Thứ Bảy, 16 tháng 4, 2022

Hoàng hậu da đen độc nhất lịch sử Trung Hoa: Một bước từ nô tì dệt vải trở thành Hoàng hậu, hạ sinh 2 Hoàng tử nhưng không được sủng ái

Trong hoàn cảnh bình thường, có hai lý do để trở thành Hoàng hậu cao quý, trở thành mẫu nghi thiên hạ của cả một triều đại. Nếu không có cả một thế lực gia tộc quyền quý sau lưng để làm bệ đỡ chính trị thì cũng là một nữ nhân cực kỳ xinh đẹp, dung nhan ngời sáng, khiến Hoàng đế say mê.

Lịch sử Trung Hoa vẫn ghi nhận một trường hợp hết sức đặc biệt. Nhân vật chính của câu chuyện đổi đời ngoạn mục này chính là Hoàng hậu mang gốc gác da màu duy nhất trong suốt mấy ngàn năm phong kiến Trung Quốc. Bà vốn chỉ xuất thân là một nô tì, là người nước ngoài, gia đình không hề quyền thế, đã vậy dung nhan còn thô kệch đến mức nghĩ suốt đời này mình chẳng có thể có được một tấm chồng.

Hoàng hậu da đen độc nhất lịch sử Trung Hoa: Một bước từ nô tì dệt vải trở thành Hoàng hậu, hạ sinh 2 Hoàng tử nhưng không được sủng ái-1

Vị Hoàng hậu ấy chính là Lý Lăng Dung, vợ của Đông Tấn Giản Văn Đế Tư Mã Dục (320-372), vị vua thứ 8 của triều Đông Tấn (317-420). Việc Lý Lăng Dung có thể trở thành mẫu nghi thiên hạ cũng là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

Lý Lăng Dung bản thân sinh ra từ một vùng đất xa xôi, sinh ra trong tộc người Lâm Ấp, một tộc người từng sống ở Ấn Độ, Trung Đông và miền nam châu Phi. Từ nhỏ, Lý Lăng Dung bị bán vào vương phủ nhà Tư Mã Dục, chuyên dệt vải, lai lịch không rõ ràng. Tướng mạo của bà không giống với người Trung Nguyên bấy giờ: vóc dáng to cao, da đen, tóc quăn.

Tư Mã Dục vốn có 5 người con trai, và cả 5 người con trai này đều mất sớm. Sau đó, các thê thiếp của Tư Mã Dục đã không mang thai trong suốt mười năm. Mã Dục lo không có người nối dõi, bèn triệu thêm nữ giới vào cung nhưng vẫn vô vọng.

Vì mong muốn có được một người con trai để kế thừa sự nghiệp, ông đã cất công mời về một thầy tướng số có đao hạnh cao thâm nổi tiếng đương thời là Hỗ Chiêm tới phủ của mình xem thử.

Hoàng hậu da đen độc nhất lịch sử Trung Hoa: Một bước từ nô tì dệt vải trở thành Hoàng hậu, hạ sinh 2 Hoàng tử nhưng không được sủng ái-2

Tuy nhiên, sau khi xem qua vài lần, các thầy tướng số tử vi đều lắc đầu bảo không ai có khả năng sinh con trai nối dõi nữa. Tư Mã Dục vẫn không nản lòng, ông quyết định thử thêm một lần nữa bằng cách mở rộng phạm vi tìm kiếm, ông liền gọi thêm tất cả các cung nữ vào. Sau khi nhìn thấy người cung nữ có nước da đen đang dệt vải tên là Lý Lăng Dung, thầy tướng số ngạc nhiên thốt lên: "Chính là người này”.

Theo, ghi chép, Lý Lăng Dung cao lớn, da đen, các cung nữ thường gọi bà là nô tì Côn Luân. Tướng mạo của Lý Lăng Dung bấy giờ bị cho là khó coi. Việc thầy tướng số tìm cho mình một nô tì Côn Lôn để sinh con trai khiến Tư Mã Dục tỏ ý không hài lòng. Tuy nhiên, vì muốn có người nối dõi, ông đành quyết định phong nàng làm thiếp và sủng hạnh.

Lý Lăng Dung đã nhiều lần mơ thấy hai con rồng trên đùi mình, mặt trời và mặt trăng rơi trong vòng tay. Trong lòng nghĩ đó là điềm lành nên đã nói với Tư Mã Dục và các phi tần khác. Tư Mã Dục biết được chuyện ấy thì cho đó là điềm lành. Quả nhiên sau này. Lý Lăng Dung chẳng những sinh hạ được trưởng tử Tư Mã Diệu mà còn hạ sinh thêm người con trai là Tư Mã Đạo Tử cùng một người con gái khác.

Hoàng hậu da đen độc nhất lịch sử Trung Hoa: Một bước từ nô tì dệt vải trở thành Hoàng hậu, hạ sinh 2 Hoàng tử nhưng không được sủng ái-3

Năm 371, Tư Mã Dục lên ngôi vua khi bước sang tuổi 51, hiệu là Giản Văn Đế, sắc phong Lý Lăng Dung làm thục phi. Tư Mã Dục không lập ai làm hoàng hậu nên Lý Lăng Dung làm chủ hậu cung. Hai năm sau, Tư Mã Dục qua đời.

Tư Mã Diệu (362-396) mới 10 tuổi lên ngôi hoàng đế, Lý Lăng Dung nhờ con trai nên được phong làm Hoàng thái phi, trang phục không khác gì Hoàng Thái hậu.

Hai mươi năm sau, con trai thứ của Lý Lăng Dung là thượng thư Tư Mã Đạo khuyên anh trai sắc phong mẹ làm Hoàng Thái hậu. Tư Mã Diệu nghe lời em trai, lập tức tôn mẹ làm Hoàng Thái hậu. Sau khi Mã Diệu qua đời, con trai ông là Tư Mã Đức Tông kế vị, suy tôn bà ngoại Lý Lăng Dung làm Thái hoàng Thái hậu.

Năm 400, Lý Lăng Dung qua đời, hiệu là Văn Thái Hậu, chôn cất tại lăng Tu Bình.

Theo Công lý & xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/kOoEnal

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét