Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

Trump thúc đẩy sản xuất vũ khí siêu vượt âm

Trump kích hoạt Đạo luật Sản xuất Quốc phòng năm 1950 để thúc đẩy sản xuất linh kiện cho vũ khí siêu vượt âm và hệ thống tên lửa đẩy.

"Theo khoản 303(a)(5) trong Đạo luật, tôi quyết định rằng năng lực sản xuất cơ bản của ngành công nghiệp nhằm chế tạo các vật liệu phức hợp có khả năng chịu nhiệt cao, dùng trong tên lửa siêu vượt âm, tên lửa chiến lược và hệ thống tên lửa đẩy là thiết yếu với khả năng phòng thủ quốc gia", Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trong thông cáo được Nhà Trắng công bố hôm 24/6.

Ông chủ Nhà Trắng cho rằng ngành công nghiệp Mỹ không thể sản xuất số lượng đủ lớn linh kiện cho tên lửa siêu vượt âm trong thời gian thích hợp nếu thiếu các biện pháp thúc đẩy được quy định theo điều 303 của Đạo luật Sản xuất Quốc phòng năm 1950.

"Việc mua sắm, cam kết mua sắm và những biện pháp theo điều 303 là phương án thực tế và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất để đáp ứng nhu cầu với năng lực quan trọng này", thông cáo có đoạn viết.

Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 24/6. Ảnh: AFP.

Trump họp báo tại Nhà Trắng hôm 24/6. Ảnh: AFP.

Đạo luật Sản xuất Quốc phòng (DPA), được đưa ra từ thời Chiến tranh Triều Tiên, cho phép tổng thống Mỹ huy động các nguồn lực dân sự và quân sự để đáp ứng nhu cầu phòng thủ đất nước.

Theo các điều khoản của DPA, tổng thống Mỹ có quyền yêu cầu doanh nghiệp nhận và ưu tiên đơn hàng chế tạo vật liệu, thiết bị được coi là cần thiết với quốc phòng, dù điều đó có thể gây thua lỗ cho doanh nghiệp. Tổng thống cũng có quyền quy định những mặt hàng bị cấm tích trữ hoặc "thổi giá".

DPA cũng cho phép Tổng thống Mỹ thiết lập các cơ chế nhằm thu mua nguyên vật liệu, dịch vụ và cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phòng thủ quốc gia. Tổng thống Mỹ cũng được trực tiếp kiểm soát nền kinh tế tư nhân để bảo đảm nguồn cung nguyên vật liệu và thiết bị cho quốc phòng.

Phó chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ John Hyten từng thừa nhận Washington tụt hậu so với Moskva và Bắc Kinh về vũ khí siêu vượt âm, cho rằng Mỹ sẽ mất nhiều năm và phải bỏ nguồn lực rất lớn để giành lại vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này.

Hải quân Mỹ hồi tháng 3 phóng thử nguyên mẫu Phương tiện Lướt Siêu vượt âm Chung (C-HGB) không mang đầu đạn, sự kiện được đánh giá là bước tiến đáng kể trong chương trình vũ khí siêu vượt âm của Washington. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc đều đã biên chế một số loại tên lửa siêu vượt âm với đầy đủ khả năng chiến đấu.

Tổng thống Trump hồi tháng 5 tuyên bố Mỹ đang sở hữu tên lửa nhanh gấp 17 lần mọi vũ khí hiện có. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng ông chủ Nhà Trắng đã hiểu nhầm và "khoe hớ" về tính năng của các mẫu vũ khí siêu vượt âm đang  được phát triển.

Vũ Anh (Theo Sputnik)

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét