Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

'Thủ phủ đồng tính' của Trung Quốc

Tối thứ 7, tại câu lạc bộ Hunk ở Thành Đô, những người đàn ông mặc quần đùi bó ánh kim, đi bốt đen nhảy trên sân khấu.

Họ khoác ngoài áo kimono, như một cách thỏa hiệp với những quy tắc đạo đức mới đang len lỏi ở thành phố được mệnh danh là "thủ phủ đồng tính" của Trung Quốc. Tuy nhiên, ở những nơi khác của Thành Đô, những cô gái trẻ vẫn nằm dài trên ghế sofa da uống bia tại một câu lạc bộ đồng tính nữ, trong khi quán bar gần đó đang tổ chức chơi mạt chược dành cho cộng đồng LGBTQ.

Khác với sự soi xét gắt gao ở Bắc Kinh, thành phố phía tây nam được thanh niên Trung Quốc gọi là "Gaydu" và từ lâu đã tự hào là một thiên đường an toàn cho cộng đồng người đồng tính, vốn luôn bị kỳ thị và quấy rối ở những nơi khác tại nước này.

Matthew, nhà hoạt động thuộc tổ chức phi chính phủ Cầu vồng Thành Đô. Ảnh: AFP.

Matthew, nhà hoạt động thuộc tổ chức phi chính phủ Cầu vồng Thành Đô. Ảnh: AFP.

Các nhà hoạt động cho hay chính quyền đang siết chặt một số thành phố tự do tình dục trên khắp đất nước. Tuy nhiên, cộng đồng LGBTQ (đồng tính nữ, đồng tình nam, song tính, chuyển giới và đa dạng giới hoặc chưa rõ giới tính) ở Thành Đô chưa sẵn sàng để vào khuôn khổ.

"Có một số sự chấp nhận ngầm từ các nhà chức trách, nhưng nó rất tế nhị", Matthew, một nhà hoạt động thuộc tổ chức phi chính phủ Rainbow Thành Đô, nói.

Matthew cho hay công thức để tồn tại là "đạt được những tiến bộ nhỏ" chứ không phải là những tuyên bố lớn về chính trị và xã hội làm chao đảo các nhà chức trách siêu nhạy cảm của Trung Quốc.

Không khí hoang mang bắt đầu lan rộng ở Thành Đô vào tháng 10, khi Câu lạc bộ MC đóng cửa sau những bức ảnh khiêu dâm được đăng lên mạng và truyền thông địa phương đưa tin rằng việc lây nhiễm HIV có liên quan đến các bữa tiệc tình dục được cho là diễn ra tại phòng tắm hơi của câu lạc bộ này.

Một số người trong cộng đồng đồng tính cho rằng sự gia tăng đột biến về số lượng du khách LGBTQ trong nước, vốn không thể ra nước ngoài vì đại dịch Covid-19, đã thu hút sự chú ý không mong muốn từ chính quyền thành phố.

Các quán bar lớn dành cho người đồng tính nam đã tạm thời bị đóng cửa để kiểm soát cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Một nhà hoạt động cho biết sau đó, tất cả các tổ chức LGBTQ của thành phố bất ngờ bị điều tra.

Người đồng tính ở Trung Quốc vẫn gặp phải sự phân biệt đối xử và thiếu các biện pháp bảo vệ pháp lý. Năm 2001, nước này vẫn coi đồng tính là một bệnh tâm thần. Hôn nhân đồng tính chưa được pháp luật công nhận, bất chấp sự kêu gọi ngày càng nhiều, đặc biệt là từ thế hệ trẻ.

Những trở ngại lớn đã ngăn cản bước tiến của họ. Hồi tháng 8, ShanghaiPRIDE, lễ hội LGBTQ hàng năm lâu đời nhất của Trung Quốc, đột ngột thông báo ngừng hoạt động vì "sự an toàn của tất cả những người tham gia". Không có lời giải thích nào được đưa ra, nhưng có rất nhiều tin đồn rằng ban tổ chức chịu áp lực khi cộng đồng LGBTQ bị gò bó trong các giá trị xã hội bảo thủ.

Đối với người dân địa phương, Thành Đô là thành trì cuối cùng. Họ nói rằng bầu không khí thân thiện với người đồng tính của thành phố bắt nguồn từ sự pha trộn của các dân tộc thiểu số và các nền văn hóa, cũng như khoảng cách khá xa với Bắc Kinh và sự khắt khe của tiêu chuẩn Trung Quốc chính thống.

Sự hấp dẫn của thành phố nằm ở "sự cởi mở của nó", nhà hoạt động Matthew, người có văn phòng được trang trí bằng cờ cầu vồng và áp phích có nội dung "Hãy tự hào, hãy là chính mình", nói.

"Mọi người ở đây thường không quan tâm xu hướng tình dục của bạn là gì", anh nói.

Trước khi đóng cửa, câu lạc bộ MC thu hút khoảng 1.000 người mỗi đêm, một nhà hoạt động cho biết. Danh tiếng của câu lạc bộ lan truyền khắp cộng đồng đồng tính của thành phố 16 triệu dân.

Một người cho biết anh từng sử dụng dịch vụ mát xa tình dục tại một phòng tắm hơi ở địa điểm này và tham dự một bữa tiệc trong bóng tối nơi mọi người đều được yêu cầu khỏa thân.

Câu lạc bộ MC dành cho người đồng tính đã bị đóng cửa. Ảnh: AFP.

Câu lạc bộ MC dành cho người đồng tính đã bị đóng cửa. Ảnh: AFP.

Cuộc hôn nhân đồng tính đầu tiên được biết đến rộng rãi ở Trung Quốc diễn ra ở Thành Đô vào năm 2010, một buổi lễ mang tính biểu tượng giữa hai người đàn ông vì hôn nhân đồng giới vẫn chưa có cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, cộng đồng LGBTQ của Trung Quốc vẫn ẩn mình hơn so với nhiều nước châu Á tự do hơn.

"Vài năm trở lại đây, hệ tư tưởng chính thống trở nên gay gắt hơn và cộng đồng LGBT bị gạt ra ngoài lề xã hội hơn", Tang Yinghong, giáo sư giảng dạy tâm lý tình dục cho biết.

Tại câu lạc bộ Hunk, không có lá cờ cầu vồng nào và hầu hết thành viên trò chuyện nhẹ nhàng, nắm tay nhau. Các vũ công gần đây đã khoác thêm kimono vào bộ đồ của họ để tránh sự chú ý không mong muốn.

Thầy giáo Ray, người vừa chuyển đến Thành Đô năm nay, cho biết anh không thoải mái với giới tính thật của mình tại thành phố quê nhà Tây An. "Nhưng mọi người ở Thành Đô đều biết tôi là người đồng tính, sếp của tôi, một số cha mẹ học sinh của tôi, tất cả bạn bè của tôi", Ray nói.

Hongwei, thành viên của một tổ chức phi chính phủ Thành Đô, cho biết bí quyết để tồn tại là tránh vận động chính trị và xã hội ồn ào.

Thay vào đó, các nhóm LGBTQ trong thành phố tập trung vào các nhu cầu của cộng đồng như hỗ trợ tâm lý và giúp đỡ những người sắp công khai giới tính, trong khi một số nhóm báo cáo đầy đủ các sự kiện trong kế hoạch cho chính quyền để giữ mọi thứ minh bạch.

Tại một quán trà thời thượng ở trung tâm thành phố, các cặp đồng giới nép mình bên nhau trên những chiếc ghế đan và nhâm nhi những tách trà mà không bị bất kỳ ai soi mói.

"Chưa bao giờ có ai ở đây nói rằng tôi phải sống như thế nào", Hongwei nói, rót những tách trà xanh từ một chiếc ấm đen sành điệu. "Chúng tôi chỉ quản lý công việc kinh doanh của riêng mình ở đây và không can thiệp chuyện của người khác".

Anh Ngọc (Theo AFP)

Let's block ads! (Why?)

Trump gia hạn lệnh cấm nhập cư

Tổng thống Trump vừa quyết định gia hạn hai lệnh cấm nhập cư nhằm ngăn nhiều người xin "thẻ xanh" và lao động nước ngoài thời vụ vào Mỹ.

Quyết định được Tổng thống Donald Trump đưa ra hôm 31/12, như các biện pháp mà ông cho là cần thiết để bảo vệ lao động Mỹ giữa lúc nền kinh tế lao đao vì đại dịch Covid-19.

Các lệnh cấm, được ban hành vào tháng 4 và tháng 6 năm ngoái, hết hạn vào ngày 31/12/2019, nhưng hiện được gia hạn tới 31/3 tới. Đây là động thái mới nhất của trong một loạt quyết định phút chót về nhập cư của chính quyền Trump trước khi rời Nhà Trắng.

Nhiều doanh nghiệp đã lên tiếng phản đối lệnh cấm đối với các lao động nước ngoài. Tổng thống đắc cử Joe Biden, người sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới, cũng chỉ trích các hạn chế này, nhưng không nói liệu ông có lập tức đảo ngược các quyết sách của Trump hay không.

Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 12/12. Ảnh: AP.

Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 12/12. Ảnh: AP.

Ít nhất 20 triệu người Mỹ đang phải nhận trợ cấp thất nghiệp khi đại dịch vẫn hoành hành trên khắp cả nước. Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, đã báo cáo hơn 20 triệu ca nhiễm và hơn 350.000 ca tử vong kể từ khi dịch bùng phát năm ngoái.

Hồi tháng 10, một thẩm phán liên bang ở California đã chặn lệnh ngừng cấp visa lao động đối với hàng trăm nghìn lao động nước ngoài của chính quyền Trump. Thẩm phán này cho rằng lệnh cấm này sẽ gây ra "hậu quả không thể khắc phục" đối với các doanh nghiệp, khi can thiệp vào hoạt động của họ và buộc họ phải sa thải nhân viên.

Tuyên bố của thẩm phán California trái ngược với quyết định trước đó của thẩm phán liên bang ở thủ đô Washington, đồng nghĩa với việc tòa phúc thẩm sẽ ra quyết định cuối cùng.

Mỹ cấp 85.000 thị thực H-1B mỗi năm cho người "có kiến thức chuyên môn cao" và điều kiện tối thiểu phải có bằng cử nhân, thường trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật, giảng dạy và kế toán. Các nhà phê bình cho rằng những công ty công nghệ cao đã sử dụng visa làm công cụ thuê mướn lao động nước ngoài nhằm thay thế người Mỹ.

Thanh Tâm (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Thông điệp Nga - Trung gửi đến Biden

Nga - Trung gần đây liên tục thể hiện tình cảm khăng khít, dường như gửi thông điệp đến chính quyền mới của Mỹ rằng họ không nên gia tăng căng thẳng với hai nước.

Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin ngày 28/12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết quan hệ Nga - Trung "có giá trị độc lập mạnh mẽ" sẽ được tăng cường hơn nữa.

"Quan hệ Nga - Trung không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của tình hình quốc tế hay sự can thiệp của bất kỳ yếu tố nào khác. Việc tăng cường hợp tác chiến lược giữa Trung Quốc và Nga có thể chống lại một cách hiệu quả bất kỳ nỗ lực nào đè nén và chia rẽ hai nước", ông Tập nói.

Giới chuyên gia nhận định bình luận này nhằm gửi thông điệp đến Mỹ rằng quan hệ Trung - Nga vẫn sẽ khăng khít, bất kể chính quyền sắp tới của Joe Biden đưa ra chính sách gì.

Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Brazil đầu năm 2019. Ảnh: Xinhua.

Tổng thống Nga Putin (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Brazil đầu năm 2019. Ảnh: Xinhua.

Trung Quốc đang đẩy mạnh củng cố quan hệ với các quốc gia khác trước lễ nhậm chức của Joe Biden ngày 20/1. Trung Quốc và Liên minh châu Âu cũng vừa đạt được hiệp định đầu tư sau nhiều năm đàm phán. Các quan chức cấp cao của Trung Quốc đã trò chuyện với những người đồng cấp và đến thăm các nước Đông Nam Á và châu Âu trong những tuần gần đây, sau khi Washington áp đặt các lệnh trừng phạt và tuyên bố sẽ hành động cứng rắn với cả Bắc Kinh và Moskva.

Hôm 28/12, Biden kêu gọi xây dựng liên minh mạnh mẽ hơn với "các đối tác và đồng minh cùng chí hướng"để chống lại Trung Quốc trên mặt trận thương mại và kinh tế.

Trong khi đó, ông Tập nói rằng bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng sẽ chỉ khiến quan hệ Nga - Trung trở nên khăng khít, nhấn mạnh rằng hai nước đã làm việc cùng nhau để ngăn chặn Covid-19. "Hai bên tiếp tục giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn và tiếp tục ủng hộ nhau trong các vấn đề liên quan đến lợi ích cốt lõi của nhau, điều này phản ánh mức độ tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa hai bên", ông Tập nói.

Hôm 30/12, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Denisov cũng nói rằng quan hệ giữa hai nước đủ mạnh để chống lại bất kỳ ảnh hưởng nào từ "các yếu tố bên ngoài", hàm ý chính phủ mới của Mỹ.

Trong khi cả ông Tập và ông Putin đều nói rằng nước của họ sẵn sàng làm việc với chính quyền Mỹ mới, Denisov cho biết họ vẫn phải chờ xem liệu Mỹ có "lập trường hợp lý hơn" trong mối quan hệ với Trung Quốc và Nga hay không. Tổng thống Trump đã xác định Nga và Trung Quốc là những đối thủ lớn nhất của Mỹ.

Li Lifan, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, cho rằng Nga - Trung có thể tăng cường hợp tác trong 5G, big data, trí tuệ nhân tạo, năng lượng sạch và vật liệu hàng không vũ trụ. Nhưng việc Nga bán vũ khí cho Ấn Độ trong bối cảnh đối đầu biên giới Trung - Ấn đã làm dấy lên lo ngại ở Trung Quốc.

"Hợp tác quân sự cần phải được tăng cường hơn nữa", Li nói. "Ngoài ra, Nga - Trung hiện có mức độ hợp tác tương đối thấp trong việc bảo tồn năng lượng và giảm phát thải".

Ngày 22/10, Putin nói trong cuộc họp của các chuyên gia trong và ngoài nước về các vấn đề của Nga rằng mặc dù Nga không cần liên minh quân sự với Trung Quốc nhưng "về mặt lý thuyết, điều đó là hoàn toàn có thể".

Dmitri Trenin, giám đốc Carnegie Moscow Center, nói rằng dụng ý của Putin là gửi thông điệp tới Mỹ rằng họ không nên gia tăng căng thẳng với Trung Quốc và Nga. "Mặc dù Nga và Trung Quốc rất ít khả năng thành lập liên minh quân sự, Putin nhiều lần gửi đi tín hiệu rằng Mỹ nên nhận thức được hai nước có khả năng làm việc đó và Washington nên thận trọng hơn trong quan hệ với Moskva và Bắc Kinh", ông nói.

Cơ hội Mỹ cải thiện quan hệ với Nga và Trung Quốc dưới thời chính quyền Joe Biden là khá thấp. Biden sẽ đưa ra những tuyên bố cứng rắn về các vấn đề mà Tổng thống Trump không quan tâm nhiều, như nhân quyền và dân chủ, đồng thời "tiếp tục các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vì nhiều lý do", Trenin nói. Ông bình luận thêm rằng Washington sẽ yêu cầu Moskva nhượng bộ nhiều để đổi lấy việc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.

Trenin khẳng định Nga - Trung khó có khả năng tiến tới một liên minh quân sự vì nhiệm vụ chính của Moskva "vẫn là duy trì vị thế người chơi độc lập". "Nếu căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc khiến thế giới chia rẽ rõ ràng thành hai phe, Nga sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gia nhập phe do Trung Quốc dẫn đầu và bị rơi vào chiếu dưới", Trenin nhận định. "Kịch bản này hoàn toàn bất lợi cho Nga".

Còn nếu Biden làm dịu căng thẳng Mỹ - Trung, Nga sẽ lâm vào tình thế khó khăn: mối quan hệ "cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt" của Nga với Mỹ và châu Âu sẽ tiếp tục, nhưng Bắc Kinh sẽ suy nghĩ kỹ trước khi tăng cường quan hệ với Moskva. Kết quả là "Nga sẽ phải đưa ra những quyết định khó khăn cả về chính sách địa chính trị lẫn kinh tế", Trenin nói.

Zhang Xin, phó giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Sư phạm Hoa Đông, đánh giá Bắc Kinh cũng không mặn mà về việc thành lập liên minh quân sự với Moskva, nhưng cả hai có thể có các động thái ủng hộ lẫn nhau.

Sau khi giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài ở Viễn Đông, Nga và Trung Quốc đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và duy trì mối quan hệ thân thiện. Nhưng Trenin cho rằng Biden coi mối quan hệ Nga - Trung là "không thật lòng và không vững chắc". Biden cho rằng "Trung Quốc coi thường Nga và chỉ đang lợi dụng họ để có lợi cho mình", Trenin nói.

Trong khi đó, Li Yonghui, chuyên gia nghiên cứu về châu Âu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho rằng lòng tin chính trị giữa Bắc Kinh với Moskva vẫn vững chắc và tiềm năng hợp tác vẫn duy trì, mặc dù Covid-19 đã ảnh hưởng đến thương mại song phương và làm chậm lại sự hợp tác trong việc phát triển tuyến đường thủy Bắc Cực.

"Mặc dù Nga chắc chắn sẽ có phần cảnh giác với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc và tham vọng của họ ở Bắc Cực, nhìn chung, hợp tác Nga - Trung ở Trung Á lớn hơn sự cạnh tranh", Li nói.

"Về khu vực Bắc Cực, hợp tác giữa Trung Quốc và Nga trong dự án cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng Yamal LNG là một ví dụ điển hình, cung cấp một mô hình tốt cho sự hợp tác trong tương lai giữa hai bên ở Bắc Cực".

Về vấn đề quân sự, nếu quan hệ Mỹ - Trung và Mỹ - Nga tiếp tục xấu đi, một cuộc chạy đua tên lửa ở châu Á có thể diễn ra. "Vì Mỹ muốn duy trì ưu thế quân sự của mình trước Nga và Trung Quốc. Mỹ sẽ chỉ tránh phát triển tên lửa tầm ngắn và tầm trung trong khu vực khi Trung Quốc có một số động thái nhượng bộ", Trenin nói.

Phương Vũ (Theo SCMP/Nikkei)

Let's block ads! (Why?)

Cảnh đối lập trong bức tranhthế giới đón năm mới

Màn bắn pháo hoa mãn nhãn trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok, Thái Lan trong giờ khắc chuyển giao sang năm mới 2021.

Tuy nhiên, trước làn sóng Covid-19 mới bùng phát ở nước này, thủ đô Bangkok đã yêu cầu đóng cửa các địa điểm thể thao và giải trí đến ngày 4/1. Lệnh cấm này có khả năng kéo dài hơn nếu tình hình Covid-19 không được cải thiện trong một tuần tới.

Những điểm nóng Covid-19 khác, bao gồm tỉnh Tak, Samut Sakhon và Rayong, cũng áp dụng biện pháp hạn chế tương tự.

Let's block ads! (Why?)

Thông điệp năm mới khác biệt của Trump và Biden

Trump gọi thành tích lúc ông đương nhiệm là "những chiến thắng lịch sử" còn Biden lạc quan hơn khi nói về năm mới 2021.

"Chúng ta phải được nhớ đến bởi những gì đã làm", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói trong video đăng trên Twitter ngày 31/12/2020, sau nhiều tuần thề "giành chiến thắng" để tiếp tục tại vị.

Trump chưa thừa nhận thất bại trước Joe Biden trong cuộc bầu cử hồi tháng 11 năm ngoái. Tổng thống Mỹ quay lại thủ đô Washington sau kỳ nghỉ tại Florida, trong bổi cảnh tranh cãi với Quốc hội về dự luật quốc phòng và tiền trợ cấp Covid-19.

Joe Biden (trái) và Donald Trump (phải). Ảnh: ABC, Twitter/WhiteHouse.

Joe Biden (trái) và Donald Trump (phải). Ảnh: ABC, Twitter/WhiteHouse.

Tổng thống đắc cử Biden, trong bài phát biểu tại bãi biển Rehobeth thuộc bang Delaware, bày tỏ biết ơn các nhân viên y tế và khuyến khích mọi người tiêm vaccine Covid-19.

"Tôi hoàn toàn và hết sức tự tin rằng chúng ta sẽ quay trở lại mạnh mẽ hơn trước", Biden nói trong chươg trình đặc biệt chào 2021 của kênh ABC, đồng thời kêu gọi phân phối vaccine Covid-19 nhanh chóng hơn.

Trump từng nhiễm nCoV hồi tháng 10/2020 và nhiều lần hạ thấp mức nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, điều bị nhiều chuyên gia y tế chỉ trích là "vô tổ chức, bất cẩn và phớt lờ khoa học".

Tuy nhiên trong video trước năm mới 2021, Trump nhắc lại rằng Mỹ sản xuất vaccine Covid-19 "trong thời gian kỷ lục" và ông đã dự đoán chính xác rằng nó sẽ được tung ra trước khi năm 2020 kết thúc. Mỹ là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 với hơn 20 triệu ca nhiễm và hơn 354.000 ca tử vong, cao nhất thế giới.

Trump ban đầu tự kiến dự tiệc giao thừa tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, song sau đó lại quay về thủ đô Washington. Nhà Trắng chưa nêu lý do Trump quay lại sớm, song sự kiện này trùng với thời điểm ông và Quốc hội "đấu khẩu" về quyền phủ quyết của Tổng thống Mỹ với dự luật quốc phòng quan trọng, yêu cầu tăng tiền trợ cấp Covid-19 và trong bổi cảnh leo thang căng thẳng với Iran.

Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell ngày 29/12/2020 từ chối lên lịch biểu quyết sớm về dự luật tăng tiền trợ cấp Covid-19 từ 600 lên 2.000 USD, nằm trong gói trợ cấp trị giá 892 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thông qua hồi đầu tháng 12/2020. Động thái này được nhận định là "đòn chí mạng" nhằm vào nỗ lực tăng trợ cấp Covid-19 cho dân Mỹ của Trump.

Nguyễn Tiến (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Phó tổng thống Mỹ từ chối giúp kế hoạch 'lật kèo' bầu cử

Phố tổng thống Pence yêu cầu một thẩm phán bác bỏ vụ kiện nhằm biến ông thành người duy nhất có quyền định đoạt phiếu đại cử tri.

Trong thư yêu cầu gửi đến thẩm phán liên bang hôm 31/12, Phó tổng thống Mike Pence cho rằng ông không phải người phù hợp cho vị trí bị đơn trong đơn kiện trên.

"Các nguyên đơn đã trình lên tòa án một kiến nghị khẩn cấp, nêu lên một loạt vấn đề pháp lý về cách thức kiểm đếm các phiếu đại cử tri bầu tổng thống", thư đệ trình của Pence cho biết. "Nhưng đơn kiện của các nguyên đơn không phải là phương tiện thích hợp để giải quyết các vấn đề này, bởi họ đã kiện sai bị đơn".

Trước đó, ngày 28/12, các nghị sĩ Louie Gohmert, Kelli Ward và nhiều đảng viên Cộng hòa đệ đơn kiện lên Thẩm phán liên bang Jeremy Kernodle ở Texas, yêu cầu tuyên Phó tổng thống Pence là "người có thẩm quyền duy nhất và được tùy ý" quyết định kiểm đếm phiếu đại cử tri nào ở các bang trong phiên họp lưỡng viện quốc hội ngày 6/1.

Phó tổng thống Mike Pence tại sự kiện ở West Palm Beach, bang Florida hôm 22/12. Ảnh: AP.

Phó tổng thống Mike Pence tại sự kiện ở West Palm Beach, bang Florida hôm 22/12. Ảnh: AP.

Pence tranh luận rằng các vấn đề pháp lý được Gohmert và các nghị sĩ Cộng hòa bang Arizona nêu ra nên được gửi tới Hạ viện và Thượng viện.

"Một vụ kiện để xác nhận rằng phó tổng thống có quyền tự quyết số phiếu đại cử tri nhưng lại kiện chính phó tổng thống là một mâu thuẫn pháp lý", Pence nói thêm.

Đơn kiện được đệ trình sau khi nhóm luật sư đại diện cho các nghị sĩ đảng Cộng hòa không thuyết phục được Pence tham gia vào kế hoạch "lật kèo" bầu cử tại quốc hội, theo hồ sơ tòa án. Ít nhất 140 nghị sĩ Cộng hòa được cho sẽ tham gia vào nỗ lực này, theo CNN.

Theo các nghị sĩ này, Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri 1887 cần được tuyên bố là vi hiến vì nó mâu thuẫn với Điều 12 trong Hiến pháp Mỹ. Điều 12 quy định "các cơ chế giải quyết tranh chấp độc quyền", trong đó nói rằng "Phó tổng thống quyết định chứng nhận phiếu đại cử tri nào được kiểm hay không được kiểm của mỗi bang".

Tuy nhiên, các chuyên gia về luật bầu cử nhanh chóng cho rằng đơn kiện của nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ là một "nỗ lực vô vọng" nhằm đảo ngược kết quả bầu cử.

Đây không phải lần đầu tiên các đảng viên Cộng hòa bỏ qua các nguyên tắc cơ bản của đảng trong nỗ lực tuyệt vọng nhằm đảo ngược kết quả bầu cử. Hồi đầu tháng, 18 bang do đảng Cộng hòa nắm quyền kiểm soát, dưới sự dẫn dắt của Tổng chưởng lý Texas Ken Paxton, đã nộp đơn kiện nhằm vô hiệu hóa kết quả bầu cử ở Georgia, Wisconsin, Michigan và Pennsylvania. Tòa án Tối cao đã bác bỏ đơn kiện này.

Thanh Tâm (Theo CNN, Washington Post, USA Today)

Let's block ads! (Why?)

Anh rời EU

Anh ra khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào đêm 31/12 sau gần nửa thập kỷ gắn bó và sau 4 năm rưỡi trưng cầu dân ý rời khối.

Brexit, chủ đề chính trị được quan tâm nhất ở Anh và EU kể từ năm 2016, đã chính thức trở thành hiện thực khi đồng hồ Big Ben ở thủ đô London điểm 23h ngày 31/12 (6h sáng 1/1 giờ Hà Nội), thời điểm nước Anh và thế giới chuẩn bị bước sang năm 2021.

Thủ tướng Boris Johnson, người dẫn dắt "cuộc ly hôn" với EU, đã mô tả đây như một "thời khắc tuyệt vời" đối với nước Anh và đưa ra viễn cảnh đầy lạc quan của ông về một "nước Anh toàn cầu" không bị bó buộc bởi các quy tắc được thiết lập ở Brussels.

Thủ tướng Anh Boris Johnson tại văn phòng ở số 10 Phố Downing, London hôm 30/12. Ảnh: Reuters.

Thủ tướng Anh Boris Johnson tại văn phòng ở số 10 Phố Downing, London hôm 30/12. Ảnh: Reuters.

Ông tuyên bố Anh thời hậu Brexit sẽ là một quốc gia "cởi mở, hào phóng, phatr triển hướng ngoại, theo chủ nghĩa quốc tế và tự do thương mại".

"Chúng ta nắm quyền tự do trong tay và việc tận dụng tối đa nó như thế nào phụ thuộc vào chính chúng ta", Thủ tướng Johnson nói.

Về mặt pháp lý, Anh đã rời EU từ 31/1/2020, nhưng đã có một số vướng mắc trong các cuộc đàm phán để đảm bảo một thỏa thuận thương mại tự do với Brussels. Thỏa thuận này cuối cùng đã được thống nhất vào đêm Giáng sinh vừa qua.

Khi quá trình "ly hôn" đã hoàn tất, các quy tắc của EU hiện không còn được áp dụng với Anh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt đi lại tự do của hơn 500 triệu người giữa Anh và các quốc gia EU.

Brexit chính thức diễn ra đánh dấu Anh là quốc gia đầu tiên rời khối kinh tế chính trị được thành lập khi lục địa này được tái thiết sau Thế chiến II.

Thanh Tâm (Theo AFP)

Let's block ads! (Why?)

Ca nhiễm nCoV toàn cầu gần 84 triệu, nhiều quốc gia phát hiện chủng siêu lây nhiễm

Thế giới ghi nhận gần 84 triệu ca nCoV, trong đó hơn 1,8 triệu người chết, trong khi thêm nhiều nước phát hiện chủng nCoV siêu lây nhiễm từ Anh và Nam Phi.

Thế giới ghi nhận 83.725.848 ca nhiễm và 1.823.718 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 736.256 và 13.747 ca một ngày, trong khi 59.260.947 người đã bình phục, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 229.905 ca nhiễm và 3.471 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số ca nhiễm lên 20.402.821, trong đó 353.447 người chết.

Mỹ hôm 29/12 phát hiện ca nhiễm chủng nCoV mới từ Anh đầu tiên tại bang Colorado. Một ngày sau, California ghi nhận ca nhiễm thứ hai. Quan chức bang Colorado cho biết người đầu tiên được phát hiện nhiễm biến chủng B.1.1.7 là một trong 6 lính Vệ binh Quốc gia bang được triển khai tới nhà dưỡng lão ở thị trấn Simla từ ngày 23/12.

Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), tính đến nay, mới có hơn 2,7 triệu người được tiêm vaccine Covid-19 và hơn 12,4 triệu liều vaccine được phân phối ở Mỹ. Con số này thấp hơn nhiều so với mục tiêu tiêm chủng cho 20 triệu người mà giới chức hứa hẹn hoàn thành trước khi bước sang năm 2021.

Nhân viên dịch vụ hỏa táng vận chuyển xác người chết vì Covid-19 tại một bệnh viện ở Baltimore, bang Maryland, hôm 24/12. Ảnh: AFP.

Nhân viên dịch vụ hỏa táng vận chuyển xác người chết vì Covid-19 tại một bệnh viện ở Baltimore, bang Maryland, hôm 24/12. Ảnh: AFP.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 19.046 ca nhiễm và 244 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.286.329 và 149.018.

Cơ quan Quản lý Thảm họa New Delhi ngày 31/12 áp lệnh giới nghiêm từ 11h đêm đến 6h sáng hôm sau ở thủ đô trong hai ngày, đêm 31/12 tới sáng 1/1 và đêm 1/1 tới sáng 2/1, để hạn chế các buổi tụ tập mừng năm mới.

Trước New Delhi, nhiều bang khác ở Ấn Độ như Punjab, Maharashtra, Karnataka và Rajasthan cũng áp lệnh giới nghiêm ban đêm trong dịp năm mới để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch.

Ấn Độ đã đình chỉ tất cả chuyến bay từ Anh từ ngày 23/12 tới ngày 7/1 do lo ngại nguy cơ lây lan chủng nCoV mới, nhưng khoảng 33.000 hành khách đã bay đến từ cuối tháng 11, trước khi lệnh cấm được thực thi.

Giới chức y tế Ấn Độ dự kiến bắt đầu đợt tiêm chủng cho khoảng 300 triệu người từ đầu tháng này.

Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 1.074 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 194.949. Số người nhiễm nCoV tăng 56.773 ca trong 24 giờ qua, lên 7.675.973. Đây là ngày thứ ba liên tiếp số ca tử vong ở nước ngày vượt 1.000.

Một phòng thí nghiệm của Brazil hôm 31/12 thông báo phát hiện hai ca nhiễm chủng nCoV mới đang lây lan ở Anh, đồng thời kêu gọi tăng cường các biện pháp kiểm soát dịch đối với người đến từ châu Âu.

Với áp lực bủa vây Tổng thống Jair Bolsonaro về việc bắt đầu tiêm chủng cho người dân, chính phủ Brazil hôm 29/12 kêu gọi các nhà sản xuất vaccine Covid-19 tăng tốc đăng ký phê duyệt sử dụng vaccine tại nước này. Thứ trưởng Y tế Brazil Elcio Franco cam kết cải thiện đối thoại với Pfizer, sau khi hãng dược phẩm Mỹ phàn nàn về những thủ tục khó khăn khi đăng ký cấp phép.

Nga, vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 27.747 ca nhiễm nCoV và 593 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.159.297 và 57.019.

Trong bài phát biểu năm mới 2021, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận làn sóng Covid-19 thứ hai đang tàn phá đất nước này. "Thật không may khi đại dịch vẫn chưa hoàn toàn chấm dứt. Cuộc chiến chống lại nó không thể ngừng nghỉ trong một phút giây nào", ông nói.

Phó thủ tướng Nga Tatiana Golikova hôm 28/12 cho biết "hơn 81%" số ca tử vong gia tăng trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái là do Covid-19, đồng nghĩa với việc hơn 186.000 người Nga đã chết vì đại dịch, gấp ba lần số ca tử vong được công bố.

Nga đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine Sputnik V như một phần của chương trình tiêm chủng quốc gia vào đầu tháng 12, tập trung vào nhóm chịu rủi ro cao. Bộ trưởng Công nghiệp Denis Manturov cho biết Nga đã sản xuất tổng cộng hơn 2 triệu liều Sputnik V và phân phối một triệu liều trong nước trước khi kết thúc năm 2020.

Pháp, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận thêm 19.927 ca nhiễm và 251 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.620.425 và 64.632.

Pháp ngày 31/12 lần đầu ghi nhận ca nhiễm chủng nCoV mới từ Nam Phi, là một người ở vùng Haut-Rhin, gần biên giới Thụy Sĩ, mới trở về từ quốc gia châu Phi này. Chủng 501.V2 được giới chức Nam Phi phát hiện từ giữa tháng 12. Trước đó, ngày 25/12, Pháp ghi nhận ca nhiễm chủng nCoV mới từ Anh đầu tiên, là một công dân Pháp sống ở Anh.

Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran hôm qua cho biết nước này sẽ tạm thời không áp đặt lệnh phong tỏa mới, nhưng có thể sớm kéo dài thời gian giới nghiêm tại khu vực phía đông, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch.

Pháp đã trải qua hai đợt phong tỏa, nhưng số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn không hạ xuống dưới 5.000 như mục tiêu của chính phủ. Chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 đã bắt đầu tại Pháp từ hôm 27/12.

Anh, vùng dịch lớn thứ 6 thế giới, ghi nhận 2.488.780 ca nhiễm và 73.512 ca tử vong, tăng lần lượt 55.892 và 964 trường hợp. Tình hình dịch bệnh tại nước này diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của chủng nCoV mới, được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng ban đầu.

Giới chức y tế Anh cảnh báo nước này đang "trở lại tâm bão" Covid-19, với số bệnh nhân nhập viện nhiều tương đương giai đoạn cao điểm hồi tháng 4. Chính quyền áp đặt biện pháp hạn chế Cấp 4 - cấp gắt gao nhất tại London và hầu hết các vùng tây nam, trung tâm, tây bắc và đông bắc của nước Anh, tác động đến 44 triệu người, tức 3/4 dân số. Người dân được yêu cầu ở nhà, cửa hàng không thiết yếu, tiệm làm tóc cũng như cơ sở giải trí phải đóng cửa.

Trong thông điệp năm mới đêm 31/12, Thủ tướng Boris Johnson cho biết Anh phải đối mặt với "cuộc chiến khó khăn" trong những tháng tới, nhưng tin rằng quốc gia này sẽ "thoát bóng ma" Covid-19 trong năm 2021.

Iran, một trong những vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 55.223 người chết, tăng 128, trong tổng số 1.225.142 ca nhiễm, tăng 6.389.

Iran hôm 29/12 khởi động giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên đối với loại vaccine Covid-19 do nước này tự phát triển, bằng việc tiến hành tiêm cho ba người trên truyền hình. Nhóm tình nguyện viên này bao gồm hai quan chức cấp cao và con gái chủ tịch Tập đoàn EIKO, nhà tài trợ cho dự án vaccine.

Ngoài ra, Iran đang tiếp tục phát triển một loại vaccine khác, đồng thời đặt khoảng 16,8 triệu liều thông qua Covax, cơ chế phân phối vaccine do Tổ chức Y tế Thế giới thành lập.

Trung Quốc, nơi khởi phát dịch Covid-19 hồi tháng 12/2019, báo cáo 25 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 87.052, trong khi số ca cử vong vẫn là 4.634.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) ngày 30/12 thông báo lần đầu ghi nhận ca nhiễm chủng nCoV siêu lây nhiễm được phát hiện tại Anh, là một phụ nữ 23 tuổi ở Thượng Hải trở về từ Anh hôm 14/12. CCDC đang tiến hành truy vết tiếp xúc với nữ bệnh nhân này.

Giới chức Trung Quốc gần đây tránh áp đặt các lệnh phong tỏa và đóng cửa toàn bộ hoạt động kinh doanh để ngăn Covid-19 như hồi đầu năm, sau khi đại dịch bùng phát ở thành phố Vũ Hán. Thay vào đó, họ áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch có mục tiêu và ít can thiệp hơn, nhằm giúp ngăn chặn dịch lây lan nhưng không làm tổn hại nền kinh tế đang phục hồi.

Thủ đô Trung Quốc đêm 31/12 tổ chức một lễ đếm ngược đón năm mới chỉ với một số ít khách mời, trong khi một số sự kiện bị hủy để ngăn Covid-19 lây lan. Một buổi biểu diễn văn nghệ tôn vinh các chiến sĩ tuyến đầu chống dịch cũng được tổ chức.

Hàn Quốc ghi nhận 967 ca nhiễm mới trong 24 giờ, nâng tổng số lên 60.740, trong đó 900 ca tử vong, tăng 21 ca so với hôm trước.

Chính phủ Hàn Quốc tuần này bổ sung các hạn chế mới như cấm tụ tập trên 4 người, đồng thời đình chỉ các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, các môn thể thao du lịch, nhằm ngăn chặn virus lây lan trong dịp Giáng sinh và năm mới. Nước này cũng tuyên bố đẩy nhanh công tác tiêm chủng Covid-19, sau khi phát hiện ra những ca đầu tiên của biến chủng nCoV liên quan đến Anh.

Trái ngược với cảnh người chen chúc đón năm mới như những năm trước, đường phố thủ đô Seoul của Hàn Quốc đêm qua vắng tanh do các hạn chế ngăn Covid-19. Những địa điểm nổi tiếng cũng không có bóng người, chỉ có những tốp cảnh sát làm nhiệm vụ để ngăn người dân tụ tập.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 743.198 ca nhiễm, tăng 8.074, trong đó 22.138 người chết, tăng 194. Indonesia đã cấm mọi du khách đến từ Anh và thắt chặt quy định với người đến từ châu Âu và Australia để hạn chế lây lan biến chủng virus.

Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin hôm 29/12 cho biết nước này đang hoàn tất các thoả thuận mua 50 triệu liều vaccine Covid-19 từ Pfizer và AstraZeneca. Ông Sadikin nói thêm rằng 1,3 triệu nhân viên y tế tuyến đầu sẽ được ưu tiên tiêm vaccine trước. 500 người trong số họ đã tử vong vì Covid-19.

Philippines báo cáo 474.064 ca nhiễm và 9.244 ca tử vong, tăng lần lượt 1.532 và14 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.

Bộ trưởng Lao động Philippines Silvestre Bello hôm 29/12 thông báo nước này cấm nhập cảnh đối với hành khách đến từ 20 quốc gia xuất hiện chủng nCoV mới liên quan đến Anh, nhưng không nêu rõ thời điểm lệnh cấm bắt đầu có hiệu lực. Yêu cầu không áp dụng với công dân Philippines trở về từ những quốc gia này.

Đầu tuần này, quan chức Philippines cho biết một số bộ trưởng và binh sĩ đã được tiêm vaccine Covid-19, nhưng với số lượng không lớn. Quan chức không cho biết loại vaccine được sử dụng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Bộ Y tế hôm 28/12 đều cảnh báo phản đối việc sử dụng vaccine chưa được phê duyệt và việc nhập khẩu, phân phối hoặc bán vaccine chưa được phê duyệt là bất hợp pháp.

Thái Lan ghi nhận thêm 194 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số ca nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 6.884, trong đó 61 người chết. .

Thủ đô Bangkok hôm qua yêu cầu đóng cửa các địa điểm thể thao và giải trí đến ngày 4/1. Lệnh cấm này có khả năng kéo dài hơn nếu tình hình Covid-19 không được cải thiện trong một tuần tới. Những điểm nóng Covid-19 khác, bao gồm tỉnh Tak, Samut Sakhon và Rayong, cũng áp dụng biện pháp hạn chế tương tự. Ngày 30/12, Thái Lan ra lệnh cấm tụ tập đông người tổ chức sự kiện trong dịp năm mới.

Làn sóng Covid-19 mới tại Thái Lan bắt nguồn từ một chợ hải sản ở tỉnh Samut Sakhon, gần thủ đô Bangkok. Giới chức hôm 25/12 cảnh báo nếu không thực hiện giãn cách xã hội, cùng nhiều biện pháp phòng dịch khác, Thái Lan có nguy cơ phải đóng cửa toàn quốc vào tháng 3 tới.

Singapore ghi nhận 58.599 ca nhiễm, tăng 30 ca trong 24 giờ qua. Số ca tử vong duy trì ở mức 29.

Đảo quốc này ngày 30/12 bắt đầu tiêm chủng vaccine Covid-19 của Pfizer, ưu tiên nhân viên y tế, người cao tuổi. Chính phủ dự kiến có đủ vaccine cho 5,7 triệu công dân vào quý 3/2021, theo đó người dân Singapore và người nước ngoài định cư lâu dài được tiêm miễn phí.

Thanh Tâm (Theo CNN, AFP, Reuters, Guardian)

Let's block ads! (Why?)

Lầu Năm Góc chia rẽ vì phương án đối phó Iran

Quan chức Lầu Năm Góc đang đưa ra những thông điệp trái ngược nhau với Iran vào thời điểm sắp tròn một năm tướng Qassem Soleimani bị hạ sát.

Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM) quân đội Mỹ ngày 30/12 thông báo biên đội oanh tạc cơ B-52H đóng tại căn cứ Minot đã "hiện diện có chủ đích" tại Trung Đông nhằm nhấn mạnh cam kết của quân đội Mỹ với an ninh khu vực cũng như "răn đe mọi đối thủ tiềm tàng".

Quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết đợt triển khai biên đội B-52H đến Trung Đông này là màn phô trương sức mạnh nhằm răn đe Iran, ngăn nước này tấn công binh sĩ và cơ sở hạ tầng của Mỹ tại Trung Đông trong những ngày tới.

Máy bay B-52H Mỹ tiếp dầu khi tuần tra Trung Đông hôm 30/12. Ảnh: USAF.

Máy bay B-52H Mỹ tiếp dầu khi tuần tra Trung Đông hôm 30/12. Ảnh: USAF.

Cùng lúc đó, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Christopher Miller quyết định không gia hạn hoạt động của tàu sân bay USS Nimitz ở vịnh Ba Tư và điều chuyển nó khỏi khu vực, nhằm phát thông điệp giải tỏa căng thẳng tới Tehran, một quan chức cấp cao Lầu Năm Góc cho hay.

Những thông điệp trái ngược nhau dường như phản ánh sự chia rẽ trong nội bộ Lầu Năm Góc, khi nhiều quan chức cho rằng mức độ đe dọa từ Iran hiện ở mức cao nhất kể từ sau khi tướng Soleimani bị hạ sát hôm 3/1. Các nguồn tin tình báo cho rằng Iran đã chuyển tên lửa đạn đạo tầm ngắn tới Iraq, khiến Mỹ triển khai thêm lực lượng tới khu vực.

Dù vậy, một số quan chức lại cho rằng mối đe dọa đang bị phóng đại, trong đó một người khẳng định "không có dữ liệu tình báo nào" cho thấy Tehran sắp tung đòn tấn công.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đổ thêm dầu vào lửa khi hồi giữa tháng 11 từng yêu cầu cấp dưới trình phương án tấn công cơ sở hạt nhân Iran. Ông chủ Nhà Trắng hôm 23/12 cảnh cáo sẽ buộc "Iran chịu trách nhiệm" nếu xảy ra những vụ tấn công làm chết người Mỹ ở Iraq. Ông đăng ảnh chụp ba quả đạn pháo phản lực (rocket), cho biết chúng bị "phóng xịt" và coi đây là bằng chứng cho thấy Iran đứng sau vụ tấn công nhằm vào đại sứ quán Mỹ tại Baghdad.

"Bây giờ chúng ta lại nghe thấy có thêm vụ tấn công nhằm vào người Mỹ ở Iraq. Đây là một số lời khuyên cho Iran: nếu một người Mỹ bị giết, tôi sẽ bắt Iran phải chịu trách nhiệm. Hãy nghĩ kỹ về điều này", ông viết trên Twitter.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley đang theo dõi sát sao tình hình. "Quân đội không tin rằng sắp xảy ra một vụ tấn công, nhưng đang áp dụng mọi biện pháp đề phòng nhằm bảo đảm răn đe Iran và bảo vệ lực lượng Mỹ", quan chức Mỹ giấu tên cho hay.

Chuyến bay hôm 30/12 là lần thứ hai oanh tạc cơ B-52 Mỹ hiện diện tại Trung Đông trong tháng 12. Nó diễn ra không lâu sau khi hải quân Mỹ thông báo điều tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình USS Georgia và hai tuần dương hạm đi qua eo biển Hormuz ngoài khơi Iran để tiến vào vịnh Ba Tư.

USS Georgia di chuyển trên eo biển Hormuz hôm 21/12. Ảnh: US Navy.

USS Georgia di chuyển trên eo biển Hormuz hôm 21/12. Ảnh: US Navy.

Trước khi quyền Bộ trưởng Miller ra lệnh rút USS Nimitz, chỉ huy CENTCOM Kenneth McKenzie đã kêu gọi gia hạn thời gian làm nhiệm vụ của tàu sân bay này tại Vùng Vịnh, có thể dẫn tới chuyến triển khai lâu nhất của một hàng không mẫu hạm trong nhiều năm qua.

Một trong các quan chức Lầu Năm Góc bày tỏ lo ngại rằng nhiều người trong chính phủ Mỹ đang vẽ nên bức tranh đen tối hơn thực tế trong quan hệ với Iran, cũng như bị ám ảnh với nguy cơ xảy ra các vụ tấn công trả thù trong dịp tròn một năm tướng Soleimani bị hạ sát.

Cả ba quan chức đều nhấn mạnh rằng Mỹ không có kế hoạch tiến công nhằm vào Iran, mọi động thái tăng cường lực lượng trong khu vực chỉ nhằm răn đe, ngăn chặn những cuộc tập kích vào công dân và lợi ích của Washington.

Vũ Anh (Theo CNN)

Let's block ads! (Why?)

Trung Quốc cảnh báo Mỹ vì can thiệp Tân Cương

Bắc Kinh đề nghị Washington ngừng dùng vấn đề Tân Cương để can thiệp công việc nội bộ sau khi Mỹ kêu gọi thả một bác sĩ Duy Ngô Nhĩ.

Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh hôm 31/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân đã đề nghị Mỹ không can thiệp vấn đề nội bộ nước này thông qua vấn đề Tân Cương. "Chúng tôi kêu gọi một số chính trị gia ở Mỹ tôn trọng sự thật và ngừng bôi nhọ, ngụy tạo về Trung Quốc", ông Uông nói.

Tuyên bố của ông Uông được đưa ra một ngày sau khi Mỹ kêu gọi trả tự do cho Gulshan Abbas, một bác sĩ Duy Ngô Nhĩ, người mà gia đình nói rằng đã bị kết án 20 năm tù ở Trung Quốc vì các thành viên gia đình hoạt động nhân quyền tại Mỹ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 29/9. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 29/9. Ảnh: Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Ziba Murat, con gái của Gulshan Abbas, đã xuất hiện trong một cuộc họp gồm Ủy ban Lưỡng đảng Mỹ về vấn đề Trung Quốc (CECC), cho biết gia đình gần đây mới nhận thông tin Gulshan bị kết án vào tháng 3 năm ngoái với tội danh khủng bố.

Murat gọi các cáo buộc nhằm vào mẹ là "phi lý", trong khi chị gái của Gulshan, Rushan Abbas, cho biết điều này bắt nguồn từ việc cô và anh trai Rishat Abbas tích cực hoạt động ở Mỹ.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác thông tin này, khẳng định Abbas bị kết án vì tham gia một tổ chức khủng bố, giúp đỡ các hoạt động khủng bố và "tụ tập một đám đông gây rối trật tự xã hội".

Quan hệ Mỹ - Trung gần đây ngày càng căng thẳng vì nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề Tân Cương. Chính quyền Trump đầu tháng này đã cấm nhập khẩu bông từ Binh đoàn Sản xuất và Xây dựng Tân Cương, nơi bị cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức.

Bắc Kinh trong khi đó nhiều lần gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là "can thiệp thô bạo" vào vấn đề nội bộ. Trung Quốc cũng khẳng định các báo cáo về lao động cưỡng bức ở Tân Cương là "tin đồn thất thiệt do một số người ở Mỹ và phương Tây đưa ra".

Ngọc Ánh (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Người Mỹ nhận tiền trợ cấp Covid-19 lần hai

Chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Tài chính thông báo, người Mỹ đã bắt đầu thấy tiền trợ cấp Covid-19 lần hai được gửi vào tài khoản.

Tối 29/12, khi đang ra ngoài ngắm Giáng sinh cùng gia đình, Mike Molitoris, một nhà quản lý tài sản ở Cary, bang Bắc Carolina, nghe thông tin trên radio rằng tiền sẽ được phát đến người dân qua hình thức gửi trực tiếp. Tuy nhiên, khi về nhà anh kiểm tra tài khoản ngân hàng thì vẫn chưa thấy khoản tiền nào.

Sáng hôm sau, Molitoris kiểm tra lại và thấy khoản tiền đang chờ xử lý trong tài khoản của mình và có thể sử dụng từ ngày 4/1.

"Thực sự tôi rất sốc", Molitoris nói, thêm rằng số tiền này bao gồm toàn bộ khoản trợ cấp cho cả anh, vợ anh và 3 con nhỏ. Lần trước, mất 6 tuần gia đình Molitoris mới nhận được trợ cấp.

Mike Molitoris có thể là một trong những người đầu tiên nhận được tiền từ gói cứu trợ thứ hai của chính phủ. Ảnh: CNBC.

Mike Molitoris có thể là một trong những người đầu tiên nhận được tiền từ gói cứu trợ thứ hai của chính phủ. Ảnh: CNBC.

Molitoris có thể là một trong những người đầu tiên nhận được tiền từ gói cứu trợ thứ hai của chính phủ Mỹ. Trước đó chỉ một ngày, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết khoản trợ cấp 600 USD cho hầu hết cá nhân và 600 USD cho mỗi trẻ em sẽ bắt đầu được phân phát và có thể xuất hiện trong tài khoản của người dân ngay lập tức. Séc giấy và thẻ ghi nợ sẽ bắt đầu được gửi tới những người không có tài khoản ngân hàng gửi tiền trực tiếp được thiết lập với cơ quan Thuế vụ (IRS) từ 30/12.

Gia đình Molitoris dự định dành một phần số tiền nhận được để giúp đỡ người khác, vì năm nay vẫn tương đối ổn với họ.

"Rõ ràng còn nhiều người khó khăn, vì thế chúng tôi cố gắng giúp đỡ một số tổ chức từ thiện vì họ cần nó", Molitoris nói.

Anh cũng có thể dùng một phần tiền để thúc đẩy kinh tế địa phương. Gia đình anh đang bảo trợ cho nhà hàng của một người bạn và cũng chung vốn ở những doanh nghiệp nhỏ khác do bạn bè điều hành, như một gara ở địa phương.

Nếu còn dư tiền, Molitoris sẽ tiết kiệm cho chi phí chăm sóc sức khỏe. Một trong các con anh từng mắc Covid-19 hồi đầu năm và gia đình vẫn đang làm việc với công ty bảo hiểm để được thanh toán chi phí khám bệnh với bác sĩ nhi khoa.

Gói cứu trợ Covid-19 trị giá 900 tỷ USD, nhằm hỗ trợ người dân do đại dịch Covid-19, được quốc hội Mỹ thông qua hôm 21/12 và Tổng thống Donald Trump ký duyệt hôm 27/12, sau vài ngày trì hoãn và phản đối. Hàng triệu người đã mất việc làm và rơi vào cảnh nghèo túng, hàng trăm nghìn doanh nghiệp đóng cửa và hơn 300.000 người Mỹ đã thiệt mạng do Covid-19.

Khoản cứu trợ lần hai dự kiến giúp các gia đình và cá nhân khó khăn chi trả cho những nhu cầu thiết yếu như tiền thuê nhà, điện nước và thực phẩm. Người trưởng thành có thu nhập dưới 75.000 USD sẽ được nhận 600 USD, thêm 600 USD cho mỗi con dưới 17 tuổi. Đôi vợ chồng có thu nhập dưới 150.000 USD sẽ được nhận 1.200 USD.

Cá nhân thu nhập cao hơn 75.000 USD nhưng thấp hơn 87.000 USD sẽ được nhận số tiền thấp hơn mức 600 USD, còn người thu nhập trên 87.000 USD sẽ không nhận được gì.

Tuy nhiên, một số người bày tỏ thất vọng vì số tiền lần này chỉ bằng một nửa số tiền cứu trợ hồi tháng 3.

Anh Ngọc (Theo CNBC)

Let's block ads! (Why?)

Trump có thể đưa Cuba vào danh sách tài trợ khủng bố

Chính quyền Trump có thể đang cân nhắc đưa Cuba vào danh sách tài trợ khủng bố, động thái nhằm xáo trộn chính sách đối ngoại của Joe Biden.

Nguồn thạo tin hôm 30/12 cho biết việc Tổng thống Trump liệt Cuba vào danh sách tài trợ khủng bố không những cản trở chính sách đối ngoại của Biden, còn thúc đẩy cơ hội cho các đảng viên Cộng hòa tranh cử ghế thượng nghị sĩ ở Georgia.

Động thái này cũng cho phép Trump tự hào rằng ông đã đảo ngược một sáng kiến quan trọng từ thời Obama cũng như tạo ra khó khăn cho Cuba. Đây là viễn cảnh sẽ làm hài lòng phe cánh hữu ủng hộ Tổng thống và được coi như "phần thưởng" cho những người Mỹ gốc Cuba đã bỏ phiếu cho ông ở Florida.

"Điều này giống như ném một quả bom mùi vào tiệc cưới, dư âm rất mạnh mẽ. Nó cũng giúp Trump có thể khẳng định rằng ông đã đảo ngược được chính sách của Obama", John Kavulich, chủ tịch Tổ chức Kinh tế và Thương mại Mỹ-Cuba có trụ sở tại New York, nhận định về thông tin.

Nhà Trắng hiện chưa bình luận về nguồn tin.

Tổng thống Trump tại Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng ngày 12/12. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Trump tại Bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng ngày 12/12. Ảnh: Reuters.

Một trong những thành tựu được ca ngợi mang tính bước ngoặt của Obama là ông đã chấm dứt khoảng thời gian đóng băng với Cuba, khôi phục quan hệ ngoại giao với Havana, nới hạn chế đi lại giữa hai nước và trở thành lãnh đạo Mỹ đầu tiên tới thăm quốc gia này kể từ năm 1926.

Cựu tổng thống Obama cũng gạt Cuba khỏi danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố. Bộ Ngoại giao Mỹ khi ấy cho biết họ vẫn giữ "quan ngại và bất đồng với loạt chính sách, hành động của Cuba, song chưa tới mức tài trợ khủng bố".

Tuy nhiên, kể từ khi nhậm chức tháng 1/2017, Trump thắt chặt các hạn chế đối với Cuba mà Obama đã nới lỏng. Tháng 6/2019, chính quyền Trump siết hạn chế đi lại với Cuba, loại bỏ hình thức đi lại theo nhóm với mục đích giáo dục.

Mỹ cũng không cho phép tàu chở khách, tàu giải trí, máy bay tư nhân và công ty đến Cuba. Washington nói rằng động thái này nhằm gây áp lực hơn nữa đối với chính phủ Cuba vì họ ủng hộ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro.

Dù Biden đã được đại cử tri đoàn bầu làm Tổng thống đắc cử với 306 phiếu, Trump vẫn chưa nhận thua và dường như cố "khuấy đảo chính trường" trước khi rời Nhà Trắng. Trong khi đó Biden đã tìm cách dừng hàng loạt "quyết định phút chót" được Trump đưa ra những ngày cuối nhiệm kỳ.

Ngọc Ánh (Theo Los Angeles Times)

Let's block ads! (Why?)

Trung Quốc phát hiện nCoV 'siêu lây nhiễm'

Giới chức Trung Quốc xác nhận ca nhiễm biến chủng B.1.1.7 đầu tiên tại nước này là một cô gái 23 tuổi trở về từ Anh hồi giữa tháng 12.

Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC) hôm qua thông báo lần đầu ghi nhận ca nhiễm chủng nCoV siêu lây nhiễm được phát hiện tại Anh, là một phụ nữ 23 tuổi ở Thượng Hải trở về từ Anh hôm 14/12. CCDC đang tiến hành truy vết tiếp xúc với nữ bệnh nhân này.

Người này được nhập viện ngay khi nhập cảnh do xuất hiện một số triệu chứng nhẹ. Các chuyên gia y tế Trung Quốc tiến hành xét nghiệm gen với mẫu bệnh phẩm vào ngày 24/12 do cô "có lịch sử đi lại từ Anh và một số bất thường trong kết quả xét nghiệm acid nucleic".

Người dân tại một điểm xét nghiệm nCoV ở Bắc Kinh hôm 29/12. Ảnh: AFP.

Người dân tại một điểm xét nghiệm nCoV ở Bắc Kinh hôm 29/12. Ảnh: AFP.

Kết quả cho thấy chủng nCoV trên nữ bệnh nhân khác những chủng xuất hiện tại Vũ Hán và Thượng Hải. Xét nghiệm chi tiết cho thấy nó là biến chủng B.1.1.7 có khả năng siêu lây nhiễm được phát hiện tại Anh.

Giới chức Anh hôm 14/12 công bố phát hiện chủng nCoV mới, có hơn 20 đột biến so với phiên bản gốc và có khả năng lây nhiễm cao hơn 70%. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng chưa có bằng chứng cho thấy B.1.1.7 có khả năng gây tử vong cao hơn các chủng trước đó.

Nhiều quốc gia đã ghi nhận ca nhiễm nCoV chủng mới như Pháp, Canada, Thụy Điển, Tây Ban Nha, Singapore, Hàn Quốc... Đến nay, hơn 50 quốc gia đã cấm mọi chuyến bay hoặc siết chặt kiểm soát hành khách từ Anh nhằm hạn chế sự lây lan của chủng nCoV này. Trung Quốc cũng ngừng vô thời hạn mọi chuyến bay thẳng đến và đi từ Anh từ ngày 24/12.

Vũ Anh (Theo AFP)

Let's block ads! (Why?)

Phi công F-35 Mỹ tập hộ tống oanh tạc cơ B-2

Không quân Mỹ lần đầu cho học viên tiêm kích F-35A bay hộ tống oanh tạc cơ B-2 trong thực tế, thay vì chỉ được diễn tập mô phỏng.

10 chiến đấu cơ tàng hình F-35A thuộc Phi đoàn tiêm kích số 63 tham gia đợt huấn luyện bay với hai oanh tạc cơ tàng hình B-2 thuộc Không đoàn ném bom số 509 hồi giữa tháng 11, nhưng thông tin về chuyến bay chỉ được không quân Mỹ công bố hôm 30/12.

Hoạt động này cho phép các phi công F-35A và B-2 nâng cao khả năng tác chiến trong môi trường hiệp đồng, chống lại hàng loạt mối đe dọa từ tiêm kích và tên lửa phòng không hiện đại của đối phương.

Tiêm kích F-35 Anh và B-2 Mỹ bay huấn luyện năm 2019. Ảnh: USAF.

Tiêm kích F-35 Anh và B-2 Mỹ bay huấn luyện năm 2019. Ảnh: USAF.

"Những chiếc F-35 được thiết kế để hộ tống phi cơ tàng hình như B-2 vào khu vực được phòng thủ chặt chẽ, cho phép đe dọa mọi mục tiêu. Cuối cùng chúng tôi cũng có cơ hội thực hành với những chiếc B-2 thật", đại úy Sean Gossner, phi công huấn luyện của Phi đoàn số 63, cho biết.

Phi đoàn số 63 đóng tại căn cứ không quân Luke, chịu trách nhiệm huấn luyện các học viên chuyển loại lên tiêm kích tàng hình F-35. Họ thường xuyên phải thực hành hiệp đồng với máy bay B-2 ảo trên buồng lái mô phỏng, đặt ra nhiều trở ngại so với hoạt động thực tế.

"Lợi ích lớn nhất là xây dựng được quan hệ với phi công B-2. Chúng tôi có thể tới căn cứ Whiteman để lên kế hoạch nhiệm vụ với họ, hiểu rõ cách họ đánh giá về mối đe dọa và vấn đề chiến thuật, cũng như chia sẻ quan điểm về cùng một vấn đề", đại úy Gossner nói.

Các phi công F-35A tham gia chuyến huấn luyện gồm 6 giảng viên và 4 học viên chuẩn bị tốt nghiệp. Gossner thêm rằng chưa có học viên phi công F-35A nào từng được tham gia những chuyến bay hiệp đồng như vậy trước khi tốt nghiệp và chuyển đến đơn vị tác chiến.

Vũ Anh (Theo Drive)

Let's block ads! (Why?)

Y tá Mỹ dương tính với nCoV một tuần sau khi tiêm vaccine

Nam y tá bang California nhiễm nCoV sau hơn một tuần được tiêm vaccine của Pfizer, song giới chuyên gia nói đây không phải điều bất thường.

Y tá Matthew W., 45 tuổi, là y tá làm việc tại phòng cấp cứu của hai bệnh viện khác nhau tại thành phố San Diego. Anh được tiêm vaccine Covid-19 của Pfizer hôm 18/12 ngay trong đợt triển khai đầu tiên.

Matthew cho biết anh bị đau cánh tay suốt một ngày sau khi tiêm, nhưng không có thêm tác dụng phụ nào khác.

Tuy nhiên, sau ca làm việc tại khu điều trị Covid-19 đêm Giáng sinh, Matthew bị ốm với các triệu chứng gồm ớn lạnh, đau cơ và mệt mỏi. Ngày 26/12, anh nhận kết quả xét nghiệm dương tính với nCoV.

Y tá Matthew W. giơ thẻ tiêm vaccine Covid-19 sau khi được tiêm hôm 18/12. Ảnh: NBC.

Y tá Matthew W. giơ thẻ tiêm vaccine Covid-19 sau khi được tiêm hôm 18/12. Ảnh: NBC.

Dù gây thất vọng, kết quả này không nằm ngoài dự đoán của các chuyên gia y tế công cộng, giới chức cho biết.

"Không có gì bất ngờ cả. Nếu bạn xem xét các con số, đây chính xác là điều chúng tôi dự đoán sẽ xảy ra nếu ai đó bị phơi nhiễm", Christian Ramers, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Sức khỏe Gia đình San Diego, nói với các phóng viên.

Ramers cũng lưu ý rằng có thể Matthew đã bị nhiễm virus từ trước và triệu chứng khởi phát sau khi anh được tiêm vaccine. "Từ các thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi biết sẽ mất khoảng 10 đến 14 ngày sau khi tiêm vaccine, cơ thể bạn mới bắt đầu phát triển khả năng miễn dịch", ông nói thêm.

Matthew cũng chỉ mới được tiêm một liều vaccine duy nhất, trong khi vaccine của Pfizer gồm hai liều riêng biệt, được tiêm bắp cách nhau ba tuần.

Các tài liệu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cung cấp cho thấy một liều vaccine Pfizer đạt hiệu quả trung bình 88,9%. Các nhà nghiên cứu lưu ý việc thiếu dữ liệu sẵn có với những người chỉ được tiêm một liều vaccine khiến "không thể đưa tới kết luận về hiệu quả của vaccine" vì hầu hết những người tham gia thử nghiệm lâm sàng đều được tiêm cả hai liều.

Ramers nói rằng tỷ lệ hiệu quả sau liều vaccine đầu tiên có thể vào khoảng 50% và liều thứ hai mang lại hiệu quả hơn 95%.

Huyền Lê (Theo Hill)

Let's block ads! (Why?)

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2020

Người Mỹ đầu tiên mắc chủng nCoV siêu lây nhiễm là vệ binh quốc gia

Ca nhiễm chủng nCoV từ Anh đầu tiên ở Mỹ là lính Vệ binh Quốc gia bang Colorado đang hỗ trợ ứng phó Covid-19 tại một nhà dưỡng lão.

Quan chức bang Colorado cho biết người đầu tiên được phát hiện nhiễm biến chủng B.1.1.7 là một trong 6 lính Vệ binh Quốc gia bang được triển khai tới nhà dưỡng lão ở thị trấn Simla từ ngày 23/12.

"Chúng tôi ghi nhận một ca nhiễm được xác nhận và một trường hợp nghi nhiễm. Họ làm nhiệm vụ hỗ trợ sau khi cơ sở này bị thiếu hụt nhân viên và đối mặt với tình trạng 100% người sống tại đây nhiễm virus", bác sĩ Rachel Herlihy, chuyên gia dịch tễ bang Colorado, cho biết trong cuộc họp báo trực tuyến hôm 30/12.

Nhân viên y tế tại nhà dưỡng lão phát hiện chủng B.1.1.7 ở Simla hôm 30/12. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế tại nhà dưỡng lão phát hiện chủng B.1.1.7 ở Simla hôm 30/12. Ảnh: AFP.

Hai trường hợp này được báo cáo sau đợt xét nghiệm ngày Giáng sinh. Cả hai người đàn ông đều không sinh sống tại Simla và chưa từng ra nước ngoài, đang được cách ly trong khi giới chức truy vết tiếp xúc để xác định họ nhiễm chủng B.1.1.7 từ đâu, bao giờ và như thế nào.

Lo ngại đang gia tăng về biến chủng nCoV mới mang tên B.1.1.7, được các chuyên gia nhận định có khả năng lây nhiễm mạnh hơn bản gốc tới 70%. Biến chủng này đã xuất hiện tại hàng chục nước châu Âu và nhiều quốc gia trên toàn cầu.

Nam Phi ghi nhận hơn 300 trường hợp nhiễm một loại biến chủng nCoV khác. Ba trường hợp nhiễm loại virus này được phát hiện tại châu Âu, trong đó hai ca tại Anh và một ca tại Phần Lan. Cả ba bệnh nhân đều từng có tiếp xúc với người trở về từ Nam Phi.

Vũ Anh (Theo NBC News)

Let's block ads! (Why?)

Las Vegas sẽ 'thổi bay năm 2020'

MỹGiới chức Las Vegas thông báo sẽ giật sập biểu tượng của năm 2020 trong sự kiện đếm ngược để chào đón năm mới 2021.

Cơ quan Quản lý Hội nghị và Du khách Las Vegas (LVCVA), bang Nevada, Mỹ, tuần này cho biết đúng thời khắc giao thừa chuyển giao sang năm mới 2021, năm 2020 sẽ bị "thổi bay" theo đúng nghĩa đen khi tấm biển mang biểu tượng của năm cũ sẽ được thắp sáng và kích nổ.

Las Vegas sẽ 'thổi bay năm 2020'

Video quảng bá sự kiện "thổi bay năm 2020" của LVCVA. Video: YouTube/VisitLasVegas.

Sau khi "giật sập" năm 2020, thành phố du lịch nổi tiếng này sẽ đón chào năm 2021 với pháo giấy và pháo hoa. Toàn bộ những màn biểu diễn này sẽ được phát trực tuyến trên trang web visitlasvegas.com hoặc fanpage Facebook và YouTube Vegas.

Do đại dịch Covid-19, chính quyền Las Vegas không cho phép người dân tập trung ăn mừng ở Las Vegas Strip. Tuy nhiên, mọi người vẫn có thể cùng nhau đếm ngược và thưởng thức âm nhạc từ các DJ qua video trực tuyến.

Một người đàn ông đeo khẩu trang đứng trước tấm biển Chào mừng tới Las Vegas hôm 19/8. Ảnh: Wish TV.

Một người đàn ông đeo khẩu trang đứng trước tấm biển "Chào mừng tới Las Vegas" hôm 19/8. Ảnh: Wish TV.

"Chúng tôi biết rằng tổ chức lễ đón giao thừa ở Las Vegas vốn là một truyền thống lâu đời. Nhiều du khách trong nước và nước ngoài năm nay sẽ không thể trực tiếp tham gia đếm ngược cùng chúng ta, song sự kiện trực tuyến này cũng giúp mọi người chia sẻ sự nhiệt tình và hào hứng để chúng ta cùng hướng tới năm 2021 tươi sáng hơn", lãnh đạo LVCVA Steve Hill nói.

Cơ quan này trước đó cũng thông báo rằng họ sẽ hủy màn bắn pháo đêm giao thừa truyền thống trên Las Vegas Strip do đại dịch Covid-19. Mỹ đang là vùng dịch Covid-19 lớn nhất thế giới với hơn 20 triệu ca nhiễm và hơn 350.000 ca tử vong do nCoV.

Do ảnh hưởng từ Covid-19, khắp các nơi trên thế giới năm nay đều hủy hoặc giảm thiểu quy mô của các buổi lễ đón năm mới. Thủ tướng Đức Angela Merkel trong bài phát biểu cuối năm đã cảnh báo cuộc khủng hoảng "lịch sử" vì đại dịch sẽ kéo dài đến năm 2021 ngay cả khi có vaccine.

Ngọc Ánh (Theo Wish TV)

Let's block ads! (Why?)

Buổi chơi golf thúc đẩy Trump ký dự luật cứu trợ kinh tế

Thượng nghị sĩ Lindsey Graham được đảng Cộng hòa giao nhiệm vụ thuyết phục Trump ký dự luật ngân sách trên một sân golf ở Florida vào đúng ngày Giáng sinh.

Ba ngày trước đó, Tổng thống Donald Trump làm rung chuyển Washington với thông báo bất ngờ rằng ông sẽ không ký dự luật ngân sách và cứu trợ Covid-19 vốn đã được lưỡng viện quốc hội đàm phán kỹ lưỡng nhằm cấp ngân sách cho chính phủ, trợ cấp cho những người thất nghiệp, kích thích kinh tế và các khoản viện trợ cần thiết khác cho hàng triệu người dân Mỹ.

Tổng thống Trump tại câu lạc bộ golf quốc gia Trump ở Sterling, Virginia, hồi tháng 11. Ảnh: AP.

Tổng thống Trump tại câu lạc bộ golf quốc gia Trump ở Sterling, Virginia, hồi tháng 11. Ảnh: AP.

Nhiệm vụ thuyết phục Tổng thống được các thành viên trong đảng giao cho thượng nghị sĩ Cộng hòa bang Nam Carolina Lindsey Graham. Thế nên, Graham tức tốc tới câu lạc bộ golf của Trump ở Florida vào đúng ngày Giáng sinh để giải quyết vấn đề: Tìm giải pháp khả thi có thể giúp Tổng thống Mỹ hài lòng mà không buộc quốc hội phải tái đàm phán dự luật.

"Chúng tôi đánh một cú, gọi một cuộc điện thoại. Đánh một cú, lại gọi một cuộc điện thoại. Đánh một cú rồi bàn về những thứ làm nên một thỏa thuận tốt", Graham hồi đầu tuần cho biết. "Đó là một ngày Giáng sinh vô cùng căng thẳng".

Hai ngày sau, Trump chấp thuận ký dự luật và đưa ra một tuyên bố dài thể hiện những nỗi bất bình và kỳ vọng của ông. Ngày 28/12, Hạ viện đáp lại, biểu quyết thông qua một trong những yêu cầu chính mà Tổng thống đưa ra: Tăng mức hỗ trợ cho mỗi người dân Mỹ từ 600 USD lên 2.000 USD.

Bằng cách ký gói cứu trợ, Trump đã tránh được việc đẩy chính quyền của mình vào hỗn loạn hơn nữa trong những ngày cuối, chưa kể tới những xáo trộn gây ra đối với cuộc sống hàng triệu người dân Mỹ.

Nếu Trump không ký dự luật, trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ kinh tế cho người dân sẽ bị trì hoãn cùng với nguồn ngân sách bổ sung cho việc phân phối vaccine Covid-19. Nó cũng dẫn tới kịch bản đóng cửa chính phủ có thể kéo dài tới ngày 20/1/2021, thời điểm Trump rời Nhà Trắng, nhường lại quyền lực cho người kế nhiệm Joe Biden.

Phản ứng của Trump đối với gói cứu trợ tiếp tục làm bật lên mối quan hệ không bằng phẳng giữa Nhà Trắng và quốc hội. Nhiều lần, Tổng thống Mỹ cho thấy ông không hứng thú hoặc bị phân tâm khi tham gia vào các cuộc đàm phán dự luật, để rồi lại bất ngờ phản đối những thỏa thuận đã được lưỡng viện nhất trí sau quá trình thảo luận căng thẳng.

Hai năm trước, Trump suýt phá tan một dự luật chi tiêu, cam kết sẽ "không bao giờ ký một dự luật nào khác giống thế nữa", đồng thời chỉ trích các nhà lập pháp vì trình nó lên với những điều khoản mà ông phản đối.

Lần này, trong lúc các nghị sĩ quốc hội đàm phán dự luật ngân sách, Trump chỉ theo đuổi nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử mà không mấy quan tâm tới các cuộc thảo luận ở nghị trường.

Chỉ đến khi dự luật được lưỡng viện thông qua và gửi tới Nhà Trắng, Trump mới tuyên bố rằng nó chưa đáp ứng được các mong muốn cốt lõi của ông về khoản cứu trợ lớn hơn cho người Mỹ hay điều khoản trừng phạt các công ty công nghệ đang "kìm hãm" ông trên mạng xã hội.

Trump tuyên bố với các cố vấn và đồng minh rằng ông sẽ không ký dự luật và sẽ tiếp tục đấu tranh. Tuy nhiên, chuyến chơi golf ngày Giáng sinh với Graham dường như đã khiến ông thay đổi suy nghĩ, theo một quan chức cấp cao am hiểu vấn đề.

"Cơ hội tốt nhất để thuyết phục ông ấy về bất cứ chuyện gì là đưa ông ấy ra sân golf rồi bắt đầu nói chuyện", nguồn tin cho hay. "Lindsey đã làm điều đó".

Graham không phải người duy nhất tham gia vào nỗ lực thuyết phục Tổng thống Trump. Trước khi Trump đăng video lên Twitter vào ngày 22/12 tuyên bố không ký dự luật, ông đã có cuộc nói chuyện qua điện thoại với lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Kevin McCarthy, nghị sĩ đảng Cộng hòa bang California. McCarthy lúc bấy giờ đang ở một bệnh viện tại Bakersfield, chuẩn bị được gây mê để tiến hành phẫu thuật khuỷu tay bị thương.

Trong nhiều ngày tiếp theo, McCarthy ở nhà riêng với chiếc tay bó bột, liên tục gọi điện nhắc nhở Trump về những thắng lợi chính trị mà ông có thể đạt được nếu đồng ý thông qua dự luật, đồng thời tìm cách giải quyết những mối lo âu khác của Tổng thống.

Trong khi McCarthy thuyết phục Trump qua điện thoại từ California, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cũng làm điều tương tự từ nhà nghỉ dưỡng của mình ở Mexico.

Nỗ lực đó cuối cùng cũng le lói ánh sáng thành công khi Graham cùng Trump rảo bước trên sân golf ở Florida, khởi đầu ba ngày điên cuồng chỉ có vung gậy, giải thích và thuyết phục.

Graham xác định rằng có hai nỗi bất bình mà Tổng thống đặc biệt quan tâm. Ông cảm thấy số tiền hỗ trợ 600 USD, vốn được giới hạn ở con số này nhằm giữ cho gói cứu trợ không vượt quá một nghìn tỷ USD theo yêu cầu từ các nghị sĩ đảng Cộng hòa, đơn giản là quá thấp.

Mặt khác, Trump cũng rất tức giận khi Quốc hội đã không làm gì để can thiệp vào một luật liên bang quan trọng, Điều 230 trong Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông, vốn tạo ra lá chắn chắc chắn cho các nền tảng trực tuyến né tránh trách nhiệm pháp lý đối với nội dung mà người dùng dịch vụ mà họ đăng tải.

"Suy nghĩ chi phối Tổng thống là 'Tôi sẽ không nhượng bộ đến bao giờ tôi có được một cuộc biểu quyết về gói cứu trợ kinh tế tại Thượng viện và tôi sẽ không ký dự luật cho đến khi chúng ta xử lý xong Điều 230'", Graham hôm 28/12 cho biết. "Cam kết có một cuộc bỏ phiếu ở Thượng viện đã tạo ra rất nhiều khác biệt đối với Tổng thống".

Dù vậy đến nay, số phận của khoản hỗ trợ 2.000 USD và Điều 230 vẫn chữa rõ ràng. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, vẫn từ chối đề cập đến việc Thượng viện sẽ tiến hành cuộc bỏ phiếu như thế nào.

Theo hai cố vấn giấu tên, Tổng thống Trump luôn tin rằng số tiền 600 USD hỗ trợ khá vô nghĩa đối với những người dân Mỹ đang gặp khó khăn và ông muốn được nhìn nhận như một chiến binh vẫn không ngừng đấu tranh cho họ.

"Có những lời chỉ trích rằng Tổng thống làm vậy vì không nghĩ đến ai khác và chỉ đang dồn chút sức lực cuối cùng cho nỗ lực tại vị", một quan chức cấp cao trong chính quyền nói. Nhưng bằng việc yêu cầu mức hỗ trợ lớn hơn, Tổng thống Trump có lẽ tính toán rằng ông có thể truyền đi một thông điệp mạnh mẽ tới những người ủng hộ mình: "Đừng bao giờ quên. Tôi ở đây. Tôi đang chiến đấu cho các bạn".

Vũ Hoàng (Theo Washington Post)

Let's block ads! (Why?)

Thế giới chuẩn bị đón năm mới giữa Covid-19

Tại châu Âu, nơi tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, các quốc gia cũng hủy sự kiện bắn pháo hoa và đếm ngược năm nay. Trong ảnh, bảng hiệu nhắc nhở mọi người ở nhà đón năm mới an toàn tại trung tâm thủ đô London, Anh, hôm 30/12.

Chính quyền đã áp đặt biện pháp hạn chế cấp 4, cấp cao nhất tại London và hầu hết các vùng tây nam, trung tâm, tây bắc và đông bắc của Anh, tác động đến 44 triệu người, tức 3/4 dân số. Gần như toàn bộ phần còn lại của đất nước bị áp đặt hạn chế cấp 3.

Màn bắn pháo hoa trên sông Thames bị cấm, nhưng tháp đồng hồ Big Ben sẽ điểm 12 tiếng vào lúc nửa đêm.

Let's block ads! (Why?)

Điệp viên hai mang huyền thoại của Liên Xô qua đời

George Blake, điệp viên Anh làm việc cho Liên Xô, qua đời ở tuổi 98 và được Putin ca ngợi là "người đàn ông huyền thoại".

Cựu điệp viên Anh George Blake qua đời ở Moskva hôm 26/12 và được an táng tại đây hôm 30/12 với nghi thức dành cho anh hùng dân tộc của Nga.

"Đại tá Blake là một người chuyên nghiệp tuyệt vời với lòng quả cảm đặc biệt. Ông đã có những đóng góp vô giá nhằm bảo đảm thế cân bằng chiến lược và bảo vệ hòa bình thế giới. Chúng ta sẽ luôn ghi nhớ những kỷ niệm ấm áp về người đàn ông huyền thoại này", Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết trong thông cáo sau khi điệp viên hai mang này qua đời.

George Blake tại căn hộ riêng ở Moskva năm 2006. Ảnh: AP.

George Blake tại căn hộ riêng ở Moskva năm 2006. Ảnh: AP.

Blake sinh ra và lớn lên tại Hà Lan, trước khi gia đình ông sơ tán đến Anh trong Thế chiến II. Ông gia nhập lực lượng tình báo Anh và được triển khai đến Hàn Quốc năm 1950. Blake và nhiều người phương Tây bị quân đội Triều Tiên bắt trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Trong nhiều cuộc phỏng vấn sau này, Blake nói rằng việc chứng kiến Mỹ ném bom thành phố và làng mạc Triều Tiên khiến ông cảm thấy mình đang ở sai chiến tuyến. Ông sau đó tình nguyện cung cấp thông tin tình báo cho Ủy ban An ninh Quốc gia Liên Xô (KGB). Ông khẳng định làm vậy không phải vì tiền hay bị ép buộc, mà tin vào lý tưởng của Liên Xô.

"Tôi tin rằng mình đang đóng góp một phần nhỏ nhằm xây dựng xã hội mới, nơi có bình đẳng và công bằng xã hội, không còn chiến tranh hay xung đột quốc gia. Đó là giấc mơ của tôi", Blake nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1999.

Blake được Triều Tiên trả tự do sau ba năm và trở về Anh, được chào đón như người hùng. Ông tiếp tục làm việc cho tình báo Anh và đóng tại thủ đô Berlin của Đức, nơi Blake tuồn lượng lớn thông tin mật cho đặc vụ KGB, trong đó gồm danh tính hàng trăm điệp viên Anh.

Blake cũng chuyển cho Moskva thông tin về Đường hầm Berlin, nỗ lực bất thành nhằm nghe trộm các tuyến liên lạc của quân đội Liên Xô tại Đông Berlin.

Trong thời gian làm việc tại Đức, ông kết hôn và có ba con.

Vai trò điệp viên hai mang của Blake bị phát hiện vào năm 1961. Ông bị đưa về Anh và kết án 42 năm tù, nhưng vượt ngục chỉ sau 5 năm. Các bạn tù giúp ông chế thang dây từ đồ đan len, sau đó điệp viên này phá cửa sổ và dùng thang thoát ra ngoài.

Blake thời trẻ. Ảnh: Wikipedia.

Blake thời trẻ. Ảnh: Wikipedia.

Blake đào thoát đến Moskva, sử dụng danh tính mới là Georgiy Ivanovich Bleyk. Chính phủ Liên Xô phong quân hàm đại tá KGB, cấp khoản lương hưu và một căn hộ tại Moskva cho ông. Một quan chức tình báo mô tả Blake là hình mẫu của điệp viên.

Cựu điệp viên Anh cưới một người phụ nữ khác và có thêm một đứa con, do người vợ đầu đã ly dị khi Blake ở trong tù. Ba người con đầu sau này cũng tới thăm ông ở Moskva và hàn gắn quan hệ.

Blake khẳng định ông không bao giờ phản bội nước Anh. "Để phản bội thì trước tiên bạn phải thuộc về họ. Tôi chưa bao giờ thuộc về nước Anh", ông nói.

Vũ Anh (Theo NPR)

Let's block ads! (Why?)

Biden sẽ đóng băng 'hành động phút cuối' của Trump

Biden ngay trong ngày nhậm chức 20/1 sẽ tìm cách dừng hàng loạt "quyết định phút chót" được Trump đưa ra những ngày cuối nhiệm kỳ.

Phát ngôn viên của Joe Biden Jen Psaki hôm 30/12 cho biết Tổng thống đắc cử sẽ ký một bản ghi nhớ có hiệu lực ngay đêm 20/1, trong đó sẽ dừng mọi quy tắc hoặc hướng dẫn do chính quyền Donald Trump ban hành từ trước, nhưng chưa có hiệu lực tính tới ngày Nhậm chức.

"Chính quyền Biden sẽ hành động nhanh chóng và dứt khoát với chính phủ liên bang nhằm đảo ngược các chính sách gây hại của chính quyền Trump càng nhanh càng tốt vào ngày 20/1 cũng như bắt đầu giải quyết các cuộc khủng hoảng mà đất nước đang đối mặt", Psaki nói.

Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, Mỹ, hôm 29/12. Ảnh: AFP.

Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, Mỹ, hôm 29/12. Ảnh: AFP.

Phát ngôn viên của Tổng thống đắc cử cho biết thêm động thái của chính quyền Biden - Harris cũng giống như các chính quyền kế nhiệm trước đó từng làm. Bà nhấn mạnh đây hoàn toàn là động thái "bình thường".

Tuy nhiên, Psakic cũng lưu ý bản ghi nhớ ngày 20/1 của Biden không chỉ áp dụng với các quy định được chính quyền cũ ban hành, mà còn có hiệu lực với cả những văn bản hướng dẫn có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống người dân Mỹ.

Năm 2016, các đảng viên Cộng hòa tại Hạ viện Mỹ cũng thông qua một dự luật cho phép họ vô hiệu hóa mọi quy tắc và văn bản hướng dẫn được đưa ra trong 60 ngày cuối nhiệm kỳ của chính quyền cựu tổng thống Obama.

Tổng thống đắc cử Biden sẽ nhậm chức vào ngày 20/1, sau khi quốc hội xác nhận kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn vào ngày 6/1. Tuy nhiên, Tổng thống Trump và các đồng minh vẫn lên kế hoạch "lật kèo", đã được một thượng nghị sĩ hậu thuẫn và có thể thu hút hơn 100 nghị sĩ khác ủng hộ.

Ngọc Ánh (Theo Hill)

Let's block ads! (Why?)

Sát nhân khét tiếng nhất nước Mỹ chết trong tù

Samuel Little, kẻ gây ra hơn 90 vụ giết người và đang thi hành ba án chung thân, chết ở tuổi 80 trong một bệnh viện tại bang California.

Little chết tại một bệnh viện lúc gần 5h ngày 30/12, Sở Cải huấn California cho biết trong một tuyên bố. Văn phòng Giám định Y tế hạt Los Angeles đang xác định nguyên nhân cái chết của tù nhân này.

Samuel Little trong bức ảnh được cảnh sát hạt Harrison công bố cuối năm ngoái. Ảnh: AP.

Samuel Little trong bức ảnh được cảnh sát hạt Harrison công bố cuối năm ngoái. Ảnh: AP.

Little, 80 tuổi, bị kết án năm 2014 vì giết ba phụ nữ vào cuối thập niên 1980, sau khi cảnh sát xác định ADN của ông ta trùng khớp với bằng chứng được tìm thấy tại các hiện trường vụ án.

Little sau đó thú nhận đã bóp cổ đến chết 93 nạn nhân từ năm 1970 đến 2005. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho biết các nhà điều tra tin rằng lời thú tội của ông ta là đáng tin cậy và đã xác minh được 50 nạn nhân tính đến tháng 10/2019.

FBI gọi Little là "kẻ giết người hàng loạt khét tiếng trong lịch sử Mỹ".

Một trong những người được cho là nạn nhân của Little mới được xác định hồi tháng 10 là Patricia Parker, một bà mẹ 30 tuổi ở bang Tennessee. Thi thể của bà được phát hiện cạnh xa lộ Georgia gần 40 năm trước.

Huyền Lê (Theo ABC)

Let's block ads! (Why?)

Hai tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan

Tàu chiến Mỹ di chuyển qua eo biển Đài Loan lần thứ hai trong tháng, khiến Trung Quốc điều lực lượng bám đuôi và lên tiếng phản đối.

Hải quân Mỹ thông báo tàu khu trục USS John S. McCain and USS Curtis Wilbur đã thực hiện "chuyến di chuyển bình thường và phù hợp luật pháp quốc tế" qua eo biển Đài Loan hôm 31/12.

Đây là lần thứ hai tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong tháng 12, cũng là lần thứ 13 hải quân Mỹ thực hiện nhiệm vụ này trong năm nay. "Hoạt động thể hiện cam kết của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cởi mở và tự do. Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất kỳ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép", thông cáo của hải quân Mỹ có đoạn viết.

Tàu chiến USS McCain hướng đến eo biển Đài Loan hôm 30/12. Ảnh: US Navy.

Tàu chiến USS McCain hướng đến eo biển Đài Loan hôm 30/12. Ảnh: US Navy.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc chỉ trích hoạt động này của hải quân Mỹ là "phô trương sức mạnh và khiêu khích", thêm rằng Bắc Kinh đã triển khai tàu chiến, máy bay theo dõi biên đội khu trục hạm của Washington. "Quân đội Trung Quốc luôn duy trì trạng thái báo động cao, phản ứng với mọi mối đe dọa và khiêu khích, quyết liệt bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.

Lực lượng vũ trang Đài Loan cho biết nhóm chiến hạm Mỹ di chuyển theo hướng nam - bắc. "Chúng tôi đã theo dõi hoạt động này và tình hình vẫn bình thường", cơ quan phòng vệ hòn đảo cho hay.

Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết và cho rằng việc tàu chiến Mỹ đi qua eo biển là "vi phạm chủ quyền", trong khi Mỹ và nhiều quốc gia xem đây là vùng biển quốc tế. Hải quân Trung Quốc hôm 20/12 điều nhóm tàu sân bay Sơn Đông đi qua eo biển Đài Loan, chỉ một ngày sau khi khu trục hạm USS Mustin của Mỹ xuất hiện trong khu vực.

Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực với Đài Bắc khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế. Quân đội Mỹ cũng đẩy mạnh hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong những tháng qua, trong đó triển khai hàng chục chuyến bay của các loại trinh sát cơ gần đảo Đài Loan và bờ biển Trung Quốc đại lục.

Vũ Anh (Theo Reuters)

Let's block ads! (Why?)

Trump tố người nhà Tổng thư ký Georgia 'làm việc cho Trung Quốc'

"Bây giờ mới biết hóa ra anh trai của Brad Raffensperger làm việc cho Trung Quốc và họ chắc chắn không thích Trump. Thật kinh tởm!", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter hôm 29/12, ám chỉ một âm mưu "ủng hộ Trung Quốc" nhằm khiến ông thua cuộc ở Georgia.

Cáo buộc được đưa ra sau khi ông Raffensperger, tổng thư ký bang Georgia, thông báo rằng việc đối chiếu chữ ký trên phiếu bầu không phát hiện bằng chứng về gian lận cử tri vắng mặt ở hạt Cobb thuộc bang này.

Một phát ngôn viên của Tổng thư ký Raffensperger ngay lập tức bác bỏ thông tin trên. "Ông ấy không hề có người thân nào làm việc cho Trung Quốc hay có quan hệ với Trung Quốc", phó tổng thư ký bang Georgia Jordan Fuchs nói.

Dù không rõ chính xác Trump lấy thông tin trên từ đâu, ông có thể đã dựa vào một cáo buộc mà cựu cố vấn chính trị Dick Morris đưa ra trong cuộc phỏng vấn trên kênh tin tức cánh hữu Newsmax vào tối cùng ngày.

Trong cuộc phỏng vấn, Morris cho rằng Tổng thư ký Georgia có quan hệ anh em với Ron Raffensperger, giám đốc công nghệ của công ty Giải pháp Lưu trữ Doanh nghiệp Huawei Trung Quốc. Tuy nhiên, Phó tổng thư ký Georgia Fuchs cho biết ông Raffensperger không có anh em nào tên là Ron.

Georgia Public Broadcasting hôm 30/12 đưa tin "các tài liệu và hồ sơ công khai cho thấy ông Raffensperger có 4 anh chị em, bao gồm một anh trai, nhưng không có ai trong số họ tên là Ron, không có ai làm việc cho các công ty công nghệ Trung Quốc".

Morris còn cáo buộc Raffensperger phản đối việc kiểm phiếu lại và từ chối xác nhận chữ ký cử tri. Thực tế, Georgia đã tiến hành một cuộc kiểm phiếu lại bằng tay với khoảng 5 triệu phiếu bầu và Raffensperger còn giám sát một cuộc kiểm phiếu lại bổ sung.

Ngoài quy trình xác minh chữ ký hai lần trong trường hợp phiếu bầu vắng mặt được yêu cầu qua thư, Raffensberger thông báo văn phòng của ông sẽ hỗ trợ tiến hành đối chiếu chữ ký trên toàn bang để xác minh thêm chữ ký trên phiếu bầu vắng mặt.

Trong một thông cáo, kênh Newsmax phủ nhận chưa bao giờ đưa ra cáo buộc nào không đúng về Tổng thư ký Raffensperger hay thành viên gia đình ông. Kênh tin tức cũng cho hay cáo buộc của Morris về việc Raffensperger có anh trai làm việc cho công ty Trung Quốc là không chính xác.

"Trong phân đoạn đó, người dẫn chương trình của Newsmax rất nghi ngờ về cáo buộc của ông Morris, cho rằng không có bằng chứng chứng minh cho khẳng định này và đặc biệt yêu cầu ông Morris cung cấp bằng chứng về cáo buộc của mình", thông cáo cho biết.

Morris hiện chưa đưa ra phản hồi về sự việc.

Raffensperger, một thành viên đảng Cộng hòa, từng được Tổng thống Trump ủng hộ khi được bầu vào vị trí Tổng thư ký bang Georgia năm 2018. Tuy nhiên, khi Georgia ngả xanh với chiến thắng bầu cử nghiêng về Joe Biden, Trump và đồng minh liên tục tấn công Raffensperger cùng các quan chức Cộng hòa khác của bang.

Theo kết quả được Raffensperger công bố, Biden đánh bại Trump tại Georgia với chênh lệch 12.670 phiếu, tương đương 0,26%. Biden là ứng viên tổng thống đầu tiên của đảng Dân chủ chiến thắng tại Georgia kể từ đầu những năm 1990, một thành tích Trump cáo buộc là nhờ quy trình bỏ phiếu "gian lận" và không công bằng.

Anh Ngọc (Theo CNN)

Let's block ads! (Why?)

Mỹ tiếp tục điều B-52 đến gần Iran

Quân đội Mỹ lần thứ hai triển khai oanh tạc cơ B-52 đến Trung Đông trong ba tuần qua nhằm "răn đe mọi đối thủ tiềm tàng".

Bộ tư lệnh Trung tâm (CENTCOM) quân đội Mỹ ngày 30/12 thông báo biên đội oanh tạc cơ B-52H đóng tại căn cứ Minot đã "hiện diện có chủ đích" tại Trung Đông nhằm nhấn mạnh cam kết của quân đội Mỹ với an ninh khu vực cũng như "răn đe mọi đối thủ tiềm tàng, thể hiện chúng tôi sẵn sàng và đủ khả năng đáp trả những hành động hung hăng nhằm vào công dân hoặc lợi ích của Mỹ".

Tướng Frank McKenzie, chỉ huy CENTCOM, khẳng định quân đội Mỹ không muốn gây ra xung đột, nhưng cảnh báo "không ai nên đánh giá thấp khả năng phòng thủ và hành động dứt khoát của Mỹ nhằm đáp trả những cuộc tập kích".

Oanh tạc cơ B-52H hoạt động tại Trung Đông hôm 30/12. Ảnh: USAF.

Oanh tạc cơ B-52H hoạt động tại Trung Đông hôm 30/12. Ảnh: USAF.

Thông cáo của CENTCOM và phát biểu của tướng McKenzie không nhắc tới Iran. Tuy nhiên, quan chức Lầu Năm Góc giấu tên cho biết đợt triển khai biên đội B-52H đến Trung Đông này là màn phô trương sức mạnh nhằm răn đe Iran, ngăn nước này tấn công binh sĩ và cơ sở hạ tầng của Mỹ tại Trung Đông.

Nguồn tin giấu tên thêm rằng tình báo Mỹ đã phát hiện những dấu hiệu về "các mối đe dọa đáng kể" từ Iran, có thể liên quan tới dịp kỷ niệm một năm ngày tướng Qassem Soleimani bị hạ sát.

Căng thẳng gần đây tiếp tục leo thang tại Trung Đông sau khi nhà khoa học hạt nhân hàng đầu Iran Mohsen Fakhrizadeh bị ám sát. Các quan chức Iran cáo buộc Israel đứng sau vụ sát hại với sự cho phép từ Mỹ, làm tăng lo ngại Tehran hoặc lực lượng ủy nhiệm có thể trả đũa các mục tiêu phương Tây trong khu vực.

Quân đội Mỹ đã tăng cường lực lượng tại khu vực khi điều tàu ngầm hạt nhân USS Georgia đến vịnh Ba Tư, trong khi hai oanh tạc cơ chiến lược B-52 hôm 11/12 thực hiện chuyến bay từ Mỹ đến Trung Đông và trở về.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh hôm 28/12 nói rằng Iran sẵn sàng phòng thủ trước mọi nỗ lực "phiêu lưu quân sự" của Mỹ trong giai đoạn chuyển giao quyền lực tổng thống.

"Chúng tôi đã gửi thông điệp đến Mỹ và những người bạn trong khu vực rằng chính quyền Mỹ hiện nay không nên theo đuổi cuộc phiêu lưu mới trong những ngày cuối cùng ở Nhà Trắng. Iran không muốn gia tăng căng thẳng và những người có lý trí ở Washington nên làm như vậy", ông cho hay.

Vũ Anh (Theo Sputnik)

Let's block ads! (Why?)

Trung Quốc bị nghi treo thưởng tấn công lính Mỹ ở Afghanistan

Trump có thể sắp giải mật tin tình báo tố Trung Quốc trả tiền cho phiến quân tấn công lực lượng Mỹ ở Afghanistan, theo truyền thông Mỹ.

Trang Axios hôm nay dẫn lời hai quan chức cấp cao trong chính quyền Mỹ cho hay Tổng thống Donald Trump sẽ sớm giải mật thông tin tình báo cho thấy Trung Quốc đã treo tiền thưởng cho các nhóm vũ trang phi nhà nước ở Afghanistan để tấn công lính Mỹ.

Thông tin tình báo này chưa được xác nhận, nhưng đã được cung cấp cho Tổng thống Trump trong báo cáo hàng ngày hôm 17/12. Cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien cũng đã trao đổi miệng với Tổng thống về thông tin này cùng ngày.

Hiện chưa rõ Tổng thống đắc cử Joe Biden có nhận được thông tin tình báo này không, song ông có quyền tiếp cận thông tin tình báo tương tự từ khi nhận được báo cáo hàng ngày của tổng thống.

Nhà Trắng và nhóm chuyển giao của Biden chưa bình luận về vấn đề này. Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington cũng không phản hồi yêu cầu bình luận.

Nếu thông tin này là xác thực, nó có thể làm gia tăng đáng kể căng thẳng Mỹ - Trung, vốn đang trên bờ vực "Chiến tranh Lạnh mới". Trong trường hợp thông tin này không đúng, nó có thể làm dấy lên nghi ngờ về động cơ của các nguồn tin, cũng như quyết định giải mật của chính quyền Trump.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 12/12. Ảnh: AFP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 12/12. Ảnh: AFP.

Kịch bản này gợi nhớ việc truyền thông Mỹ hồi tháng 6 đưa tin điệp viên thuộc Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU) treo thưởng cho các tay súng Taliban để họ sát hại lính Mỹ hoặc Anh ở Afghanistan, theo một quan chức tình báo châu Âu. Quan chức này nói rằng theo đánh giá của họ, việc Nga treo thưởng đã dẫn đến thương vong của liên quân, song không nêu chi tiết.

Một quan chức Mỹ xác nhận vào thời điểm đó rằng có thông tin tình báo cho thấy tiền treo thưởng đã được chuyển đi, nhưng không rõ thông tin tình báo được đề cập xác thực đến đâu.

Tình báo Mỹ đã kết luận nhiều tháng trước rằng tình báo quân đội Nga đã treo thưởng cho Taliban và Trump đã được thông báo về thông tin này. Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng đã tổ chức một cuộc họp về vấn đề này vào cuối tháng 3, theo New York Times.

Sau khi tin tức được truyền thông đăng tải, Trump phủ nhận việc nhận được báo cáo tình báo về khoản treo thưởng của Nga. "Không có nhiều cuộc tấn công vào quân đội Mỹ do các tay súng Taliban thực hiện", Trump đăng Twitter. "Không ai báo cáo hay nói với tôi, Phó tổng thống Pence hay Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows về cái gọi là cuộc tấn công vào quân đội chúng ta ở Afghanistan do người Nga thực hiện".

Nga bác bỏ những cáo buộc trên, gọi thông tin trên truyền thông Mỹ là "tin giả" và "vô căn cứ".

Huyền Lê (Theo CNN)

Let's block ads! (Why?)