Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

Ukraine công bố tài liệu về thảm họa hạt nhân Chernobyl

Ukraine cho biết nhà máy hạt nhân Chernobyl từng được đánh giá là nguy hiểm và luôn đề phòng các trường hợp khẩn cấp từ trước thảm họa năm 1986.

Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) hôm 26/4 công bố tài liệu về thảm họa hạt nhân Chernobyl từ 35 năm trước, cho thấy từng xảy ra một vụ rò rỉ phóng xạ tại nhà máy vào năm 1982, song được Ủy ban An ninh Quốc gia Liên xô (KGB) giữ kín để "ngăn hoảng loạn và những tin đồn kiêu khích".

SBU cũng đề cập tới những "trường hợp khẩn cấp" đã xảy ra tại nhà máy hạt nhân Chernobyl vào năm 1984, hai năm trước khi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới.

"Năm 1983, ban lãnh đạo Moskva nhận được thông tin rằng nhà máy hạt nhân Chernobyl là một trong những nhà máy điện hạt nhân nguy hiểm nhất ở Liên Xô do thiếu thiết bị an toàn", tài liệu của SBU viết.

Bên trong một trường mẫu giáo ở thành phố bị bỏ hoang Pripyat, Ukraine, hôm 12/4. Ảnh: Reuters.

Bên trong một trường mẫu giáo ở thành phố bị bỏ hoang Pripyat, Ukraine, hôm 12/4. Ảnh: Reuters.

SBU còn tiết lộ vào năm 1987, một năm sau khi xảy ra vụ nổ lò phản ứng hạt nhân ở Chernobyl, một nhà báo Pháp đã tới khu vực này thu thập các mẫu nước và đất, song bị KGB hoán đổi.

Chính quyền Ukraine nhấn mạnh giới chức Liên Xô 35 năm trước đã xử lý thảm họa hạt nhân Chernobyl "vụng về" và "nỗ lực che giấu thảm họa". Lệnh sơ tán khỏi khu vực Chernobyl chỉ được phát đi sau 36 giờ xảy ra thảm họa.

Thảm họa Chernobyl được coi là sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới, khi lò phản ứng số 4 tại nhà máy phát nổ vào tháng 4/1986, thổi một lượng lớn bụi nhiễm xạ vào không khí. Theo Liên Hợp Quốc, gần 50.000 km vuông đất xung quanh nhà máy đã bị nhiễm phóng xạ và người dân chỉ có thể tái định cư ở khu vực này sau 24.000 năm.

Tuy nhiên, ở "vùng đất chết" Chernobyl ngày nay, ngựa hoang cùng một số loài vật liên tục sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Giới khoa học cũng tiến hành nhiều cuộc thảo luận về việc đưa các loài nguy cấp tới khu bảo tồn ở Chernobyl.

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét