Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chấm dứt đại dịch Covid-19

Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chấm dứt lập tức tình trạng y tế công cộng khẩn cấp về Covid-19, dù Nhà Trắng thông báo tình trạng này sẽ kết thúc vào tháng 5.

Dự luật mang tên "Đại dịch đã Kết thúc" được thông qua hôm 31/1 tại Hạ viện Mỹ với 220 phiếu thuận từ các nghị sĩ Cộng hòa, trong khi 210 nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu chống. Dự luật dài hai trang này tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng do Covid-19 sẽ chấm dứt ngay vào ngày luật có hiệu lực.

Tuy nhiên, dự luật khó có thể được thông qua tại Thượng viện để trở thành luật, do đảng Dân chủ đang kiểm soát cơ quan này.

Động thái của Hạ viện Mỹ được đưa ra chưa đầy một ngày sau khi chính quyền Tổng thống Joe Biden thông báo tình trạng khẩn cấp về Covid-19 sẽ kết thúc vào ngày 11/5. Nhà Trắng cho biết thêm tình trạng khẩn cấp toàn quốc về đại dịch cũng sẽ chấm dứt vào ngày này.

Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Steve Scalise (giữa) phát biểu trong cuộc họp ở Đồi Capitol hôm 31/1. Ảnh: AFP.

Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ Steve Scalise (giữa) phát biểu trong cuộc họp ở Đồi Capitol hôm 31/1. Ảnh: AFP.

Văn phòng Quản lý và Ngân sách Nhà Trắng (OMB) giải thích rằng việc bãi bỏ ngay lập tức tình trạng khẩn cấp về Covid-19, như dự luật phe Cộng hòa thông qua, sẽ "ảnh hưởng đáng kể tới hệ thống y tế quốc gia cùng hoạt động chính phủ".

Theo OMB, một trong những điều khiến họ lo ngại nhất là việc tuyên bố chấm dứt lập tức tình trạng khẩn cấp về Covid-19 sẽ khiến chính sách Title 42 có từ thời Donald Trump cũng hết hiệu lực. Chính sách này cho phép lực lượng biên phòng từ chối tiếp nhận dòng người xin tị nạn ở biên giới, với lý do đề phòng nguy cơ sức khỏe cộng đồng liên quan đến Covid-19.

Tuy nhiên, các nghị sĩ Cộng hòa lập tức phản bác, cho rằng tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng nên kết thúc lập tức và dẫn lại những bình luận của Tổng thống Biden từ hồi tháng 9/2022 rằng "đại dịch đã qua". Ông chủ Nhà Trắng đã rút lại phát ngôn này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trước đó nhận định giai đoạn khẩn cấp về đại dịch vẫn chưa kết thúc, chỉ ra rằng số người chết vẫn gia tăng, phản ứng toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng còn nhiều khó khăn.

Các ca nhiễm nCoV đầu tiên được ghi nhận ở Trung Quốc hồi tháng 12/2019, sau đó lan ra toàn cầu. Mỹ là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ Covid-19 với hơn 100 triệu ca nhiễm và hơn 1,1 triệu người chết. Nước này tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng do Covid-19 từ đầu năm 2020 và đã nhiều lần gia hạn cho đến nay.

Ngọc Ánh (Theo Hill)

Adblock test (Why?)

Mỹ tố cáo Nga vi phạm thỏa thuận kiểm soát hạt nhân

Mỹ cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước New START khi từ chối cho phép các hoạt động thanh tra trên lãnh thổ nước này.

"Việc Nga từ chối tạo điều kiện cho các hoạt động thanh tra đã ngăn cản Mỹ thực hiện những quyền quan trọng theo hiệp ước và đe dọa khả năng kiểm soát vũ khí hạt nhân giữa hai nước", một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/1 cho biết.

Nga hồi tháng 8 đình chỉ hợp tác với những cuộc thanh tra theo hiệp ước New START, đổ lỗi cho các hạn chế đi lại mà Washington và đồng minh áp đặt sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hồi cuối tháng 2 năm ngoái. Tuy nhiên, Moskva tuyên bố vẫn cam kết tuân thủ các điều khoản của hiệp ước.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ thêm rằng Nga "có con đường rõ ràng" để trở lại tuân thủ hiệp ước bằng cách cho phép những hoạt động thanh tra, đồng thời Washington vẫn sẵn sàng hợp tác với Moskva để thực hiện đầy đủ hiệp ước.

"Hiệp ước New START vẫn là một trong những mối quan tâm an ninh quốc gia của Mỹ", người này nói.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars thử nghiệm tại bãi phóng ở Plesetsk, tây bắc Nga trong hình ảnh được Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 26/10/2022. Ảnh: AP.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars thử nghiệm tại bãi phóng ở Plesetsk, tây bắc Nga trong hình ảnh được Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 26/10/2022. Ảnh: AP.

Lãnh đạo những ủy ban an ninh quốc gia tại Thượng viện Mỹ, nơi chịu trách nhiệm thông qua các hiệp ước, nói rằng việc Moskva không tuân thủ hiệp ước sẽ ảnh hưởng đến các thỏa thuận vũ khí khác trong tương lai.

"Tuân thủ những nghĩa vụ của hiệp ước New START sẽ rất quan trọng đối với việc Thượng viện xem xét bất kỳ hiệp ước kiểm soát vũ khí chiến lược nào trong tương lai với Moskva", Thượng nghị sĩ Dân chủ Bob Menendez, Jack Reed và Mark Warner cho biết trong một tuyên bố chung.

Menendez chủ trì Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, trong khi Reed phụ trách Ủy ban Quân vụ Thượng viện và Warner phụ trách Ủy ban Tình báo Thượng viện.

Hiệp ước New START có hiệu lực vào năm 2011 và được gia hạn thêm 5 năm vào năm 2021. Hiệp ước giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Mỹ và Nga có thể triển khai, cũng như việc triển khai các tên lửa và máy bay ném bom để vận chuyển chúng.

Dù bị hạn chế bởi một số thỏa thuận kiểm soát vũ khí trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Nga vẫn chiếm khoảng 90% số đầu đạn hạt nhân của thế giới.

Washington bày tỏ mong muốn duy trì hiệp ước nhưng mối quan hệ với Moskva đã lao dốc tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vì xung đột Ukraine. Điều này có thể làm phức tạp thêm nỗ lực duy trì hiệp ước và đạt thỏa thuận tiếp theo của chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Các cuộc đàm phán giữa Moskva và Washington về nối lại các cuộc thanh sát theo New START vào tháng 11 năm ngoái tại Ai Cập, nhưng Nga đã hoãn lại và chưa bên nào ấn định lại ngày mới.

Nga hôm 30/1 nói với Mỹ rằng hiệp ước có thể hết hạn vào năm 2026 mà không có hiệp ước thay thế, khi Washington cố khiến Moskva chịu "thất bại chiến lược" ở Ukraine.

Khi được hỏi liệu Moskva có nghĩ tới khả năng không có hiệp ước kiểm soát hạt nhân sau năm 2026, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nói với hãng thông tấn RIA Novosti rằng "đây là kịch bản hoàn toàn có thể xảy ra".

Thanh Tâm (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Ông Zelensky tuyên bố tiếp tục cải tổ để chống tham nhũng

Tổng thống Ukraine Zelensky khẳng định sẽ tiếp tục cải tổ hàng ngũ quan chức cấp cao và ai không tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt đều sẽ bị sa thải.

"Hiện tại, chúng ta đang trong giai đoạn tạm lắng việc thay đổi các vị trí. Nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các bước cần thiết đã được thực hiện", Tổng thống Ukraine Volordymyr Zelensky cho biết trong bài phát biểu qua video đêm 31/1. "Các quyết định sẽ được đưa ra. Và những người trong hệ thống không đáp ứng những yêu cầu chính từ nhà nước và xã hội không nên quanh quẩn trên ghế của họ".

Tuần trước, ông đã phản ứng trước các báo cáo về tham nhũng trong chính phủ, sau 11 tháng xung đột nổ ra với Nga, bằng cách sa thải hơn 10 quan chức. Ông thề sẽ không khoan dung cho những hành vi sai trái hoặc quản lý yếu kém.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại thành phố Lviv ngày 11/1. Ảnh: AFP.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc họp báo tại thành phố Lviv ngày 11/1. Ảnh: AFP.

Ông Zelensky đắc cử tổng thống vào năm 2019 với cam kết thay đổi cách điều hành Ukraine và loại bỏ tham nhũng, một vấn đề phổ biến trong xã hội nước này thời kỳ hậu Liên Xô.

Trong tuyên bố mới nhất của mình, Tổng thống Ukraine cho hay chính quyền của ông cũng đang lên kế hoạch cho những thay đổi như một phần trong nỗ lực đẩy nhanh đàm phán để đảm bảo tư cách thành viên Liên minh châu Âu (EU). Ukraine sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh với EU vào ngày 3/2.

"Điều quan trọng nhất là chúng tôi đang chuẩn bị cho hàng loạt cải cách mới ở Ukraine", ông nói. "Đây là những cải cách mà ở nhiều khía cạnh sẽ thay đổi thực tế xã hội, luật pháp và chính trị bằng việc làm cho chúng trở nên nhân văn hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn".

Gần đây nhất, Thứ trưởng Phát triển Cộng đồng, Lãnh thổ và Hạ tầng Ukraine Vasyl Lozynkiy đã bị bắt và cách chức với cáo buộc nhận tiền để bật đèn xanh cho hợp đồng mua thiết bị và máy phát điện cao hơn giá thị trường, trong khi đất nước đang đối mặt tình trạng thiếu điện nghiêm trọng vì hạ tầng năng lượng bị Nga tập kích.

Vũ Hoàng (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Ông Putin muốn lập trung tâm huấn luyện quân với Belarus

Tổng thống Putin ủng hộ kế hoạch lập các trung tâm huấn luyện quân sự chung với Belarus, làm dấy lên lo ngại Minsk tham gia xung đột Ukraine.

Trong sắc lệnh công bố hôm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại trưởng Nga thảo luận với Belarus để ký thỏa thuận thành lập trung tâm huấn luyện quân sự chung giữa hai nước.

Tuy nhiên, sắc lệnh không nêu rõ các trung tâm huấn luyện này sẽ được đặt ở khu vực nào.

Binh sĩ Nga và Belarus trong một cuộc tập trận quân sự chung ở Belarus ngày 10/2/2022. Ảnh: Reuters

Binh sĩ Nga và Belarus trong một cuộc tập trận quân sự chung ở Belarus ngày 10/2/2022. Ảnh: Reuters

Belarus là đồng minh thân cận của Nga. Minsk đã cho phép Moskva sử dụng lãnh thổ Belarus để tiến hành các cuộc tấn công vào Ukraine từ cuối tháng 2 năm ngoái.

Tuy nhiên, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhiều lần khẳng định sẽ không đưa quân vào Ukraine, bất chấp những động thái tăng cường hợp tác quân sự với Nga.

Dù tuyên bố không tham chiến, Tổng thống Lukashenko hồi tháng 10 thông báo cùng Nga thành lập lực lượng quân sự hiệp đồng để đối phó "gia tăng căng thẳng ở biên giới phía tây". 70.000 quân nhân Belarus và 15.000 binh sĩ Nga trong lực lượng này đã tiến hành nhiều cuộc tập trận chung gần biên giới với Ukraine.

Hồi đầu tháng này, Moskva và Minsk đã tiến hành các cuộc tập trận không quân chung ở Belarus, dự kiến kéo dài đến ngày 1/2. Belarus nói rằng đợt tập trận sẽ sử dụng mọi sân bay và thao trường tại nước này, nhằm tăng cường khả năng phối hợp trong tác chiến hiệp đồng giữa hai nước.

Thanh Tâm (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Ông Medvedev nói lệnh trừng phạt của phương Tây 'thất bại'

Ông Medvedev nói các lệnh trừng phạt "khủng khiếp" từ phương Tây đã thất bại, không thể khiến kinh tế Nga mất ổn định.

"Các quốc gia thù địch không đủ dũng cảm để thừa nhận những lệnh trừng phạt 'khủng khiếp' của họ đã thất bại. Chúng không có tác dụng", Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết trên Telegram hôm nay.

Theo ông Medvedev, hầu hết hàng hóa công nghiệp và tiêu dùng của phương Tây đã được thay thế bởi sản phẩm nội địa và các thương hiệu từ châu Á.

"Ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự báo kinh tế Nga tăng trưởng trong năm nay", ông Medvedev bổ sung. Hơn nữa, hoạt động nhập khẩu song song cũng hiệu quả và người tiêu dùng Nga vẫn có thể tiếp cận các thương hiệu phương Tây.

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev trong cuộc họp Hội đồng An ninh tại Điện Kremlin hồi tháng 11/2022. Ảnh: AFP

Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Nga Dmitry Medvedev trong cuộc họp Hội đồng An ninh tại Điện Kremlin hồi tháng 11/2022. Ảnh: AFP

Nga hồi tháng 2/2022 mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, khiến phương Tây áp hàng loạt lệnh trừng phạt để đáp trả. Nhiều thương hiệu của phương Tây sau đó phải điều chỉnh hoạt động ở Nga, dừng hoạt động hoặc rời khỏi thị trường này.

Kinh tế Nga khởi đầu năm 2022 tương đối tích cực nhưng sau đó đi xuống do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt. Nga phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu năng lượng và ghi nhận thâm hụt ngân sách tương đương 2,3% GDP trong năm 2022, gấp hơn hai lần mục tiêu đặt ra.

Tổng thống Vladimir Putin ngày 17/1 cho biết kinh tế Nga năm 2022 có thể suy giảm 2,5% nhưng vẫn tốt hơn dự báo của nhiều chuyên gia. Giới chức Nga cho rằng kinh tế nước này đang dần phục hồi và các lệnh trừng phạt sẽ tác động ngược trở lại phương Tây khi giá năng lượng tăng, đẩy lạm phát lên cao.

IMF ngày 30/1 cập nhật báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, điều chỉnh dự báo kinh tế Nga năm 2023 tăng trưởng 0,3%, đảo ngược dự báo suy giảm 2,3% đưa ra hồi tháng 10/2022. Với năm 2024, IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng 2,1%, điều chỉnh tăng 0,6 điểm phần trăm.

Tuy nhiên, Koeva Brooks, phó giám đốc Phòng Nghiên cứu của IMF, cảnh báo các lệnh trừng phạt của phương Tây vẫn chưa bộc lộ hết sức ảnh hưởng đến kinh tế Nga.

Như Tâm (Theo TASS, euronews)

Adblock test (Why?)

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2023

Câu hỏi lớn về hai nhân viên y tế tại hiện trường Tyre Nichols bị đánh

Nhiều người đã đặt câu hỏi về việc liệu hai kỹ thuật viên y tế đầu tiên đến hiện trường đã làm đủ để giúp đỡ Tyre Nichols, sau khi anh bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn, hay chưa.

Tyre Nichols quằn quại đau đớn trên vỉa hè sau khi bị cảnh sát thành phố Memphis đánh đập. Lưng anh dựa vào một chiếc xe cảnh sát, hai tay bị còng và mặt đầy máu. Anh rên rỉ, sau đó tiếp tục ngã xuống, theo New York Times.

Cách đó vài bước chân, hai nhân viên cấp cứu đang theo dõi vụ việc. Họ đã giúp Nichols ngồi dậy sau vài lần không đứng vững, nhưng sau đó, trong gần 7 phút, họ không chạm vào anh. Tại một thời điểm, họ đã ngó lơ.

Nichols, 29 tuổi, qua đời vào ngày 10/1, 3 ngày sau khi đụng độ với cảnh sát và phải nhập viện. 5 sĩ quan liên quan đến cái chết của anh đã bị sa thải và bị buộc tội giết người cấp độ hai.

Video về vụ đánh đập được công bố hôm 27/1 đã khiến mọi người chú ý đến từng hành động của các sĩ quan. Tuy nhiên, công chúng cũng chú ý đến các nhân viên y tế cấp cứu, những người đầu tiên đến hiện trường sau vụ đánh đập. Điều đó đặt ra câu hỏi liệu họ có nên hoặc có thể làm nhiều hơn để giúp đỡ Nichols.

Cả hai nhân viên đến để chăm sóc Nichols dường như đều là kỹ thuật viên y tế khẩn cấp của Sở cứu hỏa Memphis. Cơ quan này thường phản ứng nhanh hơn các đội cứu thương trong những cuộc gọi khẩn cấp, nhưng công việc của họ chủ yếu là thực hiện sơ cứu cơ bản.

Chúng thường bao gồm việc thực hiện đánh giá cơ bản về thần kinh, đảm bảo bệnh nhân có thể thở, kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn và ngăn chặn tình trạng chảy máu nghiêm trọng.

Không tuân theo quy chuẩn
Qwanesha Ward, phát ngôn viên của Sở cứu hỏa, hôm 27/1 cho biết họ đã đình chỉ hai nhân viên đó. Đối với nhiều người ở Memphis, video dường như cho thấy các nhân viên y tế này đã phản ứng một cách thiếu khẩn cấp trước tình hình của Nichols.

Các chuyên gia về cấp cứu y học nhận định những nhân viên y tế đến hiện trường thường ít được đào tạo nhất và thường dựa một phần vào cảnh sát để hiểu tình trạng của bệnh nhân. Trong trường hợp này, các sĩ quan đã khẳng định Nichols đang say ma túy.

Bác sĩ Sean Montgomery, thuộc trường y của Đại học Duke, khẳng định rất khó để đánh giá phản ứng y tế do chất lượng thấp của camera giám sát gần đó.

Tuy nhiên, ông cho biết nhân viên y tế này dường như không tuân theo quy chuẩn, trong đó có yêu cầu cầm máu và đánh giá đường thở, hơi thở của bệnh nhân.

Khoảng 15 phút sau, các nhân viên y tế chuyên nghiệp hơn đến. Vào thời điểm đó, đã 21 phút kể từ lần cuối cùng một sĩ quan đá Nichols.


Câu hỏi lớn về hai nhân viên y tế tại hiện trường Tyre Nichols bị đánh-1Cảnh hiện trường vụ Tyre Nichols bị đánh đập. Ảnh: Cảnh sát Memphis/AP.

Trong khi đó, bác sĩ Alan Tyroch, trưởng khoa phẫu thuật và chấn thương tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Công nghệ Texas ở El Paso, cho biết video về phản ứng tại hiện trường có chất lượng kém đến mức gần như không thể đánh giá được ai đã chăm sóc y tế, và điều đó được thực hiện như thế nào.

“Không ai thực sự biết ngoại trừ những người đã ở đó”, ông nói. Hơn 25 phút sau khi các nhân viên cảnh sát ngừng đánh đập Nichols, một chiếc xe cứu thương đã đến hiện trường.

Nichols bị thương nặng sau khi bị cảnh sát đá, đấm và đánh bằng gậy baton. Cảnh sát cho biết đã chặn anh lại vì lái xe ẩu, sau đó kéo Nichols khỏi xe và yêu cầu anh nằm xuống đất.

Khi một cảnh sát xịt hơi cay vào anh, Nichols đứng dậy và chạy về hướng nhà mẹ mình, nhưng các cảnh sát đã bắt được anh và bắt đầu đánh đập.

Sau đó, một số sĩ quan kéo Nichols đang bị còng tay vào một chiếc xe cảnh sát. Trong 5 phút đầu tiên mà các nhân viên y tế có mặt tại hiện trường, Nichols đã ngã xuống sáu lần. Các nhân viên y tế đã giúp anh đứng dậy.

6 phút 40 giây không hành động
Một trong 7 trọng tội chống lại các sĩ quan là việc họ không thực hiện nghĩa vụ do luật quy định hoặc vốn dĩ là một phần công việc của họ.

Điều đó bao gồm một loạt hành vi, nhưng luật sư quận Shelby - Steven J. Mulroy - khẳng định cáo buộc này một phần liên quan đến giao tiếp giữa họ với giới chức y tế.

Theo ông Mulroy, các sĩ quan đang làm nhiệm vụ phải “ngăn chặn hành vi sai trái của quan chức và báo cáo thông tin chính xác cho nhân viên y tế tại hiện trường”.

Luật sư của các sĩ quan này cảnh báo mọi người nên chờ thêm thông tin chi tiết trước khi phán xét họ. Blake Ballin, người đại diện cho sĩ quan Desmond Mills Jr., cho biết các video đó đã “tạo ra nhiều câu hỏi như chúng mang đến câu trả lời”.

Tại hiện trường, các nhân viên y tế đôi khi tỏ ra e ngại trước cảnh sát, có lúc đứng lại khi một sĩ quan hỏi Nichols rằng anh đã sử dụng ma túy loại gì. Trong khoảng 6 phút 40 giây tiếp theo, không ai chạm vào Nichols khi anh lăn đi lăn lại trên vỉa hè.


Câu hỏi lớn về hai nhân viên y tế tại hiện trường Tyre Nichols bị đánh-2Biểu tình nổ ra sau khi video cảnh sát đánh đập Nichols được công bố. Ảnh: Reuters.

Bác sĩ Montgomery cho biết khi một người trẻ tuổi như Nichols chết ba ngày sau khi bị đánh đập vào đầu, nguyên nhân rất có thể là do chấn thương não.

Theo ông, dựa trên video về vụ đánh đập, Nichols có thể có nguy cơ bị chấn thương sọ não nghiêm trọng, gãy xương sườn, xẹp phổi và chảy máu trong.

"Thật kinh khủng khi chứng kiến điều đó. Có đủ loại chấn thương khác nhau mà anh ấy có thể đã phải chịu”, bác sĩ Sanjay Gupta, một cây bút về y khoa cho CNN nhận định. Theo ông, việc có nhiều những vết thương ở đầu là rất đáng lo ngại.

Và các nhân viên hỗ trợ y tế đó không được trang bị đủ để giúp đỡ bệnh nhân với những loại chấn thương bên trong như vậy, bác sĩ Kendall Von Crowns, giám định y tế ở hạt Tarrant (Texas) cho biết.

Theo ông, vấn đề trọng tâm là việc đưa Nichols đến bệnh viện để phẫu thuật khẩn cấp hoặc truyền máu càng sớm càng tốt.

Trong khi đó, bác sĩ Montgomery cho biết không dễ để khẳng định việc đưa Nichols vào xe cứu thương hay đến bệnh viện nhanh hơn sẽ tạo ra sự khác biệt.

Towanna Murphy, người điều hành một đài phát thanh ở Memphis, cho biết các nhân viên y tế này cần phải chịu trách nhiệm. “Khi bạn nhìn thấy ai đó nằm ở đó, bạn phải điều trị y tế ngay lập tức”, cô nói.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/DvbVgCO

Adblock test (Why?)

Cảnh xếp hàng để làm thủ tục ly hôn sau Tết Nguyên đán ở Trung Quốc

Vào ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (21-27/1), hàng dài người xếp hàng tại cục dân chính ở một số nơi trên khắp Trung Quốc, theo What's on Weibo.

Cảnh xếp hàng để làm thủ tục ly hôn sau Tết Nguyên đán ở Trung Quốc-1

Người dân Trung Quốc xếp hàng trước cục dân chính sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.

Ở Giang Tây, một người dân đã chia sẻ về việc các cặp đôi xếp hàng nộp đơn ly hôn vào ngày đầu tiên cục dân chính địa phương mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ. Hàng người được cho là quá dài khiến mọi người phải đợi bên ngoài.

Một video khác cho thấy cảnh tương tự tại một văn phòng địa phương ở tỉnh An Huy. Cảnh đông đúc người xếp hàng cũng diễn ra ở Hà Nam.

Các tài khoản truyền thông như Toutiao News, Vista và Phoenix News đều đăng tải về hình ảnh dòng người chờ đợi để làm thủ tục ly hôn vào ngày 29/1. Một trong những bài đăng về chủ đề này nhận được 70.000 lượt thích.

"Tôi tưởng rằng họ đang xếp hàng để kết hôn, nhưng sau đó xem tin tức thì mới biết họ thực sự đang xếp hàng để ly hôn…", một người bình luận.

Xu hướng ly hôn sau Tết Nguyên đán cũng đã được thảo luận trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc và mạng xã hội trong những năm trước.

Cảnh xếp hàng để làm thủ tục ly hôn sau Tết Nguyên đán ở Trung Quốc-2

Cảnh xếp hàng chờ làm thủ tục ly hôn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán ở Trung Quốc.

Ở các nước phương Tây, có một thực tế là tỷ lệ ly hôn tăng sau lễ Giáng sinh. Thứ Hai sau kỳ nghỉ Giáng sinh thậm chí còn được mệnh danh là "Ngày ly hôn".

Lý do bắt nguồn từ những cuộc cãi vã, xích mích gia đình xảy ra trong thời gian nghỉ lễ và áp lực tài chính trong mùa lễ hội. Tương tự, Tết Nguyên đán cũng có thể dẫn đến các sự cố do thường xuyên có các buổi họp mặt gia đình.

"Khi bạn trở về mái ấm gia đình, điều đó không chỉ có nghĩa là đoàn tụ với những người thân yêu, mà còn có nhiều thử nghiệm khác nhau về quan hệ con người và phép xã giao. Một phút bất cẩn có thể khiến vợ chồng xung đột, dẫn đến cãi vã, thậm chí ly hôn", một người dùng Weibo viết.

Đại dịch Covid-19 trong những năm qua và cả căng thẳng tinh thần, khó khăn tài chính cũng được cho góp phần tạo nên làn sóng ly hôn gần đây.

Tháng 12/2022, bài viết trên một blog tiếng Trung đã dự đoán rằng có nhiều người đệ đơn ly hôn sau Tết Nguyên đán vì kỳ nghỉ lễ kết thúc trùng với thời điểm chấm dứt đợt cao điểm Covid-19.

Trong thời gian dịch bệnh, các đôi dễ bực bội, căng thẳng với nhau, nên tình cảm gia đình cũng bị thử thách.

Đầu tháng 1, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc cũng đưa tin rằng ba năm sau khi đại dịch bắt đầu, các thành phố đã chứng kiến ​​"làn sóng ly hôn".

Tháng 1/2021, Trung Quốc áp dụng luật buộc các cặp đôi ly hôn đồng thuận phải dành 30 ngày để suy nghĩ lại quyết định. Sau một tháng, họ có thể nộp giấy tờ ly hôn lên chính quyền địa phương.

Nhiều người cho rằng khoảng thời gian "suy nghĩ lại" này dường như không có nhiều tác dụng trong giai đoạn sau Tết Nguyên đán 2023.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/n5GaOQr

Adblock test (Why?)

Cô dâu Trung Quốc bị nhóm đàn ông nhảy lên người trong ngày cưới

Mạng xã hội xứ tỷ dân đang dậy sóng trước video bạo lực trong đám cưới, khi cô dâu bị nhóm đàn ông đè lên người và xịt bọt trắng đầy mặt.

Cô dâu Trung Quốc bị nhóm đàn ông nhảy lên người trong ngày cưới-1Cô dâu bị nhóm đàn ông ép nằm xuống đất và xịt bọt trắng lên người.

Hình ảnh xấu xí được ghi lại trong một đám cưới diễn ra vào ngày 19/1 ở Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, South China Morning Post đưa tin.

Hôn lễ diễn ra trong một khu nhà vùng nông thôn. Thảm đỏ được trải trong sân và khách tập trung xung quanh để xem cảnh náo hôn - một phong tục lâu đời trong đám cưới của người Trung Quốc.


Cô dâu Trung Quốc bị nhóm đàn ông nhảy lên người trong ngày cưới-2Hình ảnh phản cảm khiến dân mạng bức xúc.

Theo clip ghi lại, một nhóm đàn ông cố ép cô dâu xuống đất, sau đó một vài người trong số họ trèo lên người cô để tạo thành một kim tự tháp người. Một vị khách đã cố gắng ngăn nhóm này lại, nhưng những người đàn ông chỉ cười phá lên.

Nhóm đàn ông sau đó đã xịt bọt trắng lên đầu cô dâu và ngăn cản khi cô cố gắng thoát ra.

Sau đó, một số đàn ông dùng vũ lực giữ đầu cô dâu và chú rể, bắt họ phải tỏ lòng kính trọng với nhau để hoàn thành màn náo hôn.

Đoạn video do hãng truyền thông BTimes biên tập và tung ra đã gây xôn xao trên Weibo.

Vào ngày 20/1, các bài đăng trên Weibo liên quan đến chủ đề này đã thu hút hơn 140 triệu lượt xem. Ngoài ra, video ban đầu có 13.000 bình luận.

Một cư dân mạng bình luận: “Hầu hết đám cưới thô tục đều diễn ra ở nông thôn và không có cách nào cấm được. Cách duy nhất là khuyến khích ngày càng nhiều chàng trai và cô gái rời bỏ vùng núi, vùng quê để chuyển đến các thành phố lớn”.

“Làm sao một người chồng có thể chấp nhận được điều này? Những người đàn ông này là rác rưởi văn hóa. Khi nào tập tục xấu hổ này sẽ dừng lại?”, một người khác bày tỏ.

Hủ tục náo hôn
Những thông tin lan truyền trên mạng xã hội đã khiến chính quyền để ý. Các quan chức chính phủ cho biết đã liên lạc với địa phương về vụ việc và hy vọng sẽ “thúc đẩy thay đổi phong tục và từ chối những đám cưới tồi tệ”.


Cô dâu Trung Quốc bị nhóm đàn ông nhảy lên người trong ngày cưới-3Trò đùa thô tục phổ biến trong nhiều đám cưới ở Trung Quốc.

Ở một số vùng của Trung Quốc, việc tổ chức náo hôn (naohun) là một phong tục lâu đời, xuất hiện từ thời nhà Hán và tồn tại ở Trung Quốc hàng nghìn năm nay.

Theo tục này, những khách bên nhà trai sẽ khuấy động hôn lễ bằng cách trêu chọc cô dâu, chú rể và cả các phù dâu.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, tục náo hôn bị biến tướng và không còn phù hợp, gây nên nỗi ám ảnh cho không ít cô dâu trong ngày đám cưới

Trong những năm gần đây, việc đám cưới rình rang với những trò đùa ám chỉ tình dục, thậm chí quấy rối tình dục ở một số khu vực đã nhiều lần khiến công chúng phẫn nộ, đặc biệt khi người ta nhìn thấy những người đàn ông ôm và thậm chí hôn cô dâu.

Năm 2020, cũng tại tỉnh Sơn Đông, một chú rể bị lôi ra khỏi ôtô đang trên đường đi đón dâu và bị bôi nước tương, giấm và trứng gà sống lên người. Chú rể sau đó bị rơi xuống mương nước bên đường. Một số khách sau đó đã bị cảnh sát bắt đi.

Tháng 9/2021, một đoạn video ghi lại cảnh một chú rể bị trói chặt vào trụ đá, bạn bè đứng xung quanh ném trứng và bột vào người anh được lan truyền cũng gây nên nhiều tranh cãi.

Sự việc diễn ra tại quận Tân Tân (thành phố Thành Đô, Trung Quốc). Một người đàn ông họ Zhang có mặt tại hiện trường giới thiệu là bạn thân của chú rể cho biết đoạn video được quay trong hôn lễ sáng 12/9, The Paper đưa tin.

"Đám cưới thời nay quá im lặng và trang trọng. Chúng tôi muốn giúp cô dâu chú rể lưu giữ kỷ niệm đặc biệt trong ngày vui nên mới làm vậy", Zhang nói.

Theo một cuộc khảo sát của Xinlang Entertainment, hơn 78% cư dân mạng Trung Quốc cho rằng trêu chọc cô dâu trong đám cưới là không tôn trọng phụ nữ.

Theo CCTV, tục náo hôn không còn phù hợp và có 70% người dân Trung Quốc thấy xấu hổ với tục lệ này.

Jiang Yuxiang, giáo sư tại Đại học Tứ Xuyên, nói rằng trò chơi trong hôn lễ như trên không phải phong tục truyền thống. "Nếu có ai đó nói rằng nó là phong tục truyền thống thì cũng là một phong tục thô tục, cần phải dừng lại".

Hu Guangwei, giáo sư tại Học viện Khoa học Xã hội Tứ Xuyên, cho rằng những trò "náo hôn" là thiếu văn minh, "là sự xúc phạm đối với cô dâu, chú rể".

"Một số cô dâu, chú rể có thể tỏ ra vui vẻ trong một số trường hợp, nhưng có thể bản thân họ bị ép buộc bởi đám đông. Nếu trò đùa này gây thương tích, người tham gia có thể bị buộc tội", Hu nói.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/MLXYTVn

Adblock test (Why?)

Xe tăng phương Tây có thể làm gì trên chiến trường Ukraine?

Xe tăng M1 Abrams và Leopard 2 có thể giúp Ukraine giảm bớt thương vong, củng cố phòng tuyến trước Nga hoặc thậm chí mở đợt phản công mới.

Mỹ và Đức ngày 25/1 thông báo sẽ cung cấp xe tăng chủ lực cho Ukraine sau nhiều tuần tranh luận về vấn đề này.

31 chiếc M1 Abrams của Mỹ nhiều khả năng sẽ được chuyển tới Ukraine vào mùa thu năm nay, trong khi xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất có thể được chuyển giao trong vài tháng tới, thời điểm mà giới chuyên gia phương Tây dự đoán Nga sẽ mở đợt tiến công mới.

Leopard 2 là mẫu xe tăng chủ lực phổ biến nhất tại châu Âu, trong khi M1 Abrams là khí tài được nhiều bên ca ngợi. Hai mẫu xe tăng này dự kiến cung cấp hỏa lực mạnh hơn đáng kể so với các loại xe tăng từ thời Liên Xô mà Ukraine đang sử dụng.

Henk Goemans, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xung đột và Hợp tác thuộc Đại học Rochester ở bang New York của Mỹ, nhận định M1 Abrams và Leopard 2 "sẽ rất quan trọng đối với lực lượng Ukraine trong giai đoạn hiện tại của chiến sự, khi tình hình trên chiến trường miền đông rơi vào bế tắc".

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ tại thao trường Grafenwoehr ở Đức tháng 12/2020. Ảnh: US Army.

Xe tăng M1 Abrams của Mỹ tại thao trường Grafenwoehr ở Đức tháng 12/2020. Ảnh: US Army.

"Ukraine đang gặp bất lợi về số lượng", ông Goemans đánh giá. "Nga có nhiều quân hơn, nhiều khí tài hơn, nhưng xe tăng phương Tây sẽ tạo ra khác biệt lớn".

Đức xuất xưởng chiếc Leopard 2 đầu tiên vào năm 1979, là loại tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ ba của nước này, thay thế mẫu Leopard thế hệ thứ nhất. Xe tăng Leopard 2 hiện có 4 biến thể: A4, A5, A6 và A7.

Ukraine dự kiến nhận biến thể A6, mẫu xe tăng đang được biên chế trong quân đội khoảng 18 quốc gia, với 2.000 chiếc đã xuất xưởng trong những năm qua.

Xe tăng Leopard 2 có kíp lái 4 người, nặng 62 tấn, có thể đạt tốc độ tối đa 70 km/h, được trang bị pháo 120 mm và súng 7,62 mm.

Ngoài ra, Ukraine sẽ nhận biến thể M1A2 Abrams, mẫu xe tăng có thông số kỹ thuật gần tương tự Leopard 2. Tuy nhiên, xe tăng Mỹ được động cơ tua-bin khí và thường dùng nhiên liệu phản lực, trong khi Leopard 2 dùng động cơ diesel.

Các nước châu Âu đang lên kế hoạch tặng xe tăng Leopard 2 trong biên chế cho Ukraine. Kiev có thể nhận 88 chiếc Leopard 2, tương đương hai tiểu đoàn, trong vài tháng tới. Hiện chưa rõ thời điểm Ukraine nhận xe tăng M1 Abrams.

Xe tăng phương Tây sẽ tới Ukraine vào thời điểm quan trọng, khi Kiev đang chuẩn bị đối phó đợt tiến công mới tiềm tàng của Nga, cũng như lên kế hoạch mở chiến dịch phản công tiếp theo.

Giới chuyên gia phương Tây cho rằng xe tăng Leopard 2 và M1 Abrams sẽ hỗ trợ rất đắc lực cho quân đội Ukraine trong chiến sự khốc liệt ở vùng Donbass, nơi đang diễn ra các cuộc giao tranh đẫm máu, cũng như khu vực đông nam tỉnh Zaporizhzhia.

John Herbst, giám đốc phụ trách các vấn đề Á - Âu tại Hội đồng Đại Tây Dương, viện nghiên cứu có trụ ở tại thủ đô Washington của Mỹ, đánh giá xe tăng phương Tây sẽ giúp Ukraine bảo vệ phòng tuyến trước những đợt tấn công liên tục với quân số áp đảo của Nga. Lớp giáp dày và hỏa lực mạnh mẽ của hai mẫu xe tăng này cũng sẽ giúp Ukraine giảm bớt thương vong tại chiến trường.

Xe tăng Leopard 2 của Đức khai hỏa tại thao trường Grafenwoehr tháng 6/2018. Ảnh: US Army.

Xe tăng Leopard 2 của Đức khai hỏa tại thao trường Grafenwoehr tháng 6/2018. Ảnh: US Army.

"Chúng sẽ trở nên vô giá nếu Nga mở đợt tiến công lớn từ Belarus hoặc những khu vực khác trong năm nay, điều mà các cơ quan tình báo Ukraine đã dự đoán", ông Herbst nói.

"Nếu xe tăng tới Ukraine trong vài tháng tới, chúng có thể được Ukraine triển khai cho đợt phản công mới trên địa hình bằng phẳng ở miền đông và miền nam", chuyên gia này nhận định.

Giới chuyên gia phương Tây cũng cho rằng xe tăng M1 Abrams và Leopard 2 có thể giúp Ukraine mở chiến dịch nhằm tái kiểm soát Crimea, bán đảo Nga sáp nhập năm 2014.

Ukraine trong nhiều tháng qua đã liên tục yêu cầu phương Tây chuyển xe tăng hạng nặng. Tuy nhiên, Đức chần chừ đáp ứng yêu cầu do lo ngại leo thang căng thẳng với Nga và tìm cách thuyết phục Mỹ và các đồng minh NATO khác cùng thực hiện động thái này.

Cuộc tranh luận về xe tăng trở nên sôi nổi hơn sau khi Anh thông báo chuyển một số xe tăng chủ lực Challenger 2 cho Ukraine, gây áp lực buộc Đức và Mỹ làm theo.

Khi đó, Đức tuyên bố "không đi một mình" trong viện trợ xe tăng Leopard 2, còn Mỹ thông báo không chuyển M1 Abrams cho Ukraine vì lo ngại khó bảo dưỡng chúng trên chiến trường.

Tuy nhiên, Mỹ và Đức tuần trước thay đổi quan điểm và quyết định chuyển xe tăng cho Ukraine, đánh dấu bước ngoặt mới trên chiến trường. "Quyết định này được đưa ra dựa trên nỗ lực và cam kết của nhiều quốc gia nhằm giúp Ukraine bảo vệ chủ quyền", Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố. "Chúng tôi sẽ không cho phép bất cứ quốc gia nào dùng vũ lực giành lãnh thổ của nước khác".

Tính năng mẫu xe tăng Mỹ, Đức chuyển cho Ukraine. Bấm để xem chi tiết.

Tính năng mẫu xe tăng Mỹ, Đức chuyển cho Ukraine. Bấm vào để xem chi tiết.

Nguyễn Tiến (Theo Hill)

Adblock test (Why?)

Nga tăng quân đến tỉnh giáp biên giới Ukraine

Lãnh đạo tỉnh Kursk ở tây Nga cho biết Moskva đang triển khai thêm lực lượng đến khu vực nhằm "bảo đảm an ninh".

"Cần bảo đảm hỗ trợ đầy đủ cho đợt tăng quân ở khu vực, nhằm giúp các binh sĩ nhanh chóng triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia và an ninh tại địa phương", Roman Starovoit, tỉnh trưởng tỉnh Kursk ở miền tây Nga, phát biểu trong cuộc họp chính quyền hôm nay.

Thiết giáp Nga diễn tập tại tỉnh Kursk hồi tháng 12/2021. Ảnh: Reuters.

Thiết giáp Nga diễn tập tại tỉnh Kursk hồi tháng 12/2021. Ảnh: Reuters.

Ông Starovoit thêm rằng giới chức tỉnh Kursk đã thành lập lực lượng hỗn hợp gồm binh sĩ quân đội, lính biên phòng và sĩ quan hành pháp. Thông báo được đưa ra vài giờ sau khi tỉnh trưởng Kursk cho biết một công nhân bị thương do đợt nã súng cối của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về thông tin.

Một số đơn vị Nga tham gia chiến dịch quân sự tại Ukraine đã tập kết ở tỉnh Kursk trước khi tiến vào nước láng giềng hồi tháng 2 năm ngoái. Đây cũng là một trong những tỉnh biên giới của Nga thường xuyên cáo buộc Ukraine tấn công bằng pháo binh và máy bay không người lái (UAV). Chính quyền tỉnh duy trì mức cảnh báo khủng bố cao từ tháng 4/2022.

Vị trí tỉnh Kursk. Đồ họa: BBC.

Vị trí tỉnh Kursk. Đồ họa: BBC.

Yevgeny Prigozhin, lãnh đạo tập đoàn an ninh tư nhân Wagner của Nga, cuối năm ngoái thông báo lực lượng này đã xây dựng công sự, thao trường huấn luyện tại tỉnh Belgorod và Kursk giáp với Ukraine, đồng thời đang huấn luyện dân quân tại khu vực này và khẳng định bất cứ ai cũng có quyền bảo vệ đất nước.

Vũ Anh (Theo Interfax, Reuters)

Adblock test (Why?)

Màu da của 5 cảnh sát tấn công Tyre Nichols đặt ra câu hỏi lớn

Việc 5 cựu sĩ quan liên quan vụ hành hung Tyre Nichols cũng là người da đen làm dấy lên câu hỏi về động cơ phân biệt chủng tộc và làm phức tạp hóa quá trình cải tổ ngành cảnh sát.

Vụ cảnh sát tấn công Tyre Nichols - người đàn ông da đen 29 tuổi ở Memphis - đã khơi mào sự phẫn nộ và lên án từ các nhà hoạt động xã hội, những người ủng hộ cải cách ngành cảnh sát và quan chức thực thi pháp luật.

Việc 5 cựu sĩ quan cảnh sát liên quan đến vụ việc bị truy tố tội giết người là người da đen khiến vấn đề trở nên thêm phức tạp, theo New York Times.

Vụ việc soi sáng vào vấn đề mà nhiều người cho rằng đã bị phớt lờ trong các vụ cảnh sát da trắng tấn công nạn nhân da đen. Họ cho rằng chính hệ thống và văn hóa trong ngành cảnh sát đã thúc đẩy phân biệt chủng tộc và bạo lực, thay vì bắt nguồn từ chủng tộc của các sĩ quan.

“Phân biệt chủng tộc không thúc đẩy vụ việc này, mà là do văn hóa”, Robert M. Sausedo - người đứng đầu tổ chức phi lợi nhuận ở Los Angeles, vốn được thành lập sau vụ đánh đập Rodney King năm 1991 - cho biết. “Đây chính là văn hóa trong cơ quan thực thi pháp luật, nơi có thể gây hấn với những người mà họ phải phục vụ”.

Động cơ do phân biệt chủng tộc?
Video được công bố ngày 27/1 cho thấy Nichols liên tục gọi mẹ khi bị đánh đập cách nhà mẹ anh khoảng 100 m. Cảnh sát thuộc SCORPION đã còng tay, dùng gậy baton, súng điện và hơi cay tấn công nạn nhân. Không sĩ quan nào ngăn chặn vụ đánh đập hay giúp đỡ Tyre Nichols.

“Chúng ta cần nói về văn hóa trong ngành cảnh sát, khi có luật bất thành văn rằng bạn có thể sử dụng vũ lực quá mức với người da màu”, Ben Crump - luật sư của gia đình Tyre Nichols - nói.

Trên mạng xã hội, một số người bác bỏ ý kiến cho rằng nguyên nhân vụ việc là do phân biệt chủng tộc.

“Một người không thể là người xấu vì tính cách và nhận thức của họ hay sao? Tại sao mọi sự cố liên quan đến cảnh sát và người da đen đều quay trở lại vấn đề về chủng tộc?”, Barrington Martin II - cựu ứng viên quốc hội đảng Dân chủ ở Georgia - viết trên Twitter.


Màu da của 5 cảnh sát tấn công Tyre Nichols đặt ra câu hỏi lớn-15 sĩ quan cảnh sát bị truy tố sau cái chết của Tyre Nichols. Ảnh: Sở cảnh sát Memphis.

Một số người khác bày tỏ sự thất vọng, khi các sĩ quan da đen không nhạy bén cũng như không lo ngại về việc chủng tộc của họ sẽ làm phức tạp thêm vấn đề cảnh sát bạo lực với cộng đồng người da đen.

“Là người Mỹ gốc Phi, tôi nhận thấy khi các sĩ quan là người da đen, mọi người sẽ nói bạo lực với người da đen không mang động cơ phân biệt chủng tộc. Cảnh sát da đen sẵn sàng làm vậy với người da đen. Mọi chuyện thật phức tạp và đáng buồn”, Joel Kellum - 57 tuổi, giáo viên trường công lập ở thành phố New York - cho biết.

Những người ủng hộ cải tổ ngành cảnh sát từ lâu đã lập luận rằng các sở cảnh sát nên nắm bắt nhân khẩu học trong cộng đồng họ giám sát để cải thiện công tác trị an và giúp xây dựng lòng tin.

“Chúng tôi có cách tiếp cận vấn đề trị an rất đơn giản và tin rằng tính đại diện là giải pháp hiệu quả cho vấn đề phức tạp khó giải quyết”, ông Jody Armor - giáo sư luật tại Đại học South California, người nghiên cứu về công bằng chủng tộc - cho biết.

“Đây không chỉ là vấn đề đen và trắng, mà còn là đen và xanh (màu đồng phục cảnh sát Mỹ). Khi khoác lên mình bộ đồng phục màu xanh đó, nó thường trở thành đặc điểm nhận dạng chính, lấn át mọi đặc điểm nhận dạng khác”, ông Armor nói.

Ông Armor nhận định vụ hành hung ở Memphis thể hiện sự viển vông của quan niệm cho rằng chỉ cần bổ sung thêm thành viên thuộc cộng đồng chịu thiệt thòi vào ngành cảnh sát là sẽ giúp cộng đồng đó được đối xử công bằng hơn.

Cảm xúc lẫn lộn
Dẫu vậy, nhiều nhà hoạt động nói rằng việc đa dạng hóa lực lượng cảnh sát, đặc biệt là trong giới lãnh đạo, đã tạo ra sự khác biệt và vẫn là mục tiêu cần hướng tới. Một người bạn kể rằng bản thân anh Nichols từng coi việc trở thành cảnh sát là một cách để thay đổi chính sách từ bên trong.

Miriam Krinsky - Giám đốc điều hành Fair and Just Prosecution - cho biết vụ việc Tyre Nichols “không có nghĩa chúng ta nên từ bỏ những điều quan trọng, như đa dạng hóa các sở cảnh sát”. Tuy nhiên, bà Krinsky thừa nhận cải cách ngành cảnh sát phải vượt ra ngoài sự đa dạng.

“Kể cả khi chúng ta đã tuyển dụng đúng người, nhưng còn những thứ không phù hợp nằm trong văn hóa tổ chức, cách họ được đào tạo, giọng điệu và các giá trị được mô hình hóa. Do đó, chỉ tìm đúng người thôi sẽ là không đủ để giải quyết một số lo ngại về hành vi của cảnh sát”, bà nói.

Với một số nhà hoạt động, việc các sĩ quan liên quan là người da đen khiến họ thực sự đau buồn.

“Là người da đen, việc chứng kiến toàn người da đen liên quan tới vụ việc thực sự rất buồn. Nhưng tôi cũng không thể nào cảm thấy khá hơn nếu đó là các sĩ quan da trắng”, Max Markham thuộc Trung tâm Công bằng Chính sách nói thêm.


Màu da của 5 cảnh sát tấn công Tyre Nichols đặt ra câu hỏi lớn-2Ben Crump (giữa) là luật sư của gia đình Tyre Nichols. Ảnh: New York Times.

Có nhiều phản ứng trái chiều trước tốc độ mà 5 sĩ quan bị buộc tội. Công chúng vừa hoan nghênh, vừa có lo ngại rằng nếu đó là các sĩ quan da trắng, họ có thể đã được đối xử khác biệt nếu rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Trước đây, trong nhiều vụ việc, nhà chức trách cần mất hàng tháng mới đưa ra cáo trạng, và các đoạn video về vụ việc không phải lúc nào cũng được công bố rộng rãi.

“Thành thật mà nói, đây không phải lần đầu tiên chúng ta thấy cảnh sát phạm tội và dùng vũ lực quá mức với người da đen không mang vũ khí ở Mỹ, nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy công lý được thực thi nhanh như thế này”, ông Crump, luật sư của gia đình Nichols, nói.

“Chúng tôi sẽ không để các sĩ quan da đen bị đối xử khác với sĩ quan da trắng. Chúng tôi muốn công lý bình đẳng trước pháp luật”, ông nói thêm.

Trong khi đó, ông Darell Johnson - 44 tuổi, người da đen và sống ở Memphis trong hai thập kỷ - nói ông tập trung vào bi kịch của Tyre Nichols hơn là việc năm sĩ quan bị buộc tội là người Da đen.

“Màu da không quan trọng. Câu chuyện ở đây là những sĩ quan tước đi mạng sống của một chàng trai trẻ”, ông nói.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/Y3pgcSW

Adblock test (Why?)

Ông Trump nói có thể giải quyết chiến sự Ukraine trong 24 giờ

Donald Trump cho biết ông có thể giải quyết xung đột Nga - Ukraine "trong 24 giờ" nếu ông được bầu làm tổng thống Mỹ.

"Còn nhớ bà Hillary chứ? Bà ấy nói tôi sẽ gây ra một cuộc chiến tranh ngay trong tuần đầu nhậm chức. Họ nghĩ đó là tính cách của tôi, nhưng thực tế thì ngược lại", ông Trump phát biểu trước đám đông ủng hộ ở thị trấn Salem, New Hampshire, khi khởi động chiến dịch tái tranh cử tổng thống hôm 28/1.

Cựu tổng thống Trump cho rằng tính cách của ông đã giúp Mỹ tránh khỏi mọi xung đột, thêm rằng ông từng nói Nga sẽ không bao giờ tham chiến dưới nhiệm kỳ của ông và Tổng thống Vladimir Putin sẽ không phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine nếu ông còn nắm quyền.

"Thậm chí bây giờ tôi có thể giải quyết cuộc xung đột đó trong 24 giờ. Những điều đã xảy ra thật khủng khiếp. Những thành phố đó đã bị tàn phá", ông Trump tuyên bố.

Ông Trump không nói rõ sẽ giải quyết xung đột Nga - Ukraine thế nào, nhưng cho rằng nếu ông còn lãnh đạo nước Mỹ, khả năng xảy ra cuộc chiến là "con số không".

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Columbia, Nam Carolina, hôm 28/1. Ảnh: AFP.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Columbia, Nam Carolina, hôm 28/1. Ảnh: AFP.

Cựu tổng thống Trump hồi tháng 3/2022 nói tính cách cá nhân của ông là yếu tố giúp Mỹ không sa vào chiến tranh và nước Mỹ hiện không có ai đối thoại được với Tổng thống Putin, đồng thời chỉ trích ông chủ Nhà Trắng Joe Biden "yếu kém".

Ông Trump hồi tháng 11/2022 trở thành ứng viên đầu tiên của đảng Cộng hòa tuyên bố tái tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024 và đang là một trong những lựa chọn hàng đầu của đảng này.

Tuy nhiên, cựu tổng thống 77 tuổi đang gặp nhiều vấn đề như vướng vào nhiều rắc rối pháp lý, không được toàn bộ đảng Cộng hòa ủng hộ và có khả năng phải đương đầu với các ứng viên khác tiềm năng hơn.

Chiến sự Nga - Ukraine sắp kéo dài gần một năm và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Chuyên gia phương Tây cảnh báo Nga đang lên kế hoạch mới tiến công Ukraine quy mô lớn trong một hoặc hai tháng tới. Ukraine trong khi đó đang hối thúc phương Tây nhanh chóng chuyển vũ khí để đối phó lực lượng Nga.

Ngọc Ánh (Theo Newsweek)

Adblock test (Why?)

Con gái ông Thaksin tự tin về bầu cử thủ tướng

Thái LanPaetongtarn, con gái út của ông Thaksin, tự tin rằng đảng Pheu Thai của cô sẽ giành chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử năm nay.

"Đất nước giờ đây cần sửa đổi, cần những chính sách tốt hơn và nhân dân cần cuộc sống tốt hơn. Đảng của chúng tôi đã sẵn sàng và có khả năng giúp đỡ mọi người", Paetongtarn Shinawatra, con gái út 36 tuổi của cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra, nói trong cuộc vận động tranh cử ở tỉnh Nong Khai hôm 28/1.

Cô Paetongtarn, hiện dẫn đầu các cuộc thăm dò về ứng viên tranh cử chức thủ tướng Thái Lan, khẳng định bản thân đã "sẵn sàng 100%" để trở thành một trong ba ứng cử viên đại diện đảng Pheu Thai. Loạt cuộc khảo sát cũng cho thấy Pheu Thai đang là đảng có khả năng giành nhiều ghế nhất trong quốc hội Thái Lan.

Paetongtarn Shinawatra chụp với đám đông người ủng hộ đảng Pheu Thai ở Samut Prakan hồi tháng 5/2022. Ảnh: AFP.

Paetongtarn Shinawatra chụp với đám đông người ủng hộ đảng Pheu Thai ở Samut Prakan hồi tháng 5/2022. Ảnh: AFP.

Cô Paetongtarn cho biết đảng Pheu Thai tự tin 100% về khả năng giành đủ số ghế trong quốc hội để thành lập chính phủ riêng, thay vì thành lập chính phủ liên minh.

"Chúng tôi đang hướng tới chiến thắng vang dội và chúng tôi rất lạc quan về điều đó", cô nói.

Đảng Pheu Thai đang thu hút cử tri bằng cam kết tăng lương tối thiểu 70% và tăng giá nông sản trong khi cắt giảm giá năng lượng. Đảng này cũng hứa nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế lên 5% hàng năm và mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế.

Các thành viên trong gia đình Thaksin đã cho thấy sức hút lớn trong các cuộc bầu cử ở Thái Lan kể từ năm 2001 tới năm 2011, khi những chính sách dân túy giúp ông Thaksin và em gái ông là bà Yingluck giành hàng chục triệu phiếu bầu từ tầng lớp lao động nghèo ở nông thôn và thành thị để trở thành thủ tướng.

Ông Thaksin từng giữ chức thủ tướng Thái Lan từ năm 2001 nhưng bị lật đổ sau cuộc đảo chính của quân đội năm 2006. Năm 2011, bà Yingluck Shinawatra, em gái Thaksin, trở thành thủ tướng Thái Lan nhưng cũng bị quân đội đảo chính và lật đổ vào năm 2014. Hai người được cho là sống lưu vong ở Dubai.

Thái Lan dự kiến tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 5, khi 500 thành viên Hạ viện kết thúc nhiệm kỳ vào 23/3.

Ngọc Ánh (Theo Bloomberg)

Adblock test (Why?)

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2023

Israel có thể đã dùng UAV tập kích nhà máy Iran

Một quan chức Mỹ cho biết Israel dường như đứng sau vụ tập kích bằng UAV nhằm vào nhà máy quân sự tại miền trung Iran.

Vụ tập kích diễn ra ngày 29/1 nhằm vào tổ hợp công nghiệp gần thành phố Isfahan, thủ phủ tỉnh cùng tên ở miền trung Iran. Giới chức Iran cho biết không có thương vong hay thiệt hại nghiêm trọng trong cuộc tấn công.

Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay Israel dường như liên quan tới vụ tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) nhằm vào nhà máy quân sự của Iran. Các nguồn tin của Wall Street Journal cũng đưa ra nhận định tương tự.

Phát ngôn viên quân đội Israel từ chối bình luận về vụ tập kích, còn chuẩn tướng Patrick Ryder, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, khẳng định quân đội Mỹ không tham gia vụ tấn công nhà máy ở Iran.

Vụ nổ nghi do máy bay không người lái gây ra tại một nhà máy ở tỉnh Isfahan, Iran ngày 28/1. Ảnh: Reuters.

Vụ nổ nghi do máy bay không người lái gây ra tại một nhà máy ở tỉnh Isfahan, Iran ngày 28/1. Ảnh: Reuters.

Bộ Quốc phòng Iran cho biết vụ tập kích diễn ra vào đêm 28/1 bằng máy bay không người lái cỡ nhỏ. "Một chiếc UAV bị bắn hạ, hai chiếc còn lại mắc vào bẫy phòng thủ và nổ tung. Chúng chỉ làm hư hại nhẹ mái của một nhà xưởng, không gây thương vong", cơ quan này thông báo.

Một quan chức quân sự địa phương nhận định vị trí vụ tấn công nằm ở miền trung Iran và chiếc UAV có kích thước nhỏ cho thấy khả năng vụ tập kích được triển khai từ bên trong lãnh thổ nước này.

Iran chưa cáo buộc bên nào tập kích nhà máy của họ gần Isfahan. Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian gọi đây là "vụ tấn công hèn nhát nhằm gây bất an tại Iran". Nghị sĩ Hossein Mirzaie nói "có suy đoán mạnh mẽ rằng Israel đứng sau vụ tập kích".

Vụ tập kích diễn ra khi căng thẳng leo thang giữa Iran và phương Tây liên quan đến chương trình hạt nhân và các cuộc biểu tình tại quốc gia Trung Đông.

Ngoại trưởng Amirabdollahian tuyên bố những vụ tập kích như ngày 29/1 "không ảnh hưởng đến quyết tâm của các chuyên gia Iran tiếp tục chương trình hạt nhân hòa bình".

Iran từng cáo buộc Israel lên kế hoạch tấn công bằng cách dùng các đặc vụ chìm. Iran hồi tháng 7/2022 thông báo bắt một nhóm thám báo gồm các thành viên người Kurd làm việc cho Israel, cáo buộc họ lên kế hoạch làm nổ tung một trung tâm công nghiệp quốc phòng nhạy cảm ở Isfahan.

Iran đặt một số cơ sở hạt nhân tại tỉnh Isfahan, trong đó có nhà máy Natanz, trung tâm của chương trình làm giàu uranium. Iran cho biết nhà máy Natanz từng bị phá hoại năm 2021.

Vị trí của Israel và Iran. Đồ họa: DW.

Vị trí của Israel và Iran. Đồ họa: DW.

Nguyễn Tiến (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Biểu tình tiếp diễn tại Mỹ sau vụ cảnh sát đánh chết người

Người biểu tình một lần nữa xuống đường vào cuối tuần qua sau sự việc 5 sĩ quan cảnh sát Memphis đánh chết thanh niên Tyre Nichols.

Đoàn người biểu tình tuần hành ở New York, Atlanta, Boston, Baltimore, Los Angeles, San Francisco, Portland cùng hàng loạt thành phố khác trên khắp nước Mỹ hôm 28/1, giương cao những tấm biển ghi tên Tyre Nichol và kêu gọi chấm dứt hành vi lạm quyền của cảnh sát.

Ở Memphis, tại một khu vực tưởng niệm gần góc phố nơi Nichols bị đánh, Kiara Hill, người dân địa phương, bày tỏ nỗi thất vọng. "Chứng kiến mọi thứ diễn ra, với sự việc của Tyre Nichols, khiến tôi thấy đau lòng. Tôi cũng có một đứa con trai", bà Hill nói với CNN.

Biểu tình phản đối bạo lực cảnh sát và đòi công lý cho Tyre Nichols ở thành phố Atlanta, Mỹ, hôm 28/1. Ảnh: AFP.

Biểu tình phản đối bạo lực cảnh sát và đòi công lý cho Tyre Nichols ở thành phố Atlanta, Mỹ, hôm 28/1. Ảnh: AFP.

Người ta có thể nghe thấy tiếng Nichols la hét gọi mẹ trong đoạn video do cảnh sát công bố về cuộc chạm trán ngày 7/1 giữa anh với 5 sĩ quan cảnh sát thành phố Memphis, bang Tennessee.

Video cho thấy các sĩ quan tìm cách bắt Nichols, 29 tuổi, cố hạ gục anh này bằng súng điện. Khi nam thanh niên bỏ chạy, nhóm cảnh sát đã đuổi theo, liên tục đấm đá và dùng dùi cui đánh anh.

Nichols bị còng tay, gục xuống đất, và nằm như vậy trong 23 phút trước khi một chiếc xe cứu thương đến hiện trường. Anh nhập viện và qua đời ba ngày sau đó.

"Tất cả những sĩ quan này đã phản bội lời thề", luật sư Ben Crump của gia đình Nichols hôm nay nó. "Họ đã phản bội lời thế phụng sự và bảo vệ. Hãy xem video, có ai đang cố gắng bảo vệ Tyre Nichols không?".

Vài giờ sau khi video được công bố hôm 27/1, đám đông biểu tình bắt đầu đổ xuống đường phố Memphis sau đó lan sang những thành phố khác.

Vào thời điểm nhìn thấy con trai mình, bị bầm tím và sưng tấy nặng trên giường bệnh, mẹ của Nichols nói rằng bà đã biết anh sẽ không qua khỏi.

"Khi tôi nhìn con, tôi biết con trai mình đã ra đi", bà RowVaughn Wells chia sẻ.

Trong nước mắt, người mẹ nói rằng các sĩ quan bị buộc tội về cái chết của con trai bà "đã mang lại nỗi xấu hổ cho chính gia đình họ, mang lại nỗi xấu hổ cho cộng đồng da màu".

Một chiến dịch gây quỹ trên trang GoFundMe để tưởng nhớ Tyre Nichols đã huy động được hơn 936.000 USD, tính đến sáng 29/1. Chiến dịch này do mẹ Nichols tạo ra với nội dung: "Con tôi chỉ đang cố gắng về nhà để được an toàn trong vòng tay tôi. Tyre không có vũ khí, không đe dọa ai và tôn trọng cảnh sát trong toàn bộ cuộc chạm trán!".

Tổng thống Mỹ Joe Biden yêu cầu điều tra nhanh chóng, đầy đủ và minh bạch về sự việc, đồng thời kêu gọi người dân biểu tình ôn hòa. Nhà Trắng cho biết đã thông báo cho thị trưởng của hơn 10 thành phố về biện pháp hỗ trợ của chính quyền liên bang trong trường hợp xảy ra biểu tình.

Sự việc của Nichols gợi lại trường hợp của người đàn ông da màu George Floyd, bị cảnh sát ghì chết năm 2020. Cái chết của Floyd sau đó thổi bùng các cuộc biểu tình khắp nước Mỹ và lan sang cả các quốc gia khác trên thế giới.

Vũ Hoàng (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2023

Iran chặn UAV tấn công nhà máy quân sự

Quân đội Iran tuyên bố chặn loạt UAV tấn công nhà máy quân sự ở thành phố miền trung Isfahan, sau khi xuất hiện tiếng nổ lớn tại khu vực.

"Một máy bay không người lái (UAV) bị phòng không bắn hạ, trong khi hai chiếc khác vướng bẫy phòng thủ và phát nổ. Cuộc tấn công thất bại không gây thương vong, chỉ làm hư hại nhẹ phần mái của nhà máy", Bộ Quốc phòng Iran ra thông cáo cho biết hôm nay.

Iran chặn UAV tấn công nhà máy quân sự

Vụ nổ tại nhà máy quân sự ở Isfahan, miền trung Iran, đêm 28/1. Ảnh: Twitter/YWNReporter.

Thông tin được đưa ra sau khi một tiếng nổ lớn phát ra từ nhà máy sản xuất đạn dược ở thành phố Isfahan, miền trung Iran. "Cuộc tấn công không ảnh hưởng tới cơ sở hạ tầng và nhiệm vụ của chúng tôi. Những biện pháp mù quáng như vậy không thể ngăn cản bước tiến của đất nước", thông cáo có đoạn.

Giới chức Iran chưa công bố lực lượng đứng sau cuộc tấn công. Chưa có cá nhân hay tổ chức nào nhận trách nhiệm về sự việc.

Iran hồi tháng 7/2022 tuyên bố bắt một nhóm phá hoại gồm các tay súng người Kurd làm việc cho Israel, cáo buộc họ âm mưu đánh bom một cơ sở công nghiệp quốc phòng nhạy cảm ở Isfahan.

Vị trí thành phố Isfahan của Iran. Đồ họa: TRT World.

Vị trí thành phố Isfahan của Iran. Đồ họa: TRT World.

Căng thẳng Iran - Israel gần đây tiếp tục leo thang xoay quanh chương trình hạt nhân của Tehran. Giới chức Israel cho rằng Iran đang tìm cách phát triển vũ khí nguyên tử, trong khi Tehran bác bỏ hoàn toàn. Israel từ lâu đã đe dọa hành động quân sự nhằm vào Iran nếu các cuộc đàm phán giữa Tehran và Washington không thể khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Nhiều cơ sở quốc phòng, hạt nhân và công nghiệp của Iran đã xảy ra các vụ nổ hoặc cháy trong những năm qua. Tehran hồi năm 2021 cáo buộc Tel Aviv phá hoại nhà máy hạt nhân then chốt của nước này ở Natanz và thề trả thù.

Vũ Anh (Theo IRNA)

Adblock test (Why?)

Nhân viên Google òa khóc khi 12.000 đồng nghiệp bị sa thải bất ngờ

Những người không nằm trong diện sa thải vào hôm 20/1 đang cố gắng giúp các đồng nghiệp cũ lấy lại tinh thần và tìm công việc mới.

Nhân viên Google òa khóc khi 12.000 đồng nghiệp bị sa thải bất ngờ-1
Google cắt giảm lượng lớn lực lượng lao động toàn cầu của mình. Ảnh: Reuters.

Một số nhân viên của Google sống sót sau cuộc thanh trừng khoảng 12.000 nhân viên gần đây đã khóc trong các cuộc họp vào ngày thông báo sa thải.

“Nhiều người khóc nức nở, họ liên tục lau nước mắt”, một kỹ sư làm việc 10 năm ở trụ sở East Coast kể.

Ngày 20/1, Sundar Pichai, CEO Alphabet, công ty mẹ của Google, đã tuyên bố cho nghỉ việc khoảng 6% lực lượng lao động toàn cầu, theo Insider.

Pichai cho phép những nhân sự còn lại có thể làm việc tại nhà vào hôm đó để tránh các tác động tiêu cực.

Vị kỹ sư trên cho biết các nhân viên vẫn giữ được công việc bắt đầu hỏi thăm tình hình của nhau. Họ gật đầu chào đối phương với cảm giác được chia sẻ khi đi ngang qua nhau trong văn phòng.

“Trước đây, đó không phải là tương tác phi ngôn ngữ điển hình. Bây giờ, cái gật đầu đó rất có ý nghĩa với mọi người”, anh nói.

Một kỹ sư khác ở West Coast, cũng cống hiến cho Google hơn 10 năm, nói với Insider rằng những người thoát khỏi đợt sa thải đều đang "tức giận và buồn bã".

“Chúng tôi thực sự tin rằng Google là một cái gì đó khác biệt. Nhưng nó cũng giống như mọi công ty lớn khác. Bây giờ, bất cứ thứ gì từng khiến tôi cảm thấy đặc biệt hoặc giống như một phần của sứ mệnh - không chỉ là cỗ máy kiếm tiền - đã biến mất”, anh nói.

Nhân viên Google òa khóc khi 12.000 đồng nghiệp bị sa thải bất ngờ-2
Hàng nghìn nhân viên của Google tại Mỹ bỗng thất nghiệp vào gần cuối tháng 1. Ảnh: Insider.

Cả hai người này đều cho hay một số nhân viên còn lại lo lắng về làn sóng cắt giảm vẫn sẽ tiếp diễn.

Nhân viên của Google thường được săn đón nhưng không rời đi vì các đặc quyền và cảm giác an toàn trong công việc. Tuy nhiên, những yếu tố đó đã dần bị "lột sạch" và việc sa thải có nghĩa mọi thứ trước đây dần trở thành dĩ vãng.

Nhiều người lao động đã không nhận được bất kỳ thông báo nào từ gã khổng lồ công nghệ về việc chấm dứt hợp đồng ngoại trừ email trả lương đến ngày 3/2.

Một số người phát hiện điều bất thường qua tin nhắn của các đồng nghiệp có liên quan.

“Sáng hôm đó, vài đồng nghiệp nhắn tin hỏi xem tôi có ổn không. Tôi còn nghĩ đã có một vụ nổ súng hoặc thảm họa thiên nhiên”, Nicholas Whitaker, từng làm việc trong nhóm phát triển con người của Google, kể.

Khi quyền truy cập vào các hệ thống của công ty bị cắt vào ngày 20/1, những nhân viên bị ảnh hưởng buộc phải liên hệ với đồng nghiệp bằng cách khác để nói lời tạm biệt.

Những người may mắn sống sót không được cung cấp thông tin nào ra bên ngoài, trừ thông báo "không thể kết nối" trên hệ thống liên lạc nội bộ của Google.

Xoogler, cộng đồng quy tụ nhiều cựu nhân viên Google, đã tổ chức các buổi tư vấn về nhập cư và sức khỏe tâm thần. Whitaker cho biết anh đang cung cấp những buổi thiền định và chánh niệm miễn phí.

"Tôi nhớ các đồng nghiệp của mình. Chúng tôi đã cố gắng hỗ trợ lẫn nhau tốt nhất có thể", Jarrod Ahalt, một kỹ sư bảo mật bị sa thải, bày tỏ.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/XOCpo7f

Adblock test (Why?)

Israel tuyên bố đáp trả mạnh mẽ vụ xả súng ở Jerusalem

Thủ tướng Israel Netanyahu khẳng định sẽ "phản ứng mạnh mẽ và nhanh chóng" sau hai vụ xả súng liên tiếp làm 7 người chết ở Jerusalem.

"Chúng ta không muốn leo thang căng thẳng, nhưng đã chuẩn bị cho mọi kịch bản. Phản ứng sẽ rất mạnh mẽ, nhanh chóng và chính xác", Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết hôm 28/1 khi chủ trì phiên họp với các quan chức an ninh.

Thủ tướng Israel khẳng định sẽ tìm cách gia tăng giấy phép sử dụng súng cho công dân để đối phó với các vụ tấn công đường phố. Ông Neytayahu trước đó kêu gọi người Israel không "tự đòi công lý" bằng các hành động cực đoan nhắm vào người Arab.

Thủ tướng Netanyahu thăm hiện trường sau vụ xả súng ở Jerusalem hôm 28/1. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Netanyahu thăm hiện trường sau vụ xả súng ở Jerusalem hôm 28/1. Ảnh: Reuters.

Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Israel cho biết một tiểu đoàn đã được điều tới Bờ Tây để củng cố lực lượng, nhưng chưa có dấu hiệu nào cho thấy Israel đang chuẩn bị mở chiến dịch quân sự lớn nhằm vào lực lượng dân quân Palestine ở Dải Gaza.

Lãnh đạo cảnh sát Israel Kobi Shabtai mô tả hai vụ xả súng liên tiếp là "một trong những cuộc tấn công kinh hoàng nhất mà Israel từng chứng kiến trong vài năm gần đây".

Vụ xả súng đầu tiên xảy ra đêm 27/1, khi nghi phạm 21 tuổi người Palestine nã đạn vào nhà nguyện Do Thái ở khu định cư Neve Yaakov tại Jerusalem, khiến ít nhất 7 người chết và ba người bị thương. Nghi phạm tiếp tục nổ súng vào người đi đường trong quá trình tẩu thoát, trước khi bị lực lượng an ninh Israel bắn hạ.

Vụ tấn công xảy ra lúc buổi cầu nguyện đêm đang diễn ra và trùng với ngày tưởng nhớ các nạn nhân của Nạn Diệt chủng Do Thái trong Thế chiến II. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất nhắm vào người Israel trong những năm gần đây.

Vài tiếng sau, một thiếu niên 13 tuổi người Palestine tiếp tục nổ súng ở khu Silwan, ngay bên ngoài khu vực Israel kiểm soát ở Đông Jerusalem, khiến hai người bị thương.

Vị trí vụ xả súng khiến 7 người chết ở Đông Jerusalem vào đêm 27/1. Đồ họa: Washington Post.

Vị trí vụ xả súng khiến 7 người chết ở Đông Jerusalem đêm 27/1. Đồ họa: Washington Post.

Các vụ xả súng xảy ra giữa giai đoạn căng thẳng Palestine - Israel leo thang nghiêm trọng vì quân đội Israel mở chiến dịch truy quét "phần tử khủng bố" ở Bờ Tây và không kích đáp trả dân quân Palestine ở Dải Gaza.

Quân đội Israel hôm 26/1 mở cuộc truy quét ở trại tị nạn Jenin trong khu vực Bờ Tây khiến 9 người thiệt mạng. Giới quan sát mô tả đây là một trong những chiến dịch "chống khủng bố" gây thương vong dân thường lớn nhất tại khu vực kể từ làn sóng Intifada, phong trào của người Palestine chống lại lực lượng Israel chiếm đóng Bờ Tây và Dải Gaza trong giai đoạn 2000-2005.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Ukraine phủ nhận tìm cách sở hữu 24 tiêm kích F-16

Không quân Ukraine phủ nhận thông tin nước này đang thúc giục phương Tây chuyển 24 tiêm kích F-16, cho rằng quá trình đàm phán chưa ngã ngũ.

"Ukraine đang trong giai đoạn đàm phán về máy bay. Chủng loại và số lượng chưa được quyết định", phát ngôn viên không quân Ukraine Yuri Ignat cho biết hôm 28/1.

Phát biểu được đưa ra một ngày sau khi truyền thông phương Tây dẫn lời ông Ignat cho rằng F-16 có thể là lựa chọn tốt nhất để thay thế tiêm kích thời Liên Xô trong biên chế Ukraine hiện nay và Kiev đang tìm mua hai phi đoàn với tổng cộng 24 máy bay.

Quan chức Ukraine cho rằng lời nói của ông đã bị diễn giải nhầm, nhấn mạnh các quốc gia đối tác không hài lòng với những lời đồn đoán công khai. "Chúng tôi không đưa ra thông cáo nào. Những phát biểu như vậy có tác động rất tiêu cực. Thông tin rất nhạy cảm và các đối tác không thích các tuyên bố viển vông được công bố", phát ngôn viên Ignat nói thêm.

Tiêm kích F-16 Mỹ cất cánh tại Italy hồi tháng 6/2022. Ảnh: USAF.

Tiêm kích F-16 Mỹ cất cánh tại Italy hồi tháng 6/2022. Ảnh: USAF.

Kiev từng nhiều lần bày tỏ mong muốn nhận tiêm kích thế hệ 4 của phương Tây, trong đó có F-16, nhận định loại khí tài này sẽ mang lại lợi thế vô cùng lớn trên chiến trường. Tuy nhiên, Mỹ và các nước châu Âu chưa chuyển tiêm kích cho Ukraine do lo ngại nguy cơ leo thang chiến sự, bất chấp nhiều lần phá rào để viện trợ vũ khí hạng nặng.

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius ngày 27/1 bác khả năng chuyển tiêm kích cho Ukraine do đây là vũ khí phức tạp hơn xe tăng chủ lực, cũng như có tầm hoạt động và hỏa lực khác hoàn toàn.

Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jon Finer ngày 26/1 nói Washington sẽ thảo luận về ý tưởng viện trợ tiêm kích "một cách rất cẩn thận" với Kiev và đồng minh. Giới chức Mỹ từng tuyên bố F-16 là tiêm kích phức tạp, phi công cần học lái trong nhiều tháng và yêu cầu bảo trì lớn, điều khó thực hiện tại Ukraine trong lúc chiến sự diễn ra.

Tiêm kích đa năng F-16 do General Dynamics phát triển từ những năm 1970, đang phục vụ trong biên chế Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh. F-16 có thể đạt tốc độ tối đa 2.100 km/h ở độ cao 12.000 m, trần bay 18.000 m với tầm hoạt động 546 km. F-16 được trang bị một pháo 6 nòng 20 mm, cùng 11 giá treo có thể mang theo tối đa 7,7 tấn vũ khí như bom và tên lửa dẫn đường.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Hàn Quốc truy tố chủ khách sạn gần nơi xảy ra thảm kịch Itaewon

Các công tố viên Hàn Quốc đã truy tố chủ khách sạn liền kề nơi xảy ra thảm kịch giẫm đạp trong lễ hội Halloween ở khu phố Itaewon năm ngoái, do xây dựng công trình trái phép trên con hẻm hẹp.

Ngày 26-1, các công tố viên Hàn Quốc đã truy tố chủ khách sạn liền kề nơi xảy ra thảm kịch giẫm đạp trong lễ hội Halloween ở khu phố Itaewon năm ngoái, theo hãng tin Yonhap.

Các công tố viên cho biết có cáo buộc rằng khách sạn Hamilton, ở tại khu phố Itaewon, có cấu trúc mở rộng trái phép khiến khu vực vốn đã chật hẹp càng trở nên chật hẹp hơn.

Chủ khách sạn là một người đàn ông 76 tuổi, họ Lee bị truy tố với cáo buộc xây dựng các công trình trái phép gần tòa nhà chính của khách sạn và chiếm dụng trái phép một con đường liền kề, vi phạm luật xây dựng và luật đường bộ.

Hàn Quốc truy tố chủ khách sạn gần nơi xảy ra thảm kịch Itaewon-1Ngày 31-10-2022, cảnh sát kiểm tra tại con hẻm nơi xảy ra thảm kịch giẫm đạp ở khu phố Itaewon, thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Ảnh: YONHAP

Ngày 29-10-2022, tại một con hẻm dọc theo bức tường bên ngoài của khách sạn nói trên, một vụ giẫm đạp đã xảy ra khiến hơn 150 người chết, nạn nhân chủ yếu ở độ tuổi 20. Vụ việc trở thành thảm kịch khiến nhiều người chết vì bị giẫm đạp nhất trong lịch sử Hàn Quốc.

Đến nay, 17 quan chức và tổ chức đã bị truy tố vì liên quan thảm kịch.

Cảnh sát Hàn Quốc ngày 27-1 cho biết sẽ xây dựng một hệ thống dự đoán thảm họa tiên tiến nhất nhằm ngăn chặn các sự cố tương tự như vụ việc ở Itaewon.

Theo Plo

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/pAynqUD

Adblock test (Why?)