Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

Tội phạm Mỹ 'hớt tay trên' tiền cứu trợ Covid-19

MỹThất nghiệp khi phải nuôi hai con nhỏ, Krystle Phelps (33 tuổi) khóc cả ngày khi biết khoản trợ cấp đã bị kẻ xấu “hớt tay trên”.

Phelps vào cổng thông tin của Sở Thuế vụ (IRS) mới hay đã có kẻ mạo danh chồng mình nộp đơn lĩnh khoản cứu trợ 3.400 USD dành cho gia đình bốn người, trong khi chỉ qua tháng này, vợ chồng cô sẽ mất khả năng chi trả tiền thuê nhà do cùng mất việc làm tại thành phố Owasso, Oklahoma.

Trường hợp của Phelps không còn hiếm gặp sau khi Tổng thống Trump vào cuối tháng 3 để giảm tác động của . Những tuần gần đây, tội phạm đã và đang dùng số an sinh xã hội, địa chỉ nhà riêng, và thông tin cá nhân khác để mạo danh chiếm đoạt trợ cấp thất nghiệp và tiền cứu trợ.

Khác với nạn nhân bị đánh cắp danh tính trước đây vốn thường bị lựa chọn ngẫu nhiên, những nạn nhân hiện tại như Krystle Phelps đang thật sự cần tiền trợ cấp. Ảnh: The New York Times.

Krystle Phelps nói đang thật sự cần tiền trợ cấp. Ảnh: The New York Times.

Do tác động của khủng hoảng kinh tế và sự xáo trộn xung quanh gói cứu trợ, làn sóng lừa đảo đang ngày càng gia tăng. Số đơn phản ánh về lừa đảo đánh cắp danh tính trong tháng 4 cao gấp bốn lần con số của ba tháng trước gộp lại, Ủy ban Thương mại Liên bang cho hay.

Theo Trung tâm Dữ liệu về Đánh cắp danh tính, tổ chức phi lợi nhuận tại San Diego (bang California), số lượt truy cập vào tổ chức trên trong tháng 3 cũng đã tăng 850% so với năm trước và vẫn đang tăng. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng khi chính phủ thiếu biện pháp xác thực danh tính người lĩnh tiền cứu trợ. Cụ thể, người muốn lĩnh tiền trợ cấp truy cập cổng trực tuyến của IRS và nhập số an sinh xã hội, địa chỉ, số điện thoại và ngày sinh để xác thực danh tính. Tuy nhiên, thông tin cá nhân của nhiều người đã nằm sẵn trong tay hacker sau hàng chục vụ trong những năm qua. Ngay tháng 3, Công ty báo cáo tín dụng Experian đã phát hiện "mẻ thông tin" 3 triệu người dùng mới bị đánh cắp, trong đó chứa mọi thông tin cá nhân kẻ lừa đảo cần để khai báo lĩnh trợ cấp.

Việc IRS yêu cầu quá ít thông tin xác thực ví như "đang rung chuông mời gọi" hacker. Về vấn đề này, IRS hiện chưa lên tiếng.

Không chỉ dựa vào thông tin có sẵn, kẻ lừa đảo còn lợi dụng tình trạng thiếu thông tin để thu thập dữ liệu mới. Chúng "oanh tạc" bằng email và cuộc gọi để phát tán phần mềm độc hại và thuyết phục người dân tiết lộ thông tin cá nhân. Riêng tuần qua, Google cho biết đã ngăn chặn 18 triệu email như vậy.

Trong tháng 4, kẻ lừa đảo cũng dựng lên hơn 4.300 website độc hại để lợi dụng việc người dân tìm kiếm thông tin về gói hỗ trợ, theo Công ty bảo mật Check Point.

Tại các trang web giả dễ gây nhầm lần như whereismystimulus ("tiền cứu trợ của tôi đâu?") và 2020reliefprogram ("chương trình cứu trợ 2020"), người dùng bị yêu cầu nhập thông tin cá nhân để tra cứu. Nếu làm theo, người dân sẽ tự để lộ thông tin cho kẻ xấu.

Trên diễn đàn thuộc "dark web", kẻ lừa đảo ngang nhiên thảo luận cơ hội trục lợi từ quỹ cứu trợ khẩn cấp và trợ cấp thất nghiệp. Một kẻ còn đe dọa "khi tờ séc 1.200 USD tới tài khoản, các người cứ cẩn thận vì tôi sẽ tới cướp nó", Công ty bảo mật Sixgill cho hay.

là tập hợp những website mà IP máy chủ đã bị ẩn, hoàn toàn "vô hình" trước các công cụ tìm kiếm. Người dùng chỉ có thể truy cập dark web thông qua phần mềm đặc biệt. Đây là thế giới ngầm của những kẻ buôn bán ma túy, vũ khí, những kẻ bệnh hoạn, ấu dâm, sát thủ...

Quốc Đạt (Theo The New York Times)

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét