Chủ Nhật, 19 tháng 2, 2023

Người sống sót thần kỳ khi máy bay vỡ tung ở 10.000 m

Khi chiếc máy bay bị đánh bom vỡ thành nhiều mảnh trong lúc đang ở độ cao bay, không ai nghĩ rằng có thể còn có người còn sống khi rơi xuống.

Ngày 26/1/1972, chuyến bay mang số hiệu 367 của hãng hàng không JAT Yugoslav Airlines từ Stockholm (Thụy Điển) đến Belgrade (Serbia) trở thành mục tiêu của một vụ tấn công khủng bố. Một vali chứa bom trong ngăn hành lý của chiếc máy bay McDonnell Douglas DC-9-32 phát nổ khi nó đang bay ở độ cao hơn 10.000 m trên bầu trời Đông Đức.


Người sống sót thần kỳ khi máy bay vỡ tung ở 10.000 m-1Chân dung Vesna Vulovic. Ảnh: Amusing Planet.

Vụ nổ xé nát chiếc máy bay thân hẹp, khiến nó vỡ thành ba phần. Xác máy bay sau đó rơi xuống gần làng Srbská Kamenice ở Czechoslovakia.

Thông thường, không ai có thể sống sót, nhưng lần này lại có một người - nữ tiếp viên hàng không tên Vesna Vulovic.

Nữ tiếp viên hàng không 22 tuổi người Serbia này là thành viên của tổ bay thứ hai, người lên máy bay ở Copenhagen (Hà Lan), nơi chuyến bay dừng ngắn trước khi tiếp tục hành trình đến Belgrade.

Nhưng lẽ ra Vulovic đã không lên chuyến bay khủng khiếp đó. Lịch của cô bị lẫn với một nữ tiếp viên khác tên Vesna, và do đó cô bị phân nhầm chuyến. Khi đó, Vulovic vui mừng vì điều này cho phép cô đến Đan Mạch, một quốc gia cô chưa từng đặt chân đến.

Sống sót sau thảm họa
Lúc 16h01, 41 phút sau khi cất cánh từ sân bay Copenhagen, quả bom trong khoang hành lý phát nổ, và máy bay vỡ tung. Khi khoang hành khách giảm áp suất, hành khách và các thành viên tổ bay khác bị hút ra khỏi máy bay vào không gian ở nhiệt độ đóng băng và rơi xuống tử vong.

Một cách kỳ diệu, Vulovic kẹt lại bên trong miếng vỡ của thân máy bay nhờ một chiếc xe đẩy chở đồ ăn, bảo vệ cô khỏi nhiệt độ đóng băng khi nó lao xuống mặt đất. Mảnh thân máy bay với Vulovic kẹt bên trong rơi xuống nền tuyết dày ở vùng có cây cối rậm rạp, làm giảm tác động va chạm.


Người sống sót thần kỳ khi máy bay vỡ tung ở 10.000 m-2Sơ đồ hành trình chuyến bay gặp nạn. Ảnh: Amusing Planet.

Một người dân làng tên Bruno Honke phát hiện Vulovic khi nghe thấy cô la hét giữa đống đổ nát. Honke từng là y sĩ trong Thế chiến 2 và đã xoay sở giữ được cô sống sót cho đến khi cứu hộ tớ. Vulovic bị nứt hộp sọ, gãy hai chân, gãy ba đốt sống, trong đó một đốt bị đè nát. Xương chậu của cô bị nứt và nhiều xương sườn bị gãy.

Thương tích này khiến cô bị liệt tạm thời từ eo trở xuống, và hôn mê nhiều ngày. Sau đó, bác sĩ nói rằng lịch sử bị huyết áp thấp khiến cô nhanh chóng ngất xỉu sau khi khoang hành khách bị giảm áp, và nhờ đó không bị vỡ tim lúc va chạm.

Vulovic không nhớ bất cứ chuyện gì về chuyến bay và vụ khủng bố. Điều cuối cùng cô nhớ là chào hành khách khi họ lên máy bay. Tiếp đó, cô chỉ nhớ đã thấy bố mẹ ở phòng bệnh của mình khoảng một tháng sau đó. Cô phải được kể lại rằng đã sống sót một vụ máy bay rơi, và khi bác sĩ cho cô xem tiêu đề báo, cô đã ngất xỉu.

Cuộc đời thăng trầm
Sau nhiều cuộc phẫu thuật, 10 tháng sau, Vulovic đã có thể đi lại được, dù tai nạn khiến cô tập tễnh đến cuối đời. Đến tháng 9/1972, chưa đầy 9 tháng sau vụ việc, Vulovic đã háo hức muốn quay lại làm việc. Tuy nhiên, hãng JAT cho cô làm công việc bàn giấy, vì không muốn Vulovic thu hút quá nhiều sự chú ý.

Tại quê hương, cô trở thành ngôi sao nổi tiếng trên cả nước, và nhận được huân chương từ Tổng thống Josip Tito của Yugoslav. Ca sĩ nhạc đồng quê người Serbia, Miroslav Ilic, còn viết một bài hát vinh danh cô. Năm 1985, Vulovic có tên trong cuốn sách Kỷ lục Guiness Thế giới khi là người sống sót khi rơi từ độ cao lớn nhất mà không có dù (10.160 m).

Khi được hỏi có nghĩ bản thân may mắn hay không, cô đáp: “Không, không đâu. Tôi không may mắn. Mọi người nghĩ tôi may mắn, nhưng họ đã nhầm. Nếu may mắn, tôi đã chẳng gặp tai nạn này hay bố mẹ tôi sẽ còn sống. Tai nạn của tôi cũng đã phá hủy đời họ”.

Sau này, Vulovic trở thành một nhà hoạt động chính trị, cô bị đuổi việc vì tham gia biểu tình chống chính phủ. Cô không bị bắt vì chính phủ lo ngại điều này sẽ mang lại những thông tin tiêu cực. Vulovic vận động tranh cử cho Đảng Dân chủ và ủng hộ Serbia gia nhập Liên minh Châu Âu, điều cô tin là sẽ đem lại sự thịnh vượng.


Người sống sót thần kỳ khi máy bay vỡ tung ở 10.000 m-3Vesna Vulovic không cho rằng mình là người may mắn khi sống sót. Ảnh: Herald Tribune.

Nhiều thập kỷ sau vụ va chạm, Vulovic vật lộn với cảm giác tội lỗi của người sống sót. “Mỗi khi nghĩ về tai nạn, tôi đều có cảm giác tội lỗi nghẹt thở vì đã sống sót, và tôi bật khóc… Rồi tôi nghĩ lẽ ra mình không nên sống sót” - cô nói với tờ Independent vào năm 2012.

Vulovic từ chối trị liệu tâm lý để đối mặt với trải nghiệm của mình, thay vào đó, cô lựa chọn tôn giáo và trở thành một tín đồ Chính thống giáo. Cô cho biết vụ việc đã khiến cô trở thành một người lạc quan. “Nếu bạn có thể sống sót điều tôi đã sống sót, bạn có thể vượt qua bất cứ điều gì” - cô nói.

Vesna Vulovic mất năm 2016, thọ 66 tuổi.

Theo Zing

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/btONCsu

Adblock test (Why?)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét