Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2024

'Sai lầm bi thảm' của Israel khi không kích trại tị nạn Rafah

Israel phạm sai lầm khi không dùng vũ khí nhỏ, chính xác hơn khi không kích trại tị nạn Rafah, khiến nhiều dân thường thiệt mạng.

Cơ quan y tế ở Dải Gaza cho biết ít nhất 45 người chết và 249 người bị thương sau khi "Trại Hòa bình Kuwait 1" ở Tal al-Sultan, ngoại ô thành phố Rafah ở miền nam Dải Gaza trúng đòn không kích đêm 26/5 của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF). Sự việc làm dấy lên làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, nhắm vào Israel.

Trước phản ứng dữ dội của dư luận, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 28/5 thừa nhận vụ không kích là "sai lầm bi thảm" và cho biết nước này đang điều tra nguyên nhân gây ra thương vong lớn về dân thường.

IDF nhấn mạnh mục tiêu mà lực lượng này nhắm tới khi đó là hai quan chức cấp cao của nhóm vũ trang Hamas, thêm rằng khi vụ tấn công xảy ra, những người này ở trong tòa nhà cách vùng nhân đạo do Israel chỉ định khoảng 1,7 km. Trước khi ném bom, tình báo quân đội Israel nhận định đòn đánh sẽ không gây thiệt hại cho dân thường xung quanh.

Hiện trường vụ tập kích của Israel tại trại tị nạn ở Rafah đêm 26/5. Ảnh: Al Jazeera

Hiện trường vụ tập kích của Israel tại trại tị nạn ở Rafah đêm 26/5. Ảnh: Al Jazeera

Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự chỉ ra rằng IDF đã không tính đến thực tế nhiều người tị nạn sinh sống phân tán trong khu vực, trong khi Israel không phát bất cứ lệnh sơ tán nào trước khi thực hiện vụ tập kích. Bởi vậy, nhiều người dân tại khu trại bị cháy không nghĩ mình sẽ bị tổn hại, dù nơi nơi họ sống không nằm trong vùng nhân đạo được chỉ định, theo AP.

Israel chưa đề cập vị trí của khu trại bị cháy so với địa điểm mà lực lượng này không kích, nhưng đã công bố ảnh vệ tinh cho thấy có một số lều trại của dân thường ở cách nơi bị ném bom khoảng 180 mét.

Tel Aviv nhấn mạnh không có căn lều nào "ở ngay sát" mục tiêu vào thời điểm vụ không kích xảy ra, song "do những tình huống không lường trước được, hỏa hoạn đã bùng phát và cướp đi sinh mạng của dân thường Gaza gần đó".

'Sai lầm bi thảm' của Israel khi không kích trại tị nạn Rafah

Khoảnh khắc Israel ném bom vào địa điểm được cho là có hai quan chức Hamas đêm 26/5. Video: IDF

Trong video do IDF công bố, dường như có có một số người đi bộ bên cạnh khu nhà mà quân đội Israel nhắm tới trước khi vụ nổ xảy ra, cùng một số căn lều gần đó.

Israel chưa tiết lộ cụ thể vũ khí mà nước này sử dụng, song phát ngôn viên IDF Daniel Hagari cho biết họ đã dùng loại bom nhỏ nhất mà chiến đấu cơ Israel có thể mang, mỗi quả có chứa 17 kg thuốc nổ.

Ông Hagari nhấn mạnh các quả đạn với kích cỡ này không thể gây ra vụ cháy lớn như vậy, thêm rằng Israel đang điều tra khả năng cuộc không kích đã vô tình nhắm trúng kho vũ khí đặt gần mục tiêu, tạo ra vụ nổ thứ cấp khiến khu lều trại bị cháy.

Nhưng giới chuyên gia quân sự cho rằng đây là nguyên nhân gây ra "sai lầm bi thảm" của Israel, bởi những quả bom thả từ chiến đấu cơ, dù là loại nhỏ nhất, vẫn có thể gây thương vong lớn cho dân thường ở gần, vì chúng có thể tạo ra vô số mảnh văng ở khoảng cách xa sau khi phát nổ.

Hình ảnh đăng trên mạng xã hội và được AP kiểm chứng cho thấy trên các mảnh bom có ghi mã CAGE, chuỗi 5 ký tự được sử dụng để nhận dạng các nhà cung cấp vũ khí cho chính phủ Mỹ.

Dựa trên thông tin này và các bức ảnh vệ tinh về cảnh đổ nát tại hiện trường, giới chuyên gia nhận định nhiều khả năng không quân Israel đã thả bom đường kính nhỏ GBU-39 nặng 110 kg do Mỹ sản xuất vào khu trại tị nạn ở Rafah.

Chuỗi ký tự trên mảnh vỡ của quả đạn dùng trong vụ không kích trại tị nạn ở Rafah đêm 26/5. Ảnh: Telegram/hamz0381

Chuỗi ký tự trên mảnh vỡ của quả đạn dùng trong vụ không kích trại tị nạn ở Rafah đêm 26/5. Ảnh: Telegram/hamz0381

Dù có kích thước nhỏ hơn hơn phần lớn các vũ khí mà Washington viện trợ cho Tel Aviv, loại bom này vẫn có thể gây sát thương trên diện rộng, do nó được thiết kế để bắn ra các mảnh vỡ bay xa tối đa 2 km sau khi phát nổ.

"Họ mang theo hai quả bom mà mảnh vỡ có thể gây sát thương trong phạm vi 600 mét ở khu vực đông dân cư. Nếu họ muốn hạn chế thiệt hại với dân thường thì đây là điều không hợp lý", Trevor Ball, cựu chuyên gia rà phá bom mìn của lục quân Mỹ, nhận định.

Theo Ball và Mark Cancian, cố vấn cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS), việc Israel chỉ đề cập đến lượng thuốc nổ nặng 17 kg bên trong quả đạn thay vì tổng trọng lượng 110 kg của nó là điều "bất thường".

Dựa vào hình ảnh hiện trường, họ nhận định rằng các quả bom dường như đã được thiết kế để phát nổ trước khi xảy ra va chạm, nhằm đảm bảo mục tiêu sẽ bị tiêu diệt, song chiến thuật này có nguy cơ gây ra thiệt hại ngoài dự kiến rất lớn với dân thường.

Ball cho biết bom GBU-39 có nhiều cơ chế kích hoạt. Ngòi nổ của bom GBU-39 có thể được điều chỉnh để nó phát nổ khi va chạm, điều sẽ tạo ra hố bom ở hiện trường, hoặc kích hoạt sau đó một lúc nếu mục đích là xuyên sâu để phá lô cốt, hầm ngầm.

Quả bom cũng có thể lắp ngòi nổ để kích hoạt trên không, ngay trước khi va chạm, nhằm đánh trúng nhiều mục tiêu cùng lúc. Điều này giúp tối đa hóa khả năng gây sát thương trong một vùng, song có thể gây ra các vụ nổ thứ cấp nếu có chất dễ cháy gần đó, theo chuyên gia Ball.

Bom GBU-39. Ảnh: Không quân Mỹ

Bom GBU-39. Ảnh: Không quân Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken hôm 29/5 cho biết Washington đang đợi kết quả điều tra để xác định loại vũ khí nào đã được Israel dùng trong vụ không kích, cũng như cách nó được sử dụng.

Trong trường hợp thông tin Israel thả bom đường kính nhỏ được xác nhận, "mọi người có thể thấy rằng ngay cả các cuộc tấn công có chủ đích, có trọng tâm và trên quy mô hạn chế nhằm vào các tay súng đã sát hại nhiều dân thường vô tội cũng có thể gây ra hậu quả khủng khiếp và không lường trước được", ông Blinken nhấn mạnh.

Giới chuyên gia nhận định quân đội Israel có nhiều lựa chọn khác để sử dụng thay vì bom GBU-39 khi nhắm vào mục tiêu ở khu vực có dân thường sinh sống gần đó. Theo Cancian, IDF từng nhiều lần sử dụng thiết bị bay không người lái (drone) để khai hỏa các loại vũ khí nhỏ và chính xác hơn, gây ra ít thiệt hại ngoài dự kiến.

Chuyên gia này cho rằng quân đội Israel đáng lẽ nên dùng tên lửa Mini-Spike, loại đạn chống bộ binh có kích thước nhỏ hơn, nếu chỉ muốn nhắm vào các lãnh đạo Hamas.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby ngày 29/5 cũng nhận định rằng Israel cần phải "nhắm mục tiêu một cách chính xác và cân nhắc hơn", dựa trên các thông tin mà Tel Aviv đã công bố.

Vị trÍ Tal al-Sultan. Đồ họa: BBC

Vị trÍ Tal al-Sultan. Đồ họa: BBC

Phạm Giang (Theo AP)

Adblock test (Why?)

Cơ sở năng lượng Kiev bị phá hủy sau đòn tấn công của Nga

Ukraine tuyên bố chặn tên lửa hành trình và 4 UAV tự sát Nga nhằm vào Kiev, nhưng mảnh vỡ đã làm hư hỏng hạ tầng năng lượng thành phố.

Bộ tư lệnh không quân Ukraine cho biết Nga rạng sáng nay triển khai một tên lửa hành trình Iskander-K và 4 máy bay không người lái (UAV) tự sát kiểu Shahed-136/131 nhằm vào thủ đô Kiev, đồng thời phóng 5 quả đạn từ hệ thống phòng không S-300/400 để tấn công mục tiêu ở tỉnh Kharkov.

"Lực lượng phòng không đã bắn hạ tên lửa Iskander-K trên vùng trời Kiev, cùng 4 máy bay Shahed ở ranh giới tỉnh Kiev, Zaporizhzhia và Dnipro", cơ quan này cho hay, nhưng không đề cập tới 5 quả đạn S-300/400.

Lính cứu hỏa Ukraine tại một địa điểm bị cháy sau cuộc tập kích của Nga nhằm vào Kiev sáng 31/5. Ảnh: Reuters

Lính cứu hỏa Ukraine tại một địa điểm bị cháy sau cuộc tập kích của Nga nhằm vào Kiev sáng 31/5. Ảnh: Reuters

Serhiy Popko, lãnh đạo cơ quan quân sự Kiev, trước đó tuyên bố toàn bộ mục tiêu trên không đều bị đánh chặn và không có người bị thương, nhưng mảnh vỡ tên lửa rơi xuống đã làm hư hại hạ tầng năng lượng và lưới điện ở thủ đô của Ukraine.

Công ty điện lực tư nhân DTEK lớn nhất Ukraine nói rằng đòn tập kích đã phá hủy một cơ sở năng lượng và làm hư hại mạng lưới truyền tải điện ở quận Holosiivsky, phía nam Kiev. Năng lượng tại khu vực này đã được khôi phục nhờ các nguồn cung cấp dự phòng, nhưng một số khu dân cư và doanh nghiệp vẫn bị mất điện.

Cuộc tấn công có quy mô nhỏ hơn nhiều so với những đòn tập kích lớn, vốn huy động hàng chục tên lửa và UAV, nhằm vào Kiev và các tỉnh miền trung, miền tây Ukraine trước đó.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Nga liên tục tập kích cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng ở Ukraine bằng UAV và tên lửa kể từ ngày 22/3, khiến nhiều khu vực ở quốc gia Đông Âu chịu cảnh mất điện. Các đợt tập kích đã khiến một nửa hệ thống năng lượng của Ukraine bị phá hoại.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đầu tháng 4 nói các cuộc tập kích vào hạ tầng năng lượng Ukraine là một phần trong kế hoạch "phi quân sự hóa" của Moskva. Ông thêm rằng hoạt động này cũng nhằm đáp trả nỗ lực tấn công của Ukraine nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng Nga như nhà máy lọc dầu, khi xung đột bước sang năm thứ ba.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2024

Cuộc sống 'tệ hơn địa ngục' của lính Ukraine ở tiền tuyến

Suy nhược cả về thể chất và tinh thần tới mức hoảng sợ, Viktor vẫn phải tiếp tục chiến đấu giữ phòng tuyến vì tin rằng rất khó có ai thay thế.

Pháo binh Nga bắt đầu khai hỏa từ trước khi trời sáng. Viktor, lính bộ binh Ukraine thuộc Lữ đoàn Cơ giới số 58, bước vào chiến hào tối tăm và châm điếu thuốc, cẩn thận dùng tay che đốm lửa để tránh bị phát hiện. Một tiếng nổ lớn vang lên đằng xa, khi quả đạn pháo Nga rơi xuống.

Viktor nấp dưới tấm lưới ngụy trang và nhìn bầu trời vừa hửng sáng phía trên. Tiếng vo ve của chiếc máy bay không người lái (drone) vang lên trên đầu. Nó bay hàng chục mét từ đầu chiến hào và dừng lại ngay phía trên Viktor.

Anh nín thở. Một lát sau, tiếng vo ve tiếp tục vang lên. "Nó là một chiếc drone của chúng tôi", người lính 37 tuổi nói và đưa điếu thuốc lên miệng.

Mặt trời cuối cùng cũng ló rạng và âm thanh ồn ào của cuộc chiến vang lên. Trong nhiều tuần, Viktor hầu như không ngủ khi pháo binh và drone Nga liên tục nhắm vào vị trí của anh. Vào ban ngày, anh làm nhiệm vụ cảnh giới, đề phòng quân Nga tìm cách băng qua bãi mìn phía trước trận địa. Đến đêm, anh cầm xẻng đào và gia cố chiến hào.

"Họ liên tục khai hỏa và điều lực lượng trinh sát trận địa. Chúng tôi phải sống sót bằng mọi giá và giữ vững phòng tuyến", anh nói.

Đây là khởi đầu một ngày mệt mỏi nữa trên chiến tuyến miền đông Ukraine. Viktor sẽ hạn chế di chuyển nhất có thể trong chiến hào, cách vị trí tập kết của quân Nga chưa đầy 800 mét. Trong 7 tháng qua, đơn vị của anh đã cố thủ ở khu vực này, đẩy lùi nhiều đợt tấn công dữ dội của quân Nga.

Viktor, lính bộ binh Ukraine, đứng trong chiến hào ở vùng Donetsk ngày 13/4. Ảnh: Reuters

Viktor, lính bộ binh Ukraine, đứng trong chiến hào ở vùng Donetsk ngày 13/4. Ảnh: Reuters

Bước sang năm thứ ba xung đột, các lãnh đạo quân sự Ukraine thừa nhận tình hình chiến trường miền đông đã xấu đi. Hai năm chiến tranh trước đó đã tiêu hao nhiều đạn dược và nhân lực của Ukraine, trong khi cuộc phản công mùa hè năm ngoái thất bại cũng làm suy yếu tinh thần của binh sĩ nước này.

Dọc theo chiến tuyến miền đông, các đơn vị bộ binh, pháo binh và UAV của Ukraine đều phàn nàn về tình trạng thiếu đạn dược trầm trọng và kiệt sức, cùng nhu cầu cấp thiết bổ sung nhân lực. Tuy nhiên, đợt tấn công biên giới của Nga vào khu vực Kharkov hồi đầu tháng này có thể sẽ khiến Ukraine phải chuyển hướng nguồn lực từ các khu vực khác đến đó, khiến lực lượng của họ bị dàn mỏng thêm vào thời điểm quan trọng của cuộc chiến.

Mỹ hồi tháng 4 thông qua gói viện trợ 61 tỷ USD sau nhiều tháng trì hoãn và Ngoại trưởng Antony Blinken trong chuyến thăm Kiev tháng này đảm bảo rằng viện trợ "đang trên đường tới" Ukraine, trong đó một số đã được bàn giao.

Trrong cuộc phỏng vấn với Reuters tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi đồng minh phương Tây tăng tốc viện trợ, lưu ý mọi quyết định hỗ trợ Ukraine mà họ đưa ra đều "trễ khoảng một năm".

Trong khi đó, Nga tiếp tục tấn công Ukraine bằng nguồn lực dường như vô tận. Lực lượng Nga đã có những bước tiến ổn định trong những tháng gần đây. Hồi tháng 2, họ kiểm soát thành phố Avdeevka ở phía đông. Giờ đây, họ tìm cách kiểm soát Chasov Yar, thành phố chiến lược sẽ tạo điều kiện cho quân Nga tiến sâu vào những thành phố còn lại của tỉnh Donetsk.

Tổng thống Zelensky cho biết đợt tấn công gần đây của Nga vào Kharkov dường như khiến thế giới quên mất những trận chiến khốc liệt đang diễn ra ở Donetsk.

Trước khi chiến sự nổ ra, Viktor là thợ làm khung cửa sổ ở ngoại ô Uman, thành phố miền trung Ukraine. Vợ Viktor vừa sinh con gái và họ sống cùng bố mẹ anh.

Viktor nhận được giấy gọi nhập ngũ 4 tháng sau khi xung đột bùng phát. Anh nhanh chóng được điều tới khu vực bắc Ukraine, giáp biên giới Nga, để đào chiến hào và công sự. Sau đó, anh được triển khai tới Bakhmut ở miền đông Ukraine.

Tháng 9 năm ngoái, Viktor được trao một khẩu súng máy Browning và được dạy cách vệ sinh, bảo quản vũ khí. Một tuần sau, anh được chuyển đến mặt trận ở Donetsk.

Vào mùa đông, nhiệt độ ở chiến hào xuống tới âm 26 độ. Vào những ngày ấm hơn, chiến hào lại biến thành bùn lầy. Họ liên tục phải cảnh giác với drone Nga bay lượn trên đầu, sẵn sàng thả lựu đạn xuống chiến hào.

Trong một cuộc tấn công vào đầu năm nay, thiết giáp Nga xộc vào trận địa, chỉ cách vị trí của Viktor vài mét. Anh điều khiển súng máy bắn vào chiếc xe để chuyển hướng nó đến bãi mìn. Một quả mìn phát nổ sau đó.

Viktor và chỉ huy của anh cho biết các binh sĩ Nga bị thương sau vụ nổ cố gắng bò qua bãi mìn để quay lại vị trí tập trung. Ngay sau đó, Nga tăng cường các cuộc tập kích vào vị trí của Viktor.

"Tất nhiên chỉ huy Nga rất tức giận. Họ mất thiết bị, mất người nên bắt đầu đáp trả bằng mọi thứ họ có vào vị trí của chúng tôi", Viktor nói.

Vào lúc đỉnh điểm giao tranh, Viktor cho rằng tất những gì có thể làm là cầu nguyện. Khi mùa xuân đến, cây cối ở đây không đâm chồi nảy lộc. Tất cả những gì Viktor thấy là những thân cây cháy đen vì bom đạn.

Sau nhiều tháng cố giữ phòng tuyến trước đối thủ có nguồn nhân lực và vật lực áp đảo, Viktor tỏ rõ sự mệt mỏi, kiệt sức. Chết chóc, thương vong xảy ra liên tục.

Cục diện chiến trường miền đông Ukraine. Đồ họa: Reuters

Cục diện chiến trường miền đông Ukraine. Đồ họa: Reuters

Báo cáo tình báo Mỹ hồi tháng 12/2023 cho biết Nga mất tới 90% nhân lực so với lúc bắt đầu chiến dịch, với khoảng 315.000 binh sĩ thương vong. Theo cơ quan tình báo Ukraine, bất chấp tổn thất, Nga ước tính vẫn còn gần 500.000 quân ở Ukraine và đang tiếp tục bổ sung lực lượng. Quan chức Ukraine cho biết Nga có kế hoạch bổ sung 300.000 tân binh cho cuộc tấn công mùa hè.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Nga tháng này cho biết Moskva không có kế hoạch huy động quân mới. Quan chức Nga cũng nói rằng đánh giá của phương Tây về tổn thất của Nga không chính xác.

Ông Zelensky gần đây ký đạo luật huy động quân gây nhiều tranh cãi để củng cố lực lượng Ukraine, hiện ước tính có 800.000 người. Dự luật được thông qua hồi tháng thứ 4, hạ tuổi nhập ngũ từ 27 xuống 25. Chính phủ Ukraine không nói luật sẽ huy động thêm bao nhiêu người và cần bao lâu để họ có thể tăng cường quân cho tiền tuyến.

"Mọi thứ ở đây không giống như những gì bạn thấy trên bản đồ với những đường kẻ và mũi tên. Chúng tôi nhìn thấy bạn bè của mình, những gì xảy ra với họ và những gì mà chúng tôi đang chiến đấu. Đó là địa ngục và thậm chí còn tệ hơn thế", Viktor nói.

Hồi tháng 2, những cuộc tấn công liên tục của Nga khiến Viktor thiếu ngủ và sợ hãi. Một buổi sáng thức dậy, anh thậm chí không còn đủ sức để tới vị trí chiến đấu.

"Tôi không thể bình tĩnh được. Không phải tôi không muốn đi mà là không thể đi được. Tôi mệt mỏi cả về thể chất và tinh thần", anh nói.

Viktor cảm thấy như tê liệt vì lo lắng. Điều gì sẽ xảy ra nếu anh không hoàn thành tốt nhiệm vụ? Điều gì sẽ xảy ra nếu anh khiến đồng đội, những người xem anh như anh em phải thất vọng?

Viktor chia sẻ những lo lắng với chỉ huy. Dù mặt trận đang thiếu nhân lực trầm trọng, chỉ huy vẫn cho Viktor vài ngày nghỉ ngơi và dành thời gian nói chuyện với bác sĩ tâm lý. Khoảng thời gian ngắn ngủi đó đã cứu anh, giúp anh vượt qua khủng hoảng.

"Cái chết có thể đến bất kỳ lúc nào. Tôi cũng dần quen với ý tưởng rằng cái chết có thể xảy ra và bạn không thể thoát khỏi nó", Viktor nói.

Đột nhiên, tiếng hú của hỏa lực pháo binh lao tới khiến anh phải vội vã tìm chỗ nấp. "Nấp vào trong đi", anh hét lên cùng lúc với tiếng nổ vang trời. Một tiếng hú khác tiếp tục vang lên, lần này ở gần hơn. Những bức tường đất của chiến hào rung chuyển. Sau đó tất cả rơi vào im lặng.

Một lúc sau, tiếng cầu cứu của một người lính Ukraine vang lên trên bộ đàm. Vị trí của người lính cách chiến hào của Viktor vài trăm mét đã bị tấn công và có thể là do drone tự sát của Nga. Chúng thường mang theo chất nổ và lao thẳng vào mục tiêu tấn công.

"Một 200, ba 300", người lính nói qua bộ đàm, sử dụng mật mã quân đội với ý nghĩa là một người chết và ba người bị thương.

"Tôi phải làm gì tiếp theo?", người lính hỏi. Anh được yêu cầu giữ nguyên vị trí và không cố gắng vượt qua bãi mìn.

Viktor cho biết nỗ lực giải cứu nhóm lính đó không thể bắt đầu trước khi trời tối. Qua bộ đàm, những người lính bị thương được yêu cầu chờ đợi thêm 8 tiếng nữa cho tới khi màn đêm buông xuống, để đội sơ tán đến giải cứu. Sau đó, họ sẽ được đưa tới cơ sở y tế gần tiền tuyến, trong khi một nhóm khác được điều động tới giữ vị trí thay thế.

Một tiếng nổ tiếp tục vang lên từ phía vị trí nhóm lính bị thương. Viktor cho biết quân Nga "đang cố gắng kết liễu họ". Một số drone Nga sà xuống vị trí của họ và thả lựu đạn.

Viktor hút thêm điếu thuốc nữa. Anh không thể đếm được số lính chết hoặc bị thương mà anh từng thấy. Hơn bất kỳ điều gì, Viktor ước mình được về nhà, nhưng thêm rằng cơ hội để có một người lính khác thay thế vị trí của anh ở tiền tuyến là rất mong manh.

Nhiều lính Ukraine cho biết ngay cả khi chính phủ thông qua luật huy động quân, nhiều thanh niên Ukraine cũng sẽ không muốn bị đưa tới tiền tuyến khắc nghiệt.

"Không ai muốn thay thế chúng tôi? Ai sẽ muốn tới đây chứ?", anh nói.

Một binh sĩ Ukraine ở gần thành phố Avdeevka hôm 20/2. Ảnh: Reuters

Một binh sĩ Ukraine ở gần thành phố Avdeevka hôm 20/2. Ảnh: Reuters

Cách đó vài chục km, tại ngôi làng bị tàn phá ở phía nam Donetsk, một người lính khác đang nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính trong hầm trú ẩn tối tăm được sử dụng làm căn cứ chỉ huy. Roman, chỉ huy 38 tuổi của một trung đội hỗ trợ hỏa lực, nheo mắt nhìn màn hình đang hiện lên những hình ảnh do camera ảnh nhiệt ghi lại.

Roman tình nguyện tham gia chiến đấu từ năm 2022. Vào thời điểm Nga bắt đầu chiến dịch, anh đang sống ở Marseille, Pháp. Tại đây, anh gặp và kết hôn với một phụ nữ Pháp, mở nhà hàng pizza.

"Tôi thực sự đang sống cuộc sống mình mơ ước. Đó là tất cả những gì tôi muốn sau nhiều năm vất vả mưu sinh", anh nói.

Khi xung đột nổ ra, vợ và mẹ cầu xin anh đừng trở về Ukraine. Song Roman cảm thấy rất xấu hổ nếu không trở về chiến đấu bảo vệ đất nước. Anh nhanh chóng gia nhập lực lượng phòng vệ Ukraine, đầu tiên tới Mykolaiv và Kherson ở miền nam đất nước, trước khi chuyển đến Bakhmut ở vùng Donbass.

Roman hiện là chỉ huy của 32 lính Ukraine trong Lữ đoàn Cơ giới số 58 đang chiến đấu ở khu vực Donetsk. Tất cả trận chiến của Roman gần như hoàn toàn diễn ra trên màn hình.

Cách tiền tuyến vài km, ba người lính trong đơn vị ngồi trong căn hầm chật chội, chờ lệnh từ Roman để phóng drone. Không giống như pháo binh hay các đội UAV tầm xa, đơn vị của họ cần ở gần tiền tuyến hơn, vì drone trinh sát có tầm bay ngắn. Cả đêm lẫn ngày, họ ngồi dưới lòng đất chờ lệnh điều khiển drone Mavic để giám sát khu vực và thả lựu đạn vào mục tiêu Nga.

Trong một chuyến bay trinh sát, drone của Roman phát hiện người lính Nga nấp dưới tán cây rậm rạp.

"Anh ta không thấy drone nên nghĩ mình an toàn. Nhưng không ai an toàn cả", Roman nói khi nhìn hình ảnh người lính qua màn hình.

Sau khi phát hiện drone Ukraine, người lính Nga vội lao xuống cái hố dưới tán cây, song Denys đã kịp thả một quả lựu đạn tự chế vào vị trí của người này.

"Khá lắm, chàng trai", Roman kêu lên, nhìn chằm chằm vào đám khói bụi bốc lên từ cái hố.

Roman cho biết mục tiêu của họ là khiến quân Nga sợ hãi. "Chúng tôi muốn họ ngồi yên trong hầm trú ẩn và thậm chí không dám ngóc đầu lên. Nếu bất kỳ khi nào thấy có chuyển động, chúng tôi sẽ tấn công họ bằng drone, UAV, đạn pháo hoặc súng máy, khiến họ phải sợ hãi ngay cả khi đi vệ sinh", anh nói.

Tuy nhiên, Roman thực lòng chưa từng mong trở thành một người lính. Trong những bức ảnh vài năm trước, anh là một người đàn ông vô tư, luôn mỉm cười, thoải mái ăn pizza với bạn bè hoặc chụp ảnh trên cánh đồng lúa ở Bali. Anh nhập ngũ ngay sau khi kết hôn và trong tuần cuối ở Pháp, anh đã lập di chúc để đảm bảo vợ sẽ được chăm sóc nếu anh tử trận.

"Vợ tôi liên tục hỏi khi nào chuyện này mới kết thúc. Và tôi nói tôi không có câu trả lời", Roman nói.

Lúc đầu anh nghĩ mình có thể chỉ xa nhà 1-2 năm, nhưng giờ anh tin chiến tranh sẽ tiếp tục ít nhất vài năm nữa. Quyết định tiếp tục chiến đấu của những người lính Ukraine như anh không hẳn là lựa chọn, mà đó là vấn đề về sự sống và cái chết của người dân, đất nước Ukraine. Roman tin rằng nếu Nga thắng ở Ukraine, không ai ở châu Âu có thể an toàn.

"Đối với châu Âu và toàn thế giới, chúng tôi đang ở tuyến đầu để bảo vệ họ. Bởi vì Nga sẽ không dừng lại ở Ukraine", anh nói.

Tại khu vực phía bắc sở chỉ huy của Roman, đơn vị pháo binh đang chờ đợi đợt giao đạn mới. Tình trạng thiếu đạn pháo của Ukraine đã trở thành yếu tố quyết định trong cuộc chiến ngăn bước tiến của Nga. Đợt tấn công qua biên giới của Nga ở Kharkov sẽ làm gia tăng căng thẳng cho mặt trận miền đông. Trong các cuộc phỏng vấn gần đây, Tổng thống Zelensky cho biết Nga đang khai hỏa đạn pháo gấp 10 lần Ukraine.

Một trong những mục tiêu của Nga là Kupyansk, thành phố thuộc vùng Kharkov mà Moskva kiểm soát đầu năm 2022 nhưng Ukraine giành lại cuối năm đó. Lực lượng Nga hiện cách thành phố khoảng 10 km.

Oleksii, người lính 27 tuổi trong đơn vị pháo binh của Lữ đoàn Cơ giới số 57, tình nguyện gia nhập lực lượng Ukraine cách đây 5 năm. Anh cho biết bản thân và đồng đội luôn có động lực chiến đấu, nhưng điều khiến họ lo lắng là tình trạng thiếu đạn pháo.

Vào năm 2022, một đơn vị pháo binh có thể khai hỏa 40-100 quả đạn mỗi ngày. Song hiện tại, con số này giảm xuống 2-3 quả mỗi ngày và nhiều nhất là hơn chục quả, theo Oleksii. Tổng thống Zelensky hồi tháng 2 cho biết Ukraine chỉ nhận được khoảng 30% trong số một triệu quả đạn pháo mà Liên minh châu Âu cam kết giao vào tháng 3.

Trong khi đó, Nga có nhà máy sản xuất đạn pháo trên khắp đất nước. "Người Nga có thể dùng hỏa lực pháo binh như kiểu bắn súng máy. Nó là vô tận", chỉ huy đơn vị tên Yurii nói.

Chỉ huy 53 tuổi nhấn mạnh "không thể chỉ nhìn vào những bức ảnh để hiểu được sự khủng khiếp của cuộc chiến này".

Thanh Tâm (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Thêm quốc gia châu Âu muốn công nhận nhà nước Palestine

Chính phủ Slovenia thông qua quyết định công nhận nhà nước Palestine và đang chờ quốc hội phê chuẩn.

"Chính phủ đã quyết định công nhận Palestine là nhà nước độc lập và có chủ quyền", Thủ tướng Slovenia Robert Golob phát biểu tại cuộc họp báo ở thủ đô Ljubljana hôm nay. Quyết định của chính phủ Slovenia cần được quốc hội nước này phê chuẩn, dự kiến vào ngày 4/6.

Thủ tướng Golob kêu gọi Israel và Hamas dừng giao tranh ở Gaza và trả tự do cho toàn bộ con tin. "Đây là thông điệp hòa bình", ông nói.

Chính phủ Slovenia đã thượng một lá cờ Palestine cạnh quốc kỳ Slovenia và cờ Liên minh châu Âu (EU) trước tòa nhà chính phủ ở trung tâm Ljubljana.

Israel chỉ trích quyết định của chính phủ Slovenia. Ngoại trưởng Israel Israel Katz cho rằng Slovenia công nhận nhà nước Palestine là "trao thưởng" cho Hamas sau khi lực lượng này đột kích miền nam Israel gây thương vong lớn và bắt con tin ngày 7/10/2023.

"Đông thái gây tổn hại đến quan hệ hữu nghị giữa người dân Slovenia và Israel", ông Katz nói. "Tôi hy vọng quốc hội Slovenia bác bỏ đề xuất của chính phủ".

Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), được quốc tế coi là đại diện hợp pháp duy nhất của người dân Palestine, chưa bình luận về thông tin.

Thủ tướng Slovenia Robert Golob tại cuộc họp báo ở Brdo pri Kranju ngày 26/3. Ảnh: Reuters

Thủ tướng Slovenia Robert Golob tại cuộc họp báo ở Brdo pri Kranju ngày 26/3. Ảnh: Reuters

Trước Slovenia, Tây Ban Nha, Ireland, Na Uy ngày 28/5 đã chính thức công nhận nhà nước Palestine, mô tả động thái nhằm hướng tới hòa bình, dù bị Israel chỉ trích gay gắt.

Động thái của Tây Ban Nha, Na Uy và Ireland đồng nghĩa có 145 trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc và 10 trong số 27 nước EU công nhận nhà nước Palestine.

8 nước EU đã công nhận nhà nước Palestine trước đó gồm Thụy Điển, Cyprus, Hungary, Cộng hòa Czech, Ba Lan, Slovakia, Romania và Bulgaria. Malta thông báo sẽ sớm hành động tương tự, trong khi quốc hội Đan Mạch ngày 28/5 đã bác dự luật công nhận nhà nước Palestine.

Hầu hết các chính phủ phương Tây, trong đó có Mỹ, tuyên bố sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine, song phải vào thời điểm sau khi đạt được thỏa thuận về các vấn đề nan giải như biên giới cuối cùng và tình trạng của Jerusalem. Chiến sự đang diễn ra ở Gaza khiến xuất hiện ngày càng nhiều lời kêu gọi công nhận nhà nước Palestine.

Như Tâm (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2024

Mỹ sẽ tẩy chay lễ tưởng niệm Tổng thống Iran ở Liên Hợp Quốc

Quan chức Mỹ nói Washington sẽ tẩy chay lễ tưởng niệm của Liên Hợp Quốc dành cho Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, người thiệt mạng trong tai nạn trực thăng.

Theo truyền thống, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc gồm 193 thành viên sẽ nhóm họp để tưởng nhớ nguyên thủ quốc gia qua đời trong thời gian đương nhiệm. Lễ tưởng niệm Tổng thống Iran Ebrahim Raisi dự kiến diễn ra ngày 30/5.

"Mỹ sẽ không tham dự sự kiện này dưới bất kỳ tư cách nào. Liên Hợp Quốc nên đứng về phía người dân Iran, không nên tưởng nhớ người đã khiến họ phải khổ sở nhiều thập kỷ. Ông Raisi liên quan nhiều sự việc khủng khiếp, trong đó có hành hình hàng nghìn tù nhân năm 1988", một quan chức Mỹ giấu tên cho biết hôm 29/5.

Quan chức này cáo buộc "một số hành vi vi phạm nhân quyền, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái, diễn ra trong nhiệm kỳ của ông Raisi".

Người Iran tập trung Iran tưởng nhớ Tổng thống Ebrahim Raisi tại Quảng trường Valiasr ở trung tâm thủ đô Tehran hôm 20/5. Ảnh: AFP

Người Iran tập trung tưởng nhớ Tổng thống Raisi tại Quảng trường Valiasr ở trung tâm thủ đô Tehran hôm 20/5. Ảnh: AFP

Ông Raisi, người theo đường lối cứng rắn và từng được coi là có khả năng kế nhiệm lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei, thiệt mạng khi trực thăng chở ông cùng Ngoại trưởng Hossein Amir-Abdollahian và 7 quan chức bị rơi trong điều kiện thời tiết xấu ở vùng núi gần biên giới với Azerbaijan hôm 19/5. Iran cho biết vụ rơi trực thăng là "sự cố kỹ thuật".

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã dành phút mặc niệm khi bắt đầu cuộc họp hôm 20/5 để tưởng nhớ các nạn nhân vụ rơi trực thăng. Phó đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Robert Wood miễn cưỡng đứng cùng 14 người đồng cấp.

Mỹ sau đó gửi "lời chia buồn chính thức" tới Iran, song nhấn mạnh động thái này diễn ra theo nghi thức ngoại giao, không phải để bày tỏ ủng hộ ông Raisi. Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bị một số nghị sĩ Cộng hòa chỉ trích vì gửi lời chia buồn.

Ông Raisi, 63 tuổi, trở thành Tổng thống Iran năm 2021. Tổ chức Ân xá Quốc tế từng cáo buộc ông là thành viên ủy ban đặc biệt được thành lập theo lệnh của lãnh tụ tối cao Khamenei để xét xử và hành hình hàng nghìn người trong các nhà tù ở Tehran năm 1988.

Khi được hỏi về cáo buộc đó, ông Raisi trả lời rằng "nếu một thẩm phán, một công tố viên bảo vệ an ninh của người dân, ông ấy nên được khen ngợi. Tôi tự hào vì đã bảo vệ nhân quyền ở mọi vị trí mà tôi đảm nhận cho đến nay". Những cáo buộc càng khiến ông trở thành người được nhiều cử tri bảo thủ ở Iran ủng hộ.

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Thế khó của Mỹ khi ICJ yêu cầu Israel ngừng tấn công Rafah

Nếu không thể buộc Israel ngừng tấn công Rafah như ICJ yêu cầu, Mỹ có thể đối mặt nguy cơ bị cô lập và hứng chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.

Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) ở The Hague, Hà Lan, ngày 24/5 công bố phán quyết yêu cầu quân đội Israel lập tức chấm dứt "cuộc tấn công quân sự và những hành động có khả năng phá hủy một phần hoặc toàn bộ điều kiện sinh sống của cộng đồng người Palestine ở Rafah", phía nam Dải Gaza.

Quyết định của ICJ tăng thêm áp lực đối với Israel, quốc gia đang ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế vì cuộc chiến ở Gaza. Ba nước châu Âu gồm Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha ngày 28/5 chính thức công nhận nhà nước Palestine, động thái làm gia tăng căng thẳng với Israel.

Công tố viên trưởng Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) cũng thông báo đã xin lệnh bắt Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant, cũng như các thủ lĩnh Hamas vì cáo buộc phạm tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Raleigh, bang Bắc Carolina, ngày 26/3. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Raleigh, bang Bắc Carolina, ngày 26/3. Ảnh: Reuters

Những động thái trên cũng đẩy Mỹ vào thế khó khi đến nay, Washington vẫn kiên quyết ủng hộ chiến dịch quân sự của Tel Aviv tại Gaza. Dù phản đối cuộc tấn công lớn vào Rafah, chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng khẳng định rằng các bước mà Israel thực hiện vẫn chưa vượt quá "lằn ranh đỏ".

Mỹ, vốn tự hào là quốc gia đi đầu thế giới về nhân quyền và luật pháp quốc tế, đã im lặng kể từ khi ICJ ra phán quyết với Israel. Điều này trái ngược hoàn toàn với lần ICJ đưa ra phán quyết gần như giống hệt hồi tháng 3/2022, yêu cầu Nga "đình chỉ ngay lập tức các hoạt động quân sự" ở Ukraine.

Lưu ý rằng ICJ "đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp theo Hiến chương Liên Hợp Quốc", Bộ Ngoại giao Mỹ lúc bấy giờ nhiệt liệt hoan nghênh phán quyết và kêu gọi Nga tuân thủ.

Lần này, thay vì đưa ra tuyên bố về phán quyết của ICJ với Israel, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ phản hồi mọi câu hỏi bằng một câu trả lời duy nhất: "Chúng tôi đã rõ ràng và nhất quán về quan điểm của mình đối với Rafah".

Mỹ cho rằng chiến dịch quân sự của Israel tại Rafah là cuộc tấn công "hạn chế" nhằm tiêu diệt tận gốc Hamas trong khi tránh tối đa gây tổn hại không đáng có cho dân thường và giải thoát khoảng 100 con tin Israel vẫn bị giam ở Gaza.

Quan điểm này mâu thuẫn với kết luận từ ICJ rằng chiến dịch tại Rafah là "giọt nước tràn ly" kể từ cảnh báo cuối cùng rằng hành động của Israel ở Gaza có nguy cơ gây ra nạn diệt chủng.

ICJ, tòa án trực thuộc Liên Hợp Quốc, không có cơ chế thi hành các phán quyết của mình mà phải được Hội đồng Bảo an, nơi Mỹ có quyền phủ quyết, thông qua.

Theo các chuyên gia luật quốc tế, lệnh từ ICJ không mang tính ràng buộc trong bất kỳ trường hợp nào, vì theo quy định riêng của tòa, phán quyết này vẫn mang tính "tạm thời" cho đến khi có một phiên điều trần trình bày bằng chứng về những cáo buộc diệt chủng mà Israel đang phải đối mặt. Quá trình trên có thể mất ít nhất một năm.

Nhưng ngay cả khi không tạo ra tác động thực chất, phán quyết của ICJ vẫn phần nào khiến Israel bị cô lập hơn nữa khỏi cộng đồng quốc tế. Mỹ, đồng minh lớn nhất của Israel, chắc chắn không thể nằm ngoài vòng ảnh hưởng, bình luận viên Karen DeYoung từ Washington Post nhận xét.

"Tất cả chúng ta nên thừa nhận rằng đây là một bước chuyển biến theo hướng vô cùng tiêu cực và Mỹ đang trở nên bị cô lập vì mọi người bắt đầu đánh đồng ủng hộ của họ dành cho Israel với việc hỗ trợ và tiếp tay cho những hành động bất hợp pháp", Harold Hongju Koh, giáo sư luật quốc tế tại Trường Luật Yale, nhận xét.

Ông lưu ý đến việc 13 trên 15 thẩm phán thành viên ICJ, trong đó có những người đến từ các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Trung Đông và Arab, ủng hộ phán quyết. "Nhà Trắng không thể phớt lờ thông điệp chính trị mà hành động này truyền đi", Koh nói. "Nó có nguy cơ đặt Mỹ vào thế đối đầu với luật pháp quốc tế".

Hai phiếu phản đối phán quyết tại ICJ đến từ Julia Sebutinde, thẩm phán người Uganda, và Aharon Barak, cựu lãnh đạo Tòa án Tối cao Israel. Barak lập luận rằng lệnh này không thể ngăn cản Israel tiếp tục cuộc tấn công vì "không có bằng chứng về ý định" phạm tội diệt chủng. Ông cũng nhấn mạnh, như ICJ đã thừa nhận, rằng chính Hamas châm ngòi xung đột bằng cuộc tấn công vào Israel ngày 7/10/2023.

"Trong bối cảnh như vậy, ICJ không thể ra lệnh cho một bên dừng lại, trong khi bên kia vẫn được tự do tiếp tục", ông nói.

Nhưng phần lớn thế giới không nhìn nhận như vậy. Ngay cả trước phán quyết của ICJ, EU đã thúc giục Israel dừng chiến dịch nhắm vào Rafah, cảnh báo việc tiếp tục tấn công "chắc chắn sẽ gây căng thẳng nặng nề cho mối quan hệ giữa EU với Israel", người đứng đầu chính sách đối ngoại của khối cho biết ngày 15/5.

Theo Mohamad Bazzi, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Cận Đông Hagop Kevorkian, giáo sư báo chí tại Đại học New York, đối với phần lớn thế giới, Israel hiện là một quốc gia "cứng đầu" đã nhiều lần phớt lờ áp lực từ các tổ chức quốc tế nhằm chấm dứt cuộc chiến đẫm máu ở Gaza. Phán quyết từ ICJ có thể là "hồi chuông cảnh báo" cuối cùng cho Israel và cả Mỹ, nếu Washington vẫn im lặng, từ chối can thiệp buộc Tel Aviv dừng tay.

Những người biểu tình ủng hộ Palestine giơ bàn tay sơn đỏ khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trả lời trước phiên điều trần của tiểu ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện ngày 22/5. Ảnh: Reuters

Những người biểu tình ủng hộ Palestine giơ bàn tay sơn đỏ khi Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trả lời trước phiên điều trần của tiểu ban Phân bổ Ngân sách Hạ viện ngày 22/5. Ảnh: Reuters

"Chính quyền Joe Biden nên sử dụng những phán quyết quốc tế này và tình trạng cô lập ngày càng tăng của Israel làm đòn bẩy để ngăn các chuyến hàng vũ khí đến Israel và gây áp lực buộc chính quyền Netanyahu chấm dứt xung đột", Bazzi nói. "Nhưng thay vào đó, Biden và các trợ lý hàng đầu lại dành nhiều tháng qua cố gắng làm mất uy tín của các tòa án quốc tế, đặc biệt là vụ kiện tại ICJ mà Nam Phi đưa ra lần đầu tiên vào tháng 12 năm ngoái, cáo buộc Israel phạm tội diệt chủng".

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken mô tả vụ kiện của Nam Phi là "vô giá trị" nhưng cuối cùng vẫn phải chứng kiến ICJ cho phép tiếp tục điều tra cáo buộc và ra lệnh cho Israel ngăn các hành động nhắm vào dân thường của quân đội nước này, đồng thời cho phép đưa nhiều viện trợ nhân đạo hơn nữa vào Gaza. Các luật sư của Nam Phi cho rằng Israel đã không tuân thủ quyết định trước đó từ tòa án và yêu cầu ICJ áp đặt những biện pháp khẩn cấp mới để ngăn chặn cuộc tấn công vào Rafah.

"Lời kêu gọi của Tổng thống Biden về việc tôn trọng nhân quyền đã thất bại khi ông ủng hộ vô điều kiện cuộc tấn công của Israel vào Gaza", Bazzi cho hay.

Sau khi thông báo vào ngày 8/5 rằng chính quyền Mỹ đã đình chỉ một chuyến hàng vũ khí tới Israel, trì hoãn việc chuyển giao 3.500 quả bom, chưa đầy một tuần sau đó, Tổng thống Biden đã tiếp tục gửi nhiều vũ khí hơn số lượng mà ông đã giữ lại.

Ngày 14/5, chính quyền Biden thông báo với quốc hội rằng họ đã phê duyệt hơn một tỷ USD vũ khí mới cho Israel, ngay cả khi có thông tin rõ ràng rằng Tel Aviv đang tiến hành một cuộc tấn công trên bộ vào Rafah. Trong gói vũ khí này, Mỹ sẽ cung cấp cho Israel 700 triệu USD đạn pháo xe tăng, 500 triệu USD xe chiến thuật và 60 triệu USD đạn cối.

Chính quyền Thủ tướng Netanyahu nhiều lần công khai thách thức "lằn ranh đỏ" mà Mỹ đặt ra đối với Rafah. Nhưng việc Tổng thống Biden vẫn đảm bảo cung cấp ổn định các loại vũ khí cho Israel rõ ràng đã làm suy yếu bất kỳ đòn bẩy nào mà ông có được đối với Tel Aviv, Bazzi nhận định.

"Trên thực tế, phán quyết hôm 24/5 của ICJ còn có tác động mạnh mẽ hơn so với 'lằn ranh đỏ' mà Mỹ vạch ra với chiến dịch của Israel tại Rafah", ông nói. "Tổng thống Biden cùng các trợ lý hàng đầu có lẽ muốn tránh bị coi là ủng hộ một cuộc diệt chủng, nhưng họ đến nay tỏ ra chưa sẵn sàng chấm dứt hỗ trợ và buộc Israel phải ngừng gây đổ máu ở Gaza. Họ dường như sẵn sàng mạo hiểm để Mỹ trở thành 'kẻ đối đầu'".

Dòng người Palestine sơ tán khỏi Rafah tới Khan Younis hôm 6/5. Ảnh: Reuters

Dòng người Palestine sơ tán khỏi Rafah tới Khan Younis hôm 6/5. Ảnh: Reuters

Vũ Hoàng (Theo Washington Post, Guardian, AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2024

Giới siêu giàu chưa nguôi tham vọng khám phá biển sâu sau thảm kịch Titan

Đáy đại dương ngoài khơi bờ biển Sebastian, Florida, tràn ngập những kho tàng bí ẩn. Trong ba thế kỷ qua, những đồng tiền vàng của hạm đội chở kho báu Tây Ban Nha bị đắm vẫn luôn là đề tài khơi gợi hiếu kỳ.

Neo tại một khu công nghiệp cách đó 30 km là những con tàu có khả năng tiếp cận kho báu chìm sâu. Triton Submarines, thành lập vào năm 2008, là một trong những nhà sản xuất tàu lặn cá nhân hàng đầu, phục vụ nhóm khách hàng có túi tiền dồi dào với khát vọng khám phá thế giới dưới đáy biển.

Patrick Lahey, đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty, là một trong những người vận hành tàu lặn giàu kinh nghiệm nhất thế giới. Ông từng lái một chiếc tàu lặn đến điểm sâu nhất đại dương, cách mặt nước gần 11 km ở tây Thái Bình Dương. Nhưng khoảng một năm trước, công việc ông theo đuổi đã gặp thách thức lớn.

Ngày 18/6/2023, Titan, tàu lặn do công ty OceanGate, trụ sở tại Seattle, chế tạo, đã bị nghiền nát trong chuyến đi đến xác tàu Titanic, khiến cả 5 người trên tàu thiệt mạng. Thảm kịch tạo ra một cú sốc đối với ngành công nghiệp phát triển tàu lặn cá nhân.

Tuần duyên Mỹ, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ và Ủy ban An toàn Giao thông Canada đã mở các cuộc điều tra về OceanGate nhằm xác định xem điều gì đã xảy ra và ngăn chặn sự cố xảy ra lần nữa. Tháng 7/2023, OceanGate đình chỉ hoạt động.

Triton và đối thủ cạnh tranh chính trong ngành, U-Boat Worx có trụ sở tại Hà Lan, phải nỗ lực làm rõ sự khác biệt giữa họ với tàu của OceanGate. Cả Triton và U-Boat Worx được các hiệp hội chuyên môn hàng hải kiểm nghiệm để có các chứng nhận an toàn. Trong khi đó, Titan không được kiểm nghiệm và được chế tạo bằng các thiết kế và vật liệu thử nghiệm, như sợi carbon dễ bị nứt sau khi lặn nhiều lần.

OceanGate từng bày tỏ lo ngại quá trình đánh giá có thể làm chậm tiến độ phát triển và trở thành rào cản cho sự sáng tạo của một dự án thử nghiệm như Titan. Một phóng viên CBS từng lên tàu Titan một năm trước khi thảm họa xảy ra cho biết thỏa thuận mà họ ký trước chuyến tham quan nêu rõ "con tàu thử nghiệm chưa được phê duyệt hoặc chứng nhận bởi bất kỳ cơ quan nào".

Do đó, Lahey và các đồng nghiệp của ông nhìn nhận vụ tai nạn OceanGate không phải dấu hiệu cho thấy tàu lặn là phương thức vận chuyển nguy hiểm. Họ cho biết thực tế, những con tàu loại này đặc biệt an toàn nhờ quá trình kiểm tra nghiêm ngặt về thiết kế và vật liệu.

Lahey vẫn nhớ ông đã bị cười nhạo khi bắt đầu bán tàu lặn cá nhân tại các triển lãm tàu thuyền vào đầu những năm 2000. Lúc bấy giờ, hiếm ai có hoặc thèm muốn sở hữu chúng. Ngày nay, tàu lặn là phụ kiện phổ biến cho những du thuyền dài trên 45 m. Trụ sở chính của Triton đang trưng bày chiếc tàu lặn Pagoo trị giá tới 50 triệu USD từng thuộc sở hữu của người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen.

Ray Dalio, tỷ phú sáng lập quỹ phòng hộ Bridgewater, đã đam mê tàu lặn từ 12 năm trước. Là người ngưỡng mộ cuồng nhiệt sĩ quan hải quân kiêm nhà hải dương học Pháp Jacques Cousteau, ông sở hữu một tàu nghiên cứu dài gần 87 m tên là OceanXplorer, chứa hai tàu lặn và ông ví nó giống như Calypso thời hiện đại, con tàu thám hiểm huyền thoại của Cousteau.

Danh sách các thành tựu khoa học mà tàu thám hiểm cùng những tàu lặn của Dalio đạt được rất phong phú. Nó là tàu lặn có người lái dưới đáy biển đầu tiên quay được video một con mực khổng lồ.

"Đối với tôi, điều đó rất thú vị", ông nói. "Bạn có thể nhìn thấy tất cả các loài vật, san hô, địa hình kỳ lạ, nhưng điều thú vị còn hơn thế rất nhiều. Đó là thế giới khác. Đại dương có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu, cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách, từ thương mại đến thực phẩm và còn rất nhiều thứ chưa được khám phá".

Dalio bày tỏ ngạc nhiên khi được hỏi về tâm lý lo sợ của công chúng đối với tàu lặn. "Tàu Titan vốn đang thử nghiệm, họ không có chứng nhận và họ không đại diện cho tất cả mẫu tàu lặn", ông nhấn mạnh.

Công ty U-Boat Worx ở Hà Lan đã chịu ảnh hưởng tiêu cực sau vụ Titan. Vào năm 2022, U-Boat Worx tung ra mẫu Nemo, chiếc tàu lặn nhỏ có giá khoảng 650.000 USD. Đây được coi là khiêm tốn trong một ngành mà hầu hết khách hàng có tài sản ròng ở mức 9 con số, đủ để trả cho chiếc siêu du thuyền cần để hạ thủy nó.

Trong khi đó, Nemo có thể được hạ thủy từ bãi biển bằng phương tiện riêng có giá 60.000 USD. Kế hoạch của U-Boat Worx là đưa mẫu này tiếp cận thị trường lớn hơn. Khách hàng tiềm năng của chúng là những người có sở thích đi dạo quanh những rạn san hô nông chứ không phải những người rất giàu có sẵn sàng chi hàng chục triệu USD để đi xuống đáy Rãnh Mariana.

Erik Hasselman, giám đốc bán hàng của U-Boat Worx, cho biết mặc dù không có ai hủy đơn đặt hàng, công ty nhanh chóng nhận thấy nhu cầu hạ nhiệt. "Có nhiều thứ gây ảnh hưởng đến nhu cầu, đặc biệt là ở một thị trường nhỏ như vậy, nhưng tôi cho rằng nó bắt nguồn trực tiếp từ Titan", ông nói.

"Thảm kịch đó tác động tiêu cực đến những người có hứng thú với tàu lặn", Lahey từ công ty Triton bày tỏ quan điểm tương tự.

Craig Barnett, giám đốc bán hành của Triton, cho biết Triton đã cung cấp 18 tàu lặn trong 15 năm qua, trong đó có 5 chiếc được giao 3 năm gần đây. Trước thảm kịch OceanGate, công ty có khoảng 15 hợp đồng đang thực hiện, mỗi hợp đồng mất khoảng 1-2 năm để hoàn thành. Khi sự cố xảy ra, họ gần như ngay lập tức mất một hợp đồng.

"Chúng tôi đang đóng chiếc tàu lặn trị giá 4 triệu USD cho du thuyền của một gia đình nhưng người vợ đã hủy nó", Barnett cho hay.

Nhưng chỉ vài ngày sau vụ nghiền nát, điện thoại của Lahey đổ chuông.

"Chúng tôi có khách hàng, một người đàn ông tuyệt vời", Lahey kể lại. "Ông ấy gọi cho tôi và nói 'anh biết đấy, điều chúng ta cần làm là chế tạo một phương tiện có thể lặn xuống độ sâu nơi có xác tàu Titanic nhiều lần và an toàn, đồng thời chứng minh cho thế giới thấy rằng các bạn có thể làm được điều đó, rằng Titan chỉ là một cỗ máy hỏng".

Người đàn ông gọi cho Lahey là Larry Connor, nhà đầu tư bất động sản ở Ohio, người từng xuống Rãnh Mariana và lên tới Trạm Vũ trụ Quốc tế.

"Tôi muốn cho mọi người trên toàn thế giới thấy rằng mặc dù đại dương cực kỳ dữ dội, nó có thể rất tuyệt vời, thú vị và thực sự thay đổi được cuộc đời ai đó nếu bạn thực hiện nó đúng cách", Connor nói qua điện thoại.

Ông và Lahey dự định thực hiện chuyến hành trình tới xác tàu Titanic cùng nhau trên một con tàu lặn dành cho hai người.

"Patrick đã suy nghĩ và thiết kế nó trong hơn một thập kỷ. Nhưng chúng tôi không thể thực hiện sớm hơn vì không có vật liệu và công nghệ", Connor cho hay. "Cách đây 5 năm, bạn không thể chế tạo chiếc tàu lặn này".

Nó được gọi là Triton 4000/2 Abyssal Explorer, đề giá 20 triệu USD trên trang web của công ty. Con tàu có khả năng lặn sâu 4.000 m, trong khi xác tàu Titanic nằm ở độ sâu 3.800 m. Connor không nói rõ thời điểm họ sẽ thực hiện hành trình.

Tàu lặn Titan. Ảnh: OceanGate

Tàu lặn Titan. Ảnh: OceanGate

Biển sâu vẫn là một thế giới chưa được khám phá kỹ lưỡng giống như bên ngoài không gian. Nó chứa vô số điều bí ẩn, kho báu, khoáng sản hay các dạng sống chưa được biết đến. Gần như tất cả những người yêu thích tàu lặn đều rất tò mò về thế giới tự nhiên.

Tuy nhiên, tâm lý dè dặt là điều dễ hiểu. Có ba nỗi ám ảnh liên quan đến những chiếc tàu lặn, gồm chứng sợ không gian hẹp, nỗi sợ hãi những vùng nước bao la, không giới hạn, và chứng sợ khoảng trống. Khi một con tàu chìm trong nước, ánh sáng khúc xạ qua mái vòm acrylic của tàu lặn một cách hoàn hảo đến mức nó dường như biến mất, khiến một số hành khách cảm thấy họ bị trôi giữa đại dương.

Victor Vescovo là một trong số những người vượt qua được nỗi sợ và hình thành niềm đam mê bất tận đối với đáy biển sâu.

Ông có bằng Stanford, Harvard và Viện Công nghệ Massachusett (MIT), phục vụ trong lực lượng dự bị Hải quân Mỹ 20 năm với tư cách sĩ quan tình báo. Ông đã leo lên ngọn núi cao nhất thế giới ở mọi châu lục, trượt tuyết ở Bắc Cực, Nam Cực và bay vào vũ trụ. Ông từng lên tàu lặn đến những điểm sâu nhất trong cả 5 đại dương và đến Challenger Deep, điểm sâu nhất trên bề mặt Trái Đất, 15 lần.

"Tôi không làm những điều đó để khoe khoang", ông nói. "Nếu tất cả những gì tôi muốn làm là phá kỷ lục thì có rất nhiều kỷ lục dễ phá hơn nhiều".

Đối với ông, việc theo đuổi những thứ bí ẩn của đại dương còn cao quý hơn thế, nó dựa trên tình yêu khoa học và sự tò mò không ngừng về thế giới.

"Tôi đặc biệt tin tưởng vào công nghệ", Vescovo nói. "Hầu hết những vấn đề lớn của thế giới chúng ta, từ sản xuất lương thực, y học đến truyền thông đều được giải quyết bằng công nghệ chứ không phải chính trị hay tôn giáo. Vì vậy, nếu tôi có thể thúc đẩy thế giới theo cách nhỏ bé của riêng mình, tôi tin rằng đó là cách tuyệt vời để sử dụng thời gian ngắn ngủi của tôi trên hành tinh này".

Vescovo đang tập trung nguồn lực vào dự án hồi sinh voi ma mút lông xù. Sau khi hoàn thành, Vescovo muốn quay lại vùng biển sâu và ước mơ đóng một chiếc tàu lặn "có thể làm được nhiều điều hơn nữa".

Nhà thám hiểm, người làm giàu nhờ điều hành một quỹ đầu tư tư nhân, đã chi khoảng 50 triệu USD cho chuyến thám hiểm tàu lặn gần đây nhất, chiếm một phần đáng kể trong tài sản của ông. Câu hỏi là nó có đáng giá không?

"Tất nhiên rồi, đáng giá từng xu. Đó là một khoản chi tiêu hợp lý", ông quả quyết.

Vũ Hoàng (Theo WSJ, AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Tàu hàng trúng tập kích tên lửa gần Yemen

Công ty an ninh hàng hải phát hiện tín hiệu cầu cứu từ tàu hàng trúng tập kích tên lửa khi di chuyển ngoài khơi Yemen.

Công ty an ninh hàng hải Ambrey của Anh ngày 28/5 ghi nhận cuộc gọi cầu cứu từ một tàu hàng bị tấn công khi di chuyển gần cảng Hodeida, Yemen. Đòn tập kích sử dụng ba tên lửa, khiến con tàu bị hư hại ở khoang hàng hóa, ngập nước và nghiêng dần sang một bên.

Công ty Ambrey không công bố thông tin con tàu hay số thủy thủ trên tàu gặp nạn.

Cơ quan Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO), do hải quân Anh điều hành, cũng ghi nhận có sự cố an ninh tại vùng biển phía tây nam Hodeida, cách bờ biển hơn 57 km.

UKMTO thông báo các cơ quan trong khu vực đang điều tra sự việc và khuyến cáo các tàu qua khu vực cẩn trọng. Cơ quan này khẳng định thủy thủ đoàn trên tàu vẫn an toàn và con tàu đang tiếp tục hành trình đến cảng dự kiến, song không tiết lộ điểm đến.

Tên lửa trong triển lãm của Houthi tại Yemen tháng 7/2019. Ảnh: Reuters

Tên lửa trong triển lãm của Houthi tại Yemen tháng 7/2019. Ảnh: Reuters

Chưa có tổ chức nào tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tấn công. Tuy nhiên, lực lượng dân quân Houthi, đang kiểm soát những khu vực đông dân nhất Yemen, đã thường xuyên tấn công vào tàu thuyền ở Biển Đỏ suốt nhiều tháng qua để thể hiện tình đoàn kết với lực lượng Hamas ở Gaza đang chiến đấu với Israel.

Hôm 27/5, hải quân Mỹ tuyên bố đã bắn hạ máy bay không người lái của Houthi trên Biển Đỏ, được phóng từ đất liền Yemen.

Vào tháng 3, một tàu hàng chìm ở Vịnh Aden sau khi bị hư hại nghiêm trọng vì trúng đòn tập kích tên lửa của Houthi. Lực lượng này còn giành kiểm soát tàu hàng Galaxy Leader và bắt giữ thủy thủ đoàn vào tháng 11/2023.

Những cuộc tấn công của Houthi đã làm gián đoạn hoạt động vận tải toàn cầu, buộc các chủ tàu phải điều chỉnh lại hành trình vòng qua Nam Phi xa hơn, gây tốn kém hơn, đồng thời làm dấy lên lo ngại cuộc chiến Israel - Hamas có thể lan rộng, tạo thêm bất ổn cho khu vực Trung Đông.

Mỹ và Anh đã thực hiện nhiều chiến dịch tấn công nhằm vào các mục tiêu Houthi để răn đe.

Vị trí Biển Đỏ, Vịnh Aden và Yemen. Đồ họa: Wikimedia

Vị trí Biển Đỏ, Vịnh Aden và Yemen. Đồ họa: Wikimedia

Thanh Danh (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2024

Kiev bật đèn xanh để huấn luyện viên quân sự Pháp đến Ukraine

Tư lệnh Ukraine thông báo đã ký giấy tờ cho phép huấn luyện viên quân sự Pháp sớm tới trung tâm đào tạo binh sĩ tại nước này.

"Tôi hoan nghênh sáng kiến của Pháp về việc gửi huấn luyện viên tới Ukraine để đào tạo binh sĩ chúng tôi", tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky ngày 27/5 thông báo sau khi hội đàm qua video với Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu.

Ông Syrsky cho biết đã ký văn bản cho phép "các huấn luyện viên người Pháp đầu tiên sớm đến thăm trung tâm đào tạo của Ukraine và làm quen với cơ sở hạ tầng, nhân viên tại đây". Tư lệnh Ukraine không cho biết thêm chi tiết, song nhấn mạnh rằng quyết tâm của Pháp sẽ khuyến khích những đối tác khác tham gia"dự án đầy tham vọng" này.

Khi được yêu cầu bình luận, Bộ Quốc phòng Pháp cho biết vấn đề đang được nghiên cứu và không xác nhận họ sẽ triển khai huấn luyện viên.

"Như đã đề cập nhiều lần, huấn luyện trên đất Ukraine là một trong những dự án được thảo luận kể từ hội nghị về hỗ trợ Ukraine do Tổng thống Macron chủ trì vào ngày 26/2. Giống như tất cả dự án khác được bàn bạc vào thời điểm đó, hướng đi này sẽ tiếp tục là chủ đề để thảo luận với người Ukraine, cụ thể là tìm hiểu nhu cầu chính xác của họ", cơ quan này cho hay.

Ông Syrsky tại thao trường gần Kiev tháng 10/2020. Ảnh: EFE

Ông Syrsky tại thao trường gần Kiev tháng 10/2020. Ảnh: EFE

Tổng thống Macron thời gian qua nhiều lần đề cập ý tưởng điều quân tới Ukraine. Hôm 26/2, ông gợi ý rằng một trong các lĩnh vực mà binh sĩ phương Tây có thể hỗ trợ Ukraine là huấn luyện lực lượng của Kiev trên lãnh thổ nước này.

Nhiều binh sĩ của Kiev vốn được các nước NATO đào tạo từ đầu chiến sự, song việc này được tiến hành bên ngoài lãnh thổ Ukraine. Kiev đã yêu cầu các nước phương Tây hỗ trợ quốc gia này đào tạo 150.000 tân binh gần tiền tuyến hơn, để có thể nhanh chóng triển khai lực lượng bổ sung ra chiến trường.

Tuy nhiên, Mỹ và nhiều quốc gia NATO từ chối đáp ứng yêu cầu của Ukraine, do điều này có thể khiến khối bị kéo vào cuộc xung đột với Nga, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân. Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev hôm 6/5 tuyên bố Moskva sẽ sử dụng vũ khí nguyên tử chống lại phương Tây nếu binh sĩ NATO xuất hiện tại lãnh thổ của Kiev.

Dù vậy, đại tướng Charles Brown, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, hôm 15/5 cho rằng việc NATO triển khai huấn luyện viên quân sự tới Ukraine dường như chắc chắn sẽ xảy ra, dù việc này có thể gây leo thang xung đột với Nga.

Phạm Giang (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Nga sẽ đưa Taliban ra khỏi danh sách tổ chức khủng bố

Ngoại trưởng Sergei Lavrov thông báo Nga có kế hoạch ngừng coi Taliban là tổ chức khủng bố, bước tiến mới trong quan hệ giữa Moskva và nhóm.

"Kazakhstan gần đây đã ra quyết định đưa Taliban khỏi danh sách các tổ chức khủng bố và Nga sẽ làm điều tương tự", Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 27/5 thông báo, đề cập động thái được Astana tiến hành cuối năm 2023.

Ông cho biết lý do Nga đưa ra quyết định này là nhằm công nhận tình hình thực tế. "Họ là thế lực thực sự. Chúng tôi không thờ ơ với Afghanistan và các đồng minh của Nga ở Trung Á cũng như vậy", Ngoại trưởng Lavrov cho biết.

Zamir Kabulov, giám đốc Vụ châu Á 2 của Bộ Ngoại giao Nga cùng ngày thông báo cơ quan này và Bộ Tư pháp đã báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin về việc gỡ bỏ lệnh cấm đối với lực lượng Taliban. Ông thừa nhận vẫn có một số trở ngại, song cho biết Moskva đã mời nhóm tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg vào ngày 5-8/6.

Ông Kabulov bắt tay với đại diện phái đoàn Taliban Mawlawi Shahabuddin Dilawar trước thềm cuộc đối thoại về Afghanistan tại Moskva tháng 10/2021. Ảnh: Reuters

Ông Kabulov bắt tay với đại diện phái đoàn Taliban Mawlawi Shahabuddin Dilawar trước thềm cuộc đối thoại về Afghanistan tại Moskva tháng 10/2021. Ảnh: Reuters

Diễn đàn này từng được coi là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nga và phương Tây, song đã đánh mất vị thế sau khi xung đột tại Ukraine bùng phát. Các nhà đầu tư từ Mỹ và châu Âu đã bị thay thế bởi các doanh nghiệp ở Trung Quốc, Ấn Độ, châu Phi và Trung Đông.

Nga đưa Taliban vào danh sách tổ chức khủng bố từ năm 2003. Dù vậy, Moskva những năm qua đã tăng cường quan hệ với lực lượng này, tổ chức nhiều vòng đối thoại song phương và đẩy mạnh hoạt động giao thương với Afghanistan, bất chấp các lệnh cấm vận của cộng đồng quốc tế sau khi Taliban lật đổ chính phủ do Mỹ hậu thuẫn để lên nắm quyền vào tháng 8/2021.

Người đứng đầu lực lượng Mỹ tại Afghanistan hồi năm 2018 từng cáo buộc Nga cung cấp vũ khí cho Taliban, song Moskva bác bỏ.

Động thái mới nhất của Nga được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa nước này và nhóm, dù Moskva chưa công nhận chính quyền của lực lượng này ở Afghanistan. Hiện chưa có quốc gia nào làm điều đó.

Nga và Afghanistan có quan hệ lịch sử phức tạp, khi Liên Xô những năm 1980 từng tiến hành chiến dịch kéo dài một thập kỷ để chống lại phiến quân mujahideen ở quốc gia này, nhằm ủng hộ chính quyền do Moskva hậu thuẫn.

Phạm Giang (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2024

Israel không kích Rafah, ít nhất 35 người chết

Israel không kích vào khu vực dành cho người sơ tán ở thành phố Rafah, nam Gaza, khiến ít nhất 35 người chết và hàng chục người bị thương.

Phát ngôn viên cơ quan y tế ở Gaza Ashraf Al-Qidra ngày 26/5 cho biết vụ không kích nhằm vào khu phố Tel Al-Sultan ở tây Rafah mà hàng nghìn người đang ẩn náu sau khi sơ tán khỏi khu vực phía đông thành phố, nơi Israel bắt đầu cuộc tấn công trên bộ hơn hai tuần trước.

Theo Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế, bệnh viện dã chiến của họ ở Rafah đang tiếp nhận nhiều trường hợp thương vong, và các bệnh viện khác cũng tiếp nhận số lượng lớn bệnh nhân. Theo ông Al-Qidra, ít nhất 35 người thiệt mạng và hàng chục người, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, bị thương trong vụ tấn công.

"Các cuộc không kích thiêu rụi những chiếc lều và các nạn nhân", một người dân được điều trị tại bệnh viện Kuwaiti, Rafah, nói.

Một bé gái bị thương sau cuộc không kích của Israel vào Rafah ngày 26/5. Ảnh: Reuters

Một bé gái bị thương sau cuộc không kích của Israel vào Rafah ngày 26/5. Ảnh: Reuters

Thủ lĩnh cấp cao Hamas Sami Abu Zuhri mô tả vụ tấn công ở Rafah là "thảm sát", đồng thời quy trách nhiệm cho Mỹ vì đã hỗ trợ vũ khí, tiền bạc cho Israel.

Trong khi đó, quân đội Israel cho biết lực lượng không quân nước này đã tấn công khu phức hợp của Hamas ở Rafah và hạ hai thành viên cấp cao.

"Cuộc tấn công được thực hiện bằng vũ khí chính xác và dựa trên thông tin tình báo đáng tin cậy. Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã biết tin vụ tấn công và hỏa hoạn gây tổn hại cho nhiều dân thường trong khu vực và chúng tôi đang xem xét", quân đội Israel nêu.

Trước đó cùng ngày, Hamas tuyên bố phóng loạt rocket tầm xa vào thủ đô Tel Aviv của Israel. Quân đội Israel nói 8 quả rocket được phóng từ Rafah, cách Tel Aviv khoảng 100 km về phía nam, và một số đã bị đánh chặn. Vụ tấn công không gây thương vong.

Rafah là thành phố cực nam ở Dải Gaza, hiện có khoảng 1,4 triệu người Palestine trú ngụ sau khi chạy nạn tới từ các khu vực khác ở vùng lãnh thổ. Israel bắt đầu chiến dịch trên bộ ở Rafah đầu tháng này, dù cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ, nhiều lần cảnh báo động thái này có thể dẫn đến khủng hoảng nhân đạo quy mô lớn.

Vị trí thành phố Rafah ở Dải Gaza. Đồ họa: BBC

Vị trí thành phố Rafah ở Dải Gaza. Đồ họa: BBC

Người dân cho biết xe tăng Israel tiến vào rìa Rafah, gần cửa khẩu từ Gaza sang Ai Cập, và một số quận phía đông song Tel Aviv vẫn chưa tiến quân ồ ạt vào thành phố.

Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) ngày 24/5 công bố phán quyết yêu cầu quân đội Israel lập tức chấm dứt chiến dịch tại thành phố Rafah và mở cửa khẩu Rafah để đưa nguồn hàng cứu trợ vào khu vực. Trước đó, Israel tuyên bố "không thế lực nào trên Trái Đất có thể ngăn Tel Aviv bảo vệ người dân của mình và săn đuổi Hamas tại Dải Gaza".

Huyền Lê (Theo Reuters, AFP)

Adblock test (Why?)

Những ngôi trường 'khát' học sinh ở Mỹ

Thành phố Los Angeles có vô vàn trường học, nhưng hiếm trường nào có quy mô nhỏ hơn Học viện Hilda L. Solis, với vỏn vẹn 170 học sinh.

Học sinh tại trường trung học công lập này đến từ các khu dân cư gốc Latin lân cận. Trên bảng tin ở hành lang, những mảnh giấy hình trái tim nêu lý do học sinh yêu quý ngôi trường này, như "mọi người đều biết nhau" hay "khuôn viên của trường thực sự nhỏ."

Mặc dù Học viện Hilda L. Solis, vốn được xây dựng trên một bệnh viện cũ ở Đông Los Angeles, được rất nhiều gia đình yêu thích vì quy mô nhỏ, chính điều này đang đẩy ngôi trường đến bờ vực sụp đổ.

Học khu Los Angeles sẽ đóng cửa trường Solis vào mùa hè này, với lý do số học sinh đăng ký học ngày càng giảm, điều đã hạn chế nghiêm trọng khả năng cung cấp dịch vụ giảng dạy của trường.

Tuy các lớp học cơ bản để tốt nghiệp vẫn được đảm bảo, học sinh trường Solis có rất ít cơ hội để đăng ký các khóa học tự chọn theo sở thích hoặc chương trình nâng cao. Học sinh trường này chỉ có hai lựa chọn hoạt động ngoại khóa là cử tạ hoặc tham gia câu lạc bộ Thiên Chúa giáo.

Một lớp học tại Học viện Hilda L. Solis năm 2022. Ảnh: Học viện Hilda L. Solis

Một lớp học tại Học viện Hilda L. Solis năm 2022. Ảnh: Học viện Hilda L. Solis

"Tôi biết rằng học khu không thể đảm bảo tài chính cho trường, khi lượng học sinh đăng ký theo học đã giảm nhiều", giáo viên toán Melina Gutierrez ngậm ngùi nói khi nhìn quanh lớp học mà cô đã gắn bó đã lâu. "Nhưng một ngôi trường quy mô nhỏ thật sự là điều tuyệt vời cho trẻ em."

Nhiều trường học khác ở Los Angeles và các thành phố khắp nước Mỹ cũng sẽ đối mặt tương lai giống Solis. Điều này cũng thể hiện một thực trạng với nền giáo dục Mỹ: có quá nhiều trường cho quá ít học sinh.

Tỷ lệ sinh suy giảm, nhiều gia đình chuyển đi, cũng như sự xuất hiện của các mô hình giáo dục khác ngoài trường công lập đã khiến số lượng học sinh ở các học khu nội thành giảm mạnh. Điều này đẩy nhà chức trách vào thế khó giữa việc tiếp tục duy trì các trường đang ngày một ít học sinh với nguồn lực bị dàn mỏng, hay đóng cửa chúng, điều chắc chắn sẽ gây ra phản ứng dữ dội từ cộng đồng. Quyết định của lãnh đạo các trường học trước thách thức này có thể định hình hệ thống giáo dục công ở đô thị Mỹ trong vài năm tới.

Vốn đã rậm rịch ở một số thành phố, xu hướng suy giảm học sinh ở các trường công Mỹ càng được đẩy nhanh bởi đại dịch Covid-19.

Theo phân tích của Viện Brookings dựa trên những số liệu chính phủ đưa ra, trong năm học 2022-2023, số học sinh đăng ký theo học các trường học công lập trong nội thành đã giảm 850.000, tương đương 5.5% so với sĩ số năm học 2019-2020. Nhưng số trường học gần như không giảm trong thời gian đó, khiến nhiều trường ngày càng ít học sinh.

Trường học quy mô nhỏ có thể đem đến nhiều lợi ích. Vào những năm 2000, quỹ Bill & Melinda Gates đã cổ vũ việc thành lập các trường trung học phổ thông nhỏ, với không quá 600 học sinh, trên khắp đất nước. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các trường công lập này giúp học sinh dễ dàng tốt nghiệp hơn so với trường học lớn.

Nhưng các trường học quá nhỏ lại dẫn đến một nghịch lý khác: chi phí học sinh phải trả sẽ tăng, nhưng chất lượng chương trình học lại giảm sút. Nếu đạt một lượng học sinh nhất định, trường có thể cung cấp thêm nhiều hoạt động ngoại khóa cũng như mở rộng các lớp học hay tuyển thêm nhiều vị trí nhân sự quan trọng như nhân viên y tế, thư viện và giáo viên mỹ thuật.

"Nếu quy mô trường học nhỏ hơn một ngưỡng nhất định, họ bắt đầu đối mặt với các thách thức cản trở việc đem đến chương trình giáo dục chất lượng cao", Joseph Trawick Smith, cố vấn cho các học khu đến từ tổ chức phi lợi nhuận Education Resource Strategies, nhận định.

Nhưng đóng cửa các trường học quá nhỏ lại gây ra nhiều rắc rối về mặt giáo dục và chính trị. Các gia đình thường muốn con theo học trường gần nhà và không muốn việc học của con bị gián đoạn, trong khi giáo viên không muốn mất việc. Cộng đồng lo lắng các ngôi trường bỏ hoang sau khi đóng cửa sẽ trở thành nơi tụ tập của tội phạm và tệ nạn.

"Mọi người muốn duy trì trường học vì chúng gắn liền với kỷ niệm của mỗi cá nhân", Jeanelle Foster, cựu chủ tịch hội đồng hạt St. Paul, bang Minnesota, nhận định. "Các trường học là một phần của gia đình, của cộng đồng."

Foster đã bỏ phiếu vào năm 2021 để đóng cửa hoặc sáp nhập một số trường mà học khu xem là quá nhỏ để duy trì. Quyết định này đã gây ra các cuộc biểu tình quyết liệt. "Đó là một trong những việc khó khăn nhất mà tôi từng phải làm," Foster nói.

Học khu Trường Độc lập San Antonio ở bang Texas đã thông báo quyết định đóng cửa 15 trường học vào năm tới.

Ngân sách đang được phân bổ không đều, do chi phí cần thiết để vận hành một trường học không phụ thuộc vào số lượng học sinh. Chi phí cho mỗi học sinh ở trường tiểu học nhỏ nhất San Antonio là 14.041 USD mỗi năm, nhưng học sinh ở trường tiểu học lớn nhất nơi này chỉ phải chi trả 7.109 USD mỗi năm. "Cách duy nhất để cung cấp tất cả các nguồn lực mà con em chúng ta cần là trích ngân sách từ nơi khác," Jaime Aquino, trưởng học khu San Antonio, nói.

Một trường học chỉ có một chuyên viên tư vấn tâm lý với một buổi tham vấn mỗi tuần sẽ không thể giải quyết hết được vấn đề của học sinh. Việc phải dạy nhiều lớp ở cấp độ khác nhau cũng gây khó khăn cho giáo viên.

Học khu San Antonio, nơi lượng học sinh đăng ký giảm 29% so với năm 1998, đang đề xuất với cộng đồng về kế hoạch với khẩu hiệu "Hoạch định lại quy mô trường học với sự thấu hiểu bằng cả trái tim".

"Chúng tôi đã chuẩn bị cho điều này như cách chuẩn bị cho một cuộc chiến", Aquino nói. Nhưng ông không cho rằng đây sẽ là đợt đóng cửa trường học cuối cùng.

Ở Inglewood, thành phố phía nam Los Angeles với dân số chủ yếu là người da màu và người gốc Latin, một nhóm học sinh đã quyết định bỏ tiết tại Trường Trung học Morningside vào tháng 4, bất chấp nguy cơ bị kỷ luật, để biểu tình chống lại việc đóng cửa trường. Cùng với các cựu học sinh và nhà hoạt động cộng đồng, họ phản đối thông báo gần đây rằng 5 trong số 16 trường của học khu sẽ bị đóng cửa hoặc chuyển đi chỗ khác vào cuối năm học tới.

"Các trường học là một phần của cộng đồng này, là thứ đã gắn bó với bao thế hệ nơi đây", Evellyn Perez, học sinh cuối cấp trường Morningside, phát biểu. "Không có trường Morningside, khu Inglewood cũng không đem lại cảm giác như xưa nữa."

Từng đón hơn 1.600 học sinh mỗi năm vào hai thập kỷ trước, trường Morningside giờ chỉ còn 465 học sinh.

Carliss Bell, người đã học trường này vào những năm 1980, tin rằng học sinh không nên bị bắt phải di chuyển xuyên thành phố để theo học những trường còn mở cửa, vì trường tại khu họ bị đóng do có quá ít học sinh. "Các em sống ngay gần đây, và có thể đi bộ về nhà khi bị ốm hoặc không có tiền ăn trưa."

Những người biểu tình thể hiện nỗi tức giận với James Morris, lãnh đạo học khu. Morris cho hay mỗi trường tiểu học đóng cửa sẽ giúp học khu tiết kiệm khoảng 500.000 USD. Theo ông, nhu cầu của học sinh sẽ không được đáp ứng tốt tại một trường trung học nơi bể bơi cạn nước, các bộ đồng phục diễu hành do cựu sinh viên tặng bỏ xó vì không có người điều hành ban nhạc.

"Điều này liên quan đến việc xây dựng những thứ tốt đẹp hơn cho trẻ em," Morris chỉ vào một bài báo của Los Angeles Times treo trên tường từ năm 2000 về điểm đọc của khối tiểu học Inglewood vượt xa các khu vực khác trên toàn bang. Ông cho hay đang cố gắng khôi phục thành tích đó và vượt qua sự hoài nghi của cộng đồng.

Vấn đề sắc tộc dường như "đổ thêm dầu vào lửa" trong những cuộc tranh luận liên quan tới vấn đề này. Theo một nghiên cứu quy mô quốc gia gần đây, các trường có nhiều học sinh da màu dễ bị đóng cửa hơn, kể cả khi tính đến các yếu tố khác như số lượng tuyển sinh hàng năm.

Năm 2013, việc đóng cửa 50 trường học ở Chicago đã gây ra làn sóng phản đối và phẫn nộ kéo dài. Phản ứng gay gắt này đã suýt khiến thị trưởng Rahm Emanuel thất bại trong nỗ lực tái tranh cử năm 2015. Một nghiên cứu của Đại học Chicago sau đó đã phát hiện ra rằng học sinh từ các trường đã đóng cửa thường bị "mất gốc" kiến thức.

Số học sinh tại các trường công lập Chicago đã giảm từ khoảng 400.000 năm 2013 xuống còn 329.000 trong năm học này. Học khu này đang phải tuân thủ lệnh tạm ngừng đóng cửa trường học.

Một phát ngôn viên cho biết các quan chức học khu sẽ không suy đoán thêm về khả năng đóng cửa các trường học, nhưng đang đánh giá nhu cầu của hàng trăm trường trong khu vực và cung cấp nguồn tài trợ bổ sung để hỗ trợ các trường nhỏ.

Ở thành phố New York, nơi có hệ thống trường học lớn nhất nước Mỹ, lượng học sinh đã giảm từ hơn một triệu vào năm 2017 xuống dưới 900.000 trong năm học này.

NeQuan McLean, chủ tịch hội đồng giáo dục địa phương tại Bed-Stuy Brooklyn, cho biết khu vực đang gặp khó khăn với tình trạng thiếu học sinh, trong đó một trường tiểu học có 54 học sinh và một trường trung học cơ sở có chưa đầy 100 em. "Chúng tôi không thể dạy vũ đạo, nghệ thuật và âm nhạc vì không thể trang trải chi phí cho các môn học này," ông nói.

"Chúng tôi có hàng chục trường chỉ có khoảng 100 học sinh theo học," David Banks, người đứng đầu cơ quan quản lý trường học thành phố New York, nói. "Các trường này nhỏ đến mức chúng bắt đầu tác động xấu tới trẻ em."

Chính quyền thành phố tiến hành kế hoạch đóng cửa hoặc sáp nhập một số trường học nhỏ, nhưng kế hoạch tái cơ cấu lớn hơn chưa được công bố.

Ở Los Angeles, nơi có hệ thống trường học lớn thứ hai nước Mỹ, trưởng học khu Alberto Carvalho cho hay 800 ngôi trường ở đây từng có gần 750.000 học sinh vào năm 2003, nhưng giờ chỉ còn 413.800 em.

"Đến thời điểm nào đó, chúng ta cần hỏi các cộng đồng bị ảnh hưởng rằng liệu họ muốn duy trì ba ngôi trường cũ kỹ, thiếu học sinh hay một trường học tân tiến, hiện đại nhất?" Carvalho nói. "Việc có ba trường đẹp đẽ, tân tiến nhưng thiếu học sinh là không thể."

Các trường học ít người là điều không thể tưởng tượng được ở Los Angeles vài thập kỷ trước. Trong những năm 1980 đến đầu những năm 2000, Học khu Los Angeles (LAUSD) đã nổi tiếng khắp nước Mỹ với các trường học quá tải. Học sinh tranh giành bàn trong các lớp chật kín người và các trường phải hoạt động quanh năm.

Một số học sinh phải chấp nhận lên xe buýt trước khi trời sáng để đến những trường học rộng rãi hơn. "Đó là cảnh tượng kinh khủng," Chủ tịch hội đồng học khu Jackie Goldberg nói, người cũng đã tham gia hội đồng trường học vào những năm 1980 và đầu những năm 1990.

Một chiến dịch lớn nhằm xây dựng loạt trường học mới đã diễn ra sau đó. Nhưng vào thời điểm các trường này mở cửa hơn 10 năm sau, hệ thống trường bán công đã trở nên phổ biến và số lượng học sinh theo học các trường công bắt đầu giảm. Ngày nay, gần 109.000 học sinh ở Los Angeles theo học tại các trường bán công, vốn được chính phủ cấp ngân sách hoạt động, nhưng do tư nhân quản lý.

Từ thời điểm trường Solis được thành lập năm 2012, số học sinh chưa bao giờ chạm ngưỡng 400, thấp hơn hẳn công suất thiết kế 600 học sinh. Hội đồng trường học Los Angeles đã đồng ý đóng cửa Solis vào tháng 3, nhường địa điểm lại cho một trường chuyên trong năm học tới.

Gutierrez, giáo viên cuối cùng trong số những người sáng lập vẫn còn dạy ở trường Solis, rất bực tức khi các quan chức học khu gần đây ám chỉ rằng trường lẽ ra đã có thể cố gắng hơn để tăng số lượng học sinh.

Các giáo viên đã làm tất cả những gì có thể, treo những lá cờ tự làm, gõ cửa, gửi thư đến các hộ gia đình có con em trong độ tuổi trung học và tổ chức các buổi tham quan nhà trường.

Mary Beltran, mẹ của một học sinh lớp 12, đến Solis mỗi sáng để làm công tác tình nguyện, cẩn thận treo vật trang trí mới ở hành lang và chụp ảnh kỷ yếu cho học sinh. Cô đã chứng kiến số lớp học và câu lạc bộ giảm đi kể từ khi con gái lớn tốt nghiệp vào năm 2019. "Solis có thể đã tốt hơn nhiều," cô nói.

Mary Beltran cùng con gái tại tại trường Solis. Ảnh: WSJ

Mary Beltran cùng con gái tại tại trường Solis. Ảnh: WSJ

Học sinh Juan Fausto đã chứng kiến nhiều bạn học chuyển đến các trường lớn hơn, tham gia các đội thể thao hoặc chương trình thiếu sinh quân. "Chúng em không có các sự kiện lớn, nhưng học sinh lại thân thiết với giáo viên hơn rất nhiều so với các trường khác," cậu nói. Cậu đang lo ngại về những điều sẽ xảy ra vào năm tới, khi Solis đóng cửa.

Carvalho, trưởng học khu Los Angeles, cho hay sẽ chưa xem xét đóng cửa thêm trường học ngoài Solis. Học khu đang cố gắng thu hút học sinh bằng nhiều cách, như thiết lập đường dây nóng để hướng dẫn đăng ký tuyển sinh, thậm chí tổ chức bốc thăm vào trường chuyên của học khu.

Đà giảm học sinh đăng ký nhập học đã chậm lại trong năm nay, Carvalho nói, trong bối cảnh Los Angeles và các thành phố khác như New York và Chicago, chứng kiến lượng học sinh nhập cư tăng, điều đã giúp ổn định số lượng tuyển sinh ở cả ba thành phố lần đầu tiên trong nhiều năm qua.

Nhưng để tăng số lượng học sinh tại các trường công lập như thời kỳ trước là điều không thể. Văn phòng ngân sách của học khu Los Angeles dự đoán trong hai năm tới, số lượng học sinh sẽ tiếp tục giảm dưới 3% mỗi năm và dữ liệu điều tra dân số cho thấy số lượng trẻ em đang giảm ở học khu Los Angeles.

Đà suy giảm tương tự cũng diễn ra ở những nơi khác, khi nhiều gia đình có con nhỏ rời khỏi thành phố lớn và tỷ lệ sinh giảm trên toàn quốc. Bộ Giáo dục Mỹ dự đoán vào cuối thập kỷ này, hệ thống trường công lập, với gần 50 triệu học sinh theo học ở thời điểm hiện tại, sẽ mất thêm hai triệu học sinh nữa.

Marguerite Roza, giám đốc Edunomics Lab, trung tâm nghiên cứu tài chính trường học, nói rằng các học khu không thể tác động đến xu hướng nhân khẩu học. "Bạn không thể yêu cầu người trẻ sinh thêm con", bà nói.

Tanya Ortiz Franklin, ủy viên hội đồng trường học Los Angeles, cho hay bà mong hội đồng và học khu xử lý quyết liệt vấn đề liên quan đến trường học quy mô nhỏ, thay vì níu kéo hy vọng và né tránh việc đóng cửa chúng. Bà cho hay 115 trường trong học khu có chưa đầy 200 học sinh.

"Nếu không nói về việc đóng cửa các trường học nhỏ, chúng ta đang hạn chế cơ hội của thế hệ học sinh tương lai," Ortiz Franklin nói.

Hoàng Tiên (Theo WSJ)

Adblock test (Why?)

Hàng nghìn người phản đối Armenia nhường 4 làng biên giới cho Azerbaijan

Hàng nghìn người Armenia biểu tình tại thủ đô Yerevan, yêu cầu Thủ tướng Pashinyan từ chức vì nhường lại quyền kiểm soát 4 làng biên giới cho Azerbaijan.

Tổng giám mục Bagrat Galstanyan, lãnh đạo nhà thờ ở vùng Tavush, nơi có 4 ngôi làng biên giới vừa được trao trả cho Azerbaijan, đã lãnh đạo cuộc biểu tình của hàng nghìn người Armenia tại quảng trường trung tâm thủ đô Yerevan hôm nay.

"Người dân của chúng tôi muốn thay đổi thực tế cay đắng mà mình đang phải hứng chịu", Galstanyan nói, thêm rằng việc sửa lại đường biên giới "chỉ được phép thực hiện sau khi ký hiệp ước hòa bình" với Azerbaijan.

Chính phủ Armenia ngày 24/5 thông báo trao trả cho Azerbaijan 4 ngôi làng Baghanis Ayrum, Ashaghi Askipara, Kheyrimli và Ghizilhajili mà họ chiếm giữ từ những năm 1990. Động thái này được thực hiện sau khi hai nước nhất trí về phân định đoạn biên giới dài 12,7 km.

Tổng giám mục Bagrat Galstanyan (giữa) tại cuộc biểu tình tại thủ đô Yerevan, Armenia ngày 26/5. Ảnh: AFP

Tổng giám mục Bagrat Galstanyan (giữa) tại cuộc biểu tình tại thủ đô Yerevan, Armenia ngày 26/5. Ảnh: AFP

"Chúng tôi yêu cầu ông Nikol Pashinyan từ chức ngay lập tức", Artur Sargsyan, người biểu tình 67 tuổi, đề cập tới Thủ tướng Armenia. "Tôi đã chiến đấu trong hai cuộc chiến với Azerbaijan và sẽ không để ông ta nhường đất đai của chúng tôi cho họ".

Các cuộc biểu tình bắt đầu bùng phát ở Armenia từ tháng trước, sau khi chính phủ nhất trí nhường quyền kiểm soát 4 làng cho Azerbaijan. Khu vực nhượng lại có tầm quan trọng chiến lược đối với Armenia vì nó án ngữ các đoạn cao tốc quan trọng nối tới Gruzia.

Cư dân Armenia ở các khu định cư gần đó nói rằng động thái của chính phủ đã chia tách họ với phần còn lại của đất nước, cáo buộc Thủ tướng Pashinyan "cho không" nước láng giềng phần lãnh thổ này.

Ông Pashinyan bảo vệ động thái mới của chính phủ, khẳng định giải quyết các tranh chấp biên giới với Azerbaijan là "cách đảm bảo duy nhất cho sự tồn tại của Armenia trong biên giới hợp pháp và được quốc tế công nhận".

Vị trí các làng Baghanis Ayrim, Ashagi Askipara, Kheyrimli và Gizilhajili ở khu vực biên giới Azerbaijan và Armenia. Đồ họa: Top-center

Vị trí các làng Baghanis Ayrim, Ashagi Askipara, Kheyrimli và Gizilhajili ở khu vực biên giới Azerbaijan và Armenia. Đồ họa: Top-center

Tổng giám mục Galstanyan đang tìm cách luận tội Thủ tướng Pashinyan, cựu nhà báo lên nắm quyền lãnh đạo Armenia sau các cuộc biểu tình ôn hòa mà ông lãnh đạo năm 2018. Ông Galstanyan tuyên bố sẽ từ bỏ chức vụ giáo sĩ để tranh cử thủ tướng, đồng thời kêu gọi nhanh chóng tổ chức bầu cử quốc hội.

Các đảng đối lập sẽ cần ít nhất ủng hộ của một nghị sĩ đảng cầm quyền hoặc nghị sĩ độc lập để khởi động quá trình luận tội Thủ tướng. Thành công của nỗ lực này sẽ phụ thuộc vào ít nhất 18 nhà lập pháp từ chính đảng của ông Pashinyan bỏ phiếu tán thành lật đổ lãnh đạo hiện tại.

Thanh Tâm (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2024

'Tổng thống một ngày' của Mỹ

Khi Tổng thống thứ 11 của Mỹ James K. Polk hết nhiệm kỳ nhưng người kế nhiệm không muốn tuyên thệ vào chủ nhật, chủ tịch thượng viện tạm quyền đã trở thành "tổng thống một ngày".

James K. Polk đã thức trắng trong đêm cuối cùng trên cương vị tổng thống Mỹ.

"Tổng thống thứ 11 của Mỹ đã dành buổi tối hôm trước với quốc hội để cố gắng thông qua một số dự luật ngân sách cuối cùng trước khi chuyển giao Phòng Bầu dục cho tân tổng thống Zachary Taylor", ông Polk viết trong cuốn nhật ký vào rạng sáng chủ nhật ngày 4/3/1848.

Nhiệm kỳ của tổng thống thứ 11 chấm dứt vào trưa 4/3, nhưng thời điểm đó rơi vào chủ nhật và ông Talyor không muốn tuyên thệ nhậm chức trong ngày Sabbath (ngày nghỉ theo chu kỳ 7 ngày). Điều đó đã gây ra một trong những tình huống kỳ lạ nhất trong lịch sử, khi mọi người tranh cãi ai thực sự đảm nhận vai trò tổng thống Mỹ ngày hôm đó.

Chính ông Polk cũng không chắc liệu nhiệm kỳ của mình đã hết chính xác vào 0h hay 12h trưa ngày 4/3, thời điểm nhậm chức theo Hiến pháp Mỹ năm 1793-1933. Sau khi viết nhật ký, cựu tổng thống Polk rời Nhà Trắng và chuyển đến ở trong khách sạn Irving tại Washington.

Tình huống khiến một số người tin rằng tổng thống thứ 12 của Mỹ không thực sự là Taylor, mà là thượng nghị sĩ Dân chủ David Rice Atchison, chủ tịch thượng viện tạm quyền.

Cựu thượng nghị sĩ Mỹ David Rice Atchison. Ảnh: Missouri Life

Cựu thượng nghị sĩ Mỹ David Rice Atchison. Ảnh: Missouri Life

Chủ tịch thượng viện tạm quyền là viên chức cao cấp thứ hai tại thượng viện Mỹ và là thượng nghị sĩ cao cấp nhất. Hiến pháp Mỹ quy định phó tổng thống đồng thời giữ cương vị chủ tịch Thượng viện mặc dù không phải là một thượng nghị sĩ. Thượng viện phải chọn một chủ tịch tạm quyền để thay thế trong thời gian phó tổng thống vắng mặt.

Vào thời điểm đó, chủ tịch thượng viện tạm quyền là người đứng thứ ba trong danh sách kế nhiệm tổng thống. Ngày nay, vị trí này thuộc về chủ tịch Hạ viện.

Hai ngày trước khi ông Polk rời Nhà Trắng, phó tổng thống của ông là George Dallas đã kết thúc nhiệm kỳ bằng cách không tham gia phiên họp của Thượng viện. Atchinson được bầu là chủ tịch thượng viện tạm quyền để thay thế Dallas.

Về lý thuyết, khi ông Polk kết thúc nhiệm kỳ vào sáng 4/3 và tân tổng thống Taylor không tuyên thệ thậm chức trong ngày, Atchinson trở thành tổng thống Mỹ trong khoảng thời gian vị trí bị bỏ trống. Song các nhà nghiên cứu hiến pháp lập luận rằng nhiệm kỳ của Atchinson cũng đã hết khi ông Polk rời Nhà Trắng. Do đó, danh hiệu "tổng thống một ngày" là không phù hợp.

Tuy nhiên, cách truyền thông đưa tin và những lời bông đùa của Atchinson đã khiến câu chuyện "tổng thống một ngày" được lan truyền mạnh mẽ.

Ngày 12/3, một tuần sau khi ông Taylor tuyên thệ nhậm chức, Alexandria Gazette đưa tin rằng ông Atchinson đã trở thành tổng thống Mỹ trong ngày 4/3. Câu chuyện được đưa vào nhiều tài liệu về Atchinson và một lần nữa trở thành tâm điểm vào đầu những năm 1900 khi nhiều hãng tin đăng tải.

Atchinson sống đến năm 1886, gần 40 năm sau khi Taylor và Polk qua đời. Điều này khiến ông trở thành người duy nhất có thể kể về câu chuyện. Năm 1880, Atchinson viết rằng ông chưa từng làm tổng thống, song đùa rằng phiên họp xuyên đêm tối 3/3 có thể khiến ông "ngủ quên trong cả nhiệm kỳ của mình". Ông cũng đùa rằng "chính quyền" của ông là trung thực nhất trong lịch sử Mỹ.

"Tôi nghĩ bởi khi còn sống, ông ấy đã vui vẻ với câu chuyện này nên một số người tin nó có thực", Daniel S. Holt, nhà sử học tại Văn phòng Lịch sử Thượng viện Mỹ, nói.

Sau khi Atchinson qua đời, dòng chữ "Tổng thống Mỹ một ngày" được khắc trên bia mộ của ông.

Dòng chữ Tổng thống Mỹ một ngày khắc trên bia mộ thượng nghị sĩ David Rice Atchison. Ảnh: Now I Know

Dòng chữ "Tổng thống Mỹ một ngày" khắc trên bia mộ thượng nghị sĩ David Rice Atchison. Ảnh: Now I Know

Ngoài ra, một bức tượng Atchinson ở ngoại ô thành phố Kansas, bang Missouri cũng khắc dòng chữ "Tổng thống Mỹ một ngày". Cách đó hơn 60 km về phía tây là thành phố Atchison, thuộc hạt Atchinson của bang Kansas. Cả hai đều được đặt theo tên ông. Thành phố này thậm chí còn tuyên bố có Thư viện Tổng thống không chính thức nhỏ nhất thế giới để vinh danh Atchinson.

Holt nói thêm tình huống của Atchinson khiến ông nhớ đến cựu thẩm phán Tòa Tối cao William Cushing, người đã chấp nhận vai trò chánh án từ George Washington, trước khi từ chối vài ngày sau đó. Các sử gia đã tranh cãi về việc ông có thực sự là chánh án của Mỹ trong vài ngày không.

"Khi các nhân vật lịch sử qua đời, di sản của họ thực sự không do họ quyết định. Đó là lời nhắc nhở rằng di sản và lịch sử hay di sản và thực tế không nhất thiết phải giống nhau, đặt ra những vấn đề thú vị", Lindsay Chervinsky, nhà sử học tổng thống tại Đại học Southern Methodist ở Texas, nói.

Dù còn nhiều tranh cãi về việc ai lãnh đạo nước Mỹ ngày 4/3, đó vẫn là một ngày tương đối yên bình. Nước Mỹ không đối mặt vấn đề an ninh, các dự luật ngân sách cũng không gây tranh cãi.

Quá trình chuyển giao quyền lực Polk - Taylor cũng để lại một di sản. Lần tiếp theo lễ nhậm chức tổng thống rơi vào chủ nhật là ngày 4/3/1877. Giới chức Mỹ đã yêu cầu tân tổng thống Rutherford B. Hayes tuyên thệ nhậm chức vào thứ bảy, một ngày trước khi nhiệm kỳ của Ulysses S. Grant kết thúc. Tình huống này khiến Mỹ có hai tổng thống trong cùng một thời điểm.

"Sẽ hợp lý hơn nếu ông ấy làm điều đó vào chủ nhật. Nhưng không ai muốn làm gì vào ngày Sabbath, nên Hayes đã tuyên thệ vào thứ bảy", Holt nói.

Ngày nay, giai đoạn chuyển giao quyền lực diễn ra sớm hơn nhiều, khi tân tổng thống Mỹ tuyên thệ vào ngày 20/1, bất kể đó là ngày nào trong tuần.

Thanh Tâm (Theo Washington Post, Missouri Life)

Adblock test (Why?)