Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Trưởng phòng quản lý công chức bị điều tra tổ chức đánh bạc

Thanh HóaÔng Bùi Quốc Toàn, 60 tuổi, Trưởng phòng Quản lý công chức, viên chức thuộc Sở Nội vụ tỉnh bị bắt với cáo buộc tổ chức đánh bạc.

Sáng 1/6, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Xuân Thủy xác nhận ông Toàn bị bắt tại nhà riêng vào chiều 31/5. "Trong ngày nghỉ, ông Toàn gọi ba người bạn đến nhà ở Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương chơi bài ăn tiền và bị cảnh sát hình sự bắt quả tang", ông Thủy cho hay.

Ông Toàn và ba người đang bị tạm giữ tại Công an thành phố Thanh Hóa để điều tra cáo buộc đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Việc khám nhà đã được thực hiện. Số tiền đánh bạc chưa công bố.

Ông Toàn sắp nghỉ hưu. Lãnh đạo Sở Nội vụ cho hay chưa từng nghe thông tin hay nhận phản ánh việc ông Toàn ham cờ bạc.

Lê Hoàng

Let's block ads! (Why?)

Một tuần biểu tình rung chuyển nước Mỹ

Khi Covid-19 đang phơi bày những bất bình đẳng kinh tế và y tế, cái chết của người da màu George Floyd dưới tay cảnh sát như "quả bom" làm đảo lộn nước Mỹ.

George Floyd, sống ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị cảnh sát da trắng Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy hơn 9 phút trong vụ bắt người liên quan cáo buộc sử dụng tiền giả. Khi cận kề cái chết, Floyd kêu lên thảm thiết rằng anh "không thể thở", giống lời cuối cùng của Eric Garner, người đã chết năm 2014 dưới tay cảnh sát New York và trở thành nguồn cơn phong trào "Coi trọng mạng sống của người da màu" (Black Lives Matter).

Ngày hôm sau, video được chia sẻ rộng rãi trên các mạng xã hội, làm nổ ra các cuộc biểu tình ở thành phố Minneapolis.

Cảnh sát Mỹ ghì chết người bị truy tố

Cảnh sát ghì chết George Floyd ở Minneapolis ngày 25/5. Video: Facebook.

Ngày 26/5, lãnh đạo lực lượng cảnh sát Minneapolis, Medaria Arradondo, sa thải Chauvin và ba cảnh sát khác liên quan đến vụ bắt Floyd. Ông cũng kêu gọi FBI mở cuộc điều tra sau khi video cho thấy lời tường trình của cảnh sát không giống những gì thực sự xảy ra.

Đêm đó, hàng trăm người biểu tình xuống đường ở Minneapolis. Một số phá hoại xe cảnh sát và nhắm mục tiêu vào đồn cảnh sát 4 sĩ quan làm việc.

Các cuộc biểu tình tiếp tục nổ ra trong thành phố trong những ngày tiếp theo. Các sĩ quan sử dụng hơi cay và bắn đạn cao su vào đám đông. Một số cơ sở kinh doanh, bao gồm nhà hàng và cửa hàng phụ tùng ôtô, bị đốt phá. Người dân vào các cửa hàng bị phá hoại để hôi của.

Ngày 27/5, biểu tình lan sang các thành phố khác. Tại Memphis, cảnh sát phải phong tỏa một phần đường phố. Tại Los Angeles, hàng trăm người diễu hành quanh trung tâm hành chính của thành phố. Một nhóm người biểu tình chặn đường cao tốc Route 101.

Trump nói rằng cái chết của Floyd "rất bi thảm" và hứa hẹn công lý sẽ được thực thi cho anh. "Tôi rất đau buồn về việc đó. Một chuyện rất đau buồn", ông nói.

Người biểu tình dội sữa lên mặt sau khi bị phun hơi cay tại Minneapolis ngày 31/5. Ảnh: Reuters.

Người biểu tình dội sữa lên mặt sau khi bị phun hơi cay tại Minneapolis ngày 31/5. Ảnh: Reuters.

Thống đốc bang Minnesota Tim Walz yêu cầu điều động Vệ binh Quốc gia ngày 28/5 khi tình trạng phá hoại và phóng hỏa ngày càng trầm trọng. Bộ Tư pháp Mỹ cho biết họ coi một cuộc điều tra liên bang về cái chết của Floyd là ưu tiên hàng đầu.

"Tình hình ở Minneapolis không còn là về cái chết của George Floyd. Đây là cuộc tấn công vào xã hội, gieo rắc nỗi sợ hãi và phá hoại các thành phố tuyệt vời của chúng ta", ông nói.

Thị trưởng Minneapolis Jacob Frey ngày 28/5 đăng tweet, kêu gọi lập lại trật tự và cho biết sẽ có "nỗ lực toàn diện để khôi phục yên bình và an ninh trong thành phố". Ông kêu gọi người biểu tình trở về nhà. "Chúng ta cần phải thể hiện tình yêu và lòng trắc ẩn căn bản mà trong ai cũng có. Chúng ta phải khôi phục lại yên bình để có thể cùng nhau thực hiện công việc khó khăn này".

Dù gọi cái chết của Floyd là một "thảm kịch", Trump cho rằng bạo lực quá khích là hành động của "những kẻ cướp bóc vô chính phủ". Ngày 29/5, Tổng thống đề xuất quân đội sử dụng lực lượng vũ trang để xử lý bạo loạn. Ông cảnh báo những người cướp bóc các cơ sở kinh doanh sẽ bị bắn, đồng thời chỉ trích thị trưởng Minneapolis thuộc phe Dân chủ là "hoàn toàn thiếu khả năng lãnh đạo".

Người biểu tình Mỹ đốt phá đồn cảnh sát

Người biểu tình đốt phá đồn cảnh sát ở Minneapolis ngày 28/5. Video: Twitter/Seth Kaplan.

Trong những đêm sau đó, thêm nhiều cuộc biểu tình diễn ra trên khắp đất nước. Ngày 29/5, hàng trăm người biểu tình đổ ra đường gần công viên Olympic Thế kỷ ở Atlanta, đập phá các cửa sổ. Một số người trèo lên tấm biển CNN lớn bên ngoài trụ sở hãng truyền thông và phun sơn các thông điệp lên đó.

Ở New York, người biểu tình đụng độ với cảnh sát trên khắp Brooklyn và Hạ Manhattan, khiến nhiều cảnh sát và người biểu tình bị thương. Hàng nghìn người tụ tập trong các cuộc diễu hành lớn trước khi phân nhóm thành các cuộc biểu tình bạo lực nhỏ hơn. Một số người ném chai và mảnh vỡ vào cảnh sát. Lực lượng an ninh đáp trả bằng hơi cay và bắt một số người biểu tình.

Tại Washington, đám đông tụ tập bên ngoài Nhà Trắng, la hét, ném chai nước, đồ vật, xô đổ hàng rào an ninh, khiến mật vụ sử dụng hơi cay và phong tỏa tòa nhà trong một khoảng thời gian. Trump được để đảm bảo an toàn.

Ở Dallas, người biểu tình và cảnh sát đụng độ gần Tòa thị chính. Cảnh sát phản ứng bằng hơi cay sau khi người biểu tình chặn một xe cảnh sát và đập vào mui xe.

Từ 29/5, Minneapolis áp lệnh giới nghiêm, yêu cầu toàn bộ dân thành phố không ra đường hàng ngày kể từ 20h tới 6h sáng hôm sau, trừ lực lượng hành pháp, Vệ binh Quốc gia, nhân viên cứu hỏa và y tế.

Cảnh sát Derek Chauvin bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn ngày 29/5. Hồ sơ truy tố nói rằng Floyd mắc các bệnh lý nền gồm động mạch vành và suy tim do tăng huyết áp. "Những tác động kết hợp của việc Floyd bị cảnh sát ghì gáy, bệnh lý nền và bất kỳ chất kích thích tiềm tàng nào trong cơ thể Floyd đã dẫn đến tử vong", hồ sơ cho hay. Nhiều người chưa thỏa mãn với tội danh của Chauvin, đặc biệt là người thân của Floyd. 

Thị trưởng Frey nhấn mạnh hôm 30/5 rằng cuộc biểu tình ôn hòa đòi công lý cho George Floyd ban đầu đã "biến tướng thành cướp bóc và khủng bố trong nước". "Chúng tôi đang đối đầu với những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng, thành viên tội phạm có tổ chức, những kẻ xúi giục ngoại bang và thậm chí có thể là các thế lực nước ngoài muốn phá hủy và gây bất ổn cho thành phố và khu vực" ông nói.

Một video trên Twitter ngày 30/5 cho thấy một chiếc xe của sở cảnh sát New York (NYPD) đang đứng yên do bị người biểu tình đem rào chắn chặn lại. Đám đông còn ném nhiều vật thể về phía chiếc xe. Khoảng 10 giây sau, một xe khác của NYPD chạy tới, đâm thẳng về phía những người biểu tình. Chiếc xe đang đứng im cũng lao theo, đâm đổ cả rào chắn, khiến nhiều người biểu tình ngã xuống đất, không rõ có thương vong hay không. Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio cho hay giới chức đang điều tra song ông lưu ý các sĩ quan cảnh sát có thể không còn lựa chọn nào khác.

Xe cảnh sát New York lao vào đám đông biểu tình

Xe cảnh sát New York lao vào người biểu tình ngày 30/5. Video: Twitter.

Tính đến 31/5, hơn 40 thành phố tại Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm. Khoảng 5.000 lính Vệ binh Quốc gia được triển khai tới thủ đô Washington và 15 bang, trong khi 2.000 lính dự binh đang sẵn sàng cơ động. 

Một số người đã chết vì bạo lực liên quan đến biểu tình. Ở Indianapolis, một người chết và ba người bị thương sau khi có người nổ súng vào đám đông biểu tình. Tại St. Louis vào sáng sớm 31/5, một người đàn ông chết sau khi những người biểu tình chặn Xa lộ Liên 44, đốt phá và cố gắng hôi của từ một chiếc xe tải FedEx.

Ở Chicago, 6 người bị bắn và một người bị giết vào tối 30/5. "Đây có phải là cách chúng ta mang lại công bằng xã hội, đòi hỏi thay đổi không?", Thị trưởng Lori Lightfoot nói tại cuộc họp báo ngày 31/5. "Không, chắc chắn là không".

Giới chức đang điều tra vụ một cảnh sát liên bang bị bắn chết bên ngoài tòa án ở Oakland, California tối 29/5. Ken Cuccinelli, quyền thứ trưởng Bộ An ninh Nội địa, gọi đây là hành vi "khủng bố trong nước", nhưng thống đốc bang cho rằng chưa nên kết nối vụ sát hại với các cuộc biểu tình trước khi có kết quả điều tra.

Tại Detroit, một thanh niên 21 tuổi ngồi trong xe hơi bị bắn chết khi người biểu tình xuống đường hôm 29/5. Một thanh niên 19 tuổi cũng thiệt mạng khi có người nổ súng vào đám đông biểu tình.

Các cuộc biểu tình có nguồn cơn từ vụ bạo lực cụ thể của cảnh sát, nhưng chúng diễn ra trong bối cảnh Covid-19 lan rộng và kết quả một số nghiên cứu cho thấy người da màu, đặc biệt là lao động nghèo, hứng chịu nhiều hệ quả hơn những nhóm người khác, trong khi Trump được cho là đưa ra những phát ngôn "đổ thêm dầu vào lửa".

"Tôi nghĩ tình hình sẽ còn tăng nhiệt hơn rất nhiều trước khi mọi thứ ổn định", Heather Ann Thompson, nhà nghiên cứu lịch sử của Đại học Michigan, người từng giành giải Pulitzer năm 2016, nói.

Phương Vũ (Theo NYTimes)

 

Let's block ads! (Why?)

7 cựu ngoại trưởng kêu gọi Anh ứng phó 'khủng hoảng Hong Kong'

7 cựu ngoại trưởng Anh viết thư kêu gọi London dẫn dắt nỗ lực quốc tế phản ứng với luật an ninh Hong Kong, thay vì trông chờ vào Trump.

Ba cựu ngoại trưởng thuộc đảng Bảo thủ và 4 cựu ngoại trưởng thuộc Công đảng Anh hôm nay gửi thư cho Ngoại trưởng Dominic Raabcho, cho rằng do Hong Kong từng là thuộc địa của Anh, nước này chịu trách nhiệm đặc biệt để điều phối phản ứng quốc tế đối với Trung Quốc về .

"Khi nói đến quyền tự trị của Hong Kong theo mô hình 'một quốc gia, hai chế độ', nhiều đối tác quốc tế của chúng ta tiếp tục làm theo gợi ý từ chính phủ Anh. Chúng tôi chắc chắn ngài sẽ đồng tình rằng với tư cách là bên đồng ký kết Tuyên bố chung Trung - Anh, Anh phải được xem là đang dẫn dắt và điều phối các phản ứng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng này và đảm bảo tính toàn vẹn của thỏa thuận đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc năm 1985 cũng như mô hình 'một quốc gia, hai chế độ'", các cựu ngoại trưởng viết trong thư.

Họ kêu gọi thành lập nhóm liên lạc quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng Hong Kong, tương tự mô hình nhóm liên lạc Balkan. Nhóm liên lạc Balkan được thành lập năm 1994 và được coi là một cách thành công để duy trì sự thống nhất của cộng đồng quốc tế trong các cuộc thảo luận về tương lai của Bosnia và Kosovo.

Sáng kiến này của các cựu ngoại trưởng Anh phản ánh nỗi lo ngại ngày càng tăng rằng London không thể trông cậy vào Tổng thống Mỹ Donald Trump để đưa ra phản ứng với Trung Quốc liên quan đến luật an ninh Hong Kong.

Cảnh sát chống bạo động Hong Kong được triển khai để giải tán người biểu tình phản đối dự luật an ninh hôm 24/5. Ảnh: AFP.

Cảnh sát chống bạo động Hong Kong được triển khai để giải tán người biểu tình phản đối dự luật an ninh hôm 24/5. Ảnh: AFP.

Trump cuối tuần qua đề xuất tổ chức một "hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng" vào tháng 9, có thể mời thêm lãnh đạo Nga, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ, để thảo luận về cách ứng phó với Trung Quốc.

Tuy nhiên, giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tồn tại nhiều bất đồng về cách đối phó với Trung Quốc. Thụy Điển là quốc gia châu Âu duy nhất đề xuất các biện pháp trừng phạt Trung Quốc tại cuộc họp của các ngoại trưởng EU hôm 29/5. Cùng ngày, Trump cũng đưa ra những kế hoạch cho loạt biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Trung Quốc.

Một số ngoại trưởng EU lo ngại phản ứng do Trump dẫn đầu đối với Trung Quốc về Hong Kong, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề từ kế hoạch tái tranh cử của ông, sẽ chỉ gây ra thêm chia rẽ giữa các nước phương Tây.

Theo các cựu ngoại trưởng Anh, London tiếp tục có nghĩa vụ đạo đức và pháp lý đối với người dân Hong Kong, bất chấp Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ điều này.

Ngoại trưởng Raab cho đến nay đã phối hợp phản ứng toàn cầu, cùng các nước Mỹ, Canada, Australia ra tuyên bố chung chỉ trích luật an ninh Hong Kong của Trung Quốc. Mỹ và Anh cũng đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về dự luật an ninh Hong Kong, song đã bị Trung Quốc từ chối với lý do "can thiệp các vấn đề nội bộ" của nước này.

Raab cũng cam kết cho những người dân Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại nếu Bắc Kinh không rút dự luật an ninh, đồng thời khẳng định Anh sẽ không rũ bỏ trách nhiệm với Hong Kong.

Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, hôm 28/5 bỏ phiếu thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Chính phủ Anh nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cho biết điều này có nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định luật an ninh Hong Kong được xây dựng để duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cũng như sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.

Huyền Lê (Theo Guardian)

Let's block ads! (Why?)

Người biểu tình đốt lửa bên ngoài Nhà Trắng

Người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng trong đêm biểu tình thứ sáu toàn quốc, hò hét, đốt lửa, buộc cảnh sát dùng hơi cay để giải tán.

Người biểu tình đêm 31/5 (sáng 1/6 giờ Hà Nội) tiếp tục tập trung bên ngoài nơi ở của Tổng thống Donald Trump, ca hát, đốt lửa và giơ các biểu ngữ phản đối. Những đám cháy lớn xuất hiện ở Công viên Lafayette, nhà thờ lịch sử St. John và tòa nhà công cộng gần công viên. Người biểu tình ném cành cây và bắn pháo hoa vào đám cháy, thậm chí cả một băng ghế công viên bằng gỗ.

Sở cứu hỏa Washington đang dập tắt đám cháy ở tầng hầm của nhà thờ St. John. Nhà thờ mang tính biểu tượng chỉ cách Nhà Trắng vài tòa nhà và được gọi là "Nhà thờ Tổng thống",vì nhiều tổng thống, bao gồm Trump, đã dự các buổi lễ tại đây.

Cảnh sát đã sử dụng hơi cay và lựu đạn gây choáng để giải tán đám đông khi đụng độ bạo lực xảy ra ở công viên. Thị trưởng Washington Muriel Bowser trước đó công bố lệnh giới nghiêm sẽ được áp đặt ở thủ đô từ 23h đến 6h sáng hôm sau. 

Nhà Trắng gửi mail cảnh báo nhân viên giấu thẻ ra vào cho đến khi họ tới được chốt kiểm soát của Cơ quan Mật vụ và khi họ rời đi.

Người biểu tình đốt lửa gần Nhà Trắng đêm 31/5. Ảnh: AP.

Người biểu tình đốt lửa gần Nhà Trắng đêm 31/5. Ảnh: AP.

xảy ra trên khắp nước Mỹ để bày tỏ sự phẫn nộ trước cái chết của George Floyd, 46 tuổi, người đàn ông da màu bị cảnh sát bắt hôm 25/5 với cáo buộc tiêu thụ một tờ 20 USD giả. Video được công bố cho thấy một cảnh sát da trắng ghì đầu gối vào gáy Floyd trong nhiều phút, trong khi ba cảnh sát khác hỗ trợ.

Floyd liên tục cầu xin, nói mình không thể thở được, nhưng viên cảnh sát vẫn giữ nguyên tư thế. Anh này sau đó bất tỉnh và tử vong. 4 cảnh sát liên quan đến sự việc đã bị sa thải và người trực tiếp ghì chân lên gáy Floyd bị truy tố tội giết người cấp độ ba.

Hồ sơ truy tố nói rằng Floyd mắc các bệnh lý nền gồm động mạch vành và suy tim do tăng huyết áp. "Những tác động kết hợp của việc Floyd bị cảnh sát ghì gáy, bệnh lý nền và bất kỳ chất kích thích tiềm tàng nào trong cơ thể Floyd đã dẫn đến tử vong", hồ sơ cho hay.

Hàng chục nghìn người trên khắp nước Mỹ tiếp tục xuống đường biểu tình hôm 31/5. Những cuộc biểu tình ôn hòa nhanh chóng bị lu mờ bởi tình trạng bất ổn trên các thành phố từ Pennsylvania đến California. Nhiều quan chức bang và thành phố đã triển khai hàng nghìn binh sĩ Vệ binh Quốc gia, ban hành lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt và đóng cửa các hệ thống giao thông công cộng, nhưng không ngăn được tình trạng bất ổn do biểu tình.

Bộ Quốc phòng cho biết khoảng 5.000 lính Vệ binh Quốc gia đã được huy động tại 15 bang cũng như thủ đô Washington, trong khi 2.000 người khác đang sẵn sàng chờ lệnh. Mỹ hiếm khi triển khai rộng rãi các đơn vị Vệ binh Quốc gia, làm gợi lên những ký ức đáng lo ngại về bạo loạn ở các thành phố Mỹ vào năm 1967, 1968 trong thời kỳ hỗn loạn biểu tình phản đối bất bình đẳng chủng tộc và kinh tế. 

*Tiếp tục cập nhật

Huyền Lê (Theo AFP, CNN, AP)

Let's block ads! (Why?)

Trưởng phòng quản lý công chức bị bắt

Thanh HóaÔng Bùi Quốc Toàn, 60 tuổi, Trưởng phòng Quản lý công chức, viên chức thuộc Sở Nội vụ tỉnh bị bắt với cáo buộc tổ chức đánh bạc.

Sáng 1/6, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Xuân Thủy xác nhận ông Toàn bị bắt tại nhà riêng vào chiều 31/5. "Trong ngày nghỉ, ông Toàn gọi ba người bạn đến nhà ở Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương chơi bài ăn tiền và bị cảnh sát hình sự bắt quả tang", ông Thủy cho hay.

Ông Toàn và ba người đang bị tạm giữ tại Công an thành phố Thanh Hóa để điều tra cáo buộc đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Việc khám nhà đã được thực hiện. Số tiền đánh bạc chưa công bố.

Ông Toàn sắp nghỉ hưu. Lãnh đạo Sở Nội vụ cho hay chưa từng nghe thông tin hay nhận phản ánh việc ông Toàn ham cờ bạc.

Lê Hoàng

Let's block ads! (Why?)

Nguyên phó giám đốc sở ở Bình Định bị bắt

Gần 3 tháng sau khi bị truy nã đặc biệt, ông Trương Hải Ân, 46 tuổi, nguyên Phó giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định, đã bị bắt tại TP HCM.

Sáng 1/6, đại tá Nguyễn Đức Nam, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Định cho biết, cơ quan điều tra đã di lý ông Ân về Bình Định để phục vụ công tác điều tra.

Trước đó, ngày 3/3, ông Ân bị khởi tố về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, sau khi cùng gia đình đi khỏi địa phương. Một ngày sau, Công an Bình Định ra quyết định truy nã đặc biệt nguy hiểm đối với bị can Ân.

Theo hồ sơ, cuối năm 2018, ông Ân bị nhiều người tố cáo vay nhiều tỷ đồng để đầu tư đất đai nhưng không trả, nhiều người đến cơ quan và nhà riêng để đòi nợ.

Từ đó đến tháng 4/2019, ông làm nhiều đơn xin nghỉ phép không lương để "đi chữa bệnh". Đến tháng 5/2019, ông này gửi đơn đến UBND tỉnh xin thôi việc rồi không đến cơ quan.

Hội đồng kỷ luật cán bộ công chức tỉnh Bình Định sau đó đề nghị kỷ luật ông Ân. Đến tháng 9/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định quyết định buộc thôi việc ông Ân vì sai phạm nghiêm trọng trong quá trình công tác.

Ông Ân được bổ nhiệm làm Phó chánh Văn phòng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Định từ 2014. Đến tháng 10/2017, ông được điều động và bổ nhiệm làm Phó giám đốc.

Phạm Linh

Let's block ads! (Why?)

Trưởng phòng quản lý công chức bị bắt

Thanh HóaÔng Bùi Quốc Toàn, 60 tuổi, Trưởng phòng Quản lý công chức, viên chức thuộc Sở Nội vụ tỉnh bị bắt với cáo buộc tổ chức đánh bạc.

Sáng 1/6, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Xuân Thủy xác nhận ông Toàn bị bắt tại nhà riêng vào chiều 31/5. "Trong ngày nghỉ, ông Toàn gọi ba người bạn đến nhà ở Khu đô thị Bình Minh, phường Đông Hương chơi bài ăn tiền và bị cảnh sát hình sự bắt quả tang", ông Thủy cho hay.

Ông Toàn và ba người đang bị tạm giữ tại Công an thành phố Thanh Hóa để điều tra cáo buộc đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Việc khám nhà đã được thực hiện. Số tiền đánh bạc chưa công bố.

Ông Toàn sắp nghỉ hưu. Lãnh đạo Sở Nội vụ cho hay chưa từng nghe thông tin hay nhận phản ánh việc ông Toàn ham cờ bạc.

Lê Hoàng

Let's block ads! (Why?)

3 phương án đầu tư cao tốc Bắc Nam

Chính phủ đề xuất phương án chuyển các dự án cao tốc Bắc Nam từ hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. 

Chiều 1/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cao tốc Bắc Nam. 

Hiện Chính phủ kiến nghị 3 phương án chuyển đổi các dự án liên quan. Phương án một, toàn bộ 8 dự án được chuyển từ đầu tư xã hội hóa sang đầu tư công. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 99.493 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách 55.000 tỷ đồng và bổ sung khoảng 44.493 tỷ đồng từ vốn đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025. 

Phương án này có ưu điểm là đảm bảo các dự án cao tốc Bắc - Nam triển khai đúng tiến độ Quốc hội đề ra, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Nhà nước phải bổ sung 44.493 tỷ đồng. 

Phương án 2, Chính phủ đề xuất chuyển 5 dự án sang đầu tư công gồm 4 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 dài 63 km; quốc lộ 45 - Nghi Sơn dài 43 km; Nghi Sơn - Diễn Châu dài 50 km và Phan Thiết - Dầu Giây dài 99 km) và một dự án không có nhà đầu tư đăng ký tham gia là đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết.  Ba dự án còn lại tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP.

Theo phương án này, tổng mức đầu tư 8 dự án là 100.250 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước khoảng 88.056 tỷ đồng; vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 12.194 tỷ đồng. 

Cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ kết nối với các đoạn cao tốc Bắc Nam sắp triển khai. Ảnh: Võ Thạnh

Cao tốc La Sơn - Túy Loan sẽ kết nối với các đoạn cao tốc Bắc Nam sắp triển khai. Ảnh: Võ Thạnh

Phương án 3, chuyển đổi hình thức đầu tư 3 dự án gồm hai dự án cấp bách là đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45, Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết. 5 dự án cao tốc còn lại tiếp tục lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức PPP. Với phương án này, tổng mức đầu tư khoảng 100.816 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước khoảng 78.461 tỷ đồng, vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 22.355 tỷ đồng. 

Chính phủ đánh giá phương án 2 và 3 cần ít vốn ngân sách hơn, nhưng lại chứa đựng nhiều rủi ro, khi nguồn vốn tín dụng ngày càng thắt chặt, nguy cơ  không đảm bảo hoàn thành theo tiến độ yêu cầu của Quốc hội.

Sau hơn 2 năm triển khai, các dự án cao tốc theo hình thức đầu tư PPP phát sinh nhiều vấn đề, chủ yếu liên quan tới tính khả thi huy động vốn dự án. Ước tính các nhà đầu tư phải huy động khoảng 35.000 tỷ đồng khi làm các dự án này, thông qua vốn vay ngân hàng. Theo Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể, đây là số vốn tương đối lớn, khó huy động ngay. Thực tế như dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, số vốn cần huy động 6.000 tỷ đồng nhưng cũng phải thông qua 4 ngân hàng thu xếp trong vài năm.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết, với tình hình hiện nay khả năng cung ứng vốn cho các dự án rất khó khăn. Đến cuối tháng 3, các ngân hàng cam kết cho vay các dự án BOT khoảng 182.000 tỷ đồng, dư nợ 112.000 tỷ. Trong 116 dự án thì có 59 dự án khó khăn, khoảng 53.000 tỷ đồng có khả năng chuyển nợ xấu. 

Về phía Ủy ban Kinh tế của Quốc hội có 2 nhóm ý kiến, trong đó một nhóm cho rằng việc chuyển đổi 8 dự án từ vốn xã hội hóa sang đầu tư công là hoàn toàn khả thi. Song cũng có nhiều ý kiến không đồng ý, vì đã có 7 trong 8 dự án thu hút từ 2 nhà đầu tư trở lên qua vòng sơ tuyển. Việc liên tục hủy sơ tuyển với dự án cao tốc Bắc Nam sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín Nhà nước, dư luận và tâm lý nhà đầu tư. Chưa kể, Chính phủ đề xuất bố trí bổ sung 44.493 tỷ đồng (tương đương 80,89% tổng số vốn kế hoạch) cho dự án trong giai đoạn 2021-2025 là không phù hợp.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam là công trình quan trọng quốc gia ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2017-2020, trong đó có 3 dự án đầu tư công, 8 dự án theo hình đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT.

Năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải đã sơ tuyển các nhà đầu tư quốc tế cho 8 dự án cao tốc này. Tuy nhiên, sau đó lại hủy kết quả sơ tuyển do "số lượng nhà đầu tư vượt qua sơ tuyển không nhiều, tính cạnh tranh không cao". Cuối năm 2019, Bộ Giao thông Vận tải lại sơ tuyển các nhà đầu tư trong nước cho các dự án, đến nay đã hoàn thành vòng sơ tuyển.

Tháng 3/2020, Chính phủ cho biết sẽ đề xuất cấp có thẩm quyền cho phép chuyển hình thức đầu tư của 8 dự án cao tốc Bắc Nam sang đầu tư công.

Anh Duy

Let's block ads! (Why?)

Trung Quốc có thể chờ thời cơ lập ADIZ trên Biển Đông

Bắc Kinh lên kế hoạch lập Vùng Nhận dạng Phòng không trên Biển Đông từ 2010 và chỉ chờ cơ hội tuyên bố, theo quan chức quân sự Trung Quốc.

Kế hoạch lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) ở Biển Đông đã được Trung Quốc xây dựng từ năm 2010, cùng thời điểm nước này tuyên bố đơn phương lập ADIZ trên biển Hoa Đông, SCMP ngày 31/5 dẫn một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết.

Nguồn tin cho hay ADIZ Trung Quốc dự kiến lập trên Biển Đông bao gồm khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam cùng quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát.

Trung Quốc năm 2010 tuyên bố xem xét lập ADIZ trên biển Hoa Đông và đưa ra tuyên bố chính thức về vùng nhận dạng phòng không này vào năm 2013, nhưng chưa tuyên bố về ADIZ trên Biển Đông. Động thái lập ADIZ ở biển Hoa Đông của Trung Quốc đã bị Nhật Bản, Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới chỉ trích quyết liệt.

"Nhà chức trách Trung Quốc đang chờ thời điểm thích hợp để công bố kế hoạch trên Biển Đông", quan chức quân sự giấu tên nói.

Người đứng đầu lực lượng phòng vệ Đài Loan hôm 4/5 tuyên bố chính quyền hòn đảo đã nắm được kế hoạch lập ADIZ trên Biển Đông của Trung Quốc đại lục.

Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: AP.

Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc cải tạo trái phép thành đảo nhân tạo và xây dựng đường băng. Ảnh: AP.

ADIZ thường được các nước tuyên bố lập trên các vùng trời ở khu vực không có tranh chấp, để chính quyền các nước theo dõi, giám sát mọi máy bay nước ngoài hoạt động để đảm bảo lợi ích an ninh quốc gia, khi yêu cầu các phi cơ tiến vào ADIZ phải phát tín hiệu nhận dạng và thông báo kế hoạch bay. Dù nhiều nước đã công bố lập ADIZ, khái niệm này chưa được xác định hay quy định bởi bất cứ hiệp ước hoặc cơ quan quốc tế nào.

Giới chuyên gia quân sự nhận định nếu tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông, Trung Quốc có nguy cơ làm leo thang căng thẳng với Mỹ và có thể gây thiệt hại không thể khắc phục trong quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Lu Li-Shih, cựu giảng viên tại học viện hải quân Đài Loan, cho rằng việc Bắc Kinh bồi đắp phi pháp các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tiến hành hoạt động quân sự hóa trái phép, đặc biệt là xây đường băng và hệ thống radar trên các đá Chữ Thập, Subi và Vành Khăn trong nhiều năm qua, là một phần trong kế hoạch lập ADIZ tại Biển Đông của Trung Quốc.

"Ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã triển khai máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không KJ-500 cùng máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 ở đá Chữ Thập", Lu Li-Shih nói. Các ảnh vệ tinh Lu đề cập đến đều do hãng ImageSat International của Israel và Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) công bố.

Ảnh vệ tinh còn cho thấy các cơ sở được trang bị điều hòa đang được Trung Quốc xây dựng trên đá Chữ Thập, có thể là hầm chứa để bảo vệ tiêm kích khỏi nhiệt độ, độ ẩm và độ mặn cao. Chuyên gia Lu dự đoán PLA sẽ sớm triển khai tiêm kích tới thực thể này. "Sau khi tiêm kích của PLA tới, chúng có thể phối hợp cùng máy bay cảnh báo sớm và chống ngầm để tuần tra tại ADIZ", Li nói.

Máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không KJ-500 và máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 do Trung Quốc triển khai trái phép ở đá Chữ Thập, thuộc quân đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 9/5. Ảnh: ISI.

Máy bay cảnh báo sớm và kiểm soát trên không KJ-500 và máy bay tuần tra chống ngầm KQ-200 do Trung Quốc triển khai trái phép ở đá Chữ Thập, thuộc quân đảo Trường Sa của Việt Nam, ngày 9/5. Ảnh: ISI.

Li Jie, cựu đại tá PLA và chuyên gia hải quân, nói rằng một số nước thường hoãn công bố ADIZ cho tới khi sở hữu các thiết bị, khí tài cùng các cơ sở hạ tầng khác để quản lý khu vực. Tuy nhiên, Li cho rằng Trung Quốc vẫn có thể thông báo ADIZ sớm hơn khi họ cho rằng thời cơ đã chín muồi.

"Bắc Kinh tuyên bố lập ADIZ ở biển Hoa Đông dù PLA vẫn chưa có khả năng phát hiện, theo dõi và xua đuổi máy bay nước ngoài bay vào khu vực", Li nói.

Một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho biết Bắc Kinh nhận thức được rằng Biển Đông rộng hơn biển Hoa Đông rất nhiều, do đó đòi hỏi nhiều nguồn lực cho hoạt động tuần tra hơn. "Bắc Kinh ngần ngại tuyên bố ADIZ ở Biển Đông vì các yếu tố kỹ thuật, chính trị và ngoại giao cần cân nhắc", nguồn tin cho biết.

"Tuy nhiên, vấn đề thực tế nhất là PLA trước đây không có khả năng triển khai tiêm kích khẩn cấp để ngăn cản máy bay nước ngoài hoạt động trên Biển Đông, khu vực có diện tích rộng gấp nhiều lần biển Hoa Đông, khiến chi phí hỗ trợ quản lý ADIZ là rất lớn", nguồn tin cho biết.

Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng tới kế hoạch lập ADIZ trên Biển Đông của Trung Quốc là căng thẳng trong quan hệ với Trung gần đây gia tăng trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, công nghệ tới quân sự hay nguồn gốc của đại dịch Covid-19.

Các máy bay Mỹ, trong đó có trinh sát cơ EP-3E, RC-135U và oanh tạc cơ chiến lược B-1B, hồi tháng trước ít nhất 9 lần bay qua Biển Đông, theo trang web Aircraft Spots chuyên theo dõi hàng không.

Nguyễn Tiến (Theo SCMP)

Let's block ads! (Why?)

Biểu tình Mỹ lan tới Anh

AnhĐám đông tập trung ở London biểu tình sau cái chết ở người da màu George Floyd ở bang Minnestota, Mỹ, buộc cảnh sát bắt 23 người.

Bất chấp các lệnh cấm tụ tập đông người nhằm ngăn Covid-19 lây lan, những người biểu tình tập trung tại quảng trường Trafalgar ở trung tâm London, Anh, từ 8h sáng 31/5, thể hiện sự ủng hộ đối với người biểu tình Mỹ trước cái chết của Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 trên đường phố Minneapolis, bang Minnestota, Mỹ.

Sở cảnh sát London, Anh, cuối ngày 31/5 cho hay tổng cộng 23 người biểu tình đã bị bắt trong ngày với nhiều tội danh khác nhau, trong đó có vi phạm lệnh phong tỏa. Cảnh sát cho hay phần lớn những người tham gia biểu tình đã giải tán, nhưng nhiều cuộc biểu tình dự kiến diễn ra ở thủ đô Anh trong những tuần tới.

Cảnh sát giám sát biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh, hôm 31/5. Ảnh: AP.

Cảnh sát giám sát biểu tình bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh hôm 31/5. Ảnh: AP.

Người đàn ông da màu Floyd, ở Minnesota, Mỹ, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút. Anh này đã liên tục cầu xin và nói "Tôi không thể thở".

Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ thành phố Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại. Cảnh sát Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn. Ba cảnh sát liên quan cũng đang bị điều tra và có khả năng sẽ bị truy tố. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cái chết của Floyd là một "thảm kịch", nhưng cho rằng các hành vi biểu tình bạo lực là hành động của "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ". "Chúng ta không thể và không được cho phép một nhóm nhỏ tội phạm cùng những kẻ phá hoại tàn phá các thành phố và cộng đồng dân cư của chúng ta", ông nói. Ông còn cảnh báo những người biểu tình vì Floyd sẽ gặp "những con chó dữ tợn nhất" nếu tấn công hàng rào bảo vệ Nhà Trắng.

Nhà Trắng hôm 29/5 từng bị phong tỏa theo lệnh của cơ quan Mật vụ Mỹ, nhưng trạng thái này được gỡ bỏ tối cùng ngày do người biểu tình tuần hành sang những khu vực khác của thủ đô Washington. Tổng thống Trump phải trong khoảng một tiếng, cho hay ông vẫn an toàn trong Nhà Trắng và ca ngợi lực lượng mật vụ "đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ". 

Mai Lâm (Theo CNN)

Let's block ads! (Why?)

Trump rút xuống hầm ngầm né biểu tình

Trump được đưa xuống hầm tổng thống trong khoảng thời gian ngắn khi người biểu tình tụ tập bên ngoài Nhà Trắng đêm 29/5, theo một quan chức chính quyền. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ở dưới hầm ngầm dành cho tổng thống bên dưới Nhà Trắng khoảng một giờ khi hàng trăm người tụ tập bên ngoài biểu tình sau cái chết của người da màu George Floyd ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Hiện chưa rõ Đệ nhất phu nhân Melania và cậu út Barron Trump có được đưa xuống hầm cùng Tổng thống hay không.

Quyết định đưa Tổng thống xuống hầm được đưa ra khi những người biểu tình đối đầu với các nhân viên mật vụ bên ngoài Nhà Trắng suốt nhiều giờ hôm 29/5. Họ la hét, ném chai nước và đồ vật vào nhân viên mật vụ và cố vượt qua hàng rào im loại.

Đôi lúc, đám đông xô đổ hàng rào an ninh và đụng độ với lực lượng an ninh trang bị khiên chắn. Suốt đêm, những người biểu tình hô vang khẩu hiệu ủng hộ Floyd. Cơ quan Mật vụ đã yêu cầu trong khoảng thời gian ngắn.

Một người biểu tình giơ tờ giấy có dòng chữ công lý cho George Floyd bên ngoài Nhà Trắng hôm 29/5. Ảnh: AFP.

Một người biểu tình giơ tờ giấy có dòng chữ "công lý cho George Floyd" bên ngoài Nhà Trắng hôm 29/5. Ảnh: AFP.

Mật vụ Mỹ cảnh báo người biểu tình về việc tụ tập trái phép, trước khi xông vào và sử dụng hơi cay để giải tán đám đông. Sáu vụ bắt giữ đã được thực hiện, Cơ quan Mật vụ xác nhận trong một tuyên bố chiều 30/5. Trump nhiều lần ca ngợi Cơ quan Mật vụ vì đã xử lý các cuộc biểu tình bên ngoài Nhà Trắng.

Cơ quan Mật vụ Mỹ xác nhận hơn 60 nhân viên, đặc vụ đã bị thương trong ba ngày đối phó với biểu tình bạo lực bên ngoài Nhà Trắng.

xảy ra trên khắp nước Mỹ để bày tỏ sự phẫn nộ trước cái chết của Floyd, 46 tuổi, người bị cảnh sát bắt hôm 25/5 với cáo buộc tiêu thụ một tờ 20 USD giả. Video được công bố cho thấy một cảnh sát da trắng ghì đầu gối vào gáy Floyd trong nhiều phút, trong khi ba cảnh sát khác hỗ trợ.

Floyd liên tục cầu xin, nói mình không thể thở được, nhưng viên cảnh sát vẫn giữ nguyên tư thế. Anh này sau đó bất tỉnh và tử vong. 4 cảnh sát liên quan đến sự việc đã bị sa thải và người trực tiếp ghì chân lên gáy Floyd bị truy tố tội giết người cấp độ ba. Trump gọi sự việc là "bi thảm, đau buồn" và cam kết công lý sẽ được thực thi cho Floyd.

Biểu tình "tôi không thể thở" ban đầu nổ ra ở Minneapolis, bang Minnesota, sau đó lan rộng ra nhiều thành phố khắp nước Mỹ, buộc nhiều thị trưởng phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Một thanh niên đã chết khi một kẻ lạ mặt nổ súng vào đám đông biểu tình tại thành phố Detroit, trong khi một cảnh sát liên bang cũng thiệt mạng gần nơi biểu tình ở Oakland.

Thị trưởng Washington đã ban hành lệnh giới nghiêm do biểu tình, trong khi thị trưởng Atlanta yêu cầu Trump ngừng nói về biểu tình vì ông "chỉ khiến mọi chuyện xấu đi".

Huyền Lê (Theo CNN)

Let's block ads! (Why?)

Thủ đô Mỹ áp lệnh giới nghiêm

Thị trưởng Washington ra lệnh giới nghiêm tối 31/5 và huy động Vệ binh Quốc gia hỗ trợ cảnh sát đối phó người biểu tình.

Lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ 23h ngày 31/5 đến 6h sáng ngày 1/6, được áp dụng nhằm đối phó người biểu tình tập trung gần Nhà Trắng, Thị trưởng Washington Muriel Bowser cho hay, dù trước đó cho biết bà sẽ không áp đặt lệnh giới nghiêm vì tin rằng những người biểu tình bạo lực sẽ không tuân thủ biện pháp này.

Ký giả Steve Dresner của đài phát thanh WTOP cho biết người biểu tình ở quảng trường Lafayette đối diện Nhà Trắng ban đầu "khá trật tự nhưng ồn ào". Tình hình trở nên căng thẳng khi có người đập vỡ kính một xe cảnh sát, khiến lực lượng an ninh phản ứng bằng cách bắn hơi cay và lựu đạn choáng về phía đám đông.

Cảnh sát chắn trước đám đông người biểu tình tại thủ đô Washington hôm 31/5. Ảnh: AFP.

Cảnh sát chắn trước đám đông người biểu tình tại thủ đô Washington hôm 31/5. Ảnh: AFP.

Hàng trăm người đã tập trung bên ngoài Nhà Trắng trong nhiều ngày liền để phản đối chính quyền và bày tỏ ủng hộ với George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5 ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota. Họ hét lên "Mạng sống người da màu cũng quan trọng" và "Tôi không thể thở".

Người biểu tình hôm 30/5 xô đổ nhiều hàng rào an ninh và đụng độ cảnh sát bên ngoài Nhà Trắng. Theo một nhân chứng tại hiện trường, Mật vụ Mỹ đã cảnh báo người biểu tình về việc tụ tập trái phép trước khi xông vào đám đông. Nhiều người bị xịt hơi cay. Giữa cảnh hỗn loạn, ít nhất một người bị ngã xuống đất và dường như bị bắt.

 

Ngoài thủ đô Washington, ít nhất 40 thành phố tại Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm đối phó các cuộc biểu tình đòi công lý cho George Floyd. Khoảng 5.000 lính Vệ binh Quốc gia đã triển khai tới thủ đô Washington và 15 bang, trong khi 2.000 lính dự binh đang sẵn sàng cơ động.

Ba bang gồm Arizona, Texas và Virginia đã ban bố tình trạng khẩn cấp để tăng khả năng huy động nhân lực và trang bị nhằm giải quyết tình trạng bạo lực và hôi của.

George Floyd, người đàn ông tại thành phố Minneapolis, bang Minnesota, tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút, dù liên tục cầu xin và nói rằng anh "không thể thở".

Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại. Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn, nhưng nhiều người chưa thỏa mãn với tội danh này. 

Người biểu tình phá hàng rào an ninh Nhà Trắng

Người biểu tình phá rào an ninh Nhà Trắng hôm 30/5. Video: Twitter/Alejandro Alvarez.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cái chết của Floyd là một "thảm kịch", nhưng cho rằng các hành vi bạo lực quá khích là hành động của "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ". "Chúng ta không thể và không được cho phép một nhóm nhỏ tội phạm cùng những kẻ phá hoại tàn phá các thành phố và cộng đồng dân cư của chúng ta", ông nói. 

Vũ Anh (Theo AFP)

Let's block ads! (Why?)

Xe bồn lao vào người biểu tình Mỹ

Một xe bồn bất ngờ lao vào đám đông những người đang biểu tình ôn hòa trên một cao tốc gần trung tâm thành phố Minneapolis hôm 31/5. 

Đoạn video ghi lại cảnh tượng trên cho thấy biển người đang tuần hành trên cầu I-35W để phản đối cái chết của George Floyd thì chiếc xe chở nhiên liệu lao nhanh tới, khiến họ vội vã dạt ra hai bên. Chiếc xe sau đó dừng lại, người biểu tình nhanh chóng vây quanh. Cảnh sát cũng có mặt và rút súng ra.

Xe bồn lao vào người biểu tình Mỹ

Xe bồn lao vào người biểu tình ở Minneapolis hôm 31/5. Video: Abc5

Đội cảnh sát tuần tra cao tốc bang Minnesota cho hay trên Twitter rằng hành động lao xe này dường như là có chủ đích. Tài xế bị thương nhẹ và đã được đưa tới bệnh viện. Thống đốc Tim Walz nói rằng anh này đã ra viện và đang bị cảnh sát giam giữ.

Một quan chức địa phương cho biết theo camera giám sát, chiếc xe bồn đã ở trên cao tốc từ trước khi họ đặt các rào chắn để đóng cửa con đường vào lúc 17h. Không có người biểu tình nào bị đâm.

"Anh ta không dừng lại. Anh ta bấm còi rất lớn và lao vào đám đông", Drew Valle, một nhân chứng, kể với Star Tribune. "Đó là sự ác độc đã đưa chúng tôi đến đây. Một sự coi thường nhẫn tâm với nhân loại".

Chiếc xe bồn lao vào đám đông ở cao tốc ở Minneapolis hôm 31/5. Ảnh: Reuters

Chiếc xe bồn lao vào đám đông ở cao tốc Minneapolis hôm 31/5. Ảnh: Reuters

Các cuộc biểu tình nổ ra ở Minneapolis từ tuần trước sau khi Floyd, một người da màu 46 tuổi, tử vong do bị cảnh sát ghì gáy suốt 9 phút. 4 cảnh sát liên quan đến sự việc đã bị sa thải và người trực tiếp ghì chân lên gáy Floyd bị truy tố tội giết người cấp độ ba.

Tuy nhiên, mức truy tố này chưa làm thỏa mãn người biểu tình, vốn dồn nén nhiều phẫn uất sau cái chết của những người da màu trước đây. Biểu tình hiện lan rộng ra nhiều thành phố khắp nước Mỹ, buộc các thị trưởng phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh.

Anh Ngọc (Theo AP)

Let's block ads! (Why?)

Đánh người tấn công mình, có bị khởi tố?

Anh trai tôi và ông hàng xóm tranh chấp đất xây tường rào. Ngày 25/4, ông hàng xóm gây gổ, dùng cui điện đánh, đập vào mặt khiến anh tôi sợ hãi bỏ chạy. 

Ông ấy vẫn tiếp tục đuổi đánh. Trên đường bỏ chạy, thấy chiếc xẻng bên đường, anh tôi cầm chống trả. Toàn bộ sự việc có hàng xóm chứng kiến, can ngăn và quay lại hình ảnh.

Anh tôi bị tổn hại 8%, ông hàng xóm 25%. Xin hỏi, anh trai tôi và người hàng xóm có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?

Luật sư tư vấn

Về hành vi của ông hàng xóm dùng dùi cui điện tấn công anh bạn và gây thương tích 8%, theo điểm a, khoản một, điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017), người nào dùng hung khí nguy hiểm cố ý gây thương tích hoặc cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Bên cạnh đó, khoản 1 điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định chỉ  khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản một điều 134 khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Anh bạn dù bị thương tật 8% nhưng ông hàng xóm đã sử dụng hung khí là dùi cui (việc xác định dùi cui là hung khí nguy hiểm dựa theo quy định tại Nghị quyết số 2/2003 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao) nên vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, theo khoản một, điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, anh trai bạn phải làm yêu cầu khởi tố thì cơ quan điều tra mới có căn cứ để khởi tố và điều tra với ông hàng xóm.

Về việc anh bạn đánh lại ông hàng xóm và gây thương tích 25%, điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Tuy nhiên, ai chống trả quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Hành vi dùng xẻng chống trả ông hàng xóm của anh trai bạn có thể coi là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng theo quy định trên.

Tuy nhiên, điều 136 Bộ luật Hình sự 2015 cũng quy định về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội như sau: Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31-60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội thì bị phạt tiền 5-20 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Trong trường hợp này, hành vi của anh trai bạn nếu được xác định là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng nhưng tỷ lệ thương tật gây ra cho ông hàng xóm dưới 31 % nên sẽ không bị xử lý hình sự.

Luật sư, Thạc sĩ Phạm Thanh Bình
C
ông ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nội

Let's block ads! (Why?)

Giám định pháp y được thực hiện thế nào?

[unable to retrieve full-text content]


Nếu nghi ai đó chết bất thường, cảnh sát sẽ trưng cầu giám định giải phẫu thi thể nhằm xác định nguyên nhân tử vong.

Ảnh thời sự tháng 5

Nhà lầu trống trong treo chiếc trống trị giá 2,7 tỷ đồng do một doanh nhân người Việt tại Nga tặng. Dịp này đang hoãn đón khách tham quan, nên ban quản lý đã lấy bạt phủ trống để tránh hư hỏng.

Công trình được xây vào năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), bị chiến tranh tàn phá nên chỉ còn dấu tích. Năm 2010, UBND tỉnh phê duyệt dự án phục hồi.

Tháng 12/2014, trên nền đất cũ tại phường Thạch Linh, di tích được phục dựng và mở rộng 1,67 ha. Kinh phí 79 tỷ đồng trích từ ngân sách và huy động xã hội hóa. Tháng 12/2019, công trình chưa hoàn thiện, song nhà chức trách mở cửa cho người dân tham quan để ghi nhận ý kiến đánh giá. Kế hoạch công bố đón khách rộng rãi đầu năm 2020 phải tạm hoãn vì Covid-19. Ảnh: Đức Hùng.

Let's block ads! (Why?)

Biden thăm địa điểm biểu tình

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Biden hôm 31/5 đến thăm địa điểm diễn ra các cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc ở bang Delaware.

"Chúng ta là một quốc gia đang trải qua nỗi đau, nhưng chúng ta không được phép để nỗi đau ấy huỷ hoại", ứng viên tổng thống đảng Dân chủ, cựu phó tổng thống Mỹ Joe Biden đăng trên Twitter, kèm theo bức ảnh ông trò chuyện cùng một gia đình người da màu tại nơi xảy ra các cuộc biểu tình.

"Khi trở thành tổng thống, tôi sẽ giúp dẫn dắt cuộc đối thoại này và quan trọng hơn, tôi sẽ lắng nghe, giống như tôi đã tới thăm một địa điểm biểu tình ở Wilmington hôm nay", Biden cho biết thêm.

Joe Biden (phải) nói chuyện với một gia đình da màu tại nơi xảy ra biểu tình ở Wilmington, bang Delaware, Mỹ, hôm 31/5. Ảnh: Twitter/ Joe Biden. 

Joe Biden (phải) nói chuyện với một gia đình da màu tại nơi xảy ra biểu tình ở Wilmington, bang Delaware, Mỹ, hôm 31/5. Ảnh: Twitter/ Joe Biden. 

Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ cũng nhắn nhủ mọi người hãy "giữ an toàn và chăm sóc lẫn nhau". Biden trước đó cho biết các cuộc biểu tình phản kháng lại sự tàn bạo là đúng đắn và cần thiết, song ông không ủng hộ những hành vi đập phá, bạo lực và gây nguy hiểm tới tính mạng.

Động thái của Biden diễn ra một ngày sau khi Philonise Floyd, anh trai của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát ghì chết, cho biết đã liên lạc và nhờ ông đòi lại công lý cho em trai mình. 

Philonise cũng có cuộc điện thoại với Tổng thống Mỹ Donald Trump, song cho biết cuộc trò chuyện tới nỗi anh không kịp nói gì. "Ông ấy thậm chí không cho tôi cơ hội để nói. Điều đó thật khó khăn. Tôi đã cố nói chuyện, nhưng ông ấy cứ như muốn né tránh tôi kiểu 'tôi không muốn nghe những gì anh đang nói'", Philonise nói.

Các cuộc biểu tình sau cái chết của George Floyd đã lan rộng khắp các thành phố Mỹ và ngày càng diễn biến phức tạp, trở nên bạo lực. Chính quyền các bang, thành phố đã yêu cầu Vệ binh Quốc gia tiếp viện và áp giới nghiêm để ngăn người biểu tình xuống đường. 

Người biểu tình được cho là không hài lòng với bản án Derek Chauvin, sĩ quan ghì chân lên cổ George, người bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát. Họ tiếp tục đòi công lý cho người da màu và khơi lại những cái chết thương tâm trong cộng đồng này.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Let's block ads! (Why?)

Cảnh sát New York quỳ gối cùng người biểu tình

Một đoạn video đăng trên mạng cho thấy nhiều cảnh sát ở New York quỳ gối, dường như để thể hiện sự chia sẻ với những người biểu tình vì George Floyd.

Đoạn video được Aleeia Abraham, người đứng đầu tổ chức tình nguyện BlaQue Resource Network ở Queens, ghi lại trong một cuộc biểu tình ngày 31/5 tại thành phố New York.

Theo Abraham, cuộc biểu tình ôn hòa thu hút hàng trăm người dân tham gia nhằm bày tỏ sự giận dữ trước cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota.

Cảnh sát New York quỳ gối cùng đám đông trong cuộc biểu tình ngày 31/5. Ảnh cắt từ video.

Cảnh sát New York quỳ gối cùng đám đông trong cuộc biểu tình ngày 31/5. Ảnh cắt từ video.

Trong video, những người biểu tình quỳ gối để thể hiện phản đối nhưng điều khiến họ bất ngờ là vài sĩ quan cảnh sát cũng bắt đầu quỳ xuống giống họ. "Tôi thực sự không bao giờ nghĩ đến điều này", Abraham nói. "Tôi chưa từng nhìn thấy điều gì như thế trước đây".

"Điều đó thật tuyệt vời, đấy là dấu hiệu tốt, nhưng thứ chúng tôi thực sự mong muốn là hành động", cô cho biết thêm. "Tôi sẽ còn ấn tượng hơn nếu chúng tôi không bị họ ghì xuống và bắn hạ. Đó là khoảnh khắc tôi mong chờ".

Một mục sư sau đó mời các sĩ quan cùng tham gia cuộc biểu tình ôn hòa, khiến đám động vỗ tay tán thưởng.

Floyd tử vong tại bệnh viện hôm 25/5, sau khi bị sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin ghì chặt đầu gối lên gáy trong hơn 9 phút, dù liên tục cầu xin và nói rằng anh "không thể thở".

Các cuộc biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ Minneapolis hiện lan rộng khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Hàng trăm người đã bị bắt, nhiều tài sản, nhà cửa bị phá hoại. Chauvin đã bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn, nhưng nhiều người chưa thỏa mãn với tội danh này. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi cái chết của Floyd là một "thảm kịch", nhưng cho rằng các hành vi bạo lực quá khích là hành động của "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ". "Chúng ta không thể và không được cho phép một nhóm nhỏ tội phạm cùng những kẻ phá hoại tàn phá các thành phố và cộng đồng dân cư của chúng ta", ông nói. 

Vũ Hoàng (Theo CNN)

Let's block ads! (Why?)

Ferdinand được chọn làm hậu vệ giỏi nhất Ngoại hạng Anh

Hơn 9.000 độc giả báo Anh Sun Sport đánh giá cao trung vệ Rio Ferdinand hơn John Terry và Virgil van Dijk.

nhận được 2.622 lượt bình chọn, tương đương.gần 30%. và lần lượt đứng thứ hai và ba, với 19% và 16% lượt. Cựu trung vệ Arsenal - Tony Adams - ở vị trí thứ tư với 13% lượt, còn Vincent Kompany đứng kế với 9% lượt.

Ferdinand (phải) giàu danh hiệu nhất trong các trung vệ Ngoại hạng Anh. Ảnh: Reuters.

Ferdinand (phải) giàu danh hiệu nhất trong các trung vệ Ngoại hạng Anh. Ảnh: Reuters.

Ferdinand trở thành hậu vệ đắt giá nhất hành tinh năm 2002, khi anh rời Leeds đến với giá 30 triệu bảng Anh (khoảng 40 triệu USD). Anh giúp Man Utd sáu lần vô địch . Ferdinand cũng sáu lần vào đội hình tiêu biểu của giải.

Trong một cuộc bình chọn khác của hãng thống kê Squawka, Terry được xướng danh trung vệ vĩ đại nhất. Anh năm lần vô địch Ngoại hạng Anh, đều trong màu áo . Terry bốn lần vào đội hình tiêu biểu của giải. 

Nếu xét số lần vào đội hình tiêu biểu của FIFA, Terry lại vượt trội Ferdinand. Ferdinand chỉ một lần được FIFA vinh danh, khi Man Utd vô địch mùa 2007-2008. Còn Terry năm lần liền xuất hiện trong đội hình FIFA, giai đoạn 2005-2009.

Hoàng An (theo SunSport)

Let's block ads! (Why?)

HLV Atalanta giấu việc nhiễm nCoV vì sợ nhập viện

Ông Gian Piero Gasperini từng giấu tình trạng sức khỏe để không phải nhập viện cùng các bệnh nhân nCoV.

"Tôi đã rất sợ hãi", ông nói với La Gazzetta dello Sport hôm 31/5. "Một ngày trước trận lượt về vòng 1/8 gặp , tôi bị ốm. Đến chiều hôm trận đấu diễn ra, mọi thứ còn tệ hơn. Nếu bạn xem lại trận đấu đó, trông tôi không ổn chút nào trên ghế huấn luyện. Tôi nhớ hôm đó là 10/3. Hai hôm sau đó tôi ngủ được rất ít. Tôi không sốt, nhưng người cứ nóng ran".

"Cứ hai phút, xe cứu thương lại đi qua", HLV 62 tuổi của  nhớ lại. "Có một bệnh viện gần sân tập. Mọi thứ giống như chiến tranh vậy. Vào buổi đêm, tôi thầm nghĩ: 'Điều gì xảy ra nếu tôi phải vào bệnh viện đó?'. Tôi không thể vào đó, vì tôi còn rất nhiều việc phải làm".

Dưới thời Gasperini, Atalanta là đội ghi nhiều bàn nhất Serie A mùa trước và mùa này. Ảnh: AP.

Dưới thời Gasperini, Atalanta là đội ghi nhiều bàn nhất Serie A mùa trước và mùa này. Ảnh: AP.

Kết quả xét nghiệm cách đây 10 ngày cho thấy HLV Gasperini có kháng thể nCoV trong người. Theo chiến lược gia Italy, điều đó đồng nghĩa ông từng mắc virus và không loại trừ khả năng vẫn còn bệnh trong người.

Ở trận lượt về trên đất Tây Ban Nha, Atalanta hạ 4-3 tại Mestalla để lần đầu vào tứ kết , với tổng tỷ số 8-4. Khi đó, Italy và Tây Ban Nha là hai ổ dịch lớn bậc nhất châu Âu. Atalanta thậm chí đến từ Bergamo, Lombardy, tâm dịch của Italy. Sau trận, 35% thành viên CLB Valencia nhiễm nCoV, theo TSN.

"Những hành động giấu bệnh như của ông ấy gây nguy hiểm cho nhiều người", phía Valencia lên tiếng sau khi Gasperini tiết lộ bệnh. "Chúng tôi đã tổ chức trận đấu không khán giả, với các biện pháp bảo vệ sức khỏe nghiêm ngặt để ngăn chặn nguy cơ lây lan đến từ những con người sống ở vùng dịch".

Trong hơn 33.000 người chết vì nCoV tại Italy, gần một nửa đến từ vùng Lombardy. "Sẽ mất nhiều năm để hiểu những gì xảy ra", ông Gasperini chia sẻ. "Tôi cứ nghĩ mãi về sự vô lý này. Đỉnh cao về thành tích của CLB lại trùng với nỗi đau tang thương của thành phố. Atalanta có thể giúp vùng đất này hồi phục, đồng thời tôn trọng nỗi đau của những người đang chịu tang. Đội bóng sẽ giữ cho ngọn lửa bùng cháy dưới đống tro tàn".

Serie A sẽ trở lại vào ngày 20/6, sau hơn ba tháng tạm nghỉ vì đại dịch. Atalanta đang xếp thứ tư, hơn nhóm bám đuổi ba điểm.

Nhân Đạt (theo Goal)

Let's block ads! (Why?)

Gần 374.000 người chết do nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận gần 374.000 người chết trong gần 6,3 triệu ca nhiễm, tình hình dịch diễn biến phức tạp ở Nam Mỹ.

213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 6.258.733 ca nhiễm và 373.677 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 110.215 và 3.205 trường hợp so với hôm qua. Tổng cộng 2.783.942 người đã bình phục.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, hiện ghi nhận 1.836.759 người nhiễm và 106.176 người chết, tăng lần lượt 21.042 và 641 trường hợp, giảm nhẹ so với một ngày trước.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm nCoV tại một bệnh viện ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 28/5. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm nCoV tại một bệnh viện ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, ngày 28/5. Ảnh: Reuters.

50 bang của Mỹ đã nới lỏng phong tỏa ở nhiều mức độ khác nhau. Chính phủ nước này cũng cho phép tụ tập tới 10 người, miễn là duy trì quy tắc cách biệt cộng đồng. Các nhà bán lẻ mặt hàng không thiết yếu được phép hoạt động trở lại, tiệm cắt tóc được đón khách hẹn trước. Nhà hàng có thể phục vụ cho khách ngồi ngoài trời nếu các bàn cách nhau 2 m.

Tuy nhiên, các cuộc biểu tình phản đối vụ cảnh sát người đàn ông da màu George Floyd đang diễn ra ở nhiều bang của Mỹ, vi phạm các quy tắc về cách biệt cộng đồng, gây lo ngại về nguy cơ nCoV lây lan. Ít nhất 25 thành phố tại 16 bang đã áp đặt lệnh giới nghiêm. Lực lượng Vệ binh Quốc gia cũng được triển khai ở hơn 10 bang và cả thủ đô Washington. 

Brazil, quốc gia bị Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng thứ hai thế giới, tăng 16.409 ca nhiễm và 480 ca tử vong do nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm và chết toàn quốc lên lần lượt 514.849 và 29.314. Nhiều chuyên gia dự đoán quốc gia Nam Mỹ vẫn chưa đạt đỉnh dịch.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro nhiều lần ví đại dịch với "cúm vặt" và phản đối các biện pháp hạn chế do chính quyền bang áp đặt. Ông kêu gọi các doanh nghiệp mở cửa trở lại, bất chấp cảnh báo từ giới chuyên gia.

Nga báo cáo thêm 138 ca tử vong trong 24 giờ, nâng tổng số người chết lên 4.693. Số ca nhiễm tăng thêm 9.268 lên 405.843.

Moskva, tâm dịch Covid-19 của Nga, được cho là "đã tránh được kịch bản tồi tệ nhất" và sẽ nới phong tỏa kể từ ngày 1/6. Người dân thành phố sẽ được phép đi dạo ba lần một tuần khi đeo khẩu trang và tập thể dục ngoài trời vào sáng sớm. Các cửa hàng, tiệm giặt là và tiệm sửa chữa cũng được phép hoạt động trở lại.

Bộ Y tế Nga ngày 30/5 cho biết đã phê chuẩn loại thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên có tên Avifavir, do Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) và tập đoàn ChemRar sản xuất. RDIF cho hay thuốc Avifavir đã cho thấy hiệu quả trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên và đang được thử nghiệm giai đoạn cuối với sự tham gia của 330 bệnh nhân.

Đa phần các nước châu Âu đã qua đỉnh dịch. Tây Ban Nha báo cáo thêm 201 ca nhiễm và 2 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 286.509 và 27.127. Chính phủ cảnh báo dữ liệu có thể thay đổi bất thường vì giới chức áp dụng phương thức thống kê số liệu mới.

Tây Ban Nha bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế ngăn nCoV từ hôm 25/5. Madrid và Barcelona, hai thành phố được cho là áp lệnh phong tỏa nghiêm ngặt nhất thế giới, đã cho phép mở cửa công viên và quán cà phê ngoài trời. Tuy nhiên, tình trạng khẩn cấp vẫn được áp dụng ít nhất là tới 7/6. Thủ tướng Pedro Sanchez cho hay ông sẽ vận động quốc hội tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp tới 21/6.

Anh báo cáo thêm 1.936 ca nhiễm và 113 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 274.762 và 38.489 trường hợp. Dù là vùng dịch lớn thứ năm thế giới, Anh ghi nhận số người chết cao thứ hai, chỉ sau Mỹ.

Chính phủ Anh nới lỏng nhiều hạn chế từ 1/6, cho phép tụ tập 6 người trở xuống ở bên ngoài, trong khi cửa hàng bán lẻ ngoài trời, showroom ôtô được phép hoạt động trở lại. Trường học các cấp dần mở cửa. Những người nhập cảnh vào nước này kể từ 8/6 sẽ bị cách ly trong hai tuần, ai vi phạm có thể bị phạt tới hơn 1.200 USD.

Italy ghi nhận thêm 333 ca nhiễm và 75 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 232.997 và 33.415. Chính phủ Italy dự kiến cho phép tự do đi lại từ ngày 3/6, tái mở cửa toàn bộ sân bay, biên giới với các nước láng giềng và gỡ quy định cách ly bắt buộc đối với người nhập cảnh.

Ca nhiễm và tử vong do nCoV tại Pháp là 188.882 và 28.802, tăng lần lượt 257 và 31. Pháp sẽ cho phép các nhà hàng, quán bar và quán cà phê mở cửa trở lại từ ngày 2/6 nhưng phải đảm bảo các biện pháp cách biệt cộng đồng. Tại Paris, nơi vẫn còn nhiều lo ngại về Covid-19, chỉ những cửa hàng ngoài trời mới được phép hoạt động trở lại.

Đức ghi nhận thêm 200 ca nhiễm và 5 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 183.494 và 8.605.

Đức sẽ kéo dài các biện pháp cách biệt cộng đồng đến ngày 29/6. Từ 6/6, tối đa 10 người được phép tụ tập nơi công cộng, nhưng chính phủ khuyến cáo người dân hạn chế tiếp xúc.

Peru là vùng dịch lớn thứ hai tại khu vực Mỹ Latinh, tâm dịch mới của thế giới, với 164.476 ca nhiễm và 4.506 ca tử vong, tăng lần lượt 8.805 và 135 trường hợp.

Peru áp lệnh phong tỏa từ ngày 16/3, là một trong những nước áp lệnh phong tỏa sớm nhất Mỹ Latinh, và dự định kéo dài đến hết tháng 6. Hệ thống y tế nước này đang bên bờ vực sụp đổ, khi các bệnh viện công phải đối mặt tình trạng thiếu thiết bị nghiêm trọng, trong khi nền kinh tế tê liệt.

Một số quốc gia Mỹ Latinh như Chile, Mexico, Argentina cũng đang chứng kiến ca nhiễm nCoV tăng liên tục, đặc biệt ở các khu ổ chuột. Theo Liên Hợp Quốc, gần 89 triệu người trong khu vực thậm chí không có các dịch vụ vệ sinh cơ bản, không thể rửa tay thường xuyên, biện pháp bảo vệ cơ bản nhất chống nCoV.

Iran báo cáo thêm 2.516 ca nhiễm và 63 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 151.466 và 7.797. Chính phủ Iran đã nới hạn chế, cho phép nhà hàng đón khách nhưng cần tuân thủ quy tắc đảm bảo an toàn như giữ khoảng cách 2 m, hoạt động thể thao được nối lại nhưng không được cho phép khán giả vào xem. 

Arab Saudi ghi nhận thêm 1.877 ca nhiễm và 23 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 85.261 và 503.

Các nhà thờ Hồi giáo sẽ được mở cửa trở lại từ ngày 31/5, trừ khu vực thánh địa Mecca. Các biện pháp giới nghiêm chặt chẽ bắt đầu áp dụng hồi tháng 4 cũng được nới lỏng dần dần từ ngày 31/5. Các dịch vụ không thiết yếu như phòng gym, rạp chiếu phim, thẩm mỹ viện vẫn phải đóng cửa.

Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) báo cáo thêm 661 ca nhiễm và 2 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 4.557 và 264. Dubai gỡ hạn chế đi lại từ 6h đến 23h hàng ngày. Họ cho phép rạp chiếu phim, phòng gym và một số tụ điểm giải trí mở cửa trở lại, sau khi các trung tâm thương mại và nhà hàng được nối lại hoạt động vào tháng trước.

Tại Nam Á, Ấn Độ ghi nhận 190.609 ca nhiễm và 5.408 ca tử vong, tăng lần lượt 8.782 và 223. Trường học, quán bar và nhà hàng đóng cửa đến hết ngày 31/5. Một số cửa hàng được phép hoạt động nhưng trung tâm thương mại vẫn chưa mở cửa.

Tại Đông Nam Á, Singapore là vùng dịch lớn nhất khu vực với 34.884 ca nhiễm, tăng 518, trong đó 23 người chết. Ca nhiễm ở Singapore chủ yếu là lao động nhập cư sống trong các ký túc xá. 

Indonesia xếp thứ hai với 26.473 ca nhiễm và 1.613 người chết, tăng lần lượt 700 và 40. Indonesia đã triển khai 340.000 cảnh sát và binh sĩ ở 4 tỉnh để đảm bảo người dân tuân thủ các quy định về đeo khẩu trang và giãn cách xã hội. Trường học đóng cửa cho đến ngày 13/7. Trung tâm thương mại dự kiến mở lại vào 5/6 nhưng nhà hàng và quán bar tiếp tục đóng cửa.

Việt Nam, Lào, Campuchia và Đông Timor là các nước trong khu vực chưa ghi nhận ca tử vong do nCoV nào.

Vũ Hoàng (Theo Worldometer, CNN, Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Tổng thống Brazil tham gia tuần hành

Tổng thống Brazil Bolsonaro tiếp tục xuống đường tuần hành cùng người ủng hộ hôm 31/5 trong bối cảnh nước này đang là điểm nóng về Covid-19 toàn cầu.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cưỡi ngựa tham gia tuần hành cùng đám đông ủng hộ bên ngoài dinh tổng thống ở thủ đô Brasilia. Mọi người liên tục tung hô ông là "huyền thoại". 

Được lực lượng an ninh bảo vệ nghiêm ngặt, Bolsonaro đã không tiếp xúc với đám đông như các cuộc tuần hành trước, song ông bế hai em nhỏ lên vai. Tổng thống Brazil tiếp tục xuống đường cùng người ủng hộ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng sức khỏe ở Brazil đã hợp nhất với cuộc khủng hoảng chính trị, khi Bolsonaro liên tục phản đối lệnh phong tỏa của chính quyền địa phương.

Các cuộc tuần hành ủng hộ chính phủ của Bolsonaro cũng gia tăng khi ông phải đối mặt với một cuộc điều tra theo lệnh của Tòa án tối cao về cáo buộc lạm quyền, điều có thể khiến ông bị luận tội.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cưỡi ngựa tham gia tuần hành cùng người ủng hộ tại Brasilia hôm 31/5. Ảnh: Reuters. 

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cưỡi ngựa tham gia tuần hành cùng người ủng hộ tại Brasilia hôm 31/5. Ảnh: Reuters. 

Thẩm phán Tòa án tối cao Celso de Mello cáo buộc Bolsonaro cố gắng gây sức ép lên các cơ quan thực thi pháp luật vì lý do cá nhân, nói thêm rằng những người ủng hộ tổng thống đang tìm kiếm một chế độ độc tài quân sự.

Tổng thống Bolsonaro, thường được miêu tả là "Trump của vùng nhiệt đới", đã được chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi hai triệu liều thuốc chống sốt rét hydroxychloroquine (HCQ) để chống Covid-19 hôm 31/5. Brazil đang là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 510.000 ca nhiễm và gần 30.000 ca tử vong do nCoV.

Trong khi số ca nhiễm và tử vong do nCoV ở Brazil liên tục tăng vọt, Bolsonaro vẫn gọi đại dịch này là "cúm vặt" và thường xuyên xem nhẹ các rủi ro. Hai bộ trưởng y tế đã rời bỏ nội các của ông trong vài tuần qua, một người bị sa thải và người còn lại tự từ chức, do những bất đồng về cách xử lý Covid-19.

Bolsonaro nhiều lần bày tỏ lo ngại về tác động kinh tế của Covid-19, cảnh báo nó còn tồi tệ hơn virus. Ông quyết liệt chống lại các biện pháp phong tỏa do các thống đốc và thị trưởng tại một số khu vực bị Covid-19 ảnh hưởng nặng nề ban hành.

Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 6,3 triệu người nhiễm, gần 374.000 người tử vong và gần 2,8 triệu người hồi phục.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Let's block ads! (Why?)

Bản đồ Covid-19 toàn thế giới

-

2-14 (Có thể tới 27 ngày)

- (Tính theo tổng dân số thế giới)

- (Tính theo tổng dân số thế giới)

Let's block ads! (Why?)

Nước Mỹ như 'thùng thuốc súng'

Dịch bệnh, thất nghiệp cùng biểu tình bạo lực liên quan tới phân biệt chủng tộc biến nước Mỹ thành "thùng thuốc súng" có thể bắt lửa bất cứ lúc nào.

Hai tháng rưỡi qua ở nước Mỹ như đoạn mở đầu trong một bộ phim đen tối về quốc gia này, và bộ phim vẫn chưa đi tới đoạn kết. Đầu tiên, đại dịch Covid-19 tấn công, khiến các bệnh viện trở nên quá tải và biến Mỹ trở thành vùng dịch lớn nhất toàn cầu. Nền kinh tế số một thế giới đóng băng và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Kể từ tháng ba, cứ 4 lao động ở Mỹ thì có một người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.

Dòng xe xếp hàng dài hàng km tại các ngân hàng thực phẩm. Biểu tình phản đối phong tỏa ngăn Covid-19 nổ ra trên khắp cả nước. Tại Michigan, cơ quan lập pháp phải hủy họp vì người biểu tình. Số ca tử vong trên toàn nước Mỹ vì một căn bệnh mà hầu như chưa ai nghe đến hồi năm ngoái đã vượt 100.000.

Khủng hoảng chưa dừng lại ở đó khi tuần này, một sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, bị quay video cảnh ghì gáy người đàn ông da màu George Floyd, 46 tuổi. Khi cận kề cái chết, Floyd kêu lên thảm thiết rằng anh không thể thở được, giống hệt lời cuối cùng của Eric Garner, người đã chết năm 2014 dưới tay cảnh sát New York và trở thành nguồn cơn của phong trào "Người da màu đáng được sống" (Black Lives Matter). Floyd sau đó chết tại bệnh viện.

Cái chết của Floyd diễn ra chỉ vài ngày sau khi ba người đàn ông ở bang Georgia bị bắt vì truy đuổi và giết chết một người da màu khác là Ahmaud Arbery, gây chấn động nước Mỹ. Công tố viên ban đầu từ chối buộc tội những người này với lý do rằng hành động của họ hợp pháp theo luật tự vệ của bang.

Những người biểu tình ở Minneapolis đã đổ ra đường sau cái chết của Floyd và vào tối 27/5, biểu tình biến thành bạo loạn, khiến thống đốc Minnesota phải ban hành lệnh giới nghiêm và đề nghị triển khai Vệ binh Quốc gia đến bang này.

Một người biểu tình đốt phá hôm 30/5 ở Minneapolis, bang Minnesota, nhằm phản đối cái chết của người da màu George Floyd. Ảnh: Reuters.

Một người biểu tình đốt phá ở Minneapolis, bang Minnesota, hôm 30/5 nhằm phản đối cái chết của người da màu George Floyd. Ảnh: Reuters.

Trong một khoảnh khắc, cái chết của Floyd thách thức phản ứng của Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ phong trào "Coi trọng mạng sống của cảnh sát Mỹ" (Blue Lives Matter). Chính quyền buộc phải hành động, tất cả 4 cảnh sát liên quan đến cái chết của Floyd đều bị sa thải, các lãnh đạo cảnh sát trên khắp nước Mỹ đã lên án họ và Bộ trưởng Tư pháp William Barr hứa sẽ ưu tiên điều tra vụ án. Tổng thống Trump gọi những gì xảy ra với Floyd là điều "rất, rất tồi tệ".

Tối 28/5, khi một công tố viên ở Minnaeapolis cho hay văn phòng công tố đang điều tra xem 4 cảnh sát có phạm tội hay không, biểu tình bạo lực đã nổ ra, trong đó những người biểu tình giận dữ tấn công đồn cảnh sát. Derek Chauvin, sĩ quan cảnh sát trực tiếp ghì chết Floyd bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn, trong khi ba cảnh sát khác cũng bị điều tra và có khả năng bị truy tố.

Trên Twitter, Trump đe dọa rằng quân đội sẽ phản ứng với những kẻ bạo loạn. "Khi cướp bóc bắt đầu, súng cũng sẽ nổ", ông viết. Nhiệm kỳ của Trump từng chứng kiến những vụ bạo lực gây sốc như cuộc biểu tình của người da trắng theo chủ nghĩa dân tộc ở thành phố Charlottesville, bang Virginia, vụ thảm sát tại giáo đường Do Thái Tree of Life ở Pittsburgh, bang Pennsylvania năm 2018 hay vụ xả súng hàng loạt nhắm vào người Mexico ở El Paso, bang Texas, năm ngoái.

Ngay cả khi nước Mỹ sục sôi và hỗn loạn như thế, bạo loạn cũng không lan rộng. Tuy nhiên, bây giờ, nước Mỹ có thể đang bắt đầu một mùa hè dài, nóng của tình trạng bất ổn.

Có quá nhiều thứ khiến nước Mỹ có thể bùng cháy ngay lúc này: thất nghiệp hàng loạt, đại dịch gây bất bình đẳng về kinh tế và y tế, những thanh thiếu niên lười biếng, bạo lực liên quan đến cảnh sát, phe cực hữu thúc đẩy một cuộc "nội chiến thứ hai" ở nước Mỹ và Tổng thống "đổ thêm dầu vào mọi đám cháy".

"Tôi nghĩ rằng chúng ta thật sự đang ở trong giai đoạn mà mọi thứ sẽ căng thẳng hơn rất nhiều, trước khi mọi thứ ổn định", Heather Ann Thompson, nhà nghiên cứu lịch sử của Đại học Michigan, người từng giành giải Pulitzer năm 2016, nói.

Các cuộc  ở thành phố Minneapolis đã lan khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Một thanh niên bị bắn chết khi một kẻ lạ mặt nổ súng vào đám đông biểu tình tại thành phố Detroit, trong khi một cảnh sát liên bang cũng thiệt mạng gần nơi biểu tình ở Oakland.

Các cuộc biểu tình có nguồn cơn từ những vụ bạo lực cụ thể của cảnh sát, nhưng chúng cũng diễn ra trong bối cảnh đại dịch lan rộng và những người da màu, đặc biệt là những lao động nghèo, phải hứng chịu những thiệt thòi khi kinh tế bị tàn phá bởi dịch bệnh.

Keith Ellison, lãnh đạo sở tư pháp Minnesota, nói rằng gần đây, khi ra ngoài hoặc chạy bộ ở Minneapolis, lòng ông "trào dâng một nỗi khắc khoải". "Nhiều người đã bị kiềm chế trong nhà suốt hai tháng, giờ đây, họ lại bị kìm chân trong một không gian khác, một thời gian khác. Có những người thất nghiệp, có người không có tiền thuê nhà, họ giận dữ và thất vọng", ông nói.

Sự thất vọng đó có thể tiếp tục tăng lên, bởi những thiệt hại kinh tế do đại dịch mới chỉ bắt đầu. Gói trợ cấp thất nghiệp được quốc hội thông qua sẽ hết hạn vào cuối tháng 7. Ngân sách nhà nước bị thâm hụt và các nghị sĩ đảng Cộng hòa từ chối cấp thêm viện trợ cho các bang, đồng nghĩa sẽ sớm có những cắt giảm về việc làm và dịch vụ công.

"Khi mọi người túng quẫn mà dường như không có bất kỳ sự trợ giúp nào, không có sự chỉ đạo, không có hình dung rõ ràng về những gì sẽ xảy ra, điều đó sẽ tạo điều kiện cho giận dữ và tuyệt vọng, tất cả cấu thành sự bất ổn", Keeanga-Yamahtta Taylor, một trợ lý giáo sư nghiên cứu về người Mỹ gốc Phi tại Princeton, cho biết. "Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy kiểu phản ứng này ở nhiều nơi trong vài tháng tới".

Những áp lực kể trên không phải là lý do duy nhất biến nước Mỹ thành một "thùng thuốc súng". Hồi giữa tuần, các nhà báo Robert Evans và Jason Wilson bày tỏ lo ngại về "boogaloo", một phong trào cực hữu của Mỹ.

Những thành viên phong trào này kỳ vọng thời tiết ấm áp hơn sẽ tạo điều kiện cho những cuộc đối đầu vũ trang với lực lượng hành pháp và đang thúc đẩy một cuộc nội chiến Mỹ lần hai. Evans và Wilson cho rằng trong bối cảnh đầy chia rẽ do đại dịch, phong trào này có thể góp phần thúc đẩy bạo lực lan rộng trên đường phố Mỹ.

Theo bình luận viên Michelle Goldberg của NYTimes, khi đối mặt với tình hình bất ổn trong nước, các tổng thống Mỹ sẽ thường tìm cách hạ nhiệt căng thẳng. Đó là lý do các vụ bạo động thường dẫn tới cải cách ở Mỹ, dù chúng gây thiệt hại đáng kể cho cộng đồng nơi chúng bùng phát. Theo nhà nghiên cứu Thompson, thay đổi sẽ được thực hiện khi những người biểu tình "tạo ra tình thế mà những người nắm quyền phải thực sự hành động để đem lại ổn định đúng nghĩa".

Nhưng Tổng thống Trump hiện nay dường như không quá quan tâm đến việc làm lắng dịu tình hình, khi liên tục gọi những người biểu tình là "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ" và đe dọa rằng họ sẽ đối mặt với "chó dữ" nếu tấn công hàng rào an ninh Nhà Trắng. Lời đe dọa đó không hiệu quả, khi người biểu tình vẫn xô đổ hàng rào và đụng độ với lực lượng Mật vụ bên ngoài Nhà Trắng.

"Khi một cuộc biểu tình lên cao trào vì tình trạng bất bình đẳng, nước Mỹ rốt cuộc sẽ phải tìm kiếm một sự cân bằng mới, giải quyết vấn đề để vãn hồi trật tư", Thompson nói. "Nhưng giờ chúng ta có một lãnh đạo đã tuyên bố rõ rằng việc để nước Mỹ rơi vào nội chiến cũng không sao".

Bình luận viên Goldberg cho rằng đây là điều nước Mỹ chưa từng chứng kiến. "Không ai rõ tình hình sẽ đen tối tới mức nào, chỉ biết rằng trong thời kỳ của Trump, những cảnh tượng chúng ta từng nghĩ chỉ có trong ác mộng sẽ trở nên gần như bình thường vào ngày hôm sau", Goldberg viết.

Mai Lâm (Theo NY Times)

Let's block ads! (Why?)

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2020

Bạo loạn biến Mỹ biến thành 'mồi lửa'

Dịch bệnh, thất nghiệp cùng bạo lực liên quan tới cảnh sát và người da màu biến nước Mỹ thành mồi lửa có thể bùng cháy bất cứ lúc nào.

Hai tháng rưỡi vừa qua ở nước Mỹ như đoạn mở đầu trong một bộ phim đen tối về quốc gia này và vẫn chưa đi tới đoạn kết. Đầu tiên, đại dịch Covid-19 tấn công và các bệnh viện ở tâm dịch New York trở nên quá tải. Nền kinh tế số một thế giới đóng băng và tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt. Kể từ tháng ba, cứ 4 lao động ở Mỹ thì có một người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.

Dòng xe xếp hàng dài hàng km tại các ngân hàng thực phẩm. Biểu tình phản đối phong tỏa ngăn Covid-19 nổ ra trên khắp cả nước. Tại Michigan, cơ quan lập pháp phải hủy họp vì người biểu tình. Số ca tử vong trên toàn nước Mỹ vì một căn bệnh mà hầu như chưa ai nghe đến hồi năm ngoái đã vượt 100.000.

Khủng hoảng chưa dừng lại ở đó khi tuần này, một sĩ quan cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota, bị quay video cảnh ghì gáy người đàn ông da màu George Floyd, 46 tuổi. Khi cận kề cái chết, Floyd kêu lên thảm thiết rằng anh không thể thở được, giống hệt lời cuối cùng của Eric Garner, người đã chết năm 2014 dưới tay cảnh sát New York và trở thành nguồn cơn của phong trào "Người da màu đáng được sống" (Black Lives Matter). Floyd sau đó chết tại bệnh viện.

Cái chết của Floyd diễn ra chỉ vài ngày sau khi ba người đàn ông ở bang Georgia bị bắt vì truy đuổi và giết chết một người da màu khác là Ahmaud Arbery, gây chấn động nước Mỹ. Công tố viên ban đầu từ chối buộc tội những người này với lý do rằng hành động của họ hợp pháp theo luật tự vệ của bang.

Những người biểu tình ở Minneapolis đã đổ ra đường sau cái chết của Floyd và vào tối 27/5, biểu tình biến thành bạo loạn, khiến thống đốc Minnesota phải ban hành lệnh giới nghiêm và đề nghị triển khai Vệ binh Quốc gia đến bang này.

Một người biểu tình đốt phá hôm 30/5 ở Minneapolis, bang Minnesota, nhằm phản đối cái chết của người da màu George Floyd. Ảnh: Reuters.

Một người biểu tình đốt phá ở Minneapolis, bang Minnesota, hôm 30/5 nhằm phản đối cái chết của người da màu George Floyd. Ảnh: Reuters.

Trong một khoảnh khắc, cái chết của Floyd thách thức phản ứng của Tổng thống Donald Trump và những người ủng hộ phong trào "Coi trọng mạng sống của cảnh sát Mỹ" (Blue Lives Matter). Chính quyền buộc phải hành động, tất cả 4 cảnh sát liên quan đến cái chết của Floyd đều bị sa thải, các lãnh đạo cảnh sát trên khắp nước Mỹ đã lên án họ và Bộ trưởng Tư pháp William Barr hứa sẽ ưu tiên điều tra vụ án. Tổng thống Trump gọi những gì xảy ra với Floyd là điều "rất, rất tồi tệ".

Tối 28/5, khi một công tố viên ở Minnaeapolis cho hay văn phòng công tố đang điều tra xem 4 cảnh sát có phạm tội hay không, biểu tình bạo lực đã nổ ra, trong đó những người biểu tình giận dữ tấn công đồn cảnh sát. Derek Chauvin, sĩ quan cảnh sát trực tiếp ghì chết Floyd bị truy tố tội giết người cấp độ ba và ngộ sát do bất cẩn, trong khi ba cảnh sát khác cũng bị điều tra và có khả năng bị truy tố.

Trên Twitter, Trump đe dọa rằng quân đội sẽ phản ứng với những kẻ bạo loạn. "Khi cướp bóc bắt đầu, những tiếng súng cũng bắt đầu", ông viết. Nhiệm kỳ của Trump từng chứng kiến những vụ bạo lực gây sốc như cuộc biểu tình của người da trắng theo chủ nghĩa dân tộc ở thành phố Charlottesville, bang Virginia, vụ thảm sát tại giáo đường Do Thái Tree of Life ở Pittsburgh, bang Pennsylvania năm 2018 hay vụ xả súng hàng loạt nhắm vào người Mexico ở El Paso, bang Texas, năm ngoái.

Ngay cả khi nước Mỹ sục sôi và hỗn loạn như thế, bạo loạn cũng không lan rộng. Tuy nhiên, bây giờ, nước Mỹ có thể đang bắt đầu một mùa hè dài, nóng của tình trạng bất ổn.

Có quá nhiều thứ khiến nước Mỹ có thể bùng cháy ngay lúc này: thất nghiệp hàng loạt, đại dịch gây bất bình đẳng về kinh tế và y tế, những thanh thiếu niên lười biếng, bạo lực liên quan đến cảnh sát, phe cực hữu thúc đẩy một cuộc "nội chiến thứ hai" ở nước Mỹ và Tổng thống "đổ thêm dầu vào mọi đám cháy".

"Tôi nghĩ rằng chúng ta thật sự đang ở trong giai đoạn mà mọi thứ sẽ căng thẳng hơn rất nhiều, trước khi mọi thứ ổn định", Heather Ann Thompson, nhà nghiên cứu lịch sử của Đại học Michigan, người từng giành giải Pulitzer năm 2016, nói.

Các cuộc  ở thành phố Minneapolis đã lan khắp nước Mỹ, buộc nhiều thành phố phải ban lệnh giới nghiêm và triển khai lực lượng Vệ binh Quốc gia để đảm bảo an ninh. Một thanh niên bị bắn chết khi một kẻ lạ mặt nổ súng vào đám đông biểu tình tại thành phố Detroit, trong khi một cảnh sát liên bang cũng thiệt mạng gần nơi biểu tình ở Oakland.

Các cuộc biểu tình có nguồn cơn từ những vụ bạo lực cụ thể của cảnh sát, nhưng chúng cũng diễn ra trong bối cảnh đại dịch lan rộng và những người da màu, đặc biệt là những lao động nghèo, phải hứng chịu những thiệt thòi khi kinh tế bị tàn phá bởi dịch bệnh.

Keith Ellison, lãnh đạo sở tư pháp Minnesota, nói rằng gần đây, khi ra ngoài hoặc chạy bộ ở Minneapolis, lòng ông "trào dâng một nỗi khắc khoải". "Nhiều người đã bị kiềm chế trong nhà suốt hai tháng, giờ đây, họ lại bị kìm chân trong một không gian khác, một thời gian khác. Có những người thất nghiệp, có người không có tiền thuê nhà, họ giận dữ và thất vọng", ông nói.

Sự thất vọng đó có thể tiếp tục tăng lên, bởi những thiệt hại kinh tế do đại dịch mới chỉ bắt đầu. Gia hạn trợ cấp thất nghiệp được quốc hội thông qua sẽ hết hạn vào cuối tháng 7. Ngân sách nhà nước bị thâm hụt và đảng Cộng hòa từ chối viện trợ đối với các bang, đồng nghĩa sẽ sớm có những cắt giảm về việc làm và dịch vụ công.

"Khi mọi người túng quẫn mà dường như không có bất kỳ sự trợ giúp nào, không có sự chỉ đạo, không có hình dung rõ ràng về những gì sẽ xảy ra, điều đó sẽ tạo điều kiện cho giận dữ và tuyệt vọng, tất cả cấu thành sự bất ổn", Keeanga-Yamahtta Taylor, một trợ lý giáo sư nghiên cứu về người Mỹ gốc Phi tại Princeton, cho biết. "Tôi sẽ không ngạc nhiên khi thấy kiểu phản ứng này ở nhiều nơi trong vài tháng tới".

Nhưng nếu nước Mỹ giống như một mồi lửa vào lúc này thì không chỉ vì những áp lực kể trên. Hồi giữa tuần, các nhà báo Robert Evans và Jason Wilson bày tỏ lo ngại về phong trào "boogaloo", một phong trào cực hữu của Mỹ.

Những thành viên phong trào này kỳ vọng thời tiết ấm áp hơn sẽ tạo điều kiện cho những cuộc đối đầu vũ trang với lực lượng hành pháp và đang thúc đẩy một cuộc nội chiến Mỹ lần hai. Evans và Wilson cho rằng trong bối cảnh đầy chia rẽ do đại dịch, phong trào này có thể góp phần thúc đẩy bạo lực lan rộng trên đường phố Mỹ.

Mai Lâm (Theo NY Times)

Let's block ads! (Why?)

Bạo loạn, biểu tình đốt nóng nước Mỹ

Hàng nghìn người biểu tình đòi công lý cho George Floyd, người đàn ông da màu 46 tuổi bị cảnh sát ghì chết ở Minneapolis, tập trung bên ngoài Nhà Trắng hôm 30/5, xô đổ hàng rào an ninh và đụng độ lực lượng cảnh sát, mật vụ. Đám đông liên tục hô vang "Giơ tay rồi, đừng bắn" khi chạm trán các nhân viên Mật vụ Mỹ và bị họ dùng hơi cay đẩy lùi. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay ông vẫn an toàn trong Nhà Trắng và ca ngợi lực lượng an ninh đã "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ". Ông trước đó cảnh báo người biểu tình sẽ "gặp phải chó dữ" nếu xô đổ hàng rào Nhà Trắng. 

Let's block ads! (Why?)

Cựu phó chủ tịch huyện bị khởi tố

Phú YênHơn một tuần sau khi bị cách chức Phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa, ông Lê Tấn Thảo, 44 tuổi, bị khởi tố với cáo buộc sai phạm trong quản lý đất.

Ông Thảo bị điều tra về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai, theo Điều 229 Bộ luật Hình sự 2015, được tại ngoại, đại tá Lương Tấn Dĩnh - Trưởng phòng Tham mưu Công an Phú Yên cho biết ngày 31/5.

Hôm 20/5, ông Thảo bị Phó chủ tịch UBND huyện Đông Hòa. Ban thường vụ Tỉnh ủy cũng đã thi hành , cách chức vụ; ủy viên Ban thường vụ huyện ủy, Bí thư Đảng ủy cơ quan chính quyền huyện đối với ông Thảo, cuối tháng 3.

Cựu phó chủ tịch huyện bị xác định đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, để cấp dưới tham mưu, ký nhiều quyết định chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng.

Hồi tháng 2, ông Nguyễn Văn Tiên (nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Hòa), bà Nguyễn Thị Dung (chuyên viên) cũng bị, bắt tạm giam về tội Vi phạm các quy định về quản lý đất đai. Ông Lê Bá Hùng, cán bộ của phòng này bị khởi tố với tội trên, nhưng được tại ngoại.

Theo điều tra, năm 2018-2019, ông Tiên khi đương chức Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã cùng bà Dung, ông Hùng hợp thức hóa các hồ sơ chuyển đổi mục địch sử dụng đất của nhiều hộ dân mà không qua thẩm định, trái quy định về quản lý đất, gây thất thoát cho ngân sách.

Xuân Ngọc

Let's block ads! (Why?)