Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020

Đại biểu: 'Tập đoàn tư nhân có thể xây dựng Metro nhanh hơn'

9h00

'Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tháo dỡ thủy điện nhỏ hết khấu hao'

Tiếp tục giải đáp ý kiến đại biểu về thủy điện nhỏ ảnh hưởng đến môi trường và xử lý như thế nào khi hết khấu hao, Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh nói "chúng ta có những quy trình pháp lý rất bài bản để quản lý".

Báo cáo về kinh tế kỹ thuật và báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ giúp các cấp có thẩm quyền đánh giá hiệu quả dự án và tác động tiêu cực. Đối với các dự án thủy điện thì đã có tiêu chí sử dụng đất; nếu vượt qua 10 ha đất/1MW hoặc lấy đất rừng tự nhiên sẽ không được xem xét.

Về các thủy điện nhỏ hết khấu hao, luật quy định chủ đầu tư chịu trách nhiệm tháo dỡ, báo cáo cấp có thẩm quyền. Tương tự, với điện mặt trời, các chủ đầu tư cũng phải xử lý rác thải từ các tấm pin năng lượng mặt trời sau khi dự án hết thời hạn. "Trên thực tế chỉ 3% từ các tấm pin này chứa những chất có thể ảnh hưởng đến môi trường", ông Tuấn Anh nói.Ông Tuấn Anh nhấn mạnh, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án rất quan trọng, giúp cấp có thẩm quyền thông qua dự án hay không. Vì vậy, các báo cáo này đều phải đăng công khai trên trang điện tử và mọi người có cơ sở để đánh giá.

Tại phiên thảo luận hôm qua, nhiều đại biểu bày tỏ lo ngại các thủy điện nhỏ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Ông Dương trung Quốc cho rằng, khi xét về lợi hay hại của hệ thống thủy điện nhỏ, chúng ta mới bàn câu chuyện hôm nay, nhưng khoảng 40 - 50 năm sau, khi đã hết khấu hao, không còn hiệu quả kinh tế thì những công trình xây ở những nơi rừng sâu nước thẳm này là vấn đề cần quan tâm.

"Khi đó nguồn lực nào để quản lý các công trình này. Ngay từ bây giờ khi xây dựng chúng ta phải nhìn thấy kết cục đó. Chắc chắn nó là di sản mà thế hệ con cháu phải xử lý", ông nói.

Tương tự, các dự án điện năng lượng mặt trời hiện nay khi không còn sử dụng nữa thì hàng nghìn ha rác thải sẽ được xử lý như thế nào?

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét