Thứ Năm, 31 tháng 8, 2023

Em bé 11 tháng chu du 23 quốc gia trên thế giới trong chưa đầy một năm

Dù chỉ mới 11 tháng tuổi, Atlas Montgomery đã khám phá thế giới nhiều hơn những gì mọi người có thể tưởng tượng vì cậu bé đã đến thăm 23 quốc gia cùng cha mẹ là Becs Lewis, 29 tuổi và Will Montgomery, 31 tuổi.

“Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể đi du lịch cùng một em bé. Điều đó có vẻ phi thực tế nhưng cũng không khó đến thế”, Lewis nói với South West News Service (SWNS).

Gia đình ba người tời từ Vương quốc Anh đã đi du lịch vòng quanh châu Âu trên một chiếc xe cắm trại kể từ khi em bé chỉ mới sáu tuần tuổi. Lewis muốn tận dụng thời gian nghỉ thai sản cho đến đầu tháng 11 để đi du lịch.

Em bé 11 tháng chu du 23 quốc gia trên thế giới trong chưa đầy một năm-1

“Thật tuyệt vời khi chúng tôi có thể thấy từng chút thay đổi của con trai. Và chuyến đi chỉ có ba chúng tôi”, Lewis nói thêm.

Cho đến nay, nhiều cột mốc quan trọng của Atlas khi còn bé đã được đánh dấu ở mỗi quốc gia: Cậu bé học bò khi gia đình ở Thụy Sĩ, mọc chiếc răng đầu tiên ở Na Uy và bắt đầu ăn dặm ở Pháp.

Em bé 11 tháng chu du 23 quốc gia trên thế giới trong chưa đầy một năm-2Em bé 11 tháng chu du 23 quốc gia trên thế giới trong chưa đầy một năm-3

Họ cũng đã đến thăm Italy, San Marino, Thụy Sĩ, Liechtenstein, Slovenia, Croatia, Áo, Séc, Đan Mạch và Na Uy, cùng một số quốc gia khác.

Cuộc hành trình bắt đầu từ New Zealand và Singapore để thăm gia đình chồng. Sau đó, cặp đôi đã mua một chiếc xe tải Fiat Ducato với giá gần 14.000 USD trong khi thực hiện chuyến đi về Vương quốc Anh để Atlas gặp bố mẹ của Lewis.

Em bé 11 tháng chu du 23 quốc gia trên thế giới trong chưa đầy một năm-4

Lewis nói rằng họ có “rất nhiều không gian” trong căn nhà di động, vì nó bao gồm một phòng tắm có vòi sen, 10 tủ đựng đồ linh tinh, một bồn rửa và nhà vệ sinh cũng như hai khu vực bàn ăn.

Lewis cho biết: “Cho đến nay Atlas đã tới 23 quốc gia và hành trình sẽ dừng lại ở con số 25. Sẽ rất thú vị khi thằng bé có thể nhìn lại tất cả những điều thú vị đã xảy ra khi lớn hơn".

Em bé 11 tháng chu du 23 quốc gia trên thế giới trong chưa đầy một năm-5Em bé 11 tháng chu du 23 quốc gia trên thế giới trong chưa đầy một năm-6

Trước khi bắt đầu đi du lịch, cả hai đã tiết kiệm tiền, bán phần lớn đồ đạc và chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Họ đã chọn cách đi du lịch thông minh và tiết kiệm, chỉ chi khoảng 4 USD mỗi ngày cho việc ăn uống.

Mặc dù, chuyến đi đã diễn ra đầy thú vị nhưng trước đó Lewis thừa nhận rằng một số người trong gia đình họ khá nghi ngờ về ý tưởng này trước khi mọi chuyện diễn ra.

Em bé 11 tháng chu du 23 quốc gia trên thế giới trong chưa đầy một năm-7

“Điên là một từ xuất hiện rất nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi khá may mắn khi được gia đình ủng hộ dù họ vẫn hoài nghi về chuyến đi”, Lewis cho biết.

Sau chuyến đi, Lewis cho biết cô rất tự hào về gia đình nhỏ của mình. "Chuyến đi không phải để chứng minh quan điểm, nhưng chúng tôi cảm thấy tự hào khi chứng minh điều này hoàn toàn là có thể diễn ra”.

Theo VietNamNet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/JK6f4Gj

Adblock test (Why?)

Tướng đảo chính Gabon sẽ tuyên thệ làm tổng thống

Tướng Nguema, lãnh đạo cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Gabon, sắp tuyên thệ nhậm chức "tổng thống chuyển tiếp" tại tòa án hiến pháp.

"Tướng Brice Oligui Nguema sẽ công bố các cơ quan thuộc chính quyền chuyển tiếp và tuyên thệ nhậm chức tổng thống vào 4/9", Ulrich Manfoumbi Manfoumbi, phát ngôn viên của Ủy ban Chuyển đổi và Phục hồi Thể chế (CTRI), phát biểu trên truyền hình ngày 31/8.

Nhóm sĩ quan quân đội đảo chính ở Gabon trước đó một ngày thông báo trên đài truyền hình quốc gia quyết định bổ nhiệm tướng Nguema, 48 tuổi, làm chủ tịch CTRI và lãnh đạo lâm thời của đất nước Trung Phi.

"Tướng Nguema muốn trấn an các đối tác phát triển cũng như quốc gia chủ nợ rằng Gabon sẽ tôn trọng các cam kết ở cả trong và ngoài nước", Manfoumbi nói thêm.

Tướng Brice Oligui Nguema tại thủ đô Libreville ngày 16/8. Ảnh: AFP

Tướng Brice Oligui Nguema tại thủ đô Libreville ngày 16/8. Ảnh: AFP

Nguema và các sĩ quan dưới quyền ngày 30/8 tiến hành cuộc đảo chính lật đổ Tổng thống Ali Bongo ngay sau khi ông này được tuyên bố tái đắc cử nhiệm kỳ ba trong cuộc bầu cử tổng thống. Các sĩ quan quân đội cáo buộc cuộc bầu cử "không đáng tin cậy" và tuyên bố hủy bỏ kết quả cũng như giải tán toàn bộ thể chế chính quyền Gabon.

Liên minh đối lập Alternance 2023 của Gabon kêu gọi phe đảo chính hoàn thành việc kiểm phiếu của cuộc bầu cử cuối tuần trước và công nhận "chiến thắng" cho ứng viên của họ. Liên minh cũng cho biết đã mời các lực lượng quốc phòng và an ninh tham gia đàm phán để tìm giải pháp tốt nhất cho người Gabon.

Tướng Nguema là chỉ huy lực lượng Vệ binh Cộng hòa tinh nhuệ của Gabon, đơn vị phụ trách an ninh cho tổng thống. Ông là một trong những người có ảnh hưởng và bí ẩn nhất Gabon, được cho là có quan hệ họ hàng với Tổng thống Bongo.

Gabon có diện tích gần 270.000 km2 và dân số khoảng 2,3 triệu người. Quốc gia Trung Phi này từng là thuộc địa của Pháp và được trao trả độc lập năm 1960. Nước này giáp Vịnh Guinea về phía tây, là láng giềng của Guinea Xích đạo, Cameroon và Cộng hòa Congo.

Vị trí Gabon (đỏ). Đồ họa: Atlas of Gabon

Vị trí Gabon (đỏ). Đồ họa: Atlas of Gabon

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)

Adblock test (Why?)

EU tăng 40% nhập khẩu LNG Nga

Trong 7 tháng đầu năm, lượng khí tự nhiên hóa lỏng mà EU nhập khẩu từ Nga tăng 40% so với cùng kỳ 2022.

Liên minh châu Âu (EU) đã nhập 22 triệu m3 khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga trong 7 tháng đầu năm, tương đương 1/2 lượng LNG Nga trên thị trường, tổ chức phi chính phủ Global Witness có văn phòng tại Anh và Mỹ ngày 30/8 công bố kết quả phân tích dữ liệu từ công ty theo dõi lưu lượng hàng hải và tàu chở dầu Kpler, trụ sở ở Bỉ. Trong 7 tháng đầu năm 2022, EU nhập 15 triệu m3 LNG Nga.

Tây Ban Nha và Bỉ đã trở thành khách hàng nhập khẩu LNG lớn thứ hai và thứ ba của Nga, lần lượt chiếm 18% và 17% tổng xuất khẩu của Moskva, chỉ sau Trung Quốc chiếm 20%.

LNG Nga chiếm khoảng 16% tổng lượng nhập khẩu nhiên liệu này của EU trong 7 tháng đầu năm, trị giá gần 5,8 tỷ USD.

Tàu Nikolay Urvantsev vận chuyển LNG của Nga cập cảng Bilbao, Tây Ban Nha, tháng 3/2022. Ảnh: Reuters

Tàu Nikolay Urvantsev vận chuyển LNG của Nga cập cảng Bilbao, Tây Ban Nha, tháng 3/2022. Ảnh: Reuters

Tây Ban Nha và Bỉ cho hay những dữ liệu này không phản ánh sức mua của quốc gia, mà thực tế các cảng ở hai nước này đóng vai trò phân phối LNG cho khối.

Tại Bỉ, cảng Zeebrugge và Antwerp là cửa ngõ tới 18 thị trường EU, trong đó có Pháp và Đức. Phần lớn LNG ở Bỉ được xuất sang các nước láng giềng. Theo dữ liệu của chính phủ, chỉ 2,8% lượng khí đốt tiêu thụ ở Bỉ là của Nga.

EU đã phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng do nguồn cung khan hiếm, giá khí đốt tăng cao trong năm 2022, sau khi Moskva ngừng nguồn cung khí đốt bằng đường ống cho châu Âu bởi ảnh hưởng từ chiến sự Ukraine.

Khối đã áp trừng phạt đối với than và dầu nhập từ đường biển của Nga. LNG không nằm trong những vòng trừng phạt của EU, nhưng nhiều chính trị gia đã kêu gọi các công ty châu Âu tẩy chay hàng của Nga. LNG chủ yếu được vận chuyển bằng tàu biển chuyên dụng.

Đức Trung (Theo Reuters, Guardian)

Adblock test (Why?)

Thứ Tư, 30 tháng 8, 2023

Ông Trump bị cáo buộc khai khống tài sản thêm hàng tỷ USD

Cựu tổng thống Mỹ Trump bị cáo buộc thổi phồng tài sản thêm tới hàng tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2011-2021 để hưởng lợi bất hợp pháp.

Tổng chưởng lý New York Letitia James hôm 30/8 công bố tài liệu cáo buộc cựu tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các cộng sự của ông đã "thổi phồng" tài sản với những ngân hàng và công ty bảo hiểm nhằm "đảm bảo và duy trì các khoản vay cùng khoản bảo hiểm theo các điều kiện có lợi hơn".

Tài liệu từ Tổng chưởng lý James chỉ ra rằng kế hoạch khai khống tài sản của cựu tổng thống Trump đã giúp ông thu lợi bất chính hàng trăm triệu USD. Ông Trump được cho là đã khai khống tài sản hàng năm thêm 17-35%, tương đương khoảng 812 triệu-2,2 tỷ USD trong giai đoạn năm 2011-2021.

"Dựa trên những bằng chứng không thể chối cãi, tòa có thể xác minh rằng ông Trump đã thổi phồng đáng kể tài sản để thuận lợi thực hiện giao dịch kinh doanh và lừa gạt các ngân hàng cùng công ty bảo hiểm", các công tố viên khẳng định.

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện vận động ở Erie, bang Pennsylvania ngày 29/7. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại sự kiện vận động ở Erie, bang Pennsylvania ngày 29/7. Ảnh: AFP

Cựu tổng thống Mỹ và các con của ông cũng bị cáo buộc hạ giá trị thật của một số tài sản thuộc Tập đoàn Trump (Trump Organization) như sân golf, khách sạn, để giảm thuế.

Các cáo buộc này được đưa ra nhằm hỗ trợ vụ kiện dân sự mà Tổng chưởng lý New York nhằm vào ông Trump. Vụ kiện bắt đầu từ năm ngoái, khi bà James cáo buộc cựu tổng thống và các con của ông gian lận thuế và kinh doanh.

Phiên tòa xét xử vụ kiện sẽ bắt đầu ngày 2/10, với phiên điều trần sơ bộ diễn ra ngày 22/9. Hồi tháng 1, Tập đoàn Trump bị thẩm phán New York tuyên phạt 1,6 triệu USD vì gian lận thuế và kinh doanh.

Ngoài vụ kiện dân sự này, ông Trump đang đối mặt 4 phiên tòa vì những hành động trước, trong và sau nhiệm kỳ tổng thống của ông, bao gồm hai vụ án cấp bang tại New York và Georgia cùng hai vụ án cấp liên bang ở Florida và Washington.

Forbes hồi tháng 3 ước tính tổng giá trị tài sản của cựu tổng thống Trump là 2,5 tỷ USD, giảm 22% so với con số 3,2 tỷ USD năm 2022, và xếp thứ 1.232 trong danh sách các tỷ phú giàu nhất thế giới của tạp chí. Phần lớn tài sản của ông Trump là từ bất động sản, với giá trị nắm giữ tại thành phố New York là 720 triệu USD, các câu lạc bộ golf và nghỉ dưỡng là 730 triệu USD. Các khoản đầu tư và tài sản khác trị giá hơn 800 triệu USD.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Cuộc chiến cải thiện chất lượng không khí của Trung Quốc

Nỗ lực chống ô nhiễm không khí của Trung Quốc trong thập kỷ qua đạt kết quả đáng khích lệ, giúp người dân sống thọ hơn hai năm.

10 năm trước, thủ đô Bắc Kinh thường xuyên bị bao phủ bởi làn khói mù dày đặc che khuất tầm nhìn. Người dân phải đóng chặt cửa sổ, đeo khẩu trang, bật máy lọc không khí liên tục để tránh bầu không khí ô nhiễm ở Bắc Kinh.

Chất lượng không khí tệ đến mức chính phủ Trung Quốc phải phát động cuộc chiến chống ô nhiễm trị giá hàng tỷ USD. Một thập kỷ trôi qua, những nỗ lực này đã mang lại kết quả.

Theo báo cáo công bố ngày 29/8, mức độ ô nhiễm ở Trung Quốc năm 2021 đã giảm 42% so với năm 2013, khiến Trung Quốc trở thành quốc gia điển hình về chống ô nhiễm ở khu vực.

Bầu trời Bắc Kinh ở công viên Thiên Đàn trong xanh ngày 8/9/2021. Ảnh: AFP

Bầu trời trong xanh ở công viên Thiên Đàn, Bắc Kinh ngày 8/9/2021. Ảnh: AFP

Báo cáo thường niên về Chỉ số Chất lượng Không khí Cuộc sống do Viện Chính sách Năng lượng thuộc Đại học Chicago, Mỹ, đã biểu dương "thành công đáng kinh ngạc của Trung Quốc trong chống ô nhiễm".

Mức độ ô nhiễm toàn cầu giảm nhẹ trong giai đoạn 2013-2021 nhờ "sự tiến bộ của Trung Quốc", theo báo cáo. Nếu không có sự cải thiện của Trung Quốc, mức độ ô nhiễm không khí trung bình của thế giới sẽ gia tăng.

Viện Chính sách Năng lượng Đại học Chicago cho biết sự cải thiện này đồng nghĩa với việc tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc đã tăng lên 2,2 năm. Chỉ còn vài thành phố Trung Quốc nằm trong danh sách những đô thị có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới.

Năm 2021, Bắc Kinh ghi nhận chất lượng không khí theo tháng tốt nhất từ khi bắt đầu theo dõi số liệu năm 2013. "Bắc Kinh xanh đang dần trở thành bình thường mới", Bộ trưởng Môi trường Trung Quốc khi đó tuyên bố.

Tuy nhiên, báo cáo lưu ý Trung Quốc vẫn còn nhiều việc phải làm, vì đây vẫn là quốc gia ô nhiễm thứ 13 trên thế giới. Mức độ ô nhiễm không khí bụi mịn ở Bắc Kinh vẫn cao hơn 40% so với địa phương ô nhiễm nhất nước Mỹ.

Theo báo cáo, mức độ ô nhiễm bụi mịn ở Trung Quốc vẫn nằm trong tiêu chuẩn quốc gia, nhưng "cao hơn đáng kể" so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Khói mù ô nhiễm bao phủ, làm giảm tầm nhìn ở Bắc Kinh ngày 22/12/2015. Ảnh: AFP

Khói mù ô nhiễm bao phủ, làm giảm tầm nhìn ở Bắc Kinh ngày 22/12/2015. Ảnh: AFP

Tuy nhiên, những tiến bộ đạt được ở Trung Quốc cho thấy nếu chính phủ và người dân đồng lòng sẽ đạt được thay đổi. Báo cáo cho hay năm 2014, chính phủ Trung Quốc đã hạn chế ôtô lưu thông ở thành phố lớn, cấm xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới ở những khu vực ô nhiễm nhất, cắt giảm khí thải hoặc đóng cửa nhà máy đang hoạt động, giảm hoạt động công nghiệp gây ô nhiễm nặng như sản xuất sắt thép.

"Những hành động này đều có điểm chung là ý chí chính trị, nguồn lực về con người và tài chính", báo cáo có đoạn. "Khi người dân và các nhà hoạch định chính sách sử dụng những công cụ này, hành động được thực thi nhiều hơn".

Ô nhiễm giảm dần ở Trung Quốc trong những năm qua nhưng gia tăng ở Nam Á, ảnh hưởng đến tuổi thọ nhiều hơn các vấn đề như nghiện thuốc lá hay thiếu nước sạch.

4 quốc gia ô nhiễm nhất thế giới nằm ở Nam Á là Bangladesh, Ấn Độ, Nepal và Pakistan, chiếm gần 1/4 dân số thế giới. Báo cáo cho hay tại những quốc gia này, người dân giảm trung bình 5 năm tuổi thọ vì ô nhiễm.

Tại Ấn Độ, nguy cơ đặc biệt cao một phần do mật độ dân số và lượng người sống tại những vùng đô thị ô nhiễm nặng. Báo cáo cho hay năm 2021, mức độ ô nhiễm bụi mịn ở Ấn Độ cao gấp 10 lần tiêu chuẩn WHO.

Tại Bangladesh, số lượng ôtô đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2010 tới 2020. Các hoạt động như đốt rơm rạ, xây lò gạch cũng góp phần gia tăng ô nhiễm. Báo cáo cho hay các nước này đã bắt đầu đưa ra sáng kiến và chính sách giảm ô nhiễm, nhưng đối mặt nhiều thách thức, bởi không có sức mạnh kinh tế và cơ sở hạ tầng như Trung Quốc.

Khói mù ô nhiễm che phủ New Delhi ngày 28/1/2021. Ảnh: AFP

Khói mù ô nhiễm che phủ New Delhi ngày 28/1/2021. Ảnh: AFP

"Những quốc gia ô nhiễm nhất thế giới hiện nay không có công cụ cần thiết để quản lý chất lượng không khí" như nền tảng dữ liệu chất lượng không khí đáng tin cậy và có thể truy cập công khai.

Châu Phi, một điểm nóng ô nhiễm khác, cũng đối mặt vấn đề tương tự. Trong khi có nhiều quỹ lớn toàn cầu giúp đỡ các nước châu Phi chống lại các bệnh như HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao, không có quỹ nào tương tự dành riêng để chống ô nhiễm.

Hồng Hạnh (Theo CNN)

Adblock test (Why?)

Lãnh đạo Cộng hòa 'đứng hình' khi họp báo

Lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện McConnell bất ngờ "đứng hình" khoảng 30 giây khi trả lời câu hỏi của phóng viên ở bang Kentucky.

Trong cuộc họp báo tại thành phố Covington, bang Kentucky ngày 30/8, một phóng viên hỏi Mitch McConnell, lãnh đạo phe thiểu số Cộng hòa tại Thượng viện, rằng ông có kế hoạch tái tranh cử năm 2026 hay không.

Thượng nghị sĩ 81 tuổi yêu cầu phóng viên nhắc lại câu hỏi, mỉm cười, rồi sau đó đột ngột đứng yên, miệng mím chặt, nhìn về phía trước trong khoảng 30 giây.

"Thượng nghị sĩ, ông có nghe rõ câu hỏi không?", một nữ nhân viên đến gần ông và hỏi, nhưng McConnell không có phản ứng. "Tôi xin lỗi mọi người. Chúng ta hãy chờ một chút", nữ nhân viên này nói.

Sau khi trợ lý thứ hai tiếp cận và trao đổi điều gì đó, ông McConnell bình thường trở lại, nhưng chỉ trả lời thêm hai câu hỏi và cần trợ lý nhắc lại.

Lãnh đạo Cộng hòa lại 'đứng hình' khi họp báo

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell "đứng hình" khi trả lời họp báo tại Covington, bang Kentucky ngày 30/8. Video: Reuters

Người phát ngôn của ông McConnell sau đó cho biết thượng nghị sĩ "cảm thấy váng đầu trong giây lát trong cuộc họp báo". Theo một trợ lý, ông McConnell sẽ tham vấn bác sĩ trước khi tham gia sự kiện tiếp theo.

Tổng thống Mỹ Joe Biden nói sẽ liên lạc với ông McConnell. "Chúng tôi có những bất đồng về chính trị, nhưng ông ấy là một người bạn tốt", ông Biden cho biết.

Sự việc làm dấy lên lo ngại về sức khỏe của các nghị sĩ lớn tuổi tại lưỡng viện Mỹ. Đây là lần thứ hai ông McConnell "đứng hình" giữa họp báo trong hơn một tháng. Ngày 26/7, ông McConnell cũng bất ngờ đứng im khi đang trả lời các phóng viên tại quốc hội. Thượng nghị sĩ được hỗ trợ đưa ra ngoài rồi quay trở lại vài phút sau đó, nói rằng ông "vẫn ổn" và tiếp tục họp báo.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell trả lời họp báo tại Covington, bang Kentucky ngày 30/8. Ảnh: Reuters

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell trả lời họp báo tại Covington, bang Kentucky ngày 30/8. Ảnh: Reuters

Ông McConnell làm việc tại Thượng viện từ năm 1985 và là lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện từ năm 2007. Ông là lãnh đạo phe Cộng hòa tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử và đang trải qua nhiệm kỳ thứ sáu, dự kiến kéo dài đến năm 2026.

Hồi đầu năm nay, ông bị vấp ngã trong bữa tối tại một khách sạn ở Washington và được đưa vào bệnh viện. Bác sĩ xác định ông bị gãy xương sườn và chuyển ông đến cơ sở phục hồi chức năng. McConnell trở lại Thượng viện vào tháng 4.

Như Tâm (Theo Reuters, AFP)

Adblock test (Why?)

Mỹ nói Nga đang đàm phán mua đạn từ Triều Tiên

Nhà Trắng cho biết Nga đang "bí mật đàm phán" nhằm mua đạn dược và vật tư quân sự từ Triều Tiên để dùng cho xung đột Ukraine.

"Các cuộc đàm phán về vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đang tiến triển tích cực", phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby nói hôm 30/8, thêm rằng trọng tâm của các cuộc đàm phán là cung cấp đạn pháo cho Moskva.

Ông Kirby cáo buộc Triều Tiên đã cung cấp tên lửa và rocket cho Nga từ năm ngoái, thêm rằng số vũ khí này được phân bổ cho tập đoàn Wagner sử dụng. Quan chức Nhà Trắng nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu tới Triều Tiên hồi tháng trước để tìm cách mua thêm đạn dược dùng cho chiến dịch tại Ukraine.

Phát ngôn viên an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby tại Washington hôm 17/7. Ảnh: AFP

Phát ngôn viên an ninh quốc gia Nhà Trắng John Kirby tại Washington hôm 17/7. Ảnh: AFP

Mỹ, Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản trước đó ra tuyên bố chung tại Liên Hợp Quốc rằng mọi thương vụ mua bán vũ khí giữa Nga và Triều Tiên đều vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an về cấm các thỏa thuận trao đổi khí tài quân sự với Bình Nhưỡng.

Các nước này cũng nhận định một nhóm quan chức Nga đã tới Triều Tiên sau chuyến thăm của ông Shoigu để đàm phán các bước tiếp theo trong quá trình mua vũ khí.

Triều Tiên và Nga nhiều lần bác cáo buộc Bình Nhưỡng chuyển vũ khí cho Wagner. Giới chức Nga gọi đây là tin giả, trong khi Triều Tiên cáo buộc Mỹ cố gắng bôi nhọ hình ảnh của họ bằng cách "vẽ ra những thứ không tồn tại".

Kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, Bình Nhưỡng đã củng cố mối quan hệ chặt chẽ với Moskva. Triều Tiên nhiều lần công khai ủng hộ Nga tại Liên Hợp Quốc, nhấn mạnh rằng "chính sách bá quyền và độc đoán" của Mỹ và các đồng minh phương Tây là nguyên nhân dẫn đến chiến sự.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 14/8 gửi thư cho Tổng thống Nga Vladimir Putin nhân dịp kỷ niệm 78 năm chấm dứt thời kỳ Nhật chiếm đóng bán đảo Triều Tiên, bày tỏ mong muốn quan hệ song phương phát triển thành "quan hệ chiến lược lâu dài phù hợp với nhu cầu của thời đại mới".

Trong thư hồi đáp, ông Putin cũng khẳng định sẽ tăng cường quan hệ song phương với Triều Tiên.

Ngọc Ánh (Theo AFP)

Adblock test (Why?)

Nga tung sư đoàn mạnh nhất ngăn mũi thọc sâu của Ukraine

Sư đoàn 76, đơn vị tinh nhuệ nhất của Nga, được triển khai đến tỉnh Zaporizhzhia, dường như nhằm ngăn đà phản công của Ukraine ở khu vực.

Quân đội Ukraine ngày 27/8 đăng lên Twitter hình ảnh cho thấy các binh sĩ nước này đã thu được phù hiệu của lính Nga thuộc biên chế Trung đoàn Cận vệ Xung kích Đường không 104 và 234 khi chiến đấu tại mặt trận Zaporizhzhia ở miền nam. Đây là hai trung đoàn chủ lực thuộc Sư đoàn Cận vệ Xung kích Đường không số 76, đơn vị dự bị chiến lược của Nga ở chiến trường Ukraine.

"Đây là dấu hiệu cho thấy Nga đã triển khai một số đơn vị của Sư đoàn 76 từ Kreminna tới tăng cường cho khu vực miền nam, nơi Ukraine đã chọc thủng được phòng tuyến đầu tiên của đối phương. Đây được cho là sư đoàn tinh nhuệ nhất của Nga và còn tương đối sung sức", Rob Lee, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại có trụ sở tại Mỹ, cho biết.

Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington, các đơn vị của Sư đoàn số 76 hồi đầu tuần đã xuất hiện gần làng chiến lược Rabotino tại Zaporizhzhia, nơi lực lượng Ukraine đã chiếm được sau nhiều tuần phản công.

Phù hiệu trung đoàn cận vệ đường không 104 và 234 thuộc Sư đoàn 76 được lính Ukraine thu được. Ảnh: Twitter/DefMon

Phù hiệu trung đoàn cận vệ đường không 104 và 234 thuộc Sư đoàn 76 được lính Ukraine thu được. Ảnh: Twitter/DefMon

Được thành lập từ năm 1939, Sư đoàn số 76 đã tham gia vào nhiều trận đánh trong lịch sử và đạt được nhiều chiến công. Theo chuyên gia quân sự David Axe của Forbes, Sư đoàn 76 có ba trung đoàn bộ binh, mỗi trung đoàn có khoảng 1.700 binh sĩ và trang bị nhiều loại thiết giáp hạng nhẹ, cùng một tiểu đoàn xe tăng độc lập.

Sư đoàn số 76 tham chiến tại Ukraine từ những ngày đầu chiến sự, gần đây nhất xuất hiện trong các cuộc giao tranh tại thành phố Kreminna ở tỉnh Lugansk, nơi Nga vẫn duy trì đà tiến công hạn chế.

Việc Nga tung Sư đoàn 76 vào trận dường như là nỗ lực nhằm bịt lỗ hổng tại trục tiến công quan trọng nhất của Ukraine. Kiev gần đây tuyên bố chiếm được hai địa điểm chiến lược là làng Rabotino ở Zaporizhzhia và làng Urozhaynoye ở Donetsk.

Từ hai vị trí này, các lữ đoàn Ukraine đang dồn lực đánh nống xuống miền nam, hướng tới thành phố Melitopol và Mariupol, hai mục tiêu quan trọng trong chiến dịch phản công. Nếu giành được hai thành phố này, Ukraine sẽ cắt đứt tuyến hành lang trên bộ của Nga tới bán đảo Crimea, cũng như có thể mở đường ra biển Azov.

Binh sĩ Sư đoàn số 76 trong một buổi huấn luyện năm 2020. Ảnh: BQP Nga

Binh sĩ Sư đoàn số 76 trong một buổi huấn luyện năm 2020. Ảnh: BQP Nga

Chuyên gia Axe nhận định kết quả sắp tới trên chiến trường sẽ phụ thuộc vào việc hai bên sử dụng lực lượng dự bị như thế nào. Quân đội Ukraine hồi tháng 8 đã tung Lữ đoàn Xung kích Đường không số 82, lực lượng tinh nhuệ được trang bị khí tài hiện đại của phương Tây, tham chiến tại Zaporizhzhia sau một thời gian ém mình ở hậu phương. Việc triển khai Sư đoàn số 76 được cho là động thái đáp trả của Nga.

"Theo học thuyết quân sự của Nga, Sư đoàn số 76 là một phần của lực lượng dự bị chiến lược, điều cho thấy mức độ quan trọng của động thái này", tài khoản mạng xã hội Tatarigami_UA của một sĩ quan dự bị Ukraine nhận định.

Tatarigami_UA cho rằng việc điều động Sư đoàn số 76 sẽ giúp Nga củng cố năng lực phòng thủ tại miền nam Ukraine nhằm chặn đà tiến của Ukraine, nhưng đồng thời cũng gây "ảnh hưởng nghiêm trọng" tới nguồn lực chiến đấu dự trữ của Moskva.

Theo ISW, Nga đang thiếu hụt lực lượng dự bị và việc dồn lực củng cố khả năng phòng thủ ở một khu vực sẽ khiến lớp phòng thủ ở các nơi khác bị mỏng đi. "Giới chỉ huy Nga sẽ phải quyết định các khu vực nào thuộc diện ưu tiên để triển khai lực lượng cho phù hợp", ISW nhận định.

Vị trí làng Rabotino. Đồ họa: RYV

Vị trí làng Rabotino. Đồ họa: RYV

Chuyên gia Axe cho rằng nếu Ukraine duy trì được đà phản công hiện tại, Nga sẽ phải đối mặt với lựa chọn khó khăn là giữ phòng tuyến ở miền nam hay miền đông, do Moskva không đủ lực để duy trì cả hai mặt trận.

Không chỉ Nga, vấn đề lực lượng cũng là một thách thức với Ukraine. Theo Axe, việc điều động lực lượng dự bị tinh nhuệ như Lữ đoàn số 82 ra chiến trường cũng mang lại nhiều rủi ro cho Kiev.

"Không đơn vị nào có thể chiến đấu liên tục. Khi Lữ đoàn số 82 lui quân về tuyến sau để nghỉ ngơi và sửa chữa khí tài, Ukraine sẽ không còn lữ đoàn nào đủ mạnh để lấp chỗ trống của họ. Cuộc phản công có thể nhanh chóng đánh mất đà tiến", Axe cảnh báo.

Chuyên gia này nhận định nếu Nga giữa được trận địa và vượt qua được giai đoạn sắp tới, Moskva có thể triển khai phản công ngược vào thời điểm lực lượng tinh nhuệ của Ukraine tạm lui về sau, qua đó lấy lại các vùng lãnh thổ mà đối phương giành được.

Phạm Giang (Theo Forbes, Business Insider, Telegraph)

Adblock test (Why?)

Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023

Wagner chôn cất ông trùm

Trùm Wagner Prigozhin đã được an táng trong một buổi lễ riêng tư tại nghĩa trang ở ngoại ô St. Petersburg, 6 ngày sau vụ tai nạn máy bay.

Người đứng đầu tập đoàn quân sự tư nhân Nga Wagner Yevgeny Prigozhin được chôn cất tại nghĩa trang Porokhovskoye, ngoại ô thành phố St. Petersburg, quê hương của ông trùm.

"Lễ tiễn biệt Yevgeny Prigozhin diễn ra theo hình thức riêng tư. Những ai muốn nói lời tạm biệt có thể đến nghĩa trang Porokhovskoye", cơ quan truyền thông của ông trùm đăng bài trên Telegram.

Hãng tin độc lập Agentstvo dẫn lời một nhân viên nghĩa trang cho biết chỉ có 20-30 người thân và bạn bè tới tham dự buổi lễ kéo dài 40 phút.

Phóng viên AFP mô tả nghĩa trang được phong tỏa để hạn chế ra vào. Hình ảnh trên truyền thông cho thấy mộ của Prigozhin được rải đầy hoa trong nghĩa trang nhiều cây cối. Cảnh sát và lực lượng vệ binh quốc gia cũng hiện diện tại khu vực.

Phần mộ của ông trùm Wagner Prigozhin tại nghĩa trang Porokhovskoye, thành phố St. Petersburg, Nga ngày 29/8. Ảnh: AFP

Phần mộ của ông trùm Wagner Prigozhin tại nghĩa trang Porokhovskoye, thành phố St. Petersburg, Nga ngày 29/8. Ảnh: AFP

Chiếc Embraer Legacy 600 ngày 23/8 rơi tại tỉnh Tver khi đang bay từ thủ đô Moskva tới thành phố St. Petersburg. Ba thành viên tổ bay và 7 hành khách trên máy bay thiệt mạng, trong đó có Prigozhin và một số cộng sự hàng đầu. Giới chức Nga đã mở cuộc điều tra nguyên nhân tai nạn.

Điện Kremlin ngày 28/8 cho biết Tổng thống Vladimir Putin "đã gửi lời chia buồn tới gia đình ông Yevgeny Prigozhin". Ông Putin trước đó mô tả ông Prigozhin là doanh nhân tài ba, từng mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng nhưng cũng đã cố gắng gặt hái thành công cho bản thân và sự nghiệp chung.

Nhiều đồn đoán đã xuất hiện cho rằng Điện Kremlin có thể liên quan đến vụ tai nạn bởi nó xảy ra đúng hai tháng sau khi Wagner tổ chức cuộc nổi loạn chống lại giới lãnh đạo quân sự Nga. Điện Kremlin bác bỏ, gọi những tin đồn này là "hoàn toàn dối trá".

Thanh Tâm (Theo Reuters, AFP)

Adblock test (Why?)

Ứng viên Cộng hòa đầu tiên dừng tranh cử tổng thống Mỹ

Thị trưởng thành phố Miami Suarez thông báo dừng chiến dịch tranh cử, trở thành ứng viên đầu tiên của đảng Cộng hòa rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng.

"Dù quyết định dừng chiến dịch tranh cử tổng thống, cam kết của tôi về việc đưa Mỹ trở thành quốc gia tốt hơn nữa cho mọi người dân vẫn được duy trì", Francis Suarez, thị trưởng thành phố Miami, bang Florida thông báo trên mạng xã hội X ngày 29/8.

Suarez, 45 tuổi, tuyên bố tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng hồi tháng 6. Ông là ứng viên gốc Mỹ Latinh đầu tiên và là ứng viên thứ ba từ Florida, sau cựu tổng thống Donald Trump và thống đốc Ron DeSantis.

"Tôi sẽ tiếp tục khuếch đại tiếng nói của cộng đồng gốc Mỹ Latinh, nhóm cử tri đang phát triển nhanh nhất tại quốc gia của chúng ta", thị trưởng Miami cho biết thêm. Ông cũng công kích chính quyền Tổng thống Joe Biden, đảng Dân chủ, liên quan các vấn đề như lạm phát và tội phạm.

Thị trưởng Miami Francis Suarez phát biểu tại Des Moines, bang Iowa ngày 28/7. Ảnh: AFP

Thị trưởng Miami Francis Suarez phát biểu tại Des Moines, bang Iowa ngày 28/7. Ảnh: AFP

Suarez là một trong 4 ứng viên tổng thống không đạt tiêu chuẩn để tham gia vòng tranh luận sơ bộ nội bộ đảng Cộng hòa ở Milwaukee, bang Wisconsin tuần trước. Ông từng tuyên bố nếu "một ứng viên không thể lên sân khấu tranh luận, không đạt tiêu chuẩn tối thiểu, họ không nên ở lại cuộc đua".

Trong thời gian Suarez làm thị trưởng, Miami đã thu hút được nhiều công ty công nghệ và nhà đầu tư giàu có đến thành phố. Ông cũng giúp hồi sinh danh tiếng của Miami là một trong những điểm du lịch hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, ông ít được biết đến ngoài miền nam Florida, bất chấp đã nỗ lực xây dựng hình ảnh trên phạm vi quốc gia như xuất hiện tại các diễn đàn bảo thủ, thăm các bang sẽ tổ chức bầu cử sơ bộ sớm.

Như Tâm (Theo Reuters, Fox News)

Adblock test (Why?)

Sân bay Nga bị UAV tập kích

Tỉnh trưởng Pskov, tây bắc Nga, cho biết sân bay ở thành phố thủ phủ cùng tên đã bị UAV tập kích, khiến 4 vận tải cơ bị hư hại.

"Bộ Quốc phòng đang ứng phó một đợt tập kích UAV vào sân bay Pskov", Mikhail Vedernikov, tỉnh trưởng Pskov, tây bắc Nga, cho biết hôm nay. Ông đăng lên mạng xã hội video có ngọn lửa lớn, với tiếng nổ và còi khẩn cấp.

Bộ Quốc phòng Nga chưa có bình luận. "Theo thông tin ban đầu, không có thương vong", Vedernikov nói, thêm rằng quy mô thiệt hại đang được xác định.

Sân bay Nga bị UAV tập kích

Hình ảnh ngọn lửa được tỉnh trưởng Pskov Mikhail Vedernikov đăng trên Telegram ngày 30/8. Video: Telegram/MV_007_Pskov

Hãng tin TASS dẫn nguồn từ cơ quan khẩn cấp cho biết 4 vận tải cơ hạng nặng Ilyushin Il-76 đã bị hư hại. Không phận trên sân bay Vnukovo của thủ đô Moskva đã được phong tỏa trong thời gian ngắn.

Trang tin Readovka của Nga cho biết khoảng 15 UAV Ukraine nhắm đến sân bay Pskov đã bị bắn hạ. Kênh Telegram Mash nói một UAV có thể đã lao xuống kho nhiên liệu và bốc cháy, tạo ra "khói đen dày đặc" trên thành phố.

Pskov nằm cách biên giới với Ukraine khoảng 800 km. Thành phố này cách hai quốc gia thành viên NATO là Estonia và Latvia lần lượt khoảng 30 km và 60 km về phía tây.

Vị trí thành phố Pskov, tỉnh Pskov, tây bắc Nga. Đồ họa: BBC

Vị trí thành phố Pskov, tỉnh Pskov, tây bắc Nga. Đồ họa: BBC

Nga đã nhiều lần cáo buộc Ukraine tổ chức tập kích bằng UAV trong lãnh thổ nước này, nhắm vào hạ tầng dân sự lẫn quân sự. Chính phủ và quân đội Ukraine không nhận trách nhiệm về các vụ nổ bên trong lãnh thổ Nga, đồng thời nhiều lần bình luận rằng nội bộ Nga chia rẽ.

Hồi tháng 5, tỉnh Pskov cũng bị tập kích bằng UAV với mục tiêu là một cơ sở hỗ trợ đường ống dầu khí trên địa bàn. Sự việc không gây thương vong nhưng khiến cơ sở bị hư hại nhẹ phía ngoài.

Như Tâm (Theo TASS, AFP)

Adblock test (Why?)

Động lực thúc đẩy tỷ phú Foxconn tranh cử lãnh đạo Đài Loan

Là doanh nhân có quan hệ mật thiết với Trung Quốc, tỷ phú Quách Đài Minh tin rằng mình có đủ vị thế và ảnh hưởng để tranh cử ghế lãnh đạo Đài Loan.

Tỷ phú Quách Đài Minh, người sáng lập tập đoàn Foxconn, ngày 28/8 tuyên bố tranh cử vị trí lãnh đạo Đài Loan với tư cách ứng viên độc lập. Tại một cuộc họp báo, ông chỉ trích đảng Dân Tiến (DPP) cầm quyền, nói rằng các chính sách của đảng này và lãnh đạo đương nhiệm Thái Anh Văn đã "đẩy Đài Loan đến nguy cơ chiến tranh" với Trung Quốc đại lục.

"Tôi chắc chắn không cho phép Đài Loan trở thành Ukraine tiếp theo", tỷ phú Foxconn nhấn mạnh.

Ông Quách Đài Minh phát biểu tại một cuộc họp báo trong chuyến thăm Mỹ hồi năm 2019. Ảnh: Reuters

Ông Quách Đài Minh phát biểu tại một cuộc họp báo trong chuyến thăm Mỹ hồi năm 2019. Ảnh: Reuters

Trung Quốc xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực. Trong khi đó, lãnh đạo Thái Anh Văn khẳng định chỉ người dân Đài Loan mới có thể quyết định tương lai hòn đảo.

Bắc Kinh coi bà Thái Anh Văn là người theo chủ nghĩa ly khai, cảnh báo rằng các nỗ lực đòi "Đài Loan độc lập" sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Quan hệ hai bờ eo biển gần đây gia tăng căng thẳng, khi các quan chức, nghị sĩ Mỹ tăng cường đến thăm hòn đảo.

Theo ông Quách, định hướng chính sách này của bà Thái và DPP "mắc phải đủ loại sai lầm". "Họ không có cách nào giúp giải quyết những khó khăn của ngành công nghiệp Đài Loan và sinh kế cho người dân", ông nói, cho rằng chính quyền hòn đảo cần những cách tiếp cận mới về kinh tế cũng như hàng loạt vấn đề khác.

Công ty Foxconn của tỷ phú Quách Đài Minh là nhà cung cấp linh kiện chính cho Apple và có nhiều nhà máy ở Trung Quốc sản xuất iPhone, sử dụng tới hơn một triệu lao động.

Ông Quách từ lâu có tham vọng trở thành lãnh đạo Đài Loan và theo đuổi tư cách ứng viên của Quốc dân đảng trong năm nay. Tuy nhiên, Quốc dân đảng cuối cùng chọn ông Hầu Hữu Nghi, cựu cảnh sát trưởng và hiện là thị trưởng thành phố Tân Bắc, làm ứng viên đại diện cho đảng trong cuộc bầu cử lãnh đạo hòn đảo vào đầu năm sau.

Điều này buộc ông Quách phải chạy đua với tư cách ứng viên độc lập. Để đủ điều kiện tranh cử, ông cần thu thập 290.000 chữ ký ủng hộ trước ngày 2/11.

Ủy ban Bầu cử sau đó sẽ xem xét tính xác thực của các chữ ký và công bố kết quả trước ngày 14/11. Theo Yeh-lih Wang, giáo sư chính trị tại Đại học Đài Loan, đây là một thách thức khá lớn, bởi nó đòi hỏi tỷ phú phải được ít nhất 1,5% dân số hòn đảo đứng về phía ông.

Các ứng viên khác cho cuộc bầu cử dự kiến diễn ra ngày 13/1/2024 là cựu thị trưởng thành phố Đài Bắc Kha Văn Triết của đảng Nhân dân Đài Loan (TPP) và phó lãnh đạo Đài Loan đương nhiệm Lại Thanh Đức của DPP. Bà Thái Anh Văn đã giữ chức lãnh đạo hòn đảo hai nhiệm kỳ nên không thể tiếp tục tranh cử.

Hiện tại, ông Lại là người dẫn đầu về mức độ ủng hộ trong các cuộc thăm dò dư luận. Tỷ phú Quách chưa bao giờ nhận được hơn 20% ủng hộ khi đứng cạnh ba ứng viên nổi bật còn lại.

"Ông ấy luôn nghĩ mình có thể là người đoàn kết phe đối lập", giáo sư Wang nhận xét, nhưng lưu ý rằng điều này thực sự khó xảy ra.

Theo Tiêu Húc Sầm, giám đốc quỹ Mã Anh Cửu ở Đài Bắc, nguyên phó tổng thư ký văn phòng lãnh đạo Đài Loan, người thường xuyên bình luận về các sự kiện quan trọng tại hòn đảo, quyết định tranh cử là cách tỷ phú Quách "thể hiện quyền lực chính trị của mình".

Lo ngại về một cuộc xung đột có thể nổ ra ở eo biển Đài Loan đang là mối quan tâm lớn nhất đối với người dân trên hòn đảo. Vì thế, tỷ phú Foxconn đã vận động tranh cử bằng lời hứa sẽ ngăn chặn kịch bản tồi tệ này xảy ra và khiến mối quan hệ giữa Đài Bắc với Bắc Kinh trở nên dễ dàng hơn.

Tại một cuộc gặp mặt gần đây ở Đại học Đông Hải của Đài Loan, ông Quách tuyên bố Trung Quốc sẽ không tấn công hòn đảo nếu ông lên làm lãnh đạo. Theo giới quan sát, tỷ phú Foxconn, một trong những người giàu nhất Đài Loan, với tài sản ròng khoảng 7 tỷ USD, có lý do cho phát biểu của mình.

"Tôi cho rằng phần nào nguyên nhân thúc đẩy tỷ phú Quách tranh cử là vì cái tôi", Kharis Templeman, nhà nghiên cứu chuyên về Đài Loan tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, Mỹ, nhận xét. "Ông ấy tin rằng đã kiếm được rất nhiều tiền, gặt hái vô số thành công nhiều năm qua, nên biết rõ hơn ai hết về cách giải quyết các vấn đề, kể cả với Trung Quốc".

Theo Templeman, ông Quách dường như cho rằng việc sở hữu mạng lưới kinh doanh rộng lớn ở Trung Quốc đại lục cùng vị trí nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp tại đây sẽ là lợi thế để giúp ông điều hành chính quyền Đài Loan tốt hơn bất kỳ ai khác.

Nhưng giới chuyên gia nhận định những quan hệ cá nhân và làm ăn ở Trung Quốc cũng có thể là rào cản với tham vọng chính trị của ông Quách, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bờ eo biển chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Theo Yen Chen-shen, nhà nghiên cứu tại Đại học Chính trị Đài Loan, với lý lịch và quan điểm thân thiện với Bắc Kinh của Quách, việc ông ứng cử có thể khiến phe đối lập khó đánh bại ứng viên DPP hơn. Tỷ phú Quách có thể "trở thành bệ phóng đưa ông Lại Thanh Đức đến chiến thắng", ông nói.

"Việc có cơ sở kinh doanh lâu dài ở Trung Quốc đại lục thực sự là một gánh nặng chính trị với ông Quách. Tôi nghĩ DPP đang mong muốn viễn cảnh ông ấy trở thành ứng viên xảy ra và họ sẽ có một mục tiêu dễ dàng trong tầm ngắm", Templeman nhận định. "Ông ấy sẽ rất khó giành chiến thắng trong cuộc bầu cử".

Những người chỉ trích tỷ phú Quách cũng cho rằng lợi ích kinh doanh quá lớn của ông ở Trung Quốc khiến ông dễ chịu áp lực từ Bắc Kinh. Theo Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan, ông Quách đang sở hữu 9,68% cổ phiếu của Foxconn, tương đương hơn 1,3 triệu cổ phiếu.

Trong một tuyên bố, Foxconn cho biết ông Quách đã không còn thực hiện công việc quản lý hàng ngày của công ty khi trao lại quyền lãnh đạo tập đoàn vào năm 2019 cho người kế nhiệm Lưu Dương Vỹ, đồng thời thêm rằng "Foxconn sẽ không tham gia vào các hoạt động chính trị".

Hôm 28/8, tỷ phú Quách vẫn kiên định thể hiện mình là người có thể hàn gắn mối quan hệ với Trung Quốc mà không bị Bắc Kinh tác động. Ông khẳng định nếu Trung Quốc muốn tịch thu tài sản của Foxconn như một cách để gây áp lực, khi đó, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ các nhà đầu tư nước ngoài. "Tôi tuyệt đối không bao giờ chấp nhận bất kỳ hành vi ép buộc nào", ông cho hay.

Vũ Hoàng (Theo Foreign Policy, WSJ)

Adblock test (Why?)

11 người hầu tòa vì máy bay bí ẩn chở gần 6 triệu USD

5 người Ai Cập và 6 người Zambia ra tòa sau khi một chiếc máy bay thuê riêng bí ẩn hạ cánh ở Lusaka chở gần 6 triệu USD, vàng giả và vũ khí.

Chiếc máy bay Bombardier di chuyển từ thủ đô Cairo, Ai Cập, tới sân bay ở Lusaka, thủ đô quốc gia nam Phi Zambia hôm 13/8, nhưng chưa có người nào nhận là bên đã thuê phi cơ hoặc sở hữu hàng hóa trên đó.

Truyền thông địa phương đưa tin sau khi máy bay hạ cánh, một người đàn ông Zambia mang theo những chiếc túi đựng vàng giả đã được phép đi qua cổng an ninh và gặp nhóm người Ai Cập trên máy bay, bán một phần hàng cho họ. Hiện không rõ nhóm người Ai Cập có phát hiện đó là vàng giả hay không. Nhóm người trên máy bay được cho là đã hối lộ cảnh sát Zambia.

Giới chức Zambia ngày 14/8 lên máy bay, tịch thu 5,7 triệu USD tiền mặt, một số khẩu súng, 126 viên đạn và 127 kg vàng giả.

Sân bay quốc tế Lusaka, Zambia. Ảnh: dailynews.co.tz

Sân bay quốc tế Lusaka, Zambia. Ảnh: dailynews.co.tz

Cơ quan thực thi pháp luật và chống ma túy Zambia cho biết 11 nghi phạm, gồm 5 người Ai Cập và 6 người Zambia, đã bị bắt liên quan đến máy bay. Trong số này có một sĩ quan cảnh sát cấp cao Zambia và một cựu quân nhân Ai Cập.

Nhóm 11 người hầu tòa vào ngày 28/8 và bị cáo buộc "hoạt động gián điệp", hành động với mục đích "gây phương hại đến an toàn và lợi ích của Zambia". Giới chức cho biết chiếc máy bay vận chuyển "hàng nguy hiểm". Các nghi phạm có thể phải đối mặt với án tù lên tới 30 năm.

Giới chức chưa công bố số hàng trên máy bay phục vụ mục đích gì và ai là chủ sở hữu chúng. Theo các công cụ theo dõi hàng không trực tuyến, chiếc phi cơ được đăng ký ở quốc gia châu Âu San Marino nhưng được điều hành bởi một văn phòng ở Dubai có liên kết với dịch vụ cho thuê máy bay ở Antwerp, Bỉ.

Sự việc cũng gây xôn xao ở Ai Cập. Hôm 19/8, nhà báo Ai Cập Karim Asaad, có trang Matsda2sh với hàng triệu người theo dõi, bị lực lượng an ninh Ai Cập mặc thường phục đột kích vào nhà và bắt đi trong đêm.

Anh này trước đó đã tìm hiểu về sự việc và cáo buộc các quan chức Ai Cập dính líu đến việc chuyển lậu hàng trên phi cơ. Nhà báo cũng phát hiện máy bay gần đây dừng ở UAE, Israel, Ai Cập và Libya. Asaad được thả ngày 20/8 và giới chức không nêu lý do anh bị bắt.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Ai Cập khẳng định chiếc máy bay thuộc sở hữu tư nhân và nó chỉ quá cảnh qua Cairo.

Ngọc Ánh (Theo AFP, BBC)

Adblock test (Why?)

Algeria nêu phương án chấm dứt khủng hoảng Niger trong 6 tháng

Ngoại trưởng Algeria đề xuất về một giai đoạn chuyển tiếp dài 6 tháng do dân sự dẫn dắt để giải quyết cuộc khủng hoảng tại nước láng giềng Niger.

"Algeria đề xuất một sáng kiến mới, bao gồm giai đoạn chuyển tiếp dài 6 tháng để giải quyết cuộc khủng hoảng Niger", Ngoại trưởng Algeria Ahmed Attaf phát biểu tại cuộc họp báo hôm nay ở thủ đô Algiers.

Theo ông Attaf, giai đoạn chuyển tiếp này sẽ được dẫn dắt bởi một thành viên dân sự. Algeria sẽ đề nghị Liên Hợp Quốc tổ chức hội nghị về khôi phục trật tự hiến pháp, đưa ra đảm bảo cho các bên trong khủng hoảng ở Niger. Algiers cũng sẽ tổ chức một hội nghị về phát triển tại vùng Sahel.

Khủng hoảng Niger bắt đầu ngày 26/7, khi lực lượng cận vệ tổng thống Mohamed Bazoum bắt và quản thúc ông tại dinh thự. Chỉ huy lực lượng cận vệ Abdourahamane Tiani trở thành người đứng đầu chính quyền quân sự, bất chấp sự phản đối của Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và phương Tây. Niger cũng lập chính phủ mới để thúc đẩy chương trình nghị sự.

Chính quyền quân sự Niger ngày 19/8 nói tham vọng của họ không phải là thâu tóm quyền lực và đề xuất quá trình chuyển giao về chế độ dân sự trong không quá ba năm. ECOWAS gọi đề xuất trên là "trò đùa" và khối sẽ "không bao giờ chấp nhận".

Ngoại trưởng Algeria Ahmed Attaf phát biểu tại Algiers ngày 29/8. Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Algeria Ahmed Attaf phát biểu tại Algiers ngày 29/8. Ảnh: AFP

ECOWAS trước đó thông báo kích hoạt lực lượng thường trực và đã thống nhất được ngày có thể bắt đầu can thiệp vào Niger nếu các biện pháp ngoại giao thất bại, nhưng không tiết lộ thời điểm cụ thể. Ông Tiani cảnh báo cảnh báo mọi can thiệp vào Niger sẽ không dễ dàng.

Algeria nhiều lần khẳng định nước này phản đối can thiệp quân sự, viện dẫn tình hình hỗn loạn ở Libya sau khi NATO có hành động tương tự vào quốc gia này năm 2011 để lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.

ECOWAS gồm 15 nước châu Phi là Cape Verde, Gambia, Guinea, Guinea-Bissau, Liberia, Mali, Senegal, Sierra Leone, Benin, Burkina Faso, Ghana, Bờ biển Ngà, Niger, Nigeria và Togo.

Mali và Burkina Faso, hiện cũng do chính quyền quân sự lãnh đạo, đã bị đình chỉ tư cách thành viên sau các cuộc đảo chính. Hai nước này tuyên bố bất kỳ sự can thiệp quân sự nào vào Niger cũng đồng nghĩa tuyên chiến với họ. Chính quyền quân sự Niger cho biết sẽ ủy quyền cho quân đội Burkina Faso và Mali can thiệp trong trường hợp Niamey "bị tấn công".

Vị trí Niger và vùng Sahel. Đồ họa: AFP

Vị trí Niger và vùng Sahel. Đồ họa: AFP

Như Tâm (Theo Reuters, Anadolu Agency)

Adblock test (Why?)

Thứ Hai, 28 tháng 8, 2023

Nga công bố hình ảnh cựu lính thủy đánh bộ Mỹ trong tù

Truyền hình Nga phát sóng hình ảnh Whelan, cựu lính thủy đánh bộ Mỹ đang thụ án 16 năm tù sau khi bị Moskva bắt vì nghi là gián điệp.

Hình ảnh trên kênh truyền hình RT của Nga ngày 28/8 cho thấy Paul Whelan, 53 tuổi, mặc đồng phục phạm nhân màu đen, đội mũ lưỡi trai. Cựu lính thủy đánh bộ Mỹ xuất hiện cùng các tù nhân khác tại phân xưởng may và nhà ăn trong trại giam.

Khi phóng viên Nga tiếp cận và đặt câu hỏi, Whelan lập tức từ chối. "Khi tôi nói không thể tham gia phỏng vấn thì điều đó nghĩa là tôi không thể trả lời bất cứ câu hỏi nào. Nếu anh đặt câu hỏi với tôi, đó chính là một cuộc phỏng vấn", Whelan nói.

Hình ảnh Paul Whelan trên kênh RT của Nga ngày 28/8. Ảnh: Fox 2 Detroit

Hình ảnh Paul Whelan trên kênh RT của Nga ngày 28/8. Ảnh: Fox 2 Detroit

Whelan bị lực lượng an ninh Nga bắt tại một khách sạn gần Điện Kremlin ngày 28/12/2018. Moskva cho rằng Whelan, có hộ chiếu Mỹ, Anh, Canada và Ireland, là gián điệp, bị bắt quả tang đang giữ một USB chứa thông tin mật. Ông bị tòa án Nga kết án 16 năm tù năm 2020.

Whelan bác bỏ cáo buộc trong khi Nhà Trắng cho rằng cựu lính thủy đánh bộ đang bị "giam giữ trái phép".

"Hôm nay là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy cậu ấy kể từ tháng 6/2020", David Whelan, anh em song sinh của Paul Whelan, cho biết.

Nga công bố hình ảnh cựu lính thủy đánh bộ Mỹ trong tù

Paul Whelan từ chối trả lời câu hỏi từ phóng viên. Video: RT

Chính quyền Tổng thống Joe Biden đã thực hiện hai lần trao đổi tù nhân với Nga từ sau khi Moskva mở chiến dịch ở Ukraine hồi tháng 2/2022.

Tháng 4/2022, Nga trả tự do cho cựu lính thủy đánh bộ Mỹ Trevor Reed để đổi lấy phi công Nga Konstantin Yaroshenko. Tháng 12/2022, Nga và Mỹ tiếp tục trao đổi tù nhân. Moskva trả tự do cho sao bóng rổ Brittney Griner để đổi lấy công dân Nga Viktor Bout, được mệnh danh là "lái súng tử thần".

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã trao đổi qua điện thoại với Whelan trong tháng 8 và tái khẳng định Washington làm mọi việc trong khả năng để đưa ông về nhà.

Nga còn đang giữ công dân Mỹ Evan Gershkovich, phóng viên tờ Wall Street Journal, với cáo buộc "làm gián điệp phục vụ chính phủ Mỹ". Tòa án Moskva ngày 24/8 gia hạn giam giữ trước xét xử thêm ba tháng đến ngày 30/11 với Gershkovich. Phóng viên Mỹ đối mặt bản án tối đa 20 năm tù nếu bị kết tội.

Evan Gershkovich tại Moskva, Nga hồi tháng 6. Ảnh: Reuters

Evan Gershkovich tại Moskva, Nga hồi tháng 6. Ảnh: Reuters

Như Tâm (Theo Reuters, Fox 2 Detroit)

Adblock test (Why?)

Bí ẩn bức tranh bé gái có ánh mắt gây sợ hãi nhất thế giới: 2 lần được mua và đều bị trả lại

"Không ai trong số họ muốn được hoàn lại tiền. Chúng tôi định giá nó ở mức 25 USD và 20 USD. Họ đều nói rằng bức tranh 'bị nguyền rủa' và chúng tôi nghĩ nó thật sự là như vậy", ông Steve, quản lý cửa hàng chia sẻ.

Theo The Telegraph, tại thị trấn St Leonards-on-Sea (Anh), câu chuyện về một bức chân dung kỳ lạ khắc họa một bé gái với biểu cảm có phần đáng sợ đã gây xôn xao dư luận gần đây.

Cụ thể, bức tranh đó khắc họa một bé gái mặc chiếc váy màu đỏ, từng được quyên tặng từ thiện cho cửa hàng chuyên bán đồ quyên góp, để lấy kinh phí thực hiện các hoạt động thiện nguyện. Cửa hàng này do tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Đại diện Tư vấn Hastings (HARC) ở St Leonards-on-Sea.

Bí ẩn bức tranh bé gái có ánh mắt gây sợ hãi nhất thế giới: 2 lần được mua và đều bị trả lại-1

Bức tranh chân dung một bé gái trong cửa hàng của Trung tâm Đại diện Tư vấn Hastings (HARC) ở St Leonards-on-sea, sau khi được trả lại lần thứ hai.

Steve, quản lý cửa hàng cho biết bức chân dung khắc họa bé gái có ánh mắt gây sợ hãi được một người đàn ông trung niên đánh rơi cùng với một số bức tranh và khung hình khác.

Ông nói với The Telegraph rằng khi nhận thấy biểu cảm tò mò của bức ảnh, ông đã vô cùng hoảng hốt: "Ôi chúa ơi, hãy nhìn khuôn mặt của cô ấy. Nó không đáng sợ sao?"

Tuy nhiên, mới đây, cửa hàng đã dán một tấm giấy lên bức tranh, trên giấy đề dòng chữ: "Cô bé đã lại quay về. Bức tranh này đã được bán đi 2 lần và cả 2 lần đều bị đem trả lại. Bạn có đủ dũng cảm để mua bức tranh này không?".

Chính tờ giấy này đã khiến bức tranh kì dị nhanh chóng thu hút được sự chú ý và trở thành chủ đề bàn tán trên mạng xã hội Anh.

Sau đó, phóng viên của một số tờ tin tức cùng các hãng thông tấn đã tìm tới cửa hàng để xác minh thông tin. Nhân viên quản lý cửa hàng xác nhận thông tin lan truyền xung quanh bức tranh được miêu tả trên hoàn toàn là đúng sự thật.

Người quản lý cửa hàng cho biết khách hàng đem trả lại bức tranh là bởi họ cảm thấy ánh mắt của cô gái dường như đang theo dõi họ xung quanh căn phòng, khiến bất kỳ ai khi bước vào nhà cũng cảm thấy không thoải mái. Và cuối cùng, cả 2 vị khách từng mua bức tranh đều phải đem trả lại tranh cho cửa hàng.

Trước đó, bức tranh này đã được một người đàn ông trung niên đem tới quyên tặng cho cửa hàng cùng với một số bức tranh khác. Cả hai người mua bức tranh quyên tặng này đều là phụ nữ và họ đều đem trả lại bức tranh với trạng thái tâm lý có phần lo lắng, sợ hãi.

Điều này đã khiến người quản lý cửa hàng quyết định sẽ chia sẻ thông tin xác thực xung quanh bức tranh, để người mua tiếp theo có thể cân nhắc kỹ càng, xem họ có thực sự muốn mua tác phẩm này về treo trong nhà hay không.

"Không ai trong số họ muốn được hoàn lại tiền. Chúng tôi định giá nó ở mức 25 USD và 20 USD. Họ đều nói rằng bức tranh 'bị nguyền rủa' và chúng tôi nghĩ nó thật sự là như vậy."

Sau khi thông tin về bức tranh được mạng xã hội và cả các tờ tin tức tại Anh khai thác trở thành một đề tài hot, người phụ nữ thứ 2 từng mua tranh rồi đem trả lại đã quyết định trở lại cửa hàng để mua bức tranh ngay trong tuần này.

Người phụ nữ nhận thấy được bức tranh có quá nhiều sự quan tâm chú ý nên thay đổi quyết định và muốn sở hữu lại bức tranh.

"Sáng nay cô ấy gọi cho tôi và nói: 'Tôi đã mua bức tranh của bạn, tôi có thể lấy lại nó được không?' Cô ấy quyết định rằng cô ấy không còn sợ hãi nữa và cô ấy có thể chịu đựng được điều đó", ông chủ cửa hàng nói.

Bí ẩn bức tranh bé gái có ánh mắt gây sợ hãi nhất thế giới: 2 lần được mua và đều bị trả lại-2

Bức tranh đã thu hút rất nhiều bình luận trên mạng xã hội, trong đó người dùng suy đoán về quá khứ của nó và lý do tại sao nó cần phải được trả lại hai lần cho cùng một cửa hàng từ thiện.

Một số trang đã đăng tải hình ảnh của bộ phim The Other của Nicole Kidman năm 2001, một bộ phim kinh dị kiểu gothic trong đó những đứa trẻ đáng lo ngại tương tác với những hồn ma. Một số khác lại khuyên chủ quán đốt hay ném bức tranh đó đi

Không rõ ai đã vẽ bức chân dung, hay nàng thơ ban đầu của người nghệ sĩ bí ẩn là ai. Do vậy, chủ đề này vẫn đang là câu chuyện đang được bàn tán xôn xao hiện nay mà chưa có lời giải đáp.

Theo Phụ nữ Số

Xem link gốc Ẩn link gốc https://ift.tt/flGMwy0

Adblock test (Why?)

Tiêm kích Nga xua đuổi UAV Mỹ gần Crimea

Biên đội tiêm kích Nga tiếp cận hai UAV tầm xa Mỹ hoạt động gần bán đảo Crimea, khiến chúng phải rời khỏi khu vực.

"Mạng lưới kiểm soát vùng trời Nga phát hiện máy bay không người lái (UAV) MQ-9 Reaper và RQ-4 Global Hawk của Mỹ hoạt động ở khu vực tây nam Biển Đen hôm 28/8. Hai phi cơ lúc đó đang tiếp cận biên giới Nga và tiến hành trinh sát đường không gần bán đảo Crimea", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Hai tiêm kích thuộc lực lượng trực ban phòng không được điều động nhằm "ngăn ngừa nguy cơ xâm phạm biên giới và đối phó hoạt động do thám" của nhóm UAV. "Điều này khiến các UAV Mỹ đổi hướng và rời khỏi khu vực", thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga có đoạn.

Bộ Quốc phòng Mỹ chưa bình luận về thông tin.

Tiêm kích Nga áp sát UAV MQ-9A Mỹ trong ảnh công bố hồi tháng 3. Ảnh: Telegram/Fighter_Bomber

Tiêm kích Nga áp sát UAV MQ-9A Mỹ trong ảnh công bố hồi tháng 3. Ảnh: Telegram/Fighter_Bomber

Quân đội Nga nhiều lần triển khai tiêm kích chặn trinh sát cơ và UAV bay gần biên giới nước này. Không quân Nga ngày 27/8 cũng điều tiêm kích chặn UAV MQ-9 Mỹ do thám gần bán đảo Crimea.

Mỹ cùng đồng minh thường xuyên cho UAV trinh sát hoạt động trong không phận quốc tế tại Biển Đen. Tuy nhiên, các phi cơ thường tránh khu vực xung quanh bán đảo Crimea và phía đông Biển Đen vì vụ máy bay MQ-9 lao xuống biển sau khi chạm mặt tiêm kích Nga hồi tháng 3.

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov hồi đầu năm cáo buộc UAV của phương Tây thường xuyên hoạt động ở Biển Đen nhằm thu thập dữ liệu tình báo để chuyển cho quân đội Ukraine, phục vụ các cuộc tấn công lực lượng và lãnh thổ Nga.

Bán đảo Crimea và khu vực xung quanh. Đồ họa: RYV

Bán đảo Crimea và khu vực xung quanh. Đồ họa: RYV

Nga sáp nhập bán đảo Crimea sau cuộc trưng cầu dân ý hồi năm 2014. Nga tuyên bố kết quả trưng cầu dân ý cho thấy hầu hết người dân Crimea muốn trở thành một phần của Nga, song Ukraine và phương Tây xem động thái này là bất hợp pháp. Ukraine nhiều lần tuyên bố sẽ giành lại Crimea "bằng mọi giá".

Vũ Anh (Theo RIA Novosti, Reuters)

Adblock test (Why?)

50 năm quan hệ Việt Nam - Singapore

[unable to retrieve full-text content]


Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Singapore đạt tiến triển trên nhiều lĩnh vực hợp tác, với biểu tượng là khu công nghiệp VSIP.

Prigozhin - từ thân tín đến kẻ thách thức ông Putin

Trùm Wagner Prigozhin từng được xem là "doanh nhân tài ba" thân cận với Tổng thống Putin, trước khi tiến hành vụ nổi loạn thách thức Điện Kremlin.

Yevgeny Prigozhin và nhiều lãnh đạo cấp cao của tập đoàn quân sự tư nhân Wagner được xác nhận đã chết trong vụ rơi máy bay ở tây bắc Moskva ngày 23/8. Sự cố xảy ra hai tháng sau khi ông Prigozhin lãnh đạo cuộc nổi loạn bất thành, tạo ra thách thức chưa từng có với Tổng thống Vladimir Putin.

Trong bình luận về vụ rơi máy bay hôm 24/8, Tổng thống Putin đã ca ngợi trùm Wagner, người đã nhiều lần xuất hiện bên cạnh ông, là một doanh nhân "giỏi giang, tài ba" nhưng cũng đã phạm phải một số sai lầm.

Prigozhin sinh ra ở Leningrad, nay là St. Petersburg, năm 1961, trong gia đình có cha là người Do Thái. Năm 1979, Prigozhin bị bắt vì tội trộm cắp vặt khi mới 18 tuổi. Prigozhin sau đó nhiều lần vào tù ra tội, với tổng thời gian thụ án là 9 năm tù, trước khi được ân xá vào năm 1988.

Sau khi hoàn lương, Prigozhin khởi đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng một cửa hàng bán xúc xích ở St. Petersburg, rồi lập nhà hàng cùng công ty phục vụ ăn uống mang tên Concord. Nhà hàng của Prigozhin đã thu hút nhiều người nổi tiếng ở thành phố, trong đó có phó thị trưởng Vladimir Putin, một "khách quen" tại đây.

Quan hệ giữa hai người dần trở nên thân thiết, đến mức sau khi ông Putin trở thành Tổng thống Nga, Prigozhin được thuê cung cấp trọn gói dịch vụ nấu ăn, phục vụ bàn cho những sự kiện cấp cao của Điện Kremlin.

Nhà hàng của Prigozhin từng là nơi được ông Putin chọn để dùng bữa tối cùng tổng thống Pháp Jacques Chirac vào năm 2001, cũng như tiếp đón nhiều lãnh đạo thế giới khác. Đây là lý do Prigozhin được truyền thông phương Tây gọi bằng biệt danh "Đầu bếp của Putin" và trở thành người thân cận với Tổng thống Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin dùng bữa tối tại nhà hàng New Haven của Prigozhin ở St. Petersburg vào đầu thập niên 2000. Ảnh: Kremlin

Tổng thống Nga Vladimir Putin dùng bữa tối tại nhà hàng New Haven của Prigozhin ở St. Petersburg vào đầu thập niên 2000. Ảnh: Kremlin

Cũng nhờ sự gần gũi với Tổng thống Putin, ông Prigozhin có thể nhận được những hợp đồng lớn, cung cấp thực phẩm cho văn phòng chính phủ, quân đội và cả căng tin trường học. Chỉ riêng hợp đồng cung cấp thực phẩm giữa Concord cho các trường học Nga đã có giá trị tới 2 tỷ USD, theo Kompas.

Năm 2014, khi phong trào biểu tình Maidan trỗi dậy ở Ukraine và quan hệ giữa Moskva với Kiev trở nên căng thẳng, Prigozhin bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực an ninh. Ông kết nối với Dmitry Utkin, một cựu trung tá đặc nhiệm Nga, thành lập một công ty quân sự tư nhân, tuyển mộ các cựu binh ký hợp đồng làm "lính đánh thuê".

Công ty được đặt tên là Wagner, theo mật danh của Utkin, thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau cho Điện Kremlin, đặc biệt là những sứ mệnh nằm ngoài khả năng của các cơ quan an ninh.

Các tay súng Wagner được cho là đã tham gia đảm bảo an ninh cho cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga năm 2014, cũng như hỗ trợ quân sự cho lực lượng ly khai ở vùng Donbass, miền đông Ukraine chiến đấu với quân đội chính phủ của Kiev.

Prigozhin thừa nhận điều này hồi năm ngoái, lập luận rằng ông thành lập Wagner vì chất lượng các tình nguyện viên Nga sang hỗ trợ phe ly khai ở miền đông Ukraine sau năm 2014 không được như kỳ vọng.

Các tổ chức lính đánh thuê bị cấm theo luật Nga, nhưng Wagner vẫn tồn tại và ngày càng mở rộng hoạt động. Kể từ năm 2018, Wagner đã ký nhiều hợp đồng hỗ trợ an ninh và quân sự với chính phủ các nước Cộng hòa Trung Phi và Mali, đồng thời giành được quyền khai thác khoáng sản như dầu, kim cương, đá quý và vàng ở các quốc gia này.

Với khoảng 5.000 tay súng được triển khai đến châu Phi, Wagner được cho là đóng vai trò rất lớn trong duy trì và mở rộng ảnh hưởng chính trị, quân sự, kinh tế của Nga ở châu Phi. Nhiều quốc gia châu Phi làm ăn với Wagner đã từ chối lên án cuộc chiến của Nga ở Ukraine, cũng như không tham gia các lệnh trừng phạt của phương Tây với Moskva.

Tổng thống Putin và người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov trong nhiều năm chỉ nói rằng họ biết về một "doanh nhân" Nga hoạt động ở những nước châu Phi, song không thừa nhận chính thức mối quan hệ. Nhưng đến ngày 24/8, ông Putin xác nhận Prigozhin đã làm ăn ở châu Phi trong các lĩnh vực liên quan đến dầu khí, kim loại quý và đá quý.

Tới mùa hè 2022, thông tin về việc Wagner tham chiến ở Ukraine mới xuất hiện. Trong vòng vài tuần, Prigozhin đã đi thăm nhiều nhà tù Nga để nỗ lực tuyển phạm nhân ký hợp đồng tham chiến. Phát ngôn viên Điện Kremlin nói rằng ông là người "có đóng góp lớn" cho chiến dịch ở Ukraine.

Prigozhin cũng lần đầu tiên thừa nhận mình là người sáng lập Wagner, đồng thời tuyên bố sẽ hỗ trợ quân đội Nga trên chiến trường Ukraine. Tháng 11/2022, Prigozhin khai trương tổng hành dinh của Wagner ở St. Petersburg.

Tuy nhiên, những chỉ trích của ông với Bộ Quốc phòng Nga ngày càng trở nên gay gắt hơn. Ông phàn nàn rằng giới lãnh đạo quân sự Nga từ chối công nhận đóng góp của Wagner cho cuộc chiến. Ông cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov không cung cấp đạn dược cho Wagner khi nhóm đang giao tranh ác liệt ở Bakhmut.

Căng thẳng vẫn leo thang ngay cả khi Nga đã kiểm soát thành phố Bakhmut và Wagner rút quân về hậu cứ để củng cố lực lượng. Khi Bộ Quốc phòng Nga ra chỉ thị yêu cầu các tay súng Wagner ký hợp đồng phục vụ quân đội, Prigozhin đã phản đối gay gắt. Khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, ông thậm chí công khai hoài nghi về mục tiêu chiến dịch Ukraine mà Tổng thống Putin phát động cuối tháng 2/2022.

Ngày 23/6, Prigozhin tuyên bố tiến hành "cuộc hành quân công lý" đến Moskva để yêu cầu Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu và Tổng tham mưu trưởng Gerasimov từ chức. Cuộc nổi loạn được coi là dấu hiệu cho thấy sự tuyệt vọng của Prigozhin, và ông trùm này trong giây phút bốc đồng đã tự đặt mình vào thế đối đầu với Tổng thống Putin.

Tổng thống Putin (phải) và Yevgeny Prigozhin gần St. Petersburg, Nga năm 2010. Ảnh: Kremlin

Tổng thống Putin (phải) và Yevgeny Prigozhin gần St. Petersburg, Nga năm 2010. Ảnh: Kremlin

Trên đường hành quân, lực lượng Wagner đã bắn hạ một số máy bay quân sự và khiến 15 lính Nga thiệt mạng. Cuộc nổi loạn khiến Tổng thống Putin phẫn nộ, gọi đây là "kẻ phản bội", "đâm sau lưng đất nước".

Dù cuộc nổi loạn chấm dứt sau một ngày bằng thỏa thuận rút quân do Tổng thống Belarus làm trung gian, giới quan sát cho rằng nó đã tạo hố sâu không thể hàn gắn giữa Prigozhin và Tổng thống Putin sau ba thập kỷ quen biết.

Những hành động của Prigozhin đã "trực tiếp thách thức Điện Kremlin và Putin, dù trùm Wagner luôn tuyên bố trung thành với Tổng thống", nhà phân tích người Nga Dmitry Kolezev nói.

Điện Kremlin bác bỏ mọi đồn đoán cho rằng họ đã ra lệnh sát hại Prigozhin trong vụ rơi máy bay, đồng thời khẳng định nhóm Wagner đã có những đóng góp to lớn cho chiến dịch ở Ukraine. "Tổng thống Nga từng khẳng định hành động mang chủ nghĩa anh hùng đó của họ sẽ không bao giờ bị lãng quên", phát ngôn viên Peskov nói.

Thanh Tâm (Theo BBC, Kompas, Washington Post)

Adblock test (Why?)