Thứ Hai, 28 tháng 11, 2022

Ông Medvedev: 'Mỹ - EU sẽ ly dị'

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Medvedev nói "cuộc hôn nhân" giữa Mỹ và EU sẽ đi tới hồi kết do sự "gian lận kinh tế" từ Washington.

"Mỹ không có ý định chia sẻ thu nhập của mình. Ngược lại, họ giống như người chồng bòn rút nốt số tiền tiết kiệm cuối cùng từ người vợ lớn tuổi mà không chút e ngại", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nhà nước Nga Dmitry Medvedev đăng trên Telegram hôm 28/11, đề cập quan hệ Mỹ - Liên minh châu Âu (EU).

Theo ông Medvedev, Mỹ ngày càng đưa ra các điều kiện kinh doanh hấp dẫn hơn tại nước này với các công ty châu Âu và khuyến khích các quốc gia khác mua sản phẩm của mình. Trong khi đó, thị trường hàng hóa châu Âu lại đang thu hẹp, một phần do quyết định tách rời Nga.

"Không thể hoàn toàn tin tưởng những kẻ bảo trợ giàu có đó. Nếu cứ như vậy, châu Âu sẽ cạn tiền trợ cấp", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga cảnh báo, thêm rằng EU có thể chọn "chia tay với đối tác đã lừa dối mình và bắt đầu cuộc sống tự do mới", nhưng e rằng họ không đủ quyết tâm để làm như vậy.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tại Moskva hôm 21/2. Ảnh: AFP.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev tại Moskva hôm 21/2. Ảnh: AFP.

Quan chức Mỹ và EU chưa phản hồi về phát ngôn của ông Medvedev.

Quan hệ EU - Mỹ gần đây căng thẳng vì Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ, trong đó cắt giảm thuế và trợ cấp năng lượng cho các công ty đầu tư trên đất Mỹ. Luật mới của Washington còn khuyến khích người tiêu dùng "mua hàng Mỹ" khi chọn xe điện, động thái ảnh hưởng tới các ngành công nghiệp xe hơi lớn như Pháp, Đức.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cuối tháng trước chỉ trích Mỹ "cạnh tranh không lành mạnh" với Đạo luật Giảm lạm phát và nêu khả năng đáp trả là có thể ban hành Đạo luật Mua hàng châu Âu tương tự.

Các nước EU và Mỹ cũng bất đồng về vấn đề giá năng lượng từ Washington, trong bối cảnh châu Âu thiếu nguồn cung vì cắt năng lượng Nga. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tháng trước chỉ trích Mỹ cùng nhiều nước cung cấp khí đốt với giá "trên trời", cho thấy họ đang hưởng lợi từ xung đột Ukraine. Bộ trưởng Kinh tế Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng kêu gọi Mỹ giảm giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng xuất khẩu, khi châu Âu đang đối mặt khủng hoảng năng lượng.

Ngọc Ánh (Theo RT/Republic World)

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét