy Điển cũng đóng cửa Viện Khổng Tử tại các nước này.

Việc đổi tên Viện Khổng Tử đã được xác nhận vào 24/6, khi Trung tâm Hợp tác và Đào tạo Ngôn ngữ tổ chức Hội nghị Ngôn ngữ Quốc gia Trung Quốc trực tuyến.

Phát biểu với hơn 4.000 giáo viên dạy tiếng Trung tại Mỹ, phó giám đốc trụ sở Viện Khổng Tử Ma Jianfei cho hay tổ chức này vẫn "hy vọng sẽ mở rộng hợp tác với các tổ chức liên quan ở Mỹ và cùng nhau xây dựng một mô hình mới tập trung, hiệu quả hơn cho việc trao đổi ngôn ngữ Trung - Mỹ, nỗ lực góp phần thúc đẩy trao đổi văn hóa Trung Mỹ và hiểu biết lẫn nhau giữa người dân hai nước".

Mai Lâm (Theo SCMP)

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét