Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2023

Át chủ bài giúp Israel tác chiến giữa đô thị Gaza

Quân đội Israel đã thử nhiều phương pháp thăm dò các đường hầm của Hamas ở Gaza, từ người máy, chó robot đến chó thật. Nhưng họ nhanh chóng nhận ra lựa chọn rẻ và hiệu quả nhất để thâm nhập mê cung dưới lòng đất tại Gaza, nơi tiềm ẩn mối đe dọa chết người với mọi binh lính, là những chiếc máy bay không người lái (UAV) 4 cánh nhỏ.

Không chỉ trong đường hầm, trên chiến trường đô thị của Gaza, quân đội Israel đã dùng những chiếc UAV này khảo sát các tòa nhà đổ nát trước khi cử binh lính tới. Chúng cũng cung cấp năng lực trinh sát trên không cho các đơn vị và thỉnh thoảng đóng vai trò như vũ khí tấn công.

Đây chỉ là một phần trong kho vũ khí UAV mà các quan chức quân sự Israel cho rằng đã đóng vai trò thiết yếu trong việc giảm thiểu thương vong khi họ mở chiến dịch trên bộ tại Gaza, một chiến trường đông dân cư, nơi lực lượng Hamas luôn thoắt ẩn thoắt hiện và đầy rẫy bẫy mìn.

Israel cũng vận hành một phi đội UAV cánh bằng cỡ lớn. Nhiều chiếc lớn bằng tiêm kích F-16 và số khác đủ nhỏ để binh sĩ có thể cõng trên lưng, thực hiện kết hợp các chức năng giám sát, trinh sát và không kích. UAV lớn nhất có khả năng bay tới độ cao gần 14.000 m trong gần một ngày rưỡi, chiếc nhỏ nhất hoạt động tốt ở độ cao hơn 1.500 m trong vài giờ.

Giới chức quân sự Israel cho biết những UAV này là trụ cột hỗ trợ quan trọng cho các binh sĩ. Nhưng các UAV 4 cánh nhỏ giá rẻ tỏ ra hữu ích hơn về nhiều mặt ở một số khu vực chiến trường, như trong các địa đạo.

Khoảng 10 năm trước, Hội đồng An ninh Quốc gia Israel từng kết luận rằng UAV 4 cánh không có tác động đáng kể tới chiến trường, theo cựu cố vấn an ninh quốc gia nước này Jacob Nagel.

"Giờ đây, bầu trời Gaza tràn ngập chúng", ông nói.

Việc sử dụng ngày càng nhiều UAV thương mại cỡ nhỏ đã trở thành thực tế mới trong các cuộc xung đột trên khắp thế giới. Cả Nga và Ukraine đều phụ thuộc rất nhiều vào UAV để giám sát và tấn công, trong khi Hamas cũng sử dụng UAV nhỏ trong cuộc đột kích lãnh thổ Israel hôm 7/10.

UAV 4 cánh đã trở thành cứu tinh cho các đơn vị nhỏ được trang bị hạn chế hơn của Israel, trong đó có lực lượng dự bị được huy động tham chiến sau cuộc tấn công của Hamas.

Tuy nhiên, quân đội Israel từng không nghĩ đến việc sử dụng UAV để khám phá đường hầm Hamas. Họ ban đầu sử dụng robot hạng nặng kết nối với mặt đất bằng dây cáp để thăm dò hàng trăm km địa đạo ở Gaza. Song nền địa đạo thường chứa đầy rác, chướng ngại vật, khiến robot vấp ngã. Một số lối đi lại quá hẹp khiến chúng không thể vượt qua.

Israel cũng đã thử sử dụng chó robot nhưng chúng đắt tiền và quá nặng nề.

UAV nhỏ có thể tạo ra bản đồ 3D của các đường hầm, không cần dây cáp kết nối và phù hợp cả với những không gian nhỏ. Chúng cũng có khả năng tạo ra mạng lưới liên lạc riêng dưới lòng đất, với mỗi chiếc được biến trở thành trạm "bắc cầu" tín hiệu giúp chiếc sau bay xa hơn.

Israel không phải quốc gia duy nhất đánh giá sai lầm khả năng của UAV 4 cánh nhỏ trong vùng chiến sự. Quân đội Mỹ suốt nhiều năm đã tập trung vào việc chế tạo những UAV lớn, đắt tiền hơn trước khi nhận ra họ đã đánh mất thị trường UAV cỡ nhỏ vào tay Trung Quốc.

Ngày nay, SZ DJI Technology của Trung Quốc là nhà sản xuất UAV thương mại lớn nhất thế giới và những chiếc UAV rẻ tiền họ sản xuất đã trở nên phổ biến trên chiến trường.

Nhân viên tại các công ty UAV tư nhân làm việc với quân đội Israel cho biết khi xung đột ở Gaza nổ ra và quân đội Israel đổ xô đi săn lùng UAV loại nhỏ, nhiều chiếc trong số đó được gửi đến từ Trung Quốc.

Trong một video do quân đội Israel công bố, có thể thấy các binh sĩ đang thả UAV DJI Mavic 3 do Trung Quốc sản xuất vào một đường hầm bên dưới bệnh viện ở Gaza City.

Một quan chức quân sự cấp cao của Israel cho biết Tel Aviv đang cố gắng đề ra tiêu chuẩn cho những loại UAV binh lính có thể sử dụng trên chiến trường.

"Ưu tiên mua sắm hàng đầu của Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) hiện nay là UAV có thể sử dụng cho các hoạt động giải cứu con tin từ hệ thống đường hầm của Hamas", Blake Resnick, giám đốc điều hành công ty UAV Mỹ BRINC, nói.

Theo Resnick, quân đội Israel hồi đầu tháng đã mua một số UAV của BRINC, được thiết kế cho các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn. Chúng đang được sử dụng chủ yếu cho hoạt động giải cứu con tin trong môi trường dưới lòng đất tại Dải Gaza.

Aviv Shapira, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành công ty UAV XTEND, lần đầu tiên làm việc với quân đội Israel cách đây vài năm. Họ cùng làm việc trong một dự án sử dụng UAV 4 cánh để bắn hạ những quả bóng bay gây cháy được thả từ Gaza để gây hỏa hoạn cho các trang trại Israel.

Ông cho biết quân đội Israel hiện sử dụng UAV của công ty cho nhiều mục đích ở Gaza. Một số bay vào đường hầm. Một số có thể chui qua cửa sổ và khám phá bên trong các tòa nhà. Số khác mang chất nổ để thả xuống vị trí của Hamas.

Theo Shapira, đơn vị đặc nhiệm Yahalom của Israel chuyên tìm và phá hủy các đường hầm của Hamas. Họ sử dụng UAV để thả đồ vật xuống bẫy mìn thường thấy xung quanh các lối vào đường hầm nhằm vô hiệu hóa chúng.

Hình ảnh hiển thị trong kính thực tế ảo của một binh sĩ Israel đang điều khiển UAV. Ảnh: XTEND

Hình ảnh hiển thị trong kính thực tế ảo của một binh sĩ Israel đang điều khiển UAV. Ảnh: XTEND

Máy bay không người lái cỡ nhỏ XTEND của Xtender được trang bị camera có thể tạo bản đồ 3D theo thời gian thực, giúp chúng bay dễ dàng trong nhà và đường hầm. Chúng có thể hoạt động như một hệ thống chuyển tiếp tín hiệu điều khiển vô tuyến, tăng tầm hoạt động cho UAV.

Shapira cho rằng những chức năng này, ban đầu được thiết kế để dùng trong nhà, giờ đây trở nên cần thiết cho mục đích sử dụng ngoài trời ở Gaza, vì cả Hamas và Israel đều đang gây nhiễu Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) và tín hiệu vô tuyến.

Một người cũng có thể chỉ huy nhiều UAV cùng lúc, điều khiển chiếc này đột nhập vào tòa nhà thông qua cửa sổ và ra lệnh cho chiếc khác ở lối vào để giám sát đa chiều. Trong lúc đó, chiếc thứ ba sẽ rà soát tòa nhà để tìm kiếm mục tiêu.

"Chúng tôi phát hiện ra rằng kết hợp ba UAV với nhau có thể tạo ra những điều phi thường", Shapira nói.

Vũ Hoàng (Theo WSJ, AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Trường học 'không tường' ở New Zealand

Tại trường học giữa thiên nhiên ở gần thủ đô, Ashton Wilcox chỉ tay vào xác một con nhím kẹt giữa những tảng đá ở một con suối.

"Nhìn kìa, bên trong con nhím có thứ gì đó", học sinh 8 tuổi thảng thốt khi thấy con vật có giòi. Một giáo viên lại gần, nhắc Wilcox không nên chạm vào con nhím, giải thích đây là loài gây hại ở New Zealand và xác con vật đang phân hủy.

Wilcox tò mò quan sát thêm một lúc, trước khi trở lại bên kia dòng suối cùng các bạn học, cho một đàn lươn ăn.

Trong vòng hai phút tại ngôi trường đặc biệt giữa thiên nhiên này ở Battle Hill, trang trại cách Wellington, thủ đô New Zealand không xa về phía bắc, Wilcox đã có thêm kiến thức về bảo tồn, an toàn trong thiên nhiên và vòng đời sinh vật.

Wilcox là học sinh trường thiên nhiên Bush Sprouts, một trong số ngày càng nhiều trường theo mô hình tương tự đang trở nên phổ biến ở New Zealand. Tại đây, học sinh từ 4-12 tuổi đến trang trại Battle Hill hàng tuần, dành cả ngày chơi đùa trong bùn đất, đốt lửa trại, cho lươn ăn, trồng cây và bẫy sâu bệnh.

Buổi sáng, học sinh tập trung tại một căn nhà gỗ, đưa ra những mục tiêu cho ngày mới. "Con muốn đến đầm lầy tìm tôm càng", một học sinh 6 tuổi nói. "Con muốn ăn bánh kếp", học sinh 9 tuổi khác thêm lời. "Còn con không muốn làm gì cả", cậu học sinh 5 tuổi phía bên kia đáp. Mọi ý muốn đều được đáp ứng.

Học sinh Bush Sprouts cùng các giáo viên vượt một con suối. Ảnh: Guardian

Học sinh Bush Sprouts cùng các giáo viên vượt một con suối. Ảnh: Guardian

Các yếu tố của một lớp học truyền thống được đặt sang một bên, những tiết học này thiên về yếu tố tự học, vui chơi.

"Các lớp tập trung vào mong muốn của trẻ em", Leo Smith, nhà sáng lập trường Bush Sprouts, nói. Bà khuyến khích trẻ thử thách bản thân trong môi trường ngoài trời, bởi tin rằng không có cơ hội trải nghiệm rủi ro thì trẻ cũng không học được cách chấp nhận các rủi ro khác trong cuộc sống.

"Nhiều gia đình gửi con đến trường này vì chúng chưa có thời gian trải nghiệm và e dè với tự nhiên, họ biết khi học ở đây, lũ trẻ sẽ có cơ hội bộc lộ bản thân", bà Smith nói thêm.

Các trường học thiên nhiên, hay còn gọi là trường học trong rừng, đang dần phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có New Zealand, Anh và Australia, lấy cảm hứng từ văn hóa ngoài thiên nhiên ở Bắc Âu. Hiện New Zealand có hơn 80 trường học tương tự trên toàn quốc, tạo một cộng đồng khoảng 2.000 nhà giáo dục.

Những người ủng hộ giáo dục gần gũi thiên nhiên tin khoảng thời gian học tập, vui chơi ngoài trời, dưới mọi điều kiện thời tiết, là một trong những cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe, tính kiên trì và khả năng sáng tạo ở trẻ nhỏ.

Các nghiên cứu cũng ủng hộ luận điểm này, khi đưa ra những bằng chứng cho thấy học sinh của các trường học thiên nhiên được nâng cao động lực, kỹ năng xã hội và cải thiện thành tích học tập.

Các nhà giáo dục như bà Smith đang đưa những kiến thức truyền thống của người Maori bản địa New Zealand vào hướng dẫn trồng trọt, bảo tồn, bảo vệ môi trường.

"Trẻ em ở nước này có quyền hiểu về hệ sinh thái nơi chúng sinh sống. Phương pháp học này có thể giúp trẻ phát triển ý thức, trách nhiệm về môi trường", Jenny Ritchie, giáo sư giáo dục tại Đại học Victoria, Wellington, nói.

Học sinh Bush Sprouts vui chơi tại trang trại Battle Hill, ngoại ô Wellington, thủ đô New Zealand. Ảnh: Guardian

Học sinh Bush Sprouts vui chơi tại trang trại Battle Hill, ngoại ô Wellington, thủ đô New Zealand. Ảnh: Guardian

Điều này phần nào thể hiện qua phản ứng của các học sinh Bush Sprouts khi 20 cây tī kōuka (loài cây họ măng tây đặc hữu New Zealand cao đến 20 m) bị kẻ phá hoại đốn hạ gần đây. "Bọn trẻ đã khóc và quyết định trồng lại một số cây", bà Smith kể. "Khi trồng xong thì các cây con lại bị phá hoại, nhưng bọn trẻ không nản lòng mà trồng tiếp các cây mới. Tất cả là do chúng tự giác, chúng tôi không gợi ý".

Emma Dewson đưa hai con "đến trường" hàng tuần, với nỗ lực tái hiện tuổi thơ gần gũi với thiên nhiên của mình. Cô nhận ra trách nhiệm lớn của các con đối với môi trường trong tương lai.

"Chúng sẵn sàng đi khắp phố để nhặt rác. Chúng là những người tiếp theo chăm sóc hành tinh này", Dewson nói.

Cậu bé Reid Payne, 6 tuổi, vùng vẫy trong đống bùn với khuôn mặt lấm lem nhưng rạng rỡ. Mẹ của Reid, Amy Toomath, nói: "Bé luôn hào hứng, phấn chấn và không thích ngồi yên, giống như quả bóng bật lại khi va vào tường, vì vậy chúng tôi dỡ bỏ những bức tường".

Giữa lúc các bạn vui đùa trong bùn lầy, Evie-Willow và Zelia đang chơi đồ hàng, trộn những chậu thức ăn giả làm từ bùn và thực vật trước đống lửa trại. Khi được hỏi có mong chờ tiết học mỗi tuần không, cả hai đồng thanh trả lời: "Có".

"Đây là một nơi tốt để chúng con có thể thư giãn, thoát khỏi những suy nghĩ. Thật tuyệt vời khi được vui chơi", Evie-Willow, 10 tuổi, nói.

Hai em nhỏ đùa nghịch trong bùn đất. Ảnh: Guardian

Hai em nhỏ đùa nghịch trong bùn đất. Ảnh: Guardian

Đức Trung (Theo Guardian, AFP)

Adblock test (Why?)

Israel đồng ý cho tàu biển chuyển hàng đến Dải Gaza

Ngoại trưởng Israel nói nước này sẵn sàng cho phép tàu chở hàng viện trợ đến Dải Gaza "ngay lập tức", theo hàng lang trên biển do Cyprus đề xuất.

"Hành lang có thể hoạt động ngay lập tức", Ngoại trưởng Israel Eli Cohen ngày 31/12 cho biết khi được hỏi về hành lang trên biển chuyển hàng hóa viện trợ cho Gaza, dải đất giáp với Địa Trung Hải. Theo ông Cohen, Anh, Pháp, Hy Lạp và Hà Lan nằm trong các quốc gia sở hữu tàu có thể cập vào Gaza, khu vực không có cảng nước sâu.

"Họ đề nghị chúng tôi cho phương tiện cập cảng Ashdod của Israel. Câu trả lời là không. Hàng hóa sẽ không đi qua Ashdod hay Israel. Chúng tôi không tham gia hoạt động này, chỉ kiểm soát an ninh", ông Cohen nói.

Anh, Pháp, Hy Lạp và Hà Lan chưa bình luận về thông tin trên.

Xe tăng, thiết giáp Israel đậu ven bờ biển tại Dải Gaza ngày 13/11. Ảnh: IDF

Xe tăng, thiết giáp Israel đậu ven bờ biển tại Dải Gaza ngày 13/11. Ảnh: IDF

Theo thỏa thuận được Cyprus đề xuất vào tháng 11, hàng hóa sẽ được kiểm tra tại cảng Larnaca của nước này trước khi chuyển tới Dải Gaza cách đó 370 km, thay vì đi qua Ai Cập và Israel. Nếu được thực thi, kế hoạch sẽ đánh dấu lần đầu tiên hải quân Israel nới lỏng lệnh phong tỏa Dải Gaza sau khi nhóm Hamas lên nắm quyền tại đây năm 2007.

Giới chức Israel mô tả hành lang nói trên là phương tiện để chấm dứt quan hệ dân sự với Dải Gaza, nơi quân đội nước này đang mở chiến dịch quân sự trả đũa Hamas sau vụ tấn công ngày 7/10.

Ý tưởng về hành lang nhân đạo trên biển được nhận định có thể hướng tới đáp ứng nghị quyết ngày 22/12 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, theo đó kêu gọi mở rộng các cơ chế nhân đạo.

Một quan chức cấp cao của Cyprus cho biết Anh bày tỏ ủng hộ sáng kiến và dự kiến cung cấp các tàu đáy nông để chuyển hàng tới Dải Gaza. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cũng ủng hộ sáng kiến của Cyprus, trong đó cho phép nhân viên an ninh Israel tham gia nhóm thanh tra tại cảng Larnaca.

"Vùng biển quanh dải Gaza đang bị phong tỏa và nếu một tàu chở hàng viện trợ đến từ Larnaca, nó sẽ phải được chúng tôi cho phép", Ngoại trưởng Cohen nói. "Tất nhiên đây sẽ là một hành lang an toàn vì chúng tôi không có ý định gây nguy hiểm cho tàu Anh hoặc Pháp phối hợp với chúng tôi".

Một số quốc gia châu Âu và Arab chuyển hàng viện trợ tới Dải Gaza qua thành phố biển el-Arish của Ai Cập. Israel tham gia vào kiểm tra các chuyến hàng, một số cơ quan nhân đạo cho rằng hoạt động này khiến việc chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza bị chậm trễ.

Dải Gaza. Đồ họa: AFP

Dải Gaza. Đồ họa: AFP

Nguyễn Tiến (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2023

Triều Tiên sẽ phóng thêm ba vệ tinh trinh sát

Triều Tiên thông báo kế hoạch phóng thêm ba vệ tinh trinh sát lên quỹ đạo trong năm 2024.

"Dựa trên kinh nghiệm phóng và vận hành thành công vệ tinh trinh sát đầu tiên năm 2023, nhiệm vụ phóng thêm ba vệ tinh trinh sát trong năm 2024 đã được đặt ra nhằm thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ không gian", hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên KCNA đưa tin hôm nay.

Kế hoạch được nêu trong bài phát biểu của lãnh đạo Kim Jong-un tại cuộc họp thiết lập mục tiêu chính sách năm mới do ông chủ trì. Theo ông Kim Jong-un, Triều Tiên không có lựa chọn nào khác ngoài thúc đẩy chương trình hạt nhân và củng cố quan hệ với các quốc gia bài Mỹ, trong bối cảnh Bình Nhưỡng phải đối mặt những động thái đối đầu chưa từng có từ Washington.

Ông Kim Jong-un cũng cho biết Triều Tiên đã loại trừ khả năng thống nhất với Hàn Quốc, thêm rằng Bình Nhưỡng phải thay đổi về căn bản nguyên tắc và hướng tiếp cận Seoul.

"Tôi tin đó là sai lầm và không nên tiếp tục tìm kiếm hòa giải và thống nhất với bên đã tuyên bố chúng ta là 'kẻ thù chính'", ông Kim Jong-un nói.

Tên lửa Triều Tiên trong vụ phóng thử ngày 14/3. Ảnh: AFP

Tên lửa Triều Tiên trong vụ phóng thử ngày 14/3. Ảnh: AFP

Triều Tiên thông báo phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 vào đêm 21/11, sau hai lần thất bại trước đó. Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc "lên án mạnh mẽ vụ phóng vệ tinh của Triều Tiên gây bất ổn cho khu vực"

Sau vụ phóng, truyền thông Triều Tiên đưa tin lãnh đạo Kim Jong-un đã xem ảnh do vệ tinh chuyển về, trong đó có ảnh chụp căn cứ quân sự Mỹ ở Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc.

Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản cho rằng Triều Tiên đã sử dụng công nghệ tên lửa đạn đạo trong vụ phóng, vi phạm nhiều nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Ba nước hồi giữa tháng 12 triển khai hệ thống chia sẻ dữ liệu cảnh báo tên lửa thời gian thực, nhằm tăng cường phối hợp giữa ba bên đối phó các mối đe dọa từ chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng.

Triều Tiên, Hàn Quốc và khu vực lân cận. Đồ họa: CSIS

Triều Tiên, Hàn Quốc và khu vực lân cận. Đồ họa: CSIS

Như Tâm (Theo Reuters, Yonhap)

Adblock test (Why?)

Giải mã bí ẩn quan tài Vua Càn Long chặn cửa kẻ trộm mộ

Chủ nhật, 31/12/2023, 00:00 (GMT+7)

Trung QuốcKhi lãnh chúa Tôn Điện Anh dẫn quân cướp phá lăng mộ Càn Long, cánh cửa đá của căn phòng đặt di thể đã bị quan tài hoàng đế chặn lại.

Giải mã bí ẩn quan tài Càn Long chặn cửa kẻ trộm mộ

Video: Kan Jian

Adblock test (Why?)

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2023

Nguy cơ xung đột Israel - Hezbollah tăng nhiệt

Những lời đe dọa cứng rắn của Israel nhắm vào Hezbollah gây lo ngại về nguy cơ xung đột ở biên giới với Lebanon biến thành cuộc chiến tổng lực.

"Nếu thế giới và chính phủ Lebanon không hành động để ngăn các vụ pháo kích vào các khu dân cư ở miền bắc Israel cũng như buộc Hezbollah phải rút khỏi khu vực biên giới, Lực lượng Vũ trang Israel (IDF) sẽ làm điều đó", Benny Gantz, thành viên nội các thời chiến của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, ngày 28/12 tuyên bố.

Gantz, lãnh đạo đảng Đoàn kết Dân tộc đối lập ở Israel, cho rằng tình hình ở biên giới phía bắc đòi hỏi sự thay đổi và "thời gian cho giải pháp ngoại giao sắp hết". Eylon Levy, phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Netanyahu, trước đó cũng yêu cầu Hezbollah rút lực lượng khỏi khu vực biên giới với Israel và tuân thủ Nghị quyết 1701 của Liên Hợp Quốc, nếu không "chúng tôi sẽ tự đẩy lùi họ khỏi khu vực này".

Đây là những cảnh báo quyết liệt nhất của giới chức Israel nhắm vào lực lượng Hezbollah ở Lebanon, dấu hiệu cho thấy Tel Aviv đang xem xét phương án sử dụng biện pháp quân sự để đẩy lùi Hezbollah ở khu vực biên giới nếu nhóm này tiếp tục các cuộc pháo kích.

Tướng Ori Gordin, tư lệnh quân khu miền bắc Israel, cũng khẳng định lực lượng dưới quyền "đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu rất cao". Thủ tướng Netanyahu từng tuyên bố Israel sẽ "một tay biến thủ đô Beirut và khu vực miền nam Lebanon thành Dải Gaza và thành phố Khan Younis" nếu Hezbollah tiến hành cuộc chiến tổng lực nhắm vào nước này.

Các phát biểu cứng rắn được đưa ra trong bối cảnh giao tranh ở biên giới Israel - Lebanon đang tăng nhiệt. Nhóm vũ trang Hồi giáo dòng Shiite Hezbollah tuần này bắn phá nhiều hơn vào miền bắc Israel bằng hàng chục rocket và máy bay không người lái (UAV) mang thuốc nổ.

Theo Nghị quyết 1701 được Hội đồng Bảo an LHQ thông qua năm 2006 nhằm giải quyết xung đột Israel - Lebanon, lực lượng Hezbollah phải rút quân khỏi khu vực 30 km tính từ biên giới và giải giáp. Song Hezbollah đã không làm như vậy, thay vào đó xây dựng kho vũ khí mạnh mẽ hơn với sự hỗ trợ từ Iran.

"Hezbollah và Iran, bên hậu thuẫn họ, đang kéo Lebanon vào một cuộc chiến không cần thiết do Hamas khởi phát. Khu vực này không đáng chịu thêm một cuộc xung đột lớn hơn", ông Levy nói.

Pháo binh Israel bắn phá các mục tiêu ở ngoại ô Odaisseh, miền nam Lebanon ngày 17/11. Ảnh: AFP

Pháo binh Israel bắn phá các mục tiêu ở ngoại ô Odaisseh, miền nam Lebanon ngày 17/11. Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Israel Eli Cohen trong chuyến thăm khu vực gần biên giới ngày 27/12 cho biết Tel Aviv có thể nhắm mục tiêu vào thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, động thái gần như chắc chắn gây ra cuộc xung đột lớn hơn với nhóm vũ trang này.

"Chúng tôi vẫn cố gắng ưu tiên giải pháp ngoại giao. Nếu nó không hiệu quả, tất cả các lựa chọn khác đều được cân nhắc", ông nói.

Giới chức an ninh Israel cho biết Hezbollah cùng ngày thực hiện đợt tập kích tên lửa và UAV dữ dội nhất vào miền bắc nước này kể từ đầu tháng 10. Trước đó, hãng thông tấn nhà nước Lebanon đưa tin ba người thiệt mạng vì cuộc không kích của Israel trong đêm ở miền nam. Hezbollah nói rằng một thành viên của nhóm đã chết trong vụ tấn công.

Các chuyên gia nhận định nguy cơ leo thang cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah đã tăng đáng kể trong những ngày gần đây.

Peter Jennings, thành viên cấp cao của Viện Chính sách Chiến lược Australia, cho biết biên giới Israel - Lebanon đang trở thành "chảo lửa", với các cuộc bắn phá bằng rocket hàng này và những đòn tấn công trả đũa từ Israel.

"Nó chưa leo thang thành cuộc chiến toàn diện, song tôi nghĩ đây vẫn là một vùng chiến sự cực kỳ nguy hiểm", Jennings nói.

Ông nói Israel đang cân nhắc xem họ có phải mở một chiến dịch tấn công trên bộ để đẩy lùi Hezbollah khỏi khu vực biên giới hay không. Hàng trăm nghìn binh sĩ Israel đã được triển khai tới miền bắc đất nước và Tel Aviv coi Hezbollah là mối đe dọa tiềm ẩn còn lớn hơn Hamas.

"Hezbollah có nhiều rocket hơn, lực lượng chiến đấu đông hơn và nằm ngay phía bắc Israel, nơi có các khu dân cư đông đúc, khiến họ trở thành mối nguy lớn", ông nói.

Nhóm Hezbollah kiểm soát một phần thủ đô Beirut, toàn bộ khu vực miền nam Lebanon và phần lớn thung lũng Beqaa. Được Iran hậu thuẫn, đây là một trong những lực lượng quân sự phi nhà nước được trang bị vũ khí mạnh nhất trên thế giới.

Giới quan sát cho biết Hamas đã tìm cách kêu gọi Hezbollah cùng các nhóm vũ trang ở Trung Đông cùng chung tay chống lại Israel, nhằm đưa vấn đề của người Palestine trở lại trọng tâm thảo luận của Trung Đông.

"Những gì chúng tôi biết là Hezbollah đang dần tham gia vào cuộc chiến và ngày càng trở nên táo bạo hơn. Họ đã sử dụng gần như tất cả các loại vũ khí của mình để tập kích Israel, ngoại trừ khí tài tầm xa", Jacques Neriah, cựu nhà phân tích tình báo hàng đầu của Israel và từng là cố vấn chính sách đối ngoại của thủ tướng Yitzhak Rabin trong những năm 1990, cho hay.

Israel gần đây đã sơ tán khoảng 70.000 người khỏi các khu dân cư ở biên giới phía bắc đất nước, sau khi 4 thường dân và 9 binh sĩ thiệt mạng trong các cuộc tập kích. Tại Lebanon, hơn 100 người đã thiệt mạng, 120.000 người phải rời bỏ nhà cửa để tránh bom đạn.

Một cuộc xung đột toàn diện nếu nổ ra giữa Israel và Lebanon chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn, theo giới quan sát.

Vị trí Israel và Lebanon. Đồ họa: AFP

Vị trí Israel và Lebanon. Đồ họa: AFP

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đang nỗ lực đàm phán với Israel, Lebanon và các bên trung gian cho Hezbollah nhằm giảm bớt căng thẳng biên giới và khôi phục tình hình ổn định lâu dài ở đó, theo quan chức Lebanon.

Nỗ lực ngoại giao này được dẫn dắt bởi Amos Hochstein, người giám sát các cuộc đàm phán năm ngoái dẫn tới thỏa thuận lịch sử giữa Israel và Lebanon về giải quyết tranh chấp biên giới trên biển. Hezbollah đã ủng hộ thỏa thuận này sau những phản đối ban đầu.

Trọng tâm trước mắt của các cuộc thảo luận là ngăn giao tranh ở biên giới leo thang thành xung đột toàn diện, theo những nguồn tin am hiểu vấn đề. Ngoài ra, chính quyền ông Biden cũng sẽ thảo luận về các điều khoản cho một thỏa thuận dài hạn, nhằm khôi phục ổn định dọc biên giới để những người phải di tản ở miền bắc Israel và miền nam Lebanon có thể trở về nhà.

Một số thành viên trong chính phủ và quân đội Lebanon cũng mong muốn thúc đẩy đàm phán, với niềm tin rằng một thỏa thuận phân định biên giới sẽ củng cố quyền lực của họ ở Lebanon, nơi Hezbollah cũng là một phần của giới lãnh đạo và đang có quyền lực thống trị.

Hezbollah từng nhận được ủng hộ rộng rãi của người dân Lebanon với tuyên bố sẽ giành lại những vùng đất mà họ cho là bị Israel chiếm đóng. Tuy nhiên, điều này đã có phần suy giảm gần đây, khi Hezbollah hứng chịu một số chỉ trích về tình trạng tham nhũng, đảng phái và lợi dụng cái cớ giành lại đất để duy trì vũ trang.

"Hezbollah sẽ không làm điều gì có thể đe dọa sự tồn vong của chính họ hoặc năng lực răn đe và vị thế quân sự của nhóm", Emile Hokayem, nhà nghiên cứu cấp cao về an ninh Trung Đông tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Anh, nói.

Với những người dân ở khu vực biên giới, hy vọng lớn nhất là giao tranh chấm dứt, an ninh được khôi phục và được trở về nhà. "Chúng tôi chỉ hy vọng điều đó sẽ tính bằng tháng chứ không phải bằng năm", Sigal Vishnetzer, cư dân sống ở khu Manara, phía bắc Israel, cho hay.

Thanh Tâm (Theo Washington Post, The Australian, Al Jazeera)

Adblock test (Why?)

Thế giới năm 2023

Thế giới năm 2023 chấn động với các cuộc xung đột, thiên tai, nắng nóng kỷ lục, đồng thời chứng kiến sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo và kỳ vọng kinh tế cải thiện cho năm sau.

Xung đột Israel - Hamas nổ ra

Hamas ngày 7/10 mở chiến dịch tấn công với quy mô chưa từng có vào loạt ngôi làng, thị trấn biên giới Israel, khiến cường quốc quân sự thứ tư toàn cầu không kịp trở tay, trong khi cả thế giới bàng hoàng bởi mức độ thảm khốc của nó. 1.140 người thiệt mạng và khoảng 240 người bị đưa về Dải Gaza làm con tin, trở thành ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quốc gia Do Thái.

Trận tập kích bất ngờ nhằm vào Israel của Hamas
Ngày Hamas tấn công Israel. Video: WSJ

Israel huy động hơn 300.000 quân mở chiến dịch tấn công đáp trả quyết liệt vào Dải Gaza với mục tiêu xóa sổ Hamas. Khoảng 30.000 quả bom đã được ném xuống dải đất 2,3 triệu dân, khiến hơn 21.000 người thiệt mạng, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, biến Gaza thành đống đổ nát, gây ra thảm họa nhân đạo chưa từng có khi khoảng 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, sống trong cảnh đói khát và bom đạn rình rập.

Nhiều nỗ lực hòa giải đã được thực hiện nhằm xuống thang căng thẳng, dẫn đến lệnh ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa đôi bên, giúp trả tự do cho 105 con tin. Dù vậy, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt, Tel Aviv đã mở rộng chiến dịch sang phía nam Dải Gaza, tuyên bố: chỉ dừng lại sau khi "loại bỏ Hamas" và giải cứu hơn 100 con tin còn lại bằng sức ép quân sự.

Liên Hợp Quốc và nhiều nước đã kêu gọi ngừng bắn, lên án các hành động quân sự nhắm vào dân thường, trong khi Mỹ, đồng minh chiến lược của Israel, cũng cảnh báo nguy cơ Tel Aviv thất bại chiến lược nếu tiếp tục gây thương vong lớn cho người dân Gaza. Tuy nhiên, Israel đến nay chưa có dấu hiệu chấp nhận đàm phán với Hamas về ngừng bắn lâu dài.

Dải Gaza trước và trong chiến sự
Dải Gaza trước và trong chiến sự. Video: Guardian

Khủng hoảng ở Gaza tiềm ẩn nguy cơ đẩy Trung Đông vào xung đột quy mô lớn sau thời gian dài yên tĩnh, khi các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn đe dọa sẽ mở mặt trận thứ hai nhắm vào Israel để chia lửa với Hamas. Trong khi lực lượng Hezbollah ở Lebanon liên tục giao tranh với quân đội Israel ở biên giới, nhóm Houthi ở Yemen tiến hành hàng chục vụ tập kích tàu hàng trên Biển Đỏ, đe dọa một trong những tuyến hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, buộc Mỹ phải thành lập liên minh hải quân 20 nước để đối phó.

Cuộc xung đột sẽ kết thúc như thế nào và điều gì sẽ xảy ra sau đó vẫn là những câu hỏi, nhưng chiến sự Israel - Hamas đã khiến thế giới thêm bất ổn và làm tăng rủi ro cho kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh nhân loại hứng chịu nhiều hậu quả vì xung đột Nga - Ukraine.

Triển vọng kết thúc chiến sự Nga - Ukraine sụp đổ

Đầu năm 2023, Ukraine và các đồng minh phương Tây kỳ vọng sẽ sớm chấm dứt chiến sự đã kéo dài hơn một năm bằng cuộc phản công quy mô lớn, đẩy lùi hoàn toàn lực lượng Nga ở miền đông, thậm chí có thể giành lại cả bán đảo Crimea, thay đổi cục diện trên chiến trường, từ đó buộc Moskva ngồi vào bàn đàm phán.

Chiến dịch phản công của Ukraine (video cuối năm)
Chiến dịch phản công của Ukraine bế tắc. Video: Reuters, AFP

Cuộc phản công bắt đầu ngày 4/6, với nhiều lữ đoàn Ukraine được NATO huấn luyện và trang bị vũ khí hiện đại của phương Tây tung vào trận. Nhưng phòng tuyến kiên cố của Nga đã khiến các đơn vị Ukraine hứng chịu tổn thất nặng nề ngay từ ngày đầu, với hàng loạt xe tăng, thiết giáp phương Tây mắc kẹt và bị phá hủy giữa bãi mìn.

Ukraine chỉ tiến được tổng cộng 17 km sau 6 tháng phản công. Các đồng minh phương Tây của Kiev thất vọng, mệt mỏi, thậm chí chia rẽ vì chiến sự ngày càng lan rộng. Nguồn viện trợ Ukraine giảm xuống mức thấp kỷ lục. Kỳ vọng chấm dứt chiến sự trong năm 2023 sụp đổ.

Các mũi tiến công của Ukraine và phản công của Nga. Đồ họa: WP

Khi mùa đông khắc nghiệt đến, cuộc phản công của Ukraine đình trệ, chiến tuyến gần như đóng băng và hai bên đều trong thế bế tắc. Thực tế này khiến chiến sự sẽ kéo dài sang năm 2024, có thể với những trận chiến khốc liệt hơn, khi Nga dần chuyển sang thế tiến công.

Cả hai bên đến nay đều không thể hiện bất cứ ý định đàm phán nào. Giới chuyên gia nhận định xung đột chỉ có thể được giải quyết trên chiến trường. Chỉ khi một bên hứng chịu thất bại nặng nề và nguồn lực dự trữ cạn kiệt, cánh cửa đàm phán mới có thể mở ra để kết thúc cuộc chiến bi thảm nhất ở châu Âu kể từ sau Thế chiến II.

Khi cuộc chiến càng kéo dài, tình trạng chia rẽ, phân cực trên thế giới càng sâu sắc, đối đầu giữa phương Tây và Nga ngày càng quyết liệt, có thể tạo ra những liên minh, khối hợp tác mới, khiến nhân loại khó phối hợp cùng nhau để giải quyết những vấn đề toàn cầu như nguy cơ khủng hoảng lương thực, khí hậu hay ứng phó thiên tai, thảm họa.

59.000 người chết trong thảm họa động đất Thổ Nhĩ Kỳ, Syria

Sáng 6/2, khu vực miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây bắc Syria rung chuyển dữ dội trong trận động đất 7,8 độ. Đây là trận động đất mạnh nhất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ trong gần một thế kỷ, và cũng là một trong những thảm họa động đất chết chóc nhất thế giới. Hơn 59.000 người thiệt mạng, hàng chục nghìn người bị thương, mức thương vong nặng nề nhất kể từ sau trận động đất năm 2010 ở Haiti.

Trận động đất khiến hơn 160.000 tòa nhà đổ sập hoặc hư hại nghiêm trọng, tạo ra 100 triệu mét khối gạch vụn, bê tông, sắt thép và các vật liệu xây dựng khác, đủ để bao phủ một nửa thủ đô Washington của Mỹ trong đống đổ nát cao một mét. Các chuyên gia kinh tế nhận định Ankara cần tới 100 tỷ USD để tái thiết nhà ở và hạ tầng công cộng sau thảm họa.

Ông Mesut Hancer nắm chặt tay con gái đã qua đời trong đống đổ nát ở Kahramanmaras, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/2. Ảnh: AFP

Không chỉ gây ra thảm họa nhân đạo quy mô lớn, vụ động đất còn phơi bày nhiều lỗ hổng trong công tác quản lý xây dựng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cơn sốt xây dựng được chính quyền Tổng thống Recep Tayyip Erdogan thúc đẩy từ năm 2019 đã khiến hàng nghìn công trình mọc lên mà không đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, để rồi nhiều chung cư cao cấp đổ sập như giấy trong động đất. Hơn 600 người liên quan đã bị điều tra, trong đó có hàng loạt nhà thầu, chủ sở hữu bất động sản, đơn vị sửa chữa.

Người dân tìm kiếm các nạn nhân và người sống sót dưới đống đổ nát của những tòa nhà bị đổ sập ở làng Besnaya, tỉnh Idlib, phía tây bắc Syria, giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP

Tại Syria, động đất còn khoét sâu thêm vết thương chiến tranh của người dân ở khu vực tây bắc nước này, vốn đã mắc kẹt trong giao tranh giữa quân đội chính phủ và các nhóm nổi dậy. Hàng nghìn nạn nhân được chôn trong mộ tập thể, trong khi gần 300.000 người ở tỉnh Aleppo phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất.

Syria đào mộ tập thể chôn nạn nhân động đất
Người dân thị trấn Jindayris, tỉnh Aleppo, Syria, đào mộ tập thể chôn người thiệt mạng sau trận động đất. Video: Reuters

Dù vậy, thảm họa cũng cho thấy tình người và lòng nhân đạo tỏa sáng trong nghịch cảnh như thế nào. Hàng loạt quốc gia đã quyên góp tiền hỗ trợ các nạn nhân và gửi những đội tình nguyện tới hiện trường để trực tiếp tham gia cứu hộ, góp phần giúp người dân Thổ Nhĩ Kỳ, Syria vượt qua thảm kịch.

Donald Trump bị truy tố

Các cựu tổng thống Mỹ sau khi rời Nhà Trắng thường rút khỏi chính trị, tận hưởng cuộc sống yên bình, nhưng Donald Trump là ngoại lệ. Ông Trump hồi tháng 3 trở thành cựu tổng thống đầu tiên bị truy tố trong lịch sử Mỹ, khi tòa án New York đưa ra cáo trạng điều tra ông chi tiền "bịt miệng" sao khiêu dâm, ém thông tin bất lợi khi tranh cử năm 2016.

Tỷ phú 77 tuổi sau đó đối mặt thêm ba vụ truy tố cấp bang và liên bang, gồm giữ trái phép tài liệu mật, tìm cách lật ngược kết quả bầu cử năm 2020, dẫn đến vụ bạo loạn ở quốc hội Mỹ tháng 1/2021 và âm mưu thay đổi kết quả bầu cử năm 2020 tại bang Georgia. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử phải chụp ảnh hồ sơ khi trình diện nhà tù Atlanta, Georgia.

Ảnh lưu hồ sơ nhà tù của Trump. Ảnh: Cảnh sát hạt Fulton

Với 91 tội danh bị cáo buộc, ông Trump đối mặt án tù lên tới hơn 717 năm nếu bị kết tội. Tuy nhiên, ông vẫn đủ điều kiện tranh cử tổng thống năm 2024, do hiến pháp Mỹ không cấm người bị truy tố chạy đua vào Nhà Trắng.

Tuy nhiên, Trump đã tận dụng điều này để truyền đi thông điệp mình là nạn nhân của "cuộc săn phù thủy", qua đó lôi kéo người ủng hộ. Các cuộc thăm dò gần đây cho thấy ông giữ vị thế dẫn đầu và ngày càng gia tăng khoảng cách so với những ứng viên còn lại của đảng Cộng hòa. Ông thậm chí còn dẫn trước ứng viên hàng đầu đảng Dân chủ là Tổng thống Joe Biden trong một số cuộc khảo sát.

Tỷ lệ ủng hộ các ứng viên nội bộ đảng Cộng hòa từ đầu năm 2023 đến ngày 19/12. Ảnh: Real Clear Politics

Rắc rối pháp lý với ông Trump tăng lên sau khi Tòa án Tối cao Colorado ra phán quyết gạt tên cựu tổng thống khỏi phiếu bầu sơ bộ ở bang này, cho rằng ông có liên quan đến vụ bạo loạn Đồi Capitol, do đó không đủ tư cách để giữ vị trí tổng thống. Tòa án Tối cao Mỹ đầu tháng sau sẽ quyết định có thụ lý sự việc theo kháng cáo của ông Trump hay không.

Phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ nhiều khả năng sẽ khoét sâu thêm chia rẽ trong dư luận Mỹ, cũng như định đoạt số phận chính trị của ông Trump và cục diện cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11/2024. Nếu ông chiến thắng trong cuộc bầu cử, nước Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử sẽ có một tổng thống đồng thời là bị cáo và có nguy cơ phải ngồi tù.

Kịch bản này nhiều khả năng sẽ khiến chính sách đối nội, đối ngoại của Mỹ trong nhiệm kỳ hai của Trump sẽ trở nên khó đoán định hơn, cũng như làm sâu sắc hơn tình trạng phân cực ở nước Mỹ và trên thế giới.

Nhiệt độ toàn cầu cao kỷ lục

2023 là năm nóng nhất được ghi nhận, với nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt 15,1 độ C, cao hơn 1,4 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Đây là mức cao nhất trong 125.000 năm qua. "Biến đổi khí hậu là đây. Nó thật đáng sợ. Và đó mới chỉ là sự khởi đầu", Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói, cảnh báo kỷ nguyên "sôi sục toàn cầu" đã đến với những hậu quả khó lường.

Năm 2023 có thể trở thành năm nóng nhất trong lịch sử
Nhiệt độ đại dương ở mức nóng hơn trung bình (thể hiện qua màu đỏ) trên khắp thế giới trong nửa đầu tháng 6. Video: Scott Duncan

Các tháng kể từ tháng 6 đến tháng 9 đều phá kỷ lục toàn cầu về mức nhiệt độ trung bình. Hệ thống khí hậu của hành tinh bị ảnh hưởng khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan như sóng nhiệt, hạn hán, cháy rừng và mưa bão xảy ra thường xuyên hơn, dữ dội hơn.

Châu Âu là châu lục đang nóng lên nhanh nhất thế giới, nóng lên gấp đôi mức trung bình toàn cầu kể từ những năm 1980. Trung Quốc, sau một mùa hè khô hạn và nắng nóng cực đoan, đang hứng chịu mùa đông lạnh chưa từng có, khi "xoáy Bắc Cực" suy yếu do biến đổi khí hậu và không thể ngăn không khí cực lạnh từ khu vực này tràn xuống phía nam.

Sương giá kết băng trên lông mày, tóc, khẩu trang và bịt tai của một người dân đi tập thể dục ngoài trời tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc, ngày 20/12. Ảnh: AFP

Thế giới đã tăng cường đầu tư vào năng lượng sạch, nghiên cứu các công nghệ mới giúp giảm phát thải cũng như hút CO2 ra khỏi bầu khí quyển. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hoài nghi về mức độ hiệu quả của các công nghệ đó, khi việc sản xuất và phát thải nhiên liệu hóa thạch tiếp tục gia tăng.

Biến động nhiệt độ trung bình toàn cầu qua các năm. Đồ họa: Berkeley Earth

Hội nghị khí hậu toàn cầu COP28 đã đạt được thỏa thuận kêu gọi các nước "chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch trong các hệ thống năng lượng một cách công bằng, có trật tự và hợp lý, thúc đẩy hành động trong thập kỷ quan trọng này, để đạt được mức 0 ròng vào năm 2050", nhưng không nhất trí được về nỗ lực "loại bỏ nhiên liệu hóa thạch", khiến nhiều người lo ngại nhân loại có thể đã bỏ lỡ cơ hội tránh biến đổi khí hậu thảm khốc.

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu đi xuống

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo mới nhất dự báo GDP toàn cầu năm nay chỉ tăng 3%, thấp hơn 3,5% năm ngoái và dưới trung bình giai đoạn 2000 - 2019 là 3,8%. Cơ quan này nhận định tăng trưởng toàn cầu đi xuống là hậu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ của các nền kinh tế tiên tiến, khi ngân hàng trung ương các nước ồ ạt nâng lãi suất để ghìm lạm phát và đối phó tác động từ chiến sự Nga - Ukraine.

Lãi suất cao đã giúp các nước giảm lạm phát từ mức hai chữ số về 2-3%, nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy với nền kinh tế toàn cầu. Khu vực đồng euro, Đức, Anh đang cận kề suy thoái, khi GDP quý trước co lại. Nhiều ngân hàng địa phương tại Mỹ sụp đổ trong nửa đầu năm vì lãi suất cao. Yen Nhật, đồng tiền vốn được ưa chuộng trong thời kỳ biến động, cũng trở nên kém hấp dẫn vì chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và các nước phương Tây.

Người dân xếp hàng bên ngoài văn phòng của Silicon Valley Bank hôm 13/3 ở California, sau khi ngân hàng này sụp đổ. Ảnh: AFP

Khi nền kinh tế có dấu hiệu chịu tổn thương từ chính sách thắt chặt, các ngân hàng trung ương buộc phải dừng đà tăng lãi suất. Sau 10 lần tăng liên tiếp, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất nửa năm qua, nhằm đánh giá thêm ảnh hưởng từ các động thái trước đó lên nền kinh tế. Mỹ được dự báo có thể giảm lãi suất ngay từ tháng 3/2024, với tổng cộng mức giảm năm sau có thể lên hơn 150 điểm (1,5%).

Các nhân viên giao dịch trên sàn chứng khoán New York theo dõi thông báo giữ nguyên lãi suất của Fed hôm 13/12. Ảnh: Reuters

Nhiều ngân hàng trung ương khác cũng nối gót, góp phần tác động mạnh đến thị trường tài chính toàn cầu. Giá vàng thế giới tăng mạnh nửa cuối năm, có thời điểm lập đỉnh mới tại 2.135 USD một ounce. Chứng khoán Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản đều khởi sắc trong tháng này.

Trí tuệ nhân tạo bùng nổ

Bước vào năm 2023, thế giới chứng kiến một cơn sốt toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI), với công cụ ChatGPT được công ty OpenAI tung ra, mở màn cho làn sóng bùng nổ của AI trong năm qua. Ngoài ChatGPT, nhiều hãng công nghệ lớn cũng cho ra mắt chatbot tương tự như Google với Bard, Microsoft có Bing Chat, xAI với Grok, Baidu với Ernie Bot. Sự xuất hiện của AI tạo sinh giúp xóa bỏ hình ảnh về các trợ lý trí tuệ nhân tạo tẻ nhạt, kém linh hoạt tồn tại hàng chục năm qua.

Theo khảo sát mới nhất của McKinsey Global, chưa đầy một năm sau khi các công cụ này ra mắt, hơn 30% người được hỏi cho biết tổ chức của họ đang sử dụng AI tạo sinh cho ít nhất một chức năng kinh doanh. Gần 25% số giám đốc được hỏi cho biết họ đang sử dụng công cụ AI cá nhân cho công việc, 40% nói rằng tổ chức của họ sẽ tăng đầu tư vào AI vì những lợi ích mà chúng mang lại.

Dự báo giá trị thị trường AI. Đồ họa: McKinsey Global

Giáo sư Shen Yanggu thuộc Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc gần đây đưa tác phẩm The Land of Machine Memories (Vùng đất của ký ức máy) tham gia cuộc thi tiểu thuyết khoa học viễn tưởng tại Giang Tô lần thứ 5 và vượt qua gần 200 đối thủ để giành giải nhì. Tiểu thuyết gồm 43.000 ký tự, hoàn toàn được viết và vẽ tranh minh họa bằng AI.

Sự bùng nổ của AI đã gây ra tranh luận về việc công nghệ này đang mở ra kỷ nguyên mới cho sáng tạo và thịnh vượng của con người, hay sẽ tạo ra tương lai đầy bất trắc với nhân loại. Một số người cảnh báo AI có thể gây ra tình trạng thất nghiệp hàng loạt, làm trầm trọng thêm bất bình đẳng xã hội, đặt ra vấn đề về đạo đức kỹ thuật số, cũng như có nguy cơ phát triển nhanh hơn khả năng kiểm soát của con người.

Nhưng các nhà quan sát đánh giá công nghệ này đang tạo ra những đột phá khoa học với tốc độ chưa từng có, cho phép nhanh chóng tạo ra những loại thuốc mới, giải mã nhiều bí ẩn y học, cũng như hỗ trợ đắc lực cho con người trong công việc và giải trí. Giáo viên, học sinh có thể dùng chatbot như công cụ hỗ trợ cho các môn cần tóm tắt lượng lớn thông tin, trong khi lãnh đạo doanh nghiệp có thể chuẩn bị các bài phát biểu, soạn email cho nhân viên, đối tác bằng văn phong phù hợp với sự hỗ trợ của AI.

Nhiều người còn dùng chatbot để tra cứu thông tin thay cho tìm kiếm qua Google, Bing Search, trong khi giới trẻ đang có xu hướng sử dụng AI để vẽ tranh, tạo ảnh hay avatar cá nhân.

Tranh minh họa trong tiểu thuyết The Land of Machine Memories do AI tạo ra, kể về nữ chính Li Xiao, một kỹ sư mất hết ký ức về gia đình sau một cuộc thí nghiệm, cố gắng thám hiểm không gian metaverse để tìm hiểu quá khứ của bản thân. Ảnh: Weibo/Capital Television

Kỳ vọng lạc quan năm 2024

Tại hội nghị G20, ông Guterres cho rằng thế giới của chúng ta, đặc biệt là các nước đang phát triển, phải đối mặt với rất nhiều thách thức như bất bình đẳng gia tăng, xung đột và đói nghèo lan rộng, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.

Nhưng nhân loại vẫn trông đợi vào tương lai tươi sáng hơn với những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ và các nỗ lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau thời gian khó khăn vì đại dịch và xung đột. Theo một khảo sát tiến hành ở 34 quốc gia trên 5 châu lục, khoảng 70% dư luận thế giới lạc quan rằng tình hình sẽ tích cực hơn, khoảng 50% tin rằng kinh tế toàn cầu sẽ cải thiện trong năm tới.

"2023 có thể là năm bước ngoặt của nhân loại với nhiều biến động và thách thức", Julie Kofoed, giám đốc cấp cao tại Sáng kiến Phát triển Bền vững, đánh giá. "Nhưng lịch sử đã cho thấy rằng trong những thời điểm khó khăn, hỗn loạn, những điều mới mẻ sẽ xuất hiện và sinh sôi".

VnExpress

Adblock test (Why?)

Tên lửa Nga 'bay qua không phận Ba Lan'

Quân đội Ba Lan cho biết một tên lửa Nga bay từ Ukraine vào không phận nước này rồi quay trở lại phía bên kia biên giới.

"Mọi dấu hiệu đều cho thấy một tên lửa của Nga đã đi vào không phận Ba Lan. Tên lửa này đã rời khỏi không phận của chúng tôi", đại tướng Wieslaw Kukula, tổng tham mưu trưởng quân đội Ba Lan, ngày 29/12 thông báo. "Radar và đồng minh của chúng tôi xác nhận điều này".

Thiếu tướng Maciej Klisz, chỉ huy tác chiến quân đội Ba Lan, cho biết tên lửa Nga bay vào không phận nước này vào khoảng 7h (13h giờ Hà Nội). Quả đạn bay vào sâu khoảng 40 km, di chuyển trong không phận Ba Lan trong vòng ba phút rồi quay trở lại Ukraine.

Oanh tạc cơ Tu-95MS Nga phóng tên lửa hành trình năm 2017. Ảnh: BQP Nga

Oanh tạc cơ Tu-95MS Nga phóng tên lửa hành trình năm 2017. Ảnh: BQP Nga

"Chúng tôi điều động lực lượng, trong đó có tiêm kích, để đánh chặn và bắn hạ tên lửa nếu cần thiết. Đường bay và thời gian di chuyển của tên lửa khiến chúng tôi không thực hiện được điều này", tướng Klisz nói.

Giới chức quốc phòng và chỉ huy quân đội Ba Lan nhận định trong trận không kích hiệp đồng quy mô lớn nhằm vào Ukraine, lực lượng Nga ban đầu tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) rồi đến tên lửa.

Nga chưa bình luận về thông tin trên.

Không quân Ukraine ngày 29/12 cho biết Nga phóng 90 tên lửa hành trình Kh-101/555, 14 tên lửa đạn đạo Iskander-M và phòng không S-300, 5 tên lửa siêu vượt âm Kinzhal, 8 tên lửa diệt hạm siêu thanh Kh-22/32 cùng 36 máy bay không người lái (UAV) trong đợt tập kích quy mô lớn chưa từng có.

Ukraine tuyên bố bắn hạ 87 tên lửa hành trình Kh-101/555 và 27 UAV tự sát, tương đương 72% tổng số vũ khí được Nga sử dụng. Tuy nhiên, phòng không Ukraine không chặn được mục tiêu nào trong số tên lửa Kinzhal, Kh-22/32, S-300, Iskander-M, Kh-31P và Kh-59.

Tướng Klisz cho biết hệ thống phòng không Ba Lan được đặt trong tình trạng báo động cao do các đợt tấn công bằng UAV của Nga nhằm vào Ukraine. Hồi tháng 11/2022, một tên lửa bay lạc của Ukraine rơi trúng làng Przewodow gần biên giới, khiến hai người thiệt mạng.

Cục diện chiến trường Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Cục diện chiến trường Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Nguyễn Tiến (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2023

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi xóa sổ trụ sở Vệ binh Cách mạng Iran

Thượng nghị sĩ Cộng hòa Graham kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden "xóa khỏi bản đồ" các mỏ dầu và trụ sở Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.

Trả lời phỏng vấn Fox News ngày 27/12, thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham cáo buộc Iran đứng sau các cuộc tấn công vào căn cứ Mỹ ở Iraq và Syria, cũng như những vụ quấy rối tàu hàng liên quan Israel ở Biển Đỏ.

"Không có Iran sẽ không có Houthi. Nhóm Houthi hoàn toàn được Iran hậu thuẫn. Tôi đã nói suốt 6 tháng qua, hãy tấn công Iran. Có thể nhìn thấy từ không gian các mỏ dầu, trụ sở của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Hãy thổi bay những nơi đó khỏi bản đồ", ông Graham nói.

Theo Graham, ông đã yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin không để lộ "điểm yếu" và làm rõ lằn ranh đỏ của Mỹ về một cuộc tấn công đáp trả.

"Muốn thực sự bảo vệ lính Mỹ, hãy nêu rõ với lãnh tụ tối cao Iran nếu họ tấn công một binh sĩ thông qua bên ủy nhiệm, chúng ta sẽ truy lùng họ", ông Graham nhấn mạnh.

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham tại Washington hồi tháng 4/2022. Ảnh: Reuters

Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham tại Washington hồi tháng 4/2022. Ảnh: Reuters

Bình luận của ông Graham được đưa ra trong bối cảnh quân đội Mỹ ở Iraq và Syria đã bị tấn công hơn 100 lần trong năm nay, do các lực lượng mà Iran hậu thuẫn thực hiện.

Đầu tuần này, một căn cứ của Mỹ ở Irbil, khu vực người Kurd ở Iraq, đã bị tập kích UAV khiến ba người bị thương. Nhóm "Kháng chiến Hồi giáo ở Iraq", có liên hệ với lực lượng dân quân Hồi giáo được Iran hậu thuẫn Kataib Hezbollah, tuyên bố chịu trách nhiệm.

Bộ trưởng Quốc phòng Austin cho biết Tổng thống Joe Biden đã phê duyệt các cuộc tấn công "cần thiết và tương xứng" nhằm vào Kataib Hezbollah.

Ông Graham cáo buộc Tổng thống Biden và Bộ trưởng Austin đang "khiến quân đội của chúng ta thất bại trên thực địa". "Tôi ngưỡng mộ lòng yêu nước của ông ấy, nhưng ông ấy không làm tốt việc bảo vệ binh sĩ", nghị sĩ Graham đề cập Bộ trưởng Austin.

Graham trước đó tuyên bố đã "mất hết niềm tin" vào Austin về tình hình ở Gaza và Trung Đông. Hồi tháng 10, ông Austin bị ông Graham thúc ép về lằn ranh đỏ cho một cuộc tấn công vào Iran. Graham cắt ngang câu trả lời của Austin khi nói "Iran phải chịu trách nhiệm", trong phiên điều trần tại Thượng viện.

Huyền Lê (Theo Newsweek, RT, Fox)

Adblock test (Why?)

Mỹ có thể âm thầm thay đổi chiến lược tại Ukraine

Truyền thông Mỹ đưa tin chính quyền Biden đang lặng lẽ chuyển trọng tâm từ hỗ trợ Ukraine đánh bại Nga sang giúp nước này cải thiện vị thế trên bàn đàm phán.

Tờ Politico của Mỹ hôm 27/12 dẫn lời hàng loạt quan chức Mỹ giấu tên và một nhà ngoại giao nước ngoài ở thủ đô Washington, cho biết giới chức Mỹ và châu Âu đang "âm thầm thay đổi trọng tâm chiến lược, từ hỗ trợ mục tiêu chiến thắng toàn diện của Ukraine trước Nga sang cải thiện vị thế của họ khi đàm phán chấm dứt chiến sự".

Trong các phát biểu công khai, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc vẫn khẳng định không có thay đổi nào về chính sách, nhấn mạnh họ luôn duy trì ủng hộ Ukraine trong mục tiêu đẩy lùi toàn bộ lực lượng Nga về ranh giới trước chiến sự.

Tuy nhiên, đằng sau hậu trường, các quan chức Mỹ và châu Âu đang thảo luận phương án rút các đơn vị Ukraine khỏi chiến dịch phản công bế tắc, bố trí lực lượng này đến những vị trí phòng thủ kiên cố hơn nhằm ngăn chặn bước tiến của quân đội Nga ở mặt trận miền đông.

Anthony Pfaff, chuyên gia tình báo tại Cao đẳng Chiến tranh Lục quân Mỹ, cho rằng chuyển chiến lược từ tiến công sang phòng thủ có thể giúp Ukraine tiết kiệm đáng kể nguồn lực và ngăn cản đà tiến quân của Nga, buộc Moskva chấp nhận phương án thỏa hiệp với Kiev.

Tổng thống Biden (phải) tiếp người đồng cấp Zelensky tại Nhà Trắng ngày hồi tháng 9. Ảnh: Reuters

Tổng thống Biden (phải) tiếp người đồng cấp Zelensky tại Nhà Trắng ngày hồi tháng 9. Ảnh: Reuters

"Nỗ lực bao gồm tăng cường năng lực phòng không, xây dựng hàng loạt phòng tuyến dọc biên giới phía bắc Ukraine giáp với Belarus. Chính quyền Tổng thống Joe Biden cũng tập trung vào nhanh chóng khôi phục ngành công nghiệp quốc phòng của Kiev nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn thiết của họ, giữa lúc quốc hội Mỹ chưa phê duyệt các khoản viện trợ quân sự mới", một quan chức nói.

Phần lớn thay đổi trong chiến lược nhằm mục đích cải thiện vị thế của Ukraine trong những cuộc đàm phán tương lai.

"Tư duy xuyên suốt của chúng tôi là chiến sự chỉ có thể kết thúc thông qua đàm phán. Chúng tôi muốn Ukraine có lợi thế lớn nhất khi điều này diễn ra. Điều đó không có nghĩa là Mỹ ngăn cản Ukraine mở những cuộc tiến công mới", phát ngôn viên Nhà Trắng giấu tên nói, nhưng nhấn mạnh rằng chưa có cuộc đối thoại nào được lên kế hoạch.

Xử lý cuộc chiến kéo dài gần hai năm giữa lúc sắp diễn ra cuộc chạy đua vào Nhà Trắng sẽ là thách thức không nhỏ với ông Biden. Chính quyền Mỹ không muốn tạo cảm giác rằng Washington trao lợi thế cho Moskva khi thúc đẩy Kiev chuyển từ thế công sang thế thủ, nhất là khi ông Biden từng nhiều lần khẳng định Mỹ sẽ hoàn toàn ủng hộ Ukraine đến khi chiến thắng.

"Các cuộc thảo luận về đàm phán hòa bình đang bắt đầu, nhưng chính quyền Mỹ không thể công khai lùi bước để tránh rủi ro chính trị với ông Biden", một quan chức quốc hội Mỹ giấu tên cho hay.

Xe tăng Leopard 2A6 Ukraine cháy rụi sau trận đánh tại Zaporizhzhia hồi tháng 6. Ảnh: Twitter/AndreiBtvt

Xe tăng Leopard 2A6 Ukraine cháy rụi sau trận đánh tại Zaporizhzhia hồi tháng 6. Ảnh: Twitter/AndreiBtvt

Những phát biểu của Tổng thống Biden trong năm qua đã chuyển từ "Mỹ sẽ ủng hộ Ukraine đến cùng" sang "Mỹ sẽ hỗ trợ Ukraine lâu nhất có thể". Ông chủ Nhà Trắng cũng tuyên bố Ukraine "đã giành thắng lợi to lớn" và "Tổng thống Vladimir Putin đã thất bại".

Một số nhà phân tích nhận định đây là cách Washington phát tín hiệu đến Kiev, nhằm hối thúc Ukraine tuyên bố chiến thắng một phần, tìm cách đàm phán ngừng bắn và có thể phải nhượng một phần lãnh thổ cho Nga.

"Thời gian là bất lợi lớn với nhân lực và nguồn lực công nghiệp của Ukraine, ngay cả khi phương Tây duy trì viện trợ. Chiến sự càng kéo dài, họ sẽ càng phải nhượng bộ nhiều hơn chỉ để kéo phía Nga đến bàn đàm phán", George Beebe, cựu chuyên gia phân tích Nga thuộc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), nhận xét.

Nga sáp nhập các vùng Donetsk, Lugansk, Kherson, Zaporizhzhia hồi năm ngoái và tuyên bố sẽ không từ bỏ các vùng lãnh thổ này. Trong khi đó, Ukraine khẳng định sẽ chiến đấu đến khi giành lại toàn bộ khu vực Nga đang kiểm soát, kể cả bán đảo Crimea, và sẽ không đàm phán khi ông Putin còn nắm quyền.

"Nếu những người quyết liệt với Nga ở Ukraine, Mỹ và châu Âu có nhu cầu đàm phán, chúng tôi sẽ làm như vậy. Nhưng Moskva sẽ đàm phán dựa trên lợi ích quốc gia, chúng tôi không từ bỏ những gì thuộc về mình và không có ý định gây chiến với châu Âu", ông Putin phát biểu trong cuộc họp với lãnh đạo Bộ Quốc phòng ngày 19/12.

Ông chủ Điện Kremlin cũng tuyên bố quân đội Nga hiện nắm thế chủ động trên chiến trường và không từ bỏ các mục tiêu trong "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: WP

Nhà ngoại giao châu Âu ở Mỹ cho biết các nước phương Tây đang để ngỏ khả năng thúc đẩy tiến trình kết nạp Ukraine vào NATO nhằm giúp nước này "đạt lợi thế tốt nhất" khi đàm phán với Nga. Đây có thể là yếu tố khiến Tổng thống Putin chấp nhận đàm phán, do ông dường như vẫn muốn đạt thỏa thuận chiến lược với Mỹ để ngăn Ukraine gia nhập NATO.

Trong khi đó, chính quyền Mỹ nhấn mạnh tư cách thành viên liên minh quân sự không phải là yếu tố để đem ra đàm phán. "Tổng thống Biden đã thể hiện rõ ràng gia nhập NATO sẽ là một phần trong tương lai của Ukraine", phát ngôn viên Nhà Trắng John Kirby cho hay.

Vũ Anh (Theo Politico, RIA Novosti, Reuters)

Adblock test (Why?)

Ông Biden 'mất điểm' với cử tri trẻ vì chính sách ủng hộ Israel

Ông Biden từng rất được lòng cử tri trẻ trong cuộc bầu cử 2020, nhưng chính sách ủng hộ Israel có thể khiến ông đánh mất lá phiếu của họ.

Cuộc đua vào Nhà Trắng đang dần nóng lên và hứa hẹn sẽ là một trong những cuộc tranh cử gây chia rẽ nhất trong chính trị Mỹ. Cựu tổng thống Donald Trump và Tổng thống Joe Biden được dự đoán có màn tái đấu vào năm sau.

Tuy nhiên, khi xung đột ở Gaza vẫn diễn ra ác liệt với số thương vong ngày một tăng, lập trường ủng hộ mạnh mẽ mà ông Biden dành cho Israel có thể khiến ông mất đi lá phiếu từ một bộ phận cử tri chủ chốt: những người Mỹ trẻ tuổi.

Bắt đầu từ năm 2004, những người Mỹ trẻ tuổi đã được xem là khối cử tri nòng cốt của đảng Dân chủ. Trong cuộc bầu cử 2020, nhóm 18-29 tuổi chiếm 17% tổng số cử tri đi bầu. Ông Biden giành được 60% ủng hộ từ nhóm này trong khi ông Trump giành được 36%.

Abdul Osmanu, 22 tuổi, cho biết anh không chắc sẽ bỏ phiếu cho Tổng thống Biden lần nữa. Phần lớn sự do dự bắt nguồn từ việc Nhà Trắng ủng hộ Israel trong cuộc xung đột ở Gaza.

"Là một người yêu hòa bình, một người Hồi giáo và người da màu, tôi cảm thấy thật khủng khiếp khi chứng kiến tình cảnh của những người Palestine. Lương tâm tôi khó có thể cho phép mình bỏ phiếu cho một tổng thống hỗ trợ và tiếp tay cho điều đó", Osmanu nói.

Cử tri trẻ ở bang Connecticut nói rằng anh đang cân nhắc có nên bỏ phiếu cho một ứng viên đảng khác ngoài Dân chủ và Cộng hòa, hay sẽ bỏ phiếu trắng trong cuộc bầu cử năm sau.

Abdul Osmanu, cử tri bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: BBC

Abdul Osmanu, cử tri bang Connecticut, Mỹ. Ảnh: BBC

Ngày càng nhiều cử tri trẻ của đảng Dân chủ giống như Osmanu, thất vọng với Tổng thống Biden vì chính sách với Israel và cuộc xung đột ở Gaza.

Trong hai tháng qua, người Mỹ đã thấy qua mạng xã hội và các kênh tin tức hình ảnh về xung đột và sự tàn phá ở Dải Gaza. Họ cũng theo dõi số thương vong tăng lên mỗi ngày. Sau khi nhóm vũ trang tấn công miền nam Israel khiến hơn 1.100 người chết và bắt cóc 240 người, Tel Aviv đã phát động chiến dịch không kích và tấn công trên bộ ở Gaza để đáp trả. Hơn 21.000 người đã chết và hơn 55.000 người bị thương ở Gaza.

Đồng thời, họ cũng dõi theo những bình luận và động thái ủng hộ công khai của ông Biden đối với chiến dịch của Israel. Tổng thống Mỹ đã tới Israel sau vụ tấn công để bày tỏ ủng hộ và lập trường sát cánh cùng chính quyền Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Ông Biden cũng phản đối những lời kêu gọi ngừng bắn toàn diện, phủ quyết dự thảo nghị quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vì không có điều khoản công nhận quyền tự vệ của Israel, khẳng định Tel Aviv "có trách nhiệm" bảo vệ người dân của họ.

Một cuộc khảo sát gần đây của NYTimes/Siena chỉ ra cử tri Mỹ trong độ tuổi 18-29 ủng hộ người Palestine nhiều hơn Israel. 57% cử tri tham gia khảo sát không tán thành cách ông Biden xử lý xung đột, trong đó cử tri trẻ tuổi có tiếng nói phản đối gay gắt nhất. 72% người trong độ tuổi 18-29 không ủng hộ những nỗ lực của ông Biden.

Evan McKenzie, cử tri bang chiến trường Wisconsin, từng bỏ phiếu cho ông Biden trong cuộc đua năm 2020, nhưng đang tìm kiếm một gương mặt khác cho cuộc bầu cử năm sau ngoài những ứng viên hàng đầu hiện tại. "Tôi thậm chí không còn cảm thấy quyết định bỏ phiếu cho ông Biden vào năm 2020 là đúng đắn nữa", anh nói.

Các cử tri đã chỉ ra nhiều lĩnh vực chính sách mà Tổng thống Biden khiến họ thất vọng, như không đủ nỗ lực giải quyết biến đổi khí hậu hay xóa nợ sinh viên. Song phản ứng của ông Biden đối với cuộc chiến Hamas - Israel là điều tác động lớn nhất.

Cuộc thăm dò dư luận toàn quốc mà NBC News tiến hành hơn một tháng sau khi xung đột ở Dải Gaza bùng phát cho thấy 70% cử tri dưới 35 tuổi không tán thành cách ông chủ Nhà Trắng xử lý cuộc chiến.

Mỹ là đối tác thương mại hàng đầu của Israel với kim ngạch song phương hàng năm đạt gần 50 tỷ USD. Quan chức Mỹ từ lâu khẳng định mối quan hệ với Israel có giá trị chiến lược trong nỗ lực duy trì ổn định Trung Đông, ngăn tình trạng bất ổn có thể đe dọa khả năng tiếp cận nguồn dầu khu vực của Mỹ.

Dù chính quyền ông Biden gần đây đưa ra những yêu cầu quyết liệt hơn với Israel về bảo vệ dân thường và thúc đẩy các lệnh ngừng bắn tạm thời, điều đó dường như chưa thể xoa dịu các cử tri trẻ.

Ba năm trước, McKenzie không chỉ bỏ phiếu cho ông Biden mà còn kêu gọi bạn bè bỏ phiếu. Song giờ anh cho biết sẽ không làm như vậy nữa. Anh bất bình với cách xử lý xung đột Hamas - Israel của Tổng thống và nguy cơ Nhà Trắng rơi vào tay phe Cộng hòa cũng không thể thuyết phục anh thay đổi.

"Tôi muốn đảng Dân chủ hiểu rằng họ cần phải giành được phiếu bầu của những người trẻ như chúng tôi, nếu không họ phải trả giá bằng sự nghiệp", McKenzie nói.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Zephyr Cove, bang Nevada ngày 19/8. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Zephyr Cove, bang Nevada ngày 19/8. Ảnh: AFP

Trong chiến dịch tranh cử năm 2020, ông Biden đã giành được nhiều ủng hộ từ nhóm cử tri trẻ ngoài 20 với những lời hứa đầy tham vọng như nỗ lực xóa nợ sinh viên cho người dân Mỹ. Tuy nhiên, ông đã không thể thực hiện được những lời hứa đó khi trở thành Tổng thống Mỹ.

"Ông ấy đã đưa ra nhiều lời hứa rất lớn trong chiến dịch tranh cử và hầu như không có lời hứa nào được thực hiện", Austin Kapp, 25 tuổi, sống ở Castle Rock, bang Colorado, nói.

Năm tới, Kapp muốn bầu cho một ứng viên bên thứ ba nếu cuộc đua 2024 là màn tái đấu giữa ông Biden và ông Trump.

Anna Bosking, 22 tuổi ở bang Iowa, từng dự định bỏ phiếu cho ông Biden lần nữa. Song sau khi tham gia khóa học về chính trị Trung Đông ở đại học, nói chuyện với các bạn cùng lớp đến từ Gaza và chứng kiến hình ảnh cuộc xung đột trên mạng xã hội, cô ngày càng chỉ trích mối quan hệ giữa Mỹ và Israel.

"Trước xung đột, tôi luôn nghĩ Israel là đồng minh mà chúng tôi sẽ luôn ủng hộ. Nhưng tôi nghĩ người Mỹ giờ phải xem xét lại mối quan hệ này", cô nói.

Daniel Cox, giám đốc Trung tâm Khảo sát về Cuộc sống Mỹ tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cảnh báo chiến dịch tranh cử của Tổng thống Biden đang gặp rắc rối "nghiêm trọng" ở giai đoạn này. "Vẫn còn nhiều thời gian nhưng quỹ đạo chiến dịch không tốt với ông ấy", ông nói.

Tuy nhiên, không phải tất cả cử tri trẻ đều chỉ trích chính sách của ông Biden đối với Israel. Jessica Schwab, sinh viên 20 tuổi tại Đại học Columbia ở New York, cho biết cô không muốn thấy ông Trump tái đắc cử và cho rằng Tổng thống Biden đang xử lý tốt cuộc xung đột ở Gaza. "Ông ấy sát cánh cùng Israel và cung cấp viện trợ để họ tự vệ. Tôi ủng hộ cách ông ấy yêu cầu tạm ngừng bắn nhân đạo, cố tạo ra những khoảng thời gian ngừng giao tranh để giảm thương vong cho dân thường ở Gaza", cô nói.

Những người ủng hộ ông Biden cũng lập luận rằng còn gần một năm nữa mới tới cuộc bầu cử năm 2024 và các cử tri Dân chủ trẻ tuổi sẽ quay trở lại nếu họ phải đối mặt lựa chọn giữa ông Biden và ông Trump. "Dù chính sách của Tổng thống Biden với Gaza có thể khiến một số người trẻ tuổi không hài lòng, điều đó không thể thay đổi thực tế rằng ông ấy rất khác biệt so với ông Trump", Jack Lobel, cử tri trẻ thuộc nhóm vận động Voters of Tomorrow, nói.

Thanh Tâm (Theo BBC, NBC News, Reuters, Vox)

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2023

Ông Kim Jong-un yêu cầu tăng sản xuất vũ khí

Lãnh đạo Kim Jong-un chỉ thị tăng tốc sản xuất vũ khí, đạn dược, trong bối cảnh Triều Tiên tăng cường hợp tác với Nga.

Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên KCNA hôm 27/12 dẫn lời lãnh đạo Kim Jong-un đánh giá nước này cần mở rộng hợp tác chiến lược với "mọi quốc gia độc lập chống chủ nghĩa đế quốc", nhằm đối phó với "những động thái đối đầu chưa từng có tiền lệ từ Mỹ".

"Lãnh đạo Kim Jong-un đã chỉ thị cho quân đội, ngành sản xuất đạn dược, vũ khí hạt nhân và các lĩnh vực phòng vệ dân sự tăng tốc chuẩn bị ứng phó chiến sự", KCNA cho biết khi đề cập phiên họp tổng kết Ủy ban trung ương khóa 8 đảng Lao động Triều Tiên.

Lãnh đạo Triều Tiên cũng đặt ra một số mục tiêu kinh tế cho năm 2024, nhận định đây là "năm có ý nghĩa quyết định" để Triều Tiên hoàn thành kế hoạch phát triển 5 năm. Ông nêu ra một số nhiệm vụ quan trọng với chính phủ như thúc đẩy mạnh mẽ các khu công nghiệp then chốt và "ổn định sản xuất nông nghiệp cấp độ cao".

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (ngồi) và con gái theo dõi cuộc tập trận tên lửa trong hình ảnh được công bố ngày 20/3. Ảnh: KCNA.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (ngồi) và con gái theo dõi cuộc tập trận tên lửa trong hình ảnh được công bố ngày 20/3. Ảnh: KCNA.

Triều Tiên trong năm qua đã củng cố quan hệ với một số nước, trong đó đáng chú ý là chuyến thăm 6 ngày của lãnh đạo Kim Jong-un tại Nga. Các quan chức quân sự hàng đầu như Bộ trưởng Quốc phòng Kang Sun-nam cùng tư lệnh hải quân và không quân Triều Tiên đã tháp tùng ông Kim.

Dù Moskva và Bình Nhưỡng không công bố thỏa thuận nào được ký kết trong chuyến thăm, các chuyên gia tin rằng chuyến công du hiếm hoi của ông Kim đã củng cố quan hệ giữa Triều Tiên với Nga giữa lúc hai nước đối mặt nhiều thách thức từ phương Tây.

Mỹ cùng đồng minh cáo buộc Triều Tiên đã ủng hộ đạn dược cùng trang thiết bị quân sự cho Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine. Trong khi đó, Nga có thể đã hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ cho Triều Tiên phát triển năng lực quốc phòng.

Thanh Danh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Những người nỗ lực 'bắc cầu' để hạ nhiệt chính trường Mỹ

Nhiều nhóm hoạt động đang hình thành và nhận được ủng hộ tại Mỹ với nhiệm vụ đưa các cử tri Dân chủ và Cộng hòa xích lại gần nhau.

Khi cơn giận dữ đối với đảng Dân chủ lên đến đỉnh điểm, Adam Wilkinson, 48 tuổi, đã thành lập một công ty sản xuất áo phông in khẩu hiệu mang tên "Failed Understanding" và quảng cáo trên trang blog của mình, nơi ông thường phàn nàn về chính phủ, cựu tổng thống Barack Obama hay sau này là lệnh phong tỏa ngăn Covid-19.

Năm nay, Wilkinson, đến từ vùng nông thôn Minnesota, đứng trên sân khấu trước hàng trăm người, thay đổi phong cách nói chuyện nhưng quan điểm chính trị thì không. Bên cạnh ông là tiến sĩ Francis Collins, 73 tuổi, cựu giám đốc Viện Y tế Quốc gia (NIH), người xây dựng các chính sách liên bang về Covid-19 từng gây nhiều tranh cãi.

Cả hai người đều tin rằng thù địch chính trị là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với đất nước và chính họ cũng là một phần của vấn đề. Hai người chia sẻ về bản thân và cố gắng tìm hiểu về những điểm mù chính trị mà bản thân gặp phải.

Những người ủng hộ và phản đối ông Trump đụng độ tại một sự kiện của đảng Dân chủ ở California. Ảnh: Orange County Register

Những người ủng hộ và phản đối ông Trump đụng độ tại một sự kiện của đảng Dân chủ ở California. Ảnh: Orange County Register

Collins và Wilkinson đều là thành viên của Braver Angels, một trong những nhóm hành động đang hướng tới mục tiêu hạ nhiệt căng thẳng trong chính trường bằng cách trở thành "cầu nối", khuyến khích người dân Mỹ từ bỏ tư duy đảng phái để lắng nghe các quan điểm khác biệt.

Họ là một phần của phong trào đang thu hút hàng chục nghìn người Mỹ tham gia. Nhiều người trong số họ tự nhận mình là những cử tri đã "kiệt sức", lo lắng về nguy cơ chia rẽ chính trị có thể hủy hoại cuộc sống xã hội.

Những nhóm này nhận được ủng hộ ngày càng tăng từ cộng đồng các nhà tài trợ. Một liên minh gồm các tổ chức trung hữu và tự do đã huy động được khoảng 40 triệu USD trong chưa đầy ba năm và đang hướng tới mục tiêu 100 triệu USD.

Họ học hỏi từ công trình nghiên cứu của các chuyên gia khoa học xã hội tại Stanford, Northwestern và nhiều trường đại học uy tín khác, những người đang tìm hiểu cách truyền thông điệp hiệu quả nhất để hướng người Mỹ tới các hình thức tranh luận hiệu quả hơn, thay vì đối đầu.

"Chúng tôi không cố thay đổi suy nghĩ của mọi người về các vấn đề. Chúng tôi cố thay đổi suy nghĩ của họ về nhau", Bill Doherty, nhà trị liệu hôn nhân và gia đình ở Minnesota, thành viên Braver Angels, giải thích.

Thử thách lớn nhất của họ là những thông điệp khiêu khích không ngừng nghỉ từ cả phe Dân chủ và Cộng hòa. Các hãng tin và tài khoản mạng xã hội mang tính đảng phái thường xuyên quảng bá những thông tin khiến phe này phẫn nộ về phe kia. Cựu tổng thống Donald Trump liên tục có những phát ngôn gay gắt về đối thủ, thề sẽ điều tra và trừng phạt những người chỉ trích ông nếu ông thắng cử vào năm 2024. Tổng thống Joe Biden trong khi đó nói rằng "đảng viên Cộng hòa MAGA đe dọa nền dân chủ". MAGA là từ viết tắt câu khẩu hiệu "Khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại" của ông Trump.

Theo các nhà khoa học xã hội, những thông tin như vậy khiến không ít người Mỹ tin rằng họ đang bị các đối thủ chính trị công kích, khiến họ lún sâu hơn vào quan điểm đảng phái và cố gắng bôi nhọ đảng đối lập nhiều hơn.

Kết quả thăm dò từ Trung tâm Nghiên cứu Pew vào năm ngoái cho thấy 60% cử tri mỗi bên cảm thấy những người ở đảng đối lập là vô đạo đức, không trung thực và thiển cận. Theo một cuộc khảo sát của NBC News vào mùa thu năm 2022, khoảng 80% cử tri mỗi bên tin rằng chương trình nghị sự của bên kia sẽ "hủy diệt nước Mỹ".

Nhiều người Mỹ bày tỏ họ háo hức làm việc với các nhóm như Braver Angels. Ngay sau cuộc bầu cử năm 2016, David Lapp, sống ở một hạt ủng hộ ông Trump ở Cincinnati, đã nói chuyện điện thoại với đồng nghiệp cũ David Blankenhorn ở Manhattan.

Hai người đều bối rối về tình trạng chia rẽ và thái độ yêu ghét rõ ràng từ những người xung quanh trước chiến thắng bất ngờ của ông Trump. "Ở Upper West Side, mọi người đều thất vọng", Lapp nhớ lại. "Và ở đây, mọi người nói về hy vọng và thay đổi".

Để thử nghiệm, họ đã thuyết phục 11 cử tri ủng hộ bà Hillary Clinton và 10 cử tri ủng hộ ông Trump gặp nhau tại một trung tâm cộng đồng ở Ohio để trò chuyện vào cuối tuần. Ban đầu, thành viên mỗi bên họp riêng nhóm của mình và liệt kê những điều nhóm đối phương có thể lầm tưởng về họ. Họ cũng tự miêu tả các giá trị của nhóm mình.

Hai nhóm sau đó ngồi lại với nhau và thảo luận về cách mỗi bên nhìn nhận đối phương. Mục tiêu trọng tâm là giảm bớt những quan điểm sai lầm.

Đây là phương thức Braver Angels đang duy trì khi tổ chức các hội thảo cho những nhóm cử tri Cộng hòa và Dân chủ.

Thông thường, trong cuộc họp riêng, các đảng viên Cộng hòa phàn nàn rằng họ bị coi là "chống nhập cư". Nhưng sau đó, họ thừa nhận một số lãnh đạo chính trị của đảng đã gây ra quan niệm này với các phát ngôn quá gay gắt, đôi khi xúc phạm.

Đảng viên Dân chủ thường phàn nàn về việc bị coi là những người theo chủ nghĩa "ủng hộ đánh thuế cao để tăng chi tiêu", nhưng cuối cùng họ thừa nhận có xu hướng ủng hộ việc chính quyền liên bang nắm trong tay nhiều quyền lực điều chỉnh các vấn đề.

Số lượng thành viên các nhóm "bắc cầu" đang tăng nhanh chóng. Braver Angels cho biết hơn 33.000 người đã dự các chương trình của họ. Mạng lưới Listen First Coalition cho biết họ hiện có khoảng 500 nhóm dân sự, học thuật, tôn giáo cùng doanh nghiệp tham gia.

Adam Wilkinson (trái) và tiến sĩ Francis Collins, cựu giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), tại một sự kiện của Braver Angels mùa hè vừa qua. Ảnh: Braver Angels

Adam Wilkinson (trái) và tiến sĩ Francis Collins, cựu giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), tại một sự kiện của Braver Angels mùa hè vừa qua. Ảnh: Braver Angels

Wilkinson, đến từ Minnesota, không quan tâm chuyện chính trị cho đến khi xảy ra vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, thời khắc mà ông cho là đã đoàn kết cả nước. Nhưng khi nghe thấy mọi người chỉ trích tổng thống George W. Bush sau đó, ông đã nổi giận.

"Đó là lúc tôi bắt đầu quan tâm tới chính trị, bởi vì, chuyện quái gì đang xảy ra vậy chứ", Wilkinson kể. "Tại sao chúng ta lại có thể đi từ chỗ mọi người cùng chung tay trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu sang nói những điều khủng khiếp về tổng thống Bush như vậy?".

Wilkinson dần chuyển sang nghe các đài phát thanh bảo thủ. "Tôi ngày càng trở nên tức giận hơn với những người ở phía bên kia của vực thẳm chia rẽ chính trị", ông cho hay.

Sau đó, hàng loạt sự kiện khác xảy ra khiến Wilkinson bất mãn, như phong trào Chiếm phố Wall chống doanh nghiệp hay việc tổng thống Obama thúc đẩy Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Giá cả phải chăng. Ông đưa suy nghĩ của mình lên mạng và tranh luận với những người không cùng suy nghĩ.

Thời điểm được các lãnh đạo Braver Angels tiếp cận, Wilkinson đang dần nhận ra ông là một "anh hùng bàn phím". Giờ đây, ông đang tham gia tích cực vào những cuộc tranh luận mà Braver Angels tổ chức, đồng thời dẫn đầu một chương trình giúp đoàn kết tầng lớp lao động Mỹ.

Braver Angels đã ghép gặp Wilkinson với Collins, cựu giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ, để họ thảo luận về chính sách liên bang Mỹ đối phó với Covid-19 thời đỉnh điểm. Wilkinson vẫn còn tức giận về các biện pháp phong tỏa thời Covid-19. "Có những đứa trẻ đã bị học chậm lại nhiều năm. Có những người không bao giờ phục hồi được công việc kinh doanh", ông nói.

Collins đáp lại rằng các quan chức y tế công cộng khi đó ưu tiên các chính sách cứu được mạng sống thay vì quan tâm liệu chúng có làm gián đoạn cuộc sống người dân hay không. Vaccine Covid-19 khi đó chưa được sản xuất và họ cảm thấy cần làm chậm lại con số tử vong đáng báo động.

"Chúng tôi thực sự không nghĩ điều đó sẽ tác động như thế nào tới Wilk và gia đình anh ấy ở Minnesota, cách nơi virus bùng phát mạnh mẽ nhất hơn 1.600 km".

Collins đã tham gia một số hội thảo của Braver Angels và gọi đó là một "công việc cao quý". Nhưng ông chưa thực sự tin rằng những nỗ lực xóa bỏ phân cực chính trị có thể phát huy hiệu quả.

"Tôi nghĩ điều đó cần phải được chứng minh", ông cho hay. "Cả một con đồi dốc phải vượt qua, nhưng mọi nỗ lực sáng tạo và quyết tâm đều đáng trân trọng".

Vũ Hoàng (Theo WSJ, AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Chiều cao của người Mỹ ngày càng giảm

Chiều cao trung bình của người Mỹ giảm dần qua nhiều thế hệ, trong đó dinh dưỡng và y tế được coi là nguyên nhân quan trọng.

Số liệu từ Viện Khảo sát Y tế Quốc gia thuộc Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) cho thấy chiều cao trung bình của nam giới ở độ tuổi 19 của nước này là 1,77 m, còn nữ giới là 1,63 m, xếp thứ 60 trên thế giới. Chiều cao của người Mỹ đang có xu hướng giảm dần kể từ những năm 1980.

Vóc dáng người Mỹ cũng đang dần thấp đi so với mặt bằng chung khi so sánh chiều cao của người hiện đại ở 200 quốc gia trong khoảng 30 năm gần đây, số liệu từ viện nghiên cứu sức khỏe NCD Risk Factor Collaboration (NCD-RisC) cho thấy.

Năm 1985, nam giới Mỹ 19 tuổi có chiều cao xếp thứ 36 thế giới, nữ giới đứng thứ 38. Năm 2019, chiều cao hai giới của Mỹ lần lượt tụt xuống vị trí 47 và 58, phụ nữ Mỹ thấp hơn phụ nữ Trung Quốc và Lebanon.

Igor Vovkonvinskiy, người đàn ông từng được mệnh danh cao nhất Mỹ, tại một sự kiện năm 2008. Ảnh: USA Today

Igor Vovkonvinskiy, người đàn ông từng được mệnh danh cao nhất Mỹ, tại một sự kiện năm 2008. Ảnh: USA Today

Theo các chuyên gia, di truyền, dinh dưỡng và mức độ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe là những yếu tố chính ảnh hưởng đến đều này.

Chiều cao của người Mỹ da trắng bắt đầu suy giảm vào khoảng năm 1980, khi tỷ lệ béo phì ở trẻ em tăng mạnh do bữa trưa trong trường học Mỹ dần bị công nghiệp hóa.

Chuyên gia nội tiết nhi khoa Louise Greenspan từ Trung tâm Y tế Kaiser Permanente San Francisco giải thích rằng mô mỡ thừa làm tăng nồng độ estrogen, khiến sụn tăng trưởng đóng sớm hơn. Về cơ bản, trẻ ngừng phát triển sớm thì chiều cao cũng ngừng tăng sớm.

Chi phí chăm sóc sức khỏe và tình trạng bất bình đẳng ở Mỹ trong giai đoạn này cũng gia tăng.

Đây có thể là lý do khiến người Mỹ thu nhập thấp bị giảm chiều cao mạnh nhất, John Komlos, giáo sư kinh tế từ Đại học Munich, Đức, nhận định. Vào thời điểm đó, châu Âu áp dụng chính sách phúc lợi diện rộng, giúp các cá nhân tiếp cận dịch vụ y tế dễ dàng hơn.

Điều này phần nào thể hiện qua các dữ liệu của CDC, cho thấy chiều cao trung bình của người Mỹ phân hóa theo từng ngành nghề.

Các công chức, giám đốc, nghị sĩ nằm trong nhóm người Mỹ cao nhất, trung bình 1,79 mét đối với nam và 1,64 mét đối với nữ. Chiều cao của vận động viên, người hoạt động trong lĩnh vực giải trí, người quản lý, nhà văn Mỹ cũng thuộc top đầu đối với cả hai giới.

Trong khi đó, những lao động phổ thông như nhân viên vệ sinh, nông dân, công nhân nhà máy thuộc nhóm có chiều cao thấp nhất.

Đức Trung (Theo NY Post, Washington Post)

Adblock test (Why?)

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2023

Mỹ bắn hạ 12 UAV, 5 tên lửa của Houthi

Lầu Năm Góc nói lực lượng Mỹ đã bắn hạ 12 UAV, ba tên lửa chống hạm và hai tên lửa đối đất của Houthi ở Biển Đỏ.

"Không có thiệt hại về tàu thuyền hay thương vong tại khu vực", Bộ Tư lệnh Trung tâm (CENTCOM) của Lầu Năm Góc cho biết ngày 26/12.

CENTCOM cho hay lực lượng Mỹ, với sự tham gia của một tàu khu trục, máy bay chiến đấu cùng các khí tài quân sự khác, đã hạ 12 UAV, ba tên lửa chống hạm và hai tên lửa đối đất của Houthi trên Biển Đỏ trong vòng 10 giờ.

Công ty MSC Mediterranean Shipping cho biết tàu United VIII của họ bị tấn công khi đang trên đường từ Arab Saudi tới Pakistan. Thủy thủ đoàn đã phát tín hiệu cầu cứu tới một tàu chiến của lực lượng hải quân chung do Mỹ dẫn đầu và tìm cách tránh cuộc tấn công. Israel cũng thông báo đánh chặn một mục tiêu trên không ở khu vực Biển Đỏ.

Tàu USS Carney phóng tên lửa đánh chặn mục tiêu ở Biển Đỏ đêm 19/10. Ảnh: US Navy

Tàu USS Carney phóng tên lửa đánh chặn mục tiêu ở Biển Đỏ đêm 19/10. Ảnh: US Navy

Trước đó cùng ngày, nhóm vũ trang Houthi ở Yemen nhận trách nhiệm vụ tập kích tên lửa vào tàu hàng trên Biển Đỏ và vụ tấn công bằng UAV vào các mục tiêu quân sự ở miền nam Israel nhằm thể hiện tình đoàn kết với Gaza.

Người phát ngôn lực lượng Houthi Yahya Sarea nói rằng nhóm tấn công tàu United VIII sau khi các thủy đoàn không phản ứng với các cảnh báo. Ông thêm rằng nhóm đã nhắm mục tiêu Eilat và các khu vực khác ở Israel mà Houthi luôn xem là vùng đất của người Palestine bị chiếm đóng bất hợp pháp.

Đây là những vụ tấn công gần nhất Houthi tiến hành kể từ khi xung đột Israel - Hamas bùng phát ngày 7/10. Houthi nói họ nhắm mục tiêu vào Israel và các tàu có liên quan tới Tel Aviv để thúc đẩy nỗ lực ngăn chặn chiến dịch chống Hamas của Israel ở Dải Gaza.

Houthi đã tiến hành hơn 100 vụ tập kích bằng tên lửa và UAV, nhắm vào 10 tàu hàng liên quan 35 quốc gia, theo Lầu Năm Góc. Mỹ đã thành lập liên minh quốc tế, với hơn 20 nước tham gia, để bảo vệ hoạt động hàng hải ở Biển Đỏ, nơi khoảng 12% thương mại toàn cầu vận chuyển qua.

Lực lượng Houthi tuyên bố tiếp tục các cuộc tấn công cho tới khi xung đột ở Gaza chấm dứt và cảnh báo sẽ tấn công tàu chiến Mỹ nếu nhóm này bị nhắm mục tiêu.

Vị trí Biển Đỏ. Đồ họa: AFP

Vị trí Biển Đỏ. Đồ họa: AFP

Thanh Tâm (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)