Thứ Ba, 31 tháng 5, 2022

Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh khiến NATO đau đầu

Khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đe dọa ngăn Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, các quan chức phương Tây phẫn nộ nhưng không bất ngờ.

Trong một liên minh hoạt động theo cơ chế đồng thuận, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thường xuyên có những quyết định đi ngược lại số đông.

Năm 2009, ông phản đối cựu thủ tướng Đan Mạch Anders Fogh Rasmussen được bổ nhiệm làm Tổng thư ký NATO, cáo buộc nước này quá khoan dung với các bức tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed và thể hiện thái độ ủng hộ "những kẻ khủng bố người Kurd" ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Các lãnh đạo phương Tây phải trải qua nhiều giờ tranh cãi và tổng thống Mỹ lúc đó là Barack Obama phải hứa rằng NATO sẽ bổ nhiệm một người Thổ Nhĩ Kỳ vào vị trí lãnh đạo, ông Erdogan mới xuôi lòng.

Sau khi quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel căng thẳng vào năm sau đó, ông Erdogan đã ngăn NATO hợp với Israel trong 6 năm. Vài năm sau, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ trì hoãn suốt nhiều tháng kế hoạch của NATO nhằm tăng cường sức mạnh phòng thủ cho các nước ở sườn đông, với điều kiện liên minh phải tuyên bố dân quân người Kurd ở Syria là "khủng bố".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại họp báo ở Ankara hôm 23/5. Ảnh: AFP.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan phát biểu tại họp báo ở Ankara hôm 23/5. Ảnh: AFP.

Năm 2020, ông Erdogan điều một tàu thăm dò cùng các chiến đấu cơ hộ tống áp sát vùng biển Hy Lạp, buộc Pháp phải điều chiến hạm hỗ trợ Athens, cũng là một thành viên NATO.

Giờ đây, Thụy Điển và Phần Lan trở thành mục tiêu tiếp theo trong chiến lược mặc cả của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan phản đối hai nước gia nhập NATO, cáo buộc rằng Helsinki và Stockholm ủng hộ dân quân người Kurd.

"Những quốc gia này gần như đã trở thành nơi trú chân cho các tổ chức khủng bố. Điều đó khiến chúng tôi không thể ủng hộ họ gia nhập NATO", ông nói đầu tháng này.

Giới quan sát cho rằng thái độ kiên quyết của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ là một lời nhắc nhở về vấn đề tồn đọng từ lâu trong cơ chế đồng thuận của NATO, liên minh quân sự hàng đầu thế giới đang có tới 30 thành viên. Trong bối cảnh NATO đang dốc sức ứng phó Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, họ lại đang bế tắc trước sự cản trở từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Lục đục và tranh cãi trong nội bộ NATO được cho là tình huống có lợi cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã trở nên thân thiện hơn với ông Erdogan trong những năm gần đây. Đối với lãnh đạo Nga, việc Phần Lan và Thụy Điển bị từ chối gia nhập NATO sẽ là một chiến thắng quan trọng, theo Michael Crowley và Steven Erlanger, hai nhà phân tích của NY Times.

Tình hình có thể bớt phức tạp hơn nếu Thổ Nhĩ Kỳ không giữ vai trò rất quan trọng đối với liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập NATO năm 1952, giúp liên minh kiểm soát vị trí chiến lược tại điểm giao giữa châu Âu và châu Á, nối giữa Biển Đen với Trung Đông. Đây là nơi Mỹ đặt một căn cứ không quân lớn và cất giữ vũ khí hạt nhân. Thổ Nhĩ Kỳ cũng kiểm soát eo biển Borphorous, nơi có thể ngăn tàu chiến Nga tiến vào Biển Đen để áp sát Ukraine.

Nhưng dưới thời ông Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ ngày càng trở thành vấn đề đau đầu với NATO. Là thủ tướng và sau đó là Tổng thống, ông đã không còn xoay trục nhiều về châu Âu mà duy trì một nền chính trị dân túy, đặc biệt sau cuộc đảo chính bất thành nhắm vào ông năm 2016.

Tổng thống Erdogan đã mua hệ thống tên lửa S-400 từ Nga, bất chấp NATO gọi đây là mối đe dọa đối với hệ thống phòng thủ của họ. Năm 2019, ông cũng phát động một chiến dịch quân sự chống lại dân quân người Kurd ở miền bắc Syria, dù lực lượng này đang hỗ trợ Mỹ trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

"Trong 4 năm tôi ở đó, liên minh thường rơi vào tình trạng 27 chống một", Ivo H. Daalder, cựu đại sứ Mỹ ở NATO dưới thời chính quyền Obama, khi NATO có 28 thành viên, nói.

Việc Ankara phản đối Phần Lan và Thụy Điển gia nhập liên minh tiếp tục làm dấy lên câu hỏi về việc liệu NATO có hoạt động tốt hơn nếu thiếu Thổ Nhĩ Kỳ hay không.

Trong bài bình luận đăng trên WSJ hôm 18/5, cựu thượng nghị sĩ Mỹ Joseph I. Lieberman và Mark D. Wallace, giám đốc Dự án Dân chủ Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh báo các chính sách của Ankara, gồm cả mối quan hệ nồng ấm với ông Putin, đang làm suy yếu lợi ích của NATO. Lieberman còn cho rằng liên minh nên tìm cách đẩy Thổ Nhĩ Kỳ khỏi NATO.

"Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO, nhưng dưới thời ông Erdogan, họ không còn tán thành các giá trị nền tảng của liên minh vĩ đại này", bài viết có đoạn.

"Thổ Nhĩ Kỳ dưới thời Erdogan không nên và không thể được xem là một đồng minh của phương Tây", thượng nghị sĩ Mỹ Bob Menendez nói sau khi Ankara mở chiến dịch quân sự ở Syria năm 2019.

Nhưng NATO là một liên minh quân sự và Thổ Nhĩ Kỳ, nước sở hữu lực lượng quân đội lớn thứ hai trong liên minh và có ngành công nghiệp quốc phòng tiên tiến cùng vị trí địa lý quan trọng, đóng góp vai trò quan trọng.

Giới chức phương Tây cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gây ra nhiều vấn đề hơn nếu đứng ngoài liên minh và thắt chặt quan hệ hơn với Nga. "Thổ Nhĩ Kỳ đang làm suy yếu hình ảnh của chính họ", Alper Coskun, cựu nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ và hiện là thành viên cấp cao Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, nói, nhưng thêm rằng Ankara "vẫn là một thành viên quan trọng của liên minh".

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi, Nga hồi tháng 9/2021. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi, Nga hồi tháng 9/2021. Ảnh: Reuters.

Câu hỏi đặt ra là liệu điều gì có thể xoa dịu Tổng thống Erdogan và đảm bảo sự ủng hộ của ông đối với mong muốn gia nhập NATO của Thụy Điển, Phần Lan.

Hầu hết giới phân tích cho rằng ông Erdogan cuối cùng sẽ không ngăn Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, nhưng ông muốn nhấn mạnh các mối lo ngại an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ và đạt được một số lợi ích chính trị trong nước trước cuộc bầu cử vào năm tới.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chủ yếu quan tâm đến sự ủng hộ mà Thụy Điển dành cho đảng Công nhân người Kurd (PKK). PKK bị Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, liên minh châu Âu liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, dù một số chính phủ như Thụy Điển coi đây là một phong trào dân tộc.

Mỹ ủng hộ nhóm dân quân người Kurd ở Syria mang tên Đơn vị Bảo vệ Nhân dân (YPG), trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn liệt YPG vào nhóm khủng bố.

Ông Erdogan cũng phản đối lệnh cấm vũ khí của Thụy Điển và Phần Lan đối với Thổ Nhĩ Kỳ, được áp đặt sau chiến dịch ở Syria năm 2019. Thụy Điển đã thảo luận về việc dỡ lệnh cấm sau cuộc xung đột Ukraine.

Một số nhà phân tích cho rằng phương Tây không thể phủ nhận mối lo ngại của Ankara với PKK nếu muốn tiếp tục hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ. Giới chức Mỹ hy vọng ông Erdogan cuối cùng sẽ đạt được thỏa thuận với Phần Lan và Thụy Điển sau các cuộc đàm phán giữa các bên.

Julianne Smith, đại sứ Mỹ tại NATO, cho biết đây dường như là khúc mắc giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Phần Lan và Thụy Điển, nên Washington sẽ để họ tự giải quyết và cung cấp hỗ trợ nếu cần.

Xuất hiện cùng Ngoại trưởng Phần Lan ở Washington tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói ông "tự tin rằng chúng tôi sẽ thông qua quá trình kết nạp thành viên mới một cách nhanh chóng và mọi thứ sẽ tiến triển".

Emre Peker, giám đốc phụ trách châu Âu của công ty tư vấn Eurasia Group, nhận định Ankara có thể đạt được thỏa thuận với Thụy Điển và Phần Lan thông qua trung gian là Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trước hội nghị thượng đỉnh NATO tại Madrid vào tháng tới. Ưu tiên chính của ông Erdogan là khiến những lo ngại an ninh về người Kurd được các đồng minh lắng nghe và họ sẽ dỡ lệnh cấm vận vũ khí với Ankara.

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Đồ họa: Statista.

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Đồ họa: Statista.

Một số nhà phân tích nhận định Tổng thống Biden nhiều khả năng sẽ phải nhượng bộ với ông Erdogan để giành được sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ trong kết nạp Phần Lan, Thụy Điển vào NATO.

Tại cuộc tọa đàm tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại tuần trước, Adam Smith, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ, cho rằng tư cách thành viên NATO của Thụy Điển và Phần Lan đủ quan trọng để Mỹ trực tiếp can thiệp với Thổ Nhĩ Kỳ.

"Chúng ta cần ngồi xuống và đi đến thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta cần phải rất quyết liệt với điều đó", ông nói.

Thanh Tâm (Theo NY Times)

Adblock test (Why?)

Ngày thứ 97 chiến sự Ukraine: Giành giật từng khu phố ở Severodonetsk

Lực lượng Nga và Ukraine đang giao tranh ác liệt và giành giật từng khu phố ở Severodonetsk, thành phố quan trọng chiến lược với cả hai bên.

Lực lượng Ukraine hôm nay cố gắng cầm cự ở thành phố Severodonetsk thuộc tỉnh Lugansk, miền đông Ukraine, chống lại đợt tấn công tổng lực của Nga với mục tiêu mà họ đã tập trung pháo kích trong những ngày gần đây.

"Chúng tôi có thể nói rằng 1/3 Severodonetsk đã nằm trong tầm kiểm soát của lực lượng Nga", hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Leonid Pasechnik, lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng, cho hay.

Ông nói giao tranh đang diễn ra dữ dội trong thành phố, nhưng thừa nhận lực lượng Nga không tiến nhanh như mong đợi. Ông tuyên bố các lực lượng thân Moskva muốn "duy trì cơ sở hạ tầng của thành phố" và di chuyển chậm vì cảnh giác với các nhà máy hóa chất xung quanh.

Trong khi đó, Oleksandr Stryuk, người đứng đầu chính quyền thành phố, cho biết Nga đã kiểm soát một nửa Severodonetsk.

"Thành phố đã bị chia đôi, nhưng quân đội Ukraine vẫn đang cầm cự. Nó vẫn thuộc kiểm soát của Ukraine", ông nói, đồng thời khuyến cáo những người còn mắc kẹt ở thành phố hãy ở trong hầm trú ẩn.

Các nhà phân tích quân sự cho rằng giao tranh ở Severodonetsk là một cuộc chạy đua với thời gian của Nga. Thành phố này có vai trò quan trọng trong nỗ lực của Moskva nhằm nhanh chóng hoàn tất kiểm soát vùng công nghiệp Donbass ở miền đông Ukraine, trước khi các vũ khí hạng nặng của phương Tây đến được với lực lượng đối phương ở tiền tuyến.

"Điện Kremlin nhận ra rằng họ không thể lãng phí thời gian và nên tận dụng cơ hội cuối để mở rộng vùng kiểm soát trước khi vũ khí phương Tây khiến mọi thứ trở nên khó khăn hơn", nhà phân tích quân sự Ukraine Oleh Zhdanov nói.

Xe bị phá hủy sau pháo kích ở thành phố Severodonetsk, tỉnh Lugansk, Ukraine hồi giữa tháng 3. Ảnh: AFP.

Xe bị phá hủy sau pháo kích ở thành phố Severodonetsk, tỉnh Lugansk, Ukraine hồi giữa tháng 3. Ảnh: AFP.

Ukraine cho biết Nga đã phá hủy tất cả cơ sở hạ tầng quan trọng của Severodonetsk bằng các cuộc pháo kích không ngừng, cùng các cuộc tấn công gây thương vong lớn trên mặt đất. Thống đốc tỉnh Lugansk Serhiy Gaidai cho biết Nga đang tiến sâu vào trung tâm thành phố, nhưng với tốc độ chậm.

Ông Gaidai cho biết lực lượng Ukraine phòng thủ trong thành phố khó có khả năng bị bao vây, bởi họ có thể rút qua sông Siverskiy Donets để đến Lysychansk, thành phố nằm bên kia sông đối diện với Severodonetsk.

Jan Egeland, tổng thư ký của Hội đồng Người tị nạn Na Uy, cơ quan viện trợ hoạt động từ lâu tại thành phố Severodonetsk, lo ngại có khoảng 12.000 dân thường bị mắc kẹt trong thành phố, sống trong điều kiện thiếu thực phẩm, nước uống, thuốc men và điện.

Giới chức địa phương ước tính khoảng 1.500 dân thường đã thiệt mạng ở Severodonetsk kể từ khi xung đột quân sự nổ ra, một phần do các cuộc giao tranh và một phần do thiếu thuốc men, điều trị y tế.

Những nơi khác trên chiến trường Donbass không có những thay đổi lớn. Ở phía đông, Ukraine cho biết lực lượng Nga đang tìm cách tấn công các khu vực dọc theo mặt trận chính, đồng thời dồn lực vào thành phố Solviansk. Ở phía nam, Ukraine trong những ngày gần đây tuyên bố đẩy lùi lực lượng Nga trên bờ sông Inhulets, dọc ranh giới của tỉnh Kherson mà Moskva kiểm soát.

Bộ chỉ huy chiến dịch miền nam của quân đội Ukraine cho biết giao tranh và pháo kích vẫn tiếp tục ở khu vực Kherson, thêm rằng nhiều cư dân phải sống trong cảnh thiếu điện nước, viện trợ nhân đạo và thuốc men.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa súng cối gần Kharkov, Ukraine cuối tháng 5. Ảnh: Reuters.

Binh sĩ Ukraine khai hỏa súng cối gần Kharkov, Ukraine cuối tháng 5. Ảnh: Reuters.

Kirill Stremousov, phó tỉnh trưởng chính quyền quân sự - dân sự vùng Kherson, hôm 31/5 tiết lộ với hãng thông tấn TASS rằng khu vực Kherson "dự định gia nhập Nga trong tương lai gần, trở thành một phần chính thức của Nga".

Một số thành phố ở miền nam Ukraine như Kherson, Melitopol "bị phong tỏa thông tin hoàn toàn". Ngoài ra, Ukraine cho biết Nga cũng pháo kích vào khu vực Sumy gần biên giới nước này.

Oleh Zhdanov, nhà phân tích quân sự Ukraine, cho biết cuộc tiến công của Nga ở Severodonetsk và Lysychansk là một phần trong đà tấn công tổng lực mà Moskva phát động gần đây. Ông cho biết cường độ giao tranh và các cuộc tiến công của Nga những ngày qua đã khiến Ukraine bất ngờ.

Bộ Quốc phòng Anh hôm nay đánh giá Nga "đạt thành công cục bộ" trong chiến dịch tại miền đông Ukraine, song cho rằng "điều này buộc lực lượng Nga phải chấp nhận rủi ro ở những nơi khác trên vùng họ kiểm soát".

Về viện trợ vũ khí từ phương Tây, Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 30/5 tuyên bố Mỹ không có kế hoạch gửi các hệ thống pháo phản lực tầm xa tới Ukraine, do lo ngại chúng có thể được sử dụng để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga, làm leo thang căng thẳng.

Dmitry Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, gọi đây là một quyết định "hợp lý". Ông cảnh báo "nếu các thành phố của chúng tôi bị tấn công, lực lượng Nga sẽ không kích vào các trung tâm đưa ra các quyết định như vậy".

Văn phòng Cao ủy LHQ về Nhân quyền (OHCHR) hôm nay cho biết hơn 9.000 dân thường thương vong kể từ khi xung đột nổ ra ở Ukraine, trong đó hơn 4.100 người chết. Cao ủy LHQ về Người tị nạn cũng cho biết hơn 6,5 triệu người đã phải rời Ukraine và hơn 7 triệu người khác phải sơ tán trong nước do giao tranh.

Hướng tiến quân chính của lực lượng Nga và Ukraine ở vùng Donbass sau hơn 90 ngày giao tranh. Đồ họa: BBC.

Hướng tiến quân chính của lực lượng Nga và Ukraine ở vùng Donbass sau hơn 90 ngày giao tranh. Đồ họa: BBC.

Thanh Tâm (Theo AFP, AP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Trở ngại ngăn châu Âu thoát khí đốt Nga

Châu Âu đã lên kế hoạch ngừng mua khí đốt tự nhiên của Nga trong vòng 5 năm tới bằng cách lắp đặt các turbine gió và những tấm pin năng lượng mặt trời trên diện rộng nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch sang năng lượng tái tạo. Nhưng thực tế triển khai những dự án đầy tham vọng này không như giới lãnh đạo châu Âu mong đợi.

Tại Đức, quốc gia châu Âu mua nhiều khí đốt Nga nhất, những nhóm bảo vệ động vật hoang dã thường xuyên biểu tình phản đối các trang trại điện gió, khiến thời gian phê duyệt những dự án này kéo dài lên hơn 5 năm. Tại Italy, nước tiêu thụ khí đốt Nga lớn thứ hai châu Âu, giới chức các địa phương đã từ chối 90% số dự án điện gió.

Những trở ngại về cấp phép đã làm chậm tốc độ triển khai các trang trại năng lượng mặt trời cung cấp điện tiêu dùng trên khắp châu lục. Loạt quy định khó khăn và tâm lý phản đối trong công chúng ở Ba Lan, Pháp và Hungary đã khiến nhiều khu vực rộng lớn của các nước này không thể phát triển điện gió.

"Khác biệt giữa tính toán chính trị và những gì đang diễn ra trên thực tế trong nỗ lực triển khai các dự án năng lượng tái tạo chưa bao giờ lớn đến thế", Steffen Lackmann, giám đốc dự án tại WestfalenWIND, một nhà phát triển điện gió của Đức, cho hay. "Khi xung đột ở Ukraine nổ ra hồi cuối tháng hai, tôi đã nghĩ quy trình phê duyệt sẽ diễn ra nhanh hơn... Thực tế, chưa có gì thay đổi cả".

Những trở ngại như vậy đang đe dọa làm suy giảm ý chí chính trị của châu Âu trong mục tiêu nhanh chóng đoạn tuyệt với nhiên liệu hóa thạch Nga nhằm trừng phạt Moskva vì chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Liên minh châu Âu (EU) đang đề xuất tăng gấp đôi lượng điện gió gấp ba lần lượng điện từ các tấm pin mặt trời của khối vào năm 2030. Lúc đó, 45% năng lượng của khối sẽ được tạo ra từ các nguồn tái tạo.

Để đạt được mục tiêu này, giới chức EU đang thúc đẩy chính phủ 27 quốc gia thành viên cắt ngắn thời gian phê duyệt các dự án năng lượng tái tạo xuống dưới hai năm bằng cách hợp lý hóa quy trình cấp phép. Họ cũng kêu gọi thành lập các đặc khu, nơi những dự án năng lượng tái tạo có thể được phê duyệt trong vòng chưa tới một năm. Lãnh đạo các quốc gia EU cũng cam kết sẽ đẩy nhanh việc triển khai dự án năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, họ đang phải đối mặt với một liên minh lợi ích hùng mạnh đang tìm cách "hãm phanh" năng lượng tái tạo, khi các turbine gió và những tấm pin năng lượng mặt trời đã tràn ngập châu lục.

Giới chức nhiều địa phương ngày càng lo ngại các trạm điện gió và trang trại năng lượng mặt trời sẽ phá hoại cảnh quan của châu Âu về lâu dài. Các nhóm bảo vệ động vật hoang dã cho biết một loạt dự án trước đó đã không tính toán đúng về tác động của chúng đối với loài chim và dơi.

"Có những khu vực mà các dự án năng lượng tái tạo đã sử dụng kém hiệu quả diện tích đất và bạn đang nhìn thấy làn sóng phản đối diễn ra", Jonathan Bonadio, cố vấn chính sách cấp cao tại SolarPower Europe, nhóm vận động hành lang chính của ngành năng lượng mặt trời, cho hay.

Công ty WestfalenWIND đã đấu tranh trong 6 năm để được nâng cấp một công viên năng lượng gió ở khu vực phía tây bắc Đức bằng các turbine hiện đại với công suất mạnh hơn gấp ba lần. Nhưng cản đường họ là NABU, một trong những nhóm hoạt động vì môi trường có ảnh hưởng nhất đất nước.

Chính quyền địa phương ban đầu bác bỏ kế hoạch của WestfalenWIND sau khi NABU phàn nàn rằng quá trình nâng cấp sẽ đe dọa các loài chim địa phương như diều hâu đỏ.

Nhà chức trách sau đó phê duyệt dự án nhưng đặt ra một hạn chế lớn cho công ty: Các turbine mới chỉ có thể hoạt động vào ban đêm, từ tháng ba đến tháng 10. Dù vậy, NABU vẫn đệ đơn kiện để ngăn chặn nó.

Hiện tại, sau khi đạt được thỏa thuận với NABU, công ty đã bắt đầu xây dựng turbine gió, nhưng phải lắp đặt những camera đặc biệt giúp tự động ngừng cánh quạt gió nếu chúng phát hiện những loài chim bị đe dọa đến gần.

"Điều đó không phù hợp với tham vọng chính trị rằng năng lượng tái tạo có lợi ích công cộng vượt trội và phục vụ an ninh quốc gia", Lackmann, giám đốc dự án của WestfalenWIND, nói.

Katharina Stucke, cố vấn tại NABU, cho biết dữ liệu thu thập được trong nhiều thập kỷ của Đức về hoạt động vận hành các trang trại điện gió cho thấy việc lắp đặt chúng đã làm giảm số lượng diều hâu đỏ tại địa phương, dù bà thừa nhận số lượng loài chim này trên toàn quốc vẫn ổn định.

Theo bà, những dự án nâng cấp công viên điện gió cần được cân nhắc kỹ lưỡng bởi các tháp gió hiện đại cao hơn và cánh quạt dài hơn nhiều so với trước đây, gây nguy hiểm cho các loài chim.

"Chúng ta không thể chỉ nhìn vào cuộc khủng hoảng khí hậu mà quên đi cuộc khủng hoảng đa dạng sinh học", Stucke nói.

Tại Pháp, quy định cấm lắp đặt turbine gió gần radar quân sự và đường bay của phi cơ khiến chúng không thể được triển khai tại nhiều khu vực rộng lớn của đất nước. Những quy định mới nhằm đánh giá tác động của chúng tới cảnh quan cũng khiến quá trình triển khai bị chậm lại.

Tại Ba Lan và Hungary, một đạo luật được thông qua năm 2016 khiến việc xây dựng các công viên điện gió mới ở cả hai quốc gia gần như bất khả thi.

Các cơ quan công quyền Italy đã chặn hàng trăm dự án năng lượng tái tạo trong những năm gần đây. Theo một nghiên cứu do nhóm vận động hành lang Elettricità Futura thực hiện, các dự án năng lượng tái tạo ở Italy phải mất trung bình 7 năm mới được bật đèn xanh.

Theo Irex, tổ chức tư vấn trong lĩnh vực năng lượng, mặc dù chính phủ Italy nói họ muốn nhanh chóng thúc đẩy sản xuất năng lượng tái tạo, hơn 70% trong 264 dự án năng lượng mặt trời và năng lượng gió được trình phê duyệt vào năm ngoái vẫn đang chờ cấp phép.

Ngay cả khi các công ty được chính quyền địa phương chấp thuận, dự án của họ vẫn cần thông qua Bộ Văn hóa Italy, cơ quan chịu trách nhiệm phê duyệt các dự án có ảnh hưởng đến cảnh quan. Gần 600 dự án năng lượng tái tạo đang được bộ này xem xét.

"Bất chấp giá năng lượng tăng và nhu cầu thoát phụ thuộc khí đốt Nga, chính phủ vẫn không thực hiện các bước đặc biệt cần thiết để đẩy nhanh quá trình phê duyệt", Agostino Re Rebaudengo, chủ tịch Elettricità Futura, nhấn mạnh.

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở vùng Leningrad, Nga, hồi tháng 7/2021. Ảnh: TASS.

Đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 ở vùng Leningrad, Nga, hồi tháng 7/2021. Ảnh: TASS.

Hầu hết các dự án bị chính quyền địa phương chặn đều sẽ được giải quyết tại tòa án, nơi các công ty thường được trao những phán quyết có lợi. Tuy nhiên, quá trình này thường mất vài năm và công nghệ đến lúc đó có thể đã khác. Các công ty phải nộp đơn xin cấp phép lại nếu thay đổi phương án kỹ thuật.

Các công ty muốn giảm số lượng turbine trong trang trại điện gió của mình bằng cách lắp đặt những turbine mới mạnh mẽ hơn cũng phải trải qua một quá trình phê duyệt kéo dài.

Các dự án điện gió ngoài khơi không phải ngoại lệ. Gần đây, một dự án tại vùng Puglia, phía nam Italy, đã bắt đầu sản xuất điện. Đây là trang trại điện gió ngoài khơi đầu tiên của Italy và chính phủ nước này coi đó là minh chứng cho thành công của ngành năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, dự án này đã phải mất 14 năm kể từ khi được phê duyệt cho tới khi khánh thành.

Theo Simone Togni, chủ tịch ANEV, hiệp hội đại diện cho các công ty điện gió Italy, chỉ khoảng 10% dự án điện gió đệ trình lên chính phủ nước này được phê duyệt và xây dựng, trong số đó, phần lớn đều phải thu hẹp quy mô nếu muốn được thông qua.

"Chúng ta mới chỉ đang triển khai được khoảng 20% những gì nên làm nếu muốn có cơ hội đạt được các mục tiêu về năng lượng tái tạo của EU", ông nhấn mạnh.

Vũ Hoàng (Theo WSJ)

Adblock test (Why?)

Nếu sở hữu 1 trong 8 đặc điểm này, bạn sẽ thuộc nhóm người đặc biệt nhất trên thế giới

Rất ít người trên thế giới sở hữu những đặc điểm di truyền này, cùng xem bạn có đặc điểm nào không nhé!

Mỗi người đều sở hữu một đặc điểm của bản thân khiến ta trở nên đặc biệt. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sở hữu những nét tương đồng như một loài. Theo nghiên cứu, con người giống nhau đến 99% ở cấp độ di truyền do có tổ tiên chung. Từ đó, sự chênh lệch dù chỉ 1% cũng cũng dẫn đến sự khác biệt đáng kinh ngạc về ngoại hình, tư duy và các khả năng khác.

Dưới đây là 8 đặc điểm đặc biệt chỉ có rất ít người trên thế giới có được, cùng khám phá xem bạn có phải là "người đặc biệt" không nhé!

1. Ngón cái bẻ ngược

Nếu sở hữu 1 trong 8 đặc điểm này, bạn sẽ thuộc nhóm người đặc biệt nhất trên thế giới-1

Hiện tượng này được đặt tên là Hitch-hiker thumb (Ngón cái xin nhờ xe), theo quy ước của hai nhà nghiên cứu Harris và Joseph vào năm 1949, ngón tay này sẽ có góc nghiêng lớn hơn 50 độ so với ngón tay thẳng bình thường.

Đây là tình trạng tay bẩm sinh phổ biến nhất khi có đến 25% dân số thế giới sở hữu đặc điểm này. Đặc điểm cơ thể hiếm có này có thể hữu ích trong cuộc sống thực, đặc biệt là đối với các nhạc sĩ chơi sáo, vĩ cầm hoặc piano.

2. Ngón chân dính liền

Nếu sở hữu 1 trong 8 đặc điểm này, bạn sẽ thuộc nhóm người đặc biệt nhất trên thế giới-2

Đây thực chất là một đặc điểm di truyền ở động vật có vú, nhưng là một tình trạng bất thường ở con người. Tình trạng di truyền này được gọi là "Syndactyly", hội chứng trong đó da giữa hai hoặc nhiều ngón chân được nối với nhau bằng xương hoặc sụn.

Nguyên nhân chính xác của việc di truyền này chưa thể xác định. Tuy nhiên, tình trạng này được cho là do sự phát triển và tăng trưởng chậm lại của chồi ngón tay trong tuần thứ 7 và 8 của thai kỳ.

3. Màu tóc đỏ tự nhiên

Theo thống kê, chỉ có 1-2% dân số thế giới sở hữu mái tóc màu đỏ tự nhiên. Đối với những người có nguồn gốc ở Bắc hoặc Tây Âu thì tỷ lệ này lớn hơn một chút (2-6%) so với các nơi khác.

Thông thường, tóc đỏ sẽ đi kèm với mắt sáng màu như màu xám, xanh lơ, xanh lục, nâu, làn da sáng màu, có nhiều tàn nhang, và rất nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Nếu sở hữu 1 trong 8 đặc điểm này, bạn sẽ thuộc nhóm người đặc biệt nhất trên thế giới-3

4. Các chấm nhỏ trên lưỡi
 

Lưỡi của con người được bao phủ bởi các nhú, là một tập hợp các nụ vị giác. Chúng đóng vai trò giúp ta nếm thử hương vị của những đồ ăn hàng ngày. Ở một số người, mật độ của nụ vị giác có phần nhỉnh hơn. Do đó, họ sở hữu cơ quan thụ cảm hương vị tốt hơn những người khác, kể cả những hương vị không được nhiều người yêu thích như vị đắng hay chua.

Nếu sở hữu 1 trong 8 đặc điểm này, bạn sẽ thuộc nhóm người đặc biệt nhất trên thế giới-4

5. Thuận cả hai tay

Nếu sở hữu 1 trong 8 đặc điểm này, bạn sẽ thuộc nhóm người đặc biệt nhất trên thế giới-5

Thông thường, mọi người thường thuận tay phải hoặc trái, riêng nhóm thuận hai tay rất hiếm. Những người sở hữu khả năng thuận cả hai tay được gọi bằng một thuật ngữ là "ambidexter".

Trên thế giới, chỉ có 1% dân số có đặc điểm cơ thể hiếm gặp này, trong đó có những người vô cùng nổi tiếng với trí thông minh vượt bậc như Leonardo da Vinci, Ben Franklin và Albert Einstein.

6. Trái tim bên phải

Nếu sở hữu 1 trong 8 đặc điểm này, bạn sẽ thuộc nhóm người đặc biệt nhất trên thế giới-6

Ai cũng biết rằng trái tim nằm ở phía bên trái của cơ thể. Tuy nhiên, một tình trạng hiếm gặp gọi là dextrocardia có thể khiến một người có trái tim nằm bên phải. Thực chất, đây là một loại rối loạn hiếm gặp, cứ 12.019 người thì chỉ có 1 người bẩm sinh có quả tim nằm bên phải lồng ngực.

sức khỏe, trí tuệ hay khả năng vận động và sinh sản của những người này hoàn toàn bình thường, nhưng trong một vài trường hợp, họ vẫn có thể gặp vấn đề về tim mạch, phổi, thực quản, và ruột, đôi khi phải phẫu thuật để đưa quả tim trở về vị trí bình thường.

7. Hai hàng lông mi.

Nếu sở hữu 1 trong 8 đặc điểm này, bạn sẽ thuộc nhóm người đặc biệt nhất trên thế giới-7

Đây là một rối loạn di truyền hiếm có được gọi là "tật hai hàng lông mi". Chính ngôi sao nổi tiếng Hollywood Elizabeth Taylor là người sở hữu đặc điểm độc đáo này.

Loại rối loạn di truyền này được gọi là "distichiasis" và là một tình trạng hiếm gặp trong đó một người có thêm một hàng lông mi. Bộ lông mi thứ 2 đôi khi sẽ trông giống như lông mi bình thường, nhưng chúng chủ yếu sẽ có độ dài ngắn hơn và độ dày khác nhau tùy thuộc vào vị trí của chúng.

8. Một lỗ nhỏ gần tai

Nếu sở hữu 1 trong 8 đặc điểm này, bạn sẽ thuộc nhóm người đặc biệt nhất trên thế giới-8

Có một lỗ nhỏ gần tai là một tình trạng hiếm gặp được gọi là lỗ trước não thất. Nó có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tai nhưng thường là ở bên phải. Trên thế giới, chỉ khoảng 5% dân số có đặc điểm di truyền này.

Bản thân chiếc lỗ tai này không nguy hiểm nhưng nó hoàn toàn có thể được loại bỏ nhờ phẫu thuật.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/rezGwVh

Adblock test (Why?)

Tỷ phú Lý Gia Thành tiết lộ nguyên tắc bất bại các "cao nhân": Làm việc phải biết lưu tình, ngoài TRÒN trong VUÔNG

Một người có thành công hay không thường liên quan mật thiết đến thói quen tư duy và kinh nghiệm sống của chính người đó. Người thành công không chỉ nổi bật về năng lực, mà họ còn có sức ảnh hưởng nhất định trong xã hội, dễ được người khác ngưỡng mộ, đặc biệt, họ đều có một điểm chung là biết rõ 2 phương pháp này.

1. Ăn nói có chừng mực: Biết độ lượng, ngoài tròn trong vuông
Từ cổ chí kim, mọi thứ đều không thể tách rời hai chữ "chừng mực". Ví dụ, mối quan hệ giữa các cá nhân cần có chừng mực, hôn nhân cần có chừng mực, phát triển sự nghiệp cũng cần phải biết chừng mực.

Thứ cứng rắn nhất cũng sẽ dễ dàng bị phá vỡ, vì vậy con người cần phải giống như nước, vừa mạnh mẽ vừa nhu hòa.

Nhà văn Cổ Bình Ao từng viết một câu chuyện:

Tôi có một người bạn nói lắp và nói chậm. Một ngày nọ, chúng tôi gặp một người hỏi đường, người này cũng nói lắp giống bạn tôi, khi đó bạn tôi không nói một lời. Sau đó, tôi hỏi tại sao anh ta không nói. Bạn tôi đáp: "Người ta cũng nói lắp, tôi muốn trả lời lắm, nhưng nhỡ người kia hiểu lầm rằng tôi đang nhại lại anh ấy thì không tốt."

Nói và không nói, tuy chỉ là một hành động nhỏ nhưng cũng đủ thể hiện sự quan tâm của anh ấy đối với người khác, đồng thời có thể thấy được anh ấy là một người có giáo dục, đạo đức.

Những người biết cách ăn nói đúng mực, bất kể là với người lạ mà họ tình cờ gặp hay những người thân trong gia đình, đều sẽ được mọi người yêu quý nhiều hơn, thậm chí là kính trọng. Vì nếu bạn làm vậy, đối phương không chỉ nhận được những lời hay ý đẹp, mà còn hiểu rõ tấm lòng quan tâm và thiện ý mà bạn dành cho họ, cũng như giúp họ hiểu hơn bạn là một người lương thiện như thế nào.

Tỷ phú Lý Gia Thành tiết lộ nguyên tắc bất bại các cao nhân: Làm việc phải biết lưu tình, ngoài TRÒN trong VUÔNG-1Vì bạn biết đấy, sức mạnh của ngôn ngữ rất lớn, nó có thể là ngọn lửa ấm áp, nhưng cũng có thể trở thành con dao giết người. Dù đối với người lạ hay người thân thì khi ăn nói phải có ý thức đúng mực, đó là kiến thức sống và là hành trang cần mang theo cả đời của chúng ta.

Chỉ khi biết ăn nói có chừng mực, hiểu được cái gì gọi là tôn trọng, thì bạn mới có thể có những mối quan hệ thân thiết giữa con người với nhau và suôn sẻ trên đường đời.

2. Làm việc phải biết lưu tình: Giữ thái độ khiêm tốn, nhường người 3 phần
Nhà giáo dục kiêm triết gia nổi tiếng, Socrates đã từng nói: "Một trái tim hoàn toàn lý trí giống như một con dao sắc bén, sẽ chém chết tất cả những ai sử dụng nó."

Ý nghĩa của câu này rất đơn giản, đó là khi đối đãi với người và vật chúng ta phải biết lưu chút tình nghĩa, không nên nói lời quá tuyệt tình, cũng không nên làm việc quá thẳng tay để tránh những việc ngoài ý muốn phát sinh. Việc làm này là có lợi cho bản thân, đồng thời cũng là bao dung người khác.

Cũng giống như Lý Gia Thành, tỷ phú giàu nhất Hong Kong, để có thể trở thành một doanh nhân giỏi, sở hữu sự giàu có và thành công như ngày nay, ông cũng có một tiêu chí, đó là "chừa chỗ cho mọi thứ".

Lý Gia Thành luôn tin rằng việc nhường chỗ cho người khác cũng tương đương với việc để lại chỗ cho chính mình.

Ông dạy con trai phải luôn cân nhắc lợi ích của đối tác khi làm ăn, vì đối tác là những người cùng hưởng lợi và cùng chiến thắng với chúng ta, nên nếu đôi bên lấy 50% lợi nhuận thì con nên chia cho bên kia 60%. Trông có vẻ rất thiệt thòi, nhưng thực ra đó là một đại trí tuệ.

Tỷ phú Lý Gia Thành tiết lộ nguyên tắc bất bại các cao nhân: Làm việc phải biết lưu tình, ngoài TRÒN trong VUÔNG-2Con trai ông là Lý Trạch Giai cũng nói: "Cha tôi nói với tôi rằng khi hợp tác với người khác, nếu họ muốn nhận 7 hay 8 phần lợi nhuận cũng không thành vấn đề, nhà họ Lý của chúng tôi chỉ cần nhận 6 phần là được."

Đó là trí tuệ kinh doanh của Lý Gia Thành, khi ông chọn nhường chỗ cho những người khác để bản thân được chiến thắng. Ngược lại, những người nói năng quyết tuyệt và không bao giờ nhường nhịn thường sẽ không có đường lui và khi đến ngõ cụt rồi thì chỉ có thất bại.

Có một Phật tử rất nghiêm túc tu hành, ngày đêm tu thiền nhưng chẳng mấy thành công, phải nhờ đến sự chỉ bảo của một vị thầy.

Nghe xong, vị sư đó chỉ đưa cho người Phật tử kia một bình hồ lô và một nắm muối, rồi nói với người đó rằng: "Con hãy đổ đầy nước vào bình, sau đó cho muối vào, làm cho nó tan thật nhanh ra."

Người đệ tử làm theo chỉ dẫn của sư phụ, nhưng một lúc sau anh ta lại đến gặp sư phụ và nói: "Sư phụ, nước đầy quá nên không thể lắc được. Con muốn dùng đũa để khuấy nhưng miệng bình quá nhỏ nên không thể bỏ vào được. Vì vậy, muối đã chìm xuống đáy, không thể tan ra!"

Nghe xong, vị sư cười nói: "Trước tiên con đổ một ít nước trong bình ra, sau đó lắc mạnh xem thế nào?"

Người đệ tử làm theo ngay lập tức và nó thực sự hiệu quả, muối trong bình đã nhanh chóng tan ra, nước cũng mặn rồi. Lần này, người đệ tử cuối cùng cũng nhận ra "ý nghĩa thực sự" của nó.

Khi đầy nước thì tràn, khi trăng tròn thì mất, khi người tự mãn thì kiêu. Đạo đối nhân xử thế linh hoạt chính là việc gì cũng nên nhường người một ít, đó cũng như chừa lại một con đường lui cho chính mình, thành toàn người khác, cũng như thành toàn bản thân.

Cuộc sống là một hành trình tu tâm dưỡng tính, về nhân cách phải biết chừng mực, không nên quá khiêm tốn, khiêm tốn quá có khi thành hèn, cũng không được quá kiêu ngạo, kiêu ngạo quá thì sẽ trở nên hung hăng vô lý.

Về tính cách, cần đề cao sự phối hợp bên trong và bên ngoài, tròn bên ngoài và vuông bên trong, phải có lý và có tình, không nên đi đến cực đoan, đó mới là đạo làm người chính xác.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/fIdkVTY

Adblock test (Why?)

Chân dung Hoàng tế Philip - người bạn đời đồng hành không thể rời xa trong suốt 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh

Hoàng tế Philip không chỉ là một người chồng, ông còn là người cộng sự đắc lực và hậu phương vững chắc cho Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong suốt quãng thời gian trị vì của bà.

Philip, Công tước xứ Edinburgh, là hoàng tế và chồng của Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Với nhiều người không quen thuộc với Hoàng gia, ông tạo ấn tượng là một người luôn đi sau Nữ hoàng vài bước trong những sự kiện quan trọng. 

Ông cũng đồng hành cùng người con trai có phần nổi tiếng hơn là Thái tử Charles - Thân vương xứ Wales, và các thành viên khác của Hoàng gia trong các đám rước và tại các sự kiện. Ngoài những người chú tâm theo dõi Hoàng gia, ít người thực sự biết nhiều về ông. 

Chân dung Hoàng tế Philip - người bạn đời đồng hành không thể rời xa trong suốt 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh-1Tuy nhiên, cuộc đời của Philip là câu chuyện vô cùng thú vị. Ông cũng là phối ngẫu của một vị quốc vương lâu nhất trong lịch sử Anh trước khi qua đời vào năm 2021.

Tuổi thơ nhiều biến cố và quãng đời binh nghiệp
Philip sinh ra là Vương tôn của Hy Lạp và Đan Mạch khi thừa hưởng dòng dõi Hoàng gia từ cả 2 đất nước này. Ông được sinh ra vào năm 1921, là con trai của Vương tử Andrew của Hy Lạp và Công nương Alice của Battenberg. 

Chỉ khoảng 18 tháng sau khi ra đời, những biến cố chính trị đã khiến bác của ông (Vua Constantine I của Hy Lạp) phải thoái vị. Philip và gia đình sau đó may mắn được đưa sang Anh lánh nạn dưới sự bảo trợ của Vua George V (chính là ông nội của Nữ hoàng Anh Elizabeth II sau này).

Sau khi trở thành thần dân Vương quốc Anh, Philip từ bỏ tước hiệu Hoàng gia Hy Lạp và Đan Mạch để nhận họ Mountbatten của người cậu ruột - đô đốc Hải quân Anh, Bá tước Louis Mountbatten.

Chân dung Hoàng tế Philip - người bạn đời đồng hành không thể rời xa trong suốt 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh-2Hoàng tế Philip khi còn tại ngũ.

Ông tiếp tục được đi học tại trường Gordonstoun, Scotland, và sau này là Đại học Hải quân Hoàng gia tại Dartmouth - nơi ông chính thức gặp Công chúa Elizabeth lần đầu.

Vào tuổi 17, Philip gia nhập Hải quân Anh và phục vụ trên nhiều chiến hạm tại Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương suốt Thế chiến II. Philip tiếp tục tại ngũ tới tháng 7 năm 1951 và được phong hàm trung tá năm 1952.

Hôn nhân với Công chúa Anh
4 tháng sau khi đính hôn, Philip chính thức làm đám cưới với Công chúa Hoàng gia Elizabeth - người kế vị ngai vàng Anh - tại Tu viện Westminster năm 1947. Với cuộc hôn nhân này, ông được phong làm Công tước xứ Edinburgh, Bá tước Merioneth và Nam tước Greenwich.

Chân dung Hoàng tế Philip - người bạn đời đồng hành không thể rời xa trong suốt 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh-3Hoàng tế bên Nữ hoàng và 2 người con cả.

Cùng nhau, cặp đôi có 4 người con là Thái tử Charles (sinh năm 1948), Công chúa Anne (sinh năm 1950), Hoàng tử Andrew (sinh năm 1960) và Hoàng tử Edward (sinh năm 1964).

Trở thành hậu phương
Vua George VI chứng kiến tình trạng sức khỏe sa sút và qua đời ngày 6/2/1952 vì biến chứng ung thư phổi. Cặp đôi Hoàng gia lúc đó đang trong chuyến công du tới các nước Thịnh vượng chung tại Kenya và phải lập tức trở về nối ngôi. Tuy vậy, lễ đăng quang chính thức của bà diễn ra vào hơn 1 năm sau đó - ngày 2/6/1953.

Chân dung Hoàng tế Philip - người bạn đời đồng hành không thể rời xa trong suốt 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh-4Lễ đăng quang của Nữ hoàng Anh Elizabeth II.

Từ thời điểm đó, Công tước xứ Edinburgh cũng trở thành Hoàng tế Anh và phục vụ như hậu phương cho vợ mình suốt gần 70 năm sau đó.

Trong những năm đầu phục vụ, Philip trở thành đối tượng gây tranh cãi của nhiều thế lực chính trị trong chính quyền Anh. Lý do là vì cặp đôi Hoàng gia muốn thống nhất họ của 2 người thành một họ chung cho những hậu duệ không mang tước hiệu - là Mountbatten-Windsor. 

Nhiều người cũng bày tỏ sự xem nhẹ với ông khi Philip không được phong tước Vương khi Nữ hoàng lên ngôi. Để dàn xếp việc này, Nữ hoàng phong cho ông làm Thân vương Vương quốc Anh và đặt vị trí sánh đôi với mình. Điều này có nghĩa là ông có vai trò quan trọng hơn em gái bà - Công chúa Margaret, và sẽ đóng vai trò nhiếp chính trong trường hợp không may khi Thái tử Charles lên ngôi trước 18 tuổi.

Các hoạt động từ thiện
Mặc dù phần lớn thời gian của Hoàng tế được dành cho các nghĩa vụ quốc gia, ông cũng tham gia nhiều hoạt động từ thiện. Một trong những thành tựu đáng chú ý nhất của ông là trở thành Chủ tịch Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) từ 1981 tới 1996. 

Chân dung Hoàng tế Philip - người bạn đời đồng hành không thể rời xa trong suốt 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh-5Hoàng tế bên bức ảnh kỷ niệm với logo WWF.

Ngoài ra, ông cũng đứng sau một chương trình quốc tế là Giải thưởng Công tước xứ Edinburgh phủ khắp 140 quốc gia, giúp thanh niên tham gia các nghĩa vụ cộng đồng, phát triển tiềm năng lãnh đạo và các hoạt động thể chất.

Luôn sánh đôi bên Nữ hoàng
Theo một số nguồn tin, Hoàng tế Philip đã có trung bình 342 lần xuất hiện trước công chúng mỗi năm từ năm 1952 đến năm 2017. Trong hầu hết các lần xuất hiện, ông đều tháp tùng Nữ hoàng Elizabeth. 

Tuy nhiên, ông cũng có hơn 22.000 cuộc gặp riêng để hỗ trợ các khía cạnh khác nhau của Khối thịnh vượng chung Anh, bao gồm buổi làm việc với gần 800 tổ chức từ thiện mà ông đã liên kết trong nhiều năm.

Chân dung Hoàng tế Philip - người bạn đời đồng hành không thể rời xa trong suốt 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh-6
Trong ảnh, Hoàng tế Philip khiêu vũ với Đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Betty Ford trong lễ kỷ niệm 200 năm thành lập Hoa Kỳ vào tháng 7 năm 1976. Chuyến thăm cấp nhà nước tới Hoa Kỳ diễn ra chỉ vài tháng trước dịp Đại lễ Bạc của Nữ hoàng Anh vào năm 1977 - mốc đánh dấu 25 năm trị vì của bà.

Nghỉ hưu khỏi hoạt động công chúng
Vào năm 2017, Hoàng tế tuyên bố lùi khỏi mọi nghĩa vụ công chúng vì lý do tuổi cao. Ông tiếp tục dành phần đời còn lại bên Nữ hoàng và con cháu, tham gia các đám cưới Hoàng gia cũng như những sự kiện khác.

Chân dung Hoàng tế Philip - người bạn đời đồng hành không thể rời xa trong suốt 70 năm trị vì của Nữ hoàng Anh-7Cặp đôi hoàng gia đang đọc thiệp mừng kỷ niệm 73 năm ngày cưới từ các chắt.

Trong bài phát biểu lễ Giáng sinh năm 2016, Nữ hoàng đã nói về người chồng thân thương của mình: "Kể cả Thân vương Philip cũng quyết định đã đến lúc nên chậm lại một chút - như anh ấy đã nói một cách ngắn gọn - "xong phần mình rồi". Nhưng tôi biết sự ủng hộ của anh ấy (cho tôi) và khiếu hài hước độc đáo sẽ mãi luôn vững mạnh".

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/NDiFLz1

Adblock test (Why?)

Thủ tướng hoan nghênh AstraZeneca đầu tư 90 triệu USD sản xuất tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn nâng tầm quan hệ với AstraZeneca, hoan nghênh tập đoàn đầu tư 90 triệu USD vào sản xuất dược phẩm tại Việt Nam.

Ông Pascal Soriot, tổng giám đốc Tập đoàn AstraZeneca, đang thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ Ngoại giao cho biết trong thông cáo hôm nay.

Trong buổi tiếp ông Soriot chiều nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh quyết định đầu tư 90 triệu USD cho dự án sản xuất dược phẩm của tập đoàn tại Việt Nam. Ông mong muốn nâng tầm quan hệ với AstraZeneca, hướng tới hợp tác chiến lược trong sản xuất vaccine, thuốc điều trị, chia sẻ kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn nhân lực.

Thủ tướng cho rằng chiến lược phát triển của AstraZeneca hoàn toàn phù hợp với chiến lược và tầm nhìn của Việt Nam trong bảo vệ sức khỏe của người dân và phát triển bền vững.

Tổng giám đốc AstraZeneca khẳng định chuyến thăm Việt Nam lần này nhằm làm sâu sắc quan hệ hợp tác tốt đẹp sẵn có với Việt Nam. Ông Soriot cam kết AstraZeneca sẽ hợp tác chặt chẽ để nâng cao năng lực y tế, điều trị, phát triển ngành dược phẩm và sẵn sàng chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine cho Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giám đốc điều hành tập đoàn AstraZeneca Pascal Soriot (thứ hai từ phải sang) tại Anh hồi tháng 11/2021. Ảnh: Võ Thành

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Giám đốc điều hành tập đoàn AstraZeneca Pascal Soriot (thứ hai từ phải sang) tại Anh hồi tháng 11/2021. Ảnh: Võ Thành

Bày tỏ ấn tượng với cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị COP26, ông Soriot hy vọng có thể triển khai dự án trồng rừng tại Việt Nam, góp phần hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính và phát triển xanh. Tập đoàn AstraZeneca hiện đã đầu tư 400 triệu USD cho các dự án trồng rừng tại nhiều nước với mục tiêu trồng một tỷ cây xanh trên toàn cầu vào năm 2026.

AstraZeneca là một trong ba tập đoàn hàng đầu thế giới trong nghiên cứu điều trị các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường. Đây là lần thứ ba Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với người đứng đầu AstraZeneca sau cuộc điện đàm ngày 19/8/2021 và cuộc gặp trực tiếp tại Anh ngày 2/11/2021 nhân dịp Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh COP26.

Thanh Tâm

Adblock test (Why?)

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022

Cảnh sát trưởng ứng phó vụ xả súng Mỹ sắp lên chức mới

Arredondo, chỉ huy cảnh sát đã "quyết định sai lầm" trong vụ xả súng trường tiểu học Robb, sắp tuyên thệ nhậm chức ủy viên hội đồng thành phố.

Pedro "Pete" Arredondo, cảnh sát trưởng học khu Uvalde, bang Texas, dự kiến tuyên thệ nhậm chức ủy viên hội đồng thành phố Uvalde hôm nay, song buổi lễ tạm thời bị hoãn sau vụ xả súng ở trường tiểu học Robb.

Arredondo, người đã có 30 năm kinh nghiệm trong nghề cảnh sát, đã được bầu làm ủy viên đại diện cho Quận 3 tại hội đồng thành phố Uvalde trong cuộc bầu cử ngày 7/5. Ông cũng chính là sĩ quan chỉ huy hiện trường, người đã ra quyết định không cho 19 cảnh sát lập tức xông vào trường tiểu học Robb để giải cứu các học sinh đang bị tay súng Salvador Ramos tàn sát hôm 24/5.

"Cuộc họp đặc biệt của hội đồng thành phố Uvalde sẽ không diễn ra như dự kiến vào hôm nay", Dan McLaughlin, thị trưởng thành phố, cho biết. "Chúng tôi hiện tập trung vào những gia đình mất người thân. Thành phố sẽ mai táng các em học sinh vào ngày mai".

Tuy nhiên, McLaughlin thừa nhận ông Arredondo vẫn có thể tuyên thệ nhậm chức khi cuộc họp của hội đồng thành phố diễn ra trong tương lai.

"Luật bầu cử, quy định của thành phố hay bang Texas đều không cấm ông Arredondo tuyên thệ nhậm chức. Theo chúng tôi biết, hiện không có bất kỳ cuộc điều tra nào nhắm vào ông Arredondo", Thị trưởng McLaughlin nói thêm.

Cảnh sát trưởng học khu Pete Arredondo (thứ ba từ trái sang) trong cuộc họp báo bên ngoài trường tiểu học Robb ở Uvalde, bang Texas, ngày 26/5. Ảnh: AP.

Cảnh sát trưởng Pedro Arredondo (thứ ba từ trái sang) trong cuộc họp báo bên ngoài trường tiểu học Robb ở Uvalde, bang Texas, ngày 26/5. Ảnh: AP.

Cảnh sát trưởng Arredondo đang là tâm điểm chú ý của dư luận, khi đội cảnh sát hiện trường bị chỉ trích là phản ứng quá chậm trễ và khiến tay súng có nhiều thời gian để thực hiện tội ác trong trường học.

Theo báo cáo của Sở An toàn Công cộng Texas (DPS), Ramos mang súng trường bán tự động kiểu AR-15 bắt đầu nổ súng về phía trường Robb lúc 11h28 ngày 24/5, khi xe bán tải của anh ta lao xuống mương cạnh trường. Vài phút sau, Ramos đột nhập vào trường qua cánh cửa để mở.

Ít phút sau đó, 7 cảnh sát đến hiện trường. Ba sĩ quan tiếp cận lớp học bị khóa và bị Ramos bắn từ bên trong, khiến hai người bị thương nhẹ. Họ rút ra ngoài chờ lực lượng tiếp viện.

Lực lượng từ nhiều cơ quan hành pháp trong thành phố sau đó đổ tới hiện trường và Arredondo trở thành người chỉ huy chung.

12h03, thời điểm các học sinh trong trường bắt đầu gọi 911, có tới 19 cảnh sát hiện diện ở hành lang lớp học. Arredondo khi đó tin rằng Ramos đã ngừng xả súng và đang cố thủ trong lớp học, các học sinh không còn gặp nguy hiểm, nên đã quyết định không cử lực lượng phá cửa xông vào, thay vào đó đợi ban giám hiệu mang chìa khóa xuống mở cửa lớp học, cũng như chờ đội đặc nhiệm cùng thiết bị đặc chủng đến hiện trường.

"Ông ấy lúc đó tin rằng không còn mối đe dọa với các học sinh và nghi phạm đang cố thủ trong lớp, nên cảnh sát có thời gian để chờ đợi", Steven McCraw, giám đốc DPS, nói trong cuộc họp báo ngày 27/5. "Nhưng rõ ràng dựa trên những thông tin chúng tôi có được, học sinh trong lớp học đó vẫn bị đe dọa"

"Đó không phải là quyết định đúng. Đó là quyết định sai lầm", McCraw nói về động thái của cảnh sát trưởng Arredondo. "Không gì có thể bào chữa cho điều này".

Trong 80 phút chờ đợi của Arredondo và các cảnh sát dưới quyền, 19 học sinh và hai giáo viên đã thiệt mạng dưới họng súng của Ramos. Chỉ đến khi lực lượng đặc nhiệm biên phòng Mỹ quyết định xông vào lúc 12h50, tay súng mới bị tiêu diệt.

Arredondo được bổ nhiệm là cảnh sát trưởng học khu Uvalde hồi tháng 3/2020. Ông đến nay chưa lên tiếng về những chỉ trích nhắm vào mình. Bộ Tư pháp Mỹ hôm 30/5 thông báo sẽ tiến hành đánh giá phản ứng của lực lượng thực thi pháp luật trong vụ xả súng, nhưng không nhắm vào bất cứ cá nhân nào.

Đức Trung (Theo Fox News)

Adblock test (Why?)

Cô giáo ám ảnh phút tay súng xông vào trường học

MỹGiáo viên sống sót sau vụ xả súng trường tiểu học bang Texas cho biết cô bị ám ảnh, khiếp sợ hình ảnh Salvador Ramos cầm súng xông vào trường.

"Tôi có thể nhắm mắt và thấy cảnh cậu ta mang theo khẩu súng đang đi vào trường", giáo viên lớp 4 Nicole Ogburn chia sẻ trong cuộc phỏng vấn hôm 30/5. "Cảnh tượng đó ám ảnh tôi".

Cô giáo Nicole Ogburn bật khóc khi kể lại vụ xả súng ở trường học thành phố Uvalde, bang Texas. Ảnh: NBC.

Cô giáo Nicole Ogburn bật khóc khi kể lại vụ xả súng ở trường học thành phố Uvalde, bang Texas. Ảnh: NBC.

Cô giáo cũng thừa nhận không chắc bản thân có thể quay lại ngôi trường xảy ra vụ xả súng khiến 19 học sinh và hai giáo viên thiệt mạng hôm 24/5. Tổng thống Joe Biden được cho là đã đề nghị phá dỡ trường tiểu học Robb để xây lại.

Cô Ogburn, người sinh ra và lớn lên ở thành phố Uvalde, trước đó cho biết cô phát hiện Ramos, 18 tuổi, sau khi nghe một số tiếng súng. Cảnh sát nói rằng âm thanh cô Ogburn nghe được là những phát đạn nghi phạm bắn vào tòa nhà trường học trước khi xông vào trong.

"Tôi đứng dậy, nhìn ra cửa sổ cạnh đây và hét lên 'Có một gã mang súng. Ôi Chúa ơi, các em nằm xuống ngay!'", cô kể lại. "Tôi chỉ nhớ đã cầu nguyện "Xin Chúa hãy phù hộ, che chở cho chúng con được an toàn'".

Ramos bắn hơn 100 phát đạn sau khi xông vào trường, chủ yếu trong phòng học mà y đã chốt cửa. 15 học sinh trong lớp cô Ogburn sợ hãi, hoảng loạn, trong khi một em nằm đè lên cô.

"Tôi liên tục nghe tiếng súng. Những tiếng đạn cứ thế vang lên, cảm giác như dài vô tận", Ogburn nói.

Cô giáo ám ảnh phút tay súng xông vào trường học

Khoảnh khắc tay súng Salvador Ramos xông vào trường tiểu học Robb hôm 24/5. Video: NY Post.

Khi cảnh sát tiếp cận cửa sổ bị vỡ tại lớp học của cô, những học sinh sợ hãi bắt đầu nhảy ra ngoài và chạy đến nhà tang lễ gần trường để ẩn náu. Cô Ogburn sau đó gọi cho cha mẹ học sinh để thông báo con họ đã được an toàn.

"Tôi không phải người hùng. Tôi là giáo viên của các em, rất yêu quý các em và sẽ luôn như vậy", cô cho hay.

Bộ Tư pháp Mỹ hôm 29/5 thông báo sẽ mở cuộc điều tra về phản ứng chậm trễ của cảnh sát. Giữa sự phẫn nộ ngày càng tăng từ phụ huynh, đại tá Steven McCraw, giám đốc Sở An toàn Công cộng Texas, thừa nhận cảnh sát "đã đưa ra quyết định sai lầm" khi chờ đợi quá lâu thay vì đối đầu lập tức với Ramos.

Tuy nhiên, Ogburn cho biết cô muốn "chấm dứt việc đổ lỗi". "Người duy nhất đáng trách ở đây là kẻ đã vào trường, làm hại bạn bè cũng như những học sinh mà tôi nhìn thấy hàng ngày và yêu quý. Đó mới là kẻ có tội", cô nhấn mạnh.

Huyền Lê (Theo NY Post)

Adblock test (Why?)

Ngày thứ 96 chiến sự: Nga tập kích khẩu đội pháo Italy chuyển cho Ukraine

Lực lượng Nga phá hủy trận địa pháo hạng nặng 155 mm do Italy viện trợ cho Ukraine, đồng thời đẩy mạnh tiến công thành phố miền đông Severodonetsk.

"Trinh sát pháo binh và máy bay không người lái (UAV) Nga đã phát hiện trận địa của lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine được trang bị pháo 155 mm do Italy sản xuất. Một quả đạn pháo dẫn đường được khai hỏa và đánh trúng mục tiêu, UAV sau đó xác nhận khẩu đội này đã bị phá hủy hoàn toàn", Bộ Quốc phòng Nga ra thông cáo cho biết hôm 30/5.

Video do quân đội Nga công bố cho thấy trận địa với ít nhất hai khẩu pháo hạng nặng ở trạng thái triển khai cạnh một cánh rừng, trước khi đạn pháo dẫn đường lao xuống tạo ra vụ nổ lớn và kích nổ các khối thuốc phóng gần đó. Địa điểm diễn ra vụ pháo kích không được công bố.

Ngày thứ 96 chiến sự: Nga tập kích khẩu đội pháo Italy chuyển cho Ukraine

Trận địa pháo 155 mm của Ukraine trúng đạn pháo Nga trong video công bố hôm 30/5. Video: Zvezda.

Bộ Quốc phòng Ukraine chưa bình luận về thông tin. Quân đội Ukraine hồi giữa tháng 5 cho biết Italy đã chuyển giao một số lựu pháo FH70 cỡ nòng 155 mm, trong tổng số 90 khẩu pháo có trong biên chế nước này.

Tỉnh trưởng Lugansk Serhiy Gaidai cho biết lực lượng Nga đã tiến gần đến trung tâm thành phố Severodonetsk, miền đông Ukraine, sau những ngày giao tranh ác liệt. Đây là một trong những trung tâm đô thị quan trọng trong mục tiêu kiểm soát toàn bộ khu vực Lugansk của Nga. Lực lượng Nga trước đó đã kiểm soát Lyman, thành phố nhỏ hơn và là đầu mối đường sắt cũ trong khu vực.

Tỉnh trưởng Gaidai nói rằng lực lượng Ukraine đã đẩy lùi các đơn vị Nga khỏi làng Toshkovka ở phía nam, gây khó khăn cho nỗ lực bao vây toàn khu vực. Ông nói thêm rằng một nhà báo Pháp đã thiệt mạng khi ôtô bị trúng mảnh pháo, trong khi quá trình sơ tán dân thường khỏi thành phố đã bị đình chỉ.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng giành được Severodonetsk là "nhiệm vụ quan trọng của đối phương". "90% công trình hư hại, hơn hai phần ba nhà cửa trong thành phố đã bị phá hủy", ông nói.

Nếu chiếm được Severodonetsk và thành phố Lysychansk ở bờ kia sông Siversky Donets, Nga sẽ kiểm soát toàn bộ tỉnh Lugansk và tạo bàn đạp quan trọng để tiến công sang phía tây để nhắm vào Kramatorsk, nơi có bộ tư lệnh quân sự vùng Donbass của Ukraine. Giới chức Ukraine cảnh báo Severodonetsk nguy cơ chịu chung số phận như Mariupol.

Tuy nhiên, tập trung lực lượng vào một thành phố nhỏ với khoảng 100.000 dân trước xung đột có thể khiến Nga để hở nhiều khu vực. Đang có những dấu hiệu về chiến dịch phản kích của Ukraine ở miền nam, nơi Nga đang củng cố quyền kiểm soát tại tỉnh Kherson.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Mỹ nhận định đợt phản công của Ukraine không nhằm giành lại lượng lớn lãnh thổ trong ngắn hạn, nhưng có thể gây gián đoạn cho hoạt động của Nga và buộc Moskva tái điều động lực lượng để củng cố khu vực.

Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết quân đội Nga đang tìm cách củng cố lực lượng để tấn công thị trấn chiến lược Slavyansk ở phía bắc Kramatorsk.

Đà tiến công của Nga ở đông Ukraine sau ba tháng chiến sự. Đồ họa: Washington Post.

Đà tiến công của Nga ở đông Ukraine sau ba tháng chiến sự. Đồ họa: Washington Post.

Một vụ nổ lớn, được cho là do xe bom gây ra, xảy ra sáng 30/5 tại nhà văn hóa ở trung tâm thành phố Melitopol, tỉnh Zaporizhzhia, đông nam Ukraine, khiến ít nhất hai người bị thương.

Chính quyền địa phương cáo buộc đây là hành động "tấn công khủng bố" bằng xe bom do các "phần tử phá hoại" của Ukraine gây ra, nhằm vào các nhân viên cứu trợ. Hai nạn nhân bị thương khi đang phân phát hàng cứu trợ nhân đạo cho các cư dân ở Melitopol.

Nga và Ukraine đều chưa bình luận về sự việc.

Trong lúc giao tranh dữ dội diễn ra tại Donbass, đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine vẫn bị đình trệ và hai bên đổ lỗi lẫn nhau. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng Nga không muốn đàm phán để chấm dứt xung đột.

Trong khi đó, Điện Kremlin nói các cuộc đàm phán bị đóng băng do Ukraine và giới chức nước này đưa ra những tuyên bố mâu thuẫn nhau, khiến Nga "không thể hiểu đầy đủ những gì phía Ukraine muốn và liệu họ có sẵn sàng tiếp cận một cách tỉnh táo, cũng như nhận ra thực trạng của vấn đề hay không".

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tới nay ghi nhận hơn 6,8 triệu người Ukraine rời đất nước sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ngày 24/2.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) ước tính giao tranh ở Ukraine khiến ít nhất 4.074 dân thường thiệt mạng và 4.826 người bị thương, nhưng cảnh báo con số thực tế có thể cao hơn.

Vũ Anh (Theo Zvezda, Reuters)

Adblock test (Why?)

Ông Putin nói Nga sẵn sàng thông tuyến hải vận từ Ukraine

Tổng thống Putin tuyên bố sẵn sàng thông tuyến hải vận từ các cảng Ukraine, tạo điều kiện cho việc xuất khẩu ngũ cốc, trong bối cảnh các tuyến này đang bị phong tỏa.

Các cảng ở Biển Đen của Ukraine, đặc biệt là cảng Odessa, đã bị phong tỏa kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự và hơn 20 triệu tấn ngũ cốc đang mắc kẹt trong các hầm chứa. Nga và Ukraine chiếm 29% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu, chủ yếu vận chuyển qua Biển Đen, và 80% lượng dầu hướng dương xuất khẩu trên khắp thế giới. Ukraine cũng là nước xuất khẩu ngô quy mô lớn. Liên Hợp Quốc cảnh báo thiếu lượng ngũ cốc xuất khẩu từ các cảng Ukraine có thể gây ra khủng hoảng lương thực toàn cầu trong vài tháng tới.

"Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh Nga sẵn sàng phối hợp cùng đối tác Thổ Nhĩ Kỳ để thông tuyến vận tải hàng hóa qua đường biển, trong đó có hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng Ukraine", Điện Kremlin cho biết sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Putin với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm nay.

Tổng thống Nga Putin trong một cuộc họp ở Điện Kremlin, Moskva, ngày 25/5. Ảnh: AFP

Tổng thống Putin trong một cuộc họp ở Điện Kremlin, Moskva, ngày 25/5. Ảnh: AFP

Ông Putin nhắc lại Nga có thể xuất khẩu lượng lớn phân bón và thực phẩm với điều kiện các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ. "Trong cuộc thảo luận về tình hình Ukraine, chúng tôi nhấn mạnh cần đảm bảo an toàn hàng hải ở Biển Đen và biển Azov, loại trừ mối đe đọa từ thủy lôi gài trong vùng biển Ukraine", thông cáo của Điện Kremlin có đoạn.

Hạm đội Biển Đen của Nga được cho là đã rải thủy lôi và triển khai nhiều tàu chiến phong tỏa các cảng biển Ukraine. Kiev cũng bị nghi rải nhiều thủy lôi để ngăn tàu chiến Nga tiếp cận bờ biển, khiến khoảng 80 tàu hàng mắc kẹt tại cảng Odessa.

Các nước phương Tây đang thảo luận ý tưởng thiết lập hành lang an toàn cho tàu chở ngũ cốc rời cảng Ukraine, nhưng nhấn mạnh mọi hành lang như vậy đều cần có sự đồng ý của Nga. Moskva nhiều lần tuyên bố sẵn sàng mở hành lang hàng hải cho tàu chở ngũ cốc, với điều kiện phương Tây nới trừng phạt Moskva.

Vị trí của Biển Đen. Đồ họa: Washington Post.

Vị trí của Biển Đen. Đồ họa: Washington Post.

Hồng Hạnh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

30 máy bay Trung Quốc áp sát Đài Loan

Giới chức Đài Loan cho biết 30 phi cơ quân sự Trung Quốc bay vào vùng nhận diện phòng không của hòn đảo, nhiều nhất kể từ tháng 1.

Cơ quan phòng vệ Đài Loan hôm nay cho biết lực lượng Trung Quốc triển khai gồm 14 tiêm kích hạng nặng J-11 và J-16, bốn tiêm kích hạng nhẹ J-10, bốn tiêm kích đa năng Su-30 và Su-35, hai máy bay chỉ huy trên không KJ-500, bốn máy bay trinh sát điện tử Y-8, một máy bay gây nhiễu và một máy bay săn ngầm.

Tiêm kích J-16 của Trung Quốc trong một lần áp sát đảo Đài Loan. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan.

Tiêm kích J-16 của Trung Quốc trong một lần áp sát đảo Đài Loan. Ảnh: Cơ quan phòng vệ Đài Loan.

Máy bay Trung Quốc hoạt động ở phía tây nam vùng nhận diện phòng không (ADIZ) đảo Đài Loan, gần quần đảo Đông Sa do Đài Bắc kiểm soát. Lực lượng phòng vệ Đài Loan triển khai tiêm kích ứng phó, đồng thời kích hoạt các hệ thống tên lửa phòng không để giám sát.

Đây là đợt áp sát với số lượng máy bay Trung Quốc nhiều nhất kể từ cuối tháng 1, thời điểm 39 phi cơ quân sự đại lục tiến vào ADIZ đảo Đài Loan.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc chưa bình luận về thông tin.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất và tuyên bố sẽ dùng vũ lực nếu cần. Quân đội Trung Quốc gần đây liên tục gia tăng sức ép quân sự lên Đài Loan bằng các biện pháp truyền thống và phi truyền thống. Ngoài các chuyến bay áp sát hòn đảo với số lượng phi cơ cao kỷ lục, quân đội Trung Quốc còn tiến hành nhiều cuộc diễn tập đổ bộ chiếm bờ biển ở khu vực gần Đài Loan.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 23/5 nói Mỹ sẽ can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, cho rằng Bắc Kinh không có quyền giành hòn đảo bằng vũ lực. Tổng thống Mỹ đồng thời cảnh báo Trung Quốc đang mạo hiểm khi điều nhiều máy bay áp sát vùng trời đảo Đài Loan, cũng như tổ chức các cuộc diễn tập hải quân trong khu vực.

Tuy nhiên, một ngày sau, ông Biden khẳng định chính sách "mơ hồ chiến lược" với Đài Loan vẫn được duy trì, trong đó Washington giúp xây dựng năng lực tự vệ cho đảo Đài Loan nhưng không hứa hẹn bảo vệ hòn đảo bằng biện pháp quân sự, nhằm tránh chọc giận Bắc Kinh.

Vị trí quần đảo Đông Sa. Đồ họa: Google Earth.

Vị trí quần đảo Đông Sa (chấm đỏ). Đồ họa: Google Earth.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân ngày 25/5 cảnh báo Mỹ sẽ phải trả giá đắt nếu "đi vào con đường sai lầm" về vấn đề Đài Loan, khẳng định không bên nào có thể ngăn Bắc Kinh "thống nhất đất nước".

Bộ tư lệnh Chiến khu miền Đông quân đội Trung Quốc cùng ngày tuyên bố tổ chức đợt tuần tra sẵn sàng chiến đấu hiệp đồng và diễn tập thực binh trên vùng trời, vùng biển quanh đảo Đài Loan. "Đây là lời cảnh cáo nghiêm khắc cho những hoạt động thông đồng giữa Mỹ và Đài Loan gần đây", phát ngôn viên Bộ tư lệnh Chiến khu miền Đông Shi Yi cho biết.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2022

Giới trẻ tan giấc mộng 'Trung Quốc tuyệt vời'

Ngày càng nhiều người trẻ Trung Quốc cảm thấy áp lực vì triển vọng kinh tế và các tác động của đại dịch, khiến họ mất niềm tin vào tương lai.

Cách đây 4 năm, nhiều thanh niên Trung Quốc thích sử dụng hashtag #Amazing China (Trung Quốc tuyệt vời) trên mạng xã hội. Hai năm trước, họ nói rằng Trung Quốc là học sinh "hạng A" trong nỗ lực kiểm soát đại dịch và kêu gọi phần còn lại của thế giới, đặc biệt là Mỹ, "hãy chép bài tập về nhà của Trung Quốc". Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại và các áp lực đang khiến những kỳ vọng của họ tan vỡ.

Đầu tháng này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khuyến khích thanh niên xây dựng "lý tưởng vĩ đại" và đưa các mục tiêu cá nhân của họ vào "bức tranh lớn" của đất nước và con người Trung Quốc. "Hy vọng của Trung Quốc nằm ở giới trẻ", ông nói.

Nhưng trên mạng xã hội Trung Quốc, một số thanh niên nói rằng họ không thể làm được điều đó và nhiều người đã từ bỏ nỗ lực. Chán nản vì những bất ổn ngày càng gia tăng và thiếu cơ hội kinh tế, họ bày tỏ trên mạng xã hội rằng giấc mộng của họ đang tàn phai.

Người thanh niên ngồi trước các cửa hàng đóng cửa vì phong tỏa ở Thượng Hải hồi tháng ba. Ảnh: NY Times.

Người thanh niên ngồi trước các cửa hàng đóng cửa vì phong tỏa ở Thượng Hải hồi tháng ba. Ảnh: NY Times.

Trên Weibo, các chủ đề về "giấc mơ thối rữa" đã thu hút hàng trăm triệu lượt đọc và thảo luận kể từ tháng ba. "Bất động sản ở Thượng Hải quá đắt? Tốt thôi, tôi sẽ chỉ thuê nhà cả đời, dù sao tôi cũng chẳng thể mua nổi nhà với mức lương hiện nay", một người viết về chủ đề này.

"Không giống như thế hệ cha mẹ tôi, giới trẻ Trung Quốc ngày nay có nhiều kỳ vọng lớn hơn, nhưng cũng có nhiều điều không chắc chắn đối với chúng tôi. Chúng tôi không thể đề ra bất kỳ kế hoạch dài hạn nào cho cuộc sống của mình nữa, vì chúng tôi không biết điều gì sẽ xảy ra với mình dù chỉ là trong 5 năm tới", Sal Hang, 29 tuổi, làm trong ngành công nghiệp sáng tạo ở Bắc Kinh, chia sẻ.

Sau khi làm kỹ sư hàng không ở tây nam Trung Quốc, Hang chuyển đến Bắc Kinh 3 năm trước để hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, theo đuổi đam mê của mình. Nhưng môi trường làm việc đã thay đổi tham vọng ban đầu của anh.

"Sếp tôi thường đặt ra những mục tiêu không thực tế cho tôi. Nhưng dù cố gắng đến đâu để đạt được KPI của anh ấy, tôi vẫn luôn thất bại. Vì vậy, cuối cùng, tôi mất động lực và chỉ làm cho xong chứ không nỗ lực nữa".

Giáo sư Mary Gallagher, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Michigan, nhận xét tình cảnh này của giới trẻ Trung Quốc "hơi giống thế hệ 'lười biếng' ở Mỹ những năm 1990, thể hiện sự phản đối môi trường cạnh tranh rất cao của xã hội Trung Quốc ngày nay".

Nhưng ở Trung Quốc, cảm giác tuyệt vọng trong giới trẻ càng trở nên trầm trọng hơn do các cơ hội kinh tế bị thu hẹp, Gallagher nói. Trong vài tháng qua, khi hàng trăm triệu người Trung Quốc phải ở nhà vì các hạn chế chống Covid-19, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng gặp khó khăn trong việc thúc đẩy tăng trưởng.

Hơn 18% thanh niên Trung Quốc 16-24 tuổi thất nghiệp trong tháng 4, mức cao nhất kể từ khi Trung Quốc bắt đầu có thống kê chính thức. "Vẫn chưa kiếm được việc làm sau một năm? Tốt thôi, tôi sẽ ở nhà và xem TV cả ngày", một người viết.

Sẽ có hơn 10 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc trong năm nay. Nhưng nhiều doanh nghiệp đang sa thải hàng loạt nhân viên hoặc ngừng tuyển dụng để cắt giảm chi phí nhằm cố vượt qua đại dịch.

Theo trang web tuyển dụng Zhaopin, chỉ số triển vọng việc làm của họ trong quý một năm nay chỉ bằng khoảng một nửa so với năm ngoái và thậm chí còn thấp hơn so với khi Covid-19 xuất hiện lần đầu vào năm 2020. Lương trung bình hàng tháng của sinh viên mới tốt nghiệp thấp hơn 12% so với năm ngoái.

Ngày càng nhiều sinh viên tốt nghiệp đang tìm cách tiếp tục học lên để trì hoãn đi làm hoặc cố vượt qua kỳ thi công chức có mức độ cạnh tranh khốc liệt để có được một công việc ổn định trong nhà nước.

2/3 trong số 131 viên chức mới ở quận Triều Dương của Bắc Kinh vào tháng 4 có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ, theo số liệu từ chính phủ. Đây cũng là xu thế ở nhiều địa phương khác. Các viên chức mới đều tốt nghiệp từ những trường đại học hàng đầu Trung Quốc và trên thế giới, trong đó có Đại học Bắc Kinh, Đại học Hong Kong, Đại học Sydney hay Đại học Hoàng gia London. Nhưng nhiều người trong số họ chỉ làm những công việc vô cùng cơ bản trong chính quyền, vốn do các lao động phổ thông đảm nhận.

Một phụ nữ xuất trình giấy tờ tùy thân trước nhân viên bảo vệ để được vào khuôn viên Đại học Bắc Kinh trong tháng 5. Ảnh: AP.

Một cô gái xuất trình giấy tờ tùy thân trước nhân viên bảo vệ để được vào khuôn viên Đại học Bắc Kinh trong tháng 5. Ảnh: AP.

Doris Wang, một chuyên viên trẻ ở Thượng Hải, cho biết cô chưa bao giờ có kế hoạch sinh con ở Trung Quốc. Hai tháng phong tỏa khắc nghiệt vì Covid-19 vừa qua càng khiến cô quyết tâm hơn. Trẻ em nên được chơi giữa thiên nhiên và tương tác với nhau thay vì phải quẩn quanh trong các căn hộ và liên tục xét nghiệm, Wang cho hay.

"Ngay cả người lớn cũng cảm thấy rất chán nản, tuyệt vọng và không khỏe chứ đừng nói đến trẻ em", cô chia sẻ. Wang cho biết cô dự định di cư đến một nước phương Tây để có thể sống thoải mái hơn.

Một cuộc khảo sát mới với hơn 20.000 người, chủ yếu là nữ 18-31 tuổi, cho thấy 2/3 trong số họ không muốn sinh con. Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đang thúc đẩy người dân sinh con thứ ba nhằm ngăn chặn xu thế dân số đang già đi nhanh chóng.

Một số sinh viên ở thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, đông bắc Trung Quốc, từng phàn nàn trên mạng xã hội rằng họ không thể tắm trong suốt hơn 40 ngày khi thành phố bị phong tỏa và họ còn không được sử dụng nhà tắm công cộng.

Đại học Đồng Tế ở Thượng Hải, nổi tiếng về đào tạo ngành kỹ thuật và kiến trúc, đã ban hành hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng ứng dụng xếp hàng vào nhà tắm và nhà vệ sinh ký túc xá.

Sinh viên sẽ cần nhấn "bắt đầu" khi họ rời phòng để đi vệ sinh và nhấn "dừng" khi họ trở lại để tránh có hai người ở hành lang cùng lúc. Mỗi lần đi vệ sinh chỉ được phép tối đa 10 phút. Sau 8 phút, những người khác trong hàng chờ có thể nhắc nhở người trong nhà vệ sinh thông qua ứng dụng. Nếu quá 10 phút, sinh viên vi phạm cần giải thích cho những người xếp hàng sau tại sao lại mất nhiều thời gian như vậy.

Tuy nhiên, chính sách xét nghiệm diện rộng của Trung Quốc cũng đã tạo ra thêm việc làm. Khi Trung Quốc thực hiện chính sách "Không Covid", chính quyền các địa phương cần rất nhiều người để làm việc tại những trạm xét nghiệm. Tỉnh Hà Nam ở miền trung Trung Quốc hồi tháng một cho biết họ sẽ đào tạo 50.000 người trong năm nay về xét nghiệm Covid-19, khử trùng và quản lý vệ sinh công cộng.

Dù vậy, ngay cả một trang tin tức do chính phủ Trung Quốc điều hành cũng đã đặt câu hỏi liệu những người làm "nghề xét nghiệm" này sẽ đi đâu về đâu khi đại dịch kết thúc.

Trong khi đó, một tiến sĩ chuyên ngành vật lý phân tử tại Đại học Bắc Kinh đã chấp nhận vào biên chế và trở thành một thành quản ở quận Triều Dương, theo thông báo của quận. Nhiệm vụ chính của tiến sĩ này là dẹp ăn mày trên đường phố, truy quét hàng rong và hỗ trợ phá dỡ các công trình vi phạm quy định về trật tự đô thị ở thủ đô.

Vũ Hoàng (Theo NY Times/Guardian)

Adblock test (Why?)

Số phận đặc biệt của viên ngọc nổi tiếng nhất thế giới: Từ Hoàng hậu đến minh tinh Hollywood đều sở hữu, chủ nhân cuối cùng mới đáng chú ý

Số phận của viên ngọc quý hiếm ấy cho đến nay vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

La Peregrina là viên ngọc trai có 1-0-2 trong lịch sử hoàng gia thế giới. Báu vật này có số phận vô cùng kỳ lạ: Nó đã lênh đênh khắp nơi với nhiều câu chuyện thú vị phía sau cho đến nay vẫn chưa thể lý giải hết được.

Rebecca Selva, nhà sử học về trang sức cho biết: "La Peregrina là một trong những viên ngọc quý hiếm và có giá trị nhất thế giới với vẻ đẹp độc đáo. Nó trở thành biểu tượng cho tình yêu, quyền lực và địa vị, khiến bất cứ ai cũng muốn sở hữu".

Viên ngọc quý hiếm với số phận chìm nổi
La Peregrina lần đầu tiên được người dân châu Phi phát hiện tại một hòn đảo thuộc vùng vịnh Panama vào giữa thế kỷ 16. Đây là một trong những viên ngọc trai tự nhiên lớn nhất thế giới được tìm thấy thời bấy giờ. Nó có hình giống quả lê, kích thước và trọng lượng cùng độ bóng bẩy đều ở mức hoàn hảo.

Viên ngọc trở thành món quà quý dâng lên vua Philippe II (Tây Ban Nha). Vị quốc vương đã tặng cho hôn thê Mary Tudor, một người thuộc dòng dõi quý tộc trong ngày cưới của cặp đôi vào năm 1554 và hàng nghìn khách mời đã chứng kiến khoảnh khắc thiêng liêng này.


Số phận đặc biệt của viên ngọc nổi tiếng nhất thế giới: Từ Hoàng hậu đến minh tinh Hollywood đều sở hữu, chủ nhân cuối cùng mới đáng chú ý-1Viên ngọc trai tự nhiên có chất lượng và vẻ ngoài hoàn hảo.

Số phận đặc biệt của viên ngọc nổi tiếng nhất thế giới: Từ Hoàng hậu đến minh tinh Hollywood đều sở hữu, chủ nhân cuối cùng mới đáng chú ý-2Hoàng hậu Mary sử dụng viên ngọc trai hoàn mỹ.

Trong một số bức chân dung của hoàng hậu Mary đều có sự xuất hiện của viên ngọc tuyệt đẹp này. Nó được gắn lên chiếc vòng cổ quý giá khác. Đến năm 1558, Hoàng hậu trở bệnh nặng và cuối cùng thì qua đời tại Cung điện St. James trong một trận dịch cúm. Kể từ đó, viên ngọc trai được lưu giữ như một báu vật của hoàng gia Tây Ban Nha, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Gần 3 thế kỷ sau, vào năm 1808, Joseph Bonaparte, anh trai Hoàng đế Napoleon của nước Pháp được chỉ định lên ngôi vua Tây Ban Nha. Vị vua mới nhanh chóng bị cuốn hút bởi vẻ đẹp cùng giá trị của viên ngọc trai nổi tiếng. Joseph đã mang La Peregrina tặng vợ mình là bà Julie Clary. Bà luôn đeo nó cho đến khi cuộc hôn nhân kết thúc.

Vào năm 1813, sau khi không còn làm vua, Joseph Bonaparte mang theo một số trang sức của hoàng gia, trong đó có viên ngọc La Peregrina để rời Tây Ban Nha sang Pháp. Khi Joseph Bonaparte qua đời vào năm 1844, viên ngọc trai được truyền lại cho Charles Louis Bonaparte, người sau này trở thành Hoàng đế Napoleon III của Pháp.

Số phận đặc biệt của viên ngọc nổi tiếng nhất thế giới: Từ Hoàng hậu đến minh tinh Hollywood đều sở hữu, chủ nhân cuối cùng mới đáng chú ý-3Viên ngọc thường trở thành món quà tặng tình yêu.


Không lâu sau vì hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, Napoleon III đã bán viên ngọc cho Bá tước Abercorn, một quý tộc người Anh. Vị này đã tặng nó cho người vợ yêu quý của mình. Tuy nhiên, nữ bá tước đã hai lần làm rơi viên ngọc trai. Một lần nó bị rơi ở trên ghế sofa trong Lâu đài Windsor. Lần thứ hai rơi tại Cung điện Buckingham. Rất may sau đó, viên ngọc được tìm thấy và gia tộc Abercorn tiếp tục lưu giữ báu vật này trong hơn 1 thế kỷ.

Viêc ngọc lênh đênh không biết về đâu
Tưởng rằng viên ngọc trai Peregrina sẽ yên phận mãi mãi với dòng họ Abercorn nhưng về sau nó lại được đem bán đấu giá tại thành phố New York vào năm 1969. Vì quá yêu thích viên ngọc quý hiếm này mà nam diễn viên điện ảnh người Anh, Richard Burton liền bỏ ra 390.000 USD (hơn 9 tỷ đồng theo tỷ giá hiện tại) để mua bằng được, làm quà tặng cho người vợ nổi tiếng của mình là nữ minh tinh Elizabeth Taylor.

Vào thời điểm đó, cặp đôi vừa mới kết hôn. Chính vì vậy, viên ngọc trai là một món quà ý nghĩa trong ngày Valentine ở năm đầu tiên cả hai trở thành vợ chồng. Cặp đôi quyết định để hãng Cartier thiết kế lại vòng cổ kết hợp với viên ngọc giá trị tạo ra một kiệt tác mới. Kể từ đó viên ngọc trai trở thành vật bất ly thân của Elizabeth Taylor. Nó luôn xuất hiện cùng bà trong các buổi tiệc tùng, dạ hội và các lễ trao giải Oscar hay Cannes.

Số phận đặc biệt của viên ngọc nổi tiếng nhất thế giới: Từ Hoàng hậu đến minh tinh Hollywood đều sở hữu, chủ nhân cuối cùng mới đáng chú ý-4Viên ngọc từng được Elizabeth Taylor sở hữu.

Sau cái chết của Elizabeth Taylor vào năm 2011, bộ sưu tập trang sức của bà được trưng bày trong các cuộc triển lãm vòng quanh thế giới. Về sau, La Peregrina được đem bán đấu giá với mức giá kỷ lục 11,8 triệu đô la (hơn 270 tỷ đồng).

Theo truyền thông, chỉ sau 4 phút rưỡi được chào bán, viên ngọc trai với giá trị lịch sử hàng trăm năm đã được mua bởi một nhà tư nhân đến từ châu Á. Cho đến nay, không một ai hay biết danh tính cụ thể chủ nhân hiện tại của viên ngọc trai này và số phận của nó giờ ra sao.


Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/OHqjG7D

Adblock test (Why?)

Mỹ rà soát cách cảnh sát phản ứng trong vụ xả súng trường học

Bộ Tư pháp Mỹ thông báo sẽ tiến hành đánh giá phản ứng của lực lượng thực thi pháp luật trong vụ xả súng trường tiểu học Robb.

"Theo yêu cầu của Thị trưởng Uvalde Don McLaughlin, Bộ Tư pháp Mỹ sẽ tiến hành đánh giá về phản ứng của cơ quan thực thi pháp luật trong vụ xả súng hàng loạt ở Uvalde, Texas, hôm 24/5", phát ngôn viên Bộ Tư pháp Mỹ Anthony Coley cho biết hôm 29/5.

Cuộc đánh giá của Bộ Tư pháp Mỹ được xem là động thái quan trọng trong bối cảnh giới chức Texas và lực lượng thực thi pháp luật đang hứng nhiều chỉ trích về cách các sĩ quan phản ứng với vụ xả súng trường tiểu học Robb.

Cảnh sát tại hiện trường vụ xả súng ở trường tiểu học Robb, thành phố Uvalde, bang Texas, Mỹ hôm 24/5. Ảnh: AP.

Cảnh sát tại hiện trường vụ xả súng ở trường tiểu học Robb, thành phố Uvalde, bang Texas, Mỹ hôm 24/5. Ảnh: AP.

Ông Coley cho biết cuộc đánh giá sẽ đưa ra báo cáo độc lập về hành động và phản ứng của lực lượng thực thi pháp luật vào thời điểm xảy ra vụ xả súng, đồng thời rút ra các bài học kinh nghiệm cùng phương pháp phản ứng hiệu quả nhất.

"Giống các đánh giá khác của Bộ Tư pháp về những vụ xả súng và các vụ án nghiêm trọng, cuộc đánh giá lần này sẽ công bằng, minh bạch và độc lập. Bộ Tư pháp sẽ công bố báo cáo khi hoàn tất", ông Coley nói thêm.

Lãnh đạo Sở An toàn Công cộng Texas (DPS) Steven McCraw trong cuộc họp báo hôm 27/5 thừa nhận cảnh sát hiện trường đã phạm sai lầm khi đánh giá thấp nguy cơ từ tay súng Salvador Ramos, dẫn tới hành động chậm trễ.

Tay súng 18 tuổi ngày 24/5 mang theo khẩu súng trường bán tự động kiểu AR-15 xông vào trường tiểu học Robb, khóa cửa một lớp học và xả súng vào những người bên trong. Ít nhất 19 học sinh và hai giáo viên đã thiệt mạng trong vụ tấn công.

4 đặc vụ Tuần tra Biên giới sau đó vào trường và bắn chết nghi phạm. Thời điểm đó, có tới 19 sĩ quan cảnh sát đang đứng bên ngoài hành lang. Trả lời các câu hỏi về cách cảnh sát đối phó tay súng, người phát ngôn DPS Chris Olivarez khẳng định cảnh sát không hành động lập tức nhưng đã cứu mạng được nhiều người.

Diễn biến vụ xả súng ở trường tiểu học Robb. Đồ họa: Tạ Lư. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Diễn biến vụ xả súng ở trường tiểu học Robb. Đồ họa: Tạ Lư. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Ngọc Ánh (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Chồng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ bị bắt

Paul Pelosi, 82 tuổi, chồng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, hồi cuối tuần qua bị cảnh sát bắt vì lái xe sau khi uống rượu.

Theo thông tin từ Mạng lưới Tư pháp Hình sự hạt Napa, bang California, ông Paul Pelosi bị bắt lúc 23h44 ngày 28/5. Ông bị cáo buộc lái xe sau khi sử dụng chất kích thích và có nồng độ cồn trong máu trên 0,08%.

Mức bảo lãnh cho hai tội danh này là 5.000 USD và chồng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã được tại ngoại vào sáng 29/5.

Ông Paul Pelosi ở Washington hồi tháng ba. Ảnh: AP.

Ông Paul Pelosi ở Washington hồi tháng ba. Ảnh: AP.

Drew Hammill, phát ngôn viên của bà Pelosi, cho biết Chủ tịch Hạ viện sẽ "không bình luận về vấn đề riêng tư này, xảy ra khi bà đang ở Bờ Đông đất nước".

Bà Pelosi có mặt tại Rhode Island vào ngày 29/5 để phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp của Đại học Brown.

Paul Pelosi là một nhà đầu tư kín tiếng. Ông điều hành một công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại San Francisco. Chủ tịch Hạ viện Mỹ và chồng gặp nhau tại Đại học Georgetown và kết hôn năm 1963.

Vũ Hoàng (Theo CNN, NYTimes, CNBC)

Adblock test (Why?)

NATO tuyên bố có quyền triển khai lực lượng ở Đông Âu

Phó tổng thư ký NATO Geoana tuyên bố khối này không còn chịu ràng buộc từ các cam kết nhằm kìm hãm triển khai lực lượng ở Đông Âu.

Phó tổng thư ký NATO Mircea Geoana hôm 29/5 cáo buộc Nga đã hủy bỏ mọi nội dung trong đạo luật sáng lập về quan hệ NATO - Nga bằng cách mở chiến dịch quân sự ở Ukraine và ngừng đối thoại với liên minh.

Theo đạo luật sáng lập về quan hệ NATO - Nga năm 1997 nhằm thiết lập lại quan hệ giữa liên minh và Moskva, hai bên đã đồng ý hành động để "ngăn chặn bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào với việc triển khai lực lượng ở các khu vực đã có thỏa thuận của châu Âu, bao gồm Trung và Đông Âu".

Phó tổng thư ký NATO tố Nga đang gây hấn với láng giềng và cũng không tham vấn thường xuyên với liên minh. "Vì vậy, tôi nghĩ rằng trên thực tế, đạo luật thành lập này không còn hiệu lực do Nga", ông nhấn mạnh.

Phó tổng thư ký NATO Mircea Geoana tại Berlin, Đức, hôm 15/5. Ảnh: AFP.

Phó tổng thư ký NATO Mircea Geoana tại Berlin, Đức, hôm 15/5. Ảnh: AFP.

Geoana tuyên bố NATO không còn rào cản nào về việc thiết lập thế trận vững chắc ở sườn phía đông và đảm bảo từng tấc lãnh thổ trong liên minh phải được bảo vệ theo Điều 5.

Điều 5 hiệp ước NATO quy định bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào một thành viên của khối cũng được coi là đòn tấn công nhằm vào cả liên minh và NATO sẽ phối hợp đáp trả.

Phó tổng thư ký NATO không nêu chi tiết về kế hoạch triển khai lực lượng, song nói rằng ông dự đoán khối này sẽ có "sự hiện diện mạnh mẽ, linh hoạt và bền vững".

Nga chưa phản hồi về phát ngôn của Phó tổng thư ký NATO. Lãnh đạo của các quốc gia thành viên NATO sẽ dự hội nghị thượng đỉnh ở Madrid, Tây Ban Nha, vào cuối tháng 6 để thông qua bất cứ sự thay đổi nào trong liên minh.

Sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi tháng 2, Phần Lan và Thụy Điển quyết định xem xét khả năng gia nhập NATO, từ bỏ chính sách không liên minh quân sự trong nhiều thập kỷ. Nga gọi đây là mối đe dọa đối với nước này, nhấn mạnh sự mở rộng của NATO không làm châu Âu hoặc thế giới ổn định hơn.

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Bấm vào hình để xem chi tiết.

7 thập kỷ NATO đông tiến ở châu Âu. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Ngày thứ 95 chiến sự Ukraine: Nga siết gọng kìm ở Donbass

Cuộc chiến giành kiểm soát khu vực Donbass, miền đông Ukraine, hôm nay tiếp tục căng thẳng khi Nga siết chặt vòng vây quanh các thành phố Severodonetsk và Lysychansk.

Thống đốc khu vực Lugansk Sergiy Gaiday cho biết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng tình hình tại Lysychansk đang trở nên "vô cùng tồi tệ". "Đạn pháo Nga đã rơi trúng một tòa nhà dân cư khiến một phụ nữ tử vong và 4 người phải nhập viện", ông nói. Gaiday mô tả giao tranh đang diễn ra trên từng con phố của thành phố.

Trong khi đó, ở bờ đông sông Donets, lực lượng Nga đã "tiến hành hàng loạt chiến dịch tấn công nhằm vào thành phố Severodonetsk", theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine.

Xe tăng của lực lượng thân Nga trên một con phố ở khu vực Lugansk ngày 26/5. Ảnh: Reuters.

Xe tăng của lực lượng thân Nga trên một con phố ở khu vực Lugansk ngày 26/5. Ảnh: Reuters.

Sau khi không thể kiểm soát thủ đô Kiev của Ukraine trong giai đoạn đầu chiến dịch, các lực lượng Nga đã chuyển trọng tâm sang khu vực Donbass ở miền đông.

"Tình hình hiện nay rất khó khăn, đặc biệt là ở những khu vực thuộc vùng Donbass và Kharkov, nơi quân đội Nga đang cố gắng giành được ít nhất một kết quả nào đó", Tổng thống Zelensky cho biết trong bài phát biểu hàng ngày vào đêm 28/5.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga thông báo thành phố Lyman đã được các lực lượng nước này giải phóng hoàn toàn khỏi những người theo chủ nghĩa dân tộc Ukraine.

Lyman, nằm ở phía bắc tỉnh Donetsk, là đầu mối giao thông đường sắt ở khu vực và là cứ điểm mang ý nghĩa chiến lược đối với nỗ lực của Moskva nhằm bao vây Severodonestk, một trong những thành phố lớn Kiev còn kiểm soát ở tỉnh Lugansk thuộc vùng Donbass.

Truyền thông Nga dẫn lời một quan chức cảnh sát tỉnh Lugansk nói rằng hai thành phố Kramatorsk và Severodonetsk "đang bị bao vây". Tuy nhiên, Thống đốc Gaiday khẳng định "Severodonetsk chưa hoàn toàn bị chia cắt". "Vẫn có khả năng cung cấp viện trợ nhân đạo cho thành phố", ông nói với truyền hình Ukraine.

Thống đốc Gaiday cho biết các lực lượng Nga đã tiến công vào khách sạn Myr ở rìa phía bắc Sievierodonetsk. "Họ không thể tiến sâu hơn vào thành phố và đang hứng chịu thương vong, nhưng chúng tôi không thể đẩy họ ra khỏi khách sạn vào lúc này", ông nói.

Các nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh ở Washington nhận định quân Nga vẫn chưa thể bao vây thành phố và quân phòng thủ Ukraine đã gây ra "thương vong đáng kể" cho họ.

Dù vậy, lực lượng Ukraine cũng chịu những tổn thất nghiêm trọng, theo báo cáo từ viện nghiên cứu của Mỹ.

Các nhà phân tích cho rằng việc Nga tập trung nhắm mục tiêu vào Sievierodonetsk khiến họ phải rút nguồn lực từ các chiến trường khác và kết quả là Moskva đạt được rất ít tiến bộ ở những nơi khác.

Tổng thống Zelensky tới thăm Kharkov ngày 29/5. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Zelensky tới thăm Kharkov ngày 29/5. Ảnh: Reuters.

Hơn ba tháng sau khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tổ chức "các cuộc đàm phán trực tiếp nghiêm túc".

Trong cuộc điện đàm kéo dài 80 phút với lãnh đạo Nga ngày 28/5, hai lãnh đạo châu Âu cũng đề nghị các bên ngừng bắn ngay lập tức và quân đội Nga phải rút khỏi Ukraine.

Tổng thống Zelensky hôm nay đến thăm các lực lượng Ukraine trên chiến tuyến ở khu vực Kharkov, phía đông bắc nước này. Chuyến thăm đánh dấu lần đầu tiên ông Zelensky xuất hiện bên ngoài khu vực Kiev kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine ngày 24/2.

Trong video do Văn phòng Tổng thống Ukraine đăng tải trên Telegram, ông Zelensky mặc áo chống đạn tới thị sát các tòa nhà bị phá hủy nặng nề ở Kharkov và vùng phụ cận.

"2.229 tòa nhà đã bị phá hủy ở Kharkov và trong khu vực. Chúng tôi sẽ khôi phục, tái thiết và đem cuộc sống trở lại", bài viết do Văn phòng Tổng thống Ukraine đăng có đoạn.

Trong video, các binh sĩ Ukraine còn cho Tổng thống Zelensky thấy những chiếc xe tải bị phá hủy bên lề một con đường đi qua cánh đồng. "Các bạn đã liều mạng vì tất cả chúng ta và vì đất nước chúng ta", Tổng thống Zelensky nói với những người lính.

Trước đó, Tổng thống Zelensky đã lên tiếng bày tỏ hy vọng các đồng minh của Ukraine sẽ cung cấp những vũ khí rất cần thiết cho nước này, thêm rằng ông mong đợi "tin tốt" trong vài ngày tới.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết họ đã bắt đầu nhận được tên lửa chống hạm Harpoon từ Đan Mạch và pháo tự hành của Mỹ.

Cố vấn Tổng thống Ukraine Mykhailo Podolyak đã lặp lại lời kêu gọi Washington chuyển các bệ phóng tên lửa đa năng tầm xa cho Kiev. Giới chức Mỹ cho hay họ đang xem xét đề xuất này và sẽ đưa ra quyết định trong những ngày tới.

Đà tiến công của Nga ở đông Ukraine sau ba tháng chiến sự. Đồ họa: Washington Post.

Đà tiến công của Nga ở đông Ukraine sau ba tháng chiến sự. Đồ họa: Washington Post.

Trong một diễn biến khác, Bộ chỉ huy quân sự Ukraine ngày 29/5 cho hay lực lượng của họ đang phản công ở khu vực phía nam Kherson, nơi phần lớn do Nga kiểm soát.

Họ nói rằng quân đội Ukraine đã đẩy lùi các lực lượng Nga và buộc họ phải co cụm về phòng thủ gần sông Pivdennyi Buh sau một cuộc phản công vào ngày hôm trước tại ba ngôi làng giáp vùng Mykolaiv lân cận.

Chính quyền khu vực cho biết các khu dân cư của thành phố Mykolaiv đã bị pháo kích vào sáng nay, khiến một dân thường thiệt mạng và ít nhất 6 người bị thương.

Nga chưa bình luận về thông tin này.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) tới nay ghi nhận hơn 6,7 triệu người Ukraine rời đất nước sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ngày 24/2.

Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc (OHCHR) ước tính giao tranh ở Ukraine khiến ít nhất 4.031 dân thường thiệt mạng và 4.735 người bị thương, nhưng cảnh báo con số thực tế có thể cao hơn.

Vũ Hoàng (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)