Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021

Những thách thức chờ đón châu Á năm 2022

Năm 2021 đầy khó khăn đã khép lại, nhưng châu Á có thể tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức chính trị, kinh tế, xã hội trong năm 2022.

2022 sẽ là một năm quan trọng với châu Á, khi nhiều quốc gia trong khu vực tổ chức các cuộc bầu cử quan trọng, có thể dẫn tới những thay đổi lớn về hiện trạng chính trị, theo Zuraidah Ibrahim, phó tổng biên tập SCMP.

Philippines và Hàn Quốc sẽ tổ chức bầu cử tổng thống vào năm 2022, trong bối cảnh cả hai lãnh đạo là Rodrigo Duterte và Moon Jae-in đều không thể tái tranh cử do giới hạn nhiệm kỳ. Thủ tướng Muhyiddin Yassin hồi tháng 8/2021 cho biết Malaysia cũng sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 7/2022 và ông không có ý định tái tranh cử.

Bà Ibrahim cho rằng khi căng thẳng địa chính trị leo thang ở châu Á do cạnh tranh siêu cường Mỹ - Trung, đây sẽ là vấn đề nổi bật trong các chiến dịch tranh cử, đặc biệt ở Philippines, một đồng minh của Mỹ nhưng gần đây đang có xu hướng ngả về Trung Quốc dưới thời Tổng thống Duterte.

"Trong bối cảnh đó, tình trạng đối đầu giữa hai siêu cường sẽ ngày càng căng thẳng hơn, tác động đáng kể đến khu vực", Ibrahim nhận định.

Du khách đi dọc phố Di sản gần tượng Maharaja Ranjit Singh ở Amritsar, Ấn Độ ngày 31/12/2021. Ảnh: AFP.

Du khách đi dọc phố Di sản gần tượng Maharaja Ranjit Singh ở Amritsar, Ấn Độ ngày 31/12/2021. Ảnh: AFP.

Trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, chính quyền Tổng thống Joe Biden trong năm 2022 được cho là sẽ tìm cách thúc đẩy xây dựng một liên minh về thương mại và công nghệ hoặc ký kết một thỏa thuận hợp tác kinh tế lớn với châu Á nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc.

Tuy nhiên, nỗ lực này của Washington có thể bị ảnh hưởng khi chính quyền Biden bị phân tâm với cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ 2022, trong đó đảng Dân chủ đang đứng trước nguy cơ lớn đánh mất ưu thế tại cả Hạ viện lẫn Thượng viện.

Ibrahim dự đoán Trung Quốc có thể tận dụng thời cơ này để gia tăng nỗ lực gây ảnh hưởng với khu vực, khiến áp lực chọn phe sẽ ngày càng tăng đối với nhiều quốc gia châu Á.

Wang Xiangwei, cựu tổng biên tập SCMP, tin rằng mối quan hệ Mỹ - Trung đã phần nào ổn định hơn sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình hồi tháng 11, khi hai bên đều nhấn mạnh cần phải có những "rào chắn" ngăn xung đột.

Tuy nhiên, ông nhận định mối quan hệ này vẫn tồn tại những căng thẳng trong năm tới, đặc biệt khi Trung Quốc và Mỹ đều bước vào chu kỳ chính trị của riêng mình. Đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) vào năm sau sẽ tổ chức đại hội toàn quốc lần thứ 20.

"Ông Tập nhiều khả năng sẽ tiếp tục nắm quyền sau đại hội, có thể diễn ra vào tháng 10 hoặc 11 năm 2022. Điều này có nghĩa Trung Quốc không thể tỏ ra yếu thế trước Mỹ trong giai đoạn này", Wang nói. "Trong khi đó, cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ Mỹ vào tháng 11 không chỉ ảnh hưởng tới chương trình nghị sự của Biden, mà còn tác động tới chính sách Trung Quốc của ông trong bối cảnh hai siêu cường tiếp tục cạnh tranh".

Trong lĩnh vực an ninh, khi các cường quốc tăng cường tìm cách kiềm chế một Trung Quốc ngày càng quyết đoán hơn, nhiều lực lượng hải quân nước ngoài trong năm tới sẽ tăng hiện diện trên các tuyến hàng hải của khu vực, nhất là Biển Đông và biển Hoa Đông, Maria Siow, chuyên gia phân tích các vấn đề Đông Á, nhận định.

Các nỗ lực giành ảnh hưởng lớn hơn ở châu Á có thể được tăng cường vào năm 2022, khi Nhật Bản tổ chức Đối thoại An ninh Bộ Tứ với Mỹ, Australia và Ấn Độ. Washington dự kiến tăng cường các quan hệ đồng minh, đối tác với nhiều quốc gia trong khu vực, có khả năng làm thay đổi cục diện an ninh châu Á.

Ngoài căng thẳng chính trị liên quan đến cạnh tranh Mỹ - Trung, Wang Xiangwei dự đoán châu Á trong năm 2022 sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức từ Covid-19 cùng những biến chủng mới xuất hiện có thể khiến đại dịch kéo dài. Ông cho rằng ưu tiên hàng đầu của năm 2022 là phải có một cộng đồng quốc tế đoàn kết hơn để đẩy lùi những tác động tiêu cực của Covid-19, đại dịch đã tàn phá thế giới suốt 2 năm qua khiến hơn 5,4 triệu người chết.

Omicron xuất hiện và lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu đã làm dấy lên làn sóng lo ngại mới. Tuy nhiên, khi vaccine ngày càng phổ biến và tỷ lệ tiêm chủng ngày càng tăng ở các nước châu Á, Wang tin rằng khu vực và thế giới có thể hy vọng đại dịch cuối cùng sẽ được kiểm soát vào cuối năm 2022.

Đối với Trung Quốc, quốc gia dự kiến có khoảng 90% trong 1,4 tỷ người được tiêm ít nhất hai liều vào quý đầu tiên năm 2022, kịch bản kiểm soát thành công Covid-19 làm dấy lên hy vọng rằng Bắc Kinh sẽ dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế biên giới và đi lại vào mùa hè tới.

William Bratton, một chuyên gia về kinh tế, tài chính châu Á, cũng nhận định Covid-19 kéo dài sang năm 2022 sẽ là một yếu tố tác động lớn, khiến kinh tế châu Á đối mặt với những giai đoạn bất định trong năm tới, dù không chệch hướng khỏi quỹ đạo hồi phục hiện nay.

Tốc độ triển khai vaccine chậm ở một số nền kinh tế kém phát triển ở Đông Nam Á và sự khó lường của nCoV có khả năng làm giảm tăng trưởng của khu vực và gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, Bratton dự đoán xu hướng kinh tế châu Á trong năm sau là các nước tiếp tục đà mở cửa, bình thường hóa hoạt động đi lại, giao thương, khi tỷ lệ tiêm vaccine tiếp tục tăng lên.

Chuyên gia Siow cũng cho rằng các biện pháp kiểm soát dịch ở châu Á sẽ ít nghiêm ngặt như năm 2020 và các chính phủ có thể sẽ cung cấp chính sách hỗ trợ lớn hơn cho các công ty và hộ gia đình. Hoạt động đi lại và du lịch, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề trong đại dịch, cũng được dự kiến sớm phục hồi, đặc biệt với hệ thống quy định về hộ chiếu vaccine.

Nằm ngoài xu hướng này là Trung Quốc, nước sẽ tiếp tục duy trì chính sách "Không Covid" ít nhất tới sau đại hội lần thứ 20 của CCP. "Chính sách này có thể không ảnh hưởng lớn tới động lực tăng trưởng của chính nền kinh tế Trung Quốc, nhưng thiếu vắng dòng khách du lịch Trung Quốc vốn sẵn sàng chi mạnh tay trong các chuyến đi nước ngoài sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới một số nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch trong khu vực", Bratton nhận định.

Hai người đeo khẩu trang đi trên khu phố ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Hai người đeo khẩu trang đi trên khu phố ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: AP.

Rana Mitter, giáo sư lịch sử và chính trị Trung Quốc hiện đại tại Đại học Oxford, Anh cho rằng trong năm 2022, châu Á cũng là tâm điểm của nhiều mối quan tâm về liên minh.

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng và Biden muốn đưa Mỹ trở lại, Washington có rất nhiều điều muốn thể hiện với châu Á.

"Mỹ cần phải chứng tỏ họ có khả năng trở thành một người bạn lâu dài với các đối tác truyền thống ở châu Á - Thái Bình Dương", Mitter cho biết. "Biden cũng cần chứng minh rằng sáng kiến Build Back Better World (Xây dựng lại thế giới tốt hơn) do Mỹ dẫn đầu có ý nghĩa với khu vực và cung cấp những giải pháp kinh tế - an ninh nghiêm túc".

Giáo sư Đại học Oxford thêm rằng nếu mọi việc suôn sẻ, Anh sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào năm tới.

"Đây là dịp hiếm hoi một quốc gia châu Âu muốn đóng vai trò trong định hình thương mại ở châu Á. Nếu thực sự tham gia CPTPP, Anh sẽ là nền kinh tế lớn thứ hai trong nhóm sau Nhật Bản và trở thành một phần trong các cuộc đàm phán với hai ứng viên khác là Trung Quốc và đảo Đài Loan", Mitter nói. "Các cuộc thảo luận thương mại năm 2022 sẽ rất hấp dẫn".

Thanh Tâm (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)

New York chuẩn bị đón năm mới

Thủ tướng Boris Johnson nói rằng Anh đang có một đêm Giao thừa tốt hơn rất nhiều so với năm trước trong bài phát biểu mừng năm mới.

"Chúc mừng năm mới. Năm 2022 đã sắp tới với chúng ta. Bất kể những thách thức, bất kể những lo lắng có thể đến trong những tuần và tháng tới, đặc biệt là về Omicron hay số ca nhập viện tăng, chúng ta có thể nói một điều chắc chắn rằng: chúng ta đang có một đêm 31/12 tốt hơn rất nhiều so với năm ngoái", Thủ tướng Johnson nói trong video đăng trên Twitter ngày 31/12.

Thủ tướng Anh cho hay quốc gia này có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong nhóm G7 và lực lượng lao động tăng so với trước đại dịch, nguồn đầu tư toàn cầu lớn vào công nghệ cao của Anh gấp hai và ba lần Đức và Pháp.

Ông Johnson cho rằng lý do quan trọng để Anh có thể duy trì mở cửa nền kinh tế là người Anh đã hưởng ứng lời kêu gọi tiêm chủng, giúp quốc gia này đạt được các mục tiêu tiêm chủng và tiêm tăng cường.

"Đó là lý do chúng ta hoàn toàn có thể ăn mừng vào đêm nay", ông nói. "Tuy nhiên, tôi vẫn khuyến nghị mọi người nên thận trọng và xét nghiệm trước khi muốn ra ngoài".

Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở Anh là 189.846 trường hợp, mức cao nhất từng được báo cao, nâng tổng số ca lên gần 13 triệu. Anh đã ghi nhận hơn 148.600 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát.

Kể từ ngày 20/12, Anh mỗi ngày đều báo cao hơn 100.000 ca nhiễm mới, khi biến chủng Omicron có khả năng lây lan nhanh tiếp tục hoành hành. 71% người dân Anh đã tiêm chủng đầy đủ, trong khi 77% đã tiêm ít nhất một liều.

Adblock test (Why?)

Pháp cấm đóng gói rau củ quả bằng màng nhựa

Luật cấm đóng gói hàng chục loại trái cây và rau củ bằng màng nhựa có hiệu lực ở Pháp từ 1/1, trong nỗ lực loại bỏ nhựa dùng một lần.

Pháp cấm các siêu thị và cửa hàng bán dưa chuột bọc màng nhựa, ớt, cà rốt và tỏi tây trong bao bì nhựa. Tổng cộng có 30 loại trái cây và rau củ trong danh sách, trong đó có chuối, lê, chanh, cam và kiwi.

Các loại rau củ quả đóng gói trên 1,5 kg và trái cây cắt nhỏ hoặc sơ chế không bị cấm. Một số loại như cà chua bi hoặc trái cây mềm như mâm xôi hay việt quất được phép trì hoãn tuân thủ lệnh cấm để các nhà sản xuất tìm giải pháp loại bỏ và thay thế bao bì nhựa. Tất cả các loại trái cây và rau củ sẽ bị cấm bọc nilon vào năm 2026.

Dưa chuột bọc màng nhựa bày bán trong một siêu thị ở Pháp. Ảnh: AP

Dưa chuột bọc màng nhựa bày bán trong một siêu thị ở Pháp. Ảnh: AP

Ước tính 37% trái cây và rau củ bày bán ở Pháp năm 2021 được bọc màng nilon. Chính phủ Pháp cho rằng lệnh cấm sẽ cắt giảm hơn một tỷ mặt hàng đóng gói bằng nhựa dùng một lần mỗi năm. Bộ Môi trường Pháp nhận định phải có biện pháp hạn chế "lượng nhựa sử dụng một lần nhiều quá mức trong đời sống hàng ngày".

Tổng thống Emmanuel Macron đã gọi lệnh cấm đóng gói bao bì nhựa với thực phẩm tươi sống là "cuộc cách mạng thực sự" và cho hay Pháp đang dẫn đầu toàn cầu khi ban hành luật loại bỏ dần mọi loại nhựa dùng một lần trước năm 2040.

"Lệnh cấm phải mang tính công bằng và phù hợp. Thật đáng tiếc khi vẫn cho phép một số loại trái cây và rau củ nhất định có thời gian trì hoãn. Khí hậu đang trong tình huống khẩn cấp. Ai cũng nhận thức được cần phải hành động cấp thiết để giải quyết vấn đề này", Moïra Tourneur, giám đốc vận động chính sách của tổ chức phi chính phủ Không rác thải tại Pháp, nhận xét.

Theo kết quả thăm dò năm 2019 mà Ifop thực hiện cho Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) tại Pháp, 85% người dân ủng hộ cấm sử dụng sản phẩm và bao bì nhựa dùng một lần. Hơn hai triệu người đã ký vào bản kiến nghị của WWF kêu gọi chính phủ các nước chấm dứt cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa. Trong các bài đăng trên mạng xã hội, người tiêu dùng phản ánh những điều vô lý như bọc dừa trong nhiều lớp màng nhựa hay bọc từng quả chuối trong màng nhựa.

WWF, tổ chức liên tục vận động về tác hại của nhựa lên đa dạng sinh học và sinh vật biển ở Địa Trung Hải và đại dương khắp thế giới, ca ngợi luật của Pháp là "bước đi tích cực và đúng hướng", đồng thời nhắc nhở rằng còn nhiều vấn đề hơn cần làm để chấm dứt ô nhiễm nhựa, trong đó có vi nhựa (hạt nhựa nhỏ).

Pierre Cannet, giám đốc vận động của WWF Pháp, nhận xét luật đã gửi đi thông điệp tích cực và "đặt nhựa vào trọng tâm cuộc tranh luận quốc gia".

"Chúng ta vẫn còn rất xa viễn cảnh nền kinh tế không có nhựa, cũng như còn cần thực hiện nhiều biện pháp để loại bỏ ô nhiễm nhựa", ông nói.

Camilla Zerr, nhà vận động loại bỏ nhựa của tổ chức Bạn bè Trái Đất tại Anh, xứ Wales và Bắc Ireland kêu gọi "tất cả nước thuộc Vương quốc Anh thực hiện tương tự và không bị tụt lại phía sau".

"Thật lạ là ở Vương quốc Anh, các hãng lớn bán trái cây và rau củ bọc màng nhựa nhưng ở trong cửa hàng góc phố, ta có thể mua được nhiều loại trái cây và rau củ bày bán mà không hề bọc màng nhựa, chứng tỏ hoàn toàn có thể bán rau củ quả mà không dùng nilon", cô nói.

Hồng Hạnh (Theo Guardian)

Adblock test (Why?)

Hai bức tranh trái ngược chào đón năm 2022

Nguy cơ bùng phát dịch do biến chủng Omicron buộc một số thành phố trên thế giới phải hủy lễ đón năm mới 2022, song vẫn có nơi tiếp tục kế hoạch chào mừng khoảnh khắc chuyển giao.

Hoạt động mừng năm mới của một số nơi trên thế giới sẽ mất đi cảnh sôi động như mọi năm vì nỗi lo dịch bệnh. Đến nay, nhiều thành phố và quốc gia dự kiến không tổ chức sự kiện mừng năm 2022.

London, Berlin, Paris hủy sự kiện mừng năm mới

Thị trưởng London Sadiq Khan ngày 20/12 thông báo thủ đô của Anh sẽ hủy sự kiện năm mới do lo ngại Covid-19. Thay vì buổi lễ dự kiến có mặt 6.500 người, tivi sẽ phát sóng chương trình chào mừng vào nửa đêm.

“Do số ca Covid-19 gia tăng, chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn là hủy sự kiện đón năm mới tại Quảng trường Trafalgar”, ông Khan cho biết. “Sự an toàn của người dân London phải được ưu tiên”.

Hai bức tranh trái ngược chào đón năm 2022-1

Pháo giấy được bắn thử vào ngày 29/12 để chuẩn bị cho buổi lễ mừng năm mới tại New York. Ảnh: AP.

Bắt đầu từ ngày 28/12, Đức áp dụng quy định giới hạn nghiêm ngặt để kiểm soát sự lây lan của virus và cấm các buổi tụ họp mừng năm mới, Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 21/12 thông báo.

Quy định trên có nghĩa sẽ không có trình diễn pháo hoa ở Berlin, Munich và Frankfurt.

Ngoài ra, từ ngày 28/12, tối đa một nhóm chỉ 10 người, bất kể tình trạng tiêm chủng hoặc khỏi bệnh, ông Scholz nói.

Trước số ca mắc gia tăng, chính quyền vùng lãnh thổ liên bang Delhi, bao gồm thủ đô New Delhi của Ấn Độ, thông báo lệnh cấm mọi hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị và lễ hội đông người cho tới khi có thông báo mới, theo New Delhi Bureau. Quán bar và nhà hàng chỉ được phép hoạt động với 50% sức chứa.

Paris cũng hủy màn bắn pháo hoa truyền thống chào đón năm mới ở Đại lộ Champs-Élysées vì số ca mắc Covid-19 gia tăng.

“Màn bắn pháo hoa sẽ không diễn ra, cũng sẽ không có DJ nào biểu diễn cả”, Văn phòng Thị trưởng Paris cho biết, theo AFP.

Trong khi đó, Thủ tướng Pháp Jean Castex ngày 17/12 cho biết các bữa tiệc lớn ở nơi công cộng và các màn bắn pháo hoa mừng năm mới sẽ bị cấm.

Hai bức tranh trái ngược chào đón năm 2022-2

Đại lộ Champs-Élysées tại Paris chật kín người vào buổi mừng năm mới ngày 31/12/2019. Ảnh: AFP.

Tại Italy, các sự kiện chào mừng quy mô lớn khắp đất nước cũng bị hủy, bao gồm các nhạc hội ngoài trời và bắn pháo hoa tại Venice.

Hộp đêm sẽ đóng cửa trong tháng 1/2022. Đặc biệt, vùng Campania cũng cấm tiệc tùng và uống rượu ở nơi công cộng trong các ngày 23/12-1/1/2022.

Pháo hoa vẫn nổ tại Thái Lan, Dubai và Sydney

Bên cạnh đó, một số thành phố trên thế giới dự kiến tiếp tục sự kiện chào đón năm mới, hứa hẹn một đêm ăn mừng với nhiều đám đông trên đường phố.

Thủ đô Bangkok của Thái Lan sẽ tổ chức hoạt động ăn mừng đi kèm một số biện pháp đảm bảo an toàn, như chỉ các địa điểm ngoài trời được phép tổ chức sự kiện, người tham gia phải tiêm chủng đầy đủ, xét nghiệm trong vòng 72 tiếng và phải đăng ký trước.

Cape Town, thành phố bên bờ biển của Nam Phi, vẫn cho phép tổ chức các sự kiện với nhiều biện pháp an toàn. Các quy định này bao gồm giờ đóng cửa sớm và áp đặt giờ giới nghiêm.

Hai bức tranh trái ngược chào đón năm 2022-3

Người dân ngắm màn biểu diễn pháo hoa lúc hoàng hôn dành cho trẻ em và gia đình tại Melbourne, Australia trước thềm buổi lễ đón năm mới vào ngày 31/12. Ảnh: Reuters.

Màn bắn pháo hoa tại Burj Khalifa, tòa nhà cao nhất thế giới thuộc Dubai, dự kiến vẫn diễn ra, theo VisitDubai. Khách tham gia sự kiện phải đăng ký qua ứng dụng để nhận mã QR vào cửa.

Lễ chào mừng tại Quảng trường Thời Đại của New York (Mỹ) vẫn được cử hành nhưng với số lượng người ít hơn: 15.000 người.

Để đảm bảo an toàn, người dân New York không được phép vào khu vực cho tới 15h ngày 31/12 (giờ địa phương). Ngoài ra, mọi người sẽ phải đeo khẩu trang và xuất trình căn cước có ảnh tại sự kiện.

Màn trình diễn pháo hoa nổi tiếng của Sydney tại Australia sẽ diễn ra bất chấp số ca mắc Covid-19 có xu hướng gia tăng. Bang New South Wales ghi nhận tổng cộng 11.201 ca mắc vào ngày 29/12, gần gấp đôi so với một ngày trước.

“Chúng tôi có 6 điểm quan sát, tất cả đều ở công viên ngoài trời. Chúng tôi sẽ hoạt động trên cơ sở mỗi người được 2m2”, giám đốc điều hành sự kiện bắn pháo hoa ở Sydney nói.

Đài Bắc, thành phố lớn nhất Đài Loan (Trung Quốc) dự định bắn pháo hoa tại tòa nhà chọc trời Taipei 101. Màn bắn pháo hoa sẽ diễn ra sau tiệc đếm ngược mừng năm mới với sự tham gia của những cái tên nổi tiếng nhất trong ngành giải trí, theo Taipei Time.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3eFdPRh

Adblock test (Why?)

Châu Âu đón năm mới

Singapore, Malaysia và Philippines là các quốc gia Đông Nam Á đầu tiên bước sang năm mới 2022 vào lúc 23h giờ Hà Nội. Singapore tổ chức bắn pháo hoa quy mô nhỏ tại 9 địa điểm, song không bao gồm vịnh Marina như mọi năm do Covid-19. Thay vào đó, Singapore tổ chức màn trình diễn ánh sáng kết hợp âm nhạc tại khu vực này.

Thái Lan, Indonesia và Việt Nam là các quốc gia Đông Nam Á tiếp theo bước sang năm 2022. Giới chức thủ đô Jakarta của Indonesia trước đó cấm dân chúng tụ tập đón năm mới tại các khu vực công cộng.

Thái Lan vẫn tổ chức chương trình bắn pháo hoa với hơn 30.000 quả pháo hoa thân thiện với môi trường được làm từ gạo nếp Thái tại thủ đô Bangkok.

Trong khi đó, không khí đón năm mới tại Việt Nam khá trầm lắng, khi các chương trình bắn pháo hoa không được tổ chức. Nhiều người dân TP HCM xuống đường dự lễ đếm ngược đón năm mới, còn đường phố tại thủ đô Hà Nội khá vắng lặng.

table widget

Adblock test (Why?)

Cháy rừng thiêu rụi hàng trăm căn nhà

MỹĐám cháy bùng phát ở Colorado được tiếp sức bởi gió lớn thiêu rụi hơn 2.500 hecta rừng và hàng trăm căn nhà trong một ngày, nhưng không gây thương vong.

Văn phòng cảnh sát trưởng hạt Boulder, bang Colorado của Mỹ ngày 30/12 xác nhận 370 căn nhà phía tây thị trấn Superior và 210 căn tại thị trấn cũ đã bị thiêu rụi do trận cháy rừng bùng phát vào sáng cùng ngày.

Cơ quan Khí tượng Quốc gia Mỹ ghi nhận sức gió trong đợt cháy rừng ở hai hạt Jefferson và Boulder có lúc hơn 160 km/h. Thông cáo của cơ quan này mô tả đây là "trận cuồng phong lịch sử" trong khu vực.

Theo Thống đốc Jared Polis, gió lớn khiến đám cháy đủ sức nuốt trọn "một sân bóng bầu dục trong vài giây". Thị trưởng Superior Clint Folsom chia sẻ ông tận mắt chứng kiến những ngôi nhà "phát nổ" vì lửa và gió lớn ập đến với tốc độ khó tin.

"Đó là một trong những trải nghiệm dữ dội nhất trong đời tôi", Folsom kể lại.

Ngôi nhà tại Louisville, bang Colorado bị thiêu rụi trong vụ cháu rừng ngày 30/12 với sức gió hơn 160 km/h. Ảnh: AFP

Ngôi nhà tại Louisville, bang Colorado bị thiêu rụi trong vụ cháy rừng ngày 30/12 với sức gió hơn 160 km/h. Ảnh: AFP

Chính quyền địa phương đã phát lệnh sơ tán khẩn cấp với khoảng 35.000 dân, yêu cầu họ rời khỏi nhà ngay lập tức và để lại toàn bộ đồ đạc. Tính đến ngày 31/12, cơ quan chức năng chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp thương vong nào trong vụ cháy.

Cảnh sát trưởng Joe Pelle cho biết đường dây điện bị chập là nguyên nhân khởi phát đám cháy. Khoảng 15.000 hộ dân, phần lớn sống tại hạt Boulder, đến sáng 31/12 vẫn chịu cảnh mất điện.

"Chúng tôi đã mất hết nhà cửa, xe cộ và mọi tài sản khi đám cháy ập vào khu dân cư. Xin cảm ơn mọi người đã gửi lời đề nghị hỗ trợ. Chúng tôi vẫn đang tìm cách bắt đầu lại cuộc sống và cảm thấy may mắn khi vẫn khoẻ mạnh", Math Smith, trợ lý huấn luyện viên đội bóng bầu dục Đại học Colorado, chia sẻ về trải nghiệm kinh hoàng vừa qua.

Đám cháy kết thúc chóng vánh như cách nó bắt đầu. Đến sáng 31/12, lửa đã được dập tắt sau khi thiêu rụi hơn 2.500 hectare rừng và khu vực xung quanh. Sau đám cháy, thời tiết tại Colorado đột ngột chuyển sang trạng thái đối nghịch, với dự báo tuyết rơi dày 12-25 cm trong ngày đầu năm 2022.

Trung Nhân (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 30 tháng 12, 2021

Thông xe hầm cao tốc dưới nước dài nhất Trung Quốc

Hầm cao tốc hơn 10 km, đường hầm dưới hồ nước ngọt dài nhất Trung Quốc, xuyên qua Thái Hồ ở tỉnh Giang Tô, thông xe sau 4 năm thi công.

Đường hầm dài 10,79 km, cao 7,25 mét và rộng 43,6 mét chạy dưới hồ nước ngọt Thái Hồ lớn thứ ba Trung Quốc, cách Thượng Hải khoảng 50 km về phía đông.

Đường hầm này là một phần của đường cao tốc 44 km, trị giá 2,4 tỷ USD ở tỉnh Giang Tô, nối thành phố Vô Tích trên bờ bắc của Thái Hồ với thành phố Thường Châu.

Xe chạy trong đường hầm Thái Hồ ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc hôm 30/12. Ảnh: Xinhua.

Xe chạy trong đường hầm Thái Hồ ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc hôm 30/12. Ảnh: Xinhua.

Dự án xây dựng đường hầm Thái Hồ khởi công từ tháng 1/2018, sử dụng các "hệ thống thông minh" nhằm đảm bảo không xả nước thải và tạo ra nhiều bụi trong quá trình thi công. Các kỹ sư sử dụng tường bao ngăn nước, thi công hoàn chỉnh từng đoạn để "bảo vệ môi trường sinh thái của hồ càng nhiều càng tốt".

Đường hầm dưới nước dài nhất Trung Quốc có hai chiều với tổng cộng 6 làn xe, được thiết kế để phương tiện có thể chạy với tốc độ tối đa 100 km/h. Dự án xây đường hầm có tổng chi phí 5 tỷ tệ (784,7 triệu USD).

Lối vào đường hầm Thái Hồ ở tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc hôm 30/12. Ảnh: Xinhua.

Lối vào đường hầm Thái Hồ ở tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc hôm 30/12. Ảnh: Xinhua.

Đường hầm Thái Hồ sẽ giúp giảm một nửa thời gian di chuyển giữa quận Mashan và Nanquan của thành phố Vô Tích.

Đường hầm cao tốc dài thứ hai ở Trung Quốc là đường hầm dài 4,47 km chạy dưới hồ Dương Trừng ở tỉnh Giang Tô, được khánh thành hồi tháng 7.

Thái Hồ là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc với diện tích bề mặt 2.250 km2. Thái Hồ mang hình dạng hơi giống lưỡi liềm, trên hồ có nhiều đảo nhỏ.

Hồ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 30 triệu người, nhưng bị ô nhiễm nghiêm trọng 40 năm qua, bất chấp nhiều chiến dịch của chính quyền tỉnh Giang Tô nhằm chấm dứt tình trạng xả nước cống, rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và phân động vật vào hồ.

Huyền Lê (Theo Xinhua, Global Construction Review))

Adblock test (Why?)

Mẹ vui ra mặt sau khi bố qua đời, con gái chẳng ngờ tất cả là nhờ chồng mình, sự thật phanh phui khiến gia đình đổ máu

Mối quan hệ vụng trộm giữa mẹ vợ và con rể đã gây ra cái chết của 1 mạng người vô tội.

Sự việc xảy ra tại Ankara, thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ, vài năm về trước nhưng đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Theo đó, một người đàn ông đã nảy sinh quan hệ ngoài luồng với mẹ vợ của mình và sau khi bị phát giác, gã đã ra tay giết chết một mạng người vô tội.

Mối tình vụng trộm trái luân thường đạo lý kia bị phát hiện bởi con trai của người phụ nữ 41 tuổi. Từ lâu, anh đã nghi ngờ có điều gì đó ám mụi trong mối quan hệ giữa mẹ ruột và anh rể nên đã lén đăng nhập tài khoản Facebook của mẹ. Nhờ đó mà người đàn ông này tìm thấy những đọn tin nhắn mùi mẫn, chứa nội dung tình dục giữa mẹ và chồng của em gái, 27 tuổi.

Mẹ vui ra mặt sau khi bố qua đời, con gái chẳng ngờ tất cả là nhờ chồng mình, sự thật phanh phui khiến gia đình đổ máu-1Ảnh minh họa.

Sau đó, người đàn ông này dọa sẽ giết anh rể khiến cho đối phương sợ hãi bỏ chạy. Được biết thời điểm đó, tất cả mọi người đều sống dưới cùng một mái nhà.

"Mẹ vợ tôi đã đồng ý quan hệ tình dục với tôi vào tháng 2/2017. Một ngày nọ khi tôi đang ở nhà, bà ấy đã kể với tôi rằng em vợ đã phát giác ra mối quan hệ của chúng tôi và dọa sẽ giết tôi. Vài phút sau, tôi nhận được cuộc gọi từ em vợ và cậu ấy cũng nói điều tương tự qua điện thoại. Tôi lập tức bỏ chạy khỏi nhà và ẩn náu ở một nơi an toàn trong suốt 2 tuần tiếp theo. Sau đó, vợ tôi gọi và nói rằng cô ấy nhớ tôi nên tôi quyết định quay về nhà" - gã con rể khai nhận với cảnh sát.

Tại nhà, gã đàn ông này bị em vợ và cậu vợ chất vấn. Hai bên lời qua tiếng lại khiến không khí càng trở nên căng thẳng và trong một phút không kiềm chế được cảm xúc, người đàn ông đã bắn chết cậu vợ vào ngày 26/3/2017. Ngay sau đó, kẻ thủ ác đã bị bắt giữ với cáo buộc "ngộ sát tự nguyện". 

Tại đồn cảnh sát, người vợ cho biết mẹ cô không hề đau buồn trước cái chết của bố cô, ngược lại bà còn trưng ra thái độ cực kỳ vui vẻ.

"Mẹ tôi rất hạnh phúc trong bữa ăn sáng sau khi trải qua đêm "ân ái" với chồng tôi. Tôi đã bị sốc với gương mặt tràn đầy niềm vui của mẹ bởi vì khi ấy, bố tôi chỉ mới qua đời được 2 tháng. Sáng hôm đó, chồng tôi còn gửi tin nhắn cho mẹ, hỏi về cảm xúc của bà sau cái đêm 2 người ở bên nhau. Mẹ tôi đáp lại rằng bà cảm thấy mọi thứ đều rất tuyệt. Đó chính là những gì anh trai tôi tìm thấy trong đoạn chat giữa 2 người" - vợ của kẻ thủ ác cho hay.

Trong khi đó, người mẹ vợ lại phủ nhận mọi chuyện, nói rằng bà bị ép buộc phải nảy sinh quan hệ tình dục với con rể chứ không hề có chuyện tự nguyện.

"Tôi đồng ý quan hệ với con rể vì sợ hắn ta sẽ làm hại cho con gái và con trai tôi với khẩu súng mà hắn sở hữu. Tuy nhiên, con rể không hề sử dụng bạo lực trước hay sau khi chúng tôi vui vẻ cùng nhau. Con rể không hề động tay động chân với tôi" - người mẹ vợ khai nhận.

Thời điểm đó, gã con rể bị bắt vì tội ngộ sát nhưng có vẻ như vụ án vẫn chưa đi đến hồi sau nhiều năm, không rõ liệu kẻ thủ ác đã phải đền tội cho những gì mình đã gây ra hay chưa.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3sKwbIN

Adblock test (Why?)

Thiếu niên béo nhất thế giới nặng 610kg, di chuyển phải dùng cần cẩu gây sốc khi trưởng thành, nhìn vào không ai dám tin là một người

Sau 8 năm được gọi là thiếu niên béo nhất thế giới, giờ đây Khaled mang một diện mạo hoàn toàn khác như thể "tái sinh" lần nữa.

Năm 2013, Khaled Mohsen Al Shaeri - một thiếu niên 17 tuổi đến từ Ả Rập Xê Út trở nên nổi tiếng và được truyền thông thế giới gọi là "thiếu niên béo nhất thế giới" với cân nặng 610kg. 

Trước đó, báo chí trong nước đã đưa tin về tình cảnh khốn khổ và hi hữu của Khaled. Vì quá thừa cân, Khaled đã phải nằm liệt giường 3 năm trời, mọi sinh hoạt đều phải nhờ người thân giúp đỡ. Cậu cũng phải đối diện với rất nhiều căn bệnh và thậm chí có nguy cơ mất mạng sớm. Câu chuyện này bất ngờ được cố Quốc vương Ả Rập Xê Út lúc bấy giờ là Abdullah bin Abdulaziz Al Saud chú ý. Ông sau đó đã ra lệnh chính quyền phải giải cứu Khaled.

Thiếu niên béo nhất thế giới nặng 610kg, di chuyển phải dùng cần cẩu gây sốc khi trưởng thành, nhìn vào không ai dám tin là một người-1Sau khi quốc vương ra lệnh, chính quyền đã quyết định đưa cậu bé đến bệnh viện để chữa bệnh béo phì. Nhưng công việc di chuyển Khaled 610kg ra khỏi căn hộ trên tầng cao chung cư không hề dễ dàng. Mọi người đã phải dùng một chiếc cần cẩu đặc biệt mua từ Mỹ và hàng tiếng đồng hồ thực hiện. Hình ảnh cậu bé khổng lồ ngồi trên cần cẩu, đeo kính râm đã thu hút sự chú ý của đám đông lớn. Cuộc giải cứu đặc biệt và khó tin trở nên viral khắp các mặt báo quốc tế.

Khaled tiếp tục được trực thăng y tế chở đến bệnh viện King Fahd ở thủ đô Riyadh. Bộ trưởng Y tế Ả Rập Xê Út đương nhiệm lúc bấy giờ là Tiến sĩ Abdullah al Rabeeah gọi lệnh giải cứu của Quốc vương Abdullah là một "cử chỉ nhân đạo".

Thiếu niên béo nhất thế giới nặng 610kg, di chuyển phải dùng cần cẩu gây sốc khi trưởng thành, nhìn vào không ai dám tin là một người-2Thiếu niên béo nhất thế giới nặng 610kg, di chuyển phải dùng cần cẩu gây sốc khi trưởng thành, nhìn vào không ai dám tin là một người-3Thiếu niên béo nhất thế giới nặng 610kg, di chuyển phải dùng cần cẩu gây sốc khi trưởng thành, nhìn vào không ai dám tin là một người-4Màn di chuyển cồng kềnh và đầu tư thu hút sự chú ý của dư luận

Khaled sau đó đã được thực hiện phẫu thuật cắt mỡ thừa và điều trị bệnh tật hoàn toàn miễn phí. Nhóm chuyên gia đầu ngành tạo ra một chế độ tập luyện cường độ cao và một thực đơn ăn uống đặc biệt khắt khe. Các bác sĩ cũng chế tạo riêng cho cậu một chiếc xe lăn khổng lồ để Khaled sử dụng trong quá trình vật lý trị liệu, tập đi. Quá trình giảm cân của Khaled dù cực khổ nhưng kết quả bước đầu khá khả quan. 

Vào năm 2016, tức 3 năm sau khi được "giải cứu", một video của Khaled lại tiếp tục viral trên mạng. Đoạn clip ghi lại quá trình anh chàng Khaled giờ đây 20 tuổi đang tập đi với chiếc nạng đặc biệt khiến mọi người đều xúc động và cảm phục nghị lực của anh. Thân hình của "thiếu niên béo nhất thế giới" ngày nào cũng đã thon gọn lại rõ rệt.

Thiếu niên béo nhất thế giới nặng 610kg, di chuyển phải dùng cần cẩu gây sốc khi trưởng thành, nhìn vào không ai dám tin là một người-5Sau 3 năm, Khaled đã giảm tới hơn nửa trọng lượng cơ thể

Vào đầu năm 2018, Khaled được cho là đã trải qua cuộc phẫu thuật cuối cùng để loại bỏ phần da thừa trên cơ thể. Mới đây, trên mạng một lần nữa xuất hiện hình ảnh của Khaled Mohsen Al Shaeri ở thời điểm hiện tại. Diện mạo của anh chàng khiến tất cả đều phải sốc vì quá đỗi khác biệt. Khaled đã hoàn toàn lột xác, giảm cân thành công rực rỡ và có thân hình khá tiêu chuẩn của một người bình thường. Anh được cho là chỉ còn cân nặng 63kg mà thôi và trông còn "mi nhon" hơn cả những người ngồi cạnh.

Thiếu niên béo nhất thế giới nặng 610kg, di chuyển phải dùng cần cẩu gây sốc khi trưởng thành, nhìn vào không ai dám tin là một người-6Màn giảm cân kỳ tích khiến mọi người đều bất ngờ và chúc mừng Khaled (ở giữa)

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3HFe3ED

Adblock test (Why?)

Bố chồng thay đổi 180 độ, quay sang yêu thương cháu nội, con dâu biết lý do liền đuổi bố chồng ra khỏi nhà ngay lập tức

Ban đầu, ông bố chồng không ưa gì con dâu và cháu nội nhưng sau đó, ông đã thay đổi thái độ.

Đây là câu chuyện được một người phụ nữ sống ở Mỹ chia sẻ trên diễn đàn Reddit. Trong đó, cô trải lòng về mối quan hệ "cơm không lành, canh không ngọt" với bố chồng và một việc làm quá đáng của ông khiến cô quyết định "cạch mặt".

Bố chồng thay đổi 180 độ, quay sang yêu thương cháu nội, con dâu biết lý do liền đuổi bố chồng ra khỏi nhà ngay lập tức-1Ảnh minh họa

Theo đó, người phụ nữ đã duy trì mối quan hệ yêu đương với bạn trai được 6 năm trước khi chia tay vào khoảng 1 năm rưỡi trước sau khi mẹ cô đổ bệnh và cô phải quay về quê nhà để chăm sóc bà.

Tuy nhiên sau đó, cặp đôi gặp lại nhau và phát hiện họ vẫn còn tình cảm dành cho nhau. Kết quả là người phụ nữ đã mang thai. Trong bài đăng, "chủ thớt" nói rằng cô chưa bao giờ được lòng bố chồng bởi vì ông ấy không ưa cách ăn mặc và thái độ của cô.

"Khi biết tôi mang thai, ông ấy đã thẳng thắn nói rằng đứa trẻ không phải là con của chồng tôi. Chưa dừng lại ở đó, ông ấy còn đi nói chuyện này cho tất cả mọi người biết, bao gồm cả bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, thậm chí cả người lạ, rằng tôi đã lừa con trai ông ấy, khiến anh phải nuôi con của kẻ khác.

Tất nhiên, chồng tôi không tin, mẹ và em trai của anh ấy cũng vậy nhưng chị gái anh ấy thì khác. Bố chồng tôi đề nghị xét nghiệm ADN nhưng tôi không đồng ý".

Người phụ nữ cho biết sau khi cô lâm bồn, bố chồng vẫn giữ nguyên định kiến. Ông tỏ thái độ không thích cháu nội ra mặt. Thế nhưng, một ngày nọ, ông ấy thay đổi thái độ 180 độ, tỏ ra rất vui, cưng nựng đứa trẻ. Ông cũng không ngại chia sẻ rằng ông đã làm xét nghiệm ADN và đứa trẻ kia đích thị là cháu nội ruột thịt của ông.

Bố chồng thay đổi 180 độ, quay sang yêu thương cháu nội, con dâu biết lý do liền đuổi bố chồng ra khỏi nhà ngay lập tức-2Ảnh minh họa

Vừa nghe thấy chuyện này, người phụ nữ lập tức đuổi bố chồng ra khỏi nhà. Thấy vậy, chị chồng nhảy vào can ngăn nhưng cũng bị "chủ thớt" đuổi đi nốt.

Sau đó, người phụ nữ cấm không cho bố chồng gặp mặt cháu nội nữa. Chị chồng cũng vậy cho đến khi chị nhận ra lỗi lầm và xin lỗi.

Bố chồng của người phụ nữ đang yêu cầu được gặp cháu nội nên cô đã chia sẻ câu chuyện này lên Reddit để hỏi ý kiến mọi người xem liệu cô có đang làm đúng hay không. Bên dưới bài đăng tràn ngập bình luận của mọi người, ủng hộ quyết định của người phụ nữ.

- Hành động xét nghiệm ADN mà không có sự đồng thuận của mẹ ruột của ông ấy là hành vi xúc phạm cô, gia đình cô, mối quan hệ của vợ chồng cô.

- Chẳng phải đây là hành vi xâm phạm quyền riêng tư của người khác hay sao?

- Bố chồng bạn nên biết điều mà xin lỗi đi chứ.

- Bố chồng bạn thật kỳ cục khi làm điều tồi tệ đó, chị chồng bạn cũng không khác gì. Bạn làm vậy là đúng lắm, tự tách mình và gia đình nhỏ ra khỏi những "thành phần độc hại".

Theo Pháp luật & Bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3Jz2q3Q

Adblock test (Why?)

Tàu ngầm Nhật có thể lắp tên lửa tấn công mục tiêu cách 1.000 km

Nhật Bản đang xem xét trang bị tên lửa tầm bắn trên 1.000 km cho lực lượng tàu ngầm, có thể tấn công căn cứ trên lãnh thổ đối phương.

Tờ Yomiuri Shimbun hôm qua dẫn lời hàng loạt quan chức chính phủ Nhật Bản giấu tên cho biết nước này đang nghiên cứu khả năng trang bị tên lửa hành trình tầm xa cho các tàu ngầm đã biên chế và dự kiến chuyển giao cho Lực lượng phòng vệ trên biển (JMSDF) trong tương lai.

Loại tên lửa hành trình mới có thể phát triển trên nền tảng tên lửa diệt hạm cận âm Type 12 có tầm bắn 200 km đang được trang bị cho Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản. Tên lửa mới sẽ có tầm bắn gấp 5 lần Type 12 hiện nay.

Giới chức đang xem xét phương án phóng tên lửa qua ống ngư lôi hoặc trang bị bệ phóng thẳng đứng (VLS). JMSDF hiện không có hệ thống VLS nào trên tàu ngầm, các quan chức giấu tên cũng không tiết lộ số tên lửa các tàu ngầm có thể mang theo.

Một tàu ngầm lớp Soryu nổi lên trong diễn tập hồi năm 2019. Ảnh: JMSDF.

Một tàu ngầm Nhật Bản nổi lên trong diễn tập hồi năm 2019. Ảnh: JMSDF.

Truyền thông Nhật Bản cho biết tên lửa này có thể công kích những mục tiêu mặt đất, đặc biệt là căn cứ tên lửa đối phương "để phục vụ mục đích tự vệ". Tuy nhiên, dường như phiên bản diệt hạm sẽ được đưa vào biên chế trước, cho phép tàu ngầm Nhật Bản "tung đòn phản công nhằm vào chiến hạm đối phương từ ngoài tầm tên lửa địch".

Giới chuyên gia quân sự cho rằng Tokyo sẽ phát triển dòng tên lửa đa dụng, có khả năng tấn công cả tàu mặt nước và mục tiêu trên đất liền, tương tự dòng Tomahawk Block IV Mỹ hoặc JSM Na Uy. Điều này có thể giúp Nhật đối phó với hạm đội tàu chiến ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, cũng như xây dựng năng lực vô hiệu hóa các căn cứ tên lửa đạn đạo của Bắc Kinh và Bình Nhưỡng trong kịch bản nổ ra xung đột.

"Nhấn mạnh vào yếu tố phòng thủ cho thấy quân đội Nhật Bản đang tìm cách tuân thủ yêu cầu của hiến pháp hòa bình, trong đó có điều khoản cấm sở hữu và triển khai vũ khí tiến công. Dù vậy, điều khoản này đang mất dần hiệu lực trên thực tế, khi Nhật đang chỉnh sửa các tàu sân bay trực thăng để vận hành tiêm kích F-35B, vốn có năng lực tấn công cao hơn phòng thủ", chuyên gia quân sự Thomas Newdick nhận xét.

JMSDF đang biên chế 21 tàu ngầm diesel - điện lớp Soryu và Oyashio. Các tàu ngầm Nhật hiện chỉ được trang bị tên lửa diệt hạm UGM-84L Harpoon Block II khai hỏa qua ống phóng ngư lôi, với tầm bắn khoảng 130 km và không có khả năng tấn công mục tiêu mặt đất.

Thông tin được công bố trong bối cảnh Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishi đặt mục tiêu đưa "năng lực tấn công căn cứ đối phương" vào Chiến lược An ninh Quốc gia dự kiến công bố cuối năm 2022. Tài liệu này sẽ vạch ra hướng dẫn về chính sách quốc phòng, đối ngoại cho Nhật Bản về trung và dài hạn.

Chính phủ Nhật tuần trước công bố ngân sách năm tài khóa tiếp theo, bắt đầu từ tháng 4/2022, với tổng ngân sách được đề xuất lên quốc hội là 107,6 nghìn tỷ yen (940 tỷ USD). Trong số này, ngân sách chi cho quốc phòng được đề xuất ở mức 5,4 nghìn tỷ yen (47,2 tỷ USD), cao hơn so với kỷ lục 5,34 nghìn tỷ yen hồi năm ngoái.

Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết tình hình an ninh khu vực "đang trở nên ngày càng nghiêm trọng với tốc độ chưa từng thấy", nhấn mạnh những thách thức từ Trung Quốc và Triều Tiên.

Ngoài mối đe dọa từ tên lửa Triều Tiên, áp lực ngày càng tăng của quân đội Trung Quốc lên đảo Đài Loan cũng là lý do khiến Nhật Bản tăng cường chi tiêu quốc phòng. Giới chức quốc phòng Nhật lo ngại Trung Quốc có thể uy hiếp nhiều tuyến hàng hải quan trọng với nước này nếu kiểm soát được đảo Đài Loan, vốn chỉ nằm cách lãnh thổ Nhật Bản khoảng 100 km.

Vũ Anh (Theo Drive)

Adblock test (Why?)

Thí nghiệm tàn bạo đi vào lịch sử: Bác sĩ giết 15 con chó để chứng minh hồn ma tồn tại, kết cục thành trò cười cho muôn đời sau

Hồn ma có thực sự tồn tại trên đời này không? Đó là câu hỏi gây ra nhiều nhanh cãi nhất trong lịch sử loài người nhưng đến nay vẫn không ai chứng minh được. Kẻ tin thì khăng khăng rằng có, còn người không tin thì quả quyết là không.

Lịch sử loài người cũng có không ít những quan điểm trái chiều về vấn đề này. Thời Hy Lạp cổ đại, nhà triết học Pythagoras tin rằng linh hồn con người có nguồn gốc thần thánh và chỉ tồn tại ở thời điểm trước và sau khi chết, trong khi đối với Ấn Độ giáo, “atman” ( hay còn gọi là “ hơi thở” hoặc “linh hồn”) là bản thể phổ biến, vĩnh cửu. 

Ngày 10 tháng 4 năm 1901, ở thành phố Dorchester, bang Massachusetts Massachusetts (Mỹ), một bác sĩ tên Duncan MacDougall mang niềm tin sâu sắc vào sự tồn tại của linh hồn con người đến nỗi ông đã cố gắng... cân nó. Niềm tin này đã dẫn đến "Lý thuyết 21 gam" đến nay vẫn để lại nhiều tranh cãi và cả những chỉ trích gay gắt.

Thí nghiệm tàn bạo đi vào lịch sử: Bác sĩ giết 15 con chó để chứng minh hồn ma tồn tại, kết cục thành trò cười cho muôn đời sau-1Hình minh họa.

Những con số gây sốc trên bàn cân
Trong hầu hết các hệ thống tôn giáo, thần bí, triết học và thần thoại, linh hồn con người được xem như bản chất của một sinh vật. Linh hồn (hay còn gọi là psyche) hình thành nên suy nghĩ và nhận thức của một người về thực tại, do đó hình thành nên tính cách, cảm xúc và ý thức của mỗi con người.

Vị bác sĩ người Scotland này tin rằng linh hồn cũng có khối lượng như các vật chất khác trên Trái đất và do đó... có thể cân được!

Thí nghiệm tàn bạo đi vào lịch sử: Bác sĩ giết 15 con chó để chứng minh hồn ma tồn tại, kết cục thành trò cười cho muôn đời sau-2Hình ảnh bác sĩ Duncan MacDougall.

Ông tưởng tượng rằng khi ai đó chết đi, linh hồn rời khỏi cơ thể để sống ở một nơi giống như thiên đàng vĩnh viễn và ông cho rằng cách tốt nhất để chứng minh giả thiết của mình đúng là cân trọng lượng cơ thể của người chết vào đúng thời điểm họ trút hơi thở cuối cùng, và ngay sau đó. Sự chênh lệch về trọng lượng sẽ là... trọng lượng của linh hồn đã khuất.

Và để làm được điều đó thì việc trước tiên phải tìm được người sắp chết. MacDougall đã tìm được vài người tình nguyện tham gia thí nghiệm. Ông ta chọn những người mắc bệnh nan y sắp chết vì bệnh lao hoặc những căn bệnh tương tự. Bởi chỉ những người đã kiệt sức như thế thì lúc hấp hối họ mới nằm yên, tránh bị rung cân, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.

MacDougall thậm chí còn đặt làm riêng một chiếc giường đặc biệt đặt vững chắc trên một cái cân công nghiệp, có độ nhạy khoảng 5,6g. Tình nguyện viên khi hấp hối sẽ ngay lập tức được đặt lên chiếc giường này.

Thí nghiệm tàn bạo đi vào lịch sử: Bác sĩ giết 15 con chó để chứng minh hồn ma tồn tại, kết cục thành trò cười cho muôn đời sau-3Có tin đồn cho rằng MacDougall đã bắt các tình nguyện viên phải... bịt hết các lỗ bài tiết để tránh việc dịch thể trào ra ngoài làm sai lệch kết quả. Tuy nhiên điều này không hề chính xác. Bản thân MacDougall cũng đã tính đến vấn đề này, nhưng về bản chất thì mọi dịch thể nếu có tiết ra sẽ vẫn nằm trên giường, nên không gây ảnh hưởng đến kết quả tổng thể.

Khi đến thời điểm cân đo, mọi thứ không diễn ra như kế hoạch.

"Thật không may, cân của chúng tôi không được điều chỉnh tinh vi và có rất nhiều sự can thiệp của những người phản đối công việc của chúng tôi", MacDougall chia sẻ sau thí nghiệm thất bại. Một trường hợp khác, bệnh nhân qua đời trước khi chiếc cân được chuẩn bị.

Sau cùng, kết quả của toàn bộ thí nghiệm được công bố trong ấn bản năm 1907 của Tạp chí Hiệp hội Nghiên cứu Tâm thần Mỹ. Kết quả của thí nghiệm này, được chứng kiến bởi bốn bác sĩ y khoa khác, thực sự đáng kinh ngạc.

Thí nghiệm tàn bạo đi vào lịch sử: Bác sĩ giết 15 con chó để chứng minh hồn ma tồn tại, kết cục thành trò cười cho muôn đời sau-4Một trường hợp thực sự mất đi một phần trọng lượng đúng vào thời điểm qua đời, với con số cụ thể là 21,3g. Một trường hợp khác mất 14g ngay trước khi xác nhận tử vong, rồi mất thêm 42,5g nữa. Trường hợp thứ 3 vừa nhẹ đi rồi lại nặng lên ngay sau đó.

Thế rồi, MacDougall tự tin kết luận rằng ông đã chứng minh được sự tồn tại của linh hồn. Trong khi đó, nhiều người tỏ ra nghi ngờ vào thí nghiệm có quá nhiều vấn đề này.

Giết 15 con chó để chứng minh hồn ma thực sự tồn tại
Như nhiều thí nghiệm khoa học khác, bác sĩ MacDougall sau đó nhận ra rằng ông sẽ cần phải thực hiện một thí nghiệm đối chứng. Vì vậy, ông bắt 15 con chó và tự tay giết chúng để thực hiện thí nghiệm. 

Bởi vấn đề ở loài chó là chúng không thể ngồi yên kể cả khi hấp hối. "Tôi không may mắn để có thể tìm được những những con chó chết vì bệnh tật như thí nghiệm với người", ông viết. Vì vậy, MacDougall đã giết một số con chó khỏe mạnh để thực hiện mục đích.

Thí nghiệm tàn bạo đi vào lịch sử: Bác sĩ giết 15 con chó để chứng minh hồn ma tồn tại, kết cục thành trò cười cho muôn đời sau-5Ông cho rằng động vật không có linh hồn, vì vậy chúng sẽ không nhẹ cân đi khi chúng chết. Các thí nghiệm trên con người đã thấy thực sự quá đáng, nhưng nghĩ đến cảnh những con chó bị giết chết theo cách tàn nhẫn như vậy khiến nhiều người không khỏi rùng mình, căm phẫn. 

Và sau đó, MacDougall báo cáo rằng toàn bộ số chó dùng trong thí nghiệm đã không thay đổi chút khối lượng nào ngay sau khi chết.

Không có chỗ cho niềm tin trong khoa học đâu!
Từ niềm tin về linh hồn người chết của mình, MacDougall đã làm ra một thí nghiệm đầy tranh cãi mà kết quả thì... chẳng nói lên điều gì cả. Câu hỏi "Hồn ma có thực sự tồn tại trên đời này không?" vẫn chưa có câu trả lời.

Thí nghiệm tàn bạo đi vào lịch sử: Bác sĩ giết 15 con chó để chứng minh hồn ma tồn tại, kết cục thành trò cười cho muôn đời sau-6Kết quả của MacDougall bị "soi" ra là có rất nhiều lỗi, do cách thu thập số liệu của ông không minh bạch. Bản thân MacDougall cũng thừa nhận rằng việc xác định chính xác thời điểm tử vong là rất khó khăn. 

Đương nhiên, các nhà khoa học trên thế giới cũng không thể đồng tình. Theo nhà tâm lý học Bruce Hood trong cuốn sách xuất bản năm 2009 của ông mang tên "Supersense: From Superstition to Ton - The Brain Science of Belief", thí nghiệm của MacDougall đã bị cộng đồng khoa học bác bỏ. Cả 2 phương pháp của ông đều sai lầm và có sự gian lận.

Năm 1907, bác sĩ Augustus P. Clarke là người chỉ trích gay gắt nhất lý thuyết, thí nghiệm và kết quả của MacDougall. Ông lập luận rằng khi chết phổi ngừng làm mát máu và điều này gây ra một sự gia tăng đột ngột về nhiệt độ cơ thể, do đó mồ hôi thoát ra làm mất đi hơn 21g trong lượng cơ thể. Và hơn nữa, theo cuốn sách xuất bản năm 2011 "Paranormality: Why We See What Not There", Tiến sĩ Clarke cũng chỉ ra rằng chó "không có tuyến mồ hôi", lý do tại sao 15 con chó không giảm cân sau khi chết.

Và thế là, thí nghiệm của bác sĩ MacDougall đã trở thành trò cười cho thế hệ sau này!

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/31bALnZ

Adblock test (Why?)

Nam Phi tuyên bố đã qua đỉnh dịch Omicron

Nam Phi tuyên bố đã qua đỉnh sóng Covid-19 thứ tư do biến chủng Omicron gây ra và dỡ lệnh giới nghiêm ban đêm, nới một số hạn chế.

Chính phủ Nam Phi hôm 30/12 ra tuyên bố nói rằng dữ liệu y tế cho thấy nước này đã qua đỉnh sóng lây nhiễm do Omicron mà không có sự gia tăng đột biến về ca tử vong.

"Tốc độc sóng lây nhiễm thứ tư do Omicron tăng lên, đạt đỉnh và sau đó giảm đáng kinh ngạc", tiến sĩ Fareed Abdullah thuộc Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi cho biết. "Đỉnh điểm trong 4 tuần và giảm mạnh trong hai tuần kế tiếp. Sóng Omicron đã kết thúc ở thành phố Tshwane. Đó là trận lũ quét hơn là cơn sóng. Ca tử vong khoảng thời gian này nhỏ và xuống mức không đáng kể trong tuần trước".

Nam Phi, hiện ở mức thấp nhất trong 5 giai đoạn cảnh báo Covid-19, quyết định dỡ lệnh giới nghiêm từ nửa đêm đến 4h sáng hôm sau. Bên cạnh dỡ bỏ hạn chế đi lại nơi công cộng, các cuộc tụ tập sẽ được giới hạn đối với không quá 1.000 người trong nhà và không quá 2.000 người ở ngoài trời.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại Johannesburg, Nam Phi, hôm 30/11. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm nCoV tại Johannesburg, Nam Phi, hôm 30/11. Ảnh: AFP.

Các cửa hàng rượu có giấy phép hoạt động sau 23h có thể mở cửa trở lại, một tin vui cho các thương nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và đang tìm cách phục hồi trong mùa lễ hội.

"Biến chủng Omicron có khả năng lây truyền cao, nhưng tỷ lệ nhập viện thấp hơn so với các đợt trước. Điều này đồng nghĩa đất nước có khả năng tiếp nhận bệnh nhân ngay cả đối với các dịch vụ y tế thông thường", chính phủ cho hay.

Diễn biến ở Nam Phi được cho là mang lại hy vọng cho những quốc gia đang vật lộn với biến chủng Omicron. Một số nhà khoa học đã nhanh chóng dự báo mô hình tương tự ở những nơi khác.

"Chúng ta sẽ trải qua tháng 1 khó khăn, vì ca nhiễm sẽ tiếp tục tăng và đạt đỉnh, rồi giảm nhanh", Ali Mokdad, nhà dịch tễ học thuộc Đại học Washington, Mỹ và từng là nhà khoa học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, cho biết, thêm rằng tỷ lệ ca nhập viện sẽ thấp các đợt trước.

Là quốc gia đầu tiên báo cáo về biến chủng Omicron hôm 24/11, Nam Phi đã theo dõi chặt chẽ tất cả dấu hiệu của sóng Covid-19 ở nước này. Sau khi đạt mức cao với gần 27.000 ca nhiễm vào 16/12, số ca nhiễm mới hàng ngày ở Nam Phi đã giảm. Tuần trước, ca nhiễm giảm mạnh 30%, xuống mức trung bình gần 11.500 ca/ngày.

Omicron đã lây lan sang hơn 100 quốc gia, lây nhiễm sang những người đã được tiêm chủng và những người từng mắc Covid-19, gây áp lực cho hệ thống y tế ở nhiều nước, trong đó có Mỹ và Anh.

Giới khoa học vẫn chưa có kết luận cuối cùng về độc lực hay mức độ né tránh vaccine của Omicron. Neil Ferguson, cố vấn y tế của chính phủ Anh, cùng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Hoàng gia ở London, cho biết chưa có bằng chứng cho thấy Omicron ít nghiêm trọng hơn Delta.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo có những bằng chứng chắc chắn cho thấy Omicron đang lan nhanh hơn đáng kể so với Delta. Soumya Swaminathan, nhà khoa học hàng đầu của WHO, khẳng định sẽ "không khôn ngoan" khi cho rằng Omicron là biến thể chỉ gây triệu chứng nhẹ, thêm rằng biến chủng này có thể né tránh một số phản ứng miễn dịch và chương trình tiêm vaccine tăng cường ở các quốc gia cần tập trung vào nhóm người có hệ miễn dịch yếu.

Huyền Lê (Theo NY Times, CNBC)

Adblock test (Why?)

Biden - Putin cảnh báo nhau khi điện đàm

Biden tuyên bố Mỹ đáp trả "dứt khoát" bất kỳ cuộc tấn công nào vào Ukraine, trong khi Putin cảnh báo Washington không áp đặt biện pháp trừng phạt mới.

Yury Ushakov, cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm nay cho biết Điện Kremlin hài lòng về cuộc điện đàm vừa kết thúc giữa lãnh đạo Nga - Mỹ, nhưng Putin cảnh báo Moskva cần "kết quả" cụ thể từ các cuộc đàm phán an ninh sắp tới và Washington không nên áp dụng biện pháp trừng phạt mới.

"Bất kỳ lệnh trừng phạt nào cũng sẽ phá vỡ quan hệ Nga - Mỹ và là sai lầm lớn. Chúng tôi hy vọng điều này không xảy ra", Ushakov nói với phóng viên, thêm rằng điện đàm tập trung vào các đề xuất an ninh mà Moskva đưa ra với phương Tây. "Chúng tôi cần một kết quả, và chúng tôi sẽ thúc đẩy kết quả dưới hình thức đề xuất an ninh được đảm bảo cho Nga".

Ushakov cũng nhấn mạnh rằng đàm phán không nên biến thành "trò chuyện vu vơ". Ông không đưa ra khung thời gian chính xác nhưng cho biết Điện Kremlin sẽ đánh giá tình hình sau một số vòng đàm phán dự kiến bắt đầu vào tháng 1 tại Geneva, Brussels và Vienna. "Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra kết luận," ông nói.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết trong cuộc điện đàm 50 phút, Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt lớn đối với Nga nếu căng thẳng về Ukraine tiếp tục leo thang.

"Tổng thống nói rõ rằng Mỹ và các đồng minh, đối tác sẽ đáp trả một cách dứt khoát" nếu Nga tấn công Ukraine, Psaki cho hay.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: AFP.

Biden - Putin điện đàm lúc 15h35 ngày 30/12 (3h35 ngày 31/12 giờ Hà Nội) khi căng thẳng về Ukraine gia tăng và là cuộc điện đàm thứ hai trong ba tuần. Khi được hỏi liệu Nga có sẵn sàng đồng ý thỏa hiệp, Ushakov nói: "Thỏa hiệp là gì? Đương nhiên, đàm phán có nghĩa chúng tôi sẽ tính đến các mối quan tâm của Mỹ".

Dù đưa ra cảnh báo cứng rắn, hai lãnh đạo vẫn bày tỏ ủng hộ tăng cường biện pháp ngoại giao. Một quan chức cấp cao giấu tên của Mỹ cho biết cuộc điện đàm "nghiêm túc và thực chất".

Nhà Trắng cũng nói rằng họ muốn Nga có động thái giảm leo thang, khi Moskva bị cáo buộc hiện diện quân sự lớn ở biên giới với Ukraine. "Tổng thống Biden nhắc lại tiến bộ thực chất trong cuộc đối thoại này chỉ có thể xảy ra trong môi trường giảm leo thang", Psaki nói.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây gần đây leo thang sau khi Mỹ, NATO cáo buộc Nga điều khoảng 70.000 - 100.000 quân tới sát biên giới với Ukraine, bày tỏ lo ngại nước này có thể phát động một cuộc chiến tổng lực.

Nga bác bỏ cáo buộc và tuyên bố chúng "vô căn cứ", khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ. Tổng thống Putin ngày 26/12 cho rằng NATO đã ép Nga tới sát lằn ranh và khiến Moskva không còn đường lùi, cảnh báo nước này có nhiều phương án đáp trả nếu phương Tây khước từ các đề xuất bảo đảm an ninh.

Nga hồi giữa tháng này công bố hai dự thảo về 8 đề xuất an ninh với Mỹ và NATO, nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng hiện nay tại biên giới Ukraine. Trong dự thảo, Nga yêu cầu NATO rút toàn bộ binh sĩ và vũ khí khỏi những nước gia nhập liên minh sau năm 1997, gồm Ba Lan, Estonia, Litva, Latvia và các nước vùng Balkan. Moskva cũng muốn NATO ngừng mở rộng về phía đông, không kết nạp Ukraine vào khối và không diễn tập tại Ukraine, Đông Âu, Trung Á và các nước vùng Kavkaz nếu chưa có sự đồng thuận từ Nga.

Nga cũng kêu gọi hai bên rút tên lửa tầm ngắn và tầm trung khỏi biên giới của nhau, thay thế Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm xa (INF) mà Mỹ rút khỏi năm 2018.

Mỹ hôm 27/12 thông báo Washington và Moskva sẽ đàm phán về an ninh châu Âu và xung đột Ukraine vào 10/1/2022. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov một ngày sau đó xác nhận thông tin và nói rằng đàm phán sẽ diễn ra tại Geneva, Thụy Sĩ, nơi Biden và Putin họp thượng đỉnh lần đầu hồi tháng 6.

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Đài Loan dọa kiện Nicaragua 'chiếm' văn phòng

Đài Loan dọa sẽ hành động pháp lý với Nicaragua vì đã "chiếm giữ" văn phòng đại diện của hòn đảo và lên kế hoạch chuyển giao cho Trung Quốc.

"Đài Loan sẽ theo đuổi các thủ tục pháp lý quốc tế thích hợp để bảo vệ tài sản của mình và đảm bảo Nicaragua phải chịu trách nhiệm về hành động sai phạm quốc tế", cơ quan đối ngoại Đài Loan hôm nay cho biết trong một tuyên bố.

Cơ quan này trước đó nói rằng chính phủ Nicaragua đã "tịch thu" tòa nhà từng là văn phòng đại diện của Đài Loan ở thủ đô Managua, được hòn đảo tặng cho giáo phận Công giáo Managua sau khi hai bên cắt đứt quan hệ đầu tháng này. Đài Loan cũng lên án chính phủ của Tổng thống Daniel Ortega vì kế hoạch chuyển tài sản cho Bắc Kinh.

Cơ quan đối ngoại Đài Loan nhấn mạnh vụ tịch thu là "một phần trong ý định rõ ràng và hung hăng của Trung Quốc nhằm thôn tính Đài Loan, vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực quốc tế và gây tổn hại hòa bình, ổn định khu vực".

Tổng thống Daniel Ortega phát biểu tại Quảng trường Cách mạng ở Managua, Nicaragua hồi tháng 2. Ảnh: AFP.

Tổng thống Daniel Ortega phát biểu tại Quảng trường Cách mạng ở Managua, Nicaragua hồi tháng 2. Ảnh: AFP.

Chính quyền Tổng thống Ortega tuyên bố động thái của họ phù hợp với chính sách "Một Trung Quốc", rằng Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và do đó chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được quyền sở hữu số tài sản trên, trong đó có đồ đạc và cơ sở vật chất.

Tuy nhiên, Carlos Aviles, quyền tổng giám mục giáo phận Công giáo Managua, lên tiếng phản đối, cho hay Đài Loan đã đồng ý tặng cho giáo phận toàn bộ tài sản trước khi đóng cửa cơ quan đại diện ở thủ đô Managua và triệu hồi quan chức ở đó.

Nicaragua hôm 9/12 thông báo cắt quan hệ chính thức với Đài Loan, chuyển sang công nhận Trung Quốc. Động thái của Nicaragua khiến đảo Đài Loan hiện chỉ còn duy trì quan hệ chính thức với 14 quốc gia.

Mối quan hệ giữa Đài Loan với Nicaragua sau đó xấu đi đáng kể. Đài Loan cũng chỉ trích chính phủ Ortega vì lệnh cho quan chức của họ rời khỏi đất nước trong hai tuần, trái với quy định quốc tế.

Đây là lần thứ hai Nicaragua cắt đứt quan hệ với hòn đảo. Quốc gia Trung Mỹ từng cắt quan hệ với Đài Loan năm 1985, trước khi nối lại năm 1990. Giới quan sát cho rằng Nicaragua đang cần hỗ trợ tài chính từ Bắc Kinh để ứng phó các lệnh trừng phạt quốc tế gần đây.

Trung Quốc tuyên bố đảo Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực, và hòn đảo không được phép có quan hệ chính thức với bất kỳ quốc gia nào. Những năm qua, Trung Quốc tăng cường gây sức ép với các nước duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với hòn đảo.

Nicaragua là quốc gia thứ bảy chấm dứt quan hệ với Đài Loan từ khi bà Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách "Một Trung Quốc", trở thành lãnh đạo năm 2016. Các nước có hành động tương tự trước đó là Burkina Faso, Cộng hòa Dominican, Sao Tome và Principe, Panama, El Salvador và Quần đảo Solomon.

Các đồng minh còn lại của Đài Loan ở Trung Mỹ là Belize, Guatemala và Honduras. Hòn đảo cũng duy trì quan hệ với một số quốc gia khác, trong đó có Haiti và Paraguay.

Huyền Lê (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2021

Thái Lan phát hiện cụm siêu lây nhiễm do Omicron

Giới chức y tế Thái Lan phát hiện cụm dịch hàng trăm ca lây từ hai du khách Bỉ nhiễm Omicron, cảnh báo nguy cơ Covid-19 lây lan rộng.

Các quan chức y tế Thái Lan phân loại cụm dịch Omicron đầu tiên ở nước này là một "sự kiện siêu lây nhiễm", được xác định tại tỉnh Kalasi từ đêm 24/12.

Sự kiện siêu lây nhiễm ở tỉnh đông bắc Thái Lan này được xác định xuất phát từ hai người từ Bỉ tới đây nghỉ Giáng sinh và đã ghé thăm các quán bar, buổi hòa nhạc và chợ.

Quan chức y tế cấp cao Thái Lan Opas Karnkawinpong hôm qua cho biết hàng trăm người đã bị nhiễm trong cụm dịch này, virus cũng lây lan sang 11 tỉnh khác. Ông nhận định một trong những quán bar mà hai người Bỉ ghé qua rất đông đúc cùng hệ thống thông gió kém nên đã tạo thành sự kiện siêu lây nhiễm.

"Trong dịp năm mới, nếu bạn đến bất kỳ nơi nào mà cảm thấy không an toàn, tốt nhất là đừng vào", Opas cảnh báo với người dân Thái Lan.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở Bangkok, Thái Lan hồi tháng 7. Ảnh: Reuters.

Người dân xếp hàng chờ xét nghiệm Covid-19 ở Bangkok, Thái Lan hồi tháng 7. Ảnh: Reuters.

Thái Lan hiện ghi nhận 740 ca nhiễm biến chủng Omicron, trong đó 251 trường hợp là người đã tiếp xúc với khách nước ngoài, theo Opas.

Sau khi Covid-19 chạm đỉnh hồi tháng 8 với trên 20.000 ca hàng ngày, Thái Lan hiện ghi nhận khoảng 2.500 mỗi ngày trong tuần qua. Tuy nhiên, Bộ Y tế Thái Lan cảnh báo nước này vào tháng 3/2022 có thể ghi nhận 30.000 ca nhiễm và hơn 160 ca tử vong mỗi ngày nếu không triển khai nhanh hơn các biện pháp như tiêm chủng, xét nghiệm, giãn cách xã hội diện rộng hơn.

Trong hai tuần đầu tiên của tháng 1, Thái Lan khuyến cáo viên chức làm việc tại nhà. Phát ngôn viên nhóm chuyên trách Covid-19 Thái Lan Taweesin Wisanuyothin kêu gọi khu vực tư nhân có động thái tương tự.

Sau khi phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron cộng đồng đầu tiên vào tuần trước, chính phủ Thái Lan đã khôi phục quy định cách ly bắt buộc đối với khách nước ngoài và đình chỉ chương trình cho phép du khách đã tiêm phòng không cần cách ly.

Huyền Lê (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Mỹ kết tội tú bà săn thiếu nữ cho tỷ phú ấu dâm

Ghislaine Maxwell bị tuyên có tội với hành vi dụ dỗ các cô gái vị thành niên để phục vụ nhu cầu tình dục của tỷ phú Mỹ Jeffrey Epstein.

Sau 5 ngày tranh luận, bồi thẩm đoàn hôm 29/12 kết luận Maxwell phạm 5 trong 6 tội danh bị cáo buộc, trong đó có hành vi dụ dỗ trẻ vị thành niên để lạm dụng tình dục và môi giới tình dục với trẻ vị thành niên. Bị cáo 60 tuổi dường như không thể hiện chút phản ứng nào sau lớp khẩu trang khi bị tuyên có tội.

Quyết định được bồi thẩm đoàn đưa ra sau phiên tòa kéo dài một tháng với 4 nhân chứng kể lại chuyện bị lạm dụng tình dục khi mới 14 tuổi vào những năm 1990 và đầu những năm 2000 tại nhà của tỷ phú ấu dâm Epstein ở Florida, New York và New Mexico.

Với các tội danh trên, Maxwell, người được gọi là "tú bà" của Epstein, có thể đối mặt mức án 65 năm tù. Thẩm phán Alison Nathan không cho biết khi nào Maxwell bị kết án. Theo quy định luật pháp Mỹ, thẩm phán chỉ tuyên án sau khi bồi thẩm đoàn kết luận bị cáo có tội.

Ghislaine Maxwell phát biểu tại New York, Mỹ, hồi tháng 6/2013. Ảnh: Reuters.

Ghislaine Maxwell phát biểu tại New York, Mỹ, hồi tháng 6/2013. Ảnh: Reuters.

Maxwell, con gái của ông trùm truyền thông quá cố người Anh Robert Maxwell, là bạn gái cũ của Epstein. Người phụ nữ này ít xuất hiện trước công chúng kể từ năm 2016 và bị FBI điều tra vì liên quan Epstein từ năm 2019.

4 nhân chứng xuất hiện trước tòa đều kể rằng Maxwell đã dùng những món quà để lấy lòng tin, lợi dụng sự bồng bột tuổi trẻ của họ và thuyết phục họ rằng Epstein với tài sản và quan hệ của mình có thể biến giấc mơ của họ thành sự thật.

"Tú bà" này sau đó ép họ tới biệt thự của Epstein để massage, sau đó phục vụ tình dục cho ông này, điều mà Maxwell nói với họ là "bình thường". Hồ sơ ngân hàng cho thấy Epstein đã chuyển cho Maxwell tổng cộng 30,7 triệu USD.

Epstein, 66 tuổi, bị truy tố với cáo buộc mua dâm hàng loạt trẻ vị thành niên, trong đó có những thiếu nữ mới 14 tuổi, từ năm 2002 đến 2005. Tháng 8/2019, Epstein được phát hiện tự tử trong nhà tù ở New York, Mỹ. Mặc dù tỷ phú ấu dâm đã chết, nhà chức trách Mỹ tuyên bố sẽ không từ bỏ vụ án và quyết tâm điều tra đến cùng với các đồng phạm của ông ta.

Ngọc Ánh (Theo ABC News)

Adblock test (Why?)

Nga lập trung đoàn lính dù sát Ukraine

Nga thành lập thêm hai trung đoàn đổ bộ đường không, trong đó một đơn vị lính dù đóng quân tại bán đảo Crimea sát Ukraine.

"Hai trung đoàn xung kích đã được thành lập ở Pskov và Crimea, nằm trong đội hình các sư đoàn đổ bộ đường không nhằm củng cố năng lực tác chiến của lực lượng vũ trang ở miền tây và nam đất nước", tư lệnh Lực lượng Đổ bộ đường không Nga Andrey Serdyukov cho biết hôm qua.

Trung đoàn đóng tại Crimea có nòng cốt là Lữ đoàn Đổ bộ đường không Cận vệ số 56, trước đó đóng quân tại thành phố Kamyshin thuộc tỉnh Volgograd, miền tây Nga. Đơn vị này sẽ thuộc biên chế Sư đoàn lính dù sơn cước số 7 sau khi chuyển căn cứ tới Crimea.

Binh sĩ Lữ đoàn Đổ bộ đường không Cận vệ số 56 diễn tập hồi năm 2018. Ảnh: BQP Nga.

Binh sĩ Lữ đoàn Đổ bộ đường không Cận vệ số 56 diễn tập hồi năm 2018. Ảnh: BQP Nga.

Sư đoàn đổ bộ đường không số 76 đóng tại Pskov và Sư đoàn lính dù sơn cước số 7 trước đó biên chế tổng cộng 4 trung đoàn chiến đấu. Cả hai sư đoàn đều tham gia các hoạt động quân sự của Nga ở biên giới sát miền đông Ukraine và chiến dịch sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.

Động thái tăng cường lực lượng lính dù của Nga diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này với phương Tây liên quan đến vấn đề Ukraine leo thang, biến điểm nóng này thành một "ngòi nổ" xung đột ở châu Âu. Giới chức phương Tây cáo buộc Nga điều khoảng 70.000-100.000 quân tới sát biên giới với Ukraine, bày tỏ lo ngại nước này có thể phát động một cuộc chiến tổng lực.

Nga bác bỏ cáo buộc và tuyên bố chúng "vô căn cứ", khẳng định mọi động thái quân sự ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ. Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/12 cho rằng NATO đã ép Nga tới sát lằn ranh và khiến Moskva không còn đường lùi, cảnh báo nước này có nhiều phương án đáp trả nếu phương Tây khước từ các đề xuất bảo đảm an ninh.

Vị trí bán đảo Crimea và tỉnh Krasnoda. Đồ họa: Washington Post.

Vị trí bán đảo Crimea. Đồ họa: Washington Post.

Vũ Anh (Theo TASS)

Adblock test (Why?)

Putin nêu giải pháp hạ nhiệt khủng hoảng năng lượng châu Âu

Tổng thống Putin cho biết đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 có thể giúp nhanh chóng ổn định thị trường châu Âu và hạ nhiệt khủng hoảng năng lượng.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 29/12 cho biết giá năng lượng đang tăng tại châu Âu và khẳng định đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 có thể giúp nhanh chóng ổn định thị trường.

"Tuyến đường ống bổ sung chắc chắn sẽ giúp ổn định giá năng lượng ở thị trường châu Âu", Putin nói trong cuộc họp với các quan chức ngành năng lượng. "Nó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá cả trên thị trường giao hàng ngay và người tiêu dùng ở các quốc gia sử dụng khí đốt của Nga sẽ ngay lập tức cảm nhận được điều này", Putin nói.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp ngày 15/10. Ảnh: RIA Novosti.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp ngày 15/10. Ảnh: RIA Novosti.

Đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 đang chờ Đức và Liên minh châu Âu (EU) phê duyệt, các quan chức cho biết quyết định sẽ không được đưa ra vào nửa đầu 2022. Trong khi đó, tập đoàn Gazprom ngày 29/12 thông báo đã bơm đầy khí vào cả hai tuyến ống để sẵn sàng vận hành hệ thống.

Dòng chảy phương Bắc 2 dài 1.234 km, công suất 55 tỷ m3 mỗi năm, sẽ tăng gấp đôi lượng khí đốt được Gazprom bơm trực tiếp tới Đức. Dòng chảy phương Bắc 2 bổ sung công suất cho đường ống tương tự dưới biển Baltic, đồng thời cho phép Nga không phụ thuộc vào trung chuyển khí đốt qua Ukraine và Ba Lan.

Những người chỉ trích Dòng chảy phương Bắc 2 ở Mỹ, Ukraine và Ba Lan cảnh báo tuyến đường ống sẽ làm tăng "đòn bẩy" của Nga đối với châu Âu, khiến các nước EU bất đồng với nhau và tước đi nguồn thu từ trung chuyển khí đốt của Ukraine. Mỹ cảnh báo sẽ nhằm mục tiêu vào Dòng chảy phương Bắc 2 để ngăn bất cứ động thái quân sự mới nào của Nga nhằm vào Ukraine.

Nga bác cáo buộc của phương Tây rằng họ lên kế hoạch tiến đánh Ukraine. Nga khẳng định Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án thương mại thuần túy giúp đảm bảo nguồn cung dài hạn đáng tin cậy hơn, đồng thời tiết kiệm hàng tỷ USD phí trung chuyển nước này phải trả cho Ukraine và Ba Lan.

Giá khí đốt ở châu Âu tăng hơn 800%, kéo theo đó là giá điện tăng gấp 5 lần khiến các doanh nghiệp lẫn nhiều hộ gia đình trên châu lục chịu thiệt hại nặng nề. Nhiều chuyên gia đánh giá sau đại dịch Covid-19, năng lượng là cuộc khủng hoảng tiếp theo châu Âu phải đối mặt. Tình trạng này diễn ra một phần bởi thông tin rằng Nga đã chuyển dòng khí đốt từ đường ống chính ở châu Âu sang đường ống hướng về phía đông qua Ba Lan.

Nguyễn Tiến (Theo Al Jazeera)

Adblock test (Why?)

Biden và Putin sắp điện đàm

Biden và Putin sẽ điện đàm lần thứ hai trong chưa đầy một tháng, giữa lúc căng thẳng Ukraine tiếp tục leo thang.

Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin trong hôm nay về "một loạt chủ đề, trong đó có những cam kết ngoại giao sắp tới với Nga", phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Emily Horne cho biết.

"Chính quyền Biden vẫn duy trì các hoạt động ngoại giao sâu rộng với đồng minh và đối tác châu Âu, tham vấn và phối hợp về cách tiếp cận chung để đối phó với động thái tăng cường quân sự của Nga ở biên giới với Ukriane", bà Horne nói thêm.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov thông báo cuộc điện đàm dự kiến được tổ chức vào "tối muộn ngày 30/12", nhưng không nêu thêm chi tiết.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp ở Geneva, Thụy Sĩ hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Putin (trái) và Tổng thống Biden tại cuộc gặp ở Geneva, Thụy Sĩ, hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Biden và người đồng cấp Nga ngày 7/12 có cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài hai tiếng, trong đó điểm nhấn quan trọng nhất là căng thẳng gần đây liên quan đến vấn đề Ukraine.

Giới chức phương Tây cáo buộc Nga điều khoảng 70.000 - 100.000 quân tới biên giới với Ukraine, bày tỏ lo ngại nước này có thể phát động một cuộc chiến tổng lực. Tuy nhiên, Nga bác bỏ cáo buộc và tuyên bố chúng "vô căn cứ", khẳng định mọi động thái quân sự của họ ở biên giới phía tây hoàn toàn vì mục đích phòng thủ.

Trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng, các quan chức cấp cao Mỹ và Nga đã lên kế hoạch gặp nhau vào ngày 10/1 tại Geneva, Thụy Sĩ. Cuộc đàm phán được tổ chức sau khi Nga đưa ra các đề xuất bảo đảm an ninh với NATO, trong đó yêu cầu liên minh không kết nạp thêm thành viên ở Đông Âu hay thiết lập căn cứ ở các nước thuộc Liên Xô.

Mỹ không đồng ý với một số đề xuất của Nga, nhưng nói rằng sẵn sàng đối thoại và cũng sẽ giải quyết các mối lo ngại riêng của Washington.

Thanh Tâm (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Tranh cãi về Omicron giúp chấm dứt đại dịch

WHO cảnh báo nguy cơ "rất cao" vì Omicron, nhưng nhiều người tin rằng biến chủng chỉ gây triệu chứng nhẹ và có thể giúp kết thúc đại dịch.

Omicron đang lây lan trên khắp thế giới với tốc độ nhanh đến mức nhiều nước đang ghi nhận ca nhiễm tăng cao chưa từng thấy kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Ngay cả lãnh đạo Israel, quốc gia tiêm chủng hàng đầu thế giới, cũng phải cảnh báo không thể ngăn chặn biến chủng này.

"Chúng ta không thể ngăn chặn nó", Thủ tướng Israel Naftali Bennett nói ngày 28/12. Ngày càng nhiều lãnh đạo, chuyên gia y tế trên thế giới cũng bày tỏ đồng tình rằng Omicron đang lây lan quá nhanh.

Giới chuyên gia toàn cầu lo ngại số lượng kỷ lục ca nhiễm Omicron có thể dẫn tới làn sóng nhập viện lớn, gây quá tải các hệ thống y tế vốn đã bị bào mòn sau hai năm đại dịch diễn biến phức tạp.

"Bằng chứng nhất quán cho thấy biến chủng Omicron có khả năng lây lan lớn hơn Delta, với thời gian tăng gấp đôi ca nhiễm chỉ từ 2-3 ngày. Tỷ lệ ca nhiễm tăng nhanh đã được ghi nhận ở nhiều nước", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết trong bản cập nhật dịch tễ học hàng tuần công bố hôm 29/12, trong đó đánh giá nguy cơ từ biến chủng Omicron "vẫn rất cao".

WHO đánh giá tốc độ gia tăng số ca nhiễm nhanh chóng có thể do "sự kết hợp của cả khả năng né tránh miễn dịch và tính chất dễ lây lan hơn của biến chủng Omicron".

Một bệnh nhân được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện tại Creteil, Pháp hôm 28/12. Ảnh: AFP.

Một bệnh nhân được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt ở bệnh viện tại Creteil, Pháp hôm 28/12. Ảnh: AFP.

Nỗi thận trọng và lo lắng của WHO trái ngược với niềm tin của một số chuyên gia dịch tễ rằng đã đến lúc con người cần chấp nhận Covid-19 như bệnh đặc hữu và các quốc gia nên nới lỏng quy tắc, giảm thời gian cách ly và không tái áp đặt lệnh phong tỏa vì Omicron. Họ cho rằng các bằng chứng sơ bộ chỉ ra biến chủng chỉ gây triệu chứng nhẹ, trong khi tiêm chủng, tiêm tăng cường sẽ giúp ngăn nguy cơ bệnh nặng và tử vong.

"Biến chủng mới dễ lây lan hơn, nhưng các dữ liệu cho thấy nó gây triệu chứng bệnh ít nghiêm trọng hơn. Do đó, nó không làm tổn thương nghiêm trọng cho phổi. Tôi nghĩ đó có thể là khởi đầu cho cái kết của cơn ác mộng này", Vladimir Nikoforov, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Cơ quan Y sinh Liên bang Nga, từng nói hồi đầu tháng 12.

John Bell, giáo sư y khoa tại Đại học Oxford kiêm cố vấn chính phủ Anh, ngày 28/12 bày tỏ sự đồng tình, cho rằng Omicron "không giống như dịch bệnh như chúng ta thấy một năm trước".

"Những cảnh tượng khủng khiếp mà chúng ta từng chứng kiến cách đây một năm trong các phòng chăm sóc đặc biệt quá tải, với rất nhiều người chết, giờ chỉ là quá khứ và tôi tin rằng nó sẽ không lặp lại", Bell nói ngày 28/12.

Anh dường như đi trước vài tuần so với hầu hết quốc gia trong đợt bùng phát Omicron. London tới nay dường như tin rằng những bằng chứng đã có được về biến chủng mới không đủ để áp thêm biện pháp hạn chế.

Dù dữ liệu công bố ngày 27/12 cho thấy Anh ghi nhận hơn 300.000 ca nhiễm mới từ ngày 25 đến 27/12, Chris Hopson, người đứng đầu tổ chức N.H.S. Providers, nói tỷ lệ nhập viện ở quốc gia này có tăng nhưng không quá nhanh.

Hopson cho biết tỷ lệ nhập viện tại Anh tăng vì nhiều ca nhiễm không triệu chứng tới viện khám vì lý do nào đó và có kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV. "Một số người mô tả đó là ca Covid-19 ngẫu nhiên", ông nói.

Giáo sư Paul Hunter, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Đại học East Anglia, cho biết chính sách ứng phó đợt gia tăng ca nhiễm hiện tại của Anh khá phức tạp.

"Nếu hệ thống y tế chịu nhiều áp lực tới mức có thể bị sụp đổ, quyết định áp biện pháp hạn chế ngay từ bây giờ là hợp lý. Nhưng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hơn cũng mang tới những rủi ro cho sức khỏe tinh thần và cả nền kinh tế", ông nói. "Không dễ đưa ra quyết định".

Các thành viên Vương quốc Anh tới nay vẫn chưa thống nhất về cách ứng phó với đợt bùng phát mới. Trong khi Anh không có ý định tăng cường biện pháp hạn chế, Scotland, Wales và Bắc Ireland đã bổ sung hàng loạt hạn chế mới trong tuần này để giảm lây lan dịch, phần lớn tập trung vào giảm tụ tập đông người ở các không gian trong nhà.

Những chính sách trái ngược nhau cũng được áp dụng trên khắp châu Âu nhằm ứng phó với mối đe dọa mà Thủ tướng Pháp Jean Castex mô tả là "bộ phim không có hồi kết".

Tại Pháp, làn sóng Omicron đã khiến số lượng ca nhiễm mới tăng vọt, gây áp lực lớn cho các đơn vị chăm sóc đặc biệt của hệ thống bệnh viện công. Chính phủ Pháp tuyên bố sẽ trả thêm phụ cấp khoảng 113 USD mỗi tháng cho các y tá trong phòng chăm sóc đặc biệt.

Tất cả các công cụ chống dịch vốn quen thuộc với thế giới trong hai năm qua, như phong tỏa, tiêm chủng, hạn chế tụ tập, đeo khẩu trang bắt buộc và giãn cách xã hội đang được triển khai theo nhiều cấp độ khác nhau trên khắp châu Âu.

Trong khi chính phủ nhiều nước tái áp đặt hạn chế, ngày càng nhiều người dân phản đối, với niềm tin rằng Omicron chỉ gây triệu chứng nhẹ. Tối 27/12, hàng nghìn người Đức xuống đường biểu tình phản đối các biện pháp mới, như đóng cửa tất cả câu lạc bộ đêm, cấm tụ tập quá 10 người cùng các hạn chế với rạp chiếu phim, sự kiện văn hóa - thể thao.

Khu phố Oxford, thủ đô London, Anh hôm 23/12. Ảnh: Reuters.

Người dân đi lại trên phố Oxford, thủ đô London, Anh hôm 23/12. Ảnh: Reuters.

Giới khoa học toàn cầu đến nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về độc lực của Omicron, nhưng một thực tế mà nhiều quốc gia đang đối mặt là biến chủng này đang lây lan với mức độ chưa từng thấy.

Ca Omicron đầu tiên ở Mỹ được phát hiện hôm 1/12, nhưng CDC hôm 28/12 ước tính số ca nhiễm biến chủng này đã chiếm hơn 58% số ca ở Mỹ vào tuần trước. Đây cũng là xu thế chung đang diễn ra trên toàn thế giới.

Toàn cầu ngày 27/12 ghi nhận hơn 1,44 triệu ca nhiễm mới, mức cao nhất từ khi Covid-19 xuất hiện. Tuy nhiên, số ca tử vong hàng ngày trung bình 7 ngày qua là khoảng 7.000, mức không đổi bất chấp Omicron xuất hiện.

Tiến sĩ David Ho, giáo sư Đại học Columbia, Mỹ và là một chuyên gia virus học nổi tiếng thế giới, tin rằng khi Omicron lây lan thêm trong nhóm những người chưa tiêm chủng, ca nhập viện và tử vong có thể tăng trong những tuần tới, nhưng dân số sau đó sẽ xây dựng được một mức độ "miễn dịch cộng đồng" nhất định.

"Tất cả chuyên gia y tế đều cho rằng Omicron sẽ càn quét toàn bộ dân số, nhưng đôi khi một đám cháy lan quá nhanh cũng sẽ khiến nó lụi tàn nhanh", David Ho nói.

Trong khi đó, tiến sĩ Timothy Brewer, giáo sư Trường Y David Geffen, Đại học California, Los Angeles, Mỹ tin rằng dù nhân loại trải qua sóng Omicron, Covid-19 vẫn không biến mất hoàn toàn, mà các nước sẽ phải học cách sống chung với nó.

Trong kịch bản này, tiến sĩ Brewer tin rằng chiến dịch tiêm chủng kết hợp với các loại thuốc trị virus sẽ khiến những đợt bùng phát ít nghiêm trọng hơn, giống như cách các bác sĩ đang kiểm soát dịch cúm hiện nay. "Virus này đã thích ứng quá tốt trong khả năng lây từ người sang người, nên nó sẽ không biến mất", ông nhận định.

Thanh Tâm (Theo NY Times, CNBC)

Adblock test (Why?)

Mẫu súng trường Liên Xô từng so kè với AK

Súng trường TKB-022 được thiết kế tinh xảo để cạnh tranh với AK-47, nhưng lại thua kém trong các bài kiểm tra độ bền nên không được chọn.

Sau Thế chiến II, kỹ sư German Korobov giới thiệu mẫu súng có tên "TKB-022" cạnh tranh với AK-47 để trở thành mẫu súng trường tấn công chủ lực của quân đội Liên Xô.

Nguyên mẫu TKB-022 đầu tiên của Korobov có thiết kế khác lạ, với hộp tiếp đạn được bố trí sát cò súng và đóng vai trò như tay cầm. Thiết kế này giảm đáng kể chiều dài và trọng lượng cho khẩu súng dùng đạn 7,62x29 mm uy lực cao, nhưng lại khiến binh sĩ khó thao tác. Đây là lý do quân đội Liên Xô loại TKB-022 để chọn AK-47.

Trong 15 năm sau đó, Korobov chỉnh sửa lại thiết kế súng, giới thiệu nguyên mẫu TKB-022P có thiết kế bull-pup, với hộp tiếp đạn và khóa nòng bố trí sau cò súng, vốn được nhiều hãng vũ khí phương Tây khi đó sử dụng.

"Giải pháp kỹ thuật này cho phép Korobov giảm thêm kích thước của súng TKB-022P và khiến súng chính xác hơn AK-47. Đây là mẫu súng khá tốt và gần như không giật, khắc phục được điểm yếu lớn đối với súng trường tấn công dùng đạn 7,62x29 mm", chuyên gia lịch sử vũ khí Maksim Pepenker nói.

Nguyên mẫu đầu tiên của súng trường TKB-022. Ảnh: Kalashnikov.

Nguyên mẫu đầu tiên của súng trường TKB-022. Ảnh: Kalashnikov.

Tuy nhiên, chuyên gia này nhận định nhược điểm lớn nhất của TKB-022 là độ tin cậy thấp. Nguyên mẫu TKB-022 không vượt qua được các bài kiểm tra độ bền như khai hỏa sau khi súng bị đóng băng, nung nóng, dìm xuống bùn hoặc bị bẩn.

"Đây là lần đầu tiên một kỹ sư Liên Xô đưa ra mẫu vũ khí tốt hơn về mặt kỹ thuật so với súng AK, nhưng lại thua về độ bền đối với một loại vũ khí đại trà", Pepenker nói.

TKB-022 được đánh giá là khác thường và khá phức tạp về mặt kỹ thuật. Các kỹ sư Liên Xô nhận định quá trình chế tạo bộ phận của TKB-022 không khác gì "xếp hình origami bằng thép". Mức độ tinh xảo cao khi gia công các bộ phận súng khiến TKB-022 rất khó sản xuất loạt.

TKB-022 với thiết kế bull-pup không được quân đội Liên Xô lựa chọn, trong khi các lực lượng đặc nhiệm NATO dùng nhiều loại vũ khí tương đồng. Thiết kế bull-pup cho phép kéo dài nòng súng 20-30 cm, giúp đặc tính chiến đấu của vũ khí tăng lên theo cấp số nhân, tạo ra mẫu súng nhẹ với độ chính xác cao và cho phép người dùng thao tác thoải mái trong không gian hẹp.

Nguyên mẫu TKB-022P (trên) và TKB-022 (dưới) tại Bảo tàng Vũ khí Tula. Ảnh: Kalashnikov.

Nguyên mẫu TKB-022P (trên) và TKB-022 (dưới) tại Bảo tàng Vũ khí Tula. Ảnh: Kalashnikov.

"Liên Xô khi đó cần vũ khí cho quân chính quy, do đó TKB-022 thua AK trong các cuộc thử nghiệm quân sự. Nguyên mẫu TKB-022 đang được niêm cất trong kho của Nhà máy vũ khí Tula ở Nga", Pepenker cho hay.

Trong khi đó, các lực lượng vũ trang Áo sử dụng vũ khí với thiết kế tương tự từ thập niên 1970. Theo Pepenker, vũ khí tương đồng nhất với TKB-022 là súng trường tấn công Steyr AUG của Áo. Mẫu súng này đang được lực lượng cảnh sát các nước thành viên NATO sử dụng rộng rãi.

"AUG là mẫu súng nhạy cảm với điều kiện môi trường không khác gì TKB-022. Môi trường hoạt động lý tưởng cho AUG là khu vực đô thị, không đơn vị nào dùng vũ khí này ở nông thôn", Pepenker cho biết. "AUG sử dụng nhiều thành phần làm bằng polyme, với các cơ cấu rất dễ bị kẹt khi bám bụi bẩn. Súng rất chính xác và hiệu quả, song cũng rất thất thường".

Dù được đánh giá có độ chính xác và thiết kế hợp lý hơn AK, TKB-022 không bao giờ được chế tạo hàng loạt và trở thành một phần của lịch sử như mẫu súng có thiết kế bull-pup đầu tiên của Liên Xô.

Ngày nay, Nga đã áp dụng một số công nghệ và giải pháp từ thiết kế của TKB-022 vào súng trường tấn công cỡ nòng lớn ShAK-12, được các đơn vị đặc nhiệm của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) sử dụng.

Nguyễn Tiến (Theo RBTH)

Adblock test (Why?)

Tìm thấy mẹ sau 33 năm nhờ vẽ bản đồ theo trí nhớ

Trung QuốcLý Cảnh Vĩ tìm thấy mẹ ruột 33 năm sau khi bị bắt cóc, nhờ tự vẽ bản đồ quê hương theo trí nhớ.

Lý, 37 tuổi, sinh ra ở tỉnh Vân Nam và bị bắt cóc khi 4 tuổi. Lý bị bán cho gia đình bố mẹ nuôi ở tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, cách quê hương 2.000 km.

Lý đã cung cấp mẫu máu cho giới chức địa phương và bắt đầu vẽ tay bản đồ ngôi làng anh từng sống theo trí nhớ. Lý đã dò hỏi trên mạng với hy vọng tìm kiếm manh mối về quê hương.

Bản đồ vẽ tay đã giúp cảnh sát xác định quê hương của Lý là ngôi làng gần thành phố Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, Lý Cảnh Vĩ cho biết trong video đăng lên Douyin, phiên bản TikTok của Trung Quốc ngày 28/12.

Giới chức đã tìm thấy một người phụ nữ có khả năng cao là mẹ Lý và tiến hành xét nghiệm ADN. Kết quả xác nhận Lý là con của bà. Hai mẹ con dự kiến gặp lại nhau vào ngày 1/1 tới. Cha ruột của Lý đã qua đời.

Li Jingwei cùng một phần hình ảnh bản đồ vẽ tay quê hương. Ảnh: Weibo.

Lý Cảnh Vĩ cùng một phần hình ảnh bản đồ vẽ tay quê hương. Ảnh: Weibo.

Lý kể anh bắt đầu có động lực tìm lại cha mẹ ruột sau khi biết được hai câu chuyện nổi tiếng của Quách Cương Đường và Tôn Hải Dương, hai người cha đã tìm thấy con bị bắt cóc sau nhiều năm tìm kiếm. "Tôi nhận ra rằng mình không thể đợi thêm nữa bởi cha mẹ tôi có lẽ đã quá già. Tôi lo lắng rằng khi tôi tìm thấy, họ đã qua đời", anh chia sẻ.

Quách là người cha nổi tiếng ở Trung Quốc với hành trình tìm con trai bị mất tích suốt 24 năm. Ông rong ruổi trên xe máy 500.000 km để chia sẻ thông tin về vụ bắt cóc và đã phải thay 10 chiếc xe. Ông cuối cùng gặp lại con trai vào tháng 7.

Hành trình tìm con của Quách được chuyển thể thành phim Thất Cô năm 2015 với sự góp mặt của diễn viên Hong Kong Lưu Đức Hoa.

Tháng trước, Tôn, người cha cũng truyền cảm hứng cho một bộ phim về chống nạn buôn người, đoàn tụ với con trai sau 14 năm tìm kiếm. "Khi tôi thấy câu chuyện của ông Quách Cương Đường, tôi nghĩ mình nên cố gắng tìm lại cha mẹ ruột. Tôi muốn gặp khi họ vẫn còn sống", Lý nói.

Bản đồ của Lý chi tiết tới mức khiến nhiều người Trung Quốc kinh ngạc, vì nó bao gồm cả mô tả về các ngôi nhà trông ra sao và cách dân làng sử dụng những chiếc xô lớn bằng gỗ để nấu cơm. Lý nhớ đã bị một người hàng xóm lừa cho đồ chơi và bắt cóc.

"Nhớ về bố mẹ tôi và những gì xunh quanh nhà là thói quen của tôi suốt một thời gian dài", Lý nói.

Bản đồ quê hương vẽ tay của Li Jingwei. Ảnh: Weibo.

Bản đồ quê hương vẽ tay của Lý Cảnh Vĩ. Ảnh: Weibo.

Lý chia sẻ ngày còn đi học anh từng rất đau khổ mỗi khi đọc những bài báo về đoàn tụ gia đình. Nhưng thời gian trôi qua, công việc bận rộn và sau đó là cuộc sống gia đình với những đứa con đã khiến anh dần nguôi ngoai.

Lý không cho biết anh sẽ đối mặt bố mẹ nuôi như thế nào sau khi đoàn tụ với mẹ ruột. Nhiều người bị bắt cóc ở Trung Quốc không muốn bố mẹ nuôi của mình bị truy cứu trách nhiệm, dù họ có khả năng đã tiếp tay cho nạn buôn người.

Thanh Tâm (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)