Thứ Tư, 31 tháng 1, 2024

Cuộc gọi mạo danh ông Biden gây lo ngại về thao túng bầu cử Mỹ

Cuộc gọi sử dụng công nghệ làm giả giọng nói mạo danh Tổng thống Biden khiến giới chức Mỹ lo ngại mùa bầu cử rối loạn vì deepfake.

Văn phòng Tổng chưởng lý New Hampshire đang điều tra cuộc gọi mạo danh Tổng thống Joe Biden nhắm vào cử tri đảng Dân chủ tại bang này. Cuộc gọi xuất hiện ngày 21/1, hai ngày trước cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire, trong đó giọng nói giống ông Biden kêu gọi cử tri đảng Dân chủ không đi bỏ phiếu ở bang này.

Sự việc bị nghi ngờ là âm mưu tung tin giả "gây tổn hại cho ông Biden, thủ tiêu phiếu bầu cho đảng Dân chủ và phá hoại nền dân chủ Mỹ", theo phát ngôn viên đảng Dân chủ bang New Hampshire Aaron Jacobs. Giới chức địa phương vẫn chưa xác định được ai đã thực hiện cuộc gọi mạo danh, cũng như cách thức thủ phạm giả giọng Tổng thống Mỹ.

Theo đoạn ghi âm do đài CBS thu được một ngày sau, cuộc gọi mạo danh được thực hiện bằng phương thức gọi tự động tới các thuê bao tại New Hampshire. Để tăng mức tin cậy, nghi phạm còn chèn thêm vào cuộc gọi số điện thoại của Kathy Syllivan, cựu lãnh đạo đảng Dân chủ tại New Hampshire và đang là thủ quỹ một ủy ban vận động chính trị ủng hộ ông Biden.

Giới quan sát cho rằng cá nhân hoặc tổ chức đứng sau cuộc gọi này có thể đã sử dụng công nghệ giả giọng nói bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Sự việc khiến giới chức bầu cử Mỹ càng thêm lo ngại về nguy cơ những người lợi dụng AI và các công cụ deepfake gây rối loạn mùa bầu cử tổng thống năm nay.

Cử tri New Hampshire bỏ phiếu bầu sơ bộ tại thành phố Concord ngày 23/1. Ảnh: AFP

Cử tri New Hampshire bỏ phiếu bầu sơ bộ tại thành phố Concord ngày 23/1. Ảnh: AFP

Deepfake là sự kết hợp giữa deep learning (học sâu) và fake (giả). Công nghệ này dùng AI phân tích cử chỉ, nét mặt và giọng nói của một người, từ đó tái tạo và chỉnh sửa để tạo ảnh hoặc video trông như thật. Sự phát triển của công nghệ khiến công cụ AI và tính năng deepfake ngày càng phổ biến hơn, được tích hợp vào các ứng dụng mạng xã hội, chỉnh sửa hình ảnh hay công nghiệp điện ảnh.

Những công cụ này có thể gây ra rối loại xã hội và đe dọa an ninh quốc gia một khi nằm trong tay những kẻ có ý đồ xấu, khi chúng có khả năng dễ dàng tạo ra thông điệp và hình ảnh mạo danh, cũng như lan tỏa rộng và nhanh trên mạng xã hội.

"Giờ đây ai cũng có thể tạo ra nội dung deepfake chỉ bằng máy tính, kết nối Internet và ý đồ thao túng bầu cử", John Villasenor, giáo sư về AI và an ninh mạng tại Đại học California - Los Angeles (UCLA), nhận định. "Đây là công cụ mới và rất lợi hại đối với những cá nhân và tổ chức có ý đồ chi phối bầu cử bằng thông tin sai lệch".

Trước cuộc gọi giả giọng Tổng thống Biden, công cụ deepfake từng được phát hiện trong bầu cử tại Slovakia và đảo Đài Loan. Facebook vào tháng 6/2019 từng phát hiện video ngụy tạo về nghị sĩ Nancy Pelosi, khi đó giữ chức Chủ tịch Hạ viện Mỹ, dàn dựng hình ảnh bà không thể phát biểu trôi chảy.

Paul Barrett, giáo sư luật tại Đại học New York, nhận định công cụ deepfake có thể tác động tới bầu cử Mỹ theo hai hướng: Bôi nhọ ứng viên và giảm uy tín của cuộc bầu cử. Nội dung ngụy tạo ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của chính trị gia, khiến cử tri Mỹ nhìn nhận sai lệch về ứng viên và ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu.

"Khi những nội dung deepfake xuất hiện tràn lan trong mùa bầu cử, cử tri sẽ rơi vào trạng thái ngờ vực không ngừng, khó phân biệt thật giả. Tâm lý ngờ vực sẽ kéo theo thái độ bàng quan chính trị, hoài nghi hệ thống chính trị và làm giảm số người đi bầu", Barrett cảnh báo.

Theo thượng nghị sĩ Mike Rounds của đảng Cộng hòa, xây dựng quy định quản lý công nghệ AI là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc hội Mỹ, đặc biệt là cách ứng dụng công nghệ này vào quảng bá và truyền thông chính trị.

Video có nội dung khiêu dâm ngụy tạo liên quan đến ca sĩ Taylor Swifts và cuộc gọi giả giọng Tổng thống Biden cùng xuất hiện vào tháng này càng khiến giới lập pháp Mỹ lo lắng về ảnh hưởng của deepfake đến xã hội Mỹ.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại thành phố Manassas, bang Virginia ngày 23/1. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại thành phố Manassas, bang Virginia ngày 23/1. Ảnh: AP

Texas và Minnesota có luật riêng để xử phạt nội dung mạng sai sự thật ảnh hưởng đến bầu cử, trong khi California và Washington chỉ cấm nội dung ngụy tạo nhắm tới ứng viên tranh cử vào cơ quan công quyền. Ủy ban Bầu cử Liên bang (FEC) của Mỹ cũng đang cân nhắc xây dựng quy định về AI và deepfake trong các sản phẩm truyền thông vận động tranh cử.

Tuy nhiên, Mỹ chưa có điều luật nào ở cấp liên bang ngăn cấm chia sẻ hay sáng tạo nội dung bằng công nghệ deepfake. Giới lập pháp Mỹ vẫn chia rẽ về định nghĩa nội dung deepfake sẽ bao trùm những khía cạnh nào. Mekela Panditharatne, luật sư của Trung tâm Brennan thuộc Trường Luật Đại học New York, lập luận sự việc Tổng thống Biden bị giả giọng cho thấy luật về deepfake cần xem xét cả sản phẩm âm thanh, không dừng lại ở video và hình ảnh.

"Những nội dung ngụy tạo chính là thách thức nghiêm trọng đầu tiên mà chúng ta cần giải quyết trong kỷ nguyên AI. Những nội dung này đủ sức triệt tiêu toàn bộ niềm tin xã hội", Vijay Balasubramaniyan, CEO Pindrop, công ty tư vấn chống lừa đảo qua điện thoại tại Mỹ, cảnh báo.

Matthew Wright, lãnh đạo bộ phận an ninh mạng tại Viện Công nghệ Rochester, lo lắng cuộc bầu cử năm nay sẽ đối mặt nhiều mối đe dọa nghiêm trọng hơn nữa từ deepfake. Ông cho rằng cuộc gọi giả giọng Tổng thống Biden ở bang New Hampshire có thể mới là thuốc thử liều nhẹ cho xã hội Mỹ và các cấp quản lý, do chỉ áp dụng công nghệ phổ thông để ngụy tạo đoạn ghi âm.

"Thị trường hiện có nhiều công cụ khác tinh vi hơn và có thể gây tác động nguy hiểm hơn nữa", ông cảnh báo.

Peter Singer, chuyên gia về chiến lược an ninh mạng tại Washington, còn lo ngại deepfake tiềm ẩn hiểm họa gây bất ổn địa chính trị nếu một số nước sử dụng công nghệ này làm vũ khí thông tin. Nội dung giả mạo không chỉ có khả năng thao túng bầu cử, mà còn có thể đe dọa uy tín của các nguyên thủ hay chính trị gia, hoặc "đổ thêm dầu vào lửa" trong các căng thẳng quốc tế và châm ngòi xung đột.

"Suốt 15 năm qua, các chính phủ và đảng phái đã hiểu rõ mối nguy hiểm từ chiến tranh mạng, với cách hiểu khái quát là tấn công vào hệ thống mạng máy tính. Giờ đây, chúng ta đang chứng kiến anh em song sinh của nó là 'chiến tranh nhấn nút thích' (likewar), thao túng dư luận trên mạng xã hội và lan truyền tư tưởng gây bất ổn thông qua những lượt thích, lượt chia sẻ và những lời bịp bợm", Singer nhận định.

Thanh Danh (Theo Politico, CNBC)

Adblock test (Why?)

Ông Putin: Máy bay chở tù binh Ukraine bị hạ bằng tên lửa Mỹ

Tổng thống Putin tuyên bố vận tải cơ chở tù binh Ukraine đã bị bắn hạ bằng tên lửa từ hệ thống phòng không Patriot Mỹ cung cấp cho Kiev.

"Máy bay đã bị bắn hạ. Phân tích của các chuyên gia cho thấy chính hệ thống Patriot của Mỹ đã bắn rơi phi cơ", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trên truyền hình ngày 31/1, đề cập đến vụ vận tải cơ Il-76 rơi ở tỉnh Belgorod ngày 24/1.

Theo Tổng thống Nga, Ukraine đã phóng hai tên lửa từ hệ thống Patriot vào máy bay. "Chúng tôi nhấn mạnh cần tiến hành một cuộc điều tra quốc tế. Không tổ chức quốc tế nào sẵn sàng làm việc này", ông Putin nói, thêm rằng Nga đã chính thức yêu cầu cuộc điều tra như vậy.

Ukraine và Mỹ chưa bình luận về thông tin này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một sự kiện ở Moskva ngày 31/1. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại một sự kiện ở Moskva ngày 31/1. Ảnh: AFP

Nga trước đó cho biết vận tải cơ Il-76 rơi khi chở 65 tù binh Ukraine, ba lính canh áp giải, kíp lái 6 người và cáo buộc Kiev đứng sau sự việc. Ukraine không xác nhận hay phủ nhận việc bắn rơi máy bay, song yêu cầu Nga đưa ra bằng chứng máy bay chở tù binh.

Nga đã công bố danh sách 65 tù binh Ukraine có mặt trên chiếc Il-76. Cơ quan phụ trách quản lý tù binh của Ukraine xác nhận danh sách này bao gồm những người sẽ được trao đổi. Tuy nhiên, Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR) cho biết Nga chưa cung cấp bằng chứng cho biết binh sĩ Ukraine có mặt trên máy bay, cũng như không sẵn sàng trao trả thi thể họ.

Tổng thống Zelensky kêu gọi tiến hành cuộc điều tra quốc tế, nhưng cho biết cuộc điều tra có thể sẽ bị cản trở vì Nga toàn quyền kiểm soát việc tiếp cận hiện trường máy bay rơi.

Hiện trường máy bay Il-76 rơi ở tỉnh Belgorod ngày 24/1. Ảnh: TASS

Hiện trường máy bay Il-76 rơi ở tỉnh Belgorod ngày 24/1. Ảnh: TASS

Phát biểu trên truyền hình, ông Putin nhấn mạnh Nga và Ukraine vẫn sẽ tiếp tục trao đổi tù binh sau vụ rơi máy bay. Bộ Quốc phòng Nga hôm nay cho biết 195 binh sĩ nước này đã được trả tự do. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng thông báo 207 binh sĩ và thường dân đã trở về Ukraine.

Patriot là tên lửa phòng không hiện đại có thể được sử dụng để bắn hạ máy bay hoặc hoặc tên lửa đang bay tới. Mỹ đồng ý chuyển hệ thống Patriot tới Ukraine vào cuối năm 2022, sau nhiều tháng Kiev yêu cầu.

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Ông Stoltenberg không lo NATO suy yếu nếu Trump tái đắc cử

Tổng thư ký Stoltenberg không cho rằng nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump sẽ đe dọa tư cách thành viên của Mỹ và làm suy yếu liên minh NATO.

"Tôi tin rằng Mỹ sẽ tiếp tục là đồng minh trung thành của NATO bất kể kết quả cuộc bầu cử sắp tới như thế nào, bởi vì điều đó có lợi cho Washington", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói hôm nay.

Bình luận của lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đưa ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại nếu tái đắc cử năm nay, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump có thể rút Washington khỏi liên minh quân sự này.

Ông Trump nhiều lần đe dọa làm như vậy trong nhiệm kỳ đầu ở Nhà Trắng. Ông đã cắt giảm ngân sách quốc phòng cho NATO và thường xuyên phàn nàn Mỹ phải chịu gánh nặng nhiều hơn các nước thành viên khác.

"Tôi đã làm việc với ông ấy 4 năm. Tôi đã lắng nghe cẩn thận những lời chỉ trích và chúng chủ yếu về việc đồng minh đang chi quá ít cho NATO", ông Stoltenberg nói.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong buổi họp báo cùng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Washington ngày 29/1. Ảnh: Reuters

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg trong buổi họp báo cùng Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tại Washington ngày 29/1. Ảnh: Reuters

Lãnh đạo NATO, người đang thúc đẩy các nước tăng ngân sách quốc phòng, cho biết ngày càng nhiều thành viên liên minh tăng phần đóng góp của họ. "Do đó thông điệp từ Mỹ rằng các đồng minh châu Âu phải tăng cường đóng góp đã được thấu hiểu và đang đi đúng hướng", ông Stoltenberg nói.

Cựu tổng thống Trump hiện là ứng viên dẫn đầu đường đua tranh đề cử của đảng Cộng hòa và nhiều khả năng tái đấu với Tổng thống Joe Biden vào tháng 11. Nhiều người đã nghĩ tới kịch bản ông Trump lãnh đạo nước Mỹ 4 năm tới, khi cựu tổng thống có lượng cử tri ủng hộ đông đảo và dẫn trước ông Biden trong các cuộc đối đầu giả định.

Trong một sự kiện vận động tranh cử cuối tuần qua, ông Trump tiếp tục chỉ trích NATO, nói rằng không tin các nước trong liên minh sẽ hỗ trợ nếu Mỹ bị tấn công.

Điều 5 hiệp ước NATO quy định bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào một thành viên của khối cũng được coi là đòn tấn công nhằm vào cả liên minh và NATO sẽ phối hợp đáp trả. Lần duy nhất điều 5 được viện dẫn trong lịch sử NATO là một ngày sau vụ tấn công 11/9 tại Mỹ.

Về xung đột ở Ukraine, ông Trump kêu gọi giảm leo thang và phàn nàn về hàng tỷ USD viện trợ. Ông từng tuyên bố sẽ "chấm dứt" xung đột giữa Nga và Ukraine trong vòng 24 giờ nếu tái đắc cử.

Thanh Tâm (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Nhà hoạt động phản chiến Nga nộp đơn tranh cử tổng thống

Cựu nghị sĩ Boris Nadezhdin, người phản đối cuộc chiến ở Ukraine, thu thập đủ 100.000 chữ ký theo yêu cầu để đăng ký làm ứng viên tổng thống Nga.

Boris Nadezhdin cùng các trợ lý hôm nay chuyển hàng chục thùng dán chữ "Nadezhdin 2024" tới văn phòng Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) tại Moskva, bên trong là 105.000 chữ ký của người ủng hộ, đáp ứng yêu cầu để ông đăng ký làm ứng viên tổng thống.

"Đây là đội của tôi, ai cũng nhợt nhạt vì ngủ rất ít gần đây, nhưng chúng tôi đã làm được", Nadezhdin nói với các phóng viên, đề cập đến quy định ứng viên tổng thống Nga phải thu thập được ít nhất 100.000 chữ ký.

Nadezhdin, 60 tuổi, có kinh nghiệm 30 năm hoạt động trên chính trường Nga, trong đó có thời gian ngắn làm nghị sĩ ở Hạ viện. Ông gần đây thu hút sự chú ý với cam kết chấm dứt xung đột Ukraine nếu đắc cử và được coi là "người thách thức" Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc bầu cử vào tháng 3.

CEC phải đưa ra quyết định về tư cách tranh cử của Nadezhdin trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ. Trong thời gian đó, ủy ban sẽ xác minh tính xác thực của các chữ ký được cung cấp.

Boris Nadezhdin phát biểu với truyền thông sau khi nộp chữ ký lên Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga tại Moskva ngày 31/1. Ảnh: AFP

Boris Nadezhdin phát biểu với truyền thông sau khi nộp chữ ký lên Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga tại Moskva ngày 31/1. Ảnh: AFP

Phát biểu với truyền thông tại trụ sở ủy ban bầu cử, ông Nadezhdin nhấn mạnh tất cả chữ ký đều được thu thập ở Nga, phù hợp với quy định, và không bao gồm chữ ký được thu thập ở nước ngoài. Ông cũng nói chiến dịch của ông hoàn toàn được tài trợ bằng hàng chục nghìn khoản quyên góp từ "những người bình thường".

"Tổng thống Putin đã phạm sai lầm khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine", Nadezhdin nói, thêm rằng ông sẽ nỗ lực kết thúc chiến sự thông qua đàm phán.

Tổng thống Putin, 71 tuổi, hôm 29/1 chính thức được ghi tên vào danh sách ứng viên tham gia cuộc bầu cử tổng thống Nga diễn ra ngày 15-17/3, sau khi đáp ứng đủ điều kiện về chữ ký hợp lệ.

Tổng thống Putin là người thứ tư được CEC xác nhận tư cách ứng viên. Ba người trước đó là lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Nga (LDPR) Leonid Slutsky, nghị sĩ Vladislav Davankov và nghị sĩ Nikolay Kharitonov.

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Ba, 30 tháng 1, 2024

Triều Tiên diễn tập phản công chớp nhoáng bằng tên lửa hành trình

Triều Tiên thông báo phóng thử thành công tên lửa hành trình Hwasal-2 trong diễn tập phản công chớp nhoáng ở vùng biển phía tây bán đảo.

Lực lượng vũ trang Triều Tiên tổ chức diễn tập tại vùng biển phía tây bán đảo nhằm kiểm tra năng lực phản công chớp nhoáng và cải thiện khả năng tấn công chiến lược, hãng thông tấn KCNA ngày 31/1 đưa tin.

Trong khuôn khổ diễn tập, quân đội Triều Tiên thử nghiệm thành công tên lửa hành trình chiến lược Hwasal-2, quả đạn bay thấp và đánh trúng mục tiêu nằm trên một hòn đảo. KCNA khẳng định vụ phóng "không gây ảnh hưởng xấu tới an ninh" trong khu vực.

Tên lửa hành trình Hwasal-2 được Triều Tiên phóng thử nghiệm vào sáng 30/1 . Ảnh: KCNA

Tên lửa hành trình Hwasal-2 được Triều Tiên phóng ngày 30/1 . Ảnh: KCNA

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JSC) phát hiện Triều Tiên phóng một số tên lửa hành trình ra vùng biển phía tây bán đảo vào sáng 30/1. JSC chưa công bố thông tin về loại và số lượng tên lửa mà Triều Tiên phóng.

Triều Tiên lần đầu phóng thử hai loại tên lửa hành trình Hwasal-1 và Hwasal-2 lần lượt vào tháng 9/2021 và tháng 1/2022. Giới chức Hàn Quốc nhận định hai loại tên lửa này có tầm bắn khoảng 1.500-2.000 km.

Tên lửa hành trình thường sử dụng động cơ phản lực và bay thấp hơn so với tên lửa đạn đạo, khiến chúng khó bị phát hiện và đánh chặn hơn. Các lệnh trừng phạt hiện hành của Liên Hợp Quốc không cấm Triều Tiên phóng thử tên lửa hành trình.

Tuy nhiên, Hàn Quốc nhiều lần bày tỏ lo ngại về các vụ phóng thử tên lửa hành trình của Triều Tiên. Giới chức Hàn Quốc nhận định tên lửa hành trình Triều Tiên có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ngày 28/1 thị sát vụ thử tên lửa hành trình Pulhwasal-3-31 phóng từ tàu ngầm. Hai quả đạn bay trong hơn hai tiếng rồi đánh trúng mục tiêu đã định trên một hòn đảo ở Biển Nhật Bản.

Các vụ thử tên lửa nói trên diễn ra trong lúc quan hệ giữa hai miền xấu đi và sau khi đặc nhiệm Hàn Quốc kết thúc đợt diễn tập xâm nhập kéo dài 10 ngày ở bờ biển miền đông.

Triều Tiên diễn tập phản công nhanh với tên lửa hành trình Hwasal-2 vào ngày 30/1. Ảnh: KCNA

Tên lửa hành trình Hwasal-2 đánh trúng mục tiêu trong diễn tập phản công chớp nhoáng của quân đội Triều Tiên ngày 30/1. Ảnh: KCNA

Thanh Danh (Theo AFP, Yonhap)

Adblock test (Why?)

Ukraine nói Nga chưa trả thi thể tù binh trên máy bay Il-76 bị rơi

Quan chức tình báo Ukraine nói Nga không sẵn sàng trao trả thi thể hàng chục tù binh mà họ nói đã chết khi chiếc Il-76 rơi ở tỉnh Belgorod.

"Nga tuyên bố binh sĩ của chúng tôi bị bắt làm tù binh có mặt trên chiếc máy bay đó và chúng tôi hiện chỉ có thể phân tích thông tin của họ", Andriy Yusov, phát ngôn viên Tổng cục Tình báo Quân đội Ukraine (GUR) ngày 30/1 nói. "Phía Nga chưa sẵn sàng chuyển thi thể cho chúng tôi".

Ông Yusov cho rằng vận tải cơ Il-76 của Nga rơi ở tỉnh Belgorod ngày 24/1 "có thể vận chuyển cả đạn dược, các tù binh được dùng làm lá chắn sống" và GUR đang điều tra thông tin liên quan. Phát ngôn viên GUR cũng cáo buộc phản ứng của Nga và bối cảnh xảy ra thảm họa "mang tính khiêu khích".

Nga chưa bình luận về thông tin do phát ngôn viên GUR đưa ra.

Mảnh vỡ vận tải cơ Il-76 bị rơi ở tỉnh Belgorod, Nga ngày 24/1. Ảnh: SKR

Mảnh vỡ vận tải cơ Il-76 bị rơi ở tỉnh Belgorod, Nga ngày 24/1. Ảnh: SKR

Giới chức Nga cáo buộc Ukraine bắn hạ vận tải cơ Il-76 "chở 65 tù binh", khiến máy bay rơi tại tỉnh Belgorod. Toàn bộ người có mặt trên máy bay thiệt mạng, bao gồm các tù binh Ukraine, ba lính canh áp giải và kíp lái 6 người.

Nga công bố danh sách 65 tù binh Ukraine có mặt trên chiếc Il-76. Cơ quan phụ trách quản lý tù binh của Ukraine xác nhận danh sách này bao gồm những người sẽ được trao đổi. Tuy nhiên, lãnh đạo GUR cho biết Nga chưa cung cấp bằng chứng cho biết 65 binh sĩ Ukraine bị bắt có mặt trên vận tải cơ Il-76 bị rơi.

Ủy ban Điều tra Liên bang Nga (SKR) tuần trước công bố video tù binh Ukraine lên vận tải cơ Il-76 và hiện trường máy bay rơi với thi thể các nạn nhân.

SKR cho biết nhiều thi thể có hình xăm đặc trưng giống với biểu tượng xuất hiện trên người các binh sĩ Ukraine. "Các thi thể này sẽ được thu thập theo quy định và giám định di truyền để xác định danh tính", SKR thông báo.

Ilyushin Il-76 là máy bay vận tải chiến lược sử dụng 4 động cơ phản lực đầu tiên của Liên Xô, đi vào biên chế từ năm 1974 với tổng số gần 1.000 chiếc được chế tạo từ đó đến nay.

Il-76 được thiết kế vận chuyển hàng hóa quá khổ, cũng như phục vụ mục đích vận tải khẩn cấp và hỗ trợ nhân đạo khắp thế giới. Máy bay có khả năng cất hạ cánh trên nhiều loại đường băng khác nhau, kể cả nền đất nện và sông băng tại địa cực.

Mỗi vận tải cơ Il-76MD dài 46,6 m, sải cánh rộng 50,5 m, cao 14,7 m, khối lượng rỗng 92,5 tấn và trọng tải tối đa tới 48 tấn. Máy bay đạt tốc độ tối đa 900 km/h, tầm bay khoảng 4.400 km với khối lượng hàng hóa lớn nhất.

Vị trí tỉnh Belgorod của Nga. Đồ họa: RYV

Vị trí tỉnh Belgorod của Nga. Đồ họa: RYV

Nguyễn Tiến (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2024

Lý do Mỹ không chặn được UAV tập kích căn cứ ở Jordan

Quan chức Mỹ cho biết sự nhầm lẫn khi nhận dạng UAV khiến nước này không chặn được vụ tập kích căn cứ ở đông bắc Jordan.

Giới chức Mỹ hôm 29/1 cho biết khoảnh khắc máy bay không người lái (UAV) tập kích căn cứ quân sự của nước này ở đông bắc Jordan đêm 28/1 cũng là lúc một UAV của Mỹ đang quay về căn cứ. Do nhầm lẫn trong nhận dạng UAV, Mỹ đã không ngăn được cuộc tập kích khiến ba người thiệt mạng và 34 người bị thương.

Vụ tấn công nhằm vào Tháp 22, một tiền đồn nhỏ của Mỹ gần biên giới Syria, nằm trong Mạng lưới Phòng thủ Jordan. Khoảng 350 lính bộ binh và không quân Mỹ được triển khai tại Tháp 22.

Giới chức Mỹ cáo buộc UAV tấn công Tháp 22 do một nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn phóng từ Iraq. Một quan chức quốc phòng Mỹ nói rằng nước này chưa tìm thấy bằng chứng Iran chỉ đạo cuộc tấn công.

Binh sĩ Mỹ trong cuộc diễn tập quân sự thường niên ở Jordan hồi tháng 5/2017. Ảnh: AFP

Binh sĩ Mỹ trong cuộc diễn tập quân sự thường niên ở Jordan hồi tháng 5/2017. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố nước này sẽ đáp trả. Giới chức Mỹ cho biết họ đang cân nhắc các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng dân quân ở Iraq, Syria và Iran, trong đó phương án Iran ít khả dĩ nhất.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby cho biết Mỹ đang nỗ lực xác định bên đứng sau vụ tấn công, nhưng nghi rằng vụ tấn công nhận được hỗ trợ từ Kataib Hezbollah, nhóm dân quân thân Iran, có trụ sở tại Iraq và có lực lượng ở Syria.

Trong khi đó, Washington Post dẫn lời chỉ huy Lực lượng Kháng chiến Hồi giáo (IRI) nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công. IRI là liên minh lỏng lẻo của các nhóm vũ trang thân Iran như Kataib Hezbollah, Harakat Hezbollah al-Nujaba, Asaib Ahl al-Haq, Kataib Sayyid al-Shuhada

Sự hiện diện của binh sĩ Mỹ ở Jordan là vấn đề nhạy cảm, khi tâm lý bài Mỹ tại quốc gia Trung Đông gia tăng do Washington ủng hộ Israel trong cuộc chiến với Hamas.

Vị trí Jordan, Iraq và Syria. Đồ họa: WP

Vị trí Jordan, Iraq và Syria. Đồ họa: WP

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Israel phóng tên lửa vào thủ đô Syria

Bộ Quốc phòng Syria nói Israel khai hỏa tên lửa vào nhiều mục tiêu ở ngoại ô thủ đô Damascus, khiến một số dân thường thiệt mạng, bị thương.

Tên lửa được phóng đi từ hướng khu vực cao nguyên Golan do Israel kiểm soát vào lúc 13h giờ Damascus, Bộ Quốc phòng Syria ngày 29/1 cho biết. Cơ quan này ban đầu nói vụ tấn công khiến "một số cố vấn Iran thiệt mạng", song sau đó đã rút lại thông tin.

Hãng thông tấn Tasnim của Iran nói đòn đánh của Israel đã trúng vào một "trung tâm cố vấn quân sự của Iran" ở khu vực Sayyida Zeinab, ngoại ô thủ đô Damascus, song đại sứ Iran tại Syria Hossein Akbari bác bỏ. Ông cũng khẳng định "không có công dân hay cố vấn Iran" nào thiệt mạng sau vụ tấn công.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) có trụ sở tại Anh cho biết Israel đã tập kích vào một căn cứ quân sự do Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và nhóm vũ trang Hezbollah vận hành, khiến 7 người thiệt mạng, bao gồm cả các tay súng thân Tehran.

Bộ Quốc phòng Israel chưa bình luận về thông tin.

Tiêm kích F-35 Israel trình diễn tại căn cứ không quân Hatzerim gần thành phố Beer Sheva tháng 6/2023. Ảnh: AFP

Tiêm kích F-35 Israel trình diễn tại căn cứ không quân Hatzerim gần thành phố Beer Sheva tháng 6/2023. Ảnh: AFP

Kể từ khi nội chiến bùng phát ở Syria năm 2011, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã tiến hành hàng trăm cuộc tập kích nhằm vào cứ điểm của quân chính phủ và các lực lượng thân Iran ở Syria, nhằm ngăn Tehran mở rộng ảnh hưởng trong khu vực.

Số lượng các vụ tấn công tăng mạnh sau khi xung đột Israel - Hamas bùng phát cuối tháng 10 năm ngoái, trong bối cảnh Tel Aviv cáo buộc Iran hậu thuẫn cho nhóm vũ trang ở Dải Gaza.

Iran hôm 25/12 năm ngoái thông báo trung tướng Sayyed Razi Mousavi, cố vấn cấp cao của IRGC, đã thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel nhằm vào thủ đô Damascus của Syria. Ông Moussavi là tướng lĩnh cấp cao nhất của Iran bị sát hại ở nước ngoài kể từ khi tướng Qassem Soleimani, chỉ huy đặc nhiệm Quds thuộc IRGC, bị Mỹ tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) ở Iraq vào tháng 1/2020.

Hôm 20/1, Israel tiếp tục tập kích một tòa nhà được các cố vấn Iran sử dụng ở Damascus, khiến 5 sĩ quan IRGC thiệt mạng, trong đó có một người là chỉ huy hoạt động tình báo của lực lượng này. Bộ Ngoại giao Iran lên án mạnh mẽ vụ tấn công, khẳng định sẽ đáp trả Tel Aviv "vào thời điểm và địa điểm phù hợp".

Vị trí Israel và Syria. Đồ họa: BBC

Vị trí Israel và Syria. Đồ họa: BBC

Phạm Giang (Theo AFP, Washington Post)

Adblock test (Why?)

Nông dân Pháp chặn các tuyến đường vào Paris

Nông dân Pháp chặn các tuyến cao tốc lớn quanh thủ đô, đe dọa phong tỏa Paris trong lúc ngày càng gia tăng căng thẳng với chính phủ.

Nhóm nông dân Pháp bắt đầu chặn các tuyến cao tốc vào đầu giờ chiều 29/1, từ cao tốc A13 ở phía tây thủ đô và cao tốc A4 ở phía đông. Đến giữa chiều, họ đã đạt được mục tiêu là tạo 8 nút chặn trên các tuyến đường lớn vào Paris, theo dịch vụ theo dõi giao thông Sytadin.

"Chúng tôi cần câu trả lời", Karine Duc, một nông dân tham gia biểu tình trong đoàn xe máy kéo đang di chuyển từ vùng Lot-et-Garonne về thủ đô Paris, nói. Nông dân Pháp đang nổi giận với chính phủ về các khoản phí, thủ tục quan liêu, quy định bảo vệ môi trường cùng sự cạnh tranh từ hàng nhập khẩu Ukraine.

Duc gọi cuộc biểu tình này là "trận chiến cuối cùng của ngành nông nghiệp" và là "vấn đề sống còn". Đoàn xe máy kéo của Karine Duc treo biểu ngữ "Chúng tôi sẽ không chết trong im lặng".

Nông dân Pháp lái xe máy kéo tới Chambly, cách thủ đô Paris khoảng 70 km, để biểu tình ngày 29/1. Ảnh: AFP

Nông dân Pháp lái xe máy kéo tới Chambly, cách thủ đô Paris khoảng 70 km, để biểu tình ngày 29/1. Ảnh: AFP

Để đối phó, chính phủ Pháp đã ra lệnh triển khai 15.000 cảnh sát và cảnh binh sẵn sàng làm nhiệm vụ. Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin đề nghị lực lượng an ninh kiềm chế, nhưng cũng cảnh báo nông dân không xông vào các địa điểm quan trọng.

"Chúng tôi không cho phép các hành vi tấn công những tòa nhà chính phủ, cơ quan thuế, siêu thị hay hành vi chặn các xe tải vận chuyển nông sản nước ngoài. Rõ ràng đó là điều không thể chấp nhận", ông Darmanin nói.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp cũng cảnh báo người biểu tình không được gây gián đoạn tới các sân bay Charles de Gaulle và Orly của Paris cũng như không gây rối ở chợ bán buôn thực phẩm quốc tế Rungis tại phía nam thủ đô. Xe cảnh sát bọc thép đã được điều tới chợ Rungis sau khi một vài nông dân dọa chiếm khu này.

Tổng thống Emmanuel Macron đã triệu tập cuộc họp với một số bộ trưởng vào chiều cùng ngày để thảo luận về tình hình.

Những tuần gần đây nông dân các nước Bỉ, Đức, Ba Lan, Romania và Hà Lan cũng tổ chức các cuộc biểu tình ngày càng quyết liệt hơn.

Vị trí các nút chặn nông dân Pháp dự định chắn quanh Paris. Đồ họa: AFP

Vị trí các nút chặn nông dân Pháp thiết lập quanh Paris. Đồ họa: AFP

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Ông Biden mất lòng cử tri da màu

Ngày càng nhiều cử tri da màu Mỹ, nhóm ủng hộ cốt lõi từng giúp ông Biden đánh bại Trump, bày tỏ thất vọng với những cam kết của Tổng thống đương nhiệm.

Trên đường vào trung tâm thành phố Pontiac ở bang Michigan, Bryan Killian-Bey thấy buồn khi nhìn những khu vực từng đông đúc, sôi động giờ trở thành khu đất hoang. Khi ngày bầu cử đến gần, các nhà vận động đảng Dân chủ đến từng nhà, nói rằng sẽ cải thiện tình hình, nhưng Killian-Bey giờ đây không tin điều đó sẽ xảy ra.

Người đàn ông da màu 59 tuổi này đã bỏ phiếu cho ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Sự ủng hộ của nhóm cử tri da màu và gốc Latin được coi là yếu tố quan trọng giúp ông Biden đánh bại Trump để trở thành Tổng thống Mỹ.

Song năm nay, Killian-Bey và nhiều người da màu khác trong khu vực không chắc sẽ làm như vậy. "Tôi đang phân vân không biết có nên đi bỏ phiếu hay không. Rất nhiều người ở đây đều như vậy", Killian-Bey nói.

Ông cho rằng các lãnh đạo đảng Dân chủ phải cho thấy những hành động thực chất. "Bạn không thể chỉ đưa ra những lời hứa hẹn và cho rằng chúng tôi sẽ bỏ phiếu cho bạn chỉ vì không thích ứng viên đảng kia", ông nói.

Các nhà phân tích chính trị cho rằng quan điểm của Killian-Bey cho thấy sự ủng hộ từ cử tri da màu, đặc biệt là nam giới, dành cho Tổng thống Biden và đảng Dân chủ đang suy giảm. Nhiều cuộc thăm dò gần đây đã cảnh báo xu hướng này.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại thành phố Manassas, bang Virginia ngày 23/1. Ảnh: AP

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại thành phố Manassas, bang Virginia ngày 23/1. Ảnh: AP

Cuộc khảo sát do New York Times-Siena thực hiện hồi tháng 10/2023 chỉ ra 22% cử tri da màu ở 6 bang chiến trường, trong đó có Michigan, sẽ bỏ phiếu cho Trump nếu cuộc bầu cử diễn ra ngay vào thời điểm đó, trong khi 71% nói sẽ bầu cho ông Biden.

Ông Trump chỉ giành được 8% ủng hộ của cử tri da màu trong cuộc bầu cử năm 2020 và 6% năm 2016, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew. Dù rất ít chiến lược gia tin rằng Trump có thể giành 20% phiếu bầu của cử tri da màu trong cuộc bầu cử sắp tới, xu hướng gia tăng nhỏ cũng có thể gây rắc rối cho ông Biden, đặc biệt ở những bang dao động có tỷ lệ cử tri da màu lớn như Michigan. Các chiến lược gia lo ngại một bộ phận cử tri da màu có thể không đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tháng 11, khiến ứng viên Dân chủ mất đi nền tảng ủng hộ quan trọng.

Georgia là bang chiến trường quan trọng có thể định đoạt cuộc đua vào Nhà Trắng. Năm 2020, ông Biden đã lật ngược thế cờ trước ông Trump khi giành nhiều hơn 11.779 phiếu bầu, khoảng 0,24% trong tổng số 5 triệu phiếu của bang. Kết quả đó đã khiến Trump trở thành ứng viên Cộng hòa đầu tiên thua ở Georgia sau nhiều thập kỷ.

Tuy nhiên, các cuộc khảo sát sau đó cho thấy ông Trump đang có nhiều cơ hội giành lại bang này trong cuộc bầu cử năm nay, khi tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Biden suy giảm.

Năm 2020, khoảng 88% cử tri da màu ở bang Georgia ủng hộ ông Biden. Song kết của cuộc thăm dò của Atlanta Journal - Constitution tuần trước cho thấy con số này đã giảm xuống 58,6%. Tỷ lệ ủng hộ ông Trump là 20,4%, trong khi 10% người da màu cho biết họ chưa có kế hoạch bỏ phiếu vào năm 2024.

Nếu bầu cử năm nay cũng diễn ra sát sao như năm 2020, bất kỳ sự sụt giảm nhỏ nào trong tỷ lệ ủng hộ cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả của ông Biden ở Georgia. Cuộc khảo sát 1.007 cử tri đã đăng ký, do Trường Quan hệ Công chúng và Đối ngoại thuộc Đại học Georgia thực hiện từ ngày 3-11/1, cho thấy ông Trump dẫn trước ông Biden trong cuộc đối đầu giả định với tỷ lệ 45% và 37%.

Cliff Albright, đồng sáng lập Quỹ Các vấn đề của cử tri da màu, nói rằng dù các cuộc thăm dò hiện tại không có nghĩa chiến dịch tái tranh cử của ông Joe Biden đang sụp đổ, chúng có thể là mối đe dọa âm ỉ đối với Tổng thống.

Michael Tyler, giám đốc truyền thông chiến dịch tranh cử của ông Biden và Phó tổng thống Kamala Harris, cho rằng chính quyền ông Biden đã mang lại nhiều lợi ích cho cử tri da màu. Tỷ lệ thất nghiệp của người da màu ở mức thấp kỷ lục 4,7% vào mùa xuân năm ngoái. Chính phủ cũng tạo ra các chương trình thúc đẩy giáo dục đại học cho người da màu và các doanh nghiệp do người da màu làm chủ.

"Phụ nữ da màu được bổ nhiệm vào các tòa án phúc thẩm liên bang dưới thời ông Biden nhiều hơn mọi tổng thống khác trong lịch sử Mỹ", ông Biden nói tại Charleston, bang Nam Carolina gần đây.

Tuy nhiên, nhiều cử tri da màu vẫn nói rằng họ thất vọng với ông Biden, khi không hoàn thành lời hứa về dự luật quyền bỏ phiếu hay cải cách lực lượng cảnh sát. Dù điều này phần lớn do phản đối từ phe Cộng hòa, một số lãnh đạo dân quyền cho rằng ông Biden đã không nỗ lực hết mình cho vấn đề này, như những gì ông đã làm cho xung đột Ukraine.

Với nhiều người da màu khác, kinh tế là vấn đề khiến họ thất vọng, khi không cảm thấy cuộc sống được cải thiện giữa bối cảnh lạm phát và lãi suất tăng cao.

Nhiều cử tri da màu ở Detroit, thành phố lớn nhất bang Michigan, cảm thấy họ bị đảng Dân chủ lợi dụng.

"Bạn có thể nghe thấy những bình luận như 'ông Biden quan tâm tới người Mỹ Latin hay người châu Á. Họ thông qua luật chống thù ghét người gốc Á. Thế dự luật của chúng tôi ở đâu?'. Hoặc 'ông Trump cho tôi một tấm séc', 'Trump cũng không tệ'", Branden Snyder, giám đốc điều hành Detroit Action, tổ chức hoạt động vì người da màu thu nhập thấp ở Mỹ, nói.

Cử tri da màu điền phiếu bầu tại một điểm bỏ phiếu ở Harrisburg, bang Pennsylvania, Mỹ hồi tháng 11/2022. Ảnh: Reuters

Cử tri da màu điền phiếu bầu tại một điểm bỏ phiếu ở Harrisburg, bang Pennsylvania, Mỹ hồi tháng 11/2022. Ảnh: Reuters

"Nếu bạn có thể chuyển 800 triệu USD cho Ukraine, bạn không thể nói với tôi rằng không thể tạo điều kiện cho các khoản vay sinh viên", Demar Byas, 45 tuổi, sống ở Pontiac, nói. "Các khoản hỗ trợ sinh viên, người thuê nhà bị bãi bỏ, nhưng Mỹ lại gửi số tiền đó ra nước ngoài".

Kerry Tolbert, cư dân Pontiac, đồng tình. "Hàng tỷ USD chuyển ra nước ngoài trong khi người dân trong nước không được hưởng hỗ trợ, điều đó giống như cú tát vào mặt", ông nói.

Trong lịch sử bầu cử Mỹ, cử tri da màu thường bỏ phiếu cho ứng viên Dân chủ nhiều hơn Cộng hòa. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng nhiều người da màu trẻ tuổi đang có xu hướng không tự coi mình là nền tảng ủng hộ cốt lõi của đảng Dân chủ và trở thành các cử tri độc lập.

Phillip Agnew, đồng giám đốc nhóm Black Men Build và từng là cố vấn cấp cao của thượng nghị sĩ Bernie Sanders, cho biết những cử tri trẻ da màu ngày càng "thiếu sự nhiệt thành" với Tổng thống Biden.

Killian-Bey cho biết ông đang tìm kiếm những hành động thực chất hơn là lời hứa khi tranh cử. "Bạn biết người trẻ nói gì với tôi không? Đó là việc họ đi bỏ phiếu có quan trọng hay không? Chúng tôi sẽ không nhận được gì cả", ông nói.

Thanh Tâm (Theo Washington Post, Newsweek, Politico, ABC News)

Adblock test (Why?)

Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2024

Donald Trump trong mắt các lãnh đạo thế giới

Nhiều lãnh đạo thế giới cho rằng ông Trump sẽ khiến nước Mỹ "thu mình" nếu trở lại Nhà Trắng, nhưng số khác nói đây chưa hẳn là điều xấu.

Các bài phát biểu của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đang lan truyền khắp thế giới, nêu lên những bất bình của ông trong quan hệ đối ngoại của Mỹ với các nước.

Trong ba năm qua, các lãnh đạo thế giới vẫn phớt lờ ông. Nhưng nay, họ bắt đầu quay sang phân tích lời nói của Trump và lên kế hoạch cho khả năng ông trở lại Nhà Trắng.

Sau hai chiến thắng vang dội trong vòng sơ bộ ở bang Iowa và New Hampshire, dường như không còn điều gì có thể ngăn Trump giành được vị trí đại diện đảng tranh cử tổng thống, nhiều khả năng là với đối thủ Joe Biden của đảng Dân chủ. Trong một số cuộc bầu cử giả định do các hãng thăm dò dư luận tổ chức gần đây, ông thậm chí đã vượt Tổng thống Biden.

Cựu tổng thống Trump vận động tranh cử ở Waterloo, bang Iowa, hồi tháng 12/2023. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Trump vận động tranh cử ở Waterloo, bang Iowa, hồi tháng 12/2023. Ảnh: AFP

Một số lãnh đạo châu Âu đã công khai bày tỏ nỗi lo ngại với kịch bản ông Trump đánh bại ông Biden và quay lại Nhà Trắng. Christine Lagarde, lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu, gần đây nói rằng việc cựu tổng thống Mỹ tái đắc cử sẽ là "mối đe dọa" đối với châu lục.

Lãnh đạo của một số đồng minh thân cận nhất với Mỹ cũng lo lắng về khả năng Washington sẽ sẵn sàng bỏ qua các chuẩn mực và truyền thống ngoại giao nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng.

"Chúng tôi muốn giúp đỡ thế giới nếu có thể", Trump phát biểu tại New Hampshire hôm 19/1. "Nhưng trước tiên ta phải tự giúp mình đã. Đất nước chúng ta đang gặp khó khăn khủng khiếp".

Trump gọi cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley, đối thủ duy nhất của ông trong cuộc đua đề cử đảng Cộng hòa, là "kẻ ngốc theo chủ nghĩa toàn cầu". Ông nói rằng bà Haley "có thể dễ dàng bị thao túng để chuyển hàng trăm tỷ USD cho Ukraine".

"Tôi cũng muốn giúp Ukraine", cựu tổng thống cho hay. "Vấn đề của tôi là cuộc chiến đó đáng lẽ không bao giờ nên xảy ra". Trump đồng thời tuyên bố "không có khả năng" Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến sự tại Ukraine nếu ông vẫn điều hành Nhà Trắng.

Trump còn chỉ trích các chính phủ châu Âu vì hỗ trợ NATO không đủ, khẳng định rằng ông từng khiến họ phải chi "hàng tỷ tỷ USD" cho quốc phòng.

"Họ không yêu tôi", ông nói. "Tôi đã khiến họ làm những việc mà không ai nghĩ là có thể".

Những tuyên bố này làm dấy lên lo ngại nếu tái đắc cử, Trump sẽ ép Ukraine nhượng bộ Nga để nhanh chóng chấm dứt chiến sự, thậm chí sẽ phá vỡ quan hệ với NATO.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ trích phát ngôn của Trump về việc ông có thể nhanh chóng kết thúc cuộc xung đột.

"Những điều ông ấy nói rất nguy hiểm", lãnh đạo Ukraine cho biết trong một cuộc phỏng vấn hồi giữa tháng, thêm rằng viễn cảnh cựu tổng thống Mỹ đưa ra quyết định và thỏa thuận với Tổng thống Putin mà không hỏi ý kiến Ukraine "khá đáng sợ".

Nhiều lãnh đạo châu Âu khác tránh bình luận về Trump. Trong một cuộc họp báo ở Paris tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hay ông sẽ "gặp mọi lãnh đạo và tham gia đối thoại với bất kỳ ai vì nước Pháp cũng như lợi ích của quốc gia".

Lãnh đạo Pháp lưu ý rằng ông đã đạt được thành tựu đáng kể với Mỹ khi Trump làm tổng thống, dù gặp thất bại trong một số vấn đề như biến đổi khí hậu hay thuế quan.

Tân Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski, người từng cáo buộc Trump làm tổn hại đến mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, tuần trước được hỏi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, về triển vọng trở lại của cựu tổng thống Mỹ.

"Đó là câu hỏi hay mà tôi sẽ giải đáp một cách rõ ràng trên tư cách thành viên Nghị viện châu Âu trước đây", ông vừa cười vừa trả lời phóng viên. "Nhưng với khả năng hiện tại, tôi phải nói rằng Ba Lan sẽ làm việc cùng mọi tổng thống Mỹ và chúng tôi sẽ muốn có mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương tốt nhất có thể".

Ở châu Á, các đồng minh của Mỹ cũng quan ngại về kịch bản Washington rút lui khỏi khu vực nếu Nhà Trắng đổi chủ.

Tổng thống Biden từ khi đắc cử luôn tìm cách xây dựng lại mối quan hệ tại khu vực mà các trợ lý của ông cho rằng đã rạn nứt dưới thời cựu tổng thống Trump. Tháng 8 năm ngoái, ông tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Trại David với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã đạt nhất trí về một số bất đồng lịch sử và hợp tác cùng Mỹ trong cách phản ứng trước những động thái khiêu khích từ Triều Tiên.

Ông Biden cũng đạt được các thỏa thuận hợp tác với Hàn Quốc về răn đe hạt nhân và cung cấp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia.

Nhưng một số nhà quan sát trong khu vực cho rằng những quan điểm trên của Mỹ có thể thay đổi nếu ông Trump trở lại nắm quyền.

"Nếu ông Trump đắc cử, mối quan hệ giữa Hàn Quốc với Mỹ sẽ thay đổi mạnh mẽ", Yang Kee-ho, giáo sư nghiên cứu về Nhật Bản tại Đại học Sungkonghoe ở Seoul, nhận định. "Đó là lý do nhà chức trách đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp hợp tác giữa Washington, Tokyo và Seoul nhằm khiến khuôn khổ ba bên khó bị đảo ngược".

Theo giáo sư kinh tế Haruo Shimada ở Tokyo, với sự khuyến khích từ chính quyền Biden, Nhật Bản trong những năm qua đã tăng gần gấp đôi chi tiêu quân sự, phần lớn nhằm chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Nhưng nếu Trump lên nắm quyền và nói rằng ông không còn coi Trung Quốc là trọng tâm trong chính sách đối ngoại, "tôi nghĩ chính phủ Nhật Bản sẽ phải đối mặt một cú sốc cực lớn", Shimada nhận xét.

Nhưng không phải tất cả lãnh đạo đều bày tỏ lo ngại về khả năng ông Trump giành chiến thắng. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết cựu tổng thống Mỹ "hoàn toàn nhận thức được" mối đe dọa từ Nga và chính ông là người đầu tiên chặn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga tới Đức, thứ mà Ba Lan từ lâu coi là mối đe dọa an ninh. Dự án đã bị dừng hai ngày trước khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022.

"Tôi không nghĩ ông Trump ngây thơ về Tổng thống Putin", lãnh đạo Ba Lan nói.

Không ít người cũng nhìn thấy tiềm năng ở một tổng thống bước ra từ giới kinh doanh, luôn nhấn mạnh chủ nghĩa thực dụng. Một số quốc gia thậm chí nhìn nhận một nước Mỹ ít toàn cầu hóa hơn là điều tích cực.

"Chúng tôi thực sự hoan nghênh nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy", phát ngôn viên chính phủ Uganda Ofwono Opondoon hôm 24/1 cho hay. "Trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump, Mỹ thực sự can thiệp rất ít vào thế giới".

Vũ Hoàng (Theo Washington Post, Reuters, AFP)

Adblock test (Why?)

Nữ luật sư bảo vệ ông Trump giữa bão kiện tụng

Từ luật sư ít tiếng tăm, Alina Habba giờ trở thành đại diện pháp lý hàng đầu của cựu tổng thống Trump trong các vụ kiện tụng đầy thách thức.

Alina Habba, 39 tuổi, đang trở thành gương mặt ngày càng quen thuộc khi đồng hành cùng ông Trump trong các vụ án dân sự.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Habba làm việc trong ngành thời trang tại Marc Jacobs, một trong những thương hiệu hàng đầu ở Mỹ. Sau vài năm, cô trở lại con đường học hành và lấy bằng luật tại Đại học Widener ở bang Pennsylvania vào năm 2010. Habba từng làm trợ lý cho thẩm phán tòa thượng thẩm New Jersey khi đó là Eugene Codey Jr và thành lập công ty luật riêng ở New Jersey vào năm 2020.

Năm 2021, cô gia nhập đội ngũ pháp lý của Donald Trump. Cơ duyên làm việc với cựu tổng thống đến sau khi cô gặp ông Trump tại câu lạc bộ ở Bedminster, bang New Jersey.

Khi ngày càng đối mặt với nhiều vụ kiện tụng, cựu tổng thống quyết định để Habba trở thành luật sư cấp cao nhất của ông. Kể từ đó, Habba trở nên nổi tiếng hơn bất kỳ đại diện pháp lý nào của Trump và là tiếng nói bảo vệ ông mạnh mẽ nhất.

Luật sư Alina Habba (trái) và cựu tổng thống Donald Trump tại buôi họp báo ở New York ngày 11/1. Ảnh: AP

Luật sư Alina Habba (trái) và cựu tổng thống Donald Trump tại buôi họp báo ở New York ngày 11/1. Ảnh: AP

Cô nhanh chóng nhận được lời khen ngợi của tỷ phú Mỹ sau khi khiến cựu thí sinh truyền hình thực tế Summer Zervos từ bỏ vụ kiện ông Trump tấn công tình dục.

Cô là người đại diện cho ông trong vụ kiện trị giá 100 triệu USD chống lại New York Times và cháu gái Mary Trump. Cựu tổng thống Mỹ cáo buộc họ tham gia vào "âm mưu quỷ quyệt" nhằm tiếp cận hồ sơ thuế của ông để thực hiện các ý đồ riêng và hưởng lợi tài chính.

Habba cũng là người bảo vệ ông trong vụ kiện do tổng chưởng lý New York Letitia James khởi xướng. Bà James cáo buộc ông Trump cùng các đồng sự, trong đó có hai người con trai, đã thổi phồng giá trị tài sản của Tập đoàn Trump trong nhiều năm để ký các hợp đồng ưu đãi từ ngân hàng và công ty bảo hiểm tại New York.

Tổng chưởng lý Letitia James đang tìm cách cấm ông Trump tham gia lĩnh vực bất động sản của bang New York và phải nộp phạt 370 triệu USD, con số ước tính dựa trên "lợi nhuận bất chính" mà Tập đoàn Trump thu về nhờ gian lận.

Habba liên tục khẳng định vụ kiện của bà James mang mục đích chính trị. Giống thân chủ của mình, cô không ngại đưa ra những bình luận gay gắt. Cô mô tả thẩm phán Arthur Engoron, người chủ trì phiên xét xử vụ kiện ở New York, là "rối trí".

Trong khi đang ngồi trong phòng xử án, ông Trump đăng bài trên mạng xã hội chỉ trích Alison Greenfield, trợ lý của thẩm phán Engoron. Bài đăng có bức ảnh của Greenfield với Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer, người thuộc đảng Dân chủ, với cáo buộc Greenfield đang hành động vì mục đích chính trị.

Động thái này đã khiến Engoron ra lệnh cấm ông Trump đưa ra bình luận về trợ lý của thẩm phán. Habba và luật sư Chris Kise của Trump bày tỏ bất bình, cho rằng thẩm phán "thiếu công bằng".

Alina Habba trò chuyện với truyền thông bên ngoài tòa án ở New York tháng 11/2023. Ảnh: AP

Alina Habba trò chuyện với truyền thông bên ngoài tòa án ở New York tháng 11/2023. Ảnh: AP

Không chỉ giúp ông Trump tranh luận trong phiên xét xử, Habba còn trở thành tiếng nói đại diện cho cựu tổng thống ở ngoài tòa án. Trong thời gian phiên tòa tại New York tạm nghỉ, cô đã thay mặt ông Trump trả lời báo giới.

"Những gì tôi đang thấy là sự sụp đổ của hệ thống tư pháp Mỹ", cô nói.

Những lập luận của Habba đã thành công khi tòa phúc thẩm New York hồi tháng 11/2023 dỡ lệnh cấm của thẩm phán Engoron.

"Bà James tiếp tục làm mất uy tín của thân chủ tôi, các con của ông ấy và những bị cáo khác trong khi họ chưa được chứng minh là có tội. Cuối cùng tự do ngôn luận đã chiến thắng", nữ luật sư nói.

Ông Trump còn vướng vào vụ kiện từ cựu nhà báo Jean Carroll tại New York. Bà Carroll cáo buộc ông Trump có hành động tấn công tình dục khi hai người gặp nhau ở trung tâm thương mại tại New York năm 1996. Ông Trump phủ nhận, tuyên bố bà Carroll "không phải gu của tôi" và "hoàn toàn dối trá". Bà Carroll sau đó kiện ông Trump vì tội phỉ báng tại tòa án New York vào tháng 11/2019 và tiếp tục đệ đơn tháng 11/2022.

Tòa án New York tháng 5/2023 nói ông Trump phải bồi thường 5 triệu USD. Ông Trump kháng cáo và tái khẳng định câu chuyện của bà Carroll là "giả", "được dàn dựng bởi một người điên rồ". Phía bà Carroll sau đó điều chỉnh vụ kiện, yêu cầu bồi thường 10 triệu USD. Ngày 26/1, bồi thẩm đoàn ở New York kết luận cựu tổng thống Trump cố ý bôi nhọ cựu nhà báo và yêu cầu bồi thường tổng cộng 83,3 triệu USD. Ông Trump khẳng định sẽ kháng cáo.

Một trong những điều nổi bật trong các phiên xét xử vụ kiện này là các cuộc đụng độ thường xuyên giữa luật sư Habba và thẩm phán Lewis Kaplan.

Ông Kaplan khiển trách Habba vì không đứng dậy khi phát biểu trước tòa, liên tục yêu cầu cô "ngồi xuống" hoặc "giữ im lặng" khi luật sư của cựu nhà báo Carroll đang tranh luận.

Khi từ chối yêu cầu hoãn ngày hầu tòa để ông Trump tham dự tang lễ mẹ vợ, Kaplan thông báo với Habba rằng "tôi sẽ không nghe thêm bất kỳ ý kiến nào về điều này".

Khi cô tiếp tục phản đối, ông cáu kỉnh nói "Không. Cô có hiểu từ đó nghĩa là gì không?".

Sự bảo vệ mạnh mẽ của Habba dành cho Trump khiến cô trở thành tâm điểm chỉ trích và đôi khi nhận được những lời đe dọa. Ty Cobb, luật sư Nhà Trắng dưới thời chính quyền ông Trump, nói rằng cách hành xử quyết liệt của Habba trong phòng xử án không giúp ích cho vụ kiện của thân chủ hoặc ghi điểm trong mắt các thẩm phán.

"Thật đáng xấu hổ. Đó không phải là kiểu luật sư mà thẩm phán thường thấy và điều đó khiến họ thất vọng", ông nói.

Habba và cựu tổng thống Trump tại Texas hồi tháng 2/2023. Ảnh: Instagram/Alina Habba

Habba và cựu tổng thống Trump tại Texas hồi tháng 2/2023. Ảnh: Instagram/Alina Habba

Tuy nhiên, dường như ông Trump không bận tâm tới điều đó. Tỷ phú Mỹ đã dành nhiều lời khen cho cô và Habba cũng ngày càng tiến sâu vào quỹ đạo của cựu tổng thống.

Cô thường xuyên xuất hiện tại các câu lạc bộ của ông Trump ở bang New Jersey và Florida. Habba cũng là cố vấn cấp cao của ủy ban hành động chính trị MAGA Inc, tổ chức đang hỗ trợ ông Trump tái đắc cử.

Vào sinh nhật của Habba hồi tháng 2 năm ngoái, cô đăng bức ảnh ngồi bên cạnh chiếc bánh cùng với ông Trump.

"Bắt đầu năm mới với những người yêu nước tuyệt vời tại sự kiện vận động tranh cử ở bang Texas và Tổng thống thứ 45 vĩ đại nhất mọi thời đại, người sẽ sớm trở thành tổng thống thứ 47", Habba viết trên Instagram.

Thanh Tâm (Theo BBC, ABC News, Telegraph)

Adblock test (Why?)

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2024

Những 'đồng đội' mèo của lính Ukraine

Những con mèo được lính Ukraine nhận nuôi trở thành chỗ dựa tinh thần, biện pháp chống chuột hiệu quả và tạo nguồn quyên góp lớn.

Từ những làng mạc, thị trấn bị chiến sự tàn phá, những con mèo bị chủ bỏ rơi thường tìm đến các vị trí đóng quân của lính Ukraine, tìm kiếm sự bảo vệ của con người khỏi các đợt pháo kích, UAV và các bãi mìn.

"Khi những sinh vật nhỏ bé sợ hãi tìm đến chúng tôi, làm sao có thể từ chối?", Oleksandr Yabchanka, bác sĩ quân y Ukraine, nói.

Dần dần, mèo trở thành niềm an ủi cho lính Ukraine. Một số nhận nuôi, đưa mèo về nhà, một số giữ lại chúng trong các chiến hào hay giao cho các đơn vị khác nếu chuyển quân.

Trong bối cảnh chuột hoành hành trong các chiến hào trên tiền tuyến, nhận nuôi mèo là biện pháp chống loài gặm nhấm hiệu quả. Những con mèo được nhận nuôi cũng trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội, thu hút tiền ủng hộ cho quân đội Ukraine.

Những 'đồng đội' mèo của lính Ukraine

Con mèo tên Shaybyk đi trinh sát cùng chủ là lính Ukraine. Video: Politico

Khi chiến đấu tại một ngôi làng tiền tuyến, Roman Sinicyn và đồng đội sống trong một ngôi nhà bỏ hoang đầy chuột. "Chuột bò lên người khi ngủ, chui vào đồ quân nhu và nhai mọi thứ. Chúng tôi từng phải vứt hai phần ăn vì chuột", Sinicyn kể.

Hầu hết người dân đã sơ tán khỏi làng, chỉ còn lại những con mèo hoang. Sinicyn dùng đồ ăn để dụ một con mèo ở lại ngôi nhà cùng họ, đặt tên là Syrsky. "Nó đã giúp chúng tôi đuổi chuột", Sinicyn kể.

Cái tên Syrsky được đặt theo món ăn ưa thích của con mèo là pho mát (trong tiếng Ukraine là "syr"). Nhưng tên này trùng với tên của tư lệnh lục quân Oleksandr Syrsky, một trong những lãnh đạo quân sự giỏi nhất của Ukraine.

"Cái tên là ngẫu nhiên, nhưng nhanh chóng khiến con mèo nổi tiếng, trở thành niềm vui trong quân đội. Ngay cả tư lệnh Syrsky cũng thấy buồn cười", Sinicyn nói.

Sau khi đơn vị rời đi, Sinicym mang Syrsky về nhà. Hiện con mèo sống cùng gia đình anh ở Kiev. Nhờ sự nổi tiếng trên mạng xã hội, con mèo thu hút gần 160.000 USD tiền quyên góp, được quân đội Ukraine sử dụng để cải tổ các đơn vị UAV, pháo binh.

Lính Roman Sinicyn và mèo tư lệnh Syrsky. Ảnh: Politico

Lính Roman Sinicyn và mèo Syrsky. Ảnh: Politico

Thời gian đầu chiến sự, Oleksandr Liashuk phát hiện 4 con mèo hoang khi cùng đơn vị làm nhiệm vụ ở Odessa. Một đêm trời trở lạnh, Liashuk lấy một con trong đàn và ôm trong túi ngủ.

"Đó là lúc tôi yêu con mèo. Tôi đặt tên nó là Shaybyk. Nó dần trở thành bạn thân nhất của tôi, tôi thậm chí xem Shaybyk như con trai", Liashuk nói.

Con mèo đồng hành cùng anh trong nhiều lần chuyển quân. Các video ghi cảnh Liashuk và mèo Saybyk cùng nhau tuần tra lan truyền mạnh mẽ.

Liashuk cho biết Saybyk là một thợ săn lành nghề. "Có lần Saybyk bắt được 11 con chuột tại rừng trong một ngày. Con mèo thi thoảng còn tha chuột vào túi ngủ của tôi", anh nói.

Cặp đôi cũng kêu gọi quyên góp tiền cho quân đội Ukraine. Tháng 9/2023, con mèo nhận giải thưởng đặc biệt vì giúp quyên góp số tiền đủ mua 7 ôtô và nhiều vật dụng khác.

Mèo Shaybyk của lính Ukraine. Ảnh: Politico

Mèo Shaybyk của lính Ukraine. Ảnh: Politico

Trong một lần đóng quân ở làng Serebrianka, Donetsk, đơn vị của Yabchanka đang ngủ thì một con mèo nhảy vào tìm hơi ấm từ những người lính. Anh vốn không thích mèo và ban đầu thấy khó chịu. Tuy nhiên, con mèo tiếp tục ở lại với những người lính và sinh 6 con.

Đơn vị của anh đặt tên cho con mèo mẹ là Karolina. Lúc đơn vị chuyển quân cũng là khi đàn mèo con đủ cứng cáp, có thể được nhận nuôi.

Những con mèo con nhanh chóng về với các gia đình khác. Nhưng Karolina và một mèo con lông trắng ở lại với Yabchanka. Anh đưa hai con mèo về quê hương Lviv, nhờ mẹ chăm sóc. "Bà ấy rất vui khi có những người bạn đồng hành từ tiền tuyến trở về", anh nói.

Mèo Herych ở Kramatorsk, Donetsk, không phải là mèo hoang trên tiền tuyến như những "đồng đội" khác. Con mèo Scotland lông ngắn này là thú cưng của Kyrylo Liukov, điều phối viên Quỹ từ thiện Serhiy Prytula.

Cô Liukov thường xuyên cung cấp vật tư, nhu yếu phẩm cho các đơn vị tiền tuyến. Mèo Herych đã 20 lần đồng hành cùng cô trong các chuyến ra mặt trận.

"Con mèo như một ngôi sao truyền hình. Rất nhiều binh lính chạy đến chỗ chúng tôi để vuốt ve, chụp ảnh với nó", Liukov nói. Nhờ sự nổi tiếng, con mèo cũng kêu gọi quyên góp được hơn 27.000 USD để mua ôtô cho quân đội.

Mèo Karolina (trái) và mèo Herych. Ảnh: Politico

Mèo Karolina (trái) và mèo Herych. Ảnh: Politico

Đức Trung (Theo Politico)

Adblock test (Why?)

Loạt nước ngừng tài trợ UNRWA sau cáo buộc nhân viên hỗ trợ Hamas

Nhiều nước nối bước Mỹ ngừng tài trợ UNRWA, cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc hỗ trợ nhân đạo Palestine, sau nghi vấn thành viên tổ chức này tham gia cùng Hamas.

Chính phủ Anh ngày 27/1 thông báo ngưng tài trợ Cơ quan Liên Hợp Quốc về Hỗ trợ và Việc làm cho Người tị nạn Palestine (UNRWA), sau khi bày tỏ lo ngại nghi vấn nhiều thành viên tổ chức này tham gia cuộc đột kích của Hamas vào Israel hồi tháng 10/2023.

"Chính phủ Anh cảm thấy kinh hoàng trước những cáo buộc rằng nhân viên UNRWA đã tham gia vụ tấn công Israel ngày 7/10/2023. Đây là hành động tàn độc mà chính phủ Anh đã nhiều lần lên án", Bộ Ngoại giao Anh thông báo.

Israel trước đó cho biết đã gửi tài liệu điều tra tới UNRWA cáo buộc ít nhất 12 nhân viên tổ chức tham gia vụ tấn công của Hamas khiến khoảng 1.200 người thiệt mạng.

Giám đốc UNRWA Philippe Lazzarini thừa nhận đã nhận hồ sơ từ Israel, lập tức chấm dứt hợp đồng với những nhân viên bị cáo buộc và mở điều tra nội bộ. Lazzarini không nêu cụ thể các cáo buộc hay số nhân viên bị sa thải, nhưng khẳng định sẽ tiến hành thủ tục pháp lý nếu họ có sai phạm.

Giám đốc UNRWA Philippe Lazzarini phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 13/12/2023. Ảnh: Reuters

Giám đốc UNRWA Philippe Lazzarini phát biểu tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 13/12/2023. Ảnh: Reuters

Sau thông báo từ UNRWA, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller thông báo Washington quyết định không cấp thêm tài trợ cho cơ quan này đến khi vấn đề được giải quyết. Chính phủ Mỹ cũng không loại trừ các biện pháp bổ sung đối với UNRWA, phụ thuộc vào kết quả điều tra.

4 nước khác gồm Australia, Canada, Italy và Phần Lan đã tiếp bước Mỹ tạm ngừng tài trợ cho UNRWA. Ngoại trưởng Israel Israel Katz tuyên bố không muốn UNRWA tiếp tục hiện diện và hoạt động tại Dải Gaza khi chiến sự kết thúc.

Josep Borrell, quan chức ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU), nhận định UNRWA có vai trò quan trọng "suốt nhiều năm trong hỗ trợ người tị nạn Palestine yếu thế". Dù không tuyên bố ngừng tài trợ UNRWA, ông kêu gọi tổ chức "minh bạch toàn diện" và "hành động khẩn trương" đối với những thành viên tham gia vụ tấn công của Hamas.

Chính quyền Palestine tại Bờ Tây ngày 27/1 kêu gọi các nước nối lại tài trợ và "hỗ trợ tối đa" cho UNRWA, cảnh báo hệ lụy nghiêm trọng về chính trị và nhân đạo ở khu vực nếu UNRWA không đủ ngân sách hoạt động. Đại diện tổ chức Hamas kêu gọi Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế không "cúi đầu trước những đe nẹt và hăm dọa" từ Israel.

Trước khi chiến sự nổ ra tại Dải Gaza, UNRWA thường xuyên gặp nhiều khó khăn về ngân sách hoạt động.

Mỹ từng cắt dòng ngân sách cho tổ chức vào năm 2018, trong nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump. Đến nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden, Mỹ nối lại hỗ trợ toàn diện cho UNRWA, cấp 340 triệu USD vào năm 2022 và trở thành nhà tài trợ lớn nhất của cơ quan này.

Thanh Danh (Theo Reuters, AFP)

Adblock test (Why?)

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2024

Sức chống đỡ bền bỉ của Trump trên mặt trận pháp lý

91 cáo buộc hình sự đến nay vẫn chưa thể khiến Trump chùn bước, trái lại còn khiến ông được thúc đẩy mạnh mẽ hơn trên đường đua Nhà Trắng.

Các đối thủ chính trị của Donald Trump đã hy vọng những khó khăn pháp lý ông phải đối mặt sẽ cản trở cựu tổng thống Mỹ trên đường đua vào Nhà Trắng. Nhưng giới quan sát đánh giá khả năng ông bị hạ gục trước cuộc bầu cử ngày càng xa vời.

Trump, người có vẻ chắc chân giành được đề cử tổng thống từ đảng Cộng hòa sau chiến thắng hôm 23/1 trong cuộc bầu cử sơ bộ bang New Hampshire, đang cho thấy ông vẫn có sức chống đỡ mạnh mẽ và ít chịu tổn thương trên mặt trận pháp lý hơn những gì các đối thủ từng dự đoán.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại New York hôm 22/1. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại New York hôm 22/1. Ảnh: AFP

Đội ngũ luật sư của Trump đang thành công trì hoãn mọi phán quyết pháp lý. Trong suốt thời gian đó, Trump đã thu hút được lượng lớn tiền từ các nhà tài trợ, chứng kiến tỷ lệ ủng hộ ngày càng tăng khi cựu tổng thống mô tả bản thân là nạn nhân của các công tố viên đảng phái muốn cản trở ông tái tranh cử.

"Mọi thứ đều diễn ra phục vụ cho câu chuyện chính trị mà cựu tổng thống đưa ra về việc ông là một nạn nhân", Ty Cobb, cựu luật sư của Trump, người hiện quay sang chỉ trích ông, nhận xét. "Ông ấy đã gặp may".

Steven Cheung, người phát ngôn của Trump, cho biết những thành công mà cựu tổng thống đạt được trong chiến dịch tranh cử là dấu hiệu cho thấy một số cử tri thực sự tin các cuộc truy tố bắt nguồn từ động cơ chính trị và ông sẽ thắng cử "áp đảo".

Tuy nhiên, nếu bị kết tội, việc này vẫn tạo ra rủi ro đáng kể cho Trump trên đường tranh cử. Một cuộc thăm dò do CNN công bố cho thấy 42% cử tri đảng Cộng hòa tham gia cuộc bầu cử sơ bộ ở New Hampshire nói rằng cựu tổng thống không phù hợp để lãnh đạo đất nước nếu bị kết án. Khảo sát của Wall Street Journal hồi tháng 12 năm ngoái cho thấy ông Trump dẫn trước Tổng thống Joe Biden 4 điểm phần trăm, nhưng sẽ thua đối thủ một điểm phần trăm nếu bị kết án liên bang.

Trump bị truy tố 4 lần trong năm 2023 và đối mặt 91 cáo buộc hình sự. Hai vụ án liên quan đến nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử năm 2020, trong đó một vụ từ các công tố viên Georgia và một vụ từ công tố viên đặc biệt liên bang Jack Smith.

Trong vụ truy tố thứ ba, Smith cáo buộc Trump lưu giữ tài liệu mật không đúng cách sau khi rời nhiệm sở và vụ thứ 4 đến từ các công tố viên New York về việc Trump chi tiền bịt miệng nữ diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels trong cuộc bầu cử năm 2016.

Các đối thủ từ lâu đã hy vọng những chướng ngại vật pháp lý kể trên sẽ đặt dấu chấm hết cho chiến dịch tranh cử năm 2024 của ông. "Vấn đề của Donald Trump nằm ở cách ông ấy hành xử. Trump là kẻ thù tồi tệ nhất của chính mình", cựu thống đốc New Jersey Chris Christie nói sau khi bản cáo trạng liên bang đầu tiên với cựu tổng thống được đưa ra hồi năm ngoái.

Ít nhất đối với các cử tri trong cuộc bầu cử sơ bộ, lập luận đó đã thất bại. Christie hồi đầu tháng từ bỏ cuộc đua giành đề cử từ đảng Cộng hòa.

Những người ủng hộ Trump tin vào lập luận ông là mục tiêu trong "một cuộc săn phù thủy" có tổ chức. Trong khi đó, hầu hết đối thủ chính trị, dù cạnh tranh gay gắt, đều không muốn xa rời nền tảng ủng hộ trung thành của ông.

Ngay cả đối thủ còn lại của ông trong cuộc đua giành đề cử, cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley, cũng chỉ đề cập gián tiếp đến mối nguy pháp lý mà Trump phải đối mặt, gọi ông là tác nhân gây ra "cơn hỗn loạn đảng Cộng hòa".

Trump đến nay chưa đối mặt với bất kỳ hình phạt nào. Ông dự kiến hầu tòa liên bang ở Washington với cáo buộc can thiệp bầu cử vào ngày 4/3. Nhưng thời hạn trên có thể bị trì hoãn do ông đã nộp đơn kháng cáo với lập luận rằng một cựu tổng thống nói chung không thể bị truy tố hình sự vì những hành vi thực hiện khi còn đương chức.

Các thẩm phán tỏ ra hoài nghi về lập luận của Trump, nhưng nỗ lực chặn vụ truy tố mà ông sẽ cố gắng đưa lên Tòa án Tối cao Mỹ có thể đẩy lùi thời gian bất kỳ phiên tòa nào trong vài tháng.

Một vụ án không liên quan mà Tòa án Tối cao đã đồng ý xét xử cũng có thể giúp ích cho Trump tại các phiên tòa sắp tới. Giống như hàng trăm bị cáo khác, Joseph Fischer, cảnh sát tại một thị trấn nhỏ ở bang Pennsylvania, bị cáo buộc cản trở quy trình chính thức vì tham gia vào cuộc bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1/2021. Quốc hội Mỹ khi đó đang họp để chứng nhận chiến thắng bầu cử của ông Biden.

Cáo buộc trên liên quan đến 2 trong 4 tội danh mà Trump phải đối mặt. Nó bắt nguồn từ một điều khoản của Đạo luật Sarbanes-Oxley năm 2002, ban hành sau vụ bê bối tài chính Enron, quy định việc tiêu hủy hồ sơ để can thiệp vào các thủ tục chính thức hoặc cản trở thực hiện chúng là bất hợp pháp.

Fischer phản đối việc áp dụng luật này trong vụ truy tố ông ta, nói rằng việc chứng nhận phiếu bầu của quốc hội không phải là loại thủ tục mà đạo luật này đề cập đến. Nếu Fischer thắng, ông Trump cũng có thể thắng. Tòa án Tối cao nhiều khả năng ra quyết định về vụ của Fischer vào tháng 6, có thể gián tiếp tác động đến trường hợp của ông Trump.

Trump cũng có thể được hưởng lợi ở Georgia. Công tố viên hạt Fulton Fani Willis đối mặt với cáo buộc rằng bà có quan hệ tình ái với công tố viên đặc biệt Nathan Wade khi trao cho ông quyền đảm nhận vụ án và bản thân Willis cũng được hưởng lợi tài chính từ quyết định này. Willis chưa bình luận trực tiếp về các cáo buộc nhưng cho rằng những lời chỉ trích bắt nguồn từ thành kiến chủng tộc.

Một số chuyên gia đạo đức pháp lý nhận định những cáo buộc này không có khả năng buộc Willis hoặc Wade phải từ bỏ vụ án. Nhưng theo Chris Timmons, luật sư ở Atlanta, chúng có thể ảnh hưởng gián tiếp tới đánh giá và quyết định của các thành viên bồi thẩm đoàn khi phiên tòa diễn ra.

"Tôi từng thua trong các vụ án khi bồi thẩm đoàn tin rằng bằng chứng đủ thuyết phục nhưng lại nghĩ rằng quá trình điều tra không công bằng", Timmons cho hay. "Nếu họ nhìn vào những gì đã diễn ra và nghĩ rằng có điều không ổn trong cuộc điều tra, ngay cả khi họ tin tưởng vào các bằng chứng, họ sẽ bày tỏ thái độ không hài lòng bằng cách tuyên trắng án".

Ông Donald Trump (phải) và luật sư tại phiên tòa ở New York ngày 11/1. Ảnh: Reuters

Ông Trump (phải) và luật sư tại phiên tòa ở New York ngày 11/1. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, vụ kiện liên quan đến cáo buộc Trump xử lý sai tài liệu mật tại câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Florida cũng đang có dấu hiệu bị trì hoãn. Phiên tòa được ấn định vào tháng 5, nhưng thẩm phán Aileen Cannon, người được cựu tổng thống đề cử vào năm 2020, đã gợi ý rằng nó có thể bị hoãn.

Vụ án này được chuyển cho thẩm phán Cannon xử lý theo hệ thống phân công ngẫu nhiên và các luật sư của Trump đã vui mừng về diễn biến này. Cannon đã cho phép luật sư kéo dài vụ án nhiều tháng vì những vấn đề liên quan đến chứng cứ, công tố viên và cho biết bà sẽ xem xét lại yêu cầu hoãn ngày xét xử của Trump vào tháng 3.

"Ông Trump thực sự quá may mắn khi được thẩm phán Cannon chủ trì xét xử", luật sư Cobb nói.

Cho đến nay, các vụ án hình sự chỉ khiến nền tảng ủng hộ Trump mạnh mẽ hơn. Một cuộc thăm dò do Wall Street Journal thực hiện vào tháng 12/2022 cho thấy vị thế của cựu tổng thống trong đảng Cộng hòa đã suy yếu và Thống đốc Florida Ron DeSantis dẫn trước ông về đề cử cho năm 2024. Nhưng hơn một năm sau và với 4 bản cáo trạng của Trump, DeSantis đã phải dừng chân trên đường đua vào Nhà Trắng hồi tuần trước và quay sang ủng hộ ông, sau khi để thua trong cuộc họp kín tại bang Iowa.

Các công tố viên đã nhiều lần khẳng định cản trở chiến thắng của Trump chưa bao giờ là yếu tố khiến họ truy tố ông, nhưng đây vẫn là điều mà những người ủng hộ cựu tổng thống muốn tin vào.

"Nếu việc truy tố thực sự nhằm gây tổn hại cho ông ấy về mặt chính trị thì nó rõ ràng đã thất bại", James Trusty, một cựu luật sư khác của Trump, bình luận.

Người ủng hộ chờ đợi tham dự cuộc vận động tranh cử của ông Donald Trump ở Sioux Center, Iowa, ngày 5/1. Ảnh: AFP

Người ủng hộ chờ đợi tham dự cuộc vận động tranh cử của ông Trump ở Sioux Center, Iowa, ngày 5/1. Ảnh: AFP

Vũ Hoàng (Theo WSJ, AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Nga công bố video thi thể, giấy tờ của lính Ukraine trên Il-76

Cơ quan điều tra Nga công bố video thi thể và giấy tờ của tù binh Ukraine trên vận tải cơ Il-76 bị rơi ở tỉnh Belgorod.

"Qua quá trình điều tra với hỗ trợ từ radar kiểm soát không phận, chúng tôi xác định tên lửa bắn trúng vận tải cơ Il-76 tại tỉnh Belgorod phóng từ làng Liptsy, tỉnh Kharkov, Ukraine", Ủy ban Điều tra Liên bang Nga (SKR) ngày 26/1 thông báo.

SKR cùng ngày công bố video cho thấy các mảnh vỡ nằm rải rác trên mặt đất cùng thi thể binh sĩ Ukraine tại hiện trường. Các điều tra viên cho biết trên thi thể các nạn nhân "có hình xăm đặc trưng, nhiều biểu tượng xuất hiện trên người các binh sĩ Ukraine, trong đó có trung đoàn Azov, mà Nga từng thẩm vấn".

Nga công bố video thi thể, giấy tờ của lính Ukraine trên Il-76

Thi thể và giấy tờ của binh sĩ Ukraine trên máy bay Il-76 rơi ở tỉnh Belgorod, Nga trong video công bố ngày 26/1. Video: SKR

"Thi thể các nạn nhân sẽ được thu thập theo quy định và được giám định di truyền để xác định danh tính", SKR cho biết. "Trong số các bằng chứng quan trọng mà chúng tôi đã bổ sung có giấy tờ tùy thân xác định danh tính các binh sĩ Ukraine thiệt mạng trong thảm họa cùng hồ sơ của cơ quan quản lý trại giam Nga".

Truyền thông Nga đưa tin các hộp đen của vận tải cơ Il-76 đã được tìm thấy và còn trong tình trạng tốt. Những thiết bị này đã được chuyển tới Moskva để các chuyên gia giải mã và trích xuất dữ liệu.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 24/1 thông báo chiếc Il-76 với kíp lái 6 người, chở theo 65 tù binh Ukraine cùng ba lính canh áp giải, bị phòng không Ukraine bắn hạ. Toàn bộ người trên máy bay thiệt mạng.

Giới chức Ukraine chưa xác nhận trên máy bay có binh sĩ nước này bị bắt làm tù binh hay không, cũng như không bình luận về nguyên nhân khiến chiếc Il-76 rơi. Tuy nhiên, trước thời điểm vụ rơi máy bay xảy ra, cơ quan tình báo quân đội Ukraine thông báo có một cuộc trao đổi tù binh theo kế hoạch diễn ra cùng ngày.

SKR từng công bố video hiện trường vận tải cơ Il-76 rơi, trong đó cho thấy nhiều di thể nằm rải rác trên cảnh đồng. Tuy nhiên, giới chức Ukraine cho rằng "không thấy di thể nào tại hiện trường trong đoạn quay toàn cảnh" hoặc "không có dấu hiệu nào cho thấy máy bay chở theo lượng lớn người" như phía Nga tuyên bố.

Vị trí tỉnh Belgorod của Nga. Đồ họa: RYV

Vị trí tỉnh Belgorod của Nga. Đồ họa: RYV

Nguyễn Tiến (Theo AFP, Reuters, RIA Novosti)

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2024

Sự thật về 'lãnh cung' trong Tử Cấm Thành Trung Quốc

Thứ sáu, 26/1/2024, 00:00 (GMT+7)

Từ "lãnh cung" thường xuất hiện trong phim truyện Trung Quốc nhưng thực tế trong Tử Cấm Thành không có cung điện nào mang tên này.

Lãnh cung có thật hay không?

Video: Dong Lishi

Adblock test (Why?)

Ông Trump được khuyên chọn phụ nữ làm phó tướng

Bạn bè và đồng minh của Trump khuyên ông nên chọn một phụ nữ hoặc người da màu làm phó tướng trong cuộc tranh cử vào Nhà Trắng năm nay.

Reuters ngày 25/1 dẫn lời một đồng minh của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chọn ứng viên là phụ nữ hoặc đàn ông da màu vào liên danh tranh cử sẽ "hữu ích" cho ông, người đang cần cải thiện vị thế trong cả hai nhóm cử tri và thu hút nhiều người ôn hòa hơn trong cuộc tái đấu có thể xảy ra với Tổng thống Joe Biden vào tháng 11.

4 đồng minh khác, những người mà ông Trump đang tham vấn để chọn làm ứng viên phó tổng thống, đã đề xuất một số ứng viên để ông xem xét.

Đứng đầu danh sách là Thống đốc Nam Dakota Kristi Noem, hạ nghị sĩ Elise Stefanik và Thống đốc bang Arkansas Sarah Huckabee Sanders, tất cả đều là phụ nữ.

Danh sách còn có thượng nghị sĩ Tim Scott, bộ trưởng phát triển đô thị và nhà ở thời chính quyền Trump, Ben Carson, đều là người da màu.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và hạ nghị sĩ Elise Stefanik trong cuộc vận động tranh cử ở thành phố Concord, bang New Hampshire ngày 19/1. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và hạ nghị sĩ Elise Stefanik trong cuộc vận động tranh cử ở thành phố Concord, bang New Hampshire ngày 19/1. Ảnh: AFP

Các đồng minh cho biết ông Trump vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng thường xuyên gọi điện cho họ để xin lời khuyên. "Câu hỏi mọi lúc mọi nơi là 'Ông nghĩ sao về người này, người kia'", một đồng minh nói về các cuộc gọi của Trump.

Trump gần đây đề cập nhiều đến việc lựa chọn phó tướng, dường như nhằm thu hút sự ủng hộ từ các ứng viên khác trong đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, cựu tổng thống cũng thừa nhận ông sẽ không đưa ra quyết định trong vài tháng tới.

Một quan chức Nhà Trắng thời chính quyền Trump, người vẫn giữ liên lạc với cựu tổng thống, cho biết Trump bày tỏ ý muốn chọn phụ nữ vì tin rằng điều đó sẽ giúp ích cho triển vọng tranh cử. Hạ nghị sĩ Stefanik và Thống đốc Noem là hai cái tên đứng đầu danh sách được xem xét. Đồng minh thứ năm cho biết Trump đã soạn danh sách rút gọn cho các ứng viên phó tổng thống.

Đồng minh thân cận của Trump cho biết ông muốn có một phó tướng trung thành và biết tôn trọng.

Noem, Stefanik, Scott và Carson đã thể hiện sự ủng hộ nhiệt thành với Trump trong chiến dịch tranh cử ở Iowa và New Hampshire, hai bang đầu tiên tổ chức bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa. Ông Trump giành chiến thắng ở cả hai bang này. Những người trong đảng và các chiến lược gia coi sự xuất hiện của họ như thử nghiệm cho lựa chọn vị trí phó tổng thống.

Bà Stefanik được coi là ngôi sao đang lên trong đảng Cộng hòa. "Cả năm qua tôi đã nói sẽ rất vinh dự được làm việc trong chính quyền Trump dưới bất kỳ cương vị nào", Stefanik nói với phóng viên tại văn phòng chiến dịch tranh cử của Trump ở New Hampshire hôm 20/1.

Noem, đang trong nhiệm kỳ thống đốc thứ hai của Nam Dakota sau chiến thắng vang dội trong cuộc tranh cử năm 2022, rất thân cận với Trump. Bà trở nên nổi tiếng sau khi từ chối áp dụng quy định đeo khẩu trang trên toàn bang trong đại dịch Covid-19. Bà tham gia vận động tranh cử cho Trump và xuất hiện cùng ông tại một số sự kiện ở Iowa đầu tháng này.

Thượng nghị sĩ Scott từng đối đầu Trump trong cuộc đua đề cử của đảng Cộng hòa, song dừng tranh cử hồi tháng 11 năm ngoái và gần đây chuyển sang ủng hộ Trump. Cả Scott và Carson đều đang tham gia các buổi vận động tranh cử để ủng hộ Trump.

Sanders, cựu thư ký báo chí của Trump, được coi là người trung thành với ông và thường xuyên bảo vệ cựu tổng thống. Khi được hỏi về khả năng trở thành phó tướng của Trump hôm 21/1, bà nói: "Tôi thực sự yêu công việc mình đang có".

Huyền Lê (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2024

Triều Tiên xác nhận thử tên lửa hành trình chiến lược mới

Triều Tiên cho hay quả đạn phóng ra biển Hoàng Hải một ngày trước là mẫu tên lửa hành trình chiến lược Pulhwasal-3-31 mới, song không tiết lộ thông số.

"Ngày 24/1, Cơ quan Tên lửa Triều Tiên đã lần đầu phóng thử tên lửa hành trình chiến lược mới Pulhwasal-3-31. Vụ phóng không gây ảnh hưởng tới an ninh của các nước xung quanh và không liên quan đến tình hình khu vực", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) sáng nay cho biết, thêm rằng đây là hoạt động "thường xuyên và bắt buộc" nhằm "liên tục cập nhật hệ thống vũ khí" của quốc gia này.

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc trước đó nói Triều Tiên đã phóng hàng loạt tên lửa hành trình ra biển Hoàng Hải vào sáng 24/1. Đây là vụ phóng tên lửa thứ hai của Triều Tiên trong năm nay, sau vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa sử dụng nhiên liệu rắn hôm 14/1.

Người dân Hàn Quốc xem bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 24/1. Ảnh: AP

Người dân Hàn Quốc xem bản tin về vụ phóng tên lửa của Triều Tiên ngày 24/1. Ảnh: AP

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik chỉ trích vụ phóng mới nhất của Bình Nhưỡng, gọi đây là hành động đe dọa nghiêm trọng an ninh của Seoul.

Triều Tiên không tiết lộ thông số của tên lửa Pulhwasal-3-31, song từ "chiến lược" thường chỉ vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân. Nước này lần đầu thử nghiệm tên lửa hành trình chiến lược có khả năng mang đầu đạn hạt nhân vào tháng 9/2021.

Tình báo Mỹ, Hàn Quốc chưa công bố kết quả phân tích vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên.

Đợt phóng tên lửa hành trình Pulhwasal-3-31 diễn ra trong lúc Hàn Quốc tổ chức diễn tập 10 ngày với nội dung triển khai lực lượng đặc nhiệm xâm nhập lãnh thổ đối phương.

Các vụ phóng tên lửa hành trình của Bình Nhưỡng không thu hút nhiều chú ý bằng tên lửa đạn đạo, do nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không cấm nước này thử nghiệm tên lửa hành trình tầm xa.

Giới chuyên gia phương Tây cho rằng tên lửa hành trình bay chậm và có uy lực kém hơn tên lửa đạn đạo, khiến chúng dễ bị đánh chặn hơn, nhưng khả năng bay thấp khiến loại vũ khí này dễ ẩn mình trước radar phòng không và có độ chính xác cao hơn.

Bình Nhưỡng đầu năm nay đã tiến hành một số vụ thử vũ khí, bao gồm cuộc thử nghiệm tàu lặn mang đầu đạn hạt nhân có thể tạo "sóng thần phóng xạ" Haeil-5-23. Truyền thông Triều Tiên cho biết đây là động thái nhằm đáp trả cuộc tập trận của Mỹ và đồng minh ở ngoài khơi bán đảo.

Bán đảo Triều Tiên và khu vực xung quanh. Đồ họa: CSIS

Bán đảo Triều Tiên và khu vực xung quanh. Đồ họa: CSIS

Tình hình ở bán đảo Triều Tiên nóng lên những tháng gần đây, khi Bình Nhưỡng và Seoul hủy các thỏa thuận giảm căng thẳng, tăng cường an ninh biên giới và tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn.

Lãnh đạo Kim Jong-un tuần trước nói Triều Tiên sẽ coi Hàn Quốc có hành động gây chiến nếu Seoul "xâm phạm dù chỉ 0,001 mm lãnh thổ". Ông trước đó gọi Seoul là "kẻ thù chính" của Bình Nhưỡng và cảnh báo quốc gia này "không có ý định tránh chiến tranh".

Phạm Giang (Theo Reuters, AFP)

Adblock test (Why?)

Moskva cáo buộc Kiev bắn rơi máy bay chở tù binh Ukraine

Moskva nói lực lượng Ukraine ở Kharkov dùng tên lửa bắn rơi máy bay quân sự Nga chở 65 tù binh Ukraine, gọi đây là hành vi "man rợ".

"Ukraine đã bắn hạ binh sĩ của chính họ. Mẹ, vợ và con cái của những binh sĩ ấy đang đợi họ về. Ukraine đã dùng tên lửa của Mỹ và Đức để bắn hạ các phi công không có khả năng tự vệ, đang điều khiển vận tải cơ quân sự để thực hiện sứ mệnh nhân đạo", Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin nói ngày 24/1.

Ông Volodin cho biết Hạ viện Nga chuẩn bị đệ đơn tới quốc hội Mỹ và Đức để các nghị sĩ nước này có thể thấy rõ mình đang tài trợ, giúp đỡ người như thế nào.

Bộ Quốc phòng Nga khẳng định lực lượng Ukraine ở Kharkov đứng sau vụ bắn rơi vận tải cơ Il-76 ở tỉnh Belgorod, thêm rằng radar của họ đã phát hiện ra vụ phóng hai tên lửa của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết sự việc xảy ra vài giờ trước cuộc trao đổi tù binh đã được thống nhất vào 24/1, dự kiến diễn ra tại cửa khẩu biên giới ở Belgorod. "Lãnh đạo Ukraine nhận thức rõ rằng các quân nhân Ukraine trong diện trao đổi sẽ được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự tới sân bay Belgorod vào hôm nay", tuyên bố cho biết.

Mảnh vỡ máy bay tại hiện trường ở Belgorod. Ảnh: RT

Mảnh vỡ máy bay tại hiện trường ở Belgorod. Ảnh: RT

Bộ Ngoại giao Nga chỉ trích hành động bắn rơi vận tải cơ là "man rợ". Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói rằng sự việc là kết quả từ cuộc đấu đá nội bộ trong giới chính trị gia Ukraine.

Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, cho biết nước này cần thời gian xác minh dữ liệu và sẽ bình luận sau. Cơ quan chính phủ Ukraine chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến tù binh cho biết họ đang điều tra tuyên bố của Nga.

Truyền thông địa phương Ukraine ban đầu trích dẫn các nguồn tin quốc phòng nói rằng quân đội Ukraine đã bắn rơi máy bay và vận tải cơ Nga khi đó đang chở tên lửa. Những thông tin này sau đó được rút lại.

Vận tải cơ hạng nặng Nga rơi tại tỉnh Belgorod

Máy bay Il-76 lao xuống đất trong video công bố hôm nay. Video: Telegram/RVvoenkor

Vận tải cơ Nga Il-76 chở 65 tù binh Ukraine, 3 lính canh và 6 thành viên tổ bay rơi tại tỉnh Belgorod ngày 24/1, khiến toàn bộ người trên máy bay thiệt mạng.

Nga và Ukraine đã thực hiện 49 cuộc trao đổi tù nhân kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu gần hai năm trước. Ukraine cho biết hơn 8.000 công dân nước này đang bị Nga giữ, trong đó có cả dân thường.

Ukraine từ cuối năm ngoái tăng cường tập kích tỉnh biên giới Nga Belgorod. Một trong những vụ tập kích đẫm máu nhất diễn ra ngày 30/12/2023, khiến 25 người thiệt mạng và 109 người bị thương.

Vị trí tỉnh Belgorod của Nga. Đồ họa: RYV

Vị trí tỉnh Belgorod của Nga. Đồ họa: RYV

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)