Thứ Năm, 31 tháng 3, 2022

Ông Trump tố Tổng thống Biden rút cạn kho dầu dự trữ

Donald Trump cáo buộc người kế nhiệm Biden làm cạn kiệt kho xăng dầu dự trữ chiến lược của Mỹ mà ông tuyên bố đã "lấp đầy 100%".

"Tôi thấy Biden vừa nói rằng ông ấy sẽ lấy đi những thứ đã được chúng tôi xây dựng một cách cẩn thận và kỳ diệu. Đó vẫn là nỗ lực vô ích để giảm giá xăng dầu. Họ sẽ lại làm kho dự trữ trống trơn một lần nữa", cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ra tuyên bố hôm 31/3, đề cập quyết định mở kho dầu dự trữ chiến lược của người kế nhiệm Joe Biden.

Phát biểu của Trump được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Biden cho xuất một triệu thùng dầu mỗi ngày từ kho dự trữ chiến lược trong 180 ngày liên tục, nhằm bình ổn thị trường xăng dầu giữa khủng hoảng Ukraine.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại Orlando, Florida, hôm 28/2. Ảnh: Reuters.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại Orlando, Florida, hôm 28/2. Ảnh: Reuters.

"Sau 50 năm gần như trống trơn, kho dầu dự trữ chiến lược quốc gia đã được tôi lấp đầy 100% khi giá năng lượng rẻ", cựu tổng thống Trump nói. "Kho dầu này lẽ ra chỉ được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp hoặc xung đột quy mô lớn".

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, khi Trump nhậm chức năm 2017, kho dự trữ dầu chiến lược có gần 695 triệu thùng dầu. Nhưng số dầu dự trữ này giảm dần theo từng năm trong nhiệm kỳ của ông và đến tháng 1/2020, các kho này còn 635 triệu thùng dầu.

Các kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ có thể chứa tối đa 714 triệu thùng dầu và chưa bao giờ được "lấp đầy 100%" trong 4 năm nhiệm kỳ của ông Trump. Khi Tổng thống Biden nhậm chức vào tháng 1/2021, kho dự trữ dầu chiến lược của Mỹ còn 638 triệu thùng.

Chính quyền Tổng thống Biden sau đó hai lần mở kho dầu dự trữ chiến lược để giải quyết tình trạng giá xăng tăng cao. Mỹ lần đầu giải phóng 50 triệu thùng dầu dự trữ hồi tháng 11/2021 và sau đó là 30 triệu thùng vào tháng này.

Tính đến ngày 25/3, kho dự trữ chiến lược Mỹ còn 568,322 triệu thùng dầu. Quyết định mở kho dầu dự trữ được cho là sẽ góp phần nào hạ nhiệt tình hình, song có thể không đủ để kéo giảm đáng kể giá xăng dầu, do người Mỹ đang tiêu thụ tới 20 triệu thùng dầu mỗi ngày.

Sau khi Mỹ mở kho dầu dự trữ hồi tháng 11/2021, giá xăng dầu chỉ giảm trong thời gian ngắn trước khi tăng trở lại vào cuối tháng 1.

Trước thềm bầu cử quốc hội giữa kỳ, Tổng thống Mỹ đang chịu áp lực phải giải quyết tình trạng giá xăng dầu tăng cao, khi phe Cộng hòa liên tục công kích vấn đề này. Các cuộc thăm dò trong những tháng gần đây cho thấy tỷ lệ ủng hộ của ông Biden đã giảm kỷ lục, khi người dân phàn nàn về giá xăng cao và tình trạng lạm phát.

Ngọc Ánh (Theo NY Post)

Adblock test (Why?)

Mỹ trừng phạt hãng công nghệ Nga

Bộ Tài chính Mỹ áp lệnh trừng phạt lên hàng loạt hãng công nghệ Nga, trong đó có nhà sản xuất chip lớn nhất đất nước.

Bộ Tài chính Mỹ hôm 31/3 cho biết lệnh trừng phạt nhằm vào các mạng lưới và công ty công nghệ là "công cụ" phục vụ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine. Mikron, nhà sản xuất và xuất khẩu chip điện tử lớn nhất của Nga, nằm trong số 21 tổ chức và 13 cá nhân bị liệt vào danh sách trừng phạt. Tất cả tài sản tại Mỹ của họ bị phong tỏa và được báo cáo cho chính phủ Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong một cuộc hội thảo tại Denver, Colorado, hôm 11/3. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen trong một cuộc hội thảo tại Denver, Colorado, hôm 11/3. Ảnh: Reuters

"Nga không chỉ tiếp tục vi phạm chủ quyền của Ukraine bằng hành động gây hấn vô cớ mà còn leo thang các cuộc tấn công nhằm vào dân thường và trung tâm dân cư", Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cáo buộc, cảnh báo Mỹ sẽ tiếp tục áp nhiều biện pháp trừng phạt Nga tới khi Moskva chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine. Nga đã nhiều lần khẳng định họ chỉ tấn công mục tiêu quân sự, không nhắm vào dân thường.

Bộ Tài chính Mỹ cho hay trong danh sách trừng phạt còn có công ty phần mềm và công nghệ truyền thông AO NII-Vektor, công ty phần cứng T-Platforms và Viện nghiên cứu điện tử phân tử (MERI), đều làm việc cho chính phủ Nga.

Lệnh trừng phạt cũng nhằm vào OOO Serniya Engineering, công ty có trụ sở tại Moskva mà Mỹ cho rằng là trung tâm của mạng lưới tìm cách lách lệnh trừng phạt bằng cách che giấu khách hàng cuối cùng của "những công nghệ phương Tây quan trọng" như cơ quan tình báo và quân đội Nga. Hàng loạt cá nhân được cho là làm việc cho Serniya có tên trong lệnh trừng phạt.

Sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2, Mỹ và các đồng minh phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt, loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, ngăn Moskva tiếp cận các công nghệ tiên tiến và đưa nhiều tài phiệt, quan chức Nga vào danh sách cấm vận.

Mỹ áp lệnh cấm nhập khẩu dầu, kim cương, hải sản và vodka Nga. Nước này và các đồng minh cũng bãi bỏ quy chế tối huệ quốc với Nga, mở đường để tăng thuế áp với các mặt hàng của Nga.

Trong khi đó, Nga cấm xuất khẩu hơn 200 mặt hàng trong lĩnh vực viễn thông, y tế, ôtô, nông nghiệp, kỹ thuật điện và công nghệ đến hết năm 2022. Một số sản phẩm trong ngành lâm nghiệp và đồ gỗ cũng bị cấm xuất khẩu đến "các quốc gia không thân thiện", gồm 48 quốc gia, trong đó có các nước Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Nga là nước sở hữu 1/5 diện tích rừng của thế giới.

Hồng Hạnh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Trung Quốc khai trừ đảng cựu bộ trưởng tư pháp

Trung Quốc khai trừ đảng cựu bộ trưởng tư pháp Phó Chính Hoa vì "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng và luật pháp quốc gia".

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) và Ủy ban Giám sát Quốc gia, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu Trung Quốc, hôm 31/3 cho biết Phó Chính Hoa, 67 tuổi, đã bị cách chức và khai trừ đảng sau cuộc điều tra những hành vi sai phạm của ông này, bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái.

Cuộc điều tra cho thấy Phó Chính Hoa "hoàn toàn phản bội lý tưởng và lòng tin, không bao giờ thực sự trung thành với đảng và nhân dân, thể hiện tham vọng chính trị cực kỳ kiêu ngạo và cố đạt các mục tiêu chính trị cá nhân một cách vô đạo đức", tuyên bố của cơ quan chống tham nhũng Trung Quốc cho hay.

Cựu bộ trưởng tư pháp Trung Quốc Phó Chính Hoa trong một phiên họp ở Bắc Kinh hồi năm 2011. Ảnh: Reuters.

Phó Chính Hoa trong một phiên họp ở Bắc Kinh hồi năm 2011. Ảnh: Reuters.

Cũng theo kết quả điều tra, Phó Chính Hoa liên quan "bè lũ tư lợi" của cựu thứ trưởng công an Tôn Lập Quân, "ngụy tạo và thậm chí lừa dối các cơ quan chức năng trung ương về những vấn đề lớn, làm suy yếu vai trò lãnh đạo tập trung, thống nhất của đảng".

Phó Chính Hoa còn bị cáo buộc mang súng trong thời gian dài, vi phạm các quy định, tham gia hoạt động mê tín dị đoan, không chấp hành các biện pháp kỷ luật và giám sát điều tra trong vụ án của ông này. Phó đồng thời bị nghi ngờ nhận hối lộ và lách luật pháp để tư lợi.

Hồ sơ sai phạm của Phó Chính Hoa sẽ được CCDI chuyển cho cơ quan kiểm sát để điều tra hình sự và truy tố.

Phó Chính Hoa từng giữ chức thứ trưởng công an trước khi trở thành bộ trưởng tư pháp năm 2018. Ông này từng dẫn dắt một số cuộc điều tra nhằm vào những quan chức cấp cao, trong đó có cựu bộ trưởng công an, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc Chu Vĩnh Khang. Chu hồi năm 2015 nhận án tù chung thân trong một phiên xử kín với các tội danh nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực và "cố tình làm lộ bí mật nhà nước".

Khi bị điều tra, Phó Chính Hoa đang là phó chủ nhiệm ủy ban các vấn đề pháp luật và xã hội trong Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC).

Hơn một triệu quan chức Trung Quốc đã bị trừng phạt trong chiến dịch chống tham nhũng quy mô do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng những năm qua.

Huyền Lê (Theo Xinhua)

Adblock test (Why?)

Qatar - tia hy vọng giúp châu Âu thoát khí đốt Nga

Qatar, vương quốc nhỏ bé ở Trung Đông, đang nổi lên như một trong những hy vọng tốt nhất của châu Âu để tách rời nguồn khí đốt Nga.

Đức, Pháp, Bỉ và Italy đang đàm phán với Qatar để ký hợp đồng lâu dài mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này, theo các quan chức hai bên. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck đã tới Qatar tháng này để công bố quan hệ đối tác năng lượng và cam kết xây dựng kho lưu trữ đầu tiên để nhận các lô hàng LNG từ Qatar và các nhà sản xuất khác.

"Đây chỉ là khởi đầu", ông Habeck nói hôm 20/3.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck bắt tay Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani tại Doha hôm 20/3. Ảnh: Reuters.

Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck (trái) bắt tay Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad al-Thani tại Doha hôm 20/3. Ảnh: Reuters.

Qatar đã trở nên giàu có trong hai thập kỷ qua nhờ bán khí đốt tự nhiên hóa lỏng cho Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số khách hàng châu Á khác theo các hợp đồng dài hạn, đưa đất nước chưa tới ba triệu dân trở thành nhà xuất khẩu khí đốt lớn thứ hai thế giới.

Qatar từ lâu muốn mở rộng thị trường sang châu Âu. Tuy nhiên, khách hàng ở đó từng tỏ ra chần chừ, khi họ có nguồn cung giá rẻ hơn từ Nga. Khí đốt từ Nga tới châu Âu có thể vận chuyển dễ dàng bằng hệ thống đường ống hiện có, với các hợp đồng ngắn hạn linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, xung đột Ukraine đã khiến quan hệ giữa châu Âu và Nga trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Sau loạt lệnh trừng phạt chưa từng có, châu Âu tuyên bố sẽ dần giảm phụ thuộc vào khí đốt và dầu mỏ Nga. Đáp lại, Nga tuyên bố các quốc gia "không thân thiện" sẽ bị đóng băng hợp đồng khí đốt nếu không mở tài khoản ngân hàng Nga và thanh toán bằng ruble.

Điều này thúc đẩy châu Âu tìm kiếm nguồn cung khí đốt tự nhiên mới để thay thế nguồn nhập khẩu từ Nga, vốn chiếm hơn 38% lượng khí đốt vào Liên minh châu Âu (EU). Ngoài Qatar, các nước châu Âu cũng đang đàm phán với các nhà sản xuất ở Angola, Algeria, Libya và Mỹ, theo giới chức các nước.

Qatar đang nổi lên như một trong những lựa chọn hấp dẫn nhất, vì nước này đang có kế hoạch chi 28,7 tỷ USD thúc đẩy sản xuất khí đốt, nhằm tăng sản lượng sản xuất lên 40% (khoảng 33 triệu tấn mỗi năm) vào năm 2026, có thể đủ để bù đắp lượng LNG của Nga xuất sang châu Âu. Dù vậy, phần lớn khí đốt Nga xuất khẩu tới châu Âu được chuyển qua hệ thống đường ống.

"Châu Âu là điểm đến của chúng tôi và là một thị trường quan trọng", Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Sherida al-Kaabi nói. "Chúng tôi sẽ cung cấp khí đốt cho châu Âu".

Nhiều nhà sản xuất khí đốt khác đang bơm hết công suất, nhưng không thể cung cấp nhiều hơn cho châu Âu.

"Qatar cơ bản đã xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ, với đúng nguồn tài nguyên", Steven Wright, phó giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Hamad Bin Khalifa ở Doha, nói.

Tuy nhiên, Qatar cũng tỏ ra khá thận trọng khi thảo luận hợp đồng khí đốt với châu Âu. Các thỏa thuận hợp tác như vậy có thể mất nhiều tháng để đàm phán và hiện chưa có bất kỳ hợp đồng nào được chốt với các quốc gia châu Âu. Trong khi đó, Qatar cũng duy trì quan hệ với Nga, với hàng tỷ USD đầu tư.

Sự chú ý của phương Tây tới Qatar trái ngược với vị thế địa chính trị của nước này cách đây 5 năm. Qatar lúc đó phải đối mặt với làn sóng tẩy chay kinh tế và ngoại giao từ các nước láng giềng, trong đó có Arab Saudi. Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump từng gọi nước này này là bên tài trợ cho khủng bố, điều mà Doha phủ nhận.

Qatar đã hàn gắn quan hệ với Arab Saudi, Mỹ cũng đã xem họ là một đồng minh lớn ngoài NATO, tạo điều kiện cho nhiều cuộc tập trận quân sự chung và các hợp đồng bán vũ khí tiềm năng. Qatar đóng vai trò trung tâm trong việc giúp Mỹ và các đồng minh sơ tán hàng nghìn người ở Afghanistan sau khi Taliban kiểm soát Kabul, cũng như đóng vai trò là kênh hỗ trợ Mỹ trong các cuộc đàm phán thỏa thuận hạt nhân với Iran.

Khí đốt của Qatar sẽ không thể giúp châu Âu thay đổi cuộc chơi ngay lập tức. Nước này đang bơm hết công suất và gửi các lô LNG được đặt hàng từ lâu đến châu Á, nơi các khách hàng như Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ cần phải đồng ý để Doha chuyển hướng khí đốt sang châu Âu.

"Về cơ bản sẽ không có LNG dư thừa trên thị trường thế giới", Robin Mills, giám đốc công ty tư vấn năng lượng Qamar Energy ở Dubai, nói.

Qatar ước tính chỉ khoảng 10-15% lượng LNG của nước này có thể chuyển hướng sang châu Âu trong ngắn hạn và những lô hàng này sẽ có giá đắt hơn của Nga.

"Chúng tôi đang lên kế hoạch tăng các các hợp đồng dài hạn với châu Âu trong nhiều năm", một quan chức Qatar nói. "Nhìn chung, chúng tôi sẽ có nguồn cung dồi dào hơn trong vài năm tới, vì vậy những cuộc thảo luận về hợp đồng dài hạn sẽ giúp đảm bảo châu Âu không phải đối mặt nỗi lo thiếu năng lượng lần nữa".

Thành phố công nghiệp Ras Laffan, địa điểm sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng chính của Qatar. Ảnh: AFP.

Thành phố công nghiệp Ras Laffan, địa điểm sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng chính của Qatar. Ảnh: AFP.

Tuy nhiên, kế hoạch thay thế năng lượng Nga của châu Âu cũng đối mặt nhiều thách thức. Nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu được cung cấp một cách nhanh chóng và tiện lợi qua đường ống. Tuy nhiên, hiện tại chưa có đường ống dẫn khí từ Qatar tới châu Âu, nên chúng buộc phải vận chuyển dưới dạng khí hóa lỏng.

"Hóa lỏng khí tự nhiên tốn nhiều năng lượng, phát thải khí carbon và ảnh hưởng tới khí hậu", Yousef Alshammari, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Đại học Hoàng gia London, nói. "Sẽ rất khó khăn cho các nhà hoạch định chính sách châu Âu khi đặt ra các chương trình khí hậu đầy tham vọng và các mục tiêu không phát thải khí".

Các quốc gia châu Âu cũng cần cơ sở hạ tầng để tiếp nhận, lưu trữ khí hóa lỏng. Những công trình này sẽ mất nhiều thời gian và chi phí để xây dựng, theo Karen Young, thành viên cao cấp tại Viện Trung Đông của Washington.

"Vấn đề là châu Âu đang nhảy vào một thị trường LNG không thể đáp ứng nhu cầu khổng lồ ngay lập tức", Nikos Tsafos thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói. "Tất nhiên Qatar có thể gửi thêm khí đốt tới châu Âu, nhưng họ vẫn chưa làm dù giá khí đốt bán cho châu Âu cao hơn nhiều. Điều này cho thấy dòng chảy khí đốt của họ gắn bó với châu Á hơn chúng ta nghĩ".

Thanh Tâm (Theo WSJ, CNN)

Adblock test (Why?)

Bên trong trại huấn luyện tân binh bảo vệ Kiev

Thứ sáu, 1/4/2022, 00:00 (GMT+7)

Các binh sĩ tình nguyện Ukraine, phần lớn chưa qua quân ngũ, học cách tác chiến và bắn súng tại trại huấn luyện dã chiến ở ngoại ô Kiev.

Bên trong trại huấn luyện dã chiến của lực lượng phòng thủ Kiev

Video: NY Times

Adblock test (Why?)

Ngày thứ 35 chiến sự Ukraine: Kiev nói Moskva bàn giao Chernobyl

Ukraine nói lực lượng Nga rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nơi Moskva đã kiểm soát từ đầu chiến dịch, trong khi hoạt động sơ tán diễn ra tại Mariupol.

Energoatom, doanh nghiệp nhà nước giám sát các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine, hôm nay cho biết lực lượng Nga đã rút khỏi Chernobyl, nơi xảy ra thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới năm 1986. Lực lượng Nga kiểm soát nhà máy từ 24/2, ngày đầu Moskva phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.

"Những người kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl và các cơ sở khác trong khu vực cấm đã rút về phía biên giới Ukraine - Belarus", Energoatom thông báo trên Telegram.

Theo cơ quan này, lực lượng Nga trước đó thông báo ý định rời đi và để nhân viên Ukraine kiểm soát nhà máy. Energoatom đã đăng bản sao bức thư được ký bởi đại diện Lực lượng Vệ binh Quốc gia Nga, đại diện công ty năng lượng hạt nhân nhà nước Nga Rosatom và giám đốc ca trực của nhà máy Chernobyl, với nội dung chuyển giao quyền bảo vệ nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.

Bức thư cũng yêu cầu "ban lãnh đạo cơ sở được bảo vệ không đưa ra tuyên bố nào liên quan Vệ binh Quốc gia Liên bang Nga".

Lực lượng Nga rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở thành phố Pripyat, Ukraine, hôm 31/3 Ảnh: CNN.

Lực lượng Nga rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở thành phố Pripyat, Ukraine, hôm 31/3 Ảnh: Telegram.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ trước đó cho biết lực lượng Nga rút khỏi Chernobyl và có khả năng đã "bỏ lại sân bay Hostomel", còn được gọi là Sân bay Quốc tế Antonov, ở ngoại ô Kiev.

Một quan chức khác của Mỹ nói rằng các lực lượng Nga tiếp tục tấn công ở 4 khu vực của Ukraine, bao gồm thủ đô Kiev, thành phố Chernihiv ở phía bắc, thành phố Izium và vùng Donbass ở phía đông.

"Chúng tôi thấy lực lượng Nga tiếp tục tăng số lần xuất kích lên hơn 300 trong 24 giờ qua", quan chức Mỹ này nói, thêm rằng "Kiev đang bị đe dọa rất nhiều từ các cuộc không kích" dù Nga tuyên bố giảm giao tranh ở Kiev và thành phố Chernihiv.

Theo thị trưởng Chernihiv Vladyslav Atroshenko, các cuộc tấn công của Nga vào thành phố đang gia tăng. "Trong 24 giờ qua, các bệnh viện của chúng tôi tiếp nhận 20 người bị thương", ông nói, thêm rằng bệnh nhân đang ở trong hành lang bệnh viện vì đây là nơi an toàn nhất, cách xa cửa sổ.

Trong khi đó, Ukraine thông báo điều 45 xe buýt để sơ tán dân thường khỏi thành phố Mariupol sau khi Bộ Quốc phòng Nga thông báo lệnh ngừng bắn tại thành phố này.

"Nhiệm vụ của chúng tôi là mở ra hành lang nhân đạo và giúp mọi người sống sót, đặc biệt là dân thường, trong đó có phụ nữ, trẻ em, người già", Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho hay.

Bà Vereshchuk cho biết khoảng 100.000 người vẫn mắc kẹt trong thành phố, chủ yếu là phụ nữ, trẻ em, người già và người khuyết tật. Phó thị trưởng Mariupol Sergei Orlov cho rằng 1.500-2.000 người sẽ có thể sơ tán khỏi thành phố trong hôm nay và ngày mai.

Một chiếc xe bị cháy trước tòa nhà chung cư bị hư hại tại thành phố cảng Mariupol, phía nam Ukraine hôm 31/3. Ảnh: Reuters.

Một chiếc xe bị cháy trước tòa nhà chung cư bị hư hại tại thành phố cảng Mariupol, phía nam Ukraine hôm 31/3. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng quân đội Nga tập trung về Donbass để chuẩn bị cho các đợt tấn công mới, Ukraine đã chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến leo thang ở phía đông và sẽ "tranh giành từng mét" đất. Theo ông, các cuộc đàm phán với Nga vẫn tiếp diễn, nhưng mới chỉ thể hiện ở lời nói, chưa đạt kết quả cụ thể.

Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ngoại trưởng Nga và Ukraine có thể gặp nhau "trong vòng một hoặc hai tuần" tới để thúc đẩy đàm phán về chấm dứt cuộc xung đột. Hãng thông tấn RIA của Nga sau đó dẫn tuyên bố của Bộ Ngoại giao nước này cho biết Moskva sẽ không khước từ cuộc gặp cấp ngoại trưởng với Ukraine, nhưng nhấn mạnh bất kỳ cuộc trao đổi nào cũng phải mang tính thực chất.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết hơn 4 triệu người Ukraine đã sơ tán khỏi đất nước kể từ khi xảy ra xung đột, trong đó hơn 2,3 triệu người vào nước láng giềng Ba Lan.

Cục diện chiến trường Ukraine sau một tháng giao tranh. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Cục diện chiến trường Ukraine sau một tháng giao tranh. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Huyền Lê (Theo AFP, CNN)

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2022

Cứu phi công khỏi máy bay lật úp

MỹPhát hiện chiếc máy bay hạng nhẹ lao xuống sân bê tông ở bang Flordia, người dân đã bất chấp nguy cơ cháy nổ để cứu phi công mắc kẹt.

J.P. McMenamy, nhân viên công ty thiết kế Hammond Kitchens & Bath, đang làm việc trong văn phòng ở thành phố West Melbourne, bang Florida chiều 29/3 thì nghe tiếng động lớn và đèn trong văn phòng vụt tắt. McMenamy bước ra ngoài và bị sốc khi thấy chiếc máy bay cỡ nhỏ Piper PA-28 nằm lật úp trên nền bê tông cạnh tòa nhà.

"Tôi chạy vào văn phòng và hét lên 'Một máy bay bị rơi!'. Mọi người chạy túa ra", McMenamy kể lại.

Chiếc máy bay tông vào cột điện, lao xuống và lật úp khi đang tìm cách hạ cánh ở Sân bay Quốc tế Melbourne Orlando gần đó. McMenamy cho biết hơn 10 người từ các doanh nghiệp xung quanh đã lao đến chiếc máy bay để cứu phi công gặp nạn.

Họ hợp lực nâng máy bay để hai người kéo phi công bị thương khỏi buồng lái, bất chấp nhiên liệu đang rò rỉ từ phi cơ có thể gây nguy cơ cháy nổ bất cứ lúc nào.

Người dân dùng miếng bìa cứng che chắn cho phi công bị thương cạnh hiện trường máy bay gặp nạn ở bang Flordia, Mỹ hôm 29/3. Ảnh: Florida Today.

Người dân dùng tấm bìa che nắng cho phi công bị thương cạnh hiện trường máy bay gặp nạn ở bang Flordia, Mỹ hôm 29/3. Ảnh: Florida Today.

Sau đó, họ sử dụng tấm bìa lớn để che nắng cho phi công trong lúc chờ lực lượng cứu hộ.

"Người dân đã hành động như những người hùng trong tình huống nguy hiểm", cảnh sát Graig Erenstoft nói. "Ai biết chuyện gì có thể xảy ra với chiếc máy bay bị rò rỉ nhiên liệu đó".

Phi công Michael Galloway, 44 tuổi, sống ở bang Pennsylvania, đã được đưa vào bệnh viện điều trị trong tình trạng ổn định, cảnh sát Erenstoft cho biết.

Ủy ban An toàn Giao thông Vận tải Quốc gia và Cục Hàng không Liên bang sẽ điều tra vụ tai nạn. Rob Himler, người phát ngôn Sân bay Quốc tế Melbourne Orlando, cho biết một xe đầu kéo đã đưa chiếc máy bay gặp nạn về sân bay.

Huyền Lê (Theo Florida Today)

Adblock test (Why?)

Nga thông báo ngừng bắn ở Mariupol

Bộ Quốc phòng Nga thông báo lệnh ngừng bắn hôm nay để mở đường sơ tán người dân khỏi thành phố cảng Mariupol, đông nam Ukraine.

Hành lang nhân đạo sơ tán dân thường từ Mariupol tới thành phố đông nam Zaporizhzhia, qua cảng Berdiansk do lực lượng Nga kiểm soát, sẽ được mở từ 10h hôm nay (14h giờ Hà Nội), Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố cho biết.

"Để hoạt động nhân đạo này thành công, chúng tôi đề xuất cùng thực hiện với sự tham gia trực tiếp của Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế", Bộ Quốc phòng Nga nói.

Bộ Quốc phòng Nga yêu cầu Ukraine đảm bảo "tôn trọng vô điều kiện" với lệnh ngừng bắn trước 6h hôm nay. Phía Nga cũng yêu cầu lực lượng Ukraine cam kết đảm bảo an ninh cho các đoàn xe buýt sơ tán dân thường.

Phía Nga cũng đồng ý với đề xuất của Ukraine về mở 4 hành lang nhân đạo mới từ Mariupol đến Zaporizhzhia trong 24 giờ qua.

Tòa chung cư bị tàn phá nặng nề ở thành phố cảng phía nam Mariupol, Ukraine, hôm 30/3. Ảnh: Reuters.

Tòa chung cư bị tàn phá nặng nề ở thành phố cảng phía nam Mariupol, Ukraine, hôm 30/3. Ảnh: Reuters.

Quyết định ngừng bắn ở Mariupol được đưa ra sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin vào tối 29/3. Các quan chức Pháp cho biết trong cuộc điện đàm, lãnh đạo Nga đã đồng ý xem xét kế hoạch sơ tán dân thường khỏi các thành phố bị vây hãm của Ukraine.

Tuy nhiên, ông Putin cũng khẳng định các cuộc pháo kích ở Mariupol chỉ chấm dứt khi "các tay súng dân tộc chủ nghĩa Ukraine ngừng kháng cự và đầu hàng", theo tuyên bố từ Điện Kremlin.

Tổng thống Nga cũng cung cấp cho ông Macron "thông tin chi tiết về các biện pháp mà quân đội Nga thực hiện để hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp và đảm bảo sơ tán an toàn" cho dân thường ở Mariupol.

Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk hôm 29/3 cũng thông báo mở ba hành lang nhân đạo tại các thành phố bị bao vây, trong đó có Mariupol. Thị trưởng Mariupol Vadym Boichenko hôm 28/3 cho biết các hành lang nhân đạo sơ tán dân thường ở thành phố chủ yếu do lực lượng Nga kiểm soát.

Thị trưởng Mariupol nhấn mạnh toàn bộ dân số còn lại ở thành phố, ước tính khoảng 160.000 người, cần được sơ tán khi khu vực đang rơi vào tình cảnh không điện, không nước và không có kết nối điện thoại.

Mariupol, với vị trí chiến lược trên bờ biển Azov, án ngữ hành lang trên bộ nối bán đảo Crimea với khu vực ly khai ở miền đông Ukraine, đã trở thành mục tiêu bị lực lượng Nga vây hãm từ đầu tháng 3. Nếu kiểm soát được Mariupol, lực lượng Nga sẽ nối thông được hành lang chiến lược và phong tỏa hoàn toàn cửa ngõ tiếp cận biển Azov của Ukraine.

Moskva và Kiev nhiều lần đưa ra những tuyên bố trái ngược về vấn đề sơ tán dân thường Ukraine, trong bối cảnh chiến sự không có dấu hiệu hạ nhiệt. Giới chức Ukraine cáo buộc quân đội Nga tịch thu hộ chiếu của công dân Ukraine rồi đưa những người này tới khu trại do phe ly khai kiểm soát ở miền đông, trước khi chuyển họ tới những khu vực hẻo lánh tại Nga.

Tuy nhiên, phía Nga bác bỏ cáo buộc, khẳng định dân thường Ukraine được sơ tán theo nguyện vọng của họ. Moskva cũng nhiều lần cáo buộc phía Kiev cản trở hoạt động sơ tán để "dùng dân thường làm lá chắn sống".

Cục diện chiến trường Ukraine sau một tháng giao tranh. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Cục diện chiến trường Ukraine sau một tháng giao tranh. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Mỹ nói lực lượng Nga bắt đầu rút khỏi nhà máy Chernobyl

Quan chức quốc phòng Mỹ nói lực lượng Nga bắt đầu rút khỏi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, một ngày sau khi Moskva tuyên bố giảm giao tranh.

"Nga bắt đầu tái bố trí lực lượng, binh sĩ rời khỏi cơ sở Chernobyl và chuyển đến Belarus", một quan chức quốc phòng Mỹ hôm 30/3 cho biết. "Chúng tôi nghĩ họ đang rời đi, nhưng chưa thể nói là họ đã rút hết lực lượng".

Lực lượng Nga giành quyền kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở thành phố Pripyat, miền bắc Ukraine, nơi vẫn lưu giữ chất phóng xạ, hôm 24/2, ngày đầu tiên Moskva mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Ảnh vệ tinh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở thành phố Pripyat, Ukraine, hôm 10/3. Ảnh: Maxar.

Ảnh vệ tinh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl ở thành phố Pripyat, Ukraine, hôm 10/3. Ảnh: Maxar.

Nga cũng giành quyền kiểm soát nhà máy hạt nhân lớn nhất Ukraine ở tỉnh Zaporizhzhia, đông nam nước này vào ngày 4/3. Người đứng đầu cơ quan giám sát nguyên tử của Liên Hợp Quốc Rafael Grossi đã đến thăm nhà máy hôm 30/3, sau nhiều lần cảnh báo mối đe dọa của xung đột tại quốc gia có nhiều cơ sở hạt nhân.

Ukraine có 15 lò phản ứng tại 4 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động, cũng như các kho chứa chất thải hạt nhân, trong đó có nhà máy Chernobyl vốn đã ngừng hoạt động.

Chernobyl đi vào hoạt động vào cuối những năm 1970, với hai lò phản ứng đầu tiên. Đến năm 1983, lò phản ứng thứ ba và thứ tư bắt đầu hoạt động. Tuy nhiên, lò phản ứng số 4 tại nhà máy phát nổ vào tháng 4/1986, thổi một lượng lớn bụi nhiễm xạ vào không khí, gây ra một trong những sự cố hạt nhân nghiêm trọng nhất thế giới. Sự cố được cho là đã khiến 93.000 người tử vong do ung thư trên toàn cầu.

Thông tin về lực lượng Nga bắt đầu rút khỏi nhà máy Chernobyl được đưa ra một ngày sau khi Nga tuyên bố sẽ "giảm mạnh" hoạt động quân sự ở miền bắc Ukraine để tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán giữa hai bên.

Sau vòng đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ hôm 29/3, Nga cho biết Ukraine tuyên bố sẵn sàng thực hiện các yêu cầu mà Moskva đã nhấn mạnh trong nhiều năm, gồm từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, giữ trạng thái trung lập, không sở hữu vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, cam kết không tiếp nhận quân đội hoặc căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, Ukraine đề nghị "tạm thời gác lại" vấn đề Crimea và các vùng lãnh thổ ly khai ở Donbass. Trong khi đó, Nga khẳng định vẫn giữ yêu cầu Ukraine công nhận Crimea thuộc Nga và công nhận độc lập của hai vùng lãnh thổ ly khai ở miền đông Ukraine.

Mỹ, Ukraine và một số nước phương Tây hoài nghi tuyên bố giảm giao tranh của Nga. Giới chức Ukraine hôm qua cáo buộc các lực lượng Nga vẫn tiếp tục tấn công thành phố Chernihiv ở miền bắc nước này.

Vị trí các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine cùng số lò phản ứng (chấm tròn đỏ) tại mỗi nhà máy. Đồ họa: Business Insider.

Vị trí các nhà máy điện hạt nhân của Ukraine cùng số lò phản ứng (chấm tròn đỏ) tại mỗi nhà máy. Đồ họa: Business Insider.

Huyền Lê (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Dịch vụ cho thuê phù dâu ở Trung Quốc

Khi nhiều cô dâu Trung Quốc khó tìm được phù dâu cho lễ cưới vì không có nhiều bạn bè, dịch vụ cho thuê ra đời để giúp họ giải quyết vướng mắc.

Huihui, 22 tuổi, đến từ tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, đã tham gia vào ngành cho thuê phù dâu đang phát triển mạnh mẽ và biến nó thành sự nghiệp của bản thân. Cô gái trẻ không chỉ làm phù dâu cho hơn chục đám cưới mà còn mở một studio cho thuê phù dâu ở thành phố Tế Nam.

Cô cho biết hơn 1.000 phụ nữ trên khắp đất nước đã đăng ký làm công việc này để kiếm thêm thu nhập.

Hình ảnh quảng cáo dịch vụ cho thuê phù dâu ở Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

Hình ảnh quảng cáo dịch vụ cho thuê phù dâu ở Trung Quốc. Ảnh: Weibo.

"Tại sao lại có nhu cầu thuê phù dâu? Tôi nghĩ nguyên nhân chính là nhiều người có cuộc sống cô đơn trong xã hội hiện đại. Bạn cùng lớp thường không liên lạc với nhau sau khi tốt nghiệp và kết bạn với đồng nghiệp có thể là một thách thức", Huihui nói.

Chi phí thuê phù dâu dao động từ 400 nhân dân tệ (63 USD) đến 1.000 nhân dân tệ (157 USD) mỗi ngày, tùy thuộc vào thành phố. Huihui cho biết tìm được một người sẵn sàng thức dậy sớm và dành cả ngày cho đám cưới của một cặp đôi mà họ không quen biết là điều không dễ dàng.

Những cô gái muốn làm phù dâu cần điền vào bảng câu hỏi liệt kê tuổi, chiều cao, cân nặng, đặc điểm tính cách và thậm chí cả tài lẻ. "Các phù dâu chuyên nghiệp không được cao quá 1,8 m. Một số khách hàng cũng muốn phù dâu có trình độ cử nhân trở lên", cô nói. "Chúng tôi sẽ cung cấp các ứng viên theo yêu cầu của khách hàng".

Một số người muốn phù dâu có khuôn mặt tròn hoặc nói giọng địa phương giống cô dâu. "Phù dâu chuyên nghiệp không nên quá xinh đẹp để cô dâu không lo mình bị lấn át. Tuy nhiên, dàn phù dâu cũng không thể có ngoại hình quá kém vì cô dâu sẽ cảm thấy mất mặt".

Huihui cho biết hầu hết cô dâu không nói với gia đình rằng các phù dâu là những người được thuê. "Phù dâu chuyên nghiệp sẽ giữ bí mật và đóng vai là bạn thân của cô dâu", cô nói.

Các phù dâu chuyên nghiệp cũng có quyền liệt kê yêu cầu với khách hàng. Một số người không chấp nhận tham gia những đám cưới có các trò chơi khăm, truyền thống gây tranh cãi ở Trung Quốc khi chú rể và cô dâu bị trêu chọc và các phù dâu thường bị kéo vào trò đùa. Một số người từ chối dự các đám cưới đòi hỏi phải đi lại xa.

"Nhiều người quan niệm rằng càng làm phù dâu nhiều lần thì cơ hội kết hôn càng ít vì bị mất duyên, nhưng tôi không tin điều đó", cô gái họ Yang, làm phù dâu chuyên nghiệp ở Thượng Hải, nói.

Phương Vũ (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)

Clip: Mỗi lần chia tay bạn trai, crush lại chạy đến khóc lóc, anh chàng si tình 'nổi điên' ném vỡ điện thoại

'Tại sao em chỉ đến tìm anh sau mỗi lần chia tay bạn trai?' - anh chàng hét lên đầy phẫn nộ với cô gái đứng trước mặt mình.

Mới đây một đoạn video lan truyền trên mạng xã hội ghi lại cảnh một chàng trai si tình bất mãn ném vỡ điện thoại khi crush tìm đến khóc lóc sau mỗi lần chia tay bạn trai khiến dân mạng chú ý.

Cụ thể, đoạn video ghi cảnh vào ban đêm, một chàng trai ở Giang Tây, Trung Quốc đã hét lên với một cô gái trẻ trên đường phố đầy phẫn nộ: 'Tại sao em chỉ đến tìm anh sau mỗi lần chia tay bạn trai?'.

Cô gái khóc lóc nức nở và không thể đưa ra lời bào chữa cho hành động của chính mình, điều này càng khiến chàng trai si tình nổi điên đến mức ném vỡ điện thoại trước mặt crush rồi quay lưng rời đi.

Clip: Mỗi lần chia tay bạn trai, crush lại chạy đến khóc lóc, anh chàng si tình nổi điên ném vỡ điện thoại-1

Có thể thấy, chàng trai tỏ ra bất mãn bởi anh chỉ là nơi trút bầu tâm sự của crush, cô tìm đến anh sau mỗi lần chia tay bạn trai chứng tỏ cô không hề quan tâm đến cảm xúc của anh. Điều này khiến anh chàng chạnh lòng và muốn xác nhận rõ tình cảm của đối phương, đáng tiếc là cô nàng chỉ im lặng khiến anh chàng càng ê chề thất vọng.

Sau khi sự việc được đăng tải, cộng đồng mạng đều cho rằng cô gái thật vô tâm và ích kỷ khi không quan tâm đến cảm xúc của chàng trai. Không ít người cho rằng, chàng trai đã có cách hành xử đúng đắn khi bày tỏ quan điểm rõ ràng, nếu đối phương không có cảm xúc đặc biệt dành cho anh thì cô nàng cần vạch rõ giới hạn, không thể khiến chàng trai thêm hy vọng vào mối quan hệ này.

Một số người bình luận:

'Đập nát điện thoại của mình vì một người không đáng, chàng trai thật khờ dại'.

'Cô gái thật vô tâm, lẽ ra nên biết rõ kể lể mọi việc chỉ khiến anh ấy thêm đau khổ'.

'Chàng trai có hành động quyết liệt thế là đúng, không thể để cô ấy bào mòn cảm xúc thêm nữa'.

Theo vtc.vn

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/uPZ2Nqv

Adblock test (Why?)

Ngày thứ 35 chiến sự Ukraine: Nga thông báo dồn lực vào Donbass

Nga cho biết họ "tập hợp lại" lực lượng gần Kiev và Chernihiv để chuyển sang tập trung cho các khu vực trọng yếu khác và hoàn thành "giải phóng" Donbass.

"Tất cả nhiệm vụ chính của Lực lượng Vũ trang Nga ở Kiev và Chernihiv đã hoàn thành. Lực lượng đang được tập hợp lại nhằm tăng cường hành động trong các khu vực ưu tiên và trên hết là hoàn thành giải phóng Donbass", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết hôm 30/3.

Một ngày trước đó, Nga đã thông báo sẽ thu hẹp quy mô hoạt động gần Kiev và Chernihiv để thúc đẩy các cuộc đàm phán hòa bình.

Konashenkov nói rằng Nga đã hoàn thành giai đoạn đầu, gồm "trói chân" các lực lượng và thiết bị của đối phương khi khiến họ phải phòng thủ ở các trung tâm dân cư lớn như Kiev. Người phát ngôn giải thích Nga không có ý định tiến công ồ ạt vào những thành phố này mà họ muốn tấn công các lực lượng Ukraine đến mức họ không thể triển khai đến Donbass - trọng tâm chính hiện nay của chiến dịch quân sự.

Khu vực Donbass bao gồm hai nước cộng hòa nhân dân tự xưng mà Nga đã công nhận độc lập. Lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng Denis Pushilin ngày 30/3 cho biết các hoạt động tấn công đang tăng cường. "Chúng tôi nhận thức rõ rằng càng mất nhiều thời gian để giải phóng lãnh thổ của mình - những khu định cư hiện nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine, thì càng có nhiều nạn nhân và sự tàn phá".

Hôm 25/3, Cục trưởng Cục tác chiến Bộ tổng tham mưu quân đội Nga Sergei Rudskoy cho biết lực lượng ly khai miền đông Ukraine đã kiểm soát 93% diện tích tỉnh Lugansk và 54% tỉnh Donetsk.

Giới chức Ukraine hôm 30/3 cáo buộc các lực lượng Nga vẫn tiếp tục tấn công thành phố Chernihiv ở miền bắc nước này, bất chấp tuyên bố của Moskva sau đàm phán.

Tại miền nam Ukraine, giao tranh vẫn diễn ra nghiêm trọng. Giới chức Ukraine cáo buộc lực lượng Nga đã tấn công vào một cơ sở của Hội Chữ thập Đỏ ở thành phố cảng Mariupol. Hiện chưa rõ thời điểm xảy ra vụ tấn công hay thương vong.

Đống đổ nát từ các công trình bị tấn công ở Donetsk, Ukraine, hôm 30/3. Ảnh: Anadolu Agency.

Đống đổ nát từ các công trình bị tấn công ở Donetsk, Ukraine, hôm 30/3. Ảnh: Anadolu Agency.

Sau vòng đàm phán mới nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky cho biết Ukraine tuyên bố họ sẵn sàng thực hiện các yêu cầu Moskva đưa ra trong nhiều năm qua.

Theo ông Medinsky, Ukraine đã viết trong văn bản rằng họ sẵn sàng từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, áp dụng quy chế "không gia nhập khối", không sở hữu vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, cam kết không tiếp nhận quân đội hoặc căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của họ.

Ông Medinsky cũng cho biết Ukraine đồng ý không tiến hành các cuộc tập trận quân sự với quân đội nước ngoài trừ khi có thỏa thuận với một số nước khác, trong đó có Nga.

Tuy nhiên, Nga khẳng định vẫn giữ yêu cầu Ukraine công nhận Crimea thuộc Nga và công nhận độc lập của hai vùng lãnh thổ ly khai ở miền đông Ukraine.

Phía Ukraine chưa bình luận về phát ngôn của Medinsky.

Rafael Grossi, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đã đến Ukraine từ hôm 29/3 để gặp các quan chức chính phủ, đồng thời cử các chuyên gia và thiết bị đến "để giúp ngăn chặn nguy cơ xảy ra tai nạn hạt nhân". Ngày 30/3, ông đã đến thăm nhà máy điện hạt nhân Nam Ukraine, gần thành phố Yuzhnoukrainsk ở tỉnh Mykolaiv. IAEA không cho biết chuyến thăm Ukraine của Grossi sẽ kéo dài bao lâu.

Lực lượng cứu hộ tại khu nhà tan hoang vì các đợt tấn công ở Brovary, phía bắc thủ đô Kiev, Ukraine, hôm 29/3. Ảnh: AFP.

Lực lượng cứu hộ tại khu nhà tan hoang vì các đợt tấn công ở Brovary, phía bắc thủ đô Kiev, Ukraine, hôm 29/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng ngày có bài phát biểu trước quốc hội Na Uy, trong đó đề nghị được cung cấp thêm vũ khí và kêu gọi châu Âu đóng cảng với tàu Nga.

Ông Zelensky cũng kêu gọi Na Uy, nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho châu Âu, sau Nga, cung cấp thêm năng lượng cho Ukraine và EU trong bối cảnh các quốc gia này không muốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Moskva.

Cũng giống những bài phát biểu trước quốc hội các nước trước đó, Tổng thống Ukraine tiếp tục kêu gọi được hỗ trợ thêm vũ khí, trong đó có tên lửa chống hạm, xe thiết giáp và hệ thống phòng không.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết hơn 4 triệu người Ukraine đã sơ tán khỏi đất nước kể từ khi xảy ra xung đột, trong đó hơn 2,3 triệu người vào nước láng giềng Ba Lan.

Cục diện chiến trường Ukraine sau một tháng giao tranh. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Cục diện chiến trường Ukraine sau một tháng giao tranh. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Ngọc Ánh (Theo TASS/RT/Reuters)

Adblock test (Why?)

Taliban lôi kéo vốn đầu tư Trung Quốc

Taliban ra sức bảo vệ các tượng Phật ở di tích Mes Aynak, với hy vọng Trung Quốc biến vùng đất giàu khoáng sản này thành nguồn thu quan trọng.

Bên trong các hang động trong khu di tích Mes Aynak, vùng nông thôn ở đông nam Afghanistan, là những bức tượng Phật cổ trong tư thế ngồi thiền thanh thản. Nằm sâu hàng trăm mét bên dưới di tích này là mỏ đồng có trữ lượng hàng đầu thế giới.

Chính quyền Taliban tại Afghanistan hiện hy vọng Trung Quốc có thể biến vùng đất này thành nguồn thu quan trọng để cứu vãn nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng do mất các nguồn viện trợ quốc tế.

Khi nắm quyền hai thập kỷ trước, Taliban đã khiến thế giới phẫn nộ vì cho nổ tung những bức tượng Phật khổng lồ tại Afghanistan, cho rằng đây là biểu tượng ngoại giáo cần thanh trừng. Nhưng giờ đây, lính Taliban lại ra sức bảo vệ những pho tượng Phật ở Mes Aynak.

Lính Taliban đứng canh gác ở thung lũng Mes Aynak, cách thủ đô Kabul, Afghanistan khoảng 40km về phía tây nam, ngày 30/10/2021. Ảnh: AP.

Lính Taliban đứng canh gác ở thung lũng Mes Aynak, cách thủ đô Kabul, Afghanistan khoảng 40km về phía tây nam, ngày 30/10/2021. Ảnh: AP.

Hakumullah Mubariz, trưởng bộ phận an ninh của Taliban tại Mes Aynak, cho biết động thái này là chìa khóa để mở ra hàng tỷ USD vốn đầu tư từ Trung Quốc. "Việc bảo vệ khu di tích rất quan trọng với chúng tôi và người Trung Quốc", Mubariz khẳng định.

Mubariz từng chỉ huy một đơn vị chiến đấu của Taliban, giao tranh với lực lượng Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn tại vùng núi xung quanh mỏ. Khi quân đội Afghanistan đầu hàng giữa năm ngoái, đơn vị của Mubariz đã gấp rút thắt chặt an ninh tại địa điểm này. "Chúng tôi biết Mes Aynak sẽ quan trọng đối với đất nước", Mubariz nói thêm.

Sự thay đổi trong thái độ của Taliban cho thấy sức hấp dẫn mạnh mẽ từ lĩnh vực khai khoáng chưa được đầu tư tại Afghanistan. Chính quyền Taliban coi nguồn khoáng sản dồi dào của đất nước là cánh cửa dẫn tới tương lai thịnh vượng.

Trữ lượng khoáng sản tại Afghanistan được ước tính trị giá 1 nghìn tỷ USD, song suốt hàng chục năm qua, không bên nào có thể đầu tư phát triển chúng khi đất nước hứng chịu chiến tranh và bạo lực liên miên.

Nhiều quốc gia, gồm Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiện tìm cách đầu tư, lấp khoảng trống sau khi Mỹ rút quân khỏi Afghanistan, song Trung Quốc là bên quyết đoán nhất. Tại Mes Aynak, Trung Quốc có thể là cường quốc đầu tiên thực hiện một dự án khai khoáng quy mô lớn.

Năm 2008, chính quyền tổng thống Hamid Karzai đã ký hợp đồng kéo dài 30 năm với Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) để khai thác đồng từ mỏ Mes Aynak. Các nghiên cứu cho thấy khu vực này chứa tới 12 triệu tấn đồng.

Tuy nhiên, dự án vấp phải nhiều vấn đề về hợp đồng và hậu cần, chỉ tiến hành khoan thử nghiệm ban đầu trước khi đình trệ hoàn toàn. Các nhân viên Trung Quốc rút đi năm 2014 do tình trạng bạo lực diễn biến phức tạp.

Không lâu sau khi kiểm soát toàn bộ Afghanistan hồi tháng 8/2021, chính quyền Taliban đã bổ nhiệm Shahbuddin Dilawar làm Bộ trưởng Khai khoáng và Dầu khí. Dilawar đã nhanh chóng thúc đẩy tái hợp tác với các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc.

Ziad Rashidi, cục trưởng Cục Quan hệ Đối ngoại của Bộ, đã kết nối với MCC và các công ty khai mỏ Trung Quốc, kêu gọi họ quay trở lại Mes Aynak, với các điều khoản không thay đổi so với hợp đồng năm 2008.

Một nhóm kỹ thuật từ MCC sẽ có mặt tại thủ đô Kabul trong vài tuần tới nhằm giải quyết những trở ngại còn tồn đọng, trong đó vấn đề mấu chốt là di dời các tượng Phật cổ. MCC cũng tìm cách thương lượng lại các điều khoản hợp đồng, gồm giảm thuế và giảm một nửa phí nhượng quyền khai khoáng, hiện ở mức 19,5% cho mỗi tấn đồng bán được.

Quang cảnh thung lũng Mes Aynak ngày 2/3/2022. Ảnh: AP.

Quang cảnh thung lũng Mes Aynak ngày 2/3/2022. Ảnh: AP.

"Các doanh nghiệp Trung Quốc xem tình hình hiện tại là lý tưởng, với rất nhiều hỗ trợ từ chính quyền Taliban và không có đối thủ cạnh tranh quốc tế", Rashidi cho biết.

Vương Ngu, đại sứ Trung Quốc tại Afghanistan, cho biết các cuộc đàm phán đang diễn ra, song không chia sẻ gì thêm.

Nguồn khoáng sản quý hiếm là chìa khóa để Bắc Kinh duy trì vị thế cường quốc sản xuất toàn cầu. Sau khi Taliban nắm quyền, Trung Quốc đã kêu gọi các nước không đóng băng tài sản của Afghanistan, đồng thời duy trì phái đoàn ngoại giao tại thủ đô Kabul.

Theo giới chức và các doanh nghiệp, hợp đồng tại Mes Aynak ước tính mang về 250-300 triệu USD mỗi năm cho Afghanistan, kèm 800 triệu USD phí nhượng quyền trong suốt thời gian hợp đồng. Theo AP, đây là nguồn thu đáng kể với Afghanistan trong tình cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Thành phố Phật giáo 2.000 năm tuổi tại thung lũng Mes Aynak được các nhà địa chất Pháp phát hiện vào những năm 1960. Đây được cho là điểm dừng quan trọng trên Con đường Tơ lụa cổ đại. Năm 2004, các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích của một khu phức hợp rộng lớn, bao gồm 4 tu viện, xưởng đồng cổ và một tòa thành tại đây.

Bộ trưởng Khai khoáng và Dầu khí Dilawar cam kết bảo tồn khu di tích, khẳng định với giám đốc MCC rằng đây là một phần quan trọng trong lịch sử của Afghanistan, đồng thời bác bỏ nhận định rằng kế hoạch khai thác đồng lộ thiên sẽ khiến khu vực này bị san bằng.

Một nhà khảo cổ người Afghanistan đứng cạnh di tích những bức tượng Phật tại Mes Aynak ngày 12/10/2010. Ảnh: AP.

Một nhà khảo cổ người Afghanistan đứng cạnh di tích tượng Phật tại Mes Aynak ngày 12/10/2010. Ảnh: AP.

Bộ Văn hóa Afghanistan được giao nhiệm vụ trình bày kế hoạch di dời các thánh tích, nhiều khả năng sẽ được chuyển tới Bảo tàng Kabul. "Chúng tôi đã chuyển một số hiện vật đến thủ đô, đồng thời triển khai di dời phần còn lại", Dilawar nói. "Công việc khai thác có thể bắt đầu".

Tại trụ sở Bộ Khai khoáng và Dầu khí Afghanistan, các nhà đầu tư đứng xếp hàng cùng những tài liệu về tiềm năng khoáng sản chưa được khai thác của nước này, gồm các mỏ sắt lớn, đá quý, có thể là lithium.

Gõ cửa văn phòng của Ziad Rashidi những ngày này là người Nga, người Iran, người Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt là người Trung Quốc. Hàng chục hợp đồng quy mô nhỏ cũng được trao cho các nhà đầu tư trong nước, nhiều người trong số họ đã liên doanh với các công ty quốc tế, chủ yếu là doanh nghiệp Trung Quốc và Iran.

"Tất cả đều đang rất vội vàng đầu tư", Rashidi cho biết. "Mối quan tâm của Trung Quốc là rất lớn".

Một quan chức MCC kể rằng khi phía Taliban thông báo họ đã khôi phục các điều kiện an toàn để dự án khai khoáng có thể tiếp tục, ông vừa cười vừa nói: "Chẳng phải ngày xưa chính các ông đã tấn công chúng tôi đấy sao?".

Các chiến binh Taliban, với những khẩu súng khoác trên vai, cũng bật cười.

Đức Trung (Theo AP)

Adblock test (Why?)

Tổng thống Ukraine kêu gọi châu Âu đóng cảng với tàu Nga

Tổng thống Ukraine Zelensky đề nghị được cung cấp thêm vũ khí và kêu gọi châu Âu đóng cảng với tàu Nga khi phát biểu trước quốc hội Na Uy.

"Gửi tới Liên minh châu Âu (EU), và tôi hy vọng Na Uy cũng vậy, hãy ban lệnh cấm tàu Nga sử dụng các cảng của châu Âu trong bối cảnh nước này đang phong tỏa các cảng của chúng tôi", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu qua video trước quốc hội Na Uy hôm nay.

Tổng thống Ukraine nhấn mạnh không nên để Nga có quyền sử dụng các cảng trên thế giới một cách tự do và gọi đây là "vấn đề an ninh hàng hải toàn cầu".

Bộ Quốc phòng Anh đã công bố báo cáo tình báo, nói rằng Nga cô lập Ukraine khỏi hoạt động thương mại hàng hải thế giới khi kiểm soát các khu vực duyên hải ở miền nam nước này.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trước quốc hội Na Uy hôm nay. Ảnh: AFP.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu trước quốc hội Na Uy hôm nay. Ảnh: AFP.

Ông Zelensky cũng kêu gọi Na Uy, nhà cung cấp khí đốt lớn thứ hai cho châu Âu, sau Nga, cung cấp thêm năng lượng cho Ukraine và EU trong bối cảnh các quốc gia này không muốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Moskva.

"Các bạn có thể đóng góp mang tính quyết định tới an ninh năng lượng của châu Âu bằng cách cung cấp các nguồn cung cần thiết, cho cả EU và cho Ukraine. Chúng ta đã bắt đầu thảo luận về cung cấp khoảng 5 tỷ mét khối khí đốt cho mùa lạnh tiếp theo", Tổng thống Ukraine nói thêm.

Trước khi xảy ra xung đột Ukraine, Na Uy cung cấp khoảng 20-25% nhu cầu khí đốt của EU và Anh, trong khi Nga cung cấp khoảng 45-50%.

Những đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Những đường ống chuyển khí đốt Nga cho châu Âu. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Cũng giống những bài phát biểu trước quốc hội các nước trước đó, Tổng thống Ukraine tiếp tục kêu gọi được hỗ trợ thêm vũ khí, trong đó có tên lửa chống hạm, xe thiết giáp và hệ thống phòng không.

Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine từ ngày 24/2 và tình hình giao tranh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Sau vòng đàm phán mới nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nga cho biết Ukraine tuyên bố họ sẵn sàng thực hiện các yêu cầu mà Moskva đã nhấn mạnh trong nhiều năm, bao gồm từ bỏ tham vọng gia nhập NATO, giữ trạng thái trung lập, không sở hữu vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, cam kết không tiếp nhận quân đội hoặc căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ của họ.

Tuy nhiên, phía Ukraine đề nghị "tạm thời gác lại" vấn đề Crimea và các vùng lãnh thổ ly khai ở Donbass trong đàm phán. Trong khi đó, Nga khẳng định vẫn giữ yêu cầu Ukraine công nhận Crimea thuộc Nga và công nhận độc lập của hai vùng lãnh thổ ly khai ở miền đông Ukraine.

Cục diện chiến trường Ukraine sau một tháng giao tranh. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Cục diện chiến trường Ukraine sau một tháng giao tranh. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Ngọc Ánh (Theo CNN/AFP)

Adblock test (Why?)

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

Tổng thống Mỹ ký luật trừng phạt tư hình

Tổng thống Mỹ đã ký luật biến tư hình do phân biệt chủng tộc thành tội ác hận thù, chấm dứt hơn một thế kỷ bị trì hoãn.

"Tư hình hoàn toàn là khủng bố", Tổng thống Joe Biden nói tới hình thức hành quyết không qua xét xử đối với người Mỹ gốc Phi, thường là trước đám đông da trắng ở Mỹ thời hậu nô lệ.

Luật mới được đặt theo tên của Emmett Till, một thiếu niên người Mỹ gốc Phi 14 tuổi từng bị giết tàn bạo, tạo nên phong trào dân quyền ở Mỹ trong những năm 1950. Bất kỳ ai bị kết án theo luật này sẽ phải đối mặt mức án 30 năm tù giam.

Tổng thống Joe Biden ký dự luật tại Vườn Hồng Nhà Trắng ngày 29/3. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Joe Biden ký dự luật tại Vườn Hồng Nhà Trắng ngày 29/3. Ảnh: Reuters.

Ông Biden cũng nói rằng thù hận chủng tộc không phải là "vấn đề cũ, mà là vấn đề dai dẳng".

Phó tổng thống Kamala Harris cảnh báo "tư hình không phải là di tích của quá khứ", khi cho rằng các "hành động khủng bố chủng tộc" vẫn xảy ra ở Mỹ.

Thượng viện Mỹ đã nhất trí thông qua dự luật vào đầu tháng này, với lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer nói rằng việc trì hoãn thống nhất một biện pháp liên bang là "vết nhơ đối với nước Mỹ".

Emmett Till đã bị bắt cóc và sát hại vào tháng 8/1955, khi đi thăm họ hàng ở bang Mississippi, miền nam nước Mỹ. Ba ngày sau, thi thể của cậu bé được tìm thấy bên một con sông ở địa phương. Vụ việc xảy ra chỉ vài ngày sau khi Carolyn Bryant, một phụ nữ da trắng, cáo buộc Till động chạm vào người bà tại một cửa hàng.

Hai người đàn ông Mississippi da trắng gồm Roy Bryant, chồng của Carolyn Bryant, và người anh cùng cha khác mẹ J.W. Milam đã bị buộc tội giết người, nhưng được một bồi thẩm đoàn da trắng tha bổng. Hai người sau đó thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn báo chí rằng họ đã giết cậu bé.

Thanh Tâm (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Tham vọng đánh thuế tỷ phú của ông Biden

Tổng thống Biden muốn nhóm giàu nhất nước Mỹ phải nộp thuế thu nhập ít nhất 20% tổng tài sản, nhưng biện pháp thực thi sẽ gặp nhiều khó khăn.

"Thuế thu nhập tối thiểu với tỷ phú" được Tổng thống Joe Biden đưa vào đề xuất ngân sách năm tài khóa 2023 như một phần trong nỗ lực của chính quyền nhằm giảm thâm hụt liên bang trong thập kỷ tới và tăng ngân sách cho các khoản chi tiêu mới.

Theo đề xuất thuế mới, những hộ gia đình Mỹ có tài sản ròng hơn 100 triệu USD phải nộp thuế ít nhất 20% trên thu nhập và các khoản lợi nhuận trên giấy tờ, như cổ phiếu và trái phiếu, có thể tích lũy giá trị trong nhiều năm nhưng chỉ bị đánh thuế khi chúng được bán.

Những người hiện đã nộp thuế suất hơn 20% sẽ không phải trả thêm bất kỳ khoản nào, trong khi những người trả dưới mức này phải nộp thêm phần chênh lệch giữa mức thuế hiện tại và mức 20% mới.

Trong một tài liệu chi tiết về đề xuất thuế mới, Nhà Trắng gọi đây là "khoản thanh toán trước nghĩa vụ thuế mà các hộ gia đình sẽ phải trả sau khi họ thực nhận khoản lợi nhuận trên giấy tờ của mình".

"Cách tiếp cận này có nghĩa những người giàu nhất ở Mỹ sẽ phải trả thuế tương xứng với thu nhập, như mọi người khác", tài liệu có đoạn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng hôm 28/3. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng hôm 28/3. Ảnh: AP.

Khoảng 700 tỷ phú Mỹ sẽ bị ảnh hưởng bởi đề xuất thuế mới. Nhà Trắng ước tính các cá nhân này đã tăng tài sản thêm một nghìn tỷ USD trong năm 2021, trong khi chỉ trả 8% thuế thu nhập và không bị tính thuế lợi nhuận trên giấy tờ.

Lính cứu hỏa và giáo viên "đang nộp gấp đôi" mức thuế mà một tỷ phú phải trả, ông Biden nói trong buổi họp báo công bố đề xuất thuế hôm 28/3.

Elon Musk, Bill Gates, Jeff Bezos, Warren Buffet và Michael Bloomberg sẽ là những cái tên trong danh sách bị đánh thuế cổ phiếu nếu đề xuất của ông Biden trở thành luật. Nhà Trắng cho biết đề xuất thuế này có thể thu về 361 tỷ USD trong vòng 10 năm.

Né thuế đã trở thành vấn đề nổi cộm gần đây ở Mỹ. Báo cáo của ProPublica công bố tháng 6 năm ngoái chỉ ra cách những người giàu nhất nước Mỹ có thể trả thuế thu nhập hợp pháp bằng một phần nhỏ so với những người có thu nhập trung bình. Khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew hồi tháng 4/2021 cho biết 59% người Mỹ nói họ thấy bất bình khi một số tập đoàn và người giàu không phải trả mức thuế tương xứng.

Một cuộc thăm dò của Gallup năm 2017 chỉ ra 6 trong 10 người Mỹ nói rằng những người có thu nhập cao đang phải trả thuế quá ít.

Với thâm hụt ngân sách lớn và tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo ở Mỹ, tăng thuế với người giàu có thể là một đề xuất hợp lý, theo Rick Newman, bình luận viên của Yahoo News. Tuy nhiên, Newman cũng chỉ ra những thách thức đối với bất kỳ loại thuế tài sản nào với các tỷ phú.

Đầu tiên, sự giàu có khó có thể định giá. Cổ phiếu và trái phiếu có thể được định giá trên thị trường, nhưng nhiều loại tài sản khác thì không. Bất động sản khó có thể định giá, nhất là khi nó không được bán trong nhiều năm. Đồ sưu tầm và tài sản không thanh khoản thậm chí khó xác định giá trị hơn.

Những khó khăn trong việc định giá tài sản có thể dẫn tới thách thức pháp lý và kiện tụng kéo dài với Sở Thuế vụ Mỹ, theo Newman, thêm rằng chiến thắng cuối cùng có thể thuộc về những người giàu và vô số chuyên gia về thuế của họ.

Ngoài ra, áp thuế tài sản có thể vi phạm quy định trong hiến pháp Mỹ. Hiến pháp Mỹ đặt ra những hạn chế về "thuế trực thu", thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Các chuyên gia pháp lý vẫn đang tranh cãi liệu thuế tài sản có phải là thuế trực thu hay không, điều này sẽ đòi hỏi hình thức thu thuế phức tạp đến mức không thể thực hiện, theo Newman.

"Nếu quốc hội thông qua đề xuất đánh thuế tài sản, các vụ kiện cáo sẽ lập tức xuất hiện và Tòa án Tối cao sẽ là nơi quyết định. Chính phủ có nhiều cách thức đánh thuế hợp pháp khác và quốc hội Mỹ có thể dễ dàng thay đổi một số quy định để có thể thu thêm tiền từ người giàu. Vậy tại sao lại phải áp đặt một loại thuế có thể sẽ bị Tòa án Tối cao bãi bỏ?", Newman đặt câu hỏi.

Giới quan sát cho rằng đề xuất của Tổng thống Biden có thể không được thông qua và đưa vào ngân sách liên bang năm 2023. Thuế tỷ phú của ông Biden được đánh giá là phiên bản cải cách của thuế tài sản từng được những người cấp tiến trong đảng Dân chủ đề xuất, như thượng nghị sĩ Bernie Sanders, Elizabeth Warren và Ron Wyden.

Ý tưởng tăng ngân sách liên bang từ những người Mỹ siêu giàu được cử tri ủng hộ, nhưng không nhận được sự đồng tình từ nhiều thành viên đảng Cộng hòa và một số đảng viên Dân chủ. Điều này đồng nghĩa nó khó có thể được thông qua ở Hạ viện hoặc Thượng viện.

Bến tàu Santa Monica ở Santa Monica, California, Mỹ tuần trước. Ảnh: AFP.

Bến tàu Santa Monica ở Santa Monica, California, Mỹ tuần trước. Ảnh: AFP.

Các nghị sĩ Mỹ từng tìm cách soạn thảo một loại thuế tỷ phú, nhưng đều gặp phải nhiều rào cản trong quá trình cụ thể hóa chúng. Những tỷ phú thuộc diện đóng thuế sẽ phải định giá tất cả tài sản của mình hàng năm, khiến nhiều người tự hỏi Sở Thuế vụ Mỹ, vốn đang thiếu nhân lực, lấy đâu ra người để kiểm tra hết các hồ sơ đó.

"Thuế tỷ phú nghe có vẻ đơn giản, nhưng khi thực hiện sẽ rất phức tạp", nhà phân tích Newman nhận xét.

Chính các quan chức hàng đầu trong chính quyền Biden đã từng bày tỏ hoài nghi về thuế tài sản. Bộ trưởng Tài chính Janet L. Yellen năm ngoái nói thuế tài sản "có rất nhiều vấn đề khó thực hiện".

Steven M. Rosenthal, một thành viên cấp cao của Trung tâm Chính sách Thuế, cho rằng đề xuất thu thuế tỷ phú của Nhà Trắng rất khó triển khai trên thực tế. "Ghi nhận mức nộp thuế tăng thêm hàng trăm tỷ USD sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu chúng ta không bao giờ thu được chúng?", Rosenthal nhấn mạnh.

Thanh Tâm (Theo AP, NY Times, Yahoo News)

Adblock test (Why?)

Chờ đèn xanh đèn đỏ, ô tô cháy đùng đùng suýt bén lửa sang xe bên cạnh

Đang dừng ở điểm chờ đèn xanh đèn đỏ, chiếc ô tô bất ngờ cháy đùng đùng suýt bén lửa sang người và xe bên cạnh.

Chiếc ô tô 4 chỗ đang di chuyển trên đường bất ngờ xuất hiện ngọn lửa phía dưới gầm và sau đó nhanh chóng bốc lên cao. Hình ảnh này khiến những người đi đường hoảng sợ và quay đầu xe bỏ chạy.

Đoạn video được camera hành trình của một chiếc ô tô gần hiện trường ghi lại. Sự việc xảy ra ở thành phố Mậu Danh thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc vào ngày 22/3.

Chờ đèn xanh đèn đỏ, ô tô cháy đùng đùng suýt bén lửa sang xe bên cạnh

Trong video, chiếc ô tô di chuyển tới đâu, ngọn lửa xuất hiện ở đó. Chiều dài ngọn lửa là 10 m. Nguyên nhân được xác định là do ô tô bị rò rỉ xăng.

Khi ô tô đang đỗ ở một điểm chờ đèn xanh đèn đỏ, ngọn lửa đã bất ngờ cháy bùng lên và lan sang bên cạnh suýt bén vào người và phương tiện gần đó. Tài xế đã điều khiển ô tô rẽ sang trái và đỗ sát bên đường để gọi cứu hỏa tới dập lửa.

Hai xe cứu hỏa và 12 nhân viên chữa cháy có mặt tại hiện trường để dập tắt đám cháy trên chiếc ô tô. Tài xế đã thoát ra bên ngoài trước khi lực lượng cứu hỏa tới. Tài xế và những người dân xung quanh đã dùng bình cứu hỏa mini để chữa cháy nhưng bất thành, và thậm chí ngọn lửa còn cháy to hơn.

Lực lượng cứu hỏa sau đó dùng vòi rồng để phun nước vào xe và mất 10 phút để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Tại hiện trường, chiếc xe được nhìn thấy bị hư hỏng nhiều bộ phận sau vụ cháy. Nhưng may mắn không có ai bị thương sau vụ việc bất ngờ.

Theo Infonet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/uQzhbKT

Adblock test (Why?)

Ngày thứ 34 chiến sự Ukraine: Đàm phán đạt bước tiến

Cuộc đàm phán tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thắp hy vọng về khả năng thoát xung đột, khi Nga nhất trí giảm giao tranh ở miền bắc Ukraine.

Nga hôm nay cam kết "giảm mạnh" hoạt động quân sự xung quanh Kiev và Chernihiv, phía bắc Ukraine sau cuộc đàm phán "ý nghĩa" với phái đoàn Ukraine tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Alexander Fomin nói quyết định này được đưa ra "để tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và tạo điều kiện cho các cuộc đàm phán tiếp theo, tiến tới đạt mục tiêu cuối cùng là nhất trí và ký kết một thỏa thuận".

Tuy nhiên, Vladimir Medinsky, trợ lý Tổng thống Nga, sau đó nói rõ rằng quyết định giảm leo thang quân sự ở Kiev và Chernihiv "không phải là lệnh ngừng bắn" và vẫn còn chặng đường dài để có thể đạt được thỏa thuận với Ukraine.

Phái đoàn Nga và Ukraine tại cuộc đàm phán ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Ảnh: AFP.

Phái đoàn Nga và Ukraine tại cuộc đàm phán ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ hôm nay. Ảnh: AFP.

Trong khuôn khổ đàm phán, Ukraine cũng đã đề xuất áp dụng trạng thái trung lập để đổi lấy các đảm bảo an ninh, đồng nghĩa Kiev sẽ không tham gia các liên minh quân sự hay cho phép nước ngoài xây dựng căn cứ trên lãnh thổ. Kiev khẳng định trạng thái trung lập này không ngăn cản khả năng Ukraine gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

"Nếu chúng ta cố gắng thống nhất những điều khoản quan trọng này, Ukraine có có thể áp dụng trạng thái là quốc gia phi liên minh và phi hạt nhân, theo hình thức trung lập vĩnh viễn", Oleksander Chaly, thành viên phái đoàn đàm phán Ukraine, nói.

Trên thực địa, các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ nói Nga đã bắt đầu rút một số đơn vị khỏi thủ đô Kiev, bao gồm các nhóm chiến thuật cấp tiểu đoàn, và hiện chỉ tập trung lực lượng ở miền nam và miền đông Ukraine. Các quan chức này cảnh báo Nga có thể đảo ngược động thái này bất cứ lúc nào.

Anh cho biết cũng thấy một số dấu hiệu cho thấy lực lượng Nga giảm oanh tạc xung quanh Kiev. Nhưng người phát ngôn của Thủ tướng Boris Johnson nói Anh muốn thấy Nga rút toàn bộ lực lượng khỏi Ukraine và sẽ đánh giá các bước tiến tới thỏa thuận hòa bình khả thi bằng hành động chứ không phải lời nói.

Tại miền nam Ukraine, giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra. Giới chức thành phố cảng Mykolaiv cáo buộc lực lượng Nga đã không kích trúng tòa nhà chính quyền, phá hủy một phần công trình, khiến ít nhất 7 người chết và 20 người bị thương.

Tại thành phố Mariupol, đông nam Ukraine, một hành lang sơ tán dân thường đã được mở ra hôm nay để người dân có thể rời thành phố bằng xe riêng. Đây là một trong ba hành lang nhân đạo được hai bên thống nhất thiết lập tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột, sau một ngày tạm dừng vì lo ngại các cuộc không kích của Nga.

Hơn một tháng sau khi xung đột nổ ra, hơn 3,9 triệu người đã sơ tán khỏi Ukraine, hàng nghìn người thiệt mạng và bị thương, trong khi nền kinh tế Nga cũng bị ảnh hưởng bởi hàng loạt biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Một tòa nhà chính quyền bị xé toạc sau cuộc không kích ở thành phố Mykolaiv, phía nam Ukraine hôm nay. Ảnh: Reuters.

Tòa nhà chính quyền bị không kích ở thành phố Mykolaiv, phía nam Ukraine hôm nay. Ảnh: Reuters.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố Moskva đã hoàn thành phần lớn giai đoạn đầu chiến dịch quân sự và giờ sẽ tập trung vào các khu vực ở miền đông và miền nam Ukraine. Ông Shoigu cũng cảnh báo Nga sẽ đáp trả thích đáng nếu liên minh quân sự NATO cung cấp máy bay và hệ thống phòng không cho Ukraine.

Nga hôm nay tái khẳng định lập trường chỉ chấp nhận thanh toán tiền bán khí đốt cho Liên minh châu Âu bằng đồng ruble, bất chấp G7 phản đối. Chính phủ Nga, ngân hàng trung ương Nga và tập đoàn năng lượng Gazprom dự kiến trình ông Putin hệ thống cho phép thanh toán khí đốt bằng đồng ruble vào ngày 31/3.

"Không có gì tốt hơn khí đốt của Nga. Tất cả các lựa chọn khác đều tệ hơn. Đó là thực tế", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

Thanh Tâm (Theo CNN, AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Singapore trong ngày đầu nới quy định khẩu trang

Trong ngày đầu nới lỏng quy định phòng dịch, nhiều người Singapore cảm thấy thoải mái, song phần lớn vẫn đeo khẩu trang do lo ngại nguy cơ nhiễm nCoV.

Kể từ ngày 29/3, người dân Singapore không còn phải bắt buộc đeo khẩu trang ở ngoài trời, theo quy định chống dịch mới được quốc gia này ban hành.

Các quy định nới lỏng được Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long công bố hôm 24/3, trong bối cảnh nước này tiến tới mục tiêu "sống chung với Covid-19". Giới chức Singapore cũng cho biết khoảng cách an toàn khi không đeo khẩu trang là một mét, đồng thời yêu cầu người dân không tụ tập quá 10 người tại các khu vực ngoài trời.

"Sau bước đi này, Singapore sẽ chờ một thời gian để ổn định tình hình", Thủ tướng Lý Hiển Long cho biết. "Nếu mọi thứ đều ổn, chúng ta sẽ tiếp tục dỡ bỏ hạn chế".

Người dân bỏ khẩu trang tập khí công tại Công viên Pasir Ris, Singapore, ngày 29/3. Ảnh: Straits Times.

Người dân bỏ khẩu trang tập khí công tại Công viên Pasir Ris, Singapore, ngày 29/3. Ảnh: Straits Times.

Tại Công viên Bãi biển Changi và Công viên Bờ biển phía Đông hôm nay, nhiều người dân đã bắt đầu bỏ khẩu trang. Họ đều đánh giá cao quy định mới và cho biết việc tháo khẩu trang giúp họ cảm thấy thoải mái hơn trong thời tiết nóng ẩm tại Singapore.

"Khẩu trang khiến tôi cảm thấy ngột ngạt", bà Rahmah Md Sharin, 60 tuổi, chia sẻ. "Giờ tôi có thể hít thở thoải mái hơn nhiều".

Bà cũng nói rằng bản thân đã bớt lo lắng về Covid-19 khi số ca mắc ngày càng giảm và hầu hết mọi người đều được tiêm phòng đầy đủ. "Trước đây ai cũng sợ hãi", bà Rahmah nói. "Bây giờ tôi cảm thấy đất nước đã kiểm soát được phần nào dịch bệnh. Tuy nhiên, vẫn còn nguy cơ về các biến thể mới, nên cần rất cẩn thận nơi đông người".

Cai Jun Jie, y tá 32 tuổi, tỏ ra phấn khởi khi quy định chống dịch được nới lỏng đúng vào dịp chụp ảnh cưới của vợ chồng anh.

"Chúng tôi đã lên kế hoạch cho buổi chụp ảnh cưới từ lâu, rất may lại trùng với ngày đầu tiên các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ", anh Cai chia sẻ."Đây là thời điểm thích hợp. Tôi cảm thấy mình như được giải phóng".

Buổi chụp hình đám cưới của Cai Jun Jie tại Công viên Bãi biển Changi ngày 29/3/2022.. Ảnh: Mainichi.

Buổi chụp hình đám cưới của Cai Jun Jie tại Công viên Bãi biển Changi ngày 29/3/2022.. Ảnh: Mainichi.

Tuy nhiên, Bộ Y tế Singapore vẫn khuyến khích người dân đeo khẩu trang ngoài trời để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, đồng thời cảnh báo về khả năng bùng phát đợt dịch tiếp theo hoặc xuất hiện biến chủng mới.

Theo Straits Times, khoảng 90% người dân tại khu Bukit Batok, Yishun và Tampines, cũng như tại các công viên Bishan-Ang Mo Kio, Công viên Bờ biển phía Đông và Công viên Pasir Ris vẫn đeo khẩu trang trong ngày đầu nới lỏng quy định phòng dịch.

Ông Lee Guang Yao, 80 tuổi, vừa đưa cháu gái ba tuổi đến trường mầm non, cho biết dù cảm thấy nới lỏng các hạn chế là dấu hiệu tích cực, ông vẫn tiếp tục đeo khẩu trang ngoài trời.

"Chúng tôi chắc chắn sẽ tiếp tục đeo khẩu trang, bởi đã quen với việc này rồi", ông Lee chia sẻ. "Đeo khẩu trang sẽ đảm bảo an toàn cho gia đình cũng như cháu gái tôi, do cháu chưa được tiêm phòng".

Ông Lee cho biết gia đình ông có thể sẽ dừng đeo khẩu trang khi những thành viên nhỏ tuổi trong nhà được tiêm phòng và Singapore duy trì ca nhiễm hàng ngày dưới 2.000.

Người dân đeo khẩu trang tại bến xe buýt ở Singapore hôm 29/3. Ảnh: CNA.

Người dân đeo khẩu trang tại bến xe buýt ở Singapore hôm 29/3. Ảnh: CNA.

Chloe Yong, sinh viên đại học 21 tuổi, vẫn đeo khẩu trang và ngồi làm bài tập một mình tại Công viên Bishan-Ang Mo Kio sáng 29/3. Chloe cho biết sẽ tiếp tục sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, bởi cô đang sống chung cùng ông bà.

"Tôi chưa mắc Covid-19 nên muốn giảm thiểu rủi ro và giữ an toàn", Chloe chia sẻ. "Nếu bị nhiễm, tôi cũng không muốn truyền bệnh cho người khác".

Chua Pee Teck, nhà thiết kế đồ họa 50 tuổi, đang đi dạo tại Công viên Bishan-Ang Mo Kio, cho biết ông sẽ tiếp tục đeo khẩu trang do nguy cơ lây nhiễm vẫn tiềm ẩn. "Khi mọi thứ trở nên ổn định hơn, tôi mới thấy thoải mái tháo khẩu trang", ông chia sẻ.

Kể từ khi đại dịch bùng phát, Singapore đã ghi nhận hơn một triệu ca nhiễm và hơn 1.200 người tử vong, theo số liệu của Worldometers. Hơn 95% dân số đủ điều kiện nước này đã tiêm đủ liều vaccine Covid-19.

Đức Trung (Theo Straits Times/CNA)

Adblock test (Why?)

Bốn nước châu Âu đồng loạt trục xuất nhà ngoại giao Nga

Bỉ, Hà Lan, Ireland và Czech đồng loạt thông báo trục xuất hàng chục nhân viên ngoại giao Nga, giữa lúc quan hệ châu Âu - Moskva căng thẳng vì Ukraine.

Bộ Ngoại giao Bỉ hôm nay cho biết nước này đã trục xuất 21 nhà ngoại giao Nga bị cáo buộc làm gián điệp và gây ra các mối đe dọa an ninh. Những người này làm việc tại đại sứ quán Nga tại Brussels và lãnh sự quán ở Antwerp.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hà Lan cũng thông báo trục xuất 17 nhà ngoại giao Nga.

"Quyết định này được đưa ra dựa trên thông tin từ hai cơ quan an ninh AIVD và MIVD, trong đó chỉ ra những cá nhân được công nhận là nhà ngoại giao tại các cơ quan đại diện của Nga ở Hà Lan đang hoạt động bí mật với tư cách là sĩ quan tình báo", thông báo có đoạn.

Ngoại trưởng Wopke Hoekstra nói Hà Lan đã chuẩn bị để ứng phó với bất kỳ động thái trả đũa nào từ phía Moskva.

"Kinh nghiệm cho thấy Nga sẽ không bỏ qua các biện pháp như vậy. Chúng tôi không thể suy đoán về điều đó, nhưng Bộ Ngoại giao đã chuẩn bị các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai gần", ông nói.

Đại sứ quán Nga tại Hague, Hà Lan. Ảnh: The Moscow Times.

Đại sứ quán Nga tại The Hague, Hà Lan. Ảnh: Moscow Times.

Danh sách nhân viên ngoại giao Nga bị trục xuất được nối dài thêm sau quyết định tương tự từ chính phủ Ireland.

"Bộ Ngoại giao Ireland đã triệu tập đại sứ Nga tới Nhà Iveagh để thông báo về việc trục xuất bốn quan chức cấp cao khỏi quốc gia này", thông báo của cơ quan ngoại giao Ireland hôm nay có đoạn. Nhà Iveagh là nơi đặt trụ sở Bộ Ngoại giao Ireland.

Cơ quan này giải thích quyết định trục xuất được đưa ra do Ireland phát hiện "hoạt động không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về hành vi ngoại giao" của các nhà ngoại giao Nga.

Một nhân viên ngoại giao Nga ở Cộng hòa Czech cũng đã được yêu cầu rời khỏi quốc gia này trong vòng 72 giờ, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Czech hôm nay.

"Cùng với các đồng minh, chúng tôi đang giảm hiện diện của nhân viên tình báo Nga tại châu Âu", cơ quan này thông báo trên Twitter.

Bộ Ngoại giao Nga chưa bình luận về các động thái của 4 nước châu Âu.

Các thông báo trục xuất được đưa ra giữa lúc quan hệ giữa các nước châu Âu và Nga trở nên căng thẳng vì xung đột ở Ukraine.

Nga ngày 24/2 phát động chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi vũ trang và phi phát xít hóa Ukraine". Sau nhiều vòng đàm phán trong hơn một tháng qua, cuộc thảo luận giữa Nga và Ukraine ở Istanbul đã thắp hy vọng về khả năng thoát xung đột, khi Moskva đồng ý giảm giao tranh và Kiev nêu điều kiện để thỏa thuận về trạng thái trung lập.

Thanh Tâm (Theo Reuters, AFP)

Adblock test (Why?)

Trung Quốc thế chỗ phương Tây đón nhận dầu khí Nga

Trung Quốc tăng cường tìm kiếm các thỏa thuận dầu khí mới với Nga, khi châu Âu tìm cách quay lưng với nguồn năng lượng của Moskva.

Khi phương Tây tung ra làn sóng trừng phạt chưa từng có nhằm vào Nga do chiến dịch quân sự tại Ukraine cũng như cam kết giảm phụ thuộc vào năng lượng từ Moskva, giới chức tỉnh Hắc Long Giang, khu vực nằm trên "vành đai rỉ sét" ở đông bắc Trung Quốc, giáp biên giới với Nga, tin rằng địa phương này đang đứng trước cơ hội vực dậy mạnh mẽ.

Bí thư tỉnh ủy Hắc Long Giang Hứa Cần đã kêu gọi thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ giữa hai nước. "Chúng ta nên tăng cường hợp tác năng lượng thiết thực giữa Trung Quốc và Nga, mở cửa toàn diện với Nga, đóng góp vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như thúc đẩy hợp tác chiến lược giữa hai bên", tờ Heilongjiang Daily dẫn lời ông Hứa.

Ông Hứa đồng thời kêu gọi giới chức Hắc Hà, thành phố sát biên giới Nga, "thích nghi với những thay đổi mới trong thương mại Trung - Nga", cũng như khẳng định tiềm năng trở thành "cửa ngõ giao thương với Nga và vùng Viễn Đông".

Trung Quốc tiêu thụ lượng lớn dầu khí nhập từ các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh phương Tây tăng cường sức ép trừng phạt và tìm cách quay lưng với nguồn năng lượng từ Nga, Trung Quốc đột nhiên có một nhà cung cấp gần hơn.

Nhân viên xúc than tại Cảng Đường sắt Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc, ngày 12/10/2021. Ảnh: Xinhua.

Nhân viên xúc than tại Cảng Đường sắt Tuy Phân Hà, tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc Trung Quốc, ngày 12/10/2021. Ảnh: Xinhua.

Trung Quốc vốn là bên mua than lớn nhất của Nga, với tổng lượng nhập khẩu than từ nước này đạt 54 triệu tấn năm 2021, nhưng các tỉnh Trung Quốc vẫn muốn tăng lượng than nhập khẩu. Nga đã vượt Australia, trở thành nhà cung cấp than lớn thứ hai của Trung Quốc, chỉ sau Indonesia.

Tại một hội nghị trực tuyến của Hiệp hội Phân phối và Vận chuyển Than Trung Quốc (CCTDA) tháng này, các doanh nghiệp nhập khẩu than Trung Quốc đã bày tỏ quan tâm đến hợp tác với các nhà sản xuất và xuất khẩu than Nga.

Jidian International Trade, doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại thành phố Trường Xuân ở đông bắc Trung Quốc, cho biết đã mua ít nhất 50.000 tấn than của Nga từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra.

"Trung Quốc cần than từ Nga không phải vì chúng tôi muốn hỗ trợ Tổng thống Vladimir Putin, mà để giải quyết các vấn đề kinh tế quốc gia", một lãnh đạo giấu tên của Jidian International Trade tuyên bố.

Những vấn đề này được thể hiện rõ nét khi Cục Quản lý Năng lượng Quốc gia (NEA) và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) ngày 22/3 công bố tài liệu 41 trang về kế hoạch cung cấp năng lượng trong 5 năm, cảnh báo về "rủi ro an ninh năng lượng mới và cũ đan xen", khẳng định nước này đang ở "giai đoạn trọng yếu" về đảm bảo an ninh năng lượng.

Lâm Bá Cường, viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Năng lượng Trung Quốc tại Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, cho hay chính sách an ninh năng lượng mới được Trung Quốc xây dựng sau khi chiến sự nổ ra ở Ukraine. Ông Lâm cũng đề cập tình trạng mất điện diện rộng năm 2021, khi một số thành phố Trung Quốc phải cắt điện luân phiên do giá than leo thang, ảnh hưởng tới các nhà máy nhiệt điện.

Erica Downs, tiến sĩ cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng toàn cầu (CGEP) thuộc Đại học Columbia, cho biết các công ty dầu khí quốc gia Trung Quốc có thể đang tìm kiếm cơ hội để mua dầu, khí đốt giá rẻ từ phía Nga.

Bloomberg ngày 8/3 đưa tin Trung Quốc đang cân nhắc mua cổ phần tại các công ty năng lượng và sản xuất hàng hóa của Nga, như tập đoàn khí đốt Gazprom hay nhà sản xuất nhôm United Co. Rusal International.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Bắc Kinh hôm 4/2. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp tại Bắc Kinh hôm 4/2. Ảnh: Reuters.

Ngày 4/2, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin tuyên bố hai nước đạt thỏa thuận dầu khí hơn 117 tỷ USD, trong đó có hợp đồng xây dựng đường ống cung cấp 10 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ vùng Viễn Đông cho Trung Quốc trong thời hạn 25 năm. Khi hoàn thành, dự án này sẽ tăng gần 25% công suất xuất khẩu khí đốt Nga tới Trung Quốc, lên 48 tỷ m3.

Ngoài hợp đồng khí đốt trên, Nga - Trung còn ký thỏa thuận trị giá 80 tỷ USD giữa tập đoàn dầu khí Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC), cung cấp 100 triệu tấn dầu thông qua Kazakhstan trong vòng 10 năm.

Nga cũng muốn Trung Quốc nhất trí tiến hành dự án Năng lượng Siberia II, vốn đã được hai bên thảo luận từ lâu, có thể chuyển 50 tỷ m3 khí đốt từ Tây Siberia tới Trung Quốc qua ngả Mông Cổ. Dự án này có thể cung cấp hơn 1/3 lượng khí đốt nhập khẩu của Trung Quốc mà không phải vận chuyển đường dài trên biển, đồng thời nâng tổng lượng khí đốt Nga cung cấp cho Trung Quốc lên 98 tỷ m3 mỗi năm.

Nhân Tắc Bình, chuyên gia kinh tế Trung Quốc, cho biết nước này có thể phải đối mặt với lệnh trừng phạt từ Mỹ và châu Âu nếu nhập thêm năng lượng từ Nga, song Bắc Kinh sẽ đối mặt với áp lực lạm phát nặng nề nếu không tiếp tục làm như vậy.

"Trong bối cảnh năng lượng toàn cầu thay đổi mạnh mẽ, an ninh nguồn cung năng lượng của Trung Quốc đang đối mặt với bất ổn lớn", ông Nhân nhận định.

Tuy nhiên, Erica Down, chuyên gia cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu thuộc Đại học Columbia, Mỹ, cảnh báo việc tăng cường hợp tác dầu khí với Nga có thể không có lợi cho an ninh năng lượng của Trung Quốc.

"Một trong những điểm mấu chốt trong chính sách an ninh năng lượng của Trung Quốc là đa dạng hóa nguồn cung và tuyến nhập khẩu để tránh bị phụ thuộc quá mức vào một bên nào", Down viết. "Nhập khẩu 98 tỷ m3 khí đốt mỗi năm từ Nga có thể khiến Trung Quốc lệ thuộc năng lượng vào nước láng giềng ở phía bắc".

Đức Trung (Theo Times)

Adblock test (Why?)