Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Đồng tình phương án đặt tên đường Lê Văn Duyệt

TP HCMĐa số thành viên Hội đồng đặt tên đường, nhà nghiên cứu và cư dân đồng ý đổi đường Đinh Tiên Hoàng từ cầu Bông tới Lăng Ông thành Lê Văn Duyệt.

Theo tờ trình về việc đặt mới, đổi tên đường của Sở Văn hóa và Thể thao mới gửi UBND TP HCM, 12 thành viên Hội đồng đặt, đổi tên đường thành phố họp về việc đặt tên cho 47 tuyến đường. Đa số thành viên đồng ý phương án đổi tên đường Đinh Tiên Hoàng dài 947 m (lộ giới 30 m) từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh) thành ,

Đương Đinh Tiên Hoàng, đoạn từ cầu Bông về hướng Lăng Ông (quận Bình Thạnh) đang được đề xuất đổi tên thành Lê Văn Duyệt. Ảnh: Mạnh Tùng.

Đường Đinh Tiên Hoàng, đoạn từ cầu Bông về hướng Lăng Ông (quận Bình Thạnh) đang được đề xuất đổi tên thành Lê Văn Duyệt. Ảnh: Mạnh Tùng.

Sở Văn hoá và Thể thao cũng đưa ra nhiều lý do cho đề xuất đặt tên đường Lê Văn Duyệt. Trong đó nêu ông có nhiều đóng góp trong việc xây dựng, bảo vệ vùng đất phía Nam và người dân miền Nam. Hai lần làm Tổng trấn thành Gia Định dưới thời vua Gia Long và Minh Mạng, Lê Văn Duyệt góp phần khai phá, mở rộng và bảo vệ vùng đất phương Nam.

Ngoài ra, đoạn đường Đinh Tiên Hoàng đi qua di tích kiến thức nghệ thuật quốc gia lăng Lê Văn Duyệt (thường gọi là ). Việc đặt tên ông cho đoạn đường này cũng giúp người dân và du khách thuận tiện nhận biết vị trí di tích, góp phần giáo dục truyền thống, phát triển du lịch.

Việc đổi tên đoạn đường trên được cho là hợp lý với quy chế đặt tên đường. Bởi theo quy định, với nhân vật có nhiều tên gọi khác nhau (tên húy, tên hiệu, tước hiệu, bút hiệu), chỉ dùng một tên phổ biến để đặt. Quận Bình Thạnh hiện có đường Đinh Bộ Lĩnh, lại có đường Đinh Tiên Hoàng - hai tên gọi khác nhau của một nhân vật lịch sử.

Xung quanh khu lăng Lê Văn Duyệt có các đường mang tên các vị quan triều Nguyễn như Lê Quang Định, Trịnh Hoài Đức, Ngô Nhân Tịnh, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, , Bùi Hữu Nghĩa. Việc đặt tên Lê Văn Duyệt sẽ tạo thành cụm danh nhân thời Nguyễn, giúp người dân dễ nhớ, dễ tìm. Đây cũng là cách đặt tên đường khuyến khích người dân tìm hiểu lịch sử, văn hoá.

Việc đổi tên đường đã được UBND quận Bình Thạnh lấy ý kiến các tổ chức chính trị, xã hội, chuyên gia, người dân và nhận được sự đồng thuận. Đoạn đường Đinh Tiên Hoàng từ cầu Bông đến Phan Đăng Lưu nằm trọn trên hai phường 1 và 3 (quận Bình Thạnh), nên việc đặt tên đường Lê Văn Duyệt không làm thay đổi số nhà.

Là thành viên tham gia cuộc họp, TS Hà Minh Hồng (Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TP HCM) đồng quan điểm trên. Ông cho biết có ý kiến băn khoăn về tiểu sử Lê Văn Duyệt bởi ông liên quan đến nhiều cuộc chiến tranh bị cho là phi nghĩa. Nhưng nếu xem xét lịch sử một cách khách quan, công tâm thì Lê Văn Duyệt xứng đáng được đặt tên đường. 

"Đó không chỉ đơn thuần là tên đường mà nó còn gắn liền với Lăng Ông, đời sống tâm linh của người dân", ông Hồng nói.

Lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt (phải) và vợ Đỗ Thị Phẫn trong khu Lăng Ông, quận Bình Thạnh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Lăng mộ Tả quân Lê Văn Duyệt (phải) và vợ Đỗ Thị Phẫn trong khu Lăng Ông, quận Bình Thạnh. Ảnh: Mạnh Tùng.

Trước đó, ông Trần Văn Sung, Phó Ban quản lý Di tích Lăng Lê Văn Duyệt đề xuất đổi tên đoạn đường thành Lê Văn Duyệt. Cùng với lý do như trên, trong kiến nghị gửi Hội đồng đặt tên đường TP HCM, Sở Văn hóa và Thể thao hồi tháng 7/2019, ông Sung cho rằng Lê Văn Duyệt được người dân Sài Gòn - Gia Định và Nam Bộ hết lòng tôn kính bởi công lao, tài năng và đạo đức.

47 tuyến đường được đề xuất đặt, đổi tên lần này nằm ở các quận 2, 3, 7, 9, 12, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Thủ Đức, huyện Bình Chánh và Củ Chi. Trong đó, tuyến đường ven hồ hơn 3,2 km ở quận 2 được đề xuất lấy tên nhà thơ . Đường Phan Văn Hân, đoạn từ đường Trường Sa đến Nguyễn Cửu Vân (quận Bình Thạnh) lấy tên giáo sư, nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc . Phần lớn các tuyến đường được đề xuất lấy tên Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Mạnh Tùng

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét