Thứ Hai, 1 tháng 6, 2020

Liên Hợp Quốc kêu gọi lãnh đạo Mỹ lắng nghe dân

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres kêu gọi người Mỹ biểu tình ôn hòa, cũng như đề nghị lãnh đạo nước này kiềm chế, lắng nghe người dân.

"Tiếng than trách phải được lắng nghe, nhưng phải thực hiện chúng theo cách hòa bình và chính quyền cũng phải kiềm chế khi ứng phó với người biểu tình", Stephane Dujarric, phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, cho biết hôm 1/6.

Tuyên bố của lãnh đạo Liên Hợp Quốc được đưa ra sau khi làn sóng biểu tình vì cái chết của George Floyd, người đàn ông da màu bị cảnh sát Minneapolis ghì chết tuần trước, đã lan khắp nước Mỹ. Nhiều cuộc biểu tình ôn hòa đã trở nên bạo lực, khiến nhiều thành phố rơi vào tình trạng bất ổn.

"Tại Mỹ và cũng như bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới, đa sắc tộc thể hiện cho sự phong phú chứ không phải mối đe dọa. Tuy nhiên, sự thành công của bất cứ xã hội đa sắc tộc nào cũng yêu cầu phải quan tâm đáng kể tới gắn kết xã hội", Dujarric cho biết.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp ở Addis Ababa, Ethiopia, hôm 8/2. Ảnh: AFP. 

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp ở Addis Ababa, Ethiopia, hôm 8/2. Ảnh: AFP. 

Khi được hỏi về những cáo buộc "hành động quá mức cần thiết" của lực lượng cảnh sát chống lại người biểu tình, Dujarric cũng kêu gọi nên điều tra tất cả các trường hợp đó.

"Chúng tôi vẫn luôn nói rằng các lực lượng cảnh sát trên khắp thế giới cần được đào tạo đầy đủ về nhân quyền và cũng cần có sự đầu tư vào hỗ trợ tâm lý, xã hội cho cảnh sát để họ có thể thực hiện công việc của mình một cách đúng đắn", Dujarric nhấn mạnh.

Trong bối cảnh nhiều cuộc biểu tình bùng phát thành bạo loạn, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ triển khai hàng nghìn binh sĩ được vũ trang hạng nặng ở thủ đô Washington để ngăn tình trạng hôi của, cướp bóc. Trump trước đó gọi những người quá khích là "những kẻ cướp bóc, vô chính phủ". 

Báo cáo khám nghiệm tử thi công bố hôm 1/6 cho thấy Floyd chết vì "ngừng tim phổi" sau khi bị cảnh sát ghì gáy và bác sĩ pháp y gọi cái chết của anh này là "một vụ giết người".

Biểu tình "Tôi không thể thở" khởi phát từ thành phố Minneapolis, bang Minneasota, hiện lan đến 140 thành phố khắp nước Mỹ. Ngoài thủ đô Washington, ít nhất 40 thành phố tại Mỹ đã áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm đối phó các cuộc biểu tình đòi công lý cho Floyd.

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét