Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

Georgia sẵn sàng điều tra cáo buộc 'gian lận bầu cử'

Tổng thư ký bang Georgia tuyên bố sẽ điều tra bất cứ cáo buộc có căn cứ nào về gian lận bầu cử, dù luôn bảo vệ tính toàn vẹn của nó.

Tổng thư ký bang Georgia Brad Raffensperger hôm 30/11 cho biết văn phòng của ông đang điều tra hơn 250 vụ bị cáo buộc là "gian lận bầu cử" và sẽ xem xét bất cứ cáo buộc đáng tin cậy nào về việc bỏ phiếu bất hợp pháp và vi phạm luật bầu cử.

Raffensperger cho hay 23 điều tra viên trong văn phòng ông đang xem xét các cáo buộc liên quan bỏ phiếu vắng mặt, cũng như các cáo buộc về tình trạng bỏ phiếu hai lần, người chết đi bầu hay bỏ phiếu không đúng nơi cư trú.

Tuy nhiên, Gabriel Sterling, quan chức hàng đầu trong văn phòng của Tổng thư ký Raffensperger, cho biết các cuộc điều tra này dường như không có khả năng thay đổi kết quả bầu cử của bang.

Tổng thư ký bang Georgia Brad Raffensperger phát biểu trong cuộc họp báo ở Atlanta hôm 11/11. Ảnh: AP.

Tổng thư ký bang Georgia Brad Raffensperger phát biểu trong cuộc họp báo ở Atlanta hôm 11/11. Ảnh: AP.

Tổng thư ký bang Georgia cũng đáp trả các cáo buộc trực tuyến và trong các vụ kiện rằng kết quả bầu cử ở bang này đã bị hủy hoại do tình trạng "gian lận tràn lan".

"Có những kẻ đang cố kích động cảm xúc của nhiều người ủng hộ Tổng thống Donald Trump bằng những cáo buộc kỳ lạ, sự thật nửa vời và sai lệch thông tin. Nói thẳng ra, họ cũng đang gây hiểu lầm cho Tổng thống", Raffensperger nói.

Một luật sư trong chiến dịch của Tổng thống Trump hôm 30/11 cũng gửi thư cho Tổng thư ký Raffensperger yêu cầu kiểm tra chữ ký trên các đơn xin bỏ phiếu vắng mặt. Đây là lần thứ năm chiến dịch của ông đưa ra yêu cầu tương tự.

Trump cùng ngày cũng đăng trên Twitter rằng Thống đốc Georgia Brian Kemp, một thành viên Cộng hòa, nên dùng quyền hạn khẩn cấp để "vượt qua Tổng thư ký cố chấp và kiểm tra việc đối chiếu chữ ký trên phong bì với phiếu bầu".

Tổng thống Mỹ hôm 29/11 cho biết ông cảm thấy hổ thẹn khi ủng hộ Kemp tranh cử Thống đốc Georgia năm 2018 bởi ông này "không làm gì" để thách thức kết quả bầu cử của bang.

Georgia là một trong những bang chiến trường chịu nhiều thách thức pháp lý nhất từ chiến dịch Trump. Tổng thống đã bày tỏ tức giận sau khi thua ở Georgia, bang không bầu cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ nào trong gần 30 năm qua.

Ngọc Ánh (Theo AP)

Let's block ads! (Why?)

Những ngày cuối của Trump ở Nhà Trắng

Brian Morgenstern, phó giám đốc truyền thông chính quyền Tổng thống Donald Trump, mặc một chiếc áo khoác có biểu tượng Nhà Trắng tại văn phòng của mình ở Cánh Tây. Chiếc áo khoác được kéo khóa lên tận cổ, như thể ông sẵn sàng rời khỏi đây bất cứ lúc nào.

Văn phòng của Morgenstern, cách Phòng Bầu dục vài bước chân, tối om, khi những tấm rèm được kéo kín.

Tổng thống Trump trên đường tới phòng họp báo ở Nhà Trắng ngày 20/11. Ảnh: Washington Post.

Tổng thống Trump trên đường tới phòng họp báo ở Nhà Trắng ngày 20/11. Ảnh: Washington Post.

Tổng thống Trump lúc bấy giờ ở một khu vực khác của Nhà Trắng, gọi điện thoại tới phiên điều trần được luật sư riêng Rudy Giuliani cùng một nhóm nghị sĩ Cộng hòa bang Pennsylvania tổ chức bên trong một khách sạn ở Gettysburg. Giuliani là người dẫn dắt đội ngũ pháp lý của Trump nhằm thách thức kết quả bầu cử ở nhiều bang, với trọng điểm là bang chiến trường Pennsylvania.

"Cuộc bầu cử này đã bị gian lận và chúng ta không thể để chuyện đó xảy ra", Trump nói qua loa ngoài điện thoại, được một luật sư dí vào micro để cả hội trường nghe rõ.

Morgenstern đang lơ đễnh theo dõi cuộc điều trân qua màn hình máy tính. Một lúc sau, ông xoay chiếc ghế, quay người lại nói chuyện với một vị khách về rất nhiều chủ đề như bất động sản, bóng chày và cuối cùng là những thành tựu của Tổng thống.

Nỗ lực của Trump nhằm phản đối kết quả bầu cử ở Pennsylvania đã thất bại hôm 27/11, không lâu sau phiên điều trần trên. Một thẩm phán tòa phúc thẩm nói rằng những thách thức mà Trump đưa ra là "không có cơ sở". Kết quả kiểm phiếu được chứng nhận tại Pennsylvania cho thấy ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden giành chiến thắng với cách biệt hơn 80.000 phiếu.

Wisconsin và Arizona ngày 30/11 cũng chứng nhận kết quả bầu cử với chiến thắng thuộc về Biden, cách biệt lần lượt là 20.700 phiếu và hơn 10.000 phiếu.

Trump vẫn tiếp tục tuyên bố mình chiến thắng. Tuy nhiên, ở hậu trường Nhà Trắng, mọi người đang nhìn nhận câu chuyện theo cách chúng xảy ra. Họ biết những ngày còn lại ở Cánh Tây không còn nhiều. Họ cũng biết rằng khi ông chủ của mình thua cuộc, tốt nhất là nên dần rời xa, Tara McKelvey, phóng viên Nhà Trắng của BBC, ghi nhận.

Morgenstern nói rằng mọi công việc vẫn diễn ra như bình thường. "Chúng tôi lạc quan, chúng tôi vẫn làm việc chăm chỉ", ông cho hay. Nhưng Morgenstern là người duy nhất có mặt tại văn phòng Cánh Tây khi đó. Ông cầm một chiếc khẩu trang vải, tay lần sờ phần quai chiếc khẩu trang, giống như lần tràng hạt. Âm thanh duy nhất phát ra là tiếng vo ve nhỏ từ một chiếc tivi phát ra từ căn phòng khác.

Bình thường, những văn phòng ở Cánh Tây Nhà Trắng luôn đông đúc, các cố vấn, phụ tá làm việc hăng say hàng giờ liền. Nhưng đó không phải là những gì đang xảy ra ở đây.

Jack O'Donnell, người từng quản lý một sòng bạc của Trump ở thành phố Atlantic, New Jersey, nói rằng ông hiểu tại sao những nhân viên làm việc dưới quyền Tổng thống lại vắng mặt vào thời điểm này. "Họ đang nhón chân đi trên đám vỏ trứng. Không ai muốn sẩy miệng vào lúc này", ông cho hay.

O'Donnell nhớ có lần Trump đi qua một căn phòng có trần quá thấp trong một tòa nhà đang tu sửa. "Có vài vấn đề", O'Donnell nói, đề cập đến những sai sót trong quá trình tu sửa mà Trump nhanh chóng nhận ra.

"Ông ấy nhảy lên và đấm vào trần nhà", O'Donnell kể. "Không ai muốn bén mảng đến gần khi ông ấy nổi giận".

Cơn thịnh nộ của Trump cùng tham vọng của ông đã trở thành "truyền thuyết". Ông có được thành công phần nào nhờ áp dụng cách nói khoa trương tích cực và luôn phủ nhận thất bại. Đây là phong cách lãnh đạo đã hình thành từ rất sớm ngay từ những bước đầu sự nghiệp của Trump.

Tuần trước, ông xuất hiện tại phòng họp Cánh Tây để khoe về thị trường chứng khoán. Chỉ số Dow Jones đóng cửa với trên 30.000 điểm, xác lập kỷ lục. Theo lời Morgenstern, Tổng thống đã "ăn mừng thành công của thị trường mà chắc chắn khởi nguồn từ những chính sách do ông ban hành", như "cải thiện giao dịch thương mại" và "độc lập về năng lượng".

Trong khi đó, giới đầu tư nói rằng thị trường khởi sắc vì quá trình chuyển giao quyền lực cho chính quyền Biden đã chính thức được khởi động. Nhưng với Trump, chiến thắng luôn thuộc về ông.

Tuyên bố chiến thắng của Trump và việc ông một mực từ chối chấp nhận thất bại không ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Quá trình chuyển giao quyền lực vẫn diễn ra.

Tuy nhiên, lập trường của Trump rất quan trọng, bởi hàng triệu người ngưỡng mộ ông. Họ vẫn sẽ dõi theo sau khi ông rời Nhà Trắng, liệu ông có tiếp tục tranh cử hay sẽ xây dựng đế chế truyền thông riêng.

Vào ngày Trump nói chuyện qua điện với các nghị sĩ Cộng hòa trong phiên điều trần ở Gettysburg, những người ủng hộ ông tập hợp bên ngoài khách sạn, giơ cao những tấm biểu ngữ ghi thông điệp: "Ngừng gian lận bầu cử".

Theo những người quen biết và hiểu Trump, để ngăn thất bại, ông thường có xu hướng phủ nhận thực tế. Khi còn là doanh nhân, ông đã nhiều lần nộp đơn xin phá sản, nhưng khẳng định đây chỉ là một phần trong kế hoạch. "Ông ấy sẽ nói: 'Tôi làm thế là có chủ đích'", O'Donnell nhớ lại.

"Trong tâm trí Trump, ông ấy không bao giờ thua", O'Donnell nhận xét, đề cập tới cuộc bầu cử. "Ông ấy sẽ không bao giờ nhận thất bại. Mọi thứ luôn là: 'Cuộc bầu cử bị đánh cắp khỏi tay tôi'".

Trump đang vận động để đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Thượng viện và có kế hoạch tới Georgia vào ngày 5/12 để ủng hộ ứng viên đại diện đảng đang tham gia cuộc cạnh tranh ghế Thượng viện tại bang.

Trong lúc đó, bên ngoài văn phòng của Morgenstern, trên một bàn làm việc trống có một tấm lót cốc ghi thông điệp: "Thất bại không phải là lựa chọn". Câu nói dường như tổng hợp đầy đủ nhất triết lý cũng như cách tiếp cận của Trump đối với nhiệm kỳ tổng thống sắp kết thúc, bình luận viên McKelvey đánh giá.

Vũ Hoàng (Theo BBC)

Let's block ads! (Why?)

New Zealand quan ngại việc Trung Quốc đăng ảnh lính Australia

Wellington nêu quan ngại với Bắc Kinh việc phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng ảnh "không chính xác" lính Australia kề dao vào cổ em bé Afghanistan.

"New Zealand đã trực tiếp đề cập với giới chức Trung Quốc lo ngại của chúng tôi về việc sử dụng bức ảnh đó", Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern nói với phóng viên tại quốc hội hôm nay, đề cập đến bức ảnh được phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đăng trên Twitter hôm 30/11, cho thấy một binh sĩ Australia kề dao vào cổ em bé Afghanistan.

"Đó là bài đăng không thực tế và tất nhiên điều đó sẽ khiến chúng tôi lo ngại. Vì vậy, chúng tôi đã trực tiếp nêu ra theo cách New Zealand làm khi có những lo ngại như vậy", bà Ardern nói.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trả lời báo chí tại quốc hội hôm nay. Ảnh: AAP.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern trả lời báo chí tại quốc hội hôm nay. Ảnh: AAP.

Triệu Lập Kiên mô tả kèm bức ảnh là ông "sốc trước việc binh sĩ Australia sát hại thường dân và tù nhân Afghanistan. Chúng tôi cực lực lên án những hành vi như vậy và kêu gọi họ phải chịu trách nhiệm". Twitter sau đó đã gỡ bỏ ảnh này.

Thủ tướng Australia Scott Morrison gọi bức ảnh này là "giả mạo", "thực sự đáng chê trách" và "xúc phạm". "Chính phủ Trung Quốc nên hổ thẹn vì bài đăng này. Nó làm giảm giá trị của họ trong mắt cộng đồng thế giới. Không nghi ngờ gì về việc có những căng thẳng tồn tại giữa Trung Quốc và Australia, nhưng đây không phải cách các ngài nên cư xử", ông Morrison nói.

Ông Morrison cũng yêu cầu Trung Quốc phải xin lỗi. Phản ứng lại yêu cầu này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng chính phủ Australia nên cảm thấy xấu hổ về việc binh lính giết người dân vô tội Afghanistan và nên xin lỗi Afghanistan.

New Zealand có lịch sử chung, quan hệ văn hóa chặt chẽ, gần gũi về địa lý và mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ với Australia, trong khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất New Zealand với thương mại hai chiều đạt gần 22 tỷ USD.

Quan hệ giữa Australia và Trung Quốc gần đây xấu đi đáng kể. Trung Quốc đã áp đặt loạt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với hàng hóa Australia. Truyền thông Trung Quốc cũng liên tục công kích Australia về một loạt vấn đề.

Những động thái này dường như bắt đầu từ việc Canberra đối đầu sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.

Huyền Lê (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

'Đại dịch' được chọn là từ của năm 2020

Lần đầu tiên trong lịch sử, hai công ty từ điển của Mỹ cùng chọn một từ đại diện cho năm, đó là "đại dịch".

Merriam-Webster và Dictionary.com hôm 30/11 tuyên bố chọn "Đại dịch" là từ của năm 2020. Lựa chọn đưa ra sau khi Oxford Languages ban hành báo cáo dài 16 trang cho biết một số thuật ngữ chuyên ngành đã được dùng phổ biến trong cuộc khủng hoảng Covid-19.

Từ pandemic (đại dịch) trong từ điển. Ảnh: AP

Từ pandemic (đại dịch) trong từ điển. Ảnh: AP

Theo đó, Oxford Languages cho rằng những thách thức của năm 2020 "đem lại sự cấp bách trong vai trò của các nhà từ vựng học. Trong đa số thời gian thực, các nhà từ vựng học đã theo dõi và phân tích sự thay đổi lớn trong dữ liệu ngôn ngữ và tần suất gia tăng từ mới".

Bởi đại dịch Covid-19 gây ra những thay đổi lớn về ngôn ngữ, báo cáo cho rằng "2020 là một năm không thể gói gọn trong một 'từ của năm'".

Merriam-Webster và Dictionary.com không đồng ý, dù cả hai cũng ghi nhận những thay đổi lớn với các từ liên quan.

Đại dịch "có lẽ không phải là cú sốc lớn", Peter Sokolowski, biên tập viên của Merriam-Webster nói. "Thông thường, những tin tức thời sự lớn sẽ đi kèm một từ chuyên môn và trong trường hợp này, từ đại dịch không chỉ mang tính kỹ thuật mà đã trở thành phổ biến. Nó có thể là từ mà chúng ta sẽ nói về giai đoạn này trong tương lai".

John Kelly, biên tập viên nghiên cứu cấp cao của Dictionary.com, cho biết số lượt tìm kiếm từ "đại dịch" đã tăng hơn 13.500% hôm 11/3, ngày mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu do Covid-19.

Mức đột biến "lớn, nhưng điều đáng nói hơn là từ khóa này duy trì lượng tìm kiếm đáng kể suốt cả năm", ông nói. Hàng tháng, lượng tìm kiếm từ đại dịch tăng hơn 1.000%. Suốt nửa năm, từ này luôn nằm trong top 10 từ được tra cứu nhiều nhất trên Dictionary.com.

Còn tại Merriam-Webster.com, lượng tìm kiếm từ "đại dịch" vào 11/3 cao hơn 11.806% so với mức tăng đột biến cùng kỳ năm ngoái, Sokolowski nói.

Pandemic (đại dịch) có gốc từ tiếng Latinh và Hy Lạp, là kết hợp của từ "pan" (tất cả) và "demos" (người hoặc dân số), Sokolowski cho hay. Từ này xuất hiện vào giữa những năm 1660, được sử dụng rộng rãi để chỉ "toàn bộ" và cụ thể hơn, dùng để chỉ bệnh tật trong một văn bản y tế vào những năm 1660, nói về các bệnh dịch thời Trung Cổ.

Kelly cho hay Covid-19 cũng khiến lượng tìm kiếm các từ "bình xịt", "truy vết tiếp xúc", "giãn cách xã hội" và "miễn dịch cộng đồng" tăng lên, cùng với các từ phức tạp như tên các thuốc điều trị, xét nghiệm và vaccine.

"Tất cả những từ này đều nằm trong phần từ vựng mà chúng ta cần chia sẻ để giữ an toàn và cung cấp tin tức. Thật không thể tin được", Kelly nói.

Merriam-Webster bắt đầu công bố "từ của năm" vào năm 2008, với từ "gói cứu trợ". Từ của năm 2019 là "họ", sau khi lượt tìm kiếm tăng 313%.

Dictionary.com bắt đầu từ năm 2010, với từ "thay đổi", còn từ của năm 2019 là "sống còn", năm mà biến đổi khí hậu, bạo lực súng đạn, bản chất dân chủ và nhân vật Forky trong phim hoạt hình "Câu chuyện đồ chơi 4" của Disney đã thúc đẩy lượt tìm kiếm.

Năm ngoái, Oxford Languages công bố hai từ "climate emergency" (tình trạng khẩn cấp về biến đổi khí hậu).

Hồng Hạnh (Theo Guardian)

Let's block ads! (Why?)

Đồng minh muốn Trump dự lễ nhậm chức của Biden

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một đồng minh của Trump, cho rằng Tổng thống nên dự lễ nhậm chức của Biden vào tháng 1/2021.

"Tôi nghĩ vậy, nếu Biden giành chiến thắng", thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Graham nói với các phóng viên tại quốc hội Mỹ hôm 30/11. "Tôi chỉ nghĩ điều đó có lợi cho đất nước, điều đó sẽ tốt cho Trump. Tôi hy vọng Biden cũng sẽ đến buổi lễ của ông ấy", Graham nói thêm và cười nhẹ.

Phát biểu của Graham được coi là một động thái nữa của các đồng minh thân cận với Tổng thống Donald Trump hướng tới thừa nhận rằng ứng viên đảng Dân chủ chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua.

Giống như nhiều nghị sĩ Cộng hòa khác trong quốc hội, Graham chưa thừa nhận Tổng thống Trump thua cuộc, trong khi ông tiếp tục bày tỏ nghi ngờ về cuộc bầu cử và nỗ lực lật ngược chiến thắng của Biden thông qua các nỗ lực pháp lý.

Tổng thống Trump từ Trại David quay lại Nhà Trắng hôm 29/11. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Trump từ Trại David quay lại Nhà Trắng hôm 29/11. Ảnh: Reuters.

Vẫn chưa rõ Trump có tham dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm vào 20/1 hay không. Ông được cho là đang cân nhắc tuyên bố tái tranh cử tổng thống 2024 vào đúng ngày này, nếu cuộc chiến pháp lý để đảo ngược kết quả bầu cử thất bại.

Một số nghị sĩ Cộng hòa, như Roy Blunt, đã cho rằng Trump nên tham gia dự sự kiện nhậm chức của Biden.

"Tôi hy vọng Tổng thống sẽ có mặt vào ngày nhậm chức", Blunt nói với CNN cuối tuần qua, thêm rằng có khả năng Biden sẽ là người giơ tay phải để tuyên thệ, chứ không phải Trump. "Tôi nghĩ Tổng thống Trump có vai trò lớn trong sự kiện. Tôi hy vọng ông ấy sẽ chấp nhận nó và nhìn vào những gì có thể xảy đến với mình, nếu như cuộc bầu cử này diễn ra theo cách của nó".

Graham cho hay ông đã nói chuyện với Trump cuối tuần qua, đề nghị Tổng thống "tiếp tục" cuộc chiến trước tòa. "Ông ấy sẽ chiến đấu cho mọi phiếu bầu và thúc đẩy hệ thống trở nên tốt hơn, và tôi nói 'hãy tiếp tục'", Graham kể.

Khi được hỏi liệu Trump có dần chấp nhận thực tế rằng ông đã thất bại hay không, Graham đáp: "Tôi nghĩ ông ấy tập trung vào các thách thức của mình và đang cố gắng giải quyết chuyện bỏ phiếu qua thư, và tôi thành thật mà nói cũng rất lo lắng về điều đó".

Biden hôm 30/11 đã công bố nhóm nhân sự cấp cao, gồm cả người da màu và phụ nữ, sẽ gây quỹ và tiến hành các hoạt động cho lễ nhậm chức ngày 20/1. Buổi lễ được dự đoán có quy mô nhỏ hơn và những người tham dự sự kiện sẽ phải đeo khẩu trang, đảm bảo giữ khoảng cách an toàn để ngăn ngừa Covid-19.

Dự kiến buổi lễ chỉ có sự tham dự của không quá 1.600 người. Những người tổ chức đang thảo luận về khả năng yêu cầu xét nghiệm Covid-19 với những người đứng gần Tổng thống đắc cử, người năm nay 78 tuổi.

Anh Ngọc (Theo Newsweek)

Let's block ads! (Why?)

Trump mất hàng trăm nghìn người theo dõi trên Twitter

Tài khoản Twitter của Trump giảm hơn 130.000 người theo dõi từ ngày 17/11, trong khi số người quan tâm đến tài khoản của Biden tăng thêm hơn 1,1 triệu.

Theo dữ liệu công bố hôm 30/11 từ Factbase, trang web chuyên theo dõi các tuyên bố công khai của Trump, đương kim Tổng thống Mỹ đã mất 133.902 lượt theo dõi trên Twitter, trong khi Tổng thống đắc cử Joe Biden nhận được thêm 1.156.610 tài khoản theo dõi trong nửa tháng qua.

Factbase đã chỉ ra sự sụt giảm nhỏ về lượng người theo dõi của Tổng thống Trump trong khoảng 10 ngày kể từ khi truyền thông Mỹ xác định ông là người thua trong cuộc bầu cử năm nay.

Tài khoản Twitter của Trump hiện có khoảng 88,8 triệu người theo dõi và là nơi ông liên tục đăng những dòng tweet cáo buộc gian lận bầu cử cũng như đưa ra những giả thuyết về sự thất bại của ông trước Biden.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp từ Nhà Trắng hôm 26/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp từ Nhà Trắng hôm 26/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ cũng nhiều lần phàn nàn Twitter "phân biệt đối xử" với ông. Kể từ khi truyền thông dự đoán kết quả bầu cử năm nay, Twitter liên tục gắn nhãn các dòng tweet của Trump là "gây hiểu lầm" hay "khác với các nguồn chính thống".

Joe Biden ít hoạt động trên Twitter hơn và tài khoản của ông chỉ có khoảng 20,2 triệu người theo dõi, chưa bằng 1/4 lượng người theo dõi Trump.

Twitter hôm 20/11 thông báo sẽ trao quyền kiểm soát tài khoản tổng thống Mỹ @POTUS cho Joe Biden vào ngày nhậm chức 20/1, dù Trump chịu nhận thua hay không.

Với sự tham vấn từ Cục Lưu trữ Quốc gia Mỹ, gã khổng lồ mạng xã hội cũng lên kế hoạch bàn giao những tài khoản chính thức khác như @FLOTUS (Đệ nhất phu nhân) và @VP (Phó tổng thống Mỹ) cho chủ nhân mới.

Ngọc Ánh (Theo Guardian)

Let's block ads! (Why?)

Chỉ huy Vệ binh Cách mạng Iran bị hạ sát

Muslim Shahdan, chỉ huy cấp cao của Vệ binh Cách mạng Iran, chết trong vụ tấn công bằng máy bay không người lái tại khu vực biên giới Syria.

Các nguồn tin an ninh Iraq cho biết vụ tấn công nhằm vào đoàn xe chở Shahdan xảy ra vào đêm 28/11 hoặc rạng sáng 29/11, khiến chỉ huy Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) cùng ba người đi cùng thiệt mạng.

Hai quan chức an ninh Iraq khác cho biết chiếc xe của Shahdan chở theo vũ khí và bị máy bay không người lái (UAV) tấn công sau khi vừa từ Iraq vượt qua biên giới sang lãnh thổ Syria. Chưa bên nào bị cáo buộc hay đứng ra nhận trách nhiệm về vụ không kích.

Vụ tấn công này xảy ra ngay sau khi nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát hôm 27/11. Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ tấn công nhằm vào Fakhrizadeh cùng các trận không kích nhằm vào lực lượng Iran hoặc dân quân do nước này hậu thuẫn tại Syria.

Binh sĩ Vệ binh Cách mạng hồi giáo Iran trong lễ duyệt binh tại thủ đô Tehran, tháng 9/2018. Ảnh: AFP.

Binh sĩ Vệ binh Cách mạng hồi giáo Iran trong lễ duyệt binh tại thủ đô Tehran, tháng 9/2018. Ảnh: AFP.

Israel và Mỹ cáo buộc Iran cùng các nhóm dân quân do nước này hậu thuẫn tìm cách chuyển lậu vũ khí từ Iraq tới Syria và Lebanon. Số vũ khí này sau đó được các nhóm dân quân sử dụng để chống lại Israel.

Tướng Aviv Kochavi, tư lệnh lực lượng phòng vệ Israel (IDF), khẳng định nước này không từ bỏ chiến dịch ngăn các nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn giành chỗ đứng tại Syria.

IDF đã triển khai hàng nghìn đợt không kích nhằm vào các đoàn xe chở vũ khí và mục tiêu liên quan tới Iran, các quan chức Israel cho biết. Tuy nhiên, các vụ tấn công nghi do Israel thực hiện nhằm vào khu vực biên giới Iraq - Syria ít xảy ra hơn.

Iran hồi tuần trước cảnh báo sẽ tìm cách chấm dứt các cuộc tập kích kiểu "đánh lén" của Israel tại Syria. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Israel triển khai đợt không kích chớp nhoáng để trả đũa "một vụ tấn công bằng chất nổ bất thành của Iran" nhằm vào khu vực cao nguyên Golan do nước này kiểm soát.

Israel vẫn im lặng sau cái chết của chuyên gia Iran Fakhrizadeh. Quân đội Israel cùng các cơ quan ngoại giao của nước này trên thế giới đang được đặt trong tình trạng báo động cao sau khi Iran tuyên bố "trả thù tàn khốc" cho Fakhrizadeh.

Nguyễn Tiến (Theo Times of Israel)

Let's block ads! (Why?)

Kim Jong-un có thể đã tiêm vaccine Covid-19 Trung Quốc

Kim Jong-un và nhiều quan chức cấp cao Triều Tiên đã được tiêm vaccine Covid-19 thử nghiệm được Trung Quốc cung cấp, theo tình báo Nhật.

"Kim Jong-un và nhiều quan chức cấp cao trong gia tộc và mạng lưới lãnh đạo của Triều Tiên đã được tiêm phòng Covid-19 trong 2-3 tuần qua nhờ một loại vaccine do chính phủ Trung Quốc cung cấp", Harry Kazianis, chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia có trụ sở tại Washington, chia sẻ trong một bài viết trên 19FortyFive, dẫn hai nguồn tin tình báo Nhật.

Lãnh đạo Kim Jong-un trong một cuộc họp khẩn của Bộ Chính trị Đảng Lao động Triều Tiên ngày 25/7 tại Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA

Lãnh đạo Kim Jong-un trong một cuộc họp khẩn của Bộ Chính trị đảng Lao động Triều Tiên ngày 25/7 tại Bình Nhưỡng. Ảnh: KCNA

Kazianis vẫn chưa rõ công ty nào của Trung Quốc cung cấp vaccine cho Kim Jong-un và liệu loại vaccine thử nghiệm này đã được chứng nhận an toàn hay chưa.

Chuyên gia này dẫn lời nhà khoa học về y tế người Mỹ Peter J. Hotez cho biết ít nhất 3 công ty Trung Quốc đang phát triển vaccine ngừa Covid-19 gồm Sinovac Biotech, CanSinoBio, Sinophram Group.

Sinophram tuyên bố vaccine của hãng đã được sử dụng cho hơn một triệu người Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa công ty Trung Quốc nào công khai tiến hành thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn 3 các loại vaccine ngừa Covid-19.

Bình Nhưỡng vẫn chưa xác nhận ca mắc Covid-19 nào, tuy nhiên Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) cho biết không loại trừ khả năng dịch bệnh đã bùng phát ở nước này do các hoạt động giao thương và tiếp xúc với Trung Quốc trước khi đóng biên vào cuối tháng 1. NIS cũng đã phát hiện tin tặc Triều Tiên tìm cách xâm nhập vào hệ thống sản xuất vaccine Covid-19 của Hàn Quốc.

Tháng trước, Microsoft cho biết hai nhóm tin tặc Triều Tiên đã tìm cách truy cập trái phép vào mạng lưới các nhà phát triển vaccine tại nhiều quốc gia, trong đó có thể có cả tập đoàn dược phẩm AstraZeneca của Anh.

Khánh An (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Nỗ lực thay đổi câu chuyện Covid-19 khởi phát ở Vũ Hán

Gần một năm sau khi những ca Covid-19 đầu tiên bùng lên ở Vũ Hán, dường như Trung Quốc đang nỗ lực thay đổi quan điểm về nguồn gốc đại dịch.

Truyền thông Trung Quốc liên tục đưa tin về phát hiện nCoV trên bao bì thực phẩm nhập khẩu đông lạnh, thứ không được cộng đồng khoa học coi là vật trung gian đáng lo ngại, cũng như những nghiên cứu về các trường hợp có thể là ca Covid-19 phát hiện bên ngoài biên giới Trung Quốc trước tháng 12/2019.

Trong bài đăng trên Facebook tuần trước, People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, tuyên bố "mọi bằng chứng hiện có đều cho thấy nCoV không khởi phát ở Vũ Hán, miền trung Trung Quốc".

"Vũ Hán là nơi đầu tiên phát hiện nCoV nhưng không phải nơi khởi phát", Tăng Quang, nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc, nói.

Một người mắc chứng bệnh chưa rõ được đưa vào bệnh viện ở Vũ Hán hồi đầu năm nay. Ảnh: AFP

Một người mắc chứng bệnh chưa rõ được đưa vào bệnh viện ở Vũ Hán hồi đầu năm nay. Ảnh: AFP

Khi được hỏi về thông tin virus có nguồn gốc ngoài Trung Quốc mà báo chí nhà nước gần đây đưa tin, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng điều quan trọng là phải phân biệt được đâu là nơi đầu tiên phát hiện Covid-19 và đâu là nơi nó bắt đầu lây nhiễm sang người.

"Dù Trung Quốc là nước đầu tiên báo cáo ca nhiễm, nhưng không có nghĩa là virus bắt nguồn từ Trung Quốc", Triệu Lập Kiên nói. "Truy xuất nguồn gốc là một quá trình liên tục có thể liên quan tới nhiều quốc gia và khu vực".

Các nhà khoa học Trung Quốc thậm chí còn gửi bài báo khoa học cho tuần san y khoa Lancet, dù chưa được đánh giá ngang hàng, tuyên bố rằng "Vũ Hán không phải là nơi xảy ra lây nhiễm nCoV từ người sang người đầu tiên", nêu giả thuyết ca lây nhiễm đầu tiên có thể khởi phát tại Nam Á.

Rất hiếm nhà khoa học phương Tây đồng tính với quan điểm virus này có nguồn gốc bên ngoài Trung Quốc. Michael Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuần trước cho rằng lập luận Covid-19 không phải bùng lên từ Vũ Hán mang tính "võ đoán cao".

"Rõ ràng là từ góc độ y tế công, phải điều tra nguồn gốc virus tại những nơi xuất hiện ca nhiễm trên người đầu tiên", Ryan phát biểu trong cuộc họp báo ở Geneva.

Giáo sư Jonathan Stoye, nhà virus học tại Viện Francis Crick ở London, nhận định những thông tin về việc Covid-19 hoành hành tại Italy vào mùa thu 2019 dựa trên mẫu từ bệnh nhân ung thư, có vẻ "không chắc chắn".

"Dữ liệu huyết thanh của Italy có thể giải thích là các kháng thể phản ứng chéo chống lại những loại virus corona khác", ông cho hay. Nói cách khác, các kháng thể tìm thấy trong bệnh nhân ở Italy đã được kích hoạt ở những người bị nhiễm các loại virus corona khác, không phải Covid-19.

"Một điều khá chắc chắn là những ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận về Covid-19 là ở Trung Quốc", Stoye nói thêm. "Do đó, nhiều khả năng là virus có nguồn gốc từ Trung Quốc".

Dù dấu vết nCoV tìm thấy trên bao bì thực phẩm đông lạnh, các nhà khoa học cho rằng khả năng lây nhiễm của nó rất thấp bởi dịch bệnh này chủ yếu lây lan qua giọt bắn đường hô hấp.

Một xét nghiệm dương tính "không chỉ ra virus có khả năng lây nhiễm, mà chỉ là tín hiệu cho thấy có virus hiện diện trên bề mặt đó", Andrew Pekosz, chuyên gia của Trường Y tế Công Bloomberg thuộc Đại học Johns Hopkins, nói. "Tôi chưa thấy dữ liệu thuyết phục nào về việc nCoV trên bao bì thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm lớn".

Khi thiệt hại về người và kinh tế của đại dịch ngày một tăng, Bắc Kinh muốn bảo vệ danh tiếng của mình ở trong nước và ngoài nước. Covid-19 đã xuất hiện ở hơn 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 60 triệu người nhiễm và gần 1,5 triệu người chết.

Từ khi phục hồi sau đợt bùng phát ban đầu, Trung Quốc đã tìm cách củng cố vị thế của mình ở nước ngoài bằng viện trợ y tế. Trung Quốc cũng quảng cáo một số loại vaccine đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng như một phần đóng góp cho "lợi ích toàn cầu", đề nghị hỗ trợ sản xuất và tài trợ tiêm chủng. Nhưng sự bất bình trước vai trò của Bắc Kinh trong việc đại dịch bùng phát cuối cùng có thể khiến Trung Quốc khó giải quyết hơn chính bản thân đại dịch.

"Trung Quốc vẫn chật vật đối phó thực tế rằng họ phải chịu trách nhiệm về 'tội lỗi ban đầu' của việc bùng phát, điều ảnh hưởng tới mọi nỗ lực cứu vãn hình ảnh của Trung Quốc", Andew Small, một học giả về Trung Quốc kiêm nhà nghiên cứu cấp cao của Quỹ Marshall Đức, một tổ chức tư vấn của Mỹ, nói.

"Tình hình những tháng gần đây đã cho thấy tác động thảm khốc mà đại dịch gây ra cho Trung Quốc trong mắt dư luận quốc tế", ông nhận định.

Small cho rằng Trung Quốc gần đây tập trung vào đưa tin quanh những giả thuyết khác nhau về nguồn gốc nCoV. Tin tức mà báo chí đưa phù hợp với câu chuyện về một Trung Quốc mạnh mẽ, cho thấy thành công to lớn trong việc gần như xóa bỏ hoàn toàn Covid-19 và đưa cuộc sống trong nội địa trở lại bình thường. Trên bình diện quốc tế, Trung Quốc cũng đưa ra một số giả thuyết gây nghi ngờ cho khán giả quốc tế, những người có khả năng tin vào chuyện Covid-19 bắt nguồn ngoài Trung Quốc, và cho rằng nó là "vấn đề nhạy cảm về chính trị" trong quan hệ với Bắc Kinh.

Việc Trung Quốc đặt nghi vấn về nguồn gốc nCoV ngoài Vũ Hán có thể đáng tin hơn nếu họ hỗ trợ một cuộc điều tra độc lập. Nhưng giới chức nước này được cho là chưa hợp tác hiệu quả.

Đoàn thanh tra của WHO tới Vũ Hán hồi đầu năm đã không được tới thăm chợ thực phẩm có liên quan tới đợt bùng phát đầu tiên. Một nhóm mới dự kiến sẽ sớm đến Trung Quốc để hợp tác với một nhóm nghiên cứu của Trung Quốc, nhưng vẫn chưa lên lịch trình cụ thể và WHO chỉ nói rằng họ sẽ đi "vào thời gian thích hợp".

Tìm hiểu được nguồn gốc Covid-19 có ý nghĩa quan trọng với nỗ lực ngăn chặn một đại dịch khác. Theo Small, có vẻ như Bắc Kinh đang tập trung vào câu hỏi ai là người phải chịu trách nhiệm cho đại dịch, hơn là tìm hiểu nguồn gốc của nó và điều này "chắc chắn không thể xác định được điều gì đã đi sai hướng cũng như đảm bảo rằng nó sẽ không bao giờ xảy ra nữa".

Hồng Hạnh (Theo Guardian)

Let's block ads! (Why?)

Biden công bố nhóm phụ trách lễ nhậm chức

Biden công bố nhóm nhân sự cấp cao, gồm cả người da màu và phụ nữ, sẽ gây quỹ và tiến hành các hoạt động cho lễ nhậm chức ngày 20/1/2021.

Nhóm lãnh đạo cấp cao của ủy ban phụ trách việc lên kế hoạch và triển khai thực hiện lễ nhậm chức tổng thống được Tổng thống đắc cử Joe Biden và Phó tổng thống đắc cử Kamala Harris công bố ngày 30/11. Lễ nhậm chức của Biden được cho là "chưa từng có tiền lệ" do diễn ra khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành tại Mỹ.

Ủy ban này chịu trách nhiệm gây quỹ và tổ chức các sự kiện trong ngày nhậm chức và cam kết sẽ ưu tiên cho việc "bảo đảm an toàn cho người dân, ngăn ngừa dịch bệnh Covid-19 trong khi vẫn tiếp cận được toàn bộ người Mỹ".

Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu trong ngày Lễ Tạ ơn 25/11 tại Wilmington, Delaware. Ảnh: AP

Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu trong ngày Lễ Tạ ơn 25/11 tại Wilmington, Delaware. Ảnh: AP

Tony Allen, người viết diễn văn cho Biden khi ông còn là thượng nghị sĩ, sẽ đảm nhận vai trò tổng giám đốc điều hành ủy ban nhậm chức. Ông hiện là chủ tịch Đại học bang Delaware.

Maju Varghese sẽ là giám đốc điều hành ủy ban. Ông từng là giám đốc điều hành và cố vấn cấp cao trong chiến dịch tranh cử tổng thống của Biden năm 2020.

Erin Wilson và Yvanna Cancela sẽ là các phó giám đốc điều hành. Wilson từng tham gia nhóm vận động tranh cử của Biden trên cương vị giám đốc chính trị quốc gia xuyên suốt các cuộc bầu cử sơ bộ và bầu cử chính thức.

Cancela từng lên tiếng ủng hộ Biden ngay từ những ngày đầu của cuộc đua vào Nhà Trắng và thường xuyên xuất hiện trong các chiến dịch của ông tại bang Nevada, nơi bà là thượng nghị sĩ.

Nhóm tổ chức lễ nhậm chức cho Biden và Harris gồm có cả người da màu và phụ nữ. Điều này cho thấy sự đa dạng về nhân sự và hoàn toàn phù hợp với những cam kết của Biden rằng ông sẽ xây dựng các nhóm nhân sự phản ánh chính xác sự đa dạng của đất nước.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Tổng thống Donald Trump có tham dự lễ nhậm chức của Biden hay không. Trump vẫn từ chối thừa nhận thất bại và tiếp tục bày tỏ hoài nghi về kết quả của cuộc bầu cử. Tuy nhiên, nhiều thành viên đảng Cộng hòa và trợ lý của ông đang khuyến khích ông tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Biden.

"Tôi hy vọng Tổng thống sẽ có mặt trong lễ nhậm chức", thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Missouri Roy Blunt, người phụ trách giám sát lễ nhậm chức, chia sẻ trên chương trình "State of the Union" của kênh CNN ngày 29/11.

Theo Hiến pháp Mỹ, lễ nhậm chức của Biden sẽ diễn ra ngày 20/11. Việc chuyển giao quyền lực sẽ diễn ra vào trưa cùng ngày sau khi tổng thống tuyên thệ nhậm chức.

Trong khi các hoạt động chuẩn bị cho lễ nhậm chức của Biden diễn ra tại Washington, những người chịu trách nhiệm lên kế hoạch cho sự kiện này đang phải chuẩn bị cho một kịch bản hoàn toàn khác với các lễ nhậm chức trong quá khứ.

Lễ nhậm chức của Biden năm nay được dự đoán có quy mô nhỏ hơn và những người tham dự sự kiện sẽ phải đeo khẩu trang và đảm bảo giữ khoảng cách an toàn.

Dự kiến buổi lễ chỉ có sự tham dự của không quá 1.600 người. Những người tổ chức đang thảo luận về khả năng yêu cầu xét nghiệm Covid-19 với những người đứng gần Tổng thống đắc cử, người năm nay 78 tuổi.

Hồi mùa hè, Biden tuyên bố ông không muốn phải đeo khẩu trang trong lễ nhậm chức và một trợ lý của ông chia sẻ với CNN rằng việc này hoàn toàn tùy thuộc vào Tổng thống đắc cử.

Một trợ lý khác cho biết sẽ không có dàn đồng ca đứng sau Biden để biểu diễn trong lễ nhậm chức. Dù vậy, ban nhạc Marine Band chuyên biểu diễn tại các lễ nhậm chức tổng thống kể từ năm 1801 sẽ vẫn tham gia sự kiện.

Khánh An (Theo CNN)

Let's block ads! (Why?)

NATO mời Biden dự hội nghị thượng đỉnh 2021

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết đã gửi lời mời Tổng thống đắc cử Biden dự hội nghị thượng đỉnh tại Brussels vào đầu năm sau.

"Tôi đã mời Tổng thống đắc cử Joe Biden tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels vào đầu năm tới. Tôi rất mong được làm việc với ngài ấy", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm 30/11.

Stoltenberg nói thêm hội nghị thượng đỉnh NATO có thể được tổ chức sau khi Biden nhậm chức. Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ nhậm chức vào ngày 20/1.

"Thời gian cụ thể của hội nghị vẫn chưa được ấn định. Nhưng chắc chắn sẽ diễn ra một hội nghị thượng đỉnh NATO và đương nhiên tất cả các lãnh đạo sẽ có mặt ở đó", Tổng thư ký NATO khẳng định.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại một sự kiện ở London, Anh tháng 12/2019. Ảnh: AFP.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại một sự kiện ở London, Anh tháng 12/2019. Ảnh: AFP.

Theo một quan chức NATO, hội nghị thượng đỉnh của khối này có thể diễn ra vào tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau, tùy thuộc vào các kế hoạch công du nước ngoài khác của Biden.

NATO muốn sớm kết nối với Biden sau khi quan hệ với Mỹ trở nên rạn nứt dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tổng thống Trump cáo buộc các đồng minh châu Âu chi quá ít cho quốc phòng, thậm chí đe dọa rút Mỹ khỏi tổ chức này. Trong khi đó, Tổng thư ký Stoltenberg đã ca ngợi Biden là "người ủng hộ mạnh mẽ" NATO.

Một trong những quyết định quan trọng NATO phải đối mặt là nhiệm vụ hỗ trợ ở Afghanistan trước nguy cơ Tổng thống Trump có thể giảm binh lính Mỹ tại quốc gia này xuống chỉ còn 2.500 trước ngày 15/1.

Các đồng minh dường như đang tìm cách cải thiện quan hệ với Mỹ dưới thời Joe Biden. EU cũng đang lên kế hoạch xây dựng một liên minh mới với Mỹ để gạt bỏ bất đồng dưới thời Trump và ứng phó với những thách thức từ Trung Quốc.

Ngọc Ánh (Theo AFP/ Bloomberg)

Let's block ads! (Why?)

Mỹ rã xác chiến hạm tỷ đô bị cháy

Hải quân Mỹ loại biên tàu sân bay trực thăng Bonhomme Richard do chi phí sửa chữa hoặc cải hoán còn cao hơn đóng mới chiến hạm tương tự.

Hải quân Mỹ quyết định không sửa chữa tàu sân bay trực thăng USS Bonhomme Richard bị hư hại nặng trong vụ cháy bùng phát hôm 12/7, thay vào đó sẽ loại biên và chi khoảng 30 triệu USD để rã sắt vụn con tàu, đại diện lực lượng cho biết trong cuộc họp báo ngày 30/11. Quyết định được đưa ra sau khi đánh giá cho biết con tàu bị hư hại khoảng 60%.

Vụ cháy xảy ra khi chiến hạm Bonhomme Richard đang neo đậu tại cảng San Diego để bảo dưỡng. 63 thủy thủ và nhân viên cứu hỏa bị thương vì vụ nổ hoặc trong quá trình dập lửa. Hải quân Mỹ hồi tháng 8 nghi ngờ Bonhomme Richard bị phóng hỏa, đồng thời điều tra bổ sung về cách thiết kế của chiến hạm, cách phản ứng của bộ chỉ huy lực lượng trong sự cố.

"Sau khi xem xét kỹ lưỡng, bộ trưởng và tư lệnh hải quân quyết định loại biên tàu Bonhomme Richard do chịu thiệt hại nặng trong trận hỏa hoạn hồi tháng 7", thiếu tướng hải quân Eric Ver Hage, giám đốc Trung tâm Bảo dưỡng Vùng hải quân, cho biết.

Tàu chữa cháy phun nước làm mát vỏ chiến hạm USS Bonhomme Richard, ngày 12/7. Ảnh: AFP.

Tàu chữa cháy phun nước làm mát vỏ chiến hạm USS Bonhomme Richard, ngày 12/7. Ảnh: AFP.

Hải quân Mỹ cho biết nếu muốn khôi phục Bonhomme Richard về nguyên trạng trước khi bốc cháy, họ sẽ phải chi 2,5-3,2 tỷ USD, tiến trình dự kiến mất 5-7 năm.

Phương án sửa chữa khác ít tốn kém hơn là cải hoán Bonhomme Richard thành tàu bệnh viện hoặc tàu hậu cần phục vụ tàu ngầm, nhưng cũng đòi hỏi hơn một tỷ USD chi phí và cũng mất 5-7 năm. Cả hai phương án đều tốn tiền bạc và thời gian hơn việc đóng mới một chiến hạm tương tự.

Tiến trình tháo dỡ tàu Bonhomme Richard dự kiến mất khoảng 9 tháng tới một năm. Hải quân Mỹ bắt đầu tháo gỡ những hệ thống còn sử dụng được trên tàu, song chưa bàn giao xác tàu cho các cơ sở rã sắt vụn cho tới khi lực lượng hoàn tất điều tra vụ hỏa hoạn.

Trường hợp tương tự từng xảy với tàu ngầm tấn công USS Miami bị cháy vào tháng 5/2012 khi bảo trì tại xưởng đóng tàu ở thị trấn Kittery, bang Maine. Sau các cuộc tranh luận công khai về việc cứu con tàu, hải quân Mỹ quyết định loại biên chiến hạm Miami hai năm sau vụ hỏa hoạn vì chi phí sửa chữa quá cao.

Bonhomme Richard là một trong 8 tàu sân bay trực thăng thuộc lớp Wasp, loại chiến hạm lớn thứ hai trong biên chế hải quân Mỹ, chỉ sau tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân. Tàu được biên chế từ năm 1998, đã tham gia một số hoạt động quân sự trong những năm qua.

Nguyễn Tiến (Theo Drive)

Let's block ads! (Why?)

Cố vấn nhóm chuyên trách Covid-19 của Trump từ chức

Tiến sĩ Scott Atlas, thành viên gây tranh cãi trong nhóm chuyên trách Covid-19 của Nhà Trắng, đệ đơn xin từ chức khi nhiệm kỳ sắp kết thúc.

"Tôi đã làm việc chăm chỉ với trọng tâm duy nhất là cứu sống và giúp đỡ người Mỹ vượt qua đại dịch này", tiến sĩ Atlas viết trong đơn từ chức hôm 30/11. "Như tất cả nhà khoa học và học giả về chính sách y tế, tôi đã tìm hiểu thông tin mới và tổng hợp dữ liệu mới nhất từ khắp nơi trên thế giới, tất cả nhằm nỗ lực cung cấp cho các bạn thông tin tốt nhất để phục vụ lợi ích cộng đồng lớn hơn".

"Có lẽ hơn bất cứ điều gì, lời khuyên của tôi luôn tập trung vào việc giảm thiểu tất cả tác hại từ đại dịch và bản thân các chính sách cơ cấu, đặc biệt là đối với tầng lớp lao động và người nghèo", ông cho biết thêm.

Tiến sĩ Scott Atlas tại một cuộc họp báo về Covid-19 tại Nhà Trắng hồi tháng 9. Ảnh: Reuters.

Tiến sĩ Scott Atlas tại một cuộc họp báo về Covid-19 tại Nhà Trắng hồi tháng 9. Ảnh: Reuters.

Atlas gia nhập chính quyền vào tháng 8 với tư cách chuyên viên của chính phủ, đồng nghĩa với làm việc theo nhiệm kỳ 130 ngày. Nhiệm kỳ dự kiến kết thúc trong tuần này nhưng ông đã đệ đơn từ chức trước thời hạn, một quan chức Nhà Trắng xác nhận.

Atlas là chuyên gia thần kinh học và không có chuyên môn về các bệnh truyền nhiễm. Ông đối mặt nhiều chỉ trích vì coi thường tầm quan trọng của đeo khẩu trang và quan điểm về "miễn dịch cộng đồng", thuật ngữ chỉ tình trạng khi 70-90% dân số sản sinh kháng thể với một loại bệnh sau khi nhiễm hoặc được tiêm chủng. Khi đạt được miễn dịch cộng đồng, bệnh ít có khả năng lây sang những người chưa có miễn dịch vì không đủ người mang mầm bệnh tiếp cận họ.

Ông cũng được cho là gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của Tổng thống về đại dịch. Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, hồi tháng 9 từng nghi ngờ Atlas cung cấp thông tin sai về Covid-19 cho Trump.

Huyền Lê (Theo Hill)

Let's block ads! (Why?)

Ấn Độ điều hơn 20 tàu chiến, máy bay tìm phi công mất tích

Hải quân Ấn Độ đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm phi công mất tích trong vụ rơi tiêm kích MiG-29KUB trên biển Arab hồi tuần trước.

Hải quân Ấn Độ đang triển khai 9 tàu chiến, 14 máy bay, nhiều thợ lặn và xuồng cao tốc để tìm kiếm trung tá Nishant Singh, phi công mất tích trong vụ rơi tiêm kích MiG-29K trên biển Arab. Cảnh sát biển và cảnh sát đường thủy cũng điều lực lượng tìm kiếm ven biển và thông báo cho các ngư dân hỗ trợ, giới chức quốc phòng nước này cho biết hôm qua.

Tiêm kích hạm MiG-29KUB cất cánh từ tàu sân bay INS Vikramaditya và gặp nạn khi bay huấn luyện ngoài khơi bang Goa, tây nam Ấn Độ, chiều 26/11. Sự cố xảy ra chỉ vài ngày sau khi tàu sân bay INS Vikramaditya và nhiều chiến hạm Ấn Độ tham gia cuộc diễn tập chung với Mỹ, Nhật Bản và Australia.

Một trong hai phi công được giải cứu và không gặp nguy hiểm tính mạng, trong khi chưa có dấu hiệu của trung tá Singh. Lực lượng tìm kiếm đã phát hiện nhiều mảnh vỡ của chiếc MiG-29KUB, gồm càng đáp, thùng dầu và cửa hút khí động cơ.

Tiêm kích MiG-29KUB Ấn Độ bay huấn luyện năm 2017. Ảnh: Indian Navy.

Tiêm kích MiG-29KUB Ấn Độ bay huấn luyện năm 2017. Ảnh: Indian Navy.

Ấn Độ đặt mua tổng cộng 45 tiêm kích hạm MiG-29K do Nga sản xuất, gồm bản một chỗ ngồi MiG-29K và MiG-29KUB hai chỗ ngồi. Chúng được trang bị cho hai phi đoàn không quân hải quân đóng tại Goa, trong đó một đơn vị triển khai trên tàu sân bay INS Vikramaditya.

MiG-29K là tiêm kích hạm đa năng phòng thiết kế Mikoyan phát triển từ cuối thập niên 1970, nhưng không được hải quân Liên Xô đặt mua. Dự án tái khởi động vào năm 2004 khi New Delhi muốn mua tàu sân bay của Moskva, phiên bản MiG-29K mới được xây dựng trên nền tảng tiêm kích đa nhiệm MiG-29M. Mikoyan gọi phiên bản MiG-29K là máy bay thế hệ 4++, tương đương với dòng Su-35S.

Phiên bản MiG-29K Ấn D dộ được trang bị radar Zhuk-ME, có thể phát hiện mục tiêu trên không, trên biển và đất liền từ khoảng cách 120 km. Thông tin điều khiển được hiển thị trên các màn hình đa chức năng (MFD), thay vì đồng hồ cơ khí như MiG-29 nguyên bản.

MiG-29K có thể sử dụng tên lửa đối không mang đầu dò radar chủ động RVV-AE, cùng nhiều loại tên lửa chống hạm và diệt radar, cũng như bom dẫn đường.

Máy bay ứng dụng nhiều công nghệ làm giảm khả năng phát hiện của đối phương như sơn hấp thụ radar, động cơ không khói và giảm bộc lộ hồng ngoại, cùng hệ thống tác chiến điện tử để tăng khả năng sống sót trong chiến đấu.

Vũ Anh (Theo AFP)

Let's block ads! (Why?)

Biden quyết không đi vào 'vết xe' của Trump

Một trong những điều đầu tiên Trump làm sau khi giành chiến thắng năm 2016 là sa thải nhân viên tham gia quá trình chuyển giao quyền lực và tống những tài liệu đã chuẩn bị vào thùng rác.

Trong những tuần sau đó, đội chuyển giao quyền lực mới đưa ra các lựa chọn nội các mà không xem xét kỹ, tranh cãi về các vị trí cấp cao trong Nhà Trắng và chương trình nghị sự của Trump. Sự lộn xộn này dẫn đến việc chính quyền Trump không có quy trình ra quyết định cụ thể. Thay vào đó, Tổng thống đưa ra các chỉ thị ngẫu hứng trên Twitter hoặc từ sảnh Tháp Trump.

Joe Biden tại Delaware ngày 24/11. Ảnh: AFP.

Joe Biden tại Delaware ngày 24/11. Ảnh: AFP.

Quá trình chuyển giao đó đã báo trước diễn biến trong suốt 4 năm nhiệm kỳ qua của Trump: những quyết định được đưa ra đột ngột, thay đổi nhân sự nhiều lần và những cuộc đấu đá nội bộ gay gắt về các lĩnh vực như nhập cư, thương mại, đối ngoại.

Tình cảnh đó hoàn toàn trái ngược với cách nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Joe Biden làm việc hiện nay. Các phụ tá lâu năm của Biden đã đưa ra những lựa chọn dễ đoán cho các vị trí hàng đầu và nỗ lực giảm bớt căng thẳng tiềm ẩn giữa phe ôn hòa và cấp tiến của đảng Dân chủ. Cách tiếp cận của Biden hiện giờ cũng có thể là chỉ báo cho 4 năm tới.

"Trump cho rằng chỉ những kẻ thua cuộc phải chuẩn bị trước, đội ngũ của Biden dường như có quan điểm trái ngược", cựu phụ tá của Trump cho biết. "Trump không bao giờ muốn chuẩn bị cho một cuộc họp vì ông ấy nghĩ rằng ông ấy có thể tùy cơ ứng biến và bạn chỉ phải chuẩn bị nếu không đủ giỏi hoặc không thể tư duy nhanh".

Sau 4 năm, các phụ tá của Tổng thống sắp mãn nhiệm vẫn chia rẽ về việc liệu Trump có làm đúng trong giai đoạn chuyển giao quyền lực năm 2016 hay không.

Nhiều người ủng hộ ông cho rằng Trump đã đúng khi không làm theo truyền thống là tập trung lấp đầy nhân viên cấp trung tại các cơ quan mà thay vào đó tập trung vào các chính sách lớn như dự luật thuế năm 2017 của đảng Cộng hòa, chỉ định một loạt thẩm phán bảo thủ và rút Mỹ khỏi các thỏa thuận quốc tế như Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu hoặc thỏa thuận hạt nhân Iran.

Tuy nhiên, đối với những người chỉ trích và thậm chí một số đồng minh, việc Trump không thực hiện được một quá trình chuyển đổi có ý nghĩa đã làm ảnh hưởng đến khả năng cầm quyền của ông trong năm đầu tiên và cả các năm sau đó.

Các cựu quan chức cho biết một phần nguyên nhân là đấu đá nội bộ giữa các phụ tá của Trump ở New York, ban phụ trách chiến dịch tranh cử và các đảng viên Cộng hòa theo chủ trương truyền thống có liên kết với Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa.

"Trump chưa từng giữ chức vụ dân cử nào. Khi kinh doanh, ông cũng không có cổ đông để báo cáo tình hình công việc, vì vậy ông ấy có thể điều hành mọi thứ và nắm giữ thông tin theo ý mình", Martha Joynt Kumar, giám đốc Dự án Chuyển tiếp Nhà Trắng, chuyên nghiên cứu các cuộc chuyển giao quyền lực, nói. "Ông ấy không quen với việc chia sẻ quyền lực".

Các phụ tá thân cận của Trump như Hope Hicks, John McEntee, Steve Bannon, Stephen Miller và Kellyanne Conway đã dành phần lớn thời gian ở New York sau cuộc bầu cử năm 2016 để làm việc cùng Tổng thống. Trong khi đó, các nhân viên giàu kinh nghiệm và thiên về chính sách hơn làm việc ở thủ đô Washington. Hai nhóm thường không liên lạc với nhau.

Các phe phái này "dành rất nhiều thời gian để tranh giành về quyền lực, không gian văn phòng và bổ nhiệm nhân sự, việc chánh văn phòng làm việc yếu kém càng tạo điều kiện cho điều này xảy ra", một quan chức từng làm việc trong quá trình chuyển giao quyền lực của Trump nói, nhắc đến Reince Priebus. "Vì vậy, họ không có được một chương trình thống nhất, rõ ràng. Có rất nhiều chương trình cạnh tranh nhau".

Thay vì lựa chọn những người có chuyên môn cao hoặc giàu kinh nghiệm về chính sách, Trump đưa ra những lựa chọn đặc biệt, tiêu biểu là việc bổ nhiệm Rex Tillerson, lãnh đạo tập đoàn dầu khí thiếu kinh nghiệm ngoại giao, giữ chức ngoại trưởng.

David Axelrod, cựu cố vấn cấp cao của Barack Obama, nhận định khi Trump mới nhậm chức, nội các của ông không có lập trường thống nhất và rõ ràng. "Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng không thực sự nắm bắt được những gì ông ấy đang nghĩ hoặc đang nói".

Axelrod nhận xét Biden đã cho thế giới thấy một phong cách quản lý khác. Các phụ tá đang cố vấn cho Biden đã làm việc với ông trong nhiều thập kỷ và họ ưu tiên lựa chọn những quan chức giàu kinh nghiệm vào các vị trí hàng đầu. Đây là những lựa chọn không gây bất ngờ, hầu hết đã làm hài lòng những người theo chủ nghĩa ôn hòa trong khi không quá làm mất lòng người theo chủ nghĩa cấp tiến.

"Với nửa thế kỷ kinh nghiệm, Biden tin rằng ngoại giao và các liên minh là điều rất quan trọng và ông ấy cũng chỉ định một loạt người tin vào điều đó", Axelrod nói thêm.

Trong khi đó, nội các của Trump không có sự đồng điệu về mặt tư tưởng. Ngoại trưởng đầu tiên, Tillerson, tin tưởng vào hợp tác và liên minh nước ngoài - điều mà Trump đã chỉ trích vào đầu nhiệm kỳ.

"Không ai thực hiện được công việc quan trọng nào trong quá trình chuyển giao và tại Nhà Trắng, họ phải xây dựng gần như từ tay trắng", một cựu quan chức bình luận.

Để quá trình chuyển giao quyền lực hiệu quả, cần biết tổng thống muốn đạt được điều gì từ trước khi nhậm chức và chỉ định những người làm việc đó, Clay Johnson, trưởng nhóm chuyển giao quyền lực của George W. Bush, nói.

"Tôi không biết kế hoạch của Biden là gì, nhưng có vẻ các phụ tá của Biden đã quen thuộc với quy trình bổ nhiệm và cách hoạt động của chính phủ. Họ đã có kinh nghiệm", Johnson nói.

Phương Vũ (Theo Politico)

Let's block ads! (Why?)

Hơn 63,5 triệu ca nCoV toàn cầu, WHO hứa tìm nguồn gốc Covid-19

Toàn cầu ghi nhận hơn 63,5 triệu người nhiễm nCoV, trong đó 1,4 triệu người đã chết, WHO cam kết "làm mọi thứ" để tìm ra nguồn gốc Covid-19.

Thế giới ghi nhận 63.538.136 ca nhiễm và 1.472.826 người đã tử vong do nCoV, tăng lần lượt 494.070 và 8.102 ca chỉ trong một ngày, 43.924.965 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 157.551 ca nhiễm và 1.099 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 13.897.033, trong đó 274.134 người đã chết. Một số bang và thành phố của Mỹ đã ban hành lệnh giới nghiêm ban đêm với hy vọng ngăn chặn nCoV lây nhiễm tại các quán bar, bữa tiệc và các sự kiện về đêm khác.

Tiến sĩ Celine Gounder, thành viên nhóm cố vấn chống Covid-19 của Tổng thống đắc cử Joe Biden, dự đoán số ca nhiễm, nhập viện và tử vong sẽ tăng mạnh trong vài tuần tới, sau khi hàng triệu người Mỹ tăng cường đi lại, tụ tập trong các dịp lễ cuối năm.

Tổng giám đốc WHO trong cuộc họp tại Geneva hồi tháng 10. Ảnh: Reuters.

Tổng giám đốc WHO trong cuộc họp tại Geneva hồi tháng 10. Ảnh: Reuters.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 30.664 ca nhiễm và 472 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 9.462.739 và 137.649.

Trong khi các khu vực khác ở Ấn Độ đã giảm đáng kể ca nhiễm mới từ đỉnh dịch giữa tháng 9, thủ đô 20 triệu dân đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất của đại dịch. Nhiều bệnh viện tại New Delhi đã rơi vào tình trạng quá tải. Tình hình trở nên đặc biệt nghiêm trọng tại thành phố New Delhi, khiến nhiều bệnh viện quá tải. Giới chức New Delhi tăng gấp 4 lần tiền phạt với người không đeo khẩu trang, lên 2.000 rupee (27 USD).

Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 272 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 173.120. Số người nhiễm nCoV tăng 21.138 trong 24 giờ qua, lên 6.335.878.

Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus bày tỏ lo ngại về số ca nhiễm mới và tử vong tăng vọt tại Brazil trong những tuần gần đây, cho ra tình hình tại nước này "rất đáng lo". Số ca nhiễm mới trung bình đã tăng từ 10.000 ca/ngày hồi đầu tháng 11 lên hơn 50.000/ngày, trong khi số người chết mỗi ngày đã tăng gấp gần 9 lần chỉ trong một tuần.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro tuyên bố sẽ không tiêm vaccine Covid-19, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nhiều người ủng hộ ông cũng làm điều tương tự, khiến Brazil không đủ tỷ lệ dân số tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng.

Pháp, vùng dịch lớn thứ 5 thế giới, báo cáo 2.222.488 ca nhiễm và 52.731 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm lần lượt 4.005 và 406 ca.

Những cửa hàng không thiết yếu tại Pháp đã được mở cửa trở lại từ ngày 28/11 và các hoạt động tôn giáo trong nhà cũng được phép tổ chức trở lại, nhưng tín đồ chỉ được tập trung dưới 30 người bất kể quy mô của nhà thờ. Các tổ chức Công giáo đã phản đối biện pháp hạn chế, cho rằng nhà thờ và thánh đường rộng rãi hơn nhiều so với các cửa hàng bán lẻ, nơi có giới hạn tụ tập là một người/8 mét vuông.

Anh báo cáo thêm 12,330 ca nhiễm và 205 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.629.657 và 58.448. Chính phủ Anh tái phong tỏa toàn quốc từ ngày 31/10, áp đặt một trong những lệnh hạn chế nghiêm ngặt nhất tại nước này từ sau Thế chiến II.

Cảnh sát London cuối tuần qua đã bắt hơn 150 người tham gia biểu tình chống phong tỏa và phản đối vaccine Covid-19. Lệnh phong tỏa ở Anh dự kiến kết thúc ngày 2/12.

Đức ghi nhận 14.156 ca nhiễm và 329 ca tử vong mới, nâng tổng số lên lần lượt 1.069.763 và 16.862. Giới chức Đức nhận định số ca nhiễm hàng ngày còn ở mức cao và lo ngại tình trạng quá tải tại các khu điều trị tích cực của nhiều bệnh viện.

Dân Đức không bị giới hạn trong nhà từ 2/11 đến 20/12, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì "mục đích phi du lịch". Trường học và các cửa hàng vẫn được mở cửa, nhưng tất cả nhà hàng, quán bar, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa.

Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 26.338 ca nhiễm nCoV và 368 người chết trong vòng 24 giờ, nâng tổng số lên lần lượt 2.295.654 và 39.895.

Điện Kremlin cho biết hệ thống y tế của nước này đang chịu áp lực lớn, nhưng tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát ngoại trừ một số khu vực. Nga không áp đặt biện pháp phong tỏa toàn quốc mà tập trung vào các biện pháp hạn chế theo từng khu vực.

Iran, một trong những vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 48.264 người chết, tăng 371, trong tổng số 962.070 ca nhiễm, tăng 13.321. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.

Giới chức Iran thừa nhận số liệu chính thức dường như thấp hơn so với mức độ nghiêm trọng của đại dịch ở nước này. Từ 21/11, Iran áp đặt hạn chế chống dịch mới, bao gồm đóng cửa các hộ kinh doanh và dịch vụ không thiết yếu tại thủ đô Tehran và khoảng 160 thành phố và thị trấn được xác định nguy cơ ở mức "đỏ".

Sau một thời gian ổn định, Hàn Quốc đang đương đầu làn sóng Covid-19 thứ ba khi ca nhiễm mới hàng ngày liên tục tăng mạnh. Nước này báo cáo thêm 377 ca nhiễm, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 34.201, trong đó 526 trường hợp tử vong, tăng 3 ca.

Giới chức Hàn Quốc hôm 29/11 cho biết Thủ tướng Chung Sye-kyun sẽ thảo luận với các quan chức y tế về áp dụng biện pháp giãn cách xã hội chặt chẽ hơn để ngăn Covid-19.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 538.883 ca nhiễm, tăng 4.617, trong đó 16.945 người chết, tăng 130.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo hồi giữa tháng 11 thông báo nước này dự định tiêm chủng hàng loạt cho nhân viên y tế và các nhân viên trên tuyến đầu khác từ tháng 12, nhằm kiềm chế dịch bệnh và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Indonesia sẽ sử dụng một số loại vaccine Covid-19 tiềm tăng như Sinovac của Trung Quốc.

Philippines báo cáo 431.630 ca nhiễm và 8.392 ca tử vong, tăng lần lượt 1.773 và 19 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực. Quốc gia này đã ký hợp đồng mua 2,6 triệu liều vaccine Covid-19 do Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca hợp tác nghiên cứu sản xuất.

Chính phủ Philippines trước đó từng đàm phán với một số nhà sản xuất vaccine Covid-19 tiềm năng, đến từ Mỹ, Nga và Trung Quốc. Tổng thống Philippines Duterte hồi tháng 9 cho biết sẽ ưu tiên mua vaccine Covid-19 do Nga và Trung Quốc sản xuất, bởi họ không yêu cầu tiền đặt trước.

Tổng giám đốc WHO khẳng định sẽ làm mọi thứ có thể để tìm ra nguồn gốc động vật của Covid-19, cho rằng kiến thức về nó là chìa khóa để ngăn những đại dịch trong tương lai. "Chúng tôi muốn biết nguồn gốc và chúng tôi sẽ làm mọi thứ để tìm ra nó", ông Tedros nói và kêu gọi ngừng "chính trị hóa" việc WHO tìm sự trợ giúp của Trung Quốc cho cuộc điều tra Covid-19.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Wisconsin, Arizona chứng nhận Biden thắng

Giới chức bầu cử bang Wisconsin và Arizona chứng nhận Biden thắng cử tổng thống, thu hẹp con đường thách thức pháp lý của Trump.

Chủ tịch Ủy ban Bầu cử Wisconsin Ann Jacobs hôm 30/11 tuyên bố Joe Biden là người thắng cử tại bang này sau khi kiểm phiếu lại một phần. Biden thắng với cách biệt 20.700 phiếu và Thống đốc đảng Dân chủ Tony Evers sẽ ký chứng nhận kết quả bầu cử.

Trước đó vài giờ tại bang Arizona, Tổng thư ký Katie Hobbs, Thống đốc đảng Cộng hòa Doug Ducey và Tổng chưởng lý Mark Brnovich đều có mặt để ký vào tài liệu tuyên bố Biden thắngvới cách biệt hơn 10.000 phiếu bầu. Cả Hobbs và Ducey đều xác nhận tính chính xác và an toàn của bầu cử.

Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden phát biểu trong Lễ Tạ ơn tại Delaware hôm 25/11. Ảnh: AFP.

Tổng thống đắc cử Mỹ Biden phát biểu trong Lễ Tạ ơn tại Delaware hôm 25/11. Ảnh: AFP.

"Tôi cảm ơn mọi cử tri Arizona và họ có thể tự hào rằng cuộc bầu cử này đã được tiến hành minh bạch, chính xác và công bằng, phù hợp với luật pháp và thủ tục bầu cử của Arizona, bất chấp nhiều tuyên bố vô căn cứ ngược lại," Hobbs nói.

Tổng thống Donald Trump thắng cả hai bang nói trên trong cuộc bầu cử năm 2016. Chiến dịch tranh cử của Trump thậm chí vẫn khẳng định ông thắng tại Arizona vài ngày sau bầu cử. Đây là lần đầu tiên một ứng viên Dân chủ thắng tại Arizona kể từ năm 1996.

Trump nhiều lần khẳng định xảy ra gian lận cử tri diện rộng, song không đưa ra bằng chứng. Tổng thống Mỹ tuần trước nói rằng ông sẽ đệ đơn kiện ở Wisconsin, trong khi đội ngũ pháp lý của ông đã đệ đơn kiện ở Michigan, Georgia, Pennsylvania và Arizona, song nhiều đơn bị bác bỏ do không đủ căn cứ hoặc không nằm trong khoảng phiếu có thể thay đổi kết quả.

Chứng nhận của Wisconsin không thể ngăn Trump đệ đơn kiện, nhưng sẽ thu hẹp con đường thách thức pháp lý của ông. Michigan, Pennsylvania và Georgia trước đó đều đã chứng nhận Biden là người thắng.

Tuy nhiên, Trump không có dấu hiệu nhượng bộ. Ông nói trong cuộc phỏng vấn hôm 29/11 rằng ông hy vọng sự việc của mình sẽ được đưa ra Tòa án Tối cao. "Tôi sẽ dùng 125% năng lượng của mình để làm điều đó", Trump nói khi được hỏi về kế hoạch chứng minh tuyên bố của mình như thế nào. "Bạn cần một thẩm phán sẵn sàng xét xử một vụ án. Bạn cần một Tòa án Tối cao sẵn sàng đưa ra quyết định lớn thực sự".

Huyền Lê (Theo Hill)

Let's block ads! (Why?)

Australia điều tra người gốc Việt vì hiến tinh trùng quá nhiều

Alan Phan, người gốc Việt đầu tiên hiến tinh trùng và làm cha của 23 đứa trẻ ở Australia, bị giới chức điều tra vì có quá nhiều con cái.

Alan Phan, 40 tuổi, ở thành phố Brisbane, đang bị Cơ quan Hỗ trợ Sinh sản bang Victoria (VARTA), cơ quan quản lý những người đăng ký hiến tinh trùng, điều tra. Alan, người đã có hai con riêng, hiến tinh trùng cho phụ nữ thông qua Phòng khám IVF Số 1 và Phòng Sinh sản thành phố ở Melbourne. Tuy nhiên, anh cũng hiến một cách phi chính thức thông qua nhóm trực tuyến Sperm Donation Australia. Những người đàn ông trong nhóm này có tính cạnh tranh rất cao.

Một số phòng khám báo với chính quyền rằng Alan đã hiến tinh trùng cho cả những trường hợp ngoài đăng ký và có thể đã tạo ra nhiều đứa trẻ hơn quy định. Theo luật của bang Victoria, một người chỉ được phép tạo ra 10 "gia đình", bao gồm cả gia đình riêng của họ.

Alan Phan cùng vợ con. Ảnh: Facebook/Alan Phan.

Alan Phan cùng vợ con. Ảnh: Facebook/Alan Phan.

Phan cho biết anh cảm thấy rất khó từ chối những phụ nữ tuyệt vọng muốn có con và có ngày đã cung cấp tinh trùng cho 3 người phụ nữ.

"Khi tôi mới bắt đầu, tôi chỉ định hiến tinh trùng 9 lần. Khi kết thúc lần thứ 9, tôi nghĩ thế là đủ. Sau đó tôi nhận được tin nhắn từ một phụ nữ vào dịp Giáng sinh cho biết đã có thai và lần đó trở thành lần thứ 10 của tôi", người đàn ông gốc Việt giải thích. "Tôi nghĩ, ồ, mình đã vượt quá giới hạn, mình sẽ giúp thêm vài người nữa và mọi việc vỡ lở. Một số người nhận tinh trùng ban đầu không vui về điều đó".

Phan cho hay anh hiến tinh trùng như một sở thích, nhưng đó cũng giống như một công việc toàn thời gian. Anh phải kiêng hoạt động tình dục, tập thể dục tại phòng gym hàng ngày và bổ sung nhiều vitamin để đảm bảo tinh trùng khỏe mạnh.

Phan tự nhận anh là người đàn ông Việt Nam đầu tiên hiến tinh trùng ở Australia và nhu cầu tinh dịch của anh rất cao không chỉ vì tỷ lệ thành công lớn mà còn vì sắc tộc của anh.

"Tôi khá ngạc nhiên về sự quan tâm mà tôi nhận được", anh nói.

Hiệp hội Sinh sản Australia yêu cầu các phòng khám sản không được tạo ra nhiều hơn số gia đình cho phép và con số giới hạn được đặt ra là 10. Các bang New South Wales, Victoria, Tây Australia và Nam Australia còn đề ra luật riêng quy định về số gia đình một người được có, trong đó Tây Australia chỉ cho phép 5 gia đình. Đàn ông hiến tinh trùng qua các phòng khám phải ký cam kết họ không vượt quá giới hạn.

Giám đốc điều hành VARTA, Louise Johnson, cho biết cuộc điều tra đang ở những bước đầu và họ cần đảm bảo không có thêm đứa trẻ nào được chào đời nhờ tinh trùng của Phan.

"Các phôi thai trong kho sẽ không được sử dụng", bà Johnson nói. "Một khi một phòng khám biết rằng một người hiến tinh trùng đã tạo ra hơn 10 gia đình, họ không được tiếp tục sử dụng tinh trùng của người đó. Ngoài ra, khi một người hiến tặng đạt đến giới hạn 10 gia đình, phòng khám không được sử dụng phôi tạo ra bằng tinh trùng của người đó cho người nhận vốn chưa có con bằng tinh trùng của người hiến tặng".

Bà Johnson cho biết "vô cùng buồn" khi Phan tiếp tục hiến tinh trùng cho rất nhiều người và nhấn mạnh điều quan trọng là người hiến phải trung thực. Việc cung cấp thông tin gây hiểu lầm cho phòng khám trong quy trình hiến tặng là vi phạm pháp luật.

Theo bà, giới hạn 10 gia đình được đưa ra nhằm ngăn chặn những người được hiến tặng có nhiều anh chị em sống trong cùng một cộng đồng với họ.

Người sáng lập nhóm Sperm Donation Australia, Adam Hooper, cho biết đàn ông thích hiến tinh trùng một cách cá nhân vì được lựa chọn người nhận. Họ cũng có thể thỏa thuận với người nhận về mức độ tiếp xúc với những đứa trẻ trong tương lai.

Stephen Page, chuyên gia luật gia đình, khuyến cáo các nhà tài trợ và người nhận tinh trùng nên đến phòng khám để đảm bảo an toàn. Những người đàn ông hiến tinh trùng ngoài phòng khám cần suy nghĩ cẩn thận, đặc biệt là nếu họ chọn hiến thông qua hình thức giao hợp.

"Luật trong lĩnh vực này không rõ ràng. Nếu những người đàn ông không cẩn thận, họ có thể phải chu cấp tiền nuôi con hoặc những đứa trẻ có thể được thừa kế tài sản của họ", ông Page nói. "Ngay khi một người đàn ông quan hệ tình dục với một người phụ nữ, anh ta sẽ là cha cho dù muốn hay không".

Anh Ngọc (Theo Daily Mail)

Let's block ads! (Why?)

Chó cưng nổi tiếng vì vi vu cùng chủ trên xe máy

PhilippinesBogie là con chó nổi tiếng ở thành phố Imus vì thường xuyên cùng chủ cưỡi xe máy ngao du khắp nơi.

Mặc áo khoác thể thao màu đen, đầu đội mũ bảo hiểm màu cam có lỗ thò tai ra ngoài, đeo kính râm phản quang kiểu mắt chuồn, Bogie nhìn như một tay đua xe máy chuyên nghiệp.

Chó cưng nổi tiếng vì vi vu cùng chủ trên xe máy

Bogie, 11 tuổi, cưỡi xe máy cùng chủ nhân. Video: Reuters.

Chú chó 11 tuổi ngày nào cũng cưỡi xe máy đi khắp nơi cùng chủ nhân, anh Gilbert Delos Reyes tại thành phố Imus, tỉnh Cavite, ngoại ô thủ đô Manila, Philippines. Nó thể hiện tài giữ thăng bằng tuyệt vời khi chống hai chân trước lên ghi đông, hai chân sau lên rìa yên xe.

Bogie rất nổi tiếng ở khu phố và thường là thỏi nam châm thu hút sự chú ý trong các chuyến đi phượt cùng Reyes.

"Điều đầu tiên tôi dạy nó là cách ngồi xe máy khi Bogie được 4 tháng tuổi. Đi đâu tôi cũng đưa nó theo", Reyes, chủ sở hữu một cửa hàng xe máy ở Imus, nói. "Đến một ngày, nó bắt đầu lên xe theo tôi mỗi lần tôi rời nhà. Khi tôi nổ máy, nó sẽ phấn khích và nhảy lên xe cùng".

Bogie cũng rất hữu ích cho việc kinh doanh của chủ. Rất nhiều người đến với cửa hàng của Reyes chỉ để chụp ảnh với nó. Bogie còn là một con chó khôn ngoan biết bảo vệ chủ. Có một lần, nó đã đuổi theo những tên trộm giật giây chuyền của Reyes ở ngã tư đường.

Reyes mua Bogie khi nó được một tháng tuổi với giá 2 USD. Với anh, nó là bùa may mắn vô giá.

"Tôi coi Bogie như con trai. Nó đã ở cạnh tôi 11 năm và là một phần quan trọng trong cuộc đời tôi", Reyes nói. "Chúng tôi đã cùng nhau phiêu lưu tới nhiều nơi, không con vật nào có thể thay thế nó trong lòng tôi".

Hồng Hạnh (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Trump giúp bầu cử Mỹ 'an toàn nhất mọi thời đại'

Cựu lãnh đạo an ninh bầu cử Krebs nói Trump đã giúp cuộc bầu cử năm 2020 an toàn nhất lịch sử, dù Tổng thống liên tục tố cáo gian lận.

"Tôi nghĩ chúng ta nên ăn mừng thành công trong việc biến cuộc bầu cử năm 2020 trở thành cuộc bầu cử an toàn nhất trong lịch sử hiện đại", cựu giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA) Chris Krebs cho biết trong cuộc phỏng vấn với chương trình 60 Minutes hôm 29/11. "Tôi nghĩ chính quyền Tổng thống Donald Trump xứng đáng được ghi công vì đảm bảo an toàn cho cuộc bầu cử 2020".

Krebs, người được Trump bổ nhiệm lãnh đạo CISA hai năm trước, cho hay ông và đội ngũ của mình trong những năm qua đã nỗ lực hết mình để đảm bảo an toàn cho hệ thống bầu cử Mỹ.

"Chúng tôi có đại diện từ Bộ Tư lệnh Phòng thủ Mạng, có Cơ quan An ninh Quốc gia, FBI, Sở Mật vụ và Ủy ban Hỗ trợ Bầu cử. Chúng tôi cũng có người từ các nhà thầu cung cấp thiết bị bầu cử, cũng như giới chức chính quyền bang và địa p hương", Krebs giải thích về đội ngũ đảm bảo an ninh bầu cử.

Ông cho hay lực lượng này đã lên vô số kịch bản về can thiệp bầu cử và phương án phòng chống, cũng như việc đảm bảo các máy bầu cử đều có phiếu bằng giấy song song để phục vụ việc kiểm đếm lại một cách chính xác.

"Công việc được tiến hành một cách âm thầm và không có dấu hiệu hay bằng chứng nào cho thấy âm mưu can thiệp hay vô hiệu hóa hệ thống bầu cử trước, trong và sau ngày 3/11", Krebs nói.

Krebs, người bị Trump đột ngột sa thải cách đây hai tuần sau khi bác cáo buộc gian lận bầu cử của Tổng thống, khẳng định ông không nghi ngờ gì về tính bảo mật của hệ thống, quy trình bỏ phiếu năm nay.

"Cuộc bầu cử năm 2020, như tôi đã nói, chắc chắn là cuộc bầu cử an toàn nhất trong lịch sử hiện đại", cựu lãnh đạo CISA nói.

Giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ Christopher Krebs phát biểu tại thủ đô Washington hôm 17/11. Ảnh: AP.

Giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ Christopher Krebs phát biểu tại thủ đô Washington hôm 17/11. Ảnh: AP.

Trump hôm 17/11 thông báo sa thải Krebs vì đưa ra tuyên bố "không chính xác" về an ninh bầu cử. "Tuyên bố gần đây của Chris Krebs về an ninh bầu cử năm 2020 rất không chính xác, trong đó có rất nhiều sự sai lệch và gian lận", Tổng thống Mỹ đăng lên Twitter khi ấy.

Cựu lãnh đạo CISA trước đó khẳng định "không có bằng chứng cho thấy bất kỳ hệ thống bỏ phiếu nào ở Mỹ đã xóa, thay đổi, làm mất phiếu hay bị xâm phạm". Krebs sau khi bị sa thải tiếp tục gọi những cáo buộc của chiến dịch Trump về gian lận bầu cử hôm 19/11 là "sai sự thật".

"Đó là những điều vô nghĩa, là thông tin sai lệch. Chúng làm xói mòn niềm tin vào cuộc bầu cử và nền dân chủ của chúng ta. Tôi coi đây là một cuộc tấn công vào nền dân chủ và Hiến pháp", Krebs nói.

Trump hôm qua tỏ ra tức giận với 60 Minutes vì thực hiện cuộc phỏng vấn với Krebs. "Chương trình không đề nghị chúng tôi bình luận về câu chuyện lố bịch, một chiều của họ về an ninh bầu cử, vốn đã trở thành một trò cười quốc tế", Trump viết, tiếp tục đưa ra cáo buộc về gian lận phiếu bầu diện rộng.

Kể từ khi Joe Biden được dự đoán chiến thắng với 306 phiếu đại cử tri, Trump liên tục tố gian lận bầu cử và theo đuổi loạt vụ kiện nhằm lật ngược tình thế ở những bang như Georgia, Michigan, Nevada, Arizona và Pennsylvania.

Hiện chưa có bang nào chấp nhận những thách thức pháp lý từ phía Tổng thống và ông cũng đã thừa nhận rằng khả năng Tòa án Tối cao xem xét đơn kiện của ông để lật ngược tình thế là rất khó xảy ra.

Ngọc Ánh (Theo News Week)

Let's block ads! (Why?)

Chuyên gia hạt nhân Iran có thể bị bắn bằng súng điều khiển từ xa

Nhà khoa học hạt nhân Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát bằng một khẩu súng máy khai hỏa từ xa ở khoảng cách 150m, theo hãng thông tấn FARS.

Truyền thông Iran cuối tuần qua đưa ra những thông tin trái ngược nhau về cách thức vụ tấn công ám sát nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Fakhrizadeh được tiến hành.

Đài truyền hình quốc gia Iran (IRIB) trước đó cho hay chiếc xe chở Fakhrizadeh bị phục kích bằng một xe bán tải chở thuốc nổ. Khi thuốc nổ được kích hoạt khiến xe của Fakhrizadeh dừng lại, các tay súng mới xuất hiện và nã đạn vào mục tiêu.

Quan tài chứa thi hài Mohsen Fakhrizadeh tại đền thờ Imam Reza, Iran ngày 29/11. Ảnh: Reuters.

Quan tài chứa thi hài Mohsen Fakhrizadeh tại đền thờ Imam Reza, Iran ngày 29/11. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, FARS, hãng thông tấn bán chính thức của Iran, ngày 29/11 cho hay vụ ám sát sáng 27/11 hoàn toàn được tiến hành từ xa mà không có sự tham gia của bất cứ tay súng nào tại hiện trường.

Theo đó, khi Fakhrizadeh và vợ đang di chuyển trên một chiếc xe chống đạn cùng ba xe của lực lượng an ninh Iran thì nghe thấy tiếng động như tiếng đạn bắn trúng xe.

Ông ra khỏi xe để xem có chuyện gì xảy ra. Ngay lập tức, khẩu súng máy điều khiển từ xa gắn trên chiếc Nissan đỗ cách đó 150 m lập tức khai hỏa, khiến Fakhrizadeh trúng ít nhất 3 phát đạn. Vệ sĩ của ông cũng bị bắn trúng.

Sau khi khẩu súng máy xả đạn, chiếc Nissan phát nổ. Toàn bộ vụ tấn công diễn ra trong vòng 3 phút. FARS không cho biết hãng này lấy thông tin từ đâu, và câu chuyện này cũng chưa được giới chức Iran xác nhận.

ISNA, một hãng tin bán chính thức khác của Iran, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Amir Hatami cho biết chiếc xe chở Fakhrizadeh bị trúng đạn trước, theo sau là một vụ nổ và một cuộc đấu súng.

"Dựa trên báo cáo của các thành viên nhóm vệ sĩ cho Fakhrizadeh, chiếc xe của ông ban đầu bị bắn trúng, sau đó một chiếc Nissan chở đầy thuốc nổ đã được kích nổ ngay gần đó, trong khi tiếng súng nhắm vào chiếc xe của ông vẫn tiếp tục", Hatami nói với ISNA.

Hãng thông tấn Iran IRNA dẫn lời Seyed Kamal Kharrazi, người đứng đầu Hội đồng Chiến lược về Đối ngoại, đã so sánh vụ ám sát Fakhrizadeh với vụ máy bay không người lái Mỹ hạ sát tướng Qasem Soleimani, tư lệnh đặc nhiệm Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran hồi đầu năm nay.

"Cộng hòa Hồi giáo Iran chắc chắn sẽ có câu trả lời mang tính quyết định và được cân nhắc kỹ lưỡng nhằm vào những tên tội phạm sát hại Fakhrizadeh", Kharrazi nói.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cáo buộc Israel có liên quan tới vụ ám sát Fakhrizadeh và khẳng định nước này sẽ quyết tâm đáp trả. Tuy nhiên, Tehran đến nay chưa cung cấp bất cứ bằng chứng nào chứng minh sự liên quan của Israel. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu từ chối bình luận về thông tin.

Khánh An (Theo CNN)

Let's block ads! (Why?)

Australia yêu cầu Trung Quốc xin lỗi

Australia yêu cầu Trung Quốc phải xin lỗi sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đăng ảnh binh sĩ Australia giết trẻ em Afghanistan.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm nay đăng trên tài khoản Twitter hình ảnh một binh sĩ Australia tươi cười trong lúc cầm con dao dính máu kề vào cổ họng một em bé Afghanistan đang ôm cừu. Gương mặt bé biểu hiện sự đau đớn.

"Bị sốc trước việc binh sĩ Australia sát hại thường dân và tù nhân Afghanistan. Chúng tôi cực lực lên án những hành vi như vậy và kêu gọi họ phải chịu trách nhiệm", ông Triệu viết mô tả kèm bức ảnh.

Ảnh do phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chia sẻ trên Twitter hôm nay, hiện đã bị gỡ. Ảnh: Twitter/ Zhao Lijian.

Ảnh do phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên chia sẻ trên Twitter hôm nay, hiện đã bị gỡ. Ảnh: Twitter/ Zhao Lijian.

Trong ba giờ, bài đăng nhận được hơn 2.100 tương tác và được chia sẻ hơn 1.400 lần. Ông Triệu hôm 27/11 cũng đăng thông điệp tương tự nhưng không gồm ảnh.

Thủ tướng Australia Scott Morrison lên án "hình ảnh giả mạo" này "thực sự đáng chê trách" và "xúc phạm". Ông cũng cho biết chính phủ Australia đang yêu cầu lời xin lỗi từ Trung Quốc và đã yêu cầu Twitter gỡ bài đăng được ghim đầu trang của ông Triệu.

"Hoàn toàn thái quá và không thể biện minh với bất kỳ lý do nào", ông Morrison nói. "Chính phủ Trung Quốc nên hổ thẹn vì bài đăng này. Nó làm giảm giá trị của họ trong mắt cộng đồng thế giới. Không nghi ngờ gì về việc có những căng thẳng tồn tại giữa Trung Quốc và Australia, nhưng đây không phải cách các ngài nên cư xử".

Hiện Twitter đã gỡ bỏ hình ảnh này trên tài khoản của ông Triệu. Đại sứ Trung Quốc tại Australia Cheng Jingye đã được triệu để họp với quan chức Australia, trong khi ông Morrison cũng cho biết đại sứ quán Australia tại Trung Quốc cũng sẽ phản kháng.

Người đứng đầu quân đội Australia tuần trước cho biết 13 binh sĩ lực lượng đặc nhiệm nước này phải đối mặt với việc bị sa thải và bị điều tra tội ác chiến tranh liên quan đến báo cáo độc lập về các vụ giết người trái pháp luật ở Afghanistan. Báo cáo đã tìm thấy bằng chứng đặc nhiệm Australia đã thực hiện ít nhất 39 vụ giết người trái pháp luật trong cuộc chiến Afghanistan năm 2009-2013.

Trung Quốc và Nga lên án Canberra và gọi chính phủ Australia là đạo đức giả sau sự việc. Thủ tướng Morrison cho biết nước này đã xác lập quy trình "minh bạch và trung thực" để điều tra các cáo buộc.

Sự việc xảy ra trong bối cảnh quan hệ giữa Australia và Trung Quốc xấu đi đáng kể trong những tháng gần đây. Trung Quốc đã ắp đặt loạt biện pháp trừng phạt kinh tế đối với hàng hóa Australia. Truyền thông Trung Quốc cũng liên tục công kích Australia về một loạt vấn đề. Những động thái này dường như bắt đầu từ việc Canberra đối đầu sự hiện diện ngày càng tăng của Bắc Kinh trong khu vực và kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc đại dịch Covid-19.

Theo ông Morrison, các nước trên thế giới đang theo dõi cách thức Bắc Kinh phản ứng trước những căng thẳng trong mối quan hệ hai nước.

Huyền Lê (Theo Al Jazeera, SCMP)

Let's block ads! (Why?)

Cuộc phỏng vấn giúp Trump trút bức xúc

Trong hơn 45 phút phỏng vấn, Maria Bartiromo của Fox News tỏ ra đồng cảm với những cáo buộc gian lận bầu cử của Trump mà không ép ông trưng bằng chứng.

Gần 4 tuần trước, Fox News khiến Tổng thống Donald Trump phẫn nộ vì là hãng truyền thông đầu tiên xướng tên Biden chiến thắng ở Arizona. Nhưng giờ đây, Trump vẫn chọn hãng tin này cho bài trả lời phỏng vấn hậu bầu cử đầu tiên.

Trong lần xuất hiện hiếm hoi trước khán giả cả nước sau ngày bầu cử trong chương trình "Sunday Morning Futures" của Fox News hôm 29/11, Trump tiếp tục tung ra các cáo buộc gian lận bầu cử, tuyên bố ông sẽ không bao giờ chấp nhận thất bại trước Joe Biden.

"Suy nghĩ của tôi sẽ không thay đổi trong 6 tháng tới", Trump nói với Maria Bartiromo, người dẫn chương trình. "Có rất nhiều gian lận ở đây".

Tổng thống Donald Trump nói chuyện điện thoại tại Phòng Bầu dục năm 2018. Ảnh: Bloomberg.

Tổng thống Donald Trump nói chuyện điện thoại tại Phòng Bầu dục năm 2018. Ảnh: Bloomberg.

Cuộc phỏng vấn hơn 45 phút với Bartiromo chấm dứt chuỗi ngày im ắng bất thường của Trump hậu bầu cử. Đây là đặc quyền lớn mà Trump đã dành cho Bartiromo, nhà báo tài chính kỳ cựu và được xem là một trong những tiếng nói ủng hộ lớn nhất của ông chủ Nhà Trắng trong Fox News, theo Jeremy Barr, nhà phân tích của Washington Post.

Lựa chọn này cũng đồng nghĩa Trump đã bỏ qua những tiếng nói ủng hộ lớn trên các hãng tin cánh hữu mới nổi như Newsmax hay One America News, những bên đang cố xóa đi sự độc quyền của Fox trong nhóm truyền thông bảo thủ với trợ giúp của Trump thông qua các bài đăng trên Twitter.

Tuy nhiên, Bartiromo không đặt ra cho Tổng thống Trump quá nhiều câu hỏi. Thay vào đó, ông chủ Nhà Trắng là người chủ động nói trong phần lớn thời lượng phỏng vấn, lâu đến mức khiến vị khách còn lại của chương trình Ken Starr chỉ còn hai phút trao đổi.

Những câu hỏi của Bartiromo cũng không gây khó dễ cho Trump, theo Barr. Bartiromo thể hiện sự tin tưởng vào các tuyên bố của Trump về gian lận phiếu bầu ở các bang như Pennsylvania và Georgia. "Điều này thật kinh khủng. Chúng ta không thể để bầu cử Mỹ bị phá hỏng. Chúng ta không thể", cô nói.

Nhiều lần trong cuộc phỏng vấn, Bartiromo dường như muốn đặt câu hỏi cho Trump, nhưng không thể ngắt được mạch nói của ông. Điều tương tự diễn ra trong các cuộc trao đổi trước đó của Trump với người dẫn chương trình của Fox News Jeanine Pirro.

Bartiromo cũng gật đầu tán thành với Trump trong suốt cuộc trao đổi, đồng thời nói "đúng" sau khi Tổng thống tiếp tục cáo buộc gian lận bầu cử ở Pennsylvania, đặc biệt là khu vực Philadelphia.

Người dẫn chương trình của Fox News cũng không yêu cầu Trump đưa ra bằng chứng khi ông tuyên bố "cuộc bầu cử này hoàn toàn gian lận". Trong một tuyên bố khác, Trump khẳng định "chúng tôi đã thắng cuộc bầu cử một cách dễ dàng".

Trump cũng khen ngợi Bartiromo, người mà ông xem là "dũng cảm" khi dám đưa ra các tuyên bố về gian lận bầu cử, đồng thời nói rằng truyền thông không muốn đưa tin về câu chuyện này.

Cách đối xử của Bartiromo với Trump càng cho thấy rõ khoảng cách ngày càng lớn giữa nhóm bình luận và bộ phận tin tức của Fox News.

Bất chấp Trump cáo buộc rằng hãng truyền thông này phớt lờ các tuyên bố của ông, ban tin tức của Fox News vẫn thường xuyên đăng các cáo buộc được Tổng thống Mỹ và đội cố vấn pháp lý của ông đưa ra, đồng thời cập nhật cho khán giả về những vụ kiện của nhóm luật sư Trump bị tòa án bác bỏ, hay phát sóng các sự kiện mà chiến dịch của Trump tổ chức.

Bản thân Bartiromo dường như cũng nhắm vào chính hãng tin của mình, khi chỉ trích "giới truyền thông", trong đó có cả Ban Quyết định của Fox News, vì xướng tên Biden là người chiến thắng cách đây ba tuần.

"Truyền thông tuyên bố Joe Biden là tổng thống đắc cử hôm 7/11. Họ tự nghĩ ra câu chuyện cuộc bầu cử đã kết thúc và nghi ngờ bất kỳ thách thức nào", cô nói với Trump trong cuộc phỏng vấn.

Maria Bartiromo (giữa), người dẫn chương trình Sunday Morning Futures của Fox News. Ảnh: AP.

Maria Bartiromo (giữa), người dẫn chương trình "Sunday Morning Futures" của Fox News. Ảnh: AP.

Trong cuộc phỏng vấn hôm 29/11, câu hỏi khó nhất mà Bartiromo dành cho Tổng thống là yêu cầu ông nói về chiến lược để đệ trình các vụ kiện lên thẩm phán trên khắp đất nước và ngăn quá trình xác nhận kết quả ở các bang. "Tổng thống, đây rõ ràng là các cáo buộc rất nghiêm trọng. Tôi muốn biết rõ hơn về chúng và hỏi ông định làm thế nào để chứng minh trước tòa".

Người dẫn chương trình này còn tỏ ra đồng cảm với các tuyên bố "gian lận bầu cử quy mô lớn" của Trump. "Các cuộc bầu cử là lý do khiến những người lính trẻ tuổi của chúng ta chiến đấu trên khắp thế giới, thậm chí hy sinh cả tính mạng, bởi họ tin rằng lá phiếu của họ, lá phiếu của tôi cũng quan trọng như lá phiếu của bạn", cô nói. "Và nếu nó không đúng, đây sẽ là bước ngoặt rất nghiêm trọng với nước Mỹ. Vì vậy, đây không còn chỉ là vấn đề của ngài, Tổng thống Trump. Đây là vì nước Mỹ", Bartiromo nói.

Bartiromo cũng đề cập tới "những dữ liệu phi lý" gây nghi ngờ về kết quả phiếu bầu của Biden, cho rằng có những số liệu ứng viên đảng Dân chủ sẽ "không bao giờ đạt được", tương tự những tuyên bố trước đây của Trump. Tổng thống Mỹ từng cho rằng Biden không có cách nào giành được hơn 80 triệu phiếu bầu, mức cao nhất trong lịch sử bầu cử Mỹ.

Xuyên suốt cuộc phỏng vấn của Bartiromo, Trump được thoải mái tung ra những cáo buộc gian lận bầu cử của mình mà không bị chất vấn hay hỏi vặn. Chương trình cũng liên tục trưng ra cho khán giả những dòng chữ tóm tắt các tuyên bố của Trump mà không cần kiểm chứng. Một trong những dòng chữ chạy trên màn hình là "Tổng thống Trump: Gian lận lớn nhất trong lịch sử đất nước từ quan điểm bầu cử".

Cuộc phỏng vấn ngày 29/11 mang lại cho khán giả rất ít giá trị tin tức, nhưng nó đưa tới cho Trump một "đôi tai đồng cảm", theo bình luận viên Barr. Ngay trong chiều hôm đó, Trump đã đăng trên Twitter bốn clip được cắt ra từ cuộc phỏng vấn của ông với Bartiromo.

Thanh Tâm (Theo Washington Post)

Let's block ads! (Why?)

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

'Đại dịch tự tử' ở Nhật, Hàn giữa Covid-19

Tổng số vụ tự tử tại Nhật hồi tháng 10 là 2.153, con số hàng tháng cao nhất trong hơn 5 năm qua. Tỷ lệ này gia tăng nhiều hơn ở phụ nữ.

Từ tháng 7 đến tháng 10, ít nhất 2.810 phụ nữ Nhật đã tự tử, cao hơn 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Dữ liệu sơ bộ theo nhóm tuổi cho thấy mức tăng số ca tự tử mạnh nhất ở những người dưới 29 tuổi.

Hàn Quốc có tỷ lệ tự tử còn cao hơn Nhật Bản, với số trường hợp tử vong do tự tử đạt đỉnh điểm gần 16.000 vụ vào năm 2011. Số vụ tự tử trong năm nay nhìn chung giảm, song số phụ nữ ngoài 20 tuổi tự tìm đến cái chết trong nửa đầu năm lại tăng 43% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhật Bản và Hàn Quốc là hai trong số ít quốc gia công bố dữ liệu cập nhật về số người tự tử. Chuyên gia lo ngại xu hướng số vụ tự tử gia tăng đáng chú ý ở hai nước này có thể là tín hiệu cảnh báo sớm cho phần còn lại của thế giới, khi đại dịch Covid-19 và các lệnh phong tỏa đang tác động không nhỏ đến sức khỏe tâm thần con người.

Hiện chưa có nghiên cứu toàn cầu nào giúp trả lời câu hỏi liệu đại dịch có khiến số ca tự tử tăng cao hơn hay không hoặc nó có thể ảnh hưởng tới các nhóm tuổi và giới tính khác nhau như thế nào.

Người đàn ông đeo khẩu trang để phòng Covid-19 trên đường phố thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Người đàn ông đeo khẩu trang để phòng Covid-19 trên đường phố thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Reuters.

Nghiên cứu do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) thực hiện cho thấy 1/10 số người được hỏi từng nghĩ đến việc tự tử trong tháng trước, cao gấp đôi tỷ lệ ghi nhận được hồi năm 2018. 1/4 trong nhóm này là những người trong độ tuổi từ 18 đến 24. Cũng có một số bằng chứng cho thấy tỷ lệ tự tử của quân nhân Mỹ đang tăng.

Tại Anh, một nghiên cứu được công bố hồi tháng 10 bởi Tạp chí Tâm thần Anh cho thấy suy nghĩ tự tử đã gia tăng trong 6 tuần áp dụng lệnh phong tỏa chống Covid-19. Phụ nữ và thanh niên là nhóm bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Tại Nhật, thanh niên và phụ nữ trẻ gần đây liên tục liên lạc tới các đường dây nóng trợ giúp ngăn chặn tự tử và kêu gọi giúp đỡ trên Twitter cùng hàng loạt diễn đàn trực tuyến khác.

Yuki Nishimura từ Hiệp hội Sức khỏe Tâm thần Nhật Bản cho biết cơ hội để một người gọi điện kết nối được với đường dây nóng của họ chỉ là khoảng 40%, dù họ đã tăng nhân viên tư vấn. Điều này cho thấy nhu cầu được tư vấn của những người rơi vào đường cùng đang gia tăng nhanh chóng.

Jiro Ito, lãnh đạo OVA, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên ngăn chặn các vụ tự tử, cho hay những người gọi điện tới đường dây trợ giúp của họ thường có điểm chung là luôn cảm thấy cô độc.

"Trong thời kỳ đại dịch, chúng ta có ít cơ hội giao lưu và trò chuyện với mọi người xung quanh hơn", ông nói. "Nếu bạn có gia đình, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn bên họ. Nếu mối quan hệ giữa bạn với gia đình tốt đẹp, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc. Nhưng nếu mối quan hệ giữa bạn với các thành viên trong nhà không được tốt và bạn đóng cửa với thế giới bên ngoài, điều đó sẽ chỉ làm tăng cảm giác căng thẳng và cô đơn".

Theo Michiko Ueda, giáo sư Đại học Waseda, Nhật Bản, chuyên nghiên cứu về tự tử và phòng chống tự tử, nguyên nhân số vụ tự tử ở phụ nữ gia tăng trong năm nay hiện chưa rõ ràng, nhưng các yếu tố kinh tế có thể đóng một vai trò nào đó.

"Các ngành du lịch, bán lẻ, thực phẩm và nhà hàng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề bởi Covid-19", bà nói và thêm rằng những ngành này thường có xu hướng tuyển dụng phụ nữ, chủ yếu ở các vị trí lao động hợp đồng. "Rất nhiều phụ nữ đã mất việc làm và thu nhập bị giảm đáng kể".

Nhật Bản không ngăn Covid-19 lây lan bằng cách đóng cửa hoàn toàn như nhiều nơi khác trên thế giới, mà chủ yếu dựa vào việc khuyến khích người dân đeo khẩu trang, rửa tay và tránh tụ tập đông người.

Tuy nhiên, trường học trên cả nước vẫn phải ngừng hoạt động từ tháng ba đến tháng 5. Mặt khác, hầu hết người dân phải làm việc từ xa trong giai đoạn Nhật Bản ban bố tình trạng khẩn cấp hồi tháng 4 và tháng 5.

Dù đường phố và tàu điện ngầm ở Nhật đã đông đúc trở lại, cuộc sống còn rất lâu mới quay về nhịp độ bình thường. Nhiều người đang phải chật vật duy trì hoạt động kinh doanh, một số vẫn làm việc ở nhà hoặc ít giao tiếp xã hội hơn. Đa phần các trường đại học đã chuyển sang hình thức học trực tuyến.

Nhưng có một nghịch lý là số vụ tự tử lại giảm đáng kể trong thời gian Nhật Bản áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia. "Trong thời kỳ khủng hoảng, mọi người thường có xu hướng lo cho sự sống của bản thân hơn, vậy nên họ không nghĩ đến chuyện tự tử", Ueda lý giải.

Khi mùa hè đến và người dân trở lại với cuộc sống "bình thường mới", tâm lý căng thẳng bắt đầu quay trở lại.

Bond Project, tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ phụ nữ trẻ, hồi tháng 6 tiến hành một cuộc thăm dò trên 1.000 người từng được họ trợ giúp trong quá khứ. Khoảng 3/4 trong số này nói họ cảm thấy không có động lực và hoặc muốn "biến mất và chết". Số khác nói họ cảm thấy cô đơn và không thể ngủ.

"Nhiều người tìm đến chúng tôi và bảo rằng họ không có nơi nào để đi khi bị yêu cầu ở yên trong nhà", Jun Tachibana từ Bond Project nói. "Nhiều người gặp rắc rối với gia đình, bạn bè và bạn trai. Tôi sợ rằng họ sẽ cảm thấy cô đơn thêm".

Tại Hàn Quốc, tỷ lệ tử vong ở thủ đô Seoul đã tăng 4,8% trong nửa đầu năm 2020.

Theo Joo Ji-young, phó giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa Tự tử Seoul, "một tác dụng phụ không thể tránh khỏi của cách biệt cộng đồng là nó nới rộng 'khoảng cách tâm lý' giữa mọi người với nhau".

Giám đốc trung tâm Paik Jong-woo nhấn mạnh sự thiếu kết nối giữa con người với nhau là mối đe dọa đối với sức khỏe tâm thần nói chung nhưng phụ nữ "thường chịu gánh nặng lớn hơn bởi họ phải đối mặt tình trạng công việc bấp bênh hơn so với đàn ông và áp lực chăm sóc con cái".

Vũ Hoàng (Theo Washington Post)

Let's block ads! (Why?)