Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Tây Ban Nha kêu gọi ông Tập đối thoại với ông Zelensky

Thủ tướng Tây Ban Nha thúc giục Chủ tịch Tập Cận Bình đối thoại với Kiev và bày tỏ ủng hộ một số lập trường của Trung Quốc về chiến sự Ukraine.

"Tôi đã kêu gọi ông Tập thảo luận với Tổng thống Zelensky để trực tiếp tìm hiểu kế hoạch hòa bình của chính phủ Ukraine", Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cho biết trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 31/3.

Kiev đã đưa ra một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm, trong đó yêu cầu lực lượng Nga rút hoàn toàn khỏi Ukraine và đưa các hành vi "gây hấn" ra tòa án quốc tế. Điện Kremlin bác bỏ kế hoạch của Ukraine, nói rằng những đề xuất này phải tính đến "tình hình thực tế" của 4 tỉnh Nga đã sáp nhập.

Ông Sanchez nói Madrid ủng hộ các yêu cầu của Kiev xoay quanh việc khôi phục lãnh thổ về nguyên trạng trước khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014. "Tôi tin đây là một kế hoạch có khả năng đặt nền móng hòa bình lâu dài ở Ukraine, hoàn toàn phù hợp với hiến chương LHQ. Tôi đã truyền đạt với ông Tập các mối quan tâm của Madrid về cuộc xung đột", Thủ tướng Tây Ban Nha cho biết.

Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, ông Tập kêu gọi chấm dứt "tâm lý Chiến tranh Lạnh" và các áp lực từ các biện pháp trừng phạt được cho là "cực đoan", song không đề cập đến Nga và lời kêu gọi của ông Sanchez.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez bắt tay tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 31/3. Ảnh: Reuters

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 31/3. Ảnh: Reuters

Tổng thống Volodymyr Zelensky đã gửi lời mời ông Tập thăm Ukraine nhưng Chủ tịch Trung Quốc chưa đưa ra phản hồi công khai. Hôm 21/3, Phó thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk nói rằng Kiev đang chờ câu trả lời từ Bắc Kinh về khả năng tổ chức điện đàm giữa ông Zelensky và ông Tập. Kể từ khi xung đột Ukraine bùng phát, lãnh đạo Ukraine và Trung Quốc chưa có cuộc thảo luận nào.

Bắc Kinh gần đây công bố kế hoạch 12 điểm về hòa bình Ukraine, được Nga, Belarus ủng hộ, song các nước phương Tây khi đó cho rằng kế hoạch này phản ánh chưa đầy đủ cuộc chiến. Ukraine cho biết muốn thảo luận trực tiếp với Trung Quốc về kế hoạch.

Thái độ hoài nghi về kế hoạch hòa bình của Bắc Kinh dường như đã giảm phần nào ở châu Âu trong những tuần gần đây. Các nhà ngoại giao khu vực hiện nói rằng đề xuất của Trung Quốc còn "thiếu sót" thay vì là một kế hoạch hoàn toàn "lãng phí thời gian".

Hôm 30/3, Thủ tướng Sanchez ca ngợi hai khía cạnh trong lập trường của Trung Quốc, gồm bác bỏ hoàn toàn và dứt khoát các mối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân và sự tôn trọng của Bắc Kinh đối với toàn vẹn lãnh thổ.

Ông Sanchez thăm Trung Quốc ngày 30-31/3. Trong thời gian tới, lãnh đạo Pháp và Liên minh châu Âu (EU) cũng sẽ đến Bắc Kinh, với trọng tâm là thảo luận về vấn đề Ukraine.

Đức Trung (Theo Reuters, SCMP)

Adblock test (Why?)

Hungary nói EU có thể thảo luận về điều lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine

Thủ tướng Hungary Orban nêu khả năng EU thảo luận về triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine, Nga nói kịch bản này "cực kỳ nguy hiểm".

"Chiến sự ngày càng đẫm máu và tàn khốc", Thủ tướng Viktor Orban ngày 31/3 bình luận về xung đột Ukraine với truyền thông địa phương. Ông tiết lộ các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) "đang tiến gần tới việc" thảo luận liệu EU có thể triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukranie hay không.

"Khi phương Tây đang cung cấp cho Ukraine những khí tài ngày càng hiện đại, tôi tin chắc mối họa chiến tranh thế giới không phải phóng đại", Thủ tướng Hungary nói, thêm rằng giới chức EU cần "trình bày lập luận để Nga - Ukraine thấy một lệnh ngừng bắn là vì lợi ích đôi bên".

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tham dự một hội nghị ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/3. Ảnh: AFP

Thủ tướng Hungary Viktor Orban tham dự một hội nghị ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 16/3. Ảnh: AFP

Bình luận về thông tin ông Orban đưa ra, Moskva cảnh báo bất kỳ ý tưởng nào về kịch bản EU điều lực lượng giữ gìn hòa bình đến Ukraine đều rất nguy hiểm. "Các lực lượng như vậy thường chỉ được triển khai khi có sự đồng thuận từ hai bên. Trong trường hợp này, nó có khả năng là một chủ đề cực kỳ nguy hiểm", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói cùng ngày.

Ông Orban không nói rõ ý tưởng thảo luận của EU dựa trên khuôn khổ nào. Tuy nhiên, EU có Chính sách An ninh và Phòng thủ Chung (CSDP) triển khai các sứ mệnh dân sự và quân sự, hành động trực tiếp nhằm quản lý xung đột hay khủng hoảng, tập trung vào các mục tiêu như cải cách pháp quyền, duy trì sự ổn định, chống lại tội phạm có tổ chức và cải cách lĩnh vực an ninh.

Kể từ khi được triển khai năm 2003, EU đã thực hiện hơn 37 sứ mệnh ở châu Âu, châu Phi và châu Á. EU hiện triển khai 12 sứ mệnh dân sự, 9 sứ mệnh quân sự. Việc này được tiến hành theo đề nghị của quốc gia tiếp nhận hỗ trợ và cần tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế.

Cuối tháng trước, Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã nêu lo ngại kịch bản một số nước EU có thể đưa quân vào Ukraine.

Ông được nhận định là lãnh đạo ủng hộ Nga nhất trong số 27 nước thành viên EU. Sau khi chiến sự bùng phát tháng 2/2022, ông Orban từ chối chỉ trích đích danh Tổng thống Nga Putin, cũng như không đồng ý gửi vũ khí cho Ukraine như những nước thành viên EU khác, thay vào đó kêu gọi các bên tham chiến lập tức ngừng bắn và ngồi vào đàm phán.

Đức Trung (Theo Newsweek, RT)

Adblock test (Why?)

Người phụ nữ tàn tật Pháp tìm quyền được chết

Liệt nửa người từ thuở lọt lòng và bây giờ mất kiểm soát tứ chi, Lydie Imhoff, 43 tuổi, muốn thoát khỏi kiếp sống này.

Nước Pháp, quê hương của Imhoff, vẫn đang tranh luận về các khía cạnh đạo đức, luân lý, pháp lý của việc an tử, nhưng nước láng giềng Bỉ đã chấp nhận quyền được chết. Imhoff quyết tâm rằng khi tới thời điểm thích hợp, cô có thể chọn tự kết thúc cuộc đời.

"Đầu tôi vẫn hoạt động, nhưng cơ thể đã không còn nghe lời. Tôi sẽ không đợi tới lúc mình trở thành người thực vật mới hành động", người phụ nữ 43 tuổi tâm sự.

Lydie Imhoff trong văn phòng tư vấn trợ tử của bác sĩ Marc Reisinge tại Brussels, Bỉ, ngày 16/3. Ảnh: AFP

Lydie Imhoff trong văn phòng tư vấn trợ tử của bác sĩ Marc Reisinge tại Brussels, Bỉ, ngày 16/3. Ảnh: AFP

An tử bị cấm ở Pháp, do đó, Imhoff coi Bỉ là "lối thoát khẩn cấp" khi muốn chết. Cô đã tới Brussels để gặp bác sĩ tâm lý, giải thích quyết định của mình.

Ngồi trên xe lăn và được người chăm sóc đưa từ nhà ở Besancon, thị trấn miền đông nước Pháp sang Bỉ, cô trò chuyện với bác sĩ Marc Reisinger trong 45 phút. Câu chuyện xoay quanh quá trình trưởng thành cùng khuyết tật, ốm đau và bạo hành trong chính gia đình.

Imhoff chào đời khi mẹ mang thai 5,5 tháng. Cô bị liệt nửa người bên trái vì sinh non. Khi trưởng thành, cô không để khuyết tật ngăn cản sở thích cưỡi ngựa, nhưng năm 2008, Imhoff bị chấn thương sọ não và cột sống sau cú ngã nặng.

"Tôi gãy xương 17 chỗ", Imhoff kể.

Hồ sơ bệnh án cho thấy cô hiện bị teo cơ tứ chi. Imhoff không muốn kết thúc cuộc đời ngay, nhưng e ngại các triệu chứng đang lan rộng, cơ bắp co thắt thường xuyên hơn. Cô tìm đến tư vấn an tử tại Bỉ sau khi mất cảm giác ở bàn tay phải dùng để đọc chữ nổi. "Tôi cảm thấy tuyệt vọng. Ngón tay vốn là tất cả những gì còn lại để tôi có thể duy trì tự chủ", Imhoff nói.

Cô thừa nhận đã tạo ra lớp vỏ bọc tâm lý để bảo vệ mình khỏi nỗi đau, nhưng không dễ duy trì điều đó vì một số bộ phận cơ thể không chịu nổi đau đớn.

Sau khi nghiên cứu hồ sơ bệnh án, bác sĩ Marc Reisinger cho rằng Imhoff đáp ứng đủ các tiêu chí để được kết thúc cuộc đời. "Tôi cho là cô đủ điều kiện", ông nói. "Tôi nghĩ chúng tôi có thể giúp cô làm điều cô muốn làm, tại thời điểm cô muốn".

Luật an tử của Bỉ thông qua năm 2002 cho phép tiêm thuốc độc nếu được sự đồng ý của hai bác sĩ, một bác sĩ đa khoa và một bác sĩ chuyên khoa. Luật quy định bệnh nhân muốn an tử là người trải qua "nỗi đau dai dẳng, không thể chịu đựng được nữa, cũng không thể chữa trị" do tình trạng "nghiêm trọng và vô phương cứu chữa".

Bất chấp các tiêu chí khắt khe, năm ngoái, Ủy ban Giám sát và Đánh giá Liên bang Bỉ ghi nhận 2.966 ca an tử tại quốc gia 11 triệu dân, tăng 1/10 so với năm 2011. Đa số người chọn con đường này mắc bệnh ung thư, hoặc mắc nhiều bệnh. Trong số này có một người Pháp 53 tuổi.

Pháp tháng tới sẽ tổ chức một cuộc tranh luận gồm những công dân được lựa chọn ngẫu nhiên. Họ sẽ bàn về quyền an tử và đề xuất với chính phủ cách tiếp cận vấn đề này.

Luật Pháp hiện tại cho phép "an thần sâu và liên tục tới khi chết" trong một số điều kiện nhất định, nhưng không trợ tử, kể cả với người mắc bệnh nan y hay người đang đau đớn.

Bác sĩ Marc Reisinge trò chuyện với Imhoff. Ảnh: AFP

Bác sĩ Marc Reisinge trò chuyện với Imhoff. Ảnh: AFP

Ở châu Âu, an tử chủ động hợp pháp tại Bỉ, Luxembourg, Hà Lan và Tây Ban Nha. Reisinger ủng hộ việc hợp pháp hóa an tử, nói rằng đó là "quyền tự do lựa chọn" và các bác sĩ có nghĩa vụ giúp người bệnh giảm bớt đau đớn.

"Tại sao vào thời điểm cuối cùng, thời khắc quan trọng nhất, bác sĩ lại bước sang một bên và nói rằng 'Tôi sẽ không giảm nỗi đau cho bạn?' Thật vô nghĩa", ông nói.

Hồng Hạnh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

Giữa đám cưới một cô gái trẻ mặc váy trắng đến quỳ trước mặt chú rể khóc lóc, khách khứa lắc đầu ngán ngẩm khi biết nguyên nhân

Đám cưới linh đình đang diễn ra thì cô gái chạy vào quỳ gối khóc lóc, nguyên nhân đằng sau mới ngỡ ngàng.

Mạng xã hội Trung Quốc xôn xao trước đoạn video ghi cảnh một cô gái đến đám cưới của bạn trai cũ để níu kéo anh. Từ đoạn video, có thể thấy cô gái trẻ mặc váy trắng, vừa quỳ gối vừa khóc lóc trước mặt chú rể.

"Em không cần sính lễ 660.000 NDT (hơn 2,3 tỷ đồng) nữa. Em sai rồi. Anh quay lại với em đi. Mẹ em đã đồng ý rồi, chỉ cần 180.000 NDT (hơn 643 triệu đồng) thôi!", cô gái vừa khóc vừa nói.

Giữa đám cưới một cô gái trẻ mặc váy trắng đến quỳ trước mặt chú rể khóc lóc, khách khứa lắc đầu ngán ngẩm khi biết nguyên nhân-1

Tìm hiểu mới biết, chú rể và cô gái trước đây yêu đương mặn nồng, đã tính đến chuyện cưới xin nhưng vì bất đồng trong vấn đề sính lễ mà phải chia tay. Cụ thể, trong buổi đề thân, bố mẹ cô gái yêu cầu chú rể phải chuẩn bị 660.000 NDT tiền sính lễ. Tuy nhiên, chú rể không đồng ý vì cho rằng số tiền đó quá cao, gia đình anh không đáp ứng nổi.

Dù chú rể đã nói hết lời nhưng mẹ cô gái vẫn nhất quyết không nhân nhượng, tuyên bố nếu thiếu một đồng thì sẽ không gả con gái cho anh. Mặc dù vô cùng tiếc nuối mối tình đẹp bấy lâu nhưng chú rể đành từ bỏ, không lâu sau liền tiến đến hôn nhân với một cô gái khác.

Biết tin bạn trai cũ kết hôn, cô gái vô cùng đau khổ, quấy phá gia đình vì cho rằng yêu cầu quá đáng của bố mẹ đã gây nên mọi chuyện. Tiếp đó, cô mặc chiếc váy cưới trắng đơn giản chạy đến đám cưới của bạn trai cũ để cầu xin anh quay lại.

Thế nhưng, dù cô quỳ gối khẩn cầu và nhận sai bao nhiêu lần, chú rể vẫn không hồi tâm chuyển ý. Anh thẳng thừng đẩy bạn gái cũ ngã ngửa rồi quay đi tiếp tục hôn lễ. Hành động này cho thấy chú rể đã không còn tha thiết với mối tình bị gia đình chia rẽ vì chuyện sính lễ nữa.

Sau khi được đăng tải lên mạng, đoạn video nhanh chóng thu hút sự quan tâm của không ít cư dân mạng. Nhiều người tỏ thái độ bức xúc với sự đòi hỏi quá đáng của gia đình cô gái, đồng thời cho rằng cô gái lẽ ra không nên tới phá đám cưới của người khác.

Gánh nặng "sính lễ trên trời" ở Trung Quốc

Theo điều tra, "sính lễ trên trời", hay đó chính là phần sính lễ có giá trị cao ngất ngưởng, thay đổi dựa theo tình hình phát triển kinh tế của các khu vực ở Trung Quốc. Thực trạng sính lễ diễn biến cực đoan đến nỗi đàn ông muốn lấy vợ chỉ cần đến hỏi giá sính lễ, vừa ý thì lập tức tổ chức đám cưới.

Chuyên gia cho rằng, tập tục đám cưới mặc dù phản ánh văn hóa truyền thống nhưng không chỉ là chuyện riêng của một cá nhân hay một gia đình, mà còn thể hiện cả trình độ phát triển của xã hội.

Thực trạng "sính lễ trên trời" gây ảnh hưởng đến cuộc sống sau hôn nhân và hạnh phúc của các cặp đôi, tạo nên nhiều mâu thuẫn và khó khăn cho kinh tế gia đình, phá hủy tư tưởng tích cực và phạm vi đạo đức.

Giữa đám cưới một cô gái trẻ mặc váy trắng đến quỳ trước mặt chú rể khóc lóc, khách khứa lắc đầu ngán ngẩm khi biết nguyên nhân-2Ảnh minh hoạ

Ở Sơn Đông (Trung Quốc), trước khi hai người quyết định yêu nhau, các cô gái phải xác định người con trai mình muốn tiến tới có thể chuẩn bị 20 cây thuốc lá, 20 bình rượu, 200kg hạt dưa, 200kg lá trà, 200kg kẹo mứt hay không.

Ở buổi đề thân (tương tự lễ dạm ngõ của Việt Nam), nhà trai phải chuẩn bị "4 vàng 1 kim cương" (dây chuyền vàng, lắc tay vàng, khuyên tai vàng, nhẫn vàng và nhẫn kim cương), có nơi còn chuẩn bị thêm tiền mặt. Đến ngày đính hôn, ngoài thuốc rượu mứt trà, nhà gái còn yêu cầu nhà trai mua nhà, thậm chí còn mua cả xe để phục vụ cho cuộc sống hôn nhân về sau.

Một số địa phương còn tồn tại cách tính tiền bằng cân. Tiền cưới vợ trở thành gánh nặng rất lớn cho nhà trai.

Ở Cam Túc, sính lễ trung bình tại các vùng đồng bằng là 150.000 NDT(hơn 542 triệu VND), ở vùng núi thì cao hơn một chút với 180.000 NDT (hơn 650 triệu VND). Ngoài ra, còn có trang sức vàng, phục trang và các chi phí tổ chức đám cưới khác, tổng cộng hơn 250.000 NDT (hơn 900 triệu VND). Trong khi đó, thu nhập từ công việc làm nông mỗi năm của các hộ nông thôn chỉ dao động 20.000 NDT (hơn 72 triệu VND).

Thu nhập ở vùng nông thôn thì ít, nhưng sính lễ lại cao hơn cả thành phố. Điều này khiến những gia đình có con trai cần cưới vợ phải lâm trong cảnh nợ nần chồng chất.

"Sính lễ trên trời" càng phổ biến thì càng có nhiều cuộc tình đổ vỡ. Đó cũng chính là lý do hôn nhân Trung Quốc còn xuất hiện tình trạng: Trước khi bắt đầu tìm hiểu thì người con gái sẽ thông báo người con trai yêu cầu sính lễ, nếu đôi bên đều vừa ý thì mới chính thức quen nhau.

Tuy nhiên, tìm hiểu là một chuyện, kết hôn lại là chuyện khác. Sính lễ tăng lên theo từng ngày, hai người có đến được với nhau hay không còn phải tùy thuộc vào khả năng của nhà trai.

Theo Gia đình & Xã hội

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/BjrdWGv

Adblock test (Why?)

Nhà Trắng lên án Nga bắt phóng viên Mỹ

Nhà Trắng chỉ trích Nga bắt phóng viên tờ Wall Street Journal là "không thể chấp nhận được" và kêu gọi công dân Mỹ lập tức rời nước này.

"Chính phủ Nga nhắm vào các công dân Mỹ là điều không thể chấp nhận được. Chúng tôi lên án mạnh mẽ việc bắt ông Gershkovich", thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre cho biết ngày 30/3. "Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng công dân Mỹ nên lắng nghe cảnh báo từ chính phủ Mỹ, không di chuyển đến Nga. Công dân Mỹ đang cư trú hoặc du lịch ở Nga nên rời đi ngay lập tức".

Bà Jean-Pierre bình luận sau khi Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cùng ngày thông báo bắt Evan Gershkovich, phóng viên sinh năm 1991 của tờ Wall Street Journal, vì nghi hoạt động gián điệp cho chính phủ Mỹ. Wall Street Journal ra tuyên bố rằng họ "rất lo ngại cho an toàn của Gershkovich".

"Cáo buộc gián điệp thật nực cười", bà Jean-Pierre nói với báo giới. Theo Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden đã được thông báo về sự việc. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã liên hệ với phía Nga đề nghị được tiếp xúc lãnh sự với Gershkovich.

Bộ Ngoại giao Nga xác nhận thông tin. "Thông qua các kênh ngoại giao, phía Mỹ đã đề nghị tiếp xúc lãnh sự với công dân Mỹ Evan Gershkovich", theo người phát ngôn Maria Zakharova. "Việc tiếp xúc lãnh sự sẽ được cho phép trong thời gian tới".

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre tại cuộc họp báo ngày 30/3. Ảnh: Reuters

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre tại cuộc họp báo ngày 30/3. Ảnh: Reuters

FSB cho biết Gershkovich bị nghi "thu thập thông tin trong diện bí mật quốc gia về hoạt động của một trong những doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga". FSB bắt Gershkovich khi phóng viên này "tìm cách nhận thông tin mật" ở thành phố Yekaterinburg.

Động thái diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Moskva, đặc biệt liên quan đến xung đột Nga - Ukraine. Mỹ và Nga gần đây vẫn trao đổi tù nhân, với Mỹ thả "lái súng tử thần" Viktor Bout lấy vận động viên bóng rổ Brittney Griner, bị Nga bắt với cáo buộc tàng trữ ma túy và lĩnh án 9 năm tù.

Giới chuyên gia phương Tây từng nhận định sự kiện trao đổi tù nhân giữa Nga và Mỹ hồi tháng 12/2022 cho thấy hai bên vẫn duy trì kênh liên lạc, bất chấp căng thẳng còn cao.

Như Tâm (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

Bị chó hoang đuổi theo, nam thanh niên trả thù dã man

Trả thù con chó đuổi theo mình, nam thanh niên đánh đập, đốt cháy con vật, khiến cộng đồng mạng phẫn nộ.

Sự việc xảy ra ở Malaysia, một nam thanh niên Trung Quốc đang đi xe đạp thì bị một con chó hoang đuổi theo, vì sợ hãi, người này đã ngã xuống và bị bị thương. Cáu giận khi bị ngã, nam thanh niên đã quay lại hiện trường và đánh con chó hoang đến 3 lần. Đánh đập chưa đã, người này còn dùng lửa đốt lông con chó và vui vẻ chửi mắng, gọi nó là "chó lửa".

Bị chó hoang đuổi theo, nam thanh niên trả thù dã man-1Con chó bị nam thanh niên đánh đập dã man rồi châm lửa đốt.

Toàn bộ cảnh tượng được camera của một phòng khám thú cưng gần đó ghi lại. Trong đoạn video, có thể thấy rõ ràng nam thanh niên đánh con chó hoang đến mức bất tỉnh. Vốn đã ngất đi vì đau, con chó lại tiếp tục bị người đàn ông châm lửa đốt. Bị bỏng đến mức đau nhức phải tỉnh lại, con chó hoang đau đớn kêu khóc, chạy trốn và cầu cứu khắp nơi. Trong lúc đó, nam thanh niên ngồi xổm, vui vẻ mắng chửi con chó.

Bức xúc với hành động này, một người đã tố giác và đăng video lên mạng xã hội, thu hút đông đảo sự quan tâm, chú ý. Cư dân mạng không chỉ mắng nam thanh niên tàn nhẫn, ngược đãi động vật dã man mà còn yêu cầu đơn vị bảo vệ động vật địa phương phải vào cuộc, bắt nam thanh niên phải trả giá xứng đáng.

Bị chó hoang đuổi theo, nam thanh niên trả thù dã man-2Hiện tại con chó đã được phòng khám thú cưng cứu giúp, chữa trị, chăm sóc.

Người tố giác vụ việc không muốn tiết lộ danh tính của kẻ ngược đãi chó nhưng cho biết, thực tế hiện trường ngược đãi chó nằm ngay cạnh phòng khám thú cưng.

Mẹ của nam thanh niên biết về vụ việc đã báo đơn vị bảo vệ động vật và nhờ để giải quyết riêng, cho rằng "chó cắn người trước" và "chuyện con chó chỉ là chuyện nhỏ". Việc làm này khiến cư dân mạng phẫn nộ, tìm kiếm danh tính của hai mẹ con rồi tràn vào Facebook mắng chửi người đàn ông cùng gia đình.

Sau khi vụ việc lan rộng, một người đàn ông lớn tuổi được cho là ông nội của nam thanh niên đã gửi lời xin lỗi qua Facebook. "Mong mọi người giơ cao đánh khẽ, cho cháu tôi có cơ hội sửa sai. Tôi thay mặt cháu xin lỗi mọi người. Xin hãy tha thứ cho cháu".

Tuy nhiên, người tố giác không những không tha thứ mà còn vạch trần lời nói dối của nam thanh niên. Anh cho biết, anh đã gặp nam thanh niên ngược đãi chó hoang và phát hiện rằng người này không bị thương chút nào, camera giám sát cũng không ghi lại được cảnh nam thanh niên bị chó hoang đuổi dẫn đến bị ngã. 

Hiện, đơn vị bảo vệ động vật địa phương cũng đã vào cuộc điều tra.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/BQFOdtA

Adblock test (Why?)

Bi kịch thủ khoa ĐH: Lương 438 triệu/tháng, tự tử vì áp lực công việc

Trần Cần từng là thủ khoa đại học. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, anh gia nhập bộ phận công nghệ quảng cáo của Facebook với mức lương 220.000 USD/năm, nhưng tự tử ở tuổi 38 vì áp lực công việc.

Trần Cần (SN 1981), xuất thân trong một gia đình bình thường ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Từ nhỏ anh luôn nỗ lực học tập, cố gắng không ngừng nghỉ. Với những thành tích học tập tốt, nam sinh này luôn được xem là mẫu hình "con nhà người ta".

Năm 1999, Trần Cần tham gia kỳ thi đại học và trở thành thủ khoa. Anh học Đại học Chiết Giang ngành Kỹ thuật Điện khí. 

4 năm đại học, anh đạt nhiều thành tích tốt và thành lập được "Hiệp hội Toán học" thu hút hàng trăm sinh viên trong trường. Trong quá trình học, Trần Cần nhận ra niềm yêu thích máy tính nên đã đổi sang chuyên ngành Khoa học Máy tính.

Năm 2003, sau khi tốt nghiệp đại học, Trần Cần gặp nhiều khó khăn trong công việc. Do đó, anh tạm gác công việc để tiếp tục học lên thạc sĩ.

Năm 2011, Trần Cần nhận được thông báo trúng tuyển hệ thạc sĩ của Đại học Nam California, Mỹ. Năm 2013, anh nhận được bằng thạc sĩ và ở lại Mỹ làm việc cho công ty Cisco Systems - nhà cung cấp giải pháp Internet hàng đầu thế giới.

Sau hơn 5 năm gắn bó với công ty, đến tháng 3/2018 anh nhận được lời mời về làm việc cho Facebook trụ sở ở Menlo Park, California. Trần Cần đồng ý hợp tác và chính thức trở thành nhân viên trong bộ phận công nghệ quảng cáo cho Facebook với mức lương 220.000 USD/năm (hơn 5,2 tỷ đồng/năm), khoảng hơn 438 triệu/tháng.

Nhận được mức lương cao cộng với việc áp dụng kế hoạch cải thiện công việc (PIP) là thỏa thuận giữa công ty và nhân viên, trong đó vạch ra những việc cần làm trong một thời gian, nên Trần Cần gặp nhiều áp lực.

Bi kịch thủ khoa ĐH: Lương 438 triệu/tháng, tự tử vì áp lực công việc-1
Trần Cần 

Sau một thời gian, theo đánh giá nội bộ công ty xếp hạng mức độ hoàn thành công việc của Trần Cần bị giảm xuống. Trước tình cảnh trên, để trụ lại Facebook, anh tăng ca cả đêm lẫn cuối tuần, nhưng vẫn không đạt được hiệu quả công việc, nên có tên trong nhóm bị sa thải.

Biết tin bị sa thải, Trần Cần cảm thấy xấu hổ vì không thể vượt qua áp lực dư luận. Trong mắt mọi người, anh là thần đồng công nghệ, hơn nữa lời hứa đưa bố mẹ sang Mỹ để sống, anh cũng chưa thực hiện được.

Mặc dù ở Mỹ 8 năm, nhưng anh vẫn chưa được cấp thẻ thường trú dành cho người nhập cư (thẻ xanh), mà chỉ có thị thực lao động tạm thời. Do đó, khi bị sa thải, anh buộc phải tìm một công việc khác trong vòng 60 ngày, nếu không sẽ bị trục xuất về nước. 

Trước áp lực đó, Trần Cần quyết định kết liễu cuộc đời ở tuổi 38. Anh tự tử bằng cách nhảy từ tầng cao của tòa nhà trụ sở Facebook xuống đất và tử vong tại chỗ hồi cuối năm 2019.

Sự ra đi đột ngột của Trần Cần vì áp lực công việc, khiến dư luận Trung Quốc không khỏi xôn xao. Nhiều người bày tỏ tiếc thương về sự ra đi của một nhân tài công nghệ. Bên cạnh đó, có người lại cho rằng, chính áp lực từ mác "con nhà người ta" nên đã đẩy Trần Cần có quyết định này. 

Việc ra đi của Trần Cần khiến nhiều người tự đặt ra câu hỏi: "Nếu trở về Trung Quốc sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, liệu sự việc có diễn ra như vậy không?". Nhưng có người lại cho rằng, với mức lương 220.000 USD/năm (hơn 5,2 tỷ/năm), dù làm ở Mỹ hay Trung Quốc áp lực cũng rất lớn. 

Thực tế, Facebook sẽ đánh giá hiệu quả và khả năng làm việc của nhân viên theo từng quý. Nếu kết quả đánh giá của nhân viên không đạt yêu cầu sẽ bị xếp vào loại PIP. Những đối tượng bị xếp vào nhóm PIP có khả năng bị sa thải, nếu không cải thiện.

Do đó, có người cho rằng, không phải làm việc ở Mỹ Trần Cần mới tự tử, nếu làm việc ở nơi khác, không đáp ứng được nhu cầu cũng sẽ bị sa thải.

Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/rnoKuwR

Adblock test (Why?)

Tòa Công lý Quốc tế yêu cầu Mỹ bồi thường cho Iran

Tòa Công lý Quốc tế phán quyết Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế khi đóng băng một số tài sản của Iran, yêu cầu Washington bồi thường cho Tehran.

Theo phán quyết của Tòa Công lý Quốc tế (ICJ) có trụ sở tại The Hague, Hà Lan hôm nay, số tiền bồi thường cụ thể sẽ được xác định ở giai đoạn kế tiếp của vụ kiện.

Tuy nhiên, phán quyết cũng nêu rằng ICC không có quyền tài phán đối với tài sản của các ngân hàng, do đó tòa bác đề nghị của Iran về việc giải phóng số tài sản trị giá gần 2 tỷ USD thuộc về Ngân hàng Trung ương Iran đang bị Mỹ đóng băng.

Iran đệ đơn kiện Mỹ lên ICJ năm 2016 với cáo buộc vi phạm hiệp ước hữu nghị năm 1955 bằng cách cho phép các tòa án Mỹ đóng băng tài sản của các công ty Iran, trong đó có Ngân hàng Trung ương nước này. Số tài sản bị đóng băng đó đã được sử dụng để bồi thường cho nạn nhân những cuộc tấn công khủng bố.

Đại diện của Iran (thứ hai từ phải sang) trong một phiên tranh luận tại ICJ năm 2018. Ảnh: Reuters

Đại diện của Iran (thứ hai từ phải sang) trong một phiên tranh luận tại ICJ năm 2018. Ảnh: Reuters

Trong phiên tranh luận năm ngoái, Mỹ cho rằng ICJ nên bác đơn kiện vì "bàn tay Iran cũng đã nhúng chàm" và tài sản bị tịch thu là kết quả của việc Tehran "tài trợ chủ nghĩa khủng bố". Tòa án bác bỏ lập luận này, cho rằng hiệp ước hữu nghị 1955 giữa Mỹ và Iran vẫn có hiệu lực.

Hiệp ước hữu nghị này được ký từ rất lâu trước khi Cách mạng Hồi giáo năm 1979 nổ ra ở Iran. Cuộc cách mạng này đã lật đổ quốc vương Iran do Mỹ hậu thuẫn và hai nước sau đó cắt quan hệ. Washington rút khỏi hiệp ước vào năm 2018.

Phán quyết của ICJ được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Tehran sau các cáo buộc tấn công lẫn nhau giữa lực lượng dân quân do Iran hậu thuẫn và quân đội Mỹ ở Syria tuần trước. Mối quan hệ cũng trở nên căng thẳng sau khi nỗ lực khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc trên thế giới bị đình trệ.

ICJ, cơ quan tư pháp tối cao của Liên Hợp Quốc, là tòa án hàng đầu thế giới đứng ra giải quyết những khiếu nại pháp lý giữa các quốc gia về cáo buộc vi phạm luật pháp quốc tế. Phán quyết của ICJ mang tính ràng buộc, nhưng cơ quan này không có phương thức nào đảm bảo thực thi phán quyết. Trong một số vụ trước đây, nước bị kiện vẫn phớt lờ phán quyết của tòa.

Năm 1984, ICJ từng ra phán quyết sơ bộ yêu cầu Mỹ bồi thường cho Nicaragua vì cáo buộc hỗ trợ tài chính và vật lực cho phiến quân muốn lật đổ chính phủ nước này. Mỹ khi đó cũng từ chối tham dự phiên tòa, lập luận ICJ không đủ thẩm quyền.

Sau khi Nicaragua được xử thắng kiện, Mỹ chặn nghị quyết thực thi kết luận của ICJ tại Hội đồng Bảo an, từ chối bồi thường cho quốc gia Trung Mỹ.

Huyền Lê (Theo Reuters, AFP)

Adblock test (Why?)

Nga bắt phóng viên Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp

Cơ quan an ninh Nga thông báo bắt một phóng viên tờ Wall Street Journal vì nghi thu thập thông tin bí mật quốc gia về doanh nghiệp quốc phòng.

"Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB) đã ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp của công dân Mỹ Evan Gershkovich, sinh năm 1991, phóng viên tại văn phòng ở Moskva của tờ Wall Street Journal. Anh ta bị nghi làm gián điệp phục vụ chính phủ Mỹ", theo thông cáo ngày 30/3 của FSB.

Evan Gershkovich. Ảnh: WSJ.

Evan Gershkovich. Ảnh: WSJ.

Cơ quan này cho biết Evan Gershkovich bị nghi "thu thập thông tin trong diện bí mật quốc gia về hoạt động của một trong những doanh nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga". FSB bắt Gershkovich khi phóng viên này "tìm cách nhận thông tin mật" ở thành phố Yekaterinburg.

Wall Street Journal ra tuyên bố rằng họ "rất lo ngại cho an toàn của Gershkovich".

Trang tiểu sử của Gershkovich cho biết phóng viên này chuyên sản xuất tin bài về Nga, Ukraine và các quốc gia từng thuộc Liên Xô. Gershkovich từng làm việc cho AFP, Moscow Times và New York Times.

FSB bắt Gershkovich trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Moskva, đặc biệt liên quan đến xung đột Nga - Ukraine. Vụ bắt diễn ra sau khi Mỹ trao đổi "lái súng tử thần" Viktor Bout lấy vận động viên bóng rổ Brittney Griner, bị Nga bắt với cáo buộc tàng trữ ma túy và lĩnh án 9 năm tù.

Giới chuyên gia phương Tây từng nhận định sự kiện trao đổi tù nhân giữa Nga và Mỹ hồi tháng 12/2022 cho thấy hai bên vẫn duy trì kênh liên lạc, bất chấp căng thẳng còn cao.

Nguyễn Tiến (Theo TASS, RIA Novosti, Reuters)

Adblock test (Why?)

Ukraine phản đối Nga trở thành chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ

Ukraine phản đối việc Nga sẽ đảm nhiệm vai trò chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào tháng 4, gọi đây là "trò hề".

"Nga tiến hành một cuộc chiến tranh và lãnh đạo Nga đang bị ICC truy nã vì bắt cóc trẻ em. Thế giới không thể là một nơi an toàn nếu Nga tiếp tục là thành viên Hội đồng Bảo an. Việc Nga trở thành Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 1/4 là trò hề", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đăng Twitter hôm nay.

Trước đó, đại diện thường trực của Ukraine tại Liên Hợp Quốc Sergiy Kyslytsya cũng tuyên bố rằng Nga, "quốc gia gây chiến và nã pháo vào các thành phố của Ukraine", không thể làm chủ tịch Hội đồng Bảo an.

15 thành viên Hội đồng Bảo an, gồm 5 thành viên thường trực là Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp và 10 thành viên không thường trực, luân phiên đảm nhiệm vai trò chủ tịch hàng tháng theo thứ tự bảng chữ cái. Nước chủ tịch hiện tại là Mozambique và Nga sẽ đảm nhiệm vai trò này kể từ đầu tháng tới.

Moskva và phái đoàn Nga tại Liên Hợp Quốc chưa phản ứng trước bình luận của Ngoại trưởng Ukraine.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại New York, Mỹ, hôm 23/2. Ảnh: Reuters

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba tại New York, Mỹ, hôm 23/2. Ảnh: Reuters

Tuyên bố của Ngoại trưởng Ukraine được đưa ra trong bối cảnh chiến sự Ukraine đã bước sang tháng thứ 14, với giao tranh hiện chủ yếu diễn ra ở Donbass. Ukraine hôm 29/3 thừa nhận lực lượng Nga đạt một số thành công trong cuộc tấn công thành phố Bakhmut, tỉnh Donetsk.

ICC hôm 17/3 phát lệnh bắt Tổng thống Vladimir Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belova với cáo buộc "di chuyển bất hợp pháp" trẻ em Ukraine sang Nga. ICC cho rằng hoạt động nói trên diễn ra sau khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát và ông Putin có trách nhiệm trực tiếp trong hoạt động "di chuyển bất hợp pháp trẻ em Ukraine".

Giới chức Nga bác bỏ mọi cáo buộc của ICC, đồng thời cảnh báo mọi âm mưu bắt Tổng thống Putin đồng nghĩa tuyên bố chiến tranh với Nga.

Huyền Lê (Theo AFP, Ukrinform)

Adblock test (Why?)

Trực thăng quân sự Mỹ va chạm trên không

Hai trực thăng HH-60 Black Hawk của lục quân Mỹ va chạm trong chuyến bay huấn luyện, chưa rõ số người thương vong.

Phát ngôn viên lục quân Mỹ Nondice Thurman cho biết tai nạn xảy ra lúc 22h ngày 29/3 (9h hôm nay giờ Hà Nội) khi hai trực thăng HH-60 Black Hawk va chạm trên vùng trời hạt Trigg thuộc bang Kentucky.

Giới chức lục quân Mỹ từ chối tiết lộ số binh sĩ có mặt trên các trực thăng và tình trạng của họ, nhưng Thống đốc Kentukey Andy Beshear nói rằng "có nhiều người chết" và các lực lượng khẩn cấp đang triển khai đến hiện trường.

Lực lượng cứu hộ triển khai ở hiện trường rơi trực thăng ở bang Kentucky hôm 29/3. Ảnh: Fox News.

Lực lượng cứu hộ triển khai ở hiện trường rơi trực thăng ở bang Kentucky hôm 29/3. Ảnh: Fox News.

Nguyên nhân dẫn tới vụ va chạm chưa được công bố. "Chúng tôi đang tập trung vào chăm sóc các quân nhân và gia đình họ", phát ngôn viên Thurman nói thêm.

HH-60 là trực thăng tìm kiếm cứu nạn phát triển từ nền tảng trực thăng vận tải chiến thuật UH-60 Black Hawk do Sikorky phát triển. Dòng HH-60 bắt đầu được Mỹ biên chế từ năm 1982, có tốc độ tối đa 295 km/h và trần bay 5,8 km, tổ lái thường có 4 người gồm hai phi công và hai xạ thủ súng máy.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 29 tháng 3, 2023

Bị bắt vì cáo buộc xúc phạm Tổng thống Pháp

Người phụ nữ ở miền bắc nước Pháp bị bắt và sẽ bị xét xử với cáo buộc xúc phạm Tổng thống Macron, sau khi gọi ông bằng ngôn từ khiếm nhã trên Facebook.

Mehdi Benbouzid, công tố viên thị trấn Saint Omer, ngày 29/3 cho biết người phụ nữ ngoài 50 tuổi bị bắt hôm 24/3 và đang bị giữ để thẩm vấn, sau khi chính quyền địa phương khiếu kiện bài đăng Facebook của bà.

Người phụ nữ đăng bài hôm 21/3, một ngày trước khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trả lời phỏng vấn trên kênh truyền hình TF1 nhằm bảo vệ luật cải cách lương hưu gây tranh cãi. Bà dùng ngôn từ khiếm nhã để mô tả ông Macron, phàn nàn rằng bà chán ngấy việc nhìn thấy ông trên tivi.

Tổng thống Pháp phát biểu tại trụ sở Liên minh châu Âu ở Brussels, Bỉ, ngày 24/3. Ảnh: AFP

Tổng thống Pháp phát biểu tại trụ sở Liên minh châu Âu ở Brussels, Bỉ, ngày 24/3. Ảnh: AFP

Người phụ nữ từng ủng hộ phong trào biểu tình Áo vàng năm 2018-2019. Bà bị cáo buộc công khai xúc phạm Tổng thống và sẽ ra tòa ngày 20/6 tại Saint Omer. Công tố viên cho hay bà này có nguy cơ bị phạt 12.000 euro nhưng không phải ngồi tù nếu bị kết án.

Báo Pháp La Voix du Nord cho hay người phụ nữ có tên Valerie, đã rất ngạc nhiên khi cảnh sát tới gõ cửa. "Tôi đã hỏi họ liệu đây có phải trò đùa không? Tôi chưa bao giờ bị bắt", bà nói. "Tôi không phải là kẻ thù số một của người dân".

Phong trào biểu tình kéo dài nhiều tháng phản đối cải cách lương hưu khiến căng thẳng xã hội gia tăng ở Pháp. Tổng thống Macron cùng chính phủ khẳng định họ không nhượng bộ. Các cuộc đụng độ mới nhất giữa cảnh sát và người biểu tình nổ ra ngày 28/3. Các công đoàn tuyên bố sẽ tổ chức một ngày đình công và biểu tình mới vào 6/4.

Hồng Hạnh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Những nước nỗ lực lập cầu nối hòa bình cho chiến sự Ukraine

Một số nước bắt đầu chủ động đề xuất sáng kiến trở thành trung gian hòa đàm để chấm dứt chiến sự Nga - Ukraine, tiêu biểu là Brazil và Trung Quốc.

Ngoại trưởng Brazil Mauro Vieira tuần trước tuyên bố nước này muốn thành lập "câu lạc bộ hòa bình" để thúc đẩy đàm phán kết thúc chiến sự Nga - Ukraine.

"Brazil muốn thúc đẩy hoặc hỗ trợ tổ chức cuộc gặp mở đường cho tiến trình hòa bình", Ngoại trưởng Vieira chia sẻ. "Tổng thống nước tôi đã nhiều lần nhận định ông đang nghe thấy quá nhiều lời kêu gọi xung đột, song mọi người lại thảo luận quá ít về hòa bình. Ông ấy mong muốn đối thoại hòa bình".

Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva đáng lẽ đã có mặt tại Trung Quốc từ ngày 26/3 cho chuyến công du dài 5 ngày, nhưng phải thay đổi lịch trình sang tháng sau vì chưa khỏi bệnh viêm phổi. Xây dựng nhóm trung gian thúc đẩy hòa đàm Ukraine là một trong những nội dung chính mà ông Lula da Silva kỳ vọng thảo luận thêm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ông Luiz Inacio Lula da Silva tại Mexico hồi tháng 3/2022. Ảnh: Reuters.

Ông Luiz Inacio Lula da Silva tại Mexico hồi tháng 3/2022. Ảnh: Reuters

Ông Lula da Silva từ trước khi đắc cử đã chủ trương Brazil không nên chọn phe trong chiến sự Nga - Ukraine, không ủng hộ tham gia những biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây nhắm vào Nga hay chuyển vũ khí cho Ukraine. Tổng thống Brazil nhiều lần nhắc lại phong trào "không liên kết" và ủng hộ những khuôn khổ phù hợp với tầm nhìn trật tự quốc tế đa cực, trong đó có nhóm BRICS (các nền kinh tế mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Thế khó của Brazil là nước này thiếu khả năng tác động trực tiếp đến các bên trong chiến sự Nga - Ukraine, từ đó tìm ra giải pháp thực chất cho thách thức chung của thế giới, theo chuyên gia Ryan Berg thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) của Mỹ. Tư cách thành viên trong khối BRICS, với sự tham gia mạnh mẽ của Nga, cũng phần nào gây bất lợi đến hình ảnh trung lập mà ông Lula da Silva muốn theo đuổi.

Brazil đưa ra ý tưởng lập nhóm trung gian hòa đàm Kiev - Moskva hơn một tháng sau khi Trung Quốc công bố "Lập trường về giải pháp chính trị cho khủng hoảng Ukraine", được mô tả như tầm nhìn của Trung Quốc về lối thoát cho chiến sự Nga - Ukraine.

Trong khi phương Tây hoài nghi Trung Quốc không phát thảo cụ thể những giải pháp chấm dứt xung đột, tài liệu này đã đón nhận nhiều hoan nghênh từ Moskva, còn phía Kiev cũng ủng hộ Bắc Kinh đóng góp cải thiện tình hình.

"Đã đến lúc Trung Quốc ra tay. Tôi đề xuất thành lập một nhóm quốc gia cùng ngồi vào bàn đàm phán với Ukraine và Nga để tìm kiếm hòa bình", ông Lula da Silva bình luận hồi tháng 2, sau khi Trung Quốc công bố kế hoạch hòa bình Ukraine.

Đề xuất của Trung Quốc bao gồm kêu gọi ngừng bắn, nối lại đàm phán hòa bình, tránh rủi ro hạt nhân và leo thang xung đột hạt nhân, giảm tác động từ cuộc khủng hoảng lên kinh tế thế giới và giải quyết các vấn đề nhân đạo. Trong cuộc họp với ông Tập tuần trước ở Moskva, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh những ý tưởng của Trung Quốc có thể được vận dụng làm nền tảng cho hòa đàm Moskva - Kiev, dù cho rằng "phía Ukraine và phương Tây thời điểm này chưa sẵn sàng đàm phán".

Trước Brazil và Trung Quốc, một số nước khác cũng đã góp thêm âm lượng cho làn sóng kêu gọi tạo cầu nối hòa đàm Nga - Ukraine, song chưa đạt được tiến triển thực chất.

Điển hình là đề xuất từ Tổng thống Mexico Andrés Manuel Lopez Obrador vào tháng 9/2022, đặt vấn đề thành lập một ủy ban quốc tế về đối thoại và hòa bình nhằm "lập tức ngừng mọi hành động thù địch" ở Ukraine. Trong kế hoạch hòa bình của ông Obrador, ủy ban hòa bình nên được dẫn dắt bởi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, Giáo hoàng Francis và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Giới chức Ukraine phản pháo ý tưởng hòa đàm sẽ tạo cơ hội cho Nga "câu giờ" huy động lực lượng cho đợt tiến công mới. Ý tưởng mà Tổng thống Mexico ấp ủ đã không thể ra đời vì tiếng nói của đất nước không đủ trọng lượng trên nghị trường quốc tế nhưng đề xuất vẫn có nhiều điểm hợp lý, theo đánh giá từ Viện Quincy về Quản trị nhà nước Trách nhiệm ở Mỹ. Mỗi lãnh đạo mà Mexico đề xuất cho "ủy ban hòa bình" đều có những lợi thế nhất định để thiết lập cầu nối hòa đàm.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc từng đóng vai trò chủ chốt trong thỏa thuận hành lang an toàn cho vận chuyển ngũ cốc qua Biển Đen, thỏa thuận an ninh duy nhất mà Nga và Ukraine tìm được tiếng nói chung kể từ khi chiến sự bùng phát. Ông Guterres cũng đóng vai trò quyết định trong đàm phán lập hành lang sơ tán cho dân thường rời Mariupol vào năm ngoái và đưa nhóm giám sát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đến nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia.

Ấn Độ đang duy trì quan hệ tốt với cả Ukraine và Nga, vừa giữ lập trường trung lập đối với cuộc chiến nhưng cũng duy trì được đối thoại thực chất với Mỹ trên các diễn đàn quốc tế. Trong khi đó, Giáo hoàng Francis là đại diện cho tiếng nói phi chính trị và trung lập. Trong hơn một năm qua, ông đã nhiều lần kêu gọi khởi động đàm phán hòa bình, tăng hỗ trợ nhân đạo đến Ukraine và chỉ trích các nước lớn đang đổ thêm dầu vào lửa.

"Xung đột Ukraine tăng nhiệt chính là do tham vọng cường quốc, không chỉ của riêng Nga, mà còn bởi nhiều cường quốc khác trên khắp thế giới", ông trả lời phỏng vấn với đài RSI của Thụy Sĩ vào đầu tháng này.

Iran vào tháng 8/2022 cũng chuyển đến Nga sáng kiến hòa bình cho xung đột tại Ukraine. Tại cuộc gặp ở Tehran, Ngoại trưởng Iran Hossein Amirabdollahian nói với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov rằng một lãnh đạo hàng đầu thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã nhờ Iran thay mặt gửi sáng kiến hòa bình, song không tiết lộ quan chức đó là ai.

Ông Amirabdollahian cho biết sáng kiến nhắm vào hai vấn đề trong chiến sự gồm nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia và tù binh chiến tranh, tạo cơ sở "để tái lập hòa bình và chấm dứt chiến sự ở Ukraine". Truyền thông Iran sau đó loan tin đề xuất hòa bình được gửi từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, song Điện Elyssee từ chối bình luận.

Các nước tăng tốc tìm cách tạo cầu nối đàm phán Nga - Ukraine vì chiến sự Nga - Ukraine càng lúc càng khó tìm ra lối thoát, theo giới chuyên gia.

Anatol Lieven, giám đốc chương trình nghiên cứu Á - Âu tại Viện Quincy, nhận định cục diện chiến sự Nga - Ukraine có nguy cơ rơi vào tình trạng "xung đột không hồi kết".

Dương Sinh, cây viết bình luận cho Global Times của Trung Quốc, nhận định rằng Trung Quốc cũng như nhiều nước khác cần đứng ra đảm nhận vai trò trung gian đàm phán do phương Tây "đã thất bại ở vai trò này và chọn đổ thêm dầu vào lửa".

Trong khi đó, chuyên gia Trương Hồng của Viện Nghiên cứu Nga, Đông Âu và Trung Á, thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, thừa nhận xung đột Nga - Ukraine khó tìm được giải pháp nhanh chóng vì hai nước đang giằng co trên chiến trường. "Dù vậy, cộng đồng quốc tế vẫn cần đầu tư sẵn bước đệm cho lệnh ngừng bắn và tiến trình dài hạn hướng đến hòa bình", ông nói.

Thanh Danh (Theo Finacial Times, Global Times, Al Jazeera, Reuters)

Adblock test (Why?)

Ông Putin đánh giá kinh tế Nga phát triển tích cực

Tổng thống Putin ghi nhận những động lực tích cực của nền kinh tế Nga và cho biết lạm phát sẽ giảm xuống dưới 4% vào tháng này.

"Nền kinh tế Nga đã thể hiện những động lực tích cực từ tháng 7/2022. Chúng ta đã tự phát triển doanh nghiệp sau khi các công ty phương Tây rời khỏi thị trường. Chúng ta cũng chủ động thúc đẩy quan hệ với các nước đang phát triển nhanh ở phương Đông và Nam", Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong cuộc họp với các thành viên nội các ngày 29/3.

Tổng thống Nga cho biết thêm lạm phát ở nước này sẽ giảm xuống dưới 4% vào cuối tháng 3 và tiếp tục giảm thêm, giúp thu nhập thực tế của người dân tăng nhanh. Theo ông Putin, mức lương tối thiểu hàng tháng ở Nga sẽ tăng thêm 18,5% vào đầu năm tới.

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp trực tuyến từ dinh thự ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva, hồi tháng 12/2022. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp trực tuyến từ dinh thự ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moskva, hồi tháng 12/2022. Ảnh: AFP

Lãnh đạo Nga nhận định nhu cầu trong nước đang trở thành "yếu tố tăng trưởng kinh tế hàng đầu", thêm rằng kim ngạch thương mại giữa Nga và các đối tác chính nước ngoài đang tăng lên.

Tuy nhiên, ông Putin lưu ý thêm rằng Nga cần tiếp tục hỗ trợ và củng cố các xu hướng tích cực của nền kinh tế trong bối cảnh các biện pháp trừng phạt của phương Tây có thể ảnh hưởng tiêu cực.

Nền kinh tế Nga được đánh giá đứng vững trong một năm qua trước loạt lệnh trừng phạt phương Tây. Nước này không ghi nhận tình trạng thất nghiệp hàng loạt hay đồng tiền mất giá nghiêm trọng.

Theo cơ quan thống kế Nga, nền kinh tế nước này giảm 2,1% vào năm ngoái. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán kinh tế Nga năm nay tăng trưởng 0,3%.

Ngọc Ánh (Theo TASS)

Adblock test (Why?)

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Khu ổ chuột bi thương ở Nhật Bản, nơi người dân đến để "bốc hơi" khỏi cuộc đời

Khu ổ chuột ở thành phố cảng Osaka của Nhật Bản là nơi mà nhiều người đến để trốn tránh, tách biệt với cuộc đời. Họ chấp nhận để lịch sử bỏ quên.

Một bộ phim tài liệu của tờ South China Morning Post phát hành vào ngày 19/3/2023 đã cho công chúng một cái nhìn cận cảnh về khu ổ chuột Kamagasaki, Osaka. Đây là nơi chứa đầy những “jouhatsu-sha” hay “người bốc hơi”. Họ là những cư dân từng sống khắp nơi ở Nhật Bản, giờ đây chọn bỏ lại mọi thứ, giũ bỏ quá khứ và mưu cầu một cuộc đời không ai biết đến.

Biến mất vì cuộc sống quá áp lực
Vào năm 2021, có khoảng 80.000 người bị báo là mất tích ở Nhật Bản, theo Statista. Nhiều người chọn cách biến mất vì nợ nần, để trốn tránh nghĩa vụ và trách nhiệm cuộc sống, hoặc chỉ để tìm một chỗ trốn và thiết lập lại cuộc sống của mình. Họ cắt đứt với cuộc đời theo đúng nghĩa đen, không giữ bất kỳ liên lạc nào với gia đình, bạn bè, thay tên họ để không ai tìm ra.

Khu ổ chuột bi thương ở Nhật Bản, nơi người dân đến để bốc hơi khỏi cuộc đời-1Những người ở đây đều trong tình trạng sống vô định hướng

Một người “bốc hơi” có tên Masashi Tanaka, 49 tuổi, cho biết anh chọn cách biến mất sau khi bị mẹ bạo hành. Vào ngày bộ phim tài liệu được bấm máy, anh cũng vừa mãn hạn tù vì tội ma túy.

Anh nhớ lại, khi mình vào tù lần đầu, mẹ anh cự tuyệt: “Với mẹ thì mày đã chết rồi, đừng có viết thư cho mẹ làm gì”. Tanaka làm đúng theo những gì bà dặn, anh ra tù và dọn đến Kamagasaki sống một mình.

Kamagasaki, còn được gọi là Airin Chiku, là một khu vực ở Osaka cung cấp nhiều chỗ ở giá rẻ và công việc lao động tay chân thu nhập thấp. Một khách sạn có thể có giá thuê 15 đô (352.000 VND) một đêm. 

Khu ổ chuột này được coi là một “thị trường” tốt để người chủ tìm được những nguồn nhân lực sẵn sàng chấp nhận công việc thu nhập thấp nhất. Hiện người ta chưa thống kê chính xác số người đang sống tại khu ổ chuột, nhưng từ năm 2008 thì số người sống tại đây đã rơi vào 25.000 người, trong đó 1.300 là vô gia cư. Điều đáng buồn, đa số trong đó là người già. Có nhiều người đứng ở bên đường với hy vọng được nhận thuê những công việc lặt vặt.

Khu ổ chuột bi thương ở Nhật Bản, nơi người dân đến để bốc hơi khỏi cuộc đời-2Tokyo sầm uất cũng có một khu ổ chuột tương tự tên là Sanya. Người lao động và người vô gia cư thường lui tới để tìm việc. Sanya thì có một lịch sử đầy biến động. Trong thời kỳ Edo (1603-1868), nhóm lao động nghèo phải nương nhờ khu nhà trọ kichinyado giá rẻ của vùng Sanya. Sau này khu vực này trở thành nơi cư trú của những người mất nhà cửa vì chiến tranh.

Ngày nay bạn sẽ không tìm thấy Sanya trên bản đồ. Năm 1966, chính phủ ra lệnh xóa tên Sanya khỏi các văn bản chính thức, khu vực được chia thành 2 quận, Kiyokawa và Zutsumi. Đây được coi là một nỗ lực để người ta không còn nhắc đến Sanya như một khu vực nghèo đói, tràn ngập bạo lực, dân lao động nghèo hay những kẻ nghiện rượu.

Chấp nhận một danh tính khác
Nhiều người sống ở Kamagasaki thay tên đổi họ để sống cuộc đời mới, lịch sử dường như đã bị chấm dứt ngay giây phút họ tới đây. Thuận lợi là, xã hội Nhật lại tạo điều kiện để họ dễ sống ẩn danh và che giấu bản thân mình. Họ thậm chí có thể đi rút tiền từ máy ATM mà không sợ bị phát hiện. Điều này, theo nhà xã hội học Hiroki Nakamori, là bởi quyền riêng tư được đánh giá cao ở Nhật.

“Cảnh sát sẽ không can thiệp trừ khi có lý do đặc biệt như phạm tội hoặc gây tai nạn. Nếu muốn tìm người thân thì gia đình phải trả nhiều tiền để thuê thám tử tư. Hoặc họ phải chờ đợi người thân quay về. Không còn cách nào khác”, Nakamori nói với BBC.

Một người đàn ông tên Kodama, 64 tuổi, kể rằng ông bỏ nhà đi năm 27 tuổi và mang theo “rất ít tiền”, chỉ đủ tiền mua vé tàu. Ông bị cho thôi việc và tìm đến Osaka tìm việc mới. Kodama đã không gặp gia đình mình trong hơn 35 năm qua.

“Nếu tôi quay lại, sẽ rất khó xử cho mọi người. Vì vậy, tôi sẽ rời đi và sống một mình. Tôi mệt mỏi với cuộc đời lắm, nhưng không đủ dũng cảm để tự sát”, Kodama ngậm ngùi.

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/3S62hBH

Adblock test (Why?)

Kẻ giết người nhởn nhơ suốt 33 năm vì một đạo luật kỳ lạ

Dù cảnh sát tin chắc một người đàn ông là kẻ giết người, cũng như biết rõ một phụ nữ có thể đứng ra làm chứng; nhưng một đạo luật kỳ lạ ở New Zealand lại không cho phép tòa án sử dụng nhân chứng này.

Menzies Hallett và Susan Sharp từng là cặp vợ chồng hạnh phúc sống ở thành phố Taupo, New Zealand; có 2 con gái. Năm 1979, họ quyết định nộp đơn ly hôn lên tòa.

Trong quá trình chờ tòa xử lý vụ việc, Susan chuyển tới thành phố Wellington và thuê luật sư để giành quyền nuôi cả hai con. Nửa đêm 16/8/1979, trong lúc say rượu, Menzies gọi điện thoại cho Susan, tuyên bố ông sẽ tới nhà cô để trừng trị vì không để ông nuôi đứa con nào. Sau đó, ông cầm một khẩu súng lục ổ quay lao xuống tầng một. Thấy cô bạn gái đang xem tivi cùng vài người bạn, ông này nổ súng vào một bình gốm trong bếp khiến mọi người bàng hoàng rồi phóng xe đi.

Án mạng ở trạm xăng

Trên đường đi, ông ta tạt vào trạm xăng vào khoảng 1h sáng để tra dầu xe. Tuy nhiên, Rodney Tahu, nhân viên duy nhất ở trạm xăng, từ chối với lý do đã tới giờ anh phải đóng cửa. Đang lúc tức giận lại bị từ chối, Menzies rút súng và bắn về phía Rodney khiến thanh niên 31 tuổi tử vong. Sau đó, ông ta bỏ mặc nạn nhân, lên xe trở về nhà.

Chiều hôm đó, ông ta thú nhận tội ác với Susan và thậm chí cho cô xem khẩu súng lục, đồng thời yêu cầu cô không nói sự việc với người khác.

Khi Menzies trở về nhà, thấy cảnh sát đã đợi sẵn, ông ta quay xe bỏ chạy. Thấy cảnh sát đuổi theo, Menzies dừng xe tự sát bằng súng nhưng không chết. Cảnh sát đưa ông ta đến bệnh viện. 2 tháng sau, ông ta ra tòa với cáo buộc Giết người.

Kẻ giết người nhởn nhơ suốt 33 năm vì một đạo luật kỳ lạ-1Menzies Hallet ra tòa vì tội Giết người vào năm 2013 (Ảnh: nzherald.co.nz).

Tuy nhiên, vào thời điểm đó, luật pháp New Zealand cấm vợ, chồng làm chứng chống bạn đời, ngay cả khi họ đã ly hôn. Đạo luật kỳ lạ ấy khiến Susan không thể ra tòa để công bố sự thật về việc Menzies giết người. Vì thế, thẩm phán tuyên bố tòa không có đủ bằng chứng và từ chối xét xử.

Sát nhân đền tội vì luật thay đổi

Dù người dân cả thành phố Taupo biết chắc chắn Menzies đã giết người, ông ta vẫn sống như một công dân vô tội trong 33 năm tiếp theo. Nhưng do bị người dân cả thành phố khinh ghét, ông ta phải tới thành phố Rotorua, mưu sinh bằng nghề môi giới bất động sản và bán bảo hiểm. Ông ta kết hôn thêm 2 lần nữa.

Kẻ giết người nhởn nhơ suốt 33 năm vì một đạo luật kỳ lạ-2Bà Susan Sharp có cơ hội vạch tội chồng cũ sau 33 năm (Ảnh: nzherald.co.nz).

Năm 2011, New Zealand thay đổi Đạo luật Bằng chứng, theo đó luật không còn cấm vợ, chồng làm chứng chống bạn đời. Vì thế, cảnh sát đã lật lại những án "nguội" và thấy vụ việc của Menzies Hallet. Họ bắt Menzies khi ông ta đang đi mua hàng ở một siêu thị. Năm 2013, Menzies Hallet ra tòa ở tuổi 72.

Công tố viên thụ lý vụ án xác nhận rằng vụ Menzies là một trong số rất ít vụ án mạng "nguội" được đưa ra xét xử vì vụ việc đã diễn ra quá lâu. Trong khi đó, một thanh tra cảnh sát khẳng định họ thường xuyên xem xét định kỳ các án "nguội" để đảm bảo rằng những kẻ gây tội không thể nhởn nhơ mãi ngoài vòng pháp luật.

Lần này, Susan đã ra tòa làm chứng vì không còn chịu sự ràng buộc của luật. Với lời làm chứng của bà, bồi thẩm đoàn nhanh chóng kết luận bị cáo 72 tuổi phạm tội Giết người. Tòa tuyên bị cáo lĩnh án tù chung thân vào tháng 7/2013. Menzies qua đời 6 năm sau đó ở trong tù.

Theo Dân Trí

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/OZKMd8w

Adblock test (Why?)

Ukraine nói Nga không đạt bước tiến ở Donetsk

Quân đội Ukraine cho biết lực lượng Nga không ngừng cố gắng kiểm soát hoàn toàn hai thành phố Bakhmut và Avdeevka ở Donetsk song không thành công.

Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine tối 28/3 cho hay hai thành phố Bakhmut và Avdeevka cùng các khu vực lân cận trong khu vực công nghiệp Donetsk tiếp tục hứng chịu các cuộc tấn công của Nga.

"Họ chỉ muốn làm quân đội của chúng tôi kiệt sức bằng cách tiến hành hết cuộc tấn công này đến cuộc tấn công khác", Serhiy Cherevatiy, người phát ngôn quân khu miền đông Ukraine, nói và thêm rằng 70 vụ pháo kích được ghi nhận ở riêng Bakhmut.

Tòa nhà đổ nát vì giao tranh ở Avdeevka, Donetsk, miền đông Ukraine ngày 28/3. Ảnh: Reuters

Tòa nhà đổ nát vì giao tranh ở Avdeevka, Donetsk, miền đông Ukraine ngày 28/3. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, quân đội Ukraine tuyên bố lực lượng của họ đã đẩy lùi thành công quân đội Nga, khẳng định quân Nga chịu thương vong lớn trong các cuộc tấn công.

"Lực lượng Nga không đạt được bước tiến chiến lược nào trong vài giờ hoặc thậm chí vài ngày qua", Cherevatiy nói. "Chúng tôi đã cố gây thương vong tối đa cho quân Nga, phá vỡ động lực tấn công của họ và ngăn họ giành bất kỳ lợi thế nào".

Các chỉ huy quân đội Ukraine tiết lộ chiến dịch phản công của họ, được hỗ trợ bởi khí tài phương Tây mới chuyển giao như xe tăng Leopard 2, không còn xa nữa, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ Bakhmut trong thời gian chờ đợi.

Bộ Quốc phòng Anh trước đó cho biết Nga chỉ đạt được "tiến bộ nhỏ" trong nỗ lực bao vây Avdeevka và đã mất nhiều xe bọc thép, xe tăng.

Trong khi đó, Denis Pushilin, người đứng đầu khu vực Donetsk do Nga bổ nhiệm, tuyên bố hầu hết lực lượng Ukraine đã rút khỏi nhà máy kim loại ở phía tây Bakhmut. Tuyên bố này trái ngược với những lời khẳng định của Ukraine và phương Tây rằng tình hình ở Bakhmut đang ổn định và cuộc tấn công mùa đông của Nga đang chững lại.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 28/3 thăm hai thành phố và chiến hào miền bắc giáp biên giới Nga. Trong bài phát biểu qua video hàng đêm, ông nhấn mạnh "cuộc chiến của Nga có thể chấm dứt nhanh hơn nhiều những gì người ta nói".

hành phố Bakhmut và Avdeevka tại tỉnh Donetsk. Đồ họa: RYV

hành phố Bakhmut và Avdeevka tại tỉnh Donetsk. Đồ họa: RYV

Thanh Tâm (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Ông Biden chỉ trích kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân của Nga

Tổng thống Mỹ chỉ trích kế hoạch của Nga khi triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới nước láng giềng Belarus, coi đây là cuộc trao đổi "nguy hiểm".

"Đây là cuộc trao đổi nguy hiểm và đáng lo ngại", Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với phóng viên tại Nhà Trắng ngày 28/3.

Washington đã lên án kế hoạch này ngay sau thông báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25/3. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ cho biết họ không thấy dấu hiệu nào cho thấy Nga thực sự có động thái chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật tới nước láng giềng Belarus.

"Họ vẫn chưa làm điều đó", ông Biden nói.

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Warsaw, Ba Lan, hôm 21/2. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Warsaw, Ba Lan, hôm 21/2. Ảnh: AFP

Giới chuyên gia định nghĩa vũ khí hạt nhân chiến thuật là loại đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ, được sử dụng để đạt được lợi ích chiến thuật cụ thể trên chiến trường, thay vì gây tàn phá trên diện rộng như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) hay bom hạt nhân. Loại vũ khí này phát triển từ thời kỳ đầu của Chiến tranh Lạnh nhằm răn đe đối phương, song chưa nước nào từng sử dụng chúng trong thực tế.

Khi thông báo về kế hoạch bố trí vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus, Tổng thống Putin khẳng định động thái này "không có gì bất thường", thêm rằng Mỹ đã đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ các đồng minh "trong nhiều thập kỷ".

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov ngày 28/3 nói Washington "đạo đức giả" và "tiêu chuẩn kép" khi chỉ trích quyết định đặt vũ khí hạt nhân chiến thuật ở nước ngoài của Moskva.

"Chính quyền Mỹ truyền tải thông điệp đến mọi người rằng nước này được quyền làm mọi chuyện, trong khi phần còn lại của thế giới không được phép làm gì, đặc biệt là Nga", Đại sứ Antonov cho biết.

Quan chức Nga nhiều lần khẳng định Moskva sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu nước này đối mặt "mối đe dọa tồn vong".

Vị trí của Belarus. Đồ họa: DW

Vị trí của Belarus. Đồ họa: DW

Thanh Tâm (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Mỹ ngừng trao đổi dữ liệu hạt nhân với Nga

Mỹ đã thông báo cho Nga về việc dừng trao đổi dữ liệu hạt nhân với nước này nhằm phản ứng động thái đình chỉ hiệp ước New START của Moskva.

"Theo luật pháp quốc tế, Mỹ có quyền đáp trả những hành vi vi phạm hiệp ước New START của Nga bằng cách thực hiện các biện pháp đối phó tương xứng và có thể đảo ngược, nhằm khiến Nga trở lại tuân thủ những nghĩa vụ của mình", một phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng hôm nay cho biết.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat của Nga rời giếng phóng tại sân bay vũ trụ Plesetsk, Nga, hồi tháng 4 năm ngoái. Ảnh: BQP Nga.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat của Nga rời giếng phóng tại sân bay vũ trụ Plesetsk, Nga, hồi tháng 4 năm ngoái. Ảnh: BQP Nga.

"Vì việc Nga tuyên bố đình chỉ hiệp ước New START là không hợp lệ về mặt pháp lý nên Mỹ được phép giữ lại bản cập nhật dữ liệu trao đổi hai năm một lần giữa chúng tôi để đáp trả các vi phạm từ phía Nga", người phát ngôn nói thêm.

Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về Chính sách Không gian John Plumb trong khi đó cho hay Washington đã thúc giục Moskva trao đổi dữ liệu hạt nhân đúng theo mốc thời gian đã thống nhất song Nga tuyên bố sẽ không cung cấp thông tin này.

"Và như một biện pháp đáp trả ngoại giao, Mỹ cũng sẽ không cung cấp thông tin đó", ông nói. "Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét các biện pháp đối phó ngoại giao phù hợp".

Nga chưa bình luận về thông tin Mỹ đưa ra.

Nga cuối tháng trước thông qua dự luật đình chỉ tham gia New START, hiệp ước kiểm soát vũ khí hạt nhân duy nhất còn lại giữa hai cường quốc sở hữu nhiều đầu đạn hạt nhân nhất thế giới, sau khi Mỹ hồi năm 2018 quyết định rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm xa (INF) ký với Nga.

Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) được ký tại Cộng hòa Czech năm 2010 dưới thời tổng thống Nga Dmitry Medvedev và tổng thống Mỹ Barack Obama.

New START có hiệu lực năm 2011 và được gia hạn thêm 5 năm vào năm 2021, ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức. Hiệp ước giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Mỹ và Nga có thể triển khai, cũng như số tên lửa, máy bay ném bom và tàu ngầm để mang chúng.

Hai bên cũng phải thông báo chi tiết số lượng, địa điểm và đặc điểm kỹ thuật của vũ khí hạt nhân cho nhau. Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Moskva - Washington đã trao đổi hơn 25.000 thông báo kể từ khi hiệp ước có hiệu lực.

Vũ Hoàng (Theo Reuters, CNN)

Adblock test (Why?)

Cấm vợ cắt tóc ngắn, chồng bị vợ đòi ly hôn cực phũ

Thẩm phán cho rằng người đàn ông liên tục chê bai ngoại hình của vợ, đôi bên không còn cơ sở yêu thương nhau nên chấp thuận ly hôn.

Sự việc xảy ra ở Tân Bắc, Đài Loan, Trung Quốc. Cô A và chồng kết hôn được 4 năm, trong quá trình kết hôn, hai người từng xảy ra nhiều lần cãi vã vì các vấn đề như mẹ chồng nàng dâu, thói quen sinh hoạt, quan điểm sống, quan điểm cá nhân, thậm chí chỉ vì mái tóc ngắn hay dài cũng có thể cãi vã dữ dội.

Theo người vợ, vì yêu thích phụ nữ tóc dài, sau khi cưới, chồng cô A cấm cô không được cắt tóc, nhuộm tóc, nói rằng cô A cắt tóc ngắn vừa béo vừa xấu, nhìn không thuận mắt. Vì điều này, hai vợ chồng cực kỳ khắc khẩu, người chồng còn sa vào mối quan hệ mập mờ với người phụ nữ khác khiến cô A cực kỳ chán nản, cuối cùng quyết định ly hôn.

Cấm vợ cắt tóc ngắn, chồng bị vợ đòi ly hôn cực phũ-1Cấm vợ cắt tóc ngắn, chồng bị vợ đòi ly hôn cực phũ. - Ảnh minh họa.

Tại tòa, chồng cô A cho rằng anh chỉ đánh giá về thẩm mỹ của vợ chứ không hạn chế hay chê bai ngoại hình của cô. Trước đây vì chán nản vợ không nghe lời, hay cãi, anh có vài lần qua lại với người phụ nữ khác nhưng sẽ không tái phạm trong tương lai. Lúc này, vợ đột ngột nảy sinh ý định ly hôn, anh không đồng ý. Dù vợ kiên quyết ly thân nhưng sau khi ly thân anh cũng nhiều lần quan tâm đến hoàn cảnh sống của cô, cuộc hôn nhân của hai người không cần phải đến giai đoạn ly hôn.

Song, khi xem xét nội dung tin nhắn giữa hai người, thẩm phán xác nhận chồng cô A nhiều lần mắng nhiếc, chê bai, sỉ nhục vợ về vấn đề ngoại hình, thậm chí, còn khiến cô A có ý nghĩ tự tử vì mặc cảm. Kết luận, chồng cô A không đủ tôn trọng ngoại hình của vợ, thậm chí chỉ vì vợ muốn thay đổi mà oán giận, bạo lực lạnh.

Cho rằng tương tác kém giữa vợ chồng cô A không thay đổi sau khi ly thân, mối quan hệ chỉ tồn tại trên danh nghĩa, người chồng đã nhiều lần chỉ trích ngoại hình của vợ, điều này càng gây tổn hại tinh thần cô A nghiêm trọng, hao mòn sự tôn trọng và tình yêu giữa hai bên, dẫn đến những khác biệt trong hôn nhân không thể cứu vãn, thẩm phán chấp nhận cho cô A ly hôn, kháng cáo của người chồng đã bị bác bỏ.

Theo VTC

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/jyU5itY

Adblock test (Why?)

Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

Những rắc rối pháp lý lớn đang bủa vây ông Trump

Donald Trump đối mặt nguy cơ bị truy tố do cáo buộc "bịt miệng" sao khiêu dâm, nhưng đó chỉ là một trong nhiều rắc rối pháp lý lớn đang bủa vây ông.

Cuộc điều tra về khoản tiền 130.000 USD mà luật sư riêng của Donald Trump chi cho nữ diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels để cô không tiết lộ về mối quan hệ với cựu tổng thống đang đốt nóng chính trường Mỹ những ngày qua.

Ông Trump đã đưa ra những tuyên bố trái ngược về cuộc điều tra. Ông ngày 18/3 loan tin rằng Văn phòng Công tố quận Manhattan đang lên kế hoạch truy tố và ra lệnh bắt ông vào ngày 21/3, đồng thời kêu gọi người ủng hộ xuống đường biểu tình. Khi công tố viên Manhattan không có động thái nào trong tuần qua, ông lại nói rằng cuộc điều tra đã bị "hủy bỏ", dù không đưa ra bằng chứng nào.

Bê bối này chỉ là một phần trong nhiều cuộc điều tra có nguy cơ tác động lớn đến sự nghiệp chính trị và cuộc sống của Trump, người đang là ứng viên tổng thống nổi bật nhất của đảng Cộng hòa.

Cựu tổng thống Donald Trump tại sự kiện vận động tranh cử ở Waco, bang Texas ngày 25/3 giữa các rắc rối pháp lý chồng chất. Ảnh: Reuters

Cựu tổng thống Donald Trump tại sự kiện vận động tranh cử ở Waco, bang Texas ngày 25/3. Ảnh: Reuters

Cáo buộc gian lận tài chính nhắm vào Tập đoàn Trump

Cuộc điều tra về khoản tiền "bịt miệng" của Trump liên quan đến cáo buộc vi phạm tài chính bầu cử nổi lên từ đầu nhiệm kỳ tổng thống. Những nghi ngờ về hành vi gian lận tài chính của Tập đoàn Trump gần đây nổi lên, sau khi luật sư Micheal Cohen thừa nhận trước tòa rằng đã tự ứng trước tiền túi 130.000 USD để Daniels ký thỏa thuận giữ bí mật về quan hệ với Trump.

Tập đoàn Trump, thuộc sở hữu của Donald Trump và do các con ông điều hành, bị nghi ngờ đã khai báo sai số tiền 420.000 USD trả cho Cohen thành chi phí pháp lý, dù không có hợp đồng cụ thể.

Cohen thừa nhận trước tòa rằng đây là tiền bồi hoàn của Trump cho giao dịch giữa ông với Daniels, cộng với thù lao cho luật sư này. Hành động của Tập đoàn Trump có thể là vi phạm hình sự về tài chính theo luật của bang New York.

Tổng chưởng lý bang New York Letitia James cũng đang tiến hành một cuộc điều tra khác nhắm vào Tập đoàn Trump với nghi vấn công ty đã gian lận tài chính trong nhiều vấn đề, kéo dài trong nhiều thập kỷ, song đây vẫn dừng ở mức độ hành vi dân sự.

Đội ngũ luật sư của cựu tổng thống Trump cho rằng mọi cuộc điều tra nhắm vào các giao dịch của Tập đoàn Trump đều không có căn cứ pháp lý và mang động cơ chính trị. Ông Trump cũng nhiều lần chỉ trích công tố viên Bragg cùng Tổng chưởng lý Letitia James đang tham gia "cuộc săn phù thủy" nhằm bôi nhọ và ngăn ông tái đắc cử tổng thống.

Trên thực tế, các mũi điều tra nhắm vào Tập đoàn Trump đã khiến một số cộng sự của ông Trump bị truy tố. Ngoài vụ bắt và kết án tù luật sư Cohen vào năm 2018, giới chức Mỹ cũng đã buộc cựu giám đốc tài chính Tập đoàn Trump Allen Weisselberg nhận tội vào đầu năm nay.

Weisselberg chấp nhận nộp phạt 1,6 triệu USD và ngồi tù vài tháng, đổi lại đã cung cấp thêm lời khai cho các điều tra viên của công tố viên Bragg.

Trong khi cuộc điều tra của Bragg có nguy cơ biến Trump thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị truy tố hình sự, nỗ lực của Tổng chưởng lý Leitia James nếu thành công sẽ buộc gia đình ông phải nộp phạt 250 triệu USD và cấm các thành viên nhà Trump giữ vị trí lãnh đạo trong công ty do ông sáng lập.

Bê bối tài liệu mật

Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra nghi vấn ông Trump mang trái phép tài liệu mật khỏi Nhà Trắng sau khi kết thúc nhiệm kỳ năm 2021 và đưa về cất trữ ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago ở bang Florida. Cuộc điều tra được tiến hành sau khi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) phát hiện nhiều tài liệu mật trong đợt khám xét Mar-a-Lago hồi tháng 8/2022.

Mật vụ Mỹ bên ngoài dinh thự của ông Trump ở Mar-A-Lago, Palm Beach, Florida, tháng 8/2022. Ảnh: AFP

Mật vụ Mỹ bên ngoài dinh thự của ông Trump ở Mar-A-Lago, Palm Beach, Florida, tháng 8/2022. Ảnh: AFP

Trong số 11.000 tài liệu chính phủ mà các điều tra viên thu hồi được có khoảng 100 tài liệu đóng dấu mật và tuyệt mật. Nội dung cụ thể của những tài liệu mật chưa được giới chức Mỹ tiết lộ và cuộc điều tra đang trong giai đoạn đánh giá mức tác động của chúng.

Đối mặt với cáo buộc này, ông Trump sử dụng chiến thuật quen thuộc, cho rằng đây là âm mưu chính trị nhằm cản đường ông trở lại Nhà Trắng. Ông từng tuyên bố mình không vi phạm bất kỳ quy định nào, vì cho rằng các tài liệu chuyển khỏi Nhà Trắng đều đã được giải mật. Tuy nhiên, ông không đưa ra được bằng chứng về chỉ thị giải mật các tài liệu đó.

Bộ Tư pháp Mỹ đã chỉ định một chuyên gia độc lập xem xét về đặc quyền hành pháp của ông Trump liên quan đến số tài liệu gây tranh cãi, cân nhắc xem hành vi của cựu tổng thống và tính chất tài liệu có đủ căn cứ để truy tố ông hay không.

Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng ông Trump có thể đã vi phạm Đạo luật Tình báo Mỹ khi tàng trữ trái phép tài liệu chứa thông tin về an ninh quốc gia vốn "có thể gây hại cho nước Mỹ nếu bị lạm dụng".

Các điều tra viên còn cân nhắc thêm cáo buộc ông Trump cùng đội ngũ cố vấn đã ngăn cản người thi hành công vụ khi nhiều lần khai báo thiếu trung thực về số tài liệu mật còn lại ở Mar-a-Lago.

Bạo loạn đồi Capitol

Vai trò của ông Trump trong vụ bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1/2021 vẫn chưa được làm rõ. Phe Dân chủ và những nghị sĩ chống Trump trong đảng Cộng hòa cáo buộc ông kích động hàng nghìn người biểu tình xông vào tòa nhà quốc hội Mỹ, nhằm ngăn lưỡng viện công nhận chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử tổng thống.

Người ủng hộ Trump đụng độ cảnh sát ngoài tòa nhà quốc hội Mỹ tại Đồi Capitol, thủ đô Washington ngày 6/1/2021. Ảnh: AP

Người ủng hộ Trump đụng độ cảnh sát ngoài tòa nhà quốc hội Mỹ tại Đồi Capitol, thủ đô Washington ngày 6/1/2021. Ảnh: AP

Vụ bạo loạn đang được nhiều cơ quan liên bang Mỹ điều tra, trong đó nổi tiếng nhất là ủy ban điều tra đặc biệt của Hạ viện, cơ quan đã dành 18 tháng để thu thập lời khai và đánh giá các hành động của ông Trump trước, trong và sau cuộc bạo loạn.

Ủy ban điều tra của Hạ viện, gồm 7 nghị sĩ Dân chủ và 2 nghị sĩ Cộng hòa chống Trump, đưa ra 4 cáo buộc hình sự nhắm vào cựu tổng thống Mỹ và đã chuyển hồ sơ tới Bộ Tư pháp. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ chưa có dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn sàng hành động và ông Trump vẫn chưa bị triệu tập đối chất liên quan đến những cáo buộc bạo loạn.

Bộ Tư pháp Mỹ còn mở một cuộc điều tra riêng về vụ bạo loạn cùng những cáo buộc "lật kèo bầu cử" năm 2020, song diễn tiến chưa được công bố. Đây được xem là cuộc điều tra hình sự lớn nhất lịch sử Mỹ, với nhiều người tham gia bạo loạn đã bị truy tố và xét xử.

Tuy nhiên, mức độ tập trung của cuộc điều tra này vào ông Trump vẫn còn là ẩn số. Cựu tổng thống Mỹ tới nay vẫn phủ nhận mọi trách nhiệm liên quan vụ bạo loạn, dù liên tục nhắc lại cáo buộc rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã "bị đánh cắp" khỏi tay ông.

Ông Donald Turmp vận động tranh cử tại bang Pennsylvania vào tháng 10/2020. Ảnh: Reuters.

Ông Donald Trump vận động tranh cử tại bang Pennsylvania vào tháng 10/2020. Ảnh: Reuters.

Nỗ lực lật kèo bầu cử bang Georgia

Trong những cáo buộc đội ngũ ông Trump tìm cách lật kèo bầu cử tổng thống năm 2020, những gì đã diễn ra ở bang Georgia là tâm điểm điều tra quyết liệt nhất. Giới chức bang đã mở cuộc điều tra hình sự bắt đầu từ cuộc gọi giữa ông Trump và Tổng thư ký bang Brad Raffensperger vào ngày 2/1/2021, thời điểm quá trình kiểm phiếu đang diễn ra.

Trong cuộc gọi kéo dài một tiếng, ông Trump bị cáo buộc đã gây áp lực để Tổng thư ký Raffensperger "tìm kiếm" 11.780 phiếu ủng hộ ông nhằm đảm bảo chiến thắng tại bang chiến trường quan trọng này.

Đại bồi thẩm đoàn gồm 26 thành viên, được chính quyền bang Georgia thành lập để điều tra cáo buộc này, đầu năm nay đã nộp lại cho cơ quan tư pháp bang một tài liệu đánh giá vụ án. Nội dung bản đánh giá chưa được công bố, nhưng được cho là gồm các cáo trạng nhắm vào ông Trump như thông đồng gian lận bầu cử, khai man với quan chức chính phủ và gian lận phiếu bầu.

Giới chức bang Georgia chưa cho biết liệu ông Trump có bị điều tra trực tiếp hay không, song một số đồng minh của ông có thể đã chịu liên đới. Ông Trump chỉ trích công tố viên Fani Willis của hạt Fulton, người phụ trách vụ án, là "thành viên cực đoan cánh tả của đảng Dân chủ, trẻ người non dạ và đầy tham vọng".

Bà Willis tháng trước nhận định những cáo buộc được đưa ra trong cuộc điều tra là rất nghiêm trọng và "nếu tiến trình truy tố được khởi động, sẽ có người phải nhận án tù", dù không đề cập trực tiếp đến ông Trump.

Thanh Danh (Theo BBC, CBS, Guardian)

Adblock test (Why?)

Xả súng tại trường tiểu học Mỹ

Nghi phạm xả súng làm nhiều người bị thương tại trường học ở bang Tennessee của Mỹ, trước khi bị cảnh sát tiêu diệt.

Sở cứu hỏa thành phố Nashville thuộc bang Tennessee của Mỹ cho biết vụ xả súng xảy ra lúc 10h27 hôm nay (22h27 giờ Hà Nội) tại Trường Covenant. "Chúng tôi xác nhận rằng có nhiều bệnh nhân", cơ quan này đăng thông báo trên Twitter cho hay, nhưng không tiết lộ cụ thể có người thiệt mạng hay không.

Xả súng tại trường tiểu học Mỹ

Xe cảnh sát triển khai tới hiện trường xả súng ở Nashville, bang Tennessee, Mỹ, hôm 27/3. Video: Twitter/DominicShaheen.

Sở cảnh sát Nashville sau đó thông báo các sĩ quan đã "giao chiến với nghi phạm" và kẻ xả súng đã chết. Chưa rõ danh tính nghi phạm và động cơ vụ xả súng.

Giới chức thành phố đã thành lập khu vực để phụ huynh tìm kiếm con ở nhà thờ gần hiện trường, trong khi mọi bệnh viện ở khu vực được đặt vào trạng thái báo động cao.

Trường Covenant được thành lập năm 2001, là trường tư dành cho trẻ mẫu giáo và tiểu học, trực thuộc Giáo hội Trưởng lão Covenant ở Nashville. Trang web của trường cho biết sĩ số học sinh tại đây thường vào khoảng 200 em.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)

Tư lệnh lục quân Ukraine nêu lý do quyết cố thủ Bakhmut

Tướng Oleksandr Syrsky khẳng định phòng thủ Bakhmut "rất cần thiết về mặt quân sự" và lực lượng Ukraine đang cố gây thiệt hại nặng cho đối phương.

"Giai đoạn ác liệt nhất của trận chiến tại Bakhmut vẫn tiếp diễn, tình hình luôn trong thế khó khăn. Đối phương chịu thiệt hại đáng kể về con người và vũ khí, nhưng vẫn tiếp tục hoạt động tiến công", Bộ Quốc phòng Ukraine hôm nay công bố phát biểu của tư lệnh lục quân Oleksandr Syrsky khi ông thị sát thành phố Bakhmut.

"Phòng thủ Bakhmut là yêu cầu rất cần thiết về mặt quân sự. Chúng tôi đang tính toán các lựa chọn cho mọi diễn biến và sẽ phản ứng phù hợp với tình huống thực tế", Bộ Quốc phòng Ukraine hôm nay công bố phát biểu của tư lệnh lục quân Oleksandr Syrsky khi ông thị sát thành phố Bakhmut.

Thời điểm và chi tiết về chuyến thăm không được tiết lộ, nhưng các bình luận của tướng Syrsky được xem là dấu hiệu cho thấy Ukraine sẽ tiếp tục bám trụ Bakhmut, bất chấp thương vong lớn và nguy cơ thành phố bị lực lượng Nga bao vây hoàn toàn.

Tướng Syrsky tại phòng tuyến Ukraine ở thành phố Soledar hồi đầu tháng 1. Ảnh: Reuters

Tướng Syrsky tại phòng tuyến Ukraine ở thành phố Soledar hồi tháng 1. Ảnh: Reuters

Quân đội Ukraine cho biết tướng Syrsky đã áp dụng nhiều phương án khi thăm tiền tuyến phía đông nhằm "giải quyết các vấn đề ngăn cản hoạt động chiến đấu hiệu quả", cũng như ra hàng loạt quyết định tác chiến nhằm "củng cố năng lực phòng thủ và gây thiệt hại tối đa cho đối phương".

Ukraine gần đây tuyên bố ổn định tình hình Bakhmut, đồng thời khẳng định lực lượng nước này "đang cầm cự và sẽ giành chiến thắng nhờ sự giúp đỡ của các đồng minh". Tuy nhiên, nhiều quan chức và chỉ huy quân đội Ukraine thừa nhận tình thế khó khăn tại thành phố này.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ nhận định Nga đang giành lợi thế trong và ngoài Bakhmut. Moskva cũng có thể đang điều quân chính quy thay cho các đơn vị của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner, vốn đóng vai trò xung kích trong nhiều tháng.

Cả Ukraine và Nga đều đang dồn lực vào trận chiến ở Bakhmut. Kiev nói rằng trận chiến ở Bakhmut là chìa khóa để kìm hãm lực lượng của Moskva ở mặt trận miền đông. Quân đội Ukraine tháng trước dường như chuẩn bị rút khỏi thành phố, nhưng sau đó thay đổi quyết định và tuyên bố đang bào mòn lực lượng Nga để mở đường cho cuộc phản công.

Vị trí thành phố Bakhmut. Đồ họa: RYV.

Vị trí thành phố Bakhmut. Đồ họa: RYV

Giới chuyên gia phương Tây cho rằng Ukraine có thể mở cuộc phản công trong tương lai gần, song phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là cầm cự trước những đợt tiến công liên tục của lực lượng Nga với ưu thế vượt trội về khí tài và quân số.

Họ cũng nhận định Ukraine phải cầm cự đủ lâu và ngăn Nga kiểm soát thêm lãnh thổ trước khi nhận loạt khí tài tiên tiến của phương Tây, trong đó có xe tăng chủ lực, xe chiến đấu bộ binh và pháo binh.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Adblock test (Why?)