Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Bữa cơm 20.000 đồng của gia đình công nhân

TP HCMThu nhập giảm sau Covid-19, bữa cơm của gia đình chị Vi Thị Nga nhiều ngày qua chỉ có rau muống, trứng luộc và đậu phụ mua hết 20.000 đồng.

Chị Nga, 33 tuổi, là công nhân Công ty cổ phần giày da Huê Phong (quận Gò Vấp, TP HCM), trọ trên đường Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp. Với thâm niên 7 năm, tiền lương cơ bản mỗi tháng của chị hơn 5,4 triệu đồng. Cuối tháng 5, do ảnh hưởng Covid-19, . Chị Nga không thuộc diện phải thôi việc, nhưng bị giảm giờ làm nên thu nhập đã giảm một nửa so với trước.

Mẹ con chị Nga ở nhà trọ trong những ngày công ty giảm việc. Ảnh: Lam Sơn.

Mẹ con chị Nga ở nhà trọ trong những ngày công ty giảm việc. Ảnh: Lam Sơn.

Chị Nga tự nhận mình may mắn vì cả vợ lẫn chồng đều không mất việc. Nhưng trong lòng chị thường dấy lên nỗi lo vì không biết công ty của chồng sẽ cầm cự được bao lâu nên bây giờ "cái gì cũng phải tiết kiệm tối đa". "Mình không biết khó khăn này kéo dài đến khi nào nên phải chi tiêu tằn tiện để có tiền lo cho con", chị Nga bộc bạch.

Với tổng thu nhập hai vợ chồng gần 10 triệu đồng mỗi tháng, sau khi tính toán phải trả 2 triệu đồng tiền thuê nhà, 2 triệu đồng tiền gửi con, họ thống nhất tiền ăn một tháng không được quá 1,2 triệu đồng. Số tiền này cho hai bữa trưa tối, tính ra mỗi bữa ăn tốn chừng 20.000 đồng.

Bữa ăn của gia đình ba người giờ quanh đi quẩn lại chỉ bó rau muống hay rau dền mua 5.000 đồng, đậu phụ chiên sả 5.000 đồng, hai quả trứng 5.000-6.000 đồng đem luộc hoặc chiên... Thi thoảng chị Nga mua thêm 20.000 đồng bò viên để cả nhà đổi món. "Số tiền còn lại mua sữa, tiêu dùng hàng ngày, để dành phòng khi ốm đau", nữ công nhân dự tính.

Chị Nga kể khó khăn lắm hai vợ chồng chị mới có một bé gái. Con chị đã 18 tháng tuổi nhưng chỉ nặng hơn 8 kg, ăn uống khó khăn, hay quấy khóc nên cũng tốn tiền chăm hơn. Đi gửi trẻ chị phải trả chi phí cao hơn người ta mới nhận giữ. Cũng may trong đợt dịch vừa qua, chủ nhà trọ giảm 50% tiền phòng, còn tặng gạo, mỳ tôm, nước mắm nên vợ chồng chị cũng đỡ được nhiều.

Không may mắn như chị Nga, chị Phùng Thị Tình, 31 tuổi, quê Nghệ An, là một trong vừa bị Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân, TP HCM) thông báo chấm dứt hợp đồng lao động hôm 20/6. Với gần 6 năm làm việc, chị được công ty thông báo sẽ hỗ trợ hơn 38 triệu đồng. Sau khi trừ 10% thuế thu nhập cá nhân, chị Tình nhận hơn 34 triệu đồng.

Mừng vì được nhận trợ cấp nhưng chị Tình bảo, nếu sắp tới không có việc làm thì số tiền này chỉ chi tiêu được vài tháng. Làm mẹ đơn thân, một mình chị nuôi con trai mắc chứng tăng động, giảm chú ý. Mỗi tháng riêng tiền thuốc cho con trai chị đã tốn hơn 2 triệu đồng, chưa kể tiền khám, ăn uống, rồi tiền nhà trọ, điện nước, bố mẹ ở quê già yếu, đau ốm...

Hơn một tháng trước khi bị thôi việc, thu nhập của chị Tình đã giảm đi so với trước, chỉ còn hơn 5 triệu đồng mỗi tháng, do công ty không có đơn hàng nên tuần nghỉ, tuần làm. Để kiếm tiền bù đắp vào khoản sụt giảm, chị làm đủ thứ việc nhưng tiền kiếm thêm chẳng đáng bao nhiêu. Nhiều công nhân giảm việc, thiếu việc như chị phải đi vay, tiền lãi 10% mỗi tháng.

Mẹ con chị Tình ở nhà trọ trên đường Hồ Học Lãm, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân. Ảnh: Lam Sơn.

Mẹ con chị Tình ở nhà trọ trên đường Hồ Học Lãm, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, TP HCM. Ảnh: Lam Sơn.

Chị Tình liệt kê một loạt những công việc đã, đang và sẽ làm như nộp hồ sơ vào siêu thị Big C nhưng chưa được nhận; đi làm thêm ở quán nhậu vào chủ nhật, mỗi giờ được trả 30.000 đồng. Nữ công nhân còn tính sẽ đi làm thêm cho một chị bạn chuyên bán hàng online. Công việc từ 17h đến 22h, chỉ là ngồi xem khách đặt hàng, chốt đơn khi chủ tiệm livestream (trực tiếp) bán hàng. Ngoài ra, chị cũng nhận một số hàng tập tành bán online...

Hàng ngày chị chạy chỗ này ghé chỗ kia tìm công việc mới nên ăn uống thất thường, có khi một gói mỳ tôm cũng qua bữa. Chị vẫn ước mong một ngày nào đó Công ty PouYuen phục hồi sản xuất, tuyển thêm công nhân. Lúc đó chị sẽ là người đầu tiên nộp đơn xin vào làm vì "ban giám đốc hứa sẽ ưu tiên những công nhân từng làm ở công ty".

Chị Tình và chị Nga nằm trong gần , giảm việc, thiếu việc vì Covid-19. Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động, dịch bệnh khiến hơn 84% doanh nghiệp gặp khó khăn (trong tổng số 132.000 doanh nghiệp được điều tra theo báo cáo của Tổng cục Thống kê). Gần 67% số doanh nghiệp được khảo sát đã thực hiện ít nhất một trong bốn giải pháp về lao động để ứng phó dịch bệnh như: cắt giảm lao động; giãn việc; nghỉ luân phiên; nghỉ việc không lương, cắt giảm lương.

Theo báo cáo của các cấp công đoàn, tính đến hết tháng 4 có 5.681 doanh nghiệp và 1.310 đơn vị sự nghiệp ngoài công lập phải giải thể, ngừng việc, thu hẹp quy mô sản xuất, tác động đến đời sống, việc làm của hơn 461.000 lao động. Để hỗ trợ công nhân, Tổng Liên đoàn Lao động đã chuẩn bị 250-500 tỷ đồng từ nguồn quỹ dự phòng để hỗ trợ cho 500.000 đến một triệu lao động bị ảnh hưởng Covid-19.

Hiện, gói hỗ trợ được người lao động mất việc, giảm việc mong đợi là theo tinh thần Nghị quyết 42 và Quyết định 15. Nếu đáp ứng được các tiêu chí, người lao động có thể nhận được hỗ trợ từ ngân sách từ một triệu đến 1,8 triệu đồng mỗi tháng, kéo dài không quá 3 tháng.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến giữa tháng 6 chỉ có 418 lao động được tiền từ gói hỗ trợ. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, các cấp công đoàn và doanh nghiệp đang kiến nghị sửa đổi để lao động gặp khó khăn bởi Covid-19 dễ tiếp cận gói hỗ trợ này.

Lam Sơn

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét