Từ 12h ngày 1/5, các chốt kiểm soát vẫn đo thân nhiệt người vào Quảng Ninh nhưng không khai báo y tế; cơ sở kinh doanh, du lịch được mở cửa.
Sáng 1/5, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Văn Thắng quyết định điều chỉnh một số hoạt động liên quan đến công tác phòng chống Covid-19. Tại các chốt kiểm dịch ở cửa ngõ, lực lượng chức năng chỉ thực hiện biện pháp y tế đối với trường hợp có biểu hiện dịch tễ nghi vấn.
Các phương tiện vận tải công cộng như xe khách tuyến cố định, xe hợp đồng, xe buýt liên tỉnh đến và đi từ Quảng Ninh đến địa phương khác được hoạt động 100%. Mỗi xe chỉ chở dưới 50% số ghế, tuân thủ quy định về phòng chống dịch.
Lãnh đạo tỉnh yêu cầu trong dịp nghỉ lễ 1/5, nếu lượng hành khách tăng đột biến tại bến xe, Sở Giao thông Vận tải Quảng Ninh bố trí phương tiện tăng cường để giải tỏa. Các loại phương tiện khác đến và đi từ Quảng Ninh được hoạt động bình thường.
Các cơ sở kinh doanh, dịch vụ được hoạt động trở lại. Bãi tắm chỉ được phép hoạt động khi duy trì mật độ giãn cách và biện pháp phòng dịch theo quy định.
Hoạt động tham quan trên vịnh Hạ Long, khu di tích, danh thắng Yên Tử, bảo tàng Quảng Ninh, thư viện tỉnh, khu du lịch quốc gia Trà Cổ - Móng Cái được khôi phục.
Quảng Ninh là tỉnh hiếm hoi vẫn giãn cách xã hội đến 3/5, trong khi hầu hết tỉnh thành đã nới lỏng từ 23/4. Ngày 28/4, Thủ tướng chỉ đạo để tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, các địa phương có thể chủ động nới lỏng một số ngành khác, nhất là du lịch, dịch vụ ăn uống, hàng không, nhưng cân nhắc "không áp dụng biện pháp phòng chống cao hơn yêu cầu của Thủ tướng".
Bảy ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm ca nhiễm mới và 15 ngày qua không xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng số ca nhiễm là 270, trong đó 219 người khỏi bệnh, 51 bệnh nhân đang điều trị.
MỹHàng chục người biểu tình, một số mang theo súng, vào tòa nghị viện của bang Michigan ngày 30/4 để yêu cầu thống đốc dỡ phong tỏa.
Người biểu tình tập trung tại sảnh tòa nhà ở Lansing, không ai đeo khẩu trang nhưng một số dùng khăn che mặt. Cảnh sát bang ngăn chặn họ xông vào phòng họp. Một số người đứng bên ngoài mang theo biểu ngữ phản đối lệnh phong tỏa, trong đó có một biểu ngữ so sánh Thống đốc Gretchen Whitmer với trùm phát xít Adolf Hitler.
"Những người đàn ông cầm súng trường đang la ó phản đối chúng tôi", Thượng nghị sĩ Dayna Polarhanki ngày 30/4 viết trên Twitter. "Một số đồng nghiệp của tôi đã mặc áo chống đạn".
Cuộc biểu tình này được đặt tên là Người Mỹ Yêu nước, do nhóm Đoàn kết vì Tự do cho Michigan tổ chức. "Chúng tôi không chấp nhận việc các quyền không thể chối cãi của chúng tôi bị hạn chế hoặc tước đoạt vì bất kỳ lý do gì, kể cả Covid-19", nhóm này viết trên Facebook.
"Chúng tôi tin rằng mọi người Mỹ nói chung và người Michigan nói riêng đều có quyền làm việc để nuôi sống gia đình, tự do đi lại, tụ họp cho mục đích tôn giáo, biểu tình phản đối chính phủ và tự quyết định vấn đề y tế của mình", bài đăng có đoạn viết.
Cuộc biểu tình diễn ra một ngày sau khi tòa án Michigan phán quyết rằng chỉ thị yêu cầu người dân ở nhà từ 24/3 của Thống đốc Whitmer không vi hiến. Đây là lần thứ hai trong tháng người biểu tình yêu cầu Whitmer dỡ phong tỏa. Ngày 16/4, khoảng 3.000 người biểu tình, một số mang vũ khí, đổ xuống đường ở Lansing, gây ra ùn tắc giao thông lớn xung quanh tòa nghị viện. Trump một ngày sau bày tỏ sự ủng hộ với người biểu tình.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn một triệu người nhiễm, gần 64.000 người tử vong và khoảng 156.000 người bình phục. Michigan ghi nhận hơn 3.500 ca tử vong vì nCoV, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.
Tình hình dịch tại Mỹ đang có dấu hiệu giảm nhiệt. Trump hồi đầu tuần khuyến khích các thống đốc giảm bớt hạn chế "càng nhanh càng tốt" nhưng cần "đảm bảo an toàn". Một số bang như Georgia, Alaska, Oklahoma, Nam Carolina và Tennessee đã mở cửa trở lại một phần hoạt động kinh tế sau vài tuần phong tỏa. New York, tâm dịch của Mỹ, dự kiến cho phép doanh nghiệp ngành xây dựng và sản xuất ở những khu vực ít ảnh hưởng hoạt động trở lại sau 15/5, tuy nhiên, lệnh phong tỏa sẽ được gia hạn tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng.
Covid-19 xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,3 triệu người nhiễm, hơn 234.000 người tử vong và khoảng một triệu người bình phục.
Lãnh đạo tình báo Đài Loan cho biết Kim Jong-un bị bệnh, khi nhiều đồn đoán về sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên đang lan truyền.
Khi được các nhà lập pháp chất vấn về tình hình Triều Tiên, Chiu Kuo-cheng, lãnh đạo cơ quan tình báo Đài Loan, ngày 30/4 nói tại Đài Bắc rằng họ nắm được thông tin nhưng chỉ có thể thảo luận sau hậu trường, vì nếu công khai, nguồn tin có thể gặp vấn đề.
Nhà lập pháp Tsai Shih-ying hỏi ông Chiu về tình hình sức khỏe của Kim Jong-un, ông chỉ trả lời đơn giản rằng ông Kim "bị bệnh" và không cho biết chi tiết cụ thể.
Cùng ngày, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói rằng ông không nắm thông tin về sức khỏe Kim Jong-un trong cuộc họp báo trực tuyến tại Geneva.
Nhiều tin đồn về sức khoẻ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dấy lên từ khi ông vắng mặt trong dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành hôm 15/4. Lần xuất hiện gần nhất của Kim Jong-un trên truyền thông là khi ông chủ trì một cuộc họp hôm 11/4.
Trang Daily NK chuyên đưa tin về Triều Tiên dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng ông Kim trải qua ca phẫu thuật tim hôm 12/4 tại khu nghỉ dưỡng Hyangsan, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. CNN đầu tuần trước dẫn lời một quan chức Mỹ nói Washington đang xác minh tin Kim Jong-un "trong tình trạng nghiêm trọng sau phẫu thuật".
Trong khi đó, Hàn Quốc nói rằng ông "vẫn sống và khỏe mạnh". Truyền thông Triều Tiên đưa tin Kim Jong-un đã gửi thư cho một số lãnh đạo nước ngoài để chúc mừng các ngày lễ quan trọng và gửi lời động viên đến công nhân xây dựng thành phố Samjiyon.
Ảnh vệ tinh cho thấy đoàn tàu và du thuyền chuyên dụng của Kim Jong-un xuất hiện tại khu nghỉ dưỡng Wonsan. Một số chuyên gia đánh giá Covid-19 có thể là lý do khiến Kim Jong-un hạn chế xuất hiện trước công chúng.
Bà Rịa - Vũng TàuLưu những hình ảnh nhạy cảm của bạn gái khi trò chuyện qua mạng xã hội, Lê Hoàng Tân, 19 tuổi, nhiều lần đe dọa buộc đưa tiền trả nợ, tiêu xài.
Tân (ở xã Bình Ba) bị Công an huyện Châu Đức tạm giữ để điều tra hành vi Cưỡng đoạt tài sản, ngày 1/5.
Hồi đầu năm, anh ta làm quen và được bạn gái 17 tuổi gửi nhiều hình ảnh nhạy cảm khi trò chuyện. Gần đây tình cảm rạn nứt, Tân lục lại ảnh để tống tiền, nếu không sẽ tiết lộ cho gia đình cô gái biết.
Hai lần thiếu nữ đưa 4 triệu đồng, hắn trả nợ và tiêu xài. Trưa 30/4, Tân tiếp tục buộc nạn nhân đưa 7 triệu đồng tại quán cà phê ở thị trấn Ngãi Giao thì bị cảnh sát ập vào bắt giữ.
Trung Quốc hôm nay ghi nhận 12 ca nhiễm nCoV mới, trong khi Hàn Quốc báo cáo thêm 9 người nhiễm, chủ yếu là ca "ngoại nhập".
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 12 ca nhiễm , trong đó một nửa là ca "ngoại nhập", nâng tổng số người nhiễm ở đại lục lên 82.874. Trung Quốc hôm qua chỉ ghi nhận 4 ca nhiễm "ngoại nhập" và không có trường hợp nhiễm trong nước.
Cơ quan này thêm rằng 6 ca nhiễm trong nước bao gồm 5 trường hợp ở tỉnh Hắc Long Giang và một ở khu tự trị Nội Mông. Tỉnh Hồ Bắc, nơi khởi phát Covid-19, ngày thứ 27 liên tiếp không phát hiện trường hợp nhiễm mới nào.
Theo NHC, 77.642 người nhiễm nCoV đã hồi phục. Trong số 599 người còn điều trị tại bệnh viện, chỉ có 38 ca bệnh nặng. Tổng số 4.633 người chết vì nCoV ở Trung Quốc.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hôm nay thông báo thêm 9 ca nhiễm nCoV, trong đó có 8 ca "ngoại nhập", nâng số người nhiễm ở quốc gia này lên 10.774. Số người nhiễm mới trong ngày đã tăng gấp hơn hai lần so với hôm 30/4, khi Hàn Quốc chỉ ghi nhận 4 ca "ngoại nhập" và không có ca nhiễm trong nước.
KCDC ghi nhận thêm một ca tử vong vì Covid-19, nâng số người chết lên 248. Thành phố Daegu, tâm dịch của Hàn Quốc, không báo cáo trường hợp nhiễm mới ngày thứ hai liên tiếp.
Hàn Quốc đã bắt đầu nới lỏng một số biện pháp "cách biệt cộng đồng" từ giữa tháng 4, khi tình hình dịch về cơ bản được kiểm soát. Quốc gia này cho biết sẽ tiếp tục nới lỏng thêm các biện pháp vào tuần tới.
Seoul sẽ dừng xử lý lao động nhập cư trái phép, đồng thời xuất bản sổ tay bằng 16 thứ tiếng để hướng dẫn người nước ngoài làm xét nghiệm nCoV. Thứ trưởng Bộ Y tế Kim Ganglip cho biết một số bảo tàng và trung tâm nghệ thuật sẽ được mở cửa trở lại nhưng ở quy mô hạn chế.
Covid-19 xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 3,3 triệu người nhiễm và hơn 234.000 người tử vong. Hơn một triệu người đã bình phục. Nhiều quốc gia đang dần chuyển sang giai đoạn nới phong tỏa hoặc mở cửa trở lại.
Trong bài viết cho VnExpress, cựu tuyển thủ Nguyễn Quang Hải - biệt danh "Hải Gà" kể về những va vấp trong sự nghiệp trước khi trở thành người hùng giúp Việt Nam vào chung kết AFF Cup 2008.
Tôi không bao giờ quên buổi trưa hôm ấy: 26/11/2007.
Sau buổi tập sáng ở sân bóng đá trung tâm Công an TP HCM, HLV Alfred Riedl và trợ lý Nguyễn Văn Hiệp gọi tôi ra nói chuyện riêng. Tôi linh tính có chuyện chẳng lành vì đội đã đến ngày chốt quân đi SEA Games 2007. Thật không may, tôi là người được chọn để... ở nhà.
Các bạn biết đấy, tôi đã 22 tuổi, xem như không còn cơ hội nào để dự SEA Games. Trời trưa nóng như đổ lửa, mà tôi thấy mình như rơi vào một hố băng tăm tối. Rồi tôi bật khóc như một đứa trẻ. Tôi đi về phòng, cố gắng để không trở nên thảm hại, vậy mà hai hàng nước mắt cứ rơi. Tiếng cười của những đồng đội được chọn như những vết dao cứa vào tim tôi. Họ chụp ảnh lưu niệm trước khi lên đường sang Thái Lan để chinh phục giấc mơ vàng SEA Games. Nhưng bức ảnh đó không có tôi.
Tôi khóc vì buồn, thất vọng và một chút tức giận. Khi HLV Alfred Riedl gọi bổ sung, tôi vừa tỏa sáng tại giải U21 quốc gia với danh hiệu Vua phá lưới. Tôi cũng được bầu là cầu thủ hay nhất giải U21 quốc tế năm ấy. Được triệu tập, tôi đặt mục tiêu phải có tên trong danh sách đi Thái Lan. Những tuần tập trung ở Hà Nội, tôi đã hòa nhập rất tốt. Tôi tập luyện chăm chỉ, cố tỏ ra hòa đồng. Trong trận giao hữu với U23 Zimbabwe, tôi còn ghi bàn giúp đội chiến thắng. Tôi nghĩ mình đã nỗ lực hết sức, mình đang có phong độ cao, kiểu gì cũng sẽ được dự SEA Games. Đó là giải đấu tôi từng mê mẩn theo dõi qua TV, là nơi ghi dấu những người hùng đàn anh như Hữu Đang, Huỳnh Đức, Hồng Sơn..., và tôi đã đến rất gần rồi.
Nhưng HLV Riedl đã không chọn tôi, và trên báo, thầy giải thích: "Đúng là Quang Hải đã chơi tốt ở giải U21. Nhưng cậu ấy đã 22 tuổi, tất nhiên phải chơi tốt hơn những người mới 19. Trong tay tôi đã có ba tiền đạo tốt là Công Vinh, Thanh Bình, Anh Đức. Tôi chọn thêm Tiến Thành vì cậu ấy vừa đá tiền đạo, vừa đá tiền vệ được".
À ra thế. Vậy mà trước đó thầy bảo là mê cái "que trái" của tôi lắm. Ở tuổi 22, tôi rút ra bài học lớn về sự chấp nhận.
Không được khoác áo đội U23, tôi bèn chuyển hướng qua một ước mơ lớn hơn: khoác áo đội tuyển quốc gia dự AFF Cup. Trở về Nha Trang trong sự đùm bọc, yêu thương của gia đình, bằng hữu, tôi quyết tâm đạt được mục tiêu của mình. HLV Hoàng Anh Tuấn đã cho tôi nhiều lời khuyên thật sự hữu ích. Thầy nói: "Trong bóng đá, có những cầu thủ rất giỏi nhưng chưa chắc hợp với lối chơi của một tập thể. Thầy tin năng lực của em. Huống chi em còn trẻ, cơ hội còn rộng mở nếu em biết cố gắng, biết phấn đấu và không gục ngã". Rồi thầy cho tôi về nghỉ ngơi, trước khi trở lại tập luyện như trâu như ngựa cùng CLB Khánh Hoà.
Trời không phụ lòng người, sau một năm miệt mài chăm chỉ, thi đấu và ghi bàn liên tục cho Khánh Hòa, tôi được HLV Henrique Calisto gọi lên tuyển chuẩn bị cho AFF Cup 2008. Ngày biết mình được gọi lên tuyển, tôi lại bật khóc. Mẹ chọc tôi con trai gì mà mít ướt, bị loại cũng khóc mà được chọn cũng khóc. Nhưng mẹ ơi, cùng là nước mắt, nhưng nước mắt của thất vọng và nước mắt của hạnh phúc khác nhau xa chứ.
Tôi đã lỡ hẹn với SEA Games, tôi phải chiến bù ở AFF Cup. Nhưng rồi mọi thứ lại diễn ra không như ý. Tôi cứ lạc nhịp thế nào đó trong lối chơi của đội tuyển. Để cải thiện, tôi cần phải thi đấu nhiều hơn và tự điều chỉnh. Nhưng hết lần này đến lần khác, HLV Calisto đều thất hứa với tôi. Cứ hôm nào ông hứa sẽ cho tôi vào sân, thì hôm sau tôi lại dự bị. Trận đấu với Thái Lan tại giải T&T Cup, thầy hứa cho tôi đá nhưng rồi ném tôi lên tận khán đài làm khán giả.
Con gà chiến đang máu me hăng tiết, nay lại bị nhốt trong chuồng, bó giò bó cẳng, nhìn đồng bọn và đối thủ của mình lao vào nhau. Đấy là một cảm giác thật sự khủng khiếp. Và khi tức giận, người ta không còn suy nghĩ thấu đáo nữa. Sau trận đấu, tôi xông lên phòng Calisto, xin rút tên khỏi đội và trở về Hải Phòng. Trái với sự tức giận của tôi, thầy lạnh lùng nói: "Cậu đang nóng, tôi không tiếp cậu. Hãy về phòng suy nghĩ lại, nếu sáng mai còn muốn về, tôi sẽ cho cậu toại nguyện".
Tôi về suy nghĩ, và vẫn quyết tâm sẽ rời đội. Trong lúc HLV Calisto suy nghĩ thì Tổng thư ký VFF Trần Quốc Tuấn xuất hiện. Vốn là đồng hương Khánh Hòa, anh Tuấn khuyên tôi: "Việc có mặt ở đội tuyển là một vinh dự mà cầu thủ nào cũng mơ ước. Em hãy gạt bỏ cái tôi, mặc cảm để ở lại".
Đấy cũng là một buổi trưa. Trên đường trở về phòng, tôi nghe một tiếng gà. Tiếng gà gáy trưa nghe khô khốc, chứ không mang hùng tâm mạnh mẽ như tiếng gà chào đón bình minh. Nhưng trong giây phút nghe tiếng gà ấy, tôi nhớ về con gà chiến của mình.
Bây giờ, tôi sẽ kể cho bạn nghe lý do vì sao mình có biệt danh là Hải "Gà".
Tôi mê đá gà vô cùng - một thứ đam mê nằm sâu trong tiềm thức không cách chi lý giải được. Khi đám bạn cùng trang lứa ở xóm chài Nha Trang chơi lò cò, bắn bi, thì tôi đã mê mẩn lũ gà. Nhưng nhà nghèo, tiền ăn còn không đủ, lấy đâu tiền mua gà. Tôi chỉ biết nhìn ké, chơi ké với mấy người anh. Thấy tôi mê gà và nghèo kiết xác, một người anh tặng tôi chú gà ô, lông đen, chân trắng. Tôi mê con gà đầu tiên của mình hơn hết thẩy mọi thứ trong đời. Cứ buông tập vở ra là tôi ôm gà. Mẹ mà không cản, tôi còn muốn ôm nó lên giường ngủ.
Con gà có thể dạy nhiều điều, nếu ta thật sự để tâm. Tôi nhớ con gà xám chân vàng mà mình vô tình phát hiện trong một lần đá gà. Ông chủ gà dắt theo nhưng không cho nó đá. Ông bảo nó đá dở ẹc, nên ai mua, thì bán ngay với giá 700.000 đồng. Quá rẻ, nếu bạn biết sau này tôi từng được trả giá mấy chục triệu cho một con gà chọi.
Chẳng ai thèm chú ý đến con gà "bảy trăm ngàn" ấy, trừ tôi. Tôi nhìn thấy trong ánh mắt của nó sự dũng mãnh, máu chiến. Tôi quyết định sẽ mua nó. Nhưng không thể để lộ cho đối phương thấy sự "máu me" của mình kẻo người ta đổi ý, tôi bảo ông chủ hãy chăm sóc nó thêm 10 ngày rồi sẽ quay trở lại lấy. Ngày ôm con gà "bảy trăm ngàn" trong tay, tôi cảm nhận được nguồn sinh lực bên trong cơ thể đang cuồng chân của nó. Tôi thấy lửa trong ánh mắt của nó.
Và rồi tôi cho nó thử giao chiến với những con gà lực lưỡng nhất trong đàn của mình. Và nó... xử đẹp tất cả. Nó tấn công mà không thèm phòng thủ, nó đá như chưa bao giờ được đá. Và con gà xám chân vàng ấy đã chiến thắng rất nhiều trận đấu sau đó. Người chủ ngày xưa tất nhiên đã không thể tin được nó chính là con gà "dở ẹc" mà ông ấy từng muốn đẩy đi.
Trước AFF Cup 2008, tôi chính là con gà "dở ẹc" đó. Con gà bị nhốt trong chuồng, con gà bị coi thường, con gà bị hoài nghi. Và tôi chợt dậy lên quyết tâm: phải chứng minh cho tất cả thấy họ đã sai lầm khi đánh giá thấp "gà chiến" Quang Hải.
Và tôi rút lại ý định về lại Khánh Hòa. Tôi tiếp tục chiến đấu và chờ đợi thời cơ. Hết trận này đến trận khác, tôi chờ đợi và chờ đợi. Việt Nam vào bán kết AFF Cup, gặp đương kim vô địch Singapore. Lượt đi trên sân nhà hòa 0-0, và chúng tôi phải đá lượt về trên sân khách. HLV Calisto nói: chỉ cần hiệp một Singapore không ghi được bàn, chúng ta sẽ đánh bại họ trong hiệp hai.
Hiệp một ở Singapore vẫn không có bàn. Sự tự tin toàn đội tăng dần. Hiệp hai trôi qua được 5 phút, 10 phút rồi 15 phút. HLV Calisto tung tôi vào sân. Tôi thầm nghĩ: thời cơ của mình đây rồi. Tôi thấy mình như một con gà chiến, chỉ muốn xông vào dùng cái cựa sắc nhọn của mình hạ gục đối thủ.
Chỉ năm phút sau khi vào sân, tôi ghi bàn duy nhất trận đấu, đưa Việt Nam vào chung kết.
Sau này, tôi mới biết, HLV Calisto ít sử dụng tôi ở các trận đấu, nhưng chưa từng định gạt tên tôi. Thầy cho tôi dự bị, hoặc ném lên khán đài chính là để kiểm tra sự kiên nhẫn của tôi. Thật may, tôi đã vượt qua "bài trắc nghiệm" ấy.
Sau khi ghi bàn duy nhất giúp Việt Nam loại Singapore, tôi tiếp tục phải ngồi dự bị khi Việt Nam hạ Thái Lan để lên ngôi vô địch. Khi các đồng đội tôi ăn mừng chiến công lịch sử, HLV Calisto đến ôm tôi và nói: "Tôi xin lỗi cậu. Với những gì cậu đã thể hiện ở bán kết, cậu xứng đáng có mặt ở trận chung kết này. Nhưng chúng ta có cầu thủ chấn thương, và tôi không có lựa chọn khác".
Tôi nhớ mình đáp lại rằng: "Con đã trưởng thành rồi. Và giờ hãy cùng nếm trải vinh quang này".
Phải, một cầu thủ rất giống một con gà chọi. Có tiềm năng là rất tốt, nhưng chưa đủ. Con gà và một cầu thủ trẻ cần rất nhiều sự rèn luyện, cần dinh dưỡng tốt và cần một tâm lý vững vàng. Nhưng gà chọi chỉ chiến đấu một mình, còn cầu thủ phải chiến đấu cùng đồng đội. Khi đeo huy chương lên cổ nhà vô địch, người ta không chỉ trao cho 11 cầu thủ đá chính mà trao cho cả những cầu thủ dự bị, những vị trợ lý, những săn sóc viên. Vì mỗi thành viên đều góp phần tạo nên vinh quang.
Từ một người bị gạt bỏ, tôi trở thành "người hùng". Tôi có tiền xây nhà cho mẹ, xây nhà cho mình và mua những con gà mà mình thích. Sau bao nhiêu lần vấp ngã, tôi luôn vịn bóng đá để đứng dậy.
Và dù bóng đá hôm nay có một tài năng cùng tên còn lớn hơn tôi nhiều: Nguyễn Quang Hải của CLB Hà Nội, nhưng Hải "Gà" quê Khánh Hòa cũng đã có một câu chuyện của riêng mình để kể.
Tôi đang làm bóng đá cộng đồng cùng với Cao Sỹ Cường tại Khánh Hòa. Và tôi sẽ dạy cho các em bài học lớn nhất của đời mình: hãy bền chí. Vì trong người ta luôn có một con gà chọi, chờ ngày cất cao tiếng gáy.
HLV Tottenham, Jose Mourinho muốn mùa giải sớm trở lại và đặt tham vọng giành danh hiệu Ngoại hạng Anh thứ tư trong tương lai.
"Tôi nhớ bóng đá", Mourinho nói với Sky Sports hôm 30/4. "Nhưng tôi cũng giống các bạn, nhớ thế giới của chúng ta hơn. Bóng đá chỉ là một phần trong thế giới của ta. Chúng ta phải kiên nhẫn. Đây là cuộc chiến mà tất cả đều phải chiến đấu. Tôi cố gắng hình dung một ngày bình thường ở sân vận động sẽ như thế nào. Tôi nhớ những buổi họp báo trước trận, nhớ trận đấu, rồi cả họp báo sau trận. Nhưng giờ bạn đến đây và thấy một cơ sở y tế đáng kinh ngạc".
Một phần sân nhà của Tottenham được dùng để hỗ trợ các bệnh nhân của bệnh viện North Middlesex. Điều này khiến Mourinho xúc động khi bước vào phòng thay đồ, như ông chia sẻ. Hôm 30/4, Mourinho để lại hình ảnh đẹp khi cùng vận chuyển rau vì CLB thiếu nhân công. Tottenham có vườn rau sạch để cung cấp cho các thành viên của CLB, nên trong lúc bóng đá bị hoãn, họ đã thu hoạch vườn rau để tặng những người bị cách ly tại nhà.
Hành động ý nghĩa của Mourinho giúp ông lấy lại thiện cảm của người hâm mộ. Cách đây ba tuần, chiến lược gia Bồ Đào Nha từng bị chỉ trích vì khi nước Anh vẫn còn lệnh cách ly. Điều đó cũng cho thấy Mourinho đang mong bóng đá trở lại như thế nào.
"Nếu Ngoại hạng Anh đá nốt chín vòng cuối, đó sẽ là điều tốt cho tất cả", Mourinho nói thêm. "Kể cả khi chúng tôi phải đá trên sân không khán giả, tôi vẫn không nghĩ chúng tôi đang chơi trên một sân vận động trống vắng. Với những chiếc máy quay, chúng tôi biết rằng hàng triệu người đang xem trận đấu. Nên nếu một ngày chúng tôi phải đá trên sân đấu trống vắng, thực tế nó không hiu quạnh chút nào".
Mourinho đang ở cùng ba trợ lý tại Tottenham trong giai đoạn phong tỏa. Thời gian nhàn rỗi nhiều giúp ông được xem lại những trận đấu cũ. Cách đây 15 năm, Chelsea thắng Bolton 2-0 để vô địch mùa 2004-2005. Đó cũng là danh hiệu đầu tiên của Mourinho tại Ngoại hạng Anh.
"Tôi muốn nghĩ rằng bản thân sẽ có bốn chức vô địch Ngoại hạng Anh", ông chia sẻ. "Tôi đã có ba, nhưng tôi muốn có bốn hơn".
Lãnh đạo tình báo Đài Loan cho biết Kim Jong-un bị bệnh, khi nhiều đồn đoán về sức khỏe của lãnh đạo Triều Tiên đang lan truyền.
Khi được các nhà lập pháp chất vấn về tình hình Triều Tiên, Chiu Kuo-cheng, lãnh đạo cơ quan tình báo Đài Loan, ngày 30/4 nói tại Đài Bắc rằng họ nắm được thông tin nhưng chỉ có thể thảo luận sau hậu trường, vì nếu công khai, nguồn tin có thể gặp vấn đề.
Nhà lập pháp Tsai Shih-ying hỏi ông Chiu về tình hình sức khỏe của Kim Jong-un, ông chỉ trả lời đơn giản rằng ông Kim "bị bệnh" và không cho biết chi tiết cụ thể.
Cùng ngày, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói rằng ông không nắm thông tin về sức khỏe Kim Jong-un trong cuộc họp báo trực tuyến tại Geneva.
Nhiều tin đồn về sức khoẻ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dấy lên từ khi ông vắng mặt trong dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành hôm 15/4. Lần xuất hiện gần nhất của Kim Jong-un trên truyền thông là khi ông chủ trì một cuộc họp hôm 11/4.
Trang Daily NK chuyên đưa tin về Triều Tiên dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng ông Kim trải qua ca phẫu thuật tim hôm 12/4 tại khu nghỉ dưỡng Hyangsan, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. CNN đầu tuần trước dẫn lời một quan chức Mỹ nói Washington đang xác minh tin Kim Jong-un "trong tình trạng nghiêm trọng sau phẫu thuật".
Trong khi đó, Hàn Quốc nói rằng ông "vẫn sống và khỏe mạnh". Truyền thông Triều Tiên đưa tin Kim Jong-un đã gửi thư cho một số lãnh đạo nước ngoài để chúc mừng các ngày lễ quan trọng và gửi lời động viên đến công nhân xây dựng thành phố Samjiyon.
Ảnh vệ tinh cho thấy đoàn tàu và du thuyền chuyên dụng của Kim Jong-un xuất hiện tại khu nghỉ dưỡng Wonsan. Một số chuyên gia đánh giá Covid-19 có thể là lý do khiến Kim Jong-un hạn chế xuất hiện trước công chúng.
Tiền GiangNguyễn Quốc Kiệt, 19 tuổi, đốt thử sản phẩm bao bì của công ty "xem có cháy không" làm lửa lan nhanh, gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Ngày 1/5, Việt (quê Đồng Tháp) bị Công an Tiền Giang bắt giữ để điều tra vì liên quan vụ cháy tại Công ty TNHH Việt Như Ý.
Theo điều tra ban đầu, Kiệt là công nhân tại công ty chuyên sản xuất bao bì do ông Nguyễn Minh Trí (56 tuổi) làm chủ. 3h30 ngày 26/4, Việt tò mò "không biết sản phẩm công ty có cháy không" nên đốt thử. Lửa lan nhanh, gây đám cháy lớn.
Hàng trăm cảnh sát PCCC cùng nhiều xe cứu hỏa tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp đến hiện trường ứng cứu. 5 giờ sau, đám cháy được dập tắt. Không có thương vong, song vụ hỏa hoạn làm toàn bộ nhà kho 3.000 m2 bị thiêu rụi.
Trung úy Dan Marcou, chuyên gia đào tạo của cảnh sát Mỹ, hướng dẫn thao tác thoát thân khi bị kẻ tấn công bóp cổ từ phía trước hoặc phía sau.
Theo trung úy Dan Marcou, phản xạ của người bị bóp cổ bất ngờ thường là không làm gì, cào mặt kẻ tấn công, hoặc cố gắng gỡ ngón tay của đối phương ra khỏi cổ, nhưng tất cả đều không mang lại hiệu quả cao. Ông đã hướng dẫn cách thoát thân khi bị bóp cổ từ phía trước như sau:
Bước 1, phòng thủ: Ngay khi đối phương đặt tay lên cổ và bắt đầu siết, bạn cần lập tức có phản xạ hạ cằm sát ngực, hai vai nâng cao để bảo vệ hoặc giảm áp lực lên khí quản và động mạch cảnh. Để giữ thăng bằng, khoảng cách giữa hai chân cần ít nhất ngang bằng vai, chân thuận ở phía sau, chân không thuận hơi ở phía trước.
Bước 2, giơ cao tay: Tiếp theo, bạn giơ hai tay lên trời, chụm chặt hai bàn tay với nhau. Bạn cần duy trì tư thế này cho tới hết thao tác.
Bước 3, xoay người: Vẫn trong tư thế ở bước 2, chân không thuận làm trụ, bạn cần nhanh chóng xoay một góc 180 độ về phía sau và bên không thuận. Hai tay khóa chặt trên cao sẽ giúp bạn phá được sự khống chế của đối phương.
Để đối phó khi bị bóp cổ từ phía sau, các thao tác thực hiện cũng tương tự như khi bị bóp cổ từ phía trước, mấu chốt vẫn là cần khóa chặt hai tay đang giơ cao với nhau vào thời điểm xoay người.
Tại sao cần giơ cả hai tay lên trời? Nếu chỉ giơ một tay, bạn cần xoay đúng chiều mới có thể thoát được đòn tấn công của đối phương. Bằng việc giơ cả hai tay lên cao trong lúc hoảng loạn, bạn có thể thoát thân bất kể xoay người theo chiều nào.
Khi phá được đòn bóp cổ, đối phương vẫn có thể tiếp tục tấn công. Vì vậy, ngay khi thoát, bạn cần chạy trốn hay đánh trả.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định họ không quan tâm tới việc can thiệp bầu cử Mỹ, sau khi Trump cáo buộc họ "sẽ làm bất cứ điều gì" để ngăn ông đắc cử.
"Chúng tôi đã nói rất nhiều lần rằng cuộc bầu cử tổng thống là vấn đề nội bộ của Mỹ và Trung Quốc không quan tâm tới việc đó", người phát ngôn Cảnh Sảng nói trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm qua.
Đồng thời, Bắc Kinh hy vọng Mỹ đừng cố kéo họ vào vấn đề này. "Chúng tôi mong các chính trị gia Mỹ không gây thêm rắc rối cho Trung Quốc", người phát ngôn nói thêm.
Tổng thống Mỹ Trump ngày 29/4 nói rằng ông tin Trung Quốc muốn ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden để giảm áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc về thương mại và những vấn đề khác. "Trung Quốc sẽ làm bất cứ điều gì có thể để tôi thất bại trong cuộc chạy đua này", Tổng thống Trump chia sẻ.
Nhưng giới quan sát ở Trung Quốc đại lục cho rằng nếu Nhà Trắng có một tổng thống đảng Dân chủ thì điều đó cũng không thay đổi bất kỳ điều gì về mối quan hệ đầy căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.
Thời Ân Hoằng, chuyên gia về Mỹ tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh, nói rằng ông không kỳ vọng mối quan hệ giữa hai nước có thể cải thiện ngay lập tức dù Biden có trở thành tổng thống. "Sẽ không có tổng thống Mỹ nào thân thiện với Trung Quốc và khó có thể biết được liệu Trump hay Biden sẽ có mối quan hệ tệ hơn đối với Bắc Kinh", ông Thời, cố vấn của Quốc vụ viện Trung Quốc, nhận định.
"Một tổng thống Dân chủ thậm chí còn dễ dàng thuyết phục các đồng minh của Mỹ ở châu Âu không làm ăn với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ hơn. Điều này sẽ gây thiệt hại nhiều hơn cho Bắc Kinh", ông nói thêm.
Biden, từng là phó tổng thống dưới thời Barack Obama, cam kết sẽ khôi phục vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và cải thiện mối quan hệ với các đồng minh của Washington đã bị phá vỡ bởi chính quyền Trump.
Tuy nhiên, Thời Ân Hoằng cho rằng mối quan hệ Mỹ - Trung có thể sẽ dễ dự đoán hơn nếu Biden làm tổng thống. "Đội phụ trách chính sách đối ngoại của đảng Dân chủ có nhiều kinh nghiệm làm việc với Trung Quốc hơn. Mối quan hệ giữa hai nước có lẽ sẽ ổn định hơn và có nhiều khả năng hợp tác về các vấn đề như nóng lên toàn cầu", ông nói thêm.
Vương Tập Tư, chuyên gia quan hệ quốc tế nổi tiếng tại Đại học Bắc Kinh, cho biết chính quyền Trump chỉ tập trung chủ yếu vào thương mại. "Ông Trump chủ yếu gây áp lực cho Trung Quốc về lĩnh vực thương mại. Ông ấy không quan tâm tới các vấn đề như Biển Đông, Đài Loan, Hong Kong...", ông Vương nhận định.
Chuyên gia này cũng nói rằng nếu đắc cử tổng thống, Biden sẽ quan tâm tới tất cả những vấn đề trên và tìm cách liên minh với các quốc gia khác để chống lại "mối đe dọa Trung Quốc".
Tổng thống Trump từng nhiều lần cáo buộc Trung Quốc có ý định can thiệp bầu cử Mỹ trong năm qua mà không đưa ra bằng chứng cụ thể nào, ngoại trừ một quảng cáo ở bang vào năm 2018 do một tờ báo nhà nước Trung Quốc hậu thuẫn nhằm chống lại chính sách thương mại của ông.
Lục Tượng, chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, xem đó là chiến thuật của Trump. "Tổng thống Mỹ cáo buộc Trung Quốc can thiệp vào chiến dịch tranh cử của mình, nhưng có rất nhiều hoài nghi về tính hiệu quả của chiến thuật này.
Cũng trong cuộc phỏng vấn hôm 29/4, ông Trump khẳng định đang cân nhắc nhiều phương án khác nhau để buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng . Một ngày sau, khi trao đổi với phóng viên tại Nhà Trắng, Tổng thống mới với Trung Quốc khi nói có bằng chứng nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Chuyên gia Lục cho rằng Trung Quốc nên chuẩn bị mọi kịch bản có thể xảy ra trong mối quan hệ với Mỹ. Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành hôm 28/4 nói rằng hai nước nên nhìn về một tương lai xa hơn là cuộc bầu cử tháng 11. "Mối quan hệ Mỹ - Trung, được xem là mối quan hệ quan trọng giữa hai nước lớn, không nên được xem xét hoặc giải quyết theo cách chỉ để phục vụ mục đích của một cuộc bầu cử", ông nói.
Hai ngày qua, nhiệt độ ở Huế thường xuyên trên 30. Dưới trời nắng, bộ đội phải bới từng gốc lúa, cắt rồi xếp một chỗ. Do ngậm nước, lúa rất nặng, việc thu hoạch mất nhiều công sức.
Xe vô thừa nhận quá 30 ngày sẽ bị tịch thu; cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài làm nghề massage... là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 5.
Xe vô thừa nhận quá 30 ngày sẽ bị tịch thu
Nghị định 31 có hiệu lực từ 1/5 quy định trong 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm, cảnh sát phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở.
Việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng được rút ngắn còn một lần, thay vì ít nhất hai lần như quy định hiện hành.
Trường hợp h, kể từ ngày thông báo cuối nhưng người vi phạm không đến nhận tang vật, phương tiện, cảnh sát sẽ tịch thu phương tiện vi phạm để bán đấu giá, nộp ngân sách nhà nước.
Lý giải việc rút ngắn thời gian và số lần thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng nêu trên, lãnh đạo Cục CSGT (Bộ Công an) nói "nhằm tạo điều kiện cho cơ quan chức năng nhanh chóng làm các thủ tục xử lý tang vật, phương tiện".
Cấm lao động Việt Nam ra nước ngoài làm nghề massage
Nghị định 38/2020 có hiệu lực ngày 20/5 quy định 7 công việc người lao động Việt Nam không được làm việc ở nước ngoài. Trong đó có những công việc như: Massage làm việc tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí; công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm); làm việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập; công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả; công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất axit nitơric, natri sunfat, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột có độc tính mạnh...
Công dân có quyền khai thác hình ảnh, âm thanh của tổ chức cá nhân
Nghị định 47/2020về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, có hiệu lực từ ngày 25/5 quy định công dân có quyền khai thác, chia sẻ hình ảnh, âm thanh của tổ chức hoặc cá nhân, nhưng không được xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân.
Các dữ liệu số mà người dân có thể được khai thác, chia sẻ là loại dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được thể hiện bằng tín hiệu số.
Tuy nhiên, nghị định cũng ràng buộc trách nhiệm của người dân khi khai thác, chia sẻ dữ liệu không được vi phạm các hành vi, như: cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật...
"Đây chính là vấn đề. Rủi ro nằm chính ở việc bạn phải đóng cửa một lần nữa", Steven Blitz, nhà kinh tế học tại công ty nghiên cứu thị trường TS Lombard, nhận định.
Mỹ đang chiến đấu với Covid-19 trên tất cả các mặt trận. Cục Dự trữ Liên bang và quốc hội đang dành một khoản viện trợ trị giá 9 nghìn tỷ USD để cứu nền kinh tế bị tổn thương, Larry Kudlow, người đứng đầu Hội đồng Kinh tế Quốc gia Mỹ, cho hay.
Tới nay, những dấu hiệu khả quan mới được nhìn thấy rõ ràng trên thị trường tài chính hơn là trong cuộc sống thường ngày của người dân Mỹ.
Hàng triệu người đã mất việc làm trong những tuần gần đây, khiến nhiều gia đình phải cân nhắc lại thói quen chi tiêu. Ở Texas, Wise và cha mẹ cô đều mất việc. Trong 6 tuần qua, họ hạn chế hết mức chi tiêu bằng cách cắt giảm tiền truyền hình cáp, các bữa ăn nhà hàng, ngừng mua quần áo mới.
"Bỗng nhiên bạn phải tự hỏi 'mình cần làm gì đây?', không ai trong ngôi nhà này có việc làm", Wise nói.
Hai tuần sau khi Wise bị cho nghỉ việc không lương hồi giữa tháng ba, cha cô cũng mất việc. Cả hai đều nhận trợ cấp thất nghiệp nhưng Wise cho hay họ cảm thấy hoang mang vì không biết bao giờ mới có thể đi làm trở lại. Trong lúc đó, các chi phí gia đình cứ chồng chất.
"Chúng tôi đã ngừng tiêu tiền, không chỉ bởi vì lệnh cách ly mà còn bởi chúng tôi không thể rút hầu bao vào lúc này", Wise chia sẻ. "Chúng tôi vẫn ổn. Đồ ăn vẫn còn trong tủ lạnh nhưng bạn không thể chi tiền khi không biết bao giờ mọi thứ sẽ quay về như bình thường".
Các chủ doanh nghiệp cho biết họ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng giữa việc đảm bảo sức khỏe cho nhân viên và mong muốn kiếm tiền trở lại. Nhiều người nói họ không biết liệu khách hàng có tìm đến hay không nếu mở cửa trở lại, nhưng họ không thể liều lĩnh tiếp tục đóng cửa trong khi các đối thủ đã bắt đầu hoạt động.
Tại Texas, yêu cầu chỉ hoạt động 25% công suất mà chính quyền bang đưa ra khiến các chủ doanh nghiệp không biết có nên mở cửa trở lại hay không và bằng cách nào, theo Jason Mock, chủ tịch Phòng Thương mại khu vực San Marcos.
"Mọi người đều đang phân vân", ông nói. "Một số doanh nghiệp còn do dự nhưng số khác hăm hở muốn trở lại cuộc chơi vì họ đã đứng bên lề quá lâu rồi".
Một số chủ nhà hàng phân vân liệu họ có thể đáp ứng yêu cầu chỉ phục vụ 25% số ghế hay không. Mở cửa trở lại trong tuần này đồng nghĩa với việc họ phải trả tiền thực phẩm, điện nước, lương nhân viên trong khi không có gì đảm bảo khách hàng sẽ lập tức quay lại.
"Đây là quyết định rất khó khăn", Mock nhận xét. "Mọi thứ có lẽ sẽ diễn ra chậm. Nhưng các chủ nhà hàng hiểu rằng đây chỉ là bước đầu tiên trên con đường trở về như trước đây".
Tại cửa hàng bán vali, túi du lịch Luggage Shop of Lubbock, nơi mở cửa trở lại vào ngày 1/5, Tiffany Zarfas Williams, chủ cửa hàng, cho hay bà đang khuyến khích khách hàng đặt mua trực tuyến trước rồi mới tới nhận. Nếu khách muốn đích thân tới chọn, họ có thể đặt lịch qua mạng nhằm đảm bảo rằng cửa hàng không quá đông. Bà cũng dự trữ khẩu trang dùng một lần và nước rửa tay cho nhân viên cùng khách hàng.
"Tôi hơi lo lắng", Williams nói. "Tôi ghét việc là nơi đầu tiên mở cửa trở lại. Phải hai đến ba tuần nữa chúng ta mới biết liệu đây có phải ý tưởng tốt hay không".
Dù doanh số tháng trước giảm 90%, Williams vẫn trả lương đầy đủ cho hai nhân viên toàn thời gian. Bà đã thương thảo với chủ nhà hoãn trả tiền thuê trong hai tháng. Tuy nhiên, Williams cho biết bà đã chuẩn bị tâm lý đối diện với tình trạng sụt giảm doanh thu trong dài hạn. Có thể phải mất vài tháng, thậm chí vài năm trước khi người tiêu dùng cảm thấy thoải mái với việc chi vài trăm USD cho một chiếc vali, bà nhận định.
"Ngay cả khi mở cửa, tôi không tin rằng khách hàng sẽ lũ lượt kéo đến cửa hàng", bà nói. "Đây là thách thức đối với chủ của các cửa hàng bán vali, túi xách, đồ du lịch. Đó đều là những thứ mà hiện tại không ai nghĩ đến. Tôi không biết bao giờ nó sẽ thay đổi nữa. Không có gì là chắc chắn cả".
Tại Columbia, Nam Carolina, Darius Johnson dự kiến mở cửa lại cửa hàng sinh tố của mình vào ngày 4/5 sau một tháng đóng cửa. Johnson có kế hoạch giới thiệu một ứng dụng di động giúp khách hàng gọi đồ và trả tiền trên điện thoại. Anh cũng dự trữ nhiều nghệ, gừng và chanh để làm sinh tố với hy vọng chúng sẽ thu hút được các khách hàng giờ đây biết quan tâm tới sức khỏe hơn.
"Thực sự là một thách thức lớn khi mà bạn thức dậy mỗi sáng và biết rằng mình sẽ không thể kiếm ra một xu nào", Johnson, 28 tuổi, nói. "Tất nhiên ai cũng muốn được an toàn nhưng bạn vẫn phải làm những gì có thể để giữ công việc kinh doanh".
Trump dọa áp thuế mới với Trung Quốc khi nói có bằng chứng nCoV lọt ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Trump nhấn mạnh lo ngại của ông về vai trò của Trung Quốc trong nguồn gốc và sự lây lan của nCoV đang được đặt lên trên nỗ lực xây dựng thỏa thuận thương mại với Bắc Kinh.
"Chúng tôi đã ký một thỏa thuận thương mại, thống nhất họ sẽ mua những mặt hàng gì và thực tế là họ đã mua rất nhiều. Nhưng điều đó giờ trở thành thứ yếu so với những gì đã xảy ra với virus", Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng ngày 30/4. "Tình hình virus hiện giờ không thể chấp nhận được".
Khi được hỏi liệu ông đã thấy điều gì khiến ông tin tưởng nCoV bắt nguồn từ Viện Virus học Vũ Hán, Trump trả lời "tôi có" nhưng nói thêm rằng ông "không thể tiết lộ".
Tình báo Mỹ đang xem xét giả thuyết nCoV bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán, dù nhận định virus "không phải do con người tạo ra". Phần lớn các nhà khoa học cho rằng virus khởi nguồn từ loài dơi.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng yêu cầu Trung Quốc cho phép các chuyên gia tới phòng thí nghiệm để xác minh nhưng bị Bắc Kinh từ chối. Các quan chức Mỹ nhấn mạnh đại sứ quán Mỹ tại Bắc Kinh đã bày tỏ lo ngại về các vấn đề an toàn tiềm ẩn tại Viện Virus học Vũ Hán từ năm 2018, song vẫn chưa tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy nCoV bắt nguồn từ đó.
Hồi đầu tháng một, Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận một phần để hạ nhiệt chiến tranh thương mại. Mỹ cắt giảm thuế với hàng hóa Trung Quốc, đổi lại, Bắc Kinh cam kết mua thêm nông sản, năng lượng, hàng hóa Mỹ và khắc phục những vấn đề sở hữu trí tuệ mà Washington đã phàn nàn. Tuy nhiên, 370 tỷ USD hàng Trung Quốc vẫn bị áp thuế lên tới 25%.
AnhHuyền thoại Man Utd Rio Ferdinand cho rằng dù giỏi đến đâu mỗi trung vệ đều gặp khó trước một số mẫu tiền đạo - mà điển hình là cặp Nemanja Vidic và Fernando Torres.
"Sự kết hợp giữa tôi và Nemanja Vidic có thể xem là tốt nhất lịch sử Ngoại hạng Anh", Rio Ferdinand mở đầu buổi nói chuyện trong chương trình The Beautiful Game hôm 30/4. "Hầu hết tiền đạo đối phương phải dạt cánh khi đọ sức với chúng tôi. Tuy nhiên, vẫn có một vài trường hợp khiến một trong hai bọn tôi gặp vấn đề dù đó có thể không phải tiền đạo hay nhất hành tinh. Fernando Torres nằm trong số ấy".
Giai đoạn đỉnh cao của Torres gắn liền với Liverpool, từ năm 2007 đến 2010. Ở cuộc đọ sức với Man Utd hồi tháng 3/2009, Torres khiến Vidic liên tục mắc sai lầm. Giữa hiệp một, anh thắng trung vệ người Serbia trong pha tranh chấp, gỡ hòa 1-1 để tạo tiền đề cho màn ngược dòng của Liverpool ngay trên sân Old Trafford. Khi trận đấu còn 15 phút Vidic nhận thẻ đỏ, còn Man Utd thua 1-4.
"Phong cách của Torres luôn rất bùng nổ, và là số ít khiến cả tôi lẫn Vidic luống cuống. Khi ở Liverpool, cậu ấy nằm trong số giỏi nhất thế giới", Ferdinand nói tiếp. "Torres có thể xem là khắc tinh của Vidic. Cậu ấy dường như tính toán trước mỗi khi va chạm Vidic , nhờ tốc độ và sự tinh quái, khiến đồng đội của tôi phạm sai lầm".
Với Ferdinand, anh cũng gặp một trường hợp tương tự như Vidic với Torres. "Ngoài hai người giỏi nhất là Cristiano Ronaldo và Lionel Messi, tôi cũng thấy phiền trước Kevin Davies. Là người không ngại đua sức và đối đầu trực tiếp, nhưng tôi luôn thấy bí mỗi khi theo kèm Davies. Kể cả quả bóng có xa anh ta bao nhiêu, Davies vẫn có cách lấy lại và đưa về phía khung thành".
Ferdinand gia nhập Man Utd hè 2002 và lập tức giúp Man Utd vô địch Ngoại hạng Anh mùa 2002-2003. Vidic tới Old Trafford sau ba năm rưỡi, và chỉ mất thêm nửa năm để hợp cùng đàn anh thành cặp trung vệ ăn ý. Tám năm chơi cùng nhau, Ferdinand và Vidic giúp "Quỷ đỏ" giành một Champions League, năm Ngoại hạng Anh và ba Cup Liên đoàn.
"Ít khi chúng tôi nói chuyện chuyên môn hay kết hợp nhau như nào trên sân. Phần lớn chỉ là chuyện phiếm", Ferdinand chia sẻ. "Tuy nhiên, chúng tôi rất hiểu nhau. Nếu Vidic theo kèm đối thủ, tôi sẽ lót phía sau. Nếu đối thủ phản công, tôi biết Vidic sẽ băng ra và giữ nguyên vị trí. Đôi khi bạn may mắn gặp một đối tác ăn ý, như thể chỉ cần hít thở cũng biết người kia nghĩ gì".
Thủ tướng Boris Johnson cho hay Anh "đã qua đỉnh dịch Covid-19" và đang dần chuyển sang giai đoạn nới phong tỏa.
"Chúng ta đã qua đỉnh và đang ở phía bên kia con dốc. Chúng ta giờ có thể thấy ánh sáng mặt trời và đồng cỏ xanh ở phía trước", Thủ tướng Johnson ngày 30/4 nói trong cuộc họp báo về Covid-19 đầu tiên kể từ khi bình phục do nhiễm nCoV.
Ông Johnson nói thêm rằng sẽ đưa ra một "kế hoạch toàn diện" vào tuần tới về tái khởi động nền kinh tế, mở cửa trường học về cho phép người Anh quay lại làm việc sau thời gian phong tỏa. Tuy nhiên, ông không ủng hộ ý tưởng nới lỏng hạn chế quá sớm, bởi nó có thể gây ra đợt bùng phát thứ hai và nâng tỷ lệ lây nhiễm vượt qua một, tức là trung bình một người nhiễm nCoV lây virus cho một người khác.
Thủ tướng Anh cũng thông báo nước ngày ghi nhận thêm 674 người chết vì nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca tử vong lên 26.771. Anh hiện là vùng dịch lớn thứ tư thế giới với 171.253 ca nhiễm, tăng 6.032 người so với một ngày trước.
Johnson cho hay nước này đã thực hiện hơn 81.000 xét nghiệm ngày 29/4 và đây là số xét nghiệm hàng ngày cao nhất ở Anh. Chính quyền Anh trước đó đặt mục tiêu tiến hành 100.000 xét nghiệm mỗi ngày vào cuối tháng 4.
Thủ tướng Johnson thừa nhận Anh đang đối mặt với "những vấn đề về hậu cần" trong việc cung cấp đồ bảo hộ cho nhân viên y tế trên tuyến đầu chống dịch và tiến độ tăng cường xét nghiệm chưa đủ nhanh.
Ngoài ra, Johnson chia sẻ thấu hiểu những nỗi khổ mà người dân Anh phải chịu đựng, như bị chia cắt bạn bè, người thân và lo lắng về công việc, trong thời gian phong tỏa vì Covid-19. "Sự hy sinh và nỗ lực của các bạn đang mang lại hiệu quả và được chứng minh là có hiệu quả", ông nói thêm.
Dân số trẻ, hệ thống y tế vững chắc và người cao tuổi tuân thủ lệnh ở nhà giúp Singapore chỉ ghi nhận 14 ca tử vong trên 16.000 người nhiễm nCoV.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng số người chết ít giúp Singapore trở thành quốc gia chống thành công dù ghi nhận hơn 16.000 ca nhiễm nCoV, nhiều nhất Đông Nam Á và thứ tư châu Á, bởi mục đích chính của các biện pháp y tế cộng đồng vẫn là cứu sống người dân.
Tỷ lệ tử vong vì nCoV tại Singapore là 0,85/1.000 ca nhiễm. Trong khi đó, tỷ lệ này tại nước láng giềng Malaysia là 17 và Indonesia là 84 và tỷ lệ trung bình toàn cầu là 70. Bỉ là nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới với 153 người chết/1.000 ca nhiễm. Tỷ lệ tại Mỹ và Trung Quốc khoảng 56.
Số người chết vì nCoV tại Singapore cũng thấp hơn nhiều so với Mexico và Nhật Bản, hai nước ghi nhận số ca nhiễm tương đương, nhưng báo cáo lần lượt 1.305 và 372 người chết.
Giới chuyên gia cho rằng tỷ lệ tử vong do nCoV tại Singapore thấp vì nhiều lý do. Đầu tiên, hầu hết ca nhiễm ở nước này là người trẻ tuổi, chủ yếu là lao động nhập cư thu nhập thấp sống trong những khu ký túc xá lớn, chiếm hơn 90% số ca nhiễm gần đây.
Bộ Y tế Singapore đã ngừng cung cấp dữ liệu về độ tuổi các ca nhiễm, nhưng giới chức nhấn mạnh rằng hầu hết họ đều trẻ, nhiều người chỉ xuất hiện triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng. Leong Hoe Nam, chuyên gia bệnh truyền nhiễm của Singapore, đánh giá những trường hợp đó đã "làm loãng" tỷ lệ tử vong của đất nước.
Singapore có khoảng 323.000 lao động nhập cư sống tại các khu ký túc đặc biệt, làm việc trong một số ngành như xây dựng, bảo trì công trình và sản xuất. Ngày 1/4, những ký túc xá này mới ghi nhận 19 ca nhiễm nCoV, nhưng đến hôm 26/4, số ca nhiễm ở đây đã tăng lên 11.419.
Do hầu hết người nhiễm nCoV trong các ký túc xá chỉ mang triệu chứng nhẹ, họ được điều trị trong những cơ sở cách ly cộng đồng thay vì bệnh viện, giúp các cơ sở y tế không bị quá tải và có thể chăm sóc tốt hơn cho những trường hợp nguy kịch.
Lý do thứ hai giúp giảm thiểu tỷ lệ tử vong là những người cao tuổi mắc bệnh mạn tính, đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch, đã tuân thủ yêu cầu ở nhà của chính phủ nhằm giảm nguy cơ nhiễm virus. Ngoài những bài phát biểu thường xuyên trên truyền hình quốc gia, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tháng này còn đưa ra lời kêu gọi riêng tới những người cao tuổi, khuyến cáo họ không ra ngoài.
Soh Lai Hoe, 94 tuổi, là một trong số những cư dân chú tâm đến lời kêu gọi của Thủ tướng. Bà sống với các con và không bước chân khỏi nhà kể từ tháng 3, thời điểm quốc đảo ban lệnh phong tỏa một phần. Trước khi đại dịch bùng phát, bà Soh thường ra ngoài tập thể dục hai lần một tuần. Giờ đây, bà thực hiện hoạt động này ngay tại nhà.
Paul Tambyah, chủ tịch Hiệp hội Vi sinh và Truyền nhiễm Y học châu Á Thái Bình Dương ở Singapore, cho biết vấn đề sẽ trở nên nghiêm trọng nếu xuất hiện thêm nhiều ca nhiễm nCoV tại các viện dưỡng lão hoặc trong số những người cao tuổi, bởi họ cần chăm sóc y tế nhiều hơn.
5 viện dưỡng lão của Singapore hiện ghi nhận khoảng 20 ca nhiễm nCoV trong số những nhân viên và người cao tuổi tại đây. Trong khi đó, các viện dưỡng lão ở 36 bang của Mỹ báo cáo khoảng 11.000 ca tử vong vì Covid-19, theo NBC. "Thật may khi tỷ lệ người già của chúng tôi thấp hơn nhiều so với Italy hoặc Tây Ban Nha", Tambyah cho hay.
Gần 1/4 dân số Italy trên 65 tuổi và hơn 1/3 số ca nhiễm nCoV tại nước này trên 70 tuổi, trong đó nhiều người cần chăm sóc tích cực. Italy ghi nhận hơn 27.000 người chết vì Covid-19, tương đương tỷ lệ tử vong 12,9%. Tại Singapore, độ tuổi trung bình của 12 ca tử vong tính đến ngày 22/4 là 78.
Một lý do khác giúp Singapore thành công trong việc giảm thiểu số người tử vong vì nCoV là họ đảm bảo đủ thiết bị điều trị cho những ca nghiêm trọng hơn, chuyên gia Leong nhận định. Các trường hợp nhẹ đang được chăm sóc tại những cơ sở cộng đồng, giúp giảm gánh nặng lên hệ thống bệnh viện.
Leong cho biết thêm rằng đội ngũ nhân viên y tế Singapore còn học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia khác và làm quen dần với phương pháp điều trị. Truyền thông địa phương gần đây đưa tin Trung tâm Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia, nơi xử lý hầu hết trường hợp nghiêm trọng, đang để bệnh nhân nằm sấp, sau khi một nghiên cứu cho thấy tư thế này giúp bệnh nhân cần hỗ trợ ít oxy hơn so với nằm ngửa.
"Chúng tôi học hỏi kinh nghiệm và tiến bộ hơn. Chính phủ cũng chủ động phân loại bệnh nhân trước khi số ca nhiễm tăng vọt, giúp dành nguồn lực cho những ca nặng", Leong cho hay.
Jeremy Lim, phó giáo sư Trường Y tế Cộng đồng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, đánh giá yếu tố chủ chốt là hệ thống chăm sóc sức khỏe đã không bị quá tải bởi những bệnh nhân cần chăm sóc tích cực. Số bệnh nhân được điều trị tích cực trên toàn quốc tăng lên 32 vào ngày 10/4, nhưng sau đó giảm xuống còn 22.
Lim nhận xét Singapore rõ ràng sở hữu "một hệ thống y tế vững chắc và đáng tin cậy", nhưng nói thêm rằng phương pháp của họ không có gì khác biệt so với những quốc gia khác.
"Đội ngũ nhân viên y tế của chúng tôi vẫn tiến hành những việc họ luôn làm, bao gồm chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân, không chỉ xử lý những vấn đề liên quan đến bệnh, mà còn chủ động tối ưu hóa các khía cạnh sức khỏe khác như dinh dưỡng và vận động", ông nói.
Lo ngại Covid-19 chưa được kiểm soát, siêu sao của Juventus Cristiano Ronaldo không về hội quân đúng hẹn.
Theo kế hoạch, Cristiano Ronaldo trở lại Italy vào thứ Ba 28/4 và sẽ cách ly hai tuần trước khi trở lại tập luyện cùng đồng đội. Tuy nhiên, tờ Corriere dello Sport tiết lộ, siêu sao người Bồ Đào Nha chưa đến xứ mỳ ống, tính đến đêm thứ Năm 30/4.
Italy chịu ảnh hưởng nặng nề nhất châu Âu bởi Covid-19. Tại Juventus, ba cầu thủ nhiễm bệnh gồm , Blaise Matuidi, Paulo Dybala. Trong số này, hai người đầu đã cho kết quả âm tính với nCoV, theo thông báo từ Juventus hồi giữa tháng Tư. Riêng Dybala, cầu thủ này mới âm tính lần đầu.
Truyền thông Italy cho rằng sức khỏe của Dybala là nguyên nhân khiến Ronaldo trì hoãn trở lại. Anh tiếp tục ở lại quê nhà Madeira cùng gia đình. Tờ Mundo Deportivo nhấn mạnh, rằng Ronaldo không tin Italy kiểm soát được Covid-19 và muốn "tự bảo vệ bản thân".
Juventus đá trận gần nhất tại Serie A vào ngày 8/3. Sau đó, Ronaldo trở về Bồ Đào Nha để chăm sóc mẹ, người vừa bị đột quỵ. Tới ngày 11/3, Rugani nhiễm nCoV. Ban tổ chức Serie A buộc phải tuyên bố hoãn giải đấu vô thời hạn.
Trong khi nhiều CLB như Napoli, Lazio sốt sắng trở lại tập luyện và thi đấu, Juventus tỏ ra thận trọng. Chủ tịch Andrea Agnelli khuyên các bên bình tĩnh, và ưu tiên giữ sức khỏe.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin, 54 tuổi, thông báo ông nhiễm nCoV và đang tự cách ly, đồng thời đề xuất người thay thế.
"Tôi vừa nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV", Mishustin nói trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Putin ở Moskva ngày 30/4.
"Tôi phải tự cách ly và tuân theo yêu cầu của các bác sĩ để bảo vệ các đồng nghiệp", ông cho biết và nhấn mạnh sẽ giữ liên lạc về "tất cả vấn đề quan trọng".
Hàng trăm người dân đổ ra hai bên đường, hô vang "thôn Chí Trung chiến thắng đại dịch", sáng 30/4.
7h, người dân thôn Chí Trung, xã Tân Quang (Văn Lâm, Hưng Yên) đổ ra các con đường dẫn vào nhà văn hóa để nghe lãnh đạo huyện công bố quyết định dỡ phong toả.
Ông Ngô Văn Mai (75 tuổi) cho biết cùng bốn người trong gia đình dậy từ sáng sớm để chuẩn bị đi "ăn mừng ngày vui nhất của làng kể từ sau ngày Độc Lập".
"Suốt một tháng qua, ngoài lương thực chuẩn bị từ trước, gia đình cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ các nhà hảo tâm nên cuộc sống vẫn bình thường, không quá khó khăn", ông Mai nói.
Ông Mai cho biết đã được dỡ phong toả nhưng ông sẽ khuyến cáo các thành viên trong ra đình và dân làng hạn chế ra khỏi nhà và tránh tụ tập đông người.
Người dân đứng hai bên đường cầm cờ, hoa và hô vang khẩu hiệu "Chí Trung chiến thắng đại dịch".
Ông Nguyễn Văn Thuỷ, Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Lâm, nhận định việc dỡ cách ly thôn Chí Trung là thành công bước đầu trong công tác chống .
"Sau khi dỡ cách ly, cuộc sống người dân trở lại bình thường. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn duy trì hoạt động của trạm y tế dã chiến, vẫn tổ chức đo thân nhiệt và khám sức khoẻ cho người dân trong 14 ngày tới".
Trước đó, ngày 2/4, tỉnh Hưng Yên phong toả thôn Chí Trung với 1.400 dân sau khi xác định được "bệnh nhân 219" dương tính. Trong 28 ngày cách ly, lực lượng y tế đã khám bệnh cho 285 ca, điều trị nội trú 10 ca và chuyển viện 9 ca.
Đội bóng xứ Catalonia không cho phép cầu thủ tăng quá hai kilogram trong thời gian ở nhà thực hiện giãn cách xã hội.
Theo AS, trong sáu tuần thực hiện giãn cách xã hội, đa số cầu thủ Barca chỉ tăng dưới 1kg. Cầu thủ tăng nhiều nhất ở mức 1,5kg. Những thông số này đều chưa chạm đến ngưỡng 2kg theo quy định.
Tỷ lệ mỡ của các cầu thủ Barca tăng từ 0,3% đến 0,9%. Do cầu thủ không có thiết bị đo chính xác tại nhà, Barca sẽ kiểm tra lại khi trở lại sân tập.
Trong thời gian giãn cách xã hội, ban huấn luyện Barca thường xuyên giao, kiểm tra kết quả tập cá nhân ở nhà. Chuyên gia dinh dưỡng Tona Lizarraga cũng hướng dẫn cầu thủ cách ưu tiên tiêu thụ protein, bổ sung trái cây, rau, sinh tố.
Barca muốn kiểm soát chặt trọng lượng cầu thủ để chuẩn bị cho việc thi đấu trở lại. Việc vượt quá cân nặng quy định, hoặc tăng tỷ lệ mỡ có thể làm chậm quá trình phục hồi, suy yếu sức bền cũng như khả năng thi đấu.
Theo dự tính, các đội bóng La Liga tập lại từ đầu tháng 5. Họ cần một tháng để khôi phục thể lực, chiến thuật trước khi thi đấu. Việc này cần có sự phê chuẩn của chính quyền Tây Ban Nha.
Với mật độ hai trận mỗi tuần, La Liga có thể cần một tháng rưỡi để chơi nốt 11 vòng còn lại. Nếu suôn sẻ, giải sẽ kết thúc trong tháng 7.
Đoàn Văn Hậu vẫn giữ nguyên khao khát được ở lại Hà Lan thêm một mùa giải để chiến đấu cho một vị trí chính thức.
Hiện tại, Văn Hậu đang nhận mức lương khoảng 18.000 Euro/tháng sau thuế (khoảng 456 triệu đồng). Mức lương ấy cao thứ 4 tại CLB. Thế nhưng, cả mùa giải, Văn Hậu mới chỉ thi đấu đúng 4 phút trong một trận đấu đã an bài tại Cúp quốc gia. Nghịch lý xảy ra từ đây.
Một cầu thủ đóng góp ít cho đội bóng, mới 21 tuổi, chủ yếu thi đấu cho đội trẻ CLB, nhưng lại nhận lương quá cao là điều không khó để nhận thấy. Nghịch lý ấy khiến thương vụ Đoàn Văn Hậu khó tránh khỏi những dị nghị.
Văn Hậu mới có 4 phút thi đấu cho SC Heerenveen trong mùa giải đầu tiên ở Hà Lan. Ảnh: Orange Pictures.
HLV Gertjan Verbeek thì chỉ trích chính sách chuyển nhượng của đội bóng cũ. Ông khẳng định Văn Hậu không đủ trình độ để chơi bóng tại Hà Lan, thậm chí là Australia, nơi ông đang làm việc. Trước đó, vị HLV này nhấn mạnh "nếu tôi là giám đốc điều hành SC Heerenveen, Văn Hậu sẽ không bao giờ được ký hợp đồng".
CĐV SC Heerenveen cũng nắm được vấn đề. Họ gọi mức lương Văn Hậu đang nhận là phi lý và không tương xứng với phần còn lại của đội bóng.
Báo chí Hà Lan và Việt Nam cùng đặt dấu hỏi về mức lương thật sự của Văn Hậu. Phương án có doanh nghiệp hỗ trợ trả lương cho Văn Hậu được đặt ra nhưng ngay lập tức bị phủ nhận bởi cựu chủ tịch Hà Nội FC, ông Nguyễn Trọng Chiến, ngay từ tháng 9/2019.
Theo báo cáo tài chính của Hiệp hội bóng đá Hà Lan (KNVB), quỹ lương của SC Heerenveen là 12,4 triệu Euro, trong khi đó doanh thu của đội mùa này chỉ là 16,6 triệu Euro. Như vậy, lương của Văn Hậu chiếm tới 3,6% quỹ lương của đội. Trong khi đó, giá trị anh đem lại chỉ là sự tăng trưởng đột biến về lượng người theo dõi fanpage SC Heerenveen trên Facebook.
Phương án Văn Hậu giảm lương để tiếp tục ở lại Hà Lan thi đấu cũng đi vào ngõ cụt bởi lẽ theo luật, mức lương tối thiểu dành cho cầu thủ có quốc tịch ngoài Liên minh châu Âu từ 20 tuổi trở lên như Văn Hậu đã là 394.616 Euro/năm trước thuế, giảm không đáng kể so với con số 450.000 Euro.
Nhận xét của cựu HLV SC Heerenveen Gertjan Verbeek đến vào đúng thời điểm tương lai của Văn Hậu đang bấp bênh. Ảnh: Sport5.
Nhận lương cao nhưng đóng góp không được là bao, Văn Hậu có thể phải đối mặt với thực trạng "bằng mặt nhưng không bằng lòng" từ chính các đồng đội trong CLB nếu không có lời giải thích thỏa đáng từ ban huấn luyện và lãnh đạo đội bóng. Những cầu thủ đóng góp nhiều nhưng nhận được ít hơn Văn Hậu chắc chắn cảm thấy sự thiếu công bằng trong câu chuyện này.
Nhiều cầu thủ châu Á đã để lại dấu ấn ở lục địa già trong hơn 1 thập kỷ qua. Vị thế của bóng đá châu Á thay đổi nhưng sự kỳ thị vẫn luôn âm ỉ chờ ngày khởi phát. Ngay cả những cầu thủ đã thành danh như Son Heung-min (Hàn Quốc), Shinji Kagawa (Nhật Bản), Wu Lei (Trung Quốc) đã phải chịu sự phân biệt đối xử không mong muốn khi mới tới châu Âu. Khó khăn chồng chất khó khăn với Văn Hậu là vì thế.
Một chi tiết cũng đáng suy ngẫm nằm ở ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 đến tài chính các CLB ở Hà Lan sau khi chính phủ cấm bóng đá tới 1/9/2020. Về vấn đề này, ông Jan van Halst, nhà phân tích thể thao và là cựu giám đốc tài chính FC Twente, cho hay: "11/18 CLB tại Giải VĐQG Hà Lan đứng trước nguy cơ phá sản".
SC Heerenveen là 1 trong 11 cái tên được nhắc đến. Hai giải pháp cấp thiết được đưa ra là chờ viện trợ tài chính từ chính phủ Hà Lan, cắt giảm lương cầu thủ hoặc kết thúc sớm hợp đồng với những cầu thủ không cần thiết. Tương lai của Văn Hậu tại SC Heerenveen lại thêm phần lung lay.
Những gì Văn Hậu đóng góp cho Heerenveen suốt mùa giải qua không tương xứng với khoản lương 450.000 Euro/năm mà CLB phải chi ra. . Ảnh: Pro Shots.
Những diễn biến trong 1 tuần qua cũng cho thấy, báo chí Hà Lan và người hâm mộ SC Heerenveen có chung quan điểm, CLB sẽ không giữ Văn Hậu ở lại.
Trong một cuộc khảo sát CĐV đội bóng này, hơn 80% cho rằng CLB không nên gia hạn hợp đồng với tuyển thủ Việt Nam.
Giám đốc kỹ thuật Gerry Hamstra sẽ có cuộc thảo luận với những cầu thủ sắp hết hợp đồng trong tuần này, bao gồm 3 cái tên là hậu vệ Ricardo van Rhjin, Đoàn Văn Hậu và tiền vệ Alen Halilovic. Vị GĐKT này vẫn đánh giá cao Văn Hậu và gọi anh là trường hợp đặc biệt.
Trang tin Fean Online thì thẳng thắn đánh giá không mấy sáng sủa về việc Văn Hậu được gia hạn hợp đồng: "Dự kiến, CLB cũng sẽ nói lời tạm biệt với bộ ba này. Rhjin được thi đấu nhưng không tạo được dấu ấn để trở thành cầu thủ không thể thay thế. Halilovic thì mất quá nhiều thời gian chữa trị chấn thương, còn Văn Hậu mới chỉ chơi 4 phút ở Cúp quốc gia".
Để bảo đảm quy định phòng chống Covid-19, lễ kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước diễn ra tại Dinh Độc lập bằng hình thức trực tuyến, sáng 30/4.
Tham dự có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình, lãnh đạo TP HCM, các cựu chiến binh, Mẹ Việt Nam anh hùng và các đoàn thể. Buổi lễ được tổ chức tại Phòng khánh tiết và khu vực trưng bày xe tăng 390 - mỗi nơi không quá 30 người.
Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân nhắc lại những sự kiện lịch sử trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước, đặc biệt là chiến dịch Hồ Chí Minh từ ngày 26 đến 30/4/1975 - kết thúc 21 năm hai miền Bắc, Nam chia cắt.
Ông Nhân cũng nêu những thành tựu TP HCM đạt được trong 45 năm qua, kể từ sau ngày thống nhất như kinh tế tăng trưởng cao nhất cả nước, luôn giữ vững vị trí đầu tàu kinh tế. Thành phố chỉ chiếm 0,6% diện tích và 8,6% lao động cả nước nhưng đóng góp lớn nhất vào tổng sản phẩm nội địa (23%) cũng như thu ngân sách (27%).
Thành phố đã xây dựng Khu công nghệ cao thành công nhất cả nước (vốn đầu tư 7 tỷ USD), xuất khẩu 8 tỷ USD với hơn 36.000 lao động. Công viên phần mềm Quang Trung với 200 doanh nghiệp và nhà đầu tư, hơn 11.000 kỹ sư cùng chuyên gia công nghệ thông tin. Doanh thu năm 2019 của công viên này gần 12.000 tỷ đồng và đây cũng là công viên phần mềm thành công nhất nước.
Đề cập đến những khó khăn thành phố gặp phải trong tình hình Covid-19 phức tạp, Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói rằng mục tiêu kiên quyết của chính quyền thành phố là không để xảy ra dịch, đây cũng là tiền đề để phát triển kinh tế thành công trong năm 2020 và 2021.
Ông Nhân cũng nhấn mạnh những định hướng quan trọng mà chính quyền, đảng bộ thành phố tiếp tục thực hiện là: lấy sự hài lòng của nhân dân làm thước đo cho thành công; thúc đẩy phong trào đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, phấn đấu trở thành địa phương sáng tạo nhất nước với Thành phố sáng tạo phía đông; đảng viên phải là người tiên phong, không vi phạm pháp luật...
Tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Văn Chương - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố nói, trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt và hôm nay được sống trong hòa bình mới thấy rằng thống nhất đất nước, độc lập dân tộc là rất quý giá. Sau 45 năm, bối cảnh quốc tế hiện tại cho thấy hòa bình, độc lập và toàn vẹn chủ quyền của đất nước tiềm ẩn nhiều mối đe dọa.
"Các thế hệ cựu chiến binh nhận thức sâu sắc và đầy đủ tình hình này", ông Chương nói. "Nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt, hàng đầu và cũng là tâm nguyện của Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh thành phố là tích cực tham gia xây dựng đất nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở".
Đây là lần đầu TP HCM kỷ niệm ngày thống nhất đất nước theo hình thức trực tuyến. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, năm nay, thành phố cũng không tổ chức các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thay vào đó tập trung thực hiện tốt chương trình đền ơn đáp nghĩa, thể hiện sự trân trọng trong việc chăm lo phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh hùng, sửa chữa nhà tình nghĩa, bia tưởng niệm, đài liệt sĩ, khu di tích cách mạng.
Hôm qua, thành phố đã tổ chức hai đoàn đại biểu (không quá 20 người mỗi đoàn) đi viếng các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn và dự Lễ dâng hương, dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng.
Ban Tổ chức Các ngày lễ lớn thành phố cũng tổ chức Triển lãm kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất đất nước và 134 năm ngày Quốc tế Lao động tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, đường Đồng Khởi, quận 1, từ ngày 27/4 đến 10/5.
Triển lãm hình ảnh cũng được tổ chức trên trang thông tin điện tử Đảng bộ thành phố, website TP HCM, cổng thông tin điện tử Văn phòng UBND thành phố và trang thông tin điện tử các sở, ngành, đoàn thể để phục vụ người dân.
Tuyến đường Lê Duẩn được trang trí ánh sáng nghệ thuật mừng ngày lễ lớn trong thời gian hai tháng (25/4-25/6).
Ngày 30/4/1975, phi công trẻ Võ Văn Tuấn lấy tấm danh thiếp của cha mình, một nhà ngoại giao kỳ cựu, ghi vội dòng chữ vào mặt sau để làm kỷ niệm.
Thượng tướng Võ Văn Tuấn - nguyên Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân, nguyên Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân VN, là con trai của nhà ngoại giao Võ Văn Sung - một trong 5 thành viên chính thức của đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại lễ ký hiệp định Paris 1973.
Ông Tuấn chia sẻ với VnExpress những kỷ niệm gia đình và suy nghĩ của ông về khát vọng hòa bình từ góc nhìn của một tướng lĩnh.
- Cha ông, đại sứ Võ Văn Sung là người đã đề xuất chọn Paris làm nơi diễn ra cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Ngày này 45 năm trước, cha ông đã chia sẻ điều gì với con trai mình?
- Ngày 30/4/1975, tôi đang là học viên phi công, chuẩn bị đi học lái máy bay. Ba tôi sau khi tham gia đoàn đàm phán ký hiệp định Paris 27/1/1973, tiếp tục ở lại làm đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Pháp. Dù ở cách nhau hàng vạn cây số, sau này kể lại thì cảm xúc của hai ba con đều giống nhau, đó là niềm hạnh phúc vỡ oà vì đất nước được thống nhất.
Lúc đó, tôi vội lấy danh thiếp của ba được cất kỹ trong balo, lật mặt sau và ghi "11h30 ngày 30/4/1975, chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh toàn thắng. Đất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất. Ghi nhớ mãi ngày này". Chiếc danh thiếp ấy, sau 45 năm tôi vẫn còn giữ.
Với ba tôi, trong suốt những năm tháng hoạt động ngoại giao, đó cũng là giây phút đáng nhớ nhất, vì khát vọng hoà bình cho dân tộc đã thành sự thật.
Ba tôi có nhiều cuốn hồi ký, trong đó, ông nêu mục tiêu cuối cùng của mọi cuộc đấu tranh là đất nước được độc lập, hoà bình, người dân được sống trong tự do để phát triển.
Ông từng nhận định, các thế lực khi đến xâm lăng luôn tìm cách chia rẽ sự đoàn kết, thống nhất của một quốc gia. Người Việt Nam có những lúc đã ở hai chiến tuyến, nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều là máu đỏ da vàng, đều chung nguồn gốc, đều là con dân của đất mẹ Việt Nam, không ai có thể chia cắt được.
Ba tôi ở Tây Âu, tiếp xúc nhiều Việt Kiều với nhiều hoàn cảnh khác nhau, quan điểm chính trị khác nhau, nhưng lúc đó ai cũng mong muốn hoà bình cho dân tộc và tự do cho nhân dân Việt Nam.
- Được biết gia đình ông ở miền Nam tập kết ra Bắc, nhiều người thân vẫn ở trong Nam. Đúc kết nêu trên của cha ông về "người Việt Nam có những lúc đã ở hai chiến tuyến" chắc cũng đến từ hoàn cảnh gia đình?
- Anh con dì hai (chị gái của mẹ) tôi trước đây là sĩ quan của quân đội phía bên kia chiến tuyến. Sau ngày đất nước thống nhất, tôi đóng quân ở sân bay Phan Rang, anh tôi ở Nha Trang, tôi vẫn thường xuyên chủ động gặp anh. Anh là người hiền lành nhưng cũng phải đi học tập, cải tạo rất lâu.
Tôi và anh thường ngồi với nhau và có chung tâm sự rằng, thật may mắn khi có ngày thống nhất đất nước, nếu không, hai anh em sớm muộn phải đối diện với nhau trên chiến tuyến, người trong gia đình có thể phải bắn nhau. Và dù anh tôi ở bên nhận thất bại, anh luôn nói nhờ có 30/4 mà anh em được đoàn tụ. 45 năm rồi, chúng tôi vẫn thường xuyên gặp nhau và rất thân thiết.
Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, hoà giải, hoà hợp dân tộc rất cần thiết cho sự phát triển của đất nước chúng ta. Sức mạnh hội tụ sẽ là đôi cánh giúp Việt Nam bay xa hơn.
- Khát vọng hòa bình của các thế hệ người Việt Nam trong đó có cha ông phần nào được thể hiện trong Sách trắng quốc phòng. Đó là chính sách quốc phòng mang tính hoà bình, tự vệ. Ông nghĩ như thế nào về chính sách này?
- Khi Sách trắng quốc phòng 2019 được công bố, tôi đã nghỉ hưu, nhưng quá trình xây dựng tôi có tham gia. Chúng ta đều biết, thế giới hiện nay không còn hai cực nữa mà là đa cực, là thế giới phẳng. Tất cả quốc gia dù lớn nhỏ đều đặt lợi ích quốc gia của mình lên trên hết. Việt Nam hiện là thành viên tích cực của khối ASEAN, cùng các nước xây dựng nền hoà bình, ổn định của khu vực.
Chúng ta nhất quán quan điểm không tham gia liên minh quân sự, vì tham gia với nhóm nước này để chống lại nhóm nước khác sẽ dẫn đến nguy cơ đe doạ an ninh, hoà bình cho dân tộc mình.
Trong Sách trắng quốc phòng 2019, Việt Nam nêu rõ chính sách "bốn không", nhưng bổ sung "một tuỳ". Đó là, "tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhau cũng như các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hợp tác cùng có lợi, vì lợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế".
Đây là một điểm rất mới, nêu rõ chúng ta không cứng nhắc, nếu đất nước lâm nguy, an ninh đe doạ, Việt Nam có thể tham gia vào một khối, nhóm nào đó để chống lại âm mưu thù địch, tìm các đe doạ nền hoà bình của chúng ta.
Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa thông qua đối ngoại chung và đối ngoại quân sự quốc phòng. Trong khối ASEAN, chúng ta chủ động đề xuất tổ chức hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ADMM, và hội nghị ADMM+ mở rộng với các nước lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nga để tăng cường hoạt động bảo vệ hoà bình, ổn định, phát triển trong khu vực.
Bộ đội Việt Nam cũng đang tham gia tích cực vào hoạt động bảo vệ, gìn giữ hoà bình Liên Hợp Quốc.
- Một đất nước muốn có hòa bình bền vững thì phải đủ năng lực để bảo vệ Tổ quốc, cả về khả năng tổng hợp cũng như khả năng đặc trưng của quốc phòng. Ông nhìn nhận như thế nào về điều này?
- Chúng ta không đánh người khác nhưng phải luôn phòng vệ để có hàng rào tốt, nếu bị tấn công thì sẵn sàng đáp trả.
Muốn hoà bình, chúng ta phải khoẻ mạnh. Xây dựng một quân đội hùng mạnh làm rường cột cho đất nước là việc phải làm để đảm bảo hoà bình vững chắc. Vì vậy, quân đội Việt Nam được xây dựng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đó là một trong những chiến lược của Nhà nước để đảm bảo không ai dám nhòm ngó, xâm lược. Nếu chúng ta yếu, chúng ta phải trả giá cao.
Bên cạnh đội quân tinh nhuệ, chúng ta cũng mua sắm và làm chủ vũ khí hiện đại, đảm bảo phòng ngự và tấn công khi cần thiết. Dù từng bước hiện đại, Việt Nam có nhiều quân binh chủng tiến thẳng lên hiện đại, đặc biệt là những quân binh chủng thiên về kỹ thuật như Phòng không Không quân, Hải quân, Thông tin liên lạc, Không gian mạng... đủ sức để đối đầu và đánh thắng vũ khí, thế lực tương đương có ý đồ xâm lược chúng ta.
Tôi có thể khẳng định, hiện nay, quân đội Việt Nam đủ mạnh để đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền đất nước.
- Cha ông từng chia sẻ với ông những giá trị của hòa bình và thống nhất đất nước, đến lượt mình, ông nói điều này với các con như thế nào?
- Kinh nghiệm đúc kết suốt những năm tháng hoạt động ngoại giao của ba tôi và cả đời phục vụ trong quân ngũ, tôi hiểu rõ giá trị của hoà bình, ổn định. Để có hoà bình, chúng ta đã phải trả giá bằng cả xương máu của hàng triệu người.
Thế hệ của ba tôi đã đấu tranh để giành hoà bình, thế hệ của tôi là gìn giữ hoà bình, còn thế hệ con cháu tôi, của thanh niên hiện nay là tiếp tục sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đó là trách nhiệm thế hệ, được truyền từ đời này qua đời khác, không cần phải nói trực tiếp hay trao đổi giáo điều.
Tôi tin rằng, các con tôi và lớp trẻ sau này hoàn toàn có đủ tài năng, trí tuệ và sự hiểu biết để gìn giữ hoà bình, đưa đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu.
Tôi cũng mong 30/4 là ngày kỷ niệm đất nước thống nhất cuối cùng, không còn ngày nào tương tự nữa. Như vậy, đất nước sẽ mãi mãi hoà bình, ổn định, phát triển vững chắc.
Trump tin rằng cách Trung Quốc xử lý Covid-19 chứng minh Bắc Kinh "sẽ làm bất cứ điều gì" để ông thất bại trong cuộc bầu cử tháng 11.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua nói rằng Trung Quốc muốn ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden, đối thủ của ông, chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng cuối năm nay nhằm giảm áp lực mà ông đặt ra cho họ về thương mại và các vấn đề khác.
"Họ liên tục sử dụng ngoại giao công chúng để khiến sự việc như thể họ vô tội", Trump đề cập đến giới chức Trung Quốc, thêm rằng Bắc Kinh đáng lẽ nên tích cực hơn và cho thế giới biết sớm hơn về .
Ông chủ Nhà Trắng khẳng định đang cân nhắc nhiều phương án khác nhau để buộc Bắc Kinh chịu trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng. Trump không trả lời cụ thể khi được hỏi liệu ông có xem xét áp thuế hoặc không trả nợ cho Trung Quốc hay không. "Tôi có thể làm rất nhiều việc. Chúng tôi đang tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra", ông nói.
Tổng thống Mỹ cũng cho biết thỏa thuận thương mại đạt được với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, được kỳ vọng giảm thâm hụt thương mại lâu nay giữa hai nước, "đã bị xáo trộn rất nghiêm trọng" vì tổn thất kinh tế nặng nề trong Covid-19.
Quan chức cấp cao giấu tên ở Nhà Trắng cho biết lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc dường như không còn giữ được cam kết ngừng chỉ trích lẫn nhau mà họ từng nhất trí trong cuộc điện đàm hồi cuối tháng 3. Hai nước gần đây công kích nhau ngày càng nhiều về nguồn gốc nCoV và phản ứng với đại dịch. Tuy nhiên, Trump và các trợ lý vẫn tránh đề cập trực tiếp tới ông Tập.
Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn một triệu ca nhiễm nCoV và gần 61.000 người chết. Trump chịu nhiều chỉ trích rằng không hành động đủ sớm để chuẩn bị cho sự lây lan của virus tại Mỹ. Hiện có khoảng 43% người Mỹ ủng hộ cách ông chủ Nhà Trắng xử lý đại dịch, theo khảo sát của Reuters ngày 27-28/4.