Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Mua đất của bố mẹ bằng giấy viết tay, có hợp pháp?

giấyTôi mua đất của cha mẹ đẻ từ năm 2009, bằng giấy viết tay. Nay tôi nhận thấy các anh chị em trong nhà nghi ngờ là cha mẹ cho tôi chứ không phải là mua bán. (Lê Thành)

Họ còn nói với nhau rằng khi bố mẹ mất sẽ yêu cầu chia đều tài sản thừa kế là mảnh đất này. Giờ tôi phải làm sao để tránh được các tranh chấp sau này với mảnh đất?

Luật sư tư vấn

Những lo ngại của bạn hoàn toàn chính đáng và có căn cứ. Để hạn chế tình trạng tranh chấp của anh em, giữ được tình cảm gia đình, bảo vệ được quyền lợi cá nhân, bạn có thể thực hiện một số hoạt động pháp lý như sau:

Quyền chuyển nhượng của người có đất nhưng chưa được cấp sổ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất. Đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc một trong các điều kiện bắt buộc để người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển nhượng đất, theo điều 66 Nghị định 84/2004/NĐ-CP.

Tuy nhiên Giấy chứng nhận là giấy tờ có giá trị pháp lý cao nhất, nhưng không phải là duy nhất khẳng định quyền của người dân với đất đang sử dụng và quyền được chuyển nhượng đất.

Có ngoại lệ về việc chuyển nhượng đất khi chưa có giấy chứng nhận. Theo đó, nếu trước ngày 1/11/2007 người sử dụng đất đã nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật và bạn có giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2 điều 50 Luật Đất đai năm 2003, hoặc không có giấy tờ đó nhưng được Phòng Tài nguyên Môi trường xác nhận đất đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận thì dù chưa đất chưa được cấp sổ người sử dụng vẫn được thực hiện quyền chuyển nhượng.

Với các phân tích trên, bố mẹ bạn đủ điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho bạn.

Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Luật Đất đai quy định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực theo đúng quy định pháp luật. Nếu không tuân thủ, giao dịch đó không có hiệu lực.

Tuy nhiên, điều 129 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất 2/3 nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực".

Do vậy, nếu bạn đã trả đủ tiền và nhận đất để sử dụng, bạn và bố mẹ nên đề nghị tòa án nơi có bất động sản đó tuyên bố công nhận hiệu lực của giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Khi có quyết định công nhận của tòa án giao dịch đó là hợp pháp, bạn có thể căn cứ nội dung quyết định của tòa án đề nghị UBND cấp huyện nơi có đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bạn.

Với các bước đi pháp lý như vậy, việc nhận chuyển nhượng của bạn với đất không có sổ đỏ; chuyển nhượng không được công chứng, chứng thực sẽ được hợp thức hóa và được nhà nước công nhận có quyền sử dụng đất hợp pháp. Đến lúc này, mọi tranh chấp pháp lý sẽ gần như không thể thực hiện được nữa. Điều đó tốt cho tâm nguyện của cha mẹ, giúp anh em không còn tranh chấp.

Luật sư Quách Thành Lực
Đoàn Luật sư Hà Nội

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét