Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2022

Tổng thống Ukraine nói Nga mất hơn 1.000 xe tăng

Tổng thống Zelensky cho hay Ukraine đã phá hủy hơn 1.000 xe tăng Nga trong giao tranh, nhưng cảnh báo Moskva vẫn còn nhiều vũ khí và nguồn lực.

Trong bài phát biểu qua video tối 30/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ca ngợi khả năng chiến đấu của các lực lượng vũ trang nước này trong hơn hai tháng giao tranh với quân đội Nga.

Ông cho hay ngoài hơn 1.000 xe tăng, quân đội Ukraine còn phá hủy gần 200 máy bay, khoảng 2.500 xe thiết giáp và hạ hơn 23.000 quân nhân Nga. Tuy nhiên, ông nhận định quân đội Nga vẫn đủ trang thiết bị quân sự để mở các đợt tiến công mới.

"Đối phương vẫn còn vũ khí trong kho. Họ vẫn còn tên lửa đến bắn vào lãnh thổ chúng ta. Tuy nhiên, chiến sự đã khiến Nga tổn thất đến mức dường như họ đang tính toán duyệt binh ở Moskva với lượng khí tài ít hơn", Zelensky nhận định, dường như đề cập đến cuộc duyệt binh Ngày Chiến thắng sẽ được Nga tổ chức ở Quảng trường Đỏ hôm 9/5.

Xe tăng và thiết giáp của lực lượng ly khai thân Nga di chuyển trên đường phố Mariupol, phía đông Ukraine vào giữa tháng 4. Ảnh: Reuters.

Xe tăng và thiết giáp của lực lượng ly khai thân Nga di chuyển trên đường phố Mariupol, phía đông Ukraine vào giữa tháng 4. Ảnh: Reuters.

Điện Kremlin chưa bình luận về thông tin này. Quân đội Nga không thường xuyên cập nhật thiệt hại của mình trong chiến sự tại Ukraine. Lần gần nhất Moskva công bố thông tin là ngày 25/3, khi thông báo kết thúc giai đoạn một của chiến dịch quân sự đặc biệt, với số quân nhân tử vong trên chiến trường Ukraine là 1.351 và số người bị thương là 3.825.

Giới chức Mỹ và NATO cho rằng Nga có thể đã mất 7.000-15.000 quân nhân trên chiến trường.

Lực lượng Nga chủ yếu sử dụng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 trong các cuộc giao tranh ở Ukraine. Tuy nhiên, một số chuyên gia phương Tây cho rằng thiết kế xếp đạn trong tháp pháo khiến loại xe tăng này lộ "điểm yếu" trên chiến trường và dễ bị đối phương "thổi bay" tháp pháo bằng các loại tên lửa tấn công kiểu đột nóc.

Đầu tháng 4, trả lời Sky News, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay quân đội Nga đã chịu tổn thất "đáng kể" ở Ukraine và gọi đây là "bi kịch to lớn" của đất nước.

Chiến sự Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp khi bước qua tháng thứ 3. Nga chuyển trọng tâm sang mặt trận phía đông Ukraine, đặt ưu tiên giải phóng vùng Donbass.

Nhiều thành phố Ukraine tiếp tục bị không kích trong một ngày qua, trong đó có đường băng sân bay tại Odessa ở phía tây nam.

Phương Tây đã tăng nỗ lực hỗ trợ vũ khí cho Ukraine kháng cự. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần qua đề nghị quốc hội duyệt gói ngân sách 33 tỷ USD để vũ trang và giải cứu nền kinh tế nước Đông Âu. Kế hoạch được công bố chỉ vài ngày sau khi Mỹ chủ trì cuộc họp với đại diện 40 nước ở một căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ Đức, đặt mục tiêu tìm giải pháp viện trợ cho Ukraine.

Hướng thọc sâu của Nga ở miền đông Ukraine. Đồ họa: NY Times. Bấm vào bản đồ để xem chi tiết.

Hướng thọc sâu của Nga ở miền đông Ukraine. Đồ họa: NY Times. Bấm vào bản đồ để xem chi tiết.

Thanh Danh (Theo CNN, AFP)

Adblock test (Why?)

Các nét chính trong quan hệ hợp tác Việt - Nhật

[unable to retrieve full-text content]


Quan hệ Việt - Nhật đã phát triển mạnh mẽ trong 49 năm qua, khi Nhật Bản là nước tài trợ ODA nhiều nhất và nhà đầu tư lớn thứ ba vào Việt Nam.

Thủ tướng tặng bức thư pháp cho ông Kishida

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio bức thư pháp thể hiện phương châm mới trong quan hệ song phương.

Tại buổi tiếp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio tối 30/4 ở Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính giới thiệu văn hóa Việt Nam qua nghệ thuật thư pháp và mời nghệ nhân viết tặng người đồng cấp Nhật Bản ba chữ: "Chân thành, Tình cảm, Tin cậy" bằng tiếng Việt và tiếng Kanji của người Nhật.

Đây chính là phương châm mới trong quan hệ song phương, đã được hai lãnh đạo nhất trí trong chuyến thăm Nhật Bản tháng 11/2021 của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tặng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bức thư pháp Chân thành - Tình cảm - Tin cậy, tại buổi tiếp ngày 30/4. Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng Phạm Minh Chính (bên phải) tặng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bức thư pháp "Chân thành - Tình cảm - Tin cậy", tại buổi tiếp ngày 30/4. Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng Kishida cảm ơn món quà ý nghĩa và độc đáo từ Thủ tướng Phạm Minh Chính, đồng thời cho biết người Nhật cũng rất coi trọng văn hóa thư pháp. Ông nói những điểm tương đồng về văn hóa là nền tảng quan trọng góp phần củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước, hai dân tộc.

Thủ tướng Kishida Fumio tới sân bay Nội Bài chiều qua, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam hai ngày. Chuyến thăm diễn ra khoảng 5 tháng sau khi ông Kishida Fumio nhậm chức Thủ tướng Nhật, nhằm đưa quan hệ song phương vào chiều sâu, thúc đẩy triển khai kết quả chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Kishida hôm nay dự kiến hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, chào xã giao Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hội kiến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dự hội nghị hợp tác đổi mới công nghiệp và chuyển đổi số.

Quan hệ Đối tác Chiến lược Sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản được đánh giá đang tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Hai bên hướng đến kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2023.

Những nét chính trong quan hệ Việt - Nhật. Đồ họa: Tạ Lư.

Những nét chính trong quan hệ Việt - Nhật. Đồ họa: Tạ Lư.

Trung Nhân (Theo TTXVN)

Adblock test (Why?)

Nhóm dân thường đầu tiên được sơ tán khỏi nhà máy Azovstal

Ít nhất 20 dân thường, trong đó có trẻ em, lần đầu tiên được sơ tán thành công khỏi nhà máy Azovstal, cứ điểm kháng cự cuối cùng ở Mariupol.

Nhóm người này rời khỏi nhà máy gang thép Azovstal nhờ một lệnh ngừng bắn giữa lực lượng Nga và Ukraine tại thành phố cảng Mariupol. Theo đại úy Svyatoslav Palamar, tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Azov của Ukraine, thời gian ngừng bắn được thống nhất vào lúc 6h ngày 30/4.

Nhà máy Azovstal, phía đông thành phố Mariupol của Ukraine, được chụp từ xa vào ngày 28/3. Ảnh: Reuters.

Nhà máy Azovstal, phía đông thành phố Mariupol của Ukraine, được chụp từ xa vào ngày 28/3. Ảnh: Reuters.

"Đây là sự thật. Cả hai bên đều tuân thủ lệnh ngừng bắn", ông cho biết. "Chúng tôi chờ đoàn xe sơ tán từ 6h, nhưng đến 18h25 đoàn xe mới đến nơi".

Đại úy Palamar cho hay 20 dân thường, trong đó có phụ nữ và trẻ em, đã được binh sĩ Tiểu đoàn Azov đưa từ dưới hầm ngầm đến điểm tập kết theo kế hoạch. "Chúng tôi hy vọng họ có thể đến được Zaporizhzhia, khu vực do lực lượng Ukraine kiểm soát", chỉ huy này nói.

Theo hãng thông tấn TASS của Nga, nhóm dân thường được đưa khỏi Azovstal có 25 người, trong đó có 6 trẻ em dưới 14 tuổi.

Chiến dịch sơ tán dân thường ở nhà máy Azovstal vẫn tiếp tục diễn ra. "Chúng tôi hy vọng quá trình này được kéo dài và có thể giải cứu toàn bộ dân thường", Palamar nói, đồng thời đề nghị phía Nga chấp nhận thảo luận thêm về khả năng sơ tán quân nhân Ukraine bị thương.

Hơn một tháng lực lượng Nga vây ép Mariupol. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Hơn một tháng lực lượng Nga vây ép Mariupol. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Sau gần hai tháng bao vây, lực lượng Nga đã kiểm soát hầu hết thành phố Mariupol, đông nam Ukraine, chỉ còn cứ điểm kháng cự cuối cùng của Tiểu đoàn Azov tại nhà máy. Giới chức Ukraine ước tính khoảng 1.000 dân thường kẹt lại trong nhà máy Azovstal.

Nhà máy Azovstal sở hữu hệ thống hầm ngầm kiên cố chằng chịt, khiến nó được ví như một "pháo đài ngầm" ở Mariupol. Lực lượng Nga đã liên tục oanh kích mục tiêu này nhưng không khuất phục được các tay súng Tiểu đoàn Azov cố thủ bên dưới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần trước yêu cầu quân đội Nga không tấn công vào nhà máy nhằm tránh hao phí lực lượng, chuyển sang chiến thuật bao vây để "một con ruồi cũng không thể chui lọt". Tuy nhiên, các lực lượng Nga tuần này đã nối lại không kích và tổ chức vài đợt tiến công vào bên trong nhà máy.

Lực lượng Ukraine cố thủ ở Azovstal hôm 27/4 cáo buộc Nga bắn trúng một bệnh viện dã chiến trong nhà máy, khiến số người bị thương tăng đến mức báo động. Dân thường trú ẩn trong hầm ngầm dưới nhà máy đối diện tình trạng thiếu nhu yếu phẩm, trang thiết bị y tế và lương thực nghiêm trọng.

Trẻ em dưới hầm trú bom nhà máy thép Azovstal

Trẻ em cầu cứu từ dưới pháo đài ngầm Azovstal, trong video do Tiểu đoàn Azov công bố hôm 23/4. Video: Guardian.

Trong khi đó, Denis Pushilin, lãnh đạo chính quyền ly khai ở Donetsk, chỉ trích các lực lượng Ukraine cố thủ trong nhà máy "hành xử như khủng bố" và giữ dân thường làm con tin.

Thanh Danh (Theo CNN, AFP)

Adblock test (Why?)

Vùng ly khai có thể thành điểm nóng tiếp theo ở châu Âu

Hơn hai tháng từ khi chiến sự bùng phát tại Ukraine, nguy cơ xung đột lan sang vùng ly khai Transnistria ở Moldova đang gia tăng.

Vùng ly khai Transnistria là vùng đất trải dài khoảng 400 km giữa bờ đông sông Dniester ở Moldova và biên giới Ukraine, với khoảng 470.000 người sinh sống, trong đó phần lớn nói tiếng Nga.

Phong trào ly khai ở Transnistria nhen nhóm từ năm 1989, khi Moldova còn là nước cộng hòa thuộc Liên Xô và quyết định chọn tiếng Moldova là ngôn ngữ chính. Khi nước này tuyên bố độc lập vào năm 1990, phong trào ly khai leo thang thành xung đột vũ trang từ tháng 3/1992, khiến hơn 700 người thiệt mạng trước khi hiệp định ngừng bắn được ký vào tháng 7 cùng năm.

Giới lãnh đạo ly khai ở Tiraspol tuyên bố độc lập vào năm 1993 và cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình gồm khoảng 1.500 lính Nga đến đồn trú tại Transnistria, chủ yếu bảo vệ các kho đạn khoảng 20.000 tấn có từ thời Liên Xô.

Binh sĩ Nga đồn trú ở Transnistria luyện tập cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5/2021. Ảnh: MOPMR.org.

Binh sĩ Nga đồn trú ở Transnistria luyện tập cho lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng 9/5/2021. Ảnh: MOPMR.org.

Vì nằm sát Ukraine, chính quyền Transnistria từ đầu cố giữ lập trường trung lập về chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại quốc gia này. Lãnh đạo vùng ly khai không công khai ủng hộ quyết định của Moskva, đồng thời liên tục trấn an người dân và cộng đồng quốc tế rằng chính quyền ở Tiraspol không có ý định can dự vào tình hình nước láng giềng.

Giới chức Kiev thời gian qua nhiều lần công khai lo ngại lực lượng Nga và đối tác ở Transnistria có thể phát động mũi tiến quân mới nhắm vào các tỉnh phía tây Ukraine, trong đó có thành phố Odessa. Chính quyền ly khai ở Tiraspol bác bỏ cáo buộc, nhấn mạnh hơn 20.000 người tị nạn từ Ukraine được tiếp nhận ở Transnistria là "bằng chứng" cho thấy vùng đất này không có ý định tham chiến.

Dù nỗ lực duy trì quan điểm trung lập, giới chức ở Tiraspol lẫn chính phủ Moldova đang ngày càng lo ngại ngọn lửa xung đột có thể vượt khỏi biên giới Ukraine. Chính quyền Transnistria tuần này ghi nhận một số vụ nổ tại nhiều địa điểm quan trọng, trong đó có trụ sở an ninh, căn cứ quân sự và tháp phát sóng cho các hãng truyền thông tiếng Nga ở Đông Âu.

Nga cho rằng phía Ukraine đã gây ra những vụ nổ này nhằm gây bất ổn tại khu vực ly khai thân Moskva. Trong khi đó, Kiev lại cho rằng lực lượng Nga đang dàn dựng những sự cố như vậy để lấy cớ tăng cường hiện diện quân sự tại đây.

Transnistria cáo buộc các phần tử phá hoại đến từ Ukraine tổ chức những cuộc tấn công trên, nhưng không quy trách nhiệm trực tiếp cho chính quyền Kiev. Thay vào đó, Tiraspol nhận định các phần tử "dân tộc chủ nghĩa" đã xâm nhập biên giới và gây hấn. Cơ quan an ninh Transnistria và giới chức địa phương cho biết đã vài lần phát hiện máy bay không người lái từ Ukraine bay sang khu vực.

Trong khi đó, Tổng thống Moldova Maia Sandu cho rằng các vụ nổ là hệ quả từ đấu đá phe phái trong chính quyền ly khai Transnistria.

Phó thủ tướng Moldova Nicu Popescu nhận định đất nước đang đối diện "thời khắc vô cùng nguy hiểm", cho rằng một số lực lượng đang tìm cách leo thang căng thẳng ở vùng ly khai Transnistria. Ông nhận định vụ tấn công bằng súng phóng lựu tại tòa nhà cơ quan an ninh ở Transnistria đầu tuần này có thể trở thành bước ngoặc lịch sử đối với đất nước và toàn thể bộ máy chính quyền Moldova đã được đặt trong tình trạng báo động.

Các vụ nổ ở Transnistria diễn ra không lâu sau khi tướng Rustam Minnekaev, quyền tư lệnh Quân khu Trung tâm Nga, tuyên bố giai đoạn hai chiến dịch quân sự Ukraine sẽ bao gồm mục tiêu giải phóng vùng duyên hải phía nam, mở đường tiếp cận Transnistria để bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga trong khu vực.

Moskva cùng chính phủ một số nước đã bắt đầu kêu gọi công dân sơ tán khỏi Transnistria trước nguy cơ an ninh ngày càng xấu đi, khiến giới quan sát lo ngại viễn cảnh Moldova và Transnistria bị kéo vào cuộc chiến ở Ukraine và biến thành một điểm nóng an ninh mới ở châu Âu.

Phó thủ tướng Moldova Popescu cho biết Transnistria trong tuần qua đã yêu cầu toàn bộ nam giới trong độ tuổi nhập ngũ không xuất cảnh. Ông xem đây là tín hiệu đáng lo ngại và chính phủ Moldova cần duy trì cảnh giác, dù Nga đã cam kết "sẽ tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ" của nước này.

Tượng đài tưởng niệm chiến tranh ở trung tâm Tiraspol, thủ phủ vùng ly khai Transnistria ở Moldova, vào tháng 3/2014. Ảnh: Reuters.

Đài tưởng niệm chiến tranh ở trung tâm Tiraspol, thủ phủ vùng ly khai Transnistria ở Moldova, vào tháng 3/2014. Ảnh: Reuters.

Michael Kofman, chuyên gia về Nga tại CNA, trung tâm nghiên cứu và phân tích ở Mỹ, nhận định kiểm soát hành lang phía nam Ukraine nối với Transnistria từng là một mục tiêu của quân đội Nga trong giai đoạn một chiến dịch quân sự đặc biệt.

Tuy nhiên, các nỗ lực tiến quân theo hướng tây nam đều thất bại, khiến quân đội Nga hứng chịu nhiều tổn thất và không đạt được tiến triển như kỳ vọng. Nếu muốn tiếp tục thực hiện tham vọng kiểm soát miền nam Ukraine để thông đường đến Transnistria, Nga sẽ phải huy động thêm nhiều lực lượng.

"Thực tế chiến trường cho thấy chiến sự vẫn tập trung chủ yếu ở Donbass trong giai đoạn này. Nga rõ ràng không đủ năng lực để cùng lúc giải quyết mặt trận này và phía nam Ukraine, trừ phi họ quyết định ra lệnh tổng động viên", Anton Barbashin, nhà phân tích chính trị Nga trên trang Riddle, nhận định.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm 29/4 cho rằng Nga có thể ban bố lệnh tổng động viên vào 9/5, ngày kỷ niệm 77 năm chiến thắng phát xít trong cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.

Phó thủ tướng Moldova Popescu đầu tuần này cũng đánh giá rất ít cư dân trong vùng muốn đánh đổi bình yên hiện nay để khiến Transnistria trở thành một điểm nóng xung đột mới tại châu Âu, nhưng ông thừa nhận "không thể dự đoán hết những gì có thể xảy ra trong tương lai" và khẳng định Moldova sẽ tiếp tục cảnh giác trước mọi nguy cơ tiềm ẩn về xung đột ở vùng ly khai Transnistria.

Tổng thư ký Hội đồng châu Âu Thorbjorn Jagland cảnh báo rằng tình hình chính trị ở Moldova hiện nay cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Các đảng thân châu Âu lên nắm quyền ở Moldova từ năm 2009 đã không nỗ lực hết sức để mở cửa hơn nữa nền kinh tế và thể chế, khiến tình trạng tham nhũng vẫn phổ biến và các tài phiệt kiểm soát nhiều quyền lực kinh tế, chính trị.

Quan hệ giữa Moldova và vùng ly khai Transnistria đã xấu đi gần đây, khiến nhiều người ở nước này lo ngại Transnistria có thể trở thành một Crimea thứ hai. Một số nhóm ở Transnistria đã kêu gọi tự thành lập nước cộng hòa và yêu cầu Nga đảm bảo an ninh.

Jagland cho rằng Moldova cần rút ra những bài học từ cuộc khủng hoảng Ukraine và ngăn tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát, biến nước này thành điểm nóng mới ở châu Âu. "Cần nhớ rằng cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay có nguồn gốc sâu xa là nỗi thất vọng sâu sắc của người dân với các thể chế chính trị", ông nhấn mạnh.

Vị trí vùng ly khai Transnistria, sát biên giới Moldova và Ukraine. Đồ họa: Washington Post.

Vị trí vùng ly khai Transnistria, sát biên giới Moldova và Ukraine. Đồ họa: Washington Post.

Thanh Danh (Theo Washington Post, Balkan Insights, SCMP, Guardian)

Adblock test (Why?)

Khoảnh khắc ớn lạnh: Bé gái bị sói đói tấn công, tự vật lộn cứu mình khi chơi trên bờ biển, mẹ đứng ngay cạnh không hay biết gì

Bé gái hơn 2 tuổi bị một con chó sói lao đến tấn công ngay trên bãi biển khi đi chơi với gia đình.

Truyền thông quốc tế đưa tin, một đoạn CCTV đặt ở gần bờ biển Hungtington, California đã ghi lại được khoảnh khắc ớn lạnh về vụ việc một bé gái bị con sói tấn công ngay trên bãi biển.

Được biết, sự việc kinh hoảng này diễn ra vào lúc 21h45 hôm 28/4, theo giờ địa phương. Đoạn clip ngắn cho thấy, bé gái đang chơi đùa trên cát thì bất ngờ bị con sói đói dùng ranh nanh sắc nhọn tấn công, vật đứa trẻ xuống bãi cát. Con sói này đã rình mò nạn nhân từ phía sau rồi nó nhanh chóng đi tới để tiếp cận bé gái.

Khoảnh khắc ớn lạnh: Bé gái bị sói đói tấn công, tự vật lộn cứu mình khi chơi trên bờ biển, mẹ đứng ngay cạnh không hay biết gì-1
Khoảnh khắc bé gái bị con sói đói lao đến tấn công.

Khoảnh khắc ớn lạnh: Bé gái bị sói đói tấn công, tự vật lộn cứu mình khi chơi trên bờ biển, mẹ đứng ngay cạnh không hay biết gì-2
Mẹ bé gái ngay bên cạnh không hay biết gì.

Người nhà cô bé ngồi ngay gần đó nhưng không hề hay biết sự việc xảy ra. Sau khoảng 15 giây, bé gái mới có thể vật lộn tự đứng dậy và chạy đến bên mẹ cầu cứu. Lúc này người mẹ, đang bận rộn chăm sóc một em nhỏ khác, mới thất kinh và bàng hoàng trước vụ việc.

Tờ Daily Mail đưa tin, bé gái khoảng hơn 2 tuổi đã được xe cấp cứu chở đến bệnh viện với những vết thương nghiêm trọng nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng. Các nhà chức trách cho biết họ đang tiến hành truy lùng con sói và đã bắn chết hai đồng loại của nó.

Một bài viết trên tờ TMZ cho hay, ban đầu người ta hy vọng một trong hai con sói bị bắn chết chính là con tấn công bé gái. Tuy nhiên, tới hôm 29/4, người ta xác nhận cả hai đều không phải con sói cắn bé gái.

Tờ LA Times đưa tin, một con sói khác - được cho là đối tượng gây ra vụ tấn công - cũng bị bắn, nhưng vẫn sống sót và nó đã nhanh chóng chạy trốn trước khi bị cảnh sát bắt.


Khoảnh khắc ớn lạnh: Bé gái bị sói đói tấn công, tự vật lộn cứu mình khi chơi trên bờ biển, mẹ đứng ngay cạnh không hay biết gì-3
Một trong số những con sói đã bị bắn chết.

Các quan chức đã lấy mẫu xét nghiệm từ vết thương của bé gái và xét nghiệm cả hai con sói bị bắn chết để xác định liệu có bệnh dại không. Đại úy Patrick Foy thuộc Sở cảnh sát Huntington Beach nói với LA Times: "Không có chứng cứ nào cho thấy con sói bị dại, song việc xét nghiệm sẽ giúp gia đình giảm bớt lo lắng".

Bên cạnh đó, Foy không đưa được lý do con sói tấn công người. Gia đình bé gái dường như không làm gì khiêu khích con vật này cả. Ngoài ra, Foy cũng gợi ý mọi người nên tạo ra tiếng động lớn nếu muốn cố gắng xua đuổi loài động vật hoang dã này và đừng tìm cách gần gũi chúng bằng việc cho thức ăn.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/1dDkrs6

Adblock test (Why?)

Cô gái bị chỉ trích dữ dội vì chê 'đàn ông lương dưới trăm triệu là kém cỏi!'

Mới đây, phát ngôn của một cô gái trẻ người Trung Quốc trong cuộc phỏng vấn trên đường phố đã được lan truyền rộng rãi khắp mạng xã hội, gây ra rất nhiều tranh cãi.

Trong video phỏng vấn, cô gái này chia sẻ rằng điều kiện chọn bạn đời của cô khá cao, không chỉ ngoại hình ưu tú mà mức lương hàng tháng cũng phải thuộc hàng top thu nhập cao. Cô tin rằng, đã là đàn ông mà không đạt được mức lương hàng tháng khoảng 50.000 nhân dân tệ (hơn 176 triệu đồng) thì đều là kém cỏi. Người đàn ông nào muốn lấy cô mà không chuẩn bị được sính lễ 300.000 nhân dân tệ (tương đương hơn 1 tỷ đồng), cô sẽ không bao giờ gật đầu đồng ý. Trong khi đó, của hồi môn của cô nhiều nhất chỉ là một chiếc xe ô tô.

Cô gái bị chỉ trích dữ dội vì chê đàn ông lương dưới trăm triệu là kém cỏi!-1
Cô gái nhận chỉ trích vì phát ngôn đàn ông có mức lương hàng tháng khoảng 50.000 nhân dân tệ (hơn 176 triệu đồng) là người kém cỏi.

Khi được hỏi tại sao vẫn còn độc thân, cô gái cũng thẳng thắn cho biết, cô vẫn chưa gặp được đối tượng hài lòng. Đối tượng mà cô ưng ý ít nhất phải cao 1m80, lương tháng vượt qua con số 50.000 nhân dân tệ (hơn 180 triệu đồng).

Ngay sau khi đoạn video về cuộc phỏng vấn về chia sẻ của cô gái được đăng tải đã gây ra rất nhiều bàn tán của cư dân mạng. Chỉ có một số ít đồng ý với cô gái, cho rằng đã là đàn ông thì kinh tế phải áp đảo, phải vững vàng thì hãy nên lấy vợ, lập gia đình. Còn lại đa số đều chỉ trích cô gái quá thực dụng, hơn nữa còn là người không biết mình biết ta.

Nhiều cư dân mạng xem xong liền bình luận trào phúng: "Lấy gương soi lại trước đã, người như cô nên độc thân cả đời", cũng có người nhìn tướng mạo của cô gái rồi đánh giá: "Ngoại hình như vậy cũng có tư cách yêu cầu cao sao?", "Tiền lương 50.000 NDT cũng sẽ không cưới cô đâu, yên tâm mà độc thân".

Theo Công Lý & Xã Hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/G1rCKcL

Adblock test (Why?)

Ngày thứ 66 chiến sự: Ukraine nói Nga phá hủy đường băng Odessa

Quân đội Ukraine cho biết lực lượng Nga nã tên lửa phá hủy đường băng ở thành phố cảng miền nam Odessa và tiếp tục pháo kích Kharkov ở miền đông.

"Hôm nay, đối phương tấn công bằng tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion phóng từ Crimea. Đường băng của sân bay Odessa đã bị phá hủy. Tạ ơn Chúa là không có nạn nhân", Thống đốc Odessa Maxim Marchenko ngày 30/4 cho biết.

Quân đội Ukraine sau đó ra tuyên bố xác nhận, cho biết đường băng hư hại đến mức không còn có thể tiếp tục sử dụng.

Odessa là thành phố sở hữu cảng biển chiến lược lớn nhất của Ukraine ở Biển Đen, với dân số khoảng một triệu người. Odessa từng là nơi tương đối yên bình khi Nga mới mở chiến dịch quân sự ở Ukraine và là nơi trú ẩn cho những người Ukraine di dời từ khu vực khác đến. Tuy nhiên, thành phố cảng này gần đây liên tiếp hứng chịu các cuộc tấn công. Một tuần trước, Ukraine cho biết ít nhất 8 người đã thiệt mạng vì một cuộc không kích vào thành phố này.

Nhân viên cứu hộ hỗ trợ người dân địa phương rời khỏi một tòa nhà trúng tên lửa ở Odessa, Ukraine ngày 24/4. Ảnh: AFP.

Nhân viên cứu hộ hỗ trợ người dân địa phương rời khỏi một tòa nhà trúng tên lửa ở Odessa, Ukraine ngày 24/4. Ảnh: AFP.

Giới chức Kharkov, thành phố lớn thứ hai Ukraine, nói rằng họ trúng nhiều đạn pháo của lực lượng Nga, mặc dù Tổng thống Zelensky cho biết quân đội Ukraine đang tạo ra "những thành công chiến thuật" trong khu vực.

Ukraine ngày 30/4 cho biết 14 công dân nước này, trong đó có một binh sĩ mang thai, đã được trả tự do trong cuộc trao đổi tù binh mới nhất với lực lượng Nga.

"Hôm nay, chúng tôi tiến hành cuộc trao đổi tù nhân mới. 14 người của chúng tôi sắp về nước, gồm 7 quân nhân và 7 dân thường. Trong số đó có một quân nhân đang mang thai 5 tháng", Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk viết trên Telegram.

Các bức ảnh vệ tinh chụp hôm 29/4 cho thấy mái của một số tòa nhà bên trong nhà máy thép Azovstal ở thành phố cảng miền nam Mariupol của Ukraine xuất hiện những lỗ thủng lớn. Nhiều công trình bị sập hoàn toàn và một số chỉ còn là đống đổ nát. Một số tòa nhà dân cư và chính phủ nằm ở phía đông nhà máy cũng bị phá hủy hoàn toàn.

Sviatoslav Palamar, một chỉ huy Tiểu đoàn Azov đang cố thủ tại nhà máy thép Azovstal, cho biết cơ sở này đã bị tấn công bằng pháo, tàu biển và cả không kích.

"Có những hầm và boongke mà chúng tôi không thể tiếp cận vì chúng nằm dưới đống đổ nát", Palamar nói. "Chúng tôi không biết những người ở đó còn sống hay không, nhưng có những người bị mắc kẹt ở những nơi mà bạn không thể đến được".

Nga chưa bình luận về những thông tin trên.

Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, Ukraine, nhìn từ trên cao qua ảnh vệ tinh chụp ngày 29/4. Ảnh: Maxar Technologies.

Nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, Ukraine, nhìn từ trên cao qua ảnh vệ tinh chụp ngày 29/4. Ảnh: Maxar Technologies.

Trong cuộc họp báo ngày 30/4, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết từ đầu chiến dịch, lực lượng Nga đã hạ hơn 140 máy bay chiến đấu, 110 trực thăng và 650 UAV của Ukraine. Ông nói thêm rằng Nga cũng phá hủy 279 hệ thống tên lửa đất đối không, 2.656 xe tăng và các phương tiện bọc thép chiến đấu khác.

Tướng Konashenkov cho biết trong đêm 29/4, "tên lửa chính xác cao phóng từ trên không" của Nga đã tấn công 5 địa điểm quân sự của Ukraine, gồm 4 kho đạn và nhiên liệu gần các khu định cư Berezovoye, Vozdvizhenka, Pokrovskoye và Barvenkovo cùng "một khu vực tập trung nhân lực và khí tài quân sự của những phần tử theo chủ nghĩa dân tộc".

Ông nói thêm rằng máy bay chiến đấu Nga đã "quét sạch 9 điểm tập trung nhân lực và thiết bị quân sự của Ukraine, đồng thời loại bỏ hơn 120 người theo chủ nghĩa dân tộc".

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nước này là một phần trong các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine.

"Phái đoàn Nga và Ukraine đang thảo luận trực tuyến hàng ngày về dự thảo thỏa thuận", ông Lavrov cho biết trong bình luận với hãng thông tấn Xinhua của Trung Quốc, được công bố trên trang web Bộ Ngoại giao Nga hôm nay.

"Chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán bao gồm những vấn đề về phi hạt nhân hóa, công nhận các thực tế địa chính trị mới, dỡ bỏ lệnh trừng phạt và tình trạng của ngôn ngữ Nga ở Ukraine", Ngoại trưởng Nga cho hay.

Tuy nhiên nhà đàm phán cấp cao Ukraine Mykhailo Podolyak đã bác bỏ thông tin trên, nói rằng ông Lavrov chưa tham dự một vòng thảo luận nào và Ukraine không cần các bài học về "phi hạt nhân hóa" hoặc sử dụng tiếng của những người đã tấn công các thị trấn và thành phố của mình.

Trong phát biểu được văn phòng Tổng thống Volodymyr Zelensky dẫn lại, ông khẳng định "vấn đề trừng phạt quốc tế đối với Nga không được thảo luận" trong khuôn khổ đàm phán Nga - Ukraine.

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ghi nhận hơn 5,4 triệu người Ukraine di tản ra nước ngoài và hơn 7,7 triệu người di dời trong nước sau ngày 24/2, thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine".

Cao ủy Nhân quyền LHQ (OHCHR) đã ghi nhận 6.134 thương vong dân thường tại Ukraine, gồm 2.899 người thiệt mạng và 3.235 người bị thương. Cơ quan cảnh báo con số thực tế có thể cao hơn nhiều.

Hướng thọc sâu của Nga ở đông Ukraine. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Hướng thọc sâu của Nga ở đông Ukraine. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

Trung Quốc quyết 'chạy nhanh hơn nCoV'

Giới chức Trung Quốc thừa nhận Omicron là thách thức lớn nhưng nước này đang nỗ lực duy trì "Không Covid" bằng xét nghiệm hàng loạt, khoanh vùng dịch.

Tiến sĩ Liang Wannian, người đứng đầu nhóm chuyên trách Covid-19 của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC), nói tại cuộc họp báo hôm 29/4 rằng biến chủng Omicron dễ lây lan đã khiến các quốc gia khác xoay trục và áp dụng chiến lược sống chung với dịch, nhưng Trung Quốc đang cố "chạy nhanh hơn virus".

"Nếu chúng ta làm tốt công tác phát hiện, cách ly và điều trị sớm, chúng ta sẽ có độ chính xác cao hơn trong công tác phòng ngừa và kiểm soát. Chúng ta sẽ không cần áp dụng các biện pháp trên quy mô rộng hơn, mà ở khu vực chính xác hơn, được nhắm mục tiêu cụ thể", tiến sĩ Liang nói.

Theo giới chức Trung Quốc, Omicron với tính chất lây nhiễm cao và thời gian ủ bệnh 3 - 4 ngày, tiếp tục đặt ra thách thức nghiêm trọng đối với chiến lược "Không Covid". Tình trạng tại Thượng Hải, nơi giới chức nỗ lực ngăn chặn đợt bùng phát từ đầu tháng 3, cho thấy cần phải có các biện pháp nhanh chóng và dứt khoát.

"Nếu virus lây lan nhanh, chúng ta phải hành động nhanh chóng, kịp thời để giành chiến thắng trong cuộc đua thời gian này", ông cho hay, thêm rằng giới chức sẽ sử dụng các xét nghiệm kháng nguyên nhanh bên cạnh xét nghiệm PCR để ngăn chặn ca nhiễm gia tăng.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 29/4. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 29/4. Ảnh: AFP.

Trung Quốc đang phải đối mặt số ca nhiễm tăng đột biến nhất từ khi đại dịch bùng phát, bao gồm cả ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Thượng Hải hôm 28/4 báo cáo hơn 15.000 ca nhiễm, giảm so với mức hơn 20.000 ca hồi đầu tuần. Bắc Kinh ghi nhận 49 ca, mức cao nhất từ khi ổ dịch mới được phát hiện tuần trước.

Giới chức nói rằng dù người dân không hài lòng về các biện pháp phong tỏa ở Thượng Hải, sẽ không có sự thay đổi nào trong cách tiếp cận này.

"Nếu từng nơi không kiên quyết, dứt khoát, virus có thể bén rễ và lây lan nhanh chóng, có nguy cơ lây lan lan rộng hoặc xuyên khu vực", phó chủ nhiệm NHC Li Bin nói.

Giới chức cũng thừa nhận xét nghiệm hàng loạt sẽ rất tốn kém "nhân lực và tiền bạc". Chi phí tiêu chuẩn của xét nghiệm PCR tại Bắc Kinh là 24,9 nhân dân tệ (3,77 USD). Việc xét nghiệm 20 triệu dân ở thủ đô, như giới chức đã tiến hành trong tuần này, sẽ tiêu tốn gần 1,5 tỷ nhân dân tệ (gần 227 triệu USD) vì hầu hết người dân được yêu cầu xét nghiệm ba lần.

Thành phố sẽ chịu chi phí xét nghiệm nếu người dân thực hiện tại điểm xét nghiệm của chính quyền. Các mẫu được gộp theo số lượng 5 hoặc 10 để giảm chi phí và tăng tốc độ.

Bảo vệ cách tiếp cận cứng rắn, giới chức y tế Trung Quốc nói rằng biện pháp phong tỏa không mâu thuẫn với phát triển kinh tế. "Cuộc sống của một số người có thể bị ảnh hưởng, nhưng cuộc sống bình thường và các hoạt động kinh tế bình thường vẫn có thể tiếp tục ở phần còn lại của đất nước", tiến sĩ Liang nhấn mạnh.

Theo ông, với sự phát triển không cân bằng ở Trung Quốc và nguồn lực y tế không đủ, nới lỏng hạn chế sẽ dẫn đến lượng lớn ca nhiễm và tử vong ở người già, trẻ em và phụ nữ mang thai. Bình luận này làm dấy lên lo ngại nhiều khu vực có thể bị áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ngay cả khi chỉ phát hiện số ít ca nhiễm.

Huyền Lê (Theo Straits Times)

Adblock test (Why?)

Mỹ đề nghị Indonesia không mời ông Putin dự G20

Nhà Trắng thông báo riêng với Indonesia rằng Nga không nên được mời tham gia thượng đỉnh G20 năm nay, dù Jakarta nói ông Putin đã nhận lời.

"Tổng thống Joe Biden đã công khai phản đối việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự hội nghị thượng đỉnh G20", thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 29/4 cho hay.

Bà Psaki không nói rõ liệu ông Biden có tham dự hội nghị diễn ra ở đảo Bali của Indonesia vào tháng 11 tới hay không. Giới chức Nhà Trắng được cho là đã cân nhắc một số kịch bản, bao gồm khả năng cử phái đoàn cấp thấp hơn hoặc tham gia từ xa, nhưng việc ông Biden đích thân tham dự vẫn được coi là dễ xảy ra nhất.

"Còn 6 tháng nữa nên chúng tôi không biết làm thế nào để dự đoán và cũng không thể dự đoán vào thời điểm này rằng hội nghị sẽ diễn ra như thế nào", bà nói. "Chúng tôi đã truyền đạt quan điểm bằng cả hình thức công khai và riêng tư rằng chúng tôi không nghĩ Nga nên tham gia".

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tại cuộc họp báo hôm 29/4. Ảnh: AFP.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki tại cuộc họp báo hôm 29/4. Ảnh: AFP.

Theo thư ký báo chí Nhà Trắng, Mỹ hiểu rằng Indonesia đã mời ông Putin trước khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine. Tuy nhiên, trong tuyên bố xác nhận Tổng thống Nga nhận lời mời, Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhấn mạnh ông muốn các quốc gia G20 đoàn kết.

"Đừng để xảy ra chia rẽ. Hòa bình và ổn định là chìa khóa cho sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế thế giới", ông Widodo nói.

Indonesia cũng mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tham gia với tư cách khách mời, bước đi mà Mỹ hoan nghênh. Ông Zelensky đăng Twitter cảm ơn Tổng thống Indonesia vì lời mời, nhưng không nói rõ liệu ông có tham dự hội nghị thượng đỉnh. Nga là thành viên G20, còn Ukraine thì không.

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ngày 24/2 nhằm "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine", Indonesia đối mặt với sức ép gay gắt từ các nước phương Tây nhằm loại Nga khỏi hội nghị thượng đỉnh G20.

Tuy nhiên, Indonesia nhấn mạnh rằng với tư cách chủ nhà, nước này phải có quan điểm trung lập. Trung Quốc cũng phản đối đề xuất loại Nga ra khỏi G20. Tổng thống Mỹ Biden sau đó nói nếu Indonesia và các nước khác không đồng ý loại Nga, Ukraine nên được tham dự các hội nghị của nhóm.

G20 đã lên án chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, cho rằng hoạt động này làm căng thẳng địa chính trị leo thang, gây ra làn sóng ảnh hưởng kinh tế toàn cầu và châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

G20, được thành lập năm 1999, là một trong các nền tảng quốc tế quan trọng để điều phối các hoạt động từ ứng phó biến đổi khí hậu đến xử lý các khoản nợ ở nước ngoài.

Huyền Lê (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Tuần thay đổi xung đột Ukraine

Xung đột Ukraine có những thay đổi quan trọng trong tuần qua, khi Mỹ - Nga công khai thể hiện lập trường cứng rắn hơn với nhau.

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 28/4 tuyên bố hai tháng xung đột Ukraine đã đẩy thế giới đến một thời khắc quan trọng, khi các bên dấn sâu hơn vào cuộc chiến quyết liệt, hỗn loạn hơn.

"Cái giá phải trả cũng như những mối đe dọa đối với nước Mỹ và thế giới tiếp tục tăng. Chúng ta không thể để điều này xảy ra", ông Biden nói.

Ngoại trưởng Anh Liz Truss trong khi đó tuyên bố "địa chính trị đã trở lại".

Chỉ trong vài ngày, một nhận thức mới đã xuất hiện ở Washington, châu Âu, Kiev và Moskva, làm thay đổi đáng kể xung đột ở Ukraine. Mỹ đã tuyên bố một chiến lược rõ ràng và công khai, đó là "làm suy yếu" Nga đến mức nước này không thể tiến hành một chiến dịch tương tự ở Ukraine.

Chuyến thăm Kiev của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin hôm 24/3 đã tạo tiền đề cho một tuần mà phương Tây xem xét nghiêm túc hơn về "cuộc chiến tranh ủy nhiệm" với Nga, theo Stephen Collinson, nhà phân tích kỳ cựu của CNN.

Khung cảnh đổ nát sau pháo kích ở thành phố Mariupol, Ukraine hôm 28/4. Ảnh: Reuters.

Khung cảnh đổ nát sau pháo kích ở thành phố Mariupol, Ukraine hôm 28/4. Ảnh: Reuters.

Mỹ tăng cường sự rõ ràng cho chiến lược mới bằng cách tập hợp các bộ trưởng quốc phòng của những đồng minh quan trọng trong một hội nghị viện trợ vũ khí tại Đức và cam kết nhóm họp hàng tháng để đánh giá nhu cầu vũ khí của chính phủ Ukraine.

Những động thái này đã thúc đẩy cảm giác ngày càng tăng rằng cuộc chiến ở Ukraine sẽ khó kết thúc sớm. Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói xung đột có thể "kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm".

Trong khi đó, Ngoại trưởng Anh kêu gọi Mỹ và phương Tây tăng viện trợ quân sự, thúc đẩy vũ trang cho các nước Tây Balkan và các nước ngoài NATO như Gruzia, Moldova.

Nga cũng có những động thái quyết liệt để phản ứng với chiến lược cứng rắn của phương Tây, như cắt nguồn cung khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria. Một cuộc chiến năng lượng tăng nhiệt hơn nữa có thể đẩy châu Âu đến bờ vực suy thoái.

Tổng thống Biden đã kết thúc một tuần định hình xung đột bằng cách tiết lộ gói viện trợ vũ khí, kinh tế và nhân đạo cho Ukraine trị giá 33 tỷ USD mà ông đang đề xuất cho quốc hội Mỹ. "Chi phí của cuộc chiến này không hề rẻ", ông nói.

Tuy nhiên, những thay đổi chiến lược từ Mỹ và phương Tây cũng đi kèm với các cảnh báo mới về hạt nhân của Moskva. Dù những tuyên bố của Nga về loại vũ khí nguy hiểm nhất thế giới có thể chỉ nhằm đe dọa phương Tây, nó vẫn cho thấy nguy cơ đụng độ trực tiếp giữa hai cường quốc hạt nhân Mỹ và Nga vẫn sẽ tồn tại chừng nào xung đột Ukraine còn tiếp diễn.

Một số chuyên gia Mỹ bác bỏ nhận định rằng những cảnh báo cứng rắn của Nga là dấu hiệu cho thấy Tổng thống Vladimir Putin thất vọng về chiến dịch ở Ukraine. Tuy nhiên, nó nhắc nhở các lãnh đạo phương Tây rằng việc bơm vũ khí cấp tập cho Ukraine có thể phạm vào "lằn ranh đỏ" của ông Putin, khiến căng thẳng leo thang.

"Mối nguy hiểm là có thật và chúng ta không được đánh giá thấp nó", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo về nguy cơ nổ ra chiến tranh hạt nhân.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley nói Nga đáng lẽ không nên đưa ra những lời lẽ kích động như vậy. Ông chỉ trích đó là hành động "hoàn toàn vô trách nhiệm" khi lãnh đạo cấp cao của một cường quốc sở hữu vũ khí nguyên tử "vung thanh gươm hạt nhân".

Tuy nhiên, Tổng thống Nga sau đó vẫn tiếp tục cảnh báo về nguy cơ hạt nhân. Ông nói Nga sẽ phản ứng "nhanh như chớp" nếu các nước khác can thiệp vào Ukraine.

"Chúng tôi có tất cả công cụ để làm điều này. Những công cụ mà không ai có thể khoe khoang. Chúng tôi cũng sẽ không khoe khoang, mà sẽ sử dụng nếu cần thiết. Tôi muốn mọi người biết điều này", ông nói.

Mỹ lập tức lên tiếng chỉ trích về mối nguy hiểm của những tuyên bố như vậy. "Không ai nên đưa ra những bình luận về sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc khả năng cần sử dụng chúng", ông Biden nói tại Nhà Trắng hôm 28/4.

Những màn ăn miếng trả miếng gay gắt giữa Mỹ và Nga đã khiến mối quan hệ hai nước thêm căng thẳng, theo đại sứ Mỹ tại Nga John Sullivan.

Một tòa nhà bốc cháy sau không kích ở Kiev, Ukraine hôm 28/4. Ảnh: AP.

Một tòa nhà bốc cháy sau cuộc không kích ở Kiev, Ukraine hôm 28/4. Ảnh: AP.

Trong khi đó, tại chiến trường Ukraine, giao tranh vẫn ác liệt. Nga ngày càng tăng cường nỗ lực kiểm soát miền đông và miền nam Ukraine, cũng như tìm cách phong tỏa hướng tiếp cận Biển Đen của Kiev.

Quân đội Ukraine hôm 28/4 cho biết lực lượng Nga đã oanh kích dữ dội trên nhiều mặt trận. Họ tìm kiếm những đột phá ở khu vực Izium, miền đông Ukraine và cố gắng kiểm soát toàn bộ vùng Donetsk và Lugansk.

Tuy nhiên, một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ nói rằng cuộc chiến có thể kéo dài, khi lực lượng Nga tiến quân rất chậm ở khu vực Donbass, một phần do các vấn đề về hậu cần.

Hy vọng ngoại giao lớn nhất trong tuần qua là chuyến thăm của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tới Moskva và Kiev.

Ông Guterres nói Tổng thống Nga đồng ý "về nguyên tắc" cho phép LHQ và Hội Chữ thập đỏ Quốc tế giúp sơ tán dân thường tại nhà máy thép Azovstal ở Mariupol, pháo đài kháng cự cuối cùng của Ukraine tại thành phố biển phía nam. Lãnh đạo Nga cũng nói rằng ông vẫn hy vọng các cuộc đàm phán có thể chấm dứt xung đột.

Nhưng Nga ngày 28/4 không kích tên lửa vào Kiev, khi người đứng đầu LHQ đang thăm thành phố, đánh dấu cuộc tấn công đầu tiên vào thủ đô Ukraine từ giữa tháng 4.

Nhà phân tích Collinson cho rằng cả Ukraine và Nga dường như không có dấu hiệu muốn đàm phán vào thời điểm hiện tại. Những thực tế này cho thỏa thuận hòa bình ở Ukraine có thể ngày càng xa hơn.

Dù phương Tây có thể gửi hàng loạt vũ khí, đạn dược và viện trợ cho Ukraine, họ không thể giúp chấm dứt cuộc chiến này. "Chỉ ông Putin mới có thể làm được điều đó", Collinson nhận định.

"Cuộc chiến sẽ không kết thúc bằng các cuộc đàm phán. Cuộc chiến sẽ kết thúc khi Nga quyết định chấm dứt nó và khi có một thỏa thuận chính trị nghiêm túc. Chúng ta có thể tổ chức tất cả các cuộc gặp, nhưng đó không phải là cách giúp chấm dứt chiến tranh", Tổng thư ký LHQ Guterres nói sau chuyến thăm tới Moskva.

Hướng thọc sâu của Nga ở đông Ukraine. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Hướng thọc sâu của Nga ở đông Ukraine. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Thanh Tâm (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Hình ảnh mới về chồng cựu Công chúa Nhật Bản ở nơi làm việc chứa chi tiết khiến nhiều người thương cảm

Những thông tin chi tiết mới về chồng cựu Công chúa Nhật Bản đã gây ra nhiều tranh cãi trong dư luận.

Vào ngày 28/4, một số hình ảnh mới nhất về vợ chồng cựu Công chúa Nhật Bản đã được đăng tải trên truyền thông. Mako và Kei Komuro đều ăn mặc giản dị, nắm chặt tay nhau đi trên đường phố.

Sự xuất hiện của cặp đôi đã phần nào xóa tan tin đồn hôn nhân của họ gặp trục trặc. Tờ News Postseven mới đây cũng đăng tải hình ảnh của chàng rể hoàng gia ở nơi làm việc khiến nhiều người thương cảm. 

Hình ảnh mới về chồng cựu Công chúa Nhật Bản ở nơi làm việc chứa chi tiết khiến nhiều người thương cảm-1
Vợ chồng cựu Công chúa Nhật Bản nắm chặt tay nhau đi dạo phố.

Cụ thể, sau khi thi trượt lần 2, Kei Komuro vẫn tiếp tục làm việc tại một công ty luật có tiếng ở New York. Theo một số nguồn tin, Kei Komuro không đi làm hàng ngày mà anh chỉ đến công ty khoảng 3 lần trong một tuần.

Một nguồn tin cho hay: "Vì thi trượt nên Kei Komuro tiếp tục làm trợ lý cho văn phòng luật. Ngoài nhiệm vụ hỗ trợ luật sư như tổng hợp tài liệu, Kei Komuro còn làm những việc lặt vặt khác gồm nhận thư từ, ghi chép... Bên cạnh đó, chồng Mako sẽ liên hệ với người giao đồ ăn để chuẩn bị bữa tối cho mọi người trong công ty".

Một hình ảnh được tờ News Postseven đăng tải cho thấy, chàng rể hoàng gia mặc vest chỉn chu, chạy ra ngoài lấy đồ ăn tối cho những người đồng nghiệp của mình. Nguồn tin trên cũng cho hay, nếu như Kei Komuro thi đỗ và lấy được bằng luật sư, vị trí của anh sẽ khác, không cần phải làm những công việc lặt vặt này.

Hình ảnh mới về chồng cựu Công chúa Nhật Bản ở nơi làm việc chứa chi tiết khiến nhiều người thương cảm-2
Chồng cựu Công chúa Nhật chạy ra ngoài công ty lấy đồ ăn tối.

Có thể thấy rằng, dù là phò mã của hoàng gia Nhật nhưng Kei Komuro cũng phải đối mặt với nhiều áp lực và thách thức trong công việc. Anh không hề có sự ưu tiên nào ở đây. Một số người dùng mạng đã bày tỏ sự thương cảm cho chồng Mako khi anh đang phải gánh chịu rất nhiều thách thức trong cuộc sống.

Một bộ phận người dùng mạng chỉ trích chồng Mako là một người kém cỏi và "ăn bám" hoàng gia Nhật nhưng trên thực tế của Kei Komuro và vợ đang cố gắng nỗ lực từng ngày vì cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Họ sống một cuộc đời bình thường như bao người khác.

Thách thức nào đang chờ đợi chồng cựu Công chúa Nhật Bản?

Tháng 7 này, Kei Komuro sẽ tham dự kỳ thi lấy bằng luật sư lần 3. Đây là thách thức lớn nhất mà chàng rể hoàng gia cần phải vượt qua. Nếu thi trượt lần nữa chắc chắn danh tiếng và sự tin tưởng của mọi người dành cho anh sẽ ở mức thấp hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, chồng Mako cũng được cho là đang tìm cách xin gia hạn visa để ở lại Mỹ tiếp tục làm việc. Kei Komuro cần phải cố gắng xây dựng một sự nghiệp ổn định để thoát khỏi cái mác là "kẻ ăn bám" gia đình nhà vợ.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/AKgTXt9

Adblock test (Why?)

Ngày thứ 65 chiến sự Ukraine: Nga nói hai tỉnh bị tập kích qua biên giới

Giới chức Nga cho biết tỉnh Kursk và Bryansk bị nã pháo và súng cối từ phía Ukraine, song chưa ghi nhận thương vong.

Tỉnh trưởng Kursk Roman Starovoit ngày 29/4 thông báo trạm kiểm soát ở làng Krupets bị nã súng cối từ phía Ukraine vào khoảng 8h (12h giờ Hà Nội). Quân đội và biên phòng Nga sau đó bắn trả và chế áp vị trí khai hỏa của đối phương, chưa ghi nhận thương vong trong trận tập kích.

Alexander Bogomaz, tỉnh trưởng Bryansk, cho biết lực lượng biên phòng ghi nhận một trận pháo kích từ lãnh thổ Ukraine nhằm vào làng Belaya Berezka, chưa ghi nhận thương vong. Ông Bogomaz nói rằng hệ thống cấp điện và nước tại tỉnh Bryansk bị hư hại trong các trận pháo kích.

Ukraine chưa bình luận về thông tin trên. Trợ lý Tổng thống Ukraine Mykhaylo Podolyak ngày 28/4 tuyên bố Ukraine có quyền tấn công mục tiêu quân sự Nga, trong đó có các địa điểm trong lãnh thổ Nga. Moskva tuần trước cảnh báo sẽ không kích Kiev nếu Ukraine tiếp tục thực hiện những vụ tấn công vào lãnh thổ Nga.

Vị trí hai tỉnh Bryansk và Kursk của Nga. Đồ họa: Google.

Vị trí hai tỉnh Bryansk và Kursk của Nga. Đồ họa: Google.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo quân đội nước này hôm 28/4 sử dụng vũ khí tầm xa chính xác cao phá hủy các tòa nhà sản xuất của doanh nghiệp tên lửa và vũ trụ Artyom ở Kiev. Vụ tập kích tên lửa diễn ra chưa đầy một giờ sau khi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tổ chức cuộc họp báo chung ở nơi cách mục tiêu khoảng 3,5 km.

Ukraine thông báo có kế hoạch sơ tán dân thường khỏi nhà máy gang thép Azovstal ở thành phố Mariupol, song chưa triển khai hoạt động này. Nhà máy Azovstal là cứ điểm phòng thủ cuối cùng của lực lượng Ukraine tại thành phố Mariupol và đang bị lực lượng Nga vây chặt. Ukraine cho biết khoảng 1.000 dân thường đang ở trong nhà máy.

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói dân thường ẩn náu tại nhà máy Azovstal "có thể ra ngoài và đi bất cứ đâu họ muốn", còn binh sĩ Ukraine phải hạ vũ khí khi ra khỏi cơ sở này. Nga cam kết đảm bảo tính mạng cho những người tại nhà máy Azovstal, đồng thời hứa chăm sóc y tế cho những người bị thương và bị bệnh.

Quan chức Mỹ và NATO đánh giá lực lượng Nga có một số tiến bộ trong chiến dịch ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine và đang cố gắng khắc phục nhiều vấn đề.

Binh sĩ Ukraine trên xe thiết giáp tại một địa điểm không được tiết lộ trong ảnh công bố ngày 19/4. Ảnh: Reuters.

Binh sĩ Ukraine trên xe thiết giáp tại một địa điểm không được tiết lộ trong ảnh công bố ngày 19/4. Ảnh: Reuters.

Hạ viện Mỹ ngày 28/4 phê chuẩn Dự luật Cho vay - Cho thuê (Lend - Lease) Phòng vệ Dân chủ Ukraine 2022 với 417 phiếu thuận và 10 phiếu chống, ba tuần sau khi dự luật được Thượng viện Mỹ thông qua. Dự luật sẽ được gửi đến Nhà Trắng để Tổng thống Mỹ Joe Biden ký thành luật.

Dự luật sẽ hồi sinh chương trình viện trợ Lend - Lease thời Thế chiến II, trong đó cho phép Mỹ cho vay hoặc viện trợ khí tài quân sự đến các nước đồng minh trong thời gian ngắn nhất. Nó tách biệt với nỗ lực chuyển vũ khí từ kho dự trữ của Mỹ cho Ukraine đã diễn ra.

Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin cảnh báo "nhiều thế hệ công dân Ukraine tương lai sẽ phải trả nợ" cho vũ khí, đạn dược và lương thực được Mỹ chuyển giao vì nó quy định điều kiện giao hàng là Kiev phải "trả lại hay bồi hoàn các vật tư quân sự được cho mượn hay cho thuê".

Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tị nạn (UNHCR) ghi nhận hơn 5,4 triệu người Ukraine di tản ra nước ngoài và hơn 7,7 triệu người di dời trong nước sau ngày 24/2, thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi quân sự và phi phát xít hóa Ukraine".

Nguyễn Tiến (Theo AFP, RT)

Adblock test (Why?)

Chương trình huấn luyện cá heo chiến binh của Nga, Mỹ

Nga và Mỹ từ lâu đều xây dựng các chương trình huấn luyện cá heo và các động vật biển có vú để phục vụ mục đích quân sự.

Ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Nga có thể đang sử dụng cá heo để đề phòng thợ lặn đối phương tập kích quân cảng Sevastopol trên Biển Đen, trong quá trình tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.

Hải quân Nga dường như đã bố trí hai chuồng cá heo ở lối vào cảng Sevastopol. Các chuồng này được đưa tới đây vào khoảng tháng hai, gần thời điểm chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine bắt đầu, chuyên gia về tàu ngầm và hệ thống dưới nước H. I. Sutton nhận định ngày 27/4 sau khi phân tích ảnh vệ tinh.

Sutton nhận định những con cá heo này được huấn luyện để đề phòng kịch bản biệt kích Ukraine xâm nhập quân cảng Sevastopol phá hoại cơ sở hạ tầng và chiến hạm.

Một con cá heo mũi chai bơi trên mặt biển gần Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Mỹ, hồi năm 2009. Ảnh: Reuters.

Một con cá heo mũi chai bơi trên mặt biển gần Trung tâm Vũ trụ Kennedy, Mỹ, hồi năm 2009. Ảnh: Reuters.

Hồi năm 2019, ngư dân tại khu vực Finnmark, ngoài khơi phía bắc Na Uy, phát hiện một con cá voi trắng (cá voi beluga) đeo một chiếc vòng có ngàm gắn camera với dòng chữ "Thiết bị St. Petersburg" in trên chốt nhựa.

Giới chuyên gia lúc bấy giờ suy đoán con cá voi là "gián điệp của Nga", bởi các dấu hiệu trên chiếc vòng và tin đồn về việc Nga tiến hành chương trình huấn luyện cá voi trắng phục vụ mục đích quân sự.

Một giả thuyết khác được đặt ra là con cá voi đến từ Mỹ. Dòng chữ "Thiết bị St. Petersburg" được viết bằng tiếng Anh, nên có thể là tên của thành phố St. Petersburg, bang Florida, Mỹ, nơi có những công viên nước sở hữu đàn cá voi trắng.

Năm 2017, truyền thông nhà nước Nga đưa tin nước này đang thử nghiệm sử dụng cá voi trắng, cá heo mũi chai và một số loài hải cẩu để bảo vệ lối vào các căn cứ hải quân, hỗ trợ thợ lặn và thậm chí có thể tấn công đối tượng lạ xâm nhập khu vực mục tiêu được bảo vệ.

Paul Nachtigall, người đứng đầu chương trình nghiên cứu động vật biển có vú tại Đại học Hawaii, Mỹ, cho biết cá heo mũi chai dò thủy lôi hiệu quả hơn bất kỳ cỗ máy nào. "Chũng còn có thể làm điều đó nhanh hơn nhiều so với máy móc", ông nói.

Cá heo có thể hoạt động đặc biệt hiệu quả ở gần bờ, nơi tiếng sóng và tiếng động cơ tàu thuyền gây rất nhiều nhiễu loạn âm thanh, khiến các hệ thống công nghệ trở nên kém hiệu quả, Nachtigall lưu ý.

Theo Nachtigall, cá heo có khả năng định vị dưới nước rất tốt. Chúng phát ra sóng âm, sau đó nhận luồng sóng phản xạ trở lại để xây dựng bức tranh về môi trường xung quanh bằng âm thanh.

Chuồng cá heo gần lối vào căn cứ hải quân Sevastopol của Nga trên bán đảo Crimea vào tháng 4. Ảnh: Maxar.

Chuồng cá heo gần lối vào căn cứ hải quân Sevastopol của Nga trên bán đảo Crimea vào tháng 4. Ảnh: Maxar.

Các thí nghiệm được Nachtigall thực hiện vào giữa những năm 1990 với một con cá heo mũi chai tên BJ đã cho thấy khả năng đặc biệt nhạy cảm này. Nachtigall yêu cầu BJ phân biệt các trụ kim loại được làm bằng thép không gỉ, đồng thau và nhôm. Dù ông chôn các vật thể dưới 60 cm bùn, BJ vẫn phát hiện và phân biệt được chúng.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết bằng cách nào cá heo làm được điều này, Nachtigall nói, nhưng đó là chủ đề đã thu hút chú ý của các nhà khoa học quân sự và dân sự suốt hàng thập kỷ qua.

Vào những năm 1960, ở giai đoạn đỉnh điểm căng thẳng của Chiến tranh Lạnh, giới chức Liên Xô được cho là đã huấn luyện cá voi trắng, cá heo, sư tử biển và hải cẩu để tìm kiếm thủy lôi cùng các vật thể khác.

Lev Mukhametov, nhà nghiên cứu hàng đầu về sinh thái và tiến hóa tại Học viện Khoa học Nga, nói rằng ông đã chứng kiến cách cá heo mũi chai được sử dụng dưới thời Liên Xô để "canh gác" lối vào vịnh Sevastopol ở Crimea, nơi Hạm đội Biển Đen đóng quân. Nếu có thợ lặn xâm nhập khu vực được bảo vệ, cá heo sẽ "phát tín hiệu" đến một trạm ven biển bằng sóng âm.

Sau khi Liên Xô tan rã, chương trình huấn luyện động vật biển có vú bị đình chỉ. Nhưng vào năm 2012, chương trình được nối lại ở Ukraine, theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti. Năm 2014, sau khi Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ, những con cá heo được huấn luyện này thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc phòng Nga.

Hải quân Nga sau đó được cho là đã khởi động một chương trình mới để huấn luyện cá heo và hải cẩu phục vụ mục đích quân sự. Theo Washington Post, hồi năm 2016, Nga bắt đầu tìm kiếm các "tân binh", mua 5 con cá heo mũi chai với giá 24.000 USD.

Năm 2017, kênh truyền hình Zvezda của Bộ Quốc phòng Nga đưa tin "lực lượng đặc nhiệm dưới nước" của nước này đang tiếp nhận "những chiến binh mới", gồm hải cẩu, cá heo mũi chai và cá voi trắng. Chúng sẽ canh gác lối vào căn cứ hải quân, tìm thủy lôi, trợ giúp thợ lặn và có thể tham gia chiến đấu chống lại "bất cứ người ngoài nào xâm phạm lãnh thổ của chúng".

Nhưng việc sử dụng động vật biển có vú cho mục đích quân sự không chỉ giới hạn ở Nga. Hải quân Mỹ cũng có một chương trình tương tự từ những năm 1960. Khả năng phát hiện và tìm kiếm mục tiêu của những loài động vật này ở khu vực biển sâu hay vùng nước hỗn loạn là điều mà công nghệ chưa thể bắt kịp.

Một con cá heo mũi chai đang được huấn luyện tìm kiếm thủy lôi cùng các huấn luyện viên thuộc hải quân Mỹ hồi năm 2018. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Một con cá heo mũi chai đang được hải quân Mỹ huấn luyện tìm kiếm thủy lôi năm 2018. Ảnh: Hải quân Mỹ.

Hồi năm 2019, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) giải mật một số tài liệu trình bày chi tiết về nhiều thí nghiệm khác nhau, trong đó có chương trình huấn luyện cá heo chiến binh mang tên "Dự án OXYGAS".

Các tài liệu cho thấy CIA đã khởi động OXYGAS vào đầu những năm 1960 bằng việc sử dụng ít nhất hai con cá heo hoang dã bị bắt, với mong muốn huấn luyện để chúng lặng lẽ xâm nhập các vịnh và bến cảng của đối phương, gắn thiết bị nổ vào thân tàu địch rồi sau đó quay trở về một vị trí chỉ định sẵn.

Đến tháng 11/1964, Văn phòng Nghiên cứu và Phát triển (ORD), bộ phận nghiên cứu khoa học của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, cho biết chương trình "tiến triển nhanh hơn dự đoán" và CIA đã tiến hành một cuộc thử nghiệm toàn diện vào tháng 1/1965.

CIA ấn tượng với OXYGAS đến mức họ đã hình dung ra rất nhiều nhiệm vụ bí mật cho cá heo như tấn công tàu biển, trinh sát bến cảng và bờ biển nhờ thiết bị chụp ảnh, thu thập thông tin tình báo hay đặt phao thủy âm.

Dù chương trình đạt được nhiều tiến bộ, CIA cuối cùng gặp phải một vấn đề khó giải quyết: Động vật hoang dã thường thiếu ổn định và không đáng tin cậy. Đến năm 1967, CIA thay đổi chương trình OXYGAS, tập trung huấn luyện cá heo cho mục đích thu thập thông tin tình báo.

Trong vai trò mới, cá heo của CIA sẽ tiếp cận vùng biển quốc gia thù địch từ khoảng cách ít nhất 19 km, ngoài vùng lãnh hải. Chúng sau đó sẽ lấy các vật thể chứa thông tin tình báo mà điệp viên Mỹ bỏ lại ở vùng nước nông hoặc trôi nổi gần bờ.

Tuy nhiên, các chuyên gia của CIA nhận ra rằng rất khó để huấn luyện cá heo di chuyển hơn 19 km qua các vùng nước xa lạ. Đến tháng 9/1967, dự án OXYGAS bắt đầu mất dần động lực. Năm 1970, CIA hoàn toàn từ bỏ chương trình huấn luyện cá heo để tấn công và làm gián điệp, song nhiệm vụ bảo vệ, cứu nạn vẫn được duy trì.

Ngày nay, căn cứ hải quân Kitsap ở thành phố Seattle, bang Washington là nơi nhiều "chiến binh cá heo" của Mỹ đang được huấn luyện và làm nhiệm vụ.

Tại đây, nếu phát hiện thủy lôi hay bất kỳ mối đe dọa nào, cá heo sẽ lập tức tìm đến người huấn luyện. Người này sẽ đưa cho chúng một chiếc phao để đánh dấu vị trí của thủy lôi, giúp tàu bè vòng tránh trong lúc chờ thợ lặn xử lý mối nguy hiểm.

Hải quân Mỹ cho biết căn cứ Kitsap là nơi lưu trữ khoảng 25% trong tổng số 9.962 đầu đạn hạt nhân của Mỹ, nên nó cần được bảo vệ ở mọi hướng, kể cả dưới đáy biển. Theo người phát ngôn hải quân Mỹ Chris Haley, cá heo và sư tử biển đã được sử dụng để bảo vệ vùng biển xung quanh căn cứ Kitsap kể từ năm 2010.

Vũ Hoàng (Theo Military, Time)

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2022

Người phụ nữ đội lốt phú bà lừa tình lừa tiền, cảnh sát nhập cuộc phát hiện 5 cuốn sổ hé lộ hàng trăm danh tính

Cảnh sát phát hiện trong vali của Vương Tiểu Hoa có 5 cuốn sổ ghi chép, trong đó có lưu lại thông tin của hơn mấy trăm người đàn ông khác nhau.

Vài năm trước, ở thành phố Hàng Châu (Trung Quốc), một người phụ nữ tuổi gần 60 đã dùng thân phận phú bà lừa tình lừa tiền hàng trăm người đàn ông. Hằng ngày, bà lật danh sách đăng ký hộ khẩu công khai và chọn đối tượng, sau đó gọi điện quyến rũ với giọng điệu ngọt ngào. Người đàn ông 50 tuổi đã đem lòng yêu mến rồi kết hôn với bà, hai tay dâng lên toàn bộ tài sản.

Thế nhưng điều ngạc nhiên là bà cô này lừa tình những người đàn ông độc thân không phải vì tiền, mà lại xuất phát từ ẩn tình trong quá khứ.

Người phụ nữ đội lốt phú bà lừa tình lừa tiền, cảnh sát nhập cuộc phát hiện 5 cuốn sổ hé lộ hàng trăm danh tính-1Vương Tiểu Hoa.

Vợ tương lai “bốc hơi”, người đàn ông phát hiện mình bị lừa 
Tối ngày 25/9/2018, người đàn ông tên Từ Chí Cường (53 tuổi) chạy đến cục cảnh sát quận Giang Cán thuộc thành phố Hàng Châu báo án. Ông vừa khóc vừa nói: “Tôi đã bị một người phụ nữ lừa tiền”.

Từ Chí Cường kể lại, ông quen với bạn gái Vương Tiểu Hoa hơn 1 năm. Ngày hôm đó, ông đến Hàng Châu ra mắt gia đình nhà bạn gái. Theo yêu cầu của Vương Tiểu Hoa, ông đã gửi hồng bao 20,8 nghìn NDT (hơn 72 triệu VNĐ) cho bố mẹ vợ tương lai xem như quà ra mắt.

Chào hỏi xong, Vương Tiểu Hoa chở Từ Chí Cường ra khách sạn gần đó rồi lấy lý do công việc rời đi, thế nhưng đã một đi không trở lại. 

“Sau 5 giờ chiều, tôi đã gọi hơn 40 cuộc điện thoại, hơn 20 nghìn tệ của tôi cũng không cánh mà bay”, Từ Chí Cường kể lại trong ấm ức. 

Theo Từ Chí Cường chia sẻ, Vương Tiểu Hoa là người Hàng Châu, sinh vào ngày 10/6/1970, nhỏ hơn ông 5 tuổi. Hai người quen biết nhau qua mạng xã hội vào năm 2017. Sau 1 năm, những tưởng có thể cưới người vợ hiền về nhà, Từ Chí Cường đã bị lừa một vố nhớ đời. 

Vương Tiểu Hoa thể hiện với Từ Chí Cường rằng bà đã mất chồng, tự mở một công xưởng có hơn 200 nhân viên. Thông tin này đã khiến Từ Chí Cường vô cùng thất vọng vì bản thân ông lại trái ngược hoàn toàn với Vương Tiểu Hoa, không "môn đăng hộ đối". 

Nhưng không ngờ một người phụ nữ giỏi giang như Vương Tiểu Hoa lại bày tỏ sự yêu mến với Từ Chí Cường, khiến ông như tìm thấy mùa xuân của cuộc đời. 

Người phụ nữ đội lốt phú bà lừa tình lừa tiền, cảnh sát nhập cuộc phát hiện 5 cuốn sổ hé lộ hàng trăm danh tính-2Từ Chí Cường.

Được biết trước đó, Từ Chí Cường đã 2 lần bị lừa tình trên mạng. Một người tên Vương Tiểu Lan đã lừa 5.800 NDT (hơn 20 triệu VNĐ) và Bình Bình lấy đi 3.800 NDT (hơn 13 triệu VNĐ), sau khi đạt được mục đích thì cả hai người phụ nữ đều chặn hết tất cả phương thức liên lạc. 

Vương Tiểu Hoa lại khác hoàn toàn. Bà không chỉ cho Từ Chí Cường xem chứng minh nhân dân, mà còn hẹn ông đến Hàng Châu gặp mặt. Điều này đã khiến ông thêm phần tin tưởng vào “duyên tiền định” này. 

Sau khi chính thức quen nhau, Vương Tiểu Hoa thường dụ dỗ Từ Chí Cường bằng câu: “Sau này công xưởng cũng giao cho anh, và tiền bạc cũng vậy, cuộc sống về sau chắc chắn hạnh phúc”.

Lời nói của Vương Tiểu Hoa đã khiến Từ Chí Cường hoàn toàn tin tưởng vào tình yêu này, mê đắm đến mất tỉnh táo. Cho đến khi Vương Tiểu Hoa hoàn toàn mất tăm, ông mới bừng tỉnh khỏi giấc mộng.

Cuối năm 2017, Vương Tiểu Hoa đề cập đến chuyện gặp gỡ bố mẹ, nhưng với một điều kiện là Từ Chí Cường đến nhà không thể đi tay không, mà phải chuẩn bị hồng bao 10 nghìn NDT (hơn 35 triệu VNĐ). Đương nhiên Từ Chí Cường không có nhiều tiền đến vậy nên đã trì hoãn. Việc này đã khiến cả hai phát sinh mâu thuẫn. 

Mãi đến tháng 9/2018, Vương Tiểu Hoa đòi kết hôn với Từ Chí Cường, khiến ông mừng rỡ vì sắp trở thành giám đốc công xưởng. Thế là ông đã chạy vạy khắp nơi để mượn đủ số tiền 20,8 nghìn NDT để ngày 25/9 đến Hàng Châu ra mắt bố mẹ vợ. Cuối cùng, ông đã sập bẫy lừa tình lừa tiền của "phú bà" Vương Tiểu Hoa.

“Phú bà” bị bắt, chân tướng khiến người đời phẫn nộ 
Sau khi Từ Chí Cường báo án, cục cảnh sát quận Giang Cán đã lập án và triển khai trinh sát. Dựa theo thông tin Từ Chí Cường cung cấp, cảnh sát xác nhận Trung Quốc không có người phụ nữ tên Vương Tiểu Hoa sinh ngày 10/6/1970, đồng thời số điện thoại liên lạc cũng chưa được xác thực. 

Người phụ nữ đội lốt phú bà lừa tình lừa tiền, cảnh sát nhập cuộc phát hiện 5 cuốn sổ hé lộ hàng trăm danh tính-3Hỉnh ảnh Vương Tiểu Hoa lái xe đến đón Từ Chí Cường được camera ghi lại.

Không nhụt chí! Cảnh sát điều tra theo hướng mới, đó chính là bảng số của chiếc xe mà Vương Tiểu Hoa đến đón Từ Chí Cường vào ngày 25/9/2018. Dựa vào camera giám sát và hành trình di chuyển của chiếc xe, cảnh sát đã nhận diện được người phụ nữ đã lừa Từ Chí Cường.

Theo đó, thân phận thật sự của Vương Tiểu Hoa cũng mang họ Vương nhưng tên lại khác hoàn toàn, sinh năm 1960, người ở quận Giang Cán. 

Chỉ 2 ngày sau khi Từ Chí Cường báo án, cũng tức là ngày 27/9/2018, cảnh sát đã bắt Vương Tiểu Hoa về quy án.

Qua điều tra, cảnh sát mới biết mục đích thật sự của Vương Tiểu Hoa không hoàn toàn chỉ vì tiền, mà chính là… hận đàn ông. 

Thân phận thật sự của phú bà lừa tình
 

Người phụ nữ đội lốt phú bà lừa tình lừa tiền, cảnh sát nhập cuộc phát hiện 5 cuốn sổ hé lộ hàng trăm danh tính-4Người phụ nữ đội lốt phú bà lừa tình lừa tiền, cảnh sát nhập cuộc phát hiện 5 cuốn sổ hé lộ hàng trăm danh tính-5Ông Hạ - chồng cũ của Vương Tiểu Hoa.

Vương Tiểu Hoa sinh năm 1960 trong một gia đình bình thường ở Hắc Long Giang, là em út trong 6 anh chị em. 

Vương Tiểu Hoa đã tự lập từ rất sớm, 20 tuổi một mình đến Hàng Châu làm việc, ngày tháng trôi qua êm đềm, không giàu có nhưng ổn định. 

Năm 25 tuổi, Vương Tiểu Hoa cưới ông Hạ, 3 năm sau sinh được đứa con trai. Những tưởng cuộc sống đã viên mãn, Vương Tiểu Hoa bàng hoàng khi biết ông Hạ ngoại tình với một cô gái trẻ. 

Đau thương trong lòng, Vương Tiểu Hoa dứt áo ra đi, để con trai cho chồng cũ nuôi. 2 năm sau, bà gặp được ông Tiền nhưng cuộc đời lại khiến bà càng mất lòng tin hơn khi người tình mới chỉ là một kẻ nghiện cờ bạc. Hắn đã lấy hết tiền bạc và trang sức của bà để thỏa mãn thói ham mê trò đỏ đen. Qua 10 năm chịu đựng, Vương Tiểu Hoa một lần nữa ly hôn và ra đi. 

Rất nhanh sau đó, Vương Tiểu Hoa quen biết được một người con trai tên Tiểu Soái nhỏ hơn 10 tuổi. Có lẽ vì thiếu thốn tình cảm sau 2 cuộc hôn nhân thất bại, bà đã chìm sâu vào bẫy ngọt ngào của chàng trai trẻ. Không ngờ rằng, Tiểu Soái lại là một kẻ lừa đảo, chuyên đi dụ dỗ những người phụ nữ lớn tuổi nhẹ dạ cả tin. Thế là Vương Tiểu Hoa đã mất trắng khoản tiền tiết kiệm.

Từ đó, Vương Tiểu Hoa bắt đầu sinh lòng oán hận đàn ông và đây cũng chính là nguyên nhân khiến bà lừa tình Từ Chí Cường.

Người phụ nữ đội lốt phú bà lừa tình lừa tiền, cảnh sát nhập cuộc phát hiện 5 cuốn sổ hé lộ hàng trăm danh tính-64 chứng minh nhân dân tương ứng với 4 thân phận giả của Vương Tiểu Hoa.

Người phụ nữ đội lốt phú bà lừa tình lừa tiền, cảnh sát nhập cuộc phát hiện 5 cuốn sổ hé lộ hàng trăm danh tính-7Sổ ghi chép "con mồi" của Vương Tiểu Hoa.

Vương Tiểu Hoa lên kế hoạch báo thù đàn ông, làm giả 4 chứng minh nhân dân, ngoài thân phận Vương Tiểu Hoa (1970) ra thì còn có Lý Tiểu Hồng (1960), Triệu Tiểu Hà (1961) và Trần Tiểu Lệ (1975). Tất cả đều được gắn mác phú bà giàu có, sở hữu sự nghiệp đồ sộ để quyến rũ những người đàn ông cần được vỗ về trái tim đơn côi.

Điều bất ngờ hơn, cảnh sát phát hiện trong vali của Vương Tiểu Hoa có 5 cuốn sổ ghi chép, trong đó có lưu lại thông tin của hơn mấy trăm người đàn ông khác nhau được bà thu thập từ danh sách đăng ký hộ khẩu công khai. 

Hận đàn ông, phú bà lừa tình - Vương Tiểu Hoa đã rắp tâm lừa tình lừa tiền vô số người đàn ông, để rồi phải nhận kết cục xứng đáng trong lao tù.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/E3FrlMH

Adblock test (Why?)

Đô đốc Mỹ cảnh báo về tiến bộ quân sự của Trung Quốc

Tham mưu trưởng hải quân Mỹ nhận định quân đội Trung Quốc đang phát triển với tốc độ ấn tượng, đòi hỏi Washington phản ứng quyết liệt.

"Chúng tôi đánh giá rất cao năng lực học hỏi và tiến bộ của quân đội Trung Quốc", đô đốc Michael Gilday, tham mưu trưởng hải quân Mỹ, phát biểu hôm 28/4 tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS).

Ông nhận định Trung Quốc đang phát triển với tốc độ ấn tượng cả về quân sự lẫn kinh tế, trên phạm vi khu vực và toàn cầu, đạt mọi mục tiêu đề ra. Điều này tạo áp lực rất lớn với hải quân Mỹ, đòi hỏi quân đội Mỹ phản ứng hiệu quả hơn trước thách thức.

Bắc Kinh đặt mục tiêu trở thành cường quốc quân sự khu vực trước năm 2035 và cường quốc quân sự toàn cầu trước năm 2050. Tuy nhiên, đô đốc Gilday nhận định tốc độ phát triển quốc phòng của Trung Quốc có thể giúp họ đạt các mục tiêu này sớm hơn kỳ vọng.

Ông dự báo Trung Quốc sẽ hoàn thành mục tiêu cường quốc quân sự khu vực trước năm 2027 và Mỹ đang nhìn nhận vấn đề này rất nghiêm túc.

Tàu sân bay Liêu Ninh cùng chiến hạm hộ tống diễn tập ở vùng biển tây Thái Bình Dương, tháng 4/2018. Ảnh: Reuters.

Tàu sân bay Liêu Ninh cùng chiến hạm hộ tống diễn tập ở vùng biển tây Thái Bình Dương, tháng 4/2018. Ảnh: Reuters.

Bình luận về nguy cơ đối đầu Mỹ - Trung, Gilday nói rằng hải quân Mỹ phải chấp nhận một số đánh đổi cân não vì ràng buộc ngân sách, để chuẩn bị cho kịch bản xung đột nổ ra. Mỹ cần khai tử một số chương trình đóng tàu đã trở nên lạc hậu, tập trung vào mua sắm nguồn lực đảm bảo lực lượng "sẵn sàng chiến đấu ngay đêm nay" và duy trì năng lực cho 5 năm tới.

Gilday nhấn mạnh Mỹ cần chiến lược tiếp cận "huy động toàn chính phủ để răn đe Trung Quốc". Hải quân Mỹ phải tăng cường phối hợp hoạt động với các lực lượng khác, gồm: không quân, lục quân, thủy quân lục chiến, không gian và công nghệ thông tin.

"Trung tâm đối đầu là khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhưng đây còn là mối đe dọa toàn cầu", ông nói, đồng thời lưu ý đối đầu Mỹ - Trung sẽ diễn ra ngoài không gian, về công nghệ thông tin, kinh tế và ảnh hưởng đến đồng minh.

Gilday nói hải quân Mỹ đã lập các nội dung đầu tư ưu tiên trong đối phó Trung Quốc cùng những mối đe dọa mới, trong đó có quá trình tích hợp trí thông minh nhân tạo vào hoạt động, phát triển vũ khí siêu thanh, đóng tàu không người lái cho cả hải quân và thủy quân lục chiến.

Đô đốc Mỹ đánh giá công nghệ không người lái đang phát triển nhanh chóng, do đó một số chức năng của tàu lớn truyền thống có thể được thay thế bằng một số lượng lớn tàu nhỏ không người lái và sử dụng một lần. Một số thử nghiệm thời gian qua cho thấy 4 tàu tự hành đủ khả năng di chuyển khoảng 41.000 hải lý từ California đến kênh đào Panama. Tuy nhiên, ông thừa nhận viễn cảnh tàu không người lái hoạt động trên đại dương sẽ tiềm ẩn nhiều thách thức hơn.

Đô đốc Michael Gilday, tham mưu trởng hải quân Mỹ, phát biểu tháng 6/2021 tại thủ đô Washington. Ảnh: TNS.

Đô đốc Michael Gilday, tham mưu trưởng hải quân Mỹ, phát biểu tháng 6/2021 tại thủ đô Washington. Ảnh: TNS.

Mỹ còn theo đuổi dự án hiện đại hóa hải quân mang tên Overmatch, sử dụng công nghệ dữ liệu đám mây để nâng cấp cho tàu quân sự. Theo Gilday, công nghệ sẽ cho phép tàu chiến Mỹ hoạt động độc lập bằng dữ liệu đám mây của riêng mỗi tàu, kể cả trong kịch bản mất kết nối với cơ sở dữ liệu khu vực.

Tuy nhiên, hải quân Mỹ vẫn khá kín tiếng về dự án này. Chuẩn đô đốc Doug Small, giám đốc dự án, hồi tháng 2 thừa nhận Lầu Năm Góc cố ý không nói nhiều về dự án vì "các đối thủ cạnh tranh không ngại đánh cắp mọi thứ".

Ngoài ra, hải quân Mỹ muốn xin ngân sách đóng tàu mới để thay thế các tàu lạc hậu. Tàu sân bay hạt nhân USS Nimitz được biên chế vào năm 1975 và đang là tàu sân bay có tuổi đời cao nhất thế giới. Lực lượng cũng cần tính toán ngân sách cho bảo dưỡng tàu quân sự.

Ngân sách quốc phòng Mỹ trong năm tài khóa 2022 là 782 tỷ USD, tăng 5,6% so với một năm trước. Lầu Năm Góc đang đề xuất gói ngân sách quốc phòng kế tiếp với con số 813 tỷ USD.

Theo Gilday, Mỹ có thể bổ sung vào biên chế mỗi năm thêm ba khu trục hạm và hai khinh hạm, cứ hai năm sẽ bổ sung thêm một tàu hậu cần. Tốc độ này sẽ được duy trì trong một thập kỷ tới.

Báo cáo Chiến lược Phòng thủ Quốc gia (NDS) hồi tháng 3 của Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn đánh giá Trung Quốc là "đối thủ chiến lược có tính hệ lụy lớn nhất", xếp trên Nga và đang gia tăng thách thức nhanh nhất đối với Lầu Năm Góc. Khảo sát do tổ chức Pew công bố ngày 28/4 cho thấy khoảng 82% người dân Mỹ không thiện cảm với Trung Quốc, tăng 6 điểm phần trăm so với năm 2021.

Tương quan sức mạnh quân sự Mỹ - Trung. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Tương quan sức mạnh quân sự Mỹ - Trung. Bấm vào hình để xem chi tiết.

Thanh Danh (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)

Gây tắc đường vì thuê mỹ nữ bikini quảng cáo trạm xăng

Trung QuốcCây xăng mới khai trương ở Thanh Đảo thuê vài người mẫu mặc bikini quảng cáo, khiến tài xế xếp hàng dài gây tắc đường.

Cây xăng tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, khai trương trong tuần này và thuê vài người mẫu để quảng cáo, phục vụ khách hàng.

"Đổ xăng miễn phí, đổ xăng miễn phí", một cô gái mặc bikini màu xanh hô to.

Gây tắc đường vì thuê mỹ nữ mặc bikini đổ xăng cho khách

Một cô gái mặc bikini phục vụ khách tại trạm xăng ở Thanh Đảo ngày 26/4. Video: Sina

Một tài xế cho biết cây xăng đang khuyến mại đổ xăng miễn phí nếu làm thẻ hội viên và nạp tiền vào thẻ. Thời gian khuyến mại từ 26/4 đến 2/5. Nhân viên trạm xăng từ chối trả lời phỏng vấn.

Cơ quan giám sát thị trường thành phố cho hay đã yêu cầu trạm xăng dừng "cách thức tiếp thị không phù hợp" vì gây ách tắc giao thông.

Người dùng mạng xã hội Trung Quốc bày tỏ ý kiến trái chiều trước cách quagnr cáo. Có người nhận định "mặc bikini thì làm sao, tôi thấy không vấn đề gì cả", trong khi có bình luận chê đây là cách "tiếp thị rẻ tiền".

Tuy nhiên, một số người cho rằng nhiều xe tới đây đổ xăng do giá rẻ. Một hóa đơn được đăng trên mạng cho thấy giá trong thời gian khai trương rẻ một nửa so với giá gốc là 7,82 tệ (1,21 USD) một lít.

Hai cô gái tiếp thị trạm xăng ở Thanh Đảo, Trung Quốc hôm 26/4. Ảnh: Sina

Hai cô gái tiếp thị trạm xăng ở Thanh Đảo, Trung Quốc hôm 26/4. Ảnh: Sina

Hồng Hạnh (Theo SCMP)

Adblock test (Why?)

Chiến thuật tiêu thổ giúp Ukraine cản đà tiến lực lượng Nga

Làng Demydiv hứng trận lụt nghiêm trọng khi con đập gần đó bị phá, nhưng người dân đều cho rằng nó đã góp phần ngăn xe tăng Nga áp sát Kiev.

Người dân làng Demydiv, phía bắc thủ đô Kiev, Ukraine, những ngày qua bắt đầu mang phơi những tấm thảm sũng nước trên sàn nhà, thu dọn đồ đạc dưới các căn hầm ngập nước.

Họ đang cố gắng khắc phục hậu quả của một trận lũ lụt nghiêm trọng mà trong hoàn cảnh bình thường có thể là nỗi bất hạnh lớn. Nhưng lần này, chính trận lụt đó đã mang lại cho họ thành quả mang tính chiến thuật, khi ngăn đà tiến công của lực lượng Nga gần thủ đô.

Một góc làng Demydiv những ngày này nhìn từ trên cao. Ảnh: NYTimes.

Một góc làng Demydiv vẫn bị ngập sau khi con đập gần đó bị phá. Ảnh: NYTimes.

Ngày 25/2, một ngày sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự, quân đội Ukraine đã quyết định phá con đập gần làng Demydiv. Nước sông Dnepr gần đó lập tức tràn vào, nhấn chìm làng Demydiv cùng những cánh đồng và bãi bồi xung quanh.

Động thái này của quân đội Ukraine đã biến làng Demydiv, nằm án ngữ tuyến đường P02 hướng thẳng đến thủ đô Kiev, thành một vùng đầm lầy khổng lồ. Cư dân Demydiv đã phải chứng kiến cảnh nước lũ nhấn chìm nhiều ngôi nhà, nhưng họ vui vì điều đó.

Vùng đất ngập nước lầy lội này đã cản trở đà tiến công của đoàn xe tăng Nga hướng về Kiev, giúp quân đội Ukraine có thêm thời gian quý giá để bố trí phòng thủ.

"Tất cả mọi người đều hiểu và không ai cảm thấy hối tiếc cả", Antonina Kostuchenko, một người dân làng Demydiv, cho biết. Phòng khách nhà bà giờ đây bốc mùi ẩm mốc, ngấn nước vẫn cao đến chân tường.

"Chúng tôi đã cứu Kiev", bà nói với giọng tự hào.

Làng Demydiv không phải là trường hợp duy nhất ở Ukraine. Kể từ những ngày đầu xung đột, Ukraine đã nhanh chóng tự phá hủy nhiều phần lãnh thổ của chính mình, thường nhắm vào các cơ sở hạ tầng ở vị trí chiến lược, nhằm tạo ra trở ngại ngáng đường lực lượng Nga, vốn có quân số và vũ khí vượt trội.

Binh sĩ Ukraine không do dự khi cho nổ tung những cây cầu lớn, gài mìn các con đường huyết mạch hay vô hiệu hóa nhiều tuyến đường sắt, sân bay. Mục tiêu cao nhất của họ là làm chậm bước tiến của Nga, ngăn cản đối phương chiếm các vị trí chiến lược và đẩy đoàn xe tăng Nga vào những địa hình kém thuận lợi hơn.

Bộ trưởng Cơ sở Hạ tầng Ukraine Oleksandr Kubrakov cho biết đến nay, hơn 300 cây cầu đã bị phá hủy trên khắp đất nước. Khi lực lượng Nga cố chiếm một sân bay quan trọng ở ngoại ô Kiev vào ngày đầu tiên của chiến dịch, quân đội Ukraine đã nã pháo vào đường băng, tạo ra nhiều hố sâu, khiến máy bay chở đặc nhiệm Nga không thể hạ cánh.

Những gì Ukraine làm được giới chuyên gia quân sự đặt tên là chiến thuật "tiêu thổ", thường được áp dụng khi đối phương có sức tấn công áp đảo. Họ tự phá hủy nhà cửa, đường sá, cầu cống, công trình kiên cố, kho tàng, cơ sở vật chất... nhằm ngăn chặn bước tiến và không cho đối phương sử dụng làm căn cứ.

Chiến thuật tiêu thổ được đánh giá đã đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực của Ukraine nhằm kìm chân các lực lượng Nga ở phía bắc và ngăn họ kiểm soát thủ đô Kiev.

"Người Ukraine rõ ràng rất sáng tạo khi gây thêm khó khăn cho các lực lượng Nga", Rob Lee, chuyên gia cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, Mỹ, nhận định. "Những nỗ lực làm chậm đà tiến công chớp nhoáng của đối phương đều rất hiệu quả".

Người dân tiếp nhiên liệu cho máy phát điện phục vụ một máy bơm hút nước lũ khỏi làng Demydiv. Ảnh: NY Times.

Người dân làng Demydiv vận hành máy bơm hút nước lũ. Ảnh: NY Times.

Một biện pháp được lính Ukraine sử dụng thường xuyên ở Kiev tháng trước là đánh sập các cây cầu huyết mạch, buộc lực lượng Nga phải dựng cầu phao để vượt sông. Những địa điểm có thể bắc cầu phao đều đã bị pháo binh Ukraine căn tọa độ từ trước, nhằm gây tổn thất lớn cho bất cứ nỗ lực vượt sông nào.

Theo Bộ trưởng Kubrakov, chiến thuật này đang tiếp tục được sử dụng ở Donbass, miền đông Ukraine.

Dù vậy, chiến thuật tiêu thổ cũng khiến Ukraine phải trả cái giá rất lớn về cơ sở hạ tầng dân sự. Chính phủ Ukraine cho biết tổng thiệt hại với cơ sở hạ tầng giao thông sau hai tháng giao tranh là khoảng 85 tỷ USD.

Nhưng các quan chức và binh sĩ Ukraine đều cho rằng cách làm này đặc biệt hiệu quả. Tại làng Demydiv, họ đã tạo ra một hồ nước lớn chặn đà tiến của những đoàn xe bọc thép Nga. Các cuộc pháo kích của Nga sau đó còn khiến con đập vỡ thêm, khiến nỗ lực thoát nước trở nên phức tạp hơn.

Hai tháng sau, dân làng Demydiv vẫn phải chèo xuồng cao su để di chuyển. Những thân ngô trơ trụi trồi lên khỏi các khu vườn ngập nước. Trước cửa các ngôi nhà, những đống bùn đen vẫn nhớp nháp do đất bị ngâm nước lâu ngày.

Tuy nhiên, trong các cuộc phỏng vấn, nhiều dân làng vẫn quả quyết rằng khó khăn họ gặp phải không thể so với lợi ích chiến lược mà Ukraine đạt được.

"50 ngôi nhà bị ngập không phải một tổn thất lớn", Volodymyr Artemchuk, tình nguyện viên đang hỗ trợ cung cấp nhiên liệu cho các máy bơm thoát nước trong làng, nói.

Khu vực bị nước nhấn chìm quanh làng Demydiv đã tạo ra một rào chắn tự nhiên trên bờ tây sông Dnipro ở phía bắc Kiev, khiến xe tăng Nga không thể vượt qua và phải di chuyển vào những địa điểm đã bị Ukraine phục kích từ trước, giới chuyên gia nhận định.

Chúng cũng hạn chế khả năng Nga vượt qua một số vị trí chiến lược, như sông Irpin, nhánh nhỏ của sông Dnipro. Lực lượng Nga nhiều lần tìm cách vượt qua con sông này nhưng đều không thành công. Họ phải xây cầu phao và lái xe băng qua khu vực nhiều đầm lầy, tất cả đều ở những vị trí không thuận lợi, chưa kể phải chịu hỏa lực từ pháo binh Ukraine.

Khu vực ngập nước cũng đã góp phần bảo vệ làng Demydiv. Dù ngôi làng nằm trên đường tiến công của Nga và binh sĩ Nga cũng đã tuần tra xung quanh, Demydiv chưa bao giờ trở thành địa điểm giao tranh.

Ngôi làng ngập nước lũ này được cho là đã góp phần xoay chuyển cục diện trong các cuộc giao tranh hồi tháng ba, giúp quân đội Ukraine kháng cự thành công trước các lực lượng Nga áp sát thủ đô Kiev. Đến cuối tháng 3, lực lượng Nga rút lui khỏi khu vực này.

Vị trí làng Demydiv (ô vuông màu đỏ). Đồ họa: Kyiv Independent.

Vị trí làng Demydiv (ô vuông màu đỏ) ở phía bắc Kiev, ngay bên cạnh sông Dnepr. Đồ họa: Kyiv Independent.

Mặc dù một số người phàn nàn về tiến độ dọn dẹp chậm chạp, dự kiến mất vài tuần hoặc vài tháng, phần lớn dân làng vẫn tỏ ra phấn khởi.

Roman Bykhovchenko, 60 tuổi, đang phơi những đôi giày sũng nước trên chiếc bàn trong sân nhà. Khi ông bước vào bếp, nước sủi lên qua các khe nhỏ trên sàn nhà lát ván. Tuy nhiên, "nó đáng giá", ông nói.

Vũ Hoàng (Theo NY Times)

Adblock test (Why?)