Thứ Năm, 2 tháng 7, 2020

Ấn Độ duyệt mua 33 tiêm kích mới

Bộ Quốc phòng Ấn Độ phê duyệt thương vụ mua 33 tiêm kích Nga trị giá khoảng 2,4 tỷ USD, khi căng thẳng biên giới với Trung Quốc leo thang.

"Nhằm giải quyết nhu cầu tăng lực lượng tiêm kích về lâu dài của không quân Ấn Độ, Hội đồng Mua sắm Quốc phòng (DAC) chấp thuận đề xuất mua 21 tiêm kích MiG-29, 12 tiêm kích Su-30MKI và nâng cấp 59 chiếc MiG-29 hiện có", Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết trong thông cáo ngày 2/7.

Kế hoạch mua thêm 33 tiêm kích nằm trong gói mua sắm trị giá 5,2 tỷ USD, vốn bị trì hoãn trong thời gian dài, được thông qua trong bối cảnh căng thẳng biên giới Ấn - Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngoài khoảng 2,4 tỷ USD mua và nâng cấp tiêm kích, Ấn Độ dành khoảng 2,7 tỷ USD mua sắm khí tài cho lục quân cùng tên lửa cho hải quân và không quân.

Tiêm kích Su-30MKI mang theo tên lửa BrahMos cất cánh từ một sân bay ở Ấn Độ, năm 2017. Ảnh: AFP.

Tiêm kích Su-30MKI mang theo tên lửa BrahMos cất cánh từ một sân bay ở Ấn Độ, năm 2017. Ảnh: AFP.

"Các khí tài được mua sắm bao gồm đạn pháo phản lực Pinaka, nâng cấp vũ khí cho thiết giáp BMP, hệ thống liên lạc vô tuyến định nghĩa bằng phần mềm cho lục quân, tên lửa hành trình tầm xa tấn công mặt đất (LRLAMS) cùng tên lửa Astra cho hải quân và không quân. Chi phí thiết kế và phát triển rơi vào khoảng 2,7 tỷ USD", theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết việc mua lại các hệ thống Pinaka sẽ cho phép thành lập thêm các trung đoàn mới, còn hệ thống LRLAMS với tầm bắn trên 1.000 km cùng tên lửa Astra sẽ tăng cường khả năng tấn công của không quân và hải quân.

Ấn Độ trong thời gian gần đây tăng cường mua sắm khí tài, trong đó có số vũ khí trị giá 66 triệu USD gồm tên lửa phòng không vác vai Igla-S, súng trường tấn công và đạn dược từ Nga. Ấn Độ cũng hối thúc Nga đẩy nhanh tiến độ chế tạo và chuyển giao các hệ thống phòng không tầm xa S-400 trong bối cảnh căng thẳng biên giới chưa hạ nhiệt.

Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc đối đầu nhau tại một số điểm quanh Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), được coi là biên giới hai nước, . Nhiều vụ đụng độ giữa hai bên xảy ra, đỉnh điểm là vụ hôm 15/6 khiến hàng chục binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc thương vong.

Bất chấp các chỉ huy quân sự và đại diện ngoại giao đã và nhất trí hạ nhiệt căng thẳng, Ấn Độ và Trung Quốc đều đưa quân cùng khí tài tăng viện cho khu vực biên giới. Giới chuyên gia nhận định các cuộc thảo luận của hai bên chưa đạt được bất cứ kết quả cụ thể nào và lần đối đầu này hơn vụ đụng độ 73 ngày trên cao nguyên Doklam năm 2017.

Ấn Độ duyệt mua 33 tiêm kích mới - 2

Vị trí binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ẩu đả chết người tối 15/6. Đồ họa: Telegraph.

Nguyễn Tiến (Theo Sputnik)

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét